Đề tài Một số biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liệu chính ở Công ty bánh kẹo Hải Hà

Tuy vậy nhờ việc giảm định mức tiêu dùng nguyên vật liệu mà chi phí nguyên vật liệu cho một tấn kẹo sữa dừa sẽ giảm 248672 đ qua đó làm giảm giá thành với lượng tương như ứng trên. Nếu Công ty giữ nguyên giá bán thì đó cũng là lượng lợi nhuận tăng thêm cho một tấn kẹo loại này. Giảm định mức tiêu dùng nguyuên vật liệu còn phải được thực hiên đồng thời với việc giảm tỷ lệ hao hụt nguyên vật liệu cho mỗi sản phẩm xuống mức tói thiểu có thể. Những tiêu hao do lãng phí nguyên vật liệu thường xảy ra: để rơi vãi, không thu hồi nước rửa đường khi rửa nồi, bao bì rách, trào bồng khi nấu kẹo, cháy kẹo, giấy nhãn rơi vãi. Để khắc phục tình trạng này cần tiến hành những công việc sau: - Trang bị các dây chuyền chuyên dùng để hạn chế lãng phí do rơi vãi trong quá trình vận chuyển thủ công giữa các khâu của quá trình sản xuất. - Cải tiến lắp đặt đường ống thu nước rửa đường trên các thiết bị, không để xả nước tràn ra ngoài.

doc81 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1299 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liệu chính ở Công ty bánh kẹo Hải Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nổ thì Công ty phải có biện pháp bảo quản nghiêm ngặt, những trang thiết bị chắc chắn an toàn như kho bãi, hệ thống báo động, cấp cứu ... Để thuận tiện cho công tác quản lý nguyên vật liệu, Công ty đã bố trí hệ thống kho gồm có : ê Kho chứa nguyên vật liệu chính là kho chứa bộ mì, đường ... phục vụ cho quá trình sản xuất, mỗi loại đường lại có những chủng loại, tính chất khác nhau và được phân theo mã số để tiện cho việc quản lý. ê Kho phụ liệu là kho chứa các chất phụ gia như phẩm màu, tinh dầu, hương nhu ... ê Kho chứa xăng dầu, tạp phẩm, than, bảo hộ lao động cung cấp nhiên liệu chạy máy cho quá trình sản xuất, cung cấp bảo hộ lao động cho công nhân viên. ê Kho vật tư bao gói là kho chứa các loại túi, thùng, bìa, nhãn mác ... phục vụ cho khâu hoàn thiện sản phẩm. ê Kho chứa vật tư phục vụ cho công tác xây dựng cơ bản. Việc tổ chức sắp xếp về diện tích và không gian của mỗi loại nguyên vật liệu có sự khác nhau về chủng loại phẩm cấp và nơi sản xuất, Công ty có kho riêng biệt cho mỗi loại nguyên vật liệu nhưng đều sắp xệp theo hình thức từ số lượng đến trọng lượng đến cường độ sử dụng đến giá trị đơn vị nguyên vật liệu. Việc sắp xếp như vậy giúp cho dòng nguyên vật liệu từ kho đến phân xưởng sản xuất nhanh chóng, dễ dàng. c. Công tác cấp phát nguyên vật liệu Công tác tổ chức cấp phát nguyên vật liệu ở Công ty được cấp phát theo hình thức hạn mức, theo hình thức này Phòng kinh doanh căn cứ vào hệ thống định mức tiêu dùng trong kỳ kế hoạch và tiến độ sản xuất để tiến hành lập phiếu cấp định mức hàng tháng, giao cho xí nghiệp sản xuất và thủ kho căn cứ vào phiếu đó chuẩn bị định kỳ và cấp phát số lượng ghi trong phiếu. Hình thức cấp phát theo định mức của Công ty không những quy định cả về số lượng mà còn cả về thời gian cấp phát nhằm đảm bảo chủ động cho bộ phận sử dụng cũng như bộ phận cấp phát, trong trường hợp đã hết nguyên vật liệu mà chưa hoàn thành kế hoạch sản xuất thì phải có lệnh của Tổng giám đốc kho mới cấp bổ sung để bộ phận sản xuất hoàn thành kế hoạch của mình, còn trong trường hợp thừa nguyên vật liệu mà không ảnh hưởng gì đến sản phẩm thì được coi như là thành tích tiết kiệm nguyên vật liệu và được khấu trừ vào hạn mức tháng sau và được khấu trừ vào hạn mức tháng sau và được thưởng % theo giá trị tiết kiệm đó. Để cấp phát nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm, cán bộ vật tư của xí nghiệp trực tiếp lên Phòng kinh doanh viết hoá đơn và dùng hóa đơn đó trực tiếp xuống kho để lĩnh vật tư, thủ kho có trách nhiệm cấp nguyên vật liệu theo đúng số lượng, chất lượng, quy cách đã ghi trong hoá đơn. Phiếu xuất kho vật tư Tên đơn vị lĩnh vật tư: Lĩnh vực tư tại kho : Lý do xuất kho : xuất dùng hạn mức tháng 12/2001 TT Tên vật tư Đơn vị Số lượng Yêu cầu Thực xuất 1 2 ... Người nhận Thủ kho Thủ trưởng đơn vị Hoá đơn xuất kho bao gồm 4 liên trong đó : ã 1 liên lưu kho ã 1 liên kho giữ ã 1 liên xí nghiệp giữ ã 1 liên chuyển sang Phòng tài vụ Do đặc điểm nguyên vật liệu không đảm bảo được lâu nên Công ty sử dụng phương pháp xuất kho “nhập trước xuất kho“(FIFO). Theo hình thức này thì nguyên vật liệu nhập trước sẽ được xuất trước bảo đảm chất lượng không thay đổi theo thời gian ngắn thì giá cả ít biến động nên công tác tính giá thành phù hợp với thực tế. Biểu 11: Lượng nguyên vật liệu xuất kho tại xí nghiệp kẹo năm 2001 (đơn vị: kg) TT Nguyên vật liệu Xuất kho nguyên vật liệu Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 1 Đường loại 1 279,100 215317,560 367773,000 497643,000 2 Axit chanh 0,825 452,770 2434,000 3574,000 3 Bột cacao 0,186 10,433 56,260 76,500 4 Bột cà phê 1,003 143,070 689,900 938,260 5 Bột vani 0,117 21,260 21,800 29,650 6 Bơ nhạt 5,560 0,000 0,000 0,000 7 Cơm dừa 5,275 5005,340 9238,610 12564,500 8 Chất A- 1009 2,515 829,010 1990,460 2707,020 9 Chất B-0092 1,429 1797,580 2897,600 3940,740 10 Dầu bơ cao cấp 8,328 1573,300 2524,450 3433,300 11 Dầu bơ 8,989 5087,160 9120,500 12403,900 12 Gluco 1 196,050 183262,300 382416,500 520086,400 13 Gluco 2 205,390 134834,400 200017,600 272024,000 14 Sữa ông thọ cân 11,795 1018,630 516,140 702,000 15 Sữa gầy 9,070 5928,100 11219,500 14986,500 16 Váng sữa 6,667 10320,420 17239,000 23445,000 17 Short 15,250 23058,710 44591,000 60643,800 18 Muối 0,307 41,490 120,300 163,600 19 Lecithine 0,228 117,810 152,900 163,600 ... ... 20 Tổng cộng 758,084 599241,910 1053019,520 1429525,77 Biểu 11: Lượng nguyên vật liệu xuất kho tại xí nghiệp bánh năm 2001 (đơn vị: kg) TT Nguyên vật liệu Định mức Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 1 Đường loại 1 157,630 31624,100 54077,200 182818,500 2 Bột Cracker 153,850 37360,600 63886,600 170500,000 3 Bột Đan Mạch 315,300 59243,700 101306,700 337800,000 4 Bột sắn 8,560 1446,200 2473,000 9444,850 5 Bột ca cao 1,170 128,800 216,830 1123,500 6 Pho mát 0,241 54,430 93,075 922,500 7 Bột khai 5,000 1073,730 1836,100 6122,970 8 Bột tiêu 0,029 6,520 11,150 22,025 9 Men Pháp 2,020 45,250 77,840 448,430 10 Gluco 2 14,570 2817,300 4817,600 14611,300 11 Short 86,570 16820,500 28763,100 90623,400 12 Sữa gầy 9,350 0,000 13 Sữa béo 0,036 1849,030 3161,840 11557,800 14 Váng sữa 16,560 2755,600 4712,100 19057,500 15 Muối 2,336 532,720 910,950 2404,400 16 Lecithine 2,287 520,730 890,500 2569,400 17 Cơm dừa 1,112 416,500 712,200 1785,000 18 Dầu cọ 17,420 5888,300 6649,000 20766,000 ... 19 Tổng cộng 794,041 162584,010 274595,785 872577,575 d. Công tác theo dõi và sử dụng nguyên vật liệu ở Công ty Sử dụng nguyên vật liệu trong sản xuất bánh kẹo thực chất là giai đoạn sử dụng máy móc thiết bị, phương thức pha, nấu, trộn, tạo hình ... việc sử dụng nguyên vật liệu trong các phân xưởng sản xuất được áp dụng theo hình thức hạn mức. Hình thức này buộc các phân xưởng sản xuất theo số lượng đã được tính toán trên cơ sở định mức tiêu dùng do Phòng kinh doanh đưa ra. Do nhu cầu thị trường về mỗi loại sản phẩm ngày càng khác nhau nên việc xác định định mức cũng phải điều chỉnh cho phù hợp, định mức cấp cho mỗi phân xưởng đưa ra khi tiến hành sản xuất, phân xưởng sản xuất sản phẩm nào thì căn cứ vào công việc của mình và quy trình công nghệ mà vào kho nhận nguyên vật liệu, nguyên vật liệu cấp cho mỗi phân xưởng không vượt quá 5% hạn mức. Hạn mức cấp như là điểm chặn cho vấn đề sử dụng, từ đó khi nhận được khối lượng sản xuất theo yêu cầu cấp trên, các phân xưởng tiến hành bố trí lao động, thời gian sử dụng nguyên vật liệu theo đúng quy trình công nghệ. Khối lượng cấp chia làm nhiều lần, thủ kho không cho lĩnh cùng một lúc tránh lãng phí, hao hụt khi không đảm bảo yêu cầu bảo quản góp phần sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu. Có thể đưa ra chỉ tiêu so sánh mức sử dụng nguyên vật liệu tiết kiệm như: Mức sử dụng nguyên vật liệu tiết kiệm hay lãng phí = NVL sử dụng thực tế - Định mức tiêu dùng Định mức tiêu dùng Nếu mức sử dụng nguyên vật liệu tính theo công thức này 0 thì có thể coi là lãng phí. Định mức sử dụng nguyên vật liệu trong Công ty bao gồm lượng nguyên vật liệu hao hụt và lượng nguyên vật liệu bay hơi nên rất khó khăn trong việc theo dõi tình hình sử dụng nguyên vật liệu, khi có sự thay đổi về tỷ lệ hao hụt và độ ẩm thì có sự thay đổi về thành phần khối lượng nguyên vật liệu trong sản xuất thành phẩm. Khi sử dụng nguyên vật liệu trong nhiều giai đoạn công nghệ có một phần hao hụt, phần hao hụt này có thể được thu hồi hoặc không thể thu hồi, ví dụ rơi vãi nguyên vật liệu, không thể thu hồi nước đường triệt để khi rửa nồi nấu đường, khi nấu kẹo còn để trào bồng ra ngoài. Với định mức tiêu hao nguyên vật liệu được Công ty quy định như sau: - Kẹo cứng với sản lượng 3 tấn/ca tỷ lệ hao hụt là 2,5% tức là 75 kg - Kẹo mềm với sản lượng 8 tấn/ca tỷ lệ hao hụt là 3% tức là 246 kg Nếu độ ẩm của nguyên vật liệu đưa vào sản xuất cao hơn tiêu chuẩn quy định và độ keo được phân tích chính xác thì mức tiêu hao đó còn quá lớn buộc Công ty phải quan tâm, thì hao hụt nguyên vật liệu chiếm chủ yếu ở khâu nấu, hòa đường. Khi nguyên vật liệu được đến từng phân xưởng để sản xuất, quản đốc phân xưởng chịu trách nhiệm về vấn đề bảo quản và sử dụng nguyên vật liệu, Công ty áp dụng hình thức này phù hợp với tính chất tổ chức sản xuất có nghĩa gắn quyền lợi với trách nhiệm. Trong phân xưởng mỗi tổ nhận nguyên vật liệu sản xuất, chịu trách nhiệm khi mất mát, thiếu hụt trường hợp thừa so với sản xuất thì phải báo ngay cho tổ trưởng hoặc quản đốc phân xưởng nếu thực hiện được tiết kiệm nguyên vật liệu thì Công ty thưởng trên % giá trị số nguyên vật liệu tiết kiệm được cho mỗi tổ hoặc phân xưởng. Nếu phát hiện có vấn đề gian lận thì kỷ luật tuỳ theo mức độ phạt tiền hay đuổi việc. Việc kiểm kê tồn kho nguyên vật liệu là việc xem xét lại vấn đề dự trữ, vấn đề tiếp nhận, xác định xem số dư trong sổ theo dõi nguyên vật liệu so với dự trữ thực tế trong kho giúp cho việc đánh giá tình hình sử dụng và dự trữ cho Phòng kế toán - tài vụ điều chỉnh các tài khoản dự trữ. Qua biểu và đồ họa ta thấy tình hình sử dụng nguyên vật liệu tại xí nghiệp bánh và kẹo quý 2, 3, 4 khá lớn trong khi quý 1 sử dụng rất ít, chứng tỏ việc sản xuất sản phẩm chỉ tập trung vào những tháng cuối năm, sản phẩm tiêu thụ trong thời gian này là rất lớn. Quý 1 tiêu dùng nguyên vật liệu vượt định mức nhưng sang quý 2, quý 3, quý 4 Công ty đã điều chỉnh lại tiêu dùng nguyên vật liệu cho đúng với định mức. e. Công tác thu hồi phế liệu phế phẩm Trong sản xuất bánh kẹo, giá trị phế liệu phế phẩm thu hồi được chủ yếu là do quy trình công nghệ sản xuất. Phế liệu phế phẩm như tại xí nghiệp bánh là lượng bavia, trong xí nghiệp kẹo là những đầu mẩu, sản phẩm không thành hình cũng được quay trở lại để gia công lại. Đối với quá trình sản xuất các loại bánh, người tổ trưởng cần tổ chức thu gom ngay nguyên vật liệu còn thừa sau khi cắt khuôn đồng thời loại bỏ những chiếc bánh bị vỡ, bị hỏng, khẩn trương giao cho bộ phận đánh trộn bột chế biến để tái chế nhằm đưa vào sản xuất. Việc làm này vừa tiết kiệm được nguyên vật liệu vừa giảm thiểu được sự vận chuyển đến nơi sản xuất. Đối với sản phẩm kẹo, các tổ kiểm tra chất lượng thu hồi các loại đầu đuôi, kẹo không đảm bảo chất lượng hoặc trọng lượng đem tái sản xuất lại. Theo báo cáo của Phòng kinh doanh lượng kẹo đem tái chế lại được sử dụng triệt để trong năm 2001 là 6990,36 kg trong khi lượng nguyên vật liệu thu hồi từ sản xuất kẹo là 7281,63 kg, khối lượng bánh tái chế là 7655,85 kg mà lượng nguyên vật liệu thu hồi phế liệu phế phẩm là 8506,62 kg. Việc tận dụng phế liệu phế phẩm được Công ty dùng khá triệt để nhưng việc xử lý phế liệu phế phẩm cũng rất khó khăn và phức tạp. Có loại phế phẩm kẹo thì vẫn được dùng lại để sản xuất kẹo nhưng có loại lại chuyển sang cho sản xuất bánh như tháng 12/2001: Kẹo chuyển sang sản xuất bánh Marvello là 4471,9 kg Kẹo chuyển sang Melody là 1281,6 kg Phế liệu phẩm trong sản xuất bánh thường được dùng lại để sản xuất bánh của chính loại đó nhưng cũng có loại chuyển sang để sản xuất một loại bánh khác hoặc tuỳ thuộc vào công nghệ chế biến, việc cung ứng nguyên vật liệu ... chẳng hạn tháng 12/2001 Công ty sử dụng lại lượng phế liệu phế phẩm cho việc sản xuất bánh Bơ nhạt 60 kg đạt 80% Caramen 20 kg đạt 100% Bột format 30 kg đạt 96% Mì chính 4 kg đạt 90% Men Pháp 10 kg đạt 60% Tinh bột ngô 60 kg đạt 86% Enzim 200 g Tinh dầu Cheese 4 kg Công ty bánh kẹo Hải Hà tận dụng phế liệu phế phẩm khá triệt để tuy nhiên cần phải giảm lượng phế liệu phế phẩm vì lượng phế liệu phế phẩm dùng lại sẽ không thu được hoàn toàn chất có ích như ban đầu nữa, nó làm cho sản phẩm sản xuất ra không đạt được chất lượng cao, thời gian sử dụng bị rút ngắn gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm. 4. Một số chỉ tiêu đánh giá hệ số sử dụng nguyên vật liệu Với các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm thì việc sử dụng nguyên vật liệu sao cho có ích là rất cần thiết, việc sử dụng nguyên vật liệu có ích thì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như bản thân nguyên vật liệu, nguồn cung ứng có đảm bảo hay không, bảo quản nguyên vật liệu như thế nào để chất lượng nguyên vật liệu không bị giảm, máy móc thiết bị - công nghệ mà doanh nghiệp áp dụng. ở Công ty bánh kẹo Hải Hà, lượng nguyên vật liệu mà Công ty thực sự sử dụng được để sản xuất bánh là 1308886,9 tấn trong khi đó lượng nguyên vật liệu đưa vào sản xuất là 1311489 tấn. Biểu 14: Hệ số sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty bánh kẹo Hải Hà năm 2001 Chỉ số Sản xuất bánh Sản xuất kẹo Hệ số chất có ích 1308866,9/1311489 = 0,998 2938413,2/29572555 = 0,997 Hệ số sử dụng chất có ích 1246041,29/1308866,9=0,952 2723909,06/2938412,2 = 0,927 Hệ số thành phẩm 0,998 * 0,952 = 0,95 0,997 * 0,927 = 0,924 Hệ số phế liệu dùng lại 7655,955/8506,6 = 0,9 6990,36/7281,63 = 0,96 Hệ số chất có ích trong nguyên vật liệu sấp sỉ bằng 1 chứng tỏ kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu và bảo quản để đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu đã được Công ty chú ý. Công ty đã cố gắng trong việc tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu có chất lượng cao giúp cho việc sản xuất đảm bảo chất lượng. Hệ số sử dụng chất có ích nguyên vật liệu cũng khá cao, điều đó chứng tỏ công nghệ máy móc của Công ty khá hiện đại, trình độ tay nghề của các cán bộ kỹ thuật và công nhân trực tiếp sản xuất đã được nâng lên rõ rệt. Hệ số thành phẩm cũng khá cao đó là sự nỗ lực của toàn Công ty, bắt đầu từ khâu tìm kiếm nguồn cung ứng nguyên vật liệu đến công tác bảo quản nguyên vật liệu, công tác xây dựng định mức nguyên vật liệu và cuối cùng là việc sử dụng hợp lý nguyên vật liệu. Hệ số phế liệu dùng lại đã phản ánh được nhận thức của cán bộ công nhân viên toàn Công ty, đã triệt để tận dụng được nguồn phế liệu phế phẩm này. Nhưng Công ty cần có biện pháp để giảm lượng phế liệu phế phẩm này. 5. Đánh giá công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liệu ở Công ty bánh kẹo Hải Hà a. Những ưu điểm trong công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liệu ở Công ty bánh kẹo Hải Hà Như chúng ta đã biết, nguyên vật liệu góp phần quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của sản xuất. Việc quản lý nguyên vật liệu là yếu tố khách quan của mọi nền sản xuất, làm sao cùng một lượng nguyên vật liệu có thể sản xuất ra nhiều sản phẩm thu được nhiều lợi nhuận nhưng hao phí vật tư nhỏ nhất thì mới mang lại hiệu quả kinh tế cao. - Về công tác cung ứng nguyên vật liệu Công ty đã xây dựng các kế hoạch về cung ứng nguyên vật liệu cho các phân xưởng sản xuất đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành liên tục và đạt hiệu quả cao. Công ty chủ động tìm các nguồn cung ứng nguyên vật liệu phù hợp với yêu cầu trong kế hoạch mua, mục tiêu của Công ty giảm chi phí thấp nhất đảm bảo yêu cầu chất lượng. Công ty đã tính toán lượng dự trữ nhất định nhằm đảm bảo sản xuất được tiến hành liên tục và đề phòng có sự cố từ nguồn cung ứng và thị trường. Bên cạnh đó, Công ty có chính sách thưởng bằng vật chất đối với cán bộ công nhân viên đặc biệt là cán bộ cung ứng nguyên vật liệu khi họ tìm được nguồn cung tốt, ổn định, giá rẻ. Ngoài ra góp phần tìm kiếm thay thế một số loại nguyên vật liệu đang phải nhập khẩu. - Về công tác xây dựng và quản lý định mức Hiện nay, Công ty đã xây dựng được hệ thống định mức tiêu dùng nguyên vật liệu tương đối hoàn chỉnh cho tất cả các loại sản phẩm của Công ty, hệ thống này ngày càng được Công ty hoàn thiện hơn bằng nhiều phương pháp như tiến hành kiểm kê điều tra thực tế, hạ thấp giá thành, tăng lợi nhuận cho Công ty. Việc thực hiện công tác định mức đã được một số kết quả nhất định như một số nguyên vật liệu sử dụng thấp hơn định mức tiêu dùng nguyên vật liệu góp phần vào việc hạ thấp giá thành sản phẩm. - Công tác tiếp nhận nguyên vật liệu Xây dựng và củng cố nhà kho phục vụ bảo quản nguyên vật liệu cung cấp kịp thời cho sản xuất, hệ thống kho luôn có người trực khi tiến hành sản xuất thủ tục xuất nhập tương đối thuận tiện, quản lý kho theo hình thức nhập trước-xuất trước đảm bảo cho nguyên vật liệu không bị hư hỏng, sắp xếp kho theo quy mô và cường độ sử dụng có hệ thống bảo quản chống ẩm mốc, chống sự xâm nhập của vi sinh vật, nhà kho bố trí ở nơi thoáng mát, khô ráo. - Công tác cấp phát nguyên vật liệu thực hiện theo hạn mức tiêu dùng nguyên vật liệu đảm bảo cho sản xuất không bị thiếu nguyên vật liệu trầm trọng và theo dõi tình hình biến động lượng nguyên vật liệu trong dự trữ và trong sản xuất. - Công tác sử dụng nguyên vật liệu Trong những năm gần đây, Công ty đã đầu tư một số máy móc thiết bị nhằm giảm lượng nguyên vật liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm có hình thức khuyến khích đối với những cá nhân, phân xưởng sử dụng tiết kiệm được nguyên vật liệu. Một số loại nguyên vật liệu được dùng cho nhiều phân xưởng giúp cho việc dự toán chi phí một khối lượng sản phẩm nhằm tránh được việc thiếu nguyên vật liệu giữa chừng, gây đột biến khi sử dụng. - Công tác thu hồi phế liệu phế phẩm Thực hiện tốt việc thu cho giai đoạn sản xuất sau, đảm bảo an toàn vệ sinh cho sản xuất. Nguyên vật liệu được tận dụng lại trong nhiều trường hợp ví dụ tại xí nghiệp kẹo hàng tháng, kẹo tái chế là lượng nguyên vật liệu cũng tương đối lớn. b. Những tồn tại trong công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liệu và nguyên nhân của nó ở Công ty bánh kẹo Hải Hà ă Về công tác cung ứng nguyên vật liệu Vì phải mua một khối lượng lớn nguyên vật liệu, chủng loại phong phú với việc sản xuất ra nhiều loại sản phẩm nên đôi khi sản xuất phải ngừng lại, bên cạnh đó có những hạn chế do nguyên nhân khách quan đó là việc nhà nước ta có chủ trương bảo hộ ngành mía đường bằng các chính sách hạn chế nhập khẩu thông qua hạn ngạch và đặt mức thuế nhập khẩu đường kính cao (35%) đưa đến tình trạng trong khi giá đường trên thế giới thấp thì giá đường trong nước lại cao hơn, làm tăng chi phí nguyên vật liệu của Công ty, tăng giá thành sản phẩm, cũng như sự biến động của tình hình tài chính của khu vực và trên thế giới làm cho giá ngoại tệ tăng cao kéo theo giá vật tư nhập khẩu tăng lên, hiệu quả sản xuất giảm sút. ă Công tác xây dựng và quản lý định mức Công tác xây dựng định mức hiện nay gặp phải khó khăn do chủng loại nguyên vật liệu phong phú và sản phẩm sản xuất ra nhiều loại. Qua việc thanh quyết toán nguyên vật liệu hàng tháng cho thấy hầu hết các loại nguyên vật liệu tiêu dùng đều có khối lượng nhỏ hơn định mức tuy nhiên một số loại vẫn còn cao, vượt định mức. Việc xây dựng và sửa đổi định mức vẫn còn chưa bám sát tình trạng thực tế, đặc biệt là máy móc thiết bị vẫn còn lạc hậu, công nhân có tay nghề chưa cao và các yếu tố khác. Bên cạnh đó việc quy định tỷ lệ hao hụt định mức đối với kẹo là 3%, bánh là 2% trong khi đó tỷ lệ hao hụt định mức ở một số nước như Thái Lan, Nhật, Đức ... là trên dưới 1%, nguyên nhân chính là do một số thiết bị máy móc còn thiếu đồng bộ, lạc hậu ... đặc biệt là ở khâu hoà, trộn, nấu như máy trộn của Trung Quốc sản xuất năm 1960, nồi nấu liên tục dùng để sản xuất kẹo cứng của Ba Lan sản xuất năm 1977, nồi nấu nhân và hoà đường CK22 của Ba Lan sản xuất năm 1979 đã gây ra các hiện tượng như trào bồng, cháy khi nấu kẹo, rơi vãi, rò rỉ khi hoà đường, đánh trộn khi vận chuyển giữa các khâu của quá trình sản xuất. Đồng thời một số nguyên vật liệu để lâu không dùng hết, bị tồn đọng dễ gây ẩm mốc, thối rữa. Công tác thực hiện định mức còn một số vấn đề khó khăn là nếu giảm lượng tiêu dùng nguyên vật liệu thì chất lượng của sản phẩm có đảm bảo hay không. Một số nguyên vật liệu sử dụng vẫn còn cao hơn định mức do công nhân chưa có ý thức thực hiện đúng định mức đưa ra gây ra lãng phí cho sản xuất. ă Công tác tiếp nhận và cấp phát nguyên vật liệu Công tác tiếp nhận nguyên vật liệu ở Công ty còn gặp nhiều khó khăn đó là việc thiếu công cụ, dụng cụ để kiểm tra nguyên vật liệu trước khi nhập kho. Việc kiểm tra vẫn chưa đảm bảo về các mặt như độ ẩm của nguyên vật liệu, hàm lượng chất có ích của mỗi loại nguyên vật liệu trong từng đợt nhập, đặc biệt là việc kiểm tra chất lượng sản phẩm. Nguyên nhân một phần cũng do hạn chế về trình độ của cán bộ vật tư. ă Công tác quản lý kho nguyên vật liệu Công tác này còn có nhiều thiếu sót, mỗi kho được giao cho một đến hai người quản lý, thủ kho chịu trách nhiệm toàn bộ những hao hụt mất mát trong thời gian dự trữ, bảo quản tại kho. Với nhiệm vụ, trách nhiệm đó thủ kho lại không được trao phạm vi, quyền hạn nhất định, việc quy định giữa công tác xuất kho còn quá đơn giản, chế độ khuyến khích vật chất chưa kích thích được thủ kho, đôi khi có dư nguyên vật liệu thì thủ kho không được hưởng nhưng khi thiếu hụt phải bồi thường và bị khiển trách. Hệ thống cơ sở vật chất vẫn chưa đảm bảo nên gây nên tình trạng nguyên vật liệu bị hư hỏng, giảm chất lượng. ă Thu hồi nguyên vật liệu được tiến hành theo tháng dẫn đến nguyên vật liệu bị biến chất hoặc mất mát vì khi tính trọng lượng sản phẩm tinh sau khi đã sản xuất song không tách được chính xác, mức dụng là bao nhiêu cho từng loại nguyên vật liệu nên kho có thể kết luận là sử dụng tiết kiệm hay không. Công tác sử dụng nguyên vật liệu còn có tình trạng lãng phí, để nguyên vật liệu rơi vãi, không thu hồi hết được như nước rửa đường khi rửa nồi nấu. Đối với các sản phẩm bánh, trong quá trình sản xuất thường có lượng bavia còn khá lớn như sản xuất bánh kem xốp phế liệu phế phẩm là 23%, một phần được sử dụng lại cho sản xuất bánh quy. ă Trình độ quản lý của cán bộ còn hạn chế do chưa được đào tạo về các nghiệp vụ quản lý kinh tế, bộ phận quản lý phải biết rõ đặc tính của từng loại nguyên vật liệu, thời hạn và chế độ bảo quản. ý thức của công nhân trực tiếp sản xuất còn chưa cao về quản lý và sử dụng nguyên vật liệu đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Trên đây là một số hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu của Công ty bánh kẹo Hải Hà. Để hạn chế những khuyết điểm nói trên Công ty cần có những phương hướng và biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế trên để giảm chi phí nguyên vật liệu, hạ giá thành sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh của Công ty trên thương trường. Phần 3: Một số biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty bánh kẹo Hải Hà I. Phương hướng và mục tiêu phát triển của Công ty Để không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường, Công ty bánh kẹo Hải Hà đã xác định phương hướng và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong thời kỳ trước mắt như sau: - Tăng cường đầu tư chiều sâu với mục đích không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động đa dạng hoá chủng loại sản phẩm nhằm mở rộng thị trường và đáp ứng nhu cầu của từng vùng thị trường từ nông thôn đến thành thị, trong nước và hướng tới xuất khẩu những sản phẩm có chất lượng cao. - Xây dựng chiến lược công nghệ sản xuất bánh kẹo và một số sản phẩm khác trong những năm trước mắt và lâu dài. - Tăng cường công tác đổi mới thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm, sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu giảm định mức tiêu dùng nguyên vật liệu. - Đi sâu nghiên cứu thị trường, ổn định và nâng cao hiệu qủa nghiên cứu thị trường. Ngoài việc sản xuất bánh kẹo là chính Công ty sẽ sản xuất và kinh doanh một số mặt hàng khác để nâng cao đời sống vật chất tinh thần của cán bộ công nhân viên, thúc đẩy sự phát triển lớn mạnh của Công ty. - Sắp xếp lại bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất, không ngừng nâng cao công tác quy hoạch và đào tạo cán bộ thông qua các cuộc thi tay nghề và cử đi học các lớp ngắn và dài hạn, trong và ngoài nước, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước như nộp ngân sách, tham gia các hoạt động xã hội. Phương hướng đề ra nhằm đạt được đó là: tăng lợi nhuận, tăng thị phần. Muốn vậy sản phẩm của Công ty cạnh tranh được trên thị trường về giá cả cũng như chất lượng sản phẩm. Một trong những biện pháp của Công ty là nhằm hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, không ngừng phấn đấu sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu. Biểu 15: Một số chỉ tiêu sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty giai đoạn 2003- 2005 Chỉ tiêu Đơnvị Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Giá trị sản xuất công nghiệp Tỉ VND 186,553 196 207,76 Doanh thu Tỉ VND 338,723 353,047 370,76 Nộp ngân sách Tỉ VND 30,6 33,048 36,353 Sản phẩm chủ yếu Tấn 13000 13700 14600 Kẹo dừa Tấn 2300 2350 2400 Kẹo hoa quả Tấn 1570 1700 1750 Cracket vừng Tấn 450 530 600 Bánh quy xốp Tấn 750 485 1000 Kẹo cứng các lọai Tấn 2300 2500 2600 Đây là mục tiêu của Công ty cần đạt được. Để đạt được mục tiêu trên Công ty phải có một chính sách cân đối, nhịp nhàng và đồng bộ từ đầu vào sản xuất và tiêu thụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. II. một số biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty bánh kẹo Hải Hà Trong giá thành sản phẩm bánh kẹo, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn chẳng hạn như : kẹo cứng 73,4%, kẹo mềm chiếm 72,1%, bánh chiếm 72,1%. Vì vậy việc giảm chi phí nguyên vật liệu có một vị trí quan trọng trong công tác hạ giá thành sản phẩm. Tuy vậy khác với nhiều loại sản phẩm khác, sản xuất bánh kẹo giảm chi phí bằng cách giảm khối lượng các thành phần nguyên vật liệu dưới mức công suất kỹ thuật hoặc giảm chi phí nguyên vật liệu... mà giảm chi phí nguyên vật liệu ở đây là sử dụng các biện pháp nhằm tiết kiệm tối đa tiêu hao do lãng phí nguyên vật liệu, tìm nguồn nguyên vật liệu thay thế có giá rẻ, áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm đổi mới công nghệ sản xuất. Công ty bánh kẹo Hải Hà cần thực hiện các biện pháp sau để quản lý và sử dụng hợp lý nguyên vật liệu: 1. Hoàn thiện và không ngừng phấn đấu hạ thấp định mức tiêu dùng nguyên vật liệu Trong mỗi doanh nghiệp, định mức nói chung và định mức tiêu dùng nguyên vật liệu nói riêng có vai trò hết sức quan trọng, nó là cơ sở để xây dựng kế hoạch mua nguyên vật liệu, điều hoà, cân đối lượng nguyên vật liệu cần dùng cho doanh nghiệp, là căn cứ trực tiếp để cấp phát nguyên vật liệu hợp lý, kịp thời cho các phân xưởng, bộ phận sản xuất đảm bảo cho quá trình được tiến hành cân đối, nhịp nhàng và liên tục, là cơ sở để tiến hành hạch toán kinh tế nội bộ, thúc đẩy cán bộ công nhân viên sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu, ngăn ngừa lãng phí, đánh gía trình độ khoa học tiến bộ kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới. Vì vai trò của định mức tiêu dùng nguyên vật liệu nên nó có tác động hai chiều giữa định mức tiêu dùng nguyên vật liệu và các vấn đề như công nghệ, máy móc, trình độ tay nghề của công nhân, trình độ quản lý ... Sự tác động qua laị này chịu ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề chung là sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu cho doanh nghiệp. Định mức tiên tiến, trình độ tay nghề của công nhân cao, cán bộ quản lý tốt ... thì sử dụng nguyên vật liệu ít nhiều được tiết kiệm và hợp lý. Trong điều kiện hiện nay, việc hạ thấp định mức tiêu dùng nguyên vật liệu là một vấn đề tương đối khó khăn đối với Công ty bánh kẹo Hải Hà song đó lại là vấn đề được Ban lãnh đạo Công ty quan tâm hàng đầu bởi vì có hạ thấp định mức thì mới có thể hạ thấp được giá thành sản phẩm, để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Tuy gặp phải khó khăn do chủng loại sản phẩm phong phú, số lượng nguyên vật liệu tham gia vào cấu thành sản phẩm tương đối nhiều và đặc biệt có những định mức tiêu dùng nguyên vật liệu không thể hạ thấp hơn nữa. Việc hạ thấp định mức tiêu dùng nguyên vật liệu cần phải được xem xét cả về mặt giá trị lẫn mặt hiện vật và có thể thực hiện theo các hướng sau: Một là hoàn thiện hệ thống định mức tiêu dùng nguyên vật liệu : để hoàn thiện hệ thống định mức tiêu dùng nguyên vật liệu cần phải xem xét cơ cấu định mức, nó bao gồm phần tiêu dùng thuần tuý cấu tạo nên sản phẩm và phần tổn thất (phế liệu). Trong phế liệu gồm có phế liệu dùng lại và phế liệu không dùng lại, để hoàn thiện ta cần đi vào việc giảm bớt tổn thất, trong cơ cấu định mức có phần tổn thất chủ quan và khách quan nhưng trong cơ cấu định mức không tính phần tổn thất khách quan. Do đó yêu cầu định mức phải chặt chẽ hơn, phải được xây dựng hoàn chỉnh hơn giảm bớt được tổn thất. Mặt khác, chủng loại sản phẩm phong phú nên việc xây dựng định mức rất phức tạp đặc biệt cần nghiên cứu điều chỉnh định mức tiêu dùng nguyên vật liệu đối với một số sản phẩm mới như kẹo Caramen, kẹo Jelly, bánh Cracket mặn ... Để đảm bảo được việc hoàn thiện hơn định mức tiêu dùng nguyên vật liệu việc đầu tiên Công ty phải xác định là tìm hiểu khách hàng, điều tra, khảo sát thị trường về nhu cầu tiêu dùng : - Tiến hành điều tra thị trường được bằng thực hiện nhiều phương pháp gián tiếp hay trực tiếp, thông qua đó tìm hiểu yêu cầu chất lượng sản phẩm, cần giảm bớt độ ngọt, chất béo hay tăng thành phần tinh bột ... - Rà soát lại hệ thống định mức tiêu dùng nguyên vật liệu hiện có của Công ty, Công ty thường xuyên tổ chức sửa đổi định mức theo yêu cầu mới sản xuất của từng đơn vị, tức là khi điều kiện sản xuất thay đổi thì phải sửa đổi lại định mức cho phù hợp. Việc thay đổi định mức cần phải bám sát tình hình thực tế nhằm giao trách nhiệm cho các bộ phận sản xuất có ý thức tiết kiệm nguyên vật liệu. Hai là hạ thấp định mức tiêu dùng nguyên vật liệu : đây là một vấn đề đặt ra đòi hỏi Công ty phải giải quyết. Thực hiện mục tiêu này bằng cách giảm tỷ lệ hao hụt cho mỗi sản phẩm xuống mức tối thiểu, có thể tỷ lệ hao hụt rất khó xác định và không thể biết được chính xác bao nhiêu là thấp nhất. Như phần thực trạng ở trên, tỷ lệ hao hụt trung bình đối với sản phẩm bánh là 3%, sản phẩm kẹo 2%, tỷ lệ còn cao hơn nhiều so với nhiều nước như : Thái Lan, Nhật Bản, Đức ... để hiểu rõ ta xem xét ví dụ : Biểu 16: Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu chính cho một tấn sản phẩm sữa dừa TT Nguyên vật liệu Đơn vị Khối lượng Độ khô Giá(đồng) 1 Đường loại 1 Kg 560 5% 3.500 2 Gluco1 Kg 384 15% 2.818 3 Sữa Kg 40 6% 24.552 4 Short Kg 30 0% 7.000 5 Tinh dầu Kg 4 0% 140.000 6 Dầu bơ Kg 31 0% 76.300 7 Băng dính 8 Bìa lót Theo chỉ tiêu cho phép của định mức tiêu dùng, định mức tiêu dùng cho một tấn sản phẩm kẹo sữa dừa độ ẩm là 3%, hao hụt 3%, tỷ lệ chất khô trong kẹo là 97% song do kẹo lại làm từ các nguyên vật liệu khác nhưng phần trăm chất khô trong các loại nguyên vật liệu lại khác nhau, để tính toán được chúng ta phải quy đổi về tỷ lệ % chất khô của các nguyên vật liệu đó. Đường tỷ lệ chất khô là 99,5% nên khối lượng tiêu dùng khô là 560*99.5% = 557,2 kg Gluco 1 tỷ lệ chất khô là 85% nên khối lượng tiêu dùng khô là 384 * 85% = 326,4 kg Sữa tỷ lệ chất khô là 94% nên khối lượng tiêu dùng khô là 40 *94% = 37,6 kg Short tỷ lệ chất khô là 100% nên khối lượng tiêu dùng khô là 30 kg Tinh dầu tỷ lệ chất khô là 100% nên khối lượng tiêu dùng khô là 4 kg Dầu bơ tỷ lệ chất khô là 100% nên khối lượng tiêu dùng khô là 31 kg. Tổng khối lượng nguyên vật liệu sau khi quy đổi về 100% chất khô là 986,2 kg; độ khô của kẹo là 97% nên khối lượng kẹo quy ra độ ẩm là 986,2 / 97 % = 1016,7 kg. Với tổng khối lượng bao gói là 40 kg/ 1 tấn kẹo nên khối lượng sau khi bao gói là 1016,7 + 40 = 1056,7 kg. Như vậy định mức tiêu dùng nguyên vật liệu còn cao so với thực tế tiêu dùng, Công ty vẫn có thể giảm tối đa là 16,7 kg/1 tấn kẹo. Việc giảm định mức tiêu dùng nguyên vật liệu xuống mức thấp nhất có thể còn tuỳ thuộc vào từng loại nguyên vật liệu và tỷ lệ chế thành nguyên vật liệu đó vào thực thể sản phẩm. Có loại nguyên vật liệu giảm được nhiều, có loại giảm được ít, có loại không thể giảm được, vì nếu giảm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và đặc tính của sản phẩm. Đối với các loại kẹo, các nguyên vật liệu có thể hạ thấp định mức thông thường là đường và gluco 1 vì chúng chiểm tỷ lệ lớn trong cấu thành thực thể sản phẩm (đường 560 kg, gluco 1 là 384 kg) còn các loại nguyên vật liệu khác có thể giảm không đáng kể hoặc không giảm. ở đây giả sử có thể giảm 2% định mức tiêu dùng nguyên vật liệu chính còn có thể giữ nguyên. Biểu 17: So sánh định mức nguyên vật liệu (đơn vị: đồng) TT Nguyên vật liệu Đơn vị Định mức cũ Định mức cũ Khối lượng giảm Đơn giá Giá trị giảm 1 Đường loại 1 kg 560 560 11,2 3500 39200 2 Gluco 1 kg 384 384 7,68 2818 21643 3 Sữa kg 40 40 0,8 24552 196416 4 Short kg 30 30 0,6 7000 4200 5 Dầu bơ kg 31 31 0,2 76300 15200 6 Tinh dầu kg 4 4 0,08 140000 11200 7 Tổng cộng 248672 Tuy vậy nhờ việc giảm định mức tiêu dùng nguyên vật liệu mà chi phí nguyên vật liệu cho một tấn kẹo sữa dừa sẽ giảm 248672 đ qua đó làm giảm giá thành với lượng tương như ứng trên. Nếu Công ty giữ nguyên giá bán thì đó cũng là lượng lợi nhuận tăng thêm cho một tấn kẹo loại này. Giảm định mức tiêu dùng nguyuên vật liệu còn phải được thực hiên đồng thời với việc giảm tỷ lệ hao hụt nguyên vật liệu cho mỗi sản phẩm xuống mức tói thiểu có thể. Những tiêu hao do lãng phí nguyên vật liệu thường xảy ra: để rơi vãi, không thu hồi nước rửa đường khi rửa nồi, bao bì rách, trào bồng khi nấu kẹo, cháy kẹo, giấy nhãn rơi vãi... Để khắc phục tình trạng này cần tiến hành những công việc sau: - Trang bị các dây chuyền chuyên dùng để hạn chế lãng phí do rơi vãi trong quá trình vận chuyển thủ công giữa các khâu của quá trình sản xuất. - Cải tiến lắp đặt đường ống thu nước rửa đường trên các thiết bị, không để xả nước tràn ra ngoài. - Nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân, xây dựng và thực hiên nghiêm chỉnh chế độ bảo quản, sử dụng và sửa chữa máy móc thiết bị, tránh các hiện tượng trào bồng, cháy kẹo, lượng phế phẩm nhiều. - Coi trọng việc tổ chức hoạch toán nguyên vật liệu đến từng tổ, đội, từng bộ phân sản xuất. - Giáo dục và nâng cao ý thức tiết kiệm nguyên vật liệu cho công nhân, kiểm tra chặt chẽ việc thực hiên quy trình công nghệ vừa đảm bảo chất lương sản phẩm vừa tiết kiệm không để lãng phí nguyên vật liệu. Có chế độ thưởng phạt một cách hợp lý nhằm khuyến khích công nhân sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu (thưởng do tiết kiệm vật tư, thưởng do năng cao chất lượng sản phẩm, giảm tỷ lệ phế phẩm...). 2. Tổ chức tốt công tác kế hoạch và cung ứng nguyên vật liệu. Việc cung ứng nguyên vật liệu có vai tro quan trọng trong quá trình sản xuất sau này và có ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm do đó việc cung ứng đòi hỏi phải đúng chủng loại, chất lượng nguyên vật liệu cần mua, đúng lượng cần dùng và lượng cần mua, đúng thời điểm cần nguyên vật liệu, dự tính chi phí và khả năng đảm bảo tài chính. ở đây cần quan tâm tới vấn đề chi phí, đảm bảo sao cho chi phí mua nguyên vật liệu nhỏ nhất nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng yêu cầu của sản xuất. Công ty cần tìm hiểu thị trường và chọn người bán có giá thấp, cố gắng mua tận gốc hạn chế mua qua trung gian dẫn tới giá cao. Làm cho các nhà cung ứng thấy rõ trách nhiệm của mình đảm bảo cung ứng đầy đủ của mình trong các điều khoản trong hợp đồng và chịu xử lý nghiêm khắc khi vi phạm các điều khoản hợp đồng. Về phía Công ty, đó là tính chủ động sáng tạo nhằm khai thác các nguồn nguyên vật liệu phục vụ tốt cho sản xuất, chủ động trong mọi tình huống Công ty tạo ra các mối quan hệ rộng rãi đơn vị các tổ chức cung ứng nguyên vật liệu thực hiện liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế khác trên cơ sở sản xuất những sản phẩm mà Công ty cần dùng. Việc chủ động trong quá trình cung ứng nguyên vật liệu sẽ tạo điều kiện cho sản xuất được tiến hành liên tục, giá cả không biến động, chất lượng được đảm bảo, giảm được chi phí nguyên vật liệu trong giá thành. Để thực hiện được điều này Công ty cần lựa chọn các nhà cung ứng nguyên vật liệu có uy tín về mối quan hệ mua bán từ lâu dựa trên nguyên tắc của hợp đồng kinh tế, bên cạnh đó cán bộ phụ trách nguyên vật liệu cần tính toán chính xác số lượng nguyên vật liệu cần mua để giảm bớt chi phí lưu kho, tránh ứ đọng vốn. Kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu phải được lập ra một cách chi tiết từng loại nguyên vật liệu dựa trên kế hoạch sản xuất và đặc điểm kinh tế kỹ thuật của từng loại như căn cứ vào thời vụ để có kế hoạch mua dự trữ như đường, tinh bột... do nguyên vật liệu dùng cho sản xuất phần lớn Công ty phải mua ngoài, nguyên vật liệu lại dễ hư hỏng nên Công ty cần tính toán kỹ chu kỳ mua sắm sao cho trong thời gian dự trữ nguyên vật liệu không bị hư hỏng và chi phí là nhỏ nhất. Với những nguyên vật mua từ nước ngoài như bột mì, tinh dầu, bột ca cao, Socola... thì nên dự trữ trong khoảng dự trữ từ một đến ba tháng. Cũng để nâng cao chất lượng cung ứng Công ty phải có chế độ khuyến khích bằng lợi ích vật chất và chế độ trách nhiệm cụ thể đối với cán bộ làm công tác thu mua như : nếu khai thác nguồn vật tư tốt, đảm bảo nguyên vật liệu về số lượng, chất lượng và tiến độ mua nguyên vật liệu với giá thấp thì sẽ được thưởng bằng tiền. Ngược lại, nếu không đảm bảo các yêu cầu đó thì tuỳ thuộc vào mức độ và nguyên nhân mà có biện pháp xử lý thích hợp. Ngoài ra để giảm bớt chi phí nguyên vật liệu do việc giá một số vật tư thiết bị nhập khẩu tăng cao do biến động về tình hình tài chính của khu vực và thế giới, Công ty nên giải quyết vấn đề này bằng sử dụng nguyên vật liệu thay thế (Bơ nhạt nhập từ Pháp) với giá hiện nay tương đối cao là 38.200đ nên thay thế bơ trong nước với giá thấp hơn là 32.620đ trong khi chất lượng có thể đảm bảo được. Với bột mì trong nước giá 3.100 đ trong khi giá bột mì nhập ngoại là 3290 đ mà số lượng nguyên vật liệu sử dụng trong năm 2001 rất lớn 743.928,3 kg số tiền tiết kiệm khi mua nguyên vật liệu trong nước là 141.346.377 đ. Không chỉ đối với các nguyên vật liệu nhập ngoại mà đối với vật tư trong nước đắt tiền, khó mua Công ty cũng nên tìm nguồn cung ứng để có thể đảm bảo sản xuất liên tục và chủ động trong sản xuất, Công ty cần nghiên cứu và áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật để tự mình có thể sản xuất được một số loại nguyên vật liệu thay thế cho việc phải mua của các tổ chức khác. Hiện nay, Công ty đã tự sản xuất được 1/3 lượng gluco cần dùng vì vậy trong thời gian tới, Công ty cần đẩy mạnh công tác này. 3. Triệt để thu hồi và tận dụng phế liệu phế phẩm. Hiện nay tại xí nghiệp bánh, lượng bavia trong quá trình sản xuất đã được quay trở lại khâu trộn, tại xí nghiệp kẹo hầu hết những đầu mẩu, sản phẩm không thành hình, phế liệu cũng được quay trở lại để gia công lại. Tuy nhiên hiện nay phế liệu phế phẩm vẫn chưa được thu hồi và tận dụng triệt để vì vậy cần thực hiên một số giải pháp sau: - Với một số phế liệu Công ty có thể bán cho các đơn vị khác ví dụ như bột mì bị mốc không sử dụng được có thể bán cho các cơ sở sản xuất thưc ăn gia súc. Trong năm vừa qua do bảo quản chưa tốt nên đã để bột mì bị mốc, đường bị chảy nước khi trời mưa. Cụ thể là lượng bột mì bị mốc 200 kg tương đương với số tiền là 250.000 đ. - Với một số phế liệu có thể dùng vào các công việc khác như hộp bánh khi sản xuất thừa ra trong dịp tết Công ty có thể làm quà tặng cho khách hàng mùa sản phẩm của Công ty trong các cuộc triển lảm hoạc dùng để sản xuất các sản phẩm khác. Một số loại nguyên vật liệu dùng để sản xuất kẹo có thể chuyển sang sản xuất bánh như trong tháng 12/2001 chuyển sang sản xuất bánh Marvello là 447,11 kg; Melody là 1285,6 kg. Một số lợi nhãn cao cấp không sử dụng hết có thể chuyển sang cho sản xuất một số loại bánh có mẫu mã tương tự. Nếu Công ty có biện pháp tốt hơn thì số lượng phế liệu phế phẩm dùng lại có thể đạt mức cao hơn, không phải là 14.655,991 tấn mà là 15.788,23 tấn sẽ tiết kiệm được 1.132,239 tấn. 4. Tổ chức tốt công tác quản lý kho và cấp phát nguyên vật liệu. Chất lượng của nguyên vật liệu quyết định chất lượng sản phẩm vì vậy quản lý kho là một công việc quan trọng. Để đảm bảo nguyên vật liệu có chất lương tốt thì quản lý kho phải làm những gì ? Khi nguyên vật liệu này là những sản phẩm nông nghiệp chịu ảnh hưởng nhiều của thiên nhiên. Để nguyên vật liệu trong kho không xảy ra tình trạng ẩm mốc, thay đổi chất lượng Công ty cần tìm hiểu nguyên nhân để có giải pháp thích hợp, trong trường hợp nguyên vật liệu hư hỏng do nguyên nhân chủ yếu là kho của Công ty chưa đảm bảo đầy đủ các điều kiện kỹ thuật cũng như điều kiện về ánh sáng, độ ẩm. Giải pháp cho vấn đề này là Công ty phải nâng cấp hệ thống kho nguyên vật liệu theo định mức kỹ thuật tuy nhiên việc nâng cấp sẽ gặp khó khăn đó là thiếu vốn vì vậy Công ty luôn luôn phải có quỹ dự phòng cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng- một vấn đề quyết định cho sự sống còn của Công ty. 5. Đầu tư đổi mới thiết bị khoa học - kỹ thuật nhằm giảm tiêu hao nguyên vật liệu Máy móc thiết bị giữ vai trò quan trọng là tư liệu lao động được con người sử dụng tác động vào đối tượng lao động làm ra sản phẩm, hàng hoá. Nó là tài sản cố định, là cơ sở vật chất của mỗi doanh nghiệp thể hiện năng lực sản xuất, quyết định năng suất lao động, khối lượng chủng loại sản phẩm và quy mô từng doanh nghiệp. Do vậy đầu tư vốn để mua sắm máy móc thiết bị trước khi đi vào sản xuất là điều kiện cần thiết vì nếu không có sự đầu tư mua sắm thì khó có thể tiến hành như ý muốn việc làm ra sản phẩm theo yêu cầu. Đầu tư máy móc thiết bị mới có tác dụng rất lớn trong việc tiến hành hợp lý nguyên vật liệu giảm bớt phế liệu, phế phẩm góp phần hạ thấp định mức tiêu dùng nguyên vật liệu. Bên cạnh đó việc đầu tư máy móc còn cần phải cải tiến nâng cao năng lực vì khi tham gia vào sản xuất máy móc thiết bị đã bị hao mòn dần theo thời gian. Vì vậy, Công ty cần nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đó là một yêu cầu đối với Phòng kỹ thuật, Phòng kỹ thuật cần nghiên cứu các vấn đề sau : ã Tập trung nghiên cứu cải tiến kỹ thuật của một số máy móc thiết bị nhằm giảm lượng tiêu hao vật tư một số máy móc thiết bị cải tiến ở đây là : - Trong sản xuất kẹo cần phải nấu đường để tạo ra hỗn hợp Caramen, hỗn hợp này chủ yếu là đường và hương vị, đưa hỗn hợp này vào nấu thì có hàm lượng đường sau khi nấu dính vào nồi nấu khó có thể thu hồi được nên phải dùng nước để rửa nồi, nước rửa nồi khi thì được dùng lại làm nước dung môi hoà tan ở mẻ nấu khác hoặc bị bỏ đi nếu lượng nước rửa này ít. Mặt khác khi nấu thì có một tỷ lệ đường bị cháy và trào bồng ra ngoài. Vì vậy cải tiến nồi nấu đường là cần thiết. + Cải tiến nồi nấu đường cho sản xuất kẹo hiện nay của Công ty bằng cách nâng dung lượng nồi từ 5m3 lên 5,5m3 đảm bảo khối lượng nấu nhiều hơn và tránh được tình trạng trào bồng. + Sử dụng polyflon trắng phủ lên bề mặt bên trong nồi nấu với chiều dày 0,3mm, lớp chống dính này đảm bảo khi kết thúc mẻ nấu hỗn hợp Caramen tạo thành thu được tối đa. - Lắp đồng hồ đo nhiệt độ (nhiệt kế) đảm bảo khi nấu nhiệt độ trong nồi không vượt quá giới hạn kỹ thuật cho phép hạn chế đường bị cháy. ã Đối với các sản phẩm là bánh trong quá trình sản xuất thường có lượng bavia, lượng bavia này lớn làm tăng mức tiêu hao nguyên vật liệu do đó thời gian tới Công ty cần nghiên cứu thiết kế khuôn mẫu thích hợp để giảm thiểu lượng bavia. ã Công ty cần nâng cao trình độ tay nghề cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật bằng cách gửi cán bộ đi học và nghiên cứu về lĩnh vực tự động hoá, hoá thực phẩm ở những nước có nền kinh tế phát triển như Đức, Nhật Bản, Đài Loan ... hay có thể thuê chuyên gia về giảng dạy và hướng dẫn cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật về máy móc thiết bị, quy trình công nghệ. Nếu cải tiến được thiết bị như trên thì trong mỗi mẻ nấu sẽ tiết kiệm được thời gian cho việc thu hồi Caramen, chất lượng sản phẩm được nâng cao do hạn chế được lượng đường bị cháy, giảm lượng phế liệu phế phẩm từ 6% xuống còn 5% cho 1 tấn kẹo, tiết kiệm được 5,89 kg nguyên vật liệu đường có giá trị 20.615 đ cho 1 tấn sản phẩm kẹo. Việc thực hiện đổi mới máy móc thiết bị nên thực hiện theo hướng từng phần, đón đầu đó là việc thay thế một số máy móc thiết bị. Hướng đổi mới này phù hợp với tình trạng thiếu vốn của Công ty, nhất là cần đầu tư các xe đẩy chuyên dùng để hạn chế lượng nguyên vật liệu rơi vãi để cho công nhân thuận tiện trong thao tác nguyên vật liệu không bị rò rỉ. Thị trường máy móc thiết bị có thể mua ở một số nước như Đức, Italia, Đan Mạch ... Việc đầu tư máy móc thiết bị là một vấn đề hết sức cần thiết đối với Công ty tuy nhiên Công ty cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề hiệu quả khi đầu tư máy móc thiết bị, có nghĩa là việc đầu tư máy móc thiết bị phải nâng cao chất lượng sản phẩm, sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu, tăng năng suất lao động tận dụng được năng lực máy móc hiện có. Như vậy, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm phế liệu phế phẩm thực hiện bằng biện pháp đầu tư khoa học kỹ thuật là biện pháp quan trọng góp phần sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu. 6. Nâng cao trình độ tay nghề cho cán bộ quản lý và công nhân sản xuất Công ty phải làm cho mọi cán bộ quản lý và công nhân sản xuất nhận thức rõ được vấn đề sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu là một vấn đề rất quan trọng đối với Công ty hiện nay và vấn đề đó có liên quan trực tiếp đến lợi ích của mỗi cán bộ công nhân viên. Để nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên cần thực hiện một số phương hướng và nhiệm vụ sau : - Cử cán bộ đi đào tạo nghiệp vụ quản lý kinh tế đặc biệt là nghiệp vụ quản lý vật tư vì hiện tại phần lớn cán bộ quản lý vật tư chưa được đào tạo về các nghiệp vụ quản lý kinh tế mà chủ yếu đào tạo kỹ thuật vì thế cso rất nhiều hạn chế trong công tác quản lý nguyên vật liệu. - Cán bộ quản lý nguyên vật liệu cần nắm chắc nội quy quy chế về quản lý vật tư của Công ty bao gồm nội quy về xuất nhập khẩu, kiểm tra, bảo quản, nắm rõ định mức tiêu dùng từng loại nguyên vật liệu. - Bộ phận quản lý kho phải hiểu rõ đặc tính của từng loại nguyên vật liệu, thời hạn và chế độ bảo quản. - Đối với công nhân trực tiếp sản xuất việc nâng cao tay nghề có vai trò quan trọng trong việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu, số lao động tham gia trực tiếp sản xuất là 1548 người chiếm 93,8%. Hàng năm cần đào tạo nâng cấp, nâng bậc cho công nhân đặc biệt cần chú trọng đến số công nhân đảm nhiệm những vị trí quan trọng trong dây chuyền sản xuất công nghệ như bộ phận hoà đường, nấu ... Công ty cần mở các lớp bồi dưỡng cho đội ngũ công nhân viên những kiến thức về sử dụng thiết bị, vệ sinh an toàn thực phẩm, giáo dục ý thức trách nhiệm tinh thần tự giác trong mỗi cán bộ công nhân viên. 7. Thực hiện chế độ khuyến khích bằng lợi ích vật chất và chế độ trách nhiệm với việc sử dụng hợp lý nguyên vật liệu * Đối với cán bộ cung ứng nguyên vật liệu Công ty cần có những quy định cụ thể về chế độ khuyến khích vật chất và chế độ trách nhiệm cụ thể như việc khai thác nguồn vật tư tốt, đảm bảo nguyên vật liệu về tiến độ, chất lượng, số lượng giá thấp thì sẽ được thưởng bằng tiền ngược lại thì sẽ tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật bằng biện pháp hành chính và kinh tế. * Đối với cán bộ quản lý nguyên vật liệu hàng tháng sau khi tiến hành thanh quyết toán nguyên vật liệu và kiểm tra định kỳ nếu cán bộ vật tư thực hiện tốt nhiệm vụ của mình thì sẽ được thưởng, cụ thể nếu tiết kiệm vật tư thì căn cứ vào định mức tiêu hao nguyên vật liệu mức thưởng không quá 20% lượng nguyên vật liệu tiết kiệm được ngược lại nếu hao hụt mất mát thì sẽ phải đền bù theo giá thị trường. * Thưởng do nâng cao chất lượng sản phẩm đây là hình thức thưởng cho công nhân sản xuất ra nhiều sản phẩm chất lượng cao căn cứ vào hệ số phế phẩm của từng người. Trọng tâm thưởng phải đặt vào những khâu dễ phát sinh phế phẩm nhất hoặc những khâu quyết định đến chất lượng sản phẩm. Trên đây là một số biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty bánh kẹo Hải Hà. Kiến nghị với nhà nước Bên cạnh những giải pháp nhằm sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu thuộc về chủ quan của Công ty, Công ty cũng kiến nghị với Nhà nước về những giải pháp khắc phục tình trạng nói trên : ã Kiến nghị với Nhà nước về những chính sách cho vay vốn với lãi suất ưu đãi tạo mọi điều kiện cho Công ty có thể huy động được vốn bằng nguồn vốn đó Công ty có thể đầu tư máy móc thiết bị, nâng cấp nhà xưởng hệ thống kho tàng. ã Kiến nghị với nhà nước về việc bổ sung thêm vốn lưu động cho Công ty bởi vị hiện nay Công ty bánh kẹo Hải Hà có tỷ trọng vốn lưu động lớn trong tổng số vốn sản xuất kinh doanh. Với tỷ lệ vốn được nâng cấp 30% hiện nay không đủ để đảm bảo các nhân tố đầu vào vì vậy đề nghị với Nhà nước bổ sung thêm vốn lưu động trên 40%. ã Kiến nghị với Nhà nước trong vấn đề bảo hộ cho Công ty bánh kẹo Hải Hà nói riêng và các Công ty sản xuất bánh kẹo khác nói chung trong việc mua nguyên vật liệu đặc biệt là giảm mức thuế nhập khẩu nguyên vật liệu bởi vì hiện nay mức thuế này còn khá cao. Kết luận Nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố cấu thành nên thực thể sản phẩm, ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Vì thế việc nâng cao trình độ quản lý và sử dụng nguyên vật liệu là yêu cầu thường xuyên phải được thực hiện, có ý nghĩa đặc biệt trong việc tăng số lượng sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm, góp phần vào việc giảm nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu, vốn nhập khẩu nguyên vật liệu. Trong cơ cấu giá thành sản phẩm chi phí về nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn nên việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu là phương hướng chủ yếu để hạ giá thành sản phẩm. Trên cơ sở phân tích thực trạng của Công ty bánh kẹo Hải Hà, qua đánh giá các mặt được và tồn tại của Công ty, em mạnh dạn chọn đề tài :”Một số biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liệu ở Công ty bánh kẹo Hải Hà ”. Đề tài tương đối rộng liên quan đến nhiều vấn đề, hơn nữa đây là một vấn đề liên quan đến kỹ thuật hơn nữa với những kiến thức còn hạn hẹp, kinh nghiệm thực tế chưa có nhiều nên chuyên đề này của em khó tránh khỏi những hạn chế. Tuy nhiên với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Đỗ Văn Lư cùng các cô chú, anh chị ở các phòng ban đặc biệt là Phòng kinh doanh đã giúp em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo cùng các cô chú, anh chị Phòng kinh doanh, em rất mong sự góp ý để chuyên đề tốt nghiệp này hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Tài liệu tham khảo Giáo trình Giáo trình Quản trị doanh nghiệp Giáo trình Kinh tế và tổ chức sản xuất Giáo trình Kinh tế và quản lý công nghiệp Giáo trình Tổ chức sản xuất và tác nghiệp Giáo trình Quản trị thương mại Sách Tổ chức sản xuất và quản trị doanh nghiệp Sử dụng hợp lý nguyên vật liệu theo định mức nguyên vật liệu trong sản xuất công nghiệp Quản lý doanh nghiệp trong cơ chế thị trường hiện nay Báo Tạp chí Công nghiệp số 1+2/2000 Thời báo kinh tế 122/2000 Tạp chí Công nghiệp số 13/2001

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0069.doc
Tài liệu liên quan