Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt; quan hệ cung cầu, của giá cả biến động từng giờ từng phút Do vậy doanh nghiệp nào nắm bắt nhanh nhất, chính xác nhất các thông tin của thị trường thì doanh nghiệp đó sẽ chiến thắng. Công tác nghiên cứu thị trường trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Các doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhập thông tin, xử lý nhanh chóng, chính xác mọi biến động của thị trường để có các biện pháp thích hợp. Từ đó đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Để nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu và xác định nhu cầu thị trường, Công ty nên tổ chức bộ phận Marketing có tính chất chuyên nghiệp về thị trường than và quy định rõ chức năng, nhiệm vụ cũng như chế độ trách nhiệm của bộ phận này. Quán triệt nhiệm vụ tiêu thụ than là của toàn cán bộ công nhân viên trong Công ty nên ở mọi nơi, mọi lúc, mọi người đều có trách nhiệm tiếp thị quảng cáo tiêu thụ than. Phát huy tối đa mọi mối quan hệ với các bạn hàng vật tư, thiết bị để mở rộng thị phần, thị trường tiêu thụ than. Áp dụng hình thức hàng đổi hàng để đẩy mạnh tiêu thụ than.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty than và vật liệu xây dựng thanh niên Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n, kịp thời.
II. Các quan điểm cơ bản về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1. Các quan điểm về kết quả và hiệu quả
- Kết quả sản xuất kinh doanh: là tất cả các sản phẩm được tạo ra trong quá trình sản xuất và mang lại lợi ích tiêu dùng xã hội được xác định bằng công thức sau:
Kết quả = Tổng doanh thu - Tổng chi phí
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh: là sự so sánh giữa đầu vào và đầu ra, giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu được. Do đó, thước đo hiệu quả là sự tiết kiệm chi phí lao động xã hội và tiêu chuẩn của hiệu quả là việc tối đa hóa kết quả hoặc tối thiểu hóa chi phí dựa trên điều kiện nguồn lực sẵn có. Thêm vào đó, hiệu quả còn được phân định thành hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.
+ Hiệu quả kinh tế: là sự so sánh giữa kết quả kinh tế mà doanh nghiệp đạt được với toàn bộ chi phí bỏ ra để có được kết quả đó.
+ Hiệu quả xã hội: là sự phản ánh kết quả thực hiện các mục tiêu về mặt xã hội như: Mức tăng thu nhập, tăng nộp ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động, cải thiện môi trường kinh doanh và môi trường sống, tăng thu ngoại tệ...
2. Sự kết hợp cần thiết hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội
+ Chỉ khi hiệu quả kinh tế đảm bảo thì mới tạo ra hiệu quả xã hội.
+ Hiệu quả kinh tế là tiền đề vật chất của hiệu quả xã hội. Nếu hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp giảm đến mức không có khả năng tồn tại thì đương nhiên trở thành gánh nặng cho Nhà nước, cho xã hội. Ngược lại, đạt được hiệu quả kinh tế cao sẽ góp phần cho sự tăng trưởng kinh tế của đất nước và nâng cao hiệu quả xã hội.
III. Các chỉ tiêu phân tích và đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
1. Yêu cầu cơ bản trong phân tích và đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
+ Thu thập đầy đủ, chính xác các thông tin về giá trị sản xuất (GO - Gross Output), giá trị gia tăng (VA - Value Added), chi phí trung gian (IC), doanh thu, lợi nhuận, lao động bình quân, vốn đầu tư, vốn sản xuất kinh doanh...
+ Xây dựng hệ thống chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Tính toán tổng hợp các chỉ tiêu.
+ Đánh giá chung và phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Dự báo xu hướng sản xuất kinh doanh trong thời gian tới và đề ra những giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
2.1. Chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh
Hiệu quả sản xuất kinh doanh =
Kết quả đầu ra (Tổng doanh thu)
Chi phí đầu vào
ý nghĩa chỉ tiêu: cứ một đồng chi phí đầu vào thì tạo ra n đồng doanh thu.
2.2. Chỉ tiêu lợi nhuận
a. Lợi nhuận tính theo doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận =
Lợi nhuận sau thuế x 100%
Doanh thu thuần
ý nghĩa chỉ tiêu: cứ một đồng doanh thu thì tạo ra n đồng lợi nhuận.
b. Lợi nhuận tính theo vốn kinh doanh
Tỷ suất lợi nhuận =
Lợi nhuận sau thuế x 100%
Tổng vốn kinh doanh
ý nghĩa chỉ tiêu: cứ một đồng vốn kinh doanh trong kỳ thì làm ra n đồng lợi nhuận.
2.3. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn
a. Số vòng quay tổng vốn kinh doanh
Số vòng quay tổng vốn kinh doanh =
Tổng doanh thu
Tổng vốn kinh doanh
ý nghĩa chỉ tiêu: bình quân trong kỳ vốn kinh doanh quay được mấy vòng.
b. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động
Hiệu suất sử dụng vốn lưu động =
Lợi nhuận
Tổng vốn lưu động
ý nghĩa chỉ tiêu: cứ một đồng vốn lưu động tạo ra n đồng lợi nhuận.
c. Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Hiệu suất sử dụng vốn cố định =
Lợi nhuận
Tổng vốn cố định
ý nghĩa chỉ tiêu: cứ một đồng vốn cố định tạo ra n đồng lợi nhuận.
2.4. Hiệu quả sử dụng nhân lực
Mức sinh lời bình quân của lao động =
Lợi nhuận sau thuế
Tổng số lao động tham gia
ý nghĩa chỉ tiêu: cứ một lao động tham gia thì sẽ tạo ra n đồng lợi nhuận.
Ngoài các chỉ tiêu trên, chúng ta còn nhiều chỉ tiêu đánh giá hiệu quả song vì điều kiện có hạn nên em chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu chính xác, các chỉ tiêu khác sẽ được bổ sung trong quá trình phân tích.
3. ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
+ Tận dụng và tiết kiệm nguồn lực hiện có.
+ Giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm.
+ Thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ từ đó giảm được các chi phí về nhân lực, vật lực, tài lực cũng có nghĩa là nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
+ Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đồng nghĩa với phát triển doanh nghiệp theo chiều sâu.
+ Cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
+ Tạo sự phát triển của xã hội, của đất nước.
Chương 2: Phân tích thực trạng và đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Than và VLXD Thanh niên Hà Nội
I. Giới thiệu chung về Công ty
1. Sự hình thành và phát triển của Công ty
Công ty Than và VLXD Thanh niên Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước, có tư cách pháp nhân và thực hiện hạch toán kinh doanh độc lập, chuyên kinh doanh mặt hàng than và vật liệu xây dựng. Trụ sở chính tại 19 Lý Thường Kiệt, Hà Nội.
Dưới đây là một số mốc thời gian quan trọng của Công ty.
Công ty được thành lập năm 1985, tiền thân là Xí nghiệp khai thác Than Thanh niên Hà Nội. Thực hiện nghị định 38 về việc sắp xếp lại doanh nghiệp, năm 1995, Xí nghiệp được đổi tên và bổ sung chức năng nhiệm vụ thành Công ty Than và VLXD Thanh niên Hà Nội theo quyết định số 838/QĐ-UB ngày 14/04/1995. Công ty hoạt động theo đăng ký số 100636 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội với nhiều ngành nghề.
Trước sự đòi hỏi gay gắt của nền kinh tế thị trường về sự đổi mới nhiều mặt, Công ty với mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm nhiều hơn, tổ chức sản xuất có hiệu quả hơn nên trong thời kỳ này Công ty đã không ngừng phát triển và lớn mạnh về mọi mặt sau 17 năm hoạt động.
Đến nay, sản phẩm của Công ty đã có mặt trên mọi miền đất nước, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng và được bà con nông dân tín nhiệm sử dụng.
2. Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của Công ty
Công ty tổ chức đưa thanh niên của Hà Nội xuống Quảng Ninh nhặt than ở các bãi thải của các mỏ than để gia công chế biến thành than xuất khẩu và than nội địa trong nước.
2.1. Chức năng của Công ty
Tổ chức tập hợp tạo việc làm cho thanh niên Thủ đô thông qua lao động sản xuất đối với thanh niên trong lứa tuổi nghĩa vụ quân sự mà không đủ điều kiện tham gia với hình thức tập hợp thanh niên nhàn rỗi ở Thủ đô đi lao động sản xuất ở những vùng xa theo mô hình thanh niên xung phong đi làm kinh tế.
Công ty sản xuất và kinh doanh các ngành như chế biến, tiêu thụ than; sản xuất các vật liệu xây dựng như: cát, đá, sỏi, gạch… phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu; sản xuất kinh doanh chế biến đồ gỗ, đồ sắt trang trí nội thất, nhận thầu các công trình.
HIện nay, trên địa bàn Hà Nội không chỉ có duy nhất Công ty Than và VLXD Thanh niên Hà Nội chuyên kinh doanh những mặt hàng than và VLXD. Nhưng chuyên kinh doanh với số lượng lớn có đầy đủ các quy cách, chủng loại thì Công ty là duy nhất nên Công ty đã đáp ứng nhu cầu của thị trường. Từ khi thành lập cho đến nay, Công ty đã phát triển cùng với sự đi lên của đất nước dưới sự chỉ đạo của Thành đoàn Hà Nội và Bộ Thương mại. Công ty luôn giữ vị trí quan trọng ở khu vực kinh tế trọng điểm nên trong nhiều năm qua đã được thưởng bằng khen và cờ thi đua của Thành đoàn Hà Nội và được Bộ Thương mại xếp loại là doanh nghiệp nhà nước loại II.
2.2. Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty
Công ty thực hiện tốt doanh số bán ra các mặt hàng chủ yếu đem lại lợi nhuận cao cho Công ty, từ đây trang trải nợ nần để trả lương cho công nhân viên.
Nộp ngân sách nhà nước theo kế hoạch của ngành. Bảo toàn và phát triển vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, thực hiện công tác kinh doanh đảm bảo đời sống cho người lao động.
Liên doanh liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước để phát huy năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, góp phần giải quyết việc làm cho hàng nghìn thanh niên Thủ đô.
3. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty
Biểu số 1: Một vài số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh năm 2001
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
Kế hoạch
Thực hiện
Tỷ lệ %
Ghi chú
Tổng giá trị sản lượng
106đ
39.000
41.333
106
1
Sản lượng xây lắp
106đ
1.700
4.540
267
2
Giá trị sản xuất khác
- Giá trị vận tải bốc xếp
- Giá trị sửa chữa lớn
- Giá trị phục vụ nội bộ
106đ
106đ
106đ
106đ
1.320
1.130
0,190
1.400
1.147
0,190
63
106
101
100
3
Giá trị kinh doanh
- Kinh doanh XNK
- Kinh doanh vật tư
- Kinh doanh than
- Số lượng tiêu thụ than
+ Chi nhánh ở QN
+ Các chi nhánh khác
106
106
106
106
Tấn
Tấn
Tấn
35.980
6.000
10.000
19.980
34.400
16.400
18.000
35.393
5.594
14.498
15.301
25.551
15.723
9.778
98
93
145
76
74
96
54
4
Thu nhập bình quân
Bộ phận tiêu thụ than
927.000 đồng / người / tháng
Bộ phận KDVLXD
950.000 đồng / người / tháng
Bộ phận lái xe
850.000 đồng / người / tháng
Bộ phận gián tiếp
Hưởng lương gián tiếp theo định mức hoàn thành kế hoạch trong tháng của Công ty
Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán
Qua bảng biểu trên ta nhận thấy Công ty đã hoàn thành được 106% kế hoạch năm 2001. Có được những thành quả to lớn như trên, trước tiên phải kể đến sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo Công ty. Bên cạnh đó, lãnh đạo Công ty Than và VLXD Thanh niên Hà Nội cũng nỗ lực không ngừng cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong đơn vị để hoàn thành vượt mức chỉ tiêu được giao, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ SXKD của năm 2001.
4. Cơ cấu tổ chức Công ty
4.1. Sơ đồ tổ chức
Biểu số 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Giám đốc
Phó Giám đốc
Sản xuất
Phó Giám đốc
Hành chính
Phó Giám đốc
Kinh doanh
Phòng
Kinh doanh
Phòng Tổ chức
Hành chính
Phòng Tài chính
Kế toán
Phòng Kế hoạch
Thị trường
CSSX tại Quảng Ninh
CSSX tại
Hà Nội
CSSX tại
Từ Liêm
CSSX tại
Đức Giang
Đội xe
Đội
xây dựng
4.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận
+ Giám đốc Công ty: Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của Công ty là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập nên Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất của Công ty, có trách nhiệm quản lý chung toàn Công ty. Giám đốc thực hiện tất cả các quyết định, còn các phòng ban có chức năng nhiệm vụ được tổ chức theo yêu cầu quản lý kinh doanh và tham mưu cho Giám đốc.
+ Phó Giám đốc Sản xuất: chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các hoạt động sản xuất, cung ứng vật tư.
+ Phó Giám đốc Hành chính: giúp Giám đốc thực hiện các công tác văn phòng, tổ chức bộ máy quản lý và lực lượng lao động của Công ty. Phó Giám đốc Hành chính thay Giám đốc thực hiện các chế độ chính sách với cán bộ công nhân viên, ra quyết định nhân lực trực tiếp và điều hành các hoạt động bảo vệ, phòng cháy chữa cháy. Chịu trách nhiệm trực tiếp với Giám đốc.
+ Phó Giám đốc Kinh doanh: thực hiện công tác kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện tiếp thị, đấu thầu, xuất nhập khẩu than và VLXD.
+ Phòng Kinh doanh: quản lý, xây dựng giá thành, bán hàng, tiêu thụ sản phẩm.
+ Phòng Kế hoạch Thị trường: tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước.
+ Phòng Tài chính Kế toán: có nhiệm vụ hạch toán và quyết toán các hoạt động kinh doanh, thanh toán và theo dõi các khoản tiền của Công ty. Giúp Giám đốc xây dựng các kế hoạch về tài chính. Tổ chức hạch toán tổng hợp.
+ Phòng Tổ chức Hành chính: Thực hiện các công tác văn phòng, tổ chức bộ máy quản lý và lực lượng lao động của Công ty.
+ Các cơ sở sản xuất khác:
Cơ sở sản xuất tại Quảng Ninh.
Cơ sở sản xuất tại Hà Nội.
Cơ sở sản xuất tại Đức Giang.
Cơ sở sản xuất tại huyện Từ Liêm.
Đội xe: có 14 đầu xe, nhiệm vụ là vận chuyển hàng hóa phục vụ cho kinh doanh tiêu thụ.
Đội xây dựng.
Như vậy, mô hình quản lý được liên kết với nhau thành một tổng thể thống nhất dưới sự lãnh đạo của Giám đốc Công ty, thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ đề ra nhằm phát triển hoạt động kinh doanh. Nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi bộ phận, mỗi phòng ban khá rõ ràng và các bộ phận, phòng ban đã cố gắng thực hiện tốt công việc của mình đạt kết quả cao.
II. Phân tích và đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Than và VLXD Thanh niên Hà Nội
1. Thực trạng các yếu tố sản xuất kinh doanh của Công ty
1.1. Đặc điểm trang thiết bị, cơ sở hạ tầng và phương tiện kinh doanh
Dưới đây là biểu thống kê về trang thiết bị, máy móc của Công ty tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh.
Biểu số 3: Thực trạng máy móc thiết bị
tt
Tên gọi thiết bị
Số lượng
Thông số KT
Nước SX
Năm sử dụng
1
Xe tải
13 chiếc
2 tấn - 10 tấn
Nhật, Hàn Quốc
3 - 7 năm
2
Xe con
3 chiếc
4 chỗ
Nhật
2 năm
3
Máy vận thăng
1 cái
1 tấn
Trung Quốc
5 năm
4
Giàn giáo
100 bộ
sắt
Việt Nam
2 năm
5
Máy khoan tay
3 chiếc
Đức
1 năm
6
Máy cắt
1 chiếc
Đức
1 năm
7
Máy đầm
1 chiếc
Nga
1 năm
8
Xe trộn bê tông
5 chiếc
0,1 m3
Việt Nam
2 năm
9
Máy vi tính
7 dàn
tốc độ cao
Đông Nam á
1 - 3 năm
10
Máy in
4 chiếc
Lazerjet 1200
Nhật
6 tháng
11
Máy phôtô
1 chiếc
Kodak
Nhật
6 tháng
Với trang thiết bị, điều kiện làm việc như trên đã phục vụ tốt cho công tác quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh, đáp ứng kịp nhu cầu và tiến độ công việc.
1.2. Đặc điểm về vốn
Biểu số 4: Thực trạng vốn của Công ty năm 2001
Nội dung
Tổng vốn
Trong đó
Tuyệt đối (103đ)
%
Tự có (103đ)
NS cấp (103đ)
Vốn cố định
10.287.744
53,18
5.287.744
6.000.000
Vốn lưu động
9.056.830
46,82
4.056.830
5.000.000
Tổng vốn
19.344.574
100
8.344.574
11.000.000
%
43,14
56,86
Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán
Từ biểu số liệu trên ta nhận thấy kết cấu vốn khá hợp lý.
Vì Công ty là đơn vị kinh doanh nên tỷ lệ vốn cố định chỉ chiếm 53,18% tổng vốn nghĩa là một nửa số vốn của Công ty nằm trong máy móc thiết bị, nhà xưởng, kho bãi… Nếu tỷ lệ vốn cố định chiếm quá cao khi tham gia gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh thì thời gian thu hồi vốn cố định lại khá dài, tỷ lệ rủi ro cao.
Tỷ lệ vốn lưu động chiếm 46,82% tổng số nghĩa là gần một nửa số vốn tham gia trực tiếp vào quá trình kinh doanh trong kỳ nên thời gian thu hồi vốn nhanh, kịp thời ứng phó khi gặp phải những trường hợp như:
+ Sản phẩm tiêu thụ chậm, tồn kho nhiều;
+ Khách hàng nợ quá nhiều hoặc quá lâu;
+ Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, mở L/C, bảo lãnh công trình...
Tỷ lệ vốn như vậy thuận tiện cho công tác điều hành sản xuất kinh doanh, tăng khả năng quay vòng vốn, hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cao.
Đồng thời khi so sánh tỷ lệ vốn tự có và vốn do ngân sách cấp ta lại thấy: tỷ lệ vốn tự có bằng 43,14% tổng số; tỷ lệ vốn do ngân sách cấp chiếm 56,86% tổng số của vốn được cấp. Điều này chứng tỏ Công ty chủ động trong sản xuất kinh doanh cũng như khẳng định được vị thế của mình.
1.3. Cơ cấu nhân lực
Lực lượng lao động của Công ty được chia làm hai bộ phận lao động trực tiếp và lao động gián tiếp.
Lao động gián tiếp của Công ty bao gồm Ban Giám đốc, các phòng ban chức năng, các cán bộ quản lý và đội ngũ nhân viên phục vụ. Tỷ lệ này chiếm 20% tổng lao động của Công ty.
Biểu số 5: Cơ cấu và sự phân bổ lao động của Công ty
TT
Chỉ tiêu
Số lao động
% so với tổng số
I
Cơ cấu
1. Lao động trực tiếp
140
80
2. Lao động gián tiếp
35
20
+ Cán bộ quản lý
32
18,3
+ Công nhân phục vụ + nhân viên
3
1,7
II
Phân bổ
1. Ban Giám đốc
3
1,7
2. Các phòng ban chức năng
172
98,3
2.1. Phòng Tổ chức Hành chính
8
4,6
2.2. Phòng Tài chính Kế toán
6
3,4
2.3. Phòng Kế hoạch Thị trường
7
4
2.4. Phòng Kinh doanh
20
11,4
2.5. Đội xây dựng
85
48,6
2.6. Đội xe vận tải
26
14,9
Tổng số
175
100
Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính
Nền kinh tế thị trường ngày nay đòi hỏi các doanh nghiệp không chỉ ở số lượng lao động mà còn cả về chất lượng lao động. Trình độ của lao động ở mỗi bộ phận đóng vai trò quan trọng cho sự thành bại của doanh nghiệp bởi cấp cán bộ quản lý thiếu trình độ có thể sẽ làm doanh nghiệp thua lỗ và ngược lại cấp quản lý có trình độ cao sẽ cho những ý tưởng hay, quyết định đúng và khi quyết định đúng vấn đề là dường như đã giải quyết được thành công một nửa vấn đề và mức hiệu quả cũng sẽ rất cao. Thật vậy, chúng ta cùng xem xét và đánh giá trình độ đội ngũ cán bộ quản lý của Công ty qua biểu sau:
Biểu số 6: Trình độ cán bộ công nhân viên của Công ty
Các bộ phận
Trình độ văn hóa
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Sơ cấp
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Bộ phận lãnh đạo
20
11,4
3
1,7
0
0
0
0
Bộ phận sản xuất
11
6,3
4
2,3
22
12,6
115
65,7
Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính
Biểu số liệu trên là thống kê trình độ cán bộ công nhân viên của Công ty tính đến hết năm 2001. Công ty đã tuyển dụng được một đội ngũ lao động có phẩm chất và tiêu chuẩn nhất định theo yêu cầu công việc kinh doanh. Để doanh nghiệp có thể đứng vững và phát triển, Công ty đã không ngừng chăm lo đến việc đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ quản trị kinh doanh. Nhiệm vụ hàng đầu của lãnh đạo Công ty là chăm sóc mọi người, huấn luyện và động viên họ thành người có khả năng làm việc và có đạo đức. Sự quan tâm của ban lãnh đạo Công ty thể hiện bằng những việc làm cụ thể từ chủ trương, chính sách của doanh nghiệp đến cung cách đối xử của các cấp quản lý của doanh nghiệp đối với người lao động nhằm tạo ra bầu không khí thân mật, gắn bó với nhau không chỉ trong công việc mà trong cả cuộc sống của họ và cùng nhau đón nhận thành quả công việc của mình. Sự thăm hỏi, động viên, tặng quà nhân những ngày lễ, Tết hoặc khi ốm đau của ban lãnh đạo đối với nhân viên đã để lại những ấn tượng khó quên và có ý nghĩa động viên rất lớn đối với tất cả cán bộ công nhân viên của Công ty.
1.4. Tình hình sản xuất - tiêu thụ
1.4.1. Nhiệm vụ tiêu thụ than
Công ty Than và VLXD Thanh niên Hà Nội đã đặt ra nhiệm vụ tiêu thụ than trong năm 2001 là 16.400 tấn. Thực tế Công ty đã tiêu thụ được 15.723 tấn, đạt 95,87% kế hoạch; đây là một cố gắng lớn của Phòng Kinh doanh. Tiêu biểu là một số cá nhân như:
* Chu Duy Vũ : Tiêu thụ 341 tấn/tháng, đạt 148%.
* Nguyễn Thế Thanh : Tiêu thụ 279 tấn /tháng, đạt 121%.
1.4.2. Công tác kinh doanh vật tư trong nước và xuất nhập khẩu
Đây là công việc truyền thống của Công ty trong năm 2001. Công ty đã đề ra kế hoạch sản lượng 16 tỷ. Với sự cố gắng của Phòng Kinh doanh đã thực hiện được 20,092 tỷ, đạt 125,5 % kế hoạch năm. Cũng trong năm 2001, Công ty mở được thêm chi nhánh sản xuất tại huyện Từ Liêm.
1.4.3. Công tác xây lắp
Đây là lĩnh vực mới mà Công ty đã tiếp cận nhưng bước đầu cũng đã đạt được một số kết quả khả quan do sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Công ty đối với đội xây dựng.
1.4.4. Công tác chế độ chính sách
Trong thời gian vừa qua, Phòng Tổ chức Hành chính đã tổ chức khám sức khỏe định kỳ và đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ cho cán bộ công nhân viên.
1.4.5. Công tác tài chính kế toán
Bước đầu, Phòng Tài chính Kế toán đã đi vào ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho việc phục vụ sản xuất kinh doanh, kịp thời hướng dẫn thủ tục thanh quyết toán hợp lý, hợp lệ theo đúng chế độ quy định của Công ty và pháp luật của Nhà nước.
- Thanh quyết toán kịp thời các công trình xây lắp trong nội bộ Công ty và các công trình bên ngoài.
- Làm thủ tục thống nhất về cơ chế hạch toán, thanh toán các hợp đồng xuất nhập khẩu.
- Công tác lập các báo cáo quyết toán, thu hồi vốn, công nợ kịp thời.
- Công tác thu hồi vốn trong năm qua:
+ Xây lắp : 1.523.747.000 đồng.
+ Tiêu thụ than : 7.242.877.000 đồng.
+ Kinh doanh vật tư : 6.547.626.000 đồng.
+ Kinh doanh xuất nhập khẩu : 500.000.000 đồng.
+ Kinh doanh vận tải : 284.372.000 đồng.
+ Đặc biệt là công nợ than : 528.023.304/489.223.304 đồng.
1.4.6. Công tác kinh tế thị trường
Trong năm vừa qua, Phòng Kế hoạch Thị trường đã lập được kế hoạch sản xuất kinh doanh từng tháng, quí năm 2001 và dự kiến kế hoạch năm 2002 theo qui định.
- Lập các hợp đồng kinh tế và thanh lý các hợp đồng kinh tế kịp thời.
- Lập phương án kinh doanh vật tư trong nước và xuất nhập khẩu.
- Cùng đội xây dựng lập biện pháp thi công và các công tác kỹ thuật an toàn lao động trong các công trình đang thi công, lập khối lượng dở dang các công trình đang thi công và hồ sơ quyết toán công trình nhà làm việc 2 tầng.
- Tham gia công tác xây dựng định mức khoán và định mức tiêu thụ nhiên liệu trong công tác vận tải.
- Theo dõi sửa chữa các thiết bị và tham gia kiểm tra kỹ thuật an toàn cơ giới cho các phương tiện đang hoạt động và lập kế hoạch sửa chữa lớn năm 2002.
- Trong công tác an toàn và bảo hộ lao động, Phòng đã hướng dẫn các đối tượng mới ký hợp đồng lao động học tập nội quy an toàn, cấp giấy chứng nhận và cấp bảo hộ lao động.
1.4.7. Công tác vận tải
Trong năm vừa qua, tổ xe vận tải đã làm tốt nhiệm vụ cung cấp than tại thị trường Hà Nội và khu vực lân cận, đã đạt được giá trị sản lượng trong năm qua là 1,136 tỷ, đạt 100% kế hoạch được giao trong đó vận chuyển than từ mỏ than Quảng Ninh đến các nhà máy là 86.853 tấn/km. Mức lương bình quân của cán bộ công nhân viên Phòng này đạt 850.000 đồng/người/tháng; Phòng đã đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và phương tiện.
Trong đó có một số cá nhân tiêu biểu như:
- Trần Duy Anh : vận chuyển 2.139 tấn / 1.356 tấn kế hoạch, đạt 157%.
- Lê Anh Quân : vận chuyển 2.019 tấn/ 1.356 tấn kế hoạch, đạt 148%.
- Đỗ Như Định : vận chuyển 1.611 tấn/ 1.356 tấn kế hoạch, đạt 119%.
1.4.8. Công tác thi đua khen thưởng
- Phát động toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty quyết tâm hoàn thành kế hoạch được giao trong năm 2001, đặc biệt là công tác tiêu thụ than.
- Phát huy vai trò xung kích của lực lượng Đoàn Thanh niên và Hội Liên hiệp Thanh niên.
- Trong năm vừa qua, hội đồng thi đua Công ty đã đề nghị xét: Tổ xe đạt tổ lao động giỏi; 3 ĐC đạt chiến sĩ thi đua cấp cơ sở; 5 ĐC đạt lao động giỏi.
Nhìn chung, tình hình hoạt động của Công ty đã dần ổn định tuy còn một số điểm cần được khắc phục và điều chỉnh.
Những thống kê trên là tình hình hoạt động của Phòng Kinh doanh, Phòng Kế hoạch Thị trường trong năm 2001. Để có đầy đủ thông tin và đánh giá chính xác thực trạng của Công ty, chúng ta cần đi vào phân tích các chỉ tiêu hiệu quả.
2. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty
2.1. Hiệu quả sử dụng nhân lực
Hiệu quả sử dụng nhân lực của Công ty là những giá trị tài sản biểu hiện bằng tiền của mỗi người hoặc nhóm người tạo ra tính trong thời gian bình quân một năm. Những số liệu thống kê ở biểu số 7 cho thấy:
Năng suất lao động bình quân: Năm 2000 là 192.938 nghìn đồng một người, tăng cao hơn năm 1999 số tiền 34.448 nghìn đồng, đạt 122%. Năm 2001 là 229.074 nghìn đồng một người, tăng cao hơn năm 2000 số tiền 36.136 nghìn đồng, đạt 119%.
Mức doanh lợi theo lao động: Năm 1999 số tiền mà mỗi lao động tạo ra là 2.292 nghìn đồng. Năm 2000, Công ty đã thu được doanh lợi từ mỗi lao động là 2.956 nghìn đồng và năm 2001 là 3.462 nghìn đồng, tăng hơn so với năm 2000 số tiền là 664 nghìn đồng, đạt 129%.
Thu nhập bình quân năm của lao động cũng được cải thiện đáng kể. Năm 1999, mỗi lao động có thu nhập 7.900.000 đồng. Năm 2000 là 9.400.000 đồng, tăng hơn năm 1999 số tiền 1.500.000 đồng, đạt 119%.
Biểu số 7: Hiệu quả sử dụng nhân lực của Công ty Than và VLXD Thanh niên Hà Nội
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
1999
2000
2001
2000/1999
2001/2000
mức chênh
%
mức chênh
%
1
Doanh thu thuần
103 đ
24.566.000
31.256.000
40.088.000
6.690.000
127
8.832.000
128
2
Lợi nhuận
103 đ
355.210
478.950
605.780
123.740
135
126.830
126
3
Tổng quỹ lương
103 đ
1.224.500
1.522.800
1.827.000
298.300
124
304.200
120
4
Số lao động bình quân
người
155
162
175
7
105
13
108
5
NSLĐ theo doanh thu
103 đ
158.490
192.938
229.074
34.448
122
36.136
119
6
Mức doanh lợi theo lao động
103 đ
2.292
2.956
3.462
664
129
506
117
7
Thu nhập bình quân người/năm
103 đ
7.900
9.400
10.440
1.500
119
1.040
111
Như vậy, các chỉ số tăng đều ở mức khá cao chứng tỏ Công ty đang hoạt động rất ổn định. Năm 2000 có mức doanh lợi theo lao động tăng nhanh hơn NSLĐ theo doanh thu càng phản ánh sự hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Riêng năm 2001 do tăng chi phí để cơ cấu bộ máy quản lý mới, nhân viên tăng... nên các chỉ số tăng chậm hơn.
2.2. Hiệu quả sử dụng vốn
Hiệu quả sử dụng vốn là biểu hiện bằng tiền của sự chênh lệch giữa số vốn bỏ ra với doanh thu và lợi nhuận đạt được tính bình quân cho một năm. Theo biểu số 8 ta thấy:
+ Về sức sản xuất của vốn cố định: Năm 1999, cứ một đồng vốn cố định bình quân bỏ vào sản xuất kinh doanh trong năm thì tạo ra 3,285 đồng doanh thu thuần. Năm 2000 tạo ra 4,0622 đồng, bằng 124% so với năm 1999 và năm 2001 tạo ra 4,4263 đồng, bằng 109% so với năm 2000. Như vậy doanh thu thuần tạo ra tính trên 1 đồng vốn cố định năm 2000 tăng 0,7772 đồng so với năm 1999 và năm 2001 tăng 0,3641 đồng so với năm 2000.
+ Về tỷ lệ lợi nhuận trên vốn cố định: Năm 1999, cứ 1 đồng tài sản cố định thì tạo ra 0,0475 đồng lợi nhuận. Năm 2000, cứ 1 đồng tài sản cố định thì tạo ra 0,0622 đồng lợi nhuận và năm 2001 tạo ra 0,0669 đồng, bằng 107% so với năm 1999 với mức chênh là 0,064 đồng.
+ Về hệ số đảm nhiệm vốn lưu động: Từ năm 1999 đến năm 2001, hệ số này giảm nhưng vốn lưu động vẫn tăng qua các năm chứng tỏ tốc độ tăng của doanh thu thuần nhanh hơn tốc độ tăng của vốn lưu động nghĩa là hiệu quả kinh tế cao hơn.
+ Về tỷ lệ lợi nhuận trên vốn lưu động: Từ năm 1999 đến năm 2000 tăng 13% và đến năm 2001 tiếp tục tăng 9%.
+ Về số lần chu chuyển vốn lưu động: Năm 1999, vốn lưu động quay được 3,2914 lần. Năm 2000 quay được 3,5212 lần, bằng 107% so với năm 1999. Và năm 2001 quay được 3,8967 lần, bằng 111% so với năm 2000 cho thấy càng ngày tốc độ luân chuyển của vốn lưu động càng cao.
Biểu số 8: Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Than và VLXD Thanh niên Hà Nội
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
1999
2000
2001
2000/1999
2001/2000
mức chênh
%
mức chênh
%
1
Doanh thu thuần
103 đ
24.566.000
31.256.000
40.088.000
6.690.000
127
8.832.000
128
2
Lợi nhuận
103 đ
355.210
478.950
605.780
123.740
135
126.830
126
3
Tổng vốn bình quân
103 đ
14.941.953
16.570.920
19.344.574
1.628.967
111
2.773.654
117
4
Vốn lưu động
103 đ
7.463.653
8.876.570
10.287.744
1.412.917
119
1.411.174
116
5
Vốn cố định
103 đ
7.478.300
7.694.350
9.056.830
216.050
103
1.362.480
118
6
Sức sản xuất của vốn cố định
đồng
3,2850
4,0622
4,4263
0,7772
124
0,3641
109
7
Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn cố định
đồng
0,0475
0,0622
0,0669
0,0147
131
0,0046
107
8
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động
đồng
0,3038
0,2840
0,2566
-0,0198
93
-0,0274
90
9
Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn lưu động
đồng
0,0476
0,0540
0,0589
0,0064
113
0,0049
109
10
Số lần chu chuyển VLĐ/năm
lần
3,2914
3,5212
3,8967
0,2298
107
0,3755
111
11
Số ngày chu chuyển VLĐ/năm
ngày
111
104
94
-7
93
-10
90
12
Số lần chu chuyển tiền vốn
lần
1,6441
1,8862
2,0723
0,2421
115
0,1861
110
+ Về số ngày chu chuyển vốn lưu động: Số ngày này giảm tương đương với tốc độ luân chuyển tăng của vốn lưu động.
+ Về số lần chu chuyển tổng vốn: Năm 1999 đạt 1,6441 lần. Năm 2000 tăng lên 0,2421 lần tăng 15% và năm 2001 đạt 2,0723 lần, tăng 10%.
2.3. Hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp của Công ty
Hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp là hệ thống các chỉ tiêu phản ánh một cách tổng quát nhất toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty, trong đó bao gồm cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội được phản ánh qua biểu số 9. ý nghĩa của các chỉ tiêu như sau:
+ Về chỉ tiêu lợi nhuận: Năm 1999 lãi 355.210 nghìn đồng. Năm 2000, lợi nhuận đạt là 478.950 nghìn đồng, tăng 35%. Năm 2001, lợi nhuận đạt được là 605.780 nghìn đồng, cao hơn năm 2000 số tiền 126.830 nghìn đồng, đạt 126%.
+ Về chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước: Liên tục tăng cao.
+ Về mức chi phí sản xuất: Có thể thấy hiệu quả sử dụng chi phí tăng không cao. Riêng năm 2001 còn giảm 0,1%, nguyên nhân tăng chi phí như đã nói ở trên.
+ Về tỉ suất lợi nhuận trên tổng chi phí: Năm 1999, cứ 1 đồng chi phí bỏ vào sản xuất kinh doanh thì đem về 0,0142 đồng. Năm 2000 tăng 8%. Năm 2001, tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí giảm do chi phí tăng đột biến.
+ Về tỉ suất lợi nhuận trên tổng doanh thu: Năm 1999, cứ một đồng doanh thu thì có 0,0140 đồng lãi. Năm 2000, một đồng doanh thu có 0,0151 đồng lợi nhuận. Năm 2001, tỷ suất lợi nhuận trên tổng doanh thu giảm 6%.
Như vậy, các chỉ số kinh tế của Công ty tăng đều ở các năm chứng tỏ hiệu quả hoạt động khá tốt nhưng chững lại năm 2001. Đây chỉ là dấu hiệu tạm thời khi Công ty đang trong giai đoạn chuyển đổi. Xét tổng thể vấn đề cho thấy có nhiều mặt mạnh song cũng còn tồn tại nhiều hạn chế kìm hãm hiệu quả của Công ty. Do đó, cần có một đánh giá tổng quát nhất về thực trạng hiện tại để tìm ra và phát huy những mặt mạnh, khắc phục những yếu kém; tìm hướng giải quyết chính xác, kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Biểu số 9: Hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp của Công ty Than và VLXD Thanh niên Hà Nội
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
1999
2000
2001
2000/1999
2001/2000
mức chênh
%
mức chênh
%
1
Giá trị tổng sản lượng
103 đ
22.557.000
29.136.000
40.333.000
6.579.000
129
11.197.000
138
2
Tổng doanh thu
103 đ
25.431.000
31.751.000
42.788.000
6.320.000
125
11.037.000
135
3
Tổng chi phí
103 đ
25.075.790
31.272.050
42.182.220
6.196.260
125
10.910.170
135
4
Lợi nhuận
103 đ
355.210
478.950
605.780
123.740
135
126.830
126
5
Nộp ngân sách nhà nước
103 đ
1.058.279
1.613.717
2.291.098
555.438
152
677.381
142
6
Tổng vốn bình quân
103 đ
14.941.953
16.570.920
19.344.574
1.628.967
111
2.773.654
117
7
Hiệu quả sử dụng chi phí
đồng
1,0142
1,0153
1,0144
0,0012
100,1
-0,0010
99,9
8
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng CP
đồng
0,0142
0,0153
0,0144
0,0012
108
-0,0010
94
9
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng DT
đồng
0,0140
0,0151
0,0142
0,0011
108
-0,0009
94
10
Số vòng quay tổng vốn b/q
vòng
1,6441
1,8862
2,0723
0,2421
115
0,1861
110
3. Đánh giá tổng quát thực trạng của Công ty
Qua những con số phân tích và nghiên cứu thực tế cho phép ta rút ra những nhận xét sau về hiệu quả hoạt động của Công ty.
3.1. Hiệu quả đạt được
3.1.1. Hiệu quả kinh tế
+ Nhìn chung, các chỉ số kinh tế về doanh thu và lợi nhuận của Công ty là khá tốt.
+ Tốc độ quay vòng vốn được nâng cao đặc biệt là vốn lưu động.
+ Lao động của Công ty đảm bảo lượng giá trị gia tăng ngoài hao phí lao động cần thiết.
3.1.2. Hiệu quả xã hội
+ Công ty đảm bảo tỷ lệ nộp ngân sách tăng đều hàng năm.
+ Đảm bảo việc làm ổn định cho 175 người.
+ Mức thu nhập qua các năm đã đảm bảo cuộc sống cho người lao động.
+ Cải thiện môi trường kinh doanh, môi trường làm việc.
3.2. Những mặt tồn tại và phát sinh
Tuy đã gặt hái được nhiều thành công và hiệu quả, song Công ty vẫn còn tồn tại và phát sinh nhiều vấn đề cần giải quyết, cụ thể là:
- Khả năng tiếp cận thị trường tiêu thụ của các nhân viên làm công tác tiêu thụ còn yếu dẫn đến không nắm bắt kịp thời những biến động về giá cả cũng như nhu cầu sử dụng than của từng khu vực.
- Tổ chức vận chuyển, trung chuyển và điều phối than đến những nơi tiêu thụ nhiều lúc còn chưa hợp lý và chậm, không đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng.
- Nhân viên tiêu thụ chưa thường xuyên đi tìm hiểu thị trường và tiếp cận các công trình mới, các khách hàng tiêu thụ lớn như: Công ty Cao Su Sao Vàng, Công ty Dệt Kim Đông Xuân, Viện Nhi Thụy Điển.
- Thu nhập thực tế của những người làm công tác tiêu thụ còn thấp.
- Chưa tập hợp và đề xuất hình thức khuyến mại VLXD cho phù hợp thị trường.
- Công tác thông tin quảng cáo cho sản phẩm còn ít và sơ sài, việc thành lập các đại lý mới còn triển khai chậm.
- Công tác thu hồi vốn tiêu thụ than trong năm qua còn yếu, công nợ thường xuyên từ 3,5 đến 4,5 tỷ đồng.
- Khâu tìm hiểu khách hàng chưa kỹ, chưa chắc chắn. Chưa nắm vững được khả năng thanh toán đã cung cấp hàng dẫn đến có một số trường hợp khó thu hồi công nợ.
- Chưa quản lý chặt chẽ việc cấp hàng cho các hộ tiêu thụ dẫn đến một số công nợ cao hơn số dư nợ được phép đã qui định trong hợp đồng.
- Nhân viên tiêu thụ chưa tích cực tìm hiểu để đưa ra những biện pháp tối ưu cho công tác thu hồi vốn các khách nợ tiền than.
- Đối với công nợ khó đòi, Công ty chưa có cơ chế thỏa đáng để thu hồi được công nợ đã tồn đọng khá lâu năm.
- Việc đối chiếu công nợ cũng chưa được chủ động nên số công nợ hàng năm qua ít có biến động tích cực.
- Công tác tiếp thị còn yếu.
- Công tác quản lý hồ sơ, chứng từ hợp đồng chưa chặt chẽ, chưa khoa học.
- Để tồn đọng một số công nợ quá lâu.
- Chưa thường xuyên đối chiếu số liệu với các Phòng Tài chính Kế toán, Kế hoạch Thị trường dẫn đến phát sinh. Một số việc đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm.
- Do công tác xây lắp đối với đơn vị còn mới, kinh nghiệm thực tế còn ít nên cũng còn một số nhược điểm cần khắc phục:
- Công tác lập hồ sơ đấu thầu còn yếu.
- Công tác lập kế hoạch, biện pháp, tiến độ thi công chưa thường xuyên, kịp thời.
- Công tác thu hồi vốn còn chậm.
Chương 3: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Than và VLXD Thanh niên Hà Nội
I. Kế hoạch hoạt động năm 2002 của Công ty
1. Định hướng hoạt động
Lập kế hoạch đầu tư trang thiết bị để phục vụ tốt cho quá trình sản xuất và kinh doanh.
Nâng cao năng lực của các cán bộ.
Mở rộng thị trường tiêu thụ.
2. Chỉ tiêu kế hoạch
Biểu số 10: Kế hoạch năm 2002
TT
Danh mục khối lượng
ĐVT
Kế hoạch
Tổng giá trị sản lượng
106đ
39.000
I
Giá trị xây lắp
106đ
1.700
II
Giá trị kinh doanh - tiêu thụ
106đ
35.980
1
Kinh doanh trong nước
106đ
10.000
2
Kinh doanh xuất nhập khẩu
106đ
6.000
3
Tiêu thụ than
Tấn
34.400
III
Giá trị sản xuất khác
106đ
1.320
1
Vận tải bốc xếp
106đ
1.130
2
Sửa chữa lớn
106đ
0,19
Nguồn: Phòng Kế hoạch Thị trường
Từ nhận thức được các vấn đề về hiệu quả, xuất phát từ định hướng và chỉ tiêu kế hoạch hoạt động của Công ty trong thời gian tới, em xin mạnh dạn đề ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
II. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Than và VLXD Thanh niên Hà Nội
1. Biện pháp chủ quan
Là những biện pháp xuất phát từ phía Công ty bằng sự phát huy nội lực, những nhân tố nằm dưới sự kiểm soát của Công ty. Cụ thể là:
1.1. Về công tác tổ chức và điều hành sản xuất kinh doanh
Tiếp tục sắp xếp và phân công nhiệm vụ trong Ban Giám đốc Công ty, các phòng nghiệp vụ gồm các phòng: Phòng Tổ chức Hành chính, Phòng Kinh doanh, Phòng Kế hoạch Thị trường, Phòng Tài chính Kế toán.
Hoàn thiện các quy chế, quy định hoạt động của Công ty.
Bổ sung cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao cho đơn vị.
1.2. Công tác kinh doanh tiêu thụ
1.2.1. Nhiệm vụ tiêu thụ than
* Về công tác thị trường
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt; quan hệ cung cầu, của giá cả biến động từng giờ từng phút… Do vậy doanh nghiệp nào nắm bắt nhanh nhất, chính xác nhất các thông tin của thị trường thì doanh nghiệp đó sẽ chiến thắng. Công tác nghiên cứu thị trường trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Các doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhập thông tin, xử lý nhanh chóng, chính xác mọi biến động của thị trường để có các biện pháp thích hợp. Từ đó đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Để nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu và xác định nhu cầu thị trường, Công ty nên tổ chức bộ phận Marketing có tính chất chuyên nghiệp về thị trường than và quy định rõ chức năng, nhiệm vụ cũng như chế độ trách nhiệm của bộ phận này. Quán triệt nhiệm vụ tiêu thụ than là của toàn cán bộ công nhân viên trong Công ty nên ở mọi nơi, mọi lúc, mọi người đều có trách nhiệm tiếp thị quảng cáo tiêu thụ than. Phát huy tối đa mọi mối quan hệ với các bạn hàng vật tư, thiết bị để mở rộng thị phần, thị trường tiêu thụ than. áp dụng hình thức hàng đổi hàng để đẩy mạnh tiêu thụ than.
Phân công cho các nhân viên tiêu thụ thường xuyên điều tra thị trường ở các địa bàn Hà Nội. Tìm hiểu về khả năng tiêu thụ, giá bán, phương thức thanh toán, hình thức khuyến mại, từ đó Ban lãnh đạo Công ty tập hợp và đưa ra phương thức bán than làm sao mang tính cạnh tranh cao.
Tăng cường tiếp thị và phát huy các hộ tiêu thụ với khối lượng lớn, khả năng thanh toán tốt, với mục tiêu cụ thể là phát triển thêm 5 cơ sở sản xuất than.
Tiếp cận và tìm hiểu một số đại lý lớn có uy tín ở các địa bàn. Có chế độ ưu đãi về giá, phương thức thanh toán, hình thức khuyến mại để họ quảng cáo và tiêu thụ sản phẩm của mình. Vì đây là đầu mối đưa sản phẩm vào thị trường ở các địa bàn và họ là những người tư vấn có uy tín khách hàng rất dễ nghe theo.
Khuyến khích cán bộ tiêu thụ bằng hình thức tăng lương khoán theo hình thức lũy tiến cho tiêu thụ cụ thể như sau:
+ Lượng tiêu thụ dưới 80 tấn được hưởng : 5.000đ/tấn.
+ Lượng tiêu thụ đến 160 tấn được hưởng : 5.300đ/tấn.
+ Lượng tiêu thụ đến 210 tấn được hưởng : 5.500đ/tấn.
+ Lượng tiêu thụ đến 230 tấn được hưởng : 5.700đ/tấn.
+ Lượng tiêu thụ từ 231 tấn trở lên được hưởng : 6.000đ/tấn.
* Về công tác quảng cáo, tiếp thị
Công ty nên chú trọng tới công tác thông tin quảng cáo, tiếp thị. Bởi trong giai đoạn kinh doanh hiện nay, với cơ chế mở, có rất nhiều doanh nghiệp cùng kinh doanh than trên thị trường nên công tác quảng cáo chào hàng là vô cùng quan trọng. Toàn bộ các thông tin quảng cáo sẽ do bộ phận Marketing đảm nhiệm. Để quảng cáo đạt hiệu quả cao, Công ty nên tập trung quảng cáo vào đối tượng các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, vì đây là khu vực tiêu thụ than chủ yếu cho Công ty. Công ty nên thực hiện mỗi tháng một lần (theo đợt) trên báo “Thương mại”, “Thời báo Kinh tế Việt Nam”, hay các tạp chí “Công nghiệp”, “Than Việt Nam”, vì đây là những tờ báo, tạp chí thông tin kinh tế hầu như doanh nghiệp nào cũng đặt mua và thường xuyên theo dõi, thu thập thông tin.
Việc nâng cao công tác điều tra, nghiên cứu, xác định nhu cầu thị trường, nâng cao chất lượng công tác lập và tổ chức thực hiện kế hoạch tiêu thụ than sẽ có ý nghĩa lâu dài đối với Công ty trong việc đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm than. Đồng thời thực hiện tốt công tác thông tin quảng cáo thì chắc chắn thị trường của Công ty sẽ được mở rộng, số lượng khách hàng sẽ tăng lên, các hộ tiêu thụ sẽ tăng lên và sản lượng than tiêu thụ của Công ty cũng sẽ tăng lên rất nhiều.
* Tăng cường kiểm định chất lượng than
Đặc điểm của hoạt động kinh doanh than là sau được khai thác, sàng tuyển và phân cấp chất lượng thành các loại than khác nhau sẽ được vận chuyển đưa đến tay người tiêu dùng. Trong quá trình sản xuất và vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ này, than rất dễ bị giảm chất lượng do rơi vãi, lẫn tạp chất đất đá, hoặc cũng có thể do sơ suất trong khâu kiểm tra chất lượng mà giao nhận không đảm bảo chất lượng. Cung cấp than không đảm bảo chất lượng cho khách hàng sẽ làm mất uy tín của Công ty, dẫn đến mất khách hàng, thị trường bị thu hẹp, sản lượng than tiêu thụ bị giảm sút.
Để giữ vững uy tín với khách hàng, không ngừng duy trì và mở rộng thị trường, nâng cao sản lượng than tiêu thụ, Công ty phải không ngừng nâng cao chất lượng than tiêu thụ của mình. Và để làm được điều này, Công ty cần tiến hành các biện pháp sau đây:
Thứ nhất, Công ty phải tăng cường công tác kiểm định chất lượng than. Ngoài ra không ngừng nâng cao trình độ để có thể tiến hành công tác nghiên cứu, thí nghiệm và kết luận phẩm cấp chất lượng than. Đồng thời quản lý chặt chẽ chất lượng than bán ra đảm bảo giữ uy tín của Công ty.
Thứ hai, hạn chế mức thấp nhất việc bốc lên, dỡ xuống than qua các kho bãi và các phương tiện vận tải trung gian dễ làm bẩn, làm vỡ vụn, giảm chất lượng của than, tăng cường vận chuyển than thẳng từ nơi khai thác đến nơi bán.
* Công tác điều phối và vận chuyển
Đây là một khâu quan trọng trong công tác tiêu thụ than để kịp thời đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Để làm tốt công tác này, cần phải làm những việc sau:
Phân công cụ thể lịch trực lãnh đạo, trực điều vận tại cảng, bố trí xe vận tải trực cả đêm (để vào phố) và ngày nghỉ, ngày lễ.
Buổi sáng hàng ngày, các cán bộ tiêu thụ phải có trách nhiệm liên hệ sớm với khách hàng để biết yêu cầu cấp hàng trong ngày và báo cho trạm điều phối bố trí xe kịp thời.
Quy định trách nhiệm và quyền hạn của trạm trưởng trạm điều phối, nhiệm vụ của các nhân viên tổ điều phối từ đó phối hợp giữa đầu nhận từ Công ty đến trạm điều phối và đến các hộ tiêu thụ nhằm nâng cao hiệu quả công việc, cung ứng hàng kịp thời và tiết kiệm chi phí vận tải, bốc xếp.
Có chế độ thích hợp, cụ thể và khen thưởng động viên kịp thời đối với các cá nhân làm tăng ca tăng giờ.
* Công tác giao kế hoạch tiêu thụ và thu hồi vốn
Hàng tháng, căn cứ vào khả năng tiêu thụ, số công nợ các hộ tiêu thụ của các nhân viên tiêu thụ giao kế hoạch tiêu thụ và thu hồi vốn cụ thể cho từng người. Cuối tháng có tổng kết và đánh giá phân tích mức độ hoàn thành, nguyên nhân dẫn đến không thực hiện được. Đề nghị khen thưởng các cá nhân hoàn thành nhiệm vụ. Có biện pháp giúp đỡ các cá nhân chưa hoàn thành nhiệm vụ. Cá nhân thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì sẽ sắp xếp làm công việc khác.
Đối với những công nợ chậm trả, số công nợ phát sinh quá dư nợ cho phép trong hợp đồng mà khách hàng đã ký với Công ty sẽ có kế hoạch giao cho từng cá nhân đang theo dõi và thời gian hoàn thành nhiệm vụ.
Hỗ trợ về nguồn tài chính nhằm tăng cường công tác thu hồi công nợ.
Thành lập tổ thu hồi công nợ chuyên đến các hộ tiêu thụ để đòi nợ.
1.2.2. Công tác kinh doanh vật tư thiết bị
Tăng cường công tác tiếp thị, nắm vững nhu cầu sửa chữa lớn của các đơn vị nội bộ trong Công ty và các đơn vị bên ngoài.
Tìm hiểu thị trường các vật liệu đầu vào cho các cơ sở sản xuất công nghiệp của Công ty.
Chuẩn bị phương án để quí 2 năm 2003 mở một số mô hình đại lý tổng hợp, tiêu thụ xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng.
Lập dự án về tổ chức khai thác than tại Quảng Ninh.
Tăng cường công tác quản lý hợp đồng, hóa đơn chứng từ, đối chiếu thanh quyết toán đúng quy định của Nhà nước, Công ty.
Tăng cường tiếp thị để đón các dự án đầu tư năng lực thiết bị để tham gia dự thầu, từ đó duy trì công tác xuất nhập khẩu của đơn vị.
1.3. Công tác xây lắp
Đầu tư một số thiết bị, dụng cụ để nâng cao năng lực thi công các công trình.
Phân công cụ thể từng phần việc cho từng cán bộ và Công ty, tập trung chỉ đạo thi công dứt điểm từng công trình.
Hoàn thành thủ tục nghiệm thu công trình từng hạng mục nhanh gọn, từ đó thúc đẩy việc thu hồi vốn nhanh gọn.
Xây dựng quy chế khoán và thực hiện nghiêm chỉnh chế độ lao động tiền lương đã ban hành.
Tham gia tiếp thị đấu thầu các công trình xây lắp trong và ngoài Công ty.
Tăng cường thêm các cán bộ có khả năng chuyên môn và kinh nghiệm thi công cho đội xây dựng và tuyển dụng công nhân kỹ thuật có tay nghề cao làm nòng cốt. Cử cán bộ có năng lực đi học tập nâng cao trình độ.
1.4. Công tác tài chính kế toán
Lập kế hoạch tài chính đảm bảo yêu cầu của việc kinh doanh, xây lắp của Công ty và lập báo cáo thực hiện kế hoạch tài chính.
Tập hợp báo cáo quyết toán, thu vốn, công nợ kịp thời tránh rủi ro, thất thoát.
Phân tích hoạt động kinh tế của đơn vị theo định kỳ.
1.5. Công tác kinh tế kế hoạch, thị trường
Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng, quý, năm và lập báo thực hiện kế hoạch từng tháng, quý và năm 2003.
Lập các hợp đồng kinh tế và thanh lý các hợp đồng kinh tế kịp thời.
Lập phương án kinh doanh cho các cở sở khác và các phương án kinh doanh vật tư trong nước, xuất nhập khẩu và phương án tổ chức kinh doanh cho các đại lý VLXD cùng Phòng Kinh doanh.
Lập biện pháp thi công và các công tác kỹ thuật an toàn lao động trong các công trình chuẩn bị thi công, lập khối lượng biện pháp cho các công trình đấu thầu và chuẩn bị thi công.
Tham gia công tác xây dựng định mức khoán và định mức tiêu thụ vật tư, nhiên liệu trong công tác xây lắp và vận tải.
Lập kế hoạch theo dõi sửa chữa lớn và sửa chữa bảo dưỡng thường xuyên các thiết bị, tham gia kiểm tra kỹ thuật an toàn cơ giới cho các phương tiện đang hoạt động và lập kế hoạch sửa chữa lớn xe máy năm 2002.
- Thực hiện tốt công tác bảo hộ và an toàn lao động, có kế hoạch tập huấn định kỳ cho những người mới nhập vào đơn vị.
- Có kế hoạch cấp phát bảo hiểm lao động đúng tiêu chuẩn và chế độ hiện hành.
- Lập kế hoạch mua đầy đủ bảo hiểm và kiểm định cho các phương tiện cơ giới đang lưu hành.
Tăng cường công tác tiếp thị đấu thầu, nâng cao năng lực tiếp thị và làm hồ sơ thầu các công trình có tính khả thi cao, tăng cường mạng lưới cộng tác viên để đưa sản phẩm than và VLXD vào chiếm lĩnh thị trường xây dựng của đất nước, tham gia liên doanh liên kết với các đối tác khác để vào thầu hiệu quả cao.
1.6. Công tác đào tạo nâng cao nghiệp vụ
Phát động cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty tích cực nâng cao trình độ nghiệp vụ, tay nghề. Bổ sung thêm một số cán bộ có chuyên môn kỹ thuật cho các phòng ban.
Cử các lao động có khả năng đi học các lớp để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, từ đó phổ biến cho các anh em khác học tập.
Phối hợp cùng đoàn thể phát động phong trào tự học ngoại ngữ, tin học với trình độ giao tiếp hàng ngày.
1.7. Công tác an toàn và bảo hộ lao động
Tổ chức tập huấn an toàn cho các cán bộ công nhân viên theo định kỳ, tổ chức cho mạng lưới an toàn viên hoạt động đều đặn, kiểm tra toàn bộ các thiết bị an toàn cho các thiết bị tham gia thi công và vận tải hàng hóa.
Những đối tượng mới ký hợp đồng lao động phải qua lớp huấn luyện an toàn và có chứng chỉ mới được tham gia làm việc tại đơn vị.
Lập kế hoạch đầu tư trang thiết bị để phục vụ tốt cho quá trình sản xuất và kinh doanh.
1.8. Công tác thi đua khen thưởng
Phát động toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty quyết tâm hoàn thành kế hoạch được giao trong năm 2002 đặc biệt là công tác tiêu thụ than.
Chú trọng phát huy vai trò xung kích của lực lượng Đoàn viên và Hội Liên hiệp Thanh niên; phát động các phong trào thi đua với mục tiêu tiến độ các công trình trọng điểm và thực hiện tốt công tác sơ kết, tổng kết; có chế độ khen thưởng để động viên kịp thời phong trào.
Trong năm 2002, xây dựng tập thể cán bộ công nhân viên Công ty là tập thể lao động giỏi.
2. Một số đề xuất khác
Đề nghị ban lãnh đạo Công ty đặc biệt quan tâm tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tập thể công nhân viên ổn định tổ chức và đi vào hoạt động có nền nếp, hiệu quả.
Tạo điều kiện cho đơn vị những công việc thuận lợi để tiếp cận, đấu thầu các công trình xây lắp và cung ứng vật tư thiết bị để có đủ công ăn việc làm đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên trong Công ty.
Đầu tư thiết bị, dụng cụ để tăng cường năng lực sản xuất xây lắp.
Có biện pháp xử lý một số công nợ còn tồn đọng từ trước.
Có cơ chế tài chính phù hợp và nhanh chóng để cho việc thực hiện các hợp đồng kinh doanh có hiệu quả và đúng thời cơ.
3. Kiến nghị với Nhà nước và cơ quan chủ quản
Công ty Than và VLXD Thanh niên Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước, bên cạnh chức năng sản xuất kinh doanh, Công ty còn gánh cả trách nhiệm xã hội, thực hiện các chính sách phát triển miền núi, nông thôn của Đảng và Nhà nước. Với trách nhiệm nặng nề đó và trong điều kiện môi trường kinh doanh khó khăn hiện nay, bản thân một mình Công ty khó có thể đảm đương nổi. Do đó, Công ty cần có sự hỗ trợ của Nhà nước, của Tổng Công ty về một số khía cạnh sau đây :
Thứ nhất, Nhà nước và các cơ quan chủ quản cần đầu tư hỗ trợ thêm vốn cho Công ty, giúp Công ty khắc phục khó khăn do thiếu vốn kinh doanh. Hiện nay nếu được Nhà nước và các cơ quan chủ quản cấp thêm vốn, Công ty sẽ chủ động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh than của mình và có thêm nguồn vốn lưu động để đưa lên phục vụ tốt hơn nhu cầu của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn các tỉnh miền núi hiện nay.
Thứ hai, tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đặc biệt là vai trò quản lý của Tổng Công ty Than Việt Nam trên lĩnh vực khai thác và kinh doanh than. Nghiêm cấm việc khai thác và kinh doanh than bừa bãi, đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động của các mỏ than “thổ phỉ” và các đầu nậu buôn than trái phép đang lũng đoạn thị trường, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho các đơn vị kinh doanh trong ngành than. Đồng thời Tổng Công ty Than Việt Nam cũng cần có sự điều phối thị trường một cách hợp lý, quy định cụ thể và kiểm tra chặt chẽ công tác tiêu thụ than của một số công ty khai thác, tránh tình trạng tranh mua, tranh bán như hiện nay giữa các công ty trong ngành, đảm bảo cho việc khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn “vàng đen” của tổ quốc.
Kết luận
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là vấn đề quan tâm của tất cả các doanh nghiệp. Để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải thường xuyên tổng hợp, phân tích và đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả, cân đối các yếu tố tham gia vào quá trình hoạt động, phát huy những thế mạnh, khắc phục những yếu kém và chỉ có như vậy mới có thể đảm bảo cho sự tồn tại của mình.
Từ sau khi thành lập Công ty, bằng quyết tâm của toàn thể cán bộ công nhân viên dưới sự lãnh đạo của Ban Giám đốc, Công ty Than và VLXD Thanh niên Hà Nội đã không ngừng vươn lên. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của Công ty vẫn chưa cao và còn tồn đọng nhiều vấn đề cần giải quyết. Vì vậy, một vài biện pháp trên đây hy vọng có thể giúp Công ty hoàn thiện và thành công hơn.
Trong thời gian thực tập tại Công ty, được sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của các cô, chú trong Công ty, em đã hoàn thành bản luận văn. Do điều kiện và thời gian có hạn nên luận văn chỉ đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất và chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vậy rất mong nhận được sự thông cảm, góp ý, chỉ bảo của các thầy, cô giáo cùng toàn thể các cô chú và các cấp lãnh đạo trong Công ty. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.
Tài liệu tham khảo
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - Nguyễn Năng Phúc - NXB Thống Kê
Giáo trình Quản trị nhân lực - Đại học Kinh tế Quốc dân
Tổ chức sản xuất và quản trị doanh nghiệp - NXB Thống kê
Quản trị kinh doanh - Đại học Tổng hợp - 1990
Quản trị học - NXB Thống kê - 1996
Giáo trình Marketing - Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội - 2000
Giáo trình Quản trị sản xuất và tác nghiệp - Ths. Trương Đoàn Thể - Đại học Kinh tế Quốc dân
Quản lý doanh nghiệp - Ths. Nguyễn Mạnh Quân - Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội - 2000
Đề cương bài giảng Lập kế hoạch và điều hành sản xuất kinh doanh - KS. Trịnh Bá Minh - Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội
Giáo trình quản trị sản xuất và tác nghiệp, chế biến và dịch vụ - NXB IRWIN – 1995
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0340.doc