Đề tài Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập giá dự thầu tại công ty đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu Việt Nam (bộ xây dựng)

Với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng và đầu tư phát triển dự án , trong những năm qua Công ty Constrexim đã tham gia đấu thầu và trúng thầu nhiều công trình xây lắp trên khắp mọi miền đất nước, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty phát triển và ngày càng mở rộng, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên, góp phần tăng lợi nhuận, tăng uy tín cho Công ty. Đấu thầu là hình thức không thể thiếu khi các công ty muốn tham gia nhận thầu các công trình xây dựng, để thắng thầu các nhà thầu phải đáp ứng đầy đủ tất cả các yêu cầu của chủ đầu tư thể hiện trong hồ sơ mời thầu. Một trong các tiêu chuẩn quan trọng để xét trúng thầu đó là giá dự thầu, nhà thầu nào có giá dự thầu thấp thì khả năng trúng thầu cao. Kết quả đấu thầu này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty. Do đó công tác tổ chức triển khai thực hiện đấu thầu được coi là một trong số những công tác rất quan trọng của Công ty, trong đó giá dự thầu được coi là một trong số những chiến lược tranh thầu của Công ty. Vì thực tế theo quy chế đấu thầu, sau khi đánh giá về kỹ thuật, các nhà thầu phải đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật ( tối thiểu 70%) tổng số điểm về mặt kỹ thuật) mới được tiếp tục mở hồ sơ đề xuất tài chính để chấm điểm về giá, đây là giai đoạn quyết định xem nhà thầu nào sẽ trúng thầu. Do vậy giá dự thầu không phải là yếu tố tiên quyết nhưng lại là yếu tố có ảnh hưởng chủ yếu tới khả năng trúng thầu của Công ty. Ý thức được tầm quan trọng đó, công tác làm thầu nói chung và lập giá dự thầu nói riêng của Công ty được thực hiện một cách rất sát sao và kỹ lưỡng, số hợp đồng xây lắp có được thông qua đấu thầu ngày càng tăng.

doc64 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1327 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập giá dự thầu tại công ty đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu Việt Nam (bộ xây dựng), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Tổng quan về việc tham gia đấu thầu của Công ty Những năm qua thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, ngành Xây dựng đã có những bước phát triển không ngừng về mọi mặt, hoạt động xây dựng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng và hạ tầng kỹ thuật phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Góp một phần vào sự nghiệp ấy, Công ty Constrexim đã và đang tiến hành các hoạt động sản xuất trên phạm vi toàn quốc, bước đầu vươn ra một số nước trong khu vực và trên thế giới. Công ty đã khẳng định mình bằng các dấu ấn của các công trình, Công ty đã tham gia đấu thầu và trúng thầu nhiều công trình trọng điểm của nhà nước như: Nhà máy thuỷ điện Hàm Thuận, Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại II, Nhà máy điện Phú Mỹ II, Dự án thoát nước Thành phố Hà Nội…, các công trình đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật cao như: Trụ sở làm việc Tổng Công ty Dệt may Việt Nam, Trung tâm thể thao quận Hai Bà Trưng… và một số công trình ở nước ngoài: Tuyến đường cao tốc tại Cộng Hoà Palau, các toà nhà, biệt thự ở Đubai, Cô oét… Trên thực tế hiện nay, cơ sở hạ tầng của nước ta còn nhiều hạn chế, mặt khác, trước đòi hỏi của công cuộc CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với quá trình kiến thiết đất nước, khi mà chưa bao giờ các vấn đề như xây dựng cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư, khu công nghiệp, tiểu khu công nghiệp, khu đô thị mới, nhà ở… lại được quan tâm nhiều như hiện nay. Nhu cầu xây dựng đang là rất lớn, trong đó một bộ phận lớn các công trình là sử dụng nguồn vốn nhà nước và tất yếu phải được thực hiện bằng phương thức đấu thầu trừ một số dự án có tính chất thử nghiệm, dự án cấp bách do thiên tai, bí mật quốc gia. Đây là cơ hội để Công ty tham gia đấu thầu các công trình có quy mô lớn tuy mức độ cạnh tranh ngày càng tăng, vì vậy trong những năm qua Công ty không ngừng đổi mới, đầu tư trang thiết bị kỹ thuật, nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên để tham gia đấu thầu. Với 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng và 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư phát triển dự án, Công ty Constrexim đã hoàn toàn đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng trong công tác: tư vấn, thiết kế thi công các công trình xây dựng, kiểm tra chất lượng, giám sát kỹ thuật, phát triển đầu tư…Với tinh thần chủ động sáng tạo, nỗ lực và kiên trì trong công tác đổi mới, sự dịch chuyển cơ cấu kinh doanh một cách hợp lý và sự thành công trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, Constrexim đã vươn lên trở thành một trong những Công ty vững mạnh và uy tín của ngành xây dựng Việt Nam. Sau đây là một số dự án và hợp đồng xây lắp điển hình mà Công ty đã và đang thực hiện: Bảng 6: Một số dự án đầu tư điển hình Constrexim đã và đang thực hiện TT Tên dự án Quy mô Giá trị (Triệu VNĐ) Địa điểm 1 Dự án khu nhà ở Ngọc Khánh 1720m2 10.000 Ba Đình Hà Nội 2 Dự án xây dựng khu nhà ở và làm việc C7-Thanh Xuân 5000 m2 25.000 Thanh Xuân Hà Nội 3 Dự án xây dựng thí điểm nhà ở cao tầng B4 – tập thể Kim Liên 21.251m2 91.000 Đống Đa Hà Nội 4 Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới Yên Hoà 4 ha 288.000 Cầu Giấy Hà Nội 5 Dự án xây dựng khu nhà ở 173 Xuân Thuỷ 10.000m2 20.000 Cầu Giấy Hà Nội 6 Dự án hợp tác đầu tư xây dựng Khu công nghiệp Dệt may Phố Nối B 25,5 ha 22.000 Phố Nối Hưng Yên 7 Dự án hợp tác đầu tư Khu công nghiệp Dĩ An- Bình An - Bình Dương 40 ha 100.000 Dĩ An-Bình An Bình Dương 8 Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gạch lát TERRAZZO 250.000m2/n 15.000 Thuỷ Xuân Tiên Hà Tây 9 Dự án liên doanh đầu tư sản xuất gạch lát CONSTREXIM-COSNICO 50.000m2/năm 20.000 Hoà Thành Tây Ninh 10 Dự án liên doanh đầu tư nhà máy nghiền xi măng Bửu Long 100.000 tấn/n 50.000 Vĩnh Cửu Đồng Nai Bảng 7: Các hợp đồng xây lắp của Công ty được hoàn thành năm 2002 STT Tên hợp đồng Tên cơ quan Ký kết Giá trị hợp đồng (Đơn vị: VND) Địa điểm 1 Nhà máy giầy xuất khẩu Sao Vàng Công ty TNHH Sao vàng Hải Phòng 29.330.000.000 Hải Phòng 2 Hạ tầng cụm công nghiệp may Phố Nối Tổng Công ty Dệt may Việt Nam 21.603.000.000 Hưng Yên 3 Trung tâm triển lãm KTKT và xúc tiến TM tỉnh Sơn La Công ty Thương nghiệp tỉnh Sơn La 18. 820.000.000 Sơn La 4 Trung tâm TDTT Quận Hai Bà Trưng Ban quản lý dự án Quận Hai Bà Trưng 15.950.000.000 Hà Nội 5 Nhà ở phục vụ di dân GPMB (nhà E, G, H) Ban quản lý dự án Quận Hai Bà Trưng 19.517.493.000 Hà Nội 6 Bênhi viện đa khoa Thanh Trì Ban quản lý dự án Huyện Thanh Trì 6.020.000.000 Thanh Trì 7 Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận Sở y tế tỉnh Bình Thụân 6.493.387.000 Bình Thuận 8 Trạm cấp nước Gia Lâm Ban quản lý dự án huyện Gia Lâm 3.000.000.000 Gia Lâm 9 Khu xử lý nước nhà máy Xi măng Hải Phòng (mới) Ban quản lý nhà mắy xi măng HP(mới) 4.855.095.272 Hải Phòng 10 Đường ra Đầm Môn - Khánh Hoà Sở du lịch tỉnh Khánh Hoà 11.529.960.000 Khánh Hoà 11 Hệ thống cấp nước Tam Điệp - Nho Quan Công ty cấp nước Ninh Bình 25.675.000.000 Ninh Bình 12 Đường tỉnh lộ 315 Phú Thọ Ban quản lý dự án giao thông Phú Thọ 2.840.000.000 Phú Thọ 13 Nhà D&E khách sạn Hoàng Gia Công ty liên doanh quốc tế Hoàng Gia 3.911.800.000 Quảng ninh 14 Nhà văn hoá tỉnh Ba Chẽ – Quảng Ninh Ban quản lý dự án huyện Ba Chẽ- Quảng Ninh 3.755.000.000 Quảng ninh 2. Phân tích thực trạng công tác lập giá dự thầu của Công ty 2.1. Một số đặc điểm chung về định giá sản phẩm xây dựng - Giá của sản phẩm xây dựng có tính cá bịêt cao vì các công trình phụ thuộc nhiều vào địa điểm xây dựng, điều kiện địa chất vào loại hình công trình xây dựng, và vào các yêu cầu sử dụng khác nhau của chủ đầu tư, do đó giá xây dựng không thể định trước hàng loạt cho các công trình. - Trong xây dựng không thể định giá trước cho hàng loạt công trình nhưng có thể dự tính giá cho một công trình cụ thể thông qua các số liệu khảo sát, thiết kế. Việc dự tính như vậy gọi là dự toán xây lắp. Dự toán này được lập trên cơ sở tập hợp của từng công việc theo thiết kế, từng hạng mục công trình, dự toán xây lắp thường được sử dụng để khống chế và quản lý chi phí đầu tư xây dựng. - Với một thiết kế hoàn chỉnh và những tiêu chuẩn cụ thể, rõ ràng của bên mời thầu, mỗi doanh nghiệp xây lắp đều có thể xây dựng công trình trong khả năng thực hiện của đơn vị đó, tuy nhiên trong đấu thầu ( hạn chế hay rộng rãi) giá xây dựng do đơn vị xây lắp lập chỉ có thể coi là giá xây dựng công trình nếu đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu và có giá đánh giá thấp nhất. - Quá trình hình thành giá xây dựng thường kéo dài kể từ khi đấu thầu đến khi kết thúc xây dựng và bàn giao trải qua các điều chỉnh và đàm phán trung gian giữa chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng. Giá xây dựng một công trình nào đó đã được hình thành trước khi sản phẩm thực tế ra đời. - Do đặc điểm sản xuất kinh doanh xây dựng là sản xuất đơn chiếc theo đơn đặt hàng thông qua đấu thầu là chủ yếu, tức là người bán, người mua dã được định rõ, nhà thầu xây dựng không thể bán sản phẩm xây dựng nhận thầu ấy cho người khác. Do đó, giá nhận thầu phải bao gồm các chi phí và phải thêm cả thuế và lãi, vì khi sản xuất kinh doanh các sản phẩm khác, một người bán có thể có nhiều người mua, không thể đặt trước mức lãi như trong sản xuất kinh doanh xây dựng mà lãi là do lấy doanh thu trừ đi chi phí. - Việc mua bán sản phẩm xây dựng không phải là một hành vi trao đổi hàng hoá đơn thuần mà là một quá trình thông qua đấu thầu xây lắp, trong đó giá dự thầu là một chỉ tiêu quan trọng quyết định đến việc thắng thầu của nhà thầu xây dựng. Như vậy có thể thấy giá xây dựng một công trình nào đó sẽ được hình thành trước khi sản phẩm thực tế ra đời và qua đấu thầu nó trở nên khách quan, không phụ thuộc ý muốn chủ quan của bên mời thầu hay nhà thầu. Chính vì tính khách quan nên khi lập giá dự thầu nhà thầu phải tính toán đầy đủ các nội dung công việc, nghiên cứu lựa chọn các giải pháp kỹ thuật, cân nhắc mức lợi nhuận hợp lý để có được mức giá dự thầu hợp lý. 2.2. Phương pháp chung trong việc lập giá dự thầu tại Công ty Giá dự thầu: là giá do nhà thầu ghi trong hồ sơ dự thầu sau khi đã trừ phần giảm giá (nếu có), giá này do các nhà thầu tham gia tranh thầu tự lập ra để tranh thầu. 2.2.1. Căn cứ để lập giá dự thầu - Hướng dẫn của hồ sơ mời thầu: bao gồm các nội dung về hành chính pháp lý và về kỹ thuật ( biện pháp thi công, tiến độ thực hiện hợp đồng, nguồn cung ứng vật tư, vật liệu, tiêu chuẩn kỹ thuật của vật tư, vật liệu…) + Biện pháp thi công: với mỗi phương pháp thi công khác nhau thì chi phí trực tiếp là khác nhau. Doanh nghiệp cần lựa chọn một phương pháp thi công (phương án công nghệ và trình tự tổ chức thi công) hợp ý nhất dựa trên hồ sơ thiết kế và các yêu cầu về kỹ thuật của hồ sơ mời thầu, để có thể tiết kiệm chi phí, làm giảm giá dự thầu. Tuy nhiên, phương pháp thi công này phải phù hợp với kinh nghiệm, năng lực, trình độ lao động của nhà thầu và đảm bảo đáp ứng tốt yêu cầu của chủ đầu tư. + Tiến độ thực hiện hợp đồng: thường thì rút ngắn tiến độ thi công sẽ giảm được chi phí chung, đặc biệt là chi phí quản lý tại hiện trường ( chi phí kho bãi, dự trữ, lán trại…). Tuy nhiên nếu rút ngắn quá mức cho phép có thể làm tăng chi phí trực tiếp dẫn đến tăng giá dự thầu. Do vậy, Công ty cần xác định được một tiến độ thi công phù hợp để vừa rút ngắn được tiến độ lại vừa giảm được giá dự thầu đồng thời đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư. + Trong trường hợp chủ đầu tư có các yêu cầu cụ thể về nguồn cung ứng nguyên vật liệu, tiêu chuẩn kỹ thuật vật liệu thì Công ty phải dựa trên những yêu cầu này để lập giá dự thầu. Nhưng trường hợp không có các yêu cầu đó thì bằng uy tín và những mối quan hệ của mình, Công ty có thể khai thác được những nguồn cung ứng vật liệu giá thấp hơn giá thị trường như mua từ các nhà cung cấp truyền thống của doanh nghiệp hoặc từ các Công ty thành viên. Tuy nhiên, trong bất kể trường hợp nào thì giá vật liệu tính trong đơn giá dự thầu được tính theo giá cả thị trường ở nơi có công trình xây dựng tại thời điểm lập giá ( báo giá vật liệu do Sở Tài chính vật giá địa phương đó cung cấp). Nếu Công ty khai thác tốt nguồn cung ứng thì giá thực tế vật tư, vật liệu mà Công ty mua được sẽ thấp hơn giá thị trường (ghi trong bảng báo giá), vì vậy một phần lợi nhuận sẽ có được từ chênh lệch giá vật tư, vật liệu, từ đó có thể hạ thấp mức lãi dự kiến của nhà thầu, giảm giá dự thầu. - Tiên lượng kèm theo hồ sơ mời thầu: khối lượng công việc do chủ đầu tư tính toán trước. - Căn cứ vào quy định chung về định mức dự toán xây dựng cơ bản và đơn giá xây dựng cơ bản của địa phương nơi có công trình xây dựng. - Tham khảo các tiêu chí xét thầu của bên mời thầu - Căn cứ vào môi trường đấu thầu. - Căn cứ vào ý đồ chiến lược tranh thầu của Công ty 2.2.2. Phương pháp lập giá dự thầu a) Yêu cầu Lập giá dự thầu là một công việc phức tạp, đòi hỏi nhà thầu phải đưa ra một mức giá hợp lý, đảm bảo mức giá này không quá cao hoặc quá thấp so với giá gói thầu mà chủ đầu tư đưa ra khi mở thầu, vì với mức giá cao nhà thầu có thể sẽ bị đánh trượt còn với mức giá quá thấp sẽ không đảm bảo mức lãi dự kiến của nhà thầu. Do vậy công việc lập giá dự thầu đòi hỏi sự nghiêm ngặt, kỹ lưỡng, chính xác và hết sức tinh tế của cán bộ lập giá dự thầu. Nếu chưa tính đến các tiêu chuẩn khác, nhà thầu nào có giá dự thầu thấp hợp lý thì nhà thầu đó có khả năng cạnh tranh cao và khả năng trúng thầu cao. (Xác xuất trúng thầu) (Mức giá dự thầu) Muốn vậy công tác lập giá dự thầu cần quán triệt một số yêu cầu sau: Tuân thủ các hướng dẫn của hồ sơ mời thầu Phản ánh trung thực phương án công nghệ và phương án tổ chức thi công đã lựa chọn Đảm bảo khả năng cạnh tranh cao nhất b) Phương pháp Phương pháp chung: Trước hết xác định giá cho một đơn vị tính (đơn giá dự thầu) của từng loại công việc xây lắp; sau đó tổng hợp chi phí cho từng hạng mục, rồi cho cả công trình xây dựng theo các quy định hiện hành b1. Xác định đơn giá dự thầu Các thành phần chi phí tạo thành đơn giá dự thầu: j. Chi phí trực tiếp - Chi phí nguyên vật liệu: căn cứ vào số lượng từng loại vật liệu đủ quy cách phẩm chất tính cho một đơn vị tính: bao gồm chi phí vật liệu cấu thành sản phẩm và vật liệu hao hụt khâu thi công ( vật liệu chính, vật liệu phụ và vật liệu luân chuyển); Căn cứ vào bảng giá các loại vật liệu bán trên thị trường, giá cước vận tải và các quy định hiện hành về tính giá vật liệu đến chân công trình. VL = + CLvi VL: chi phí vật liệu Qi : khối lượng vật liệu theo định mức trong công tác xây lắp thứ i Dvi : Đơn giá vật liệu công tác xây lắp thứ i CLi : chênh lệch chi phí vật liệu ( nếu có) - Chi phí nhân công: dược tính cho nhân công trực tiếp làm công tác xây lắp, căn cứ vào cấp bậc thợ, nhóm mức lương, lương cơ bản và các khoản phụ cấp. nc = Dni = dni x (1+ F1/ h1i+ F2/ h2i) x Knc Qi: số công theo định mức bậc thợ i Dni: đơn giá ngày công của bậc thợ i dni : đơn giá ngày lương bậc thợ i F1: các khoản phụ cấp lương (nếu có) tính theo tiền lương tối thiểu mà chưa được tính hoặc chưa đử trong đơn giá xây dựng hiện hành F2: các khoản phụ cấp lương (nếu có ) tính theo tiền lưong cấp bậc mà chưa được tính hoặc chưa tính đủ trong đơn giá xây dựng hiện hành h1n: hệ sốtiền công nhóm n trong đơn giá so với tiền lương tối thiểu h2n : hệ số tiền công nhóm n trong đơn giá so với tiền lương cấp bậc Knc : hệ số điều chỉnh chi phí nhân công theo quy định hiện hành Bảng 8: Các trị số của h1i và h2i Nhóm mức lương I II III IV h1i 2,342 2,493 2,638 2,795 h2i 1,377 1,370 1,363 1,357 Nhóm I: Mộc, nề, sắt Lắp ghép cấu kiện, thí nghiệm hiện trường Sơn vôi và cắt lắp kính Bê tông Duy tu, bảo dưỡng đường băng sân bay Sửa chữa cơ khí tại hiện trường Công việc sửa chữa tại hiện trường Công việc thủ công khác. Nhóm II: Vận hành các loại máy xây dựng Khảo sát, đo đạc xây dựng Lắp đặt máy móc, thiết bị, đường ống Bảo dưỡng máy thi công Xây dựng đường giao thông Lắp đặt tua bin có công suất < 15MW Duy tu, bảo dưỡng đường bộ, đường sắt. Nhóm III: Xây lắp đường dây điện cao thế Xây lắp thiết bị, trạm biến áp Xây lắp cầu Xây lắp công trình thuỷ Xây dựng đường băng sân bay Công nhân địa vật lý Lắp đặt tua bin có công suất ≥ 25MW. - Chi phí máy xây dựng: M = Dmi = di xKm Qi: số ca máy theo định mức loại máy thứ i di: đơn giá ca máy loại máy i (chưa điều chỉnh) Dmi: đơn giá ca máy của loại máy thứ i (đã điều chỉnh) Km : hệ số điều chỉnh chi phí máy Vậy chi phí trực tiếp là: T = VL + NC + M k. Chi phí chung Chi phí chung là chi phí không thể tính trực tiếp cho từng công tác xây lắp nhưng nó đảm bảo cho việc thi công toàn bộ công trình, gồm chi phí quản lý tại công trường(C1) và chi phí quản lý doanh nghiệp(C2). - Chi phí quản lý tại công trường: có ý nghĩa như chi phí quản lý phân xưởng trong công nghiệp, được tính trực tiếp cho từng hạng mục xây dựng, bao gồm: + Chi phí thuê nhà, đất làm văn phòng công trường Chi phí văn phòng, lán trại, thông tin liên lạc Tiền lương cho nhân viên quản lý thi công Lương, phụ cấp trong những ngày không trực tiếp sản xuất Tiền đền bù cho điều kiện làm việc, sống và đi lại khó khăn ….. - Chi phí quản lý doanh nghiệp: là những khoản chi phí có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của cả doanh nghiệp mà không thể tách riêng được cho bất kỳ một hoạt động nào. Trong xây dựng, chi phí này được phân bổ cho từng hạng mục công trình, có thể hiểu là phần chi phí mà từng công trình phải gánh chịu để đảm bảo sự quản lý, điều hành của bộ máy quản lý doanh nghiệp, bao gồm: Chi phí nhà xưởng, đất làm trụ sở doanh nghiệp Chi phí văn phòng (thiết bị, sửa chữa, khấu hao TSCĐ văn phòng) Lương, phụ cấp cán bộ quản lý doanh nghiệp Chi phí nghiên cứu phát triển Trợ cấp thôi việc, ốm đau, hưu trí Thưởng, phúc lợi Chi phí cho hoạt động xã hội…. Chi phí chung trong giá dự thầu được xác định trên cơ sở điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp, thường thì chi phí này được lấy theo tỉ lệ % so với chi phí nhân công và tuỳ thuộc vào từng loại công trình. C = NC x Kc C: chi phic chung (C = C1+ C2) NC: chi phí nhân công Kc: tỉ lệ chi phí chung so với chi phí nhân công l. Lãi dự kiến của nhà thầu ( L) Sản phẩm xây dựng là một loại hàng hoá có những đặc trưng riêng trong sản xuất cũng như trong việc mua bán trên thị trường. Nếu theo hình thức đấu thầu nghĩa là nhà thầu nhận bán công trình xây dựng theo đơn đặt hàng ( theo thiết kế và hợp đồng xây dựng) cho chủ đầu tư. Công trình xây dựng này làm theo yêu cầu của chủ đầu tư do đó nếu chủ đầu tư không mua thì không thể bán cho người khác được, chính vì thế mà phải đưa trước mức lãi vào giấ bán. Cách bán hàng theo theo hình thức đấu thầu xây dựng, người bán gặp ít rủi ro hơn so với sản xuất kinh doanh các hàng hoá khác mà hầu như cầm chắc là có lãi nhưng đổi lại các nhà thầu phải cạnh tranh với nhau một cách rất khốc liệt, sự cạnh tranh giữa những người bán bao giờ cũng kéo giá bán xuống, cho nên ngoài việc tiết kiệm các chi phí thì mức lãi trước thuế cũng không thể đặt ra quá cao (thường tính bằng tỉ lệ % so với giá thành xây lắp) . Mức lãi tối thiểu ít ra cũng phải bù đắp được tỉ lệ lạm phát và trượt giá của thị trường các yếu tố đầu vào. Trong sản xuất kinh doanh đôi khi cũng phải chịu lỗ nhưng giá bán phải bù đắp được các chi phí cơ bản ( giá thành phân xưởng), tức là: Gbán ≥ ( VL + NC + M + C1) Trường hợp xảy ra dấu “=” thì chi phí quản lý doanh nghiệp không được bù đắp nhưng Công ty còn nhiều công trình khác, dịch vụ kinh doanh khác có lãi đảm bảo cho doanh nghiệp vẫn có thể tồn tại và phát triển và tuy bị lỗ nhưng vẫn có lợi cho doanh nghiệp là đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động, khai thác được máy móc thiết bị và duy trì lực lượng để chờ cơ hội mới. Mức lãi dự kiến của nhà thầu được tính bằng tỉ lệ % so với giá thành xây lắp công trình ( KL ) L = ( T + C) x KL m. Đơn giá dự thầu trước thuế G1= T + C + L n. Thuế giá trị gia tăng (VAT) Với mọi loại công trình xây lắp, thuế VAT được tính như sau: VAT = 5% x G1 Từ tháng 1/2004 mức thuế VAT được điều chỉnh từ 5% lên 10% theo quy định của nhà nước. o. Đơn giá dự thầu sau thuế G2 = G1 + VAT Bảng 9: Biểu mẫu xác định đơn giá dự thầu cho từng công việc ( Bảng phân tích đơn giá dự thầu) Stt Tên công việc đơn vị Khối lượng đơn giá Thành tiền 1 Công việc 1 a. Vật liệu b. Nhân công c. Máy d. Chi phí chung (58%xNC) e. Cộng (a+b+c+d) f. Thu nhập chịu thuế tính trước(ex5,5%) g. Cộng đơn giá dự thầu trước thuế(G1) h. thuế GTGT(VAT=G1x5%) i. Đơn giá dự thầu sau thuế (G2=G1+VAT) 2 Công việc 2 a. Vật liệu b. Nhân công c. Máy d. Chi phí chung (58%xNC) e. Cộng (a+b+c+d) f. Thu nhập chịu thuế tính trước(ex5,5%) g. Cộng đơn giá dự thầu trước thuế(G1) h. thuế GTGT(VAT=G1x5%) i. Đơn giá dự thầu sau thuế (G2=G1+VAT) … …………………………………… … …………………………………… n Công việc n a. Vật liệu b. Nhân công c. Máy d. Chi phí chung (58%xNC) e. Cộng (a+b+c+d) f. Thu nhập chịu thuế tính trước(ex5,5%) g. Cộng đơn giá dự thầu trước thuế(G1) h. thuế GTGT(VAT=G1x5%) i. Đơn giá dự thầu sau thuế (G2=G1+VAT) b2. Xác định giá dự thầu cho hạng mục công trình Giá dự thầu hạng mục công trình tính theo công thức sau G HMi = = Qi: khối lượng công tác xây lắp i do bên mời thầu cung cấp trên cơ sở tiên lượng được bóc ra từ các bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc bản vẽ thi công. ĐGi: Đơn giá dự thầu công việc xây lắp thứ i do nhà thầu tự lập ra theo hướng dẫn chung về lập giá dự thầu trên cơ sở điều kiện cụ thể của mình và giá cả thị trường theo mặt bằng giá được xác định trong hồ sơ dự thầu. n: Số công việc xây lắp trong hạng mục công trình. b3. Tổng hợp giá dự thầu công trình Sau khi đã tính được giá dự thầu cho từng hạng mục, ta tổng hợp giá dự thầu của toàn công trình theo công thức: GCT = Bảng 10: Biểu mẫu tổng hợp giá dự thầu toàn bộ công trình Tt Hạng mục Giá dự thầu ( sau thuế) Ghi chú 1 Hạng mục1 2 Hạng mục 2 3 Hạng mục 3 ... ………….. … ………….. … ………….. n Hạng mục n Tổng Quy tròn Sơ đồ phương pháp lập giá dự thầu Giá dự thầu công trình Giá DT hạng mục A Giá DT hạng mục B Giá DT hạng mục C Công việc A1 Công việc A2 Công việc A3 Đơn giá Công việc A2 VL KL định mức VL thứ 1 x Đơn giá VL 1 KL định mức VL thứ 2 x Đơn giá VL 2 KL định mức VL thứ i x Đơn giá VL i NC Số công theo ĐM bậc thợ 1 x ĐG công bậc thợ 1 Số công theo ĐM bậc thợ 2xĐG công bậc thợ 2 Số công theo ĐM bậc thợ i x ĐG công bậc thợ i M Số ca máy ĐM loại máy 1x ĐG ca máy 1 Số ca máy ĐM loại máy 2x ĐG ca máy 2 Số ca máy ĐM loại máy i x ĐG ca máy i C NC x Kc L (T+C) x KL Đơn giá dự thầu trước thuế G1=T+C+L VAT ( % theo quy định so với G1) Đơn giá dự thầu sau thuế G2=G1+VAT 2.3. Đánh giá tổng quát về thực trạng lập giá dự thầu của Công ty và ảnh hưởng của công tác này tới khả năng trúng thầu Những vấn đề nghiên cứu ở phần 2.2.2 là phương pháp chung nhất trong công tác lập giá dự thầu mà Công ty Constrexim đã áp dụng, song để có cái nhìn tổng quát và cụ thể hơn về tình hình thực hiện công tác này thì cần phải đi sâu vào nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình hình tổ chức lập giá dự thầu của Công ty với một gói thầu cụ thể, trên cơ sở đó xem xét xem nó ảnh hưởng như thế nào tới khả năng trúng thầu của Công ty. Sau đây là công tác lập giá dự thầu của Công ty tại gói thầu “Trụ sở làm việc huyện uỷ + khối dân huyện Phục Hoà tỉnh Cao Bằng”, được lập ngày 01-12-2003 2.3.1. Khái quát về gói thầu Tên công trình : Trụ sở làm việc huyện uỷ + khối dân huyện Phục Hoà Chủ đầu tư : Ban quản lý dự án UBNN huyện Phục Hoà, tỉnh Cao Bằng Địa điểm xây dựng: Huyện Phục Hoà, tỉnh Cao Bằng Gói thầu “Trụ sở làm việc huyện uỷ + khối dân huyện Phụng Hoà” bao gồm các hạng mục: Trụ sở làm việc (phần móng, phần thân, điện,cấp thoát nước, chống sét); San nền; Bể nước 40m3. * Đánh giá chung về môi trường đấu thầu Tham gia đấu thầu gói thầu này gồm các nhà thầu như sau: - Công ty Đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu Việt Nam - Bộ Xây Dựng - Công ty 695 - Bộ Quốc phòng - Công ty 6 - Tổng Công ty Phát triển nhà Hà Nội - Coma 3 - Công ty Cơ khí Xây dựng Hà Nội - Công ty TNHH Thái Phin Như vậy có 5 nhà thầu tham gia đấu thầu gói thầu này, trong đó có 4 Công ty nhà nước được sự hỗ trợ tốt về nguồn tài chính, các Công ty này nhìn chung đều có uy tín, kinh nghiệm, năng lực trong công tác xây lắp, có khả năng thực hiện công trình. * Đánh giá công trình về mặt kỹ thuật Đây là một công trình dân dụng có khối lượng thi công vừa phải, yêu cầu về kỹ thuật, thẩm mỹ không quá cao, do vậy với năng lực của mình thì các nhà thầu trên cơ bản sẽ đáp ứng tốt. * Đánh giá về địa điểm thi công Thuận lợi - Mặt băng thi công rộng, dễ hỗ trợ triển khai nhiều công việc kết hợp đồng thời, việc tập kết vật tư vật liệu, công tác phục vụ thi công huận lợi, tiết kiệm thời gian, đẩy nhanh tiến độ. - Nguyên vật liệu sử dụng cho công trình hầu hết là sẵn có trong nước, không phải nhập khẩu. - Tính chất công việc đơn giản, thuận lợi cho việc bố trí dây chuyền sản xuất, tăng năng suất lao động Khó khăn - Công trình nằm ở vùng núi biên giới, việc vận chuyển, tập kết vật tư vật liệu, thiết bị xe máy thi công là rất khó khăn, dẫn tới tăng chi phí xây dựng, tăng giá dự thầu. - Địa hình đồi núi nên việc san lấp mặt bằng là tương đối khó khăn, phải làm đường thi công. - Công trình nằm xa nguồn nước phục vụ thi công, đòi hỏi phải có biện pháp đưa nguồn nước tới chân công trình, phát sinh chi phí làm tăng giá dự thầu. Tóm lại với gói thầu “Trụ sở làm việc huyện uỷ + khối dân huyện Phục Hoà tỉnh Cao Bằng”, trừ Công ty TNHH Thái Phin, 4 Công ty còn lại nhìn chung đều có khả năng đáp ứng tốt yêu cầu về mặt kỹ thuật và tiến độ thi công, vì vậy khả năng cạnh tranh về mặt kỹ thuật và tiến độ sẽ không găy gắt. Cho nên vấn đề mà các nhà thầu cần quan tâm ở đây là giá bỏ thầu. Công ty TNHH Thái Phin có giá dự thầu thấp nhất nhưng kết quả cuối cùng Constrexim đã trúng gói thầu này với giá dự thầu là 6.396.382.000 đồng. Sở dĩ như vậy là vì trong số các công ty này thì Công ty Constrexim là một công ty nhà nước, có tiềm lực về tài chính, máy móc thiết bị kỹ thuật cũng như về nhân lực, uy tín trong việc thi công các công trình tương tự cộng với giá dự thầu thấp hợp lý. Trong khi đó, Công ty TNHH Thái Phin chưa có nhiều uy tín trong ngành xây dựng, năng lực kỹ thuật công nghệ, tiềm lực tài chính còn nhiều hạn chế, khó có thể đáp ứng được những yêu cầu của chủ đầu tư. Qua gói thầu này cho thấy cùng một công trình, mỗi nhà thầu lại có một mức giá bỏ thầu khác nhau. Có sự khác nhau này là do năng lực của mỗi nhà thầu khác nhau, năng lực về tài chính, kỹ thuật (phương án thi công), khả năng khai thác nguồn cung ứng nguyên vật liệu…. Ví dụ trong gói thầu này, ngoài tiềm lực về tài chính, kỹ thuật, Constrexim có lợi thế hơn các công ty khác: - Đã thi công một số công trình tương tự tại Tỉnh Cao Bằng - Một số cán bộ kỹ thuật của đơn vị đã có thời gian thi công tại khu vực, am hiểu về địa hình, thị trường khu vực, có nhiều cơ sở cung cấp vật liệu quen biết từ trước, một số vật liệu do các Công ty thành viên cung cấp, giảm giá thành vật liệu. - Một số thiết bị của Constrexim đã được bố trí tại khu vực đang thực hiện một công trình khác, có thể hỗ trợ cho việc thi công công trình này, giảm chi phí vận chuyển. 2.3.2. Tính giá dự thầu Căn cứ 4Giá dự thầu được tính toán trên cơ sở các căn cứ pháp lý theo hướng dẫn của hồ sơ mời thầu như sau: - Hồ sơ mời thầu xây lắp công trình: Trụ sở làm việc huyện Phục Hoà tỉnh Cao bằng (Hạng mục: Trụ sở làm việc, San nề, Bể nước 40m3). - Định mức dự toán xây dựng cơ bản theo quyết định số 1242/1998/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng ban hành ngày 25/11/1998. - Đơn giá xây dựng cơ bản tỉnh Cao Bằng ban hành kèm theo quyết định số 344/1999/QĐ-UB của uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành ngày 18/3/1999. - Thông báo giá vật liệu xây dựng số 1398/TBG-TCVG tại Cao Bằng áp dụng tháng 12/2003 của Liên sở Tài chính vật giá - Xây dựng tỉnh Cao Bằng ngày 05/12/2003. - Bảng dự toán ca máy và thiết bị xây dựng ban hành theo quyết định số 1260/1998/ QĐ-BXD ngày 28/11/1998 của Bộ Xây dựng. - Một số công và vật tư không có trong đơn giá và thông báo giá nêu trên hoặc có trong thông báo giá nhưng không đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật của hồ sơ mời thầu thì được tính theo giá cả thị trường tại huyện Phục Hoà tỉnh Cao Bằng tại thời điểm chào thầu. - Thuế VAT = 5% tính theo Nghị định 79/2000/CP ngày 29/12/200 về việc quy định chi tiết luật thuế GTGT. - Thông tư hướng dẫn điều chỉnh dự toán công trình XDCB số 05/2003/TT-BXD ngày 14/3/2003 của Bộ Xây dựng. 4 Giá thành vật liệu, nhân công, ca máy tính đến chân công trình - Giá thành vật liệu tính đến chân công trình: được tính dựa trên thông báo giá vật liệu xây dựng, giá cước vận chuyển của Liên sở Tài chính vật giá - Xây dựng tỉnh Cao Bằng ( Giá thị trường khu vực tại thời điểm lập giá dự thầu) - Đơn giá nhân công, ca máy được tính theo quy định của Bộ Xây dựng Sau đây là bảng giá thành nhân công, ca máy và một số vật liệu điển hình tính đến chân công trình. Nhân công Đơn.vị Giá (đ) Bậc 3/7 Công 32.407 Bậc 2,7/7 Công 31.588 Bậc 3,5/7 Công 33.864 Bậc 3,7/7 Công 34.446 Bậc 4/7 Công 35.321 Bậc 4,5/7 Công 38.966 Bặc 3/7 (nhóm II) Công 34.230 Bậc 4/7 (nhóm II) Công 37.872 Bậc 3,5/7 (nhómII) Công 36.052 Máy Đơn.vị Giá(đ) Máy đào 1 gầu bánh xích 0,65m3 Ca 857.071 Ô tô tự đổ 7 tấn Ca 539.792 Máy ủi 108cv Ca 812.750 Đầm chân cừu + đầu kéo 9 tấn Ca 538.934 Máy trộn beton 250l Ca 116.897 Đầm beton (bàn) 1kw Ca 39.493 Đầm beton (dùi) 1,5 kw Ca 45.481 Máy trộn vữa 80l Ca 54.998 Máy cắt uốn thép 5,0kw Ca 43.313 Máy khoan điện cẩm tay 0,6kw Ca 16.902 Biến thế hàn xoay chiều 23kw Ca 93.907 Máy vận thăng 0,8 tấn Ca 66.170 Máy vận thăng 0,5 tấn ca 66.170 Cần trục bánh hơi 10 tấn Ca 747.379 Máy khoan đứng 4,5 kw Ca 87.831 Máy hàn 14kw Ca 67.622 Sau khi đã có đầy đủ những căn cứ, Nhà thầu tiến hành kiểm tra lại khối lượng đưa ra trong trong hồ sơ mời thầu dựa trên hồ sơ thiết kế mà Nhà thầu nhận được. Mức độ chênh lệch giữa khối lượng do Nhà thầu tính toán và khối lượng do chủ đầu tư cung cấp là không đáng kể. Nhà thầu thực hiện công việc lập giá dự thầu theo tiên lượng mời thầu. Công tác lập giá dự thầu do Phòng Kỹ thuật và Quản lý dự án thực hiện theo trình tự sau: Tính đơn giá dự thầu của từng công việc Gói thầu “Trụ sở làm việc huyện uỷ + khối dân huyện Phục Hoà” gồm 5 hạng mục, mỗi hạng mục gồm nhiều công việc. Đơn giá của mỗi công việc được tính theo biểu mẫu ở bảng 9. Với cách tính như vậy, có được tập hợp đơn giá các công việc (phụ lục 1). Sau đây là cách tính đơn giá dự thầu của một số công việc điển hình. Bảng 11: Phân tích đơn giá dự thầu tên công việc đơn vị Khối lợng giá (đ) thành tiền(đ) (7) Bê tông lót móng đá 4x6 vữa mác 100 chiều rộng móng <=250cm m3 1 a. Vật liệu 264.423 Nước lít 169,125 2,5 423 Xi măng PC30 kg 199,88 694 138.779 Cát vàng ML>2 m3 0,529 99.414 52.580 Đá dăm4x6 m3 0,932 77.965 72.641 b. Nhân công 53.472 Bậc 3/7 công 1,65 32.407 53.472 c. Máy 14.620 Máy trộn beton 250lít ca 0,095 116.897 11.105 Đầm beton (bàn) 1kw ca 0,089 39.493 3.515 d. Chi phí chung (58%xNC) 31.014 e. Cộng a+b+c+d 363.529 f. Thu nhập chịu thuế tính trước(ex5,5%) 19.994 g. Đơn giá dự thầu trớc thuế (G1) 383.523 h.Thuế VAT (G1x5%) 19.176 i. Đơn giá dự thầu sau thuế (G2=G1+ VAT) 402.700 (5) Đào móng cột rộng <=3m sâu<=1m đất cấp 3 m3 a. Vật liệu b. Nhân công 39.165  Bậc 2,7/7 công 1,24 31.588 39.165 c. Máy d. Chi phí chung (58%xNC) 22.718 e. Cộng a+b+c+d 61.887 f. Thu nhập chịu thuế tính trước(ex5,5%) 3.404 g. Đơn giá dự thầu trước thuế (G1) 65.290 h.Thuế VAT (G1x5%) 3.265 i. Đơn giá dự thầu sau thuế (G2=G1+ VAT) 68.555 Ghi chú: Cột “Giá” được lấy từ bảng báo giá vật liệu, nhân công, máy tính đến chân công trình Cột “Khối lượng” là Định mức vật tư, vật liệu theo quy định của nhà nước (tra ở bảng định mức) Tính giá dự thầu từng hạng mục 1/ Hạng mục: san nền Tt SốĐG nội dung công việc Đ.vị K.Lượng Đ.giá thành tiền 1 151 Đào xúc đất phạm vi Ê300m, máy đào Ê0,8m3,ôtôÊ7T, máy ủi Ê110cv,đất C3 m3 15944,01 8.480 135.197.363 2 150 San đầm mắt đất bằng, máy đầm 9T, đất C3 m3 6211,51 2.869 17.822.285 3 3 Vận chuyển tiếp 1000m bằng ôtô tự đổ, cự ly<=4m, ôtô<=7T, đất C3 m3 9732,5 9.567 93.113.569 Tổng đồng 246.133.217 2/ Hạng mục: bể nước Tt Sđg Nội dung công việc đ.vị k.lượng đ.giá Thành tiền 1 100 Đào đất bể nước rộng >3m sâuÊ 2m đất C 3 m3 43,07 56.392 2.428.800 2 134 vận chuyển tiếp 10m đất cấp 3 m3 43,10 1.935 83.399 3 115 Đắp cát đầm chặt đáy bể m3 4,79 140.431 672.662 4 27 Cốp pha gỗ m2 6,00 16.102 96.609 5 24 Cốp pha gỗ dầm giằng m2 5,44 46.988 255.614 6 136 thép tấm đáy bể, giằng, đan bể đk Ê 10mm kg 104,50 8.042 840.344 7 137 thép tấm đáy bể, giằng, đan bể đk >18mm kg 688,30 8.342 5.741.970 8 135 BT tấm đáy bể, giằng, đan đậy bể 200 đá 1x2 m3 8,64 579.324 5.005.360 9 117 Xây bể gạch chỉ VXM50 dàyÊ33cm cao Ê 4m m3 9,93 485.726 4.823.264 10 138 Trát tường bể dày 2cm VXM 50 cao Ê 4m m2 15,36 15.838 243.265 11 139 Láng bể có đánh màu VXM 100 dày 3cm cao Ê 4m m2 22,68 22.603 512.640 Tổng đ 20.703.928 3/ Hạng mục: móng nhà làm việc Tt Sđg Nội dung công việc đ.v k.lượng đ.giá Thành tiền Phần móng 1 4 Đào móng băng rộng Ê 3m sâuÊ 2m đất C3 m3 1.314,78 72.425 95.222.826 2 5 Đào móng băng rộng Ê 3m sâuC 1m đất C3 m3 7,62 68.555 522.388 3 6 Lấp đất móng+đắp đât nền bằng thủ công,đC3 m3 910,99 38.033 34.620.425 4 3 Vận chuyển đất bằng ôtô tự đợc ly Ê4km, ôtô< 7T, đất C3 m3 419,64 9.567 4.014.814 5 7 Bê tông lót móng mác 100 đá 4x6 m3 86,03 402.700 34.644.248 6 8 BT nền mác 100 đá 2x4 m3 84,70 443.773 37.587.579 7 9 Xây chèn móng gạch chỉ 6,5x10,5x22, VTH50, dày Ê 33cm m3 127,29 456.979 58.168.804 8 10 Xây móng gạch chỉ 6,5x10,5x22, VTH50, Dày >33cm m3 3,44 444.230 1.528.151 9 9 Xây móng gạch chỉ 6,5x10,5x22, VđTH50, Dày Ê 33cm m3 19,38 456.979 8.856.245 10 11 Láng vữa chống ẩm VXM 75, dầy 2cm, cao Ê 4m m2 8,58 13.076 112.194 11 16 thép móng đk Ê10mm kg 3.224,10 8.062 25.993.711 12 17 thép móng đk Ê18mm kg 10.237,80 8.319 85.169.322 13 18 thép móng đk >18mm kg 17.083,10 7.975 136.235.183 14 19 Cốp pha gỗ móng m2 872,53 26.009 22.693.766 15 20 Cốp pha gỗ móng cột vuông, chữ nhật m2 4,98 35.795 178.260 16 15 BT móng 200 đá 1x2, R Ê 2,5m m3 479,80 514.842 261.895.025 17 22 Thép giằng móng đk Ê 10mm, cao Ê 4m kg 404,78 8.368 3.387.225 18 23 Thép giằng móng đk Ê 18mm, cao Ê 4m kg 2.882,60 8.516 24.038.133 19 24 Cốp pha giằng móng m2 164,58 46.988 7.733.266 20 21 BT giằng móng 200 đá 1x2 đổ tại chỗ m3 18,02 676.471 12.190.013 21 12 Trát bồn hoa dầy 1,5cm VXM 50, cao Ê 4m m2 159,46 13.908 2.217.835 22 13 ốp bồn hoa gạch men sứ 20x15VXM 75, cao Ê 4m m2 25,99 84.962 2.208.173 23 12 Trát cổ móng dày 1,5 VXM 50, cao Ê 4m m2 124,71 13.908 1.734.518 24 14 Quét vôi cổ móng 1 nước trắng, 2 nước màu, cao Ê 4m m2 124,70 2.618 326.452 Rãnh nước 25 5 Đào móng hố ga, rãnh rộngÊ 3m, sâuÊ1m đC3 m3 58,24 68.555 3.992.636 26 143 BT lót hố ga, rãnh mác 100 đá 2x4, R Ê 2,5 m3 12,50 443.813 5.547.662 27 9 Xây rãnh gạch chỉ 6,5x10,5x22, VXM50, Dày Ê 33cm m3 20,41 456.979 9.326.933 28 12 Trát thành rãnh dày 1,5 cm VXM 50 m2 223,01 13.908 3.101.714 29 25 BT tấm đan mác 200 đá1x2 đúc sẵn m3 8,46 587.717 4.972.087 30 26 cốt thép tấm đan đk Ê 10mm kg 574,33 8.405 4.827.187 31 27 Ván huôn gỗ tấm đan m2 70,37 16.102 1.133.064 32 28 Lắp dựng cấu kiện BTĐS <100kg, thủ công cái 518,00 15.455 8.005.762 33 3 Vận chuyển đất bằng ôtô tự đợc ly Ê4km, ôtô< 7T, đất C3 m3 58,24 9.567 557.198 Tổng đ 902.742.802 4/ Hạng mục: Phần thân, hoàn thiện nhà làm việc (chi tiết xem phụ lục 2) Tt Nội dung công việc Thành tiền 1 Phần thân 2.223.831.217 2 Cầu thang 150.156.416 3 Lanh tô 63.614.019 4 Sảnh 36.859.172 5 Mái 307.634.251 6 Hoàn thiện 1.660.640.231 7 Bể phốt 71.450.474 8 Khu vệ sinh 182.685.925 Tổng 4.696.871.705 5/ Hạng mục: điện chiếu sáng, cấp thoát nước, chống sét nhà làm việc ( chi tiết xem phụ lục 3) tt Nội dung công việc Thành tiền 1 Điện chiếu sáng trong nhà 95.325.763 2 Thoát nước mái 16.193.902 3 Cấp nước 73.152.028 5 Thoát nước 10.612.924 6 Thu lôi 29.373.080 Tổng 224.657.697 Tổng hợp giá dự thầu công trình Gói thầu: Trụ sở làm việc Huyện uỷ + khối dân Huyện Phục Hoà tt Hạng mục Giá dự thầu sau thuế (VNĐ) Ghi chú 1 San nền 246.133.217 2 Bể nước 20.703.928 3 Phần móng nhà làm việc 902.742.802 4 Phần thân, hoàn thiện nhà làm việc 4.696.871.705 5 Phần điện, cấp thoát nước, chống sét nhà làm việc 224.657.697 Tổng 6.091.109.349 Quy tròn 6.091.110.000 Giá dự thầu : 6.091.110.000đồng 2.3.3. Đánh giá chung về việc thực hiện công tác lập giá dự thầu của Công ty Với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng và đầu tư phát triển dự án , trong những năm qua Công ty Constrexim đã tham gia đấu thầu và trúng thầu nhiều công trình xây lắp trên khắp mọi miền đất nước, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty phát triển và ngày càng mở rộng, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên, góp phần tăng lợi nhuận, tăng uy tín cho Công ty. Đấu thầu là hình thức không thể thiếu khi các công ty muốn tham gia nhận thầu các công trình xây dựng, để thắng thầu các nhà thầu phải đáp ứng đầy đủ tất cả các yêu cầu của chủ đầu tư thể hiện trong hồ sơ mời thầu. Một trong các tiêu chuẩn quan trọng để xét trúng thầu đó là giá dự thầu, nhà thầu nào có giá dự thầu thấp thì khả năng trúng thầu cao. Kết quả đấu thầu này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty. Do đó công tác tổ chức triển khai thực hiện đấu thầu được coi là một trong số những công tác rất quan trọng của Công ty, trong đó giá dự thầu được coi là một trong số những chiến lược tranh thầu của Công ty. Vì thực tế theo quy chế đấu thầu, sau khi đánh giá về kỹ thuật, các nhà thầu phải đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật ( tối thiểu 70%) tổng số điểm về mặt kỹ thuật) mới được tiếp tục mở hồ sơ đề xuất tài chính để chấm điểm về giá, đây là giai đoạn quyết định xem nhà thầu nào sẽ trúng thầu. Do vậy giá dự thầu không phải là yếu tố tiên quyết nhưng lại là yếu tố có ảnh hưởng chủ yếu tới khả năng trúng thầu của Công ty. ý thức được tầm quan trọng đó, công tác làm thầu nói chung và lập giá dự thầu nói riêng của Công ty được thực hiện một cách rất sát sao và kỹ lưỡng, số hợp đồng xây lắp có được thông qua đấu thầu ngày càng tăng. Từ thực tế việc lập giá dự thầu cho gói thầu “Trụ sở làm việc Huyện uỷ + khối dân Huyện Phục Hoà” của Công ty Constrexim ở trên cho thấy a/ Những mặt hợp lý Công tác lập giá dự thầu của Công ty được thực hiện bởi đội ngũ cán bộ của Phòng kỹ thuật và quản lý dự án, họ là những người có kinh nghiệm trình độ và am hiểu về chuyên môn,. Cùng với quá trình hoạt động thực tiễn, đội ngũ này càng được nâng cao về trình đô, năng lực trong công tác lập giá dự thầu và luôn nắm bắt được những thay đổi trong hướng dẫn lập giá dự thầu và dự toán xây lắp của Nhà nước ban hành. Có phương pháp tính giá dự thầu rất khoa học, cụ thể, rõ ràng và chi tiết, tương đối phù hợp với xu hướng hiện nay trong kinh doanh xây dựng Phát huy tối đa tiềm lực của bản thân doanh nghiệp trong việc khai thác nguồn cung ứng nguyên vật liệu với giá thấp hơn giá thị trường Cân nhắc được một mức lãi phù hợp ( không quá cao) b/ Hạn chế Do phương pháp tính giá dự thầu của Công ty rất chi tiết và tỉ mỉ nên nếu xảy ra sai sót ở một bước nào đó thì sẽ kéo theo sai sót cho một chuỗi các bước toán sau, dẫn tới lập sai giá dự thầu. Các tính chi phí chung bằng tỉ lệ % so với chi phí nhân công làm hạn chế việc doanh nghiệp áp dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào quá trình thi công. Chưa đề ra được chiến lược bỏ thầu linh hoạt dựa trên nguyên tắc cạnh tranh, công bằng, minh bạch, dẫn đến công tác lập giá dự thầu chưa diễn ra một cách có hệ thống, đôi khi giá bỏ thầu còn quá cao so với các nhà thầu khác. Thường thì mỗi mức giá dự thầu đưa ra gắn với một chiến lược tranh thầu cụ thể, để có mức giá linh hoạt thì cần phải xác định được miền giá dự thầu [Giá sàn của nhà thầu; Giá trần của chủ đầu tư]: - Khi đối thủ cạnh tranh không mạnh, Công ty dẫn đầu về uy tín, công nghệ kỹ thuật đảm bảo được tiến độ, chất lượng công trình cao thì Công ty sẽ đưa ra mức giá dự thầu cao nhất nằm trong miền giá. - Khi đối thủ cạnh tranh có tiềm lực lớn về thiết bị công nghệ Công ty nên sử dụng công cụ cạnh tranh về giá là chủ yếu, tùy vào hoàn cảnh cụ thể của từng gói thầu để đưa ra một mức giá dự thầu hợp lý nằm trong miền giá. - Trong trường hợp môi trường cạnh tranh khốc liệt, xét về nhiều phía là bất lợi cho Công ty, nếu như nhất thiết phải trúng thầu để đảm bảo tăng uy tín hoặc duy trì hoạt động chờ cơ hội thì Công ty có thể đưa ra mức giá dự thầu thấp nhất nằm trong miền giá. Tuy nhiên theo phương pháp xác định giá dự thầu của Công ty Constrexim thì việc xác định miền giá là rất khó. Phần III Một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác lập giá dự thầu tại Công ty Constrexim Theo văn bản hướng dẫn thực hiện quy chế đấu thầu, ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01-9-1999 và Nghị số 14/200/NĐ-CP ngày 05-5-2000 của Chính phủ thì đấu thầu nói chung và đấu thầu xây lắp nói riêng là bắt buộc đối với hầu hết các công trình sử dụng nguồn vốn nhà nước và khuyến khích đối với các công trình sử dụng các guồn vốn khác. Thực tế cho thấy đấu thầu xây lắp không chỉ mang lại hiệu quả cho chủ đầu tư, cho xã hội mà còn thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng đổi mới, hoàn thiện nhằm nâng cao năng lực của mình để ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của chủ đầu tư. Trước những đòi hỏi của quá trình CNH, HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, nhu cầu xây dựng đang là rất lớn, thị trường xây dựng hình thành và phát triển nhanh chóng với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Các hoạt động đầu tư, xây mới, cải tạo và mở rộng các công trình công nghiệp, dân dụng và hạ tầng kỹ thuật đã và đang diễn ra rầm rộ trên mọi miền đất nước. Xây dựng đang dần trở thành một ngành kinh tế vô cùng năng động, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động và đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước. Với một thị trường xây dựng rộng lớn như vậy thì vấn đề đặt ra cho Constrexim là làm thế nào để tăng thị phần của doanh nghiệp ở thị trường trong nước cũng như khu vực, đó là tham gia đấu thầu và hướng tới mục tiêu thắng thầu. Tuy thị trường xây dựng là rộng lớn song số nhà thầu lại không hề nhỏ, mức độ cạnh tranh vô cùng gay gắt, nên trong quá trình tham gia đấu thầu, bên cạnh những công trình thắng thầu thì cũng không thể tránh khỏi những công trình trượt thầu, song trượt thầu cần phải đựơc hạn chế ở mức tối đa. Vì để có được một giải pháp cụ thể cho từng gói thầu (cả về kỹ thuật và tài chính), Công ty phải mất rất nhiều thời gian, công sức và trí tuệ, nên nếu trượt thầu thì không những thiệt hại về sức người, sức của, uy tín… mà Công ty còn bỏ lỡ những cơ hội kinh doanh khác. Vì vậy, để tham gia đấu thầu và hướng tới mục tiêu thắng thầu, doanh nghiệp phải tự hoàn thiện mình trên tất cả các phương diện, trong đó giá dự thầu là một yếu tố rất quan trọng. Để hoàn thiện hơn nữa công tác lập giá dự thầu đòi hỏi phải áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp và phải có sự phối hợp đồng bộ của nhiều cấp, nhiều bộ phận trong Công ty. Trong thời gian thực tập tại Công ty Constrexim, dựa trên những tình hình thực tế đã nghiên cứu ở trên kết hợp với lý luận được tích luỹ tại trường ĐHKTQD, em xin đưa ra một số kiến nghị cơ bản nhất góp phần hoàn thiện công tác lập giá dự thầu tại Công ty Constrexim. 1. Chọn phương pháp tính chi phí chung một cách hợp lý Tại Công ty Constrexim, chi phí chung được xác định bằng tỷ lệ % so với chi phí nhân công. Cách tính này tuy đơn giản, dễ tính song lại có một hạn chế là thường áp dụng cho những công trình xây dựng sử dụng lao động thủ công là chính, không khuyến khích doanh nghiệp áp dụng máy móc thiết bị vào sản xuất, trong khi đó, theo khuynh hướng chung của tiến bộ khoa học kỹ thuật và tổ chức sản xuất thì tỉ trọng của các khoản mục chi phí nhân công sẽ giảm còn chi phí cho vật liệu và máy sẽ tăng lên. Mặt khác, nguyên tắc tính chi phí chung là, mỗi cấp quản lý được hưởng những lợi ích trên cơ sở các chi phí mà mình có trách nhiệm phải điều hành và thực hiện. Và một điều tiện lợi hơn nữa là hiện nay hầu hết các nước trên thế giới đều tính chi phí chung bằng một tỷ lệ % so với chi phí trực tiếp, vì vậy Công ty nên chọn cách tính này để hoà nhập với cách tính thông dụng trên thế giới. Cách tính như sau: C = C1 + C2 C1 = a1xT C2 = a2x(T+C1) C = C1 + C2=(a1+a2+ a1xa2)xT C là toàn bộ chi phí chung C1 là chi phí quản lý công trường C2 là chi phí quản lý doanh nghiệp a1: tỷ lệ chi phí quản lý công trường a2: tỷ lệ chi phí chung doang nghiệp phân bổ a1, a2 được xác định qua phương pháp chọn mẫu thống kê đối với một số công trình thông dụng trên thực tế. Thường thì a1=6%, a2=2,5%. Với cách tính như vậy ta có thể tính lại đơn giá dự thầu của một số công việc điển hình trong bảng 11 như sau: Chi phí chung (C) = (a1+a2+a1xa2)xT =(6%+2,5%+6%x2,5%)xT = 8,7%T Tên công việc đơn vị khối lợng giá (đ) thành tiền(đ) (7) Bê tông lót móng đá 4x6 vữa mác 100. chiều rộng móng <=250cm m3 1 a. Vật liệu 264.389 Nước lít 169,125 2,5 423 Xi măng PC30 kg 199,88 694 138.713 Cát vàng ML>2 m3 0,529 99.414 52.590 Đá dăm4x6 m3 0,932 77.965 72.663 b. Nhân công 53.472 Bậc 3/7 công 1,65 32.407 53.472 c. Máy 14.620 Máy trộn beton 250lít ca 0,095 116.897 11.105 Đầm beton (bàn) 1kw ca 0,089 39.493 3.515 d. Chi phí trực tiếp (T) 332.481 e. Chi phí chung (8,7%xT) 28.925 f. Cộng d+e 361.407 g. Thu nhập chịu thuế tính trước(f x5,5%) 19.877 h. Đơn giá dự thầu trước thuế (G1) 381.284 i. Thuế VAT (G1x5%) 19.064 k. Đơn giá dự thầu sau thuế (G2=G1+ VAT) 400.349 (5) Đào móng cột rộng <=3m sâu<=1m đất cấp 3 m3 a. Vật liệu b. Nhân công  39.169 Bậc 2,7/7 công 1,24 31.588 39.169 c. Máy d. Chi phí trực tiếp (T) 39.169 e. Chi phí chung (8,7%xT) 3.407 f. Cộng d + e 42.576 g. Thu nhập chịu thuế tính trước(ex5,5%) 2.341 h. Đơn giá dự thầu trước thuế (G1) 44.918 i.Thuế VAT (G1x5%) 2.246 k. Đơn giá dự thầu sau thuế (G2=G1+ VAT) 47.164 Qua kết quả tính toán trên cho thấy, với việc thay đổi cách tính chi phí chung theo phương pháp đã nêu, đơng giá dự thầu của các công việc này thấp hơn so với cách tính cũ, đặc biệt là với các công việc mà chi phí trực tiếp chỉ có nhân công. Cụ thể: Công việc (7) Đơn giá DT cũ 402.700 đ, Đơn giá DT tính lại 400.349 đ Công việc (5) Đơn giá DT cũ 68.555 đ, Đơn giá DT tính lại 47.164 đ 2. Hợp lý hoá cơ cấu giá dự thầu Tuỳ vào chiến lược tranh thầu cụ thể đối với từng công trình mà Công ty sẽ đưa ra một mức giá dự thầu hợp lý. Một mức giá dự thầu hợp lý là mức giá phải nằm trong miền [Giá sàn của nhà thầu; Giá trần của chủ đầu tư] : Miền xác định giá dự thầu Giá trần của chủ đầu tư Giá sàn của nhà thầu xây dựng Để có một gía dự thầu hợp lý cần quán triệt một số vấn đề a/ Hạ thấp chi phí nguyên vật liệu bằng cách: - Tính chính xác số lượng nguyên vật liệu định mức cho mỗi loại công việc, hạn chế hao hụt tối thiểu, có các biện pháp tránh lãng phí nguyên vật liệu như nâng cao độ chính xác của liều lượng pha chế, tận dụng phế liệu, tìm kiếm thử nghiệm và khai thác các phương pháp thi công tiên tiến có tác dụng tiết kiệm nguyên vật liệu mà vẫn đảm bảo chất lượng công tác xây lắp. - Các biện pháp về công nghệ vận chuyển và xắp xếp kho bãi một cách hợp lý sao cho đường vận chuyển là ngắn nhất. - Xác định nguồn cung ứng vật liệu với chất lượng và giá cả phù hợp cùng với việc tăng cường cơ giới hoá trong công trình thi công, đưa việc sản xuất các bộ phận kết cấu vào phân xưởng Công ty sẽ giảm được chi phí về vật liệu, nhân công, tăng hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị. Cần tận dụng tối đa các chính sách giảm giá, chiết khấu của nhà cung ứng như mua với số lượng lớn khi thi công nhiều công trình, có chính sách dự trữ trong trường hợp giá cả vật liệu có biến động tăng, sử dụng vật liệu địa phương để giảm chi phí vận chuyển nếu có thể. b/ Giảm chi phí nhân công Bố trí lao động hợp lý, sử dụng lao động thuê ngoài tại địa phương nếu giá lao động địa phương thấp hơn. - Đan xen thợ bậc thấp để giảm chi phí nhân công lại nâng cao được tay nghề cho thợ bậc thấp. - Có biện pháp thi công hợp lý, sử dụng những máy móc thiết bị tiên tiến để tăng năng suất lao động, tăng tiến độ. c/ Chi phí máy: - Công ty Constrexim có tiềm lực lớn về máy móc thiết bị thi công, số lượng máy móc thiết bị thi công được hình thành, tích luỹ trong nhiều năm. Các thiết bị này đều là những loại thiết yếu đối với ngành xây dựng, có tính đặc thù cao, ngoài việc phục vụ công tác sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể cho thuê để tận dụng hiệu suất sử dụng, tăng cường khấu hao giá trị để thu hồi vốn đầu tư nhằm tái đầu tư trang thiết bị mới. - Với một số công trình đặc biệt, ở xa nơi tập kết máy móc thiết bị, đường vận chuyển là khó khăn, hoặc lượng công tác xây lắp cần đến loại máy này là rất ít. Trường hợp này, nhà thầu có thể đi thuê máy, song cần phải chọn hình thức thuê như thế nào để mất ít chi phí: + Khi khối lượng công tác làm bằng máy ít, thời gian thi công ngắn thì sẽ thuê theo ca, gía máy lấy theo giấ thị trường xây dựng. + Khi khối lượng công tác làm bằng máy lớn và thời gian thi công dài( trên 1 năm) thì vấn đề đặt ra là nên thuê theo ca hay thuê hẳn trong một thời gian, khi đó trường hợp nào có chi phí ít hơn sẽ được chọn. Thuê theo ca: C1 = g.x (g- giá ca máy, x- số ca máy) Thuê hẳn: C2 = CF + Cv.x (CF- CPCĐ khi thuê máy, Cv- CFBĐ cho từng ca) d/ Chi phí chung: để giảm được chi phí chung thì Công ty cần phải tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả. Bố trí nhân sự điều hành, quản lý công trường và nhân sự thi công một cách hợp lý, giảm thời gian xây dựng. 3. Về tổ chức quản lý sản xuất thi công Để có thể tránh thất thoát, lãng phí trong quá trình thi công, giúp giảm bớt chi phí, không chỉ lựa chọn được phương pháp thi công tiên tiến, trình tự thi công hợp lý mà còn phải làm tốt công tác tổ chức quản lý thi công. Thường xuyên bồi dưỡng huấn luyện cho các cán bộ quản lý thi công sử dụng thành thạo các công cụ trợ giúp cho quá trình phát hiện và ra quyết định giải quyết vấn đề như công cụ biểu đồ đường chéo, biểu đồ đường cong chữ S … để có thể theo dõi tiến độ, chi phí của dự án và phân tích các sai lệch (nếu có) so với dự kiến. Mặt khác nên tiến hành quản lý theo quá trình chứ không quản lý theo mục tiêu vì trong sản xuất xây dựng để hoàn thành một mục tiêu cần phải trải qua một quá trình gồm nhiều công đoạn phức tạp có nhiều bộ phận tham gia, quản lý tốt từng quá trình sẽ đảm bảo được mục tiêu mà không gây lãng phí, kịp thời chấn chỉnh những trở ngại trong quá trình thực hiện mục tiêu. 4. Về vấn đề quản lý vĩ mô của nhà nước Thực hiện chấm thầu một cách khách quan, chính xác. Cần có những văn bản nhằm chấn chỉnh, xoá bỏ hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh trong đấu thầu như các hiện tường móc ngoặc giữa các cơ quan tư vấn với nhà thầu, giữa các nhà thầu với nhau nhằm mua bán thầu, tránh trường hợp giá trúng thầu cao hơn giá thị trường hoặc các trường hợp không có nhà thầu nào đáp ứng được dẫn đến phải tổ chức đấu thầu lại, gây lãng phí ngân sách. Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình Kinh tế và kinh doanh xây dựng, ĐHKTQD. 2. Quản lý nhà nước về kinh tế và QTKD trong xây dựng, NXBXD, 1999. 3. Phương pháp định giá sản phẩm xây dựng, NXBXD, 1999. 4. Văn bản hướng dẫn thực hiện quy chế đấu thầu, NXBXD, 2000. 5. Tạp chí xây dựng số 12/2003, 1/2004.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB0121.doc
Tài liệu liên quan