Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu tại công ty cổ phần Giầy Hà Nội

Hiệu quả kinh tế của nền sản xuất xã hội phản ánh việc sử dụngcc nguồn lực xã hội trong sản xuất thông qua các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đặc trưng được xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa các chỉ tiêu phản ánh kết quả đạt được với chỉ tiêu phản ánh chi phí đã bỏ ra hoặc nguồn lực được huy động vào sản xuất 2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả gia công xuất khẩu 2.1. Tỷ xuất lợi nhuận trên tổng doanh thu trong 1 năm của công ty 2.2. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng giá trị sản xuất công nghiệp 2.3. Chỉ tiêu tốc độ chu chuyển vốn trên một năm 3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu

doc67 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1235 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu tại công ty cổ phần Giầy Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g bộ như: Dây chuyền sản xuất giầy nữ mới nhập năm 1996, hiện còn 70% giá trị còn lại, dây truyền sản xuất túi cặp cao cấp của ý nhập năm 1996, giá trị còn lại đạt 80% dây truyền bồi vải cắt viền nhập năm 1998, giá trị còn lại đạt 905. Về máy móc công nghệ sản xuất nói chung hiện có của Công ty tuy chưa nhiều nhưng ngay từ khi chuyển đổi sang Công ty cổ phần giầy Hà Nội, được 3 năm đến nay có thể coi là một nguồn tải sản tự có và ngày càng được nâng cấp dần. Một trong những thành tựu quan trọng mà Công ty đạt được trong những năm gần đây là Công ty đã tự mình đặt quan hệ trực tiếp với khách hàng, hầu hết c đơn đặt gia công của nước ngoài được ký kết trực tiếp với Công ty mà không trải qua một bươchính sách trung gian nào. Có được thành tựu này là do Công ty đã thực sự lớn mạnh trên thị trường đồng thời do nổ lực bản thân Công ty trong công tác thâm nhập thị trường, tìm kiếm nguồn khách hàng tiềm năng, tạo dựng uy tín cho mình và phát huy sức mạnh cạnh tranh trong ngành giầy da Việt Nam và trên thị trường quốc tế. Những khách hàng thường xuyên đặt gia công của Công ty có thể kể đến như ý, Nhật, Hàn Quốc, ALGIERIA. Tính đến năm 2001, tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty đã đạt đến 4229,230 ngàn USD, trong khi đó kim ngạch nhập khẩu chủ yếu là nguyên vật liệu, bán thành phẩm đạt 2663,267 ngàn USD. Thông qua tổng kim ngạch xuất nhập khẩu có thể thấy lợi nhuận của Công ty đạt tương đoío cao, cụ thể vào khoảng 265 triệu đồng. Đây là thành tựu đáng kể góp phần thúc đẩy sự phát triển của Công ty. Bên cạnh những thành tựu đó còn phải kể đến tổng sản phẩm được sản xuất hàng năm hay tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Đến năm 2001, tổng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 42644,664 triệu đồng, một con số khổng lồ từ trước đến nay. Điều này chứng tỏ nền sản xuất của Công ty ngày càng hiệu quả và càng có nhiều hợp đồng đặt gia công hơn. Cụ thể về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty được thể hiện trong bảng 4. Do tổng giá trị sản xuất công nghiệp cao dẫn đến doanh thu lớn theo đó lợi nhuận của Công ty tăng làm thu nhập của cán bộ công nhân viên cũng dẫn được cải thiện. Với mức thu nhập bình quân đầu người là khoảng 600.000/người/tháng, đây là con số tuy còn thấp nhưng với tình hình thực tế của Công ty thì không phải Công ty nào cũng đạt được. Tuy chưa có được sự lớn mạnh thực sự nhưng với những thành tựu đã đạt được là cả một sự nổ lực vươn lên của Công ty trong bối cảnh nền kinh tế thị trường còn rất mới mẻ ở nước ta. Kết quả này chính là động lực để Công ty phát huy hết nguồn lực tiềm năng của mình góp phần vào công cuộc tăng trưởng phát triển nền kinh tế và gây dựng những thành tựu to lớn hơn nữa. III. Thực trạng Nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu của Công ty cổ phần giầy Hà Nội. 1. Tình hình gia công xuất khẩu của Công ty xuất khẩu giầy Hà Nội. 1.1. Về cơ cấu sản phẩm và hoạt động sản xuất. Trong 3 năm vừa qua ngay khi chuyển sang Công ty cổ phần giày Hà Nội, kể từ năm 1999, Công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể trong hoạt động gia công xuất khẩu. Đặc biệt là sự chuyển đổi về cơ cấu sản phẩm, thay thế những sản phẩm chất lượng thấp bằng những sản phẩm cao cấp, có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường đồng thời chuyển dịch từ sản phẩm phục vụ quốc phòng và sản phẩm nội địa sang hầu hêtải sản là sản phẩm xuất khẩu. Cụ thể, cơ cấu sản phẩm của Công ty có sự chuyển biến rõ rệt như những năm trước năm 1999, Công ty thường sản xuất những sản phẩm cấp thấp, chủ yếu tiêu thụ trong nước như giầy thể thao, bóng đá bóng chuyền giầy dép nội địa. Tính đến hết năm 2001 Công ty đã loại bỏ những sản phẩm này và thay vào đó là các sản phẩm cấp cao, có giá trị xuất khẩu như: giầy nam, cặp túi Hàn Quốc, dây lưng da.. với số lượng ngày càng được cải thiện và lượng đơn đặt gia công cũng ngày càng được cải thiện và lượng đơn đặt gia công cũng ngày càng tăng. Chỉ tính riêng năm 2000 Công ty bắt đầu đi vào sản xuất thêm sản phẩm giầy nam với số lượng 8500 đôi, dây lưng da 88.613 chiếc đến năm 2001 Công ty đã sản xuất hai loại sản phẩm này với số lượng tăng tương ứng là 19000 đôi và 200.000 chiếc. Đây là kết quả đáng khích lệ góp phần thúc đẩy Công ty chuyển dịch dần sang sản xuất những sản phẩm cao cấp với quy mô ngày càng lớn, chất lượng này càng cao. Ngoài ra Công ty vẫn còn giữ lại những sản phẩm cao cấp đã chuyển đổi từ trước năm 1999 vẫn đảm bảo về mặt chất lượng cũng như về mặt phù hựop với nhu cầu thị trường như: giầy nữ, cặp túi cao cấp, găng tay da.. với số lượng tăng dần qua các năm, cơ cấu sản phẩm được thể hiện trong bảng sau. Bảng 4: Tổng hợp cơ cấu sản phẩm năm 1999 – 2001 TT Chỉ tiêu Đơn vị 1999 2000 2001 1 Túi Hàn Quốc Chiếc 622935 298019 2 Giầy thể thao, dép Đôi 14.680 3 Găng tay Đôi 85.554 104960 4 Giầy nam Đôi 8500 19000 5 Cặp túi Chiếc 174.627 13536 6 Dây lưng da Chiếc 88613 2000 7 Giày nữ Đôi 357.910 537687 391035 8 Cặp túi cao cấp Chiếc 37.623 87691 116376 9 Mũ, đế lắp ráp giầy Đôi 27610 88613 149625 Nguồn: Phòng kế hoạch – xuất nhập khẩu Qua bảng cho thấy chủng loại sản phẩm của Công ty rất phong phú và đa dạng, đáp ứng được nhu cầu của thị trường cũng như các nước đặt gia công. Đặc biệt các sản phẩm mang phong cách ý, Hàn Quốc ngày càng được ưu chuộng cả ở thị trường trong và ngoài nước. Hiểu rõ về điều này, Công ty cũng chú trọng đến lợi thế điểm mạnh của mình và ngày càng đẩy mạnh những thế mạnh tiềm năng thông qua việc lập riêng ra những xưởng chuyên sản xuất sản phẩm của ý, xưởng Hàn Quốc. Để có được thành tựu này, Công ty đã phải bỏ ra không ít công sức để học hỏi kinh nghiệm sản xuất và thâm nhập cũng như tìm kiếm bạn hàng, thị trường trực tiếp. Đây cũng là kết quả đáng khích lệ trong sự nghiệppt của Công ty. b. Hoạt động sản xuất: Hoạt động sản xuất của Công ty được phân công lao động rõ rệt theo từng khâu từng phân xưởng sản xuất được chuyên môn hoá. Do tài chính về chủng loại sản phẩm nên đã hình thành các xưởng riêng chỉ chuyên môn làm về sản phẩm thuộc chủng loại nhất định. Có thể kể đến các phân xưởng ứng với từng loại sản phẩm như phân xưởng ý, chuyên sản xuất các sản phẩm giá ý và các sản phẩm gia công thuê theo đơn đặt hàng của ý. Phân xưởng Hàn Quốc, chuyên môn sản xuất các sản phẩm của Hàn Quốc. Ngoài ra còn có các xưởng cắt, xưởng may thực hiện chức năng cắt, ghép các nguyên vật liệu, bán thành phẩm, tạo dáng tạo hình sản phẩm. Quá trình sản xuất trong Công ty từ khi chuyển sang Công ty cổ phần đến nay, diễn ra thường xuyên mà luôn đảm bảo đúng tiến độ giao hàng, đồng thời đảm bảo về mặt chất lượng sản phẩm. Năng suất lao động cũng dần được nâng cao do Công ty chú trọng hơn về tay nghề cũng như trình độ sản xuất của công nhân. 1.2. Về doanh thu và lợi nhuận. Trong 3 năm vừa qua, tổng giá trị sản xuất công nghiệp có những bước tăng trưởng nhảy vọt. Đặc biệt là năm 2000 so với năm 1999, tốc độ tăng trưởng đạt tới tỷ lệ 120% vượt chỉ tiêu, kế hoạch đã đề ra của Công ty. Cụ thể năm 2000 tổng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 12098 nghìn đồng trong khi năm 1999 chỉ giữ ở ứmc 36074,939 nghìn đồng. Tuy nhiên năm 2001 lại có dấu hiệu chững lại, tổng giá trị sản xuất công nghiệp chỉ đạt 42644,664 ngàn đồng, tỷ lệ tăng trưởng so với năm 2000 là 101,30%, một con số khiêm tón trong quá trình hoạt động của Công ty, thể hiện sự giảm sút về tốc độ tăng trưởng và thâm hụt so với kế hoạch đã đề ra. Nguyên nhân của sự giảm sút ngày là do kim ngạch xuất khẩu của năm 2001 thấp hơn so với năm 2000. Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu đạt 4617,07 ngàn USD thì năm 2001 chỉ đạt 4229,230 ngàn USD. Sự giảm sút về kim ngạch xuất khẩu này thể hiện rằng năm 2000 Công ty có nhiều hợp đồng đặt gia công hơn so với năm 2001. Chính vì vậy có ít đơn đặt hàng hơn dẫn đến quá trình sản xuất ngừng trệ, dư thừa nguồn lực làm tổng giá trị sản xuất công nghiệp theo đó cũng giảm. Trên thực tế doanh thu sản xuất kinh doanh của Công ty được chia làm 2 loại, đó là doanh thu sản xuất kinh doanh không có nguyên liệu gia công và doanh thu sản xuất kinh doanh có nguyên liệu gia công. nhìn chung về tổng doanh thu của Công ty trong 3 năm vừa qua cũng có sự biến động không ngừng. Điều này cũng được thể hiện thông qua tổng giá trị sản xuất công nghiệp và kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Có thể biểu diễn doanh thu và giá trị sản xuất công nghiệp của Công ty trong 3 năm vừa qua trên biểu đồ. Biểu đồ 1: Giá trị sản xuất công nghiệp và tổng doanh thu thời kỳ 1999 - 2001 Tỷ đồng 80 64,177172 76,16546 42,098 74,8991 42,644664 40 36,074.939 0 1999 2000 2001 Năm Tổng giá trị sản xuất công nghiệp Tổng doanh thu Sự tăng trưởng đáng kể của năm 2000 so với năm 1999 và sự giảm sút của năm 2001 so với năm 2000 chứng tỏ một thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty thường xuyên biến động gia công thuê, chính vì vậy mà quá trình sản xuất gia công phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thị trường, tức là phụ thuộc vào số lượng đơn đặt gia công và quy mô của nó. Để tháo gỡ tình trạng này, đòi hỏi Công ty phải có biện pháp tích cực trong khâu thu hút thị trường và nguồn khách hàng tiềm năng. Doanh thu là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Do đó sự biến dodọng về doanh thu cũng là nguyên nhân dẫn đến sự biến động của lợi nhuận. Cùng với sự tăng nhảy vọt về doanh thu của năm 2000 so với năm 1999 lợi nhuận đạt 167,23 triệu đồng thì năm 2000 đạt 261,58 triệu đồng, tăng gấp 2 lần. Tuy nhiên năm 2001 lại thể hiện sự giảm sút lợi nhuận chỉ đạt 233,47 triệu đồng. Nhìn chung trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, lợi nhuận chưa cao dẫn đến khó khăn cho quá trình mở rộng quy mô cũng nhưg nâng cấp và phát triển hoạt động gia công xuất khẩu. 1.3. Về thị trường và kim ngạch xuất khẩu. a. Thị trường xuất nhập khẩu. Trong thời gian qua, thị trường chủ yếu của Công ty là Châu Âu, Hàn Quốc, ý, Liên Xô... đây là những khách hàng quen thuộc, thường xuyên có đơn đặt hàng đến Công ty và doanh thu, cũng như lợi nhuận mà Công ty thu được cũng chủ yếu từ thị trường các nước này. Vì tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là gia công thuê do đó Công ty không tham gia vào quá trình phân phối sản phẩm trực tiếp mà chỉ nhận nguồn nguyên vật liệu từ những nước đặt gia công, sau đó sản xuất ra sản phẩm và trả lại cho nước đặt gia công đó. Việc phân phối sản xuất trực tiếp đến tay người tiêu dùng do bên thuê gia công đảm nhiệm. Chính vì vậy mà dễ hiểu vì sao Công ty không có được những thị trường rộng lớn và công tác tìm kiếm thâm nhập thị trường cũng rất hạn chế. Về vấn đề thị trường, đối vớii Công ty chỉ quan tâm đến những đối tác đặt gia công, vì vậy công tác thị trường của Công ty là tìm kiếm các đối tác thuế gia công là chủ yếu. Cho đến nay Công ty vẫn chưa có phòng Marketing, cũng chưa đưa ra một hình thức quảng cáo, khuếch trương nào để có thể thu hút các nhà đầu tư cũng như các đối tác có khả năng hợp tác và trở thành bạn hàng của Công ty. Đây là một sự thiếu sót đáng kể, bởi để có thể phát triển thị trường, tìm kiếm thêm bạn hàng thì Công ty cần thiết phải có phòng Marketing để chủ động thu hút nguồn khách hàng tiềm năng, mở rộng thị trường. Việc tìm hiểu thị trường cũng rất cần thiết bởi mỗi thị trường ở mỗi nước cũng có quy mô, tính chất khác nhau và theo đó sản phẩm cũng có sự khác biệt rõ rệt. Hiện nay đối với thị trường ý, và Hàn Quốc, Công ty chủ yếu gia công về các sản phẩm túi, cặp da cao cấp, trong khi đó đối với thị trường châu Âu và Nhật thì Công ty chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm giầy da và găng tay. Những nước đặt gia công thường xuyên của Công ty theo hình thức giao nguyên vật liệu và nhận thành phâMarketing, boa gồm cóThái Lan, Hàn Quốc, Italia. Đây cũng chính là nguồn nhập nguyên vật liệu chủ yéu của Công ty. Mảng thị trường này nhìn chung vẫn nhỏ, chưa đáp ứng hết năng lực sản xuất cũng như trình độ phát triển của Công ty. b. Kim ngạch xuất nhập khẩu. Hoạt động nhập khẩu theo hình thức gia công thuê là hoạt động chủ yếu của Công ty. Kể từ năm 1982 trở đi là thời kỳ khởi sắc trong quá trình kinh doanh ngoại thương của Công ty. Đến nay, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ngày càng tăng về quy mô và cơ cấu. Kim ngạch xuất nhập khẩu ngày càng tăng về quy mô và cơ cấu. Kim ngạch xuất nhập khẩu ngày càng tăng về quy mô và cơ cấu. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty được thể hiện dưới bảng sau. Bảng 5: Tổng hợp tình hình xuất nhập khẩu thời kỳ 1999 - 2001 Chỉ tiêu Luỹ kế đến hết tháng báo cáo 1999 Luỹ kế đến hết tháng báo cáo 2000 Luỹ kế đến hết tháng nghiên cứu 2001 Số lượng Thành giá Cước phí Số lượng Thành giá Cước phí Số lượng Thành giá Cước phí a- Tổng kim ngạch xuất khẩu 4229,230 534,611 Italy 1001,1 130,973 1253,909 151,030 1712,593 181,817 Châu Âu 150,27 383,187 2067,677 220,929 1733,178 237,522 Liên Xô (trả nợ) Nhật Hàn Quốc 1691,589 265,139 1254,335 231,996 Algerla (trả nợ) 783,459 135,242 (Mặt hàng/nước) Túi/ Italy 57799 856,967 101,156 87691 1189,353 129,216 140703 1687,378 171,232 Găng/ Italy 137185 115,233 29,318 104900 69,922 21,989 508000 25,215 10,615 Giầy nữ/ Châu Âu 418681 1796,275 353,184 535187 2067,877 290,929 435229 1733,178 237,522 Găng/Châu Âu Túi/ Hàn Quốc 196190 1681,589 265,139 622935 1054,325 231,996 308134 703,959 135,242 Mũ giầy/ Nhật Giầy TT /Algerla b. Tổng kim ngạch NK 2455,686 1962,814 266,267 (Mặt hàng/nước) Nhập NL gia công túi. Hàn Quốc 749,516 959,849 Nhập nhiên liệu gia công túi/ Italy 930,63 251,922 1516,500 Nhập NL gia công giầy/T.Lan 164,855 949,220 654,873 Nhập kinh doanh 13,695 652,172 32,045 Qua bảng tổng hợp tình hình xuất nhập khẩu của Công ty ta có thể thấy. Tổng kim ngạch xuất khẩu cảu năm 1999 đạt 4479,564 ngàn USD, một số kỷ lục từ trước đến nay, trong khi đó năm 2000 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 42098 ngàn USD, tăng hơn so với năm 99 là 110%. Điều này thể hiện dấu hiệu đi lên của kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên năm 2001 với tổng kim ngạch xuất khẩu là 4229,23 ngàn USD giảm so với năm 2000 và vẫn còn thấp hơn năm 1999 có thể thaýa được sự giảm sút trong kim ngạch xuất khẩu trong thời kỳ 2000-2001, nguyên nhân do số lượng đơn đặt hàng giảm điều này thông qua tổng kim ngạch nhập khẩu. Năm 2000 tổng kim ngạch nhập khẩu là nhỏ nhất so với năm 1999 và năm 2001 chứng tỏ số lượng đơn đặt gia công của năm 2000 là nhỏ nhất, tuy vậy sản phẩm sản xuất ra lại xuất khẩu đi với số lượng lớn nhất. Điều này còn phụ thuộc nhiều yếu tố, đặc biệt là yếu tố hàng tồn kho. Chính vì sản phẩm tồn kho nhiều dẫn đến tình trạng nhập nguyên vật liệu nhiều nhưng xuất sản phẩm đi ít. Trên bảng tổng hợp tình hình xuất nhập khẩu cũng thể hiện rõ về cơ cấu xuất nhập khẩu của Công ty đối với từng sản phẩm, từng nước, khu vực khác nhau, chỉ tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu thể hiện những nước, thị trường tiêu thụ sản phẩm do Công ty sản xuất ra. ở đây bao gồm cả việc tiêu thụ trực tiếp và gián tiếp thông qua các khâu trung gian nước ngoài. Chỉ tiêu tổng kim ngạch nhập khẩu cho biết những nước cung cấp nguyên vật liệu cho Công ty, tức những nước đặt gia công, bao gồm Itlia, Hàn Quốc, Thái Lan. Nhìn chung về cơ cấu sản phẩm xuất nhập khẩu không có sự biến động mà thường giữ nguyên chủng loại sản phẩm đối với từng thị trường nhất định. Bên cạnh đó lại thường xuyên có sự biến động về số lượng các sản phẩm xuất nhập khẩu ở mỗi nước, mỗi thị trường trong từng năm. Chính sự biến động này dẫn đến sự thay đổi, tăng giảm về tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. 2. Thực trạng hiệu quả gia công xuất khẩu ở công ty Cổ phần giày Hà Nội. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 1999 đến nay, Công ty đã đạt được nhiều kq quan trọng, góp phần thúc đẩy sự tiến triển mạnh mẽ trong hoạt động gia công xuất khẩu của mình, đồng thời mở rộng về quy mô sản xuất cũng như quy mô thị trường và nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Về vốn, hiện tại Công ty nắm giữ trong tay một lượng vốn đáng kể được đưa vào thực hiện trong các hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung cũng như hoạt động gia công xuất khẩu nói riêng. Tổng số vốn thực hiện của Công ty, tính đến năm 2001 đã đạt tới 11,744 tỷ đồng, một con số tuy chưa phải là lớn nhưng nếu so với quy mô va tính chất hoạt động cũng như tình hình thực tế thì đây là con số đáng kể. Bên cạnh đó tốc độ chu chuyển hàng hoá, hay vòng quay vốn đạt tới 7 lần/năm, cho thấy hoạt động chu chuyển hàng hoá trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là khá lớn. Với tốc độ này, Công ty có khẳ năng thu hồi vốn nhanh để tiếp tục đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh tránh tình trạng ứ đọng vốn, theo đó hiệu quả sản xuất kinh doanh được đẩy mạnh hơn. Kết quả này không phải nghiễm nhiên và có được, đó là nỗ lực đẩy nhanh hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đồng thời là những bước đột phá nâng cao về uy tín cũng như hoạt động của mình trên trường quốc tế. Cũng có thể kể đến vố cố định của Công ty, năm 2001 vốn cố định là 4098,52 triệu đồng, một tỷ lệ tương đối lớn trong tổng số vốn thực hiện của Công ty. Con số này đảm bảo cho Công ty có khả năng hoạt động về lâu dài, có thể nâng cấp về công nghệ sản xuất, cũng là điều kiện dẫn tới sự ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Hiện tại Công ty đang nắm giữ 590 máy móc thiết bị sản xuất, cùng tổng đội ngũ cán bộ nhân viên là 764 người, đã được chọn lọc và nâng cao chất lượng về cả trình độ lẫn tay nghề sản xuất. Xét về tính chất công việc cũng không đòi hỏi công nhân trong Công ty phải có trình độ cao, tuy vậy về tay nghề, bậc thợ cũng càn đến một mức độ nhất định nào đó, lao động của Công ty phần lớn là nữ đã phù hợp thích nghi với công việc sản xuất và đã được học hỏi, đào tạo cơ bản về chuyên môn. Bộ máy quản lý của Công ty cũng dần được tinh giảm và nâng cấp cho phù hợp với cơ cấu cũng như tổ chức của Công ty. Để đạt được kết quả này là cả một quá trình học tập kinh nghiệm cũng như sự cố gắng không ngừng của bản thân Công ty trong nền kinh tế thị trường vốn dĩ còn đang rất mới mẻ tại Việt Nam. Trong cơ chế mở cửa nền kinh tế thị trường, có sự tham gia của nhiều nhân tố nước ngoài, Công ty cũng nắm bắt được ưu điểm này và tiến hành hợp tác, kinh doanh với các doanh nghiệp nước ngoài. Cụ thể, Công ty đã có mối quan hệ hợp tác kinh doanh chặt chẽ với Italia, Thái Lan, Hàn Quốc, đây là những thị trường tương đối ổn định và là bạn hàng rất triển vọng đối với Công ty. Sản phẩm của Công ty đã được tiêu thụ tại rất nhiều nước trên thế giới đặc biệt là Châu Âu và các nước Nhật, Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan... và còn tới cả Châu Phi như Algieria. Tổng kim ngạhc xuất khẩu nhập khẩu của Công ty năm 2001 với 6892,497 ngàn USD trong đó xuất khẩu 4229,230 ngàn USD, nhập khẩu 2663,267 ngàn USD. Tuy nhiên nếu xét về cán cân xuất nhập khẩu thì phải kể đến năm 2000, trong năm 2000 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt tới 4617,07 ngàn USD, nhập khẩu chỉ đạt 1952,81 ngàn USD. Qua đó có thể thấy năm 2000 Công ty đã xuất siêu với chỉ tiêu thực hiện là 2664,26 ngàn USD. Sự xuất siêu này cũng ảnh hưởng lớn đến tổng doanh thu và lợi nhuận của Công ty. Có thể thể hiện các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của Công ty trên bảng sau: Bảng 6: Tổng hợp tình hình thực hiện các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của Công ty thời kỳ 1999-2001 STT ĐVT 1999 2000 2001 1 Giá trị sản xuất công nghiệp Triệu đồng 36074,939 42098,00 42644,664 2 Doanh thu sản xuất kinh doanh Triệu đồng 64177,172 76165,46 74899,100 3 Lợi nhuận Triệu đồng 167,23 261,58 233,470 4 Kim ngạch xuất khẩu 1000USD 4.479,564 4617,07 4229,230 5 Kim ngạch nhập khẩu 1000USD 2458,686 1952,81 2663,267 6 Tổng CBCNV Người 868 813 764 7 Thu nhập bình quân 1000đ 520 600 600 Nguồn: Phòng kế hoạch xuất khẩu – Công ty Cổ phần giày Hà Nội. Thực tế cho thấy chỉ tiêu lợi nhuận thực hiện của năm 2000 là lớn nhất so với năm 99 và năm 2001, đây cũng là kết quả có được từ việc xuất siêu của năm 2000 là lớn nhất. Mặc dù tổng sản lượng hay giá trị sản xuất công nghiệp và doanh thu của năm 2001 là lớn nhất nhưng về lợi nhuận lại giảm so với năm 2000. Điều này cho thấy tầm quan trọng của hoạt động xuất nhập khẩu trong toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Có thể thể hiện và so sánh chỉ tiêu tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và giá trị xuất siêu của từng năm qua biểu đồ: (Ngàn USD) 7000 6938,25 6569,88 6892,497 6000 5000 4000 3000 2020,878 2664,26 2000 1565,963 1000 0 1999 2000 2001 Năm Giá trị xuất khẩu Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Nhìn trên biểu đồ về chỉ tiêu giá trị xuất siêu cũng có thể đánh giá được chỉ tiêu về lợi nhuận qua từng năm. Thực tế ứng với giá trị xuất siêu cao thì lợi nhuận cũng cao tương ứng và ngược lại. kết hợp giữa bảng tổng hợp tình hình thực hiện chỉ tiêu sản xuất và biểu đồ trên có thể khẳng định một cách thực tế rằng lợi nhuận của Công ty phụ thuộc chủ yếu vào giá trị sản phẩm xuất khẩu, cụ thể là mức độ siêu xuất. Điều này cũng nói lên tình chất của hoạt động sản xuất kinh doanh cảu Công ty là hoạt động gia công xuất khẩu. Doanh thu cũng là một nhân tố quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 2000 tổng doanh thu của Công ty đạt tới con sóo kỷ lục trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cảu mình từ trước đến nayvới con sóo 76165,46 triệu đồng tổng doanh thu của Công ty đạt được lớn nhất trong 3 năm qua. Tuy năm 2001 tổng doanh thu có giảm, nó cũng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của Công ty, nhưng sau 3 năm chuyển đổi, Công ty đã thực sự lớn hơn, hoạt động có hiệu quả hơn và nâng cao dần về lợi nhuận. Nguyên nhân của sự giảm sút về doanh thu năm 2001 so với năm 2001 thấp hơn năm 2000 dẫn đến doanh thu từ xuất khẩu thấp hơn và là yếu tố làm cho tổng doanh thu giảm. Ngoài những chỉ tiêu kết quả đã đạt được của Công ty trong 3 năm chuyển đổi vưa qua còn phải kể đến cơ cấu sản phẩm. Cùng với sự đổi mới của Công ty là hàng loạt sự thay đổi về các chủng loại sản phẩm sản xuất. Công ty loại bỏ, không sản xuất nhữgiai đoạn sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng nội địa có phẩm chất thấp, chất lượng chưa cao như: bóng đá, bóng chuyền, dụng cụ bảo hộ lao động, giầy thể thao.... Thay vào đó là các sản phẩm cao cấp, chất lượng có giá trị xuất khẩu như: túi cặp ý, Hàn Quốc, găng tay, giày nam, nữ dây lưng da.. sự chuyển đổi về cơ cấu sản phẩm này phù hợp với trình độ phát triển và nhu cầu của thị trường quốc tế. Công ty đang có những định hướng tiếp cận nhu cầu thị trường ngoài nước đồng thời luôn tìm tòi, đổi mới về cơ cấu sản phẩm để có thể phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường xuất khẩu. Nếu sản xuất của Công ty tuy còn nhiều vấn đề bất cập chưa thực sự đạt hiệu quả nhưng nếu xét về tính chất của hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ chuyên môn hoá thì đây cũng là một kết quả đáng kể. Sự kết hợp giữa các khâu, các xưởng để sản xuất ra sản phẩm, tương đối đồng bộ và được hợp nhất hoá qua quá trình phân công lao động. Điều này cũng là một bước tiến triển, một kết quả đáng khích lệ quá trình hoạt động của Công ty. Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì Công ty cũng gặp không ít những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại trong quá trình hoạt động của mình. Những khó khăn này xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan cụ thể. Do vốn đầu tư vào xây dựng cơ bản, đầu tư vào trang thiết bị sản xuất còn thấp dẫn đến cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn, dây truyền sản xuất lạc hậu, hoạt động sản xuất chưa đạt hiệu quả. Lao động có trình độ tay nghề thấp, phần lớn là thợ bậc 1, bậc 2 trong khi có rất ít thợ bậc cao, có tay nghề sản xuất cũng như trình độ kỹ thuật cao. Điều này khiến cho năng suất lao động thấp, hiệu quả sản xuất trì trệ dẫn tới thu nhập bình quân đầu người còn thấp. Bộ máy quản lý của Công ty quá cồng kềnh, không đồng bộ, cán bộ quản lý có kinh nghiệm ít, trình độ còn chưa cao dẫn tới sự nhàn rỗi bất hợp lý trong công tác quản lý cũng như trong hoạt động phát triển của Công ty. Công ty chưa có bộ phận Marketing, chưa có các chuyên gia trong công tác thâm nhập thị trường và tìm kiếm bạn hàng mới nếu đối tác của Công ty mới chỉ dừng lại ở 3 nước chính: Thái lan, Hàn Quốc và Italia. Sự thụ động trong công tác phân phối sản phẩm cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cũng là những tồn tại cần được tháo gỡ. Hầu hết quá trình phân phối sản phẩm của Công ty được thực hiện qua các nước đặt gia công và hoạt động sản xuất cũng dựa dẫm vào đơn đặt hàng. Sản phẩm do Công ty sản xuất đạt chất lượng chưa cao, chính vì lẽ đó mà phí gia công thấp dẫn tới lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận rất nhỏ, khó có thể cải thiện và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 3. Đánh giá việc nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu của công ty. 3.1. Phân tích hiệu quả gia công xuất khẩu của công ty theo từng năm. Việc phân tích hiệu quả của hoạt động gia công xuất khẩu của công ty theo từng năm, thực chất là so sánh các chỉ tiêu của các năm với nhau, từ đó rút ra kết luận về hiệu quả hoạt động của mỗi năm tính trên năm trước ta có thể so sánh một số tiêu thức chính trong mỗi năm như doanh thu, kim ghạch xuất nhập khẩu,giá trị sản xuất công nghiệp, lợi nhuận. Đây chính là những nhân tố chủ yếu nới lên tình hình sản xuất, kinh doanh của công ty qua từng năm. Thông qua các chỉ tiêu thực hiện sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm vừa qua ta có thể lập bangr so sánh giữa các năm. Chỉ tiêu so sánh 1999 2000 2001 Giá trị SXCN 114,13 115,00 101,30 Tổng doanh thu 110,81 119,14 89,67 Kim ngạch xuất khẩu 112,00 103,07 91,60 Kim ngạch nhập khẩu 123,03 79,43 136,38 Lợi nhuận 156,42 89,76 Đánh giá trên phương diện tốc độ tăng trưởng của từng chỉ tiêu của mỗi năm, ta có thể phân tích theo bảng trên. + Về chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất công nghiệp Năm 1999 tốc độ tăng trưởng của giá trị sản xuất công nghiệp đạt 114,13%, tăng so với năm 1998 là 14,13% về tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Tốc độ tăng trưởng này cũng đáng kể, xét trên góc độ hoạt động của một công ty vừa và nhỏ như công ty cổ phần dày Hà Nội thì con số này không phải là nhỏ. Năm 2000, giá trị sản xuất công nghiệp tăng so với năm 1999 là 15%. nếu so sánh về tốc độ tăng trưởng thì năm 2000 tốc độ tăng trưởng của giá trị sản xuất công nghiệp tăng so với năm 1999 là không đáng kể, cụ thể là 0,87%. Tuy nhiên trên cơ sở so sánh về tổng gía trị sản xuất công nghiệp thì năm 2000 tăng so với năm 1999 rất nhiều, bởi theo công thức luỹ kế cũng có thể nhận thấy điều này. Sự so sánh trên chứng tỏ về hoạt động sản xuất năm 2000 có sự vượt trội so với năm 1999 tuy về tốc độ tăng trưởng giữa 2 năm không hơn nhau là mấy. Đến năm 2001 tốc độ tăng trưởng về gia trị sản xuất công nghiệp lại thể hiện theo chiều hướng đi xuống. Cụ thể tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 1,3%, một con số quá khiêm tốn so với năm 1999 và năm 2000 tuy nhiên về tổng gía trị sản xuất công nghiệp của năm 2001 vẫn lớn hơn so với năm 2000 là 101,3%. Nếu nhìn trên phương diện hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì có thể đánh giá về hoạt động sản xuất của công ty là tương đối trì trệ, mặc dù chưa có chiều hướng đi xuống nhưng tốc độ gia tăng trong sản xuất giảm dẫn đến kìm hãm sự phát triển chung trong các hoạt động khác của công ty. Việc đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty dựa trên các chiêu thức về tốc độ tăng trưởng là chính, chứ không phải dựa trên tổng giá trị chỉ tiêu được xem xét do đó không thể coi tổng giá trị chỉ tiêu được xem xét ( cụ thể trong trường hợp này là tổng giá trị sản xuất công nghiệp) cao là hiệu quả hoạt động cao hơn. Tuy nhiên để đánh giá về hiệu quả hoạt động của công ty theo từng năm, cần phải xem xét trên tổng hợp các chỉ tiêu chứ không thể từ một chỉ tiêu rồi có thể đưa ra được kết luận. * Chỉ tiêu về tổng doanh thu. Tổng doanh thu là nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Nó là số tiền thực tế mà công ty thu được thông qua việc bán hàng , trong trường hợp gia công thuê thì doanh thu là tổng sốphí gia công mà công ty nhập được sau khi trả thành sản phẩm cho bên đặt gia công. Doanh thu còn quyết định cả lợi nhuận của công ty, là cở sở để công ty có thể mở rộng quy mô hoạt động cũng như phát triển sản xuất kinh doanh. Năm 1999 tốc độtăng trưởng này đạt 10,81%, năm 2000 tốc độ tăng trưởng này đạt 19,14\5. Nếu so sánh giữa 2 năm 2000 lớn hơn năm 1999 là 8,33%, một sự nhảy vợt về tốc độ tăng trưởng. Thông qua sự so sánh giữa hai năm này về tốc độ tăng trưởng doanh thu cũng có thể thấy tổng doanh thu năm 2000 lớn hơn tổn doanh thu năm 1999 nhiều. Tuy nhiên đến năm 2001 thì cả tổng doanh thu lẫn tốc độ tăng trưởng doanh thu lại giảm hơn so với năm 2000. Đặc biệt là tốc độ tăng trưởng doanh thu giảm so với năm 2000 là 20,47. Con số này thể hiện sự suy giảm của doanh thu. Nó đánh dấu sự ngừng trệ trong tốc độ phát triển chung của công ty. Qua đó cũng thấy được sự trì trệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. * Chỉ tiêu về kim ngạch xuất nhập khẩu: Trên bảng thể hiện về tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu trong năm 1999 là lớn nhất, với tốc độ tăng trưởng là: 12% trong khi đó năm 2000 là 3,07% cho đến năm 2001 còn giảm hơn nữa: - 8,4%. Chỉ tiêu này cho thấy tốc độ tăng trưởng hàng năm của kim ngạch xuất khẩu có chiều hướng đi xuống, thể hiện sự trì trệ trong công tác ngoại thương của công ty. Bên cạnh đó thì tốc độ tăng trưởng của kim ngạch nhập khẩu lại có nhiều biến động, không theo chiều hướng nhất định, thể hiện sự bấp bênh trong hoạt động kí kết hợp đồng gia công của công ty với các đối tác. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu của năm 1999 đạt 23,03%, năm 2000 giảm sút quá lớn, với con số 36,38%. Sự biến động của kim ngạch nhập khẩu của công ty qua từng năm có sự chênh lệch rất lớn, dẫn đến sự bất ổn định trong hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động nhập khẩu nguyên liệu gia công nói riêng. Bên cạnh việc so sánh về tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất nhập khẩu còn cần phải xem xét cả chi tiêu về cán cân xuất nhập khẩu của công ty luôn luôn thể hiện sự xuất siêu, bởi theo tính chất hoạt động gia công xuất khẩu thì công ty chỉ nhập nguyên liệu trong khi đó laị xuất thành phẩm, dẫn đến sự chênh lệch về giá trị làm cho tổng giá trị xuất khẩu luôn lớn hơn tổng giá trị nhập khẩu. Chỉ tiêu thể hiện trên biểu đồ 2. Qua biểu đồ này có thể nhận thấy năm 2000 giá trị xuất siêu là lớn nhất so với năm 1999 và 2001, do năm 2000 tổng kim ngạch xuất khẩu là lớn nhất trong khi tổng kim ngạch nhập khẩu lại nhỏ nhất. (Giá trị xuất siêu = kim ngạch XK-KNN chỉ tiêu này cho thấy công ty đã thu về một lương giá trị, ngoai tệ nhất định sau khi đã gia công thuê cho nước ngoài. Nó còn nói lên giá cả, phí gia công trong hoạt động ký kết, thực hiện hợp đồng gia công xuát nhập khẩu. * Về chỉ tiêu lợi nhuận: Cùng với sự tăng giảm về tốc độ tăng trưởng của doanh thu cũng như về giá trị xuất siêu thì chỉ tiêu lợi nhuận của công ty trong thời kỳ này cũng tăng giảm tương ứng. Đặc biệt sự tăng trưởng đợt biến về tổng lợi nhuận của năm 2000 so với năm 1999 đã làm tốc độ tăng trưởng lợi nhuận đạt tới con số kỷ lục là 56,42%. Nhưng đến năm 2001 lại có sự suy giảm đột ngột với con số quá nhức nhối là -66,66%. Xét nguyên về khía cạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung và các chỉ tiêu nói riêng, ta có thể nhận thấy một điều là: tốc độ tăng trưởng không theo một chiều hướng nhất định. Bên cạnh đó sự chênh lệch về tốc độ tăng trưởng của mỗi chỉ tiêu qua các năm quá lớn, dẫn tới tình trạng bât ổn định trong cả hoạt động sản xuất của công ty và cả tiến trình phát triển kinh tế của công ty. Theo đó hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng không được ổn định. Qua việc đánh giá tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu trên qua các năm có thể kết luận một điều rằng: Năm 2000 công ty hoạt động thực sự có hiệu quả hơn so với năm 1999 và năm 2001. Trên thực tế, lợi nhuận của công ty qua các năm cũng thể hiện điều này. Cũng có thể đánh giá rằng năm 2000 trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình công ty đã nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu theo đó hiệu quả kinh tế cũng đạt được ở mức tương đối. Ngoài việc đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty qua từng năm theo tiêu thức so sánh về tốc độ tăng trưởng kinh tế, còn cần phải đánh giá nhiều phương tiện, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả khác. 3.2 Đánh giá hiệu quả GCXK theo các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả. Như ở chương I ta đã phân tích về các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả về hoạt động gia công xuất khẩu của công ty trong 3 năm gần đây. a. Chỉ tiêu lợi nhuận trên doanh thu (tỷ suất lợi nhuận). - Nguồn số liệu để áp dụng chỉ tiêu này bao gồm. + Doanh thu: R Rgg: doanh thu năm 1999: 64177,172 tr.đ R00: doanh thu năm 2000: 76165,46 tr.đ R01: doanh thu năm 2001: 7u899,1 tr.đ. + Lơi nhuận: p Lợi nhuận năm 1999: p99 = 167,23 Tr.đ Lợi nhuận năm 2000: p00 = 261,58 Tr.đ Lợi nhuận năm 2001: p01= 233,47 tr.đ + Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: P' áp dụng công thức: Ta có kết quả được thể hiện trong bảng sau: Chỉ tiêu 1999 2000 2001 P' 0,26 0,34 0,31 So sánh theo tỷ lệ % Bảng 7: Kết quả tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu trong thời kỳ 99-2001 (ĐVT:%) Qua kết quả phân tích ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty thời kỳ 99-2001 có su biến động không theo chiều hướng nhất định. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt giá trị coa nhất vào năm 2000. Trên phương diện chỉ tiêu này có thể đánh giá lợi nhuận trên tổng số tiền bán hàng thu được của công ty trong năm 2000 là lớn nhất, chứng tỏ hiệu quả hoạt động của công ty trong năm 2000 là cao nhất. Tuy nhiên cần phải đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty trên tất cả các chỉ tiêu mới có thể đưa ra được kết luận chính xác. b. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên giá trị sản xuất công nghiệp danh mục số liệu để tính toán chỉ tiêu này bao gồm: - Tổng giá trị sản xuất công nghiệp: GTSXCN GTSXCN99 = 36074,939 tr.đ GTSXCN00 = 42098 tr.đ CTSXCN01 = 42644,664 tr.đ - Lợi nhuận: p Như đã liệt kê ở phần trước: áp dụng công thức: Ta có kết quả theo bảng sau: Chỉ tiêu 1999 2000 2001 p' 0,47 0,62 0,5 Bảng 8: kết quả tỷ suất lợi nhuận trên giá trị SXCN thời kỳ 1999-2001: ( Đơn vị tính %) Tương tự như chỉ suất lợi nhuận trên doanh thu, chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên giá trị sản xuất ra cũng thể hiện kết quả năm 2000 là lớn nhất so với năm 1999 và năm 2001 đông thời cũng có sự biến động không theo xu hướng nhất đinh. Chỉ tiêu này nói lên tổng lợi nhuận thu được tính trên tổng giá trị sản phẩm đã sản xuất ra trong năm. điều này cũng nói lên hiệu quả trong công tác, sản xuất của cong ty. Nếu xét theo chỉ tiêu này có thể coi năm 2000 nền sản xuất của công ty đạt hiệu quả lớn nhất. c. Chỉ tiêu về tốc độ chu chuyển vốn: Các tiêu thức tính toán. - Giá trị SXCN: GTSXCN. (Như đã liệt kê ở phần trước). - Vốn lưu động: VLĐ VLĐ99 = 1.482,18 VLĐ00 =1892,36 VLĐ01 = 1964,43 áp dụng công thức: Kết quả được thể hiện trên bảng: Bảng 9: Tình hình chu chuyển vốn thời kỳ 1999-2001 Đơn vị tính: Lần/ năm Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 Lý thuyết 24 22 21 Thực tế 7 7 7 Nguồn: Công ty Cổ phần giày Hà Nội. Theo kết quả đã tính được, nhìn chung năm 2000 số quay vòng vốn trên năm là đạt kết quả cao nhất. Chỉ tiêu này nói lên hiệu quả thu hồi vốn và đưa vào tái sản xuất trong một thời kỳ nhất định. Nhưng theo thống kê trên thực tế của Công ty thì số lần chu chuyển vốn trong một năm của thời kỳ này đều chung một giá trị là 7 lân/năm. điều này nói lên tốc độ quay vòng vốn của công ty là rất lớn. d. Đánh giá chung Qua sự phân tích hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu của Công ty, ta có thể nhận xét đồi điều về hiệu quả hoạt động của Công ty. Nhìn chung năm 2000 đang hoạt động gia công xuất khẩu của Công ty thực sự là có hiệu quả. Nếu đem năm 2000 ra để làm mắc cho sự phát triển của Công ty trong thời gian kỳ sau thì chắc chắn Công ty sẽ có sự phát triển cũng mạnh đồng thời hiệu quả gia công xuất khẩu cũng dần được nâng cao. Năm 2001 tuy hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu không đạt được như năm 2000, nhưng cũng không thể coi rằng Công ty hoạt động cũng có hiệu quả nhưng hiệu quả thấp. Điều này đưa đến kết luận năm 2001 hiệu quả gia công xuất khẩu của Công ty không được nâng cao. Nhìn nhận được vấn đề này, yêu cầu Công ty cần phải có biện pháp tháo gỡ, cải thiện tình hình hoạt động của mình để có thể nâng cao hiệu quả thúc đẩy sự phát triển của Công ty. chương III. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu ở Công ty. I. Nhóm biện pháp từ phía Nhà nước. 1. Tạo môi trường xuất khẩu thuận lợi. Nhà nước cần tích cực hơn trong việc giám sát và hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu và nên thường xuyên tổ chức những cuộc tiếp xúc đối thoại trực tiếp giữa Chính phủ, các Bộ và doanh nghiệp nhằm kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất nhập khẩu. Bộ chủ quản cần chủ động tích cực, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, UBND tỉnh, thành phố để tháo gỡ những khó khăn, ách tắc trong hoạt động xuất nhập khẩu. Nhà nước nên đơn giản hoá hơn nữa các thủ tục hành cihnhs để khuyến khích hoạt động xuất nhập khẩu. Giảm dần số lượng mặt hàng theo danh mục quản lý chuyên ngành và phải thông báo rõ ràng mặt hàng nào thuộc bộ, ngành nào quản lý. Giảm tối đa những mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch nhập khẩu, thực hiện triệt để việc thay cơ chế “xin - cho” bằng cơ chế đấu thầu hạn ngạch nhập khẩu. Nhà nước nên rà soát và xét lại các văn bản pháp luật, tránh chồng chéo, kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý xuất nhập khẩu từ trung ương đến địa phương theo hướng tinh giảm, quy định rõ ràng quyền lợi và trách nhiệm cho từng cán bộ quản lý, có hình thức thưởng phạt thích đáng để góp phần xoá bỏ những tiêu cực trong xuất nhập khẩu. Nhà nước cần phải điều chỉnh cơ chế quản lý xuất nhập khẩu thông qua việc áp dụng đa dạng các công cụ và biện pháp trong ngoại thương theo hướng ngày càng nới lỏng, mềm dẻo và tạo điều kiện thúc đẩy kinh doanh xuất nhập khẩu phát triển. 2. Khuyến khích đầu tư sản xuất, gia công hàng xuất khẩu. Nhà nước nên miễn, giảm hơn nữa thuế thu nhập doanh nghiệp, VAT và các loại thuế khác cho các doanh nghiệp gia công hàng xuất khẩu. Nhà nước có thể khuyến khích hoạt động gia công quốc tế bằng việc đơn giản hoá thủ tục hoàn thuế nhập khẩu đối với vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất gia công hàng xuất khẩu. Nhà nước nên tăng điện doanh nghiệp được hưởng theo quỹ thưởng xuất khẩu, hiện nay chỉ các doanh nghiệp đạt thành tích như xuất khẩu mặt hàng mới, tìm được thị trường mới, đạt kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 20% so với năm trước mới được thưởng, nên thưởng cho cả doanh nghiệp gia công xuất khẩu nếu gia công được mặt hàng mới, tìm được đối tác gia công mới.. Ngoài thưởng tiền nên thêm giấy chứng nhận “doanh nghiệp xuất khẩu giỏi trong năm” để nâng cao uy tín của doanh nghiệp. 3. Chính sách hỗ trợ tiêu dùng và bảo hiểm tiêu dùng xuất khẩu. Nhà nước cần đẩy mạnh hoạt động của quỹ hỗ trợ tín dụng xuất khẩu để giúp các doanh nghiệp gia công xuất khẩu. Hiện nay quỹ này chủ yếu chỉ hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ phần lãi suất vay Ngân hàng, hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ phần chênh lệch giữa lao động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng thương mại và lãi suất ưu đãi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu kinh doanh hàng nông sản. Nên mở rộng phạm vi áp dụng cho cả các doanh nghiệp gia công xuất khẩu. Khuyến khích các doanh nghiệp gia công xuất khẩu tự nguyện thành lập các quỹ phòng ngừa rủi ro cho doanh nghiệp mình. 4. Chính sách tỷ giá hối đoái và quản lý ngoại tệ. Nhà nước chỉ nên yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu phải bán lại cho Ngân hàng Nhà nước 70% số ngoại tệ thu được từ gia công xuất khẩu (hiện nay doanh nghiệp phải bán 100% số ngoại tệ thu được từ gia công xuất khẩu) số còn lại để doanh nghiệp sử dụng. Khi bán doanh nghiệp cần được cấp một hoá đơn đặc biệt xác nhận lượng ngoại tệ đã bán nếu doanh nghiệp cần mua ngoại tệ thì có thể xuất trình hoá đơn này để mua với lượng ngoại tệ tương ứng với tỷ giá ưu đĩa hơn so với các doanh nghiệp không có loại hoá đơn này. Điều chỉnh tỷ giá hối đoái chính thức theo hướng linh hoạt sát với tỷ giá thực tế, phù hợp với tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền các nước trong khu vực với đồng USD. 5. Hình thành các tổ chức hỗ trợ xuất khẩu để mở rộng thị trường xuất khẩu. Nhà nước nên thành lập Vụ xúc tiến thương mại trực thuộc Bộ thương mại. Vụ này sẽ có chức năng cung cấp thông tin, hỗ trợ kinh phí tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và gia công xuất khẩu. Nhà nước cần phải phát triển các cơ quan thương vụ của Việt Nam ở nước ngoài, đồng thời tăng cường mối liên lạc giữa các thương vụ với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Các cơ quan thương vụ phải kết hợp chặt chẽ với Vụ xúc tiến thương mại trong việc hỗ trợ kinh phí, cung cấp thông tin cũng như giúp đỡ các doanh nghiệp trong các hoạt động: tìm kiếm thông tin về bạn hàng và thị trường, chào hàng, quảng cáo tiếp thị, tham gia hộ chợ triển lãm quốc tế, mở văn phòng đai diện ở nước ngoài. II. Nhóm biến pháp từ phía công ty . * Biện pháp tạo vốn phát triển sản xuất. Công ty nên tích cực huy động vốn đầu tư tất cả các nguồn vốn như vay tín dụng đầu tư của nhà nước, huy động vốn đầu tư của cán bộ và công nhân viên thông qua cổ phần hoá, huy động vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Công ty nên để nghị các cấp lãnh đạo ngành và thành phố xem xét tình hình thực tế, yêu cầu cụ thể và đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty để giải quyết tăng thêm vốn lưu động. Đối với những máy móc thiết bị đã quá cũ, lạc hậu không thể sử dụng được và sử dụng không có hiệu quả thì công ty nên thanh lý vì càng để lâu thì càng lạc hậu mà phần vốn còn lại có thể thu hồi được càng tồn đọng lâu gây lãng phí vốn và tồn tại ở thị trường trong nước. Coi trọng thị trường nội địa có ý nghĩa quan trọng với công ty giúp công ty đủ sức tự cứu mình khi gặp rủi ro bấp bênh ở các đối tác gia công. Công ty phải phấn đấu ngày càng lớn mạnh về thị trường tiêu thụ để dần dần giảm bớt mức lệ thuộc doanh số xuất khẩu vào các khách hàng gia công. Mặt khác, công ty nên tăng số lượng đối tác, khách hàng bền vững và có nhiều khả năng trong tiêu thụ, trong hợp tác sản xuất kinh doanh để giảm bớt sức ép của khách hàng đặt gia công. Chú ý đến thị trường của các đối tác đặt gia công là các nước thứ ba. *. Biện pháp đầu tư cơ sở hạ tầng. Công ty nên phát huy năng lực sáng tạo của cán bộ công nhân viên để cải tiến số máy móc thiết bị hiện có cho phù hợp yêu cầu sản xuất. Công ty phải lập kế hoạch đầu tư, ưu tiên đầu tư có trọng điểm cho những phân xưởng sản xuất cần thiết, tránh đầu tư phân tán, kéo dài thời gian. Công ty phải tăng cường công tác quản lý tài sản bằng cách phân cấp trách nhiệm cụ thể đến từng đơn vị để mọi người có trách nhiệm với số tài sản họ sử dụng, giảm tình trạng hư hỏng, mất mát/ Đi đôi với việc đổi mới thiết bị, công ty cần nâng cao chất lượng đào tạo công nhân để công nhân sử dụng máy móc một cách có hiệu quả. * Biện pháp phát triển thị trường. Công ty cần nắm vững tư tưởng là sản xuất hướng vào xuất khẩu, nhưng trước tiên cần coi trọng thị trường trong nước. Đây là một thị trường rộng lớn cho các doanh nghiệp sản xuất giày và đồ da. Công ty cần sử dụng các giải pháp khoa học công nghệ để làm cho sản phẩm sản xuất để tiêu thụ trong nước có sức cạnh tranh trực tiếp với hàng nước ngoài nhất là hàng nhập lậu của Trung Quốc, đứng vững Công ty cần tổ chức đào tạo có hệ thống theo chương trình đào tạo, hướng dẫn của các trung tâm đào tạo trong ngành cho từng loại lao động. Công ty cần phải lên kế hoạch đào tạo và chi phí cho đào tạo, đổi mới chính sách khoa học công nghệ giáo dục đào tạo để bồi dưỡng, nâng cao và lựa chọn đội ngũ công nhân lành nghề, cán bộ kỹ thuật và đội ngũ chuyên gia giỏi. Việc đào tạo người lao động ở công ty phải gắn với quyền lợi của người lao động theo luật định, thiết lập các mối quan hệ gắn bó giữa công ty và người thợ, tạo cho người lao động một khả năng, tác phong lao động công nghiệp hiện đại. Với số lượng lao động hiện có, công ty cần cố gắng duy trì, phát triển trình độ kỹ thuật và tận dụng năng lực của người lao động một cách khéo léo, có hiệu quả. Về tổ chức quản lý sản xuất. Công ty nên sắp xếp lại tổ chức sản xuất ở các phân xưởng sản xuất cho hợp lý với khả năng hiện có về lao động, thiết bị để phát huy hết năng lực sản xuất của phân xưởng. Công ty nên bố trí lại lực lượng lao động gián tiếp cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của mình, tránh tình trạng dư thừa lao động gián tiếp tại các phòng ban phân xưởng. Công ty cần phải xoá bỏ các khâu quản lý trung gian trùng lắp như việc lql thiết bị và điện, hiện nay các thiết bị còn để phân tán ở ba nơi, phòng kế hoạch, phòng kỹ thuật và phân xưởng cơ điện công ty nên đưa vào quản lý tập trung ở phòng kế hoạch và phân xưởng cơ điện. Trên đây là toàn bộ những giải pháp cơ bản để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong thời kỳ 2000-2004. Để thực hiện những giải pháp này, công ty cần có những điều kiện sau: Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng, bổ túc nghiệp vụ chuyên môn, khuyến khích lợi ích vật chất làm đòn bẩy kinh tế nhằm khai thác hết khả năng, năng lực của người lao động trong công ty. Công ty cần vận dụng một cách sáng suốt các chính sách kinh tế của Đảng và nhà nước vào điều kiện thực tế của mình để làm cơ sở cho sự tồn tại và phát triển. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty phải đầy đủ, chi tiết sát với năng lực sản xuất hiện có. Có như vậy mới nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty, để công ty trở thành một trong những doanh nghiệp có tầm cỡ của ngành da giày Việt Nam. *. Biện pháp về khoa học kỹ thuật - công nghệ sản xuất. Công ty nên tận dụng hết mọi tiềm năng kỹ thuật khi đang thực hiện gia công khai thác hết những bí quyết công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại của bên đặt gia công. Công ty nên kết hợp với các cơ sở khoa học kỹ thuật để đổi mới trang thiết bị, đổi mới công nghệ, cải tiến kỹ thuật, mỹ thuật, bao bì… Công ty cần coi trọng việc mua bí quyết kỹ thuật, hợp tác nghiên cứu và áp dụng công nghệ tiến bộ. Cố gắng tổ chức và quản lý một hệ thống làm việc không sai lỗi, đồng bộ ở tất cả các khâu trong sản xuất. Công ty nên kết hợp các bí quyết công nghệ với các bí quyết thao tác cơ học tạo lập ra những công nghệ riêng ổn định cho các sản phẩm, phấn đấu theo kịp các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng. Công ty nên tranh thủ sự hỗ trợ đầu tư của các doanh nghiệp trong ngành nhất là của Hiệp hôi Da giày Việt Nam để thiết lập trung tâm dịch vụ thông tin khoa học kỹ thuật đào tạo thiết kế mẫu mốt. *. Biện pháp về lao động, đào tạo lao động, tổ chức quản lý sản xuất. Vể lao động và đào tạo lao động. Công ty nên lựa chọn kỹ càng lực lượng lao động đưa vào tham gia hoạt động sản xuất trong công ty. Công ty phải dự tính trước các hạn chế về nguồn vốn, nguồn cung cấp nguyên vật liệu gia công, hạn chế về số lượng vật tư hàng hoá tồn đọng để tăng vòng quay vốn. Công ty cần lập dự án kinh tế kỹ thuật vay dài hạn ngân hàng bằng ngoại tệ để chuyên môn hoá, liên kết các phân xưởng bộ phận sản xuất với nhau để nâng cao năng suất lao động đẩy nhanh tiến độ sản xuất, giao hàng hạ giá thành sản phẩm, tăng tích luỹ. Công ty cần tích cực đổi mới công tác quản lý tài chính, hạch toán kinh tế tại doanh nghiệp. Biện pháp về vốn là biện pháp chủ yếu để tháo gỡ những khó khăn về mọi mặt của công ty trong sản xuất kinh doanh thời kỳ 2000-2004. Kết luận Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nói chung và ngành công nghiệp da giày nói riêng, hiện nay là một trong những ngành công nghiệp có tầm quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường hiện nay để đứng vững, đầu tư và phát triển được là một vấn đề hết sức khó khăn đối với các doanh nghiệp sản xuất giày và đồ da trong đó có công ty giày Hà Nội. Vì vậy, các doanh nghiệp phải chú trọng đầu tư đổi mới về mọi mặt, nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Công ty đã nhận thức được điều đó hơn bao giờ hết nên đã có những kế hoạch sản xuất kinh doanh, những quyết định đầu tư đúng đắn, nhất là đầu đầu tư về vốn, cơ sở vật chất, kỹ thuật. Trên cơ sở nghiên cứu hoạt động thực tế của công ty trong thời gian thực tập kết hợp với chủ trương, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước, mục tiêu chiến lược phát triển của ngành da giày Việt Nam và công ty, tôi đã mạnh dại đề ra một số biện pháp với hy vọng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và gia công xuất khẩu nói riêng ở công ty. Tài liệu tham khảo Giáo trình kinh tế Ngoại thương – NXB giáo dục 1997 trang 142,143, 144 Báo cáo tổng kết 1995 của Hiệp hội Da giày Việt Nam Quyết định số 195/1999/QĐ-TTg ngày 27/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc lập, sử dụng quản lý quỹ hỗ trợ xuất khẩu Quyết định số 794/QĐ-TTg ngày 24/8/1998 Công văn số 2777/TTHQ-KTTT của Tổng cục Hải quan Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII Tạp chí kinh tế và dự báo số 5-2000 trang 17, 18 Nội san những vấn đề kinh tế ngoại thương số 2/1997 Trang 7 Công văn số 2585TC/TCT của Bộ tài chính ban hành ngày 28/6/2000 Giáo trình kinh doanh quốc tế - ĐHKTQD – NXB Thống Kê giáo trình nghiệp vụ kĩ thuật ngoại thương - ĐHNT – NXB – Thống Kê Báo cáo sản xuất kinh doanh công ty cổ phần Giầy HN Năm 1999- 2001 . Kết luận Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nói chung và ngành công nghiệp da giày nói riêng, hiện nay là một trong những ngành công nghiệp có tầm quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường hiện nay để đứng vững, đầu tư và phát triển được là một vấn đề hết sức khó khăn đối với các doanh nghiệp sản xuất giày và đồ da trong đó có công ty giày Hà Nội. Vì vậy, các doanh nghiệp phải chú trọng đầu tư đổi mới về mọi mặt, nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Công ty đã nhận thức được điều đó hơn bao giờ hết nên đã có những kế hoạch sản xuất kinh doanh, những quyết định đầu tư đúng đắn, nhất là đầu đầu tư về vốn, cơ sở vật chất, kỹ thuật. Trên cơ sở nghiên cứu hoạt động thực tế của công ty trong thời gian thực tập kết hợp với chủ trương, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước, mục tiêu chiến lược phát triển của ngành da giày Việt Nam và công ty, tôi đã mạnh dại đề ra một số biện pháp với hy vọng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và gia công xuất khẩu nói riêng ở công ty.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0442.doc
Tài liệu liên quan