Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị tại Công ty Đầu tư Xây lắp và Thương mại 36

Htg: càng cao thì hiệu quả sử dụng MMTB của công ty càng cao, và ngược lại Htg mà thấp thì máy móc thiết bị trong công ty hoạt động kém hiệu quả. Do đặc thù của ngành xây lắp mà thời gian làm việc có thể phải làm việc trong suốt 30 ngày trong tháng, thậm chí còn phải làm thêm giờ một ngày làm cả 3 ca. Theo như quy định thời gian hoạt động của máy móc là 324 giờ trong 1 tháng, nhưng thực tế máy móc thiết bị trong công ty hoạt động chỉ ở mức trung bình (60%-70%) thời gian trong tháng, để có thể biết rõ chính xác thời gian hoạt động của máy móc thiết bị ta theo dõi bảng sau:

doc35 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1119 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị tại Công ty Đầu tư Xây lắp và Thương mại 36, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bồi dưỡng nghiệp vụ, thi tay nghề cho cỏn bộ cụng nhõn viên toàn cụng ty. Quản lý lao động, tiền lương CBCNV, cựng với phũng tài chớnh tính tổng quỹ tiền lương và xột duyệt phõn bổ tiền lương, kinh phớ hành chớnh cho cụng ty và cỏc đơn vị trực thuộc. Phòng tài chính: Có chức năng xây dựng theo dõi kiểm soát, chỉ đạo hệ thống tài chính, kế toán của công ty theo quy định của Nhà nước, của Bộ Quốc Phòng, tổ chức thực hiện công tác thống kê kế toán chính xác, đúng pháp luật, xây dựng kế hoạch khai thác thị trường vốn có hiệu quả. Phòng thiết bị- vật tư: Tham mưa cho giám đốc về công tác quản lý thiết bị vật tư, trực tiếp điều hành toàn bộ hệ thống thiết bị vật tư. Nhập và phân phối đúng, đủ khối lượng vật tư thiết bị cho công trình, tránh lãng phí thất thoát. Văn phòng: Có chức năng quản lý con dấu của công ty, lưu trữ thu phát công văn tài liệu đúng nguyên tắc bảo mật, quản lý vật tư trang thiết bị phục vụ công tác tại các phòng, ban. Tổ chức thực hiện đón tiếp khách, tổ chức hội họp, đánh máy gửi công văn tài liệu theo yêu cầu. Và chịu trách nhiệm trực tiếp từ Phó giám đốc bí thư đảng uỷ. Phòng chính trị: Chịu trách nhiệm và chỉ đạo trực tiếp từ phó giám đốc bí thư đảng uỷ, có nhiệm vụ tham mưu, xây dựng và tổ chức thực hiện công tác Đảng, chính trị trong toàn thể công ty, xây dựng các tổ chức quần chúng hoạt động đúng chức năng, có hiệu quả, quan hệ chặt chẽ với các cấp đảng uỷ và chính quyền địa phương trên địa bàn, làm nhiệm vụ thẩm định chất lượng chính trị đối với các cán bộ công nhân viên toàn công ty. Hệ thống các xí nghiệp và các đội trực thuộc: Xí nghiệp hạ tầng 63, xí nghiệp cơ khí, lắp đặt thiết bị 62, các đội xây lắp số 1, 2, 3, 18, đội thi công cơ giới, trạm trộn bê tông thương phẩm. Các đặc điểm của công ty Cơ cấu vốn Vốn là yếu tố có tính chất quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vốn kinh doanh bao gồm vốn cố định và vốn lưu động là hình thái giá trị của tài sản MMTB dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp. Ngoài ra còn có hình thức vốn chủ sở hữu và vốn đi vay. Để có thể đánh giá vốn kinh doanh của công ty, ta có bảng sau: Bảng 1 : Phân tích vốn kinh doanh trong 3 năm ( 2005 - 2006 - 2007 ) Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh 2006/2005 So sánh 2007/2006 Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % Theo T/C Vốn cố định 49.153 53.162 53.265 4.009 108 103 100,2 Vốn lưu động 26.467 27.068 30.887 601 102,3 3.819 114 Theo chủ sở hữu Vốn CSH 64.578 66.962 71.521 2.384 103,69 4.559 106,81 Vốn đi vay 11.042 13.268 12.631 2.226 120,16 -637 95,2 Tổng vốn 75.620 80.230 84.152 4.610 106 3.922 104,8 ( Nguồn : Phòng Tài Chính) Nhìn vào bảng cơ cấu vốn ta dễ dàng nhận thấy tổng nguồn vốn tăng đều đặn qua 3 năm cụ thể tăng 6 % tương ứng 4.610 tr.đ năm 2006 so với năm 2005 và tăng 4,8 % tương ứng 3.922 tr.đ năm 2007 so với năm 2006 có được điều này là do vốn lưu động đã được tăng đáng kể như tăng 3.819 tr.đ năm 2007 so với 2006 vì nhiều lí do mà vốn lưu động tăng như quỹ tái đầu tư, vay ngân hàng Cơ cấu lao động Lao động là nguồn sáng tạo ra sản phẩm, nhờ có lao động và thông qua các phương tiên sản xuất máy móc thiết bị mà các yếu tố đầu vào nguyên nhiên vật liệu kết hợp với nhau mới tạo ra được những sản phẩm. Vì vậy lao động là một trong những yếu tố rất quan trọng trong trong công ty. Dưới đây là thống kê về cơ cấu lao động trong công ty. Bảng 2 : Bảng cơ cấu lao động trong công ty. Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh 2006/2005 So sánh 2007/2006 Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % Theo GT Nam 622 759 815 137 122 56 107,4 Nữ 198 221 177 23 111,6 -44 80,1 Theo trình độ 1. Lao động gián tiếp 289 382 390 93 132,2 8 102,1 Đại học, trên ĐH 59 62 63 3 105,1 1 101,6 Cao đẳng 84 88 95 4 104,8 7 108 Trung cấp 146 232 232 86 159 0 0 2. Lao động trực tiếp 531 598 602 67 112,6 4 100,7 Thợ 98 182 180 84 186 -2 99,9 C.nhân lắp đặt 183 184 193 1 100,5 9 105 Lái xe 61 71 88 10 116,4 17 124 Lao động phổ thông 189 161 141 -28 85,2 -20 87,6 Tổng số lao động 820 980 992 160 119,5 12 101,2 ( Nguồn : Phòng Tổ chức - Lao động ) Qua bản hai ta thấy số lao động nam trong Công ty chiếm tỷ trọng nhiều hơn lao động nữ vì do Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, cụ thể lao động nam năm 2007 chiếm 82,2% tương ứng là 815 người, lao động nữ chỉ chiếm 18,8% tổng số lao động tương ứng là 177 người. Tổng số lao động nhìn chung tăng hàng năm như tăng 160 người năm 2006 so năm 2005 cùng với đó chất lượng lao động trong công ty cũng tăng lên như số lao động gián tiếp có trình độ đại học trên đại học tăng 5,1 % năm 2006 so năm 2005 trong khi đó số lao động phổ thông lại giảm 14,8 % năm 2006 so năm 2005. Có được điều này là do công tác tuyển dụng đã được cải tiện đáng kể cùng chính sách quan thu hút nhân tài... Để thấy rõ hơn điều này xin quan sát biểu đồ dưới đây: Biểu đồ 1: Cơ cấu lao động năm 2007 Đại học & trên đại học Trung cấp & cao đẳng Lao động trực tiếp 60,1% 6,9% 33% ( Nguồn từ : Phòng Tổ chức - Lao động) Qua biểu đồ cơ cấu lao động của công ty năm 2007 ta thấy: Lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm 6,9 % tương ứng 63 người đây là 1 con số tương đối cao, điều đó chứng tỏ trong những năm gần đây cán bộ lãnh đạo công ty có trình độ chuyên môn cao. Số lao động có trình độ trung cấp và cao đẳng có 327 người tương ứng 33% trên tổng số lao động toàn công ty. Số lao động trực tiếp và lao động phổ thông chiếm 60,1% tương ứng 602 người. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm 2005, 2006, 2007 (Xem bảng bên ố) Qua bảng kết quả sản xuất kinh doanh của công ty ta có thể thấy : Tổng doanh thu của năm 2006 tăng 9 % so với năm 2005 tương ứng tăng 6.306 tr.đ, nhưng sang đến năm 2007 tổng doanh thu đã giảm 3.106 tr.đ tương ứng giảm 4,1% đây là điều đáng phải quan tâm với công ty; ngoài những nguyên nhân chủ quan như việc quản lý MMTB chưa tốt thì doanh thu của công ty còn bị ảnh hưởng bởi những nguyên khách quan như chênh lệch giá cả nguyên vật liệu sắt thép, xi măng làm công trình bị đội giá lên, làm chậm tiến độ khiến một số công trình trong năm 2007 chưa thanh toán được, xăng dầu tăng giá làm đội chi phí vận chuyển, lưa kho bãi...Từ đó làm cho lợi nhuận của công ty cũng giảm trong năm 2007 cụ thể là giảm 15% so với năm 2006 tương ứng giảm 521 tr.đ Biểu đồ 2 : Biểu đồ lợi nhuận, của công ty qua những năm gần đây 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 2003 2004 2005 2006 2007 Lợi nhuận ( Nguồn từ Công ty Đầu tư Xây lắp và Thương mại 36 ) Nhìn vào biểu đồ của công ty qua 5 năm gần đây từ 2003-2007 ta thấy: lợi nhuận qua các năm đều tăng lên đáng kể lợi nhuận đạt cao nhất là năm 2006, nguyên nhân là trong năm đó công ty đã nhận thêm được nhiều hợp đồng, các chi phí về quản lý, chi phí hao tổn nguyên vật liệu giảm đi đáng kể. Nhưng sang đến năm 2007 lợi nhuận của công ty đã giảm, nguyên nhân giảm là do cuối năm 2007 tình hình giá nguyên vật liệu tăng cao, do lạm phát khiến chi phí có khi tăng gấp 2 lần so với ban đầu khi ký hợp đồng Chương II Thực trạng hoạt động quản lý sử dụng MMTB tại Công ty Đầu tư Xây lắp và Thương mại 36 Thực trạng quản lý sử dụng MMTB của Công ty Thực trạng sử dụng MMTB của Công ty Đầu tư Xây lắp và Thương mại 36 về số lượng Là một công ty xây lắp nên hệ thống máy móc thiết bị của công ty mang tính chất riêng lẻ, mỗi máy có những tính năng tác dụng khác nhau và được sử dụng vào những công việc khác nhau. Hiện nay công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực như: cầu đường, bến cảng, sân baynên MMTB rất là đa dạng. Tuỳ theo từng loại công trình mà số lượng máy móc thiết bị hoạt động cũng khác nhau. Để đánh giá tình hình sử dụng máy móc thiết bị về số lượng ta sử dụng hệ số sử dụng MMTB theo số lượng như sau : Số lượng sử dụng thực tế Hsl = X 100 Số lượng hiện có Hsl : Hệ số sử dụng MMTB theo số lượng Bảng 4 : Tình hình sử dụng một số MMTB của công ty năm 2007. STT Loại máy móc thiết bị Đơn vị Số lượng sử dụng thực tế Số lượng hiện có Hsl (%) 1 Thiết bị vận tải Xe 86 119 72 2 Máy khoan các loại Cái 15 23 65 3 Máy đào Cái 17 23 74 4 Máy ủi Cái 70 112 62,5 5 Cẩu Cái 33 42 78 6 Hệ thống dàn giáo Minh Khai Bộ 2500 4000 62,5 7 Máy phát điện Cái 45 70 64,3 8 Máy nén khí Cái 35 69 50 Tổng 66 ( Nguồn từ Công ty Đầu tư Xây lắp và Thương mại 36 ) Qua bảng 4 ta thấy số lượng MMTB sử dụng trung bình năm 2007 là 66 %. Nguyên nhân của việc công ty chưa sử dụng hết số lượng máy móc hiện có do rất nhiều nguyên nhân như: máy móc đã qua sử dụng nhiều năm cũ nát hết khấu hao như xe Jim, máy đào, xe lucòn một số máy móc vẫn hoạt động được nhưng vì quá cũ không thể đáp ứng được yêu cầu về kỹ thuật của các công trình ngày nay. Ngoài những nguyên nhân trên làm cho việc sử dụng máy móc thiết bị trong Công ty không được sử dụng hết, còn do tính chất đặc thù của từng công trình thi công ở những vùng hẻo lánh nguyên vật liệu không đáp ứng kịp, thời tiết làm cản trở việc thi công máy móc thiết bị không hoạt động. Chính những nguyên nhân trên đã làm cho máy móc thiết bị trong Công ty không hoạt động hết số lượng MMTB hiện có. Biểu đồ 3: Tình hình sử dụng một số MMTB của công ty qua ba năm 2005 2006 2007 65 66 67 68 69 70 71 72 Trung bình Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy số lượng máy móc thiết bị trong công ty sử dụng chỉ ở mức trung bình (65 – 72%), điều đó nói lên một thực tế là số lượng máy móc thiết bị chưa được sử dụng hết, vẫn còn rất nhiều máy để không sử dụng gây lãng phí một lượng tài sản lớn đấy là chưa tính đén hao mòn vô hình của máy móc thiết bị . Để biết thêm chi tiết về danh mục MMTB của công ty xin tham khảo phần Phụ lục. Thực trạng sử dụng MMTB của công ty về mặt thời gian. Để có thể thấy rõ hơn về thực trạng sử dụng MMTB của công ty ta sử dụng chỉ số sau: Thời gian làm việc thực tế của MMTB Htg = X 100 Thời gian làm việc theo quy định Htg : Hệ số làm việc thực tế của MMTB Htg: càng cao thì hiệu quả sử dụng MMTB của công ty càng cao, và ngược lại Htg mà thấp thì máy móc thiết bị trong công ty hoạt động kém hiệu quả. Do đặc thù của ngành xây lắp mà thời gian làm việc có thể phải làm việc trong suốt 30 ngày trong tháng, thậm chí còn phải làm thêm giờ một ngày làm cả 3 ca. Theo như quy định thời gian hoạt động của máy móc là 324 giờ trong 1 tháng, nhưng thực tế máy móc thiết bị trong công ty hoạt động chỉ ở mức trung bình (60%-70%) thời gian trong tháng, để có thể biết rõ chính xác thời gian hoạt động của máy móc thiết bị ta theo dõi bảng sau: STT Loại MMTB TTT QĐ (h/tháng) TGTT (h/tháng) Htg (%) 2005 2006 2007 2005 2006 2007 1 Thiết bị vận tải 324 217 227 234,6 67 70 72,4 2 Máy khoan các loại 324 218 231 234 67,2 71,2 72,3 3 Máy đào 324 211 218 228 65 67,2 70,3 4 Máy ủi 324 222 219 228 68,4 67,6 70,2 5 Cẩu 324 221 225 230 68,4 69,5 71 6 Hệ thống dàn giáo 324 228 234 243 70,2 72,3 75 7 Máy Cẩu 324 220 229 227 67,9 70,5 70,2 8 Xe lu 324 212 217 228 65,3 67 70,3 Trung Bình 219 225 232 67,15 69,86 71,46 Bảng 5 : Tình hình sử dụng một số MMTB của công ty về mặt thời gian. ( Nguồn từ Công ty Đầu tư Xây lắp và Thương mại 36 ) Qua bảng trên ta thấy thời gian làm việc thực tế máy móc thiết bị qua ba năm cụ thể như sau: Năm 2005 hệ số thời gian làm việc thực tế của máy móc thiết bị trung bình 67,16, sang đến năm 2006 hệ số thời gian làm việc của máy móc đã tăng lên 2,71 tương ứng tăng lên 4,1% so với năm trước đó là năm 2005. Năm 2007 hệ số thời gian làm việc thực tế của máy móc thiết bị trung bình là 71,46%, con số này đã tăng lên 2,3% so với năm 2006. Nguyên nhân của việc máy móc thiết bị trong công ty không hoạt động hết thời gian theo quy định là do đặc thù của mỗi công trình nhận thi công, có những công trình thi công ở những nơi có địa hình không thuận lợi, thời tiết xấu, làm cho máy móc không thể hoạt động, phải ngừng thời gian thi công. Có công trình làm ở địa bàn đông dân cư sinh sống, cho nên máy móc chỉ hoạt động được trong thời gian giờ hành chính không làm được vào ca 3, điều đó cũng ảnh hưởng đến thời gian làm việc của MMTB. Trong Công ty còn nhiều máy móc đã cũ không hoạt động được. Do máy móc phải hoạt động ngoài trời trong một thời gian dài cho nên máy móc bị hao mòn dẫn đến hỏng hóc, vì vậy phải ngừng để sửa chữa, bảo dưỡng...chính những nguyên nhân đó đã gây nên việc thời gian máy móc thiết bị trong công ty chỉ hoạt động ở mức 60%-70% thời gian làm việc thực tế. Để có thể biét rõ ràng hơn về tình hình thực tế việc sử dụng máy móc trong Công ty Đầu tư Xây lắp và Thương mại 36 ta theo dõi biểu đồ sau: Biểu đồ 4: Hệ số sử dụng MMTB về mặt thời gian ( Nguồn từ Công ty Đầu tư Xây lắp và Thương mại 36) Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy thời gian sử dụng máy móc thiết bị của Công ty qua các năm đã có sự cải thiện đáng kể, thời gian làm việc thực tế của máy móc tăng dần qua mỗi năm. Lí do mấy năm gần đây công ty đã đầu tư thêm được một số MMTB mới, thanh lý bớt một số máy móc thiết bị đã quá cũ, lạc hậu. Công ty cũng đã có sự điều chỉnh trong công việc quản lý và bố trí MMTB ở mỗi công trình thi công ( thuê máy móc tại địa bàn thi công không phải tốn nhiều thời gian điều máy, để có thể điều máy móc đến công trình khác, hoặc cho doanh ngiệp khác thuê) Thực trạng sử dụng công suất MMTB của Công ty Đầu tư Xây lắp và Thương mại 36. Đối với một công ty xây lắp thì việc sử dụng hết công suất của máy móc thiết bị là việc hết sức quan trọng, nhưng trong thực tế thì việc sử dụng hết công suất của máy móc thiết bị là việc rất khó khăn. Để có thể biết một cách chính xác và đánh giá đúng tình sử dụng MMTB của công ty ta sử dụng hệ số công suất: Công suất thực tế sử dụng của MMTB Hcs = X 100 Công suất tối đa có thể sử dụng của MMTB Hcs : Hệ số công suất sử dụng MMTB Hệ số này càng lớn thì công ty sử dụng MMTB đạt được công suất hiệu quả. Bảng 6: Tình hình sử dụng một số MMTB của công ty về mặt công suất STT Loại máy móc thiết bị Hệ số công suất Năm 2005 Hệ số công suất Năm 2006 Hệ số công suất Năm 2007 1 Thiết bị vận tải 68 73 70,4 2 Máy khoan các loại 66,9 71,4 72,3 3 Máy đào 67 68,2 70,1 4 Máy ủi 68,2 67,1 70,2 5 Cẩu 69,4 70,1 70,3 6 Hệ thống dàn giáo 70,2 72,6 75,2 7 Máy Cẩu 67,9 71,5 70,1 8 Xe lu 65,3 68 70,3 Trung Bình 67.9 70.3 71.2 ( Nguồn từ Công ty Đầu tư Xây lắp và Thương mại 36 ) Qua bảng trên ta thấy được hệ số công suất trung bình của máy móc thiết bị trong công ty cụ thể như sau; năm 2005 Hcs = 67,9%, sang đến năm 2006 hệ số sử dụng MMTB đã tăng lên 2,4 tương ứng tăng 3,6% so với năm 2005. Đến năm 2007 thì Hcs = 71,2%. Nguyên nhân của tình trạng MMTB không hoạt động hết công suất do rất nhiều nguyên nhân gây ra như: thời gian hoạt động của MMTB chỉ hoạt động 60 – 70% thời gian, do đặc thù của từng công trình khác nhau, có công trình phải thi công trên địa hình phức tạp, thời tiết khăc nhiệt, máy móc bị hỏng trong quá trình sử dụng phải ngừng để sửa chữa thay thế... chính hàng loạt những nguyên nhân trên đã làm ảnh hưởng đến công suất hoạt động của MMTB. Để có thể thấy rõ tình hình sử dụng công suất của máy móc của công ty qua các năm ta theo dõi biểu đồ sau. Biểu đồ 5: Hệ số sử dụng MMTB về mặt công suất ( Nguồn từ Công ty Đầu tư Xây lắp và Thương mại 36) Qua biểu đồ trên ta thấy được hệ số công suất sử dụng MMTB của công ty là chưa được cao, mà nhất là đối với một công ty hoạt động chủ yếu trong ngành xây lắp. Điều đó sẽ gây ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành công trình dẫn đến việc nghiệm thu công trình cũng bị chậm lại thế là doanh thu của công ty cũng bị ảnh hưởng theo. Vì vậy công ty cần phải có những biện pháp để khắc phục tình trạng này trong những năm tới. Thực trạng khấu hao MMTB của Công ty Đầu tư Xây lắp và Thương mại 36. Hiện nay công ty đang áp dụng hai phương pháp tính khấu hao là phương pháp khấu hao luỹ thoái và phương pháp khấu hao tuyến tính. Hai phương pháp này có những ưu nhược điểm sau đây: 4.1. Phương pháp tuyến tính. Công ty đang áp dụng phương pháp khấu hao tuyến tính chủ yếu cho máy móc thiết bị đã qua sử dụng hoặc có thời gian sử dụng lâu dài, tính năng kỹ thuật ít có sự thay đổi: như ô tô, xe uỷ, máy xúc. Sử dụng phương pháp khấu hao tuyến tính thì chi phí khấu hao thấp do được rải đều qua các năm hoạt động nên chi phí khai thác sử dụng được tính ít. Do vậy mức độ huy động công suất của chúng so với thiết bị khác là tương đối cao : như xe 2 cầu Gaz66 là thiết bị vận tải khấu hao hàng năm là 14.2tr và mức độ huy động công suất của loại xe này đạt 85 – 90% *Ưu điểm của nó là: Phương pháp này đơn giản dễ sử dụng, đảm bảo thu hồi vốn theo tuổi thọ của máy móc thiết bị, đồng thời nó cũng tạo ra sự ổn định về chi phí khấu hao trong giá thành, tính khấu hao một lần dùng cho cả thời kỳ khấu hao của MMTB . *Nhược điểm của nó là : ít có khả năng để hạn chế tổn thất do hao mòn mô hình. Hạn chế việc tái đầu tư vốn đổi mới thiết bị, rủi do về lạm pháp đồng tiền mất giá.Thời gian khấu hao và thu hồi vốn đầu tư kéo dài. Phương pháp lũy thoái. Còn phương pháp khấu hao luỹ thoái được áp dụng phổ biến cho các loại máy móc thiết bị mới, tính năng kỷ thuật cao nên chi phí khấu hao thường lớn hơn, dẫn đến chi phí khai thác sử dụng cũng tăng theo làm cho việc huy động thiết bị loại này vào thi công gặp nhiều khó khăn như xe lu, thiết bị khoan hầm...Thực tế là hàng năm công ty phải trích một lượng chi phí khấu hao khá lớn cho việc sử dụng các loại máy móc thiết bị, cộng thêm chi phí vận hành, sửa chữa chúng thì chi phí huy động là rất lớn. Ưu điểm : Tạo khả năng thu hồi vốn đầu tư nhanh. Hạn chế rủi do về lạm pháp, hạn chế tổn thất hao mòn vô hình Tạo điều kiện đổi mới công nghệ sản xuất. Nhược điểm : Khó áp dụng trong doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả. Dễ ảnh hưởng đến giá thành và lợi nhuận, hạn chế khả năng cạnh tranh. Khó khăn trong việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sánh. Để có thể thấy rõ hơn về tình hình khấu hao MMTB của công ty trong năm gần đây nhất ta có bảng sau: Bảng 7: Trích khấu hao một vài MMTB năm 2007 Đơn vị tính : Triệu Đồng Stt Loại MMTB Nguyên giá Khấu hao lũy kế đến năm 2007 GCCL đến ngày 31/12/2007 1 Xe vận tải 5.560 2.457,1 3.102,9 2 Máy khoan 5.200 1.868 3.332 3 Máy đào 4.680 1.534,6 3.145,4 4 Máy ủi 5.900 2.346,2 3.553,8 5 Cẩu 6.640 2094,2 4.545,8 6 Hệ thống dàn giáo 1.750 824,4 925,6 7 Máy phát điện 1.890 925 965 8 Máy nén khí 3.670 1.725 1.945 ( Nguồn từ Công ty Đầu tư Xây lắp và Thương mại 36) Đánh giá hiệu quả sử dụng MMTB của công ty đầu tư xây lắp và thương mại 36 Chỉ tiêu về sức sản xuất của MMTB Để có thể biết rõ hơn về sức sản xuất của MMTB ta sử dụng chỉ số sau: ( Tính theo nguyên giá máy móc thiết bị) Sức sản xuất của mỗi máy móc thiết bị trong Công ty được tính toán với mục đích: nhằm giúp cho doanh nghiệp hiểu được giá trị của máy móc thiết bị ảnh hưởng, góp phần quan trọng như thế nào tới tổng doanh thu của toàn công ty trong nămDưới đây là bảng biểu thể hiện điều này: Bảng 8 : Sức sản xuất của MMTB Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh tăng giảm 2006/2005 So sánh tăng giảm 2007/2006 Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % Tổng D.Thu 69.326 75.632 72.526 6.306 109 -3.106 95,9 Tổng giá trị MMTB 41.165 44.070 44.237,3 2.905 107,1 167.3 100,4 Sức sản xuất của MMTB 1,7 1,71 1,6 0,01 100,6 - 0,11 93,6 ( Nguồn từ Công ty Đầu tư Xây lắp và Thương mại 36 ) Qua bảng trên ta thấy được sức sản xuất của công ty qua 3 năm (2005 - 2007) cụ thể như sau: năm 2005 sức sản xuất của MMTB là 1.7 tr.đ nhưng sang đến năm 2006 sức xuất của máy móc thiết bị tăng lên 1,71 tr.đ tương ứng 100,6%, Việc tăng sức sản xuất của máy móc thiết bị đã chứng tỏ ban lãnh đạo đã điều hành tốt công việc sản xuất của công ty và đã có những tiến bộ trong việc sử dụng, quản lý MMTB theo chiều hướng tốt hơn so năm trước năm 2005. Năm 2007 sức xuất của máy móc thiết bị của công ty là 1,6 tr.đ con số này đã giảm 0,11 triệu so với năm trước. Dưới đây là biểu đồ thể hiện sức sản xuất của công ty qua 4 năm từ 2004 đến 2007 Biểu đồ 6 : Sức sản xuất của MMTB 1.54 1.56 1.58 1.6 1.62 1.64 1.66 1.68 1.7 1.72 2004 2005 2006 2007 Sức SX của MMTB ( Nguồn từ Công ty Đầu tư Xây lắp và Thương mại 36 ) Qua biểu đồ ta thấy được sự tăng giảm sức xuất của máy móc thiết bị qua mỗi năm là không đều, nguyên nhân có sự tăng giảm là tổng doanh thu qua từng năm đều có sự tăng lên giảm xuống trong khi tổng giá trị MMTB tính theo nguyên giá không hề thay đổi, đặc biệt trong năm 2007 mức độ giảm của sức sản xuất MMTB còn đáng lo ngại hơn... Chỉ tiêu khả năng sinh lời của MMTB Để đánh giá sức sản xuất MMTB của công ty ta sử dụng chỉ số khả năng sinh lời MMTB. Chỉ tiêu này sẽ cho ta biết 1 đồng vốn cố định của MMTB sử dụng trong 1 năm thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận, cụ thể như sau: (Tính theo nguyên giá máy móc thiết bị) Từ những số liệu thực tế của công ty ta có được bảng biểu thể hiện khả năng sinh lời MMTB như sau: Bảng 9 : Khả năng sinh lời của MMTB Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh tăng giảm 2006/2005 So sánh tăng giảm 2007/2006 Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % Lợi nhuân 2.612 3.459 2.938 847 132,4 -521 85 Tổng giá trị MMTB 41.165 44.070 44.237,3 2.905 107,05 167.3 100,38 Khả năng sinh lời 0,0634 0,0785 0,0664 0,0151 123,8 - 0,0121 84,6 ( Nguồn từ Công ty Đầu tư Xây lắp và Thương mại 36 ) Qua bảng trên ta thấy khả năng sinh lời của máy móc thiết bị của công ty qua ba năm cụ thể như sau: Năm 2005 là 0,0634 tr.đ sang đến năm 2006 con số này đã tăng lên 0,0785 tr.đ tương ứng tăng 23,8% so với năm trước đó là năm 2005. Nhưng sang đến năm 2007 khả năng sinh lời của máy móc thiết bị đã giảm xuống còn 0,0664 tr.đ tương ứng giảm 15,4% so với năm 2006, nguyên nhân dẫn đến sự giảm này là do lợi nhuận của công ty năm 2007 giảm 521 tr.đ so với năm 2006. Chúng ta quan sát biểu đồ dưới đây để thấy rõ hơn: Biểu đồ 7: Khả năng sinh lời của MMTB (Nguồn từ Công ty Đầu tư Xây lắp và Thương mại 36) Đánh giá thực trạng quản lý sử dụng máy móc thiết bị của Công ty Đầu tư Xây lắp và Thương mại 36 Thành tựu Những thành tựu đã đạt được Quỹ khấu hao: được sử dụng đúng mục đích cho việc đầu tư mua sắm, nâng cấp, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị luôn được công ty quan tâm hàng đầu. Thật vậy trong những năm qua cùng với việc đầu tư đổi mới hệ thống MMTB là việc trích lập quỹ khấu hao theo quy định của nhà nước đã được công ty thực hiện tốt đảm bảo tích đúng, tích đủ các chi phí phát sinh, hàng năm công ty đều trích một phần từ quỹ khấu hao để trang trải cho các chi phí sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị và trong những năm gần đây, công ty luôn chú trọng đầu tư cho hệ thống quản lý nhằm điều khiển công ty một cách tốt nhất. Công tác quản lý hồ sơ thiết bị được công ty tổ chức thực hiện một cách chặt chẽ theo các cấp độ quản lý khác nhau. Tất cả các máy móc thiết bị khi đưa vào sử dụng đều được lập hồ sơ lý lịch trên cơ sở năng lực hoạt động thực tế, theo ngày giờ và các sự cố hư hỏng trong quá trình sử dụng đều giao cho xí nghiệp trực thuộc và từng xí nghiệp có trách nhiệm cụ thể theo dõi đến từng cấp dưới để gửi báo cáo lên ban lãnh đạo công ty, từ đó sẽ có kế hoạch đầu tư đổi mới thiết bị và sửa chữa kịp thời. Nhìn chung trong những năm qua công ty làm tốt công tác tư tưởng văn hoá, ý thức trách nhiệm đến từng công nhân trong công ty và từ đó có kế hoạch thưởng phạt hợp lý. Chính điều này làm khuấy động phong trào thi đua hăng hái làm việc và kết quả đã không ngừng tăng lên. Các công tác khác: Công ty xây lắp và thương mại 36 được sự quan tâm giúp đỡ và chỉ đạo kịp thời của thường vụ đảng uỷ binh chủng, bộ quốc phòng và các cơ quan chức năng, bộ giao thông, bộ xây dựng. Với sự phát triển vững vàng và hiệu quả, công ty đã xây dựng được uy tín với các cơ quan trung ương, các địa phương, nhà cung ứng chính điều này là giá trị vô hình giúp công ty thắng thầu các công trình xây dựng cấp quốc gia như công trình nhà ga T1 sân bay quốc tế Nội bài, đường cao tốc Bắc Thăng long Nội Bài. Trong thời gian qua thông qua các dự án lớn trong cả nước đặc biệt là các dự án hợp tác liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài nên các dự án lớn về đường hầm, cảng biển, đường giao thông từ cấp IVđến cấp II có yêu cầu kỹ thuật cao luôn được công ty hoàn thành tốt, tăng thêm lợi nhuận, công việc làm và thu nhập cho người lao động. Năng lực về nhân sự và cơ sở hạ tầng: Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân có tay nghề cao, biết sử dụng các công cụ hiện đại, có ý thức kỷ luật tốt nên các máy móc thiết bị đầu tư được sử dụng tốt và có hiệu quả. Cơ sở hạ tầng của công ty được đầu tư, bố trí đầy đủ, có khoa học từ trên xuống dưới tạo thành một hệ thống điều khiển thông suốt trong toàn công ty. Những tồn tại cần khắc phục Từ phía nhà nước: Các công trình mà có vốn vay từ ngân hàng thế giới (WB), ngân hàng phát triển châu á(ADB) thông qua các ban quản lý dự án sẽ không cho phép các công ty của quân đội tham gia đấu thầu và xây dựng điểm này làm giảm nguồn vốn vay của công ty hoặc làm giảm các công trình mà công ty có thể tham gia đấu thầu, ảnh hưởng trực tiếp đến đầu tư mua sắm MMTB. Nguồn vốn của công ty đầu tư vào máy móc thiết bị cho các dự án vừa và lớn chưa đủ để đáp ứng công ty phải dựa vào một phần nguồn vốn vay tín dụng với lãi suất cao, làm hạn chế khả năng đầu tư vào chiều sâu của công ty. Đối thủ cạnh tranh: Thị trường xây lắp có sức cạnh tranh gay gắt về giá cả quá thấp, lợi nhuận không thể theo ý muốn, đầu tư phải có giới hạn để đảm bảo không thua lỗ và việc giảm đầu tư vào máy móc thiết bị là điều không thể tránh khỏi. Về mặt sử dụng máy móc thiết bị. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý sử dụng máy móc thiết bị nhưng số lượng, máy móc thiết bị vẫn chưa đồng bộ việc đầu tư cho máy móc thiết bị còn dàn trải, nơi thừa nơi thiếu. Chính vì vậy trong năm 2001 công ty đã có kế hoạch đầu tư theo chiều sâu, chấm dứt tình trạng đầu tư dàn trải trong những năm qua. Hệ thống tổ chức quản lý thiết bị của công ty đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn tồn tại bất cập là công ty không trực tiếp quản lý hay có kế hoạch sửa chữa, đổi mới thiết bị cho xí nghiệp mà các xí nghiệp tự lập hồ sơ sửa chữa, quản lý rồi báo cáo với phòng kế hoạch theo định kỳ. Chính điều này làm cho các đội, xí nghiệp đôi khi không báo cáo một cách trung thực chích xác năng lực hoạt động của máy móc thiết bị, việc sử dụng máy móc thiết bị còn ồ ạt, không bảo quản thường xuyên. Mặt khác còn chịu nhiều ảnh hưởng của tác nhân bên ngoài như thời tiết, khí hậu nên nhiều máy móc thiết bị thi công không đáp ứng được nhu cầu công việc, việc đánh giá chỉ trên trạng thái tĩnh qua chỉ tiêu con số nên việc đầu tư nhiều khi chưa đi sát vào thực tế, không thể hiện qua trạng thái động, phát sinh của nhiều nhân tố bên ngoài nên việc mua sắm đôi khi vì tính bức thiết mà chịu giá cao hoặc khan hiếm trên thị trường, làm ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ thi công các công trình. Hệ thống máy móc thiết bị của công ty gồm rất nhiều chủng loại khác nhau nên khó đánh giá một cách chính xác mức độ hao mòn cho từng loại máy móc thiết bị trên cơ sở năng lực hoạt động thực tế. Nguyên nhân Vậy đâu là nguyên nhân gây ra hạn chế trên, đây là một vấn đề quan trọng chúng ta phải tìm hiểu để tìm ra giải pháp khắc phục và hoàn thiện. 2.1 Nguyên nhân khách quan. Do cơ chế của nhà nước ta vẫn còn tồn tại nhiều bất hợp lý, thủ tục rườm ra trong việc cho vay vốn, cách thức đấu thầu xây dựng của các công ty. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch đầu tư và mua sắm máy móc thiết bị của Công ty. Do đặc thù của mỗi công trình khác nhau phân tán, trong cả nước nên công tác điều hành quản lý và sử dụng máy móc thiết bị chịu nhiều tác động của thời tiết, khí hậu, địa hình.... Hệ thống thông tin còn nghèo nàn thiếu những thông tin cập nhập từ phía người cung ứng. Những yếu tố rủi ro tiềm tàng trong nền kinh tế lúc nào cũng có thể xảy ra ảnh hưởng đến hiệu quả thi công các công trình và quản lý sử dụng MMTB. Trong khi đó hệ thống cung cấp thông tin cần thiết để tránh rủi ro lại thiếu tạo nên xu hướng đơn giản hoá hoạt động quản lý và sử dụng MMTB. Thị trường Việt Nam nói riêng và của thế giới nói chung thường xuyên biến động khiến cho việc nhiều công trình phải tạm ngừng hoạt động do giá nguyên vật liệu tăng cao, có công trình đã nhận phải huỷ hợp đồng. Điều đó gây ảnh hưởng không tốt đến kết quả kinh doanh của Công ty. 2.2 Nguyên nhân chủ quan. Việc quản lý sử dụng máy móc thiết bị hiện nay ở công ty đang gặp khó khăn nhất định. Với việc phân chia MMTB cho từng đội, từng xí nghiệp theo kiểu quản lý phân tán đã phát huy tác dụng kịp thời cho hoạt động thi công những cũng gây ra tình trạng thừa máy chỗ này thiếu máy chỗ kia làm giảm hiệu quả sử dụng. Công ty cũng tiến hành theo kiểu tập trung theo công trình nhưng cũng gây tình trạng trậm trễ trong thi công và chi phí hoạt động máy tăng cao. Do vậy hiện nay công ty phải áp dụng kết hợp cả hai phương pháp trên nhưng hiệu quả quản lý chưa cao đã ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng thiết bị. Ngày nay hoạt động thuê và cho thuê thiết bị xây dựng đang diễn ra phổ biến, nó có thể giải quyết được những khó khăn về máy móc thiết bị cho các doanh nghiệp khi phải thi công các công trình ở xa. Trước mỗi công trình công ty luôn phải cân nhắc chi phí huy động máy móc thiết bị của công ty với chi phí thuê chúng ngay tại địa bàn để chọn giải pháp thích hợp. Chính điều này đã ảnh hưởng đến việc sử dụng số lượng, thời gian và công suất máy móc của công ty. CHƯƠNG III Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng MMTB của Công ty Đầu tư Xây lắp và Thương mại 36 Xuất phát từ những thực trạng về quản lý và sử dụng máy móc thiết bị của Công ty Đầu tư Xây lắp và Thương mại 36 như đã nói ở phần trên kết hợp với những kiến thức được tiếp thu trong quá trình học tập tại trường Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội em xin đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị. Biện pháp thứ nhất: Bố trí sử dụng một cách hợp lý các MMTB. Cơ sở lý luận: Việc bố trí sử dụng hệ thống MMTB một cách hợp lý có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác quản lý sử dụng MMTB. Một trong những nguyên tắc cơ bản của tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp là hệ thống MMTB phải đảm bảo tính cân đối, nhịp nhàng. Điều đó được thể hiện trước hết ở mối quan hệ tỷ lệ thích hợp giữa công suất MMTB, khả năng lao động, số lượng và chất lượng của các loại MMTB. Hay nói một cách khác đó là mối quan hệ tỷ lệ giữa ba yếu tố cơ bản của quá trình thực hiện thi công. Ngoài ra tính cân đối nhịp nhàng còn được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa các bộ phận sản xuất trong doanh nghiệp nhằm đảm bảo thi công đồng bộ với hiệu quả cao, khắc phục được tình trạng sản xuất khi thì thong thả cầm chừng, khi thì vội vã, khẩn trương, gây nên những lãng phí về sức người, sức máy móc. Từ ý nghĩa thiết thực đó vấn đề đặt ra là muốn nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị thì cần phải làm tốt công tác quản lý, bố trí sắp xếp chúng, tạo điều kiện cho chúng phát huy với hiệu quả cao nhất. Cơ sở thực tế: Hiện tại công ty đang gặp khó khăn trong việc quản lý có hiệu quả hệ thống MMTB. Do đặc thù mà từng đội công trình có số lượng máy móc khác nhau, đòi hỏi đầu tư khác nhau nên số lượng, chủng loại không đồng bộ có sự khác biệt hoá rất cao. Mặt khác các đội xây dựng hoạt động trên cơ sở hoạch toán độc lập cho nên tất cả các chi phí đều được tính toán cân nhắc và lựa chọn mức tối ưu để có thể hạ giá thành công trình, tăng lợi nhuận và thu nhập cho người lao động. Trong khi đó, do có chi phí vận chuyển và khấu hao nên chi phí sử dụng máy móc thiết bị của các đội công trình thường cao hơn so với chi phí thuê ngoài do vậy trong nhiều trường hợp các độ công trình dùng phương pháp đi thuê ngoài còn hơn là huy động máy móc của xí nghiệp, dẫn đến việc thừa máy móc tại phân xưởng mà lại thiếu nơi thi công, gây lãng phí rất lớn. Để đẩy mạnh hơn nữa việc sử dụng máy móc đòi hỏi công ty phải có những biện pháp khắc phục tình trạng trên . Biện pháp thực hiện: Từ thực tế trên em xin đề xuất một số biện pháp nhằm bố trí hợp lí hơn MMTB: Sắp xếp bố trí lại hệ thống MMTB ở mỗi xí nghiệp bằng cách giảm bớt thiết bị vận tải. Trang bị thêm các loại máy móc thiết bị đặc chủng cần thiết theo ngành nghề kinh doanh trong giai đoạn tới như máy xúc lật, trạm nghiền đá, máy san gạt Carterpilar Thực hiện quản lý máy móc theo đối tượng và quản lý theo hỗn hợp. Công ty phải lập ra một đội kiểm tra giám sát việc thực thi của các xí nghiệp , có chính sách điều chỉnh kịp thời hoạt động của từng đội xây lắp. ở mỗi đội xây lắp nên phân chia các loại MMTB thông thường như xe vận tải, thiết bị thi công, máy trộn bê tông cho các đội sử dụng nhưng vẫn chịu sự quản lý của đội xây lắp để khi cần công ty có thể vẫn huy động lẫn nhau giữa các đội xây lắp giải quyết được tình trạng nơi thừa, nơi thiếu. Riêng với loại MMTB đặc chủng như thiết bị khoan hầm, thiết bị dò mìn, xe lu rung thì tuỳ theo kế hoạch sản xuất mà đội xây lắp lập kế hoạch chuyển giao cho từng đơn vị thi công đảm bảo phục vụ kịp thời cho hoạt động sản xuất với chi phí thấp nhất. Công ty tiến hành từng bước giảm dần chi phí khấu hao cho các loại MMTB mới bằng cách trong những năm đầu có thể không cần tính lãi hoặc tính lãi ở mức thấp. Nếu cần có thể dùng lãi xí nghiệp, quĩ đầu tư phát triển, quĩ khấu hao cơ bản của công ty để tính khấu hao MMTB ở các đội xây lắp và thu lại trong những năm sau. Thực hiện giao khoán cho mỗi tổ, mỗi đầu xe để mỗi tổ, mỗi đầu xe tự có trách nhiệm tìm việc cho mình, tránh tình trạng “cha chung không ai khóc”. Hiệu quả thực hiện: Khi đã thực hiện đúng và đầy đủ các biện pháp trên thì hiệu quả sử dụng sẽ được nâng cao, công suất và thời gian hoạt động của MMTB của công ty tăng cao hơn trước, đồng thời các đội xây lắp vẫn có thể quản lý được số MMTB của mình, nâng cao được hiệu quả hoạt động của chúng, có điều kiện để tính khấu hao, cải thiện đời sống cho công nhân trực tiếp vận hành máy và rút ngắn vòng quay của vốn từ đó tăng hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Biện pháp thứ hai : Nâng cao thời gian làm việc thực tế của MMTB. Cơ sở lý luận: Hệ số thời gian làm việc thực tế phản ánh trình độ sử dụng MMTB của mỗi doanh nghiệp. Thông qua hệ số này ta có thể thấy được khả năng huy động công suất máy móc thiết bị cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Hệ số này tính ra càng cao càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng MMTB càng lớn. Bên cạnh đó thời gian làm việc thực tế của MMTB còn có tác dụng giúp các cán bộ quản lý nắm bắt được tình hình hoạt động, thừa thiếu MMTB ở từng khâu sản xuất để có kế hoạch điều chỉnh kịp thời. Do vậy đối với mỗi doanh nghiệp nếu có thể nâng cao hệ số thời gian làm việc thực tế của MMTB thì cũng đồng nghĩa với việc nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng MMTB nói riêng và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung. Cơ sở thực tế: Bước sang nền kinh tế thị trường mặc dù công ty luôn đẩy nhanh tốc độ làm việc của MMTB nhằm khai thác hết khả năng làm việc của chúng. Tuy nhiên mức độ đóng góp của chúng vào các công trình còn nhiều hạn chế. Có những bộ phận chỉ làm việc 3 giờ á4 giờ/ngày như máy phát điện... nhưng công ty vẫn chưa có được những biện pháp hữu hiệu nhất khắc phục tình trạng này. Bởi lẽ do thời tiết, khí hậu làm gián đoạn tốc độ làm việc, do cung cấp không đầy đủ kịp thời nguyên vật liệu, do công nhân sử dụng còn hạn chế về trình độ, do máy sửa chữa quá lâu và còn do đặc thù của 1 số máy móc không phải lúc nào, công trình nào cũng dùng đến. Vì vậy nâng cao hệ số thời gian làm việc thực tế của MMTB là một biện pháp hết sức cần thiết đối với công ty trong giai đoạn hiện nay. Biện pháp thực hiện: Và sau đây là một số cách thức tiến hành nhằm nâng cao thời gian làm việc thực tế của MMTB: Cân đối lại nhiệm vụ, bố trí hợp lý kế hoạch sản xuất cho từng đội, từng xí nghiệp và từng thiết bị. Khai thác hết thời gian làm việc của từng thiết bị. Căn cứ vào khả năng làm việc của từng MMTB, từng đội xây lắp để bố trí máy móc thiết bị cho hợp lý, tránh tình trạng máy làm việc quá mức máy lại sử dụng quá ít, đảm bảo làm sao cho các đội thi công trong tình trạng đủ máy thi công và mức độ huy động công suất luôn đạt mức cao nhất. Làm tốt công tác quảng bá, giới thiệu tên tuổi và năng lực thi công của công ty, từng bước chiếm lĩnh thị trường xây lắp để có thể nhận được nhiều các công trình có giá trị lớn đảm bảo đủ thời gian hoạt động cho MMTB. Với các công trình xây dựng xa địa điểm hoạt động của công ty thì cần phải lập tiến độ thi công rõ ràng, cụ thể, chính xác và tính toán chi phí máy móc hợp lý nhất để có thể huy động tối đa công suất MMTB hiện có của công ty. Hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng thuê máy ở đơn vị ngoài. Mặt khác các đội phải theo dõi kiểm tra sát sao tình hình hoạt động thực tế của máy móc ngoài công trường, tránh tình trạng chây lười của công nhân vận hành máy và thời gian ngừng sản xuất của máy móc. Hiệu quả thực hiện: Nhờ thực hiện tốt những biện pháp trên mà thời gian làm việc thực tế của MMTB của công ty trong thời gian gần đây đã tăng từ bình quân 10,5h/ngày lên 12,5h/ngày, số ngày huy động là 24 ngày/tháng tăng lên 27 ngày/tháng...tích cực làm tăng ca để kịp tiến độ bàn giao công trình. Biện pháp thứ ba : Hoàn thiện công tác bảo dưỡng sửa chữa MMTB. Cơ sở lý luận: Với đặc thù cấu thành MMTB phần lớn là kim loại lại hoạt động sản xuất tại một nước có khí hậu nóng ẩm như nước ta, bùn lầy, mưa dầm gió bấc thì việc máy móc hỏng hóc hay hao mòn là điều khó tránh khỏi. Nên vấn đề bảo dưỡng sửa chữa MMTB là phải đặt ra và làm thường xuyên, định kỳ. Nếu làm tốt công tác bảo dưỡng sửa chữa MMTB thì sẽ đảm bảo hoạt động được hết công suất, kéo dài thêm tuổi thọ cho MMTB . Cơ sở thực tế: Đối chiếu với công tác sửa chữa dự phòng của công ty hiện nay thì còn rất nhiều điều bất hợp lí, là ở chỗ MMTB hỏng đến đâu thì sửa đến đó, sửa chữa nhỏ, manh mún từng đội xây lắp làm cho công tác quản lý gặp rất nhiều khó khăncùng với nguyên nhân bất khả kháng là điều kiện khí hậu khắc nghiệt lại càng gây thêm khó khăn và cản trở công tác bảo dưỡng sửa chữa. Biện pháp thực hiện: Để đảm bảo làm tốt công việc sửa chữa thì cần có những kế hoạch cụ thể : Bố trí tại mỗi tổ đội 1 kíp sửa chữa phòng khi máy móc hư hỏng ngoài dự kiến, để kịp thời sửa chữa để hạn chế tình trạng một số MMTB phải dừng hoạt động làm giảm tiến độ, sản xuất không theo đúng kế hoạch đã đề ra. Mặt khác có thể bố trí thời gian sửa chữa ngoài giờ làm việc, những ngày nghỉ, cử cán bộ công nhân tay nghề cao hoặc thuê thợ vào trực tiếp sửa tại phân xưởng. Trong công tác bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa và khai thác máy, phải phân biệt các trạng thái hỏng hóc của máy ở mức độ nào...hỏng nhẹ, hỏng nặng qua đó mới khôi phục và sử dụng chúng đúng quy cách và thời gian . Đối với các bộ phòng kỹ thuật có trách nhiệm phân công công việc rõ ràng cho từng bộ phận có liên quan đến công tác bảo dưỡng sửa chữa, tránh chồng chéo, làm mất thời gian mà lại không mang lại hiệu quả cao. Để công tác sửa chữa dự phòng được thực hiện tốt thì cần phải căn cứ theo lịch trình tiến hành sửa chữa bảo dưỡng cho từng loại máy, khả năng làm việc thực tế, kế hoạch sữa chữa hàng năm của công ty, và số lượng công nhân trực tiếp phụ trách sửa chữa. Đồng thời ban lãnh đạo công ty cần phải đứng ra trực tiếp kiểm tra giám sát các bộ phận thực hiện đúng kế hoạch sửa chữa MMTB. Cần phải có kế hoạch mua sắm đủ những thiết bị cần thiết phục vụ cho công việc sửa chữa, nhưng chỉ cần mua những thiết bị quan trọng và cần thiết, tránh việc mua về rồi lại bỏ không sử dụng sẽ gây lãng phí rất lớn. Đối với những máy móc thiết bị phải hoạt động ngoài trời và phải thường xuyên đi những công trình vùng sâu vùng xa, hoạt động trong thời tiết bất thường như máy trộn bê tông , xe kéo Thì cần phải có những kế hoạch bảo quản cụ thể, lập sổ lý lịch rõ ràng cho từng loại thiết bị và giao trách nhiệm thực hiện trực tiếp cho người vận hành. Nhằm đảm bảo đúng người đúng việc. Biện pháp thứ tư : Đầu tư cải tiến nâng cao năng lực của MMTB. Cơ sở lý luận: MMTB là tư liệu lao động, là cơ sở vật chất kỹ thuật của mỗi doanh nghiệp. Nó thể hiện năng lực sản xuất, quyết định khả năng thi công và qui mô kinh doanh của từng doanh nghiệp. Do vậy trước khi bắt đầu mỗi quá trình sản xuất kinh doanh doanh nghiệp nhất thiết phải có sự đầu tư vốn lớn để mua sắm MMTB, lắp đặt các dây chuyền công nghệ. Mặt khác trong quá trình sử dụng giá trị MMTB giảm dần theo thời gian, sự giảm dần về giá trị do hao mòn gây ra, nhất là trong công ty xây lắp thì hao mòn này lại diễn ra nhanh hơn, bởi lẽ chúng phải tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất khác nhau và giá trị của chúng được chuyển dần vào giá trị của mỗi công trình. Bên cạnh đó tiến bộ phát triển của khoa học kỹ thuật như vũ bão làm cho hao mòn càng nhanh hơn. Vì vậy bất kỳ một hệ thống MMTB nào cũng cần phải có sự đầu tư đổi mới, cải tiến một cách thường xuyên thì mới có thể phục vụ kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh và mang lại hiệu quả cao. Cơ sở thực tế: Với khả năng thi công hiện nay của công ty, các công trình, dự án mà công ty thi công nhiều và lớn như hiện nay thì cần phải có trang thiết bị đặc chủng, hiện đại nhưng việc đầu tư lại có hạn cho nên tốc độ thi công không kịp thời, không đúng tiến độ. Để giúp công ty chủ động trong lĩnh vực kinh doanh của mình thì việc đầu tư tăng năng lực thi công của các xí nghiệp là rất cần thiết. Đặc biệt nó có ý nghĩa hơn trong công tác đấu thầu có giá trị lớn. Nó cũng có tác động to lớn trong việc hoàn thành nhiệm vụ được giao, thúc đẩy việc phát triển của công ty, giúp công ty đứng vững trong thị trường cũ chiếm lĩnh thị trường mới. Biện pháp thứ năm : Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ quản lý và công nhân vận hành máy. Cơ sở lý luận: Trong các tư liệu lao động thì MMTB được chế tạo gồm nhiều bộ phận phức tạp nhất mà không phải lúc nào con người cũng sử dụng hết được nó, mặc dù chính bản thân con người sáng tạo ra. MMTB có nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người vào đối tượng lao động, làm thay đổi hình thức tự nhiên của đối tượng lao động để biến đổi chúng thành những sản phẩm thoã mãn nhu cầu của con người. Do vậy giữa con người và MMTB có quan hệ nhất định thể hiện sự tác động qua lại lẫn nhau. Con người chế tạo ra MMTB, làm chủ máy móc thiết bị và tiêu thụ sản phẩm do chúng làm ra. Máy móc thiết bị chỉ làm ra được sản phẩm có chất lượng khi chúng được điều khiển bởi con người hiểu biết có trình độ. Mặt khác, khoa học kỹ thuật luôn phát triển không ngừng với trình độ phát triển ngày một cao, điều đó làm cho máy móc thiết bị ngày càng tinh vi hơn, hiện đại hơn và khó điều khiển hơn. Để tránh những bất trắc xẩy ra và sử dụng có hiệu quả máy móc thiết bị buộc con người phải ngày một nâng cao trình độ của mình mới hy vọng sử dụng được chúng.Vì vậy vấn đề đào tạo nâng cao trình độ quản lý cho người cán bộ và công nhân trực tiếp sản suất có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong công tác quản lý sử dụng MMTB của doanh nghiệp. Cơ sở thực tế: Là một doanh nghiệp thuộc Bộ quốc phòng nên đội ngũ cán bộ quản lý hầu hết đều chuyển từ chiến đấu sang làm kinh tế nên đứng trước tình hình có nhiều biến động như hiện nay thì công tác quản lý và điều hành sử dụng MMTB còn bộc lộ nhiều điểm yếu, mặt khác công tác kế hoạch hàng năm về công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn lực con người có nhiều hạn chế, chế độ hỗ trợ đối với người đi học chưa được quan tâm đúng mức, công tác đào tạo sử dụng hiệu quả chưa cao. Biện pháp thực hiện: Dưới đây là một số biện pháp nhằm nâng cao công tác đào tạo cán bộ: Đối với công nhân vận hành máy: thì với những công nhân đã thuộc biên chế của công ty thì phải quan tâm đến việc đào tạo và đào tạo lại nhằm mục đích nâng cao tay nghề cho họ. Không giao cho công nhân điều khiển kém trình độ vượt với khả năng của họ; còn với công nhân được thuê theo hợp đồng mùa vụ tại địa bàn thi công thì chỉ giao nhiệm vụ không liên quan đến tính năng kỹ thuật của máy. Nếu có phải có sự theo dõi của cán bộ hướng dẫn. Hình thức đào tạo lại có thể cấp kinh phí từ quỹ đầu tư phát triển để cho họ đi học từ các trường công nhân kỹ thuật, bên cạnh đó phải thường xuyên kiểm tra kiến thức bằng cách thi nâng bậc, nâng lương tạo điều kiện cho người công nhân học hỏi và trau dồi kinh nghiệm; Bố trí trong tổ phải có người giỏi và người yếu để họ có thể tự hoàn thiện và phấn đấu vươn lên. Thường xuyên giáo dục ý thức, tinh thần trách nhiệm trong công việc và môi trương kinh doanh có văn hoá đến từng đội xây lắp, và công nhân. Tạo thành một môi trường làm việc đoàn kết và ý thức cao. Các cán bộ hướng dẫn phải thường xuyên đôn đốc kiểm tra người dưới quyền để kịp thời khắc phục sự cố khen thưởng và chỉ trích những người không hoàn thành công việc . Đối với các cán bộ quản lý : Cần làm tốt công tác tuyển chọn ngay từ đầu vào, chỉ nhận người có đủ tiêu chuẩn về đạo đức và có trình độ từ đại học trở lên, nếu là trung cấp chỉ được làm việc ở cấp đội xây lắp, đảm bảo người quản lý phải là có năng lực thực sự. Đối với những người chưa có trình độ đại học phải cho đi đào tạo các lớp ngắn hạn như chuyên tu hoặc tại chức, củng cố thêm kiến thức cho họ. Đối với cán bộ quản lý về kỹ thuật hiện đang phụ trách hệ thống MMTB cần được đào tạo nâng cao, bổ sung kiến thức thường xuyên về đặc tính kỹ thuật và những tiến bộ khoa học mới được áp dụng vào MMTB . Hiệu quả thực hiện: Với việc thực hiện biện pháp này đến năm 2008 công ty sẽ có được đội ngũ cán bộ quản lý đủ mạnh với 80% cán bộ quản lý cấp phòng, ban, công ty có trình độ đại học và 70% cán bộ quản lý cấp xí nghiệp, đội có trình độ từ trung cấp trở lên có thể đảm nhận các công việc về quản lý, thi công xây dựng, MMTB đảm bảo phát huy hết công suất, tránh được những lãng phí trong quá trình quản lý sử dụng. Kết luận Trước những đòi hỏi cấp bách và sự thay đổi nhanh chóng của thị trường xây lắp, Công ty Đầu tư Xây lắp và Thương mại 36 luôn ý thức được rằng muốn đứng vững và phát triển được trên thị trường cần phải có thực lực về con người và MMTB . Vì vậy việc nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng máy móc thiết bị là một yêu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp xây lắp trong giai đoạn hiện nay. Trong những năm qua công ty đã có nhiêù cố gắng trong việc đầu tư nâng cao năng lực MMTB, làm tốt công tác quản lý, sử dụng máy móc thiết bị đảm bảo cho hoạt động sản xuất được cân đối, nhịp nhàng, liên tục và đạt hiệu quả cao . Nhưng do mới chuyển sang kinh tế thị trường lại là một Công ty Quân đội nên hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vẫn còn nhiều vướng mắc, công tác quản lý sử dụng máy móc thiết bị còn nhiều tồn tại cần khắc phục . Với thời gian thực tập tại công ty, nhưng còn hạn chế về thời gian, trình độ cũng như nhận thức, lý luận nên việc phân tích đánh giá chưa sâu vào các vấn đề, các biện pháp đưa ra chưa thật hoàn chỉnh. Nhưng với những gì đã trình bày trong đề tài luận văn này, em hi vọng phần nào giúp được cho công ty trong nỗ lực vươn lên, phát triển cùng với nhịp độ tăng trưởng kinh tế của cả nước trong thời gian tới. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn: Thạc Sỹ Đỗ Thanh Hà và toàn bộ cán bộ công nhân viên phòng kế hoạch tổng hợp cùng các phòng ban khác của Công ty Đầu tư Xây lắp và Thương mại 36 đã giúp đỡ nhiệt tình, giúp em hoàn thành bài luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn ! Phụ lục Danh mục MMTB của công ty trong những năm gần đây : Danh mục thiết bị Công suất Số lượng G.trị còn lại Thiết bị vận tải 1. Xe MAZ504 12 tấn 25 80% 2. Xe HuynDai 15 tấn 12 90% 3. Xe Jim555 8-10 tấn 38 70% 4. Xe MAZ5551 8 tấn 31 75% 5. Xe IFA W50/60 5 tấn 9 90% 6. Mooc kéo Kamaz 435 HP 4 85% Thiết bị khoan, hầm 1. Khoan hầm Furukawa 1-3 cần 2 80% 2. Khoan hở Roc 742 175mm 1 80% 3. Khoan hở Tamrock 87mm 1 75% 4. Khoan thuỷ lực Furukawa 65-127mm 2 95% 5. Khoan nhồi Hitachi KH125 1,7-55m 3 85% 6. Khoan Hitachi KH125G 3-65m 2 90% 7. Khoan tay FurukawaPD90L 125mm 12 90% Máy đào 1. Tường vây,cọc Barrette 1,8m3/g 2 90% 2. Kobelco 1,4m3/g 3 75% 3. HitachiEX400 0,6m3/g 5 70% 4. Caterpilar 375 180m3/g 2 65% 5. Samsung Sel130 0,9m3/g 6 80% 6. Hitachi EX120 0,4m3/g 5 95% Máy ủi 1. Caterpilar D9 480 HP 5 95% 2. Komatsu D30-50P 75-125 HP 25 90% 3. Deat 250 HP 16 70% 4. T4A 125 HP 18 75% 5. T130 125 HP 14 60% 6. DZ171 170 HP 21 70% 7. DT75 75 HP 13 85% Máy lu 1. Misubishi 12 tấn 9 80% 2. Lu lung Sakai 12 tấn 24 95% 3. Watanbe 15 tấn 23 90% 4. Bánh lốp 8-15 tấn 12 75% Máy san, gạt 1. Máy gạt Komatsu GD37 150-200 HP 13 80% 2. Máy san Caterpillar14 250 HP 9 75% Máy xúc lật 1. Komatsu 1-3m3 14 90% 2. Caterpillar 10m3 3 85% Máy đầm đất MIKASA 60-80 Kg 14 90% Cẩu 1. Misubishi 30 tấn 9 85% 2. Tự hành Kobelco 25 tấn 13 70% 3. Kato bánh lốp 25 tấn 6 90% 4. Ducyrus 15-25 tấn 14 60% Máy ép cọc cừ Larsen 200 Tấn 10 80% Hệ thống dàn giáo Minh Khai 4.000 bộ 95% Hệ thống cốp pha thép định hình 14.000 m2 90% Máy phát điện 1.Kama KDE75ST3 62KVA 19 85% 2.Kama KDE60SS3 50,5KVA 21 75% 3.Kipor Ultra Silent 80KVA 30 80% Máy nén khí 1.Kaishan LGHS 13-140m3/p 18 95% 2.Denyo DIS-180SB2 5.1m3/p 28 65% 3.Pistol ABAC B7000 10 HP 23 85% Máy hút bùn 30KW/4PW 2 80% Xe bơm bê tông 1.KCP38ZX170 170m3/h 15 85% 2.Junjin JX-N9375 150-200m3 12 95% Dây chuyền nghiền sàng đá CMD 739-740 50m3/h 5 80% Trạm trộn bê tông thương phẩm BM 60m3/h 4 85% ( Nguồn từ Công ty Đầu tư Xây lắp và Thương mại 36 ) Tài liệu tham khảo Giáo trình Quản Trị Kinh Doanh Tổng Hợp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. PTS –Lê Công Hoa - Giáo trình kinh tế và kinh doanh xây dựng. PGS-PTS Phạm Hữu Huy - Giáo trình Kinh tế và Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp -1998. GS.PTS Nguyễn Đình Phan - Kinh tế và Quản lý CN - NXBGD - 1997. Giáo trình Kinh tế chính trị học - NXBGD 1996. Tạp chí Công nghiệp Quốc phòng. Tạp chí xây dựng - Tháng 5/1999, tháng 1/2001.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH2665.doc
Tài liệu liên quan