Đề tài Một số biện pháp nhằm phát triển đa dạng hoá sản phẩm tại nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép

Là đơn vị sản xuất kinh doanh, Công ty không thể làm ngơ trước những nhu cầu, trước những thay đổi của thị trường, nhất là những nhu cầu nằm trong khả năng mà Công ty có thể đáp ứng được. Thực hiện đa dạng hoá sản phẩm, Công ty buộc phải bám sát nhu cầu thị trường. Đây là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng và trực tiếp quyết định đến sự sống còn của Công ty. Chẳng hạn, Công ty không thể đưa về thị trường nông thôn loại máy tiện đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và trình độ chính xác trung bình, kiểu dáng mẫu mã đẹp nhưng giá cả lại cao hơn giá thị trường hàng triệu đồng. Điều này là không hợp lý đặc biệt với thị trường nông thôn và chắc chắn Công ty sẽ khó tiêu thụ được. Khách hàng là những người tiêu dùng vô cùng tinh ý, nhạy cảm và khó tính. Họ sẽ xem xét tìm hiểu và chuyển sang tiêu thụ một loại máy tiện đạt yêu cầu về kỹ thuật và độ chính xác như chiếc máy trên nhưng bù lại giá cả hợp lý hơn và do đó sẽ tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ. Có thể nói rằng, nghiên cứu thị trường nhằm đáp ứng được đúng yêu cầu của người tiêu dùng là vấn đề cần thiết và hết sức cụ thể đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Trên thực tế điều này đã được chứng minh bằng hoạt động cả Công ty. Thời kỳ đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường, Công ty phải đối mặt với những khó khăn tưởng chừng như không có lối thoát, đặc biệt là về vấn đề thị trường sản phẩm chủ lực là máy công cụ và không tiêu thụ được thì cũng đồng nghĩa với việc ngừng sản xuất kinh doanh, đóng của Công ty. Trước thách thức đó, Công ty đã cử nhiều đoàn cán bộ xuống từng cơ sở sản xuất kinh doanh, điều tra nghiên cứu nhu cầu và ký các hợp đồng sản xuất. Bên cạnh đó, nhờ nhanh nhạy nắm bắt được thời cơ, Công ty đã đầu tư dàn thép cán để sản xuất đáp ứng cho nhu cầu xây dựng đang ngày càng tăng nhanh. Các thiết bị và phụ tùng mà Công ty cung cấp cho các ngành như: Đường mía, xi măng, Thuỷ điện, khai khoáng.đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và độ bền cao do đó được các bạn hàng tín nhiệm. Hiện nay, Công ty đang là cơ sở dẫn đầu trong toàn quốc về việc cung ứng phụ tùng thiết bị cho ngành mía đường. Như vậy, nhờ bám sát nhu cầu thị trường, cung cấp nhanh và đúng các sản phẩm mà người tiêu dùng cần, thị trường có khả năng tiêu thụ,

doc60 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1346 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm phát triển đa dạng hoá sản phẩm tại nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng 3 năm 1997- 1999. Kết quả sản xuất kinh doanh được thể hiện ở bảng tổng kết sau: Bảng 7: Kết quả sản xuất kinh doanh 1997- 1999. Các chỉ tiêu Đơn vị tính 1997 1998 1999 Khối lượng sản phẩm Hàng gia công Hàng khai thác Giá trị tổng sản lượng Hàng gia công Hàng khai thác Tổng doanh thu Hàng gia công Hàng khai thác Nộp ngân sách Lương bình quân Lợi nhuận Tấn Tỷ đồng Tỷ đồng Triệu đồng đồng Triệu đồng 36 30 6 1,22 0,84 0,38 1,68 1,15 0,53 78 410.000 210 78 75 3 0,92 0,73 0,19 1,33 1,08 0,25 63 360.000 160,6 91 83 8 1,049 0,88 0,269 1,436 0,926 0,41 60 380.000 130 Bước sang năm 1999 tổng số lao động chưa có việc làm của nhà máy là 60%. Cho đến tận tháng 4- 1999 Công ty mới giao cho nhà máy một số mặt hàng gia công phục vụ công trình Phả Lại II và YALY nhưng cũng chỉ đủ việc làm cho nhà máy tới tháng 9. Cuối tháng10, nhà máy phải gửi 50 công nhân sang đơn vị bạn để tạo điều kiện thu nhập cho lao động trong nhà máy. Năm 1999 nhà máy gặp nhiều khó khăn, thể hiện ở các mặt sau: - Do ít việc làm, địa điểm công trình xa, đội ngũ gián tiếp nhiều nên việc tổ chức sản xuất và quản lý lao động của nhà máy chưa được chặt chẽ. Công tác giám sát vật tư, tổ chức sản xuất không thống nhất giữa định mức và thực tế cho nên khi quyết toán thường bị chậm, chất lượng sản phẩm còn kém do trình độ tay nghề công nhân chưa cao, chưa thạo việc, do máy móc không chuyên dụng và qui trình công nghệ chưa hợp lý.Các yếu tố trên làm ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao động, tới hiệu quả kinh doanh, tới cơ hội tìm kếm thị trường của nhà máy thấp. Bước sang năm 2000, để nhà máy thực sự tồn tại và phát triển ổn định thì nhà máy phải xây dựng được một hệ thống các giải pháp đồng bộ mang tính cách mạng từ yếu tố con người đến yếu tố thị trường, từ chiến lược kinh doanh đến phương pháp thực hiện. Đó là bài toán khó đặt ra không chỉ đối với lãnh đạo nhà máy, Công ty mà thậm chí cả lãnh đạo Tổng Công ty.Chọn các giải pháp nào có khả thi trong hoàn cảnh sản xuất cầm chừng của nhà máy đang được cấp trên quan tâm. Trước mắt trong năm 2000 lãnh đạo nhà máy duy trì được như năm 1999 với mục tiêu cụ thể là: Giá trị tổng sản llượng: 1,2 tỷ đồng Lợi nhuận : 0,3 tỷ đồng Lương bình quân : 380.000 đồng/người/ tháng 2. Phân tích thực trạng đa dạng hoá sản phẩm tại nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép. a. Sự cần thiết phải đa dạng hoá sản phẩm tại nhà máy. Cũng như hầu hết các doanh nghiệp công nghiệp ra đời trong cơ chế KHH tập trung, ngay từ ngày đầu thành lập nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép được trang bị máy móc thiết bị và đào tạo nguồn lao động chỉ để phục vụ cho việc chuyên môn hoá các dịch vụ sửa chữa trung đại tu các loại ôtô, máy động lực, máy kéo... của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Sau năm 1996 nhà máy được chuyển về Tổng Công ty lắp máy Việt nam thuộc Bộ Xây dựng. Với các nhiệm vụ mới phục vụ cho ngành xây lắp nhà máy đã tỏ ra có nhiều bất cập trong công tác xây dựng chiến lược kinh doanh, tổ chức sản xuất ...Với hệ thống máy móc thiết bị chuyên dùng, nguồn lao động có chuyên môn khác biệt việc chế tạo sản phẩm phục vụ cho xây lắp là điều khó đối với nhà máy. Một vấn đề đặt ra với nhà máy là cần phải tìm một hướng đi mới sao cho phù hợp với đặc điểm kinh tế kỹ thuật và tạo ra hiệu quả sản xuất kinh doanh tối ưu. Trải qua 4 năm 1996-1999 vừa tìm tòi, vừa cố gắng nhà máy bước đầu đã ghi nhận một số kết quả đáng mừng. Cho dù kế hoạch cấp trên giao ít cũng như không ổn định, máy móc thiết bị thiếu và người lao động chưa quen việc nhưng nhà máy vẫn hoàn thành các kế hoạch của Công ty giao. Bước đầu nhà máy đã tìm được thị trường mới nhằm tận dụng các nguồn lực có sẵn như máy móc thiết bị, công nhân, quản lý. Trong 3 năm giá trị hàng hoá dịch vụ mà nhà máy tự khai thác thường chiếm từ 28% đến 31% và chiếm tới gần 29% tổng doanh thu. Mặc dù là nhà máy thực hiện chuyên môn hoá sản xuất nhưng qua kết quả sản xuất kinh doanh mà đặc biệt là kết quả sản xuất kinh doanh những mặt hàng ngoài kế hoạch, lãnh đạo nhà máy đã nhận thức được tầm quan trọng của việc mở rộng thị trường sản phẩm, sản xuất sản phẩm theo hướng mở rộng chủng loại, đa dạng hoá các loại hình sản xuất dịch vụ nhằm tận dụng tối đa nămg lực máy móc thiết bị, khai thác triệt để tiềm năng người lao động của nhà máy để phấn đấu ổn định sản xuất cũng như phấn đấu đạt các chỉ tiêu kinh tế như giá trị tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận , lương, nôp ngân sách... Đứng trước sự chuyển đổi cơ chế quản lý, có thể nói giai đoạn 1996-1999 nhà máy gặp rất nhiều khó khăn trong công tác sản xuất kinh doanh. - Sản xuất các mặt hàng mới thì nhà máy không đủ máy móc thiết bị cũng như chưa có đội ngũ công nhân chuyên ngành. - Dịch vụ sửa chữa truyền thống gần như không có vì chức năng nhiệm vụ mới của nhà máy được Tổng Công ty qui định khác: sản xuất thiết bị và lắp đặt thiết bị mới... Năm 1997, danh mục máy móc thiết bị nhà máy cần phải được đầu tư mới để phục vụ cho việc sản xuất lắp đặt kết cấu thép là: Bảng 8: Máy móc thiết bị cần đầu tư Tên máy móc thiết bị Đơn vị tính Sản lượng cần có Đơn giá (USD) Công suất Máy cắt đột 40 tấn Máy cắt đột 8 tấn Máy cắt đột 25 tấn Máy búa các loại Máy lốc tôn Máy lốc ống Máy cắt hơi tự động Máy cắt hơi tay Máy hàn argong Máy nén khí Cẩu ngang Cẩu trục đứng Lò tôi Lò gang thép Cái - - - - - - - - - - - - - 3 1 1 6 2 1 6 10 2 3 1 3 1 1 4000 1200 2000 800 12.000 4300 6000 500 3800 1300 25.000 6000 11.000 35.000 35 kw 10 kw 25 kw Từ 25- 30 kw 80 kw 125 kw 25 at 11 at 25 TCK 25 at 80 kw 15 tấn 1 tấn/ca 1 tấn/ ca Riêng khoản đầu tư mới đã lên tới 104.000 USD tương đương 1,5 tỷ đồng, đó là chưa kể đến các chi phí cho việc đào tạo lại chuyên môn của người lao động, thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý, cơ cấu sản xuất cũng như việc thay đổi sắp xếp lại các dây chuyền sản xuất cũ, lắp đặt dây chuyền sản xuất mới. Mặt khác đầu tư mới sẽ dẫn đến việc chuyển máy móc thiết bị cũ ra khỏi nhà máy. Chuyển đi đâu, chi phí cho công tác bảo duỡng về chuyển số máy móc thiết bị mới này như thế nào cũng là vẫn đề hết sức nan giải của nhà máy trong hoàn cảnh nhà máy và Công ty thiếu vốn trầm trọng. Xuất phát từ ý tưởng ban đầu là tìm việc làm để ổn định đời sống công nhân, qua từng bước thử nghiệm nhà máy đã dần nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc mở rộng cơ câú dịch vụ sản phẩm phục vụ nhu cầu thị trường. Trong 3 năm 1996- 1998 danh mục dịch vụ và sản xuất sản phẩm của nhà máy từng bước được tạo lập theo các số liệu thống kê sau: (trang bên) Tuy tỷ trọng doanh thu của các sản phẩm dịch vụ do nhà máy khai thác còn thấp so với tổng doanh thu nhưng điều đó đã chứng tỏ hướng đi đúng của nhà máy trong việc xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp với hoàn cảnh của nhà máy trong giai đoạn chuyển đổi. Việc nhà máy mở rộng loại hình kinh doanh và sản xuất sản phẩm đã góp phần vào việc tạo doanh thu, lợi nhuận, từng bước tạo công việc, thu nhập cho người lao động trong nhà máy giúp nhà máy dần ổn định. b. Thực trạng công tác đa dạng hoá sản phẩm tại nhà máy. Cho tới năm 1999, tại nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép tồn tại hai hướng chuyên môn hoá chính là: -Chuyên môn hoá dịch vụ sửa chữa ôtô, máy động lực... Loại hình CMH này xuất phát từ cơ sở ban đầu của nhà máy là xưởng sửa chữa ôtô của Bộ Nông trường. -Chuyên môn hóa sản xuất thiết bị và kết cấu thép. Loại hình CMH này được hình thành từ nhiệm vụ, chức năng mới của nhà máy từ khi nhà máy chuyển sang Bộ Xây dựng. Thực tế sản xuất kinh doanh của Nhà máy trong thời gian qua chính là việc kết hợp giữa sản xuất và dịch vụ. Vì vậy đa dạng hoá của nhà máy luôn xoay quanh 2 trọng tâm chính là CMH sửa chữa và CMH sản xuất thiết bị xây lắp. Bảng 9: Tình hình thực hiện chế tạo sản phẩm dịch vụ khai thác Tên sản phẩm dịch vụ Đơn vị tính 1996 1997 1998 SL DT (Nghìn đông) Tỷ trọng SL DT (nghìn đồng) Tỷ trọng SL DT (nghìn đồng) Tỷ trọng Tên sản phẩm: 1. Máy tuốt lúa đạp chân. 2. Máy tuốt lúa có động cơ 3. Bàn tẽ ngô thủ công 4. Xe cải tiến 5. Phụ tùng thay thế 6. Bánh lồng Tên dịch vụ 1. Cân bơm cao cấp 2. Mài khuỷu 3.Thay tổng thành 4. Thay hơi 5. Đóng thuỳ bệ 7.Trung, đại tu Cái - - - kg Cái Cái - Lần Bộ - Cần 13 8 50 50 500 12 60 30 6 40 12 3 300 1200 150 150 6 600 40 120 1200 600 4300 15.000 2,2% 5,6% 4,3% 4,3% 1,7% 4,1% 1,4% 2% 4,1% 13,9% 30% 26% 15 12 26 40 700 15 80 53 7 50 15 4 300 1150 130 150 6,2 600 40 60 1200 600 4500 15.000 2,2% 6,75% 1,,65% 2,9% 2,1% 19,9% 1,5% 1,5% 4,1% 14,7% 33% 29,3% 10 15 20 40 600 15 90 60 10 60 27 7 300 1150 130 150 62 650 40 60 1200 600 4500 15.000 1% 5,3% 0,8% 1,9% 1,2% 3% 1,2% 3,7% 11% 37,4% 32,4% 86,8% b1. Đa dạng hoá sản phẩm từ CMH bằng các sản phẩm và dịch vụ do nhà máy tự khai thác. Với hình thức đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ từ CMH, nhà máy đã dần ìm được thị trường riêng cho mình và đã tránh được tình trạng chờ việc hoàn toàn từ cấp trên. Dựa trên mức tăng trưởng về khối lượng sản phẩm cũng như doanh thu của các mặt hàng, dịch vị đa dạng hoá nhà máy đã khẳng định chiến lược đa dạng hoá sản phẩm là một bộ phận quan trọng trong chiến lược kinh doanh. Từ đó nhà máy đã thống kê được các chỉ tiêu định mức cơ bản cho từng loại dịch vụ và sản phẩm như thời gian lao động, chi phí, doanh thu, lợi nhuận. Bảng 10: Sản lượng sản phẩm đa dạng hoá từ sản phẩm CMH Tên chi tiết ĐV tính KL (Kg) Tổng CP Tổng DT Lợi nhuận Thời gian (h) 1.Máy tuốt lúa 2.Máy tuốt lúa động cơ 3.Bàn tẽ ngô 4. Xe cải tiến 5. Bánh lông 6. Phụ tùng Cái - - - Đôi Kg 84 163 36 40 103 1 260.000 1.050.000 130 145.000 450.000 6000đ 300.000 1.200.000 150.000 150.000 600.000 650.000 40.000 150.000 20.000 35.000 150.000 500đ/kg 18 40 6 10 23 Bảng 11 : Số lượng dịch vụ đa dạng hoá Tên dịch vụ SC Thời gian SC(h) Chi phí SC(đồng) Doanh thu Tổng Lợi nhuận (đ) Đơn vị tính 1. Cân bơm cao áp 2. Mài khuỷu 3.Thay tổng thành 4.Thay hơi 5. Đóng thuỳ bệ 6.Đại tu toàn bộ 3 6 72 36 96 23 20.000 80.000 100.000 400.000 3.500.000 11.000.000 40.000 120.000 12.000 600.000 430.000 15.000.000 20.000 40.000 200.000 200.000 800.000 4.000.000 Lần - - - - - Bảng 12: Tỷ trọng của từng sản phẩm và dịch vụ Tên sản phẩm dịch vụ 1997 1998 1999 TổngLN (nghìn đ) Tỷ trọng TổngLN (Nghìn đ) Tỷ trọng TổngLN (nghìn đ) Tỷ trọng 1. Máy tuốt lúa đạp chân 2. Máy tuốt lúa có động cơ 3.Bàn tẽ nglô 4.Xe cải tiến 5. Phụ tùng thay thế 6.Bánh lồng 7. Cân bơm 8. Mài khuỷu 9.Thay tổng thành 10. Thay hơi 11.Đóng thuỳ bệ 12.Đại tu Tổng 520 1200 1000 1750 250 1800 1200 1200 1200 8000 9600 12.000 38.820 1,33 3,09 2,2 4,5 0,6 4,6 3,09 3,09 3,09 20,6 24,7 30,9 600 1800 520 1400 350 2250 1600 2120 1400 10.000 12.000 16.000 50.040 1,1 3,2 1 2,7 0,7 4,49 3,19 4,2 2,7 19,9 23,9 31,9 400 2250 400 1400 300 2250 1800 2400 2000 12.000 21.600 28.000 74.800 0,05 3 0,05 1,8 0,04 3 24,3 3,2 2,6 16 28,8 37,4 Lãnh đạo nhà máy đã nhận định: - Cơ cấu sản phẩm dịch vụ thay đổi qua các năm - Cơ cấu sản phẩm dịch vụ phụ thuộc vào các thay đổi từ phía người tiêu dùng. - Cơ cấu phục vụ nông nghiệp thay dổi do cơ cấu nông nghệp chuyển dịch theo hướng cơ giới hoá. b2. Đa dạng hoá sản phẩm bằng cách đẩy mạnh CMH nhằm tận dụng triệt để các yếu tố của quá trình sản xuất thông qua cấu tạo các sản phẩm do Công ty giao xuống. CMH sản phẩm của nhà máy chủ yếu là gia công kết cấu thép, chế tạo các thiết bị kim loại đen tiêu chuẩn và phi tiêu chuẩn phục vụ cho các ngành kinh tế khác. Với hệ thống máy móc thiết bị được trang bị bổ sung theo biểu thống kê sau: Biểu 13: Máy móc thiết bị được nhà máy đầu tư cho sản phẩm CMH. Tên máy móc thiết bị Đơn vị tính Số lượng Giá trị còn lại (%) Nguyên giá (USD) Công suất Máy cắt đột 40T Máy cắt đột 8T Máy cắt đột hơi tay Cẩu ngang Cẩu trục Máy nén Cái - - - - - 1 1 2 1 1 1 40 60 70 95 40 50 4000 1200 500 25.000 6000 1300 40 tấn 8 tấn 11 at 80 kw 1,5 tấn 25 at Nhà máy thực ra chỉ có thể sản xuất được các sản phẩm nhỏ, có kỹ thuật bé độ dày thấp, độ chính xác không cao ví dụ như: xà, cột, thép, bích, vai đệm, bằng gang, thép mỏng... hoặc khung kho.. Nếu chỉ sản xuất các mặt hàng này tấy yếu nhà máy sẽ không đảm bảo được kế hoạch giao vì hầu hết các sản phẩm xây lắp là hàng phi tiiêu chuẩn. Chính vì vậy trong 3 năm qua nhà máy chủ yếu sản xuất các sản phẩm phù hợp với đặc điểm, hoàn cảnh hiện có theo hướng tận dụng tối đa các loại thiết bị có sẵn, kể cả các thiết bị phục vụ cho sản xuất như máy tiện, khoan, doa. Bảng 14: Tình hình thực hiện chế tạo sản phẩm CMH Tên sản ĐV 1997 1998 1999 phẩm tính SL DT (trđ) Tỷ trọng SL DT (trđ) Tỷ trọng SL D T (trđ) Tỷ trọng Xà thép Kèo thép Bích ống Vai đỡ Khung cửa Tổng Kg - - - - - 6000 13.000 11.000 6000 8000 28.000 50,4 109,2 176 40,8 136 210 722,4 6,9 15,1 24,3 5,64 18,8 29 6000 15000 12.000 8000 18.000 17.000 50,4 126 192 54,4 306 127,5 856,3 5,88 14,7 22,4 46,5 35,7 14,8 8000 10.000 16.000 10.500 20.000 21.000 67,2 84 256 71,4 340 157,5 976,1 6,88 8,6 26,2 7,27 34,8 15,3 Tuy sản xuất các sản phẩm trên nhưng để đạt được khối lượng công việc như vậy nhà máy phải chủ động liên kết với các đơn vị bạn trong việc phân phối sản phẩm. Ví dụ trong hợp đồng sản xuất lắp đặt nhà máy Thủy điện YALY, nhà máy phải sản xuất các sản phẩm mang tính đồng bộ trong một gói thầu bao gồm. - Khung cửa 720 m2 - Khung nhà 720 m2. - ống hút ặ 1200 * 15.000 - Ciclo 2600 * 4000 - Vai, bích, đệm để cho Motor tự điều khiển, để bể Ciclo...Thực tế nhà máy không thể sản xuất được Ciclo và ống hút vì không có máy móc chuyên dùng. Bằng cách liên doanh với Công ty lắp máy 45-3 (cùng Tổng Công ty Xây lắp) nhà máy đã nhận sản xuất tòan bộ các sản phẩm tiêu chuẩn của Công ty bạn và chuyển các sản phẩm phi tiêu chuẩn cho phía bạn làm. Như vậy việc sản xuất của nhà máy đã được tiếp tục, người công nhân có việc làm. Nhà máy có doanh thu, lợi nhuận ...Sau thời gian sản xuất, nhà máy đã tính được các chỉ tiêu định mức thời gian, lợi nhuận cho sản phẩm CMH. Bảng 15: Lợi nhuận, định mức thời gian cho sản phẩm CMH. Tên SP Thời gian gia công Đơn vị tính Tổng CP Doanh thu Lợi nhuận cho 1 kg (đ) Xà - Kèo thép Bích ống Vai đỡ Khung cửa 12giờ/ 100kg 18 giờ/100kg 4giờ/100kg 8giờ/100kg 36giờ/100kg 100kg - - - - 4900/kg 5000/kg 4700/kg 5100/kg 5200/kg 8400 16.000 6800 7000 7500 400 800 500 600 1100 c. Phân tích công tác đa dạng hoá sản phẩm tại nhà máy. Qua thực tế và tính toán trong việc thực hiện đa dạng hoá lãnh đạo nhà máy đã rút ra một số nhận xét sau: - Cơ cấu sản phẩm, dịch vụ của nhà máy phải tuân thủ trước hết theo nhiệm vụ chức năng của nhà máy do Tổng Công ty lắp máy qui định. - Sản xuất các thiết bị và cấu thép phục vụ cho xây lắp là nhiệm vụ trung tâm. - Sản xuất các sản phẩm phục vụ nông nghiệp chính là tận dụng tối đa nguồn lao động, tận dụng nguyên vật liệu, tận dung máy móc thiết bị chuyên dùng của sản phẩm chính. - Sửa chữa ôtô, máy động lực chính là tận dụng số máy móc thiết bị cũ còn để lại tại nhà máy, tạo công việc cho công nhân có tay nghề sửa chữa nhưng không có chuyên môn sản xuất thiết bị kết cấu thép. - Việc mở rông đa dạng hoá sản phẩm là một biện pháp quan trọng nhằm phần nào giúp nhà máy giữ được người công nhân thông qua thu nhập, trích khấ hao máy móc thiết bị cũ cũng như giúp nhà máy hoàn thành các nghĩa vụ đối với cấp trên và Nhà nước. Tuy nhiên trong đa dạng hoá cần chú ý tới sự biến đổi của cơ cấu sản phẩm dịch vụ cụ thể. * Tính chất sản phẩm: - Đối với các sản phẩm nông nghiệp khối lượng sản phẩm có xu hướng tăng theo hướng cơ giới hoá. - Đối với các loại dịch vụ số lượng dịch vụ không có xu hướng tăng nhiều. - Đối với các loại sản phẩm CMH nhà máy không định trước được kế hoạch sản xuất. - Đối với dịch vụ sửa chữa hầu như nhà máy không bỏ vốn đầu tư mua sắm máy móc thiết bị mới cũng như đầu tư nguyên vật liệu ban đầu, trong quá trình sản xuất chỉ cần tính khấu hao. - Đối với sản phẩm nông nghiệp nhà máy phải bỏ vốn mua nguyên vật liệu, sản xuất và tự tiêu thụ. - Đối với sản phẩm CMH do cấp trên giao nhà máy không phải bỏ vốn mua nguyên vật liệu nhưng phải đầu tư mua máy móc thiết bị cũng như là kế hoạch sản xuất hoàn toàn phụ thuộc vào Công ty. Cả 2 loại này nhà máy đều phải trích khấu hao. * Đặc điểm về nhân lực và quản lý của các loại sản phẩm dịch vụ. - Sản phẩm CMH đòi hỏi phải có đội ngũ công nhân lành nghề, tổ chức quản lý sản xuất tốt, thông qua hệ thống định mức, lương thưởng, chế độ... - Sản phẩm phục vụ nông nghiệp tuy không cần tới đội ngũ công nhân thật giỏi tay nghề nhưng do sản xuất hàng loạt nên công tác quản lý, tổ chức sản xuất phải xây dựng cụ thể, có định mức thời gian, nguyên vật liệu... có chế độ lương thưởng hợp lý. - Dịch vụ sửa chữa đòi hỏi công nhân có tay nghề cao, giỏi nhưng không sử dụng nhiều đến máy móc thiết bị cũng như định mức lao động. * Thị trường của các loại sản phẩm dịch vụ. + Thị trường đầu vào: Toàn bộ nguyên vật liệu và các yếu tố sản xuất đều do nhà máy phải mua đối với sản phẩm nhà máy sản xuất. Riêng dịch vụ sửa chữa nguyên vật liệu đầu vào do khách hàng mang đến. + Thị trường đầu ra: - Sản phẩm CMH do cấp trên giao và cấp trên tiêu thụ. - Sản phẩm đa dạng hoá phục vụ nông nghiệp do khách hàng đặt làm. - Dịch vụ sửa chữa hầu hết do khách hàng tự đem đến. 3. Đánh giá thực trạng công tác đa dạng hoá sản phẩm tại nhà máy. Trong 3 năm 1997- 1999 nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép đã từng bước tiến hành đa dạng hoá sản phẩm và đã đạt được các kết quả ban đầu. Trên địa bàn hoạt động tại 2 tỉnh Hà Nam- Nam Định sản phẩm của Công ty đã có mặt và đã bước đầu chiếm được cảm tình của người tiêu dùng. Riêng dịch vụ sửa chữa ôtô, máy động lực D12, hầu hết khách hàng của nhà máy là các chủ phương tiện tại Thị xã Phủ lý. Đối với các đơn vị bạn trong ngành xây lắp, nhà máy đã dần khẳng định được vị trí của mình trong việc sản xuất các sản phẩm kết cấu thép nhỏ, tiêu chuẩn. Trong năm 1999 tỷ trọng hàng do nhà máy tự khai thác chiếm 28% trong dó máy phục vụ sản xuất nông nghiệp là 7,8%, dịch vụ sửa chữa là 20%. a. Các thành tích đạt được từ đa dạng hoá. Thực hiện đa dạng hoá sản phẩm đã giúp nhà máy: * Tận dụng được số máy móc thiết bị hiện có và khả năng tay nghề của công nhân . Để sản xuất được các mặt hàng theo yêu cầu, nhiệm vụ của Công ty thì nhà máy phải mua sắm hầu hết máy móc thiết bị mới. Bởi vậy phương châm hoạt động của lãnh đạo nhà máy là dựa vào những gì mà nhà máy đang có như nhà xưởng, máy móc cũ, cải tạo sửa chữa, mua sắm thêm các thiết bị thật cần thiết để phục vụ cho sản xuất và sửa chữa dịch vụ. Để sản xuất các sản phẩm chuyên môn nhà máy đã linh hoạt chuyển đổi hàng cho các đơn vị bạn, nhận các loại sản phẩm hợp lý cho mình từ đó mua, cải tạo thiết bị hợp lý, giá phải chăng mà vẫn đảm bảo yêu cầu sản xuất. Ví dụ như máy cắt đột 40 tấn nếu phải mua mới giá tiền là 4000 USD nhưng nhà máy chỉ mua có 1500USD, sau đó sửa chữa lại để sử dụng. Với chiếc máy này, các chi tiết 300*300* 8 trở xuống nhà máy hoàn toàn chủ động. Hoặc cẩu trục nhà máy chỉ thực mua 2000 USD sau đó cải tiến lại bộ số truyền động đưa sức cẩu lên tới 3,5 tấn phục vụ cho việc cẩu cấu kiện hoặc lắp ráp chi tiết... * Thông qua việc đa dạng hoá sản phẩm theo yêu cầu từng hợp đồng, từng khách hàng cụ thể, việc điều hành sản xuất chuyển sang tư thế chủ động. Công tác quản lý và tổ chức sản xuất luôn thay đổi cách quản lý sao cho đạt hiệu quả cao nhất là đáp ứng tối đa yêu cầu của khách hàng, tối đa hoá lợi nhuận cho nhà máy, tất cả mọi người hướng tới mục tiêu chung là: Nhà máy có việc làm, công nhân có thu nhập. Từ năm 1997- 1998, cơ cấu sản phẩm dịch vụ thay đổi, dịch vụ sửa chữa và sản phẩm CMH được thực hiện nhiều. Do đó công tác tổ chức điều hành sản xuất có nhiều thay đổi kể từ ban giám đốc đến phòng điều độ sản xuất, đến các đội phân xưởng như lập kế hoạch sản xuất cho từng mặt hàng, kế hoạch dự trữ vật tư, nguyên vật liệu, qui trình công nghệ, điều độ kiểm tra đôn đốc thực hiện đúng tiến độ... Công tác điều hành sản xuất như vậy đã tạo điều kiện cho các đơn vị sản xuất, các phòng chức năng thực hiện mục tiêu từng kỳ, lao động nhà máy, các phòng chức năng, phân xưởng nắm chắc tiến độ, phối hợp kịp thời tháo gỡ những khó khăn nảy sinh trong quá trình sản xuất. Chính những tiến độ và thắng lợi trong công tác điều hành sản xuất đã tạo tiền đề cần thiết cho việc thực hiện mục tiêu chung của nhà máy. * Việc đa dạng hoá sản phẩm đã tạo điều kiện cho nhà máy tiêp xúc trực tiếp với nhu cầu đa dạng của thị trường. Qua đó nhà máy tìm được các bạn hàng, tạo tiền đề cho việc dần ổn định sản xuất trong thời gian sau này. Là một nhà máy lớn trong ngành cơ khí hiện có tại tỉnh Hà Nam, cho đến nay nhà máy là một doanh nghiệp đứng đầu toàn tỉnh về dịch vụ sửa chữa ôtô, máy nổ, máy D12 cũng như là một doanh nghiệp có tiếng trong việc cung cấo các sản phẩm phục vụ nông nghiệp tại thị xã Phủ lý. Bên cạnh đó nhà máy đã mạnh dạn ký kết các hợp đồng với các đơn vị khác ngoài ngành như: - Sản xuất và lắp đặt khung nhà xưởng với diện tích 1440 m2 cho nhà máy Xi măng Bút Sơn. - Tiện, phay bánh răng cho nhà máy đường Vĩnh Tuy. - Chế tạo thành công bộ đồng tốc và lô cán - ép mía cây ặ 480 * 1300 - Đúc thành công khoá liên cầu bằng gang, hợp kim cho hệ thống bảo vệ của dân cán mía 800 tấn/ngày. Thấy trước được nhu cầu sản xuất các loại cấu kiện lớn nhà máy đã đầu tư chiều sâu để mua cẩu ngang nhằm phục vụ vận chuyển lắp ráp các chi tiết lớn, nặng trên 4 tấn như thép hình, thép cuộn. Như vậy thông qua đa dạng hoá sản phẩm nhà máy đã tiếp xúc trực tiếp với nhu cầu đa dạng của thị trường và cũng thông qua đa dạng hoá nhà máy cũng đã từng bước đáp ứng được các yêu cầu đó. * Nhờ đa dạng hoá mà nhà máy có việc làm, giữ được người lao động gắn bó với nhà máy. Tuy rằng các chỉ tiêu tổng doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách, lương còn thấp nhung người lao động đã yên tâm gắn bó với nhà máy. Mặt khác đa dạng hoá sản phẩm đã giúp cho nhà máy giành lại được vị thế đã giảm sút, thị phần nhà máy dần tăng, tạo được uy tín trên thương trường. Chất lượng sản phẩm nhờ có đa dạng hoá được cải thiện rõ nét. Điều đó thể hiện rỗ nét nhất ở khối lượng công việc sửa chữa được tăng lên theo thời gian. Với chức năng nhiệm vụ chính là sản xuất thiết bị và kết cấu thép chứ không phải là kinh doanh nên việc tạo ra sản phẩm và dịch vụ có chất lượng tốt cạnh tranh được trên thương trường là vấn đề sống còn của nhà máy. Nhận thức được điều này trong những năm qua nhà máy đã có những đầu tư thích đáng cho việc sửa chữa nâng cấp máy móc thiết bị. * Thông qua đa dạng hoá sản phẩm đội ngũ người lao động của nhà máy từng bước được nâng cao trình độ chuyên môn. Thợ sửa chữa được nâng cao tay nghề, thợ sản xuất sản phẩm đã từng bước quen và làm chủ được qui trình sản xuất cũng như đảm bảo máy móc thiết bị hoạt động liên tục. Đội ngũ cán bộ quản lý tổ chức sản xuất thích ứng được với phong cách làm việc mới với phương châm: Tất cả vì khách hàng, vì sự ổn định của nhà máy và thu nhập của mỗi cá nhân. Có thể nói so với các nhà máy cơ khí trong thị xã Phủ lý, đội ngũ cán bộ quản lý của nhà máy hoạt động hiệu quả nhất. b. Các tồn tại cần khắc phục trong quá trình đa dạng hoá . Bên cạnh các thành tích đã đạt được vẫn còn tồn tại một số vấn đề mà nhà máy cần phải quan tâm như: Tuy đã xây dựng được đa dạng hoá sản phẩm là hướng đi đúng nhưng nhà máy chưa xác định đa dạng hoá là chiến lược quan trọng trong chiến lược sản xuất kinh doanh của nhà máy. - Đa dạng hoá sản phẩm chỉ dừng lại ở mức độ tự phát theo yêu cầu của môi trường kinh doanh và phía người tiêu dùng. - Chưa xác định trọng tâm đa dạng hoá cũng như các yêu cầu phát sinh trong quá trình thực hiện đa dạng hoá thông qua các chỉ tiêu như: + Nguồn vốn đầu tư là bao nhiêu, lấy từ đâu. + Sản xuất loại hàng hoá dịch vụ nào có hiệu quả nhất. + Sản xuất loại hàng hoá, dịch vụ nào ổn định lâu dài nhất. + Nhu cầu thực tế về sản lượng, chất lượng, chủng loại của từng loại sản phẩm, dịch vụ sản xuất, thực hiện dịch vụ như thế nào? + Phân bổ nguồn vốn cho máy móc thiết bị, cho dự trữ nguyên vật liệu, cho sản xuất tiêu thụ được chia ra cho mỗi loại sản phẩm dịch vụ, cho mỗi giai đoạn là bao nhiêu. + Nguồn lao động lấy từ đâu, số lượng, chất lượng như thế nào? + Gác quản lý, tổ chức sản xuất đươc xây dựng cho từng loại sản phẩm. + Định mức lao động, kỹ thuật áp dụng đã hợp lý chưa... Các tồn tại trên được thể hiện trước hết: * Chưa có chiến lược kinh doanh phù hợp với hoàn cảnh thực tế của nhà máy. Việc sản xuất sản phẩm dịch vụ đều do khách hàng hoặc cấp trên giao, tình hình đó đòi hỏi nhà máy phải chủ động trong việc tìm thị trường, xác định cơ cấu sản xuất sản phẩm dịch vụ qua đó lập được kế hoạch dự trữ vật tư, qui trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm ... Do không đảm bảo các yếu tố trên nên việc sản xuất của nhà máy đôi lúc còn chắp vá chờ đợi, lúc có việc thì làm gấp, lúc không có việc lại nghỉ dài đã ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, tiến độ kế hoạch sản xuất... Đối với nhà máy việc đảm bảo cân đối giữa khâu tạo phôi và gia công là chưa đạt hiệu quả. Hiện tại nhà máy có một lò gang nhỏ công suất 600kg/mẻ. Sản phẩm phôi gang chủ yếu là bánh đà, bánh răng, moayo, bích, vai đệm các loại...khâu tạo phôi vẫn dùng công nghệ đúc khuôn do đó tỷ lệ phế phẩm cao (> 20%) lượng dư gia công lớn... Việc đảm bảo chất lượng phôi gang rất kém vì không có máy phân tích. Quá trình sản xuất sản phẩm của nhà máy là dây chuyền khép kín, khâu tạo phôi là khâu đầu tiên, phôi có đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng thì mới có sản phẩm cho khâu sau tiếp tục hoạt động. Đây là nguyên nhân gây ra nhiều thứ phế phẩm, tiêu tốn lao động, nguyên vật liệu làm tăng giá thành sản phẩm và gây ảnh hưởng đến chất lượng. Đặc biệt khi yêu cầu chất lượng là hàng đầu thì sự yếu kém của khâu đúc phôi sẽ gây cản trở cho việc thực hiện đa dạng hoá . Riêng lò đúc thép, do vốn đầu tư cao nên nhà máy không triển khai, vì vậy phôi thép nhà máy phải đi mua hoặc thuê đơn vị khác đúc. Trong tương lai việc cần thiết là phải đầu tư một lò thép để nhà máy chủ động cho sản xuất. * Công tác kỹ thuật đổi mới công nghệ tuy đã được quan tâm và bước đầu có hiệu quả những còn chậm và chưa toàn diện. Mặc dù nhà máy đã quan tâm đến công tác đổi mới máy móc thiết bị qui trình công nghệ nhưng nói chung còn chậm so với tốc độ phát triển chung. Trước sản phẩm mới đội ngũ cán bộ kỹ thuật còn lúng túng trước yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm như: - Bản vẽ tổng thể chi tiết hoàn thành chậm - Chưa tính hết đến yêu cầu kỹ thuật - Chưa tính hết các trở ngại khác. - Chưa xây dựng được quá trình sản xuất định mức thật hợp lý. Một số sản phẩm khó tuy được quan tâm chỉ đạo về công nghệ nhưng việc tổng kết rút kinh nghiệm lại chậm, giải pháp kỹ thuật chưa hợp lý nên tiến độ sản xuất chậm hoặc phải làm lại ví dj như: - Quạt thông gió luồng trong thuỷ điện YALY. - Sửa tổ bơm cầu tại Bình Lục. Hoặc một số sản phẩm được chỉ đạo ký hợp đồng với giá tối thiểu như Bích các loại của xây lắp Hà Nam trong quá trình ký hợp đồng nhà máy không tính hết được định mức phôi đúc, phôi rèn, tỷ lệ hỏng cao, lượng dư nhiều dẫn đến giá thành nhà máy không có lợi nhuận. Trong thời gian tới nhà máy cần phải có sự quan tâm chỉ đạo sát sao hơn nữa công tác này. Nếu không đây sẽ là yếu tố làm giảm hiệu quả của quá trình đa dạng hoá sản phẩm của nhà máy. * Ngoại trừ dịch vụ sửa chữa thì nhà máy chưa tạo được sản phẩm truyền thống do đó chưa đạt được yếu tố cạnh tranh của sản phẩm vì vậy vị thế và thị phần của nhà máy còn rất thấp. Tuy đã xác định sản phẩm CMH là các loại chi tiết kết cấu thép tiêu chuẩn của ngành xây lắp. Những sản phẩm loại này nhà máy chỉ được nhận lại từ cấp trên mà lượng việc chỉ đủ cho nhà máy làm từ 5 đến 6 tháng. Vì vậy nếu nhà máy tạo được sản phẩm truyền thống thì chắc chắn các đơn vị bạn sẽ chủ động đặt hàng nhà máy. Trên đây là nưững tồn tại chính và khó khăn chủ yếu đang diễn ra thực tế tại nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép. Nó có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến quá trình tổ chức quản lý sản xuất trong nhà máy. Vì vậy đây chính là bài toán mà trong giai đoạn tới nhà máy cần tập trung nghiên cứu và giải quyết nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác đa dạng hoá. Phần III Một số biện pháp nhằm thúc đẩy đa dạng hoá sản phẩm ở nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép. I. Tích cực nghiên cứu thị trường cho sản phẩm đa dạng hoá. 1. Cơ sơ lý luận: Là đơn vị sản xuất kinh doanh, Công ty không thể làm ngơ trước những nhu cầu, trước những thay đổi của thị trường, nhất là những nhu cầu nằm trong khả năng mà Công ty có thể đáp ứng được. Thực hiện đa dạng hoá sản phẩm, Công ty buộc phải bám sát nhu cầu thị trường. Đây là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng và trực tiếp quyết định đến sự sống còn của Công ty. Chẳng hạn, Công ty không thể đưa về thị trường nông thôn loại máy tiện đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và trình độ chính xác trung bình, kiểu dáng mẫu mã đẹp nhưng giá cả lại cao hơn giá thị trường hàng triệu đồng. Điều này là không hợp lý đặc biệt với thị trường nông thôn và chắc chắn Công ty sẽ khó tiêu thụ được. Khách hàng là những người tiêu dùng vô cùng tinh ý, nhạy cảm và khó tính. Họ sẽ xem xét tìm hiểu và chuyển sang tiêu thụ một loại máy tiện đạt yêu cầu về kỹ thuật và độ chính xác như chiếc máy trên nhưng bù lại giá cả hợp lý hơn và do đó sẽ tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ. Có thể nói rằng, nghiên cứu thị trường nhằm đáp ứng được đúng yêu cầu của người tiêu dùng là vấn đề cần thiết và hết sức cụ thể đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Trên thực tế điều này đã được chứng minh bằng hoạt động cả Công ty. Thời kỳ đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường, Công ty phải đối mặt với những khó khăn tưởng chừng như không có lối thoát, đặc biệt là về vấn đề thị trường sản phẩm chủ lực là máy công cụ và không tiêu thụ được thì cũng đồng nghĩa với việc ngừng sản xuất kinh doanh, đóng của Công ty. Trước thách thức đó, Công ty đã cử nhiều đoàn cán bộ xuống từng cơ sở sản xuất kinh doanh, điều tra nghiên cứu nhu cầu và ký các hợp đồng sản xuất. Bên cạnh đó, nhờ nhanh nhạy nắm bắt được thời cơ, Công ty đã đầu tư dàn thép cán để sản xuất đáp ứng cho nhu cầu xây dựng đang ngày càng tăng nhanh. Các thiết bị và phụ tùng mà Công ty cung cấp cho các ngành như: Đường mía, xi măng, Thuỷ điện, khai khoáng...đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và độ bền cao do đó được các bạn hàng tín nhiệm. Hiện nay, Công ty đang là cơ sở dẫn đầu trong toàn quốc về việc cung ứng phụ tùng thiết bị cho ngành mía đường. Như vậy, nhờ bám sát nhu cầu thị trường, cung cấp nhanh và đúng các sản phẩm mà người tiêu dùng cần, thị trường có khả năng tiêu thụ, Công ty đã vượt qua được giai đoạn cam go nhất. Công ty đã và đang từng bước vững chắc, dần lấy lại được uy tín và vị trí vốn có của mình. Nội dung chính của giải pháp này: - Phân tích và nghiên cứu thị trường, lãnh đạo nhà máy phải dự báo được xu hướng phát triển của sản phẩm và cơ cấu số lượng, chất lượng sản phẩm đa dạng hoá. Tại nhà máy các cán bộ của phòng đã dự tính: Bảng 16: Sản lượng dự kiến của sản phẩm phục vụ nông nghiệp. Danh mục Đơn vị Sản lượng sản phẩm 2000 2001 2002 Máy tuốt lúa đạp chân Máy tuốt lúa động cơ Bàn tẽ ngô Bánh lồng Xe cải tiến Phụ tùng Cái - - - - - 10 25 50 20 10 500 Không sản xuất 30 Không sản xuất 25 Không sản xuất 700 Không sản xuất 30 25 Không sản xuất 900 Biểu 17: Sản lượng dự kiến các dịch vụ sửa chữa Tên dịch vụ Đơn vị Số lượng 2000 2001 2002 Cân bơm cao áp Mài khuỷu Thay tổng thành Thay hơi Đóng thuỳ bộ Đại tu Cái - Lần Bộ - Lần 80 80 10 80 25 7 60 50 20 100 50 10 40 50 15 80 40 15 Số liệu dịch vụ sửa chữa chủ yếu dựa trên thống kê kinh nghiệm qua lượng khách quen của nhà máy. Hầu hết các dịch vụ trên có được là do chế độ sửa chữa ưu đãi của nhà máy đối với khách hàng. Bảng 18: Sản lượng dự kiến các sản phẩm CMH Tên sản Đơn vị Sản lượng phẩm 2000 2001 2002 Xà thép Kèo thép Bích ống Vai đỡ Khung cửa Kg > - - - - - 15.000 17.000 8000 20.000 18.000 10.000 23.000 6000 30.000 15.000 10.000 30.000 18.000 15.000 13.000 Như vậy có một số sản phẩm và dịch vụ không còn nhưng sẽ xuất hiện một số sản phẩm mới cụ thể như: Bảng 19: Sản lượng dự kiến thép phôi các loại Tên sản phẩm Đơn vị Sản lượng 2000 2001 2002 Thép phôi cán Thép phôi rèn Thép bích Thép phôi chi tiết Phôigang- Máykhoan kg - - - Cái 50.000 20.000 40.000 25.000 20 50.000 20.000 50.000 30.000 30 50.000 20.000 45.000 30.000 50 * Nghiên cứu thị trường sản phẩm trong thời gian tới. Trong giai đoạn hiện nay ngành xây lắp luôn là ngành mũi nhọn tạo cơ sở cho sự phát triển chung của các ngành kỹ thuật. Chính vì vậy trong thời gian tới để tạo cơ sơ vững cho sự phát triển thì bên cạnh các sản phẩm truyền thống nhằm phục vụ cho nhu cầu hiện tại nhà máy cần đầu tư cho việc mở rộng danh mục sản phẩm mới nhằm đáp ứng cho các ngành kỹ thuật khác như thiết bị phụ tùng cho sản xuất Xi măng, các loại máy chế biến nông sản thực phẩm, mía đường... Để làm tốt công tác này nhà máy nên tổ chức hoặc giao thêm trách nhiệm cho phòng kế hoạch các nhiệm vụ cụ thể như: - Nghiên cứu nhu cầu thị trường về số lượng, chất lượng, hình thức, trình độ kỹ thuật, giá cả sản phẩm và thị phần mà nhà máy có thể chiếm lĩnh. - Dự báo sự xuất hiện nhu cầu sản phẩm mới, sự thu hẹp của loại sản phẩm mà Công ty đang sản xuất. - Đánh giá được tất cả các đối thủ cạnh tranh cùng với các tiềm năng mà họ có thể sử dụng. Việc nghiên cứu thị trường phải tra lời chuẩn xác các yêu cầu sau: - Nhà máy nên sản xuất cái gì? - Nhà máy sản xuất bao nhiêu? - Bán với giá nào, bán ở đâu, trong bao lâu, theo hình thức nào? Việc nghiên cứu thị trường phục vụ đa dạng hoá sản phẩm sẽ đưa lại các lợi ích sau: - Dự báo được nhu cầu về sản phẩm của Công ty. - Tìm được chúng thị trường và đối tượng cần cung cấp sản phẩm mà nhà máy có khả năng đáp ứng. - Xây dựng được sự phát triển của sản phẩm Công ty xem nó đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống sản phẩm, từ đó có đối sách thích hợp nhằm kéo dài chu kỳ sống hoặc tìm cách hạn chế sản xuất. - Xác định sự xuất hiện nhu cầu sản phẩm mới mà doanh nghiệp có khả năng tham gia sản xuất và cung ứng. Tuy nhiên nếu không làm tốt công tác nghiên cứu thị trường nhà máy sẽ gặp phải vô số bất lợi như: - Đầu tư sai mục đích. - Nguồn lực bị dàn trải. - Giảm khả năng cạnh tranh, mất thị phần dẫn tới thua lỗ. 2. Đầu tư một lò thép theo công nghệ cao với công suất 70 kw/h để đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào. Với tư cách là một nhà máy cơ khí mạnh tại Thị xã Phủ lý và của Công ty lắp máy 10, việc đầu tư chiều sâu nâng cao trình độ sản xuất và năng lực là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của nhà máy. Để sản phẩm của nhà máy có chỗ đứng trên thị trường thì vấn đề mấu chốt phải nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Ngoài ra các yếu tố khác như tính năng sử dụng, màu sắc, kiểu dáng, mẫu mã cũng có giá trị nhất định giúp sản phẩm nâng cao khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên để làm được điều này thì không thể nào dựa trên dàn máy móc thiết bị lạc hậu, công nghệ không đảm bảo. Việc lựa chọn qui mô công nghệ hợp lý, đầu tư trên cơ sở có đổi mới, hiện đại hoá thiết bị, đầu tư có trọng điểm (Khâu yếu, khâu quyết định chất lượng, khâu có hiệu quả) đầu tư chiều sâu cho phép nhà máy đạt được trình độ công nghệ tiến bộ mà vẫn tiết kiệm được phần đầu tư ban đầu bằng cách tận dụng nhà xưởng, tận dụng thiết bị có sẵn, thu hồi vốn nhanh. Thực tế đã chỉ ra nhiều doanh nghiệp thực hiện đầu tư chiều sâu có hiệu quả từ đó nâng cao năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh trên thị trường như: Công ty Bia Sài gòn, Công ty Bia Hà nội, Bánh kẹo Hải Hà... Không đầu tư tức là dậm chân tại chỗ, nhưng đầu tư không hiệu quả thì thiệt hại hơn hiêu. Đây là bài toán bắt buộc nhà máy phải tính toán cân nhắc sao cho đầu tư phù hợp với điều kiện và khả năng của mình đem lại hiệu quả cao nhất. Trước mắt nhà máy nên đầu tư theo hướng sau: - Đầu tư thêm công nghệ, thiết bị hiện đại kết hợp với việc nâng cấp, hiện đại hóa các loại trang thiết bị hiện có. - Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kết hợp với việc quản lý sản xuất, cải tiến quản lý kỹ thuật, công nghệ, quản lý chất lượng sản phẩm. - Đầu tư có trọng điểm nhằm phục vụ cho việc sản xuất đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. - Đào tạo mới và đào tạo lại nguồn nhân lực, xây dựng một đội ngũ kỹ sư, công nhân sẵn sàng tiếp thu và sử dụng công nghệ mới, kỹ thuật mới trong lĩnh vực chế tạo thiết bị và kết cấu thép xây lắp. Theo ý kiến của em, trước hết nhà máy nên đầu tư bằng cách xây dựng một lò thép công suất 70kw/h (lò trung tần) và một máy lốc uốn tôn bởi vì đây là khâu yếu của nhà máy. Việc giải quyết tốt hai khâu này sẽ đáp ứng được phôi đầu vào, chủ động trong việc sản xuất sản phẩm. - Sản phẩm thép đúc sẽ tạo ra các chi tiết có khối lượng từ 0,3 đến 130kg. - Máy lốc uốn sẽ giúp nhà máy tạo phôi thép có qui cách lớn hơn 130 kg tới vài tấn, kích thước từ 1500 * 3000 Với qui mô lò thép như trên nhà máy chỉ cần thành lập tổ thép 6 người từ quân số của lò đúc gang. Vận hành máy lốc uốn chỉ cần 2 hoặc 3 công nhân (Tuỳ theo yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm). Số lao động này nhà máy chỉ cần đào tạo thêm là đạt yêu cầu chuyên môn. Với số vốn đầu tư của cả hai loại: - Lò thép trung tần: 340 triệu - Máy lốc uốn 120 triệu Trung bình mỗi tháng sẽ đúc được khoảng 7 tấn thép phôi và 2-3 tấn thép phi tiêu chuẩn. Với giá thép phôi hiện hành là 9500 đ/kg. Chỉ trong thời gian 2 đến 3 năm là nhà máy sẽ thu hồi vốn đầu tư. Lợi nhuận khi đưa lò thép vào hoạt động trong 1 năm (Lãi suất 0,8%/tháng) Bảng 20: Lợi nhuận của lò thép trung tần hoạt động trong 1 năm. Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng Sản lượng Giá thành toàn bộ Lãi suất vay Doanh thu Lợi nhuận Tấn Triệu đồng - - - 100 800 40 950 110 Bên cạnh lợi nhuận thu được điều quan trọng hơn cả là nhà máy hoàn toàn chủ động về phôi đầu vào nhằm đáp ứng được mọi yêu cầu về chủng loại sản phẩm của khách hàng. 3. Hướng sản phẩm dịch vụ vào thị trường cung cấp các loại sản phẩm, thiết bị phục vụ cho công nghiệp chế biến nông sản. Thực hiện đa dạng hoá sản phẩm nhưng luôn luôn tuân thủ quan điểm Marketing "Chỉ sản xuất những cái mà thị trường cần, chứ không sản xuất kinh doanh nhữ=hng gì mà mình sẵn có". Nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép đang dần khẳng định lại vị trí và uy tín của mình trên thị trường thông qua các sản phẩm có chất lượng, đạt yêu cầu kỹ thuật và độ chính xác cao. Hiện nay nhà máy đang dẫn đầu tỉnh Hà Nam về chế tạo các thiết bị kỹ thuật cơ khí. Mặt hàng này đã đem về cho nhà máy doanh thu lớn chiếm 70,7% tổng doanh thu của nhà máy, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm cán bộ công nhân viên. Tuy nhiên, nhận thấy trước nhu cầu thiết bị, phụ tùng cho ngành này rồi cũng sẽ dừng lại, hiện nay nhà máy đang tích cực thăm dò thị trường nhằm tiềm kiếm các nhu cầu sản phẩm mới. Và một trong những thị trường cần được tập trung nghiên cứu và hướng vào trong thời gian tới là thị trường thiết bị phụ tùng phục vụ cho ngành chế biến lương thực và nông sản. Thực vậy cùng với sự phát triển của cả nước, ngành nông nghiệp trong những năm qua đã có sự tiến bộ vượt bậc không những đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, mà đã trở thành nước xuất khẩu thứ 2 trên thế giới. Còn các loại nông sản khác thì ngày càng phong phú, cho năng suất cao và sản lượng lớn. Tuy nhiện với đặc điểm thời vụ, sản phẩm lại dễ bị hư hỏng, nhu cầu tiêu dùng các loại nông sản tươi có giới hạn, do đó vấn đề đặt ra là phải chế biến các loại nông sản này tạo thành các sản phẩm tiêu dùng dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả nguồn nông sản dư thừa, tạo điều kiện cho công nghiệp nông thôn phát triển. Bên cạnh đó, qua điều tra nghiên cứu thị trường cho thấy các cơ sở chế biến nông sản trong cả nước hiện nay hầu hết là thô sơ, tập trung ngay tại các địa phương. Thời gian tới Nhà nước đang có kế hoạch đầu tư phát triển vào các nhà máy chế biến nông sản, do đó nhu cầu về thiết bị phụ tùng cho ngành này là rất lớn và thực sự đang có yêu cầu cần được đáp ứng. Tập trung vào sản xuất mặt hàng này sẽ mở ra một hướng phát triển mới cho nhà máy, thị trường tiêu thụ được mở rộng hơn, sản xuất kinh doanh ổn định, cán bộ công nhân viên có việc làm đầy đủ và do đó kết quả sản xuất kinh doanh sẽ được nâng cao. Nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép nếu được đầu tư đúng mức với đội ngũ lao động có tay nghề cao, với sự nỗ lực và quyết tâm của toàn thể cán bộ công nhân viên trong nhà máy - những điểm mạnh không dễ dàng có được ở bất kỳ doanh nghiệp nào hy vọng sẽ sản xuất thành công thiết bị, phụ tùng cung cấp cho ngành chế biến lương thực và nông sản đang ngày càng phát triển. * Nội dung của giải pháp: Qua điều tra, nghiên cứu thị trường cho thấy trong giai đoạn tới, nhà máy nên tập trung vào sản xuất những thiết bị, phụ tùng sau: - Các thiết bị xay xát qui mô nhỏ ở nông thôn để vừa phục vụ tiêu dùng tại chỗ, vừa tạo nguyên liệu cho các cơ sở đánh bóng, sàng lọc gạo để xuất khẩu. - Các phụ tùng thay thế cho các nhà máy xay cxát gạo hiện có. - Chế tạo các loại thiết bị sấy. - Thiết kế, chế tạo các loại thiết bị chế biến hạt, củ thành tinh bột cung cấp cho công nghiệp thực phẩm và chế biến thức ăn chăn nuôi tổng hợp cho gia súc, gia cầm. - Sản xuất các thiết bị sơ chế ( cho các gành chế biến chè, cà phê, rau quả, dâu tằm...) như các thiết bị xát vỏ, sấy chè, ươm tơ cơ khí, sơ chế mủ cao su... đảm bảo thiết bị sơ chế hết nguyên liệu cho các nhà máy chế biến tinh công nghiệp. ở đây chỉ xin đưa ra phương án chế tạo thiết bị sơ chế mà cụ thể là máy xát vỏ loại vừa để minh hoạ cho tính khả thi của việc chuyển hướng sản xuất này (thiết bị này được nhà máy tính toán thiết kế, tạo mẫu và chuẩn bị đưa vào chế thử). Chọn phương án sản xuất này nhà máy có thể tận dụng được dàn máy móc thiết bị và lực luợng lao động hiện có trong nhà máy, tức là nhà máy sẽ không phải đầu tư mới gì cả. 3.1. Tính giá thành sản xuất một máy xát vỏ (cà phê, đỗ đậu...) * Nguyên vật liệu chính cần dùng : 535 kg - Đơn giá (giá trung bình ) : 5200 đ/kg Chi phí cho nguyên vật liệu chính là (1) : 5200 * 535 = 2.782.000 đ * Nguyên vật liệu phụ cần dùng : 57kg - Đơn giá : 4100 đ/kg Chi phí cho nguyên vật liệu phụ (2) : 4100 * 57 = 233.700đ * Số giờ để sản xuất ra một sản phẩm : 220 h - Đơn giá 1 giờ công : 3750 đ Chi phí cho tiền lương (3) : 3750 * 220 = 825.000đ * Bảo hiểm xã hội (15% tiền lương) (4) : 825.000 * 15% = 123.750 đ * Chi phí phân xưởng (5) : 375.000 đ * Chi phí quản lý doanh nghiệp (6) : 795.000 đ Giá thành đơn vị sản phẩm = (1)+ (2) + (3)+ (4)+ (5)+ (6) Zsp= 2.782.000 + 233.700 + 825.000 + 123.000+ 375.000 + 795.000 = 5.134.450 đ 3.2. Tính lợi nhuận thu được khi sản xuất một máy xát vỏ. Biểu 21: Tính lợi nhuận thu được khi sản xuất 1 xáy xát vỏ Chỉ tiêu Đơn vị Máy xát vỏ 1. Giá bán đơn vị sản phẩm 2. Giá thành đơn vị sản phẩm 3. Thuế doanh thu (thuế suất 2%) 4. Chi phí hợp lý khác 5. Lợi tức chịu thuế (1) - [(2) + (3) + (4)] 6. Thuế lợi tức(Thuế suất 35%) 7. Lãi ròng (1) - [(2) + (3) + (4) + (6)] đ/máy - - - - - - 5.900.000 5.134.450 118.000 110.000 537.550 188.142 349.408 4. Hiệu quả kinh tế của biện pháp. Như vậy, nếu mỗi năm Công ty chế tạo cho thị trường 100 máynày thì số lãi ròng thu về sẽ là: = 349.408 * 100 = 34.940.800 đồng. Kết luận Đa dạng hoá sản phẩm một hướng đi đúng đắn không chỉ riêng với nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép mà còn đối với nhiều doanh nghiệp khác có mặt trong nền kinh tế thị trường. Trong cơ chế thị trường, các nhu cầu vô cùng phong phú đa dạng, các sản phẩm đòi hỏi chất lượng tốt, kiểu dáng đẹp và quan trọng hơn cả là đáp ứng được các nhu cầu nói trên. Để làm được điều này buộc các doanh nghiệp phải phát triển đa dạng hoá sản phẩm mở rộng chủng loại mặt hàng đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Rõ ràng trong điều kiện hiện nay, đa dạng hoá sản phẩm được khẳng định như một xu thế khách quan của sự phát triển doanh nghiệp. Đánh giá được điều này, trong thời gian qua nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép đã tìm ra cho mình một hướng đi, một phương án đa dạng hoá sản phẩm hợp lý giúp cho Công ty thoát được những khó khăn khi bước vào nền kinh tế thị trường. Công tác đa dạng hoá sản phẩm trên cơ sở tận dụng nguồn lực hiện có, cải tiến nâng cấp máy móc thiết bị, nhà xưởng, nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân đã góp phần quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong sự phát triển như ngày nay của nhà máy. Thông qua đa dạng hoá sản phẩm, các sản phẩm của nhà máy có chất lượng cao hơn, sản xuất được nhiều mặt hàng có yêu cầu kỹ thuật và độ chính xác cao và thực sự đã làm hài lòng khách hàng. Tuy vậy vẫn còn một số mặt hạn chế do thiếu vốn hay một số nguyên nhân khách quan và chủ quan khác. Trong thời gian tới, để giải quyết được những khó khăn này rất cần sự nỗ lực hơn nữa của nhà máy cũng như cần có thêm sự hỗ trợ cuả các ban ngành, đặc biệt là sự bảo trợ từ phía Nhà nước đối với những mặt hàng mà Công ty đang sản xuất. Chuyên đề thể hiện ý kiến cá nhân với hy vọng được đóng góp một phần hết sức nhỏ bé vào việc thực hiện đa dạng hoá sản phẩm của nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép. Tuy nhiên, do khả năng hạn chế, lý luận còn non kém nên vấn đề chưa được nêu ra hết, công tác khảo sát, nghiên cứu phương án không sao tránh khỏi những sơ suất và thiếu sót. Kính mong thầy cô giúp đỡ để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Trương Đức Lực và các cán bộ thuộc phòng tổ chức - hành chính của nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép trong quá trình hoàn thành chuyên đề này. Tài liệu tham khảo - Quản lý doanh nghiệp công nghiệp trong nền kinh tế thị trường ở Việt nam - NXB Chính trị quốc gia 1995 - Lựa chọn tối ưu phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp - NXB Chính trị quốc gia 1995 - Chiến lược và kế hoạch phát triển doanh nghiệp - NXB Giáo dục -Hà Nội 1995. - Giáo trình kinh tế và quản lý công nghiệp - Giáo trình kinh tế và tổ chức sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp - Tổ chức sản xuất và quản trị doanh nghiệp - Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của nhà máy Mục lục Phần I: Một số lý luận cơ bản về đa dạng hoá sản phẩm trong doanh nghiệp I. Khái niệm, nội dung, hình thức của đa dạng hoá sản phẩm ................................................................................................................3 1. Khái niệm đa dạng hoá sản phẩm.............................................................3 2. Nội dung của đa dạng hoá sản phẩm .......................................................4 3. Hình thức đa dạng hoá sản phẩm ............................................................4 4. Sự cần thiết khách quan của đa dạng hoá sản phẩm................................ 7 II. Các nhân tố ảnh hưởng đến đa dạng hoá sản phẩm 1. Nhu cầu thị trường................................................................................ 10 2. Khả năng của mỗi doanh nghiệp........................................................... 11 3. Các quan hệ liên kết kinh tế ..................................................................11 4. Trình độ tiêu chuẩn hóa ........................................................................12 5. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành ..................................................12 III. Các ưu nhược điểm khi tiến hành đa dạng hoá sản phẩm a. ƯU điểm ................................................................................................12 b. Nhược điểm........................................................................................... 13 c. Một số nguyên nhân chủ yếu gây nên những nhựoc điểm trên ...............13 Phần II: Thực trạng công tác đa dạng hoá sản phẩm tại nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép I. Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép ...............................................................14 1. Các giai đoạn hình thành và phát triển ...................................................14 2. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của nhà máy ....................................17 II. Phân tích thực trạng công tác đa dạng hoá sản phẩm tại nhà máy ....................................................................................30 1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 1997-1999 .............30 2. Phân tích thực trạng đa dạng hoá sản phẩm tại nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép ...................................................................................................31 3. Đánh giá thực trạng công tác đa dạng hoá sản phẩm tại nhà máy ..........41 Phần III: Môt số biện pháp nhằm thúc đẩy đa dạng hoá sản phẩm ở nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép I. Tích cực nghiên cứu thị trường cho sản phẩm đa dạng hoá ..................................................................................................................47 1. Cơ sở lý luận ..........................................................................................47 2. Đầu tư một lò thép theo công nghệ cao với công suất 70 kw/h để đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào.................................................................................50 3. Hướng sản phẩm dịch vụ vào thị trường cung cấp các loại sản phẩm, thiết bị phục vụ cho công nghiệp chế biến nông sản.................................................. 52 4.Hiệu quả kinh tế của biện pháp ...............................................................56 Kết luận ....................................................................................................56 Mục lục tham khảo ....................................................................................57

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0197.doc
Tài liệu liên quan