Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty cơ khí và xây dựng Thăng Long

Là một doanh nghiệp nhà nước, chuyển sang nền kinh tế thị trường, hạch toán độc lập và tự tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình. Do đó công ty gặp phải không ít khó khăn như: thiếu vốn, công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý và sử dụng TSCĐ kém, . Nhưng nhờ sự cố gắng của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty, công ty đã mạnh dạn nhập một dây truyền công nghệ mới, đào tạo và tuyển dụng các cán bộ khoa học có trình độ để sử dụng. Đến nay, công ty đã đạt được một số thành tựu đáng kể như: + Trình độ và cơ cấu TSCĐ hiện nay cao và tương đối hợp lý. Bởi vì TSCĐ mà chủ yếu là máy móc thiết bị tham gia trực tiếp vào sản xuất kinh doanh, chiếm khoảng 80% trong tổng giá trị TSCĐ của công ty. Trong mấy năm qua, công ty đã không ngừng đổi mới, nâng cấp TSCĐ của mìn, vì vậy TSCĐ của công ty có trình độ khá cao và cơ cấu TSCĐ đang có xu hướng đồng bộ dần. + Quỹ khấu hao cơ bản được sử dụng đúng mục đích, như vậy sẽ bảo toàn được TSCĐ ở công ty. + Công tác bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ ở công ty được tiến hành đều đặn hàng năm, do đó trong ba năm qua công ty đã giảm thiểu được số hư hỏng, tăng được giá trị sử dụng của TSCĐ về mặt thời gian, công suất, hiệu quả sử dụng TSCĐ tăng lên rõ rệt thông qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng. + Công tác bảo toàn và phát triển TSCĐ ở công ty được thực hiện tốt. Thực tế chứng minh trong ba năm qua TSCĐ của công ty không ngừng tăng lên cả về mặt giá trị và về mặt hiện vật là do một phần nguồn vốn tụ bổ sung của doanh nghiệp

doc61 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1081 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty cơ khí và xây dựng Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản xuất, lắp thử rất rộng, hàng nghìn m2... Do vậy việc quản lý và sử dụng TSCĐ phải rất chặt chẽ. Ngoài ra, các trang thiết bị máy móc phục vụ cho xây lắp thường di chuyển cho các công trình nên việc quản lý gặp nhiều khó khăn. 2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm. Công ty cơ khí và xây dựng Thăng Long là một doanh nghiệp Nhà nước, có tư cách pháp nhân và hạch toán độc lập. Do đó có quyền chủ động ký kết các hợp đồng kinh tế với các chủ đầu tư trong và ngoài nước. Công ty là nhà thầu, ký kết cấc hợp đồng và có nhiệm vụ thực hiện các hợp đồng đã ký kết. Sản lượng sản xuất của công ty tự tìm kiếm là chính, số Tổng công ty giao cho chỉ là một phần. Công ty đă đấu thầu rất nhiều hạng mục công trình, công trình trong và ngoài nước, điều đó chứng tỏ rằng công ty rất năng động trong việc tìm kiếm việc làm. Nếu chỉ dựa vào số giá trị sản xuất mà Tổng công ty xây dựng Thăng Long giao cho thì giá trị sản lượng sản xuất hàng năm chỉ khoảng 10 tỷ VNĐ. Do đó sẽ không thể tồn tại được. Chiến lược phát triển của công ty Cơ khí và xây dựng Thăng Long là tìm kiếm thị trường ngoài là chính. Muốn vây công ty phải thật sự có năng lực, điều kiện, mối quan hệ, uy tín cũng như kinh nghiệm. Thật vậy, công ty cơ khí và xây dựng Thăng Long có một hệ thống các máy móc thiết bị hiện đại. TSCĐ của công ty tương đối đa dạng, hiện đại dưới sự quản lý và sử dụng của các cán bộ, kỹ sư có trình độ, kinh nghiệm, kiến thức nên sản phẩm, công trình luôn đạt tiến độ thi công và chất lượng cao, giá thành thấp. Đây chính là một trong các ưu thế của công ty để có thể tồn tại, đứng vững trên thị trường kể cả trong và ngoài nước. 3. Qui trình thực hiện công trình và các hạng mục công trình, đặc điểm của gói thầu: Sơ đồ quy trình thực hiện: Đấu thầu Nhận hồ sơ mời thầu Nhận thầu và ký kết các hợp đồng Thực hiện hợp đồng thi công Bàn giao xong thanh quyết toán công trình Vai trò của máy móc thiết bị thi công, thực hiện công trình là rất quan trọng. Cơ cấu TSCĐ của công ty thể hiện năng lực sản xuất và thi công của công ty, tiến độ thi công công trình, hạng mục công trình và các gói thầu. Ngay khi đấu thầu, công ty sẽ phải giới thiệu năng lực của công ty về khả năng tài chính, năng lục của TSCĐ, kinh nghiệm, danh tiếng và các hạng mục công trình, công trình, các gói thầu đã thực hiện để cho chủ đầu tư thấy được và chấp nhận, cũng như trình độ quản lý và sử dụng TSCĐ. Do vậy TSCĐ mà đặc biệt là máy móc thiết bị là một chỉ tiêu mà chủ đầu tư tính điểm cho công ty. Mặt khác trong giai đoạn thi công, sản xuất, máy móc thiết bị ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ và chất lượng công trình, sản phẩm sản xuất. Như vậy TSCĐ mà đặc biệt là máy móc thiết bị sản xuất thi công có vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất, thi công và thực hiện công trình, hạng mục công trình, gói thầu. Do đó công tác quản lý và sử dụng TSCĐ nói chung, máy móc thiết bị sản xuất thi công nói riêng tốt sẽ góp phần nâng cao hiêu quả thực hiện quá trình sản xuất thi công. 4. Cơ cấu lao động của công ty: Tính đến ngày 31/11/01 tổng số cán bộ công nhân viên của công ty là 655 người, trong đó: - Kỹ sư: 78 người chiếm 11,9%. - Trung cấp, cao đẳng: 31 người chiếm 4,732%. - Công nhân kỹ thuật: 536 người chiếm 81,83%. - Lao động khác: 10 người chiếm 1,52%. Chi tiết cơ cấu lao động của công ty được thể hiện rõ trong bảng sau: Biểu số 2: cơ cấu lao động của công ty Cán bộ khoa học kỹ thuật: TT Nghề nghiệp Số lượng Thâm niên công tác ( năm ) < 5 > 5 > 10 > 15 I Đại học 78 1 Điện phát dẫn 3 1 2 Chế tạo máy 6 3 3 3 Cơ khí ô tô 8 2 2 3 1 4 Máy xây dựng 10 1 5 3 1 5 Xây dựng cầu hầm 25 5 9 6 5 6 Kinh tế xây dựng 4 4 1 1 7 Tài chính - kế toán 4 3 2 1 8 Địa chất công trình 1 1 9 Hoá 1 1 10 Luật 2 2 11 Bác sĩ 1 1 12 Anh văn 1 1 13 Kỹ sư hàn 12 1 7 2 II Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp 31 1 Chê tạo máy 1 1 2 Sửa chữa ô tô 6 3 4 2 3 Máy xây dựng 2 2 4 Cung ứng vật tư 3 2 1 5 Thống kê - kế toán 6 3 2 3 6 Y tá 1 1 7 Sư phạm 2 1 1 8 Chính trị quản lý 3 3 9 Xây dựng dân dụng CN 7 1 8 1 Công nhân kỹ thuật: TT Nghề nghiệp Số lượng Bậc thợ Bình Quân 1 2 3 4 5 6 7 1 Thợ điện 16 8 6 2 4,62 2 Thợ tiện 11 5 2 3 1 4 3 Thợ rèn 14 2 9 2 1 4,14 4 Thợ nguội 9 3 2 2 2 4,33 5 Thợ phay 2 2 4 6 Thợ bào 4 1 1 1 1 4,5 7 Thợ nhiệt luyện 2 1 1 5,5 8 Thợ sắt 130 1 63 42 17 1 6 3,71 9 Thợ hàn 43 15 11 8 8 1 4,27 10 Thợ sửa chữa 6 2 1 1 1 1 4,66 11 CN vận hành 15 5 7 3 4,87 12 CN lắp ráp 114 19 46 39 8 2 3,98 13 CN nề bê tông 1 1 6 14 CN khảo sát 1 1 6 15 CN lái xe 12 2 3 7 2,45 16 CN lái cẩu 15 8 4 3 4,13 17 CN mạ kẽm 29 4 5 8 11 1 4 18 CN lái ủi 1 1 6 19 CN sơn 8 3 2 2 2 4,33 20 CN gò 3 1 1 1 5,33 21 CN kích kéo 100 15 95 69 12 6 3 4,3 22 Lao động PT 10 2 7 1 2,33 Cộng 546 2 42 258 208 86 38 13 4,43 Công ty Cơ khí và xây dựng Thăng Long là một công ty thuộc lĩnh vực công nghiệp và xây dựng nên đội ngũ lao động của công ty phải có năng lực, chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề cao, kinh nghiệm phong phú, bên cạnh đó trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì cần phải có một đội ngũ lao động đủ năng lực, trình độ để sử dụng TSCĐ hiện đại phục vụ cho sản xuất kinh doanh của công ty. Lao động trong công ty là những cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân kỹ thuật có trình độ tay nghề cao, bậc thợ bình quân là 4,43, cán bộ khoa học kỹ thuật có thâm niên công tác. Do đó vấn đề về sử dụng TSCĐ, máy móc thiết bị ở công ty không còn gặp khó khăn, tuy nhiên vấn đề quản lý TSCĐ, máy móc thiết bị, công tác nhân sự trong sản xuất vẫn còn chưa đúng người đúng việc dẫn đến tình trạng hiệu quả sử dụng TSCĐ, máy móc thiết bị chưa cao. 5. Nguyên vật liệu đầu vào: Do là một công ty cơ khí và xây dựng nên đặc điểm của nguyên vật liệu sử dụng là sắt thép để chế tạo kết cấu thép như: chế tạo kết cấu thép dầm cầu thép, dầm thép và các cấu kiện bằng thép phục vụ ngành giao thông vận tải, công nghiệp, dân dụng, bưu điện, truyền hình, các thiết bị nâng hạ, các loại cần trục chạy trên ray, ... trong sản xuất công nghiệp và xây lắp. Do đó vật liệu sắt, thép chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng giá trị nguyên vật liệu tại công ty. Bởi vậy nếu giảm được chi phí nguyên vật liệu này thì sẽ hại được giá thành các sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm. Tính chất, số lượng, chủng loại nguyên vật liệu ảnh hưởng rất lớn đến công nghệ máy móc thiết bị,TSCĐ tại công ty. Ngược lại nếu TSCĐ của công ty như máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, truyền dẫn, phương tiện quả lý hiện đại, tiên tiến thì sễ góp phần giảm định mức tiêu hao nguyên vật liệu tại công ty, hạ thấp giá thành của sản phẩm. III. Thực trạng quản lý và sử dụng TSCĐ ở công ty cơ khí và xây dựng Thăng Long: 1. Phân tích thực trạng quản lý và sử dụng TSCĐ của công ty: 1.1. Tạo vốn và xác định cơ cấu TSCĐ của công ty: + Vốn nói chung, TSCĐ nói riêng của công ty được hình thành chủ yếu từ ba nguồn: - Vốn do ngân sách Nhà nước cấp. - Vốn tự bổ sung. - Vốn vay ngân hàng và các tổ chức tài chính. Công ty cơ khí và xây dựng Thăng Long là một doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp và xây lắp, thuộc tổng công ty xây dựng cầu Thăng Long. Những năm đầu, công ty hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn vốn từ ngân sách cấp, tuy vậy uy tín của công ty trên thị trường trong nước và ngoài nước vẫn rất lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng phát triển, do đó việc huy động vốn ở công ty tương đối thuận lợi, vốn chủ yếu được huy động bằng việc đi vay các tổ chức tài chính trong khu vực và trên thế giới. + Để xem xét cơ cấu của nguồn vốn nói chung, TSCĐ nói riêng trong doanh nghiệp, ta xem xét các bảng cơ cấu của TSCĐ theo nguồn gốc hình thành và cơ cấu TSCĐ theo hình thái biếu hiện: Biểu số 3: Cơ cấu TSCĐ theo hình thái biếu hiện: Đ.vị: tr.đ. Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Đầu kỳ Cuối kỳ Tăng ( % ) Đầu kỳ Cuối kỳ Tăng ( % ) Đầu kỳ Cuối kỳ Tăng ( % ) Nhà cửa, vật kiến trúc 7.895,9396 7.895,9396 0 7.895,9396 7.895,9396 0 7.895,9396 8.609,3957 8,97 Máy móc thiết bị 72.381,716 72.175,638 - 0,28 72.175,638 72.713,2903 0,74 72.713,2903 72.713,290 0 Phương tiện vận tải, bốc dỡ 3.529,2049 4.212,6535 19,35 4.212,6535 4.804,94652 14,06 4.804,94652 6.790,9645 41,33 Thiết bị và dụng cụ quản lý 310,3286 409,220614 31,86 409,220614 523,305598 27,88 523,305598 523,305598 0 Cộng: 84.117,189 84.693,452 0,68 84.693,452 85.937,4820 1,468 85.937,4820 88.631,482 3,13 Qua bảng trên ta thấy cơ cấu của TSCĐ của các năm 1999 - 2001 thì tỷ trọng của máy móc thiết bị là chiếm cao nhất. Năm 1999 chiếm tỷ trọng là 86% [(72.381,716/84.117,189 ) * 100 ]. Năm‚ 2000 chiếm tỷ trọng là 85 %, giảm hơn so với đầu kỳ năm 1999 là 1% là do tăng tỷ trọng của thiết bị và dụng cụ quản lý ( tăng 31,86% ) và do phương tiện vận tải bốc dỡ tăng. Năm 2001 máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng là 84,5% giảm so với năm 2000 là 0,4% chủ yếu vẫn là do tăng tỷ trọng của thiết bị dụng cụ quản lý ( tăng 27,88% ). Do tỷ trọng của máy móc thiết bị là rất cao cho nên năng lực sản xuất của nó sẽ quyết định tính hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Do đó cần phải quản lý chặt chẽ và sử dụng đúng mục đích, có tính toán các loại TSCĐ, máy móc thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng chúng trong doanh nghiệp. Biểu số 4: Cơ cấu TSCĐ theo nguồn gốc hình thành: Đ.vị: tr.đ Chỉ tiêu Nguyên giá đầu năm Ngân sách cấp Tự bổ sung Vay khác 2000 2001 2000 2001 2000 2001 2000 2001 MMTB động lực 398,750000 589,832500 398,750000 589,832500 0 0 0 0 MMTB công tác 71.776,888 72.114,458 2.472,7329 2.672,6839 746,354466 746,354466 68.557,800 68.695,419 Phương tiện vận tải 4.212,6535 4.804,9465 2.566,5465 2.766,5465 1.646,1071 2.038,4001 0 0 Thiết bị văn phòng 409,220614 523,305589 123,595350 123,595350 285,625264 399,710248 0 0 Nhà cửa, kho tàng 7.805,4666 7.805,4666 3.596,2234 3.596,2234 2.686,9317 2.686,9317 1.522,3109 1.522,3109 Vật kiến trúc 90,473000 90,473000 0 0 90,473000 90,473000 0 0 Cộng 84.693,452 85.937,482 9.157,8487 9.757,8822 5.455,4915 5.961,8695 70.080,111 70.217,730 Nhìn vào bảng cơ cấuTSCĐ theo nguồn gốc hình thành, ta thấy vốn đi vay chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng giá trị TSCĐ của công ty. Cụ thể đầu năm 2000, tỷ trong vốn vay đầu tư trong TSCĐ của công ty chiếm 82,745% (70.080,111/84.693,451 ). Năm 2001 tỷ trọng vốn đầu tư do đi vay chiếm 81,7%. Do tỷ lệ vốn vay cao như vậy cho nên doanh nghiệp cần phải có kế hoạch khấu hao chu phù hợp nhằm đảm bảo cho trả nợ vốn vay và tái sản xuất TSCĐ, bảo toàn và phát triển TSCĐ của công ty. Phải có kế hoạch sử dụng và bảo dưỡng, sửa chữa cho phù hợp để TSCĐ, máy móc thiết bị không bị hư hỏng trước khi hết thời hạn sử dụng. 1.2 Quản lý khấu hao TSCĐ ở công ty: Khấu hao TSCĐ là một việc cần thiết và tất yếu phải có đối với TSCĐ ở bất kỳ một công ty, một doanh nghiệp nào, bởi vì trong quá trình sử dụng hay không sử dụng thì TSCĐ vẫn luôn luôn bị hao mòn. Hao mòn dưới hai hình thức là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Giá trị hao mòn được chuyển dịch vào giá trị của sản phẩm làm ra thông qua hình thức tính khấu hao, sản phẩm tiêu thụ được thì số tiền đó sẽ được đưa vào một quỹ gọi là quỹ khấu hao cơ bản. Tình hình khấu hao thực tế TSCĐ ở công ty trong những năm gần đây được thể hiện rõ trong biểu số 5: Biểu số 5: Tình hình khấu hao thực tế TSCĐ trong ba năm 1999 - 2001: Đơn vị: triệu đồng. Khấu hao TSCĐ Ngân sách cấp Bổ sung Vay khác 2000 2001 2000 2001 2000 2001 1. MMTB động lực 51.8375 76,67823 2. Máy móc thiết bị công tác 370,91 400,9025 111,9532 111,9532 10.283,67 10.304,313 3. Phương tiện vận tải 256,6546 276,6546 164,611 203,84 4. Dụng cụ quản lý 3,71 3.71 8,56876 11,9913 5. Nhà cửa, kho tàng 269,7168 269,7168 201,52 201,52 114,1732 114,1732 6. Vật kiến trúc 10,85676 10,85676 Tổng cộng: 952,8267 497,5097 540,1612 10.397,84 10.418,486 Nhìn vào biểu trên ta thấy rằng mức trích khấu hao của công ty chủ yếu là do nguồn vốn vay, chiếm 98,9% năm 2000 và trong năm 2001. Để đạt được mức khấu hao như trên, công ty đã phải trích một tỷ lệ khấu hao khá cao. Cụ thể là đối với máy móc thiết bị động lực là:13%; máy moc thiết bị công tác là 15%; phương tiện vận tải bốc rỡ là 10%; thiết bị dụng cụ quản lý là 3%; nhà cửa kho tang là 7,5%; vật kiến trúc là 12%. Phương pháp khấu hao mà công ty lựa chon là phương pháp khấu hao tuyến tính tức là tỷ lệ khấu hao cố định hàng năm. Tuy nhiên, việc tính khấu hao ở công ty đang còn gặp rất nhiều bất cập như: trong tất cả các sổ sách, giấy tờ về việc trích khấu hao hàng năm đều chỉ tính trên nguyên giá, còn hàng năm hay hàng kỳ có đại tu hay sửa chữa và các chi phái làm tăng giá trị TSCĐ đều không được bổ sung vào hạch toán tăng giá trị TSCĐ. Điều đó có nghĩa là hàng năm công ty đã thất thoát một lượng vốn khá lớn và TSCĐ ở đây hao mòn rất nhanh vì mức khấu hao chỉ được tính trên nguyên giá, do đó làm thất thoát đi một phần khấu hao, ảnh hưởng đến bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp. 2. Bảo toàn và phát triển TSCĐ ở công ty: Bảo toàn và phát triển vốn vốn là một nội dụng quan trọng trong công tác bảo toàn và phát triển vốn của công ty. Đây cũng là một mục tiêu quan trọng mà công ty theo đuổi. Vốn là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản của công ty, trong đó có TSCĐ. Để thấy được công tác bảo toàn và phát triển vốn, tài sản cố định của công ty trong vài năm trở lại đây như thế nào, ta xem xét sự biến động của TSCĐ ở công ty thông qua: 2.1 Tình hình tăng, giảm từng loại TSCĐ của công ty: Biểu số 6: Tình hình biến động từng loại TSCĐ của công ty Đ.vị: đồng. Năm TSCĐ 1999 2000 2001 1. Số dư đầu kỳ 84.117.189.055 84.693.451.478 85.937.482.010 2 Tăng trong kỳ 1.201.526.466 1.339.030.532 2.694.000.000 + Mua sắm mới 1.201.526.466 1.339.030.532 1.986.000.000 - Nhà cửa, vật kiến trúc - - 708.000.000 - Máy móc thiết bị 194.752.466 537.652.548 - - Phương tiện vận tải 907.882.000 687.293.000 1.986.000.000 - Thiết bị dụng cụ quản lý 98.892.000 114.084.984 - + Xây dựng mới 0 0 708.000.000 3. Giảm trong kỳ 625.264.043 95.000.000 0 + Thanh lý 625.264.043 95.000.000 - - Nhà cửa, vật kiến trúc - - - Máy móc thiết bị 400.830.669 950.000 - - Phương tiện vận tải 224.433.374 - - Thiết bị dụng cụ quản lý 4. Số cuối kỳ 84.693.451.478 85.937.482.010 88.631.482.010 5. Hệ số đổi mới TSCĐ ( 2/4 ) 0,0141867 0,01558 0,030348 6. Hệ số loại bỏ TSCĐ ( 3/1 ) 0,007433 0,0011 0 Qua bảng sô liệu trên ta thấy tuy TSCĐ có tăng giữa các kỳ nhưng tăng mạnh nhất là vào cuối kỳ 2001, số tăng là 2.694.000.000 VND trong khi năm 2001 này không cóp số giảm. Năm 1999 và năm 2000 công ty đã thanh lý một số TSCĐ không còn phù hợp nữa và đã đầu tư rất mạnh vào việc mua sắm TSCĐ cho phù hợp hơn, đồng bộ hơn với dây truyền sản xuất. Tình hình giảm giá trị TSCĐ ở công ty không nhiều và không đều đặn. Nhượng bán và thanh lý năm 2000 tăng so với năm 1999 là 51,93% chủ yếu là do giảm tỷ lệ máy móc và thiết bị đã khấu hao hết và lạc hậu. ở phần tăng TSCĐ ta thấy công ty không ngừng đầu tư mua sắm TSCĐ, ở đây ta lại thấy công ty đã và đang tận dụng các loại phương tiện nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Hàng năm công ty rất chú trọng việc đầu tư, mua sắm TSCĐ, máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, làm phong phú hơn mặt hàng sản xuất của mình. So với hai năm 1999 và 2000 thì năm 2001 có số đầu tư vào TSCĐ là lớn nhất, bằng 201,19% so với năm 1999, tức là tăng hơn gấp hai lần. Tăng 224,214% so với năm 1999. Trong đó đầu tư mở rộng nhà xưởng, diện tích sản xuất và thêm phương tiện vận tải truyền dẫn. Như vậy trong ba năm qua công ty rất chú trọng vào việc đổi mới TSCĐ, năm sau đều cao hơn năm trước, đặc biệt là năm 2001. Bước sang một trang mới khi công ty đầu tư một dây truyền thiết bị công nghệ chuyên sản xuất và chế tạo dầm thép và kết cấu thép của Pháp, trị giá hơn 68 tỷ VND. Hàng năm doanh thu của công ty đều tăng rất nhanh, giá trị tổng sản lượng cũng tăng hàng năm từ 20% - 40%. để cho dây truyền sản xuất được đồng bộ hơn, hàng năm công ty đã đầu tư rất nhiều vào các TSCĐ khác. Biểu sau sẽ phản ánh các loại TSCĐ mà công ty dự kiến đầu tư trong năm 2002. Biểu số 7:Dự kiến đầu tư TSCĐ năm 2002. Đ.vị: tr.đ. TT Tên thiết bị Đơn vị Số lượng Dự kiến đơn giá Thành tiền Vốn vay (trong nước) I Thiết bị phục vụ xây lắp 4.105,8 4.105,8 1 Xe bơm bê tông Chiếc 01 900 900 900 2 Trạm trộn bê tông tươi 30m3/h “ 01 700 700 700 3 Khoan cọc nhồi “ 01 1.255,8 1.255,8 1.255,8 4 Máy hơi ép 8m3/h “ 01 150 150 150 5 Búa đóng cọc 3,5 T “ 01 750 750 750 6 Máy xúc bánh lốp gầu ghịch “ 01 350 350 350 II Thiết bị phục vụ sản xuất CN 1.870 1.324 1 Cẩu cổng 35 T khẩu độ 35m Cái 02 300 600 600 2 Cần trục 5 T khẩu độ 13,8m “ 01 130 130 3 Cẩu cổng 15 T khẩu độ 35m “ 01 400 400 4 Máy hàn bulông đường kính max 25mm Bộ 01 300 300 300 5 Máy hàn tự động một chiều “ 01 150 150 150 6 Máy cắt đầu dầm bằng khí gas “ 01 50 50 50 7 Máy cắt khí gas tự động “ 02 8 16 8 Bơm thuỷ lực + xilanh 60T hành trình 1m “ 02 52 104 104 9 Máy thuỷ bình “ 01 90 90 90 10 Thiết bị đo ứng suất “ 01 30 30 30 III Thiết bị văn phòng 1 Máy vi tính Pentium Chiếc 02 8 16 Tổng cộng: 5.991,8 5.429,8 Bên cạnh việc đầu tư vào các máy móc thiết bị, năm 2001 công ty đã đầu tư vào nhà cửa, vật kiến trúc 708 triệu đồng nhằm mở rộng diện tích sản xuất. Đây thực sự là một việc hết sức quan trọng trong việc tăng trưởng của công ty. Ngoài biện pháp đầu tư để phát triển vốn thì công ty cũng thực hiện công tác đánh giá và đánh giá lại TSCĐ của mình để từ đó xác định mức và tỷ lệ khấu hao cho hợp lý. Hàng năn công ty đều tiến hành đánh giá và đánh giá lại TSCĐ của mình, tuy nhiên công tác này chỉ là hình thức nên không thực sự đem lại hiệu quả trong bảo toàn và phát triển TSCĐ của doanh nghiệp: + Vệ mặt hiện vật: Trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình, những TSCĐ có giá trị nhỏ thì công ty giao trực tiếp quyền quản lý, còn những TSCĐ có giá trị lớn thì do phòng kỹ thuật trực tiếp quản lý, các đội xây lắp, phân xưởng sử dụng theo đúng nội quy do phòng kế hoạch đưa ra. Công tác bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ cũng được thực hiện tốt cho nên hạn chế được sự mất mát, hư hỏngTSCĐ trước khi hết thời hạn sử dụng. + Vệ mặt giá trị: Tuy công ty có thực hiện đánh giá và đánh giá lại TSCĐ nhưng nó mới chỉ là hình thức, do đó không tránh khỏi tình trạng khi TSCĐ hư hỏng, công tác sửa chữa làm tăng giá trị TSCĐ nhưng không được tính vào hạch toán tăng TSCĐ để tính khấu hao.. 2.2 Tình hình sửa chữa TSCĐ ở công ty: Công tác bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ nhằm mục tiêu làm tăng thời gian sử dụng của TSCĐ. Đó là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới thực hiện kế hoạch, tiến độ thi công cũng như ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Công tác sửa chữa, bảo dưởng TSCĐ được giao cho từng tổ đội, xưởng sản xuất, nhưng chịu trách nhiệm chính là phòng kỹ thuật. Trong đó các tổ, đội, xưởng sản xuất với vai trò quản lý và sử dụng TSCĐ trực tiếp phục vụ sản xuất và thi công, nên họ có trách nhiệm phải bảo quản, bảo dưỡng theo chu kỳ. Phòng kỹ thuật đóng vai trò là người quản lý trực tiếp công tác sửa chữa, thực hiện các kế hoạch sửa chữa lớn, vừa và nhỏ cho hệ thống TSCĐ. Ngoài ra phòng kỹ thuật còn là nơi tiến hành công tác xây dựng và lập kế hoạch sửa chữa cho toàn bộ hệ thống TSCĐ trên cơ sở thực trạng hoạt động từng mặt và thống nhất trong toàn công ty. Sở đồ hệ thống quản lý công tác sửa chữa TSCĐ: Sửa chữa lớn Cấp phòng kỹ thuật Sửa chữa vừa Sửa chữa nhỏ Cấp tổ, đội, xưởng sản xuất Bảo dưỡng Phần lớn TSCĐ của công ty tập trung vào máy móc thiết bị, một phần máy móc thiết bị dùng để thi công công trình thường xuyên di chuyển theo công trình, do vậy việc tập trung sửa chữa, bảo dưỡng là rất khó khăn và tốn kém. Chính vì vậy mà công ty đã lựa chọn hình thức sửa chữa, bảo dưỡng phan tán là chính đối với các hỏng hóc thông thường và được thực hiện bởi công nhân kỹ thuật. 3. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSCĐ: Biểu số 8: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSCĐ. Đ.vị: tr.đ Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 So sánh 2000/1999 So sánh 2001/2000 Giá trị Tăng (%) Giá trị Tăng (%) 1. Doanh thu thuần 34.024,4 44.893,7 58.000,7 10.869,3 31,94 13.107 29,19 2. Lợi nhuận ròng 432 450 850 18 4,17 400 88,88 3. Nguyên giá TSCĐ bình quân 84.405,32 85.315,466 87.248,482 0,910146 1,07 1.969,016 2,37 4. Sức sản xuất của TSCĐ ( 1/3 ) 0,4031 0,5262 0,6645 0,1231 30,5 0,1383 26,28 5. Suất hao phí của TSCĐ ( 3/1 ) 2,4807 1,9003 1,50489 - 0,5803 - 23,37 - 0,39551 - 20,8 6. Sức sinh lời của TSCĐ ( 2/3 ) 0,005118 0,005274 0,009738 0,000156 3,048% 0,00446 84,64 Dựa vào bảng số liệu trên chúng ta có thể rút ra một số kết luận: Sức sản xuất của TSCĐ: + Năm 1999: cứ một đồng nguyên giá tài sản cố định bình quân huy động vào sản xuất kinh doanh thì tạo được 0,4031 đồng doanh thu. + Năm 2000 cứ một đồng nguyên giá TSCĐ bình quân huy động vào sản xuất kinh doanh thì tạo được 0,5262 đồng doanh thu. + Năm 2001 cứ một đồng nguyên giá TSCĐ bình quân huy động vào sản xuất kinh doanh thì tạo được 0,6645 đồng doanh thu. Như vậy sức sản xuất của TSCĐ đã tăng qua các năm: Năm 2001 tăng so với năm 2000 là 26,28%. Năm 2000 tăng so với năm 1999 là 30,5%. Mức tăng này có giảm đi từ năm 2000 so với năm 2001. Nguyên nhân chủ yếu là do tăng giá trị tài sản cố định bình quân. Năm 2000 so với năm 1999: Mức ảnh hưởng của doanh thu thuần đến sức sản xuất của TSCĐ: Mức ảnh hưởng của TSCĐ bình quân tới sức sản xuất của TSCĐ: Tổng hợp hai nhân tố ảnh hưởng tới sức sản xuất của TSCĐ: 0,1287 + ( - 0,00568 ) = 0,12301 Đây chính là mức tăng sức sản xuất của TSCĐ trong năm 2000 so với năm 1999. Số tuyệt đối là 0,12301, số tương đối là 30,5%. Là do ảnh hưởng của hai nhân tố: - Nhân tố doanh thu thuần: làm tăng 0,12301 đơn vị. - Nhân tố TSCĐ bình quân: làm giảm 0,00568 đơn vị. Năm 2001 so với năm 2000: Mức ảnh hưởng của doanh thu thuần đến sức sản xuất của TSCĐ: Mức ảnh hưởng của TSCĐ bình quân tới sức sản xuất của TSCĐ: Tổng hợp mức ảnh hưởng của hai nhân tố: 0,1536298 + ( - 0,015336 ) = 0,1382938 Vậy nhân tố chủ yếu làm cho sức sản xuất của TSCĐ tăng là doanh thu thuần. Nguyên giá bình quân TSCĐ làm giảm sức sản xuất của TSCĐ. Suất hao phí của TSCĐ: + Năm 1999, để tạo được một đồng doanh thu thì cần phải huy động 2,48 đồng nguyên giá TSCĐ bình quân. + Năm 2000, để tạo được một đồng doanh thu thì cần phải huy động 1,9004 đồng nguyên giá TSCĐ bình quân. + Năm 2001, để tạo được một đồng doanh thu thì cần phải huy động 1,50489 đồng nguyên giá TSCĐ bình quân. Như vậy năm 2000 để tạo ra được một đồng doanh thu thì phải bỏ ra 1,9004 đồng nguyên giá TSCĐ bình quân, tức là giảm được 0,5803 đồng so với năm 1999, giảm 23,37%. Năm 2001 giảm được 0,39551 đồng so với năm 2000, tức là giảm 20,8%. Do đó năm 2001 và năm 2000 công ty đã tiết kiệm được một lượng vốn cần thiết cho sản xuất kinh doanh. Cụ thể: Năm 2000 tiết kiệm được là: 0,58035 là do ảnh hưởng của doanh thu thuần và nguyên giá TSCĐ bình quân: Mức ảnh hưởng của doanh thu thuần: Mức ảnh hưởng của TSCĐ bình quân: Tổng hợp ảnh hưởng của hai nhân tố: 0,2675 + ( - 0,60709 ) = - 0,58035 Năm 2001 tiết kiệm được là: 0,3955 là do ảnh hưởng của doanh thu thuần và nguyên giá TSCĐ bình quân: Mức ảnh hưởng của doanh thu thuần: Mức ảnh hưởng của TSCĐ bình quân: Tổng hợp ảnh hưởng của hai nhân tố: 0,043859 + (- 0,43936 ) = - 0,3955 Sức sinh lời của TSCĐ: + Năm 1999 cứ một đồng nguyên giá TSCĐ bình quân thì tạo được 0,005118 đồng lợi nhuận ròng ( tức là mức dinh lời của TSCĐ là 0,5118% ). + Năm 2000 cứ một đồng nguyên giá TSCĐ bình quân thì tạo được 0,005274 đồng lợi nhuận ròng ( tức là mức dinh lời của TSCĐ là 0,5274% ). + Năm 2001 cứ một đồng nguyên giá TSCĐ bình quân thì tạo được 0,009738 đồng lợi nhuận ròng ( tức là mức dinh lời của TSCĐ là 0,9738% ). Như vậy tuy sức sinh lời của TSCĐ các năm rất nhỏ nhưng nó đang có chiều hướng gia tăng rõ rệt. Cụ thể: Năm 2000 so với năm 1999: Mức ảnh hưởng của lợi nhuận ròng tới sức sinh lời của TSCĐ: Mức ảnh hưởng của nguyên giá TSCĐ bìnhquân sức sinh lời của TSCĐ: Tổng hợp ảnh hưởng của hai nhân tố: 0,000213 + ( - 0,0000568 ) = 0,000156 hay 3,408%. Năm 2001 so với năm 2000: Mức ảnh hưởng của lợi nhuận ròng: Mức ảnh hưởng của nguyên giá TSCĐ bình quân: Tổng hợp mức ảnh hưởng của hai nhân tố: 0,004688 + ( - 0,0002247 ) = 0,00446 hay 84,64%. Tóm lại: từ sự phân tích ba nhân tố trên ta thấy rằng hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty trong ba năm gần đây là chưa cao, song đã có chiều hướng gia tăng rõ rệt, đó là mọt dấu hiệu đáng mừng, chứng tỏ rằng công tác quản lý và sử dụng ở công ty đang ngày càng đi vào nề nếp và có hiệu quả. Với sự theo chiều hướng trên thì tin rằng sự phát triển của công ty là rất chắc chắn, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSCĐ sẽ cao hơn so với hiện nay. Nhưng để có thể đạt được thành tựu dó thì đòi hỏi toàn bộ công nhân viên trong công ty phải hết sức cố gắng trong công tác quản lý và sử dụng TSCĐ. IV. Đánh gía thực trạng quản lý và sử dụng TSCĐ ở công ty: 1. Những thành tựu đã đạt được trong công tác quản lý và sử dụng TSCĐ: Là một doanh nghiệp nhà nước, chuyển sang nền kinh tế thị trường, hạch toán độc lập và tự tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình. Do đó công ty gặp phải không ít khó khăn như: thiếu vốn, công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý và sử dụng TSCĐ kém, ... Nhưng nhờ sự cố gắng của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty, công ty đã mạnh dạn nhập một dây truyền công nghệ mới, đào tạo và tuyển dụng các cán bộ khoa học có trình độ để sử dụng. Đến nay, công ty đã đạt được một số thành tựu đáng kể như: + Trình độ và cơ cấu TSCĐ hiện nay cao và tương đối hợp lý. Bởi vì TSCĐ mà chủ yếu là máy móc thiết bị tham gia trực tiếp vào sản xuất kinh doanh, chiếm khoảng 80% trong tổng giá trị TSCĐ của công ty. Trong mấy năm qua, công ty đã không ngừng đổi mới, nâng cấp TSCĐ của mìn, vì vậy TSCĐ của công ty có trình độ khá cao và cơ cấu TSCĐ đang có xu hướng đồng bộ dần. + Quỹ khấu hao cơ bản được sử dụng đúng mục đích, như vậy sẽ bảo toàn được TSCĐ ở công ty. + Công tác bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ ở công ty được tiến hành đều đặn hàng năm, do đó trong ba năm qua công ty đã giảm thiểu được số hư hỏng, tăng được giá trị sử dụng của TSCĐ về mặt thời gian, công suất, hiệu quả sử dụng TSCĐ tăng lên rõ rệt thông qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng. + Công tác bảo toàn và phát triển TSCĐ ở công ty được thực hiện tốt. Thực tế chứng minh trong ba năm qua TSCĐ của công ty không ngừng tăng lên cả về mặt giá trị và về mặt hiện vật là do một phần nguồn vốn tụ bổ sung của doanh nghiệp 2. Một số tồn tại trong công tác quản lý và sử dụng TSCĐ ở công ty: 2.1 Hiệu quả sử dụng TSCĐ chưa cao: Qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty, chúng ta thấy rằng hiệu quả sử dụng TSCĐ ở công ty là chưa cao. Sức sản xuất của TSCĐ trong ba năm 1999 - 2001 lần lượt là 0,4031; 0,5262; 0,6645 và sức sinh lời của TSCĐ trong ba năm là: 0,005118; 0,005274; 0,009738. Nguyên nhân chính của tồn tại này trong công ty là do vốn vay cao và việc đầu tư tràn lan làm cho hiệu quản sử dụng TSCĐ ở công ty chưa cao. Tỷ lệ vốn vay chiếm khoảng 80% trong cơ cấu giá trị TSCĐ của công ty. Đầu tư tràn lan gây lãng phí về nguồn vốn đầu tư, làm cho nguồn vốn kinh doanh của công ty sử dụng không đạt hiệu quả. Mặt khác công ty chưa tìm kiếm được thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình và các công trình để thi công, làm cho thời gian sử dụng và công suất sử dụng TSCĐ chưa cao, dẫn đến hiệu quả sử dụng TSCĐ trong toàn công ty là chưa cao. 2.2 Cách tính và phương pháp tính khấu hao ở công ty chưa hợp lý: Do tỷ lệ trích khấu hao chưa hợp lý, chỉ căn cứ vào quyết định của Bộ tài chính về việc trích khấu hao để áp dụng máy móc vào thực tế. Do vậy thời gian trích khấu hao là rất lâu, mà giá trị TSCĐ của công ty chủ yếu là do đi vay, cho nên khó có thể hoàn trả lại phần vốn vay này đúng thời hạn. Mặt khác khi hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ thì phần chi phí đó lại không được tính vào hạch toán tăng TSCĐ do đó bỏ mất một phần khấu hao, dẫn đến tinh trạng TSCĐ bị hao mòn nhanh chóng. Ngoài ra việc tính khấu hao ở công ty hiện nay là không hợp lý: một số TSCĐ do tỷ lệ khấu hao thấp hơn tỷ lệ hao mòn thực tế nên khấu hao TSCĐ khó có thể bù đắp được hao mòn hữu hình và vô hình. Vì vậy cho đến khi hết thời hạn sử dụng TSCĐ thì với tỷ lệ khấu hao này sẽ khó có thể thu hồi được vốn, như vậy sẽ khó bảo toàn và phát triển được vốn, TSCĐ của công ty. 2.3 TSCĐ phục vụ cho sản xuất còn thiếu và chưa đồng bộ: Công ty nhập một dây truyền sản xuất chế tạo dầm thép và kết cấu thép của Pháp, trị giá hơn 68 tỷ VND, do đó để cho dây truyền hoạt động với công suất cao hơn thì đòi hỏi TSCĐ ở công ty phải tương đối đồng bộ với loại dây truyền này. TSCĐ trước đó ở công ty chỉ hơn 16 tỷ VND, do đó vấn đề cộc lệch, không đồng bộ thể hiện rõ ràng trong hoạt động của công ty như: thiếu các TSCĐ phục vụ cho sản xuất công nghiệp hàn, cắt, gọt, ngoài ra còn thiếu một số TSCĐ phục vụ cho xây lắp như cần cẩu, thiết bị nân hạ, xe lu, xe ủi, máy khoan cọc nhồi, máy xúc,.... Các loại TSCĐ này có giá trị rất cao cho nên trong một thời gian ngắn, công ty khó có thể đồng bộ được TSCĐ chỉ với đồng vốn tự có ít ỏi. 2.4 Phân công điều hành quản lý sử dụng TSCĐ còn chưa sâu sát: Công ty có hai lĩnh vực hoạt động là sản xuất công nghiệp và xây láp, do đó đối với TSCĐ phục vụ sản xuất công nghiệp thì không phải di chuyển theo các công trình, vì vậy vấn đề về quản lý TSCĐ không gặp khó khăn như đối với TSCĐ phục vụ cho xây lắp. + Đối với TSCĐ phục vụ cho sản xuất công nghiệp: do phòng kỹ thuật quản lý, giao cho các phân xưởng, nhà máy trực tiếp quản lý, chỉ định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, còn việc quản lý TSCĐ như thế nào lại do các phân xưởng. Do Việc phân công điều hành quản lý lỏng lẻo như vậy cho nên sẽ không khuyến khích người công nhân tham gia vào quản lý, ý thức giữ gìn, bảo vệ TSCĐ của công ty, do đó còn xảy ra tình trạng mất mát bộ phận TSCĐ, gây ảnh hưởng đến thời gian sử dụng TSCĐ của công ty. + Đối với TSCĐ phục vụ cho xây lắp: Do TSCĐ này không thường xuyên có mặt tại công ty cho nên vấn đề quản lý và sử dụng TSCĐ này, công ty không thực sự nắm rõ ràng mà chỉ thông qua báo cáo của các đội xây lắp. Do đó thường xảy ra tình trạng mất mát, hư hỏng khống, ý thức bảo vệ TSCĐ thấp. Do vậy hiệu quả quản lý và sử dụng TSCĐ không cao. Phần thứ ba: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ ở Công ty cơ khí và xây dựng Thăng Long: Biện pháp 1: Bố trí, sắp xếp lại các cấp quản lý TSCĐ ở công ty: Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ là muc tiêu của quản lý TSCĐ. Việc bố trí sắp xếp lại các cấp quản lý TSCĐ giúp cho công ty quản lý chặt chẽ số TSCĐ hiện có, từ đó giúp cho việc tính khấu hao kịp thời, chính xác. Và cũng có thể biết được tình hình sử dụng của từng loại TSCĐ cũng như kế hoạch sử dụng để đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh và thu hồi vốn đã đầu tư cho TSCĐ khi TSCĐ hết thời hạn sử dụng. Phân cấpTSCĐ có ý nghĩa rất quan trọng trong cong tác quản lý và sử dụng TSCĐ. Một trong những nguyên tắc cơ bản của tổ chức sản xuất trong nghiệp là bộ phận TSCĐ dùng trong sản xuất phải đảm bảo tính cân đối, nhịp nhàng, liên tục, có cân đối, nhịp nhàng thì mới có liên tục được. Sự cân đối, nhịp nhàng, liên tục trước hết phụ thuộc vào mối quan hệ tỷ lệ thích hợp giữa công suất máy móc thiết bị, khả năng lao động, số lượng, chủng loại, chất lượng của nguyên vật liệu đưa vào sản xuất, sau nữa nó còn phụ thuộc vào mối quan hệ giữa các bộ phận sản xuất trong doanh nghiệp, sản xuất có cân đối, phịp nhàng, liên tục thì mới chứng tỏ rằng không còn tình trạng sản xuất không đồng bộ, khi thì sản xuất thong thả, cầm chừng, khi thì vội vã, khẩn trương. Từ ý nghĩa thiết thực đó, vấn đề đặt ra là muốn nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ thì cần phải làm tốt công tác phân cấp quản lý, bố trí, sắp xếp sử dụng TSCĐ một cách hợp lý trong công ty. Hệ thống quản lý TSCĐ ở công ty hiện nay là do phòng kỹ thuật có vai trò quản lý chung toàn bộ TSCĐ. Phòng kỹ thuật giao nhiệm vụ quản lý cho các nhà xưởng, đội xây lắp, những người trực tiếp sản xuất những TSCĐ có giá trị nhỏ, còn đối với những TSCĐ có giá trị lớn hơn như máy móc thiết bị chuyên dùng trong sản xuất thì do phong kỹ thuật trực tiếp quản lý, giao quyền sử dụng cho các nhà máy, đội sản xuất, do đó xảy ra tình trạng ý thức giữ gìn bảo quản TSCĐ không tốt. Khi máy móc thiết bị bị hỏng hóc, họ báo lên cho phòng kỹ thuật rồi chờ đợi sự sửa chữa từ phòng kỹ thuật. Do đó nếu phòng kỹ thuật chưa xử lý kịp thời thì sẽ gây ra tình trạng gián đoạn sản xuất, hơn nữa đối với các TSCĐ phục vụ cho thi công công trình đang ở xa thì se gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình. Để hạn chế tình trạng trên thì hệ thống TSCĐ ở công ty có thể áp dụng cách phân cấp như sau: Phòng KT- CN Phòng HC- TH Cấp 1 Đội kỹ thuật Cấp 2 Tổ, nhóm kỹ thuật Cấp 3 Công nhân trực tiếp vận hành Cấp 4 + Theo mô hình quản lý trên thì quyền quản lý TSCĐ được trao đến tận tay người công nhân vận hành máy móc thiết bị. Người công nhân vận hành được quyền trực tiếp quản lý và phải có trách nhiệm bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ chúng theo định kỳ. Nếu TSCĐ hỏng hóc do sử dụng sai quy trình kỹ thuật thì phải hoàn toàn chịu trách nhiệm sửa chữa, khôi phục lại tình trạng ban đầu hoặc phải chịu trách nhiệm về chi phí nếu hỏng hóc vượt quá khả năng của họ. Do người công nhân trực tiếp vận hành nên họ hiểu rõ, nắm bắt được quy trình, tính năng, tác dụng của máy móc thiết bị do vậy sẽ phản ánh đúng tình trạng thực tế của máy móc thiết bị lên cấp trên là tổ, nhóm kỹ thuật. Định kỳ người công nhân sẽ phản ánh lên cấp trên về tình hình TSCĐ mà mình quản lý. + Quản lý TSCĐ ở cấp tổ nhóm kỹ thuật: Tổ, nhóm kỹ thuật là đơn vị trực tiếp quản lý, kiểm tra, đôn đốc quá trình quản lý và sử dụng TSCĐ của người công nhân vận hành. Đồng thời có kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ để đảm bảo cho TSCĐ luôn luôn trong tình trạng sẵn sàng tham gia vào sản xuất. Nếu hỏng hóc, sửa chữa không được thì báo lên cấp quản lý phân xưởng hoặc đội xây lắp để cấp quản lý này có biện pháp sửa chữa lịp thời. ở cấp tổ, nhóm kỹ thuật này nên có từ hai đến ba kỹ sư cơ khí chuyên sửa chữa máy móc thiết bị. + Quản lý TSCĐ ở cấp phân xưởng hoặc đội xây lắp: Cấp này có nhiệm vụ theo dõi tổng hợp quá trình quản lý, sử dụng TSCĐ ở các cấp dưới đồng thời tổng hợp báo cáo gửi lên cấp công ty. Cấp này báo lên phòng kỹ thuật về việc sử dụng TSCĐ, báo lên phòng tài chính - kế toán về tình hình hao mòn thực tế và giá trị còn lại của TSCĐ để có sự điều chỉnh mức khấu hao hợp lý. + Quản lý TSCĐ ở cấp công ty: ở cấp này, phòng kỹ thuật đóng vai trò chính trong việc quản lý TSCĐ về các mặt: kỹ thuật, thời gian hoạt động và kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa lớn và vừa. Phòng kỹ thuật nên cử các cán bộ kỹ thuật xuống từng phân xưởng, đội thi công xây lắp, tổ, nhóm kỹ thuật để nắm bắt tình hình thực tế chứ không phải chỉ dựa vào báo cáo từ dưới lên. Đồng thời phòng kỹ thuật có kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ hoặc nếu không đủ điều kiện thì có thể thuê ngoài để sửa chữa. Phòng kế toán căn cứ vào báo cáo của phân xưởng, đội xây lắp về tình hình hao mòn thực tế cuat TSCĐ, tình hình sửa chữa lớn để tính khấu hao TSCĐ cho hợp lý. Tóm lại: Cấp công ty chỉ là cấp theo dõi, tổng hợp, bổ sung, đôn đốc, giám sát việc thực hiện các quy định, quy tắc quản lý sử dụng TSCĐ. Là người quyết định tình hình tăng, giảm TSCĐ ở các phân xưởng, đội xây lắp. Như vậy trách nhiệm quản lý tập trung từ một cấp xuống các đơn vị trực tiếp quản lý, làm cho TSCĐ gắn liền với quyền lợi, trách nhiệm của người công nhân trực tiếp vận hành. Có vậy mới có thể nâng cao được hiệu quả sử dụng tài sản cố định ở công ty. Để thực hiện biện pháp cần: + Phòng kỹ thuật căn cứ vào các tiêu thức phân chia TSCĐ như: TSCĐ phục vụ cho sản xuất công nghiệp, xây lắp, quản lý để phân chia TSCĐ, từ đó phân chia rõ ràng quyền quản lý cho từng phân xưởng, nhà máy, tổ, đội xây lắp để họ biết được quyền quản lý đến đâu và quản lý những gì. Các cấp quản lý dưới có trách nhiệm quản lý và sử dụng TSCĐ và định kỳ báo cáo lại với cấp trên, báo cáo với phòng TC - KT, phòng kế hoạch về tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ như thế nào để từ đó được cấp kinh phí sửa chữa, bảo dưởng TSCĐ hoặc đầu tư đổi mới. + Đào tạo và tuyển dụng cán bộ kỹ thuật có trình độ cao, phù hợp với rình độ của TSCĐ, từ đó tránh tình trạng sản xuất gián đoạn, bảo toàn và phát triển TSCĐ của doang nghiệp. + Thực hiện chế độ khuyến khích vật chất nhằm nâng cao ý thức giữ gìn và bảo quản TSCĐ cho người lao động, làm cho TSCĐ luôn trong tình trạng sẵn sàng tham gia vào sản xuất, nâng cao được thời gian hoạt động của TSCĐ. Hiện nay công ty chưa thực hiện chế độ này và nếu thực hiện chế độ khuyến khích này thì phải căn cứ vào thời gian hoạt động thực tế/thời gian chết do hỏng hóc. + Có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác lập kế hoạch sản xuất , thi cong xây lắp từ cấp công ty đến cấp tổ nhóm để có kế hoạch bố trí tài sản cố định , trách tình trạng thừa ở noi này , thiếu ở nơi kia , đặc biệt là trong thi công xây lắp . Hiện nay ở công ty tài sản cố định phục vụ cho sản xuất còn thiếu, do đó công tác này rất quan trọng. Những hiệu quả có thể đạt được nếu thực hiện tốt biện pháp trên: + Tăng công suất và thời gian sử dụng, thời gian hoạt động của TSCĐ. Hiện tại công suất sử dụng thực tế là 51,5%, dự tính công suất tăng thêm 8,5%. + TSCĐ khi bị hỏng hóc sẽ được sửa chữa kịp thời và biết được nguyên nhân tại sao. + Đánh giá đúng tình trạng thực tế của TSCĐ để xác định chính xác hao mòn TSCĐ, từ đó có biện pháp bảo toàn và phát triển TSCĐ của công ty. + Nâng cao tinh thần trách nhiệm của người lao động, đặc biệt là tinh thần trách nhiệm của người công nhân trực tiếp vận hành máy móc thiết bị. Biện pháp 2: áp dụng phương pháp tính khấu hao hợp lý: Việc trích khấu hao cơ bản TSCĐ là một hình thức thu hồi vốn đầu tư cho TSCĐ. Mức độ chính xác của số tiền trích khấu hao ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệm vụ bảo toàn và phát triển TSCĐ của công ty. Nếu TSCĐ khấu hao hết mà số tiền trích khấu hao cộng dồn lại nhỏ hơn số tiền đầu tư ban đầu TSCĐ thì doanh nghiệp sẽ bị thâm hụt vốn, do đó không bảo toàn được vốn. Vì vậy đối với vấn đề phát triển TSCĐ, tái sản xuất là không thể thực hiện được. Do vậy TSCĐ có được bảo toàn và phát triển hay không là phụ thuộc vào cách tính, trích khấu hao hàng kỳ có đúng hay không. Nhất là trong điều kiện khoa học công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì hao mòn vô hình là rất lớn. Nên nó cần được chú ý là làm như thế nào để giảm bớt đi hao mòn vô hình đó. Do đó trong quá trình quản lý và sử dụngTSCĐ, công ty phải có phương pháp tính khấu hao hợp lý. ở công ty hiện nay, công tác tính khấu hao khá đơn giản, ổn định qua từng năm. Nhưng mức khấu hao chưa được tính đúng đắn và tính đủ vì mức khấu hao = nguyên giá TSCĐ nhân tỷ lệ khấu hao. Chỉ tính đúng trong đầu kỳ khi mới đưa vào sử dụng. Khi TSCĐ sửa chữa lớn thì lại không hạch toán tăng giá trị TSCĐ. Ngoài ra một số TSCĐ có mức độ hao mòn cao được tính chung vào cùng một tỷ lệ với các TSCĐ khác có mức khấu hao nhỏ hơn. Để có thể khấu hao hợp lý hơn thì công ty cần xác định lại tỷ lệ và mức khấu hao đối với từng loại TSCĐ là khác nhau, cụ thể: + Đối với những TSCĐ chậm bị hao mòn, hoặc không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì nên áp dụng phương pháp khấu hao cố định như TSCĐ là nhà cửa, vật kiến trúc, thiết bị dung cụ quản lý. + Đối với TSCĐ tham gia nhiều vào quá trình sản xuất kinh doanh như: máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển, bốc dỡ, có thể áp dụng phương pháp khấu hao nhanh và phương pháp khấu hao giảm dần. + Đối với những TSCĐ đã qua sử dụng nhiều năm thì áp dụng phương pháp khấu hao giảm dần: mức trích khấu hao hàng năm được dựa trên cơ sở nhân tỷ lệ khấu hao của mỗi năm với giá trị ban đầu còn lại của TSCĐ. Tỷ lệ khấu hao của mỗi năm là tỷ lệ giảm dần, được xác định bằng công thức ( 2.1) Để có thể thực hiện được biện pháp trên thì cần điều kiện là: + Sắp xếp lại các TSCĐ theo từng nhóm để dễ theo dõi tỷ lệ khấu hao đối với từng loại TSCĐ. + Tận dụng tối đa công suất của TSCĐ. + Đổi mới TSCĐ phải dựa trên nhu cầu thực tế cần có. + Trích lập quỹ khấu hao cơ bản và quỹ đầu tư phát triển để tái sản xuất mơ rộng TSCĐ. Nếu như thực hiện biện pháp trên thì sẽ đem lại hiệu quả sau: + Đối với những TSCĐ như nhà cửa, vật kiến trúc, thiết bị dụng cụ quản lý thì tỷ trọng của nó trong TSCĐổng giá trị TSCĐ là rất thấp ( đầu năm 1999 chiếm tỷ trọng 9,76%, năm 2000 chiếm tỷ trọng là 9,79%, năm 2001, chiếm tỷ trọng là 9,80% ). Tỷ lệ hao mòn là 7,5%/năm, nên áp dụng phương pháp tính khấu hao cố định hàng năm. Như vậy sẽ phân bổ khấu hao vào giá thành một cách đều đặn, ổn định, không làm cho giá thành biến động, là cơ sở để TSCĐ tăng lợi nhuận cho công ty. + Đối với những TSCĐ là máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển, bốc dỡ, đã qua sử dụng nhiều lần thì áp dụng phương pháp khấu hao giảm dần, có ư điểm là số khấu hao được tính luỹ kế đến năm cuối cùng sẽ bù đắp giá trị ban đầu của TSCĐ. + Đối với những TSCĐ là máy móc thiết bị mới đầu tư thì áp dụng phương pháp khấu hao nhanh, kết hợp với phương pháp khấu hao giảm dần thì sẽ tránh được hao mòn vô hình, nhanh chóng thu hồi được vốn đầu tư cho TSCĐ của công ty. Ví dụ: công ty đầu tư thêm một thiết bị là cẩu cổng 15T khẩu độ 35m trị giá là 400 triệu đồng với thời gian hoạt động là 10 năm. Với thiết bị này công ty có thể áp dụng phương pháp khấu hao nhanh là 20%/năm trong ba năm cộng với phương pháp khấu hao giảm dần tính khấu khao trên gía trị còn lại trong bảy năm còn lại. So với hiện tại công ty áp dụng phương pháp khấu hao đều là 15%/năm thì tỷ lệ khấu hao tăng 5%, mức khấu hao tăng 5% * 400 = 20 triệu đồng/năm. Dự kiến hoạt động của nó là: - Số giờ làm việc trong ngày: 8 - Số ngày làm việc/tháng: 26 - Số tháng làm việc/năm: 10 - Đơn giá cho một giờ máy: 39.000 đồng. - Không tính đến các chi phí khác. Thì doanh thu của nó trong một năm là: 8*26*10*39 = 81,12 tr.đ Lợi nhuận = 81,12 - 80 = 1,12 tr.đ, chiếm 1,38% so với doanh thu. Mặc dù khấu khao lớn, nhưng sau ba năm thì công ty thu hồi được 3*80 = 240 tr.đ, số còn lại là 400 - 240 = 160 tr.đ, công ty sẽ áp dụng phương pháp khấu hao giảm dần trên số giá trị 160 tr.đ đó trong bảy năm còn lại: 2*( 7 - 1 +1 ) T71 = = 0,25 ị M 71 = 160*0,25 = 40 tr.đ. 7*( 7 +1 ) 2*( 7 - 2 +1 ) 12 T72 = = ị M 72 = 34,2857 7*( 7 +1 ) 56 2*( 7 - 3 +1 ) 10 T73 = = ị M 73 = 28,57143 7*( 7 +1 ) 56 2*( 7 - 4 +1 ) 8 T74 = = ị M 74 = 22,85714 7*( 7 +1 ) 56 2*( 7 - 5 +1 ) 6 T75 = = ị M 75 = 17,142857 7*( 7 +1 ) 56 2*( 7 - 6 +1 ) 4 T76 = = ị M 76 = 11,42857 7*( 7 +1 ) 56 2*( 7 - 7 +1 ) 2 T77 = = ị M 77 = 5,714286 7*( 7 +1 ) 56 Cộng: 160 tr.đ. Như vậy nếu thiết bị này hoạt động hết tuổi thọ thì nó vẫn khấu hao đủ, nhưng trong bảy năm cuối cùng thì có mức khấu hao thấp hơn và giảm dần, áp dụng phương pháp này công ty có thể thu hồi được một tỷ lệ lớn vốn đầu tư cho TSCĐ trong một thời gian đầu. Cho nên trong những năm tiếp theo do có số khấu hao thấp nên công ty có thể bán lại hoặc cho thuê mà vẫn bảo toàn được TSCĐ, nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ. Biện pháp 3: đổi mới, nâng cấp TSCĐ cho đồng bộ: Muốn sản xuất được tiến hành một cách cân đối, nhịp nhàng, liên tục thì một trong các điều kiện quan trọng là TSCĐ, máy móc thiết bị phải cân đối về trình độ, tức là có sự đồng bộ giữa các dây truyền, bước công việc. Nếu TSCĐ không đồng bộ thì sẽ có sự trì trệ, ùn tắc trong công việc như: sự hoàn thành không cùng một thời gian của hai hay nhiều bước công việc thứ nhất sẽ gây ảnh hưởng đến bước công việc tiếp theo do phải đợi chờ trong thời gian bước công việc thứ nhất kia chưa hoàn thành. Do đó ảnh hưởng tới thời gian hoàn thành một sản phẩm, ảnh hưởng tới quá trình sản xuất kinh doanh chung của toàn bộ công ty. Công ty Cơ khí và xây dựng Thăng Long vừa nhập một dây truyền sản xuất dầm thép và kết cấu thép do đó nâng cấp, đồng bộ với dây truyền này trong công ty là một vấn đề quan trọng cần phải giải quyết. Cộng với thị trường trong nước và trên thế giới rộng lớn, có thể ký kết được các hợp đồng kinh tế có giá trị cao, đòi hỏi chất lượng sản phẩm, tiến độ giao hàng,...do đó đòi hỏi TSCĐ phải đồng bộ, hiện đại chuyên dùng thì mớ có thể đáp ứng được điều kiện trên. Để có thể đầu tư đổi mới, nâng cấp được TSCĐ cho đồng bộ thì trong một thời gian ngắn là rất khó đối với công ty. Bởi vì nguồn vốn công ty tự bổ sung là rất nhỏ so với tổng giá trị TSCĐ, chỉ chiếm khoảng 6,5% trong suốt ba năm từ 1999 - 2001. Do đó khi đầu tư đổi mới thì đòi hỏi công ty phải tính toán cân nhắc xem nên đầu tư những loại TSCĐ nào cho phù hợp và nguồn vốn huy động được là bao nhiêu, huy động từ các nguồn nào. Cụ thể, công ty đã có phương thức tiến hành kiến đầu tư một số loại TSCĐ như sau: Biểu số 9: Dự kiến đầu tư nhằm đồng bộ hoá TSCĐ. Đ.vị: tr.đ. TT Tên thiết Bỵ Đơn vị Số lượng Dự kiến đơn giá Thành tiền Vốn vay (trong nước) I Thiết bị phục vụ xây lắp 4.105,8 4.105,8 1 Xe bơm bê tông Chiếc 01 900 900 900 2 Trạm trộn bê tông tươi 30m3/h “ 01 700 700 700 3 Khoan cọc nhồi “ 01 1.255,8 1.255,8 1.255,8 4 Máy hơi ép 8m3/h “ 01 150 150 150 5 Búa đóng cọc 3,5T “ 01 750 750 750 6 Máy xúc bánh lốp gầu ghịch “ 01 350 350 350 II Thiết bị phục vụ sản xuất CN 1.870 1.324 1 Cẩu cổng 35 T khẩu độ 35m Cái 02 300 600 600 2 Cần trục 5 T khẩu độ 13,8m “ 01 130 130 3 Cẩu cổng 15 T khẩu độ 35m “ 01 400 400 4 Máy hàn bulông đường kính max 25mm Bộ 01 300 300 300 5 Máy hàn tự động một chiều “ 01 150 150 150 6 Máy cắt đầu dầm bằng khí gas “ 01 50 50 50 7 Máy cắt khí gas tự động “ 02 8 16 8 Bơm thuỷ lực + xilanh 60T hành trình 1m “ 02 52 104 104 9 Máy thuỷ bình “ 01 90 90 90 10 Thiết bị đo ứng suất “ 01 30 30 30 III Thiết bị văn phòng 1 Máy vi tính Pentium Chiếc 02 8 16 Tổng cộng: 5.991,8 5.429,8 Để có thể thực hiện được phương án đầu tư nâng cấp TSCĐ trên hay không thì cần phải có điều kiện là: + Công ty phải tập trung nguồn vốn huy động được vào việc đầu tư, đổi mới TSCĐ, máy móc thiết bị đặc chủng chuyên dùng trong sản xuất và thi công công trình xây lắp. Công ty có thể huy động từ các nguồn sau: - Xin Tổng công ty cấp thêm vốn bổ sung để thực hiện phương án. - Có dự án khai thác để có thể huy động vốn từ ngân hàng và các tổ chức tài chính. - Huy động vốn của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. + Phải có một đội ngũ các cán bộ gồm cả cán bộ kinh tế và các cán bộ kỹ thuật nhằm tránh tình trạng đầu tư không đúng loại máy móc chuyên dùng hoặc đầu tư với giá trị cao hơn so với giá trị thực tế của loại TSCĐ đó. Đội ngũ các cán bộ này nên có từ 4 - 5 người, trong đó chia ra làm cán bộ kỹ thuật ngành công nghiệp, ngành xây lắp, và cán bộ kinh tế. Nếu thực hiện được biện pháp đầu tư đổi mới, nâng cấp TSCĐ thì trong công ty sẽ đem lại hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội rất nhiều. Cụ thể: + TSCĐ đồng bộ sẽ tạo ra sự thuận lợi trong sản xuất, tránh tình trạng ùn tắc trong quá trình sản xuất, rút ngắn được quy trình, thời gian thực hiện các bước công việc, từ dó làm cho năng suất lao động tăng lên, giảm chi phí tồn kho, nâng cao được chất lượng của sản phẩm, công trình. Từ đó tăng nhanh số vong luân chuyển của vốn nói chung và TSCĐ nói riêng trong công ty, làm cho TSCĐ có thể nhanh chóng thu hồi, tái đầu tư. Như vậy đầu tư nâng cấp TSCĐ cho đồng bộ, làm cho sản xuất được tiến hành liên tục từ đó tạo ra vòng luân chuyển vốn nhanh, cộng với mức khấu hao và tỷ lệ khấu hao thích hợp sẽ bù đắp được nguồn vốn nhanh chóng đã đầu tư vào TSCĐ. Do đó nó tạo ra một vòng luân chuyển vốn nhanh từ đầu tư đổi mới đến bù đắp giá trị ban đầu đã đầu tư cào TSCĐ thông qua phương pháp và tỷ lệ khấu hao thích hợp. Kết luận: Trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như ở nước ta, các doanh nghiệp phải cố gắng rất nhiều trong việc tự tìm kiếm thị trường và tự quản lý và sử dụng nguồn vốn của mình sao cho hợp lý. Có nhiều doanh nghiệp đã phá sản vì không làm tốt một trong hai công tác trên. Đối với một doanh nghiệp công nghiệp và xây dựng thì vốn bao gồm chủ yếu là TSCĐ. Do đó quản lý và sử dụng tốt TSCĐ thì cũng góp phần làm cho doanh nghiệp có thể tồn tại trên thị trường. Công ty cơ khí và Xây dựng Thăng Long là một doanh nghiệp công nghiệp và xây dựng, đã khẳng định vị trí của mình trên thị trường trong và ngoài nước qua nhiều năm qua, song công tác quản lý và sử dụng TSCĐ ở công ty vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Hy vọng rằng với đề tài: “ Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty cơ khí và Xây dựng Thăng Long” sẽ đóng góp một phần vào sự quản lý và sử dụng TSCĐ ở công ty. Qua đây, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo GVC Nguyễn Thị Tứ cùng với ban lãnh đạo Công ty cơ khí và Xây dựng Thăng Long mà trực tiếp là phòng KH - TT đã tạo đIều kiện cho en hoàn thành bản luận văn đề này. Danh mục tài liệu tham khảo: 1. Giáo trình kinh tế và tổ chức trong doanh nghiệp. Chủ biên: PGS. TSCĐ Phạm Hữu Huy - NXB Giáo Dục - 1998. 2. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh. NXB Giáo Dục 1992. 3. Giáo trình Quản trị doanh nghiệp. Chủ biên: PGS. TSCĐ Lê Văn Tâm - NXB thống kê - 2000. 4. Giáo trình kinh tế vả quản lý công nghiệp. Chủ biên: GS. TSCĐ Nguyễn Đình Phan - NXBGD - 1999. 5. Giáo trình kế toán doanh nghiệp. Chủ biên: TSCĐ Nguyễn Văn Công - NXB tài chính 2000. 6. Quyết định 1062 TC/QĐ/CSTC của Bộ trưởng Bộ tài chính ký ngày 14/11/1996. 7. Các tài lệu của Công ty Cơ khí và Xây dựng Thăng Long: Báo cáo tổng kết công tác sản xuất kinh doanh các năm 1999 - 2001.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0039.doc
Tài liệu liên quan