Đề tài Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động nhập khẩu của công ty kinh doanh và sản xuất vật tư hàng hoá Mateco

Mở rộng danh mục hàng nhập. Việc mở rộng danh mục hàng hoá nhập khẩu đi đôi với việc mở rủi rộng thị trường, tăng doanh thu và có triển vọng tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Bên cạnh xác định mặt hàng nhập khẩu nào là truyền thống là thế mạnh của doanh nghiệp để tập trung gia tăng số lượng và giữ thị trường đó, cần phải tìm kiếm, khai thác nhu cầu trong nước về các loại hàng hoá khác. Từ đó, doanh nghiệp phải dựa vào các mối quan hệ và khả năng của doanh nghiệp để tìm kiếm khả năng cung cấp có tính đến yếu tố chi phí và giá bán. * Gia tăng các biện pháp khuyến khích mua hàng Doanh nghiệp có nhập khẩu hàng hoá hay không phụ thuộc vào việc có bán được hàng hoá hay không. Vì vậy, doanh nghiệp phải đặt mình vào vị trí bán hàng, cần phải gia tăng các biện pháp khuyến khích mua hàng của doanh nghiệp như: bảo hành hàng hoá, khuyến mãi, điều kiện ưu đãi thanh toán.

doc75 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1409 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động nhập khẩu của công ty kinh doanh và sản xuất vật tư hàng hoá Mateco, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
%) Lãi gộp Tỷ lệ (%) Săm lốp ôtô 988575 35 1046752 32 1265065 39 1608355 34.7 Ăc quy 564900 20 664368 17 594078 18 702318 15.1 Phương tiện vận tải 169470 6 193840 5.9 206397 6.3 382034 8.2 Vật liệu điện 518410 18 585760 18 632498 19.5 929368 20 Máy móc thiết bị 197715 7.1 204304 6.3 234526 7.2 498624 10.5 Vật liệu xây dựng 225900 7.9 456078 14 219359 6.7 351179 7.5 Hàng tiêu dùng 169470 6 186224 6.8 90072 3.3 159642 4.0 Tổng lợi nhuận 2824440 100 3337326 100 3341997 100 4631520 100 Nộp ngân sách 13618400 15397710 15661811 20257034 Nguồn : Kết quả kinh doanh các mặt hàng nhập khẩu. -Đối với mặt hàng săm lốp ôtô : Năm 1998 lợi nhuận đạt 988575000 Thì đến năm 1999 lợi nhuận đạt 1046752000 đồng tăng 58177000 so với năm 1998. Năm 2000 lợi nhuận đạt 1265065000 đồng tăng 561063000 đồng so với năm 1999. Năm 2001 tăng 343290000 đồng so với năm 2000. Như vậy lợi nhuận từ mặt hàng này đều tăng qua các năm, tuy nhiên năm 2001 lợi nhuận có phần giảm sút là do có những đợt hàng khi nhập với giá cao nhưng lại phải bán với giá thấp do sự thay đổi ở thị trường tiêu thụ của công ty. Mặc dù có sự giảm sút nhưng săm lốp ôtô vẫn là mặt hàng mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho công ty. Cụ thể : năm 1998 : 35%; năm 1999 : 32%; năm 2000 : 39%; năm 2001 : 34,7%. -Đối với mặt hàng ắc quy: Trong năm 1998, đây là mặt hàng mang lại lợi nhuận cao thứ hai cho công ty, chiếm 20% tổng lợi nhuận. Năm 2000 giá trị lợi nhuận tăng không nhiều : 29710000 đồng so với năm 1999, còn năm 1999 lại chỉ tăng 99468000 đồng so với năm 1998 mặc dù lượng nhập về lại tăng gần gấp đôi so với năm 1998. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty không nghiên cứu kỹ đến chênh lệch giá cả giữa thị trường trong nước và thị trường nước ngoài nên dẫn đến lợi nhuận giảm sút. Tuy nhiên, công ty đã rút ra được bài học từ vấn đề này và đã tìm ra hướng đi mới trong năm 2000. Năm 2001, lợi nhuận đạt được lại không khả quan, tăng 8240000 đồng so với năm 2000. Hiện nay sản xuất mặt hàng ắc quy trong nước đã phát triển khá cao nên xu hướng tiêu dùng hàng ngoại nhập cũng giảm dần. Điều này đòi hỏi công ty cần nghiên cứu lại kế hoạch cơ cấu nhập khẩu trong thưòi gian tới để đạt được hiệu quả cao hơn. -Đối với mặt hàng vật liệu xây dựng và hàng tiêu dùng: Đây là hai mặt hàng đều có lợi nhuận giảm đi trong năm 2000. Cụ thể : Vật liệu xây dựng :Lợi nhuận giảm 236719000 đồng so với năm 1999, lợi nhuận từ hàng tiêu dùng cũng giảm 96152000 đồng so với năm 1999. Hai mặt hàng này trong năm 2000 công ty nhập về không nhiều, đều có giá trị kim nghạch nhập khẩu thấp hơn năm 1999 nên lợi nhuận giảm cũng là điều tất yếu. Tỷ lệ lợi nhuận của vật liệu xây dựng trong năm 1999 là 14% thì sang năm 2000 giảm xuống chỉ còn 6,7%; tương tự hàng riêu dùng trong năm 1999 tỷ lệ lợi nhuận là 6,8% sang năm 2000 chỉ còn 3,3%. Mặc dù có sự biến động về giá trị kim nghạch nhập khẩu nhưng trong thời gian tới vẫn có xu hướng đem lại nhiều lợi nhuận do nhu cầu xây dựng ngày càng tăng. Nó sẽ đem lại nhiều doanh lợi cho công ty nếu biết khai thác tốt nguồn hàng và nghiên cứu thị trường tiêu thụ. -Đối với các mặt hàng khác: Các mặt hàng khác như vật liệu điện, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị không bị ảnh hưởng nhiều của biến động thị trường trong và ngoài nước nên tỷ lệ lợi nhuận tăng tương đối ổn định và tăng mạnh nhất là vào năm 2001. Đây là những mặt hàng kinh doanh gặp khá nhiều thuận lợi, công ty cần chú trọng hơn đến những mặt hàng này nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất. Để thấy rõ hơn kết quả kinh doanh nhập khẩu hàng hoá của công ty cần xem xét tổng lợi nhuận đạt được qua các năm. Qua bảng số liệu ta thấy : Năm 1998 lợi nhuận đạt được 2824440000 đồng, đến năm 1999 lợi nhuận là 3337326000 đồng tăng 512886000 đồng so với năm 1998. Năm 2000 đạt được lợi nhuận là 3341997000 đồng, chỉ tăng 3669000 đông so với năm 1999, đây là năm mà lợi nhuận tăng ít nhất do công ty giảm giá trị kim nghạch mk một số mặt hàng, Năm 2001, lợi nhuận đạt được là 4631520000 đồng, tăng 1289525000 đồng so với năm 2000. Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty là đảm bảo kế hoạch, bù đắp chi phí và duy trì được hoạt động kinh doanh nhập khẩu. Ngoài ra, công ty còn luôn thực hiện tốt nghĩa vụ nộp nhân sách với nhà nước. Cụ thể : mức nộp ngân sách năm 1998 là 13618400000 đồng. Năm 1999 mức nộp ngân sách là 15397710000 đồng. Năm 2000 : 15661811000 đồng. Năm 2001 : 20257034000 đồng. Qua phân tích trên có thể thấy rằng, kết quả kinh doanh của công ty trong những năm qua có nhiều chuyển biến đáng kể. Song lợi nhuận kinh doanh tăng không nhiều vào năm 2000, đó cũng là vấn đề mà công ty cần xem xét lại nhằm vạch ra chiến lược kinh doanh hợp lý nhất sao cho hiệu quả kinh doanh đạt cao hơn trong những năm tới. Bên cạch những kết quả đạt được, hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty cũng còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Đánh giá được những ưu điểm và hạn chế để từ đó tìm ra những giải pháp cần thiết để hoàn thiện hoưn nữa nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty sẽ là vấn đề sẽ được đề cập sau đây. III- Đánh giá về hoạt động nhập khẩu hàng hoá của công ty MATECO. 1. Đánh giá trên một số mặt của hoạt động nhập khẩu ở công ty MATECO trong thời gian qua 1.1- Về hàng hoá nhập khẩu Hàng hoá nhập khẩu của công ty nhìn chung bảo đảm về chất lượng, giữ được uy tín đối với khách hàng, đa dạng hoá chủ loại, Công ty cũng đã chú trọng hơn đến vấn đề mở rộng thêm các mặt hàng nhập khẩu, đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh và tiêu dùng ở thị trường trong nước. Chính điều đó đã đem lại hiệu quả lớn hơn trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty. 1.2- Về công tác nghiệp vụ nhập khẩu Việc ký kết các hợp đồng nhập khẩu, đặc biệt là hợp đồng uỷ thác nhập nói chung đều điễn ra thuận lợi, Với uy tín của mình nhiều năm được các đơn vị bạn tin cậy, số hợp đồng uỷ thác mà công ty nhận được ngày càng tăng. Công ty tiến hành hoạt động nhập khẩu h\theo đúng quy định của phát luật chính sách của nhà nước và pháp luật quốc tế về ngoại thương. Các hợp đồng nhập khẩu được thẹc hiện theo đúng các điều khoản được ghi trong hợp đồng, hạn chế được các trường hợp dẫn đến tổn thất, tranh chấp trong mua bán ngoại thương. Để làm được điều đó, các cán bộ phòng kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng cũng như ban lãnh đạo nói chung luôn phải theo dõi sát chế độ chính sách về nhập khẩu. Các văn bản mới sửa đổi ban hành đều được phổ biến kịp thời nhằm đáp ứng cho các hoạt động kinh doanh đưọc tiến hành đúng pháp luật. 1.3- Về thị trường nhập khẩu trong những năm qua, thị trường nhập khẩu của công ty cũng được mở rộng. Hồng Kông và Đài Loan là những thị trường cung cấp mặt hàng sắt thép xây dựng, máy móc thiết bị, góp phần bổ sung thêm về chủng loại hàng cho công ty. Đây là những quốc gia có nên công nghiệp khá phát triển tiềm lực kinh tế dồi dào và khoa học phát triển. Công ty có thể an tâm về mặt chất lượng khi nhập khẩu ở hai thị trường này. Hàn Quốc, trung Quốc, Ân Độ là những thị trường chiếm tỷ trọng đáng kể trong tỷ trọng kim nghạch nhập khẩu của công ty. Trong đó, Hàn Quốc với sản phẩm truyền thống là săm lốp ôtô khá phù hợp với nhu cầu và thị hiếu ở thị trường nước ta. Trong tương lai, thị trường Trung Quốc là thị trường hứa hẹn nhiều triển vọng đối với công ty. Đây là thị trường cung cấp nhiều mặt hàng nhất cho công ty. Cụ thể như : vật liệu điện, sắt thép xây dựng..Trung quốc là nước có nền công nghiêp đang phát triển, lại gần nước ta về địa lý. Hơn nữa Việt Nam và Trung Quốc đang xây dựng mối quan hệ mật thiết, đây sẽ là cơ hội tốt để xâm nhập thị trường khai thác thêm nguồn hàng mới từ thị trường này. Tuy nhiên, thị trường nhập khẩu của công ty mới chỉ là các nước thuộc khu vực châu A. Nếu mở rộng thị trường sang các khu vực khác thì sẽ chủ động hơn trong việc khai thác nguồn hàng, đặc biệt là tránh được những cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực như cuôc khủng hoảng đã xảy ra vào năm 2000. Bên cạch đó, khâu nghiên cứu thị trường của cán bộ nghiệp vụ mới chỉ dừng lại ở việc quan sát giá cả thị trường kết hợp với việc tìm bạn hàng trước mắt để thực hiện hợp đồng nhập khẩu. Do đó việc dự đoánnhu cầu thị trường trong tương lai cũng như việc dự đoán giá cả, khả năng tiêu thụ thế nào và thị trường đầu vào có ổn định không thì chưa được dự đoán chính xác. 1.4- Về tổ chức và con người Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty về cơ bản là gọn nhẹ chức năng của các phòng ban roc ràng. Tuy chưa phải là hoàn hảo nhưng cũng giúp công ty dần kiện toàn lại bộ máy, giảm bớt các thủ tục rườm rà trong giao dịch. Trong những năm qua, công ty cũng quan tâm đến việc nâng cao trình độ cho đội ngũ các bộ kinh doanh thông qua hình thức cho đi hocj thêm các lớp học ngắn hạn về nghiệp vụ ngoại thương, trang bị thêm về trình độ tiếng Anh thương mại. Việc ký kết, thức hiện hợp đồng được trưởng phòng kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp giao cho từng người phụ trách từng khâu của quá trình thực hiện. Mọi vấn đề có liên quan đến hợp đồng đều được phản ánh với trưởng phòng kinh doanh. Từ đó sẽ liên hệ với giám đốc để bàn bạc, xem xét. Chính vì vậy có thể giám sát được hợp đồng, đồng thưòi tiến độ thực hiện hợp đồng được đảm bảo và đạt hiệu quả, nâng cao tính chủ động trong công việc kinh doanh. 1.5- Về hiệu quả kinh doanh kim nghạch nhập khẩu của công ty về cơ bản là năm sau cao hơn năm trước, thu nhập của cán bộ công nhân viên trong công ty từng bước được cải thiện. Lợi nhuận do nguồn xuất nhập khẩu đem lại chiếm tỷ trọng tới 90% lợi nhuận kinh doanh của công ty, trong đó lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu chiếm 60-65% lợi nhuận kinh doanh hàng năm. Nhìn chung hoạt động nhập khẩu của công ty đã đáp ứng phần nào nhu cầu ngày càng tăng và thoả mãn được thị hiếu người sản xuất cũng như tiêu dùng trong nước. Trong điều kiện nước ta hiện nay, khi mà việc sản xuất các loại săm lốp ôtô, vật liệu điện, máy móc thiết bị chưa đáp ứng đủ nhu cầu thì công tác nhập khẩu của công ty là rất cần thiết. Hy vọng trong thời gian tới, công ty sẽ có chiến lược về cơ cấu cũng như về chủng loại các mặt hàng phù hợp hơn nữa, vừa đảm bảo cho hiệu quả hoạt động của công ty, vừa góp phần trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước. 2. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động nhập khẩu của công ty MATECO. 2.1- Những thuận lợi 2.1.1- Khách quan Công ty đsng trụ sở tại thủ đô Hà nội-một trung tâm kinh tế lớn của đất nước, do đó tạo cho công ty những điều kiện thuận lợi nhất định trong công tác giao dịch, nắm bắt những thông tin kinh tế, thị trường nhanh chónh và kịp thời. Ngoài ra, công ty còn có thể nắm bắt được những chế độ, chính sách, phát luật, chính trị, kinh tế cũng như sự biến động của những nhân tố này để dó thể điwfu chỉnh hợp lý nhằm nắm bắt cơ hội, hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả. Công ty là một đơn vị thực thuộc của Bộ thương Mại nên công ty có ưu thế được quyền kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, do đố đã tạo điều kiện cho công ty có thể tiến tới hợp tác với các đơn vị kinh doanh, sản xuất trong nước để từ đó mở rộng và khai thác nhiều hình thức nhập khẩu mới. Trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty có một nhân tố hết sức quan trọng đưa đến những thành công, đó là sự quan tâm giúp đớ của lãnh đạo Bộ Thương Mại, các vụ chức năng và công đoàn nghành thương mại Việt Nam. 2.1.2- Chủ quan hàng hoá của công ty đảm bảo về chất lượng, mẫu mã, chủng loại do đó công ty đã tạo được uy tín với bạn hàng trong và ngoài nước, mở rộng được thị trường đầu tư vào cũng như đầu ra. Cũng nhờ có quan hệ tốt và có uy tín mà công ty được các bạn hàng cung cấp hàng hoá và vốn kinh doanh nhập khẩu thông qua hình thức trả chậm, tận dụng được vốn kinh doanh, nhất là trong điều kiện nguồn vốn kinh doanh nhà nước cấp còn hạn hẹp, nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của công ty có năng lực,kinh nghiệm, thích ứng với cơ chế thị trường, năng động trong việc chuyển hướng kinh doanh. Các cán bộ nghiệp vụ chuyên môn cao, tận tình trong công việc đã góp phần đem lại những hiệu quả nhất định cho công ty. 2.2- Những khó khăn 2.2.1- Khách quan -Kho khăn về thị trường trong và ngoài nước: Trước hết là khó khăn về thị trường trong nước. Khi đã chấp nhận kinh doanh trong cơ chế thị trường, nghĩa là công ty phải chấp nhận một sự cạnh tranh gay gắt, không chỉ đơn thuần là cạnh tranh giữa các đơn vị công ty nhà nước với nhau mà còn là các thành phần kinh tế khác tham gia vào hoạt động ngoại thương. Rõ ràng, công ty không những phải cạnh tranh với các đơn vị xuất nhập khẩu trực tiếp những mặt hàng tương tư mà còn phải cạnh tranh với những doanh nghiệp trong nước sản xuất mặt hàng đó. Chẳng hạn đối với mặt hàng vật liệu xây dựng thì hiện nay oẻ nước ta có rất nhiều doanh nghiệp thuộc Bộ xây dựng đang ngày càng phát triển lớn mạnh. Họ cũng tiến hành các hoạt động kinh doanh nhập khẩu đối với mặt hàng này ví dụ như : Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam VINACONEX, công ty xuất nhập khẩu vật liệu và kỹ thuật cây dựng.. Trong điều kiện kinh tế xã hội phát triển nhe hiện nay, số lượng hàng hoá rất nhiều phong phú và đa dạng về chủng loại. Do vậy ít có tình trạng khan hiếm hàng hoá vì ngay lập tức hàng hoá sẽ được sản xuất và các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu sẽ nhập hàng về lấp đầy những khan hiếm đó. Tuy nhiên, không phải nhu cầu đã hết thì hàng hoá dư thừa trên thị trường mà thực ra nhu cầu vẫn còn nhưng nó chỉ có thể gặp được hàng hoá ở giá thấp hơn giá đang tồn tại trên thị trường. Do đó, ếu công ty nhập hàng về phải bảo đảm bán được với giá thấp hơn giá đang tồn tại trên thị trường. Đây là một vấn đề hết sức nan giải vơi công ty trong thời gian qua, ít nhiều nó cũng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Vì vậy, cần có những biện pháp kịp thời để khắc phục tình trạng này. Thị trường nước ngoại của công ty chủ yếu là các nước lân cận trong khu vực. Trong khi giá cả thị trường nước ngoài có nhiều biến động thì ở thị trường trong nước, giá cả nhiều mặt hàng không có sự biến động thậm chí còn giảm đi do nguồn hàng nhập về nhiều. Vì thế vô hình chung đã làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty. -Về chính sách của nhà nước: Hiện nay, công tác nhập khẩu của công ty đang gặp phải những khó khăn từ phía nhà nước về quan điểm, phương hướng và chính sách. Quan điểm của nhà nước là: khuyến khích cho hoạt động xuất khẩu để phát huy vai trò hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế. Đồng thời, hạn chế hoạt động nhập khẩu, trong đó chỉ cho phép nhập khẩu những hàng hoá có tính chất thiết yếu với hoạt động của nền kinh tế. Cụ thể là: Đối với những loại vật tư hàng hoá được đáp ứng chủ yếu từ nguồn sản xuất trong nước như thép xây dựng, xi măng các loại, giấy viết...được nhập theo nguyên tắc : chỉ nhập phần vật tư hàng hoá, bao gồm chủng loại quy cách trong nước chưa sản xuất hoặc sản xuất chưa đủ nhu cầu, Như vậy, mặt hàng thép, kĩnhây dựng mà công ty nhập về sẽ bị hạn chế về chủng loại. Đối với mặt hàng tiêu dùng, nhập khẩu theo hướng hạn chế tiêu dùng chưa thật cần thiết và mặt hàng trong nước đã sản xuất được chẳng hạn quạt điện là mặt hàng công ty đang kinh doanh cũng sẽ bị hạn chế về số lượng nhập khẩu. Biểu thuế nhập khẩu: Trong một vài năm ggần đây, biểu thuế nhập khẩu rất biến động và nói chung thuế suất cũng như giá tính thuế tối thiểu của một số mặt hàng tăng lên, trong đó có một số mặt hàng mà công ty đang kinh doanh như săm lốp ôtô, sơn..Có thể nói việc tăng thuế dẫn đến tăng giá vốn làm giảm lãi hoặc tăng giá bán dẫn đến tiêu thụ ít làm hàng hoá của công ty bị tồn đọng. Như vậy, làm cho số lượng hàng nhập khẩu của công ty bị hạn chế lại. -Chính sách thắt chặt tín dụng của các ngân hàng thương mại: Trong năm 1999 có sự đổ bể của nhiều doanh nghiệp dẫn đến thất thoát vốn lớn của hệ thống ngân hàng thương mại. Vì vậy, chính phủ cũng như ngân hàng nhà nước đã đề ra mộtloạt chính sách chấn chỉnh tín dụng và hạn chế nhập hàng trả chậm. Cụ thể là : ngân hàng nhà nước đã quy định mức ký quỹ 80% giá trị hợp đồng ngoại thương đối với việc nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng trả chậm dưới 1 năm. Chính vì vậy, các ngân hàng thương mại trong thời gian qua đã có những biện pháp hạn chế cấp tín dụng cho các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp nhập hàng trả chậm như công ty MATECO. Những khó khăn trên là khó khăn khách quan đối với hoạt động nhập khẩu của công ty. Vì thế, công ty pải có biện pháp khắc phục chứ không thể tự mình xoá bỏ được. Tuy nhiên, cũng như các doanh nghiệp khác, công ty MATECO cũng có những khó khăn riêng-những khó khăn mà công ty phải tìm cách giải quyết triệt để nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của mình. 2.2.2- Chủ quan Tổng số vốn vay của công ty hiện nay còn chiếm tỷ lệ cao 28,3% trong tổng số vốn kinh doanh, tuy nhiên hiệu quả sử dụng đồng vốn vay còn yếu. Một phần do trả lãi cao, vốn vay ngắn hạn là chủ yếu, chi phí vốn vay nhiều. Công tác điều tra, nghiên cứu thị trường của công ty còn nhiều hạn chế do thiếu cán bộ vững chắc về nghiệp vụ chuyên môn hoặc chưa đủ kinh nghiệm và nghiệp vụ nên chưa nắm bắt được các đối tác lớn, cũng chưa mở rộng tiếp cận với các thị trường mới mà vẫn chỉ quan hệ với các thị trường truyền thống và các thị trường laan cân. Số cán bộ, nhân viên không trực tiếp tham gia vào kinh doanh trong công ty còn nhiều. Do vậy, phần nào làm cho hoạt động nhập khẩu thêm phức tạp về thủ tục, đồng thời làm tăng chi phí quản lý hay làm giảm hiệu quả kinh doanh. Trong các hợp đồng nhập khẩu, hình thức thanh toán chủ yếu là dùng đồng đôla Mỹ. Nừu có sự biến động lớn về đồng đôla sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của công ty. *trên đây, là một số những khó khăn và thuận lợi của công ty trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu. Chúng có tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu nói riêng của công ty. Công ty cần dựa vào những thuận lợi đó để phát huy thế mạnh của mình, đồng thời vạch ra những giải pháp mang tính chiến lược nhằm giải quyết, khắc phục những khó khăn đó, góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác nhập khẩu để nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Chương III : Những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu hàng hoá của công ty MATECO. Phương hướng phát triển kinh tế đối ngoại đến năm 2002 của Việt Nam là tiếp tục mở rộng hoạt động ngoại thương theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá, tích cực hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên, khi chấp nhận hội nhập vào kinh tế khu vực và kinh tế thế giới là chấp nhận xu hướng hợp tác trong cạnh tranh gay gắt. Đây vừa là thách thức đòi hỏi cac cơ quan quản lý cũng như các doanh nghiệp phải có định hướng phát triển thị trường xuất nhập khẩu và các biện phát trong việc hoàn thiện các chính sách ngoại thương nhằm thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu thao hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trước hoàn cảnh đó, định hướng cho hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam trong thời gian tới là : Chú trọng đáp ứng nu cầu đổi mới kỹ thuật công nghệ sản xuất trong nước và nguyên vật liệu phục vụ sản xuất để tạo công ăn viêcj làm và thu nhập cao cho người lao động, nhất là lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu. Hạn chế và giảm đần tỷ trọng nhập hàng tiêu dùng, đặc biệt là những mặt hàng mà nên sản xuất trong nước đã đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng, cố gắng thay thế tối đa hàng nhập khẩu. Bảo hộ sản xuất có điều kiện, không bảo hộ tràn lan nhằm hỗ trợ cho các nghành sản xuất phát triển nhưng khồn làm cho người sản xuất ỷ lại vào chính sách bảo hộ mậu dịch dẫn tơi thói quen cẩu thả và lãng phí. Là một doanh nghiệp có chức năng xuất nhập khẩu trực tiếp, để có thể đứng vững và phát triển trong những năm tiếp theo, công ty MATECO cũng không thể nằm ngoài những định hướng trên về hoạt động nhập khẩu của đất nước. Thực tế đòi hỏi công ty cần có sự tiếp tục đổi mới hoạt động nhập khẩu của mình cho phù hợp với cơ chế thị trường và các chế độ chính sách do nhà nước ban hành phù hợp với xu hướng biến động của thị trường trong và ngoài nước. Tất cả không ngoài mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty trong thời gian tới, góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước trong giai đoạn mới. I. Phương hướng nhập khẩu của công ty trong thời gian tới. Trước những khó khăn đang tồn tại trong hoạt động nhập khẩu của công ty trong thời gian vừa qua, công ty đã đề ra nhiệm vụ phát triển trong thời gian tới và nhiệm vụ kế hoạch nhập khẩu cụ thể năm 2002 như sau. Biểu số 07 : Nhiệm vị kế hoạch nhập khẩu năm 2002 Các chỉ tiêu Đơn vị tính Giá trị 1.Tổng kim nghạch nhập khẩu -Nhập khẩu trực tiếp. -Nhập khẩu uỷ thác. Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: -Săm lốp ôtô. -Vật liệu điện. -Ăc quy. -Máy móc thiết bị. -Mặt hàng khác. 2.Lợi nhuận. 3.Nộp ngân sách. Triệu USD Triệu USD Triệu USD Nghìn USD Nghìn USD Nghìn USD Nghìn USD Nghìn USD Nghìn USD Tỷ đồng Tỷ đồng 10 4,5 5,5 5500 700 1000 800 2000 6,5 22 Trên cơ sơ thực hiện kế hoạch năm 2001, kế hoạch phấn đấu thực hiện năm 2002 như sau: Tổng kim nghạch nhập khẩu :10 triệu USD. Lợi nhuận nhập khẩu : 6,5 tỷ đồng. Mức nộp ngân sách : 22 tỷ đồng. Căn cứ vào bảng chỉ tiêu kế hoạch năm 2002 ta thấy kế hoạch đặt ra không cao nhưng việc xây dựng các kê hoạch này lại phải dựa vào tình hình thực tế của công ty. Để thực hiện tốt nhiệm vụ kế hoạch đã đạ ra, dưới sự chỉ đạo của ban lãnh đạo công ty, các phòng nghiệp vụ phải gấp rút xây dựng các phương án kinh doanh trên cơ sở tìm hiểu khai thác nguồn hàng, thị trường và vốn để tìm ra những biện pháp tối ưu cho những phương án kinh doanh của mình. Trước mắt trong năm 2002 này, những định hướng chính mà công ty phải thực hiện để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình đó là : -Sắp xếp ổn định tổ chức từng đơn vị, bố trí những cán bộ nhân viên có năng lực, có phẩm chất đạo đức để đảm nhiệm những vị trí, những công việc chủ chốt của đơn vị làm sao kinh doanh có lãi và lãi nhiều. -Nghiên cứu kỹ thị trường để xây dựng từng phương án kinh doanh có tính chất khả thi và chắc chắn có lợi nhuận. Vì công ty đang gặp khó khăn về vốn cho nên các đơn vị phải quan tâm đến các loại hình kinh doanh sử dụng ít vốn như cgú trọng mở các đại lý tiêu thụ, dịch vụ kinh doanh khác. -Vì thị trường khu vực có nhiều biến động nên các phương án kinh doanh phải tính toán chính xác giá mua, giá bấn từng thời điểm để tránh bị lỗ. -Đẩy mạnh công tác xuất khẩu một số mặt hàng chính của công ty như : quần áo, cao su, dầu dừa..Mục tiêu trước mắt là đẩy mạnh xuất khẩu nhằm tăng thu ngoại tệ, tạ điều kiện vững chắc hơn cho hoạt động nhập khẩu. II- Những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu hàng hoá của công ty MATECO 1. Gíải pháp về phía công ty MATECO 1.1- Giải pháp đối với thị trường nhập khẩu 1.1.1- Thông tin về đối tác và thị trường Thông tin có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Có thể nói nhờ có thông tin mới có thể tiến hành hoạt động kinh doanh được. Do vậy trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu thông tin càng vô cùng quan trọng bởi đặc điểm riêng của loại hình này. Hiện tượng các doanh nghiệp Việt Nam đơn phương độc mã tham gia vào thị trường nước ngoài thất bại cũng chủ yếu là do thiếu thông tin hoặc thông tin không kịp thời. Trên thương trường, ai không nhận thức và vận dụng không đúng các quy luật của nó thì thất bại là điều tất yếu. Để tiếp cận và hoà nhập với thị trường quốc tế thì công tác thông tin về thị trường, về đối tác phải thực hiện hoàn chỉnh thì mới đảm bảo cho hoạt động kinh doanh thuận lợi, tận dụng được cơ hội, tránh rủi ro. Do mỗi nước có đặc điểm riêng nên phải thu thập những thông tin cần thiết về thị trường. Công tác điều tra nghiên cứu thị trường nhập khẩu cần bao gồm những nội dung chủ yếu sau: +Điều tra nghiên cứu hàng hoá nhập khẩu của thị trường đó. Trên cùng một thị trường hàng hoá ở nước ngoài có tiêu thụ hàng hoá cùng loại của các nước. Trong số hàng hoá cùng lợi này, thường là hàng hoá của một số nước chiếm phần nhiều thị trường, một số hàng hoá chiếm phần ít thị trường. Điều này có quan hệ mật thiết đến chất lượng, quy cách, chủng loại của hàng hoá có thích ứng với thị trường hay không. Công ty cần làm rõ tình hình tiêu thụ của thị trường các hàng hoá có chủng loại khác nhau này, đặc biệt cần nghiên cứu đặc điểm của các loại hàng bán chạy trên thị trường nhằm chủ động tích cực thích ứng với nhu cầu của thị trường. +Điều tra quan hệ cung cầu của thị trường. Quan hệ cung cầu trên thị trường của hàng hoá quốc tế thường thay đổi. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ này như : Chu kỳ sản xuất, chu kỳ tiêu thụ, tập quán tiêu dùng. Cần phải căn cứ vào quy luật biwsn động cung cầu của thị trường. Đồng thời, tìm hiểu nhu cầu thực tế nhập khẩu của nước mình để có kế hoạch nhập khẩu hợp lý. +Điều tra nghiên cứu giá cả thị trường hàng hoá quốc tế: Xu hướng biến động giá cả của các loại hàng trên thị trường thế giới rất phức tạp. Có lúc tăng, lúc giảm, cá biệt có trường hợp ổn định nhưng nói chung xu hớng đó có tính chất tạm thời. Để có thể dự đoán được biến động của giá cả theo từng loại hàng hoá trên thị trường thế giới phải dựa vào kết qủa nghiên cứu và dự đoán tình hình thị trường từng loại hàng hoá, đồng thưòi đánh giá chính xác các nhân tố tác động đến xu hướng biến động giá cả. Nói chung, trong công tác nghiên cứu thị trường công ty cần có những cán bộ chuyên sâu, có khả năng phân tích và đưa ra những nhận định chính xác trên cơ sở lập kế hoạch về nhu cầu nhập. Phải dự đoán được xu thế biến động của tỷ giá hối đoá, tỷ lệ lạm phát và tác động của nó đến giá cả hàng hoá nhập khẩu. Công ty cần chú ý đến những vấn đề sau đây khi nghiên cứu thị trường. Phân loại thị trường nhằm biết về quy luật hoạt động của thị trường trên các mặt: loại sản phẩm họ có, yêu cầu đặt ra đối với sản phẩm về chất lựơng, bao gói, mẫu mã...dung lượng thị trường, điều kiện chính trị, thương mại, tập quán buôn bán, hệ thống pháp luật..Mục tiêu của việ phân loại là để nắm bắt thị trường và có kế hoạch cụ thể về loại hàng hoá mà công ty nhập về. Việc nghiên cứu tình hình thị trường sẽ giúp cho công ty lựa chọn được thị trường nhập khẩu, lựa chọn phương thức mua bán và điều kiện giao dịch thích hợp. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, kết quả kinh doanh còn phụ thuộc vào đối tác kinh doanh với mình. Trong cùng điều kiện như nhau việc giao dịch với bạn hàng cụ thể này thì thành công, với đối tác khác thì bất lợi. Vì vậy, công ty cần nghiên cứu những vấn đề sau về đối tác : +Tình hình sản xuất kinh doanh của họ để từ đó có thể thấy được khả năng đáp ứng nguồn hàng lâu dài và thường xuyên. +Khả năng về vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật. +Thái độ và quan điểm kinh doanh. +Uy tsin của đối tác trong kinh doanh. 1.1.2- Lựa chọn thị trường và đối tác Sau khi nghiên cứu thị trường và thu thaajp thông tin, công ty sẽ tiến hành lựa chọn thị trường và bạn hàng để nhập khẩu. Thông thường công ty chọn cho mình thị trường và bạn hàng truyền thống quen thuộc vì có những ưu đãi về giá, phương thức thanh toán, chất lượng hàng hoá bảo đảm, dịch vụ bảo hành đầy đủ, đồng thời cũng nên quan hệ kinh doanh với các thị trường và các hãng khác nhằm tạo ra khả năng lựa chọn dễ dàng khi mối quan hệ với bạn hàng truyền thống bị vướng mắc. 1.2- Thông tin quảng cáo về công ty Hiện nay, sức ép cạnh tranh giữa các công ty, các hãng ngày càng lớn. Công ty nào có biện pháp đưa được những thông tin về mình cho khách hàng càng nhiều thí càng có ưu thế cạnh tranh trong kinh doanh. Vởy có thể nói rằng thông tin quảng cáo là một hoạt động bắt buộc và có vai trò ngày càng lớn trong hoạt động kinh doanh của mỗi công ty. Thông qua hoạt động quảng cáo công ty sẽ tạo điều kiện cho khách hàng biết đến mình nhiều hơn và sẽ tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh, nhưng lại có một yếu điểmlớn mà không phải doanh nghiệp nào cũng chấp nhận được đó là chi phí cho quảng cáo quá lớn, chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong chi phí hoạt động kinh doanh. Đối với công ty MATECO do vốn còn hạn hẹp nên hoạt động quảng cáo không thường xuyên và không sử dụng phương tiện thông tin đại chúng như ti vi, đài phát thanh.. mà chỉ sử dụng qua áp phích hay qua chính các nhân viên trong công ty. Đó là việc công ty làm cho mỗi cán bộ nhân viên của mình trở thành một kênh quảng cáo về mọi hoạt động của công ty thông qua chế độ ưu đãi như trích % tiền thưởng cho người có công thiết lập mối quan hệ bạn hàng trong kinh doanh nhập khẩu. Việc áp dụng biện pháp này có 2 tác dụng : vừa tạo điều kiện tham gia và khuyến khích tinh thần làm việc có trách nhiệm hơn đối với công việc của nhân viên, vừa giảm được chi phí mà vẫn đưa được thông tin đến khách hàng có hiệu quả. 1.3- Đổi mới cơ cấu mặt hàng nhập khẩu Trong điều kiện hiện nay, chế độ chính sách đối với hoạt động nhập khẩu của nhà nước ta có nhiều thay đổi. Chẳng hạn, việc nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng bị hạn chế đi nhiều do sản xuất trong nước ngày càng phát triển và gần như có thể thay thế hàng nhập ngoại. Trong khi đó yêu cầu của công nghiệp hoá, hiền đại hoá đất nước lại đòi hỏi phải nhập khẩu những vật tư máy móc thiết bị cần thiết có chất lượng cao, kỹ thuật tiên tiến mà trong nước cung cấp còn hạn chế. Vì vậy công ty cần luon chú trọng vào việc thay đổi cơ cấu mặt hàng nhập khẩu nếu không hàng nhập về sẽ khó tiêu thụ hoặc không tiêu thụ được. Như vậy, công ty khó có thể duy trì được sự tồn tại của mình trên thị trường. Xu hướng ở công ty hiện nay nên tăng cường nhập các thiết bị máy nông nghiệp là khá phù hợp với tình hình đất nước hiện nay. Tuy nhiên, việc thay đổi cơ cấu mặt hàng nhập khẩu còn phụ thuộc vào phần nào nguồn hàng nhập khẩu từ các thị trường khác nhau. Mặt khác định hướng thay đổi cơ cấu hàng nhập khẩu của công ty còn phụ thuộc vào xu hướng biến động của thị trường trong nước. Công việc này đòi hỏi tính thời cơ và sự đồng ý của các cơ quan hữu trách, nhưng cũng cần phải chú trọng đến một số vấn đề sau khi thay đổi cơ cấu hoặc bổ sung mặt hàng mới: +Các đặc tính của chủng loại hàng hoá đó. +Chính sách của nhà nước hiện tại và tương lai đối với mặt hàng đó. +Những doanh nghiệp nào đã và đang kinh doanh mặt hàng này với số lượng bao nhiêu. +Số bạn hàng sẵn sàng mua mặt hàng đó. Có thể nói, việc bổ sung và hoàn thiện cơ cấu mặt hàng nhập khẩu cũng là một giải pháp quan trọng nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu hàng hoá ở công ty MATECO. 1.4- Đa dạng hoá hình thức nhập khẩu. Việc đa dạng hoá hình thức nhập khẩu có ảnh hưởng nhất định đổi với hoạt động nhập khẩu của công ty. Mỗi hình thức đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng của nó. Công ty nên từng trường hợp và tiềm lức của mình mà lựa chọn áp dụng hình thức có hiệu quả nhất. Trong những năm qua công ty MATECO đã áp dụng hai hình thức chủ yếu là : nhập khẩu tự doanh và nhập khẩu uỷ thác. Việc đa dạng hoá hình thức nhập khẩu đối với công ty lúc này là một giải pháp cần thiết và hữu hiệu nhằm thúc đẩy hoạt động nhập khẩu đạt hiệu quả cao hơn. Nó sẽ phát huy được nhân tố mới, khai thác được hết các thế mạnh của các doanh nghiệp trong và ngoài công ty MATECO nên thẻ nghiệm để áp dụng các hình thức nhập khẩu khác, chẳng hạn như hình thức nhập khẩu hàng đổi hàng. Hoạt động này rất phù hợp với công ty MATECO vì công ty có một số hàng xuất khẩu như : cao su, dầu dừa, quần áo may mặc..Hình thức nhập khẩu này gắn liền với hoạt động xuất khẩu, thanh toán không dùng tiền mà dùng hàng hoá. Mục đích của hình thức nhập khẩu này là không những nhập khẩu được hàng hoá vật tư phục vụ cho yêu cầu hoạt động kinh doanh mà còn để tiêu thụ được hàng hoá mà công ty xuất khẩu, đỡ phải vay vốn ngoại tệ. Dùng hình thức này sẽ tạo cho công ty giá trị kim nghạch xuất khẩu gia tăng, lợi nhuận được cải thiện. Hơn nữa tạo ra mối quan hệ lien đới giữa các doanh nghiệp trong nước với công ty trong việc khai thác nguồn hàng xuất khẩu. Việc tìm được bạn hàng có quan hệ đối lưu không phải là dễ dàng nhưng không phải là MATECO không làm được. Vấn đề là ở chỗ phải tích cực tìm kiếm để mở rộng quan hệ với bạn hàng, nhằm nâng cao hơn nữa trình độ nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên trực tiếp tham gia hoạt động nhập khẩu để có thể tiến hành được hoạt động giao dịch phức tạp này. 1.5- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay Vốn là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào. trong một doanh nghiệp thường có các loại vốn vay có tác dụng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của công ty. Giải pháp tháo gỡ về vốn hiện nay là giải pháp trọng tâm mang tích quyết định đối với công ty. Trước mắt trong bối cảnh hiện nay nguồn vốn của công ty đã rất hạn hẹp, lại còn phải giải quyết vấn đề công nợ và giải toả thuế xuất nhập khẩu từ những năm trước, nên hiện nay khó có thể thực hiện được những hợp đồng nhập khẩu có giá trị lớn. Như vậy, rõ ràng là đã bỏ mất cơ hội làm ăn. Trên thực tế công ty vẫn đang thực hiện một số hợp đồng nhập khẩu và tăng cường hơn nữa hoạt động kinh doanh nội điạ để duy trì sự tồn tại và phát triển của công ty, trong khi hoạt động xuất nhập khẩu mới là hoạt động chủ yếu của công ty. Vốn đang là vấn đề công ty thực sự quan tâm để giải quyết những vướng mắc đang còn tồn đọnh trong hoạt động nhập khẩu. Công ty có thể huy động vốn từ các nguồn sau : -Kêu gọi toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty cùng góp vốn, công ty sẽ trả lãi suất, tất cả vì lợi ích chung của công ty mà vẫn coa lãi. -Vay vốn từ các ngân hàng : Trong quan hệ với các ngân hàng công ty cần phải tạo niềm tin và chữ tín với họ thì mới có thể tăng mức tín dụng hàng năm, nhằm đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh. -Tạo những mối quan hệ tốt với các đối tác xuất khẩu để lấy uy tín, từ đó bằng uytín của mình có thể thoả thuận được trong việc thanh toán chậm. Như vậy công ty sẽ tận dụng vốn kinh doanh, nếu tiêu thụ sớm đạt kết quả thu hồi sẽ đỡ phải đi vay ngân hàng, giảm bớt chi phí ngân hàng. Hiệu quả sử dụng đồng vốn vay của công ty còn quá yếu. Vì thế, các biện pháp kiện toàn công tác tài chính đối với công ty là hết sức cần thiết. Trước hết, công ty cần có sự quản lý chặt chẽ việc sử dụng vốn của các đơn vị kinh doanh. Trách nhiệm này thuộc về ban lãnh đạo công ty, không nên tuỳ tiện giao vốn cho cán bộ kinh doanh mà không biết họ sử dụng đồng vốn như thế nào, có đảm bảo đem lại lợi nhuận cho công ty hay không. Cần ban hành quy định về quản lý tiền vốn, quy chế về hoạt động tài chính và hoạt động kinh doanh, triệt để thực hành tiết kiệm chi dùng, tiết kiệm chi phí. Theo dõi chặt chẽ công nợ của công ty – có kế hoạch thu chi tiền mặt và các hình thức thanh toán một cách rõ ràng hợp lý. Kiểm tra hướng đẫn sát sao các đơn vị, các phòng ban trong việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch sử dụng các loại vốn, vốn vay, vốn cố định.. Tổ chắc nghiêm túc việc quyết toán theo quý, sáu tháng, một năm đúng tiến độ, hạch toán lỗ lãi cho từng đơn vị, phòng ban giúp giám đốc nắm chắc nguồn vốn và lời lãi. Trang bị đào tạo thêm cho đội ngũ nhân viên kế toán sử dụng thành thạo máy vi tính, phục vụ tốt nhất cho công tác quản lý tài chính. Là một doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp khi có nguồn vốn mạnh thì sẽ đẩy mạnh được hoạt động nhập khẩu, công ty cần có chiến lược hoàn thiện hơn nữa công tác tài chính, tranh thủ huy động và có các biện pháp nhằm sử dụng có hiệu quả nhất đồng vốn vay để đưa công ty phát triển hơn nữa chứ không phải chỉ để phục vụ cho việc duy trì hoạt động như tình hình hiện nay của công ty. 1.6- Hoàn thiện nghiệp vụ nhập khẩu: Do vai trò của nhập khẩu rất quan trọng với nền kinh tế nên khi tiến hành hoạt động này những người làm công tác đó luôn phải chú trọng hoàn thiện trình độ và nghiệp vụ của mình. Thêm vào đó là chủ trương chính sách nhà nước về ngoại thương luôn có những thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế nên cần phải nắm bắt kịp thời những thay đổi này. Nhập khẩu là hoạt động mua của công ty với đối tác nước ngoài nên hoạt động giao dịch đàm phán lký kết hợp đồng được quan tâm đúng mức. Những cuộc thương lượng là phương pháp đảm bảo giá cả cạnh tranh. Thông thường trong thực tiễn đều có sự giảm giá tuỳ thuộc vào tài thương lượng, khối lượng mua, vì vậy người giao dịch đàm phán phải nắm chắc được các tình huống có lợi cho công ty mình. Trong quá trìnhđàm phán sách lược chung là giấu kín bối cảnh của mình, thăm dò bối cảnh của đối phương. Tuy nhiên sách lược cơ bản vẫn phải có những ý chủ dạo sau. Tạo ra sự cạnh tranh : Cần cho đối phương biết rằng họ không phải là bạn hàng duy nhất. Từng bước tiến tới : Chia nhỏ mục tiêu của mình, năm được tâm lý của đối phương, từng bước thực hiện mục tiêu đã được chia nhỏ cho đến khi đạt được toàn bộ mục đích của mình. Tránh thoả thuận nhanh chóng : Việc thoả thuận quá nhanh sớm sẽ không có đủ thời gian để nắm bắt toàn bộ vvấn đề. Tuy nhiên trong trường hợp nhận thấy đối phương chưa có sự chuẩn bị thì thoả thuận nhanh chóng có thẻ mang lại thành công. Nhận và kiểm tra hàng : Việc tiếp nhận hàng hoá nhập khẩu là một khâu quan trọng trong công tác nắm bắt hàng. Khi nhận được các chứng từ nhận hàng việc kiểm tra chi tiết cần đối chiếu với yêu cầu của chứng từ mau hàng. Kiểm tra về chủng loại, chất lượng và số lượng. Khi dỡ hàng các cán bộ tiếp nhận cần quản lý chặt chẽ để hạn chế mất mát. Thanh toán : Sau khi nhận hàng trong thời gian thanh toán cho phép cần kiểm tra vật tư hàng hoá đã nhận có thiếu sót, mất mát gì không để kịp thời khiếu nại. Cần xem xét đầy đủ mọi giấy tờ của bộ chứng từ thanh toán mà bên xuất khẩu gửi tới, nếu thấy phù hợp mới chấp nhận trả tiền. Trên thực tế do thiếu kinh nghiệm trong hoạt động xuất nhập khẩu nên các doanh nghiệp Việt Nam thường chỉ áp dụng một vài phương thức thực hiện hợp đồng quen thuộc, rất ít sử dụng các phương thức khác dẫn đến hiệu quả kinh doanh không cao. Chẳng hạn, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay thường sử dụng phương thức thanh toán L/C, mua CIF, bán FOB..Họ thường lý luật rằng các phương thức này phù hợp với điều kiện của chúng ta, thuận tiện, ít rủi ro.. Như vậy, đối với các điều kiện giao hàng, công ty nên chỉ áp dụng mua CIF ( đường biển ) hay CIP ( đường bộ ). Trong các trường hợp các hợp đồng nhập khẩu từ những nước gần Việt Nam về vị trí địa lý như Trung Quốc, Đài Loan, Singapo..công ty có thể nên mua FOB, tự thuê phương tiện vận tải, mua bảo hiểm của Việt Nam. Khi đó sẽ có thể giảm được chi phí dẫn đến giảm giá hàng nhập khẩu, lợi nhuận sẽ cao hơn. Khi sử dụng phương tiện phương thức tín dụng chứng từ để nhập khẩu hàng hoá, công ty cần lưu ý một số vấn đề sau : +Không nên mở L/C tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam mà lại do một ngân hàng nước ngoài xác nhận. Bởi vì, mở loại L/C này người mua thường phải chịu thủ tục phí xác nhận và cũng là thừa nhận sự không tin cậy của người bán hàng với ngân hàng của ta, trừ một số trường hợp đặc biệt. Hạn chế dùng loại L/C chuyển nhượng vì phải đề phòng người bán là một tay trung gian không có hàng chuyển nhượng L/C đó cho một bên khách hàng không đáng tin cậy thì hợp đồng sẽ không được đảm bảo thi hành tốt, gây phiền toái sau này. Khi bên bán giục mở L/C, không nên mở L/C quá sớm ta sẽ bị đọng vốn, mở L/C quá muộn sẽ gây khó khăn cho việc giao hàng của bên đối tác, do đó ảnh hưởng đến việc nhập hàng của ta. Vì vậy công ty nên xác định thời điểm mở L/C hợp lý sao cho đạt hiệu quả tối ưu nhất. Một số lưu ý trên phần nào giúp công ty hạn chế bớt các chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện họp đồng.. 1.7- Nâng cao trình độ làm việc của đội ngũ cán bộ. Đổi mới tổ chức cán bộ kinh doanh. Có thể nói, đây là một công việc hết sức cần thiết và cấp bách trong thời gian tới của công ty. Tuy nhiên, nó cũng phải được duy trì thực hiện thường xuyên và liên tục. Bởi vì con người luôn là yếu tố quyết định sự thành bại ở bất kỳ một tổ chức kinh tế xã hội nào. Xuất nhập khẩu là một hoạt động kinh tế hết sức phức tạp. Nó đòi hỏi cán bộ kinh doanh phải có trình độ cao và khả năng thích ứng với sự biến động của thị trường. Nói cách khác, một đội ngũ cán bộ kinh doanh mạnh phải là một đội ngũ cán bộ có đầy đủ năng lực để tìm hiểu một cách rõ ràng, chính xác và kịp thời nhu cầu của thị trường quốc tế, quy mô của nhu cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu đó của nền sản xuất trong nước. Đồng thời họ phải nắm bắt được chính xã mọi thông tin về sự thay đổi giá cả của thị trường cũng như nguyeen nhân gây nên sự thay đổi đó. Để có một đội ngũ cán bộ kinh doanh như vậy mỗi cán bộ kinh doanh và nhân viên trước hết phải là những người giói chuyen môn nghiệp vụ ở vị trí hoạt động của mình, đông thời phải giỏi ngoại ngữ. Luôn rèn luyện thói quen theo dõi ghi nhận, nghiên cứu và phân tích các thông tin có liên quan dến sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, thị trường mục tiêu, giá cả trên thị trường thế giới, đồng thời phải nắm được kỹ năng sử dụng một số phương tiện phân tích thông tin và truyền tin hiện đại như máy tính, fax..để nâng cao khả năng phân tích thông tin chính xác kịp thời và nhanh chóng. Thực tế hiện nay, đội ngũ cán bộ nhân viên trực tiếp tham gia vào hoạt động nhập khẩu của công ty có nhiều người được chuyển từ các bộ phận công tác khác sang. Những người có trình độ ngoại ngữ khá hơn thì thiếu kinh nghiệm thực tế. Do đó, công ty cần có những biện pháp nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ này, đặc biệt là đội ngũ chuyên sâu trong công tác nghiên cứu thị trường. Công ty nên cho cán bộ kinh doanh tham gia thên các lớp học ngắn hạn để nâng cao thêm về chuyên môn nghiệp vụ, tìm hiểu thêm các vấn đề mới như đầu tư nước ngoài, thị trường chứng khoán.. Trong công ty hiện nay còn tồn tại một số phòng, trạm kinh doanh hoạt động kém hiệu quả. Vì vậy việc tinh giảm bớt các đầu mối kinh doanh cũng như cá nhân kinh doanh kém là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Trên cơ sở nhận thức đó, cần bố trí mô hình tổ chức kinh doanh hợp lý là lấy mục tiêu hiệu quả, lợi nhuận doanh nghiệp làm nền tảng. Cần có thái độ đúng trong việc bố trí sắp xếp nhân lực đảm bảo thực hiện đúng chế độ thực hiện của người lao động. Đồng thời lấy hiệu quả công tác làm tiêu chuẩn, tiêu thức. Đòi hỏi đặt ra với công ty hiện nay là cần sắp xếp bố trí những cán bộ lãnh đạo dưới quyền giám đốc, bao gồm những người có trình độ quản lý, có năng lực hoạt động kinh doanh, có chuyên môn cao, tạo điều kiện tốt nhất để họ phấn đấu trở thành những người tiêu biểu làm kinh doanh. 2. Những giải pháp liên quan đến quản lý vĩ mô. Mỗi quốc gia có những đặc trưng riêng trong quản lý hoạt động nhập khẩu của mình. Một số nước tập trung vào công cụ thuế, nước khác lại quản lý nhập khẩu thông qua ggiấp phép, hạn nghạch ngoại tệ.. Thông qua các công cụ trên nhằm mục đích là nhập khẩu phải phát triển kinh tế và ổn định đời sống nhân dân. Các nhà nhập khẩu phải hiểu được những chính sách quản lý nhập khẩu của nhà nước. 2.1- Thuế nhập khẩu : Hiện nay, thuế nhập khẩu là một nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước, là công cụ quan trọng dể bảo hộ sản xuất trong nước. Tuy nhiên chính sách xuất nhập khẩu hiện nay vẫn còn nhiều bất hợp lý trong việc đánh thuế nhập khẩu. Ví dụ, thuế nhập khẩu của các thiệt bị đồng bộ là 0%, biểu thuế suất như vậy là chưa hợp lý bởi nhiều thiết bị đồng bộ có công nghệ trung bình lẽ ra mức thuế nhập khẩu phải cao vì có nhiều bộ phận, chi tiết có thể sản xuất thay thế được, như vậy vùa khuyến khích sản xuất trong nước vừa tăng thu cho ngân sách. Để sửa điều bất hợp lý trên nhà nước nên có sự chọn lọc trong việc quy định thuế xuất khẩu một cách hợp lý. Có thể nói nhà nước cần chú ý hơn trong vấn đề thuế quan, nên có những chính sách ưu tiên về thuế, đầu tư, định hướng, phát triển được nhu cầu tiêu dùng của người dân cuxng như những yêu cầu mới của đất nước ở hiện tại và tưoưng lai. 2.2- Quản lý ngoại tệ Đối với những nước thiếu ngoại tệ nha nước ta thì thường áp dụng biện pháp kiểm soát ngoại tệ băngf cách điều tiết nhập khẩu một số loại sản phẩm thông qua phân phối ngoại tệ để nhập khẩu các hàng hoá đó. Biện pháp này kiểm soát được những cứng nhắc, hạn chế đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Khi tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải mua bán ngoại tệ. Nếu bán ngoại tệ cho các ngân hàng nhà nước thì các doanh nghiệp sẽ bị thiệt hại do tỷ giá mua vào của ngân hàng quy định thấp hơn tỷ giá ở thị trường tự do nhưng ngân hàng lại bán ra cao hơn nhiều. Vì vậy, nếu mua ngoại tệ của ngân hàng nhà nước đơn vị đó phải mua với giá cao hơn. Do đó doanh nghiệp xử lý bằng cách bán trực tiếp cho đơn vị nào có nhu cầu mà không thông qua ngân hàng trung gian làm cho việc quản lý của nhà nước gặp khó khăn. Ngoài ra, các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong năm 2000 lại tạo điều kiện cho hoạt động xuất lậu ngoại tệ ra nước ngoài để bán thu chênh lệch về tỷ giá dẫn đến khan hiếm ngoại tệ, tác động xấu đến hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp. Để khắc phục những khó khăn đó nhà nước đã điều chỉnh tỷ giá trao đổi trên thị trường liên ngân hàng bằng thị trường tự do. Biện pháp này phát huy khá tốt tác dụng nhưng có nhược điểm là đưa ra chậm và mang tích đối phó hơn là phòng trừ. Do vậy, hoạt động quản lý ngoại tệ của nhà nước phải linh hoạt, chủ động tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu. 2.3- Các chính sách văn bản cần hợp lý Sự không hợp lý của các chính sách văn bản hiện nay vẫn là các quy định quy chế không phù hợp với thực tế. Ví dụ : theo quy định của Tổng cục hải quan thời gian để giải quyết những thủ tục trong vòng 24 giờ nhưng thời gian nhận được kết quả thường là 3-4 ngày. Ngoài ra, còn nhiều quy định khác trong khâu thanh toán như Nhà nước hạn chế nhập khẩu trả chậm, nếu được phép trả chậm thì phải đặt cọc 80% giá trị hợp đồng tại ngân hàng. Việc thanh toán trong trường hợp này đối với các doanh nghiệp thiếu vốn là không hiệu quả. 2.4. Giải pháp cung cấp thông tin thị trường cho các doanh nghiệp Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn trong công việc tìm kiếm, lựa chọn thông tin về thị trường, về bạn hàng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong các nguồn thông tin được các doanh nghiệp đánh giá cao là nguồn thông tin có từ Lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài. Tiếp theo là việc tìm kiếm thông tin trên mạng Internet. Tuy nhiên, nguồn thông tin theo cách thứ nhất không phải ai cũng có và nhanh nhất, còn nguồn thông tin thứ hai thì chi phí bỏ ra lại quá cao, không phải doanh nghiệp nào cũng chấp nhận được mà phải tuỳ theo năng lực của mình. Các doanh nghiệp thường sử dụng biện pháp lấy thông tin từ các cuộc tổ chức triển lãm, qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài, tivi, báo..nhưng cách làm này không đem lại hiệu quả cao bởi nó chậm so với tình hình diễn ra đẫn đến khó dự đoán. Từ những khó khăn trên cho thấy nhà nước có thể khắc phục hỗ trợ các doanh nghiệp về thông tin thị trường theo cách một là tốt nhất. Còn nếu theo các cách khác thì cần phải nhanh chóng. Ví dụ như đối với các phương tiện thông tin đại chúng, giảm chi phí truy cập đối với Internet. Kết luận Ngày nay các quan hệ kinh tế quốc tế luôn có xu hướng mở rộng do đó hoạt động xuất nhập khẩu giữa các nước sẽ có thêm nhiều cơ hội phát triển lên một tầm cao mới. Tuy nhiên cùng với xu thế hội nhập là sự cạnh tranh gay gắt buộc các nhà xuất nhập khẩu phải vươn lên, đổi mới, am hiểu thị trường quốc tế và phải biết đánh giá các lợi thế của mình để tìm ra giải pháp hiệu quả nhất khi vươn ra thị trường thế giới. Những kết quả đạt được trong hoạt động nhập khẩu của công ty MATECO trong thời gian qua đã thể hiện được sự phấn đấu nỗ lực của công ty trong cơ chế thị trường. Để đạt được điều đó, bên cạnh những thuận lợi mà công ty đã có là những khó khăn khách quan và chủ quan đã phần nào làm trở ngại đến hoạt động kinh doanh của công ty. Với sự đổi mới và những định hướng trong chiến lược kinh doanh trong thưòi gian tới của ban lãng đạo công ty, hy vọng là kết quả hoạt động nhập khẩu của công ty sẽ đạt được khả quan hơn. Đề tài được xây đựng không chỉ đề cập đến những lý thuyết cơ bản của nghiệp vụ nhập khẩu mà còn quan tâm đến việc đẩy mạnh hoạt động này thông qua các biện pháp sát với thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty MATECO, đồng thời giúp cho các công ty xuất nhập khẩu ở Việt Nam có cơ sở để đưa ra những biện pháp phù hợp cho hoatj động xuất nhập khẩu ở công ty mình. Do thời gian và những kiến thức thực tế cũng như năng lực của tác giả có hạn, đề tài chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo cùng những người quan tâm đến vấn đề nhập khẩu để đề tại được hoàn thiện hơn. tài liệu tham khảo 1.Giáo trình kinh tế học quốc tế - Trường Đại học kinh tế Quốc dân 2. Tổ chức nghiệp vụ xuất nhập khẩu - Trường Đại học kinh tế Quốc dân 3. Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương - NXB Giáo dục Trường Đại học ngoại thương 1996. 4. Nghiệp vụ mua bán Quốc tế - NXB Thanh niên 1997. 5. Hướng dẫn thực hành kinh doanh xuất nhập khẩu tại Việt Nam - NXB Thống kê 1999. 6.Hướng phát triển thị trường xuất nhập khẩu 1998 - 2002. 7. Tạp chí nghiên cứu đông nam á số 2/2001 số 5/2001 Tài liệu tham khảo 1.Giáo trình kinh tế học quóc tế-Trường đại học KTQD. 2.Tổ chức nghiệp vụ xuất nhập khẩu- Trường đại học KTQD. 3.Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương.NXBGD Trường đại học Ngoại Thương 1996. 4.Nghiệp vụ mua bán quốc tế-NXB thanh niên 1997. 5.Hướng dẫn thực hàng kinh doanh xuất nhập khẩu tại Việt Nam-NXB Thống kê 1999. 6.Hướng phát triển thị trường xuất nhập khẩu 1998-2002. 7.Tạp chí nghiên cứu Đông Nam A: Số 2 - 2001. Số 5 - 2001. Mục lục I-Tổng quan về công ty MATECO 1-Quá trình thành lập và phát triển công ty. 2-Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty. 3-Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động. 4-Kết quả sản xuất kinh doanh. II-Thực trạng hoạt động nhập khẩu hàng hoá ở công ty MATECO. 1-Đặc điểm tình hình các mặt hàng nhập khẩu của công ty trong thời gian qua. 2-Thị trường nhập khẩu của công ty. 3-Hình thức nhập khẩu của công ty. 4-Kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu. III-Đánh giá về hoạt động nhập khẩu hàng hoá của công ty MATECO. 1-Đánh giá trên một số mặt của hoạt động nhập khẩu. 2-Những thuận lợi và khó khăn. Chương III: Những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu hàng hoá ở công ty MATECO. I-Phương hướng nhập khẩu của công ty trong thời gian tới. II-Những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu. 1-Biện pháp về phía công ty. 2-Biện pháp liên quan đến quản lý vi mô. Kết luận.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0400.doc
Tài liệu liên quan