Đựơc sự chỉ đạo sát sao của tổng công ty, của ban lãnh đạo công ty cộng thêm sự năng động, đoàn kết và tinh thần quyết tâm phấn đấu khắc phục khó khăn của toàn thể CBCNV trong công ty, công ty Xà phòng Hà Nội đã hoàn thành tốt kế hoạch đặt ra, đạt mức tăng trưởng cao. Đạt dược kết quả cao, một mặt công ty ghi nhận những thành tích đạt được mặt khác cũng nghiêm túc đánh giá và nhìn nhận những mặt chưa đạt cần khắc phục. Trên cơ sở đó, công ty đã đưa ra định hướng và mục tiêu phát triển trong năm 2003.
Là một doanh nghiệp nhà nước, Công ty Xà phòng Hà Nội không nằm ngoài chủ trương cổ phần hoá của đảng và nhà nước. Để phù hợp với xu thế chung, sang năm 2003 công ty đã lập kế hoạch cụ thể cho việc tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp. Theo kế hoạch, chậm nhất là cuối năm 2003 công ty đã thực hiện cổ phần hoá xong.
Sang năm 2003, công ty Xà phòng Hà Nội đã đặt ra những mục tiêu cụ thể cần đạt như:
+ Doanh thu tiêu thụ tăng 15%
+ Lợi nhuận sau thuế tăng 10%
+ Tích luỹ nội bộ tăng 6%- 7%
+ Thu nhập CBCNV tăng 10%
Nếu như trong năm 2002, việc SXKD của công ty chưa được chú trọng thì sang năm 2003 công ty quyết định đầu tư mở rộng SXKD. Nhận thấy sản phẩm truyền thống không thể cạnh tranh trên thị trường trong khi đó các sản phẩm về bao bì lại rất có triển vọng phát triển. Do đó trong năm 2003, công ty sẽ chú trọng vào khai thác mặt hàng này. Cụ thể:
+ Tiếp tục ổn định và phát triển sản xuất bao bì carton. Công ty sẽ đầu tư 5,8 tỷ đồng để nâng cấp dây truyền carton.
+ Nhập đồng bộ dây truyền sản xuất chai nhựa cao cấp từ Đài Loan.
+ Đầu tư xây dựng thêm nhà kho số 3 có tổng diện tích trên 3577m2 với số tiền là 3 tỷ.
+ Công ty còn lên kế hoạch đầu tư một lượng vốn đáng kể để xây dựng trang bị hoàn chỉnh dây truyền công nghệ hiện đại chuyên sản xuất các loại bao nhựa OPP in nhiều màu.
Bên cạnh việc phát triển sản phẩm bao bì thành sản phẩm chủ lực công ty còn chú trọng đến hoạt động gia công. Năm nay công ty dự định sẽ mua lại dây truyền sản xuất nước rửa chén của công ty Lever- Việt Nam và tự sản xuất mặt hàng này. Ngoài ra, công ty còn nhận gia công thêm mặt hàng comfort.
Tuy nhiên để thực hiện hoàn thành mục tiêu kế hoạch đặt ra, nhằm tạo đà phát triển cho những năm tiếp theo đòi hỏi công ty cần tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhằm khắc phục những tồn tại hạn chế trong năm 2002, nhất là những hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng VKD.
75 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1576 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty xà phòng Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chiếm 49,37%. Mặc dù công ty đã có sự cố gắng điều chỉnh cơ cấu vốn sao cho phù hợp với tình hình thực tế nhưng cơ cấu vốn này chưa hợp lý, chưa đem lại hiệu quả sử dụng cao. Trong cơ cấu TSCĐ, công ty chưa chú trọng đầu tư đồng bộ máy móc thiết bị cho hoạt động SXKD. Bên cạnh đó công ty còn để ứ đọng một lượng khá lớn vốn bằng tiền do lập kế hoạch chưa sát với thực tế. Do đó trong thời gian tới công ty cần xem xét lại cơ cấu vốn để đem lại hiệu quả sử dụng vốn cao nhất.
- Về nguồn hình thành VKD: năm 2002 vốn CSH chiếm 87,2%, nợ phải trả chiếm 12,8%. Với cơ cấu nguồn như vậy công ty đã tài trợ cho nhu cầu dài hạn của mình hoàn toàn bằng nguồn vốn dài hạn (vay dài hạn và vốn CSH ), tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động bằng nguồn ngắn hạn (vay ngắn hạn và chiếm dụng ) và 1 phần bằng nguồn vốn dài hạn. Như vậy xét trên góc độ tài chính, với mô hình tài trợ này công ty đạt được sự an toàn cao trong kinh doanh.
Trên đây là cơ cấu VKD và nguồn hình thành VKD của công ty. Trước khi đi vào phân tích hiệu quả sử dụng VKD của công ty, chúng ta cần xem xét đánh giá diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty năm 2002 qua bảng 13 (trang bên).
Từ bảng ta thấy :
- Về diễn biến nguồn vốn: trong năm 2002 công ty huy động được 30.702.547.650đ chiếm 72,72% từ nguồn vốn bên trong. Trong đó 23.920.422.621đ chiếm 56,66% là do công ty tăng quỹ đầu tư phát triển và 4.316.492.238đ là do công ty tăng quỹ dự phòng tài chính. Công ty còn huy động được 11.516.179.740đ chiếm 27,28% là do cải tiến và nâng cao công tác tổ chức, quản lý vốn lưu động. Như vậy trong năm 2002 công ty không huy động vốn qua hình thức đi vay.
- Về sử dụng vốn: Tổng số vốn 42.218.727.390đ huy động được, công ty đã dùng 13.198.727.394đ tương ứng 31,26% để trả nợ cho người bán, 1.087.929.754đ tương ứng 2,58% để trả nợ vay dài hạn, trả nợ CBCNV nhằm giảm rủi do trong kinh doanh. Bên cạnh đó công ty dùng 2.345.896.847đ chiếm 5,56% để đầu tư mua sắm TSCĐ. Công ty còn dành 30,09% tương ứng số tiền là 12.703.301.315đ để tăng lượng tiền gửi ngân hàng đảm bảo khả năng thanh toán nhanh của công ty...
Những phân tích ở trên đã cho ta cái nhìn tổng quát về diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty năm 2002. Vậy việc sử dụng VKD của công ty đã đem lại hiệu quả cao nhất hay chưa, chúng ta phải đi sâu vào phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong SXKD tại công ty Xà Phòng Hà Nội.
Trước khi đi vào phân tích hiệu quả sử dụng VKD trong SXKD tại Công ty Xà phòng Hà Nội chúng ta cùng xem xét hiệu quả sử dụng tổng VKD của công ty qua bảng sau:
BẢNG 14: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TỔNG VỐN KINH DOANH Ở CÔNG TY XÀ PHÒNG HÀ NỘI
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2001
Năm 2002
Chênh lệch
STĐ
%
1.Tổng doanh thu thuần
đ
193,142,771,341
167,795,456,649
(25,347,314,692)
(13.12)
2. Tổng lợi nhuận sau thuế
đ
24,663,652,508
35,044,253,889
10,380,601,381
42.09
3. Tổng VKD bình quân
đ
99,883,690,250
126,130,184,722
26,246,494,472
26.28
5. Doanh lợi tổng vốn ( 2 : 3 )
0.25
0.28
0.03
12.52
6. Vòng quay tổng vốn ( 1 : 3 )
vòng
1.93
1.33
(0.60)
(31.20)
Qua bảng ta thấy:
- Vòng quay tổng vốn của công ty năm 2002 đã giảm đi 0,59 vòng tương ứng với tỷ lệ giảm là 35,99%. Nguyên nhân là do tổng doanh thu thuần đã giảm đi 25.347.314.692đ tương ứng với tỷ lệ giảm là 13,12%. Trong khi VKD bình quân lại tăng lên 26.246.494.472đ tương ứng với tỷ lệ tăng là 26,28%.
- Doanh lợi tổng vốn năm 2002 lại tăng lên 0,03 tương ứng với tỷ lệ tăng là 12,52%. Lý do là tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế lớn hơn tốc độ tăng VKD bình quân.
Như vậy ta thấy vòng quay tổng VKD giảm chủ yếu là do ảnh hưởng của tổng doanh thu thuần còn doanh lợi tổng VKD tăng chủ yếu là do ảnh hưởng của tổng lợi nhuận sau thuế. Tuy nhiên khi đi sâu vào phân tích kết cấu tổng VKD, tổng doanh thu thuần, tổng lợi nhuận sau thuế qua bảng 15 (trang bên), ta sẽ thấy do ảnh hưởng của kết quả hoạt động tài chính quá lớn đã làm cho các chỉ tiêu trên phản ánh chưa chính xác hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty.
Qua bảng ta thấy:
- Tại 31/12/2002, trong tổng VKD là 133.757.724.066đ thì số vốn đầu tư tài chính dài hạn hay chính là số vốn góp liên doanh với tập đoàn Unilever của Hà lan là 55.335.280.000đ chiếm 41,370% tổng VKD.
- Tại 31/12/2002, số lợi nhuận được chia từ góp vốn liên doanh là 35.007.633.644đ chiếm 99,869% trong tổng lợi nhuận sau thuế của công ty.
Như vậy số vốn mà công ty góp vốn liên doanh chiếm gần một nửa tổng VKD, và khoản lợi nhuận thu về từ hoạt động này chiếm đến 99,896% tổng lợi nhuận sau thuế của công ty. Tuy số lợi nhuận này là kết quả của việc công ty đã dùng vốn của mình góp vốn liên doanh nhưng khi để cả số vốn, doanh thu, lợi nhuận từ hoạt động liên doanh này vào trong tổng VKD, tổng doanh thu, tổng lợi nhuận để tính các chỉ tiêu tính hiệu quả sử dụng VKD của công ty thì các khuyết tật trong hoạt động SXKD của công ty sẽ bị che dấu đi.
Do đó để phản ánh một cách tương đối chính xác hiệu quả sử dụng vốn của công ty, từ đây trở đi sẽ tập trung nghiên cứu hiệu quả sử dụng phần vốn phục vụ cho hoạt động SXKD tại chính Công ty Xà phòng Hà Nội .
Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định trong SXKD tại Công ty xà phòng Hà Nội.
Trước khi đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ trong SXKD tại công ty, chúng ta cần xem xét hiệu quả sử dụng TSCĐ trong SXKD tại công ty qua bảng sau:
BẢNG 16: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TRONG SXKD TẠI CÔNG TY XÀ PHÒNG HÀ NỘI
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2001
Năm 2002
Chênh lệch
STĐ
%
1. Doanh thu thuần
đ
163,574,295,484
132,215,128,318
(31,359,167,166)
(19.17)
2. Lợi nhuận sau thuế
đ
(1,075,166,637)
22,157,893
1,097,324,530
102.06
3. NGTSCĐ bình quân
đ
10,637,072,035
15,636,441,344
4,999,369,309
47.00
4. Hiệu suất sử dụng TSCĐ ( 1 : 3 )
15.378
8.456
(6.922)
(45.01)
5. Mức sinh lời của TSCĐ ( 2 : 3 )
(0.101)
0.001
0.102
101.40
Từ bảng trên ta thấy:
Hiệu suất sử dụng TSCĐ trong SXKD tại công ty năm 2002 đã giảm so với năm 2001 là 6,922 tương ứng với tỉ lệ giảm là 45,014%. Đây cũng là điều dễ hiểu và là tất yếu đối với công ty vì trong năm 2002, do công ty chấm dứt hoạt động uỷ thác cho công ty Lever - Việt Nam làm doanh thu thương mại giảm 29.501.928.427đ. Đây chính là nguyên nhân làm doanh thu thuần từ SXKD giảm đi và đồng thời làm hiệu suất sử dụng TSCĐ giảm đi.
Bên cạnh đó mức sinh lời của TSCĐ năm 2002 đã tăng lên 0,102 tương ứng với tỉ lệ tăng là 101,402%. Lí do là lợi nhuận sau thuế năm 2002 đã tăng lên 1.097.324.530đ tương ứng với tỉ lệ tăng là 102,061%. Lợi nhuận sau thuế tăng lên chủ yếu là do trong năm công ty đã giảm được lượng hàng bị trả lại, giảm chi phí quản lí doanh nghiệp ...
Từ việc xem xét hiệu quả sử dụng TSCĐ trong SXKD tại công ty, ta đi đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ trong SXKD tại công ty thông qua một số chỉ tiêu ở bảng sau:
BẢNG 17: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VCĐ TRONG SXKD TẠI CÔNG TY XÀ PHÒNG HÀ NỘI
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2001
Năm 2002
Chênh lệch
STĐ
%
1. Doanh thu thuần
đ
163,574,295,484
132,215,128,318
(31,359,167,166)
(19.171)
2. Lợi nhuận sau thuế
đ
(1,075,166,637)
22,157,893
1,097,324,530
102.061
3. VCĐ bình quân
đ
8,739,075,738
11,623,189,967
2,884,114,229
33.003
4. Hiệu suất sử dụng VCĐ ( 1 : 3 )
18.718
11.375
(7.342)
(39.228)
5. Hàm lượng VCĐ
( 3 : 1 )
0.053
0.088
0.034
64.548
6. Doanh lợi VCĐ
( 2 : 3 )
(0.123)
0.002
0.125
101.550
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
- Hiệu suất sử dụng VCĐ trong SXKD tại công ty năm 2002 đã giảm đi nhiều so với năm 2001. Năm 2002, công ty sử dụng bình quân 1 đồng VCĐ tham gia vào SXKD tạo ra 11,375 đồng doanh thu, còn năm 2001 tạo ra 18,718 đồng doanh thu. Như vậy, hiệu suất sử dụng VCĐ giảm 7,342 tương ứng với tỉ lệ giảm là 39,228%. Lí do là doanh thu năm 2002 đã giảm 19,171%, trong khi VCĐ bình quân lại tăng lên 33,003%. Trên thực tế năm 2002 để tạo ra 1 đồng doanh thu, công ty phải sử dụng thêm 0,034 đồng VCĐ so với năm 2001. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng VCĐ giảm.
- Về doanh lợi VCĐ: năm 2002 cứ 1 đồng VCĐ đưa vào SXKD thì tham gia tạo ra được 0,002 đồng lợi nhuận, còn năm 2001 tạo ra (-0,123) đồng lợi nhuận. Như vậy trong năm 2002 cứ một đồng VCĐ đưa vào SXKD đã tạo ra nhiều hơn năm 2001 là 0,125 đồng hay doanh lợi VCĐ đã tăng 0,125 tương ứng với tỉ lệ tăng là 101,55%. Nguyên nhân là tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế lớn hơn tốc độ tăng VCĐ bình quân. Để thấy rõ độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới các chỉ tiêu chúng ta đi sâu nghiên cứu từng chỉ tiêu một:
* Hiệu suất sử dụng VCĐ: tác động đến chỉ tiêu này gồm có 2 nhân tố
là doanh thu thuần và VCĐ bình quân.
Ta có:
Hiệu suất VCĐ (HSVCĐ) =
Doanh thu thuần(DTT)
VCĐ bình quân(VCĐBQ)
Tác động của nhân tố doanh thu:
HSVCĐ(DTT) =
DTT2002
-
DTT2001
VCĐ BQ2001
VCĐ BQ2001
=
132215128318
-
163574295484
8739075738
8739075738
= - 3,588
Tác động của nhân tố VCĐ bình quân:
HSVCĐ(VCĐBQ) =
DTT2002
-
DTT2002
VCĐBQ2002
VCĐBQ2001
=
132215128318
-
132215128318
11623189966,5
8739075738
= - 3,754
Tác động tổng hợp của hai nhân tố
HSVCĐ = HSVCĐ(DTT) + HSVCĐ(VCĐBQ)
= - 3,588 + (- 3,754)
= - 7,342
Do doanh thu thuần năm 2002 giảm so với năm 2001 làm cho hiệu suất sử dụng VCĐ giảm 3,588, đồng thời VCĐ bình quân tăng 2.884.114.229đ với tốc độ tăng là 33,003% làm cho hiệu suất sử dụng VCĐ giảm 3,754. Tổng hợp tác động của hai nhân tố đã làm hiệu suất sử dụng VCĐ giảm 7,342 với tỷ lệ giảm 39,228%.
* Chi tiêu doanh lợi VCĐ:
Ta có:
Doanh lợi VCĐ(DLVCĐ) =
Lợi nhuận sau thuế(PST)
VCĐ bình quân(VCĐBQ)
- Ảnh hưởng của nhân tố lợi nhuận sau thuế:
DLVCĐ(PST) =
PST 2002
-
PST 2001
VCĐBQ 2001
VCĐBQ 2001
=
22157893
-
- 1075166637
8739075738
8739075738
= 0,126
- Ảnh hưởng của nhân tố VCĐ bình quân:
DLVCĐ(VCĐBQ) =
PST 2002
-
PST 2002
VCĐBQ 2002
VCĐBQ 2001
=
22157893
-
22157893
11623189966,5
8739075738
= - 0,001
Tổng hợp ảnh hưởng của 2 nhân tố:
DLVCĐ = DLVCĐ(PST) + DLVCĐ(VCĐBQ)
= 0,126 + (- 0,001)
= 0,125
Như vậy tuy VCĐ bình quân tăng làm cho doanh lợi VCĐ giảm 0,001 nhưng lợi nhuận sau thuế năm 2002 tăng làm doanh lợi VCĐ tăng lên 0,126. Tổng hợp ảnh hưởng của 2 nhân tố làm doanh lợi VCĐ tăng 0,125 với tỷ lệ tăng là 101,55%.
Tóm lại, từ sự phân tích ở trên ta có thể rút ra nhận xét:
Hiệu suất sử dụng VCĐ trong SXKD tại công ty năm 2002 đã giảm đi. Sự giảm sút này là không tốt vì nó sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng VKD trong SXKD tại công ty. Lí do là doanh thu thuần năm 2002 đã giảm. Nguyên nhân làm doanh thu thuần giảm như đã nêu ở trên là việc công ty đã chấm dứt nhập uỷ thác vật tiêu nguyên liệu cho công ty Lever Việt Nam, đồng thời do trong năm công ty đã tiến hành xây dựng mới và mua sắm mới một số TSCĐ.
Tuy nhiên, doanh lợi VCĐ lại tăng lên đáng kể chứng tỏ hiệu quả sử dụng VCĐ đã tăng lên. Lý do là lợi nhuận sau thuế năm 2002 đã tăng lên 102,061%. Đó là kết quả cố gắng phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên công ty trong hoạt động SXKD. Ví dụ như: công ty đã quản lí chặt hơn các hợp đồng bán hàng làm giảm đáng kể lượng hàng bị trả lại, công ty đã cố gắng giảm chi phí quản lí doanh nghiệp bằng việc giảm các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài và các khoản chi phí nhân viên quản lí... Tuy nhiên trong thời gian tới công ty cần chú trọng đầu tư máy móc thiết bị đồng bộ để tăng năng suất lao động đem lại hiệu suất sử dụng VCĐ trong SXKD tại công ty cao hơn.
Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong SXKD tại Công ty xà phòng Hà Nội.
Đến cuối năm 2002, VLĐ trong SXKD tại công ty là 66.041.477.315đ chiếm 84,2% trong tổng VKD dùng trong SXKD tại công ty. Vì vậy nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ trong SXKD tại công ty có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng VKD trong SXKD tại công ty.
Chúng ta cùng xem xét một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VLĐ trong SXKD tại công ty qua bảng sau:
BẢNG 18: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VLĐ TRONG SXKD TẠI CÔNG TY XÀ PHÒNG HÀ NỘI
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2001
Năm 2002
Chênh lệch
STĐ
%
1. Doanh thu thuần
đ
163,574,295,484
132,215,128,318
(31,359,167,166)
(19.17)
2. Lợi nhuận sau thuế
đ
(1,075,166,637)
22,157,893
1,097,324,530
102.06
3. VLĐ bình quân
đ
35,809,334,512
59,171,714,756
23,362,380,244
65.24
4. Vòng quay VLĐ ( 1 : 3 )
vòng
4.568
2.234
(2.333)
(51.084)
5. Kỳ luân chuyển BQ ( 360 : 4 )
ngày
79
161
82
104.433
6. Hàm lượng VLĐ ( 3 : 1 )
0.219
0.448
0.229
104.433
7. Doanh lợi VLĐ
( 2 : 3 )
(0.030)
0.0004
0.030
101.247
Từ bảng 1 ta thấy, vòng quay VLĐ năm 2002 bị giảm đi nhưng doanh lợi VLĐ năm 2002 lại tăng lên. Cụ thể:
- Vòng quay VLĐ giảm 2,333 tương ứng với tỉ lệ giảm là 51,084%. Lý do là doanh thu thuần năm 2002 đã giảm 19,17%, mà VLĐ bình quân lại tăng lên 65,241%.
- Doanh lợi VLĐ tăng 0,03 tương ứng với tỉ lệ tăng là 101,247% có nghĩa là trong năm 2002 cứ một đồng VLĐ tham gia vào SXKD tạo ra nhiều hơn năm 2001 là 0,03 đồng lợi nhuận sau thuế. Lý do là tốc độ tăng lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng VLĐ bình quân.
Sự tăng giảm của các chỉ tiêu là do ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau. Vì vậy, chúng ta cần phân tích từng chỉ tiêu để thấy được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố.
* Chỉ tiêu vòng quay VLĐ
Vòng quay VLĐ (VVLĐ) =
DTT
VLĐBQ
Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần
VVLĐ(DTT) =
DTT2002
-
DTT2001
VLĐBQ 2001
VLĐBQ 2001
=
132215128318
-
163574295484
35809334512
35809334512
= - 0,875
ảnh hưởng của nhân tố VLĐ bình quân
VVLĐ( VLĐBQ) =
DTT2002
-
DTT2002
VLĐBQ 2002
VLĐBQ 2001
=
132215128318
-
132215128318
59171714755,5
35809334512
= - 1,458
Tổng hợp ảnh hưởng của hai nhân tố:
VVLĐ = VVLĐ(DTT) + VVLĐ( VLĐBQ)
= - 0,875 + (- 1,458)
= -2,333
Như vậy do doanh thu thuần năm 2002 so với 2001 giảm 31.391.414.648đ tương ứng với tỉ lệ giảm là 19,171%, làm cho vòng quay VLĐ giảm 0,875 vòng đồng thời VLĐ bình quân tăng lên 65,241% làm cho vòng quay VLĐ giảm 1,458 vòng. Tác động của hai nhân tố này làm cho vòng quay VLĐ giảm 2,333 vòng tương ứng với tỉ lệ giảm là 51,084%. Do vòng quay VLĐ giảm làm cho kì luân chuyển bình quân tăng 82 ngày, nghĩa là 1 vòng quay VLĐ chậm hơn 82 ngày.
* Chỉ tiêu doanh lợi VLĐ:
Doanh lợi VLĐ (DLVLĐ) =
PST
VLĐBQ
ảnh hưởng của nhân tố lợi nhuận sau thuế:
DLVLĐ(PST) =
PST 2002
-
PST 2001
VLĐBQ 2001
VLĐBQ 2001
=
22157893
-
-1075166637
35809334512
35809334512
= 0,0306
ảnh hưởng của nhân tố VLĐ bình quân:
DLVLĐ(VLĐBQ) =
PST 2002
-
PST 2002
VLĐBQ 2002
VLĐBQ 2001
=
22157893
-
22157893
59171714755,5
35809334512
= - 0,0002
Tổng hợp ảnh hưởng của 2 nhân tố:
DLVLĐ = DLVLĐ(PST) + DLVLĐ(VLĐBQ)
= 0,0306 + (- 0,0002)
= 0,0304
Do lợi nhuận sau thuế năm 2002 tăng so với năm 2001 là 1.097.324.530đ tương ứng với tỉ lệ tăng là 102,061% làm cho doanh lợi VLĐ tăng 0,0306. Tuy nhiên do VLĐ bình quân tăng lên 23.362.380.244đ tương ứng với tỉ lệ tăng là 65,241% đã làm cho doanh lợi VLĐ giảm 0,0002. Tổng hợp ảnh hưởng của 2 nhân tố này làm cho doanh lợi VLĐ năm 2002 tăng lên 0,0304 tương ứng với tỉ lệ giảm là 101,247%.
Qua sự phân tích trên ta thấy năm 2002 hiệu quả sử dụng VLĐ trong SXKD tại công ty đã tăng lên. Lí do là doanh lợi VLĐ đã tăng lên 0,03. Nguyên nhân doanh lợi VLĐ tăng lên chủ yếu là do lợi nhuận sau thuế đã tăng lên1.097.324.530đ. Tuy nhiên vòng quay VLĐ lại giảm đi 2,333 vòng đã làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ trong SXKD tại công ty. Nguyên nhân là trong năm 2002 công ty đã huy động quá nhiều VLĐ. Cụ thể là số vốn bằng tiền đã được huy động quá nhiều so với nhu cầu thực tế của công ty. Vì vậy đã làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ trong SXKD tại công ty.
Bên cạnh đó các khoản phải thu và hàng tồn kho cũng ảnh hưởng không ít đến hiệu quả sử dụng VLĐ trong SXKD tại công ty do đó chúng ta cần xem xét một số chỉ tiêu về các khoản phải thu và hàng tồn kho qua bảng sau:
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2001
Năm 2002
Chênh lệch
STĐ
%
1. Doanh thu bán SP và cung cấp DV
đ
163,625,912,164
132,234,497,516
(31,391,414,648)
(19.18)
2.Giá vốn hàng bán
đ
160,568,099,779
127,807,658,060
(32,760,441,719)
(20.40)
3. Thuế VAT đầu ra phải nộp
đ
14,825,986,759
10,808,673,211
(4,017,313,548)
(27.1)
4. Hàng tồn kho bình quân
đ
7,320,593,066
8,998,525,680
1,677,932,614
22.92
5. Các khoản phải thu bình quân
đ
12,112,575,171.5
17,663,570,720.5
5,550,995,549
45.83
6. Vòng quay hàng tồn kho
( HTK) ( 2 : 4 )
vòng
21.93
14.20
(7.73)
(35.25)
7. Số ngày một vòng quay HTK ( 360 : 6 )
ngày
16
25
9
54.43
8. Vòng quay các khoản phải thu ( ( 1 +3 ) : 5 )
vòng
14.73
8.1
( 6.63)
(45.01)
9. Kỳ thu tiền bình quân
( 360 : 8 )
ngày
24
44
20
81,83
BẢNG 19: CÁC CHỈ TIÊU VỀ CÁC KHOẢN PHẢI THU VÀ HÀNG TỒN KHO CỦA CÔNG TY
Từ số liệu ở bảng trên ta thấy: vòng quay hàng tồn kho đã giảm đi 7,73 vòng tương ứng với tỉ lệ giảm là 35,25%. Số vòng quay hàng tồn kho giảm làm cho số ngày một vòng quay hàng tồn kho tăng lên 9 ngày tương ứng với tỉ lệ tăng là 54,43%. Điều này chứng tỏ vốn của công ty đã bị ứ đọng vốn dưới hình thức hàng tồn kho mà chủ yếu là nguyên vật liệu tồn kho. Điều này là do việc lập kế hoạch về nhu cầu vốn vật tư hàng hoá dự trữ chưa chính xác làm cho lượng vốn bị ứ đọng nhiều. Nếu công ty tiến hành công tác lập kế hoạch nhu cầu vốn vật tư hàng hoá tốt hơn thì không những vẫn đảm bảo cho hoạt động XSKD diễn ra liên tục mà còn giảm được lượng vốn bị ứ đọng, đẩy nhanh vòng quay hàng tồn kho, nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ.
Cũng như vòng quay hàng tồn kho, vòng quay các khoản phải thu năm 2002 giảm đi 6,63 vòng tương ứng với tỉ lệ giảm là 45,01%. Do vòng quay các khoản phải thu giảm làm cho kì thu tiền bình quân tăng lên 20 ngày. Nguyên nhân là do khoản phải thu của khách hàng về cuối năm có xu hướng tăng lên. Đây là do việc công ty sử dụng chính sách tăng thời gian bán chịu cho khách hàng đồng thời cũng là do công tác thu hồi nợ của công ty là chưa tốt và chưa có hiệu quả. Vì vậy, trong kì kinh doanh tới công ty cần phải quan tâm hơn nữa đến công tác quản lí các khoản phải thu nhằm hạn chế vốn bị chiếm dụng và hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.
Mức VLĐ tiết kiệm hay lãng phí.
Ta có:
VLĐTK =
M1
x
(K1 - K0)
360
Trong đó: M1 là doanh thu thuần năm 2002
K1 là kỳ luân chuyển năm 2002
K0 là kỳ luân chuyển năm 2001
=
132215128318
x
(161 - 79)
360
= 30115668116,8
Như vậy trong năm 2002, công ty đã sử dụng lãng phí tương đối 30.115.668.117 đồng VLĐ. Đây là khuyết điểm mà công ty cần phải khắc phục để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ trong SXKD tại công ty nói riêng và hiệu quả sử dụng VKD trong SXKD tại công ty nói chung.
Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong SXKD tại Công ty xà phòng Hà Nội.
Chúng ta cùng xem xét hiệu quả sử dụng VKD trong SXKD tại công ty qua một số chỉ tiêu sau:
BẢNG 20: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VKD TRONG SXKD TẠI CÔNG TY XÀ PHÒNG HÀ NỘI
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2001
Năm 2002
Chênh lệch
STĐ
%
1. Doanh thu thuần
đ
163,574,295,484
132,215,128,318
(31,359,167,166)
(19.171)
2. Lợi nhuận sau thuế
đ
(1,075,166,637)
22,157,893
1,097,324,530
102.061
3. VKD bình quân
đ
44,548,410,250
70,794,904,722
26,246,494,472
58.917
4. Tỷ suất LN/DT
(0.007)
0.0002
0.0067
(102.550)
5. Doanh lợi tổng vốn
( 2 : 3 )
(0.024)
0.0003
0.0244
101.297
6. Vòng quay tổng vốn
( 1 : 3 )
vòng
3.672
1.868
(1.804)
(49.138)
7. Vốn chủ sở hữu BQ
74,632,113,546
101,653,031,956
27,020,918,410
36.205
8. Doanh lợi VCSH ( 2 : 7 )
(0.014)
0.0002
0.01
101.513
9. Vòng quay VCSH
( 1 : 7 )
vòng
2.192
1.301
(0.891)
(40.657)
Qua bảng ta thấy: Năm 2002, VKD của công ty quay được 1,868 vòng, giảm hơn năm trước 1,8043 vòng tương ứng với tỉ lệ giảm là 49,138%. Vòng quay VKD giảm đã làm giảm hiệu quả sử dụng VKD trong SXKD tại công ty.
Ta có:
Vòng quay VKD (VVKD) =
DTT
VKDBQ
ảnh hưởng của nhân tố DTT
VVKD(DTT) =
DTT2002
-
DTT2001
VKDBQ 2001
VKDBQ 2001
=
132215128318
-
163574295484
44548410250
44548410250
= - 3,335
- ảnh hưởng của nhân tố VKD bình quân
VVKD(VKDBQ) =
DT2002
-
DT2002
VKDBQ 2002
VKDBQ 2001
=
132215128318
-
132215128318
70794904722
44548410250
= 1,531
Tổng hợp ảnh hưởng của 2 nhân tố
VKD = VKD(DTT) + VKD(VKDBQ)
= - 3,335 + 1,531
= - 1,804
Như vậy, doanh thu thuần giảm làm vòng quay vốn kinh doanh giảm 3,335 vòng đồng thời do tác động của vốn kinh doanh bình quân làm vòng quay vốn kinh doanh tăng lên 1,531 vòng. Tổng hợp của cả hai nhân tố đã làm cho vòng quay vốn kinh doanh giảm 1,804 vòng.
Doanh lợi VKD năm 2002 tăng lên 0,0244 tương ứng với tỉ lệ tăng là 102,55% chứng tỏ hiệu quả sử dụng VKD trong SXKD tại công ty đã tăng lên Lý do là tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế lớn hơn tốc độ tăng của VKD bình quân. Ta có:
Doanh lợi tổng vốn(DLTV) =
PST
VKDBQ
=
PST
x
DTT
DTT
VKDBQ
= Doanh lợi doanh thu(DLDT) x Vòng quay tổng vốn(VTV)
Để tìm hiểu nguyên nhân sâu xa làm doanh lợi tổng vốn tăng lên ta đi phân tích các nhân tố tác động đến ROI qua bảng 21 ( trang bên).
Qua bảng ta thấy doanh lợi tổng vốn tăng lên là do doanh nghiệp đã tăng doanh lợi doanh thu. Cụ thể:
- Để tăng doanh lợi doanh thu công ty đã tăng lợi nhuận. Tuy doanh thu thuần năm 2002 đã giảm đi 19,17% nhưng lợi nhuận của công ty không những không bị giảm đi mà còn tăng lên. Đây là kết quả của việc trong năm công ty đã cố gắng giảm giá vốn hàng bán, giảm chi phí quản lý doanh nghiệp. Điều này cũng chứng tỏ công ty đã sử dụng vốn có hiệu quả hơn năm 2001.
- Do doanh thu thuần năm 2002 giảm đi 19,17% đồng thời quy mô vốn trong năm 2002 lại tăng lên 58,917% đã làm cho vòng quay tổng vốn giảm đi. Qua bảng ta thấy cả VCĐ và VLĐ đều tăng lên. Trong đó VCĐ tăng là do trong năm công ty đã đầu tư mua sắm một số TSCĐ mới. Còn VLĐ tăng là do phải thu, hàng tồn kho đã tăng, đặc biệt là sự tăng lên của vốn bằng tiền. Qua phân tích ta thấy quy mô vốn tăng lên nhưng doanh thu lại giảm đi chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của công ty chưa cao.
* Nhận xét chung:
Thành tựu đạt được:
Là 1 doanh nghiệp nhà nước chuyển sang cơ chế mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhất là trong hoạt động SXKD như sản phẩm truyền thống không thể cạnh tranh nổi với các sản phẩm cùng loại trên thị trường, nhưng công ty đã thích nghi kịp thời với điều kiện hoàn cảnh thực tế tìm ra những hướng đi phù hợp với mình để có thể tồn tại và phát triển. Mặc dù một số chỉ tiêu không cùng gia tăng với tốc độ gia tăng của vốn nhưng xét đến hiệu quả cuối cùng là gia tăng lợi nhuận thì tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn của công ty đang ngày một tốt hơn.
Chúng ta có thể khẳng định rằng việc công ty dùng giá trị quyền sử dụng đất và các máy móc thiết bị v..v. trị giá 55.335.280.000đ để góp vốn liên doanh với tập đoàn Unilever của Hà Lan là một bước đi đúng hướng. Kết quả là trong 2 năm gần đây công ty được chia lãi hàng chục tỷ đồng từ góp vốn liên doanh mà công ty đã sử dụng như một nguồn vốn chủ yếu để tăng số VKD của mình.
Bên cạnh đó, tuy lợi nhuận sau thuế của hoạt động SXKD năm 2002 là rất ít chỉ là 22.157.893đ nhưng nếu xét về tốc độ gia tăng lợi nhuận thì rất lớn. Năm 2002 tốc độ gia tăng lợi nhuận của công ty là 102,061%. Điều này chứng tỏ công ty đang làm ăn ngày một có hiệu quả góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của công ty.
Những tồn tại.
Ngoài những thành tựu mà công ty đã đạt được như đã nêu ở trên thì công ty vẫn còn một số những tồn tại như sau:
Kết cấu VKD trong SXKD của công ty chưa đem lại hiệu quả sử dụng cao. Hay nói cách khác cơ cấu vốn của công ty là chưa hợp lý. Cụ thể :
Đối với TSCĐ dùng trong SXKD tại công ty, tuy công ty đầu tư xây dựng mới nhà cửa vật kiến trúc nhưng một số nhà kho cũ đã xuống cấp vẫn chưa được công ty nâng cấp. Máy móc thiết bị của công ty chỉ là những dây chuyền lắp ráp trong nước chưa được đầu tư đồng bộ có chiều sâu. Bên cạnh đó đối với các thiết bị dụng cụ công ty mới chú trọng đầu tư các thiết bị phục vụ cho công tác quản lý trong khi đó các thiết bị kiểm tra chất lượng đã lạc hậu nhưng chưa được đầu tư mua mới. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến mức tiêu thụ sản phẩm truyền thống của công ty bị giảm đi, chất lượng không đồng đều, chủ yếu chỉ tiêu thụ ở vùng sâu vùng xa. Cho nên trong những năm tới công ty cần chú trọng đầu tư máy móc thiết bị để nâng cao năng suất lao động vực lại hoạt động SXKD của công ty nhằm đem lại hiệu quả cao hơn.
Trong cơ cấu VLĐ dùng trong SXKD tại công ty, năm 2002 vốn bằng tiền chiếm đến 56,33% tổng VLĐ mà chủ yếu là tiền gửi ngân hàng chiếm đến 55,56% trong tổng VLĐ. Thực tế đã chứng minh cho thấy, công ty đã huy động một lượng vốn bằng tiền quá lớn so với nhu cầu trên thực tế của công ty. Điều này chứng tỏ công tác lập kế hoạch nhu cầu vốn bằng tiền của công ty chưa chính xác chưa có hiệu quả. Mặc dù đối với lượng tiền dư thừa công ty đã có giải pháp là gửi vào ngân hàng nhưng đó chỉ là giải pháp tạm thời, công ty cần tìm ra giải pháp có hướng lâu dài hơn. Bên cạnh đó, công ty chưa xác định chính xác thời gian nhập NVL về để phục vụ cho SXKD và đáp ứng nhu cầu khách hàng nên đã để tồn kho một lượng lớn NVL làm cho vốn bị ứ đọng do đó làm giảm đáng kể hiệu quả sử dụng VLĐ nói riêng và hiệu quả VKD nói chung. Trong năm 2002 do công ty thực hiện chính sách tín dụng và chính sách mở rộng thị trường đã làm cho số phải thu của khách hàng tăng 1.516.827.179đ. Điều này chứng tỏ số vốn công ty bị khách hàng chiếm dụng đang tăng lên. Do đó trong thời gian tới công ty cũng cần có các biện pháp để quản lý chặt các khoản phải thu để giảm số vốn bị chiếm dụng xuống góp phần tăng hiệu quả sử dụng VLĐ trong SXKD tại công ty.
Do kết cấu VKD trong SXKD tại công ty chưa hợp lý và hiệu quả SXKD chưa cao đã làm cho hiệu quả sử dụng VKD trong SXKD của công ty còn thấp. Năm 2002, vòng quay của VCĐ, VLĐ, VKD, đều giảm so với năm 2001. Lí do là doanh thu của công ty đã giảm đi 31.359.167.166đ trong khi đó quy mô vốn lại tăng lên 26.246.494.472đ . Bên cạnh đó do quy mô của lợi nhuận đạt được không tương xứng với quy mô của vốn đã làm cho doanh lợi vốn của công ty rất thấp. Do đó trong thời gian tới công ty cần chú trọng nâng cao hiệu quả SXKD để tăng hiệu quả sử dụng VKD trong SXKD tại công ty.
Qua việc phân tích đánh giá tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng VKD của công ty ta thấy hoạt động SXKD của công ty đang có xu hướng ngày một tốt hơn. Bên cạnh những kết quả đạt được đó công ty vẫn còn một số hạn chế trong công tác quản lí và sử dụng vốn vì vậy công ty cần có những biện pháp khắc phục để không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng VKD, đưa công ty ngày một phát triển vững mạnh.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH Ở CÔNG TY XÀ PHÒNG HÀ NỘI
3.1 Định hướng phát triển Công ty Xà phòng Hà Nội .
Đựơc sự chỉ đạo sát sao của tổng công ty, của ban lãnh đạo công ty cộng thêm sự năng động, đoàn kết và tinh thần quyết tâm phấn đấu khắc phục khó khăn của toàn thể CBCNV trong công ty, công ty Xà phòng Hà Nội đã hoàn thành tốt kế hoạch đặt ra, đạt mức tăng trưởng cao. Đạt dược kết quả cao, một mặt công ty ghi nhận những thành tích đạt được mặt khác cũng nghiêm túc đánh giá và nhìn nhận những mặt chưa đạt cần khắc phục. Trên cơ sở đó, công ty đã đưa ra định hướng và mục tiêu phát triển trong năm 2003.
Là một doanh nghiệp nhà nước, Công ty Xà phòng Hà Nội không nằm ngoài chủ trương cổ phần hoá của đảng và nhà nước. Để phù hợp với xu thế chung, sang năm 2003 công ty đã lập kế hoạch cụ thể cho việc tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp. Theo kế hoạch, chậm nhất là cuối năm 2003 công ty đã thực hiện cổ phần hoá xong.
Sang năm 2003, công ty Xà phòng Hà Nội đã đặt ra những mục tiêu cụ thể cần đạt như:
+ Doanh thu tiêu thụ tăng 15%
+ Lợi nhuận sau thuế tăng 10%
+ Tích luỹ nội bộ tăng 6%- 7%
+ Thu nhập CBCNV tăng 10%
Nếu như trong năm 2002, việc SXKD của công ty chưa được chú trọng thì sang năm 2003 công ty quyết định đầu tư mở rộng SXKD. Nhận thấy sản phẩm truyền thống không thể cạnh tranh trên thị trường trong khi đó các sản phẩm về bao bì lại rất có triển vọng phát triển. Do đó trong năm 2003, công ty sẽ chú trọng vào khai thác mặt hàng này. Cụ thể:
+ Tiếp tục ổn định và phát triển sản xuất bao bì carton. Công ty sẽ đầu tư 5,8 tỷ đồng để nâng cấp dây truyền carton.
+ Nhập đồng bộ dây truyền sản xuất chai nhựa cao cấp từ Đài Loan.
+ Đầu tư xây dựng thêm nhà kho số 3 có tổng diện tích trên 3577m2 với số tiền là 3 tỷ.
+ Công ty còn lên kế hoạch đầu tư một lượng vốn đáng kể để xây dựng trang bị hoàn chỉnh dây truyền công nghệ hiện đại chuyên sản xuất các loại bao nhựa OPP in nhiều màu.
Bên cạnh việc phát triển sản phẩm bao bì thành sản phẩm chủ lực công ty còn chú trọng đến hoạt động gia công. Năm nay công ty dự định sẽ mua lại dây truyền sản xuất nước rửa chén của công ty Lever- Việt Nam và tự sản xuất mặt hàng này. Ngoài ra, công ty còn nhận gia công thêm mặt hàng comfort.
Tuy nhiên để thực hiện hoàn thành mục tiêu kế hoạch đặt ra, nhằm tạo đà phát triển cho những năm tiếp theo đòi hỏi công ty cần tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhằm khắc phục những tồn tại hạn chế trong năm 2002, nhất là những hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng VKD.
3.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD ở Công ty Xà phòng Hà Nội.
3.2.1. Xác định đúng nhu cầu vốn bằng tiền của công ty :
Năm 2002, do lập kế hoạch nhu cầu vốn bằng tiền không sát với thực tế nên công ty đã để ứ đọng một lượng vốn lớn. Việc để ứ đọng một lượng vốn lớn như vậy đã làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và hiệu quả của vốn kinh doanh nói chung. Cụ thể:
Số vốn bằng tiền bình quân năm 2002 công ty đã huy động là 30.677.202.763đ trong đó trên thực tế công ty đã sử dụng 15.677.202.763đ vào hoạt động SXKD còn số tiền 15.000.000.000 đ được công ty gửi vào ngân hàng hưởng lãi. Như vậy năm 2002 do công ty lập kế hoạch nhu cầu vốn không sát với thực tế đã dư thừa ra 15 tỷ đồng. Do số vốn ứ đọng quá lớn nên đã ảnh hưởng đến vòng quay VLĐ như sau:
Khi công ty huy động vốn bằng tiền = 30.677.202.703đ thì:
Vòng quay VLĐ Thực tế 2002 =
132.215.128.318
59.171.714.755,5
= 2,234 (vòng)
Khi công ty huy động vốn bằng tiền = 15.677.202.763 đ thì:
Vòng quay VLĐ Tính lại =
132.215.128.318
59.171.714.755,5 - 15.000.000.000
= 8,434 (vòng)
Như vậy, do công ty huy động vốn bằng tiền thừa 15.000.000.000đ nên đã làm giảm vòng quay VLĐ đi 6,2 vòng ( = 8,434 - 2,234). Vòng quay VLĐ giảm đã làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ nói riêng và hiệu quả sử dụng VKD nói chung.
Mặc dù công ty đã có giải pháp tạm thời là gửi lượng tiền dư thừa đó vào ngân hàng theo định kỳ để hưởng lãi nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời. Trong năm tới để công ty có thể xác định nhu cầu vốn bằng tiền sát với thực tế hơn, nâng cao hiệu sử dụng vốn kinh doanh, tôi có một số ý kiến đề xuất sau:
- Để xác định đúng nhu cầu vốn bằng tiền thì công ty phải xác định chính xác nhu cầu VKD. Công ty có thể sử dụng các phương pháp xác định nhu cầu VKD như sau:
+ Phương pháp tỉ lệ phần trăm trên doanh thu.
+ Phương pháp hồi qui.
+ Phương pháp dự đoán nhu cầu vốn kinh doanh bằng các chỉ tiêu tài chính đặc trưng.
- Nhu cầu vốn bằng tiền chịu tác động của các nhân tố như quy mô sản xuất, trình độ tổ chức đầu tư, tổ chức sản xuất, tổ chức tiêu thụ do đó khi lập kế hoạch nhu cầu vốn bằng tiền công ty cần chú ý đến những nhân tố này. Đặc biệt là khi trong năm tới công ty định mở rộng SXKD thì các nhân tố này sẽ tác động mạnh mẽ đến nhu cầu vốn bằng tiền.
- Tại thời điểm 31/12/2002, vốn bằng tiền của công ty chỉ gồm tiền gửi ngân hàng và tiền mặt nên việc xác định đúng nhu cầu vốn bằng tiền cho công ty chủ yếu là việc xác định nhu cầu vốn tiền mặt. Ta có thể sử dụng công thức sau để tính mức dự trữ hợp lý:
Mức dự trữ hợp lý = mức xuất ngân quỹ trung bình hàng ngày x số lượng ngày dự trữ ngân quỹ.
3.2.2. Tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh:
Qua nghiên cứu thực trạng sử dụng và hiệu quả sử dụng VKD của Công ty xà phòng Hà Nội ta thấy một trong những nhân tố tác động làm hiệu quả sử dụng VKD chưa cao là hiệu quả SXKD của công ty chưa cao. Cụ thể năm 2002, do qui mô lợi nhuận và doanh thu đạt được của công ty không tương xứng với qui mô VKD bỏ ra đã làm giảm hiệu quả sử dụng VKD. Do đó việc tăng hiệu quả SXKD hay là tăng lợi nhuận chính là biện pháp để tăng hiệu quả sử dụng VKD của công ty. Để tăng lợi nhuận công ty có thể tăng doanh thu hoặc giảm chi phí hoặc vừa tăng doanh thu vừa giảm chi phí. Để làm được điều này công ty có thể sử dụng một số biện pháp sau:
Các biện pháp tăng doanh thu:
Một là, mở rộng quy mô SXKD. Đây là một kế hoạch rất khả thi đối với khả năng tài chính của công ty. Trong định hướng phát triển công ty cũng đã có kế hoạch đầu tư vốn vào SXKD nhằm mở rộng quy mô sản xuất. Ở đây tôi chỉ đưa ra một số kiến nghị nhằm đẩy nhanh tiến trình của kế hoạch:
+ Hiện nay công ty Xà phòng Hà Nội trực thuộc tổng công ty hoá chất Việt Nam nên các kế hoạch của công ty phải được sự phê duyệt của tổng công ty thì mới được thực hiện. Do đó công ty cần nhanh chóng lập hồ sơ để trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép công ty được tiến hành thực hiện việc đầu tư vào máy móc thiết bị và nhà xưởng nhằm mở rộng qui mô sản xuất theo kế hoạch đã đề ra.
+ Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, công ty phải nhanh chóng mở thầu các dự án như mở thầu xây dựng nhà kho số 3, mở thầu cung cấp dây chuyền sản xuất bao bì... nhằm đẩy nhanh tiến trình thực hiện kế hoạch đồng thời mở thầu các dự án còn giúp cho công ty tránh được những rủi ro tổn thất có thể xảy ra cho công ty. Sở dĩ có thể xảy ra rủi ro cho công ty khi thực hiện các dự án vì các dự án đầu tư của công ty đều có giá trị lớn, hơn nữa các dự án đòi hỏi trình độ chuyên môn cao mới thực hiện được tốt các dự án như dự án nhập khẩu đồng bộ dây truyền sản xuất chai nhựa từ Đài Loan trị giá trên 15 tỷ đồng nếu công ty không hiểu biết nhiều về kỹ thuật sẽ dẫn đến trường hợp mua phải dây truyền lạc hậu hoặc không tốt...
Hai là, bố trí mạng lưới bán hàng và tìm kiếm mở rộng thị trường: Hiện nay công ty mới chỉ có hai cửa hàng giới thiệu sản phẩm đặt tại Hà Nội chứng tỏ mạng lưới bán hàng của công ty rất yếu. Để phát triển mạng lưới bán hàng ngày một mạnh hơn góp phần tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm, công ty cần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn hàng nhằm tạo thị trường tiêu thụ bền vững và ổn định. Bên cạnh đó công ty cũng nên mở thêm một số đại lý và cửa hàng giới thiệu sản phẩm để giới thiệu các mặt hàng của công ty như: kem giặt, các vật tư hoá chất nhập về hay các mẫu mã bao bì mà công ty sẽ sản xuất trong năm tới. Đặc biệt hiện nay công ty đang mở rộng thị trường về khu vực miền Nam để thuận tiện hơn trong giao dịch với khách hàng công ty nên mở văn phòng đại diện ở miền Nam.
Ba là, đẩy nhanh công tác tiêu thụ và thanh toán tiền hàng: Trong năm 2002 do thực hiện chính sách tín dụng để tăng khối lượng tiêu thụ nên công ty đã bị khách hàng chiếm dụng 12.542.149.829đ chiếm 51,29% trong tổng số vốn bị chiếm dụng của công ty. Do đó việc đẩy nhanh công tác thanh toán tiền hàng đối với công ty là rất cần thiết. Để thực hiện biện pháp này công ty có thể sử dụng các phương thức thanh toán có kết hợp với chiết khấu thương mại đối với các khách hàng mua với số lượnglớn và chiết khấu tiền mặt đối với những khách hàng thanh toán tiền ngay.
Bốn là, tổ chức tốt khâu bán hàng ở công ty: để tổ chức tốt khâu bán hàng công ty cần :
+ Nâng cao chất lượng sản phẩm : Hiện nay, chất lượng sản phẩm kem giặt của công ty không đồng đều là do hệ thống kiểm tra chất lượng chưa chặt chẽ. Do đó để nâng cao chất lượng sản phẩm công ty cần thực hiện các biện pháp như: kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào chặt chẽ cương quyết không đưa nguyên vật liệu vào sản xuất khi còn lẫn tạp chất, tăng cường kiểm tra chất lượng ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất nhất là trước khi nhập kho phải kiểm tra cẩn thận đồng thời công ty cần quy trách nhiệm và có thưởng phạt rõ ràng để nâng cao trách nhiệm của công nhân sản xuất. Biện pháp này sẽ rất cần chú trọng khi công ty mở rộng SXKD. Bên cạnh đó sản phẩm hàng hoá công ty bán ra còn gồm có những vật tư hoá chất mà công ty nhập khẩu về. Do đó để đảm bảo chất lượng các loại vật tư hoá chất mà công ty cung cấp cho khách hàng đạt tiêu chuẩn, công ty cần chú ý đến công tác bảo quản hoá chất cho tốt như: chỉ định các khu vực kho bãi để đảm bảo rằng sản phẩm được lưu kho an toàn và phù hợp nhằm chống sự hư hỏng hay suy giảm chất lượng của sản phẩm khi sử dụng hay chuyển giao, kiểm soát các quá trình đóng kiện, bao gói, dán nhãn mác, sao cho phù hợp với các yêu cầu của khách hàng.
+ Về số lượng sản phẩm xuất bán: Cần hạch toán chi tiết thành phẩm cũng như vật tư hoá chất nhập về để đảm bảo cho bộ phận kinh doanh nắm chắc được tình hình hiện có của từng loại thành phẩm làm cơ sở ký kết các hợp đồng mua bán.
+ Về giá bán sản phẩm: Cần dựa trên cơ sở về giá thành và sự biến động cung cầu trên thị trường. Nếu giá bán sản phẩm của công ty hợp lý sẽ được khách hàng chấp nhận từ đó có thể tăng thêm doanh thu.
+ Về phương thức bán hàng: Trước tiên cần đảm bảo giao hàng đúng, đủ về số lượng cũng như chất lượng. Sau đó nếu khách hàng có yêu cầu thì công ty sẽ vận chuyển đến tận nơi, đảm bảo công tác bán hàng của công ty là luôn đưa chữ tín lên hàng đầu.
Các biện pháp giảm chi phí:
Một là, công ty cần chú ý tiết kiệm hợp lý chi phí nguyên vật liệu bởi vì chi phí lớn nhất trong sản xuất là chi phí nguyên vật liệu. Do các nguyên vật liệu dùng trong sản xuất của công ty đều phải nhập khẩu nên để tiết kiệm được chi phí NVL công ty cần:
+ Thoả thuận giá cả NVL với nhà cung cấp thông qua việc nghiên cứu giá cả một số loại NVL tương tự tại thị trường các nước. Hiện nay, nhà cung cấp chính cho công ty là công ty thương mại Hồng Phúc và công ty Biên Mậu Hà Khẩu bên Trung Quốc. Do cách xa nhau về vị trí địa lý nên công ty rất khó nắm bắt kịp thời các biến động về giá cả trên thị trường. Vì vậy công ty cần nghiên cứu giá cả các loại NVL tương tự tại một số thị trường khác để có thể mua NVL với giá hợp lý, tránh tình trạng mua NVL với giá cao trong khi trên thị trường một số nơi khác giá có thể thấp hơn. Tuy nhiên việc lựa chọn NVL với giá cả hợp lý phải đảm bảo chất lượng.
+ Quá trình thu mua, vận chuyển, bảo quản NVL cần phải thực hiện theo một quy trình hợp lý để tránh hao hụt mất mát. Bởi vì NVL của công ty chủ yếu là các loại hoá chất hơn nữa lại phải nhập ngoại, quãng đường vận chuyển xa nên nếu không được bảo quản tốt trong quá trình lưu kho, lưu bãi thì sẽ có thể xảy ra hao hụt, hư hỏng.
Hai là, công ty cũng cần chú ý tiết kiệm chi phí điện bởi vì đây thường là khoản bị lãng phí trong quá trình SXKD. Trong năm 2002, chi phí điện của công ty là 400.520.700đ chiếm 38% tổng chi phí sản xuất chung của công ty do đó công ty cần chú ý tiết kiệm điện bằng cách khoán định mức cho từng phân xưởng trên cơ sở tính toán đúng mức hao phí trong sản xuất, từ đó có chế độ khen thưởng, xử phạt từng cá nhân và tập thể có tinh thần trách nhiệm tốt hoặc thiếu trách nhiệm, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của công ty.
Ba là, công ty cần quản lý chặt chẽ chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp. Năm 2002, tổng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đã tăng hơn năm 2001 là 293.522.780đ trong đó chí phí bán hàng tăng lên chủ yếu là do các khoản chi phí nhân viên và chi phí bằng tiền khác đã tăng lên. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là hai khoản chi phí rất khó quản lí, do đó để tiết kiệm các khoản chi phí này công ty cần lập được dự toán chi phí, dự toán lập ra phải thật sự khoa học, từ đó quản lý chi phí theo dự toán. Phát hiện kịp thời những khoản chi vượt dự toán để có biện pháp xử lý kịp thời.
3.2.3 Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Đối với Công ty Xà phòng Hà Nội, vốn cố định chiếm 50,63% trong tổng vốn kinh doanh. Do đó việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định cũng góp phần thúc đẩy và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Qua phân tích thực trạng vốn cố định của công ty, tôi xin đưa ra một số biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định như sau:
Một là, tách tài sản cho hoạt động phúc lợi ra khỏi kết cấu tài sản cố định của công ty. Tài sản cho hoạt động phúc lợi chiếm 16,4% tổng tài sản cố định. Trên thực tế, đó là những khu nhà tập thể được hình thành từ thời kỳ bao cấp dành cho những CBCNV về hưu của công ty. Những tài sản đó chỉ đem lại hiệu quả xã hội chứ không hề đem lại hiệu quả kinh tế. Do đó công ty nên giao lại những TSCĐ đó cho địa phương quản lý, đồng thời tách bộ phận đó ra khỏi kết cấu TSCĐ của công ty để phản ánh đúng số TSCĐ công ty hiện có.
Hai là, chú trọng đầu tư đồng bộ máy móc thiết bị, hiện đại hoá thiết bị đo lường, kiểm tra chất lượng sản phẩm để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của công ty. Qua nghiên cứu tình hình thực tế ở Công ty Xà phòng Hà Nội ta thấy một trong những nguyên nhân làm cho sản phẩm của công ty ít có khả năng cạnh tranh trên thị trường là do máy móc thiết bị của công ty chưa được chú trọng đầu tư đồng bộ ví dụ như dây chuyền carton hiện nay của công ty chỉ là dây chuyền lắp ráp trong nước còn nhiều sai sót về kĩ thuật, một số thiết bị đo lường kiểm tra chất lượng của công ty đã lạc hậu dẫn đến chất lượng sản phẩm sản xuất ra không đồng đều. Do đó việc chú trọng đầu tư đồng bộ máy móc thiết bị và hiện đại hoá thiết bị đo lường kiểm tra chất lượng là biện pháp rất cần thiết đối với công ty.
Ba là, thường xuyên đánh giá lại TSCĐ. Trong nền kinh tế thị trường giá cả thường xuyên biến động, hiện tượng hao mòn vô hình làm cho giá nguyên thuỷ của TSCĐ luôn biến động, giá trị còn lại theo sổ sách không phản ánh đúng giá trị thực của TSCĐ tại hiện tại. Vì vậy công ty cần phải thường xuyên đánh giá lại TSCĐ để tránh bị thất thoát vốn, làm cơ sở xác định chính xác mức khấu hao phù hợp, kịp thời thu hồi vốn . Hiện nay công ty đang áp dụng phương pháp đánh giá TSCĐ theo nguyên giá. Tuy nhiên, phương pháp này không tính đến sự biến động của giá cả nên để khắc phục nhược điểm này trong thời gian tới công ty có thể áp dụng phương pháp đánh giá TSCĐ theo giá đánh lại để loại trừ ảnh hưởng biến động giá cả của thị trường, loại trừ ảnh hưởng của hao mòn vô hình. Phương pháp này rất thích hợp đối với công ty trong năm 2003 khi tiến hành cổ phần hoá .
Bốn là, chọn phương pháp khấu hao thích hợp. Dựa vào tình trạng kỹ thuật của TSCĐ năm 2003 ta thấy nguyên giá TSCĐ của công ty là 16.809.389.767đ, giá trị hao mòn là 4.914.875.504đ, hệ số hao mòn là 0.29, phản ánh TSCĐ của công ty còn rất mới vì thế công ty cần phải lựa chọn phương pháp tính khấu hao và xác định mức tính khấu hao hợp lý nhằm bảo toàn và thu hồi vốn. Hiện nay, công ty đang áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng dựa trên thời gian sử dụng ước tính của TSCĐ, phù hợp với quy định tại quyết định số 166/1999/QĐ - BTC ngày 30/12/1999 của Bộ tài chính. Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, công thức tính toán ít, thuận lợi cho công việc lập khấu hao, mức khấu hao ổn định tạo điều kiện ổn định giá thành sản phẩm. Nhưng nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là khả năng thu hồi vốn đầu tư chậm làm cho TSCĐ chiụ ảnh hưởng bất lợi của hao mòn vô hình. Vì vậy trong thời gian tới để thu hồi vốn nhanh, công ty cũng nên xem xét việc áp dụng phương pháp khấu hao nhanh theo tỷ lệ giảm dần. Mặc dù phương pháp khấu hao này sẽ làm cho công việc tính toán thêm phức tạp, chi phí trong những năm đầu cao nhưng đây là một biện pháp hữu hiệu giúp công ty thu hồi vốn nhanh hạn chế ảnh hưởng của hao mòn vô hình nhất là trong thời đại khoa học công nghệ phát triển nhanh như hiện nay.
Năm là, thực hiện tốt công tác bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định công ty không thể xem nhẹ công tác bảo dưỡng sửa chữa các tài sản cố định của mình. Trong suốt thời gian tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, các TSCĐ không tránh khỏi những hỏng hóc bất thường. Đồng thời sau một thời gian dài hoạt động, TSCĐ nào cũng đòi hỏi phải được nâng cấp, phải được bảo dưỡng. Do vậy công tác bảo dưỡng sửa chữa tài sản cố định luôn là một biện pháp cần thiết để đảm bảo cho các tài sản cố định nói chung và máy móc thiết bị nói riêng được duy trì và hoạt động liên tục. Trên thực tế tuy công tác bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ đã được công ty quan tâm, cụ thể các nhân viên của phân xưởng cơ điện luôn có mặt tại các phân xưởng để kịp thời sửa chưã những hỏng hóc bất thường. nhưng chưa đạt hiệu quả cao. Năm 2002, hầu hết TSCĐ chờ thanh lý của công ty đều chưa khấu hao hết theo số liệu ở bảng tình trạng kỹ thuật các TSCĐ chờ thanh lý mới khấu hao được 87% tổng giá trị đâù tư ban đầu. Do đó bên cạnh việc sửa chữa tu bổ công ty nên thực hiện một số biện pháp như: phân cấp quản lý TSCĐ cho từng bộ phận trong công ty nhằm nâng cao trách nhiệm vật chất. Phải thường xuyên kiểm tra xem xét mức độ tham gia của TSCĐ ở tất cả các bộ phận của công ty để qua đó điều động tài sản một cách linh hoạt từ nơi thừa sang nơi thiếu, từ nơi không phù hợp sang nơi phù hợp hơn, tránh lãng phí trong đầu tư mà tận dụng triệt để năng lực hiện có của TSCĐ.
3.2.4. Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động :
Hiệu quả sử dụng VKD nói chung và hiệu quả sử dụng VLĐ nói riêng phụ thuộc vào việc sử dụng tiết kiệm và tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn. Do đó để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ công ty có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:
Một là quản lí vốn bằng tiền: cuối năm 2002 vốn bằng tiền chiếm 56,33% tổng VLĐ của công ty trong đó chủ yếu là tiền gửi ngân hàng với số lượng là 36.716.455.102đ chiếm 98,7% trong tổng số vốn bằng tiền. Tuy số vốn bằng tiền được huy động đều đã có kế hoạch sử dụng nhưng do tiến trình thực hiện chậm nên công ty chưa sử dụng đến số vốn đó. Vì vậy, cả năm qua số vốn vẫn nằm ở ngân hàng để hưởng lãi. Như đã phân tích ở trên, việc để ứ đọng một lượng vốn như vậy là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ nói riêng và hiệu quả VKD nói chung. Do đó trong thời gian tới công ty cần xác định nhu cầu vốn chính xác hơn tránh để ứ đọng vốn như năm 2002 nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng VKD.
Hai là quản lí các khoản phải thu: các khoản phải thu của công ty cuối năm đã tăng hơn đầu năm là 1.516.827.179đ trong đó chủ yếu là do phải thu của khách hàng tăng lên. Tuy việc tăng phải thu đã nằm trong dự đoán của công ty khi áp dụng chính sách tín dụng và chính sách mở rộng thị trường về phía Nam nhưng điều này cũng chứng tỏ công ty đang bị chiếm dụng vốn do đó làm giảm hiệu quả sử dụng VKD của công ty. Để thu hồi vốn, hạn chế các chi phí không cần thiết hoặc hạn chế các rủi ro thì công ty cần:
+ Mở sổ theo dõi chi tiết các khoản phải thu trong và ngoài công ty, thường xuyên đôn đốc để thu hồi đúng hạn.
+ Lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi để tránh những rủi ro về tài chính đối với công ty.
+ Trước khi bán chịu cho khách hàng cần phải kiểm tra, xác định khả năng tài chính của khách hàng để giới hạn giá trị tín dụng, yêu cầu đặt cọc, tạm ứng hay trả trước 10% giá trị đơn hàng bán nợ.
Ba là quản lí hàng tồn kho: hàng tồn kho cuối năm đã tăng lên chủ yếu là do số nguyên vật liệu tồn kho đã tăng lên. Tính đến ngày 31/12/2002 nguyên vật liệu tồn kho chiếm 93,14% trong tổng số hàng tồn kho. Mặc dù số nguyên vật liệu đó được nhập về dựa trên sự tính toán khối lượng cần cho sản xuất và cần cung cấp cho khách hàng nhưng do công ty lại xác định khối lượng NVL cần nhập về cho cả một quý nên đã dẫn đến tình trạng tồn đọng một lượng NVL quá lớn làm giảm tốc độ luân chuyển vốn lưu động, giảm hiệu quả sử dụng VLĐ. Do đó công ty cần xác định chính xác khối lượng nguyên vật liệu cần dùng trong SXKD cũng như khối lượng nguyên vật liệu cần cung cấp theo đơn đặt hàng trong từng thời gian cụ thể (từng tháng), tránh việc nhập nguyên liệu theo quí.
3.2.5 Đào tạo và quản lý con người
Trình độ quản lí, trình độ kỹ thuật của CBCNV là một trong những nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Mặc dù trong thời gian qua, đội ngũ CBCNV của công ty đã cố gắng đạt được những kết quả đáng kể. Nhưng để đáp ứng điều kiện mới, để có thể hoạt động trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt, thị trường luôn biến động không ngừng, thông tin thay đổi từng giờ từng phút...đòi hỏi bản thân mỗi cá nhân cần phải nỗ lực hơn nữa và công ty cũng cần có kế hoạch cụ thể để đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên như:
+ Định kỳ có kế hoạch đào tạo lại, đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân đồng thời đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ quản lý của công ty.
+ Tổ chức các buổi học về an toàn lao động để trang bị thêm kiến thức an toàn cho CBCNV tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra trong quá trình SXKD.
+ Tổ chức cho những CBCNV có năng lực làm việc đi tham quan học tập nước ngoài để có thể nắm bắt những kỹ thuật tiên tiến cũng như áp dụng vào công ty nhằm tăng hiệu quả SXKD.
Cùng với công tác đào tạo, công ty cần phải có các biện pháp quản lý có hiệu quả hơn. Bởi vì nếu có một đội ngũ CBCNV giỏi nhưng công tác quản lý lỏng lẻo thì tất yếu cũng không đạt được hiệu quả như mong muốn. Để có thể quản lý tốt đội ngũ CBCNV của mình, công ty cần:
+ Xây dựng quy chế, nội quy làm việc nghiêm ngặt về giờ giấc, tác phong, phân công trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng để dễ cho công tác quản lý cũng như điều hành.
+ Xây dựng quy chế thưởng phạt theo công việc dựa trên quy chế phân công trách nhiệm đã được xây dựng nhằm khuyến khích cán bộ công nhân viên.
+ Rà soát lại cán bộ trong toàn công ty, những người không phù hợp cần điều chuyển, bố trí lại còn những người thực sự không có năng lực cần có những biện pháp tích cực hơn để loại bỏ, nhất quyết không vì những mối quan hệ tình cảm mà giữ lại làm ảnh hưởng đến hoạt động của công ty.
Trên đây là một số giải pháp mang tính chủ quan của bản thân trên cơ sở phân tích đánh giá về tình hình quản lý và sử dụng vốn của công ty. Em hy vọng rằng với những ý kiến này có thể góp phần nào giúp cho công ty tìm ra những giải pháp hữu hiệu hơn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các kỳ kinh doanh tiếp theo.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28772.doc