Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị tại Công ty Cổ Phần Cơ Khí và Xây Lắp Số 7

Theo như bảng trên ta thấy, Năm 2005 tổng vốn kinh doanh của Công ty là 75.520 triệu đồng, đến năm 2006 nguồn vốn kinh doanh đã tăng lên 76.840 triệu đồng tương ứng 101,7% so với năm 2005. Trong đó vốn cố định tăng 102,4% và vốn lưu động tăng 100,27%. Sang đến năm 2007 tổng vốn kinh doanh đạt 103,3% tương ứng tăng 2.572 triệu đồng. Trong đó vốn lưu động tăng 101,3% tương ứng 304 triệu đồng, vốn cố định tăng 2.268 triệu đồng tương ứng 103,3%.

doc44 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1052 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị tại Công ty Cổ Phần Cơ Khí và Xây Lắp Số 7, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m 2005 , sang đến năm 2007 thì tổng vốn kinh doanh của Công ty tăng 3,3% so với năm 2006 tương ứng tăng 2.572 triệu đồng . biểu đồ doanh thu, lợi nhuận của công ty qua 3 năm Biểu đồ 1 : Doanh thu , lợi nhuận của công ty qua 3 năm 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 90,000 100,000 2005 2006 2007 doanh thu lợi nhuận ( Nguồn Công ty Cổ Phần Cơ Khí và Xây Lắp Số 7 ) Từ biểu đồ ta thấy tổng doanh thu và tổng lợi nhuận của Công ty tỷ lệ thuận với nhau, nếu tổng doanh thu tăng thì tổng lợi nhuận cũng tăng lên . Chương II Thực trạng hoạt động quản lý sử dụng máy móc thiết bị tại Công ty cổ phần cơ khí và xây lắp số 7 I . Thực trạng quản lý sử dụng máy móc thiết bị của Công ty Công ty cổ phần cơ khí và xây lắp số 7 là một doanh nghiệp chuyên sản xuất máy móc cho ngành xây dựng vật liệu xây dựng và các công trình. Với mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh , có đủ khả năng, năng lực cạnh tranh . Để có thể hoàn thành được mục tiêu Công ty đã đầu tư hàng trăm triệu để trang bị máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất , các dự án lớn và đòi hỏi cao về tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như tiến độ thi công. Hiện nay Công ty đang sử dụng các loại máy móc thiết bị xây dựng cho sản xuất như sau: (xem bảng 5) Máy móc thiết bị lạc hậu chiếm khoảng 31,6 % trong tổng số máy móc thiết bị toàn Công ty . Máy móc thiết bị thuộc loại trung bình chiếm khoảng 32,2 % tổng số máy móc thiết bị . còn lại thuộc loại mới ( chiếm khoảng 36,2% tổng số máy móc thiết bị ) . Để công việc so sánh mức độ hiện đại của máy móc thiết bị được dễ dàng hơn ta xem biểu đồ 2 : Biểu đồ 2: So sánh tỷ lệ về mức độ hiện đại của các máy móc thiết bị ( Nguồn Công ty Cổ Phần Cơ Khí và Xây Lắp Số 7 ) 1 . Phân tích hệ thống tổ chức quản lý máy móc thiết bị của Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây lắp số 7 Sơ đồ 2 : Hệ thống tổ chức quản lý máy móc thiết bị Phòng kỹ thuật dự án Xí nghiệp sản xuất Tổ kỹ thuật Công nhân TT vận hành MM hân T n hành MMTB Đội sửa chữa Tổ cơ khí ( Nguồn Công ty Cổ Phần Cơ Khí và Xây Lắp Số 7 ) Hệ thống tổ chức quản lý máy móc thiết bị của Công ty CP cơ khí và xây lắp số 7 được chia làm hai cấp cơ bản : + Cấp Công ty . + Cấp Xí nghiệp . Trong đó cấp Công ty thì phòng kỹ thuật dự án đóng vai trò chính trong việc quản lý máy móc thiết bị về mặt kỹ thuật . Lên lịch thời gian hoạt động, và có những kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa máy móc thiết bị theo định kỳ .Căn cứ vào quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty đề ra những kế hoạch đầu tư thêm một số máy móc thiết bị mới nếu cần . Phòng kỹ thuật dự án không trực tiếp quản lý máy móc thiết bị mà thông qua cấp Xí nghiệp sản xuất . Các Xí nghiệp sản xuất tự lập hồ sơ quản lý , sửa chữa bảo dưỡng , tính khấu hao theo quy định của Công ty , sau đó làm báo cáo và giao cho phòng kỹ thuật theo định kỳ . Dựa vào những báo cáo thực tế tình hình máy móc thiết bị của xí nghiệp sản xuất phòng quản lý dự án có những quyết định cụ thể như sau : + Dựa vào những đặc thù của mỗi máy sẽ có những chế độ bảo dưỡng , thời gian bảo dưỡng khác nhau , phòng kỹ thuật lên kế hoạch cụ thể cho từng loại ( VD : Máy cẩu hoạt động ngoài trời thì số lần bảo dưỡng sẽ nhiều hơn so với những máy hoạt động trong nhà xưởng) . Sau khi đã có kế hoạch bảo dưỡng sủa chữa cụ thể phòng kỹ thuật đưa xuống xí nghiệp sản xuất , xí nghiệp sản xuất bàn giao cho tổ kỹ thuật mà cụ thể là các đội sửa chữa trực tiếp làm công viêc này . + Phòng kỹ thuật dự án tiếp nhận việc đề xuất của xí nghiệp sản xuất về tình hình máy móc , thiết bị vật tư . Căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh sau đó lên kế hoạch đầu tư thêm máy móc mới nếu cần , sau đó trình lên ban giám đốc . 2. Tình hình sử dụng máy móc thiết bị của Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây lắp số 7 về số lượng . Công ty CP cơ khí & xây lắp số 7 là một doanh nghiệp công nghiệp do đó máy móc thiết bị của Công ty nếu không được khai thác hết công suất thì sẽ gây ra lãng phí và tốn kém . Máy móc thiết bị cho dù không sử dụng nhưng cũng phải tính khấu hao. Nếu máy móc thiết bị bị không sử dụng đến hoặc rất ít sử dụng thì sẽ không mang lại doanh thu cho doanh nghiệp trong khi đó doanh nghiệp vẫn phải tính khấu hao hàng năm . Khi máy móc thiết bị không sử dụng hoặc tăng tình trạng“ chết” trong phân xưởng thì sẽ bị hao mòn, bao gồm cả độ hao mòn vô hình và độ hao mòn hữu hình. Hiện nay Công ty chủ yếu là sản xuất theo đơn đặt hàng nên việc sản xuất không phải theo ý muốn của Công ty mà tùy thuộc vào đơn đặt hàng của đối tác. Để đánh giá tình hình sử dụng máy móc thiết bị về số lượng ta sử dụng hệ số sử dụng máy móc thiết bị theo số lượng như sau : Số MMTB đang sử dụng thực tế HSL = ______________________________________________________ x 100% Số MMTB hiện có HSL : Hệ số sử dụng máy móc thiết bị theo số lượng Theo như công thức trên ta có thể thấy được tình hình sử dụng thực tế một số loại máy sau : Bảng 6 : Tình hình sử dụng một số máy móc thiết bị của Công ty. STT Loại máy móc thiết bị Số lượng thực tế Cái Số lượng sử dụng Cái HSL 2005 2006 2007 2005 2006 2007 1 Máy tiện 09 04 05 05 44,4 55,5 55,5 2 Máy hàn 22 12 12 15 54,5 54,5 68 3 Máy mài 02 02 02 02 100 100 100 4 Máy phay 04 02 03 03 50 75 75 5 Máy cắt 14 08 09 08 57 64 57 6 Máy khoan 06 03 04 04 50 66,7 66,7 7 Thiết bị vận tải 08 04 05 04 50 62,5 50 Trung bình 58 68 67,5 Qua bảng 6 : Ta thấy tình hình sử dụng số lượng máy móc thiết bị của Công ty khoảng 60 – 68% , còn lại vẫn đang trong tình trạng thiếu việc làm . Qua ba năm từ 2005 – 2007 , số lượng máy móc thiết bị hoạt động đều ỏ mức trung bình , số lượng máy hoạt động qua mỗi năm hầu như là không tăng . Máy tiện năm 2005 HSL là 44,4% tương ứng với số lượng máy hoạt động là 4 máy , sang đến năm 2006 số lượng máy hoạt động được tăng lên 1 máy tương ứng 55,5% . Sang đến năm 2007 số lượng máy sử dụng vẫn giữ nguyên mức là 5 máy . Nhưng cũng có một số máy lại giảm đi so với năm trước như : Máy cắt năm 2007 giảm 1 máy xuống còn có 8 máy được sử dụng tương ứng 57% HSL , trong khi đó hệ số HSL năm 2006 là 64% . Bên cạnh cũng có một số máy tăng lên như máy hàn năm 2007 đã tăng 3 máy so với năm 2006 . Nguyên nhân chính số lượng máy móc của Công ty không sử dụng được hết do rất nhiều nguyên nhân như : máy móc thiết bị quá cũ không đáp ứng được nhu cầu của đơn đặt hàng , nguyên vật liệu không được cung ứng kịp thời , công việc không đủ để cho tất cả các máy cùng hoạt động 3. Tình hình sử dụng máy móc thiết bị của Công ty về mặt thời gian. Đối với một doanh nghiệp mục tiêu lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu . Để có thể đạt được lợi nhuận cao , Công ty cần phải khai thác triệt để mọi nguồn lực mà mình có . Trong đó việc khai thác tối đa hệ số thời gian làm việc thực tế của máy móc thiết bị cũng là một trong những nhiệm vụ của Công ty . Để đánh giá được tình hình sử dụng máy móc thiết bị về mặt thời gian ta dùng chỉ tiêu : Hệ số thời gian làm việc thực tế máy móc thiết bị của Công ty để đánh giá: Thời gian làm việc thực tế của MMTB Htg = x 100 Thời gian làm việc theo quy định Htg : Hệ số làm việc thực tế của MMTB Hệ số này được tính trên cơ sở thời gian làm việc thực tế chia cho thời gian làm việc theo quy định trong năm , nó cho biết trong năm máy móc thiết bị của doanh nghiệp hoạt động bao nhiêu giờ , phải ngừng hoạt động bao nhiêu giờ . Hệ số càng cao càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị càng lớn . Bảng 7 : Tình hình sử dụng một số máy móc thiết bị của Công ty về mặt thời gian stt Loại MMTB Tg làm việc theo quy định Giờ/tháng Tg làm việc thực tế Giờ/tháng Htg 1 Máy tiện 225 123,8 55 2 Máy hàn 225 135 60 3 Máy mài 225 168,8 75 4 Máy phay 225 168,8 75 5 Máy cắt 225 146,3 65 6 Máy khoan 225 139,5 62 7 Thiết bị vân tải 225 146,3 65 Trung bình 146,9 65,3 Theo như thời gian đã quy định việc hoạt động của máy móc thiết bị hoạt động 8 tiếng trong ngày có thể hơn ( làm 2 ca trong 1 ngày ) , số ngày hoạt động 25 ngày/ tháng . Tuy nhiên trên thực tế Công ty chỉ khai thác được tối đa khoảng 60 - 65,3% thời gian sử dụng máy móc thiết bị , tương đương 18,3 ngày trong 1 tháng như : máy tiện thời gian quy định 225 giờ/tháng nhưng số giờ thực tế làm việc chỉ có 123,8 giờ tương ứng là 55%. Nguyên nhân chủ yếu là còn nhiều máy móc không hoạt động do đã quá cũ hay đã khấu hao hết , việc làm còn chưa đủ để các máy hoạt động hết , ngoài ra trong quá trình sử dụng bị hỏng phải ngừng để sửa chữa mới có thể hoạt động tiếp được . Một số máy móc thiết bị chỉ hoạt động trong một thời gian nhất định như máy khoan, máy tiệndo không có việc, không đủ nguyên vật liệu... Và việc đầu tư thêm máy mới mà rất ít khi sử dụng , gây lãng phí về tiền của nguồn lực không cần thiết , ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty . Tuy nhiên Công ty vẫn chưa có những biện pháp thiết thực để khắc phục được tình trạng này . 4. Tình hình sử dụng công suất máy móc thiết bị của Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây lắp số 7 . Trong những năm qua việc sử dụng máy móc thiết bị của Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây lắp số 7 về thực tế khai thác tối đa khoảng 55% - 68% , điều đó cho ta thấy Công ty luôn huy động được số lượng máy móc thiết bị hoạt động ở mức độ trung bình , nhưng bên cạnh đó cũng còn một số máy móc thiết bị mới chỉ đạt công suất ở mức trung bình thấp . Ví dụ như những loại máy móc thiết bị đã khấu hao hết , quá cũ mà công ty vân còn để sản xuất , lý do các loại máy này không đạt được hết công suất là vì : bị hư hỏng nhiều , phải ngừng thời gian để bảo dưỡng liên tục , nên thời gian chết là rất nhiều . Để có thể hiểu và đánh giá tình sử dụng máy móc thiết bị của Công ty ta sử dụng Hệ số công suất để biết 1 cách chính xác hơn : Công suất thực tế sử dụng của MMTB Hcs = X 100 Công suất tối đa có thể sử dụng của MMTB Hcs : Hệ số công suất sử dụng máy móc thiết bị Hệ số này được tính trên cơ sở Công suất thực tế sử dụng MMTB chia cho công suất tối đa mà MMTB có thể sử dụng . Nếu hệ số này càng lớn thì Công ty đã sử dụng MMTB đạt được công suất hiệu quả . Bảng 8: Tình hình SD một số MMTB của Công ty về mặt công suất stt Loại MMTB Công suất thực tế MMTB Công suất tói đa MMTB Hcs 1 Máy tiện 5,1 KW 8,5 KW 60 2 Máy hàn 6,5 KW 10 KW 65 3 Máy mài 6,24 KW 8 KW 78 4 Máy phay 4,4 KW 6.25 KW 70 5 Máy cắt 5,6 KW 10 KW 56 6 Máy khoan 4,5 KW 7,5 KW 60 7 Máy bơm bê tông 20 KW 32,5 KW 61,5 Trung bình 7,5KW 11,8KW 64,4 Qua bảng 8 : Ta có thể thấy công suất sử dụng máy móc thiết bị chỉ khoảng 5- 7,5 KW/h . Hiện nay Công ty chỉ khai thác trung bình 64,4% công suất tối đa có thể sử dụng nhưng sự chênh lệch về việc sử dụng máy là khá lớn , chẳng hạn như đối với máy cắt thì Hcs = 56% trong khi đó máy mài có Hcs = 78% và máy phay có Hcs = 70% , nguyên nhân chính vẫn là máy móc bị hư hỏng nhiều, hay lỗi thời , việc ít Công ty đã và đang có gắng nâng cao công suất của các MMTB , với dự tính sang đến năm 2008 có thể đạt 70% - 75 % . 5. Tình hình và trích khấu hao của Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây lắp số 7 Trong quá trình sử dụng máy móc thiết bị luôn bị hao mòn , năng lực phục vụ sản xuất kinh doanh luôn bị giảm đi, đến một thời gian nhất định ta phải tiến hành sữa chữa lớn, khi hư hỏng phải thay thế tài sản mới. Căn cứ vào mức độ hao mòn của máy móc thiết bị để xác định giá trị hao mòn của chúng, từ đó thực hiện tính khấu hao máy móc thiết bị. Khấu hao máy móc thiết bị là phương pháp xác định bộ phận giá trị máy móc thiết bị tương ứng với hao mòn được chuyển dịch vào giá trị của sản phẩm, được tính từ tiền bán sản phẩm hay doanh thu bán hàng và được tính luỹ lại trong quỹ khấu hao cơ bản. Mục đích của việc tính khấu hao trong doanh nghiệp là để tính toán chính xác giá thành hay giá bán sản phẩm, bảo toàn vốn cố định của doanh nghiệp và kế hoạch hoá công tác đầu tư và hoàn trả vốn đầu tư cho doanh nghiệp. Do đặc thù của Công ty cơ khí và xây lắp nên việc tính khấu hao hợp lý sẽ giúp cho Công ty quay vòng được đồng vồn nhanh hơn , nhanh thu hồi được vốn . Ngược lại nếu việc tình khấu hao không hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn , xác định giá thành không chính xác . Hiệu quả của việc sử dụng vốn sẽ không được cao , gây lãng phí . Hiện nay Nguồn Công ty Cổ phần cơ khí và Xây lắp số 7 đang áp dụng phương pháp khấu hao đều cho từng loại máy móc thiết bị . Phương pháp nãy có những ưu nhược điểm sau : *Ưu điểm của nó là: Phương pháp này đơn giản dễ sử dụng đảm bảo thu hồi vốn theo tuổi thọ của máy móc thiết bị đồng thời nó cũng tạo ra sự ổn định chi phí khấu hao trong giá thành không gây nên những biến động bất thường về giá . *Nhược điểm của nó là : + ít có khả năng để hạn chế tổn thất hao mòn vô hình. Hạn chế việc tái đầu tư vốn đổi mới thiết bị . + Thời gian khấu hao và thu hồi vốn đầu tư kéo dài . Để có thể biết rõ được tính hình khấu hao cho từng loại máy móc thiết bị ta có bảng sau . Bảng 9: Trích khấu hao một vài MMTB năm 2007 của Công ty Cơ khí và Xây lắp số 7 Đơn vị tính : Triệu Đồng Stt Loại MMTB Nguyên giá Khấu hao lũy kế đến năm 2007 GCCL đến ngay 31/12/2007 1 Máy tiện ren vít cỡ trung 245,9 143 102,9 2 Máy tiện ren vít cỡ nhỏ 78 45 33 3 Máy tiện nằm ngang 77,3 72,87 4,43 4 Máy tiện đứng 193,88 192,08 1,8 5 Máy hàn một chiều MILER 14 11,2 2,8 6 Máy hàn ARC 14,05 8,45 5,6 7 Máy hàn 6 mỏ 35 35 0 8 Máy hàn MAG CV 47,8 42,35 5,45 9 Máy hàn Blue Thunder 12,8 8,78 4,02 10 Trung bình 79,9 62,1 17,8 Qua bảng 9 ta thấy: Đến 31/12/2007 hầu hết các máy móc thiết bị đã hết khấu hao hoặc giá trị còn lại không đáng kể . Đối với những loại máy có giá trị còn lại là do Công ty mới đầu tư đổi mới sau năm 2000, còn lại những loại khác Công ty đó nhập về từ trước năm 2000 nên gần như là hết khấu hao.( VD : máy hàn 6 mỏ tính đến cuối năm 2007 đã khấu hao hết) Ví dụ : Tính khấu hao cho máy hàn 6 mỏ theo phương pháp khấu hao đều : Nguyên giá là 35 Trđ mua tháng 07 – 2002 , tuổi thọ của máy là 5 năm . 1 Tỉ lệ khấu hao hàng năm ( TK ) = X 100% Số năm sử dụng ố Thay số ta có : TK = 1/5 x 100% = 40% => Số khấu hao đều hằng năm của máy là = 35 x 40% = 14 triệu Việc tính khấu hao đều của Công ty có thuận lợi là đơn giản, dễ tính, chỉ cần tính một lần là dùng cho cả thời kỳ khấu hao II . Đánh giá hiệu quả sử dụng may móc thiết bị của công ty . 1 . Chỉ tiêu về sức sản xuất của MMTB . Sức sản xuất của máy móc thiết bị của Công ty được tính toán với mục đích , giúp doanh nghiệp hiểu được giá trị của máy móc thiết bị ảnh hưởng như thế nào tới doanh thu của toàn Công ty . Sức sản xuất của MMTB = Tổng doanh thu / Tổng giá trị MMTB bình quân (giá trị còn lại ) Chỉ tiêu này cho ta biết một đồng giá trị máy móc thiết bị tham gia vào sản xuất trong năm tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận . Bảng 10 : Sức sản xuất của máy móc thiết bị Đơn vị tính : Triệu Đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh tăng giảm 2006/2005 So sánh tăng giảm 2007/2006 Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % Tổng doanh thu 72.499 85.292 91.244 12.793 17,6 5.952 6,9 Tổng Giá trị MMTB ( giá trị còn lại ) 42.150 44.890 45.170 2.740 6,5 280 0,6 Sức sản xuất của MMTB 1,72 1,9 2,02 0,18 10,5 0,12 6,3 Biểu đồ 3 : Sức sản xuất của MMTB Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy sức sản xuất của máy móc thiết bị của Công ty trong giai đoạn 2005 – 2006 là có sự biến động rõ rệt, cụ thể năm 2006 tăng 10,5% so với năm 2005 tương ứng tăng 0,18 triệu đồng , nguyên nhân sức sản xuất của máy móc tăng là do trong năm 2006 Công ty đã đầu tư thêm một số máy móc thiết bị mới , hiện đại , tổng doanh thu của Công ty tăng 17,6% so với năm 2005 tương ứng là 12.793 triệu đồng . Sang đến năm 2007 chỉ tăng 6,3% so với năm 2006 tương ứng tăng 0,12 triệu đồng . Việc tăng sức sản xuất của máy móc thiết bị đã chứng tỏ ban lãnh đạo đã điều hành tốt việc sản xuất của Công ty và có nhiều tiến bộ trong việc quản lý , sử dụng MMTB theo chiều hướng tốt hơn so với nhưng năm trước khi Công ty cổ phần hóa . 2 . Chỉ tiêu khả năng sinh lời của máy móc thiết bị . Để đánh giá mức sinh lời ta dùng chỉ tiêu sau: Hệ số sinh lợi được xác định (Hl ) Hl = Lợi nhuận Tổng Giá trị máy móc thiết bị Chỉ tiêu này cho biết một đồng giá trị máy móc thiết bị thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận . Bảng 11 : Khả năng sinh lời của MMTB Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh tăng giảm 2006/2005 So sánh tăng giảm 2007/2006 Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % Lợi nhuân 2.562 3.514 4.317 952 37,2 803 22,9 Tổng Giá trị MMTB ( giá trị còn lại ) 42.150 44.890 45.170 2.740 6,5 280 0,6 Khả năng sinh lời ) 0,06 0,08 0,09 0,02 33,3 0,01 12,5 Qua bảng 11 ta thấy khả năng sinh lời ( Hl ) của máy móc thiết bị qua ba năm 2005 - 2007 tăng rất đều đặn cụ thể : Năm 2005 đạt Hl = 0,06 nhưng sang đến năm 2006 đã tăng lên 33,3% so với năm 2005 tương ứng một lượng là 0,02 . Nguyên nhân là do lợi nhận năm 2006 tăng 37,2% so với năm trước tương ứng 952 triệu đồng . Sang đến năm 2007 khả năng sinh lời của máy móc thiết bị chỉ tăng có 12,5% so với năm 2006 , tương ứng Hl = 0,09 . Để thấy rõ hơn khả năng sinh lời của máy móc thiết bị qua 3 năm ta có biểu đồ sau : Biểu đồ 4 : Khả năng sinh lời của máy móc thiết bị. 0 0.01 0.02 0.03 0.04 0.05 0.06 0.07 0.08 0.09 0.1 năm 2005 2006 2007 Khả năng sinh lời III. Đánh giá thực trạng quản lý sử dụng máy móc thiết bị của Công ty cổ phần cơ khí & xây lắp số 7. Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp cạnh tranh nhau rất khốc liệt , muốn tồn tại và phát triển phải nhạy bén với sự thay đổi của thị trường trong và ngoài nước, phải biết tận dụng , nắm bắt những cơ hội có được và cũng phải biết chống chọi với những khó khăn, thử thách. Nếu doanh nghiệp nào không vượt qua được thì theo quy luật phải tự đào thải và ngược lại, nếu thích ứng và vượt qua được thì doanh nghiệp đó sẽ thu được thành công không nhỏ . Tóm lại, doanh nghiệp phải năng động , biết xác định được điểm yếu, điểm mạnh của mình để từ đó phát huy được những điểm mạnh và hạn chế được những điểm yếu thì doanh nghiệp đó sẽ thành công . 1 . Những thành tựu đã đạt được . Nguồn Công ty Cổ phần cơ khí và Xây lắp số 7 là một Công ty có truyền thống lâu năm trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh các sản phẩm cơ khí xây dựng, trong thi công xây lắp các công trình dân dụng công nghiệp cho ngành xây dựng và các ngành kinh tế khác. Công ty đã trải qua các thời kì kinh tế của đất nước , từ thời kì bao cấp và hiên nay là thời kinh tế thị trường . Từ một doanh nghiệp nhà nước nay đã là một Công ty cổ phần với 51 % là vốn của nhà nước , với đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp có trình độ quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ thành thạo, có kinh nghiệm lâu năm , có ý thức tổ chức kỷ luật cao và cầu tiến bộ. Cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao , công nhân viên hành nghề , cùng với mối quan hệ của công ty với các doanh nghiệp trong và ngoài nước ngày một được thiết lập vững chắc, thương hiệu COMA7 ngày một đảm bảo độ tin cậy đã giúp Công ty ngày một khẳng định vị thế trong sản xuất kinh doanh, trong cạnh tranh lành mạnh với các doanh nghiệp khác . Doanh thu của Công ty không ngừng tăng lên trong những năm gần đây, đời sống cán bộ công nhân viên trong Công ty đã được nâng cao rõ rệt. Có được điều đó một phần cũng nhờ vào sự đổi mới, nâng cao công suất cho các loại máy móc thiết bị sản xuất . Cho thấy rằng máy móc thiết bị đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với việc thành công của Công ty . Đây cũng là một nhân tố giúp cho Công ty nâng cao được khả năng nhận những công trình lớn , tăng lợi nhuận và giúp Công ty phát triển ngày một tốt hơn . Những tồn tại chủ yếu ảnh hưởng đến kết quả sử dụng máy móc thiết của Công ty . + Về cụng tỏc đổi mới mỏy múc thiết bị : Do nguồn vốn hạn chế mà việc đầu tư thêm máy móc thiết bị mới chưa được đồng bộ, đáng lẽ Công ty nên nhập nguyên dây chuyền sản xuất nhưng thực tế mới chỉ đầu tư được một số loại máy tiên tiến hơn, còn lại Công ty vẫn phải tận dụng những máy móc thiết bị cũ trước đây. Điều này đã gây cản trở cho việc sản xuất hàng loạt sản phẩm của Công ty, nhiều lúc dây chuyền phải ngừng hoạt động do một số máy móc cũ bị hỏng phải ngừng hoạt động để sửa chữa Khi chuyển giao công nghệ mới Công ty lại không có bộ phận kiểm tra xác định mức độ hiện đại của máy móc thiết bị nên mất thêm chi phí cho việc thuê người kiểm tra , hoặc là mua phải máy móc thiết bị không thực sự hiện đại, không phù hợp cho sản xuất kinh doanh, gây lên sự lãng phí về tiền của của Công ty . + Tồn tại trong công tác tính khấu hao : Do máy móc của Công ty có nhiều loại đã mua khá lâu vì thế trong những thời điểm khác nhau hiệu quả hoạt động của chúng cũng khác nhau nhau. Như vậy, nếu cứ phân bổ khấu hao đều thì ở những năm cuối tuổi thọ của máy không còn duy trì được mức khấu hao như cũ nữa, đôi khi trong quá trình sử dụng máy móc thiết bị có thể bị hỏng hóc trước thời gian khấu hao hết , hiện tượng này không thể tính khấu hao cho máy móc thiết bị đó được . Ngoài ra, dùng phương pháp tính khấu hao đều có nhược điểm là không xác định đúng hiệu quả của việc đầu tư đổi mới công nghệ do “đồng tiền giảm dần giá trị theo thời gian” . + Tồn tại trong công tác quản lý và vận hành Hệ thống tổ chức quản lý thiết bị của công ty đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn tồn tại bất cập : Công ty không trực tiếp quản lý hay có kế hoạch sửa chữa, đổi mới thiết bị cho xí nghiệp mà các Xí nghiệp tự lập hồ sơ sửa chữa, quản lý rồi báo cáo với phòng kỹ thuật dự án theo định kỳ. Chính điều này làm cho các xí nghiệp đôi khi không báo cáo một cách trung thực, chích xác năng lực hoạt động của máy móc thiết bị , không bảo quản thường xuyên. Mặt khác còn chịu nhiều ảnh hưởng của tác nhân bên ngoài như thời tiết, khí hậu nên nhiều máy móc thiết bị không đáp ứng được nhu cầu công việc. Trong giai đoạn cổ phần hóa doanh nghiệp, Công ty đã tinh giảm đi một số lao động tuổi cao . Trong khi đó lao động trẻ mới vào mặc dù có thể nhạy bén, linh hoạt với những thay đổi của máy móc thiết bị được đổi mới nhưng lại chưa có đủ kinh nghiệm để quản lý, điều khiển vận hành máy, họ chưa nắm rõ được hết các đặc tính kỹ thuật của máy móc thiết bị cũng như khả năng xử lý khắc phục các sự cố bất thường có thể xảy ra. Điều này thực sự gây khó khăn cho việc quản lý và vận hành máy móc thiết bị . . Những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả của việc sử dụng MMTB . 3.1. Nguyên nhân khách quan . Công ty cổ phần cơ khí và xây lắp số 7 kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh các sản phẩm cơ khí xây dựng, trong thi công xây lắp các công trình dân dụng công nghiệp cho ngành xây dựng và các ngành kinh tế khác . Do vậy mà Công ty phải chịu ảnh hưởng lớn của thị trường , nhất là trong giai đoạn hiện nay giá cả nguyên vật liệu có sự biến động lớn về giá tăng lên rất cao , đã ảnh hưởng trực tiếp đến những công trình đang thi công dở dang và có một số công trình có nguy cơ phải hủy bỏ , điều đó dẫn tới việc sẽ có rất nhiều máy móc thiết bị phải ngừng hoạt động . Sau khi cổ phần hoá Tổng Công ty đã không còn đứng ra bảo lãnh cho Công ty vay vốn vì vây việc vay vốn Ngân Hàng của Công ty gặp rất nhiều khó khăn . Công ty đã phải thế chấp theo hợp đồng của khách hàng , với việc phải trả lãi vay rất cao cho Ngân Hàng . Do đó vốn để đầu tư cho đổi MMTB là rất hạn chế . Việc nhập khẩu máy móc thiết bị từ nước ngoài gặp khó khăn bởi luật về nhập khẩu công nghệ ở nước ta còn nhiều thiếu sòt , Công ty thường gặp phải khó khăn như xin giấy phép nhập khẩu, xin giấy phâp đầu tưcòn phức tạp, mất nhiều thời gian . Việc thông tin cần thiết để tránh rủi ro lại thiếu tạo lên sự đơn giản hóa hoạt động quản lý và sử dụng máy móc thiết bị . Điều này là do hệ thống thông tin con yếu kém thiếu những thông tin cập nhật từ người cung ứng . 3.2. Nguyên nhân chủ quan Ngoài những nguyên nhân khách quan kể trên thì còn một số những nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị của Công ty . Đó là những nguyên nhân xuất phát từ chính bên trong của Công ty như: Trình độ lao động : còn nhiều hạn chế trong việc sử dụng MMTB , chẳng hạn như trong việc đầu tư thay thế máy móc thiết bị mới Công ty còn nhiều khó khăn trong khâu đào tạo người vận dụng máy thành thạo. Tâm lý muốn tận dụng triệt để giá trị sử dụng của máy móc thiết bị cũng là một nguyên nhân nữa gây ảnh hưởng đến việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới máy móc thiết bị trở nên chậm trễ trong thời gian qua . Cho dù máy móc thiết bị đó hết thời gian khấu hao rồi những chỉ cần bảo dưỡng lại là lại có thể sử dụng được. Điều đó có thể giúp Công ty tiết kiệm được nguồn lực trong ngăn hạn nhưng về lâu dài lại bất lợi cho Công ty trong việc theo kịp với trình độ công nghệ của các đối thủ cạnh tranh, khi đó việc sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt, khả năng cạnh tranh cao sẽ bị hạn chế Số lượng và chủng loại máy móc thiết bị của Công ty chưa đồng bộ, việc bảo dưỡng, bảo quản máy móc thiết bị chưa được ban lãnh đạo Công ty đặc biệt chú trọng. Công ty còn chưa có phân xưởng riêng để sửa chữa, bảo dưỡng những máy móc khi xẩy ra sự cố, hỏng hóc . CHƯƠNG III Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng máy móc thiết bị của công ty cổ phần cơ khí và xây lắp số 7 Hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị và quản lý thiết bị là một trong những công cụ để các nhà quản trị thực hiện chức năng của mình, là căn cứ để xây dựng kế hoạch cho đầu tư mua sắm sửa chữa MMTB cho doanh nghiệp. Quản lý và sử dụng máy móc thiết bị tốt ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguyên vật liệu và lao động cho doanh nghiệp . Ngoài ra đối với một doanh nghiệp xây lắp thì việc quản lý và sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả còn giúp doanh nghiệp tham gia đấu thầu các công trình có quy mô lớn, giá trị cao với sự đòi hỏi khắt khe của chủ đầu tư. Bên cạnh đó chính yếu tố này sẽ góp phần tạo năng lực thi công cho doanh nghiệp và góp phần tạo nên thắng lợi trong công tác đầu thầu. Chính vì việc công tác quản lý và sử dụng máy móc thiết bị hết sức quan trọng ta có một vài nhưng giải pháp sau : Giải pháp thứ nhất : Bố trí sử dụng một cách hợp lý các máy móc thiết bị , phục vụ cho công tác sản xuất . Bố trí hệ thống máy móc thiết bị có ý nghĩa rất quan trọng đối với sản xuất của Công ty . Một trong những nguyên tắc cơ bản là phải bố trí máy móc trong một phân xưởng sản xuất phải đảm bảo được tính cân đối nhịp nhàng, làm sao cho sự di chuyển của bán thành phẩm , thành phẩm ngắn nhất và hợp lý , không chuyển qua các đường lòng vòng . Việc bố trí hợp lý sẽ tạo ra được những sản phẩm có chất lượng cao hơn, nhịp độ sản xuất nhanh hơn, cho năng suất cao hơn, tận dụng và huy động tối đa các nguồn lực vật chất vào sản xuất nhằm thực hiện những mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Cơ sở thực tiễn :Hiện nay ở Công ty Cổ phần cơ khí và Xây lắp số 7, số lượng máy móc thiết bị trong một phân xưởng là chưa lớn, trong khi đó có rất nhiều những loại còn chưa sử dụng đến hoặc không sử dụng được gây lãng phí. Số lượng máy móc thiết bị tiên tiến hiện đại còn nhưng mà còn chưa sử dụng hết. Trong khi đó việc bố trí các loại máy móc thiết bị chưa theo dây chuyền, có nhiều loại thành phẩm phải chuyển từ phân xưởng này sang phân xưởng khác gây mất rất nhiều thời gian . Trong Công ty vẫn còn xẩy ra tình trạng “thừa mà thiếu” , thiếu ở đây là thiếu những máy móc thiết bị phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty, nhưng lại thừa những máy móc thiết bị Công ty đó mua về mà không dùng đến. Chính vì thế mà hiện nay toàn bộ hệ thống máy móc của Công ty mới chỉ huy động ở mức công suất 60 – 64% và thời gian sử dụng trung bình là 60 - 65,3% . Cách thực hiện : Sắp xếp bố trí lại hệ thống máy móc thiết bị ở mỗi phân xưởng xí nghiệp bằng cách giảm bớt thiết bị vận tải thô sơ bằng sức người , trang bị thêm một số máy móc thiết bị đặc chủng cần thiết như : xe nâng hàng , cẩu trượt và loại bỏ bớt các thiết bị lạc hậu lỗi thời đã hết khấu hao như : máy hàn 6 mỏ , cẩu trục , máy mài .. hầu như các máy này đều được nhập về trước năm 2000 . Các thiết bị máy móc công nghệ lựa chọn phải là các thiết bị công nghệ phục vụ được hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Phải đảm bảo đáp ứng được nhu cầu sản xuất của Công ty, tránh tình trạng thiết bị mua về rồi không sử dụng được dẫn đến đầu tư lãng phí . Công ty cũng phải có những kế hoạch mua sắm máy móc thiết bị một cách hợp lý, tích cực tìm kiếm thông tin về thị trường công nghệ . Công ty cũng nên đưa ra được những chiến lược phát triển trong dài hạn để có thể có hướng đầu tư mua sắm máy móc thiết bị một cách hợp lý. áp dụng hình thức quản lý theo đối tượng và quản lý hỗn hợp. Công ty phải lập ra một đội kiểm tra giám sát việc thực thi của các phân xưởng xí nghiệp , có chính sách điều chỉnh kịp thời hoạt động của từng xí nghiệp . Riêng với loại máy móc thiết bị vận tải như máy trộn bê tông , xe tải , cẩu thì tuỳ theo kế hoạch sản xuất mà Công ty lập kế hoạch chuyển giao cho từng đội đảm bảo phục vụ kịp thời cho hoạt động sản xuất với chi phí thấp nhất. Tác dụng của biện pháp : Với việc bố trí sắp xếp như trên thì chắc rằng hiệu quả sử dụng sẽ được năng lên rõ rệt, công suất và thời gian hoạt động của máy móc thiết bị tăng cao hơn trước , công suất có thể đạt được từ 70 - 75% . Với biện pháp này các xí nghiệp vẫn có thể quản lý được số máy móc thiết bị của mình, nâng cao được hiệu quả hoạt động của chúng, có điều kiện để tính khấu hao, cải thiện đời sống cho công nhân trực tiếp vận hành máy và hoàn trả vốn cho công ty. Bên cạnh đó các xí nghiệp vẫn có thể huy động tập trung số lượng máy móc thiết bị của mình cho các công trình trọng điểm theo yêu cầu của công ty. Biện pháp thứ hai : Nâng cao thời gian làm việc thực tế của máy móc thiết bị . Cơ sở thực tiễn : Hiện nay trong Công ty vẫn còn rất nhiều thời gian máy móc thiết bị phải ngừng hoạt động sản xuất , thời gian máy móc hoạt động thực tế chỉ là 16,3 ngày trong tháng . Điều này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của Công ty . Công ty vẫn chưa có được những biện pháp hữu hiệu nhất để khắc phục tình trạng này . Bởi do rất nhiều nguyên nhân như việc cung cấp nguyên vật liệu chua đầy đủ kịp thời , công nhân trực tiếp sử dụng máy còn hạn chế về trình độ chuyên môn , do máy móc thiết bị sửa chữa quá lâu . Vì vầy cần phải có những biện pháp cụ thể để làm sao cho có thể giảm bớt thời gian ngừng hoạt động của máy móc thiết bị : Cách thực hiện : + Đảm bảo luôn có việc làm , hạn chế tối đa việc thiếu nguyên vật liệu làm gián đoạn công việc sản xuất . + Có những biện pháp hợp lý trong công tác quản lý dối với công nhân trực tiếp vận hành máy , tránh tình trạng công nhân bỏ bễ công việc , làm việc thiếu hiệu quả . Lên giao khoán theo sản phâm làm được bao nhiêu hưởng bấy nhiêu . + Bố trí thêm một vài những thiết bị trong mỗi xí nghiệp để làm giảm bớt thời gian di chuyển của các bán thành phẩm từ xí nghiệp này sang xí nghiệp khác , không tốn thời gian vận chuyển đáp ứng kịp thời việc sản xuất của máy móc thiết bị. + Căn cứ vào khả năng làm việc của từng máy móc thiết bị , từng xí nghiệp cụ thể để bố trí máy móc làm việc hợp lý , có những kế hoạch sản xuất cụ thể trong một thời gian nhất định . Mỗi xí nghiệp có thể nhận thêm việc về làm , để có thể tận dụng được tối đa thời gian hoạt động của máy móc thiết bị . Tác dụng của biện pháp : Tăng thời gian làm việc thực tế của máy móc thiết bị lên 22 ngày thay vì 16,3 ngày so với trước . Công nhân trực tiếp vận hành máy móc có việc làm thường xuyên hơn . Công suất vận hành máy tăng lên đáng kể , đem lại lợi nhuận cao cho Công ty . Biện pháp thứ ba : Hoàn thiện công tác bảo dưỡng sửa chữa máy móc thiết bị . Để các loại máy móc thiết hoạt động có hiệu quả , đạt năng suất cao phù hợp với khí hậu nóng ẩm ơ nước ta , cần tiến hành song song hai công việc chính là khai thác sản xuất và tiến hành bảo dưỡng sửa chữa . Nếu làm tốt công tác bảo dưỡng sửa chữa máy móc thiết bị thì sẽ đảm bảo hoạt động được hết công suất , kéo dài thêm tuổi thọ cho máy móc thiết bị . Cơ sở thực tiễn : Hiện tại ơ Công ty công tác sửa chữa dự phòng còn rất nhiều điều chưa được hợp lý , không hợp lý ở chỗ máy móc thiết bị hỏng đến đâu thì sửa đến đó Đây chỉ là việc làm mang tính trước mắt , mang tính tạm thời , có rất nhiều nhược điểm . Nếu máy móc thiết bị hỏng cùng một lúc thì công việc sửa chữa là rất lâu , dẫn đến tình trạng thời gian ngừng sản xuất kéo dài gây ảnh hưởng lớn đến tấc độ thi công . Ngoài ra còn có rất nhiều những nguyên nhân khách quan gây nên hỏng hóc máy móc thiết bị . Để đảm bảo làm tốt công việc sửa chữa thì Công ty cần có những kế hoạch cụ thể : Cách thực hiện : + Thành lập đội sửa chữa nhanh, tại chỗ để có thể sửa chữa kịp thời đối với những máy móc thiết bị hỏng đột ngột do những những lý do khác nhau , những sự cố ngoài ý muốn gây ra . Để hạn chế tình trạng một số máy móc thiết bị phải dừng hoạt động làm giảm tiến dộ , sản xuất không theo đúng kế hoạch đã đề ra . Có thể bố trí thời gian sửa chữa ngoài giờ làm việc, những ngày nghỉ , cử cán bộ công nhân tay nghề cao hoặc thuê thợ vào trực tiếp sửa tại phân xưởng . Và để công tác sửa chữa được tiến hành một cách nhanh chóng khi máy bị hỏng thì có thể đánh dấu những chỗ đã sửa để có thể theo dõi thường xuyên . Làm như vậy vừa nhanh , mà trong thời gian sửa chữa máy móc thiết bị vẫn hoạt động bình thường. + Trong công tác bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa và khai thác máy , phải phân biệt các trạng thái hỏng hóc của máy thì mới khôi phục và sử dụng chúng một cách hợp lý được . + Phòng kỹ thuật có trách nhiệm phân công công việc rõ ràng cho từng bộ phận có liên quan đến công tác bảo dưỡng sửa chữa . Ngoài ra cũng cần nâng cao tinh thần trách nhiệm cho cán bộ công nhân viên trong việc sử dụng máy móc thiết bị , khi có sự cố thì phải báo ngay cho cấp trên . + Để công tác sửa chữa dự phòng được thực hiện tốt thì cần phải căn cứ theo lịch trình tiến hành sửa chữa bảo dưỡng cho từng loại máy, khả năng làm việc thực tế , kế hoạch sữa chữa hàng năm của Công ty , và số lượng công nhân trực tiếp phụ trách sửa chữa . Như vậy, công tác sửa chữa dự phòng là một biện pháp cần thiết , để cho công tác này đạt hiệu quả thì cần phải tiến hành những công việc như: Ban lãnh đạo công ty cần phải đứng ra trực tiếp kiểm tra giám sát các bộ phận thực hiện đúng kế hoạch sửa chữa máy móc thiết bị . Cần phải có kế hoạch mua sắm đủ những thiết bị cần thiết phục vụ cho công việc sửa chữa , nhưng chỉ cần mua những thiết bị quan trọng và cần thiết . + Đối với những thiết bị vận tải phải hoạt động ngoài trời và phải thường xuyên đi xa, hoạt động trong thời tiết bất thường như máy trộn bê tông , xe kéo Thì cần phải có những kế hoạch bảo quản cụ thể , lập sổ lý lịch rõ ràng cho từng loại thiết bị và giao trách nhiệm thực hiện trực tiếp cho người vận hành . Tác dụng của biện pháp : Với việc thực hiện như trên thì máy móc thiết bị luôn được bảo dưỡng , sửa chữa kịp thời , đám bảo công việc sản xuất không bị gián đoạn , tiến độ sản xuất đúng kế hoạch , giảm tối thiểu được chi phí khấu hao và chi phí chờ máy . Biện pháp thứ tư : Đầu tư cải tiến nâng cao năng lực của máy móc thiết bị Để có thể tham gia vào nền sản xuất công nghiệp thì hệ thống máy móc trang thiết bị sản xuất phải được đặc biệt quan tâm, phù hợp với năng lực sản xuất của công ty và phù hợp với trình độ tiêu dùng của thị trường. Cơ sở thực tiễn : Hiện nay ỏ Công ty vẫn còn rất nhiều máy móc thiết bị đã cũ nát, chắp vá không thể sản xuất được những sản phẩm yêu cầu độ chính xác cao , không thể đáp ứng thị hiếu ngày càng cao của thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu. Trước đây Công ty nhập máy móc thiết bị từ nhiều nguồn khác nhau: 25% từ Liên Xô( Cũ), 21% từ các nước Đông Âu, 20% từ các nước ASEAN, ... nên tính đồng bộ kém, khi sử dụng năng lực thiết bị chỉ đạt 50% công suất, thiết bị lạc hậu từ 2-3 thế hệ,... Do đầu tư thiếu đồng bộ nên thiếu nhiều phụ tùng thay thế, rất tiêu hao vật liệu, nhiên liệu trên một đơn vị sản phẩm còn quá lớn, nhiều tiêu chuẩn, qui phạm, định mức đã lỗi thời nhưng chưa sửa đổi. Máy móc thiết bị cũ làm cho số giờ chết máy cao,... những nguyên nhân trên làm cho cho giá thành sản phẩm lên cao, làm năng lực cạnh tranh của công ty . Công ty cần có những giải pháp cụ thể : Cách thực hiện : + Công ty phải lên danh sách các thiết bị máy móc cần phải thay thế , mỗi lĩnh vực cần bao nhiêu máy móc thiết bị mới để thay thế số máy đã quá cũ, và sẽ có kế hoạch đầu tư cụ thể và huy động vốn đầu tư từ nguồn nào cho việc đầu tư đó . Có thể láy ví dụ điển hình một số máy móc thiết bị cần đổi mới sau đây : Bảng 12 : Một số máy móc thiết bị dự kiến đầu tư trong năm tới Đơn Vị : Triệu đồng Stt Tên máy móc thiết bị Nhãn hiệu Giá thành 1 Máy hàn công nghiệp MIG OTC DAIHEN DP400 80 SAMHO 50KVA/1000A 220 2 May bao MKT-201-057  13,36 3 Máy tiện ren vít vặn năng  YI-1515 101,3 4 Máy phay CNC 180  80,3 5 Máy khoan và ta ro 21,5 Tác dụng của biện pháp : Khi máy móc thiết bị được đổi mới thì năng lực của MMTB sẽ tăng lên , từ đó làm tăng năng suất lao động của doanh nghiệp , thời gian , công suất cao hơn , tỷ lệ phế phẩm thấp hơn , chất lượng sản phẩm tăng lên ố Tăng doanh thu , lợi nhuận cho Công ty . 5. Biện pháp thứ năm : Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ quản lý và công nhân vận hành máy. Ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển không ngừng nhưng đó cũng là từ những sáng tạo của con người , trong một doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm cơ khí đò hỏi độ chính xác cao như Công ty Cổ phần cơ khí và Xây lắp số 7 thì yếu tố con người đóng vai trò cực kỳ quan trọng . Máy móc thiết bị và con người ở đây có mối quan hệ qua lại một cách chặt chẽ. Mặc dù hiện nay, tự động hóa đã phần nào giảm bớt sức lực của con người trong việc sử dụng máy móc thiết bị , tuy nhiên con người vẫn đóng một vai trò quan trọng trong việc sử dụng và quản lý chúng, chính vì thế mà yêu cầu về trình độ đối với đội ngũ cỏn bộ quản lý và công nhân trực tiếp sản xuất ngày càng cao. Vì thế cần phải tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ của cán bộ quản lý cũng như công nhân trực tiếp vận hành máy để góp phần tăng cường năng lực sản xuất cho máy móc thiết bị, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp . Cơ sở thực tiễn : Ở Công ty Cổ phần cơ khí và Xây lắp số 7 hiện nay, trình độ tay nghề của công nhân vẫn chưa thực sự cao, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ quản lý còn nhiều hạn chế. Mặt khác công tác kế hoạch hàng năm và công tác bồi dưỡng nguồn nhân lực con người còn nhiều hạn chế , chế độ hỗ trợ đối với người đi học vẫn chưa được Công ty quan tâm nhiều , công tác đào tạo sử dụng hiệu quả chưa cao . Hơn nữa, trong thời gian tới Công ty cũng cần phải tiếp tục mua sắm những máy móc thiết bị tiên tiến hơn để đáp ứng được với cơ trế thị trường, chính vì thế rất cần có những biện pháp nhằm nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty để có thể vừa sử dụng tốt được những thiết bị hiện có lại vừa đủ trình độ để sử dụng những thiết bị máy móc mới . Để làm tốt công tác quản lý đào tạo cán bộ công nhân viên thì Công ty cần thực hiện những biện pháp sau: Cách thực hiện : Đối với cán bộ quản lý: Công ty cần tuyển thêm những cán bộ trẻ năng động, có năng lực thực sự . Với những cán bộ kỹ thuật trực tiếp quản lý toàn bộ hệ thống máy móc thiết bị trong Công ty thì cần phải được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên để bổ sung nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật để có thể nhanh chóng áp dụng những tiến bộ đó vào việc sử dụng quản lý máy móc thiết bị . Ngoài ra, Công ty cũng nên thường xuyên tổ chức những khóa học ngắn hạn để bổ sung về kiến thức quản lý mới cho phù hợp với xu thế biến đổi hiện nay cho các cán bộ chủ chốt để từ đó họ truyền đạt lại cho những cán bộ công nhân viên trong Công ty. Đối với công nhân kỹ thuật và công nhân trực tiếp vận hành máy Đối với đội ngũ công nhân, Công ty cần phải tổ chức những buổi tập huấn, cử họ đi học các lớp bồi dưỡng thường xuyên và học tập thêm để nâng cao tay nghề. Ngoài ra cần phải áp dụng chế độ kỷ luật nghiêm minh trong toàn thể Công ty, nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ công nhân, đặc biệt là công nhân trực tiếp vận hành máy để họ tự giác hơn trong việc sử dụng và bảo quản máy móc thiết bị. Để làm được điều này, đội ngũ quản lý cần phải thường xuyên theo dõi, giám sát hoạt động của công nhân, nắm rõ lịch làm việc của từng người, từng loại máy móc thiết bị và từ đó đưa ra được kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng một cách hợp lý. Cuối cùng, để có thể phối hợp tốt công việc của mỗi thành viên trong Công ty thì ban lãnh đạo cần phải tích cực củng cố tinh thần đoàn kết của đội ngũ công nhân trong Công ty . Tác dụng của biện pháp : Với việc thực hiện các biện pháp như trên thì Công ty sẽ có được một đội ngũ cán bộ quản lý giỏi , và có được những công nhân lành nghề , máy móc thiết bị đảm bảo phát huy được hết công suất , tránh được những lãng phí trong quá trình quản lý sử dụng . Kết luận Sản xuất luôn là nền tảng , là yếu tố đầu tiên quyết định sự phát triển của một chế độ xã hội mà trong đó máy móc thiết bị bao giờ cững là hệ thống xương cốt và là chỉ tiêu quan trọng nhất . Vì vậy việc nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng máy móc thiết bị là một trong những yếu tố hết sức quan trọng , nó quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay . Mục đích của hoạt động này là xây dựng cơ cấu và xác lập cơ chế vận hành máy móc thiết bị một cách hiệu quả nhất . Thực tế việc quản lý sử dụng máy móc thiết bị của Công ty Cổ phần cơ khí và Xây lắp số 7 còn nhiều điểm chưa được hoàn chỉnh , toàn diện . Những nội dung được đề cập đến trong đề tài này là tìm ra những khó khăn, tồn tại , thiếu sót trong việc quản lý và sử dụng máy móc thiết bị . Trên cơ sở đó đưa ra những giả pháp để khắc phục những khó khăn , tồn tại . Hoàn thiện công tác quản lý , sử dụng máy móc thiết bị hiệu quả nhất . Giúp cho Công ty đạt được lợi nhuận cao .Từ đó Công ty có thể đảm bảo đời sống của cán bộ công nhân viên trong Công ty, đồng thời làm cho Công ty đứng vững và phát triển được trong tương lai . Trong thời gian thực tập tại công ty, do hạn chế về thời gian, trình độ cũng như nhận thức, lý luận nên dẫn đến việc phân tích đánh giá chưa sâu xắc, các giải pháp chưa thật đầy đủ, hoàn thiện, không thể tránh khỏi những thiếu sót . Song qua đề tài này, tôi hi vọng phần nào giúp được cho Công ty trong nỗ lực vươn lên, phát triển cùng với nhịp độ tăng trưởng kinh tế của cả nước trong thời gian tới. Qua đây em xin chân thành cảm ơn: Thạc sỹ Nguyễn Thị Hà Đông và toàn bộ cán bộ công nhân viên phòng tổ kế hoạch và kinh doanh của Công ty đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Mục lục Tài liệu tham khảo Kế hoạch kinh doanh trong kinh tế thị trường ( GS.TSKH.Vũ Huy Từ chủ biên ). Giáo trình tài chính doanh nghiệp , Đại học Quản lý Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội . 3. Giáo trình Kế toán doanh nghiệp , Đại học Quản lý Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội . 4. Giáo trình kinh tế và quản lý công nghiệp,Chủ biên: GS.TS. Nguyễn Đình Phan, NXB Giáo dục, 1999 Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh (2005-2007), Công ty cổ phần cơ khí & xây lắp số 7 . Bảng kê TSCĐ năm 2007 , Công ty cổ phần cơ khí & xây lắp số 7 . Bảng trích khấu hao cơ bản, Công ty cổ phần cơ khí & xây lắp số 7 . phụ lục Stt Tên máy Nước sản xuất Năm SD Số lượng 1 Cẩu trục 5T Nga 1999 1 2 Cẩu trục phía trên ITALIA 4 - 2003 2 3 Cẩu trục 32T Ba lan 2002 2 4 Cẩu trục 20T tq 2003 2 5 Cẩu trục tháp tq 2003 1 6 Máy cắt tự động kiểu rùa - ESAB ấn độ 8 - 2001 01 Máy cắt tự động kiểu rùa - ESAB ấn độ 4 - 2003 01 Máy cắt tự động kiểu rùa - ESAB ấn độ 1997 01 7 Máy cắt tự động kiểu rùa-KOIKE Nhật 1999 01 Máy cắt tự động kiểu rùa-KOIKE Nhật 1999 01 Máy cắt tự động kiểu rùa-KOIKE Nhật 2000 01 Máy cắt tự động kiểu rùa-KOIKE Nhật 1998 01 8 máy cắt sắt GQ40 tq 8 - 2001 3 9 Máy cắt tôn băng dài CT200 vn 1980 2 10 Máy cắt tự động 4 mỏ Nhật 1998 2 11 Máy hàn một chiều MILER 342 ITALYA 1999 01 Máy hàn một chiều MILER 343 ITALYA 1999 01 Máy hàn một chiều MILER 344 ITALYA 2001 01 Máy hàn một chiều MILER 340 ITALYA 2001 01 Máy hàn một chiều MILER ITALYA 2001 01 12 Máy hàn ARC Nhật 11 - 2001 01 Máy hàn ARC Nhật 11 - 2001 01 Máy hàn ARC Nhật 11 - 2001 01 13 Máy hàn 6 mỏ vn 1997 2 14 Máy hàn MAG CV Mỹ 1999 4 15 Máy hàn tự động dưới lớp thiếc LINCON-DC1000 mỹ 1998 2 16 Máy hàn Blue Thunder Nhật 1999 01 Máy hàn Blue Thunder Nhật 2001 01 Máy hàn Blue Thunder Nhật 2001 01 Máy hàn Blue Thunder Nhật 2003 01 Máy hàn Blue Thunder Nhật 2003 01 Máy hàn Blue Thunder Nhật 2003 01 17 Máy hàn 3 pha 1 chiều Nhật 2007 7 18 Máy tiện ren vít cỡ trung CD6163/4000 tq 2004 1 19 Máy tiện ren vít cỡ nhỏ CD6140/15000 tq 2003 2 20 Máy tiện cụt C620B tq 1978 1 21 Máy tiện nằm ngang SU80A tq 1995 1 22 Máy tiện vặn năng FU400 đức 1996 2 23 Máy tiện đứng 1531-M nga 1977 1 24 Máy phay văn năng đức 1989 2 25 Máy mài phẳng nga 1992 1 26 Máy mài dao cụ 3A64 vn 1989 1 27 Máy doa ngang nga 1990 1 28 Máy phay lăn răng Ba lan 1993 1 29 Máy phay vặn năng đức 2000 1 30 Xe oto vc bê tông Nhật 2001 2 31 Xe tảI hundai 15T Nhật 2003 3 32 Xe tảI Kama 12 T 3 33 Xe oto vân chuyển bê tông Nhật 8 - 2001 2 34 Xe nâng hàng nga 2005 6 35 Máy khoan từ MB32 singapo 1997 2 36 Máy khoan đứng 7,5 Kw nga 2002 2 37 Máy khoan cần 6,6KW Ba lan 1999 2 38 Máy phát điện tq 2005 12 39 Máy cắt sắt GQ 40 T Q 8 - 2001 01 40 Máy uốn sắt T Q 8 - 2001 02 41 Máy vận thang nâng hàng VN 9 - 2002 03 42 Búa 150 kg Ba lan 1992 01 43 Búa 250 kg nga 1980 02 44 Máy đầm cóc MT - 52W Nhật 8 - 2001 01 45 Máy phun sơn GRACO Mỹ 2000 02 46 Máy làm khuân 271 VN 1998 01 47 Máy lốc tôn LT - 04 VN 1998 03 48 Máy gập tôn thủ công TQ 1996 01 49 Máy cắt tôn TS 80 TQ 2003 01 50 Máy cắt PS 60 TQ 2003 01 51 Máy cắt plasma PS – APC 80 ĐL 2001 01 52 Máy sấn tôn thủy lực TQ 1999 01 53 Máy quay làm sạch bi đạn VN 1996 03 54 Bàn quay tôI bi VN 1996 02 55 Máy trộn cát XL 10 VN 1995 03 56 Máy uốn sắt GQ 40 TQ 8 - 2001 02 57 Lò trung tần TQ 1994 01 58 Hệ lò thép tự có VN 1994 01 59 Máy nén khí INGETSOLL Mỹ 9 - 2001 02 60 Máy sấy bằng dòng khí nóng cưỡng bức ITALIA 4 - 2003 01 61 Lò đồng bộ cùng với thiết bị khống chế sử dụng dầu DIESL ITALYA 4 - 2003 01 62 Dầm cẩu trục 5 tấn Nga 1998 04 Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Ban kiểm soát Phó TGĐ kinh doanh P _ Kế hoạch Kinh doanh P_Tổ chức Hành chính P_ Tài chính Kế toán P_ Kĩ thuật Dự án Phó TGĐ Kĩ thuật XN Đúc và KD Vật tư thiết bị XN Cơ khí và Cơ điện công trình XN kết cấu thép và Xây lắp số 3 XN _ XD_và Trang trí trên nhôm XN-XD-và Trang trí nội thất XN _ kết cấu thép và Xây lắp số 6 XN – Xây dựng số 8 Đại hội đồng cổ đông Phó TGĐ Xây lắp ( Nguồn Công ty Cổ Phần Cơ Khí và Xây Lắp Số 7 ) Bảng 5 : Cơ cấu một số máy móc thiết bị của Công ty Đơn Giá : Trđ STT Tên máy móc thiết bị Số lượng Nguyên giá Giá trị còn lại Tình trạng I . Cẩu 1 Cẩu trục 5T 1 268,69 0 Tốt 2 Cẩu trục phía trên 2 93,39 0 Tốt 3 Cẩu trục 32T 2 702 250,2 Tốt 4 Cẩu trục 20T 2 532,5 105,3 Tốt 5 Cẩu trục tháp 1 1.477,2 827,96 Tốt II : Máy cắt 1 Máy cắt tự động kiểu rùa - ESAB 3 125 15,68 Tốt 2 Máy cắt tự động kiểu rùa-KOIKE 4 152,7 5,82 Tốt 3 Máy cắt sắt GQ40 3 15,9 5,9 Tốt 4 Máy cắt tôn băng dài CT200 2 19,97 1,06 Tốt 5 Máy cắt tự động 4 mỏ 2 596 196 Tốt III . Máy hàn 1 Máy hàn một chiều MILER 5 14 2,8 Tốt 2 Máy hàn ARC 3 14,05 5,6 Tốt 3 Máy hàn 6 mỏ 2 35 0 Tốt 4 Máy hàn MAG CV 4 47,8 5,45 Tốt 5 Máy hàn tự động dưới lớp thiếc LINCON-DC1000 2 234,7 163,9 Tốt 6 Máy hàn Blue Thunder 6 12,8 4,02 Tốt 7 Máy hàn 3 pha 1 chiều 7 103,6 89,6 Tốt IV .Máy tiện , phay , mài , doa 1 Máy tiện ren vít cỡ trung CD6163/4000 1 245,9 102,5 Tốt 2 Máy tiện ren vít cỡ nhỏ CD6140/15000 2 78,3 32,6 Tốt 3 Máy tiện cụt C620B 1 94,1 1,8 Tốt 4 Máy tiện nằm ngang 2L614 1 77,3 4,43 Tốt 5 Máy tiện vặn năng FU400 2 71,85 0 Tốt 6 Máy tiện đứng 1531-M 1 193,88 1,8 Tốt 7 Máy phay văn năng 2 48,5 4,54 Tốt 8 Máy mài phẳng 1 55,2 0 Tốt 9 Máy mài dao cụ 1 25,53 5,2 Tốt 10 Máy doa ngang 1 179,6 0 Tốt 11 Máy phay lăn răng 1 62,7 0 Tốt 12 Máy phay vặn năng 1 48,8 4,5 Tốt V . Thiết bị vận tải 1 Xe otô vc bê tông 2 415,94 154,3 Tốt 2 Xe tải Hunhdai 15T 3 523,2 246,3 Tốt 3 Xe tải Kama 12 T 3 346,9 125,6 Tốt 4 Xe nâng hàng 6 24,7 6,8 Tốt VI . Máy khoan 1 Máy khoan từ MB32 2 30,3 0 Tốt 2 Máy khoan đứng 7,5 Kw 2 9,5 2,5 Tốt 3 Máy khoan cần 6,6KW 2 15,9 5,35 Tốt VII . Máy phát điện 1 Máy phát điện 12 19,6 11,2 Tốt ( Nguồn Công ty Cổ Phần Cơ Khí và Xây Lắp Số 7 ) Bảng 4 : Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty < 2005 – 2006 – 2007 stt Các chỉ tiêu chủ yếu Đơn vị tính Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh tăng giảm 2006/2005 So sánh tăng giảm 2007/2006 Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % 1 Tổng doanh thu Tr.đ 72.499 85.292 91.244 12.793 17,6 5.952 6,9 2 Tổng số lao động Người 1.389 1.347 1.338 -42 -3 -9 -1 3 Tổng vốn kinh doanh Tr.đ 75.520 76.840 79.412 1.320 1,7 2.572 3,3 3a. Vốn cố định Tr.đ 51.864 53.120 55.388 1.274 2,4 2.268 4,3 3b. Vốn lưu động Tr.đ 23.656 23.720 24.024 64 0,27 304 1,28 4 Lợi nhuận Tr.đ 2.562 3.514 4.317 952 37,2 803 22,9 5 Nộp ngân sách Tr.đ 972 1.058 1.155 86 8,8 97 9,2 6 Tiền lương bình quân 1 lao động Tr.đ 1,05 1,25 1,52 0,2 19 0,27 21,6 7 Thu nhập bất thường Tr.đ 893 932 985 39 4,4 53 5,7 8 Chi phí bất thường Tr.đ 416 525 638 109 26,2 113 21,5 9 Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu ( 4/1) % 3,53 4,1 4,73 0,57 16 0,63 15,4 10 Tỷ suát lợi nhuận/vốn KD (4/3) % 3,4 4,6 5,43 1,2 35,3 0,83 18 ( Nguồn Công ty Cổ Phần Cơ Khí và Xây Lắp Số 7 )

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7809.doc
Tài liệu liên quan