Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các hình thức trả lương, trả công tại Nhà máy thuốc lá Thăng Long

Trong nhà máy, đa số máy móc thiết bị được bố trí theo dây chuyền là chủ yếu. Dây chuyền được chuyên môn hoá theo từng công đoạn, từng bước công việc vì vậy yêu cầu nơi làm việc phải được chuyên môn hoá rất cao. Quy trình công nghệ được chia ra nhiều bước cụ thể, do đó doanh nghiệp áp dụng phân công công việc theo công nghệ. Phân công lao động trong dây chuyền sắp xếp đúng người, đúng việc dựa trên tay nghề của công nhân góp phần nâng cao năng suất lao động, từng bước cải thiện thu nhập đảm bảo tốt hơn đời sống của lao động trong nhà máy. Do người công nhân trong chỉ đảm nhiệm một bước công việc nên đã nhanh chong tìm ra những thao tác thích hợp. Mặt khác nó tạo điều kiện cho việc sử dụng trang thiết bị chuyên dùng nhằm tiết kiệm lao động sống giảm mức độ nặng nhọc. Vì thế khi có sự thay đổi (thuyên chuyển ) người lao động từ vị trí (bộ phận) này sang vị trí (bộ phận) khác thì cần phải có kế hoạch đào tạo kịp thời để họ nhanh chóng theo kịp tốc độ làm việc với các công nhân khác trong dây chuyền .

doc90 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1338 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các hình thức trả lương, trả công tại Nhà máy thuốc lá Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tổ chức kỷ luật. . ý thức giữ gìn bảo vệ của cải tập thể. . Mối quan hệ và sự phối hợp với công nhân khác trong lao động . Cuối tháng ban quản đốc căn cứ vào các chỉ tiêu trên đồng thời có sự tham khảo ý kiến của người lao động để phân loại công nhân theo hệ số sau: . Loại A: Hệ số 1,1 nếu người lao động đạt được 5 chỉ tiêu trên. . Loại B: Hệ số 1,0 nếu người lao động đạt 3 - 4 chỉ tiêu . Loại C: Hệ số 0.9 nếu người lao động chỉ đạt được 2 chỉ tiêu trở xuống. - Chia thưởng: Bước 1: Xác định ngày công hệ số thưởng của từng người : Nhsti = Hcbi x Hti x Ntti Trong đó: Nhsti : Ngày công hệ số thưởng của công nhân i. Hcbi : Hệ số lương cấp bậc của công nhân i. Hti : Hệ số phân loại A, B, C của công nhân i. Ntti : Ngày công thực tế của công nhân i trong kỳ. Bước 2: Tổng số ngày công hệ số thưởng của toàn bộ công nhân. Trong đó : S Nhst : Tổng ngày công hệ số thưởng. n : Số công nhân hưởng lương khoán trong toàn phân xưởng. Bước 3 : Tiền thưởng cho một ngày công hệ số thưởng. T Tn = S Nhst Trong đó : Tn : Tiền thưởng cho một ngày công hệ số thưởng. T , S Nhst : Được giải thích như công thức trên. Bước 4 : Tính tiền thưởng mà từng người nhận được. Ti = Tn x Nhsti Trong đó : Ti : Tiền thưởng mà công nhân i nhận được. Tn , Nhsti : Được giải thích như công thức trên. * Chia số tiền lương còn lại sau khi trích a% tiền thưởng. - Số tiền lương còn lại: TLcl = ( 100% - a% ) x TLpx Trong đó: TLcl : Số tiền lương còn lại sau khi trích thưởng. a%, TLpx : Được giải thích như ở công thức trên. - Chia lương cho công nhân theo các bước sau : Bước 1: Xác định ngày công hệ số: N hsi = Hcbi x Ntti Trong đó : N hsi : Ngày công hệ số của công nhân i. Hcbi , Ntti : Được giải thích như ở công thức trên. Bước 2: Tổng ngày công hệ số của toàn bộ công nhân hưởng lương khoán. Trong đó: S Nhs : Tổng số ngày công hệ số. n : Số công nhân hưởng lương khoán trong phân xưởng . Bước 3 : Tính tiền lương cho một ngày công hệ số: TLcl TLn = S Nhs Trong đó: TLn : Tiền lương một ngày công hệ số. TLcl , S Nhs : Được giải thích như ở công thức trên. Bước 4 : Tính tiền lương cho từng người: TLi = TLn x Nhsi Trong đó: TLi : Tiền lương của công nhân i. Nhsi , TLn : Được giải thích như ở trên. Vậy tiền lương thực tế người công nhân i nhận được trong kỳ là: TLtti = Ti + TLi * Ví dụ : Tính lương cho bộ phận hưởng lương khoán của phân xưởng IV tháng 3/2003 như sau : + Bộ phận hưởng lương khoán của phân xưởng IV bao gồm 29 người trong đó có: 19 lao động làm công việc bậc 3/6 là những công việc sau: in hộp catton 1 màu, dán túi PE cho phân xưởng bao mềm, may khẩu trang, may gang tay, dệt ruban. 7 lao động làm công việc bậc 4/6 là những công việc sau: in hộp catton 2màu, dán túi PE cho phân xưởng bao cứng. 3 lao động làm công việc bậc 5/6 là công việc sau: in hộp catton 3màu. + Mức khoán sản lượng đối với phân xưởng IV Nhà máy đang áp dụng như sau: Khâu công việc Mức sản lượng 1.Khâu in hộp catton: In hộp 1 màu In hộp 2 màu In hộp 3 màu 230 hộp/công 120 hộp/công 100 hộp/công 2.Khâu dán túi PE Dán túi cho phân xưởng bao cứng Dán túi cho phân xưởng bao mềm 180 túi/công 850 túi/công 3.Khâu dệt ruban 3 dây/công 4.Khâu may May khẩu trang May gang tay 70 cái/công 5 đôi/công + Đối với việc tính toán đơn giá khoán những loại sản phẩm khác thì tương tự như cách tính đơn giá khoán hộp catton 3 màu đã được trình bày ở trên. + Căn cứ vào khối lượng sản phẩm cần hoàn thành trong tháng và đơn gía khoán, tính ra tiền lương khoán cho bộ phận hưởng lương khoán của phân xưởng IV tháng 3/2003 là: 39850000 đồng + Tiền thưởng phân xưởng trích ra là : T = 39.850.000 x 10% = 3.985.000 đồng (Với số phần trăm phân xưởng trích thưởng là 10% ). + Số tiền lương còn lại sau khi trích thưởng là: TLcl = ( 100% - 10% ) x 39.850.000 = 35.865.000 đồng . Do số lượng lao động đông nên em sẽ tính lương cụ thể cho 4 công nhân sau: . Nguyễn Kim Thoa . Lê Thuý Nga . Nguyễn Ngọc Tuấn . Phạm Thị Dung - Chia thưởng đến người lao động: Trong tháng vừa qua phân xưởng có 10 người đạt loại A, và 14 người đạt loại B, còn lại 5 người xếp loại C. Biểu 14: Tính ngày công hệ số thưởng. STT Họ và tên Hệ số lương cấp bậc Loại Ngày công thực tế Ngày công hệ số thưởng 1 2 3 . . . 29 Nguyễn Kim Thoa Lê Thuý Nga Nguyễn Ngọc Tuấn Phạm Thị Dung 1,72 1.9 2,41 1,9 A = 1,1 B = 1,0 B = 1,0 C =0,9 24 24 23 23 45,408 45,6 55,43 39,33 Tổng 1255,41 Nguồn: Sổ lương phân xưởng IV. Tiền thưởng tính cho một công hệ số: 3.985.000 Tn = = 3174,26 đồng 1255,41 Tiền thưởng mỗi người nhận được như sau : Cô Nguyễn Kim Thoa : 45,408 x 3174,26 = 144137 đồng. Cô Lê Thuý Nga : 45,6 x 3174,26 = 144746 đồng . Bác Nguyễn Ngọc Tuấn : 55,43 x 3174,26 = 175990 đồng . Cô Phạm Thị Dung : 39,33 x 3174,26 = 124843,6 đồng. - Chia tiền lương còn lại sau khi trích thưởng đến người lao động. Biểu 15: Tính tổng công hệ số dùng chia lương. STT Họ và tên Hệ số lương cấp bậc Ngày công thực tế Ngày công hệ số 1 2 3 . . . 29 Nguyễn Kim Thoa Lê Thuý Nga Nguyễn Ngọc Tuấn Phạm Thị Dung 1,72 1.9 2,41 1,9 24 24 23 23 41,28 45,6 55,43 43,7 Tổng 1248.3 Nguồn: Sổ lương của phân xưởng IV. Tiền lương cho một ngày công hệ số: 35.865.000 TLn = = 28731,07 đồng. 1248.3 Tiền lương mỗi người nhận được như sau: Cô Nguyễn Kim Thoa : 41,28 x 28731,07 = 1186018,7 đồng. Cô Lê Thuý Nga : 45,6 x 28731,07 = 1310136,8 đồng. Bác Nguyễn Ngọc Tuấn : 55.43 x 28731,07 = 1592563,2 đồng. Cô Phạm Thị Dung : 43,7 x 28731,07 = 1255547,3 đồng. Biểu 16: Bảng thanh toán lương cho công nhân tháng 3/2003. STT Họ và tên Tiền thưởng Tiền lương Tiền lương thực tế 1 2 3 . . . 29 Nguyễn Kim Thoa Lê Thuý Nga Nguyễn Ngọc Tuấn Phạm Thị Dung 144137 144746 175990 124843 1186018,7 1310136,8 1592563,2 1255547,3 1330155,7 14548828 1768553,2 13803903 Tổng 39.850.000 Nguồn : Sổ lương phân xưởng IV. + Ưu điểm của hình thức trả lương theo sản phẩm khoán: -Việc Nhà máy lựa chọn hình thức trả lương sản phẩm khoán đối với bộ phận sản xuất của hai phân xưởng cơ điện và phân xưởng IV theo em là phù hợp bởi vì sản phẩm sản xuất ra chủ yếu đều phục vụ cho nội bộ Nhà máy nên nhu cầu về sản phẩm này đều có thể xác định trước được. - áp dụng hình thức trả lương này sẽ khuyến khích người công nhân tham gia lao động đầy đủ, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, giảm thời gian lao động hoàn thành nhanh công việc mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm thông qua hợp đồng khoán chặt chẽ. - Đối với việc lựa chọn hình thức trả thưởng như phân xưởng áp dụng ,thì thực chất người xếp loại A được thưởng còn người xếp loại C là bị phạt. Điều này sẽ khiến người lao động hạn chế được sai sót, mắc lỗi trong lao động và khuyến khích họ cố gắng làm việc tăng năng suất lao động. + Nhược điểm của hình thức trả lương theo sản phẩm khoán: - Theo em nghĩ việc phân xưởng xác định hệ số thưởng với khoảng cách chênh lệch giữa loại A, B, C là nhỏ nên sẽ không phát huy được hết vai trò của tiền thưởng. - Cách chia thưởng mà phân xưởng đang áp dụng, chứa đựng một số điểm vô lý đó là sẽ có tình trạng người có hệ số lương cấp bậc cao nhưng hoàn thành công việc ở mức C lại có tiền thưởng cao hơn người hoàn thành công việc ở mức A với hệ số lương cấp bậc thấp hơn. - Các tiêu thức mà phân xưởng đưa ra để xét thưởng còn mang tính chất chung chung, chưa cụ thể nên khó đảm bảo việc đánh giá mang lại kết quả có độ chính xác cao. 3.3. Các điều kiện của trả công theo sản phẩm: 3.3.1. Công tác định mức của nhà máy. - Việc định mức sản lượng đúng đắn, chính xác và có khoa học là điều kiện để tính ra đơn giá tiền lương chính xác phản ánh thực tế hao phí lao động của công nhân. - Công tác định mức do cán bộ phòng lao động tiền lương phối hợp với phòng kế hoạch sản xuất thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau như: phương pháp thống kê, khảo sát bấm giờ trên cơ sở đó sẽ tính ra mức sản lượng. -Ví dụ: Xác định mức cho máy đóng bao Đức: Đặc điểm công việc và bố trí lao động của máy đóng bao Đức : Máy đóng bao Đức với sản phẩm sản xuất ra là những bao thuốc vỏ cứng bao gồm 5 lao động trong đó có : 1 lao động làm công việc dẫn máy bậc 5/6 2 lao động làm công việc đưa khay điếu vào máy .bậc 3/6. 2 lao động làm công việc đưa tút thuốc ra đóng kiện bậc 4/6 Biểu 17: Khảo sát ngày làm việc. Máy đóng bao Đức. Ngày 3/5 4/5 5/5 31/5 1/6 BQ Thời gian bắt đầu Thời gian VSMMTB Thời gian ăn ca Thời gian vệ sinh giữa ca Thời gian máy hỏng Thời gian chờ điếu Thời gian vệ sinh cuối ca Thời gian kết thúc 6h 45p 30p 10p 0 0 30p 14h 6h 45p 30p 5p 30p 0 20p 14h 6h 45p 30p 15p 30p 0 25p 14h 6h30 55p 30p 10p 20p 0 15p 14h 6h30 45p 30p 10p 0 7p 15p 14h 47p 30p 10p 16p 1,5p 21p 14h Sản lượng ( bao ) 60130 59170 59710 55080 55760 57970 Thời gian máy chạy 365p 350p 335p 305p 328p 336,6p Sản lượng bình quân /p 164,75 169.1 178,23 180,6 170 175,22 Sản lượng Trong đó sản lượng bình quân /p = Thời gian máy chạy Sau nhiều lần thực hiện khảo sát bấm giờ Nhà máy quy định thời hao phí cho các khâu như sau : Thời gian ca làm việc : 480p Thời gian vệ sinh máy móc thiết bị : 30p Thời gian căn chỉnh đầu ca : 10p Thời gian ăn ca : 30p Thời gian vệ sinh giữa ca : 10p Thời gian vệ sinh cuối ca : 30p Thời gian tính sản lượng = 480 - (30 + 10 + 30 + 10 + 30 ) = 370 p Tính mức sản lượng : Msl = 175,22 x 370 = 64831,4 bao Sau đó hội đồng định mức của nhà máy còn dựa vào số liệu thống kê năng suất thực tế thực hiện và năng suất thiết kế của máy móc thiết bị để đưa ra mức cho phân xưởng thực hiện cụ thể như sau : Năng suất 1 ca sản xuất đạt được của máy bao Đức từ tháng 1/2001 đến tháng 4/2001 là: Tháng Năng suất ( bao/ca ) 1 2 3 4 57927 61002 59406 60350 Bình quân 60350 Sản lượng tính theo năng suất thiết kế của máy bao Đức với quy định thời gian hao phí cho các khâu được xác định như trên tức là thời gian tính sản lượng là 370p , tốc độ của máy là 250bao/p Năng suất thiết kế = 370 x 250 = 92500 bao -So sánh mức sản lượng với năng suất thiết kế 64831,4 x 100 = 70,27% 92500 -So sánh mức sản lượng với năng suất thống kê . 64831,4 x 100 = 107,7% 60350 Với các số liệu tính toán khảo sát trên hội đồng định mức đã đưa ra mức sản lượng cho máy bao Đức thuộc phân xưởng bao cứng là 68000 bao. Qua tìm hiểu phương pháp định mức của Nhà máy em thấy nhà máy đã kết hợp thực hiện giữa khảo sát ngày làm việc với thống kê thực tế nên nhìn chung mức đưa ra là có căn cứ . Tuy nhiên qua phiếu tổng hợp thời gian hao phí cho từng bước công việc của máy đóng bao Đức em thấy rằng khi tiến hành khảo sát Nhà máy chưa theo dõi thời gian lãng phí do công nhân gây ra vì thế khó đưa ra được những biên pháp khắc phục, nhắc nhở công nhân cũng như không có căn cứ để điều chỉnh lại các loại hao phí thời gian giúp cho việc xây dựng mức đựơc chính xác. + Sau đây là một số mức mà nhà máy đang áp dụng theo quyết định 626/TL-KHVT-QĐ ngày 29/12/2001 và thực tế thực hiện mức quý I năm 2002 như sau: Biểu 18: Tình hình thực hiện mức quý I\2002. Tên thiết bị hoặc công nghệ Đơn vị Mức/1 ca SLBQ SLBQ/Mức (%) A. Phân xưởng sợi Dây chuyền sợi Máy phân ly Máy xé điếu B. Phân xưởng bao cứng Máy bao B1 + B2 Máy bao B3 Máy bao Đức C. Phân xưởng bao mềm Máy cuốn Trung Quốc Máy cuốn AC Máy cuốn Ij Máy cuốn M8 Máy bao Đông Đức Máy bao Tây Đức D. Phân xưởng Dunhill Máy đóng bao kg kg kg Bao Bao Bao Khay Khay Khay Khay Bao Bao Bao 12000 660 500 64.000 42.000 68.000 72 130 132 140 48.000 58.000 37.000 11634,25 609,67 546,48 68533,4 38985,0 65578,9 72,4 135,97 137,01 152,66 46785,74 66253,41 35513,8 96,95 92,37 109,32 107,08 92,82 96,44 100,56 104,59 103,8 109,04 97,47 114,23 95,98 Nguồn: Phòng Tổ chức – Lao động. Trong đó sản lượng bình quân/tháng (SLBQ) của quý I/2002 được xác định như sau: Tổng sản lượng trong ba tháng của quý I/2003 SLBQ = Tổng số ca sản xuất trong ba tháng của quý I/2003 Ví dụ: Tính sản lượng bình quân /tháng của quý I/2003 đối với máy bao Đức: Tổng sản lượng trong ba tháng của quý I/2003: 9049892 bao Tổng số ca sản xuất trong ba tháng của quý I/2003: 138 ca 9049892 NSBQ = = 11634,25 bao 138 Qua bảng thực hiện mức quý I/2002 của 4 phân xưởng sản xuất chính, em thấy rằng nhìn chung có nhiều mức đưa ra là hợp lý như mức đối với các máy xé điếu, máy cuốn Trung Quốc, máy cuốn AC, máy cuốn IJ. Tuy nhiên vẫn còn một số mức cao quá hoặc thấp quá như mức đối với máy phân ly, máy baoB3, máy bao Tây Đức cần được Nhà máy xem xét điều chỉnh kịp thời. 3.3.2. Tổ chức phục vụ nơi làm việc. - Máy móc thiết bị được phân xưởng cơ điện kiểm tra định kỳ, việc phục vụ năng lượng cũng được phân xưởng này đảm bảo cung cấp cho nơi làm việc như diện, hơi khí nén, nước, hơi nước một cách liên tục. - Việc vận chuyển nguyên vật liệu được một tổ trong phân xưởng đảm nhận đồng thời làm công tác thu dọn vệ sinh nơi làm việc chuẩn bị cho ca tiếp theo. - Trong quá trình sản xuất máy móc nào bị hỏng không vận hành được thì lập tức được các công nhân cơ điện sửa chữa ngay. Nhìn chung ở các phân xưởng thường máy móc thiết bị bố trí theo dây chuyền đòi hỏi khâu tổ chức phải chặt chẽ, liên tục và kịp thời vì nếu chỉ ở một khâu phục vụ không tốt sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ dây chuyền. Khi đó thời gian lãng phí lớn, giảm năng suất lao động. 3.3.3. Thống kê, nghiệm thu chất lượng sản phẩm. - Công tác này được xác định ngay sau khi hoàn thành công việc sau một ca tại mỗi phân xưởng. Muốn trả lương đạt được sự công bằng và có độ chính xác cao cho người lao động thì công tác này phải thực hiện tốt một cách nghiêm túc trên cơ sở yêu cầu chất lượng sản phẩm đã quy định. - ở các phân xưởng đều có đội ngũ thống kê, bộ phận này sẽ làm nhiệm vụ theo dõi ghi chép toàn bộ thông tin về thực hiện công việc hàng ngày của người công nhân đồng thời cùng với cán bộ phòng kiểm tra chất lượng ( KCS ) tiến hành đánh giá chất lượng sản phẩm sản xuất ra. Sau đó cuối tháng tổng hợp lại những sản phẩm đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu, trên cơ sở đó làm căn cứ tính trả lương đến người lao động. - Nhìn chung công tác nghiệm thu được Nhà máy rất quan tâm và thực hiện tương đối tốt đảm bảo được tính chính xác bởi hiện nay trên cả nước có tới 10 nhà máy sản xuất thuốc lá nên sự cạnh tranh diễn ra rất gay gắt để đứng vững trên thị trường Nhà máy đã luôn xác định yêu cầu chất lượng sản phẩm đặt lên hàng đầu. 3.3.4. ý thức, trách nhiệm của người lao động. - Đối với bất cứ cơ sở sản xuất kinh doanh nào dù lớn hay nhỏ đều muốn công nhân của mình có ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc. Nếu điều này đạt được cơ sở sẽ có thuật lợi và dễ dàng hơn trong công tác quản lý đồng thời tiến độ thực hiện công việc nhanh hơn, cũng như chất lượng hiệu qủa cao hơn. - Nhận thức được vai trò của vấn đề này Nhà máy thường xuyên thực hiện việc tuyên truyền giáo dục ý thức trách nhiệm cho người lao động như tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể trong đó bàn luận nhiều vấn đề như an toàn, vệ sinh lao động, hay tổ chức các lớp học về phòng cháy chữc cháy.... Chính được sự quan tâm đúng hướng của công đoàn nhà máy nên tuy với số lượng cán bộ công nhân viên tương đối đông song nhìn chung tất cả mọi người đều có ý thức tốt và tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc nói riêng và các vấn đề chung của Nhà máy nói chung. 4. Một số kết quả đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong việc áp dụng các hình thức trả lương tại Nhà máy. Sau một thời gian tìm hiều thực trạng công tác tiền lương tại nhà máy thuốc lá Thăng Long có thể nói rằng trong những năm gần đây nhà máy liên tục làm ăn có lãi thể hiện trước hết ở doanh thu tăng từ 612.120.215.408 đồng năm 2001 lên 689.593.596.196 đồng năm 2002 nhìn chung số thực hiện đều hoàn thành vượt mức kế hoạch đặt ra và tăng nhanh so với số thực hiện năm trước, điều này được phản ánh rõ hơn ở chỉ tiêu lợi nhuận năm 2002 là hơn 21 tỷ tăng 175,13 %, và thu nhập bình quân của người lao động hàng tháng liên tục tăng từ 2.183.000 đồng năm 2001 lên 2.397.000đồng năm 2002. Nhìn chung so với các doanh nghiệp nhà nước khác thì đây là mức thu nhập cao đảm bảo cuộc sống của người lao động ngày càng được nâng cao, tạo được tâm lý cho công nhân yên tâm với công việc hơn. Có được kết qủa đó là nhờ vào sự lỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong nhà máy. Trong đó cũng một phần quan trọng là nhờ vào việc áp dụng các hình thức trả lương đúng đắn phù hợp với từng đối tượng. Trả lương theo sản phẩm được Nhà máy áp dụng cũng đã khuyến khích được lao động làm việc tích cực hơn, và tăng năng suất lao động. Đây cũng là hướng đi giúp nhà máy đứng vững và ngày càng phát triển trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh quyết liệt như ngày nay. Tuy nhiên bên cạnh thành tựu đạt được nhà máy vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế đã đề cập ở phần trên cần được hoàn thiện trong thời gian tới nhằm đưa ra được những hình thức trả lương hợp lý và đạt được hiệu quả cao nhất . cHương III. Một số Kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các hình thức trả lương, trả công tại nhà máy thuốc lá thăng long. Trong thời gian thực tập tại Nhà máy thuốc lá Thăng Long em đã lắm bắt được phần nào thực trạng công tác tiền lương tại đây. Hiện nay vấn đề này đang là mối quan tâm hàng đầu của CBCNV nhà máy làm sao tiền lương trả cho người lao động là công bằng, thoả đáng và có tác dụng tạo động lực. Qua những phân tích ở phần trên chúng ta có thể thấy thực tế áp dụng các hình thức trả lương của Nhà máy ngoài những mặt được, vẫn còn những tồn tại. Để có thể khắc phục nhược điểm và phát huy ưu điểm nhằm năng cao hiệu của việc sử dụng các hình thức trả lương đang áp dụng, em có đưa ra một số biện pháp sau: I. Hoàn thiện hình thức trả lương theo thời gian. 1. Phân công bố trí lại môt số vị trí làm việc của lao động quản lý. Để có thể phân công bố trí hợp lý công việc cho từng lao động nhằm sử dụng có hiệu quả thời gian làm việc cũng như phát huy tối đa khả năng sẵn có của mỗi người ,Nhà máy nên tiến hành theo các hướng sau: + Trước hết với mỗi vị trí làm việc cần xây dựng một bản mô tả công việc cụ thể, chi tiết từng yêu cầu phải thực hiện, giúp cho người lao động nắm vững được nhiệm vụ của mình cần hoàn thành. Cũng trên cơ sở đó phân công công việc cho từng người phù hợp với yêu cầu công việc cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ mà họ được đào tạo. Để xây dựng được bản mô tả công việc thì cần tiến hành phân tích công việc nghĩa là: phải thu thập các tư liệu và đánh giá một cách có hệ thống các thông tin quan trọng có liên quan đến thực hiện từng công việc cụ thể trong Nhà máy nhằm làm rõ bản chất của từng công việc ấy.Có nhiều phương pháp thu thập thông tin để phân tích công việc như phương pháp phỏng vấn, phương pháp dùng bảng hỏi ...hoặc có thể kết hợp nhiều phương pháp với nhau. * Ví dụ: Nếu sử dụng phương pháp bảng hỏi ta có thể thiết kế theo mẫu sau: bảng câu hỏi mô tả công việc Họ và tên: Tuổi: Giới tính: Nam Nữ Chức danh: Bộ phận làm việc: 1. Anh (chị) hãy mô tả những nhiệm vụ và trách nhiệm chính mà anh (chị) phải là _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ 2. Những nhiệm vụ ít quan trọng hơn mà anh (chị) phải làm đột xuất là _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ 3. Những thiết bị máy móc mà anh (chị) cần sử dụng khi thực hiện công việc Liên tục Thỉnh thoảng Đôi khi _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ 4. Theo anh (chị) các kỹ năng quan trọng nhất mà công việc của anh (chị) đòi hỏi là: (Đánh số theo thứ tự quan trọng nhất là số 1) Kỹ năng sử dụng máy vi tính Kỹ năng ngoại ngữ Kỹ năng giao tiếp, quan hệ Kỹ năng tổng hợp Kỹ năng trình bày, diễn giải Kỹ năng phân công sắp xếp công việc Kỹ năng ra quyết định Kỹ năng dự tính ước đoán lập kế hoạch 5. Theo anh (chị) phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm để thực hiện công việc này: Dưới 3 tháng Dưới 1 năm Từ 2 đến 3 năm Từ 3 năm trở lên 6. Trình độ tối thiểu cần thiết để thực hiện công việc này là: Dưới trung học Trung học Trung cấp Cao đẳng Đại học Trên đại học Liệt kê các khoá học cần thiết để thực hiện công việc này: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ 7. Công việc của anh (chị) chủ yếu: Tiếp xúc với ngời ngoài công ty Tiếp xúc với các phòng ban, bộ phận khác Cả hai đều quan trọng 8. Theo anh (chị) thời gian thử việc tốt nhất là: 2 tuần hoặc ít hơn 1 tháng 2 tháng 3 tháng 9. Liệt kê bản chất, mục tiêu của bất kỳ quyết định độc lập mà anh (chị) đợc thực hiện trong công việc _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Các lỗi mà anh (chị) thường mắc phải khi thực hiện công việc này _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Các lỗi được kiểm tra và phát hiện như thế nào _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ ảnh hưởng của nó tới tổ chức _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ 10. Yêu cầu về hệ thần kinh đối với công việc Bình thường Tập trung Tập trung cao 11. Trong điều kiện làm việc bình thường có gây mệt mỏi không _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Hiện tượng kéo dài trong bao lâu _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Chỉ ra điều kiện làm việc không thoả mãn với bản thân Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của anh (chị) Sau khi thu thập được thông tin cần thiết, sẽ tiến hành phân tích sử lý thông tin thành các văn bản kết quả như: bản mô tả công việc. Đây là văn bản giải thích về các nhiệm vụ trách nhiệm điều kiện làm việc và những vấn đề khác có liên quan đến công việc, thông thường nó gồm ba phần: . Phần xác định công việc. . Phần xác định nhiệm vụ phải hoàn thành. . Phần mô tả các điều kiện làm việc. Ví dụ : Bản mô tả công việc của cán bộ làm công tác đào tạo ( việc xây dựng bản mô tả được này dựa trên sự kết hợp hai phương pháp bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp ) Bản mô tả công việc của cán bộ làm công tác đào tạo Chức danh: Tên công việc:Cán bộ đào tạo Bộ phận:Phòng tổ chức lao động tiền lương Mã số chức danh: Phê duyệt: Ngày có hiệu lực: Đơn vị: Nhà máy thuốc lá Thăng Long Lãnh đạo trực tiếp: Trưởng phòng tổ chức lao động A.Tóm tắt công việc: Thực hiện các nhiệm vụ: thống kê số lao động trong Nhà máy. Lập kế hoạch, mở các lớp học về chuyên môn nghiệp vụ và theo dõi mở các lớp nâng bậc cho công nhân khi có nhu cầu..., đồng thời thực hiện các nhiệm vụ khác khi được trưởng phòng phân công . B.Các nhiệm vụ cụ thể: 1.Theo dõi, thống kê tình hình biến động lao động trong toàn Nhà máy theo định kỳ 2.Lập kế hoạch chi tiết cụ thể về việc mở các lớp học chuyên môn nghiệp vụ theo yêu cầu phát triển của Nhà máy. 3.Tham gia xây dựng xác định cấp bậc công việc trong dây chuyền công nghệ. 4.Theo dõi, thu thập thông tin từ các bộ phận, phân xưởng để xác định nhu cầu đào tạo. 5.Mở các lớp đào tạo nâng bậc cho công nhân khi có yêu cầu. 6.Lập hồ sơ khen thưởng, kỷ luật trong nhà máy. 7.Thực hiện và duy trì hồ sơ văn bản cho bộ phận mình. 8.Thực hiện các công việc khác khi được phân công. C. Điều kiện làm việc: Nhìn chung công việc của cán bộ làm công tác đào tạo có mức độ phức tạp trung bình, làm việc ở điều kiện bình thường, không gây mệt mỏi, hay phải đi lại. D.Trình độ tiêu chuẩn. Có trình độ cao đẳng, hoặc đại học chuyên nghành quản trị nhân lực cộng với 1 năm kinh nghiệm về năng lực chuyên môn.Có khả năng và kiến thức đối với một số loại máy móc văn phòng như máy tính, máy in. Có khả năng giao tiếp tốt, và thu thập tổng hợp thông tin ra quyết định cũng như dự tính ước đoán lập kế hoạch. + Trước thực trạng số cán bộ quản lý còn nhiều trường hợp làm trái ngành, trái nghề, em nghĩ rằng Nhà máy cần thiết phải mở các lớp ngắn hạn, hoặc gửi đi đào tạo tại các trường hay tạo điều kiện thuận lợi cho bộ phận này có thời gian bổ sung kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ. + Đối với những công việc có nhiều người cùng đảm nhiệm mà khối lượng công việc ít, Nhà máy nên tiến hành điểu chỉnh kịp thời như: có thể chuỷên sang bộ phận khác hoặc đưa xuống làm việc tại các phân xưởng. + Căn cứ vào bản mô tả công việc hàng tháng, mỗi bộ phận nên có kiểm tra, đánh giá mức độ hoàn thành công việc của mỗi người. Điều này không những giúp người lao động luôn ý thức rằng mình phải cố gắng thường xuyên, mà còn là một trong những yếu tố làm cơ sở tính trả lương đảm bảo công bằng, chính xác hơn. 2. Hoàn thiện hình thức trả lương theo thời gian: Để khắc phục nhược điểm của hình thức trả lương theo thời gian là chỉ căn cứ vào ngày công thực tế, hệ số lương cấp bậc và phụ cấp trách nhiệm nên tiền lương chưa thực sự phát huy hết tác dụng tạo động lực cho người lao động. Vì vậy theo em để tăng thêm tính kích thích của tiền lương Nhà máy nên sử dụng phương pháp trả lương theo thời gian có kết hợp với tiền thưởng dựa trên bình bầu A, B, C như sau: + Phân loại lao động theo A, B, C tức là đánh giá mức độ thực hiện công việc của người lao động tương ứng với tốt, trung bình , hay kém. Theo em muốn kết quả đánh giá có căn cứ và độ chính xác cao trước hết Nhà máy cần tiến hành xây dựng bản mô tả tiêu chuẩn thực hiện cho từng người lao động dựa trên bản mô tả công việc đã có.Văn bản này phản ánh các yêu cầu về mặt số lượng, chất lượng hoàn thành các quy định trong bản mô tả công việc. Từ đó đưa ra các tiêu thức để đánh giá tình hình thực hiện công việc . + Khi tổ chức thực hiện chương trình đánh giá thực hiện công việc thì cần phải xác định: phương pháp đánh gía, chu kỳ đánh giá và những người tham gia đánh giá. - Trước hết về phương pháp đánh giá thực hiện công việc : Có nhiều phương pháp được sử dụng đánh giá thực hiện công việc, người ta thường căn cứ vào mục tiêu cụ thể của việc đánh giá để lựa chọn phương pháp cho phù hợp. Với mục tiêu chủ yếu ở đây là để xét thưởng nên sử dụng phương pháp mức thang điểm sẽ thích hợp . Khi sử dụng phương pháp này đòi hỏi người làm công tác đánh giá phải thiết kế được bản đánh giá thực hiện công việc phù hợp với từng loại công việc và nó có thể bao gồm các nội dung sau: Bảng đánh giá thực hiện công việc Họ và tên đối tượng đánh giá: Hướng dẫn đánh giá: Chức danh công việc: 1. Điểm tính từ thấp 1 điểm đến cao Bộ phận: cao nhất (tốt) 3 điểm . Giai đoạn đánh giá: 2.Với mỗi chỉ tiêu đưa ra, người đánh giá tiến hành cho điểm phù hợp bằng cách cho điểm vào ô, rồi tính tổng điểm . STT Các tiêu thức đánh giá Mức độ thực hiện 01 ................................................... A.................................................. B.................................................. C.................................................. 02 ................................................... ........................................................... 03 ................................................... ........................................................... ... ................................................... ........................................................... Tính tổng số điểm:.................................................................................... Xếp loại:................................................................................................... Nhận xét:.................................................................................................. Người đánh giá:........................................................................................ Ngày đánh giá:......................................................................................... Loại A tương ứng với mức độ tốt (3đ). Loại B tương ứng với mức độ trung bình (2đ). Loại C tương ứng với mức độ kém (1đ). +Về chu kỳ đánh giá: Do tính chất công việc của lao động quản lý theo em Nhà máy lên tiến hành 6 tháng đánh giá một lần. +Về lựa chọn người đánh giá: Người lãnh đạo ở bộ phận nào thì đánh giá thực hiện công việc của công nhân dưới quyền mình.Ngoài ra có thể tham gia ý kiến của những người khác như: Bạn cùng làm việc, người lao động... Sau khi có kết quả đánh giá thì tiến hành trả thưởng cho người lao động đạt loại tốt và có biện pháp kỷ luật đối với những người hoàn thành công việc ở mức kém. Việc ấn định mức thưởng tuỳ thuộc vào tình hình hoạt động kinh doanh (hay tình hình tài chính ) của Nhà máy. Vậy với việc đánh giá thực hiện công việc một cách có hệ thống theo các bước trên để phân loại lao động theo A, B, C làm căn cứ trả thưởng sẽ thúc đẩy người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, chịu khó học hỏi tìm tòi nghiên cứu đề ra những sáng kiến trong quá trình làm việc, cũng như luôn giữ thái độ nghiêm túc và hạn chế tối đa vi phạm kỷ luật. II. Hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm. 1. Hoàn thiện công tác định mức lao động: Định mức lao động là điều kiện không thể thiếu được trong việc áp dụng trả lương theo sản phẩm, là cơ sở, căn cứ khoa học để xây dựng đơn giá tiền lương cũng như đơn giá khoán. Do trong quá trình tiến hành xây dựng mức theo phương pháp khảo chụp ảnh ngày làm việc ở Nhà máy chưa theo dõi thời gian lãng phí do công nhân gây ra vì vậy khó có thể đưa ra được giải pháp khắc phục. Theo em nhà máy cân thiết kế phiếu khảo sát khảo sát ngày làm việc theo mẫu trong đó có theo dõi cả thời gian lãng phí do công nhân gây ra như: thời gian đến muộn đầu ca, nói chuyện, ngừng máy trước giờ, vào muộn giữa ca từ đó phân loại thời gian hao phí để điều chỉnh lại thời gian của từng loại và thông báo lại cho công nhân nhằm giảm tối đa thời gian lãng phí công nhân và xác định mức được chính xác hơn . Đồng thời Nhà máy cần điều chỉnh những mức quá cao hoặc quá thấp để đảm bảo cho việc tính đơn giá tiền lương được chính xác. 2. Hoàn thiện tổ chức phục vụ nơi làm vịêc, bố trí lao động và nghiệm thu sản phẩm. Nhìn chung có thể nói công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc được Nhà máy thực hiện tương đối tốt ở một số khâu như phục vụ nguyên vật liệu, năng lượng... cần được phát huy. Tuy nhiên trở lại ví dụ khảo sát bấm giờ ngày làm việc trên máy đóng bao Đức em thấy thời gian lãng phí kỹ thuật là máy hỏng vẫn còn cao và cũng hay sảy ra vì vậy nhà máy nên tăng cường công tác kiểm tra, bao dưỡng máy móc thiết bị hơn nữa cũng như khi có hỏng hóc cần cho công nhân sửa chữa kịp thời tránh thời gian chờ máy lâu đồng thời việc phục vụ nguyên liệu dù thời gian lãng phí không nhiều và ít sảy ra nhưng cũng cần khắc phục triệt để, bởi vì nhà máy sản xuất theo dây chuyền là chủ yếu nên một khâu dừng sẽ kéo theo toàn bộ dây truyền phải nghỉ như thế lãng phí sẽ rất lớn. Mặt khác với thời gian lãng phí kỹ thuật cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng sản phẩm công nhân sản xuất ra do khi máy hỏng người lao động sẽ phải ngừng làm việc.Vì vậy nó cũng ảnh hưởng đến số tiền lương mà người lao động nhận được. - Phân công hiệp tác lao động. Trong nhà máy, đa số máy móc thiết bị được bố trí theo dây chuyền là chủ yếu. Dây chuyền được chuyên môn hoá theo từng công đoạn, từng bước công việc vì vậy yêu cầu nơi làm việc phải được chuyên môn hoá rất cao. Quy trình công nghệ được chia ra nhiều bước cụ thể, do đó doanh nghiệp áp dụng phân công công việc theo công nghệ. Phân công lao động trong dây chuyền sắp xếp đúng người, đúng việc dựa trên tay nghề của công nhân góp phần nâng cao năng suất lao động, từng bước cải thiện thu nhập đảm bảo tốt hơn đời sống của lao động trong nhà máy. Do người công nhân trong chỉ đảm nhiệm một bước công việc nên đã nhanh chong tìm ra những thao tác thích hợp. Mặt khác nó tạo điều kiện cho việc sử dụng trang thiết bị chuyên dùng nhằm tiết kiệm lao động sống giảm mức độ nặng nhọc. Vì thế khi có sự thay đổi (thuyên chuyển ) người lao động từ vị trí (bộ phận) này sang vị trí (bộ phận) khác thì cần phải có kế hoạch đào tạo kịp thời để họ nhanh chóng theo kịp tốc độ làm việc với các công nhân khác trong dây chuyền . Với hiệu qủa của việc bố trí lao động hợp lý mang lại rất lớn, Nhà máy cần chú trọng hơn nữa việc xắp xếp lao động theo nguyên tắc có hiệu quả là cấp bậc công việc lớn hơn cấp bậc công nhân một bậc sẽ kích thích người lao động phấn đấu nâng cao tay nghề là tốt nhất hoặc là CBCV ngang bằng với CBCN tránh tình trạng người lao động có tay nghề cao làm công việc bậc thấp và ngược lại sẽ dẫn đến có tình trạng người thì không hoàn thành được nhiệm vụ, người thì không phát huy được khả năng của mình. Mặt khác phải kết hợp với việc theo dõi người lao động để phát hiện sở trường của từng người mà có điều chỉnh kịp thời. - Về nghiệm thu sản phẩm: Có thể nói việc tiến hành nghiệm thu sản phẩm được Nhà máy làm tương đối tốt, tuy nhiên để năng cao chất lượng hiệu của công tác này hơn nữa em nghĩ việc nghiệm thu kiểm tra phải được tiến hành liên tục thường xuyên trong mỗi ca nhằm phát hiện những trường hợp có nhiều sản phẩm không đạt yêu cầu để có biện pháp nhắc nhở, điều chỉnh. 3. Hoàn thiện hình thức trả lương sản phẩm tập thể. Việc áp dụng chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể nói chung và chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể mà Nhà máy đang thực hiện nói riêng đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Để khắc phục mặt hạn chế đó là: không khuyến khích được sự nỗ lực, nhiệt tình để tăng năng suất cá nhân cũng như có tình trạng ỷ lại lẫn nhau trong tổ theo em lên đưa thêm hệ số bình bầu A, B, C vào căn cứ trả lương cho mỗi công nhân, ngoài ra trong phương pháp chia lương ngày công – hệ số còn có hạn chế là không áp dụng rộng rãi cho công nhân không làm việc cả ngày, cũng như không thể hiện chính xác thời gian làm việc trong ngày bởi vì có thể trong thời gian người lao động không làm việc vẫn được tính trong ngày công đi làm nên chưa đảm bảo được tính chính xác của tiền lương. Vì thế Nhà máy lên áp dụng cách chia lương theo giờ hệ số. Cụ thể tính như sau: Đối với căn cứ để phân loại A, B, C thì có thể tuỳ theo tính chất công việc của từng tổ mà đưa ra. Ví dụ có thể có những tiêu chuẩn như : Đảm bảo thời gian làm việc theo quy định. Có sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Nhiệt tình, tích cực, nghiêm túc khi làm việc. Thực hiện tốt nội quy lao động không vi phạm kỷ luật. Có tinh thần hợp tác giúp đỡ nhau trong công việc... Sau đó tiến hành bình bầu, để phân loại công nhân với hệ số tương ứng là: Loại A : có Ha = 1,2 Loại B : có Hb = 1,0 Loại C : có Hc = 0,8 Tiếp theo cán bộ làm công tác chia lương sẽ tiến hành các bước sau: - Tính đơn giá của máy j: TLcbj ĐGj = Msl Trong đó: ĐGj : Đơn giá máy j. TLcbj : Tiền lương cấp bậc của cả tổ phụ trách máy j. Msl : Mức sản lượng của tổ phụ trách máy j. - Tiền lương tổ phụ trách máy j. TLj = ĐGj x Q Trong đó : TLj : Tiền lương của cả tổ phụ trách máy j. Q : Sản lượng thực tế của tổ phụ trách máy j. - Chia lương cho người lao động trong tổ: Bước 1: Xác định giờ công hệ số của từng người. Ghsij = Hcbij x Gttij x Habc Trong đó : Ghsij : Giờ công hệ số của công nhân i thuộc tổ phụ trách máy j . Hcbij: Hệ số cấp bậc công việc của công nhân i thuộc tổ phụ trách máy j Gttij : Số giờ làm việc thực tế của công nhân i thuộc tổ phụ trách máy j Habc : Hệ số xếp loại A, B, C . Bước 2: Xác định giờ công hệ số của cả tổ: Trong đó : S Ghsj : Tổng giờ công hệ số đã quy đổi của cả tổ. n : Số công nhân trong tổ. Bước 3 : Tính tiền lương cho một giờ quy đổi. TLj TLg = SGhsj Bước 4: Tiền lương mỗi người nhận được: TLttij = TLg x Ghsij Trong đó : TLttij : Tiền lương thực tế công nhân i thuộc tổ phụ trách máy j nhận được trong kỳ. Trở lại ví dụ tính lương cho công nhân thuộc tổ phụ trách máy cuốn Trung Quốc trong phần thực trạng áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm tập thể của Nhà máy. Nếu cuối tháng có đánh giá xếp loại công nhân như sau: Nguyễn Văn Hải loại A Lê Quang Tú loại C. Phan Thu Trà loại B. Ta có bảng tính lương cho ba công nhân theo phương pháp mới như sau: STT Họ và tên Hệ số CB Loại Habc Giờ làm việc tt Giờ hệ số Lương nhà máy Lương mới 1 2 3 Nguyễn Văn Hải Lê Quang Tú Phan Thu Trà 2,41 1,9 1,7 Ha = 1,2 Hc = 1,0 Hb = 0,8 192 176 192 555,2 334,4 261,12 1923259 1389907 1356656 2253000 1357052 1059770 Tổng 1150,7 4669822 4669822 Tính cụ thể tiền lương một giờ hệ số: 4669822 TLg = = 4058,17 đồng . 1150,72 Vậy nếu trả lương cho từng cá nhân theo phương pháp này sẽ thấy được sự tăng giảm của tiền lương mà người lao động nhận được tuỳ theo thái độ, tinh thần, ý thức trách nhiệm và hiệu quả công việc trong từng tháng. Tránh được tư tưởng ỷ lại lẫn nhau mà không cố gắng hết khả năng của mình. Tuy nhiên khi đưa ra các tiêu chuẩn xếp loại A,B,C cũng như khi bình bầu cần phải tham khảo ý kiến của cả tổ để tránh sự bất bình từ phía người lao động. 4. Hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm khoán. Với nhược điểm của hình thức trả lương theo sản phẩm khoán mà nhà máy đang áp dụng đó là: Khoảng cách giữa các hệ số thưởng theo em là nhỏ chưa thực sự khuyến khích người lao động. Chia thưởng chưa phù hợp. Sử dụng phương pháp ngày công hệ số để chia lương thưởng chưa phản ánh được chính xác thời gian làm việc thực tế của người lao động. Để khắc phục nhược điểm này theo em nhà máy lên áp dụng biện pháp sau: Trước hết điều chỉnh lại hệ số thưởng theo hướng. Loại A : Ha = 1,2. Loại B : Hb = 1,0. Loại C : Hc = 0,8. Khi tính giờ hệ số thưởng ta không nên tính hệ số cấp bậc công việc vào bởi vì nếu tính vào sẽ làm cho người công nhân thấy rằng việc được loại A hay C sẽ không mấy quan trọng do sự chênh lệch tiền thưởng lớn hay nhỏ chủ yếu phụ thuộc vào chênh lệch của cấp bậc công việc. Thay việc sử dụng phương pháp ngày công hệ số bằng phương pháp giờ – hệ số. Cụ thể áp dụng như sau: Trước hết lập bảng tổng hợp thời gian làm việc theo giờ của công nhân trong tháng. Tiếp theo ta chia thưởng: Bước 1: Tính giờ hệ số thưởng của từng người. Ghsti = Habc x Gtti Trong đó: Ghsti : Giờ công hệ số thưởng của công nhân i. Habc : Hệ số thưởng của công nhân i. Gtti : Số giờ làm việc thực tế của công nhân trong tháng. Bước 2: Tính tổng giờ công hệ số thưởng của toàn bộ công nhân hưởng lương khoán. Trong đó : S Ghst : Tổng số giờ công hệ số thưởng . n : Số công nhân trong phân xưởng hưởng lương khoán. Bước 3: Tính tiền thưởng cho một giờ công hệ số thưởng. Trong đó : T : Tiền thưởng của cả phân xưởng trong tháng. Tg : Tiền thưởng cho một giờ công hệ số thưởng. Bước 4: Tiền thưởng mà mỗi người nhận được. Ti = Tg x Ghsti Trong đó : Ti : Tiền thưởng người thứ i nhận được trong tháng. Trở lại ví dụ tính thưởng cho công nhân phân xưởng IV. Nếu tính thưởng theo phương pháp trên thì số tiền thưởng của mỗi người như sau: STT Họ và tên Hệ số thưởng Giờ công thực tế Giờ công hệ số thưởng Tiền thưởng Nhà máy Tiền thưởng mới 1 2 3 . . . 29 Nguyễn Kim Thoa Lê Thuý Nga Nguyễn Ngọc Tuấn Phạm Thị Dung Ha= 1,2 Hb= 1,0 Hb= 1,0 Hc= 0,8 192 192 184 184 230,4 192 184 147,2 144137 144746 175990 124843 165842 138202 132443 102355 Tổng 5536 3985000 3985000 Tiền thưởng cho một giờ công hệ số thưởng là Tg = 3.985.000 / 5536 = 719,8 đồng. So với cách tính trả thưởng của nhà máy thì áp dụng phương pháp tính trên đã giúp người lao động nhìn nhận rõ hơn tiền thưởng mình nhận được, nếu trước đây có tình trạng người công nhân có tay nghề cao nhưng trong tháng hoàn thành nhiệm vụ không tốt thì vẫn có thể được nhận tiền thưởng cao hơn người làm việc tốt điều này đã được khắc phục qua cách tính ở trên. Tính lương trả cho người lao động sau khi đã trích thưởng: Nhìn chung cách tính lương trả cho người lao động theo phương pháp giờ hệ số chỉ khác so với cách tính của Nhà máy là thay ngày công hệ số bằng việc nhà máy theo dõi thống kê thời gian làm việc của công nhân theo giờ để làm căn cứ trả lương, sau đó các bước được thực hiện tương tự như chia lương tới từng người lao động trong chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể mà em vừa kiến nghị ở phần trên. * Ngoài ra đối với việc trả lương theo thời gian, và trả lương theo sản phẩm tập thể ta còn có thể áp dụng các cách chia lương theo hướng dẫn ở công văn Số 4320/LĐTBXH- TL ban hành ngày 29/12/1998. Tuy nhiên nếu phương pháp này được sử dụng theo đúng trình tự, quy cách sẽ rất phức tạp và tỷ mỷ đòi hỏi người xây dựng quy chế trả lương vừa hiểu sâu về bản chất, vai trò, vị trí của từng công việc cũng như bản chất tiền lương .Nên theo em nhà máy có thể áp dụng phương pháp chia lương như đã trình bày ở phần trên mà vẫn đảm bảo được tính công bằng và có tác dụng tạo động lực của tiền lương. III. Các kiến nghị có liên quan nhằm hoàn thiện các hình thức trả công . 1. Nâng cao chất lượng lao động và tinh giảm lao động quản lý: Đối với cán bộ quản lý Nhà máy nên thường xuyên cử đi học các lớp bồi dưỡng, dưới các hình thức ngắn hạn, dài hạn hoặc nhà máy có thể bố trí địa điểm và mời giáo viên về dậy. Đồng thời nội dung đào tạo cần chú trọng bổ sung những kiến thức hiện đại về các mặt quản lý kinh tế kỹ thuật cho phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ. Qua bảng cơ cấu lao động theo độ tuổi, nhìn chung người lao động có độ tuổi tương đối cao vì vậy Nhà máy cũng cần chú trọng vào việc đào tạo đội ngũ công nhân trẻ kế cận có tay nghề cao, sức khoẻ tốt để trong tương lai thay thế những lao động đến tuổi về hưu, đáp ứng điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh. Việc đào tạo và bồi dưỡng tay nghề cho công nhân nếu trong trường hợp không có khả năng tổ chức các lớp thường xuyên thì tăng cường hình thức kèm cặp tại chỗ. Làm tốt công tác này sẽ có tác dụng nâng cao năng xuất lao động ở tất cả các khâu, các bộ phận và có thể sẽ giảm được nhu cầu tuyển lao động từ đó tăng đơn giá tiền lương và thu nhập cho toàn thể CBCNV nhà máy. Riêng điều kiện làm việc của bộ phận lao động quản lý: hiện nay em thấy mới có một số phòng ban được trang bị máy vi tính nhưng số lượng còn ít và còn lại chủ yếu là không có vì thế nhà máy nên trang bị thêm. Có được máy móc này sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc quản lý nhanh gọn cũng như mỗi ngưối có thể đảm nhận khối lượng công việc lớn hơn, trên cơ sở đó xem xét tinh giảm lao động quản lý tiết kiệm chi phí tiền lương. 2. Kỷ luật lao động. Đối với bất cứ cơ sở sản xuất nào cũng đòi hỏi người lao động phải thực hiện nghiêm chỉnh kỷ luật lao động. Đặc biệt Nhà máy sản xuất theo dây truyền là chủ yếu lên vấn đề này đòi hỏi được đặt lên hàng đầu. Đối với từng công nhân, tổ phải tăng cường hơn nữa kỷ luật lao động, biến nó thành sự tự giác chấp hành của người lao động.Trong quá trình xem xét, theo dõi việc thực hiện kỷ luật nếu phát hiện vi phạm cần có biện pháp nhắc nhở và xử lý kịp thời, tránh hiện tượng tái phạm và hạn chế được thiệt hại. 3. Tổ chức chỉ đạo sản xuất: Các cấp quản lý phải luôn cố gắng trong việc tìm ra hướng đi mới, đúng đắn. Cải tiến cách quản lý, tổ chức trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện hơn nữa cho mọi đơn vị cấp dưới phát huy tính sáng tạo. Duy trì thường xuyên công tác báo cáo các đội, xưởng với Nhà máy. Thực hiện quy định quản lý chất lượng của Nhà máy. Phòng KCS kiểm tra giám sát chặt chẽ nghiệm thu chất lượng sản phẩm ngay ở nơi làm việc. Để chỉ đạo sản xuất tốt nhà máy cần lên kế hoạch sản xuất cụ thể trong từng giai đoạn. Sau khi có kế hoạch sản xuất cụ thể nhà máy phải quản lý giám sát thời gian lao động của công nhân trong từng bộ phận sản xuất, để có kế hoạch cân đối số lượng công nhân đảm bảo tiết kiệm lao động sống. Trên đây là một số giải pháp và kiến nghị của em nhằm năng cao hiệu quả của các hình thưc trả lương đang áp dụng tại Nhà máy thuốc lá Thăng Long. Kết luận: Sau hơn ba năm học tập và nghiên cứu tại trường Kinh tế quốc dân em được các thầy giáo, cô giáo trang bị cho nhiều kiến thức rất bổ ích đặc biệt về chuyên ngành quản trị nhân lực trong đó có vấn đề tiền lương đã giúp em có được cơ sở lý luận vững chắc để phân tích đánh giá thực trạng của các tổ chức nói chung và nhà máy thuốc lá Thăng Long nói riêng. Qua tìm hiểu thực tế áp dụng các hình thức trả lương tại Nhà máy đồng thời được sự gợi ý của của cán bộ, giáo viên hướng dẫn em đưa ra một số biện pháp hoàn thiện phương pháp trả lương theo thời gian, sản phẩm tập thể, sản phẩm khoán. Ngoài ra có một số kiến nghị khác như: nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên, tinh giảm lao động quản lý, tăng cường kỷ luật lao động nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy. Trên đây là một vài ý kiến riêng của em đưa ra, tuy nhiên những ý kiến này còn dựa trên cơ sở lý thuyết mà em học nên sẽ không tránh khỏi những hạn chế. Em mong rằng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy cô để bài viết có ý nghĩa hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà nội, ngày 28 tháng 4 năm 2003 Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Thanh Nhàn Danh mục tài liệu tham khảo. 1. Đổi mới cơ chế và chính sách quản lý lao động tiền lương trong nền kinh tế thị trường ở nước ta – PGS.TS Tống Văn Đường –NXB chính trị quốc gia 1995. 2. Giáo trình quản trị nhân lực – PGS.TS Phạm Đức Thành. 3. Key David HRM – 1996. 4. Phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường – Mai Ngọc Cường, Đỗ Đức Bình. 5. Tìm hiểu chế độ tiền lương mới – NXB Chính trị quốc gia – Hà Nội 1993. 6. Quản trị nhân sự – Nguyễn Hữu Thân. 7. Tạp chí thông tin thị trường lao động “Một vài ý kiến về vấn đề trả công lao động trong nền kinh tế thị trường” số 5/2002. 8. Các tài liệu có liên quan của Nhà máy thuốc lá Thăng Long. 9. Một số luận văn khoá 40. 10. Một số văn bản quy định về tiền lương của Nhà nước. Mục lục Trang Lời nói đầu: 1 ChươngI: cơ sở Lý luận về tiền lương,tiền công I. Tiền lương: 3 1. Khái niệm tiền lương, tiền công: 3 1.1. Khái niệm tiền lương: 3 1.2. Khái niệm tiền công: 3 2. Khái niệm tiền lương tối thiểu: 3 2.1. Tiền lương tối thiểu: 3 2.2. Tiền lương tối thiểu áp dụng trong doanh nghiệp Nhà nước. 4 3. Vai trò của tiền lương, tiền công. 4 3.1. Vai trò của tiền lương,tiền công đối với người lao động: 4 3.2. Vai trò của tiền lương đối với doanh nghiệp: 5 4. Các nguyên tắc, yêu cầu của trả lương, công trong doanh nghiệp: 5 4.1. Trả lương ngang nhau cho công việc có giá trị như nhau: 5 4.2. Đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động nhanh hơn tốc dộ tăng tiền lương: 6 4.3. Đảm bảo duy trì nhân viên giỏi và thu hút nhân viên: 6 II. Các hình thức trả lương, trả công. 6 1. Hình thức trả lương theo thời gian: 6 1.1. Khái niệm trả lương theo thời gian: 6 1.2. Đối tượng áp dụng hình thức trả lương theo thời gian: 7 1.3. Ưu điểm, nhược điểm của hình thức trả lương theo thời gian: 7 1.4. Các dạng (chế độ) trả lương theo thời gian: 7 1.4.1. Chế độ trả lương theo thời gian đơn giản: 7 1.4.2. Chế độ trả lương theo thời gian có thưởng: 9 1.5. Một số điều kiện trả lương theo thời gian có hiệu quả: 9 2. Hình thức trả lương theo sản phẩm: 10 2.1. Khái niệm trả lương theo sản phẩm: 10 2.2. Ưu điểm, nhược điểm của hình thức trả lương theo sản phẩm: 10 2.3. Các điều kiện cần đảm bảo khi sử dụng hình thức trả lương theo sản phẩm: 11 2.4. Các chế độ trả lương theo sản phẩm: 11 2.4.1. Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân: 11 2.4.2. Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể: 11 2.4.3. Chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp: 15 2.4.4. Chế độ trả lương theo sản phẩm khoán: 16 2.4.5. Chế độ trả lương theo sản phẩm có thưởng: 17 2.4.6. Chế độ trả lương theo sản phẩm lũy tiến: 18 Chương II: Thực trạng áp dụng các hình thức trả lương,trả công tại Nhà máy thuốc lá Thăng Long I. Đặc điểm chung của Nhà máy thuốc lá Thăng Long: 21 1. Quá trình hình thành và phát triển Nhà máy: 21 1.1. Quá trình hình thành Nhà máy: 21 1.2. Quá trình phát triển Nhà máy: 21 2. Đặc điểm của hệ thống tổ chức bộ máy quản lý: 23 3. Tình hình đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Nhà máy: 29 4.1. Đặc điểm về sản phẩm và sản xuất kinh doanh: 29 4.2. Đặc điểm về nguyên vật liệu: 30 4.3. Đặc điểm về máy móc thiết bị: 31 4.4. Quy trình công nghệ sản xuất thuốc lá: 33 5. Đặc điểm về lao động của Nhà máy: 36 6. Kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy: 40 II. Thực trạng áp dụng các hình thức trả lương trả công tại Nhà máy thuốc lá Thăng Long: 41 1. Quy chế trả lương tại Nhà máy: 41 2. Sự hình thành quỹ lương: 42 3. Các hình thức trả lương, trả công áp dụng tại Nhà máy: 43 3.1. Hình thức trả lương theo thời gian: 43 3.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm: 47 3.2.1. Hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân: 47 3.2.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm tập thể: 49 3.2.3Hình thức trả lương theo sản phẩm khoán: 53 3.3. Các điều kiện của trả công theo sản phẩm: 60 3.3.1. Công tác định mức của Nhà máy: 60 3.3.2. Tổ chức phục vụ nơi làm việc: 65 3.3.3. Thống kê, nghiệm thu chất lượng sản phẩm: 65 3.3.4. ý thức trách nhiệm của người lao động: 66 4. Một số kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong việc áp dụng các hình thức trả công tại Nhà máy: 66 Chương III: một số Kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các hình thức trả lương, trả công tại nhà máy thuốc lá thăng long. I. Hoàn thiện hình thức trả lương theo thời gian: 68 1. Phân công bố trí lại một số vị trí làm việc của lao động quản lý: 68 2. Hoàn thiện hình thức trả lương theo thời gian: 73 II. Hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm: 75 1. Hoàn thiện công tác định mức lao động: 75 2. Hoàn thiện tổ chức phục vụ nơi làm việc, bố trí làm việc và nghiệm thu sản phẩm: 76 3. Hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm tập thể: 77 4. Hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm khoán: 80 III. Các kiến nghị có liên quan nhằm hoàn thiện Các hình thức trả công . 83 1. Nâng cao chất lượng lao động và tinh giảm lao động quản lý: 83 2. Kỷ luật lao động: 84 3. Tổ chức chỉ đạo sản xuất: 84 Kết luận: 85

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQ0021.doc
Tài liệu liên quan