Trong quá trình tổ chức sản xuất thì việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu luôn là yếu tố tối thiết, nó quyết định trực tiếp tới chất lượng sản phẩm và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ khi nào sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguyên vật liệu, công ty mới có thể kinh doanh có lãi và đạt được mục tiêu đề ra. Chính vì lý do đó, ngay từ đầu thành lập, Công ty bê tông xây dựng Hà Nội đã xác định đúng đắn đường lối hoạt động của Công ty mình là không chỉ mang lại lợi nhuận mà còn tạo nhiều việc làm cho người lao động đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Qua những kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty ta có thể khẳng định, Công ty đã thành đạt và phát triển vững chắc, có vị thế và uy tín trên thị trường với chất lượng sản phẩm tốt, giá thành hợp lý và đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.
62 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 855 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm tăng cường quản lý nguyên vật liệu tại Công ty bê tông xây dựng Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ử dụng tiết kiệm hay lãng phí nguyên vật liệu... Ngoài ra cần phải đặc biệt coi trọng những biện pháp để giảm mức tiêu dùng nguyên vật liệu trong khâu thiết kế và công nghệ.
4.Những chỉ tiêu đánh giá trình độ sử dụng nguyên vật liệu.
Các doanh nghiệp thuộc các ngành khác nhau sẽ sử dụng các chỉ tiêu đánh giá khác nhau. Các doanh nghiệp thuộc ngành chế biến như luyện kim, đường, ép dầu, đồ hộp ....thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
Hệ số chất có ích
=
Trọng lượng chất có ích trong nguyên liệu
trong nguyên liệu (H1)
Trọng lượng nguyên liệu
Hệ số sử dụng
=
Trọng lượng chất có ích thu được
chất có ích (H2)
Trọng lượng chất có ích có trong nguyên liệu
+Hệ số thành phẩm (H3)
H3=H1 x H2
Đối với các doanh nghiệp khác như cơ khí, may mặc, gỗ, da ... người ta sử dụng chỉ tiêu:
+Hệ số sử dụng nguyên liệu (Hsd):
Hsd =
Trọng lượng của sản phẩm
Trọng lượng nguyên liệu bỏ vào
Hệ số này càng gần 1 càng tốt
Ngoài hệ thống các chỉ tiêu trên còn sử dụng các chỉ tiêu sau đây:
Hệ số phế phẩm, hệ số phế liệu, hệ số phế liệu dùng lại... để đánh giá trình độ sử dụng nguyên vật liệu
phần II
Tình hình quản lý nguyên vật liệu tại công ty Bê tông xây dựng hà nội
i. Giới thiệu chung về công ty :
Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Bê tông xây dựng Hà Nội tiền thân là nhà máy Bê tông đúc sẵn Hà Nội được thành lập 6 tháng 5 năm 1961 theo quyết định số 472/BKT của Bộ kiến trúc nay là Bộ xây dựng, sau đổi là Công ty liên hợp Bê tông xây dựng Hà Nội. Từ ngày 1 tháng 6 năm 1996, Công ty liên hơp Bê tông xây dựng Hà Nội sáp nhập vào Tổng công ty xây dựng Hà Nội và được đổi tên là Công ty Bê tông xây dựng Hà Nội.
Từ ngày thành lập tới nay công ty đã trải qua các giai đoạn phát triển chính như sau:
Thời kỳ từ năm 1961 đến 1964:
Nhà máy Bê tông đúc sẵn Hà Nội là đơn vị sản xuất công nghiệp bê tông đầu tiên của ngành xây dựng Hà Nội hoàn thành và đi vào sản xuất đúng vào thời kỳ miền Bắc thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1961 – 1965). Nhiệm vụ chủ yếu của thời kỳ này là sản xuất các cột điện li tâm, Panel, tấm mái, ống nước li tâm phục vụ các công trình dân dụng, công nghiệp, các tuyến đường dây tải điện, ống cấp thoát nước. Sản lượng tăng dần từ 6000 M3 lên 8000 m3, mức tăng trưởng là 15%. Nhà máy cung cấp sản phẩm xây dựng nhiều công trình của đất nước như nhà máy Thuỷ điện Thác Bà, toà nhà Quốc Hội, trường đại học Bách khoa, kinh tế quốc dân.
Thời kỳ từ năm 1965 đến 1975:
Thời kỳ này chia làm hai giai đoạn nhỏ:
Giai đoạn 1965 đến 1972
Đế quốc Mỹ phá hoại Miền Bắc nước ta bằng không quân, hải quân. Nhà máy tổ chức lại vừa sản xuất vừa tham gia chiến đấu cùng với nhiệm vụ sản xuất sản phẩm xây dựng kinh tế, nhà máy sản xuất các tầm Bê tông cho xây dựng các công trình Quốc phòng phục vụ chiến đấu như: Sân bay Đa Phúc, Kép, Sao Vàng, Hoà Lạc, các công sự đường hầm chiến đấu của bộ đội, Hầm trú ẩn cho các đồng chí cán bộ cao cấp của Đảng và nhà nước. Năm 1967 nhà máy bị giặc Mỹ ném bom, sản xuất bị ngưng trệ, sản lượng bị tụt xuống năm 1968 còn 2000m3 năm 1969 – 1970 nhà máy vừa sản xuất vừa phục hồi sản xuất kinh doanh, sản lượng tăng từ 1400m3 năm 1971.
Giai đoạn 1973 đến 1975
Miền Bắc nước ta không còn chiến tranh nhà máy lại tiếp tục xây dựng và sản xuất, tuyển chọn công nhân, chủ yếu sản xuất các cột điện cao hạ thế, ống cấp thoát nước, Panel, và các cấu kiện Bê tông khác phục vụ các công trình xây dựng ở thủ đô Hà Nội như Công ty cơ khí Đại Mỗ, nhà máy khoá Minh Khai nhà máy còn vinh dự được cử cán bộ công nhân viên tham gia xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thời kỳ 1976 đến nay
Miền nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất thời kỳ này chia làm hai giai đoạn.
Giai đoạn 1976 đến 1985
Tốc độ xây dựng ở miền Bắc nước ta được tăng dần nhiệm vụ sản xuất của nhà máy tăng lên, số lượng công nhân năm 1976 tăng lên là 600 người. Khối lượng sản xuất sản phẩm năm 1976 đạt 16270m3. Nhà máy tham gia xây dựng các công trình như Khách sạn Thắng Lợi, Bệnh viện nhi Thụy Điển, cung cấp cột điện cho các tỉnh của miền Bắc, hàng ngàn ống thoát nước cho thủ đô Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình mức tăng trưởng giai đoạn này là 15% với thành tích đó nhà máy đã được nhà nước tặng thưởng huân chương Lao động hạng ba.
Giai đoạn năm 1986 đến nay:
Một sự kiện quan trọng giai đoạn này là Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng tại Hà Nội (tháng 12 – 1986) đánh dấu sự nghiệp đổi mới toàn diện trên toàn đất nước, trước hết là kinh tế. Từ đây nền kinh tế hàng hoá của nước ta vận hành theo nền kinh tế thị trường nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Cơ chế quản lý mới đòi hỏi nhà máy sản xuất kinh doanh phải tính toán lỗ lãi nâng cao hiệu quả kinh tế, chấp nhận cạnh tranh sản xuất hàng hoá và đấu thầu trong xây dựng. Nhà máy gặp không ít khó khăn trong việc chuyển đổi cơ chế, song bước đầu đã mang lại khởi sắc. Nhà máy tổ chức sản xuất tập trung vào hai lĩnh vực chính là sản xuất các sản phẩm công nghiệp và xây lắp, các sản phẩm như cột điện, ống nước, Panel, Bê tông thương phẩm và cấu kiện khác đã được cung cấp tại chân các công trình, cải tạo lưới đIện Thành phố, nông thôn như Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Nam Định, Hải Phòng
Tháng 10 năm 1989, Nhà máy Bê tông đúc sẵn Hà Nội tách khỏi Tổng công ty xây dựng Hà Nội trực thuộc Bộ xây dựng. Nhiệm vụ chủ yếu của Công tylà sản xuất các sản phẩm Bê tông thương phẩm, vật liệu xây dựng, thi công các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, thực hiện các dịch vụ chuyển giao công nghệ, nghiên cứu khoa học, kinh doanh nhà, tạo dựng sản phẩm mới để đủ sức cạnh tranh với kinh tế thị trường.
Tháng 4 năm 1995, Công ty liên hợp Bê tông xây dựng Hà Nội về trực thuộc Tổng công ty xây dựng Hà Nội và đổi tên thành Công ty Bê tông xây dựng Hà Nội. Trong giai đoạn Công ty tập trung đầu tư thiết bị máy móc mở rộng sản xuất đổi mới công nghệ: Đầu tư năm trạm trộn bê tông, hai xe bơm bê tông, mười lăm xe chuyên dùng chở bê tông thương phẩm, cẩu trục, cẩu tự hành, xe nâng hàng
Về mô hình tổ chức sản xuất đến nay Công ty đã có chín đơn vị thành viên hoạt động trong nhiều lĩnh vực bao gồm:
Xí nghiệp Bê tông đúc sẵn Chèm
Xí nghiệp kinh doanh vật tư và dịch vụ
Xí nghiệp cơ khí sửa chữa và điện nước
Xí nghiệp Bê tông thương phẩm
Xí nghiệp xây dựng số 1
Xí nghiệp xây dựng và phát triển nông thôn
Xí nghiệp xây dựng và chống thấm chuyên ngành
Trung tâm nghiên cứu công nghiệp Bê tông nhiệt đới
Chi nhánh công ty tại Thành phố Hồ Chí Minh
Trong giai đoạn này, Công ty đã tham gia xây dựng và cung cấp các sản phẩm cải tạo lưới điện, đường ống cấp thoát nước cho Hà Nội, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Nghệ An, Nhà máy xi măng Bút Sơn. Cung cấp sản phẩm xây dựng các công trình lớn như: Như khu công nghiệp Nomura, Hải Phòng, Sài Đồng, Nhà máy ô tô Hoà Bình, Nhà máy xi măng Nghi Sơn, Khách sạn Horison, Lallvier, Hà Nội Tower. Công ty có nhiều sản phẩm đạt huy chương vàng về chất lượng cao như:
Sản phẩm cột điện (12/ 6/ 1991)
Panel hộp (12/ 6/ 1991)
Dải phân cách đường bộ (2/ 4/ 1994)
- ống cấp thoát nước (2/ 4/ 1994)
Bê tông thương phẩm (1994)
Để hoà nhập với thị trường khu vực và thế giới, Công ty đã tổ chức hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO và được cấp giấy chứng nhận ISO – 9002
Sau hơn 10 năm đổi mới sản xuất kinh doanh, Công ty Bê tông xây dựng Hà Nội đều hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch năm sau cao hơn năm trước, đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện.
2. Cơ cấu tổ chức
Công ty Bê tông xây dựng Chèm có lực lượng cán bộ công nhân viên là 740 người, việc quản lý đIều hành số lượng con người đông đảo như thế là một việc làm rất quan trọng với mục đích giữ gìn kỉ luật lao động, công việc, khơi dậy phát huy phẩm chất của mỗi cá nhân tạo nên sức mạnh tập thể, cũng như việc liên kết giúp đỡ nhau trong công việc của các thành viên trong công ty. Công ty đã có được cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý chặt chẽ hợp lý. Công ty đã xác định rõ chức năng nhiệm vụ của các phòng ban mối liên hệ giữa các phòng ban chức năng. Qua đánh giá năng lực hiệu quả công việc của các thành viên công ty có sự sắp xếp đúng người đúng việc tạo nên guồng máy vận hành nhịp nhàng hiệu quả theo cơ cấu quản lý trực tuyến chức năng. Trong đó những cán bộ lãnh đạo chủ chốt của công ty đều là những người có trình độ từ đại học và trên đạI học, họ đều được thử thách qua công việc
Sơ đồ 1
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
GIám đốc
Phó GIám đốc 2
Phó GIám đốc 3
P. KInh tế
Phó GIám đốc 1
P. TàI chính kế toán
Văn phòng
P. Dự án và xây dựng
P. Quản lý chất lượng
P. TC thanh tra bảo vệ
P. Tổng hợp
P. Kĩ thuật
Phân xưởng cốt thép
XN KD vật tư dịch vụ
Phân xưởng tạo hình
XN BT thương phẩm
XN BT đúc sẵn Chèm
TT nghIên cứu BT nhIệt đớI
XN CK sửa chữa đIện nước
Các XN xây dựng
‘
Chức năng các phòng ban
2.1.Ban lãnh đạo công ty
GIám đốc Công ty
+ Quan hệ công vIệc : Phụ trách chính.
+ Quyền hạn: ĐIều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
+Trách nhIệm trực tiếp phụ trách công tác tIếp thị, công tác tổ chức lao động tiền lương, công tác tài chính kế toán, kế hoạch đầu tư liên doanh liên kết, kinh tế đối ngoại, hệ thống quản lý chất lượng.
Phó Giám đốc:
+ Quan hệ công vIệc: Giúp việc cho GIám đốc công ty
+ Quyền hạn: ĐIều hành lĩnh vực xây lắp, thủ trưởng cơ quan, đIều hành công việc chung khi Giám đốc đi vắng.
+ Trách nhiệm: Trực tiếp phụ trách công tác tiếp thị, phụ trách các xí nghiệp xây lắp, thủ trưởng cơ quan Công ty, công tác thi đua khen thưởng, bảo vệ quân sự.
2.2. Phòng Tài chính kế toán
- Phòng Tài chính kế toán có chức năng: Tham mưu cho Giám đốc Công ty, tổ chức triển khai thực hiện công tác tài chính kế toán, thông tin kinh tế và hạch toán kinh của toàn công ty theo điều lệ, đồng thời kiểm tra kIểm soát mọi hoạt động kinh tế tài chính của Công ty theo Pháp luật.
- Tổ chức và chỉ đạo công tác tàI chính hạch toán kinh doanh trong toàn Công ty, phục vụ sản xuất kinh doanh.
2.3. Phòng kinh tế
- Tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty trong lĩnh vực kế hoạch sản xuất kinh doanh. Xây dựng và triển khai tổ chức kế hoạch sản xuất, bao gồm kế hoạch ngắn hạn, dài hạn.
-Tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện các chIến lượng, kế hoạch kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm.
- TIếp thị và lập dự án tham gia đấu thầu cung cấp sản phẩm đúc sẵn và Bê tông thương phẩm
2.4. Phòng tổ chức thanh tra bảo vệ
Tham mưu cho Giám đốc về các mặt:
Tổ chức lao động, tiền lương, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, Thanh tra pháp chế giải quyết các vấn đề chính sách cho người lao động, bảo vệ cơ quan Công ty
2.5. Phòng tổng hơp
Tham mưu giúp việc cho lãnh đạo Công ty về lĩnh vực tổng hợp hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị thuộc Công ty, nắm bắt thông tIn và phản ánh các đơn vị để xử lý.
2.6. Văn phòng
Giúp GIám đốc Công ty tổ chức công tác hành chính quản trị trong Công ty
Thực hIện công tác phòng bệnh chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho cán bộ công nhân vIên trong Công ty
2.7. Phòng kỹ thuật
Tham mưu cho GIám đốc Công ty tổ chức và triển khai tổ chức chỉ đạo công tác khoa học công nghệ, công tác quản lý sử dụng máy móc thiết bị công nghệ, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp.
Nghiên cứu công nghệ mới, công nghệ thích hợp, đổi mới sản xuất, cải tiễn sản phẩm để tham mưu cho Giám đốc áp dụng nhằm nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm.
2.8. Phòng quản lý chất lượng
Thường trực hệ thống quản lý chất lượng, tham mưu cho lãnh đạo Công ty duy trì hệ thống quản lý chất lượng có hiệu quả, hiệu lực.
Tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực quản lý chất lượng. GIám sát chất lượng công trình trong toàn Công ty
Trực tiếp quản lý phòng thí nghIệm theo quy định quản lý về phòng thí nghiệm
2.9. Phòng dự án xây dựng
Tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong lĩnh vực dự án đầu tư. Quản lý toàn dIện và trực tIếp việc thực hIện các dự án đâù tư tròng phạm vi toàn Công ty
Xây dựng và phối hợp triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư, bao gồm kế hoạch ngắn hạn và dài hạn của Công ty
Tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty quản lý sản xuất kInh doanh trong lĩnh vực xây lắp kể cả sản xuất cấu kiện bê tông phục vụ cho xây dựng.
Xây dựng và trIển khai kế hoạch xây lắp tháng, quý, năm
Tiếp thị, lập dự án tham gia dự thầu, thi công các công trình xây dựng dân dụng công nghIệp đường dây, trạm bIến thế
3. Một số đặc điểm chủ yếu :
3.1. Quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm :
Định nghĩa:
Quá trình sản xuất là quá trình được bắt đầu từ khi giấy giao nhiệm vụ qua các công đoạn chế tạo sản phẩm đến khi kết thúc, sản phẩm được giao nhận vận chuyển nhập kho, giao hàng.
3.1.1. Hoạch định tạo sản phẩm
Khi có nhu cầu của khách hàng, phòng kinh tế tiếp nhận thông tin phối hợp với phòng kĩ thuật và xem xét khả năng đáp ứng của công ty về các điều kiện kỹ thuật, năng lực sản xuất, khối lượng khuôn mẫu, tiến độ thực hiện tiến độ thực hiện trong quy trình liên quan tới khách hàng và ký hợp đồng. Phiếu giao nhiệm vụ được chuyển tới đơn vị để tiến hành sản xuất và chế tạo sản phẩm, sản phẩm được kiểm tra kiểm soát ở các công đoạn sản xuất ở các thành phẩm, được nghiệm thu lưu kho, vận chuyển. Đối với sản phẩm mới việc nghiên cứu lập kế hoạch sản xuất sản phẩm mới được thực hiện theo hướng dẫn số 08.
3.1.2. Mục tiêu chất lượng các yêu cầu tạo sản phẩm
Mục tiêu chất lượng được xây dựng hàng năm song song với kế hoạch sản xuất.
Ti lệ nhập kho 99,9%
Duy trì áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn Việt Nam ISO 9001: 2000 áp dụng tại Công ty
Duy trì chất lượng sản phẩm cột đIện theo TCVN 5846, TCVN 5847 và các sản phẩm khác theo các tiêu chuẩn đã công bố áp dụng
3.1.3. Hoạt động kiểm tra xác nhận quá trình: được thể hiện trong các hướng dẫn của phòng kĩ thuật
3.1.3.2. Mua vật tư và phụ tùng thay thế
Công tykinh doanh vật tư và dịch vụ tổ chức xác lập và lựa chọn nhà cung ứng, căn cứ vào định mức vật tư cho sản phẩm, nhu cầu vật tư mua bằng sổ bàn giao vật tư.
3.1.4.. Kiểm soát quá trình sản xuất
Các thồng tin về sản phẩm khi quyết định quá trình sản xuất
Lệnh sản xuất được thực hiện bằng giấy giao nhận nhiệm vụ do Giám đốc p hụ trách sản xuất ký ban hành đến các đơn vị liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm
Kiểm soát hoạt động của các thiết bị sản xuất
Các thiết bị được duy trì các hoạt động bảo dưỡng sửa chữa theo định kỳ và được sử lý khi có sự cố đột biến
Kiểm soát thiết bị kiểm tra và đo lường, thử nghiệm
Các thiết bị kiểm tra đo lường và thử nghiệm được định kỳ kiểm định và hiệu chuẩn nội bộ để đảm bảo các phép đo lường luôn chính xác
Nhận biết và xác định nguồn gốc sản phẩm
Công ty xây dựng hướng dẫn nhận biết nguồn gốc sản phẩm để trong các trường hợp đêù có thể kiểm soát được vật tư đầu vào, bán sản phẩm, sản phẩm tạo ra.
Kiểm soát quá trình sản xuất
Công ty quy định các điểm kiểm tra được chỉ ra trên lưu đồ của quy trình.
Bảo quản sản phẩm: Được thực hiện theo hướng dẫn bốc xếp lưu kho bảo quản vận chuyển và giao hàng.
Biểu:Năng lực sản xuất
Dây chuyền
ĐV
SL
Tổng công suất thiếtkế(M3/năm )
Diên Tích Mặt bằng sx (m2)
Dây chuyền cột đIện
Bộ
02
7.500
2.800
Dây chuyền ống nước
Bộ
01
6.500
1.700
Sản xuất cấu kiện
Bãi sx
05
7.500
16.000
Bê tông thương phẩm
Trạm
02
80.000
4.000
3.2. Đặc điểm lao động :
Tổng số cán bộ công nhân viên của Công Ty bê tông Hà Nội là 827 người.
Chất lượng cán bộ khoa học kỹ thuật nghiệp vụ có trình độ trình độ chuyên môn cao chiếm tỷ lệ khá lớn, những người có trình độ đại học chiếm hơn 50% là cán bộ lãnh đạo quản lý trong tổng số cán bộ công nhân viên. Những người có tuổi đời còn trẻ (dưới 40 tuổi) chiếm khoảng 35% là lực lượng năng động sáng tạo sẽ có nhiều cống hiến đóng góp cho công việc của Công ty thực sự trở thành nguồn nhân lực quý cho sự phát triển của Công ty.Tiền lương của đội ngũ công nhân cũng như cán bộ công nhân viên không ngừng được cải thiện và tăng lên, thu nhập bình quân người/tháng năm 2000 là 660.000 đ thì đến năm 2001 là 821.000 đ ,Công ty luôn chăm lo đời sống vật chất và tinh thần để bồi dưỡng tay nghề nâng cao trình độ kỹ thuật chuyên môn. Lực lượng công nhân của Công ty đồng đều đã được qua đào tạo, nam chiếm số đông, công việc có nhiều nguy hiểm và nặng nhọc họ có thể đảm nhận được. Trình độ lao động của đội ngũ công nhân từ bậc 4 trở lên 387 người chiếm hơn 60% tổng số công nhân họ có thể đáp ứng cho yêu cầu về lực lượng công nhân chất lượng cao khi sản xuất hay thi công các công trình kỹ thuật, phức tạp.
3.3. Đặc điểm về máy móc thiết bị :
Nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá việc xây dựng đang diễn ra rất mạnh mẽ để hiện đại hoá ngành xây dựng đòi hỏi cần có sự đầu tư trang bị máy móc,thiét bị hiện đại đáp ứng cho việc thi công các công trình lớn và phức tạp.
Trên cơ sở những máy móc thiết bị đã có từ trước, những năm gần đây Công ty đã đầu tư mua sắm nhiều loại máy móc mới hiện đại, các máy móc này đều tuân thủ theo các quy định yêu cầu về bảo dưỡng và sửa chữa. Các thiết bị chính, chủ yếu, phức tạp được lập lý lịch máy để theo dõi chi tiết chặt chẽ, cán bộ quản lý kỹ thuật phải có sổ theo dõi thiết bị của đơn vị mình. Phòng kỹ thuật tổng hợp kế hoạch, bảo dưỡng thiết bị trừ Giám đốc Công ty duyệt và ban hành tới các Công ty liên quan để thực hiện. Nội dung bảo dưỡng phải được thực hiện đầy đủ thời gian giữa các chu kỳ có thể thực hiện sớm để có thể máy nghỉ việc.
4.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Bê tông xây dựng Hà Nội một số năm gần đây :
Trải qua hơn 40 năm thành lập và phát triển Công ty Bê tông xây dựng Hà Nội đã phấn đấu cho sự nghiệp xây dựng và cải tạo đất nước nói chung và thủ đô Hà Nội nói chung đặc biệt là các công trình điện
Bảng: Kết quả sản xuất kinh doanh
Các chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
i. Giá trị sản xuất KD
TrĐ
124423
152472
177967
1. Giá trị sản xuất xây lắp
TrĐ
29490
34735
51477
2. Giá trị SXCN vàVLXD
TrĐ
71800
72440
84490
3. Khảo sát thiết kế, tư vấn
TrĐ
4. Giá trị SX và KD khác
TrĐ
23133
45297
42000
5. Giá trị KDVLXD
TrĐ
6. Giá trị KD bất động sản
TrĐ
7. Giá trị KS, tư vấn, Tkế
TrĐ
23133
45297
II. Tổng doanh thu
TrĐ
82588
131977
140293
1. Xây lắp
TrĐ
13480
16068
29343
2. VLXD công nghiệp
TrĐ
65200
74580
3. Nộp ngân sách
TrĐ
2289
8012
10175
Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh ta nhận thấy rằng giá trị tổng sản xuất kinh doanh tăng đều đặn hàng năm, cụ thể năm 2002 so với năm 2001 là 17%, trong đó giá trị xây lắp tăng rất cao đạt 47%, giá trị sản xuất công nghiệp vật liệu xây dựng đạt 17%. Sự gia tăng của tổng giá trị sản xuất kinh doanh kéo theo sự tăng của tổng doanh thu đạt 6%. Công ty nộp ngân sách đúng đủ theo yêu cầu của chính sách Nhà nước. Tiền lương của cán bộ công nhân viên tăng dần theo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty năm 2001 đạt 722000 thì đến năm 2002 đã đạt 1065000 đây là một đIều khích lệ rất lớn đối với tập thể cán bộ công nhân viên để họ phấn đấu cho mục tiêu và nhiệm vụ của Công ty.
Để có được những thành công như vậy do công ty được sự quan tâm rất lớn của các cơ quan cấp trên sự năng động của đội ngũ lãnh đạo quản lý tìm tòi áp dụng những công nghệ sản phẩm mới trong sản xuất, tim kiếm mở rộng thị trường với phương châm cạnh tranh bằng chất lượng, tiến độ giao nộp sản phẩm, vận chuyển sản phẩm đến tận chân các công trình. Công ty không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, công tác quản lý: năm năm qua Công ty đã cử 56 lượt người đi học bồi dưỡng các lớp kinh tế, 12 người đi học ngoại ngữ và các lớp khác do công ty tổ chức.
Bên cạnh những thuận lợi Công ty còn gặp một số những khó khăn:
Thị trường của Công ty bó hẹp trong phạm vi miên Bắc, việc tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm còn gặp một số vấn đề bất cập.
Việc vận chuyển sản phẩm cũng còn gặp nhiều vướng mắc do các loại máy móc thiết bị đã cũ. Nhà xưởng chưa đủ đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra một cách liên tục.
Do phải làm việc với điều kiện ở ngoài trời chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết.
II. Phân tích thực trạng công tác quản lý sử dụng nguyên vật liệu chính ở công ty bê tông xây dựng Hà Nội
1.Những yêu cầu về nguyên vật liệu chính tại Công ty Bê tông xây dựng Hà Nội
1.1. Đặc điểm
Là đơn vị chuyên sản xuất các loại sản phẩm phục vụ cho xây dựng như cột điện, ống nước, panel, bê tông tươinên vật liệu được sử dụng chủ yếu là các loại sắt thép, xi măng cát sỏi đá và các vật liệu phụ gia khác, trong mỗi loại đó có nhiều chủng loại quy cách khác nhau.
Mặt khác, công ty còn sử dụng nhiều loại vật liệu khác phục vụ cho quá trình sản xuất của Công ty như: nguyên vật liệu phục vụ cho các thiết bị vận tải, cho máy móc sản xuất. Chi phí nguyên vật liệu của Công ty thường chiếm tỷ trọng lớn (70- 75%) trong toàn bộ chi phí sản xuất. Do vậy, việc quản lý sử dụng nguyên vật liệu sao cho hợp lý tiết kiệm là rất quan trọng đối với Công ty.
Phân loại vật liệu
Để phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty đã tiến hành phân loại theo từng hạng mục khác nhau, nhằm thuận tiện cho việc theo dõi hạch toán. Tuy nhiên do đặc thù kinh doanh, Công ty đã phân loại vật liệu như sau:
Vật liệu chính: gồm tất cả các loại nguyên vật liệu phục vụ cho công việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: Xi măng, sắt thép, cát sỏi, đá, nguyên liệu, phụ tùng thay thế.
Vật liệu phụ: là nguyên liệu không tham gia cấu thành thực thể chính của sản phẩm nhưng rất cần cho quá trình sản xuất sản phẩm như:nhiên liệu chạy máy ,dầu tra máy ...
Chủng loại
Những sản phẩm của Công ty là rất đa dạng phong phú nên yêu cầu về nguyên vật liệu cũng có sự khác nhau, Công ty đã tiến hành thu mua nhiều loại nguyên vật liệu có nhiều chủng loại khác nhau, chẳng hạn về Xi măng Công ty chủ yếu sử dụng nhiều loại xi măng của các nhà máy xi măng như: Chinfon, Hoàng Thạch, Bút Sơn với nhiều mác khác nhau. Về sắt thép đó là sắt Thái Nguyên, thép Hoà Phát, thép Việt úc với các cỡ phi khác nhau.
Để giữ uy tín và nâng cao chất lượng sản phẩm công ty đã lựa chọn những nhà cung ứng nguyên vật liệu được bảo đảm tin cậy.
Những nhận xét về sử dụng nguyên vật liệu của Công ty
Nói đến việc sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu một trong những tiêu chí rất quan trọng ảnh hưởng đến việc sử dụng nguyên vật liệu là định mức sử dụng.
Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu là thước đo đánh giá trình độ khoa học kỹ thuật và ứng dụng kĩ thuật công nghệ mới vào sản xuất.
Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu là cơ sở để xây dựng kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu ,điều hoà cân đối lượng nguyên vật liệu cần dùng trong doanh nghiệp ,từ đó xác định đúng đắn các mối quan hệ mua bán và ký kết hợp đồng giữa các doanh nghiệp với nhau và giữa doanh nghiệp với các đơn vị kinh doanh vật tư.
Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu là cơ sở để tiến hành hạch toán kinh tế nội bộ, là cơ sở để tính toán giá thành. Đồng thời là căn cứ trực tiếp để tổ chức cấp phát nguyên vật liệu hợp lý kịp thời giữa các phân xưởng bộ phận sản xuất, nơi làm việc, đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành cân đối nhịp nhàng liên tục.
Công ty đang sử dụng định mức được nghiên cứu và tổ chức, áp dụng của sở xây dựng Hà Nội.
Bảng :Cấp phối Bê tông đúc sẵn
Ký hiệu
Mác bê tông
Độ sụt
DMax
Vật liệu 1m3 Bê tông
Nước
Tên sản phẩm
Xi măng
Cát
Đá
kg
kg
kg
D5-30-2
150
1.4
20
251,25
830,69
1235,6
175
Panel + Cấu kiện
D5-3
200
1.5
20
316,58
775,72
1192,67
190
ống cần + Cấu kiện
D5-30-8
300
1.3
20
341,7
804,22
181,59
175
Cột điện ly tâm
D30-7
400
1.3
20
315,76
482,94
1251,6
180
Cột điện ly tâm
D5-30-10
200
1.4
20
423,1
758,1
1259,1
175
ống cần
Bảng :Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu cho sản phẩm Đế cống
Sản phẩm
Mác Bê tông
VBT
f6
f8
f12
Dầu cặn
Gỗ kê
Dây thép
K10A
200
0,395
4,431
7,045
2,75
1,228
0,002
1,975
D100
150
0,088
0,687
3,34
1,58
0,552
0,002
0,07
K21
200
1,140
9,81
16,578
0,35
4,56
0,062
0,84
D607
200
0,047
0,47
1,659
0,12
0,264
0,002
0,027
M32
150
0,034
0,56
8,35
1,5
0,258
0,003
0,041
Định mức vật tư nội bộ được tính trên cơ sở bản vẽ sản phẩm phòng kỹ thuật đã bàn giao.
Bảng :Định mức hao hụt theo quyết định số 564/QĐ - KT
Nguyên vật liệu
Hao hụt thi công
Dãn dài
Sắt f18
2,0%
3%
Sắt <f10
0,2%
7,5%
Sắt ³ f10-f16
1,7%
3,5%
Sắt ³ f20
2%
0,5%
Sắt tấm
2,5%
Sắt hình
1,25%
Que hàn
0,25%
Dầu bôi khuôn
2,5%
Gỗ cốt pha
15%
Nhự thông
5%
Định mức than đốt lò cho 1m3 Bê tông, kể cả hao hụt được tính như sau:
Tính bình quân 75 kg/1m3BT
Dây thép buộc ³ f18: 0,154 kg/100 mối (cả hao hụt)
Dây thép buộc sắt < f18: 0,135 kg/ 100 mối (cả hao hụt)
Hao hụt trong sản xuất: Xi măng: 0,5%
Cát: 1,8%
Đá: 2,2%
Xi măng sửa chữa ống nước: 0,25kg/1 ống
Đinh mức dầu cặn may móc thiết bị bệ quay ly tâm cột điện ống nước: 0,64kg/m3 Bê tông nhập kho
Gỗ gia công chi tiết chắn đầu, cốt pha, cán xẻng, cán búa quyết toán theo thực tế hàng tháng
Các sản phẩm phát sinh trong quá trình sản xuất, phòng kỹ thuật sẽ ghi bổ xung trong nhật ký kỹ thuật của các đơn vị.
Bảng : Khối lượng NVL sử dụng cho các sản phẩm chính năm 2002
STT
Tên sản phẩm
Đơn vị tính
Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng
Danh mục vật tư
Định mức vật tư kỹ thuật
kg/m
Tổng vật tư theo định mức(kg)
Tổng vật tư thực xuất(kg)
1
Panel
M3
8865
Xi măng
251,25
2227331,25
2227331
2
Cấu kiện
M3
9875
Xi măng
316,58
3126227,5
3126228
3
ống cấn
M3
11963
Xi măng
341,7
4087751,1
4087760
4
Cột điện ly tâm
M3
13482
Xi măng
422,1
5690752,2
5690752
Đế cống
5
D100
Cái
1936
f 8
16,578
32095,008
32100
6
D607
Cái
2185
f 8
12,35
26984,75
27150
Như trên ta thấy tổng vật tư thực xuất để sản xuất sản phẩm của công
ty tương đối phù hợp với định mức,điều này chứng tỏ ý thức trách nhiệm của công nhân sản xuất cao;một số sản phẩmb của công ty có thể tiết kiệm được so với định mức:Đế cống D607 kiệm được 165,25 kg thép f 8 trên tổng số 26984,75 m3 Bê tông (0.006129.)
Sự cân đối vật tư-sản phẩm bê tông còn giúp công ty theo dõi được việc thực hiện định mức để có thể tính toán,xây dựng lại định mức cho mỗi năm sao cho phù hợp
3.Công tác mua sắm nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất tại Công ty Bê tông xây dựng Hà Nội.
Công ty xác định nhu cầu nguyên vật liệu cần mua sắm dựa trên cơ sở của kế hoạch sản xuất và định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng sản phẩm.
Nhu cầu nguyên vật liệu của công ty được xác định như sau: Vi= S (Nj*Di)
Trong đó:
Vi :là nhu cầu loại vật tư i trong kỳ kế hoạch
Nj:sản lượng sản phẩm loại j của công ty sản xuất trong kỳ kế hoạch.
Di:định mức vật tư loại i cho một đơn vị sản phẩm.
Căn cứ theo cách tính trên để sản xuất ra 35185 m3 Bê tông đúc sẵn theo kế hoạch sản xuất năm 2002 thì cần lượng vật tư tương ứng như sau.
Nhu cầu vật tư cần mua sắm để sản xuất sản phẩm Bê tông đúc sẵn theo kế hoạch năm 2002
Tên sản phẩm
Sản lượng theo kế hoạch (m3)
Tên nguyên vật liệu
Định mức (m3 Bê tông)
Nhu cầu vật tư cần mua sắm
Cấu kiện
35185 m3
Xi măng
251,25 kg
8840240 kg
Cát
830,69 kg
29227828kg
Đá
1235,6 kg
4347586kg
f10
11,8523
417023,17kg
Sau khi tính lượng vật tư cần mua sắm cho mỗi loại sản phẩm Công ty tập hợp lại để có thể xác định tổng nhu cầu vật tư cho năm 2001 như sau
Bảng: Nhu cầu vật tư sản xuất sản phẩm Bê tông năm 2002
STT
Tên nguyên vật liệu
Nhu cầu cần mua sắm (kg)
1
Xi măng
355.960.000
2
Thép f6
1968.000
3
Thép f 8
2.897.000
4
Thép f 10
56.572.000
5
Cát
15.397.000
6
Sỏi
12.197.000
7
Đá
25.126.000
8
Que hàn
1.258.000
9
Dầu bôi khuôn
3.596.000
Sau khi xác định được nhu cầu vật tư cần mua sắm ,Công tyxây dựng kế hoạch tiến độ mua sắm những nguyên vật liệu chính như sau:
Bảng: Kế hoạch mua nguyên vật liệu theo kế hoạch sản xuất 6 tháng/2002
Tên vật tư
ĐVT
tháng1
tháng2
tháng3
tháng4
tháng5
tháng6
Xi măng
Kg
88325
97865
88325
98768
87625
94655
Cát
M3
32416.7
34685
68795
32416.7
32416.7
38769.
Sỏi
M3
34969.7
46536
80987
79786
23469
79858
Đá
M3
56743
68449
90698
87790
57670
67846
Que hàn
Kg
15508
16870
15560
25758
34560
17686
Dầu bôi trơn
Lít
25620
19624
18624
16624
24624
24356
Thép f6
Kg
165324
116976
10765
18679
17684
17854
Thép f 8
Kg
39168
40016
31688
34572
33677
34876
Thép f 10
Kg
43609
41360
53609
98764
413609
413609
Thép f 12
Kg
107292
107292
107292
107292
107292
107292
Sau khi xác định được nhu cầu nguyên vật liệu,công ty tiến hành mua sắm nguyên vật liệu theo các bước sau:
-Phòng vật tư tìm kiếm thị trường nhà cung cấp sau đó gửi thông báo mới chào hàng cạnh tranh đến các công ty.
Các nhà cung cấp sau khi nhận được thông báo mời chào hàng xem xét khả năng cung ứng của mình nếu thấy phù hợp gửi đơn xin chào hàng tới công ty.
-Sau khi nhận được các đơn xin chào hàng,phòng vật tư lập tờ trình gửi lên giám đốc công ty. Nội dung của tờ trình bao gồm tên các đơn vị chào hàng vật tư của mỗi đơn vị ,giá cả,chất lượng...
-Trên cơ sở tờ trình ,giám đốc họp tổ tư vấn vật tư-thiết bị để thống nhất ý kiến,đưa ra quyết định lựa chọn nhà cung cấp.
-Sau dó phòng vật tư gưi thông báo đến nhà cung cấp ghi số lượng,chủng loại,giá cả chất lượng nguyên vật liệu nếu nhà cung cấp đáp ứng được các yêu cầu đó sẽ gửi một bản hợp đồng đã thảo sẵn đến phòng vật tư của công ty.
Trưởng phòng vật tư xem xét ,ký vào hợp đồng nếu thấy phù hợp.
-Phòng vật tư gửi bản hợp đồng lên giám đốc ,giám đốc xem xét và quyết định ký hợp đồng hoạc không.
Sau khi giám đốc ký tên và đóng giấu hợp đồng mới có hiệu lực pháp lý.
Bản hợp đồng và đơn xin chào hàng của nhà cung cấp sẽ là cơ sở để xác định trách nhiệm pháp lý.
-Sau khi ký hợp đồng,nhà cung cấp có trách nhiệm giao nguyên vật liệu ,công ty có trách nhiêm thanh toán.Sau khi thực hiện nhiệm vụ này công ty cùng với nhà cung cấp sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng theo quy định của nhà nước.
4.Công tác quản lý nguyên vật liệu trong nội bộ công ty.
a,Cơ cấu tổ chức quản lý nguyên vật liệu.
Do phân xưởng Bê tông nằm tại trụ sở chính của công ty nên mọi công tác quản lý nguyên vật liệu của phân xưởng đều thuộc phòng vật tư của công ty đảm nhiệm trong mối liên hệ mật thiết với các phòng chức năng như:phòng kế toán tài chính ,phòng kế hoạch kỹ thuật ...
Phòng vật tư của công ty dược phân công nhiệm vụ và trách nhiệm như sau:
-Trưởng phòng:chịu trách nhiệm trước phó giám đốc về mọi hoạt động của phòng trên cơ sở chức năng,nhiệm vụ và lãnh đạo công ty giao.
-Phó phòng:thay mặt trưởng phòng giải quyết các công việc của phòng khi trưởng phòng đi vắng .ngoài ra còn có nhiệm vụ làm nghiệm vụ phân công.
-Nhiệm vụ của người cung ứng vật tư:
+Cung ứng vật tư chính có :có nhiệm vụ cung ứng vật liệu cho công ty đảm bảo sản xuất.Tham mưu cho giám đốc về ký các hợp đồng mua sắm vật tư đúng thủ tục ,điều khoản ,hạng mục trong hợp đồng kinh tế.Hợp đồng mua bán phải rõ ràng ,từng loại giá cả vật cần mua.thực hiện đầy đủ pháp lệnh hợp đồng kinh tế của nhà nước.
Những điều khoản thoả thuận như vận chuyển ,bốc xếp ,thanh toán thanh lý hợp đồng đã ký kết phải cụ thể ,rõ ràng chặt chẽ.
-Thủ kho chính :Hàng ngày xuất nhập tất cả các loại vật tư thiết bị của công ty (khu vực Từ Liêm) theo đúng nguyên tắc của công ty, quy định của Nhà nước.Hàng nhập kho phải căn cứ vào số lượng và chủng loại trong hợp đồng đã ký kết, có hoá đơn hàng hoá đúng theo quy định của nhà nước.
+Nhập kho những dụng cụ ,thiết bị ,phụ tùng và các vật thiết rẻ tiền mau hỏng,phải trực tiếp nhập hay xuất theo dùng yêu cầu của đơn vị xin cấp.
+Xuất kho phải có phiếu mới được cung cấp.
+Cùng kế toán đối chiếu các số liệu xuất,nhập cập nhật sổ sách và kho kịp thờichính xác .Thường xuyên nắm được số lượng vật tư hiện có trong kho .
+Quản lý kho tàng,vật tư,thiết bị tránh mất mát hư hỏng .
Ngoài ra làm các công việc khác khi phòng và công ty lãnh đạo yêu cầu.
-Phục vụ kho:giúp thủ kho chính xuất nhập vật tư khi thủ kho chính phải đảm bảo dúng thủ tục xuất nhập khẩu như thủ kho chính.
Kiểm tra bảo quản kho tàng trong và ngoài kho phải gọn gàng,sạch xẽ , ngăn nắp .Ngoài ra làm các công việc khác như phòng và giám đốc yêu cầu.
b,Công tác tiếp nhận nguyên vật liệu.
Tiếp nhận là bước chuỷên giao trách nhiệm giũa bộ phận mua,vận chuyển với bộ phận quản lý nguyên vật liệu trong nội bộ công ty.Việc vận chuyểnnguyên vật liệu của phân xưởng luôn được tiến hành kịp thời do công ty không những có một đội xe vận tải riêng để chuyên chở nguyên vật liệu ,thành phẩm ,thành phẩm mà việc ký hợp đồng chuyên chở nguyên (nếu thuê ngoài) hết sức chặt chẽ.
Trong công tác tiếp nhận thủ kho luôn tuân theo những quy định về xuất nhập kho của công ty và của nhà nước .
Căn cứ vào hợp đồng kinh tế hoặc yêu cầu xin cấp vật tư của các đơn vị, thủ kho nhập kho thủ kho nhập kho nguyên vật liệu theo đúng ,đủ số lượng, chủng loại ,chất lượng, phải có hoá đơn mua hàng theo quy định của nhà nước .
Phụ tùng, thiết bị của công ty khi nhập phải được phải nghiệm thu.
Sau khi nhập ,thủ kho vào thẻ kho,số theo dõi theo từng loại vật tư.
c, Công tác bảo quản nguyên vật liệu.
Nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất sản phẩm Bê tông của công ty rất đa rạng bao gồm cả các loại xi măng, sắt thép. Vì vậy, để đảm bảo cho công tác bảo quản nguyên vật liệu được thuận lợi công ty có hệ thống kho hàng như sau.
-Kho nguyên vật liệu:Đây là kho tổng hợp là nơi cung cấp toàn bộ nguyên vật liệu cho các phân xưởng sản xuất trong đó có 2/3kho chứa xi măng, 1/3 kho chứa sắt thép . Kho do một thủ kho và ba phụ thủ kho phụ trách .
Thủ kho chính có trách nhiệm theo dõi việc nhập xuất ,nguyên vật liệu trên sổ sách ,3 phụ thủ kho có nhiệm vụ xuất,nhập vật tư khi có yêu cầu Kho thiết bị: là kho chứa toàn bộ phụ tùng dùng cho sản xuất của công ty .Kho này cũng do 4 nhân viên trên phụ trách.
-Kho thành phẩm:Do đặc điểm thành phẩm của công ty là dễ bảo quản,ít chịu chịu tác động ngoại cảnh và khó thất thoát nên kho thành phẩm lá kho hở,không có mái che,chỉ có tường xây kín ba mặt.
Tất cả hệ thống kho của Công ty đều do 4 nhân viên trên phụ trách: Trong đó thủ kho chịu trách nhiệm chung ,3 phụ thủ kho làm việc theo ca để đảm bảo việc nhập, xuất vật tư được kịp thời.
d, Công tác cấp phát nguyên vật liệu.
Cấp phát chỉ là bộ phận trong cả quá trình sản xuất và tiêu thụ sán phẩm nhưng nó lại là một trong những nghiệp vụ quan trọng ,là khâu trực tiếp thực hiện nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu sản xuất .Việc thực hiện đúng đắn chế độ cấp phat có nghĩa to lớn đối với việc quản lý nguyên vật liệu dược nhanh chóng ,giảm lượng giấy tờ không cần thiết sử dụng nguyên vật liệu được thuận tiện và tiết kiệm .
Hiện nay,việc cấp phát nguyên vật liệu tại Công ty được tiến hành theo hình thức:cấp phát theo yêu cầu của bộ phận sản xuất.
Theo hình thức này, các phân xưởng và bộ phận sản xuất gửi yêu cầu về lượng vật tư lên phòng vật tư, đối chiếu với yêu cầu đó và lượng vật tư trong kho dựa trên hệ thống định mức và nhiệm vụ được giao, phòng vật tư lập phiếu cấp phát cho các bộ phận sản xuất lên kho lĩnh nguyên vật liệu.
e,Công tác thanh quyết toán nguyên vật liệu .
Đối với công tác này phòng vật tư của công ty đã đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ quản lý của mình, đã xác định dược lượng nguyên vật liệu đã xuất cho các phân xưởng lượng nguyên vật liệu còn phải cung cấp để các phân xưởng hoàn thành nhiệm vụ sản xuất trong năm, lượng nguyên vật liệu thực tế so với mức quy định chênh lệch bao nhiêu ...
Công ty định lượng nguyên vật liệu tồn kho căn cứ vào số tồn kho ghi trong thẻ kho do phòng kế hoạch vật tư giữ.
Để theo dõi quản lý tình hình sử dụng nguyên vật liệu tại phân xưởng và việc thực hiện định mức nguyên vật liệu thì phòng vật tư căn cứ vào phiếu nhập kho thành phẩm đối chiếu với lượng vật tư xuất kho; xem xét,so sánh với định mức để xem xét việc sử dụng vật tư có hợp lý hay không.
f,Chế độ khuyến khích vật chất,trách nhiệm vật chất.
Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nguyên vật liệu, Công ty Bê tông xây dựng Hà Nội áp dụng chế độ tiền thưởng tiết kiệm cho người lao động sản xản xuất trực tiếp khi họ sử dụng tiết kiệm các loại nguyên vật liệu có tác dụng làm giảm giá thành mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu cầu.
Vật tư chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm xi măng, sắt thép các loại, do vậy các loại Công ty chọn các loại nguyên vật liệu này làm căn cứ để xác định mức thưởng.Hàng tháng trên cơ sở cân đối vật tư-sản phẩm của mỗi tổ sản xuất công ty xá định lượng vật tư tiết kiệm được của mỗi tổ.Nếu tiết kiệm được dưới 10kg tổng các loại nguyên vật liệu trên sẽ được thưởng 50%giá trị tiết kiệm được,nếu tiết kiệm trên 10kg sẽ được thưởng 60% giá trị vật tư. Giá bình quân nguyên vật liệu chính của Công ty là 6500đ/kg,do vậy nếu tiết kiệm được 150kg nguyên vật liệu,người lao động sẽ được thưởng là:
6.500x150x60%=70.200đ
C.Đánh giá tình hình quản lý nguyên vật liệu tại Công ty.
Quản lý nguyên vật liệu là nội dung quan trọng trong công tác quản trị sản xuất kinh doanh, có ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý nguyên vật liệu, lãnh đạo công ty Bê tông xây dựng Hà Nội đã quan tâm,tạo điều kiện cho cán bộ,nhân viên phòng vật tư thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
Trong nhiều năm qua mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn do mới chuyển hướng sản xuất.Nhưng cán bộ phòng vật tư đã khắc phục những trở ngại đó,hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh,hạ giá thành giúp cho sản phẩm Bê tông trở thành sản phẩm có uy tín trên thị trường trong và ngoài ngành.Sản phẩm Bê tông đang là sản phẩm chủ yếu của công ty có vị thế cạnh tranh chiến lược.Việc quản lý nguyên vật liệu tại Công ty của công tyđã đạt được những tiến bộ đang kể như: nhờ nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu nên định mức vật tư được hạ thấp,tiết kiệm chi phí về nguyên vật liệu cho công ty,nâng cao hiệu quả công tác mua sắm nguyên vật liệu...
Bảng : Định mức nguyên vật liệu năm 2001 và 2002
Tên vật tư
định mức năm 2001(kg/m3)
định mức năm 2002(kg/m3)
Xi măng
251,25
246
Cát
830,69
825
Thép f 6
9,81
9,73
Sỏi
1235,69
123,52
Như vậy ta thấy công tác xây dựng định mức có nhiều tiến bộ:Định mức tiêu dùng f 8, f 12 được hạ thấp.
Ta có thể thấy sự tiết kiệm vật tư như sau:
Bảng : So sánh lượng vật tư tiết kiệm
Tên vật tư
Giá thành vật tư (đ/kg)
Lượng vật tư tiết kiệm/m3
Giá trị(đ)
Xi măng
700
5,25
36,75
Thép f 6
6500
5,69
36985
Sỏi
30
0,08
2,4
Cát
20
2,17
4,34
Như vậy năm 2002 Công ty sẽ tiết kiệm được cho sản phẩm Panel 110x5,5 là 36998,59đ/ m3;theo kế hoạch sản phẩm này sẽ được sản xuất là 187986m.vì vậy sẽ tiết kiệm được 56478319 (đồng)
Tuy đạt được một số kết quả như vậy nhưng việc quản lý nguyên vật liệu tại Công ty còn có một số tồn tại sau:
Việc lập kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu chưa sát với thực tế dẫn đến nguyên vật liệu tồn trong kho làm giảm chất lượng, thất thoát, làm ứ đọng vốn lưu động.
Bảng cung ứng nguyên vật liệu
Tên nguyên vật liệu
Tồn đầu kỳ (kg)
Nhập trong kỳ
Cuối kỳ
Xi măng
456560
3687549
12350
Thép f 6
36750
169385
46375
Thép f 8
8965
293760
19873
Thép f 10
1764
218754
42765
Cát
13765
3184720
15890
Sỏi
33960
4837546
41236
Đá
32068
61270
16375
Que hàn
18340
196580
1180
Dầu bôi khuôn
42950
598762
16503
(Nguồn: Phòng vật tư Công ty bê tông xây dựng Hà Nội-2002)
Qua bảng trên ta thấy, lượng xi măng tồn đầu kỳ là: 456560 Kg tương ứng 319592000 VND và lượng thép f6 là 36750 Kg với đơn giá 6500/Kg tương ứng với 238.875.000; cộng khối lượng xi măng và sắt thép, ta có: 558.367.000 VND. Đây là một số vốn lưu động rất lớn, sẽ có nhiều công việc, công tác công ty sẽ cần dùng nhưng đã gặp phải khó khăn do lượng vốn lưu động bị ứ đọng.
Nhà kho nguyên liệu của công ty đã cũ nát lạc hậu, do vậy công tác bảo quản còn gặp nhiều khó khăn. Việc sắp xếp bố trí trong kho chưa hợp lý dẫn đến việc xuất, nhập nguyên vật liệu chưa thuận tiện, làm ảnh hưởng đến công tác cung ứng nguyên vật liệu.
phần iii
Một số biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty bê tông xây dựng hà nội
A.Phương hướng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng tới công tác quản lý nguyên vật liệu tại Công ty Bê tông xây dựng Hà Nội
Để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh được liên tục và hiệu quả, công ty Bê tông xây dựng Hà Nội đề ra phương hướng sản xuất kinh doanh cho năm 2001 như sau:
Giá trị sản lượng đạt: 93tỷ đồng
Doanh thu: 94 tỷ đồng
Lợi nhuận: 8 tỷ đồng
Nghĩa vụ nộp ngân sách 4,5 tỷ đồng
Tiếp tục củng cố, bổ sung bộ máy quản lý và các Công ty thành viên tương xứng với nhiệm vụ được giao.
Thực hiện tốt các chính sách xã hội, chính sách về tuyển dụng lao động, đào tạo lao động.
Nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên bằng nhiều hình thức như cho đi đào tạo ở các trường đại học, chuyên nghiệp. Kết hợp đồng thời việc giảm biên chế với việc tuyển dụng lao động ở bên ngoài trên cơ sở chọn lọc kỹ về chất lượng lao động.
Bên cạnh việc nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên thì công ty cần nhanh chóng bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ hiện có đúng với năng lực sở trường để phát huy năng lực của cán bộ đồng thời phải nhanh chóng bổ sung đội ngũ cán bộ trẻ bên cạnh cán bộ cao tuổi để dìu dắt, huấn luyện nhằm nhanh chóng bổ sung đội ngũ kế cận cho những năm tới.
Mở rộng thị trường, nghiên cứu sản xuất thử sản phẩm mới phục vụ cho nhiều đối tượng khách hàng đặc biệt là các sản phẩm của Công ty.
Đầu tư hệ thống máy đo phòng thí nghiệm nhằm mục đích nâng cao và giữ vững ổn định chất lượng sản phẩm, nâng cao uy tín của công ty.
Giảm những chi phí không cần thiết để tiết kiệm triệt để, sử dụng hợp lý vật tư nhất là những vật tư đắt tiền phục vụ cho sản xuất sản phẩm Bê tông, sử dụng những vật tư có thể thay thế, khuyến khích lao động sáng tạo.
B.Một số biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nguyên vật liệu
1.Biện pháp một:Tăng cường quản lý nguyên vật liệu tại khâu tiếp nhận và bảo quản
Tiếp nhận nguyên vật liệu tuy không phải là công tác trực tiếp ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất nhưng nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, việc mất mát hao hụt nguyên vật liệu ...Vì vậy việc quản lý chặt chẽ khâu này cũng là một biện pháp quan trọng để hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Việc tiếp nhận nguyên vật liệu của Công ty còn nhiều lỏng lẻo, tuy thực hiện đúng các thủ tục quy định của nhà nước: phải có hoá đơn, có chữ ký của thủ kho và kế toán nhưng chất lượng của nguyên vật liệu chưa được quan tâm đúng mức. Khi nhập nguyên vật liệu thủ kho chỉ căn cứ vào hoá đơn và kiểm tra chất lượng bằng mắt thường trong khi nguyên vật liệu của Công ty rất khó có thể kiểm tra chất lượng.
Vì vậy để hoàn thiện công tác tiếp nhận nguyên vật liệu, theo em công ty nên mua sắm thêm một số thiết bị để kiểm tra, kiểm nghiệm, đánh giá chất lượng nguyên vật liệu; đào tạo thủ kho, phụ thủ kho để sử dụng các thiết bị này. Khi nguyên vật liệu nhập kho, để kiểm tra chất lượng thủ kho có thể kiểm tra theo xác suất một số lô hàng bất kỳ trong tổng số nguyên vật nguyên vật liệu mỗi lần nhập.
Qua tìm hiểu thực tế hoạt động tại công ty, em nhận thấy nhà kho của công ty đã trải qua nhiều năm sử dụng đã trở nên rất cũ và xuống cấp, chưa thuận tiện cho công tác bảo quản và cung ứng nguyên vật liệu; theo em công ty nên đầu tư cho việc nâng cấp chất lượng của nhà kho để đảm bảo việc bảo quản và cung ứng được tốt hơn. Công ty có thể sử dụng các biện pháp nâng cấp nhà kho như: nâng cao nền nhà, đặt thêm các chất hút ẩm để nguyên vật liệu tránh tác động của môi trường.
2.Biện pháp hai:Hoàn thiện công tác mua sắm nguyên vật liệu
Công tác mua sắm nguyên vật liệu bao gồm xây dựng và thực hiện kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu, tổ chức thực hiện mua sắm nguyên vật liệu.
Tại Công ty Bê tông xây dựng Hà Nội việc tổ chức mua sắm nguyên vật liệu được thực hiện tương đối tốt, chặt chẽ thông qua tổ tư vật tư - thiết bị.
Tuy nhiên việc xây dựng kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu của công ty cụ thể là việc xác định nhu cầu nguyên vật liệu cần mua sắm của Công ty còn chưa hợp lý.
Để xác định nhu cầu nguyên vật liệu cần mua sắm Công ty xác định theo công thức:
Vi=S(Nj*Di)
Trong đó :Vi là nhu cầu loại vật tư i
Nj là sản lượng sản phẩm loại j của công ty được sản xuất trong kỳ kế hoạch .
Di là định mức vật tư loại i cho một đơn vị sản phẩm.
Cụ thể tính toán lượng xi măng cần dùng để sản xuất 15470m3 Đế cống với định mức 315,6 Kg/m3 là:
15470 x 315,6 = 4882332 (kg)
Công thức tính này giúp cho Công ty tiết kiệm được chi phí bảo quản, lưu kho, chi phí về vốn, tránh hao hụt, biến chất...Nhưng chưa tính đến lượng nguyên vật liệu tồn đầu kỳ và dự trữ cuối kỳ như vậy không đảm bảo quá trình sản xuất được tiến hành liên tục. Vì vậy theo em công ty nên áp dụng công thức tính lượng vật tư cần mua sắm là:
Vc=Vcd + Vd2 -Vd1
Trong đó:
Vc: là lượng vật tư cần dùng
Vd1: là lượng vật tư dự trữ đầu kỳ
Vd2: là lượng vật tư dự trữ cuối kỳ
Vcd: là lượng vật cần dùng để sản xuất sản phẩm trong kỳ.
Vì công ty không có dự trữ theo mùa nên lượng vật tư cần dự trữ cuối kỳ sẽ là:
Vd2=Vn xTn+Vn xTb
Trong đó:
Vn là lượng vật tư cần dùng trong ngày là: 5966kg
Tn là số ngày dự trữ thường xuyên là: 30 ngày
Tb là số ngày dự trữ bảo hiểm là: 16 ngày
Vậy lượng vật tư cần dự trữ cuối kỳ là:
Vd2=5966 x 30+5966 x 16 =274436 (kg)
Phế liệu, phế phẩm của Công tyđược sử dụng lại 100%nên lượng vật tư cần dùng được tính là:
Vcd=S(Nj*Di)
Như trên tính là: 2147706,877kg
Xi măng đế sản xuất đế cống tồn đầu năm 2001 là: 8410kg
Như vậy lượng Xi măng cần mua sắm trong năm để sản xuất Đế cống là:
Vc=2147706,887 +274436 - 8410 =2413732,887
So sánh với cách tính của Công ty thì lượng vật tư cần mua sắm chênh lệch là: 266026 kg.
266026kg Xi măng này là lượng nguyên vật liệu cần thiết phải dự trữ để đảm bảo cho quá trình sản xuất tiến hành được liên tục đạt hiệu quả cao.
3.Biện pháp 3: Hoàn thiện chế độ khuyến khích vật chất trách nhiệm vật chất
Để tiết kiệm nguyên vật liệu trong sản xuất, Công ty đã áp dụng hình thức thưởng theo một chỉ tiêu: thưởng tiết kiệm vật tư với mức thưởng là: Nếu tiết kiệm được trên 10 kg vật liệu chính trong một tháng sẽ được thưởng 60% giá trị vật liệu tiết kiệm được, nếu dưới 10kg thì sẽ được thưởng 50% giá trị tiết kiệm được. Hình thức thưởng này đã góp phần tiết kiệm được vật liệu cho Công ty. Tuy nhiên hình thức thưởng này cũng có nhược điểm là một số công nhân do ý thức kém để được thưởng tiết kiệm đã giảm lượng nguyên vật liệu chính cần thiết để sản xuất sản phẩm mà không quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Để tránh tình trạng này theo em công ty nên áp dụng hình thức thưởng theo hai loại chỉ tiêu: nếu tiết kiệm được trên 10kg vật liệu chính mà chất lượng đạt yêu cầu thì đạt mức thưởng 60% giá trị tiết kiệm được, nếu tiết kiệm được dưới 10kg thì hưởng 50% giá trị tiết kiệm được khi chất lượng đạt yêu cầu. Nếu chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu thì sẽ không được thưởng tiết kiệm.
Bên cạnh việc thưởng tiết kiệm nguyên vật liệu chính cho công nhân sản xuất trực tiếp nên áp dụng hình thức thưởng khi cán bộ quản lý tìm được nơi cung ứng, ký kết hợp đồng mới với giá rẻ, chất lượng nguyên vật liệu cao hơn trước.
Lời mở đầu
Đất nước ta đã và đang bước vào thời kỳ đổi mới, chúng ta cũng đã thu được nhiều thành tựu về kinh tế văn hoá, xã hội... đời sống của người dân đã được nâng lên ngày một cách rõ nét.
Đảng và nhà nước đã xác định sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, đặt ra cho mọi người cố gắng nỗ lực phấn đấu hết mình cho sự nghiệp của Tổ quốc. Điều đó buộc các doanh nghiệp phải cải thiện đổi mới hoàn thiện hơn để góp phần vào sự nghiệp của nước nhà làm ra nhiều sản phẩm làm giàu cho đất nước.
Với nền kinh tế mở, nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự mình tổ chức sản xuất kinh doanh, làm cho sản phẩm của mình có chỗ đứng vững chắc trên thị trường; mỗi doanh nghiệp sẽ phải nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã, chủng loại và đặc biệt là giá thành được hạ thấp để cạnh tranh với các đối thủ. Quản lý tốt việc sử dụng nguyên vật liệu cũng là một trong những biện pháp làm hạ giá thành sản phẩm, với mong muốn đó em đã chọn chuyên đề:
“Một số biện pháp nhằm tăng cường quản lý nguyên vật liệu tại Công ty bê tông xây dựng Hà Nội”.
Nội dung của chuyên đề bao gồm 3 phần chính:
Phần I:Nguyên vật liệu và tầm quan trọng của việc tăng cường công tác quản lý nguyên vật liệu.
Phần II:Tình hình quản lý nguyên vật liệu tại Công ty Bê tông Xây dựng Hà Nội
Phần III:Một số biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nguyên vật liệu.
Do thời gian và trình độ có nhiều hạn chế nên chuyên đề của em còn nhiều thiếu sót, em mong có nhiều ý kiến nhận xét của thầy giáo hướng dẫn và giáo viên phản biện để chuyên đề của em hoàn thiện hơn.
Kết luận
Trong quá trình tổ chức sản xuất thì việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu luôn là yếu tố tối thiết, nó quyết định trực tiếp tới chất lượng sản phẩm và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ khi nào sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguyên vật liệu, công ty mới có thể kinh doanh có lãi và đạt được mục tiêu đề ra. Chính vì lý do đó, ngay từ đầu thành lập, Công ty bê tông xây dựng Hà Nội đã xác định đúng đắn đường lối hoạt động của Công ty mình là không chỉ mang lại lợi nhuận mà còn tạo nhiều việc làm cho người lao động đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Qua những kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty ta có thể khẳng định, Công ty đã thành đạt và phát triển vững chắc, có vị thế và uy tín trên thị trường với chất lượng sản phẩm tốt, giá thành hợp lý và đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.
Trong khuôn khổ chuyên đề tốt nghiệp này, em xin nêu một số nét chính về quá trình hoạt động kinh doanh và việc cung ứng sử dụng hợp lý nguyên vật liệu. Tuy chưa phải là nhiều nhưng em mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy giáo hướng dẫn và giáo viên phản biện để em hoàn thiện hơn về cơ sở lý luận và nhận thức sau này.
Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo hướng dẫn tận tình của thầy giáo GS.TS Nguyễn Kế Tuấn và tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty Bê tông Xây dựng Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thiện chuyên đề này.
Tài liệu tham khảo
-Kinh tế và tổ chức sản xuất trong Doanh nghiệp
PGS.TS Phạm Hữu Huy – Trường ĐHKTQD – Hà Nội
-Kinh tế công nghiệp
TS. Nguyễn Thức Minh – Học viện tài chính-1996
-Kinh tế chính trị Mác – Lênin
Nxb.Chính trị quốc gia
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0088.doc