Đề tài Một số biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn cố định tại Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Vinaconex

Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2003 Công ty đầu tư cho hoạt động tài chính tăng nhiều lần so với năm 2002. Cụ thể là 997,577 Trđ năm 2002 và 3.514,465 Trđ năm 2003. Điều này làm cho tổng lợi nhuận của Công ty giảm đáng kể. Như vậy với các chỉ tiêu tài chính cơ bản trên cho thấy Công tycổ phần bê tông và xây dựng vinaconex đã đạt được những thành tựu đáng kể trong hoạt động sản xuất kinh doanh gần đây. Với những kết quả đạt được trong kinh doanh, Công ty đã thực hiện nộp thuế lợi tức cho Nhà nước trong các năm là: 769,715 năm 2003 và 339,485 Trđ vào năm 2003. Như vậy có thể nói mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh có không ít khó khăn nhưng để ổn định và nâng cao mức sống của CBCNV trong Công ty, đồng thời làm tăng nhanh mức đóng góp cho ngân sách nhà nước trong thời gian qua Công ty đã phấn đấu để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

doc55 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1060 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn cố định tại Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Vinaconex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ờ thanh lý 809.272.000 682.769.000 992.501.666 400.936.975 2.885.506.641 Tính đến 0h Ngày 01/01/2003 Đơn vị: đồng tình trạng kĩ thuật TSCĐ của Công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex năm 2003 Đơn vị tính: đồng. Loại TSCĐ Nguyên giá Khấu hao luỹ kế Hệ số hao mòn Đầu năm Cuối năm Đầu năm Cuối năm Đầu năm Cuối năm Chênh lệch A (1) (2) (3) (4) (5)= (3)/(1) (6)= (4)/(2) (7)= (6)- (5) I.TSCĐ hữu hình 78.901.402.313 93.588.979.225 26.877.525.413 39.663.791.228 0,341 0,424 0,083 1.Nhà cửa 8.007.592.096 8.007.592.096 2.188.327.126 2.346.083.310 0,273 0,293 0,020 2.Phương tiện vận tải 8.442.750.949 10.308.259.751 4.358.446.423 5.629.058.586 0,516 0,546 0,030 3.MMTB sản xuất 60.283.930.864 72.670.377.064 19.687.260.015 29.954.212.803 0,327 0,412 0,085 4.MMTB quản lý 2.167.128.431 2.602.750.341 1.243.491.849 1.734.436.529 0,574 0,666 0,092 II.TSCĐ vô hình - - - - - - - Tổng 78.901.402.313 93.588.979.225 26.877.525.413 39.663.791.228 0,341 0,424 0,083 (Nguồn: Phòng TCKT- Côngty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex). 1.3. Khấu hao tài sản cố định ở Công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex Khấu hao tài sản cố định là một yếu tố có liên quan đến hiệu quả sử dụng Vốn cố định. Việc trích đúng và đủ mức khấu hao theo quy định về công tác khấu hao sẽ góp phần phản ánh đúng thực chất hiệu quả sử dụng Vốn cố định. Như chúng ta đã biết, trong quả trình quản lý và sử dụng tài sản cố định, tài sản cố định luôn bị hao mòn dưới hai hình thức đó là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Giá trị hao mòn được dịch chuyển vào giá trị sản phẩm qua hình thức khấu hao. Sau khi sản phẩm được tiêu thụ, số tiền khấu hao được trích lại được tích luỹ thành quỹ khấu hao tài sản cố định. Quỹ khấu hao được dùng để tái sản xuất giản đơn tài sản cố định (còn gọi là quỹ khấu hao cơ bản). Song trên thực tế, trong điều kiện tiến bộ của khoa học kỹ thuật, quỹ khấu hao cơ bản vẫn có khả năng tái sản xuất mở rộng tài sản cố định. Khả năng này có thể thực hiện được bằng cách Công ty sử dụng linh hoạt quỹ khấu hao được tích luỹ hàng năm như nguồn tài chính bổ sung cho các mục đích đầu tư phục vụ sản xuất kinh doanh và thu hồi doanh lợi (trên nguyên tắc hoàn quỹ), hoặc nhờ nguồn này đơn vị có thể đầu tư thay thế, đổi mới tài sản cố định ở những năm sau lớn hơn và hiện đại hơn những năm trước. Trên ý nghĩa đó, quỹ khấu hao được coi là nguồn tài chính quan trọng để tái sản xuất mở rộng tài sản cố định trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Do chức năng và tác dụng của mỗi loại tài sản cố định là khác nhau nên mỗi loại tài sản cố định được áp dụng một tỷ lệ khấu hao nhất định. Theo chế độ quy định tại Quyết định số 1062 năm 1999 của Bộ Tài chính thì những tài sản cố định, máy móc thiết bị đang được dùng tại Công ty được áp dụng trích khấu hao theo phươngs pháp khấu hao đường thẳng. Mức trích khấu hao trung bình năm cho tài sản cố định Công ty được trích như sau: Tỷ lệ trích khấu hao trung bình = Nguyên giá của TSCĐ Thời gian sử dụng Mức trích khấu hao TSCĐ tại Công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex Loại tài sản Thời hạn sử dụng Tỷ lệ khấu hao 1. Nhà cửa, vật kiến trúc 10 (năm) 10% 2. Máy móc thiết bị 6 (năm) 16,7% 3. Phương tiện vận tải 10 (năm) 10% 4. Thiệt bị văn phòng 4 (năm) 20% (*) Nguồn : Phòng tài chính- kế toán- Công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex Đánh giá tình hình thực hiện khấu hao của Công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex năm 2003 Đơn vị tính: Trđ Chỉ tiêu Nguyên giá Khấu hao Chênh lệch Nguyên giá Hao mòn Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % I.Đầu kì 89.901,402 89.901,402 26.877,525 26.877,525 - - - - 1.Vốn NS cấp 5.572,932 5.572,932 2.333,976 2.333,976 - - - - 2.Vốn TBS 10.456,342 10.456,342 5.520,145 5.520,145 - - - - 3.Vốn khác 26.625,215 26.625,215 11.439,876 11.439,876 - - - - 4.Vốn tín dụng 36.246,914 36.246,914 7.583,529 7.583,529 - - - - II.Tăng trong kì 15.082,094 18.200,000 13.154,634 14.875,138 -3.117,906 -17,13 -1.720,504 -11,57 1.Vốn NS cấp - 109,116 2.Vốn TBS 743,727 939,938 3.Vốn khác 5.548,188 5.724,676 4.Vốn tín dụng 8.790,179 6.380,903 III.Giảm trong kì 394,520 360,000 368,368 469,581 34,520 9,59 -101,213 -21,55 1.Vốn TBS 98,850 80,125 2.Vốn khác 295,667 288,242 IV.Dư cuối kì 93.588,979 108.101,042 39.663,791 41.283,082 -14.512,063 -13,42 -1.619,291 -3,92 1.Vốn NS cấp 5.572,932 2.443,902 2.Vốn TBS 11.101,218 6.379,957 3.Vốn khác 31.877,735 16.876,310 4.Vốn tín dụng 45.037,093 13.964,432 (Nguồn: Phòng TCKT- Công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex) Qua bảng trên ta thấy trong năm Công ty đã thực hiện kế hoạch trích khấu hao tài sản cố định tương đối phù hợp so với kế hoạch đã đề ra đầu năm. Về tăng trong kỳ nguyên giá giảm so với kế hoạch là 3.117,906 Trđ tương ứng 17,13% nên khấu hao giảm 1.720,504 Trđ tương ứng 11,57%. Về giảm trong kỳ nguyên giá tăng 469,581 Trđ tương ứng 9,59% nhưng khấu hao lại giảm 101,213 Trđ tương ứng 21,55%. Phần này nguyên giá tăng có thể do thanh lý, nhượng bán tài sản cố định tăng, điều này có thể do công tác quản lý tài sản cố định tốt hơn nên đã kịp thời thanh lý những tài sản đã giảm chất lượng phục vụ sản xuất, quản lý hoặc do công tác quản lý sử dụng tài sản cố định chưa có hiệu quả nên tài sản cố định chóng hư hỏng. Công ty cần có biện pháp tích cực tìm hiểu để quản lý tài sản cố định có hiệu quả hơn. Vì vậy dư cuối kỳ nguyên giá tài sản cố định giảm 14.512,063 Trđ tương ứng 13,42% so với kế hoạch nên khấu hao cũng giảm 1.619,291 Trđ tương ứng 3,92% so với kế hoạch. Chỉ tiêu này cho ta thấy tuy Công ty thực hiện trích khấu hao giảm so với kế hoạch nhưng tỷ lệ giảm rất nhỏ, không đáng kể. So với năm 2002 Công ty đã thực hiện trích khấu hao tốt hơn và sát với kế hoạch đề ra. Như vậy, với cách tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng với tỷ lệ khấu hao như hiện nay, Công ty sử dụng tài sản cố định trong một thời gian nhất định là có thể khấu hao hết chúng. Yêu cầu đặt ra là Công ty phải không ngừng bổ sung, đổi mới máy móc thiết bị, tài sản cố định. Điều này có tác dụng tích cực đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn cố định, hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty. Kế hoạch khấu hao trong năm 2004: Một số chỉ tiêu về kế hoạch khấu hao tài sản cố định của Công ty trong năm 2004 như sau: Dư đầu kỳ: 78.901,402 Trđ Giá trị bình quân tăng trong kỳ: 40.254,364 Trđ Giá trị bình quân giảm trong kỳ: 672,394 Trđ Giá trị TSCĐ phải trích khấu hao = (1) + (2)- (3) = 118.483,372 Trđ Tỷ lệ khấu hao bình quân: 11,726% Mức khấu hao năm KH = (4)x(5) = 13.893,360 Trđ Vậy Công ty cần phải có biện pháp quản lý sử dụng tài sản cố định có hiệu quả, đặc biệt phải thực hiện trích khấu hao tài sản cố định đúng như kế hoạch đã dự tính để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 1.4. Tình hình bảo toàn và phát triển Vốn cố định tại công ty. Bảo toàn và phát triển vốn cố định là yếu tố quan trọng đảm bảo cho các doanh nghiệp duy trì và phát triển vốn sản xuất kinh doanh. Hàng năm các doanh nghiệp Nhà nước sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công bố hệ số điều chỉnh giá trị tài sản cố định của từng ngành kinh tế, kỹ thuật sẽ tiến hành điều chỉnh, tăng giá trị tài sản cố định, thực hiện bảo toàn và phát triển Vốn cố định. Khấu hao là một biện pháp quản lý Vốn cố định nhằm thu hồi vốn đầu tư cơ bản vào TSCĐ để tái sản xuất. Nguyên lý này được thực hiện trong điều kiện sản xuất và tiêu thụ sản phẩm diễn ra bình thường, trôi trẩy trong một nền kinh tế ổn định, không có lạm phát và không có sự biến động giá cả. Nhưng trên thực tế những điều kiện như vậy rất hiếm có, nói chung các điều kiện đều nằm trong trạng thái “động”. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường thì các biến động của yếu tố kinh tế càng thể hiện mạnh mẽ hơn. Xu thế chung của sự biến động là sự mất giá của tiền tệ và sự tăng giá của hàng hoá trên thị trường. Điều này dẫn đến tình trạng là một lượng tiền của ngày hôm nay sẽ mua được nhiều hàng hoá hơn một lượng tiền như vậy vào thời gian sau. Trong điều kiện đó chúng ta luôn luôn cố định nguyên giá TSCĐ để tính khấu hao trong nhiều năm thì tất yếu rằng số tiền khấu hao thu được sẽ không đủ để mua sắm TSCĐ cùng loại khi tài sản hết thời gian sử dụng. Chính vì lý do như vậy mà trong công tác quản lý Vốn cố định người ta phải đặt ra vấn đề bảo toàn vốn. Bảo toàn vốn có nghĩa là trong quá trình vận động cho dù vốn cố định được biểu hiện dưới hình thái nào đi chăng nữa thì khi được một vòng tuần hoàn, vốn cố định vẫn được tái đầu tư cũng bằng quy mô cũ để có thể trang bị lại cho bằng hoặc hơn cũ ở thời điểm hiện tại. Để có thể bảo toàn Vốn cố định, thông thường người ta sử dụng các biện pháp như đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định, lựa chọn phương pháp khấu hao phù hợp, sửa chữa và xác định hiệu quả kinh tế của công tác sửa chữa lớn TSCĐ và nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn cố định trong doanh nghiệp. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác bảo toàn vốn sẽ có một ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp. Việc bảo toàn Vốn cố định không chỉ là cơ sở đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện quá trình tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng mà còn tạo ra cơ sở để các doanh nghiệp có thể so sánh thực sự đúng đắn giữa chi phí bỏ ra và kết quả do hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại, từ đó có thể xác định chính xác được hiệu quả sử dụng Vốn cố định của doanh nghiệp. Trong năm 2003, tính theo yêu cầu bảo toàn Vốn cố định thì lợi nhuận Công ty đạt được phản ánh đúng thực chất và hiệu quả sử dụng vốn cố định và lợi nhuận là 1.060,891 Trđ. Trong thời gian tới Công ty cần tiếp tục thực hiện tốt công tác bảo toàn và phát triển vốn. Phấn đấu phát triển Vốn cố định, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn cố định nói riêng. 2.Một số chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng Vốn cố định của Công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex Tài sản cố định thể hiện hình thái vật chất của Vốn cố định. Trên cơ sở kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm qua và các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sử dụng Vốn cố định đã được trình bày ở phần lý luận, ta đi phân tích hiệu quả sử dụng Vốn cố định tại Công ty. 2.1.Hiệu suất sử dụng tài sản cố định. Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Tổng doanh thu (hoặc DT thuần) Nguyên giá TSCĐ sử dụng bình quân năm + Tổng doanh thu năm 2002: 203.871,954 Trđ. + Tổng doanh thu năm 2003: 315.959,832 Trđ. Nguyên giá TSCĐ bq năm = NG TSCĐ đâù kì + NG TSCĐ cuối kì 2 Nguyên giá TSCĐ bq năm 2002 = 44.725,809 + 78.901,402 2 = 61.813,606 Trđ Nguyên giá TSCĐ bq năm 2003 = 78.901,402 + 93.588,979 2 = 86.245,191 Trđ Chỉ tiêu này phản ánh một đồng tài sản cố định bỏ vào sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng doanh thu (hoặc DT thuần). Sức sản xuất của tài sản cố định Công ty năm 2002 là 3,298 (đồng doanh thu/ đồng nguyên giá tài sản cố định), năm 2003 là 3,664 (đồng doanh thu/ đồng nguyên giá tài sản cố định), với mức tăng là 0,,366 so với năm 2002 tương ứng với tỉ lệ tăng 11,097%. Nếu như sức sản xuất của năm 2002 bằng sức sản xuất của năm 2003 thì để đạt được doanh thu của năm 2002 Công ty chỉ cần sử dụng: 203.871,954 = 55.641,909 Trđ nguyên giá TSCĐ 3,664 Như vậy so với năm 2002, năm 2003 công ty tiết kiệm sử dụng: 61.813,606 – 55.641,909 = 6.171,697 Trđ nguyên giá TSCĐ với sức sản xuất cao, nguyên nhân do công ty trong năm 2003 đã đầu tư thêm một số máy móc thiết bị chuyên dụng mới đã làm giảm bớt chi phí kinh doanh. + Mức tăng tổng doanh thu từ 203.871,954 Trđ năm 2002 lên 315.959,832 Trđ năm 2003 tương ứng với tỉ lệ tăng là 54,98%. + Mức tăng nguyên giá tài sản cố định sử dụng bình quân trong năm 2003 so với năm 2002 là 24.431,585 Trđ, tương ứng với tỉ lệ tăng là 39,52%. Như vậy sức sản xuất của TSCĐ năm 2003 cao hơn sức sản xuất của TSCĐ năm 2002. 2.2. Suất hao phí của TSCĐ. Đây chính là chỉ tiêu nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng theo nguyên giá TSCĐ, chỉ tiêu suất hao phí của TSCĐ cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thì công ty cần bỏ vào sản xuất bao nhiêu đồng nguyên giá tài sản cố định. Suất hao phí của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ sử dụng bình quân Tổng doanh thu (hoặc DT thuần) +Năm 2002 là: 0,303 (đồng nguyên giá/ đồng doanh thu) +Năm 2003 là: 0.273 (đồng nguyên giá/ đồng doanh thu) Với thực tế này suất hao phí của TSCĐ năm 2003 đã giảm so với năm 2002 là 0,030 (đồng nguyên giá/ đồng doanh thu), tương ứng với tỉ lệ giảm là 9,90%. Điều đó có nghĩa là với chỉ tiêu này công ty đã sử dụng TSCĐ trong năm 2003 có hiệu quả hơn so với năm 2002. 2.3.Tỷ suất lợi nhuận Vốn cố định. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCĐ trong kì có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế (hoặc LN sau thuế thu nhập). Tỷ suất lợi nhuận VCĐ = Lợi nhuận (hoặc LN thuần) VCĐ bình quân trong kì + Lợi nhuận trước thuế năm 2002: 3.078,858 Trđ. + Lợi nhuận trước thuế năm 2003: 1.060,891 Trđ. VCĐ sử dụng bình quân trong kì = VCĐ đầu kì + VCĐ cuối kì 2 Trong đó, số Vốn cố định ở đầu kì (hoặc cuối kì) được tính theo công thức: Số VCĐ đầu kì (hoặc cuối kì) = NG TSCĐ đầu kì (hoặc cuối kì) - Khấu hao luỹ kế đầu kì (hoặc cuối kì) VCĐ sử dụng bình quân năm 2002 = 25.763,883 + 52.023,877 2 = 38.893,880 Trđ. VCĐ sử dụng bình quân năm 2003 = 53.023,877 + 53.925,188 2 = 53.474,533 Trđ. Tỷ suất lợi nhuận VCĐ năm 2002 là 0,079 (đồng lợi nhuận/ đồng VCĐ), của năm 2003 là 0,020 (đồng lợi nhuận/ đồng VCĐ), tức là tỷ suất lợi nhuận VCĐ năm 2003 giảm 0,059 (đồng lợi nhuận/ một đồng VCĐ), tương ứng với tỉ lệ giảm là 74,68%. Như vậy giá trị một đồng lợi nhuận tạo ra bởi một đồng VCĐ năm 2003 rất nhỏ so với năm 2002 là 0,020 (đồng lợi nhuận/ đồng VCĐ). Nguyên nhân chủ yếu do lợi nhuận trước thuế thu nhập mà Công ty đạt được năm 2003 giảm rất lớn so với năm 2002 và mức tăng VCĐ trong năm 2003 so với năm 2002. + Mức giảm của lợi nhuận trước thuế thu nhập là 2.017,967 Trđ, tương ứng với tỉ lệ giảm 65,54%. + Mức tăng của Vốn cố định là 14.580,653 Trđ, tương ứng với tỉ lệ tăng 37,49%. 2.4.Hiệu suất sử dụng Vốn cố định: Hiệu suất sử dụng Vốn cố định phản ánh một đồng Vốn cố định bỏ vào sản xuất kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng doanh thu: Hiệu suất sử dụng VCĐ = Tổng doanh thu (hoặc DT thuần) VCĐ sử dụng bình quân + Tổng doanh thu năm 2002: 203.871,954 Trđ. + Tổng doanh thu năm 2003: 315.959,832 Trđ. + Vốn cố định bình quân năm 2002: 38.893,880 Trđ. + Vốn cố định bình quân năm 2003: 53.474,533 Trđ. Như vậy hiệu suất sử dụng Vốn cố định năm 2002 là 5,242 (đồng doanh thu/ đồng Vốn cố định) và năm 2003 là 5,909 (đồng doanh thu/ đồng Vốn cố định). Số liệu trên cho thấy hiệu suất sử dụng Vốn cố định theo doanh thu năm 2003 so với năm 2002 đã tăng 0,667 (đồng doanh thu/ đồng vốn cố định) tương ứng với tỷ lệ tăng 12,72%. Nguyên nhân hiệu quả sử dụng Vốn cố định theo doanh thu năm 2003 cao hơn năm 2002 là do trong năm 2003 Vốn cố định và tổng doanh thu đều tăng nhưng tổng doanh thu tăng mạnh hơn Vốn cố định làm cho hiệu suất sử dụng Vốn cố định tăng. + Mức tăng tổng doanh thu từ 203.871,954 Trđ năm 2002 lên 315.959,832 Trđ năm 2003 tương ứng với tỉ lệ tăng là 54,98%. + Mức tăng của Vốn cố định sử dụng bình quân từ 38.893,880 Trđ vào năm 2002 lên 53.474,533 Trđ vào năm 2003, tương ứng 37,49% nhỏ hơn tỉ lệ tăng của tổng doanh thu thực hiện được. 2.5.Hàm lượng Vốn cố định. Chỉ tiêu hàm lượng Vốn cố định là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng Vốn cố định. Nó phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu (hoặc doanh thu thuần) thì cần bao nhiêu đồng Vốn cố định. Hàm lượng VCĐ = VCĐ sử dụng bình quân Tổng doanh thu (hoặc DT thuần) Ta thấy hàm lượng Vốn cố định năm 2002 là 0,191 (đồng Vốn cố định/ đồng doanh thu) và năm 2003 là 0,196 (đồng Vốn cố định/ đồng doanh thu), năm 2003 giảm so với năm 2002 là 0.022 (đồng Vốn cố định/ đồng doanh thu) tương ứng với tỷ lệ giảm 11,52%. Điều này cho ta thấy việc sử dụng Vốn cố định năm 2003 đã có hiệu quả hơn năm 2002 . 2.6) Hệ số hao mòn TSCĐ. Chỉ tiêu hệ số hao mòn TSCĐ phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ trong doanh nghiệp so với thời điểm ban đầu. Hệ số càng lớn chứng tỏ độ hao mòn TSCĐ càng cao và ngược lại. Hệ số hao mòn TSCĐ = Số tiền khấu hao luỹ kế NG TSCĐ ở thời điểm đánh giá Trong năm 2003: Hệ số hao mòn TSCĐ đầu kì = Số tiền khấu hao luỹ kế đầu kì NG TSCĐ đầu kì Hệ số hao mòn TSCĐ đầu kì = 26.877,525 78.901,402 = 0,341 Hệ số hao mòn TSCĐ cuối kì = 39.633,791 93.588,979 = 0,423 Như vậy hệ số hao mòn TSCĐ năm 2003 tăng so với năm 2002 tương ứng với tỷ lệ tăng là 24,05%. Công ty cần có biện pháp điều chỉnh mức độ khấu hao cho phù hợp với sức sản xuất của TSCĐ. Tổng hợp các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty được phản ánh ở biểu sau: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng Vốn cố định tại Công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex Đơn vị tính: Trđ Chỉ tiêu 2002 2003 So sánh Chênh lệch Tỷ lệ (%) 1. Tổng doanh thu 203.871,954 315.959,832 112.087,878 54,98 2. Lợi nhuận trước thuế 3.078,858 1.060,891 -2.017,967 -65,54 3. Nguyên giá TSCĐ bình quân 61.813,606 86.245,191 24.431,585 39,52 4. VCĐ bình quân. 38.893,880 53.474,533 14.580,653 37,49 5. Hiệu suất sử dụng TSCĐ (5) = (1)/(3) 3,298 3,664 0,366 11,10 6. Suất hao phí của TSCĐ (6)=(3)/(1) 0,303 0,273 -0,030 -9,90 7. Tỷ suất lợi nhuận VCĐ (7)=(2)/(3) 0,079 0,020 -0,059 -74,68 8. Hiệu suất sử dụng VCĐ (8)=(1)/(4) 5,242 5,909 0,667 12,72 9. Hệ số hao mòn TSCĐ 0,341 0,423 0,082 24,05 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán Công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex) 3.Những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý sử dụng Vốn cố định tại Công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex, được nghiên cứu tìm hiểu thực tế quá trình xây dựng, phát triển của Công ty, em xin phép được nhận xét về những ưu nhược điểm còn tồn tại trong quá trình sử dụng vốn cố định tại Công ty như sau: 3.1.Những kết quả đạt dược trong việc quản lý và sử dụng Vốn cố định. Công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex là một doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang cơ chế thị trường, thực hiện hạch toán độc lập, Công ty đã gặp phải những khó khăn chung là tình trạng thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là vốn đầu tư cho tài sản cố định, đội ngũ CBCNV đã có trình độ cao song cần phải được bồi dưỡng, học tập để nâng cao trình độ, trình độ chuyên môn kỹ thuật lúc đầu còn hạn chế, phải tự cạnh tranh đi lên bằng chính khả năng của mình. Nhưng nhờ có sự mạnh dạn của ban lãnh đạo Công ty, chủ trương đúng đắn, coi chất lượng là yếu tố hàng đầu. Trải qua quá trình phát triển, Công ty đã trưởng thành và củng cố được chỗ đứng vững chắc trong ngành xây dựng cũng như trên thị trường. Thực tế cho thấy Công ty là một trong số ít các doanh nghiệp Nhà nước đã đảm bảo sản xuất kinh doanh ổn định, giá trị sản lượng, lợi nhuận và các khoản thu nộp ngân sách Nhà nước hàng năm đều tăng trưởng rất nhanh, việc làm và đời sống của CBCNV trong Công ty được đảm bảo. Trong quản lý và sử dụng vốn cố định, Công ty đã thu được những kết quả sau: a) Công ty đã tận dụng tối đa số Vốn cố định hiện có. Ngoài số vốn ngân sách cấp và số vốn tự bổ sung, hàng năm Công ty còn huy động thêm một lượng vốn đáng kể thuộc nguồn khác. Vốn cố định luôn có vai trò quyết định đối với sự thành bại của các doanh nghiệp, nhất là đối với doanh nghiệp nào có tỷ lệ Vốn cố định lớn. Mặt khác do đặc trưng của lĩnh vực tư vấn, thiết kế xây dựng là cần phải có một lượng Vốn cố định lớn để có thể đầu tư cho máy móc thiết bị phục vụ thi công nhiều công trình trong cùng một thời gian nên thiếu về Vốn cố định để đầu tư cho các hoạt động này là điều khó tránh khỏi. Chính vì thế trong năm 2002 Công ty đã đầu tư chiều sâu, mua sắm thay thế các máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ trực tiếp cho sản xuất kinh doanh với giá trị trên 15 tỷ đồng. Trong cơ cấu Vốn cố định hiện nay, một lượng vốn đáng kể là các thiết bị kiểm soát, kiểm tra chất lượng công trình, các thiết bị văn phòng. Đây là những tài sản trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. b) Để đảm bảo việc tái đầu tư tài sản cố định, Công ty còn thường xuyên thực hiện việc tính và trích khấu hao TSCĐ. Hàng năm Công ty tiến hành trích khấu hao đúng theo kế hoạch nhằm bổ sung vào quỹ khấu hao, tái đầu tư cho tài sản cố định. Qua đó thực tế hiệu quả sử dụng vốn cố định đã tăng lên rõ rệt. Trong năm qua tài sản cố định của Công ty đã được đổi mới một phần. Mặt khác hệ số sử dụng tài sản cố định qua hai năm 2002 và năm 2003 cho thấy khả năng tiếp tục phục vụ của tài sản cố định tại Công ty vẫn còn dồi dào. Trong những năm tới thực hiện đầu tư chiều sâu, mua sắm, trang bị các máy móc thiết bị hiện đại phục vụ trực tiếp công tác tư vấn, khảo sát và thiết kế công trình cũng như số máy móc, thiết bị hiện có phát huy hết năng lực trong sản xuất kinh doanh thì hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty sẽ tăng lên. c) Điểm quan trọng nhất trong quá trình sử dụng vốn cố định thời gian qua đem lại là tạo được doanh số và lợi nhuận đáng kể cho Công ty. Hiện nay, trong khi nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, không thích nghi với cơ chế thị trường và phá sản, thì các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty bước đầu hoạt động đã có hiệu quả và đem lại lợi nhuận, mặc chưa phải là lớn nhưng đó cũng là một thành quả đáng khích lệ. d) Thông qua việc quản lý và sử dụng vốn cố định có hiệu quả, Công ty đã tạo được uy tín đối với chủ đầu tư các công trình. Mặt khác công tác tư vấn, khảo sát thiết kế công trình của Công ty ngày càng được nâng cao, đáp ứng được yêu cầu về chất lượng công trình của các đối tác tham gia thi công công trình. e) Về bảo toàn và phát triển vốn cố định, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay việc bảo toàn và phát triển vốn nói chung là một vấn đề khó khăn đối với các doanh nghiệp. Do đặc điểm của Công ty là Vốn cố định rất quan trọng trong tổng số vốn sản xuất kinh doanh nên sự biến động của Vốn cố định sẽ ảnh hưởng đến tình hình tài chính trong Công ty. 3.2 Những hạn chế còn tồn tại trong quá trình quản lý và sử dụng Vốn cố định tại Công ty và nguyên nhân. Mặc dù trong quá trình sử dụng Vốn cố định, Công ty có nhiều cố gắng và đã đạt được những thành tựu đáng kể, song quá trình sử dụng Vốn cố định của Công ty cũng còn bộc lộ một số hạn chế, thiếu sót nhất định. Để có thể nâng cao được hiệu quả sử dụng Vốn cố định trong quá trình kinh doanh của Công ty trong thời gian tới, đòi hỏi Công ty phải nghiêm túc xem xét và phân tích kỹ lưỡng những thiếu sót, tìm ra nguyên nhân để từ đó có cách khắc phục phù hợp. Những hạn chế chủ yếu trong quá trình sử dụng vốn cố định của Công ty là: a) Về công tác thị trường của Công ty: thị trường là vấn đề thiết yếu quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, đối với Công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex việc tiếp cận thị trường, nắm bắt nhu cầu khách hàng cũng như thu thập thông tin về đối thủ cạnh tranh nhằm duy trì và phát triển thị trường còn chưa được xác định đúng tầm quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty. Công ty chưa xác định được điểm yếu của mình trên thị trường. Các thông tin về đối thủ cạnh tranh, về khách hàng là các chủ đầu tư cũng như về sự biến động của thị trường còn hạn chế. Thực tế trong năm vừa qua các công trình mà Công ty đã thực hiện tư vấn khảo sát và thiết kế xây dựng chủ yếu ở địa bàn một số tỉnh, thành phố ở miền Bắc nên cần mở rộng thị trường vào phía Nam. b) Về đầu tư đổi mới máy móc thiết bị: Thời gian qua công tác này thiếu đồng bộ, mức độ đầu tư cho phần thiết bị kiểm tra và kiểm soát chất lượng công trình và phần thiết bị văn phòng có sự chênh lệch lớn. Một trong các nguyên nhân dẫn đến thực tế này là năng lực tài chính của công ty còn hạn chế chưa đủ vốn để đầu tư. Muốn đầu tư mua sắm tài sản máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh, Công ty phải huy động ngoài. Năm 2003, Công ty đã huy động các nguồn vốn khác 15.158 Trđ và nguồn vốn tín dụng 31.072 Trđ nhưng chủ yếu là vốn huy động ngắn hạn. c) Về công tác khấu hao TSCĐ của Công ty: Hiện nay tỉ lệ khấu hao mà công ty đang thực hiện cho các máy móc thiết bị, đặc biệt là phần thiết bị văn phòng còn thấp, không phù hợp với tốc độ hao mòn nhanh của nó. d) Trong công tác quản lý, sử dụng VCĐ: Đối với một số TSCĐ hư hỏng mà không có khả năng khắc phục sửa chữa như máy phát điện, máy photocopy, máy fax... Công ty cần tiến hành thanh lý, nhượng bán dứt điểm để thu hồi VCĐ kịp thời. Chương III Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định Công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex I- Hướng phát triển của Công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex Trải qua mấy trục năm hình thành và phát triển, những gì mà Công ty đã đạt được không phải là nhỏ, từ một lực lượng nhỏ bé, CBCNV trong Công ty đã kề vai sát cánh bên nhau đưa Công ty giành được vị thế trên thị trường. Tuy vậy, những khó khăn chưa phải đã hết đòi hỏi lãnh đạo Công ty tìm ra mục tiêu, phương hướng kinh doanh làm sao phù hợp với cơ chế thị trường, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh đã chọn, Công ty phải cạnh tranh với nhiều đơn vị Tư vấn, khảo sát thiết kế xây dựng, cả các đơn vị trong nước và nước ngoài có tầm cỡ. Với ý nghĩa đó, hướng phát triển của Công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex thời gian tới như sau: * Về lâu dài: Trên cơ sở phù hợp với chức năng và nhiệm vụ mà Nhà nước và cấp trên giao, Công ty không ngừng nâng cao chất lượng tư vấn, khảo sát và thiết kế các công trình xây dựng và tăng cường được uy tín đối với khách hàng. Công ty luôn chủ trương coi chất lượng là yếu tố hàng đầu, mục tiêu và chính sách chất lượng cụ thể của Công ty là: - Về mục tiêu chất lượng: Trong những năm tới, Công ty phấn đấu đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh nhất, đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn ISO9001 (hệ thống tiêu chuẩn chất lượng cho các doanh nghiệp đánh giá, kiểm tra, giám sát hoạt động xây dựng, sản xuất, lắp đặt vv..), với phương châm: “Chất lượng là yếu tố hàng đầu”. Toàn bộ các hoạt động tư vấn, khảo sát thiết kế công trình phải có kế hoạch, được tiến hành trong hệ thống chất lượng quốc tế và được chứng minh là đủ mức cần thiết, thoả đáng các yêu cầu về chất lượng công trình. Theo đó: + Tạo ra hệ thống thông tin nhanh nhạy, giúp lãnh đạo nắm bắt vấn đề. + Có sự thống nhất trong tập thể CBCNV để mọi người hiểu rõ mục tiêu và luôn quan tâm đến việc cải tiến, nâng cao chất lượng tư vấn, khảo sát, thiết kế công trình. Công ty phấn đấu tăng tổng sản lượng và lợi nhuận hàng năm từ 15%- 20%. * Về mục tiêu chủ yếu trước mắt của Công ty năm 2004: Là hoàn thành tốt kế hoạch được giao với những mục tiêu chủ yếu sau: - Doanh thu thực hiện 420 tỷ đồng. - Tài sản cố định mới đưa vào kinh doanh 4 tỷ đồng. - Lợi nhuận phấn đấu đạt 5 tỷ đồng. - Nộp Ngân sách phấn đấu đạt 3,5 tỷ đồng. - Phấn đấu mức lương trung bình của CBCNV đạt 1.000.000 đ/tháng. Công ty chủ trương phải luôn xác định rõ nhu cầu của các chủ đầu tư và yêu cầu đối với công trình. Cung cấp các dữ liệu tin cậy và cần thiết về tiêu chuẩn các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp kiến trúc và hạ tầng đô thị. II- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định ở Công ty. Qua xem xét tình hình sử dụng cũng như hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex trong những năm vừa qua cho thấy: mặc dù hoạt động trong điều kiện gặp nhiều khó khăn nhưng do sự cố gắng của tập thể CBCNV của Công ty trong việc tổ chức sản xuất kinh doanh nên đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng có lãi và càng được mở rộng, đã đóng góp đáng kể cho Ngân sách Nhà nước, đồng thời đời sống của CBCNV ngày một nâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, Công ty còn bộc lộ một số vấn đề tồn tại trong quá trình kinh doanh nhất là quá trình sử dụng Vốn cố định. Để góp phần giải quyết một số tồn tại của Công ty nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty, tôi xin đề xuất một số giải pháp sau: 1. Tăng cường công tác mở rộng thị trường là giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. 2. Tăng cường nguồn vốn tài trợ và đổi mới TSCĐ 3. Hoàn thiện phương pháp khấu hao TSCĐ. 4. Thanh lý bớt một số tài sản đã quá cũ hoặc không còn phù hợp với yêu cầu của quá trình kinh doanh. 5. Tổ chức hoàn thiện công tác kế toán. 6. Coi trọng công tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ CBCNV nhằm nâng cao trình độ sử dụng và quản lý TSCĐ. Giải pháp 1 Tăng cường công tác mở rộng thị trường là giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn cố định. Nước ta mới qua nhiều năm phát triển theo cơ chế thị trường nhưng công tác tiếp cận, mở rộng thị trường đã trở thành công cụ đắc lực cho các nhà kinh doanh. Hiện nay ở hầu hết các Doanh nghiệp dù ít hay nhiều cũng đã chú ý đến công tác tiếp cận, mở rộng thị trường. Công tác tiếp cận, mở rộng thị trường tạo ra chất lượng, hiệu quả, giá cả và sự phục vụ phù hợp với yêu cầu của thị trường. Công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex có thị trường là thiết kế xây dựng nên sử dụng thế mạnh của Công ty mình mở rộng thị trường. Do đó Công ty phải gây được uy tín đối với khách hàng là các chủ đầu tư công trình so với các Doanh nghiệp cạnh tranh khác cùng hoạt động trong ngành. Qua đó tạo được lợi thế cho mình khi được chọn thực hiện tư vấn, khảo sát, thiết kế công trình xây dựng. Có công trình để thi công, tài sản máy móc thiết bị mới được sử dụng triệt để, tăng cường hiệu quả sử dụng vốn cố định. Mặc dù bộ phận phát triển kinh doanh đã có song vẫn chưa thực sự hoạt động có hiệu quả. (Công tác tiếp cận và mở rộng thị trường trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế xây dựng thực ra cho đến nay vẫn chưa định hình một cách cụ thể ở bất kỳ Doanh nghiệp nào ở nước ta). Các Doanh nghiệp thường tuỳ theo nhận thức của mình mà tổ chức hoạt động tiếp cận, mở rộng thị trường. Theo tôi, để tiếp cận và mở rộng thị trường một cách có hiệu quả và phù hợp với tình hình thực tế hoạt động của Công ty thì phải tiến hành như sau: Thứ nhất, mở thêm các chi nhánh, văn phòng đại diện ở các địa bàn quan trọng. Vì thị trường các công trình xây dựng, công nghiệp và kỹ thuật hạ tầng đô thị ngày càng tăng nên Công ty cần thiết phải mở rộng địa bàn hoạt động. Công ty có thể đặt thêm chi nhánh ở các tỉnh thành phố phía Nam và mở văn phòng đại diện ở địa bàn các tỉnh phía Bắc. Việc này được thực hiện sẽ tạo điều kiện cho Công ty tiếp cận, nắm bắt thông tin về các công trình xây dựng ở các tỉnh thành phố để từ đó có kế hoạch cụ thể để thực hiện TVTK công trình. Thứ hai, phòng phát triển kinh doanh cần được bổ sung thêm nhân viên để tiến hành tìm kiếm thông tin về thị trường, tìm kiếm các nguồn tin về chủ đầu tư. Việc thực hiện tư vấn, khảo sát, thiết kế công trình yêu cầu chất lượng công trình mà các chủ đầu tư đặt ra cũng như cung cấp các thông tin về tiềm năng của Công ty trong thiết kế công trình để khách hàng quyết định lựa chọn. Phòng phát triển kinh doanh còn có nhiệm vụ thu nhập thông tin về khả năng và hạn chế của các đối thủ cạnh tranh. Nắm được khả năng và hạn chế của họ trên các phương diện trình độ chuyên môn của CBCNV kỹ thuật, tiềm lực về vốn, về máy móc thiết bị v.v.. để từ đó có kế hoạch phù hợp phát triển kinh doanh. Việc thu thập nắm bắt được thông tin về các đối thủ cạnh tranh của Công ty tiến hành trên các phương diện: Xem xét khả năng về trình độ chuyên môn của nhân viên kỹ thuật. Xem xét khả năng về máy móc thiết bị của họ ra sao. Cách thức tổ chức tư vấn, khảo sát, tư vấn công trình của họ như thế nào để từ đó xác định chất lượng, giá cả mà họ thực hiện. Phòng phát triển kinh doanh còn phải dự báo sự phát triển và mọi biến động của thị trường để bất cứ công trình ở đầu và vào thời điểm nào Công ty cũng có thể kịp thời điều chuyển cán bộ, chuyên viên kỹ thuật cũng như máy móc thiết bị đáp ứng được yêu cầu khắt khe nhất của chủ đầu tư. Tiếp cận và mở rộng thị trường tư vấn, thiết kế công trình xây dựng, tài sản, máy móc thiết bị của Công ty hoạt động một cách liên tục có hiệu quả và qua đó nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty. Giải pháp 2 Tăng cường việc đầu tư đổi mới, bổ sung và tìm nguồn tài trợ cho TSCĐ Trong các Doanh nghiệp sự nhạy cảm trong việc đầu tư đổi mới, bổ sung TSCĐ là nhân tố quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn cố định thông qua giảm chi phí sửa chữa, tăng năng suất lao động... Mặt khác nó cũng giải phóng lao động thủ công đảm bảo an toàn cho người lao động. Do đó, Công ty cần thường xuyên đổi mới thay thế các TSCĐ đã quá cũ, hư hỏng đặc biệt là phần máy móc thiết bị văn phòng bởi vì chúng có độ hao mòn cao. Việc thay thế đổi mới phần máy móc thiết bị kiểm tra và giám sát chất lượng công trình và thiết bị văn phòng có thể tiến hành cho mỗi loại máy móc thiết bị khi chúng được khấu hao hết giá trị và phải đánh giá được tốc độ phát triển của các công trình xây dựng, qua đó xác định mức độ khấu hao cho phù hợp. Để đáp ứng yêu cầu tư vấn, khảo sát, thiết kế công trình xây dựng trong thời gian tới Công ty cần tăng cường đầu tư cho các máy móc thiết bị mới có tính tăng đáp ứng được đòi hỏi cao về chất lượng, đúng về tiến độ thi công của chủ đầu tư. Đặc biệt là máy móc thiết bị dùng để khảo sát, đánh giá chất lượng công trình vì hiện nay phần máy móc thiết bị này được trang bị chưa thoả đáng, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị tài sản của Công ty. Công ty cũng nên bổ sung thêm máy móc thiết bị (cả phần máy móc thiết bị phục vụ trực tiếp đánh giá, khảo sát, thiết kế công trình cũng như máy móc thiết bị văn phòng) Về công tác tìm kiếm nguồn tài trợ cho đầu tư, đổi mới TSCĐ: Để có thể đầu tư mua sắm thay thế TSCĐ máy móc thiết bị cần thiết phải có nguồn vốn tài trợ cho hoạt động này. Hiện nay vốn tài trợ cho TSCĐ của Công ty gồm: vốn Ngân sách cấp, vốn tự bổ sung, vốn tín dụng và vốn khác. Để đáp ứng được yêu cầu đầu tư cho TSCĐ, máy móc thiết bị trong thời gian tới Công ty cần thực hiện các việc sau: Hàng năm ngoài số vốn Công ty tự bổ sung hàng năm, Công ty cần tích cực huy động như vay vốn tín dụng, dù phải chịu một tỷ lệ lãi suất nhất định nhưng đây là biện pháp duy nhất đáp ứng được nhu cầu trang bị TSCĐ, máy móc thiết bị cho Công ty trong điều kiện nguồn vốn Ngân sách cấp có hạn và nguồn vốn này lại không trực tiếp tham gia và sản xuất kinh doanh. Đối với phần TSCĐ là nhà cửa, vật kiến trúc không trực tiếp vào sản xuất kinh doanh, Công ty cần phân định riêng phần giá trị tài sản này. Giải pháp 3 Thanh lý bớt một số tài sản đã quá cũ hoặc không còn phù hợp với yêu cầu của quá trình kinh doanh. Trong nguồn lực tài sản cố định của Công ty, ngoài những tài sản mà Công ty đầu tư, mua sắm trong những năm gần đây bằng các nguồn vốn mà Công ty huy động còn có những tài sản đã quá cũ mà Công ty được Nhà nước trang bị trong những ngày đầu thành lập. Những tài sản này đã không còn phù hợp với tốc độ sản xuất hiện nay, Tuy những tài sản này chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng số Vốn cố định nhưng chúng vẫn gây ra tình trạng ứ đọng vốn không cần thiết. Xử lý nhanh những tài sản đã quá cũ là một trong các biện pháp quan trọng nhằm giải quyết tình trạng ứ đọng vốn, tăng hiệu quả sử dụng Vốn cố định nói riêng và hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói chung bởi đối với những tài sản đã quá cũ thì chi phí cho việc sử dụng thường rất cao, trong đó chưa kể tới chi phí duy trì, bảo dưỡng. Điều này dẫn đến lợi nhuận bị giảm sút, làm giảm khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường. Đối những máy móc thiết bị đã quá cũ, việc không đảm bảo an toàn trong lao động sản xuất cũng là vấn đề đặt ra. Ngoài ra sự bảo đảm hoạt động thường xuyên của máy móc thiết bị cũng không ổn định sẽ làm cho quá trình sản xuất kinh doanh bị gián đoạn, gây khó khăn cho Công ty. Tuy nhiên, trong số các tài sản cần thanh lý, có tài sản thuộc phần vốn Ngân sách cấp trước đây, Công ty không có quyền chủ động trong việc thanh lý bộ phận tài sản này. Để tiến hành thanh lý nhanh bộ phận tài sản này, Công ty phải tiến hành các hoạt động sau: Thứ nhất, Công ty làm đơn trình cấp chủ quản về việc đứng ra thanh lý tài sản cố định này. Sau 30 ngày nếu có sự đồng ý của cấp trên mới có quyền đứng ra thanh lý. Thứ hai, trong thời gian chờ sự đồng ý cho phép thanh lý của cấp trên Công ty cần sửa chữa lại tài sản này. Muốn vậy khâu kỹ thuật cần kiểm tra đánh giá để tìm ra những hỏng hóc của máy sau đó ước tính chi phí sửa chữa và trình lên Công ty để kịp thời lập nguồn vốn kinh phí tiến hành hoạt động sửa chữa. Thứ ba, để hoạt động thanh lý được tiến hành nhanh chóng, Công ty phải cùng cơ quan chủ quản cấp trên thảo luận để có quy định cụ thể về phần trăm để lại cho Công ty một cách hợp lý, phù hợp với giá trị bán thanh lý tài sản cố định. Phần tiền này không những bù đắp được toàn bộ chi phí hoạt động thanh lý mà còn phục vụ đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, giảm nhu cầu vốn phải chịu lãi suất. Thứ tư, sau khi cấp trên cho phép thanh lý bộ phận tài sản cố định này Công ty tiến hành thanh lý. Công ty phải tìm được đối tượng có nhu cầu mua, đây là công việc không ít khó khăn. Vì vậy Công ty cần phải quảng cáo qua các phương tiện thông tin. Thứ năm, sau khi xác định được đối tượng cần mua bộ phận tài sản thanh lý này Công ty tiếp tục thảo luận với khách hàng để xác định số lượng mua là bao nhiêu, giá cả thế nào cho hợp lý. Giá bán phải phản ánh đúng thực chất giá trị tài sản cố định đó sau khi được sửa chữa và đánh giá lại tính năng, tác dụng. Số lãi do hoạt động thanh lý này đem lại sẽ phục vụ cho đầu tư đổi mới thiết bị, đồng thời giải quyết ứ đọng vốn cố định góp phần tăng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này. Giải pháp 4 Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán Kế toán là khoa học, là nghệ thuật quan sát ghi chép, phân tích tổng hợp hoạt động của Doanh nghiệp và trình bày kết quả đó nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho việc ra các quyết định kinh tế, chính trị, xã hội cũng như đánh giá hiệu quả hoạt động của một tổ chức. Xuất phát từ vai trò của công tác kế toán, đòi hỏi phải không ngừng nâng cao và hoàn thiện công tác hạch toán kế toán. Công tác hạch toán kế toán được hoàn thiện sẽ giúp cho Doanh nghiệp quản lý và sử dụng một cách có hiệu quả Vốn cố định trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nhưng Vốn cố định chính là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định, máy móc thiết bị cho nên hoàn thiện công tác hạch toán kế toán trong vấn đề mua sắm, theo dõi, nhượng bán, thanh lý tài sản máy móc thiết bị sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn cố định. Công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex có được thành tựu trong sản xuất kinh doanh và trong việc sử dụng nguồn vốn cố định như ngày nay là có sự đóng góp của công tác hạch toán kế toán không ngừng được củng cố. Trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn cố định cần hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tập trung ở vấn đề sau: Về sổ sách kế toán: Công ty nên mở thêm sổ theo dõi tài sản cố định cho từng đơn vị, từng bộ phận sử dụng để hàng tháng, kế toán trích khâu hao tài sản cố định chính xác. Đồng thời Công ty cũng nên tiến hành đánh mã số cho từng tài sản cố định để kế toán theo dõi, đánh giá kịp thời tình hình sử dụng tài sản, máy móc thiết bị ở các đơn vị một cách đầy đủ hơn cả về giá trị và hiện vật. Hàng năm, theo kế hoạch chi tiết cho việc sửa chữa lớn tài sản cố định, kế toán cần thực hiện việc trích trước hoặc phân bổ dần chi phí sửa chữa lớn, có kế hoạch bảo dưỡng, thay thế từng chi tiết, bộ phận tài sản cố định và cũng để kéo dài tuổi thọ và nâng cao hiệu quả sử dụng của chúng. Việc điều chuyển tài sản cố định trong nội bộ Công ty do Văn phòng tổng hợp điều hành và lập phiếu điều chuyển. Phiếu điều chuyển lập thành 3 bản. Kế toán cần căn cứ vào phiếu điều chuyển này để điều chỉnh số theo dõi tài sản, máy móc cho các đơn vị. Công ty nói chung và đặc biệt là phòng Tài chính kế toán cần tăng cường hơn nữa việc ứng dụng tin học hoá vào hoạt động hạch toán kinh tế nhằm chính xác hoá số liệu, giảm nhẹ các chi phí sổ sách và các chi phí khác kèm theo trong quá trình hạch toán theo phương pháp thủ công. Do tài sản cố định biểu hiện về mặt hiện vật Vốn cố định của Công ty chiếm phần lớn trong tổng vốn kinh doanh cho nên kế toán tài chính qua theo dõi hạch toán tăng giảm, trang bị và tình hình sử dụng tài sản, máy móc thiết bị cần thường xuyên phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định, máy móc thiết bị để lãnh đạo Công ty nắm được tình hình sử dụng nguồn vốn cố định từ đó có kế hoạch phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này. Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định, có thể sử dụng các chỉ tiêu sau: a) Chỉ tiêu sức sản xuất của TSCĐ (I) I = Doanh thu năm Nguyên giá TSCĐ sử dụng bình quân năm b) Chỉ tiêu sức sinh lợi của TSCĐ (R) R = Lợi nhuận trong năm Nguyên giá TSCĐ sử dụng bình quân năm c) Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định. Hiệu quả sử dụng Vốn cố định = Giá trị tổng sản lượng (tổng doanh thu) Vốn cố định bình quân Giải pháp 5 Coi trọng công tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ CBCNV nhằm nâng cao trình độ sử dụng và quản lý tài sản cố định. Lao động là một nhân tố cức kỳ quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý và sử dụng Vốn cố định nói riêng và toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp nói chung. Trong thực tế khi tài sản cố định hay máy móc thiết bị càng tiên tiến thì người lao động phải được đào tạo qua trường lớp để họ có thể sử dụng và quản lý chúng có hiệu quả. Các Doanh nghiệp cũng cần có biện pháp nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ lao động và triệt để khai thác nguồn lực này. Được đào tạo, bồi dưỡng trình độ người lao động sẽ nắm vững được lý thuyết cũng như thực tế ứng dụng trong sử dụng tài sản cố định máy móc thiết bị. Đồng thời họ cũng có ý thức nghiêm túc trong lao động, chấp hành tốt các quy định nội quy của Doanh nghiệp và thực hiện nghiêm chỉnh các quy phạm trong sản xuất. Để nâng cao chất lượng lao động thì: Lao động phải qua sử dụng và có tiêu chuẩn chặt chẽ. Hàng năm Doanh nghiệp phải tạo điều kiện cho người lao động được bổ túc, đào tạo thêm chuyên môn, tay nghề đáp ứng yêu cầu công việc. Thời gian qua, theo phân tích thấy trình độ CBCNV của Công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex là cao nhưng chưa thực sự đáp ứng yêu cầu về chất lượng công việc. Đặc điểm ngành nghề mà Công ty đảm nhận đòi hỏi đội ngũ lao động phải nhanh nhẹn, có trình độ chuyên môn cao, đồng thời có thể thực hiện tư vấn, khảo sát, thiết kế những công trình trên địa bàn rộng khắp cả nước. Để phát triển kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn cố định trong thời gian tới, Công ty cần thực hiện như sau: Trong việc tuyển dụng bổ sung cán bộ, nhân viên mới, Công ty cần có chính sách tuyển dụng hợp lý. Theo đó chỉ tuyển dụng những người đã được đào tạo đúng chuyên môn kinh tế kỹ thuật vào làm việc, tuyệt đối không tiếp nhận những đối tượng không đúng chuyên môn nghiệp vụ. Trong quá trình kinh doanh của mình, Công ty cần phát hiện và mạnh dạn đề bạt những người có năng lực vào những vị trí phù hợp nhằm phát huy được tài năng kiến thức trên cơ sở đúng người, đúng việc để họ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Công ty cần tăng cường việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên (kể cả đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ nhân viên chuyên môn kỹ thuật). Qua đó nâng cao trình độ quản lý, sử dụng vốn cố định, tài sản, máy móc thiết bị cũng như củng cố chất lượng tư vấn, thiết kế khảo sát công trình xây dựng theo tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001 đã đặt ra, nâng cao khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực mà Công ty đảm nhận với các Doanh nghiệp trong nước và các nước khu vực. Với đội ngũ cán bộ quản lý: Công ty có thể tổ chức những khoá học ngắn hạn, hoặc cử người đi học bằng mọi hình thức (kể cả nước ngoài) để họ có thể tiếp cận với trình độ quản lý tiên tiến, có biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn cố định của Công ty, đáp ứng được sự biến đổi ngày càng cao của nền kinh tế thị trường. Với đội ngũ chuyên môn kỹ thuật: những người trực tiếp sử dụng các thiết bị chuyên dụng, máy móc khảo sát đo đạc, thiết bị văn phòng trước yêu cầu mở rộng kinh doanh trong những năm tới, Công ty cần tuyển dụng hoặc cử đi học thêm ở các trường kiến trúc, xây dựng để họ sáng tạo ra những mẫu kiến trúc, nâng cao khả năng khảo sát tư vấn công trình. Công ty cũng nên tổ chức các buổi giới thiệu về kỹ thuật mới trong lĩnh vực tư vấn thiết kế xây dựng, huấn luyện sử dụng máy móc thiết bị đúng quy trình kỹ thuật cho đội ngũ chuyên môn kỹ thuật, đồng thời bố trí những lao động giỏi kèm cặp hướng dẫn lao động còn yếu kém, mới tuyển dụng để họ có thể thích nghi nhanh với các máy móc thiết bị và sử dụng chúng có hiệu quả cao nhất. Kinh phí phục vụ cho các hoạt động này có thể lấy từ quỹ khuyến khích phát triển kinh doanh. Bên cạnh việc tạo điều kiện, khuyến khích CBCNV tự học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nhất là trình độ quản lý sử dụng Vốn cố định, tài sản máy móc thiết bị. Công ty nên có chính sách tăng lương cho cán bộ, nhân viên chịu khó học hỏi nâng cao trình độ cũng như khen thưởng xứng đáng những người có ý thức trong việc bảo quản và có sáng kiến tiết kiệm trong sử dụng tài sản máy móc thiết bị làm lợi cho tập thể, đồng thời xử phạt nghiêm minh người nào thiếu ý thức trách nhiệm làm hư hỏng mất mát tài sản, máy móc của Công ty. Kết luận Vốn cố định là một bộ phận quan trọng của Vốn kinh doanh. Nó phản ánh khả năng trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của Doanh nghiệp cũng như khả năng tiếp cận trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật thông qua hình thái vật chất là tài sản cố định. Vốn cố định đem lại những điều kiện cần thiết để tiết kiệm sức lao động và nâng cao năng suất lao động trong Doanh nghiệp. Công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex trong thời gian đầu của quá trình chuyển đổi cơ chế đã gặp không ít khó khăn. Nhưng nhờ sự năng động và nhạy bén của đội ngũ lãnh đạo và toàn thể CBCNV mà Công ty đã đứng vững, từng bước đi lên, tạo lập và không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn cố định của mình. Mặc dầu vậy, vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn cố định ngày càng có những khó khăn. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn cố định của Công ty trong giai đoạn hiện này là một điều cần thiết. Đề tài tốt nghiệp "Một số biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn cố định tại Công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex - xuân mai - hà tây " là kết quả của quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về thực trạng sử dụng Vốn cố định của Công ty. Với khả năng của một sinh viên mới qua quá trình thực tập, em hy vọng rằng các giải pháp dù rằng không nhiều song có thể có ích cho việc đề ra chiến lược của Công ty trong thời gian tới. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn: Th s Mai Xuân Được Ban giám đốc và toàn thể CBCNV của Công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành chuyên đề này. Hà Nội, ngày 14/04/2003 Danh mục tài liệu tham khảo 1. Dương Đăng Chinh Lý thuyết tài chính. 2. Đỗ Thị Phương Tài chính doanh nghiệp thực hành 3. Ngô Trần ánh Kinh tế và quản trị kinh doanh 4. Nguyễn Ngọc Hùng Lý thuyết tài chính tiền tệ 5. Đặng Kim Cương Phạm Văn Được Phân tích kinh doanh 6. Nguyễn Hải Sản Quản Trị doanh nghiệp 7. Đàm Văn Huệ Vũ Duy Hào Nguyễn Quang Ninh Quản trị tài chính doanh nghiệp 8. Văn bản quy định, Nghị định Quyết định số 66/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính về ban hành Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. 9. Tài liệu của Phòng tài chính kế toán - Công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex. Báo cáo Tài chính năm 2002, 2003 Bảng tổng hợp TSCĐ 2002, 2003 Quyết toán TSCĐ quý IV- năm 2002, 2003 Kế hoạch khấu hao TSCĐ năm 2004 ............................................................................................................. Mục lục Trang Lời nói đầu 1 chương I: đặc đIêm và quá trình phát triển củacông tycổ phần bê tông và xây dựng xuân mai 2 I – giới thiệu chung về công ty Cổ PHầN BÊ TÔNG Và xây dựng VINACONEX . 2 1.Quá trình hình thành 2 2.Những đặc điểm kinh tế kĩ thuật chủ yếu của Công ty 2 2.1.Đặc điểm về phạm vi hoạt động và các lĩnh vực kinh doanh 2 2.2.Cơ cấu vốn và tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của Công ty 8 2.3.Đặc điểm về lao động của Công ty 10 2.4.Đặc điểm về tài chính của Công ty 12 13 Chương II: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty Cổ PHầN BÊ TÔNG Và xây dựng VINACONEX 14 II- Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công tY CÔ PHầN BÊ TÔNG Và xây dựng VINACONEX 16 1.Đánh giá khái quát thực trạng quản lý và sử dụng VCĐ tại Công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex . 17 1.1.Cơ cấu VCĐ theo nguồn hình thành và sự biến động của nó 18 1.2.Cơ cấu VCĐ về mặt hiện vật 18 1.3.Khấu hao TSCĐ ở Công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex 18 1.4.Tình hình bảo toàn và phát triển VCĐ của Công ty 19 2.Một số chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng VCĐ của Công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex 19 3.Những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý và sử dụng VCĐ tại Công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex 20 3.1.Những kết quả đạt được 23 3.2.Những hạn chế còn tồn tại trong quá trình sử dụng VCĐ tại Công ty và nguyên nhân 23 Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định đối với Công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex . 23 I - Hướng phát triển của Công ty cổ phần bê tôngvà xây dựng vinaconex . 23 II – Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định ở Công ty 23 Giải pháp 1: Tăng cường công tác mở rộng thị trường là giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn cố định 25 Giải pháp 2: Tăng cường đầu tư đổi mới, bổ sung và tìm nguồn tài trợ cho tài sản cố định 33 Giải pháp 3: Thanh lý một số tài sản đã quá cũ hoặc không còn phù hợp với yêu cầu của quá trình kinh doanh 34 Giải pháp 4: Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán 38 Giải pháp 5: Coi trọng công tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ CBCNV nhằm nâng cao trình độ sử dụng và quản lý TSCĐ 38 Kết luận 38 Danh mục tài liệu tham khảo 42

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7920.doc
Tài liệu liên quan