Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty dược phẩm và thiết bị y tế Hà Nội

Đánh giá đúng lượng nhu cầu của thị trường trong từng khu vực để có kế hoạch phân phối hàng hoá tránh tình trạng nơi thừa nơi thiếu dẫn tới tăng chi phí vận chuyển, bảo quản dự trữ. Để dự đoán đúng nhu cầu thuốc của từng thị trường công ty có thể sử dụng phương pháp dựa trên cơ sử quản lý các dịch vụ y tế. Nội dung của phương pháp này bao gồm: + Dựa trên số liệu đăng ký hành nghề của tất cả các đơn vị thuộc dịch vụ y tế nhà nước hay dịch vụ y tế tư nhân. +Chi tiết hoá đầy đủ các loạ hình dịch vụ y tế có dùng thuốc: - Chuẩn đoán bệnh - Điều trị bệnh nội trú - Điều trị bệnh ngoại trú. - Dịch vụ sinh đẻ, kế hoạch hoá gia đình - Dịch vụ tai, mũi, họng, nha khoa. + Quản lý được tình trạng bệnh của dân cư địa phương, tính toán số lượt bệnh nhân, số loại bệnh nhân của các loại bệnh tật.

doc90 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1190 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty dược phẩm và thiết bị y tế Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
,8%) 12.754 (105%) Lợi nhuận trước thuế 1.438 1.865 1.982 2.097 427 (129%) 117 (106,2%) 115 (105,8%) Tổng vốn cố định bq 3.652 3.956 4.386 4.963 304 (108,3%) 430 (110,8%) 577 (113%) Hiệu suất sử dụng TSCSĐ 57,28 60,99 58,22 54,01 3,71 - 0.94 - 4,21 Suất hao phí TSCĐ theo DT 0,017 0,016 0,0171 0,0185 - 0,001 0,0011 - 0,0014 Hiệu quả sử dụng TSCĐ 0.39 0,47 0,45 0,42 0,08 - 0,02 - 0.03 ( Nguồn: Công ty dược phẩm và thiết bị y tế Hà Nội ) Thông qua biểu 8 ta rút ra một số nhận xét sau: Về hiệu suất sử dụng tài sản cố định: Ta thấy rằng trong năm 1997 hiệu suất sử dụng tài sản cố định là 57,28 có nghĩa là một đồng nguyên giá tài sản cố định đem lại 57,28 đồng doanh thu thuần, năm 1998 hiệu suất sử dụng tài sản cố định là 60,99 tăng một lượng tuyết đối là 3,71 hay 106,5% so với năm 1997, năm 1999 hiệu suất sử dụng tài sản cố định là 58,22, như vậy hiệu suất sử dụng tài sản cố định có xu hướng đi xuống, sang năm 2000 hiệu suất sử dụng tài sản cố định chỉ còn 54,01 (tức một đồng vốn cố định chỉ đem lại 54.01 đồng doanh thu thuần). Nguyên nhân nào dẫn đến sự giảm sút này, chúng ta hãy tìm hiểu tốc độ tăng lên của doanh thu thuần và tài sản cố định. So với năm 1998 năm 1999 doanh thu thuần tăng 14.067 triệu đồng hay tăng 105,8% trong khi đó vốn cố định tăng 430 triệu đồng hay 110,8%, như vậy tốc độ tăng của doanh thu thuần thấp hơn so với tốc độ tăng của vốn cố định, sang năm 2000 điều đó lại càng thấy rõ hơn, doanh thu thuần năm 2000 tăng lên một lượng tuyệt đối là 12.754 triệu đồng đạt 105%, nhưng vốn cố định tăng 577 triệu đồng tức tăng 113%, như vậy tốc độ tăng của doanh thu thuần là rất thấp so với tốc độ tăng của vốn cố định. Chính sự tăng lên nhanh hơn của tài sản cố định so với doanh thu thuần đã làm cho hiệu suất sử dụng tài sản cố định giảm xuống. Hay nói một cách khác là doanh nghiệp chưa tận dụng hết những tài sản cố định cố định mà doanh nghiệp đã trang bị. Nếu như công ty vẫn giữ được hiệu suất sử dụng tài sản cố định như năm 1999 thì doanh thu thuần của công ty sẽ là 288.946 triệu đồng và sẽ tăng 20.850 triệu đồng so với con số thực tế.Vì vậy trong những năm tới công ty cần chú ý tăng cường sử dụng tài sản cố định hợp lý và có hiệu quả hơn. Về suất hao phí tài sản cố định: Ngược lại với hiệu suất tài sản cố định, khi hiệu suất sử dụng tài sản cố định giảm xuống thì suất hao phí về tài sản cố định theo doanh thu của doanh nghiệp lại tăng lên. Năm 1997 suất hao phí vốn cố định của công ty là 0,017 có nghĩa là để có một đồng doanh thu thuần công ty phải bỏ ra 0,017 đồng vốn cố định. Năm 1998 suất hao phí tài sản cố định là 0,016 tức là để có được một đồng doanh thu tuần thì phải bỏ ra 0.016 đồng chi phí là tài sản cố định như vậy suất hao phí vốn cố định trong năm 1998 có giảm so với năm 1997 một lượng tuyệt đối là 0.001 hay giảm xuống còn bằng 94%. Năm 1999 suất hao phí vốn cố định tăng lên 0,0171 hay tăng một lượng tuyệt đối là 0,0011 so với năm 1998. Sang năm 2000 suất hao phí tài sản cố định là 0,0185 tăng 108,1% so với năm 1999. Sự tăng lên của suất hao phí vốn cố định cũng là do sự tăng lên của tài sản cố định nhanh hơn so với sự tăng lên của doanh thu thuần ( 110,8% so với 105,8% năm 1999 và 113% so với 105% năm 2000). 1997 1998 1999 2000 Suất hao phí VCĐ Năm Biểu đồ biểu hiện suất hao phí vốn cố định của công ty dược phẩm và thiết bị y tế Hà Nội trong giai đoạn 97-00 Về hiệu quả sử dụng tài sản cố định: Năm 1997 hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty là 0,39 có nghĩa là một đồng vốn cố định đem lại cho công ty 0,39 đồng lợi nhuận trước thuế. Năm 1998 hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty là 0,47 tức là 1 đồng tài sản cố định đem lại 0,47 đồng lợi nhuận, tăng 0,08 đồng so với năm 1997 hay tăng 120%, năm 1999 hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty là 0,45 giảm - 0,02 - số tuyệt đối – so với năm 1998. Năm 2000 con số đó là 0,42 giảm – 0,03- số tuyết đối - hay bằng 93% năm 1999. Vì vậy trong thời gian tới công ty cần có những biện pháp để tăng hiệu quả sử dụng tài sản cố định. 2.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động Biểu 9: Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty dược phẩm và thiết bị y tế Hà Nội Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 So sánh ‘98/’97 ‘99/’98 ‘00/’99 Doanh thu thuần 209.642 241.275 255.342 268.096 31.633 (115%) 14.067 (105,8%) 12.754 (105%) Lợi nhuận trước thuế 1.438 1.865 1.982 2.097 427 (128%) 117 (106,2%) 115 (105,8%) Tổng VLĐbq 82.882 84.531 90.438 100194 1649 102% 5907 106,9% 9756 110,7% Số vòng quay của VLĐ (vòng) 2,52 2,85 2,82 2,67 0,33 - 0,03 - 0,15 Chu kỳ luân chuyển của VLĐ (ngày) 142,8 126,3 127,6 134.8 -16,5 1,3 7,2 Hệ số đảm nhiệm của VLĐ(lần) 0,39 0,35 0,36 0,37 - 0,04 0,01 0,01 Hệ số doanh lợi của VLĐ (lần) 0,0173 0.0220 0,0219 0,0210 0,0047 - 0.0001 - 0,0009 ( Nguồn: Công ty dược phẩm và thiết bị y tế Hà Nội ) Dựa vào bảng đánh giá hiệu quả vốn lưu động ta có thể rút ra một số nhận xét sau: Về hiệu suất sử dụng vốn lưu động: hiệu suất sử dụng vốn lưu động được thể hiện qua hai chỉ tiêu đó là số vòng quay của vốn lưu động và chu kỳ luân chuyển của vốn lưu động. Năm 1997 số vòng quay của vốn lưu động của công ty là 2,52, có nghĩa là trong năm vốn lưu động của công ty quay được 2,52 vòng cũng có thể nói rằng sức sản xuất của vốn lưu động là 2,52 hay một đồng vốn lưu động của công ty đem lại 2,52 đồng doanh thu thuần. Năm 1998 số vòng quay của vốn lưu động của công ty là 2,85, tăng so với năm 1997 một lượng tuyệt đối là 0,33 hay tăng 113% Năm 1999 số vòng quay của vốn lưu động của công ty là 2,82. Chúng ta thấy rằng so với năm 1998 năm 1999 số vòng quay của vốn lưu động giảm - 0,03 vòng, hay là giảm xuống còn bằng 98% năm 1998. Năm 2000 vòng quay của vốn lưu động tiếp tục giảm xuống còn 2,67 vòng, so với năm 1999 thì đã giảm một lượng tuyệt đối là - 0,15 vòng. Nếu như công ty giữ được số vòng quay của vốn lưu động trong năm 2000 như năm 1999 thì doanh thu thuần của công ty sẽ là 282.547 triệu đồng, tăng 14.451 triệu đồng so với con số thực tế đã xảy ra. Ngược lại với số vòng quay của vốn lưu động, chu kỳ luân chuyển của vốn lưu động sẽ tăng lên nếu như số vòng quay của vốn lưu động giảm xuống. Năm 1997 chu kỳ luân chuyển của vốn lưu động của công ty là 142,8 ngày tức là cứ sau gần 143 ngày thì vốn lưu động của công ty sẽ quay được một vòng. Năm 1998 chu kỳ luân chuyển của vốn lưu động của công ty là gần 126 ngày như vậy thực tế cho thấy chu kỳ luân chuyển vốn lưu động của công ty đã giảm gần 16 ngày hay giảm còn bằng 88% so với năm 1997. Năm 1999 số ngày luân chuyển của một vòng là 127,6 ngày tăng so với năm 1998 là hơn 1 ngày, năm 2000 con số tiếp tục tăng lên 134,8 ngày hay đã tăng hơn 7 ngày so với năm 1999. Nguyên nhân của sự giảm xuống của số vòng quay vốn lưu động và sự tăng lên của chu kỳ luân chuyển trong hai năm gần đây là do doanh thu của công ty tăng lên không đáng kể so với lượng vốn lưu động mà công ty đã đầu tư vào kinh doanh (105,8%% của doanh thu thuần so với 106,9% của vốn lưu động năm 1999 và 105% doanh thu thuần so với 110,7% của vốn lưu động năm 2000). Doanh thu của công ty tăng ít là do công ty tiêu thụ hàng hoá chậm, số phải thu năm 2000 tăng 116,98% so với năm 1999 còn vật tư hàng hoá tăng 113,09%. Công ty cần có những biện pháp khắc phục kịp thời những vấn đề trên để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong thơì gian tới. 1997 1998 1999 2000 Năm Ngày Biểu đồ biểu hiện chu kỳ luân chuyển vốn lưu động của công ty dược phẩm và thiết bị y tế Hà Nội giai đoạn 97- 00 Về hệ số đảm nhiệm vốn lưu động: Năm 1997 hệ số đảm nhiệm vốn lưu động của công ty là 0,39 nói cách khác để có được một đồng doanh thu thuần công ty phải bỏ ra 0,39 đồng vốn lưu động. Năm 1998 hệ số đảm nhiệm vốn lưu động của công ty là 0,35, so với năm 1997 hệ số đảm nhiệm vốn lưu động giảm một lượng – 0,04, nhưng sang năm 1999 thì hệ số đảm nhiệm vốn lưu động lại tăng lên 0,36 hay tăng 103% và con số này lại tiếp tục tăng trong năm 2000 lên 0,37. Như vậy hiệu quả sử dụng vốn lưu động đang có chiều hướng đi xuống, công ty cần có những biện pháp để khắc phuc kịp thời tình trạng trên. Về hệ số doanh lợi: Năm 1997 hệ số doanh lợi của công ty là 0,0173 tức là một đồng vốn lưu động đem lại 0,0173 đồng lợi nhuận, năm 1998 hệ số doanh lợi của công ty là 0,0220 tăng so với năm 1997 một lượng tuyệt đối là 0,0047 hay sự tăng 126%, nhưng đến năm 1999 hệ số doanh lợi lại giảm xuống còn 0,0219 hay giảm một lượng tuyệt đối là -0,0001 và năm 2000 hệ số doanh lợi tiếp tục giảm xuống còn 0,0210, hay là giảm - 0,0009 - số tuyệt đối - so với năm 1999 hay bằng 95,8% năm 1999. Nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty trong năm vừa qua là không tốt. Để hiểu rõ thêm về sự giảm sút đó chúng ta cần phải phân tích chu trình vận động của các khoản phải thu và vật tư hàng hoá tồn kho vì hai khoản mục này chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản lưu động của công ty. Biểu 10: Đánh giá thời gian vận động của vật tư hàng hoá và thu hồi các khoản phải thu Chỉ tiêu Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 So sánh ‘98/’97 ‘99/’98 ‘99/’00 Thời gian vận động của vật tư hàng hoá (ngày) 48,1 40,7 41,7 44,9 - 7,4 84,6% 1 102,4% 3,2 107,6% Thời gian thu hồi các khoản phải thu (ngày/) 47,1 40,7 41,9 46,7 6,4 86,4% 1,2 102,9% 4,8 111,4% ( Nguồn: Công ty dược phẩm và thiết bị y tế Hà Nội ) Từ biểu 10 chúng ta thấy rằng thời gian vận động của vật tư hàng hoá từ khi nhập kho cho đến khi bán trong hai năm gần đây có xu hướng tăng lên. Nếu như năm 1998 số ngày vật tư hàng hoá năm trong kho là 40,7 ngày thì sang năm 1999 con số đó là 41,7 ngày, đặc biệt là năm 2000 lên đến 44,9 ngày, tăng 107,6% so với năm 1999, điều này cho chúng ta thấy rõ hơn rằng hàng hoá của công ty tiêu thụ khá chậm. Bên cạnh việc hàng hoá tiêu thụ chậm thì các khoản phải thu cũng là một vấn đề cần quan tâm, năm 1998 các khoản phải thu mất một khoảng thời gian là 40,7 ngày, năm 1999 là 41,9 ngày. Sang năm 2000 con số đó là 46,7 ngày, tăng gần 5 ngày so với năm 1999 hay tăng 111,4%. Chính điều này đang làm cho các khoản phải thu của công ty tăng lên nhanh chóng. 3. Đánh giá khái quát về tình hình tài chính của công ty. Biểu 11: Đánh giá khái quát về tình hình tài chính của công ty Hapharco Đơn vị: 1000VNĐ Chỉ tiêu Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 So sánh ‘98/’97 ‘99/’98 ‘00/’99 Tổng nguồn vốn 86.534 88.487 94.824 105.157 1.953 (102,2%) 6.337 (107,1%) 10.333 (110,8%) Tổng tài sản lưu động 82.882 84.531 90.438 100.194 1.649 (102%) 5.907 (106,9%) 9.756 (110,7%) Vốn bằng tiền 26.282 28.723 29.996 30.769 2.441 (109,3%) 1.273 (104,4%) 773 (102,5%) Tổng số nợ ngắn hạn 80.452 82.140 87.105 96.837 1.688 (102,1%) 4.965 (106,0%) 9.732 (111,1%) Vốn chủ sở hữu 5.971 6.058 6.647 7.409 87 (101,4%) 589 (109,7%) 762 (111,2%) Tỷ suất tài trợ(%) 6,926% 6,801 7,023 7,046 - 0,125 (98%) 0,222 (103,7%) 0,046 (100,6%) Tỷ suất thanh toán hiện hành (lần) 1,030 1,029 1,038 1,034 - 0,001 (99,8%) 0,009 (100,8%) - 0,004 (99,6%) Tỷ suất thanh toán tức thời 0,312 0,349 0,348 0,317 0,037 (111,8%) - 0,001 ( 97%) - 0,031 (91,1%) ( Nguồn: Công ty dược phẩm và thiết bị y tế Hà Nội ) Năm 1997 lượng vốn kinh doanh của công ty là 86.534 triệu đồng. Năm 1998 là 88.484 triệu đồng tăng 1.953 triệu đồng, năm 1999 con số đó là 94.824 triệu đồng tăng 6.340 triệu đồng, hay tăng 107,1% so với năm 1998. Năm 2000 công ty đã tăng lượng vốn kinh doanh của mình lên một cách đáng kể tổng nguồn vốn tăng 10.333 triệu đồng hay tăng 110,8%, trong đó vốn lưu động tăng 9.756 triệu đồng tức là tăng 110,7%, nói chung nguồn vốn lưu động tăng lên này được tài trợ bằng nguồn vay ngắn hạn của công ty, nợ ngắn hạn của công ty năm 1999 tăng 4.965 triệu đồng (106%) so với năm 1998 triệu đồng, năm 2000 tăng 9.732 triệu đồng (111,2%) so với năm1999. Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty trong các năm qua cũng được tăng lên, nếu như năm 1998 nguồn vốn chủ sở hữu của công ty là 6.058 triệu đồng thì năm 1999 con số đó là 6.647 triệu đồng tăng một lượng tuyệt đối là 589 triệu đồng hay 109,7% - số tương đối. Năm 2000 vốn chủ sở hữu của công ty là 7.409 triệu đồng tăng 762 triệu đồng hay 111,2% so với năm 1999. Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tăng lên là do công ty tự bổ sung bằng lợi nhuận của mình. Qua sự tăng lên về vốn kinh doanh của công ty trong năm qua ta có các chỉ tiêu so sánh, đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty những năm qua như sau: Về tỷ suất tài trợ: Tỷ suất tự tài trợ của công ty năm 1997 là 6,926% hay nói cách khác là vốn chủ sở hữu của công ty chiếm tỷ trọng 6,926% trong tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty, năm 1998 là 6,801%. Năm 1999 tỷ suất tự tài trợ của công ty là 7,023% tăng 103,7% so với năm 1998, năm 2000 tỷ suất tự tài trợ của công ty là 7,046 tăng so với năm 1999 là 100,6% nhưng sự tăng lên đó là không đáng kể. Về tỷ suất thanh toán hiện hành: Tỷ suất thanh toán hiện hành của công ty năm 1997 là1.030, năm 1998 là 1,029, năm 1999 là 1,038 và năm 2000 là 1,034. Tỷ suất thanh toán hiện hành trên cho thấy, nhìn chung công ty có khả năng thanh toán tương đối tốt, có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên ta thấy rằng so với năm 1999 thì năm 2000 tỷ suất thanh toán hiện hành của công ty giảm một lượng tuyệt đối là - 0.004 hay giảm còn bằng 99,6% năm 1999 - số tương đối. Nguyên nhân của sự giảm xuống này là do các khoản phải thu của công ty trong năm 2000 tăng nhanh, dẫn đến chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng vốn lưu động của công ty (tăng 116,98% so với năm 1999). Về tỷ suất thanh toán tức thời: năm 1997 tỷ suất thanh toán tức thời của công ty là 0,312, năm 1998 là 0,349, năm 1999 là 0,348 và năm 2000 là 0,315. Giới hạn tốt cho chỉ tiêu này là => 0,5, như vậy khả năng thanh toán tức thời của công ty trong ba năm qua vẫn chưa được khắc phục (đều nhỏ hơn 0,5). Thậm chí tỷ suất thanh toán tức thời năm 2000 của công ty còn giảm xuống so với năm 1999 một lượng tuyệt đối là - 0,031, hay bằng 91,1% (số tương đối). Nguyên nhân của sự giảm xuống này cũng là do các khoản phải thu của công ty trong năm 2000 tăng nhanh. Chính vì vậy mà công ty cần có biện pháp khắc phục ngay để tránh rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. 4. Một số nhận xét đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn tại công ty dược phẩm và thiết bị y tế Hà Nội trong thời gian qua. Qua việc phân tích thông qua các chỉ tiêu ở trên ta có thể thấy được những kết quả đạt được và những vấn đề còn tồn tại trong việc sử dụng vốn tại công ty dược phẩm và thiết bị y tế Hà Nội như sau: 4.1. Những kết quả đạt được. Kết quả quả của hai năm phân tích cho thấy công ty đều đã đạt được một số mục tiêu quan trọng, năm sau cao hơn năm trước, doanh thu năm 1998 đạt 243.309 triệu đồng tăng 31.882 triệu đồng so với năm 1997, năm 1999 doanh thu đạt 257.494 triệu đồng tăng 14.185 triệu đồng so với năm 1998, tăng 105,8%. Năm 2000 doanh thu cũng tăng lên 270.360 triệu đồng, tăng 12.886 triệu đồng so với năm 1999 hay tăng 105%. Quy mô hoạt động kinh doanh của công ty cũng được tăng lên. Nếu như tổng số vốn năm 1998 là 88.484 triệu đồng thì năm 1999 tổng số vốn kinh doanh của công ty là 94.824 triệu đồng và năm 2000 đã lên tới 105.157 triệu đồng tăng 10.333 triệu đồng hay 110,8% so với năm 1999. Điều này chứng tỏ công ty đang vươn tới mục tiêu trở thành một công ty hàng đầu trong lĩnh vực y tế. Công tác đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng của công ty cũng được chú trọng, tiêu biểu là đầu tư cho nhà cửa vật kiến trúc, hiện đại hoá hệ thống cửa hàng cụ thể là nhà cửa vật kiến trúc mà công ty đầu tư tăng lên trong năm 2000 chiếm 381triệu đồng trong tổng số 576 đồng đầu tư cho tài sản cố định. Công tác quản lý tài sản tương đối chặt chẽ. Công ty đã phân cấp quản lý tài sản cố định cho từng bộ phận, việc theo dõi kinh doanh đều do ban kiến thiết của công ty chịu tránh nhiệm. Đối với từng loại tài sản cố định đều có sổ sách theo dõi một cách cụ thể và được phản ánh kịp thơì trên sổ kế toán của công ty. Công ty đã tạo ra được một uy tín lớn cho mình trên thị trường và đã có một số bạn hàng lớn (cả trong nước và ngoài nước ) làm ăn lâu dài với công ty. Công ty cũng đã thực hiện tốt tránh nhiệm xã hội do nhà nước giao cho. 4.2. Những tồn tại cần giải quyết. Bên cạnh những kết quả đạt được ở trên, chúng ta thấy rằng vẫn còn nhiều vấn đề đang tồn tại mà giảm hiệu quả kinh doanh của công ty cần phải giải quyết. Hiệu quả sử dụng vốn cố định cũng như vốn lưu động của công ty là tương đối thấp đang có chiều hướng đi xuống, thậm chí năm 2000 nhìn chung các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty còn thấp hơn năm 1999 Tình trạng công ty bị chiếm dụng vốn ngày càng tăng, nếu như năm 1999 các khoản phải thu của công ty là 29.972 triệu đồng thì sang năm 2000 con số đó là 35.063 triệu đồng. Chính vì tình trạng bị chiếm dụng vốn này đã dẫn đến công ty bị ứ đọng vốn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của mình Hàng hoá tiêu thụ có xuống chậm lại, nếu như năm 1998 số ngày vận động của vật tư hàng hoá là gần 41 ngày thì đến năm 2000 con số đó đã tăng lên gần 45 ngày Khả năng thanh toán của công ty trong ba năm qua tuy đã đạt được một số yêu cầu nhưng cần một số vấn đề cần khắc phục, đó là tình hình thanh toán tức thời của công ty đang năm ở mức báo động Tỷ suất tự tài trợ của công ty vẫn còn đang ở mức thấp ( trên dưới 7%), các nguồn vốn kinh doanh của công ty phần lớn được tài trợ bằng nguồn vốn vay ngắn hạn do đó khả năng tự chủ về tài chính của công ty tương đối thấp. Tổng chi phí kinh doanh mà công ty bỏ ra kinh doanh còn cao, tỷ tệ tăng tổng cho phí gần tương đương với tỷ lệ tăng doanh thu. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới hiệu quả kinh doanh của công ty trong năm qua có chiều hướng đi xuống. 4.3. Nguyên nhân của những tồn tại trên Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty dược phẩm và thiết bị y tế Hà Nội còn có nhiều vấn đề tồn tại cần giải quyết. Nguyên nhân của những vấn đề tồn tại này bao gồm cả yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Các nguyên nhân chủ quan: Bên cạnh việc đầu tư đúng việc nâng cấp cơ sở hạ tầng cho mình, công ty còn nhiều vấn đề bất cập, nhiều chỗ mất cân đối, dàn trải, không đáp ứng đúng nhu cầu dẫn đến không khai thác hết tiềm lực của nguồn vốn Công ty chưa khai thác hết tiềm lực vốn cố định mà công ty đã đầu tư tăng thêm trong năm 2000, chính điều này đã làm suất hao phí vốn cố định tăng lên và hiệu suất sử dụng tài sản cố định giảm xuống, giảm hiệu quả sử dụng vốn cố định dẫn tới làm giảm hiệu quả sử dụng vốn nói chung của công ty. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty đang có chiều hướng đi xuống, cụ thể là số vòng quay của vốn lưu động trong năm 1998 là 2,85 vòng thìnăm 1999 giảm xuống còn 2,82 vòng và năm 2000 chỉ còn 2,67 vòng, chu kỳ luân chuyển của vốn lưu động tăng lên (134 ngày/ vòng so với 127ngày/ vòng) Công ty bị chiếm dụng vốn quá nhiều, năm 1999 các khoản phải thu chiếm tỷ trọng 33,14% trong tổng vốn lưu động thì năm 2000 con số đó là 34,99%, số ngày để thu hồi các khoản phải thu tăng từ 42 ngày năm 1999 lên 47 ngày năm 2000 tình trạng này đang có chiều hướng tăng lên làm cho công ty đang bị chiếm dụng vốn khá nhiều, giảm hiệu quả sử dụng vốn. Chi phí bán hàng của công ty trong năm qua tăng lên đáng kể, cùng với giá vốn hàng bán đã làm cho tổng chi phí kinh doanh của công ty tăng lên cùng tỷ lệ với tỷ lệ tăng doanh thu. Cán bộ công nhân viên của công ty chưa ý thức hết tránh nhiệm của mình trong công việc được giao Các biện pháp khuyến khích vật chất đối với người lao động chưa được công ty chú ý đúng mức Nguyên nhân khách quan: - Là một đơn vị chuyên kinh doanh dược phảm, các thiết bị dụng cụ y tế mà các mặt hàng chủ yếu của công ty là nhập khẩu từ nước ngoài. Trong khi đó nhà nước ban hành nhiều chính sách nhằm khuyến khích các doanh nghiệp Việt nam nhập khẩu thiết bị máy móc công nghiệp nhằm từng bước hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân, dược phẩm và thiết bị y tế cũng là một sản phẩm của khoa học nhưng nó lại được sử dụng cho nhu cầu chữa bệnh hơn là mục đích kinh tế. Chính vì vậy mà trong trong việc nhập khẩu các sản phẩm này chưa được nhà nước quan tâm một cách đúng mức dẫn đến những khó khăn mà công ty phải gánh chịu. - Là một công ty có quyền xuất nhập khẩu trực tiếp với nước ngoài nên giá vốn hàng bán của công ty luôn chịu sự chi phối của tỷ giá ngoại tệ, việc đồng nội tệ mất giá trên thị trường thế giới đã gây ra không ít khó khăn cho công ty, nó làm cho giá vốn hàng bán của công ty tăng lên, buộc công ty phải tăng giá bán hàng hoá dãn đến doanh thu của công ty không đảm bảo mức kế hoạch đề ra. - Với vai trò là một doanh nghiệp nhà nước chuyên kinh doanh dược phẩm và thiết bị y tế - một loại hàng hoá đặc biệt. Chính vì vậy mà công ty luôn phải có tránh nhiệm trong các vấn đề xã hội. Công ty luôn phải dự trữ một lượng hàng hoá theo đúng yêu cầu của nhà nước để đề phòng thiên tai, bệnh dịch, nhiều khi loại hàng hoá này phải lưu dữ trong kho của công ty trong một thời gian dài, một mặt nó dẫn đến có một số hàng hoá hết hạn sử dụng gây lãng phí mà công ty phải tự bù lỗ, mặt khác nó làm tăng chi phí dự trữ cho công ty làm giảm hiệu quả kinh doanh. Phần III : Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty dược phẩm và thiết bị y tế Hà Nội Mục tiêu và phương hướng chung của công ty dược phẩm và thiết bị y tế Hà Nội trong thời gian tới Mục tiêu của công ty Là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ y tế, công ty dược phẩm và thiết bị y tế Hà Nội là một đơn vị có vai trò quan trọng trong việc đưa ngành y tế của Hà nội nói riêng và của cả nước nói chung từng bước được hiện đại hoá đáp ứng nhu cầu chữa bệnh của nhân dân. Vì thế công ty vừa là một đơn vị hoạt động kinh tế vừa là một đơn vị hoạt động xã hội. Vì vậy những mục tiêu mà công ty đặt ra vừa phải đảm bảo hiệu quả kinh tế vừa phải đảm bảo hiệu quả xã hội. Mục tiêu kinh tế của công ty trong thời gian tới được thể hiện tổng quát qua biểu sau: Biểu 11: Các chỉ tiêu phản ánh mục tiêu của công ty trong thời gian tới Đơn vị: 1000 VNĐ Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2005 Tổng doanh thu 290.000.000 400.000.000 Tổng chi phí 285.000.000 390.000.000 Lợi nhuận trước thuế 2.500.000 4.000.000 Thu nhập bình quân tháng/ người 800 1.200 2. Phương hướng của công ty trong thời gian tới Trong thời gian vừa qua, việc sử dụng vốn của công ty dược phẩm và thiết bị y tế Hà Nội đã đạt được một số kết quả nhất định. Song bên cạnh đó việc quản lý, sử dụng vốn của công ty chưa được tốt mới chỉ đảm bảo cho công ty an toàn về mặt tài chính nhưng hiệu quả kinh doanh chưa cao Từ thực tế đó bước sang năm 2001, để quản lý và khai thác sử dụng tốt hơn các nguồn vốn, công ty đã đề ra một số phương án sau: Thứ nhất: tăng cường đầu tư chiều sâu cho hoạt động tìm kiếm thị trường, tìm hiểu kỹ hơn về nhu cầu khách hàng. Thị trường Hiện nay của công ty chủ yếu là các bệnh viện và hiệu thuốc tại Hà nội và tại các tỉnh miền Bắc những các tỉnh vùng sâu vùng xa chưa được khai thác. Do vậy mục tiêu trong thời gian tới của công ty là phải thâm nhập thị trường này. Tại đây thu nhập của người dân còn thấp nhưng nhu cầu về thuốc chữa bệnh lại khá cao. Đây là một hướng đi đúng bởi nó sẽ giải quyết được vấn đề chi phí kinh doanh, giảm bớt được sự lệ thuộc vào tỷ giá ngoại tệ, đồng thời nó cũng phù hợp với chủ trương của bộ y tế và nó cũng kết hợp được lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội Bên cạnh đó công ty cũng lập kế hoạch chấn chỉnh hoạt động của các khâu cho đồng bộ từ lúc dự đoán nhu cầu, lập kế hoạch nhập khẩu, làm hợp đồng kinh tế, giao nhận và phân phối hàng hoá, đối chiếu các khoản phải thu, tiết kiệm các khoản chi phí. Đây cũng là một khâu rất quan trọng trong công tác tổ chức hoạt động kinh doanh. Để thực hiện được điều này đòi hỏi công ty phải có những biện pháp nhất quán, thống nhất, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận và các cá nhân trong doanh nghiệp. Thứ hai: Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề an toàn người cho người tiêu dùng, xuất phát từ chủ trương đặt sức khoẻ người tiêu dùng lên hàng đầu, bên cạnh việc hoàn thiện thị trường kinh doanh, công ty cũng chú ý đến việc quản lý chất lượng các sản phẩm của mình đang và sẽ lưu hành trên thị trường. Thông qua hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, đội ngũ nhân viên phòng kỹ thuật sẽ đảm nhiệm công việc kiểm tra chất lượng các loại thuốc đang và sẽ lưu hành trên thị trường nhằm ngăn chặn các sản phẩm kém chất lượng, các loại hàng giả trước khi các sản phẩm này đến tay người tiêu dùng. Thứ ba: Hoàn thiện việc phân cấp, phân công quản lý, công ty đã chủ động giao việc cụ thể cho từng đơn vị trực thuộc. Ngày 05 hàng tháng, kế toán của từng đơn vị có đối chiếu cụ thể về doanh thu cũng như các khoản công nợ, các khoản phải thu với phòng tài vụ- kế toán của công ty để có kế hoạch xúc tiến việc thu hồi. Về mặt tài sản cố định, công ty đã lập biên bản bàn giao cụ thể cho từng bộ và cá nhân trong việc bảo quản và giữ gìn, tránh tình trạng hư hỏng, mất mát. Ngoài ra công ty cũng sẽ lập kế hoạch kiểm tra từng loại tài sản trong từng quý. Thứ tư: Điều chỉnh giá bán hàng hoá cho phù hợp với giá nhập khẩu hàng hoá bởi vì công ty là một đơn vị chuyên kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu - một lĩnh vực vốn có rất nhiều lệ thuộc vào tỷ giá ngoại tệ. Từ nét đặc thù đó, công ty đã lập chương trình hành động cụ thể, kịp thời điều chỉnh giá hàng bán để phù hợp với ngoại tệ nhập khẩu đẩm bảo tỷ lệ lãi suất của công ty, tránh tình trạng mất giá của đồng tiền làm giảm vốn trong quá trình kinh doanh. Đây là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Thứ năm: Khai thác triệt để hơn các nguồn vốn mà công ty đang có. Công ty nhận thấy rằng hiện nay nguồn vốn chủ sở hữu trong cơ cấu tổng nguồn vốn của công ty còn quá ít. Điều đó nó cũng có những mặt tích cực nhưng công ty phải chịu chi phí cao dẫn đến giá vốn hàng bán cuả công ty tăng mạnh, mặt khác làm cho khả năng tự chủ về tài chính của công ty giảm xuống. Vì vậy trong thời gian tới công ty cần phải thu hẹp khoảng cách này. II- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty dược phẩm và thiết bị y tế Hà Nội Trên cơ sở phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty dược phẩm và thiết bị y tế Hà Nội trong một số năm qua và những mục tiêu mà công ty đề ra trong thời gian tới em xin mạnh dạn đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty. Đầu tư phát triển chiều sâu hợp lý và có trọng điểm. Trong những năm vừa qua tình hình phát triển của công ty đã đạt được những kết quả nhất định. Nhưng trong năm qua chúng ta thấy rằng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty có chiều hướng đi xuống so với các năm trước, đó là do sự đầu tư của công ty không mang lại kết quả khả quan. Vì vậy trong thời gian tới công ty phải đầu tư trên cơ sở dự đoán nắm bắt nhu cầu thị trường, từ đó đưa ra những giải pháp đúng đắn, tạo ra sự tăng trưởng đồng bộ giúp công ty chiếm lĩnh thị trường đồng thời chiếm lĩnh vai trò chủ đạo của nước trong lĩnh vực dược phẩm - thiết bị y tế. Để thực hiện được mục tiêu năm 2001 để từ đó làm tiền đề cho việc thực hiện mục tiêu năm 2005 thì trong năm tới một mặt công ty nên tăng nguồn vốn kinh doanh. Trong cơ cấu tổng nguồn vốn công ty nên chú trọng đầu tư cho vốn lưu động, vì trong năm 2000 lượng vốn cố định của công ty đã tăng lên một cách đáng kể nhưng chưa phát huy hết năng lực của nó. Chỉ nên đầu tư thêm dụng cụ thiết bị quản lý ở các cửa hàng để thu thập và xử lý thông tin. Trong nguồn vốn huy động thêm công ty nên chú ý nên hạn chế nguồn vốn vay ngắn hạn, một mặt nhằm giảm chi phí, mặt khác làm tăng khả năng tự chủ về tài chính cho công ty. Với mục tiêu doanh thu năm 2001 là 290.000 triệu đồng thì các con số cụ thể công ty cần phải đạt được về hiệu quả sử dụng vốn thể hiện ở biểu sau: Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2000 Năm 2001 So sánh Doanh thu thuần Triệu đồng 268.096 289.997 21.901 Tổng vốn: Vốn cố định Vốn lưu động Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng 105.157 4.963 100.194 107.406 4982 102.424 2.249 19 2.230 Số vòng quay của vốn toàn bộ Vòng 2.55 2.7 0,15 Hiệu suất sử dụng VCĐ đồng 54,01 58,2 4,19 Số vòng quay của VLĐ vòng 2,69 2,82 0,13 Nếu như công ty đạt được những chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn đã nêu ra trong năm 2001 thì công ty đã tiết kiệm được một lượng vốn là 6.318 triệu đồng so với lượng vốn cần có để đạt mục tiêu với các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn năm 2000. Trên cơ sở những kết quả đạt được trong năm 2001, giai đoạn tiếp theo công ty nên tiếp tục bổ sung nguồn vốn kinh doanh của mình bằng nguồn vốn tự có và nguồn vốn vay ngắn hạn để mở rộng quy mô kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu dài hạn trong năm 2005. Để thực hiện được điều này bên cạnh giải pháp đó trong thời gian tới công ty cần xây dựng cho mình một chiến lược dài hạn. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu hướng Hiện nay, mặt khác chính phủ vừa mới ban hành quyết định số 46/2001/ QĐ- TTg ban hành ngày 4/4/2001 về quản lý xuất nhập khẩu hàng hoá, nhằm hoàn thiện hơn nữa chính sách xuất nhập khẩu. Vì vậy thay việc xây dựng kế hoạch nhập khẩu hàng năm công ty phải xây dựng cho mình một chiến lược dài hạn trong 5 năm nhằm nâng cao hiệu quả nhập khẩu Trong những năm qua doanh thu của công ty chủ yếu là nguồn tiêu thụ tân dược, nguồn này luôn đạt doanh thu cao nhất (chiếm tỷ lệ khoảng 50- 60% trong tổng doanh thu của công ty), tiếp đến là mặt hàng y cụ, thiết bị y tế (chiếm khoảng 35-45% doanh thu) còn lại là các hàng hoá khác và nguyên vật liệu nhập về để bán cho các công ty sản xuất thuốc trong nước. Công ty nên tránh tình trạng nhập khẩu những mặt hàng trong nước đã sản xuất được nhằm giảm chi phí vận chuyển, chi phí giao dịch, chí phí dự trữ..., tiếp tục phát huy nhập những thiết bị y tế trong nước còn thiếu và cần thiết cho việc khám chữa bệnh, góp phần nâng cao trình độ và khả năng khám chữa bệnh cho ngành y tế quốc gia. Lĩnh vực hoá mỹ phẩm mà công ty kinh doanh có rất nhiều nhà cạnh tranh nên doanh thu của công ty trong lĩnh vực này cũng rất hạn chế nhưng chi phí cho mặt hàng này là tương đối lớn. Vì vậy trong cơ cấu vốn đầu tư cho từng mặt hàng đặc biệt là vốn lưu động có ý nghĩa rất quan trọng, nó tránh được tình trạng lãng phí của cải vật chất và lao động góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh Tiến hành các biện pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá. Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá giúp công ty tăng nhanh số vòng quay của vốn và giảm được các chi phí về dự trữ. Đây là một biện pháp quan trọng để có thể đạt được những mục tiêu nêu trên. Trong năm 2000 doanh thu của công ty có chiều hướng đi xuống tương đối với lượng vốn được bổ sung vào sản xuất kinh doanh hay nói một cách khác là công ty chưa khai thác hết những tiềm lực sẵn có của mình. Chính điều này đã làm tăng số vòng quay của vốn, suất hao phí của vốn, giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty và kết quả cuối cùng là đã làm mất một phần lợi nhuận quan trọng của công ty. Vì vậy vấn đề làm sao để đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá làm tăng doanh thu cho công ty là một vấn đề cấp bách hiện nay. Trên cơ sở lượng vốn đầu tư cho kinh doanh từng mặt hàng mà công ty chú trọng vào doanh thu của từng mặt hàng đó để có thể đem lại hiệu quả cao nhất, khi mà hiện nay Bộ y tế chủ trương hạn chế nhập khẩu những hàng hoá mà trong nước đã có khả năng sản xuất thì công ty nên chú trọng đầu tư đúng mức đối với các loại nguyên vật liệu nhập khẩu để bán cho các công ty sản xuất thuốc trong nước, còn đối với các loại thiết bị dụng cụ y tế công ty nên chú ý đến tình hình tài chính của các đơn vị có nhu cầu. Hiện nay hầu hết các đơn vị sử dụng các thiết bị y tế đều bị hạn chế về vốn, vì vậy cân nhắc đúng tình hình tài chính của các đơn vị đó giúp cho công ty tránh được tình trạng lãng phí vốn, giảm được các khoản phải thu, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Cụ thể doanh thu của từng mặt hàng trong năm 2001 của công ty được thể hiện ở bảng sau: Loại mặt hàng Đơn vị Doanh thu Thuốc: Thuốc chữa bệnh Thuốc bổ Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng 159.500 95.700 63.800 Thiết bị y tế Triệu đồng 55.825 Nguyên vật liệu Triệu đồng 11.165 Hàng hoá khác Triệu đồng 4.785 Để đạt được mục tiêu doanh thu nói chung và mục tiêu doanh thu của từng loại mặt hàng nói riêng, thì trong năm tới công ty phải xác định được thời gian vận động của hàng hoá ở mức cần thiết để dạt được doanh thu đó. Năm 2000 thời gian vận động của vật tư hàng hoá của công ty trung bình là gần 45 ngày cao hơn so với năm 1999 là hơn 3 ngày. Đây chính là một nguyên nhân chính làm cho doanh thu của công ty trong năm 2000 tăng ít hơn so với các năm trước. Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2001 Tổng doanh thu Triệu đồng 290.000 Vật tư hàng hoá tồn kho trung bình Triệu đồng 33.000 Thời gian vận động của vật tư hàng hoá Ngày 41 Trong điều kiện cạnh tranh khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường thì chi phí đề giữ một khách hàng chỉ bằng 1/3 chi phí tìm kiếm một khách hàng mới do đó trong việc mở rộng thị trường công ty phải đặc biệt quan tâm đến khách hàng truyền thống vốn có của mình. Điều này nó vừa giữ được khách hàng cho công ty vừa nâng cao uy tín của công ty trên thị trường. Để thực hiện tốt nguyên tắc đó và đạt được mục tiêu cụ thể nêu trên trong thời gian tới công ty cần áp ụng một số biện pháp sau đây: Có chính sách ưu đãi đối với những khách hàng truyền thống như có thể giảm giá, tặng quà đi kèm sản phẩm.....Đây là một công việc vô cùng quan trọng để giữ khách hàng và tạo ra một uy tín lớn đối với công ty. Để khuyến khích khách hàng sử dụng những sản phẩm mới, công ty cần mở rộng các hình thức dịch vụ tư vấn, phổ biến cách sử dụng sản phẩm. Đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng nhằm tiếp cận với khách hàng, không thụ động chờ khách hàng tìm đến. Công ty nên chú trọng vào đội ngũ Marketing để nghiên cứu, nắm bắt nhu cầu thị trường, tìm hiểu tâm lý, những khúc mắc của người tiêu dùng, qua đó cung cấp những sản phẩm thoã mãn nhu cầu của khách hàng Khuyến khích lực lượng bán hàng chú trọng đến việc thu thập thông tin từ phía khách hàng. Đây là một việc làm hết sức quan trọng, nó xảy ra hàng ngày và thường xuyên thay đỗi. Nắm bắt được những thông tin cập nhật từ khách hàng công ty sẽ có những điều chỉnh kịp thời tránh được tình trạng vấn đề không được giải quyết lâu ngày dẫn đến mất khách hàng. Tiến hành các biện pháp hạn chế tình trạng chiếm dụng vốn Trong năm 2000 chúng ta thấy lượng vốn công ty bị chiếm dụng là khá lớn chiếm tỷ trọng gần 35% trong tổng vốn lưu động, tăng gần 117% so với năm 1999. Thời gian để thu hồi các khản phải thu trung bình là 46,7 ngày. Chính tình trạng bị chiếm dụng vốn quá nhiều này đã dẫn đến công ty phải đi vay ngắn hạn để có đủ lượng vốn lưu động cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí tăng lên, làm giảm số vòng quay của vốn lưu động dẫn đến giảm hiệu quả kinh doanh của công ty. Lượng vốn bị chiếm dụng nhiều một mặt là do công ty muốn nhanh chóng mở rộng thị trường của mình nên đã bán chiụ cho khách hàng khá nhiều, mặt khác là công ty không quan tâm đúng mức đến việc thu hồi. Vì vậy trong thời gian tới công ty cần phải hoạch định cho mình một kế hoạch cụ thể về các khoản phải thu, nhằm đạt được hiệu quả sử dụng vốn như trên đã nêu. Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2001 Tổng doanh thu Triệu đồng 290.000 Các khoản phải thu trung bình Triệu đồng 33.800 Thời gian thu hồi các khoản phải thu Ngày 42 Thực hiện được mục tiêu trong năm 2001 thì công ty sẽ dễ dàng hơn trong việc thực hiện mục tiêu dài hạn năm 2005. Nhưng để có thể thực hiện được những mục tiêu cụ thể đó trong thời gian tới công ty nên tiến hành một số biện pháp sau: Đánh giá đúng lượng nhu cầu của thị trường trong từng khu vực để có kế hoạch phân phối hàng hoá tránh tình trạng nơi thừa nơi thiếu dẫn tới tăng chi phí vận chuyển, bảo quản dự trữ. Để dự đoán đúng nhu cầu thuốc của từng thị trường công ty có thể sử dụng phương pháp dựa trên cơ sử quản lý các dịch vụ y tế. Nội dung của phương pháp này bao gồm: + Dựa trên số liệu đăng ký hành nghề của tất cả các đơn vị thuộc dịch vụ y tế nhà nước hay dịch vụ y tế tư nhân. +Chi tiết hoá đầy đủ các loạ hình dịch vụ y tế có dùng thuốc: - Chuẩn đoán bệnh - Điều trị bệnh nội trú - Điều trị bệnh ngoại trú. - Dịch vụ sinh đẻ, kế hoạch hoá gia đình - Dịch vụ tai, mũi, họng, nha khoa.... + Quản lý được tình trạng bệnh của dân cư địa phương, tính toán số lượt bệnh nhân, số loại bệnh nhân của các loại bệnh tật. +Dựa vào kỹ thuật điều trị và thực tế sử dụng thuốc qua số liệu nhập, sử dụng +Phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu thuốc kỳ tới Cùng với việc đánh giá khả năng cung ứng của các công ty cùng ngành và chiến lược của công ty để đưa ra từng thị trường một lượng hàng hoá phù hợp. Đánh giá đúng tình hình tài chính của bạn hàng khách hàng trước khi ký kết hợp đồng nhằm hạn chế tới mức thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra. Trong hợp đồng kinh tế cần quy định rõ về các khoản thế chấp, các khoản phạt do chậm thanh toán. Trong khi thực hiện hợp đồng cần có các biện pháp nhắc nhở, thúc giục để đối tác thực hiện những cam kết đã ghi trong hợp đồng, tích cực thực hiện công tác thu hồi các khoản phải thu. Điều chỉnh kịp thời giá bán hàng Trong tình hình biến động của tình hình kinh tế thế giới, đồng tiền Việt nam rất hay bị giảm giá trị, điều đó cũng đồng nghĩa với việc giá vốn hàng bán của các công ty nhập khẩu nói chung và công ty dược phẩm và thiết bị y tế Hà Nội nói riêng, bởi nó sẽ làm tăng chi phí cho công ty trong khi giá bán hàng hoá lại ít thay đỗi hay thay đỗi rất ít. Vì vậy chỉ cần một sự biến động rất nhỏ của tỷ giá ngoại tệ có thể ảnh hưởng rất xấu đến lợi nhuận của công ty. Do đó công ty cần có những biện pháp điều chỉnh giá bán hợp lý đối với sự thay đỗi của tỷ giá hối đoái, nếu như công ty nâng mức giá bán quá cao thì sẽ làm giảm lượng hàng hoá tiêu thụ còn nếu như ở mức giá thấp thì công ty sẽ mất đi một khoản lợi nhuận tương đối lớn của mình. Bên cạnh việc điều chỉnh giá bán thì không phải lúc nào và trong trường hợp nào cũng có thể làm được. Cho nên công ty cần tìm cho mình một thị trường tiêu thụ hàng nội (hàng do công ty sản xuất được) như mở rộng mạng lưới bán hàng ra các tỉnh vùng sâu vùng xa. Nếu công ty làm được điều đó thì sẽ giúp cho công ty giảm bớt được sự lệ thuộc vào tỷ giá ngoại tệ và giảm được chi phí kinh doanh Tiến hành trích, phân bổ và sử dụng quỹ khấu hao hợp lý Hiện nay công ty đang trích khấu hao theo quy chế ban hành kèm theo quyết định số 1062 và áp dụng thời gian trích khấu hao theo khung thời gian cũ. Cho nên công ty nên áp dụng khung thời gian mới theo quy định số 166/1999/QĐ-BTC (ban hành ngày 30/12/1999) Hiện nay công ty đang áp dụng ty lệ khấu hao cho từng nhóm tài sản cố định, nhưng trong số tài sản cố định của công ty nhà cửa vật kiến trúc luôn chiếm một tỷ trọng lớn, mà đó là một loại tài sản cố định khấu hao lâu năm do đó tỷ lệ khấu hao thấp dẫn đến tỷ lệ khấu hao nói chung của tài sản cố định là thấp. Việc tăng tỷ lệ khấu hao không những cũng sẽ giúp cho công ty nhanh thu hồi vốn cố định mà còn giúp chi công ty giảm được một khoản thuế thu nhập phải nộp. Vì vậy trong thờ gian tới công ty nên tăng tỷ lệ khấu hao bình quân lên 10%. Nếu như trong năm 2000 tỷ lệ khấu hao của công ty là 10 % thì ta sẽ tính được số tiền công ty tiết kiệm được sẽ là như sau: Chỉ tiêu Tỷ lệ khấu hao 5,2% Tỷ lệ khấu hao 10% Doanh thu thuần 268.095.566 268.095.566 Chi phí không kể khấu hao 265.639.213 265.639.213 Lãi không kể khấu hao 2.456.353 2.456.353 Khấu hao 258.905 496.327 Thu nhập chịu thuế 2.197.448 1.960.026 Thu nhập ròng 1.494.264 1.332.817 Luồng tiền thu vào sau thuế 1.753.169 1.829.144 Như vậy trong năm 2000 nếu công ty tăng tỷ lệ khấu hao lên 10% thì công ty sẽ tiết kiệm được một khoản thuế thu nhập phải nộp là (2.197.448.000 - 1.960.026.000)x32% = 75.975.000 VNĐ. Số tiền này được công ty thu lại cho vào quỹ khấu hao của công ty. Do vậy mặc dù lợi nhuận của công ty tuy có giảm xuống nhưng thực chất số tiền công ty thu vào đã tăng gần 76 triệu đồng. 6. Nâng cao trình độ người lao động và Tăng cường chính sách khuyến khích vật chất Con người là yếu tố quyết định đến sự phát triển lâu dài của mỗi doanh nghiệp. Mục tiêu của công ty là có một đội ngũ nhân viên đứng bán hàng có trình độ đại học, vì vậy trong thời gian tới công ty cần đẩy mạnh công tác đào tạo và đào tạo lại những nhân viên của công ty chưa đủ tiêu chuẩn nêu trên. Một vấn đề mà công ty chưa chú trọng đúng mức đó là năng lực của đội ngũ trình dược viên, có thể nói rằng năng lực của đội ngũ trình dược viên có ảnh hưởng rất lớn đến việc mở rộng thị trường tăng doanh thu cho công ty. Hiện nay đội ngũ trình dược viên của công ty vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc, vì vậy trong thời gian tới công ty cần tuyển chọn những nhân viên đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành dược phẩm có năng lực, trẻ, nhiệt tình cho đi học thêm về kiến thức marketing tại các trường đại học, có thể theo hình thức tại chức hoặc văn bằng hai và tạo điều kiện về vật chất cũng như tinh thần cho họ trong quá trình học tập Khi các bộ phận và cá nhân được giao kế hoạch và doanh số bán hàng theo từng nhóm mặt hàng trong từng tháng, quý, hoặc năm thì từng bộ phận, cá nhân đó sẽ có nhận thức, có phương hướng phấn đấu hoàn thành kế hoạch được giao. Để thực hiện được điều đó thì phải có chính sách khen thưởng, khuyến khích vật chất phù hợp, đây là một là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để khuyến khích người lao động làm việc và cống hiến hết mình cho công ty, họ cảm thấy mình là một phần không thể thiếu được của công ty, và những đóng góp của họ được công ty ghi nhận và họ được một phần thưởng xứng đáng với những công sức mà họ đã bỏ ra. Khi một bộ phận, cá nhân hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đề ra, công ty nên áp dụng hình thức khen thưởng luỹ tiến (phần thưởng sẽ tăng dần theo tỷ lệ tương ứng với mức phần trăm hoàn thành vượt kế hoạch). Tuy nhiên bên cạnh chính sách khen thưởng công ty cũng cần áp dụng các biện pháp kỹ luật đối với những cá nhân, bộ phận không hoàn thành kế hoạch những cá nhân vi phạm điều lệ, nội quy, quy phạm của công ty 7. Tăng cường hơn nữa công tác phân công phân cấp quản lý Là một doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thương mại, công ty cần có phương thức hoạt động cần thiết là phải lập kế hoạch khoán doanh số cho từng bộ phận. Vì vậy công ty cần tăng cường công tác giám sát, quản lý mạng lưới bán buôn, bán lẽ, các đơn vị trực thuộc công ty tránh tình trạng chỉ chăm lo đến phát triển mà dẫn đến không kiểm soát nỗi, gây thất thoát tài sản, hàng hoá cho công ty. Muốn vậy công ty nên áp dụng một biện pháp quản lý giám sát đơn giản là khoán cho từng bộ phận, từng bộ phận lại giao khoán khu vực cho từng cá nhân hoặc khoán nhóm sản phẩm thành những nhóm nhỏ để tạo điều kiện chiếm lĩnh thị trường, tăng cường các hoạt động bán hàng nhằm tăng doanh thu cho công ty. Cách này sẽ giúp cho công ty dễ quản lý được số lượng, doanh thu. Qua đó công ty có thể điều chỉnh giữa các khâu sao cho phù hợp với thị hiếu của khách hàng, đáp ứng nhu cầu một cách nhanh nhất và hợp lý. 8. Đẩy mạnh vai trò của bộ phận tài chính kế toán trong công ty đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Bộ phận tài chính của công ty là nơi đánh giá cuối cùng về hiệu quả tổng hợp sử dụng vốn, tài sản. Hàng năm định kỳ vào ngày 31/12 sẽ tiến hành kiểm kê đánh giá lại tài sản theo yêu cầu của nhà nước cũng như bản thân công ty, xác định đúng giá trị của từng loại tài sản. Bộ phận quản lý tài chính của công ty phải tiến hành công việc kiểm tra các chế độ sử dụng vốn. Có thể nói rằng có một vai trò rất quan trọng trong việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Hiện nay công tác công tác tài chinh kế toán của công ty còn khá lỏng lẻo, các thủ tục còn nhiều phức tạp tốn nhiều thời gian và tiền của, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Vì vậy trong những năm tới cần đẩy mạnh vai trò của hệ thống kế toán tài chính, thực hiện tốt nhiệm vụ và chức năng của mình. Thông qua đó ban giám đốc có được những quyết định chính xác, kịp thời trong quá trình sản xuất kinh doanh. Muốn thực hiện được điều đó công ty cần áp dụng một số giải pháp sau đây: - Hoàn thiện hơn nữa hệ thống sổ sách theo dõi tình hình biến động về tài sản và vốn, báo cáo tình hình tài chính, tránh việc đầu tư tràn lan không có trọng điểm hoặc không mang lại hiệu quả. Tình hình tài chính tốt, sổ sách rõ ràng có thể giúp công ty vay vốn mở rông hoạt động kinh doanh hoặc thu hút vốn thông qua các hình thức liên kết liên doanh Tính mức khấu hao, phân bổ khấu hao cho từng đối tượng sử dụng và sử dụng tiền khấu hao một cách hợp lý, xây dựng kế hoạch tu bổ tài sản cố định Thực hiện đối chiếu số liệu của mình với từng đơn vị cá nhân, đánh giá chính xác các số liệu đó theo định kỳ từng tháng. Đưa ra phương thức huy động vốn, chuẩn bị tốt ngoại tệ cho công tác nhập khẩu hàng hoá. Sử dụng phương pháp phân tích tài chính Dupont trong công tác quản trị tài chính trong công ty. Một số kiến nghị với nhà nước Những mục tiêu, phương hướng và những biện pháp đề ra sẽ không đạt hiệu quả cao nếu bị ảnh hưởng không tốt của môi trường vĩ mô trong đó những chính sách kinh tế của nhà nước có một vai trò quan trọng. Vì vậy để công ty có thể đạt được những mục tiêu cũng như tạo việc thuận lợi cho quá trình tiến hành các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước cần phải xem xét, điều chỉnh những vấn đề sau: - Cần có một chính sách đúng đắn đối với hàng nhập khẩu. Đứng trước nguy cơ hàng ngoại tràn lan. Bộ y tế đã có những chỉ thị hạn chế nhập khẩu một số mặt hàng mà trong nước có thể sản xuất được. Đây là một chỉ thị đúng đắn nhằm bảo vệ thị trường thuốc nội địa, tạo điều kiện cho nền công nghiệp dược phẩm trong nước phát triển. Song điều này lại gây khó khăn cho công ty dược phẩm và thiết bị y tế Hà Nội. Trên thực tế, nền công nghiệp dược phẩm của nước ta Hiện nay đang phát triển, việc áp dụng những dây chuyền sản xuất có công nghệ hiện đại còn một số hạn chế nên chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng. Hiện nay ngành công nghiệp dược Việt Nam chủ yếu là công nghiệp bào chế, hiện có 99 doanh nghiệp nhà nước bào chế thuốc tân dược, phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó 12 doanh nghiệp thuộc tổng công ty dược Việt Nam, 6 doanh nghiệp thuộc các Bộ khác và 72 doanh nghiệp địa phương, nhìn chung tình trạng về máy móc thiết bị là khá lạc hậu - Trình độ công nghệ lạc hâu 81,8% - Trình độ công nghệ trung bình 5,5% - Trình độ công nghệ khá 11,8% - Trình độ công nghệ tốt 1,6% Vì vậy trong thời gian tới Bộ y tế cần có những giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty dược phẩm có đủ điều kiện nhập thêm một số mặt hàng mà trong nước sản xuất chưa đạt được chất lượng tốt để phục vụ nhu cầu chữa bệnh cũng như tăng thêm lợi nhuận cho các công ty . Ngoài ra, để phòng ngừa các tệ nạn xã hội, một số loại biệt dược đã bị nhà nước kiểm soát chặt chẽ, hạn chế nhập khẩu. Nhưng nếu những loại biệt dược này được sử dụng đúng mục đích thì chúng lại có những tác dụng rất tốt đối với người bệnh. Chính vì vậy nhà nước đã làm giảm số lượng một loại mặt hàng mà nhu cầu trong nước rất cần và công ty có khả năng cung cấp. Vì vậy nhà nước cần có sự điều chỉnh hợp lý giữa lợi ích xã hội và lợi ích kinh tế nhằm tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động động trong lĩnh vực dược phẩm và thiết bị y tế nên công ty phải xây dựng một quy chuẩn về mục tiêu xã hội, là công cụ cho công tác xã hội. Một số mặt hàng đặc chủng phục vụ cho việc ngăn chặn các bệnh sịch, các bệnh xã hội cần loại bỏ, một số thuốc dự trữ cho thiên tai, phòng chống lũ lụt.... luôn được dự trữ tại kho của công ty. Đây là một lượng hàng hoá lớn, nhiều khi phải nằm trong kho trong một thời gian dài trở nên quá thời hạn sử dụng, công ty phải bỏ đi cộng thêm với chi phí dự trữ. Nhưng phần vốn này công ty vẫn phải chịu và không được nhà nước bù lỗ. Thiết nghĩ đây là một vấn đề mà nhà nước cần quan tâm giải quyết tạo điều kiện cho công ty tién hành hoạt động kinh doanh của mình một cách thuận lợi. Trên thị trường Hiện nay có rất nhiều thuôc giả đang được lưu hành. Đây là một vấn đề cần phải được ngăn chặn kịp thời, nó không những ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người tiêu dùng mà còn làm giảm uy tín, doanh thu cho công ty. Vì vậy trong thời gian tới nhà nước cần phải có những biện pháp nghiêm khắc đối với những tổ chức, cá nhân sản xuất và buôn bán thuốc giả trên thị trường Nhà nước cần cố gắng điều chỉnh tỷ giá hối đoái ở mức ổn định. Điều này có lợi cho các doanh nghiệp Việt nam kể cả doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp nhập khẩu, nó giúp doanh nghiệp giảm bớt sự lệ thuộc vào tỷ giá ngoại tệ trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Kết luận Hiệu quả sử dụng vốn là một trong những vấn đề trọng tâm mà bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động trong cơ chế thị cũng phải quan tâm. Vì vậy mà nó đòi hỏi các nhà quản trị phải luôn tìm ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Kỳ vọng để có được một lợi thế cạnh tranh vượt trội so với các doanh nghiệp trong ngành của công ty dược phẩm và thiết bị y tế Hà Nội là chưa rõ ràng. Mặc dù đã dạt được một số thành quả nhất định song còn nhiều vấn đề phải giải quyết trong công ty trong đó có vấn đề hiệu quả sử dụng vốn. Điều đó đòi hỏi công ty phải cố gắng nhiềuhơn trong quá trình hoạt động của mình, tìm ra những biện pháp thích hợp nhất, tối ưu nhất nhằm hoàn thiện công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Đó là nhiệm vụ tối cần thiết và được đạt ra như một nhiệm vụ để tồn tại, đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Trong thời gian thực tập tuy không phải là nhiều song em cũng mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty dược phẩm và thiết bị y tế Hà Nội. Do thời gian cũng như trình độ kiến thức của em còn hạn chế, nên vấn đề này chưa được đề cập một cách đúng mức, do đó nó cần phải được ngiên cứu thêm. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.s Trần Thị Thạch Liên đã giúp em hoàn thành luận văn này

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0146.doc
Tài liệu liên quan