Bên cạnh học thuyết của Maslou, học thuyết ERG cũng nghiên cứu khai thác và phân loại các nhu cầu của người lao động để từ đó giúp người quản lý nắm rõ được các cấp độ của nhu cầu nhằm phục vụ cho công tác quản lý đạt hiệu quả. Học thuyết chia nhu cầu làm 3 loại do Aldefer sáng lập ra.
-Nhu cầu tồn tại: (E) là các đòi hỏi về vật chất và các nhu cầu cơ bản như: thức ăn, chỗ ở, quần áo, đó là các nhu cầu cần thiết giúp con người tồn tại.
-Nhu cầu quan hệ (R): là sự mong muốn có mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trong phối hợp hành động, công tác sinh hoạt hàng ngày. Đó là bao gồm tất cả các mối quan hệ giữa đồng sự, giai cấp, họ hàng, bạn bè
-Nhu cầu phát triển (G): là nhu cầu về sự mong muốn được sáng tạo hoạt động co hiệu quả và được làm tất cả những gì con người cần thực hiện được.
Theo Aldefer thì con người còn đồng thời xuất hiện hai hoặc nhiều nhu cầu khác nhau, sức mạnh thúc đẩy của nhu cầu giao tiếp và phát triển không nhất thiết đòi hỏi phải thoả mãn nhu cầu trước đó. Nội dung của học thuyết là muốn cho nhu cầu giao thiếp và phát triển trở nên mạnh hơn thì trong tổ chức cần phải tạo ra nhiều cơ hội đáp ứng những nhu cầu đó.
2.2. Học thuyết về hệ thống hai yếu tố của Frederic Herf berg.
Học thuyết này dựa trên quan điểm tạo động lực là kết quả của sự tác động của nhiều yếu tố. Trong đó các yếu tố tạo nên sự thoả mãn và không thoả mãn, bản thân mỗi yếu tố đều bao gồm cả hai mặt nếu tuỳ thuộc vào việc áp dụng vào từng điều kiện, học thuyết được phân thành hai nhóm nhân tố.
-Nhóm yếu tố thúc đẩy: Đó là các nhân tố tạo nên sự thoả mãn, sự thành đạt, thừa nhận thành tích, bản thân công việc của người lao động, trách nhiệm và chức năng lao động, sự thăng tiến. Đây chính là 5 nhu cầu cơ bản của người lao động khi tham gia công việc. Đặc điểm của nhóm này là nếu không được thoả mãn sẽ dẫn tới bất mãn. Nếu được thoả mãn sẽ có tác dụng tạo động lực.
-Nhóm yếu tố duy trì: Là các yếu tố thuộc về làm việc của con người lao động, các chế độ, chính sách quản trị của viện, sự hướng dẫn công việc, các quan hệ với con người, các điều kiện làm việc. Các yếu tố này nếu được tổ chức tốt thì nó có tác dụng ngăn ngừa thái độ thiếu nhiệt tình đối với công việc của người lao động.
61 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1008 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp tạo động lực cho người lao động ở Viện nghiên cứu mỏ và luyện kim, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở VIỆN NGHIÊN CỨU MỎ VÀ LUYỆN KIM
I. SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Ở VIỆN NGHIÊN CỨU MỎ VÀ LUYỆN KIM
Viện nghiên cứu mỏ và luyện kim được thành lập năm 1967 tách ra từ Viện thiết kế tổng hợp (Bộ công nghiệp nặng) tại quyết định soó 119/CP ngày 17-3-1979 và số 782/TTg ngày 24-10-1996 của Thủ tướng Chính phủ, đã quyết định viện là một trong 6 viện trực thuộc Bộ công nghiệp. từ ngày Viện thành lập đến nay có những biến động lớn về tổ chức như sau:
- Năm 1967 tách ra từ viện thiết kế tổng hợp với tên “Viện luyện kim mầu” con dấu pháp nhân là Viện luyện kim mầu.
- Năm 1974 tách một bộ phận từ viện ra thành lập “Phân viện thiết kế máy nâng vận chuyển và xếp dỡ ký hiệu M-74”
-Năm 1979 sát nhập đơn vị nghiên cứu nguyên tố hiếm và phóng xạ (ký hiệu P.70 Bắc Thái) vào viện nên đến tháng 3/1979 có quyết định chính thức của Chính phủ thành lập Viện nghiên cứu và thiết kế các công trình luyện kim màu, gọi tắt là “Viện luyện kim màu”. Tổ chức trên cơ sở phân viện luyện kim màu.
-Giữa năm 1983 Bộ cơ khí và luyện kim có quyết định chuyển giao bộ phận nghiên cứu và thiết kế mỏ, tuỷen khoáng từ viện luyện kim đen sang viện luyện kim màu.
-Năm 1990 sau khi thành lập Bộ công nghiệp nặng. Bộ đã có quyết định đổi tên Viện luyện kim màu thành “Viện mỏ và luyện kim”. Tại quyết định số 782/TTg-CP ngày 17/3/1996, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định viện là Viện nghiên cứu khoa học-công nghệ chuyên ngành trực thuộc Bộ công nghiệp có tên là “Viện nghiên cứu mỏ và luyện kim”
-Ngày 31/12/1996 Bộ công nghiệp nhẹ có quyết định số 4013/QĐ-TCCB quy định cụ thể chức năng và cơ cấu của viện.
II.TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA VIỆN
2.1.Phân công trong bộ máy quản lý của viện
Viện trưởng: TS Nguyễn Anh
Phó viện trưởng: Hoàng Văn Khanh
2.2. Sơ đồ về cơ cấu tổ chức của viện
Viện trưởng
Phó viện trưởng
Phó viện trưởng
HĐKH
Phòng hành chính vật tư
P.Kế hoạch đầu tư
P.Tổ chức nhân sự
P.Quản lý KH công nghệ
P.tài chính kế toán
Ban quản lý điện nước
Phòng ng.cứu thiết kế mỏ
Phòng ng.cứu luyện kim màu
Phòng ng.cứu LK quý hiếm
P. ng.cứu c/nghệ VL kim loại
P.phân tích hoá lý
Phòng ng.cứu tuyến khoáng
Trung tâm mt công nghiệp
Phòng công nghệ thông tin nghiên cứu kinh tế
p.thiết kế C N tuyển khoáng
P.thiết kế lò công nghiệp
P.thiết kế T.B cơ giới hoá
P.thiết kế năng lượng
P.thiết kế xây dựng
P.thiết kế luyện kim
Xưởng tuyển khoáng
Xưởng sửa chữa thiết bị phòng thí nghiệm
Xưởng thực nghiệm
Trung tâm thực nghiệm sản xuất MLI Thái nguyên
Phân viện nghiên cứu mỏ luyện kim TP HCM
Trung tâm Simet
2.3.Chức năng nhiệm vụ của viện.
Tại quyết định số 4013/QĐ-TCCB ngày 31/12/1996 của Bộ công nghiệp có quy định :
-Viện nghiên cứu mỏ và luyện kim là cơ quan sự nghiệp nghiên cứu triển khai khoa học trực thuộc Bộ công nghiệp về các chuyên ngành : mỏ, tuyển khoáng, luyện kim vật liệu và gia công kim loại, tư vấn đầu tư công nghiệp, tư vấn xây dựng và bảo vệ môi trường viết tắt là VMC, tên giao dịch quốc tế là Natinonal Research insitute of mining and metallurgy.
Những chức năng nhiệm vụ cụ thể là:
-Nghiên cứu chiến lược quy hoạch và chính sách khoa học công nghệ phát triển ngành nỏ và luyện kim,
-Tổ chức triển khai thực hiện các công trình dự án, đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ và kinh tế ngành mỏ và luyện kim.
-Phối hợp với các cơ quan đơn vị có liên quan bồi dưỡng về chuyên môn cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật của viện tổ chức đào tạo sau đại học cho các đối tượng có nhu cầu.
-Tổ chức hoạt động thông tin khoa học công nghệ và kinh tế bao gồm:
+ Xây dựng cơ sở dữ liệu, tổ chức mạng thông tin và làm đầu mối hợp tác, thông tin trong và ngoài nước.
+ Phục vụ thông tin dưới mọi hình thức xuất bản ấn phẩm, báo cáo chuyên đề hội thảo khoa học, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm.
+ Tham gia xây dựng quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn và các định mức kinh tế kỹ thuật ngành, giám định các công trình khoa học, công nghệ thuộc lĩnh vực mỏ và luyện kim.
+ Phát triển quan hệ hợp tác về nghiên cứu khoa học công nghệ mỏ và luyện kim với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
+ Tư vấn về quản lý, lập luận chứng kinh tế kỹ thuật, xây dựng, chế tạo thiết bị và các hoạt động dịch vụ công nghiệp.
2.4. Cơ cấu tổ chức của viện.
Tổ chức bộ máy và biên chế của viện gồm:
* Lãnh đạo viện:
- Viện trưởng: Nguyễn Anh
-Phó viện trưởng : 02 người
*Hội đồng khoa học thuộc viện
- Chủ tịch tiến sĩ : Nguyễn Anh
- Các thành viên là cán bộ chủ chốt trong khối công nghệ chính.
* Khối nghiệp vụ quản lý và phục vụ gồm : 6 phòng
* Khối nghiên cứu gồm : : 7 phòng
* Khối thiết kế gồm : 7 phòng
* Khối dịch vụ khoa học và sản xuất gồm : 2 đơn vị
* Khối trung tâm và phân viện thuộc viện gồm : 3 đơn vị
Tổng thể gồm 25 phòng, ban, trung tâm nghiên cứu thực nghiệm và các xưởng (trong đó có trung tâm Simet đang bàn giao)
Trụ sở chính của viện tại 30B phố Đoàn Thị Điểm- quận Đống Đa- TP Hà Nội.
1.Phân viện nghiên cứu mỏ và luyện kim đặt tại km 16 phường Hiệp Phú, quận Thủ Đức - TP Hồ Chí Minh.
2.Trung tâm thực nghiệm sản xuất nghiên cứu mỏ và luyện kim
3.Xưởng thực nghiệm Tam Hiệp
III. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU CỦA VIỆN.
3.1.Đặc điểm về nguồn vốn:
-Vốn tự có
-Vốn góp
-Vốn nhà nước cấp
-Vốn vay (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, vốn vay trong nước, ngoài nước, thời hạn và điều kiện vay trả lãi, các căn cứ cơ sở, biện pháp bảo đảm nguồn vốn.
+ Hình thức vốn :
- Bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ
- Bằng hiện vật
- Bằng tài sản (vay trả chậm, thiết bị, nguyên liệu)
- Bằng các dạng khác
+ Tiến độ thực hiện chi phí vốn (huy động theo chương trình đầu tư)
3.2.Đặc điểm về lao động
Hiện tại Viện có 3 cơ sở với tổng số cán bộ CNV là 338 người.Trong đó:
-Khu vực Hà Nội có 269 người
-Phân viện nghiên cứu mỏ và luyện kim tại TP Hồ Chí Minh có 20 người.
-Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm sản xuất có 49 người.
+ Về chất lượng cán bộ.
-Trình độ đại học trở lên : 194 người
Trong đó : Tiến sĩ : 11 người
Thạc sĩ : 4 người
+ Biên chế ngạch công chức hiện tại trong toàn viện (đến tháng 6/2001)
a.Ngạch cao cấp :
- Nghiên cứu viên cao cấp : 3 người
- Chuyên viên cao cấp : 0 người
b. Ngạch chính:
- Nghiên cứu viên chính : 30 người
- Chuyên viên chính : 13 người
c.Nghiên cứu viên và tương đương
-Nghiên cứu viên : 13 người
Chuyên viên: 13 người
d. Ngạch cán sự, trung cáp và tương đương : 70 người
e. Nhân viên và công nhân :
- Tỷ lệ có trình độ đại học trở lên 194/338 = 58%
- Tỷ lệ trình độ cán sự, trung cấp và tương đương có 70/338 = 20%
- Tỷ lệ nhân viên và công nhân có 788/338 = 22%
+ Bố chí công viên chức
- Trong khối quản lý chủ yếu là các đồng chí lãnh đạo và các đơn vị chức năng làm công tác quản lý. Có một đồng chí là nghiên cứu viên cao cấp; nguyên là viện phó phụ trách công tác khoa học, đã và sẽ nghỉ hưu từ 1-9-2001 có 6 người ngạch chuyên viên chính, số cán bộ ngạch nghiên cứu chính có 3 người. Tổng thể định biên của khối quản lý có 31 người chiếm 20,6% trong biên chế.
- Các cán bộ ở các đơn vị công nghệ chính của viện hầu hết có trình độ đại học trở lên.
- Các cán bộ kỹ thuật trung cấp, công nhân được bố trí xen lẫn chủ yếu trong các đơn vị thiết kế, trong các xưởng sản xuất, một số các đơn vị nghiệp vụ và phục vụ.
+ Đánh giá đội ngũ công nhân viên chức của viện và cơ cấu cần thiết.
- Mặt mạnh: hầu hết được đào tạo chính quy ở các trường đại học và nước ngoài. Đa số có thâm niên công tác trên 20 năm trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học triển khai và thiết kế. Một số lớn đã tu nghiệp ừ mức độ khác nhau tại nước ngoài. Đội nguc cán bộ đã tích luỹ đưcợ nhiều kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn trong thực tế công tác phục vụ sản xuất, được sản xuất chấp nhận và tin cậy.
+ Có tư tưởng chính trị tốt, tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng, tập thể đoàn kết nhiệt tình trong công tác chuyên môn và khoa học.
-Mặt yếu : Đội ngũ chuyên viên cao cấp không có. Nhiều người có đủ trình độ nghiên cứu viên cao cấp và chuyên viên cao cấp đang ở trong tình huống bế tắc không chuyển ngạch được.
3.4. Công tác thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công nghệ của viện.
Trong năm 2001 Viện đã thực hiện các đề tài nghiên cứu thuộc chương trình nhà nớc cấp Bộ gồm :
- 03 đề tài cấp nhà nước
- 10 đề tài cấp Bộ
- 04 đề tài cấp cơ sở (hợp đồng dịch vụ)
- Đã bảo vệ và nghiệm thu các đề tài năm 2000
+ 01 đề tài cấp nhà nước
+ 05 đề tài cấp bộ
3.4.1- Các đề tài nghiên cứu cấp nhà nước :
N267: Chuyển tiếp từ năm 2000 “nghiên cứu mở rộng và hoàn thiện công nghệ luyện hợp kim Silumin từ nguyên liệu Việt Nam “thuộc chương trình KHCN - 03 mã số KHCN- 03-25”
Nghiệm thu đạt kết quả : khá.
Đề tài năm 2001.
a.Đề tài “nghiên cứu công nghệ tiên tiến sản xuất alumin từ quặng bauxít Tân Rai, Lâm Đồng và điện phân nhôm đạt chất lượng thương phẩm”
Chương trình “nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vật liệu mới” mã số KC-02. CNĐT: TS Phạm Đăng Địch.
-Lập đề cương R-D, ký hợp đồng với Bộ KHCN và môi trường
- Chuyển hệ thống thiết bị nghiên cứu công nghệ alumin từ thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội.
- Chuẩn bị mẫu cho nghiên cứu, tiến hành lập đề cương nghiên cứu kỹ thuật.
b.Đề tài “nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất hợp kim Fe-Re-Mg hàm lượng trung bình có tỉ KC-02-15B.
CNĐT: KS Phạm Bá Kiêm. Hoàn thiện các thủ tục đăng ký đề tài, ký hợp đồng với viện Công nghệ xạ hiếm. Chuẩn bị tổng quan tài liệu.
c. Đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất xỉ Ti tan” KC-02-15A.
-Đã hoàn thành các thủ tục ký hợp đồng vơí Viện Công nghệ xạ hiếm
-Nghiên cứu tài liệu phục vụ đề tài.
-Đang lập đề cương nghiên cứu kỹ thuật
3.4.2-Đề tài cấp bộ.
* Các đề tài chuyển tiếp từ năm 2000 sang :
a.Nghiên cứu công nghệ thu kẽm từ bã kẽm bằng phương pháp chưng cất chân không (N270) CNĐT: TS Lê Cia Mô A3.
- Nghiệm thu cấp Viện : Khá
- Nghiệm thu cấp Bộ : chờ duyệt
b. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ và thiết bị tuyển vít xoắn để tuyển cát thuỷ tinh (N271A) CNĐT : KS Phạm Mạnh Cường (B3)
- Nghiệm thu cấp Viện : khá
- Nghiệm thu cấp Bộ : xuất sắc
c.Nghiên cứu tuyển cao lin Trúc Thân (N271B). CNĐT : KS Vũ Văn Hà (A2)
- Nghiệm thu cấp Viện : khá
- Nghiệm thu cấp Bộ: khá
d. Nghiên cứu tuyển quặng Tale (N271C) CNĐT: KS Vũ Tân Cơ
- Nghiệm thu cấp Viện: khá
-Nghiêm thu cấp Bộ : khá
e. Nghiên cứu công nghệ sản xuất chất biến tình Al-Ti-B-KLĐH để biến tình hợp kim nhôm bằng phương pháp nhiệt nhôm (N272)
KS: Phạm Bá Kiêm (A4)
- Nghiệm thu cấp cơ sở : khá
- Nghiệm thu cấp Bộ : khá
f. Nghiên cứu công nghệ hoàn thiện nguyên Fnmenhit Việt Nam tạo vật liệu que hàn có chất lượng cao N273.
- Nghiệm thu cấp Viện : khá
- Nghiệm thu cấp Bộ : chờ bộ duyệt
j. Nghiên cứu và hoàn thiện công nghệ nấu luyện để tạo các mác hợp kim đồng có cơ tính cao p.a 9.4 và pa H10.4.4 (N274) CNĐT TS : Nguyễn Văn Chiến (A5)
-Nghiệm thu cấp Viện : khá
-Nghiệm thu cấp Bộ : khá
3.4.3.Các đề tài nghiên cứu cấp Bộ và hợp đồng dịch vụ thực hiện trong năm 2001.
Các đề tài nghiên cứu cấp Bộ trong năm 2001 đã hoàn tất các thủ tục đề cương R-D, hợp đồng với Bộ chủ quản. Cấp kinh phí theo kế hoạch ngân sách trong năm 2001 cụ thể như sau :
a.Đề tài : Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ điện phân thiếc hàn chất lượng cao quy mô lớn. TS Lê Gia Mô (A3)-N01
-Hệ thống thiết bị điện phân phục vụ nghiên cứu tại Tam Hiệp, Viện đang hoàn thiện vì vậy ảnh hưởng đến tiến độ của đề tài.
-Hoàn thành 20%
b.Nghiên cứu công nghệ tuyển quặng lienonit mỏ Tiến bộ Thái Nguyên đáp ứng yêu cầu công nghệ luyện kim (N.02) KS Vũ Văn Hà A2
-Hoàn thiện lấy mẫu nghiên cứu quặng sắt mỏ Tiến Bộ.
-Gia công các mẫu đơn, lập xong phương án nhập mẫu nghiên cứu gia công lập mẫu nghiên cứu.
-Hoàn thành 50%
c.Ứng dụng công thông tin và quản lý kỹ thuật, kế hoạch khai thác tài nguyên (W.03) KS Tạ Quang Hồng P1.
- Xong đề cương kỹ thuật
- Viết thuyết minh phần tổng quan, nghiên cứu xây dựng sơ đồ công nghệ nối kết các phần mềm để lập kế hoạch khai thác bằng máy tính.
- Hoàn thành ~ 70%.
3.4.4.Đề tài cấp cơ sở.
a.Nghiên cứu tuyển nổi mẫu bauxít phục vụ lập dự án khả thi tổ hợp bauxít nhôm Lâm Đồng (N.11) KS Đinh Bá Mẫu B3.
-Hoàn thành công tác thí nghiệm.
-Hoàn thành báo cáo đề tài
b.Áp dụng hệ thống quản lý môi trường (EMS) tại trung tâm thí nghiệm Tam Hiệp Viện nghiên cứu mỏ và luyện kim (N.12) thạc sĩ Đào Văn Hiền V2.
- Thu thập số liệu
- Chuẩn bị cho lập đề cương nghiên cứu.
c.Thu hồi chì trong bột hoạt tính ác quy chì -V1
- Hoàn thành giai đoạn I : 70/170 triệu đồng
d. Đúc van đồng chịu áp lực V1: 70/140 triệu đồng
IV. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU Ở VIỆN NGHIÊN CỨU MỎ VÀ LUYỆN KIM.
4.1. Tổng hợp các chỉ tiêu chính trong năm 2001.
(Đơn vị : triệu đồng)
T.T
Hạng mục
Kinh phí
QIV /2001
Năm 2001
1
Tổng doanh thu
6.629
26.379,3
Trong đó :
-Hà nội
-Phân viện V1 (TP.HCM)
-Trung tâm V3 (Thái Nguyên
1.612,0
3.569,384
9.015,0
13.602,0
2
Chi phí tài chính khu vực Hà Nội
-Kế hoạch
-Thực hiện
-Lãi
2.429,16
2.408,66
20,50
3
Nộp nghĩa vụ ngân sách nhà nước (cả viện)
4
Thực hiện vốn ngân sách và nhiệm vụ KHCN và môi trường
650
16.790
5
Dự án “tăng cường trang thiết bị nghiên cứu Viện mỏ-luyện kim”; nhà nghiên cứu KHCN; KTCB khác
4.280
4.280
5.2
Dự án “tăng cường năng lực nghiên cứu năm 2001
800
800
5.3
Dự án “SC XDN năm 2001”
600
600 trong đó V1: 50 tr.đ
5.4
Dự án thông tin KHCN
10
10
6
Hợp tác quốc tế
-Đoàn ra
-Vốn đối ứng dự án BVMT
50
254
50
254
7
Tổng thu nhập bình quân toàn viện
765.000đ/1tháng
812.370đ/1 tháng
- V1: 354.671.501,0 (thuế GTGT + môn bài + xuất khẩu)
- V3:
- Hà Nội
4.2. Tổng thu nhập bình quân ở Hà Nội
QIV/2001 và năm 2001
Đơn vị : đồng
T.T
Hạng mục
Q.IV/2001
Năm 2001
A
Lương và các khoản ngoài lương
1
Lương
387.324.992
1.538.914.178
2
Phụ cấp trách nhiệm
9.733.500
39.721.500
3
Ăn ca
25.093.000
169.104.600
4
Độc hại
9.824.962
41.085.772
5
Thưởng 1/5, 2/9, D L
18.100.500
176.409.000
6
Chênh lệch lãi vay
20.000đ/tháng
20.000 đ/1 tháng
Thu nhập bình quân
645.000đ/1 tháng
702.370đ/1 tháng
B
Các khoản khác
1
Khoản nhân công
120.000đ/1 tháng
110.000đ/1 tháng
2
Phụ cấp chờ việc
9.141.825
40.653.525
3
Trợ cấp khó khăn
1.500.000
8.100.000
4
Khoán quản lý
23.200.000
48.100.000
Tổng thu nhập bình quân
765.000đ/người 1 tháng
812.370,0đ/người 1 tháng
V.THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở VIỆN NGHIÊN CỨU MỎ VÀ LUYỆN KIM.
Lợi ích tạo ra động lực trong lao động song trong thực tế động lực được tạo ra ở mức độ nào, bằng cách nào, điều đó phụ thuộc vào cơ chế cụ thể để sử dụng cho nó như là một nhân tố cho sự phát triển xã hội, hay nói cách khác muốn cho lợi ích tạo ra động lực ta phải tác động vào nó, kích thích nó, làm gia tăng các hoạt động có hiệu quả của lao động trong công việc, trong chuyên môn hoặc trong những chức năng cụ thể. Lợi ích có 2 loại là lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần do vậy Viện luôn bám sát vào 2 yếu tố cơ bản này và từng bước làm thoả mãn nó để từ đó tạo động lực cho người lao động.
5.1. Cấu trúc bộ máy QLNS của viện
- Lãnh đạo viện
- Các phòng chức năng
+ Phòng tổ chức-nhân sự.
+ Phòng kế hoạch-đầu tư.
+ Phòng quản lý KH-CN
- Đảng uỷ
- Công đoàn
- Đoàn thanh niên cộng sản
5.2. Quản lý lao động làm việc
-Viện có quy chế tuyển dụng lao động
QĐC-02-2001
“QUY CHẾ TUYỂN DỤNG CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC VỀ LÀM VIỆC TẠI VIỆN”
Điều 1: Viện tuyển dụng cán bộ CNVC về làm việc tại Viện nhằm đảm bảo:
1.1. Phục vụ cho nhu cầu công việc hiện tại của Viện.
1.2. Đào tạo bồi dưỡng nhu cầu các ngành chuyên môn trong tương lai của Viện. Việc tuyển dụng căn cứ vào quy hoạch cán bộ hàng năm của Viện hoặc theo nhu cầu cụ thể của các đơn vị
Điều 2: Tiêu chuẩn chung cho việc tuyển dụng cán bộ CNVC.
2.1-Về chuyên môn, được đào tạo đúng ngành nghề chuyên môn phù hợp với nhu cầu công tác của các đơn vị trong Viện cần tuyển dụng. Học lực (đề án tốt nghiệp) phải đạt loại khá trở lên.
2.2-Tư cách đạo đức tốt.
2.3-Có sức khoẻ đảm bảo công việc chuyên môn của Viện
2.4-Độ tuổi: Nam dưới 45 tuổi, nữ dưới 40 tuổi (đối với các trường hợp trên đại học cả nam, nữ thì cộng thêm 5 tuổi)
2.5- Tình nguyện phục vụ lâu dài ở Viện.
Điều 3: Hồ sơ tuyển dụng gồm có :
3.1- Đơn xin việc.
3.2- Bằng tốt nghiệp bao gồm : chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, quản lý ngành (Bản phôtô copy có công chứng theo hồ sơ ban đầu, nếu được tuyển dụng chính thức thì trình bản gốc)
3.3- Học bạ (có bảng điểm)
3.4-Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của chính quyền) cơ quan nơi thường trú.
3.5-Hồ sơ sức khoẻ
3.6-Đối với những người chuyển công tác từ cơ quan khác tới cần có văn bản nhận xét và xác nhận của cơ quan cũ đồng ý cho chuyển công tác.
Điều 4: Hội đồng tuyển dụng của Viện bao gồm :
-Viện trưởng
-Trưởng phòng chủ quản
-Trưởng phòng tổ chức-nhân sự
Điều 5: Trình tự tiến hành tuyển dụng
5.1-Phòng tổ chức - nhân sự : tổ chức kiểm tra đương sự gồm các nội dung sau :
-Ngoại ngữ (Một trong 5 ngoại ngữ là : Nga, Trung, Anh, Pháp, Đức)
-Tin học : tin học văn phòng, tin học chuyên ngành
-Tay nghề: nếu tiếp nhận là công nhân
Tiểu ban kiểm tra trình độ này, được thành lập từng đợt theo quyết định của Viện
Trưởng phòng tổ chức-nhân sự chịu trách nhiệm xem xét về lý lịch, tư cách đạo đức của người được tuyển dụng
5.2-Trường hợp chủ quan chịu trách nhiệm xem xét về năng lực chuyên môn củ người được tuyển dụng vào đơn vị mình.
5.3-Sau khi đã tiến hành xong các công việc tại điểm 5.1 và 5.2 thì hội đồng tuyển dụng họp kết luận đề nghị Viện trưởng về việc tuyển dụng (được hay không được)
a.Các đối tượng là tiến sĩ, nghiên cứu viên cao cấp, chuyên viên cao cấp, kỹ sư cao cấp (hoặc các ngạch xếp lương khác như : kế toán viên cao cấp, thẩm kế toán viên cao cấp, giáo sư và các chức vị tương đương) thì hội đồng tuyển dụng lấy ý kiến của tập thể lãnh đạo viện (các viện phó, bí thư đảng uỷ, chủ tịch công đoàn) trước khi trình Viện trưởng quyết định.
b.Trường hợp đặc biệt người xin vào làm việc không đạt tiêu chuẩn tại điều 2 hoặc có điều kiện đặc cách khác thì hội đồng tuyển dụng cũng lấy ý kiến của tập thể lãnh đạo Viện trước khi trình Viện trưởng quyết định.
Điều 6: Ưu tiên khi xét tuyển dụng những trường hợp sau :
-Trên đại học
-Học lực suất sắc, giỏi
-Là con của cán bộ CNVC trong Viện
-Học chính quy quốc lập
Điều 7: Hợp đồng lao động khi tuyển dụng:
7.1- Sau khi viện trưởng xét duyệt tuyển dụng thì phòng tổ chức-nhân sự tiến hành:
- Làm hợp đồng lao động ngắn hạn 1 năm để thử việc đối với các trường hợp sinh viên mới tốt nghiệp.
- Đối với những người chuyển từ cơ quan khác về thì được xét lương theo chế độ tương đương và phải làm các thủ tục hữu quan, nhưng vẫn phải qua hợp đồng ngắn hạn 1 năm.
7.2-Trong thời gian thử việc đối với sinh viên mới tốt nghiệp, người lao động được trả lương theo chế độ tập sự, thưởng theo kết quả lao động, được tham gia BHXH theo quy chế của luật BHXH. Sau một năm làm việc đạt kết quả tốt thì được chuyển sang hợp đồng dài thời hạn.
7.3-Khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động, người lao động phải nộp bảo lãnh số tiền là : 2.000.000đ (hai triệu đồng). Sau ba năm (36 tháng), người lao động làm việc bình thường tại Viện thì được cơ quan trả lại nguyên xuất 2 triệu đồng (không tính lãi suất)
-Nếu người lao động đơn phương tự ý thôi hợp đồng trước 3 năm thì không được trả lại số tiền bảo lãnh đó.
Điều 8: Chế độ giải quyết đối với các tiểu ban kiểm tra chuyên ngành.
-Trưởng tiểu ban : 30.000đ
-Uỷ viên : 20.000đ
Điều 9: Quy chế trên đây được áp dụng từ 01 tháng 6 năm 2001.
Các nhân tố tác động đến tuyển dụng lao động
-Yêu cầu chuyên môn.
- Lực lượng trẻ, sức khoẻ, tính năng động
- Ngoại ngữ
- Nghiệp vụ chuyên môn-sử dụng thiết bị - máy móc
- Công nghệ thông tin khoa học
4.3- Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân sự.
Viện đã chú ý thường xuyên đến công tác đào tạo cho cán bộ trong Viện cả về chuyên môn và nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ đáp ứng được yêu cầu công việc.
- Tổ chức các lớp học vi tính Power, Point
- Tổ chức 2 khoá đào tạo về hệ thống quản lý môi trường và thuật quan trắc môi trường tại Viện nghiên cứu mỏ và luyện kim. Đối tượng học là những cán bộ trong ngành môi trường thuộc 4 trung tâm của Viện trong Bộ và chuyên gia của các Sở KHCN và môi trường Hà Nội,
Thái Nguyên, Tuyên Quang.
- Cử 2 đoàn cán bộ kỹ thuật đi công tác tham quan tại nước ngoài theo kế hoạch KHCN trong năm 2000 ở Trung Quốc (12 người)
-Thực hiện dự án do SIDA- Thụy Điển tài trợ có hiệu quả đảm bảo tốt kế hoạch chương trình hợp tác với bạn đề ra, tổ chức hai đoàn tham quan khảo sát tại nước ngoài cùng với các chuyên gia Thụy Điển về môi trường ở nước Úc và và Malaixia.
-Tạo điều kiện nâng cao trình độ chính trị cho cán bộ Viện đi học lớp cao cấp chính trị tại trường Nguyễn Ái Quốc 5 người, cao học 3 người ở các trường đại học, 2 đ/c học lớp quản lý hành chính nhà nước.
-Cử 5 đ/c cán bộ học lớp đối tượng để thi nâng bậc ngạch NCV chính.
-Viện có quy chế khuyến khích cán bộ trẻ học tập
-Tạo điều kiện cho cán bộ đi học : ngoại ngữ, vi tính CNTT, đào tạo lực lượng chính trị (trung cao cấp); đề bạt.
4.4. Vấn đề trả công khuyến khích người lao động.
Để khuyến khích tinh thần làm việc hăng say của người lao động. Viện phải trả công thích đáng phù hợp với năng lực và công việc. Có như thế mới khuyến khích người lao động làm hết khả năng của mình.
- Viện áp dụng hình thức hợp đồng ngắn hạn 1 năm để thử việc với các trường hợp sinh viên mới tốt nghiệp. Sau 1 năm làm việc đạt kết quả tốt thì được chuyển sang hợp đồng dài hạn.
- Viện đã áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm và khoán công việc.
Như vậy tiền lương của Viện bao gồm :
- Tiền lương theo sản phẩm
- Tiền lương trả theo thời gian
- Các khoản phụ cấp
- Trợ cấp bảo hiểm xã hội trích sử dụng cho công nhân ốm đau, thai sản
* Cách tính lương ở Viện:
Lương 1 ĐV = Tổng số người x 210.000đ/tháng x Tổng hệ số lương và phụ cấp lãnh đạo (Đơn vị/đồng).
VD minh hoạ:
Đơn vị: đồng
STT
Họ và tên
Hệ số lương
Phụ cấp
Thành tiền
Lương
Phụ cấp
Tổng cộng
1
Nguyễn Văn Hoa
4,06
0,4
852.600
84.000
936.600
2
Nguyễn Thị Lan
2,94
617.400
617.400
3
Trần Thị Liên
2,68
562.800
562.800
4
Nguyễn Văn Trí
2,75
577.500
577.500
5
Đào Thị Liên
2,62
550.200
550.200
6
Trần Thị Mơ
1,78
373.800
373.800
Tổng cộng
16,83
0,4
3.534.300
84.000
3.618.300
4.5. Điều kiện và môi trường lao động của công nhân viên chức.
- Hàng quý có điều tra môi trường theo quy định 06/ CP ngày 20/1/95 của Chính phủ về công tác an toàn lao động-vệ sinh lao động.
- Hàng năm kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho cán bộ công nhân viên chức phát hiện bệnh nghề nghiệp.
- Tăng cường trang thiết bị BH lao động như : gang tay, ủng cao su, khẩu trang, kính phòng bụi, quần áo chống a xít, khí độc.
* Viện đã chú ý đến công tác an toàn lao động một cách thường xuyên và có kế hoạch cụ thể:
- Tiến hành kiểm tra an toàn điện tại các hộ tiêu thụ cả sản xuất và dân dụng.
- Giải quyết các sự cố gây mất an toàn cho người và thiết bị ở các đơn vị chuyên môn như nước thải của các phòng thí nghiệm, tủ hút nhà 2 tầng 30B Đoàn Thị Điểm C3 chủ trì giải quyết các công việc bảo đảm an toàn và tiếp địa cho các phòng thí nghiệm và thiết bị tại A6. Kiểm tra an toàn tại khu xưởng thực nghiệm Tam Hiệp.
4.6. Khuyến khích văn hoá tinh thần, nâng cao sự đoàn kết trong nội bộ Viện.
Hàng năm qua các cuộc tham quan, vui chơi tập thể, các buổi liên hoan văn hoá văn nghệ đã giúp cho mọi người có giây phút thư giãn và nâng cao sự hiểu biết, tạo ra không khí hoá hợp, cởi mở giữa cấp trên và cấp dưới, từ đó tạo cho công nhân viên được thoải mái tinh thần, hăng say với công việc.
- Tổ chức tham quan học hỏi kinh nghiệm nghề nghiệp của các đơn vị.
Đối với các đơn vị đạt được những thành tích xuất sắc trong việc tìm kiếm công ăn việc làm, hoàn thành các công việc trước thời hạn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng các công việc đó thì được viện tuyên dương, khen thưởng đồng thời có những phần thưởng xứng đáng đối với những cá nahan có thành tích điển hình.
4.7. Viện đã thực hiện các biện pháp sau:
Biện pháp 1:
LươngĐV = K x 210.000đ/tháng x åN x % hoàn thành kế hoạch
Đơn vị đồng
K: Hệ số cấp bậc lương
Biện pháp 2:
G gk = (gHĐN - åA) x 55 ¸ 60%
Ggk là (đ) giá trị HĐ đối nội
gHĐN là (đ) giá trị hợp đồng đối ngoại
VI. ĐÁNH GIÁ CHUNG.
Nhìn chung trong năm 2001 vừa qua Viện đã chỉ đạo trực tiếp các hoạt động của Viện một cách đồng bộ và có trọng điểm.
6.1. Một số ưu điểm nổi bật.
- Là một Viện đầu ngành viện đã hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu KH-CN theo kế hoạch đề ra: cụ thể là các đề tài thuộc chương trình cấp Nhà nước, các đề tài cấp Bộ và các đề tài hợp đồng dịch vụ với các cơ sở sản xuất. Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được đánh giá có chất lượng chuyên môn tốt.
- Công việc chuẩn bị đấu thầu các đề tài thuộc chương trình KH và CN trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2001 - 2005 “nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vật liệu mới “mã số KC.02 được viện chỉ đạo trực tiếp; các đơn vị và cá nhân ở các đơn vị được tham gia phân công nhiệt tình, có trách nhiệm mục tiêu là thắng thầu. Tập hợp và phối hợp với các đơn vị khoa học khác tham gia đề tài như trường ĐHBK, Viện KHVL, Viện xạ hiếm.
-Trong năm 2001 Viện đã tập trung vào các công việc chuẩn bị làm các bước thủ tục về phê duyệt và cấp vốn, công tác chuẩn bị kỹ thuật. Đến nay Viện triển khai cụ thể từng nhiệm vụ theo kế hoạch đạt khối lượng công việc và doanh thu vượt.
-Về sản xuất : Vi (TP.HCM) và V3 (Thái Nguyên) vẫn duy trì tương đối tốt sản xuất thiếc xuất khẩu. Sau thời gian dài ngừng sản xuất thiếc nay đã khôi phục lại xưởng sản xuất thiếc tại Tam Hiệp do A4 chủ trì. Nhưng do giá thiếc thấp, biến động nên không có hiệu quả kinh tế. B7, B8 có công việc nhưng không thường xuyên.
-Công tác đánh giá tác động môi trường triển khai tốt và có hiệu quả trong việc thực hiện nội bộ và hợp tác quốc tế.
-Thông qua thực hiện các dự án SCKDN 2001 và T135, Viện đã từng bước nâng cấp hạ tầng cơ sở. Đã bước đầu thi công nhà nghiên cứu khoa học công nghệ 6 tầng 30B Đoàn Thị Điểm, Hà Nội đúng thời hạn đề ra.
-Đã chú trọng công tác đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ, trình độ chính trị, vi tính cho CB CNV trong Viện, thông qua bồi dưỡng học tập trong nước và tham quan thực tập ở nước ngoài.
-Viện đã tăng cường đội ngũ cán bộ KHCN trẻ và đã giải quyết kịp thời đảm bảo nghỉ chế độ cho số cán bộ đủ tuổi về hưu.
-Công tác tư vấn thiết kế triển khai tương đối tốt đã tìm được nhiều phần việc gối đầu cho năm sau tạo được công việc làm cho các đơn vị trong khối thiết kế.
- Về biện pháp Viện đề ra rất đơn giản và rất dễ thực hiện.
6.2-Một số tồn tại cần khắc phục.
-Do đặc thù của Viện hiện nay, công việc làm vẫn là vấn đề cơ bản. Việc làm tại các đơn vị thiếu nhiều, không đồng đều. Có những đơn vị không có việc làm nhưng khi có việc Viện đưa về, cũng để mất việc hoặc không sẵn sàng nhận việc. Nguyên nhân mất việc do năng lực thực không đáp ứng yêu cầu hiện nay; mới mẻ, chất lượng, tiến độ, giá cả.
-Các đơn vị thuộc khối nghiên cứu như : A2, A3, A4, A6, P5 vẫn thường xuyên nhưng doanh thu thấp. Các đơn vị sản xuất như A5, A7, B8 trong năm 2001 công việc thực tế không nhiều và doanh thu chỉ bằng ~ 40- 50% so với cùng kỳ năm đó. Đây là một thực trạng cần quan tâm để triển khai tốt hơn trong năm 2002.
-Các đề tài nghiên cứu đã chú trọng công tác nghiệm thu và nâng cao chất lượng nhưng nhìn chung hiệu quả áp dụng vào sản xuất còn thấp, ktiến độ thực hiện chậm so với kế hoạch.
-Cần tăng cường hơn nữa việc hợp tác kết hợp giữa các đơn vị chuyên môn với nhau, giữa các đơn vị chuyên môn và quản lý với sự chỉ đạo trực tiếp của Viện.
-Về công tác sản xuất :
+Khu vực Hà Nội : Phòng A3, A4 tuy đã có cố gắng song hiệu quả kinh tế thu được chưa cao. Các mặt hàng truyền thống của A5, B7 gặp nhiều khó khăn.
- Về các biện pháp Viện đề ra còn quá ít. Hai biện pháp đó chưa đủ để tạo động lực cho người lao động.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở VIỆN NGHIÊN CỨU MỎ VÀ LUYỆN KIM.
Qua thời gian tôi thực tập ở viện nghiên cứu mỏ và luyện kim tôi thấy: Nhìn chung tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị , nhất là bộ máy hành chính nhà nước còn cồng kềnh, nhiều đầu mối, tầng nấc trung gian, chất lượng hoạt động và hiệu quả thấp. Chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền và chế độ trách nhiệm của nhiều cơ quan và người đứng đầu chưa thật rõ, còn chồng chéo, cơ chế vận hành và nhiều mối quan hệ còn bất hợp lý, đội ngũ cán bộ, công chức còn hạn chế cả về năng lực chuyên môn và tinh thần trách nhiệm.Chế độ tiền lương thu nhập bộc lộ nhiều bất hợp lý không còn ý nghiã đòn bẩy, kích thích người lao động tích cực làm việc. Tình hình đó làm giảm hiệu quả công tác lãnh đạo của Đảng, làm yếu hiệu lực quản lý của nhà nước, tệ quan lưu lãng phí, tham nhũng tăng lên, có mặt rất nghiêm trọng, trật tự kỹ cương bị vi phạm sự tin cậy và gắn bó của nhân dân đối với hệ thông chính trị bị giảm sút.
Tình hình trên đây do nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân chủ yếu chưa quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về hệ thống chíng trị trong điều kiện một Đảng cầm quyền, chậm tổng kết thực tiễn và nghiên cứu khoa học về tổ chức, bộ máy không nhất quán thiếu kiên quyết, triệt để. Vì vậy tôi có một số biện pháp để tạo động lực cho người lao động sau:
BIỆN PHÁP 1 Tinh giản biên ché:
I. MỤC TIÊU, NGUYÊN TẮC VÀ ĐỐI TƯỢNG TINH GIẢN BIÊN CHẾ
1. Mục tiêu tinh giản biên chế.
Tinh giản biên chế được tiến hành cùng với việc rà soát, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; nâng cao chất lượng hoạt động, hiệu lực, hiệu quả của tổ chức bộ máy, làm tiền đề cho việc đổi mới căn bản hệ thống hành chính nhà nước trong thời gian tới.
2. Nguyên tắc tinh giảm biên chế:
- Bảo đảm hoàn thành các chức năng, nhiệm vụ được giao trên cơ sở sắp xếp bố trí hợp lý lại lao động trong cơ quan, đơn vị để nâng cao nắng suất lao động và tinh thần trách nhiện của cán bộ, công chức, viên chức.
- Trên cơ sở rà soát, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ chế quản lý của từng cơ quan, đơn vị để sắp xếp tổ chức hợp lý và phân định rõ biên chế trong các cơ quan hành chính với biên chế trong các đơn vị sự nghiệp, kinh tế, dịch vụ công ;có kế hoạch giảm biên chế phù hợp cho tứng loại tổ chức; không qui định tỷ lệ giảm qui che4é bình quân như nhau, không tiến hành giảm biên chế một cách nhất loạt, máy móc, cào bằng.
- Biên chế của tưng cơ quan, đơn vị ở trung ươngvà địa phương phải được dựa trên cơ sở xác định nội dung, khối lượng công việc cụ thể và tiêu chuẩn chức danh, cơ cấu cán bộ, công chức hợp lý; có cơ chế thích hợp để bố trí kinh phí cho hoạt độngcủa các cơ quan, đơn vị thay cho việc cấp kinh phí theo số người trong biên chế hiện nay.
- Bảo đảmnguyên tắc công khai dân chủ, theo đúng qui định của pháp luật.
-Bảo đảm thực hiện tốt việc tinh giảm biên chế mà không gây ảnh hưởnglớn đến tư tưởng, đời sống cán bộ, công chức, viên chức.
3. Phạm vi tinh giảm biên chế:
Tinh giảm biên chế trong cơ quan hành chính nhà nước, biên chế gián tiếp trong các đơn vị sự nghiệp từ trung ương đến cấp huyện(bao gồm công chức làm việc trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp thuộc Bộ Quốc Phòng, Bộ Công An) việc tinh giảm biên chế gián tiếp trong các doanh nghiệp Nhà nước được thực hiện trong đề án sắp xếp các doanh nghiệp Nhà nước theo qui định của chính phủ.
4.Đối tượng giảm biên chế:
- Các đối tượng giảm biên chế (trừ những người nghỉ hưu theo qui định hiện hành),bao gồm.
- Những người trong diện phải sắp xếp sau khi rà soát chức năng, nhiệm vụ, và sắp xếp lại các tổ chức.
- Những người không thường xuyên bảo đảm chất lượng và thời gian lao động quy định đối với công việc được giao do năng lực lãnh đạo, quản lý và chuyên môn nghiệp vụ yếu, thiếu tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức, kỷ luật kém.
- Những người không đủ sức khoẻ để làm việc.
- Những người dôi ra do việc điều chỉnh cơ cấu công chức, viên chức ở bộ phận phục vụ.
- Những người được cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức điều động sang tổ chức không sử dụng biên chế, ngân sách Nhà nước.
II. VỀ NỘI DUNG, GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH THỰC HIỆN TINH GIẢN BIÊN CHẾ.
1. Tiến hành việc rà soát, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, sắp xếp tổ chức bộ máy.
a. Đối với các cơ quan hành chính Nhà nước.
- Việc rà soát, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ,sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính Nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc và nội dung qui định tại các mục 2,3,và 5 phần I Quyết định số 207/1999/QĐ-TTG ngày 25 tháng 10 năm 1999 của Thủ Tướng Chính Phủ về kế hoạch thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng(Khoá VIII).
- Khi sắp xếp tổ chức phải xác định rõ những tổ chức cần duy trì và củng cố , những tổ chức cần sát nhập, hợp nhất hay giải thể. Tập trung vào việc tinh giảm đầu mối cơ cấu bên trong của các Tổng cục, Vụ, Cục, Sở, Ban, Phòng có chức năng,nhiệm vụ chồng chéo.
b. Đối với các đơn vị sự nghiệp:
Căn cứ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm, cơ chế tài chính, đôi tượng được thụ hưởng sản phẩm và tình hình hoạt động thức tế của các đơn vị sự nghiệp, xác định và phân loại các đơn vị sự nghiệp (giáo dục, y tế, khoa học, kinh tế, văn hoá - thông tin, thể dục - thể thao) thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành,địa phương cần duy trì, sát nhập, hợp nhất, giải thể, chuyển đổi cơ chế hoạt động.
2. Sắp xếp sử dụng biên chế.
a. Căn cứ vào cơ cấu tổ chức đẫ được sắp xếp vào tiêu chuẩn chức danh công chức, viên chức do Nhà nước ban hành, xây dựng cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức đối nới từng cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, ngành, Uỷ ban nhân cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
Khi xây dựng cơ cấu và số lượng cán bộ, công chức, viên chức cần xem xét các yếu tố ảnh hưởng.
- Khối lượng công việc mà tổ chức phải thực hiện;
- Mức độ phức tạp của công việc;
- Tầm quan trọng của công việc;
- Phạm vi công tác quản lý;
- Đặc điểm của đối tượng quản lý;
Việc hiện đại hoá cơ sở, phương tiện điều kiện làm việc để nâng cao năng suất lao động của cán bộ, công chức ,viên chức;
- Kinh nghiệm về thực tế tổ chức chỉ đạo thực hiện.
b. Sắp xếp cán bộ, công chức, viên chứcphải căn cứ tiêu chuẩn, nghiệp vụ các ngạch công chức,viên chức do Nhà nước ban hành gắn với đánh giá trình độ, năng lực và kết quả công tác của từng người.
- Lựa chọn những người có năng lực,phẩm chất giữ lại làmviệc lâu dài, ổn định để đảm bảo chất lượng hoạt động của cơ quan, đơn vị.
Đối với những người thuộc đối tượng giảm biên chế được sắp xếp theo các nhóm sau:
- Nhóm 1: Những người làm việc trong các bộ phận phục vụ, dịch vụ cần được tổ chức lại để chuyển sang áp dụng chế độ hợp đồng thay cho việc tuyển người vào biên chế;
- Nhóm 2: Những người có thể chuyển đến làm việc trong doanh nghiệp đơn vị sự nghiệp thuộc loại hình bán công theo nhgị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 8 năm 1999 của Chính Phủ về chính sách khuyến khích xã hộđối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao và các đơn vị sự nghiệp thức hiện chế độ tự trang trải một phần kinh phí;
- Nhóm 3: Những người do sắp xếp cần bố trí nghỉ hưu trước tuổi;
- Nhóm 4: Những người có hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ và những người có chuyên môn không phù hợp với công việc mà tuổi đời còn trẻ, thì tạo điều kiện cho đi học nghề để tìm việc làm mới;
- Nhóm 5: Những người không thuộc các nhóm trên thì giải quyết thôi việc(kể cả nhưng người chuyển đến làm việc tại các cơ sở dân lập, tư nhân theo nghị định số73/1999/NĐ-CP ngày19 tháng 8 năm 1999 của chính phủ)
3. Về việc giải pháp tinh giảm biên chế.
a. 'Trong khi triển khai Quyết định số 207/1999/QĐ-TTgngay25 tháng 10 năm 1999 của Thủ Tướng Chính Phủ, các cơ quan, đơn vị không lập thêm tổ chức mới. Trường hợp thật cần thiết, được cấp có thẩm quyền cho phép thành lập tổ chức mới thì biên chế của tổ chức mới (trừ sự nghiệp giáo dục, đào tạo,y tế) do cơ quan, đơn vị tự điều chỉnh,trong phạm vi biên chế được giao.
b. Ưu tiên và taọ điều kiện để cán, công chức, viên chửc trong điện sắp xếp chuyển sang các tổ chức khác không sử dụng biên chếvà kinh phí hành chính từ ngân sách Nhà nước.
c. Đạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức có tuổi đời từ 45 tuổi, nếu có hạn chế về trình độ chuyên môn hoặc không phù hợp với nhiệm vụ đang đảm nhận thì được đi học để chuyển đổi nghề.
d. Thực hiện nghiêm chỉnh việc nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức, viên chức theo qui định hiện hành. Việc tuyển cán bộ, công chức, viên chức thay thế những người nghỉ hưu chỉ thực hiện sau khi Chính phủ duyệt đề án tinh giảm biên chế của các Bộ. Ngành, địa phương và phải thực hiện thi tuyển theo qui định của pháp lệnh cán bộ, công chức.
đ. Giải quyết nghỉ hưu trước tuổi qui định đôi với với bán bộ, công chức, viên chức trong diện tinh giảm biên chế.
e. Giải quyết cho thôi việc đôi với cán bộ, công chức viên chức.
g. Thực hiện mở rộng khoán biên chế và khoán chi hành chính ổn định 3 năm đối với các đơn vị trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ và các đơn vị trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
h. Chuyển sổ lao động đang làm công tác phục vụ đã được tuyển dụng sau khi chính phủ ban hành Nghị định số 25/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 sanh áp dụng cơ chế hợp đồng thay cho việc tuyển người vào biên chế như hiện nay (trừ đối tượng phục vụ trong một số cơ quan theo qui định của chính phủ). Cơ chế hợp đồng do Chính Phủ qui định.
i. Thực hiện chính sách và cơ chế tài chính mới cho các đơn vị hành chính và đơn vị dịch vụ (sự nghiệp) có thu.
k. Đẩy mạnh việc xã hội hoá các đơn vị dịch vụ công( sự nghiệp) theo Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 8 năm 1999của chính phủ.
.+ Tuy theo loại hình và tính chất nhiệm vụ của đơn vị dịch vụ công để ban hành các qui chế chính sách và tài chính để đổi mới vêf cơ chế quản lý và thực hiện việc xã hội hoá.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,cơ quan thuộc Chính Phủ và Uỷ ban cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện căn cứ tình hình thực tế, tạo điều kiện và cho phép các đơn vị trực thuộc thành lập và cho phép các tổ chức hoạt động dịch vụ (không sử dụng biên chế, tài sản và ngân sách nhà nước) theo các hình thức phù hợp với qui định của pháp luật đẻ giải quyết việc làm cho những người trong diện tinh giảm biên chế.
+ Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng để tiếp tục nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, điều hành và thực hiện công tác chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức hành chính sự nghiệp theo kế hoạch tào tạo,bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2000-2005.
4. Một số chính sách trong việc tinh giảm biên chế.
Cán bộ công chức, viên chức thuộc diện tinh giảm biên chế, ngoài việc thực hiện các chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức hiện hành còn được hưởng các chính sách, chế độ như sau:
a. Cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc ở các cơ quan, đơn vị được cấp có thẩm quyền cử sang làm việc ở các cơ sở bán công được hưởng các chính sách, chế độ:
- Được cơ sở bán công bảo đảm quyền lợi như cán bộ, công chức bao gồm: trả lương, đóng BHXH, BHYT, xét đề nghi phong tặng các danh hiệu vinh dự Nhà nước và tổ chức bồi dưỡng, học tập, tham quan để nâng cao trình độ.
- Được cơ quan quản lý công chức đảm bảo:
. Bình đẳng trong việc xem xét bổ nhiệm vào các chức vụ lãnh đạo của cơ quan Nhà nước như cán bộ, công chức làm việc ở cơ sở công lập khi có đủ tiêu chuẩn theo qui định của pháp luật.
Trợ cấp một lần bằng 03 tháng lương và phụ cấp (nếu có) hiện đanh hưởng.
Trong trường hợp tổ chức bán công bị giải thể thì cán bộ, công chức, viên chức đó được tiếp tục bố trí về cơ quan, đơn vị công tác cũ với điều kiện người đó vẫn giữ được phẩm chất đạo đức tốt và có trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với công việc của cơ quan đơn vị.
b. Cán bộ, công chức, viên chức trong diện tinh giản biên chế, nếu tuổi đời đủ 55 tuổi đối với nữ và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên thì được nghỉ hưu nhưng không trừ phần trăm do việc nghỉ hưu trước tuổi và còn được hưởng thêm 2 khoản trợ cấp sau:
Cứ mỗi năm (12 tháng) nghỉ hưu trước tuổi qui định được trợ cấp thêm 03 tháng lương và phụ cấp (nếu có) hiện đang hưởng.
20 năm đầu công tác có đóng đủ bảo hiểm xã hội được trợ cấp 5 tháng lương và phụ cấp(nếu có) hiện đang hưởng. Sau đó, cứ mỗi năm công tác thêm có đóng bảo hiểm xã hội thì được trợ cấp thêm 1/2 tháng lương và phụ cấp(nếu có) hiện đang hưởng.
c. Cán bộ, công chức, viên chức trong diện tinh giản biên chế có đủ điều kiệu tuổi đời theo qui định tại Bộ luật Lao động, nếu thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu từ một năm trở xuống thì cơ quan, đơn vị sẽ đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian còn thiếu cho đối tượng này và bố trí họ nghỉ hưu theo chế độ.
d. Đối với những người thôi việc chuyển ra bên ngoài biên chế nhà nước, ngoài việc giải quyết chế độ thôi việc theo qui định tại điều 3 Nghị định số 96/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 1998 của Chính Phủ về chế độ thôi việc đối với cán bộ, công chức còn được trợ cấp thêm như sau:
Cứ mỗi năm làm việc được tính bằng 1 tháng lương và phụ cấp (nếu có) hiện đang hưởng, nhưng thấp nhất cũng bằng 2 tháng lương và phụ cấp (nếu có) hiện đang hưởng.
đ. Cán bộ, công chức, viên chức trong diện giản biên chế có tuổi đời dưới 45 tuổi, có sức khoẻ, tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật nhưng bị hạn chế về trình độ chuyên môn hoặc không phù hợp với nhiệm vụ đảm nhận, nếu có nguyện vọng thì được cơ quan, đơn vị tạo điều kiện cho đi học nghề để tìm việc làm mới. Những người đi học được hưởng nguyên lương trong thời hạn tối đa 6 tháng và được cấp thêm một khoản kinh phí bằng 6 tháng lương và phụ cấp( nếu có) hiện đang hưởng.
Sau khi kết thúc học nghề, người đi học được giải quyết chế độ trợ cấp tìm việc làm và trợ cấp thôi việc theo qui định tại điều 3 Nghị định số 96/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ và tự tìm việc làm mới
e. Chính sách khuyến khích đổi với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo sau khi sắp xếp tinh giản tổ chức.
Cán bộ, công chức, viên chức thôi giữ chức vụ do sắp xếp tổ chức thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ 12 tháng. trong thời gian bảo lưu, nếu được bổ nhiệm lại, bổ nhiệm chức vụ mới thì không được hưởng bảo lưu phụ cấp chức vụ cũ. Trong trường hợp không bổ nhiệm lại thì điều chỉnh lại bậc lương theo nguyên tắc, mức lương mới tương đương với mức lương cũ cộng với phụ cấp chức vụ đang bảo lưu.
B. Biện pháp tiếp theo nhằm tạo động lực cho người lao động ở viện nghiên cứu Mỏ và luyện kim đó là chính sách về tiền lương.
Chính sách về tiền lương phải quán triệt quan điểm: tiền lương gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội của đát nước. Trả lương đúng cho người lao động chính là thức hiện đầu tư cho phát triển, góp phần quan trọng làm lành mạnh trong sạch đội ngũ cán bộ, nâng cao tinh thần trách nhiệm và hiệu suất công tác. Bảo đảm giá trị thức tế tiền lương và từng bước cải thiện theo sự phát triển kinh tế xã hội .
Thức hiện chế độ làm việc 40h/ 1 tuần.
Thực hiện chủ trương tiền tệ hoá tiền lương trước nhất cần tập trung nghiên cứu đưa tiền nhà vào tiền lương để sớm ban hành cụ thể chính sách về nhà ở đối với cán bộ, công nhân, viên chức; đồng thời sớm qui định những phương tiện làm việc, chức vụ có thể đưa được vào tiền lương như điện thoại tại nhà riêng, phụ cấp và phục vụ.
Lập lại trật tự, kỹ cương trong quản lý tiền lương và thu nhập. Công khai hoá các khoản thu nhập ngoài lương. Xoá bỏ dần các khoản thu nhập ngoài lương có nguồn gốc ngân sách do các ngành, địa phương, đơn vị đang cho hưởng.
Xây dựng chế độ tiền thưởmg đối với cán bộ, công chức khu vực hành chính, Đảng, đoàn thể.
Phân loại các đơn vị, tổ chức có nguồn thu, ban hành chính sách, chế độ tài chính đối với từng loại hình tổ chức.
Xét nâng bậc lương hưu đối với cán bộ, công nhân,viên chức về hưu.
Thực hiện việc trả trợ cấp ưu đãi một lần cho một bộ phận đối tượng người có công.
Tích cức huy động nguồi lực ngoài ngân sách theo Nghị quyết Trung Ương 2, từng bước mở rộng thực hiện xã hội hoá các loại hoạt động sự nghiệp. khuyến khích phát triển các đơn vị dân lập và tư thục, nghiên cứu ban hành chính sách thu hội phí, chính sách đóng góp phí đào tạo từ các đơn vị sử dụng lao động, lập quĩ khuyến học, mở rộng thực hiện ché độ bảo hiểm y tế, có các chính sách, chế độ hổ trợ người nghèo trong lĩnh vực y tế, giáo dục.
C. Biện pháp tiếp theo là tăng cường tiền thưởng
Phần kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm còn lại sau khi đã thanh toán lương cho các cán bộ, công chức theo hướng dẫn trên cơ quan nhận thí điểm khoán trích lập quỹ khen thưởng.
Quỹ khen thưởng không phân phối bình quân, dùng để thưởng cho những cá nhân và tập thể trong cơ quan làm việc có chất lượng tốt hoặc có sáng kiến cải tiến quản lý, mang lại hiệu quả trong công tác và tiết kiệm của cơ quan.
Thủ trưởng cơ quan nhận thí điểm khoán ban hành qui chế thưởng, qui định thưởng cho cán bộ, công chức.
D. Các biện pháp tiếp theo là:
- Quản lý kỷ luật lao động chặt chẽ.
- Khuyến khích người nào làm việc tốt sẽ đưa vào mục thi đua khen thưởng bình bầu hàng tháng, hàng quý.
- Vì đây là cán bộ nghiên cứu khoa học kỹ thuật nên khoản tiền động viên coi nhẹ hơn là mục tiêu nghiên cứu khoa học.
Khuyến khích bằng lựu chọn đề tài để vận động cán bộ đưa vào đề tài giúp cho họ có công ăn việc làm, khuyến khích lòng ham mê nhiệt tình của họ đối với công việc. Vì khi đã có việc thì sẽ có việc làm. Và khi đã có lòng ham mê nhiệt tình với công việc thì sẽ dẫn đến năng suất.
Do đội ngũ cán bộ ở viện phần đông là những người tuổi cao vì vậy mặc dù họ có nhiều kinh nghiệm nhưng tính năng động của họ thì ít, họ tiếp thu về ngoại ngữ, tin học cũng rất hạn chế.
Do đó viện phải đào tạo cán bộ công nhân viên, phải thay đổi để nắm bắt được ngoại ngữ tin học.
Viện nên giải quyết những người không đủ năng lực làm việc cho thôi việc hoặc cho đi đạo tạo bồi dưỡng để nâng cao trình độ.Nếu như những người trái ngành nghề thì có thể chuyển sang cơ quan khác.
Viện nên giải quyêt những người cao tuổi cho nghỉ hưu đổi với nam từ 55 đến 60 tuổi, đối với nữ từ 50 đến 55 tuổi
E. Biện pháp cuối cùng là tất cả các phòng ban phải thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của mình.
KẾT LUẬN
Qua một thời gian thực tập tại Viện Nghiên cứu Mỏ và Luyện Kim em đang nghiên cứu về thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động, đề xuất một số giải pháp để tăng cường động lực cho người lao động ở Viện. Việc tạo ra những động lực sẽ đem lại nhiều ích lợi rất to lớn, đây cũng là một phần nằm trong công tác quản trị nhân sự nói riêng của mỗi công ty, doanh nghiệp. Vấn đề này đã đang và sẽ được rất nhiều nhà quản lý, đặc biệt là các đội ngũ cán bộ quản lý nhân lực. Nếu phân tích rõ tâm lý của người lao động, tìm ra những động lực cơ bản, điều chỉnh nó cho phù hợp với điều kiện sản xuất cụ thể của từng công ty từ đó nhằm đạt mục tiêu chung là khai thác các tiềm năng to lớn, phát huy nhân tố của con người. Đây là việc làm bao trùm lên tất cả, nó rất cụ thể, gắn với điều kiện sản xuất kinh doanh của Viện, em thấy Viện đã thực hiện và rất chú trọng tới vấn đề này và đang từng bước hoàn thiện nó.
Theo xu thế phát triển chung của mỗi doanh nghiệp, tổ chức, đoàn thể với sự phát triển ngày càng cao của xã hội, nhu cầu ngày càng lớn, việc tạo động lực cho người lao động phải đảm bảo hài hoà trên ba lợi ích: Đảm bảo thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, lợi ích sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, lợi ích cho tập thể người lao động.
Sau một thời gian thực tập tại Viện em cảm thấy rất tâm đắc với đề tài “Các biện pháp tạo động lực cho người lao động ở Viện nghiên cứu Mỏ và Luyện kim” song do hạn chế về đề tài còn có thể có một số thiếu sót nhất định, em hy vọng ít nhiều cũng góp được một phần nhỏ bé vào công tác quản lý lao động và công tác tạo động lực ở Viện về hiện tại cũng như tương lai lâu dài. Em rất mong sự góp ý, nhận xét quý báu của các thầy giáo, cô giáo cùng các Bác, cô chú trong Viện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]-QTKDTH-GS.TS-Ngô Đình Giao. NXB Thống kê-2001
[2]-Những nội dung cơ bản về QTDN vừa và nhỏ-PTS.TS Đồng Xuân Ninh cùng Thạc sĩ Vũ Kim Dung-ĐH-KTQD-2000.
[3]-Phương pháp luật nghiên cứu khoa học-Vũ Cao Đàm-1998-NXB Khoa học và KINH Tế.
[4]-Tạp chí diễn đàn doanh nghiệp.
[5]-Các số liệu về tình hình SXKD của Công ty xây dựng số I-Hà Nội 1998¸2000.
[6]-Một số quy định về tiền lương của Nhà nước tập (3-5) năm 1998.
[7]-Những vấn đề cần biết của bộ luật lao động-NXB lao động 1994.
[8]-Quản trị nhân sự của Nguyễn Hữu Thân-NXB Thống kê năm 1996.
[9]-Tâm lý xã hội quản lý Vũ Kim Dũng-NXB Thống kê năm 1994.
[10]-Quản trị nhân lực-PGS.TS Phạm Đức Thành-NXB giáo dục-1995
LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành báo cáo chuyên đề này trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới thầy giáo hướng dẫn- Nguyễn Minh Duệ bởi sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình mà thầy đã dành cho tôi trong quá trình thực hiện báo cáo chuyên đề.
Tiếp đến tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo khoa Quản trị - Kinh doanh trường Đại Học Dân Lập Phương Đông.
Các cô chú, anh chị cán bộ phòng Kế hoạch đầu tư ở Viện nghiên cứu Mỏ và Luyện Kim - những người đã hết sức tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong thời gian thực tập tại viện.
Cùng một số tác giả mà tôi sử dụng tài liệu để tham khảo trong quá trình hoàn thành báo cáo chuyên đề.
Hà nội 4/2002
MỤC LỤC
Trang
Mở đầu
1
Chương I: Cơ sở lý luận chung về taọ động lực cho người lao động
2
I. Các khái niệm cơ bản
2
II. Các học thuyết về tạo động lực
6
III. Các hình thức tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp.
10
IV. Vai trò mục đích và ý nghĩa của tạo động lực
15
V. Một vài kinh nghiệm của cộng tác trong việc nâng cao hiệu quả của công tác tạo động lực cho người lao động
16
Chương II: Thực trạng hoạt động tạo động lực cho người lao động ở Viện nghiên cứu Mỏ và Luyện Kim.
18
I. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển ở Viện nghịên cứu Mỏ và Luyện Kim
18
II. Tổ chức bộ máy của viện
19
III. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt đông nghiên cứu của viện
22
IV. Thực trạng hoạt động nghiên cứu ở viện nghiên cứu Mỏ và Luyện Kim
29
V. Thực trạng về công tác tạo động lực cho người lao động ở viện nghiên cứu Mỏ và Luyện Kim
31
VI. Đánh giá chung
38
Chương III: Một số biện pháp tạo động lực cho người lao động ở viện nghiên cứu Mỏ và Luyện Kim
41
Kết luận
49
Tài liệu tham khảo
50
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7496.doc