Củng cố tổ chức quản lý các cửa khẩu đường biên, thực hiện đúng quy chế biên giới và cửa khẩu được thoả thuận trong nghị định thư 3/8/1997 tại Thừa Thiên Huế, tạo điều kiện đi lại dễ dàng, đồng thời kiểm soát được buôn bán matuý.
8. Ngân hàng nhà nước cần có chính sách ưu đãi đối với các công ty, đơn vị, cá nhân buôn bán và tổ chức sản xuất kinh doanh đầu tư 100% vốn hoặc liên doanh với các công ty; đơn vị cá nhân Lào, vay vốn ưu đãi lãi suất thấp hoặc không lãi để kích thích việc đầu tư sản xuất, buôn bán hàng hoá với Lào. Đồng thời, tổ chức, triển khai hoạt động ngân hàng tín dụng ở các cửa khẩu, sớm thành lập các đại diện chi nhánh ngân hàng ở các trung tâm kinh tế và thương mại của Lào, trước mắt là chi nhánh ngân hàng tại Viêng Chăn để hỗ trợ vốn và giải quyết phương thức thanh toán cho các doanh nghiệp hoạt động.
62 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1179 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Lào ở công ty xuất nhập khẩu nam Hà Nội (Simex), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SIMEX sang thị trường Lào trong thời gian qua.
Trong thời gian qua nhờ phát huy được lợi thế của các mặt hàng mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường quốc tế, đồng thời dựa vào tiềm lực của mình công ty đã tiến hành hoạt động kinh doanh xuất khẩu và đạt được đạt được những kết quả đáng kể. Thể hiện qua bảng sau.
Kết quả kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng 1995 – 1998
Mặt hàng xuất khẩu
1995
1996
1997
1998
Giá trị TH
Tỉ trọng (%)
Giá trị TH
Tỉ trọng (%)
Giá trị TH
Tỷ trọng (%)
Giá trị TH
Tỉ trọng (%)
Cà phê
8.395,8
44,6
8.327,3
36,4
13055,7
33,8
9.310,4
38,8
Hạt điều thô
2567,8
13,6
450
1,9
Hạt điều nhân
2732,8
11,9
246,5
0,7
422,2
1,8
Tiêu
900,1
1270
5,5
11579,4
30,0
5358,2
22,3
Đậu các loại
147,9
0,8
504,8
2,2
420,3
1,9
107,3
0,4
Mực , tôm khô
3508
18,6
4735
20,7
594,4
15,5
3155,3
13,2
Cá đông các loại
210,1
1,1
549,4
2,4
737,5
1,92
Da trâu bò muối
822,4
4,4
878,2
3,8
754,9
2,0
472,7
2,0
Thủ công mỹ nghệ
161,6
0,9
654,4
2,8
127,9
0,3
692,5
2,9
Trà
321,2
1,7
753,4
3,3
945,5
2,5
899,4
3,8
Dược liệu
38,7
0,2
66,3
0,3
Ngô
248,2
1,3
244,9
1
Gỗ thành phẩm
1561,2
8,3
1775,9
7,8
1958,3
5,1
2309,2
9,6
Dụng cụ thể thao
32,0
0,08
99,1
0,4
Củ hành khô
413,2
1,1
71,9
0,3
TP chế biến
318,2
1,3
Da, thịt trăn
132,7
0,5
Tơ ren
468,2
19
Hàng khác
2309,1
6
197,9
0,8
18833,8
100
22889,7
100
38.589,7
100
23978,4
100
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU TRÊN TỪNG THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY
Mặt hàng
1995
1996
1997
1998
Xuất khẩu
Giá trị TH
Tỉ trọng (%)
Giá trị TH
Tỉ trọng (%)
Giá trị TH
Tỷ trọng (%)
Giá trị TH
Tỷ trọng (%)
Singapore
10833,7
57,5
8297
36,2
16417,3
42,5
8007,2
33,4
Thái Lan
956,6
5,1
2998,5
13,1
4900,8
12,7
752,3
3,2
Nhật
731
3,9
1247,2
5,4
1949,1
5,05
976,0
4,07
Hồng Kông
246,6
1,3
1408,1
6,1
618,9
1,6
581,2
2,4
Hnà Quốc
96,3
0,51
2105,8
9,2
2770,7
7,18
664,3
2,8
Pháp
741,3
3,9
1241,4
5,4
2081,0
5,4
1278,0
5,3
Anh
94,5
0,5
512,6
1,3
56,3
0,23
Bỉ
301,1
1,6
342,3
1,5
95,4
0,2
Mỹ
342,2
1,5
2275,5
5,9
808,9
3,4
úc
77,8
0,41
124,3
0,5
99,3
0,25
1588,8
6,6
Hà Lan
262,2
1,4
321,0
1,40
2492,4
6,45
266,0
1,1
Đức
503,8
2,7
447,1
1,90
1759,9
4,6
488,3
2,0
Đan Mạch
1086,0
5,8
83,0
0,40
28,3
0,07
86,4
0,4
Ý
534,0
1,4
727,9
3,0
Ba Lan
74,8
0,19
Thuỵ sĩ
1541
8,2
450,7
1,2
Indonesia
200
1,1
1100,2
4,80
400,0
1,04
Malaysia
397
1,06
231,2
1,01
265,0
0,7
Philippin
124.6
0,32
525,6
2,2
Lào
355,9
1,89
242,6
1,09
27.2
0,07
71,5
0,3
Ấn Độ
400,1
2,1
Pakistan
16.3
0,04
Trung Quốc
402,9
2,13
2423,9
10,6
220.3
0,57
409,5
1,7
Tây Ban Nha
220.0
0,57
110,0
0,5
Nga
276.0
0,7
Đài Loan
4771,7
19,9
Phần Lan
11,2
0,05
Mã Lai
226,4
1,1
Tiệp Khắc
123,8
0,5
Thuỷ Điển
1221,0
5,1
Tổng
18833,8
100
22889,9
100
38589,7
100
23976,5
100
Thị trường xuất khẩu đã được công ty chia thành thị trường truyền thống và thị trường mới. Trên hai thị trường này công ty đều xác định cho mình thị trường trọng điểm, nơi mà công ty có thể tập trung mọi nguồn lực cho kinh doanh.
Thị trường truyền thống của công ty bao gồm: Singapore, Nhật, Thái Lan, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc. Các nước này có sự gần gũi về văn hoá cũng như về truyền thống với nước ta do đó tạo điều kiện thuận lợi cho công ty mở rộng thị phần của mình trên thị trường này. Trong thị trường truyền thống, trị giá xuất khẩu sang Singapore một tỉ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu.
Thị trường mới bao gồm các nước thuộc cộng đồng kinh tế Châu Âu như: Hà Lan, Pháp, Ý, Anh ... và các nước thuộc các khu vực khác trên thế giới như Ấn Độ, Philippin, Trung Quốc.... trị giá hàng xuất khẩu sang các thị trường này không lớn trong kim ngạch xuất khẩu của công ty. Nhưng với quy mô lớn của thị trường thì đây là những tiềm năng công ty có thể khai thác.
III. ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM CỦA CÔNG TY SIMEX SANG THỊ TRƯỜNG LÀO TRONG THỜI GIAN QUA.
Trong suốt 10 năm qua, từ năm 1991 – 2000, mặc dù buôn bán giữa hai nước ngày càng được thuc đẩy hơn nhưng nếu xét về cán cân thương mại giữa Việt Nam và Lào thì chúng ta nhập siêu khá lớn với thời gian khá dài (7 năm trong giai đoạn 10 năm), đặc biệt như năm 1994 và năm 1998. Ta nhập siêu/ kim ngạch xuất, nhập khẩu tương ứng là 101.421.000 USD/139.848.000 USD và 71.017.000 USD/ 217.599.000 USD. Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn về một khía cạnh nói trên thì chưa thể đánh giá đầy đủ vấn đề khi mà chưa đề cập tới tiềm năng, nhu cầu của thị trường mỗi nước.
Nhìn chung các mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Lào có chủng loại đa dạng hơn so với các mặt hàng nhập từ Lào về. Số lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Lào là khá lớn so với nhu cầu tiêu thụ của Lào. Tuy nhiên, kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam - Lào chưa tương xứng với tiềm năng, với mối quan hệ đặc biệt và lâu đời giữa hai nước. Để giải quyết vấn đề này Chính phủ, ngành thương mại, các cơ quan hữu quan hai nước đã phối hợp trao đổi cùng đưa ra những chính sách ưu tiên lẫn nhaucho hoạt động khủng hoảng kinh tế ASEAN; khi mà đồng kíp Lào bị phá giá và mất ổn định; từ chỗ lạm phát trước khủng hoảng dưới 10% có lúc lên tới 19,4% năm 1995, 13% năm 1996 và hiện nay ở mức 15% hàng năm. Năm 1997, Chính phủ Lào đã quyết định thực hiện giảm 50% thuế các mặt hàng nhập từ Việt Nam (Văn bản 1577/TT, ngày 18/9/1997). Đáp lại chính phủ Việt Nam cũng đã quyết định cho phép giảm 50% thuế xuất, nhập khẩu thông thường đối với hàng hoá sản xuất tại Lào. Theo đó, các bộ tài chính thương mại, Tổng cục hải quan có thông tư liên bộ hướng dẫn cho phép 5 nhóm mặt hàng chủ yếu được miễn 50% thuế xuất, nhập khẩu. Sau một năm thực hiện, ngày 23/8/1999, Chính phủ Việt Nam đã đồng ý giảm 50% thuế cho các hàng hoá có xuất xứ từ Lào với 6 nhóm 38 mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam.
Trong những năm qua, bằng sự nỗ lực và cố gắng không ngừng của mình, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Hà đã thu được những thành tựu đáng ghi nhận thể hiện:
* Quy mô thị trường của Công ty không ngừng được mở rộng. Nếu như năm 1996, công ty mới chỉ có quan hệ buôn bán với 16 quốc gia khác nhau với tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thu được là 22.889.900 USD thì năm 1999 công ty đã thiết lập được quan hệ buôn bán ở 22 quốc gia với tổng kim ngạch xuất khẩu thu được là 27.921.340 USD tăng 21,98% so với năm 1996.
Mặt khác, nếu như trước đây, thị trường của Simex tập trung chủ yếu ở khu vực Châu Á thì giờ đây, ngoại khu vực thị trường truyền thống này, thị trường EO, thị trường Mỹ và Úc dần trở thành những bạn hàng quen thuộc của Simex, đóng góp đáng kể vào tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của công ty.
Đây không chỉ đơn thuộc là sự lớn mạnh về quy mô mà còn thể hiện sự chiếm lĩnh được lòng tin của khách hàng trong quan hệ làm ăn buôn bán của công ty.
Điều này là nền tảng vững chắc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Simex sau này.
Để có kết quả như vậy, Công ty đặc biệt chú trọng và quan tâm đến công tác tìm kiếm và mở rộng thị trường, ưu tiên hàng đầu vào việc nghiên cứu và tìm kiếm những nguồn hàng có chất lượng cao giá rẻ, mạnh dạn đầu tư vào hoạt động sản xuất, chế biến và bảo quản hàng hoá, nghiêm chỉnh thực hiện đầy đủ mọi cam kết với khách hàng.
Đối với một công ty cổ phần thương mại kinh doanh trong lĩnh vực xuất khẩu như Simex thì đây là một kết quả đáng được nhà nước khen thưởng và khích lệ.
* Không ngừng phát triển danh mục mặt hàngkinh doanh và chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng giảm tỷ trọng hàng sơ chế, tăng tỷ trọng hàng tinh chế.
Đi liền với quy mô thị trường ngày càng mở rộng là sự gia tăng các mặt hàng xuất khẩu. Tính đến nay, trong danh mục mặt hàng bên cạnh các mặt hàng truyền thống là sản phẩm của các ngành , nông lâm, thuỷ hải sản một số mặt hàng là sản phẩm của các ngành, nông lâm, thuỷ hải sản một số mặt mặt hàng là sản phẩm của các ngành công nghiệp nhẹ như: dụng cụ thể thao, hàng may mặc, hàng thêu ren, đệm, xe hơi, thực phẩm chế biến cũng được công ty đưa vào danh mục hàng hoá kinh doanh của mình.
Chương III.
BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HÀNG HOÁ SANG THỊ TRƯỜNG LÀO
I. TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT - LÀO VÀ SỰ CẦN THIẾT THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU.
Trong thời gian gần đây tình hình phát triển kinh tế xã hội Lào đã từng bước phát triển đạt được kết quả đáng kể. Năm 1998, sự phát triển kinh tế xã hội Lào đã đạt được những mục tiêu sau:
- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 7,2% (1). So với năm 1997 là 6,9%, như vậy là tăng một chút so với năm trước.
- Tổng sản phẩm nông - lâm nghiệp tăng 5, %(2) chiếm 50,3% GDP, tăng hơn so với năm 1997 (4,9%).
- Tổng số lượng công nghiệp tăng 10%, chiếm 21,7% GDP, giảm so với 1997 (12,3%).
- Dịch vụ tăng 10%, chiếm 28% GDP (năm 1997 tăng 9,8%)
- Năm 1998, xuất khẩu đạt 0,3 tỷ USD, bằng mức tăng 1997.
- Cán cân thanh toán trong tài khoản vãng lai 0,3 tỷ USD.
- Dự trữ không kể vàng năm 1998 là 0,2 tỷ USD, tiết kiệm đạt 12% của GDP.
- Năm 1998 nợ nước ngoài là 2,2 tỷ USD.
- Lạm phát trung bình cả năm là 19,5(3) cao hơn so với năm 1997 (14,2%).
- Năm 1996, nguồn thu ngân sách đạt 338,6 tỷ kíp tăng khoảng 32,3%, chiếm 14,4% GDP.
- Năm 1998, dân số tăng 2,9% bằng mức tăng năm ngoái thu nhập bình quân đầu người đạt gần 370 USD(4).
- Chú ý khuyến khích và đẩy mạnh các thành phần kinh tế khác, đầu tư phát triển nhiều hơn nữa kể cả đầu tư cỡ nhỏ vào lĩnh vực thủ công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp. Trong năm 1998 đầu tư của tư nhân trong nước đạt mức 3 - 6% GDP.
Về đầu tư của nhà nước.
Trong năm 1998 tổng số vốn đầu tư ngân sách trong nước là 75,5 tỷ Kíp, nếu cộng cả vốn nước ngoài là 215 tỷ Kíp thì tổng số vốn đầu tư của nhà nước là 290,5 tỷ Kíp.
Riêng 75,5 tỷ Kíp vốn trong nước phân bổ cho trung ương quản lý 52,7 tỷ Kíp, chiếm 69,87 tổng số vốn.
Đối với 21 tỷ Kíp vốn nước ngoài, đã tập trung thực hiện các dự án nằm trong kế hoạch đã ký thoả thuận. Khoảng 87% vốn nước ngoài do Trung ương quản lý, vì vậy trong việc sử dụng vốn trên, các bộ và các cơ quan vẫn tiếp tục nghiên cứu xem nếu các dự án nào có đủ điều kiện chuyển giao về cho tính quản lý được thì sẽ giao vốn về cho địa phương quản lý và tổ chức thực hiện, còn trung ương tập trung đi sát, theo dõi kiểm tra, thúc đẩy và hướng dẫn địa phương tổ chức thực hiện.
Tổng số vốn 290 tỷ Kíp đã phân bổ cho các ngành như sau:
Các ngành
Cơ cấu (%)
Tổng số vốn (Tỷ Kíp)
Vốn trong nước
Vốn nước ngoài (tỷ Kíp)
- Nông, lâm nghiệp
14,28
41,48
23,30
18,18
- Công nghiệp
12,41
36,05
3,40
32,65
- Giao thông
42,31
122,90
20,39
102,51
- Giáo dục
11,00
31,95
6,67
25,28
- Y tế
6,42
18,76
3,54
15,22
- Thông tin văn hoá
1,94
5,65
3,46
1,19
- Lao động phúc lợi xã hội
3,70
10,76
1,71
9,05
- Cơ quan văn phòng
3,07
8,92
8,66
0,26
- Phát triển nông thôn
4,83
14,03
4,37
9,66
100
290,50
75,50
215,00
Nguồn: Hội nghị thường kỳ lần thứ II: Quốc hội Khoá IV năm 1998.
Đã xây dựng 69% số vốn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và xây dựng hạ tầng cơ sở, 23% vào lĩnh vực văn hoá xã hội, 31% vào việc xây dựng trụ sở cơ quan; 48% vào việc phát triển nông thôn có trọng điểm.
Sự phát triển kinh tế trong từng lĩnh vực.
Phát triển sản xuất.
- Về nông - lâm nghiệp: Trong năm 1998, ngành nông, lâm nghiệp tiếp tục tập trung thực hiện kế hoạch sản xuất hàng hóa chấm dứt nạn phát rừng làm râỹ, thực hiện định cạnh đồng thời chú ý đến kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng về thủy lợi và nghiên cứu thí điểm nông - lâm nghiệp.
- Về sản xuất lương thực, đã 20 năm nay, Lào vẫn chưa giải quyết được nạn lũ lụt được vững chắc. Để giải quyết dứt điểm vấn đề này, nhà nước Lào phải quyết tâm chuyển đổi mùa vụ, từ mùa mưa chuyển sang trồng lúa vào mùa khô tại vùng hay ngập lụt, để làm được điều đó, năm 1998 Lào đã vạch kế hoạch khảo sát và lập kế hoạch thủy lợi tại vùng lũ lụt để sản xuất vào mùa khô. Năm 1998 Lào đã hoàn thành kế hoạch lắp đặt máy bơm để kịp thời chuẩn bị cho sản xuất mùa khô.
Theo con số tính toán ban đầu năm 1998 đã sản xuất được 1,9 triệu tấn thóc, trong đó vụ mùa đạt 1,5 triệu tấn vụ chiếm 0,2 triệu tấn và lúa mương đạt 170.000 tấn. Đàn gia súc tăng bình quân 4% năm, đã cung cấp cho xã hội khoảng 86.200 tấn thịt và 36.800 tấn cá.
- Về sản xuất hàng hoá: Tăng cường hàng hoá lưu thông trong nước và có một phần xuất khẩu. Cụ thể ngô tăng 12%, thuốc lá tăng 12,9%, bông tăng 20%, mía tăng 30%. Đã chú trọng đẩy mạnh sản xuất cà phê tại vùng cao nguyên Bolevên và tại một số vùng có điều kiện khác, coi cà phê là một mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn.
- Chấm dứt nạn phát rừng làm rẫy và định canh: Trong năm 1997 đã phấn đấu giảm diện tích rẫy xuống còn 138.530 ha và năm 1998 chỉ còn 111.200ha. Tiếp tục hoàn thành việc phân đất, phân rừng tại 1.450 bản, tăng 11,6% so với năm ngoái, đào tạo cán bộ khuyến lâm, trồng trọt và chăn nuôi cho 3.000 bản.
- Công tác Thuỷ lợi: Trong mùa khô 1998 đã mở rộng diện tích vụ chiêm 50.000ha, tăng 87,6% so với năm 1997.
- Công tác phát triển nông thôn: Tiếp tục củng cố và quy định rõ hơn chức năng ban chỉ đạo phát triển nông thôn các cấp. Đệ trình dự thảo kế hoạch phát triển nông thôn thời kỳ 1996 - 2000 và đã chuẩn bị để Chính phủ xét duyệt. Trong năm 1998, số vùng trọng điểm phát triển nông thôn toàn diện đã tăng từ 62 lên 82 trọng điểm. Việc xác định vùng trọng điểm phát triển nông thôn mỗi vùng đều phải có luận chứng kinh tế - kỹ thuật - xã hội, từ đó lập dự án cụ thể từng mặt và nêu rõ mục đích yêu cầu và chỉ tiêu phấn đấu trong từng thời kỳ, đồng thời phải có người chịu trách nhiệm quản lý và tổ chức thực hiện.
- Về công nghiệp thủ công nghiệp: Đã xây dựng và hoàn thành đúng thời hạn các dự án thuỷ điện đã được phê duyệt như dự án thuỷ điện Nậm - Thôn - Hỉn - Ban và Huội - họ, bắt đầu xây dựng nhà máy thủy điện xêpiên - xênậmnoi và thủy điện Nậm Lộc, theo dõi, xem xét dự án thủy điện Nậm Thon 2 của ngân hàng thế giới và sự tiến triển của dự án thủy điện Hổng - xa - lịch - nay. Tiếp tục xây dựng những nhà máy thủy điện nhỏ và mở rộng điện tới các huyện, ít nhất là có thêm so huyện lỵ có điện. Đã nghiên cứu để kéo điện từ Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan về cung cấp cho các huyện dọc biên giới 3 tỉnh phía Bắc, cho huội xai và Xêpôn.
Tiếp tục dự khảo sát lập bản đồ địa chất miền Trung, tỷ lệ 1/200.000, tiếp tục dự án thăm dò các nguồn khoáng sản.
Đã quan tâm quản lý các nhà máy chế biến và thủ công nghiệp của mọi thành phần kinh tế để họ tiến hành sản xuất - kinh doanh có kế hoạch và bảo đảm nghĩa vụ nộp ngân sách theo kế hoạch. Đã nghiên cứu điều kiện khả thi xây dựng nhà máy đường tại tỉnh phongxaly; nhà máy xi măng tại tỉnh UĐômxay và Khăm muộn nhà máy dầu thực vật tại tỉnh Pharabang và một số nhà máy khác tại miền Trung và miền Nam. Về thủ công nghiệp bắt đầu xây dựng trung tâm khuyến khích thủ công nghiệp, tại tỉnh Luôngphrabang, khảo sát và đẩy mạnh sản xuất công nghiệp và tiêu thụ công nghiệp của nhân dân để sản xuất hàng tiêu dùng và tăng thu nhập gia đình.
* Lĩnh vực dịch vụ:
- Về giao thông tiếp tục khảo sát và thiết kế song 7 con đường trong thành phố Viêng Chăn, đường 13 Nam Xavănnakhệt - Pacxê (hoàn thành 50%), tiếp tục khảo sát thiết kế cầu bắc qua sông Mêkông tại Xavanna khệt. Tiếp tục xây dựng và hoàn thành 100t đợt một con đường số 13 xavannakhệt - pacxee, hoàn thành 35% con đường Xoong mệch - pacxê - Vôn kham hoàn thành 40% con đường số 16 và cầu; hoàn thành 100t. Việc rải nhựa đường số 8; tiếp tục xây dựng đường số 6, 7 cây cầu trên đường số 1. Khởi công xây dựng cầu bắc qua sông Mêkông tại pacxe và tiếp tục thực hiện các dự án khác.
Tiếp tục xây dựng cảng bản văng tỉnh Viêng Chăn, vận động tìm kiếm vốn để xây dựng cảng bản Món và xây dựng Kè chống sạt lở tại huyện Tôn Phơng tỉnh Bò Kẹt và một số nơi khác. Khởi công xây dựng đường xe lửa Viêng Chăn - Noong Khai, tiếp tục củng cố sân bay quốc tế (vặt - tầy) và sân bay khác.
- Về vận tải tiếp tục thu nhập số liệu thống kê mọi mặt của ngành vận tải đường bộ, đường thuỷ; chuẩn bị đàm phán hiệp định vận tải quá cảnh với Xingapore và Malaixia.
- Về bưu điện viễn thông: chú trọng phát triển mạng lưới bưu điện cấp huyện và các vùng trọng điểm; tiếp tục xây dựng Viba Luông phrabang - xaynhabuly; hoàn thành việc lắp đặt viễn thông đợt 2 tỉnh Bồ Kẹo, Phongxaly, xê - công và ắttạpư. Tăng số máy điện thoại các tỉnh đã có và một số dự án khác.
- Về kiến trúc, quy hoạch đô thị và nước máy: Đã tiếp tục thực hiện xây dựng hệ thống hành chính đô thị và phát triển đô thị loại2. Bắt đầu khảo sát thiết kế quy hoạch tỉnh lỵ xavannakhệt, Bòlikhămxay, Chămpaxắc và trọng điểm Thà Viêng. Tiếp tục thực hiện dự án xây dựng và hoàn thành nhà máy nước ở 7 tỉnh phía Bắc, Thàkẹt, đặc khu Xayxốmbun và hoàn thành 75% dự án nhà máy nước Luông - Phrabang đợt 2 khởi công xây dựng nhà máy nước huyện Mường Khoỏng.
- Về thương mại: Chú trọng công tác quản lý giá các mặt hàng thiết yếu như gạo tiêu thụ trong nước, xăng dầu, xi măng, thực phẩm, một số mặt hàng tiêu dùng. Phấn đấu để chỉ số giá cả biến động không quá 9%, kịp thời sử dụng tiền dự trữ can thiệp vào giá gạo tiêu thụ trong nước; khuyến khích các nhà kinh doanh đưa hàng hoá và công cụ sản xuất về bán tại vùng nông thôn; phối hợp với ngân hàng để mở rộng mạng lưới dịch vụ tín dụng tới những cơ sở sản xuất nhằm khuyến khích sản xuất hàng hoá. Kết hợp với Bộ tài chính và các ngành hữu quan củng cố các công ty, xí nghiệp quốc doanh trong việc tổ chức thực hiện tốt hơn luật kinh doanh. Đã nghiên cứu khả năng xây dựng vùng buôn bán tự do tại các tỉnh miền Bắc, miền Trung và miền Nam.
Đẩy mạnh xuất khẩu kể cả xuất khẩu tại chỗ nhằm giữ tỷ lệ nhập siêu ở mức 14% GDP. Tiếp tục quản lý nhập khẩu hàng hoá, hạn chế nhập những mặt hàng xa xỉ phẩm nhằm giảm nhập siêu; đề ra chính sách, phương pháp phù hợp về kinh tế trong việc gia nhập khu vực mậu dịch ASEAN.
- Về dịch vụ: Tiếp tục khảo sát và thu thập số liệu về các nguồn du lịch quan trọng trong cả nước cũng như các nguồn du lịch liên quan đến quốc tế nhằm chuẩn bị mở năm du lịch Lào 1999. Tiếp tục mở rộng hợp tác về du lịch với các nước ASEAN và Châu á - Thái Bình Dương, Liên hiệp Châu Âu và các nước Châu Mỹ. Đã chuẩn bị và tạo điều kiện để gia nhập hội du lịch Châu AS - Thái Bình dương trong năm 1998 phấn đấu thu hút được hơn 600.000 khách du lịch, tăng khoảng 25% so với năm ngoái.
- Về tài chính - ngân hàng: Năm 1998 Lào tiếp tục khắc phục và ổn định tình hình tài chính - tiền tệ, chú trọng tăng thu quản lý nghiêm ngặt các khoản chi tăng cường tiết kiệm, đã tổ chức thực hiện thủ tục quản lý và sử dụng đất, tích cực giải quyết tình trạng chiếm hữu, mua bán đất nhằm tháo gỡ tình hình phức tạp hiện nay. Nhiệm vụ chủ yếu của ngân hàng là phối hợp với các bộ phận hữu quan nhằm kiềm chế và giảm lạm phát bằng biện pháp tài chính - tiền tệ và bằng phương pháp đẩy mạnh khuyến khích sản xuất trong nước, quản lý xuất nhập khẩu lưu thông phân phối hàng hoá. Nhưng do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ của các nước Châu á đã ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình tài chính tiền tệ của Lào kể từ mùa hè năm 1997 đến nay, Lào đã phải phá giá đồng tiền của mình và tỷ lệ lạm phát của nước này đã tăng lên 19,5% năm 1998, mức cao hơn bất kỳ nước nào khác ở Châu á.
Vấn đề mất giá của đồng tiền Kíp xuất phát từ tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán dai dẳng và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Lào sang các nước Châu á và liên minh Châu Âu bị giảm sút. Đến cuối năm 1998, huy động Vốn của Lào đạt 25% và cho vay tín dụng đạt số dư không quá 20%. Duy trì quỹ dự trữ ngoại tệ của chính phủ hiện nay chỉ đạt 100 triệu USD, tương đương với chi phí nhập khẩu trong vòng 2 tháng.
- Về khoa học - công nghệ và môi trường: Tiếp tục nghiên cứu chính schs và hoàn thành luật môi trường, nghiên cứu công ước vì môi trường và xin gia nhập công ước về bảo vệ tầng ôzôn và nghiên cứu các tài liệu văn bản khác. Đã tìm hiểu và quy định về quản lý môi trường đối với dự án năng lượng điện như: dự án Nậm Thon 1, Nậm Thon 2, Xêcamau 1, Nậm ngừm 2, nhà máy điện Hổng xa lịch nay và các dự án khác.
* Những khó khăn và triển vọng.
Đánh giá tình hình một năm qua, mặc dù đất nước gặp nhiều khó khăn nội tại và những khủng hoảng về tài chính - tiền tệ của các nước Châu á gây ra, nhưng Lào cũng đã giành được thắng lợi nhiều mặt như: giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội, kinh tế tiếp tục phát triển. Song Lào cũng còn những khuyết điểm thiếu sót cần được chú ý khắc phục: Việc thực hiện chương trình phát triển của Đảng nhân dân cách mạng và nhà nước Lào từ nay đến năm 2000 còn chậm trễ, giải quyết các vấn đề kinh tế, tài chính chưa liên tục, việc giải quyết các vấn đề xã hội chưa được đề cao đúng mức mà lý do chính là do khâu quản lý làm chưa tốt. Quốc hội Lào tin rằng chính phủ sẽ tiếp tục tiến hành các biện pháp hữu hiệu nhằm đạt được mục tiêu và phương hướng trong kế hoạch nhất là kế hoạch phát triển Kinh tế - xã hội và kế hoạch ngân sách năm 1998 - 1999 mà quốc hội Lào đã thông qua.
- Năm 1999, Lào sẽ tập trung hạ tỷ lệ lạm phát 50% - 55,9% số vốn đầu tư sẽ sử dụng vào việc xây dựng những cơ sở hạ tầng cần thiết dự án xây dựng nào chưa cần thiết, sẽ được hoãn lại và giãn ra, đồng thời những chỉ tiêu về hành chính của nhà nước xét thấy không cần thiết cũng sẽ cắt giảm.
- Viêng Chăn đang hy vọng đẩy mạnh du lịch sẽ giúp cho nước này khôi phục ngân sách cạn kiệt. Sau thành công của chương trình du lịch "Những điều kỳ lạ ở Thái Lan" được phát động năm nay, Lào sẽ phát động chương trình du lịch trong 2 năm 1999 và 2000. Theo ước tính chương trình này sẽ thu hút khoảng hơn một triệu khách du lịch đến Lào và chỉ tiêu của khách du lịch tại nước này ước tính lên tới 128 triệu USD.
- Mục tiêu phấn đấu đến năm 2000, kinh tế Lào sẽ giữ nhịp độ tăng trưởng từ 8 - 8,5% GDP, bình quân đầu người đạt 500 USD, chuẩn bị điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đưa Là thoát khỏi tình trạng chậm phát triển.
* Triển vọng xuất khẩu.
Tháng 11 năm 1999, quan hệ Việt Nam và EU được bình thường hoá. Ngày 17 tháng 7 năm 1955 Việt Nam và EU ký hiệp định hợp tác tại Brusel, trong đó EU giành cho Việt Nam quy chế tối huệ quốc (MNF) và quy chế ưu đãi thuế quan (GSP). Năm 1997, Việt Nam chính thức được xuất khẩu hàng thuỷ sản sang EU. Hiện nay EU là thị trường lớn thứ hai về nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam (tỷ trọng khoảng 15%). Nhập khẩu chủ yếu là tôm đông, cá đông, cá hộp, mực, thịt tôm hỗn hợp và các sản phẩm thủy sản khác trừ mặt hàng nhuyễn thể hai mảnh vỏ (vì đình chỉ từ tháng 1 năm 1997). Cho đến nay, phần lớn hàng thuỷ sản Việt nam xuất đi EU đều thông qua các công ty của ASEAN như Xingapo, Thái Lan và Hồng Kông. Do có những khó khăn từ đặc điểm của thị trường EU: như lượng hàng cung cấp phải ổn định quanh năm; trong thanh toán quốc tế phải mở LC trả chậm 6 tháng hoặc 1 năm; sự khác biệt về luật lệ và thói quen mua, bán chi phí vận chuyển và bảo hiểm cao... Nhưng, cản trở lớn nhất hiện nay của các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng thuỷ sang sang EU vẫn là chất lượng sản phẩm. Yêu cầu chất lượng hàng thủy sản chia làm 2 hướng: hoặc giữ nguyên trạng thái ban đầu hoặc là chế biến theo những công nghệ nhằm duy trì tốt chất lượng nguyên thuỷ và tạo ra sản phẩm tiện lợi cho người tiêu dùng.
* Kiến nghị nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Lào phát triển.
Được sự quan tâm tạo điều kiện của chính phủ hai nước, quan hệ thương mại có những bước tiến đáng kể. Tuy nhiên, cần phải tiếp tục tháo gỡ những khó khăn để tạo điều kiện cho quan hệ thương mại hai nước phát triển thuận lợi và ổn định. Bộ thương mại xin có một số kiến nghị như sau:
1. Đề nghị cho Chính phủ cho tiếp tục thực hiện đổi hàng với Lào việc đổi hàng giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Lào, đã đạt được kết quả tốt đưa kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Lào lên g ấp gần hai lần so với năm trước, hàng hoá Việt Nam đã phân nào chiếm lĩnh được thị trường Lào, danh mục hàng hoá của Việt Nam sang Lào được mở rộng, luồng hàng có thể sang nước thứ ba, tạo ra một hướng đi mới cho các doanh nghiệp Việt Nam, mặc dù việc đổi hàng giữa các doanh nghiệp 2 nước có hiện tượng tiêu cực gian lận thương mại, cẩn phải xử lý, nhưng có thể khẳng định mặt tích cực là chủ yếu. Bộ thương mại xin kiến nghị chính phủ cho mở rộng diện mặt hàng trao đổi với bạn như xi măng, sắt thép, phân bón...lấy thêm một số mặt hàng công nghệ phẩm của bạn được sản xuất, lắp ráp ở Lào như: tủ lạnh, tivi, quạt điện... đứng về quan hệ chính trị đặc biệt vốn có giữa hai nước, chính phủ Việt Nam đã có văn bản cho phép các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Lào được thực hiện qui chế trao đổi hàng hoá. Do có chính sách đúng, phù hợp thực tiễn nên kim ngạch XNK năm 1998 giữa hai nước Việt Nam và Lào đã đạt được mức cao nhất từ trước tới nay là 216 triệu USD.
Từ đầu năm 1999 tới nay, do tiếp tục cơ chế đổi hàng, đồng thời có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các ngành, các cấp, việc đổi hàng giữa các doanh nghiệp của hai nước đã dần đi vào nề nếp, trong 5 tháng đầu năm 1999 kim ngạch XNK đạt khoảng 95 triệu USD, tăng gấp 3 cùng kỳ 1998.
- Một số biện pháp đang xem xét áp dụng để tăng cường quan hệ thương mại Việt Nam - Lào.
1. Xây dựng mạng lưới siêu thị bán hàng Việt Nam tại Lào.
2. Triển khai khu thương mại Lao Bảo - Đen Xá Vẳn.
3. Lào giảm thuế cho hàng hoá Việt Nam vào Lào và Việt Nam đang xem xét để giảm thuế cho một số mặt hàng của Lào xuất sang Việt Nam.
4. Đưa ngân hàng liên doanh giữa Việt Nam và Lào vào hoạt động để giải quyết khâu thanh toán cho các doanh nghiệp.
II. BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG LÀO CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU NAM HÀ NỘI (SIMEX).
1. Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường xuất khẩu.
Thị trường là vấn đề trọng yếu của nền kinh tế thị trường đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu thị trường đóng vai trò quyết định cho sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp.
Nghiên cứu thị trường là một điều kiện đầu tiên đối với một công ty muốn đưa sản phẩm của mình ra thị trường và mở rộng thị trường hiện tại. Mục đích của nghiên cứu thị trường nhằm đạt được bức tranh khái quát chính xác về thị trường cần phải nghiên cứu để xác định chính xác những nhu cầu trước kia đầu tư cho các công đoàn tiếp theo.
Công ty có thể tự tiến hành nghiên cứu thị trường, ngoài ra có thể sử dụng các nhà cố vấn chuyên môn để tiến hành nghiên cứu rộng, độc lập và kỹ lưỡng.
Ngày nay, thông tin đã trở thành một nguồn lực bên cạnh các nguồn khác, chúng ta muốn hiểu biết về khách hàng phải thông qua thông tin. Nhu cầu của thông tin ngày càng trở nên cấp bách do thị trường thay đổi về qui mô và phạm vi, sự thay đổi về chất của nhu cầu, sự lựa chọn gắt với những hình thức cạnh tranh ngày càng đa dạng vô cùng quan trọng trong nghiên cứu thị trường.
Có nhiều cách mà thông qua đó công ty có thể có được những thông tin cần thiết về thị trường.
* Nguồn ghi chép nội bộ là cơ sở đầu tiên. Trước đây, công ty đã bỏ qua nguồn này - Đây là nguồn cung cấp thông tin về thị trường hết sức chính xác, không những vậy chi phí ít, đơn giản. Tuy nhiên, nguồn này chưa cho phép doanh nghiệp có một cái nhìn bao quát tổng thể thị trường thế giới vào khu vực. Công ty có thể thu thập thông tin từ các báo cáo về đơn đặt hàng, tình hình tiêu thụ, giá cả, mức dự trữ...
* Một trong các nguồn từ trước đến nay Simex và rất nhiều công ty khác đã sử dụng để thu thập thông tin, đó là nguồn qua sách báo ấn phẩm. Thông qua sách báo chuyên ngành, tạp chí, các báo cáo của chính phủ, của Bộ thương mại và công nghiệp Việt Nam, đặc biệt qua mạng Intenret công ty có thể cập nhật những thông tin mới nhất hàng ngày.
* Thông tin qua các hội trợ triển lãm, doanh nghiệp tranh thủ cơ hội tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, đối thủ cạnh tranh.
* Thị trường của công ty.
Trên cơ sở những thông tin thu thập, doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu, phân tích và có chiến lược kinh doanh nhằm chinh phục cơ hội đó.
- Châu Á
Châu Á là thị trường chính của công ty, ở đây công ty đã thiết lập được một số khách hàng truyền thống. Các khách hàng này trong những năm qua đã góp phần đem lại cho công ty một lượng ngoại tệ lớn, song đây là thị trường gián tiếp. Hàng xuất khẩu sang các thị trường này sau đó xuất khẩu sang các thị trường lớn khác. Vì vậy mặc dù khối lượng xuất khẩu lớn song kim ngạch chưa cao. Trong những năm tới đây Châu Á đã đóng vai trò quan trọng trong các khách hàng của SIMEX. Mục tiêu của SIMEX là củng cố và tăng cường quan hệ kinh tế với các thị trường truyền thống.
- Châu Âu.
Đây là một thị trường liên kết kinh tế rộng lớn với trên 380 triệu người tiêu dùng tương đối khó tính. Hàng hoá muốn xâm nhập vào thị trường này phải qua rất nhiều khâu kiểm tra về chất lượng. Đây cũng là một trong những khó khăn đối với công ty. Tuy nhiên Châu Âu là một thị trường trực tiếp. Hàng xuất khẩu sang thị trường này giá luôn cao hơn so với xuất khẩu sang thị trường Châu á. Vì vậy không ngừng tiến sâu vào thị trường này là một trong những mục tiêu của công ty trong thơì gian tới.
+ Pháp.
+ Hà Lan.
- Mỹ.
Mỹ với diện tích lãnh thổ khác lớn (9,4 triệu km2) và dân số đông (370 triệu người), Mỹ là một thị trường có dung lượng lớn và nhiều tiềm năng về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Cũng như EU để hàng nông sản Việt Nam vào được Mỹ ta phải vượt qua được rất nhiều yêu cầu khắt khe về chất lượng, mẫu mã hàng hoá. Cà phê là một trong những mặt hàng SIMEX xuất khẩu sang Mỹ. Trong các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ cà phê luôn có kim ngạch lớn, với mức bình quân ổn định trên 100 triệu USD/năm. Trong những năm tới khi Việt Nam tham gia WTO (Tổ chức thương mại thế giới) và ký được hiệp định thương mại với Mỹ, khả năng xâm nhập vào thị trường này sẽ thuận lợi hơn nhiều.
- Úc.
Đây là thị trường có quan hệ với công ty từ lâu song kim ngạch không đáng kể. Tuy nhiên trong 2 năm trở lại đây với nhiều biện pháp thúc đẩy thị trường, kim ngạch xuất khâủa sang thị trường này tăng vọt, công ty đã biết nhận định chính xác úc là thị trường tiềm năng của công ty. Trong những năm tới ngoài việc giữ vững mức kim ngạch như hiện nay, công ty từng bước tăng kim ngạch xuất khẩu vì đây là thị trường có nhiều nhu cầu chưa được đáp ưngs.
- Nga và SNG
Đây là thị trường truyền thống của Việt Nam cũng như công ty trước đây. Với diện tích 22,4 triệu km2 và dân số trên 300 triệu người, các nước này là thị trường hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Hơn nữa, thị trường này có số lượng người Việt Nam sinh sống lớn, yêu cầu về chất lượng không cao. Mấy năm gần đây công ty bị gián đoạn với thị trường này trong lĩnh vực xuất khẩu. Trong những năm tới công ty cần quan tâm, khai thác triệt để thị trường còn bỏ ngỏ này.
Qua phân tích các thị trường cũng như khả năng doanh nghiệp, tiếp tục giữ vững mối quan hệ lâu dài với các thị trường truyền thống, lấy các khách hàng này làm trọng tâm. Bên cạnh đó không ngừng tìm kiếm, thăm dò các thịt trường mới để mở rộng hoạt động xuất khẩu và làm những thị trường đệm khi gặp khó khăn.
Xác định thị trường là nhân tố vô cùng quan trọng, nó giúp cho công ty xác định cho mình cái đích cần đạt tới, cái hướng phải đi. Song để chi phối các thị trường đó doanh nghiệp cần phải có nhiều hoạt động cụ thể, sử dụng các nguồn lực của mình một cách hiệu quả.
2. Nâng cao hiệu quả công tác thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu.
Cũng như các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu khác Simex nhận thức tầm quan trọng của công tác thu mua tạo n guồn hàng xuất khẩu. Việc tạo ra nguồn hàng tốt chất lượng cao, giá rẻ, điều kiện giao hàng nhanh, ổn định sẽ cho phép công ty thực hiện tốt hợp đồng xuất khẩu đảm bảo uy tín với khách hàng.
Trong thu mua hàng hoá, lựa chọn nguồn hàng được công ty hết sức coi trọng, những yêu cầu về hàng hoá, cách thức mua của công ty... có được đáp ứng tốt hay không đều phụ thuộc vào quyết định này. Tuỳ theo tình hình thị trường cũng như yêu cầu về hàng hoá của khách hàng mà doanh nghiệp quyết định lựa chọn nguồn hàng nào.
Với đặc điểm riêng của hàng xuất khẩu, trong những năm tới Simex cần chú trọng khai thác các nguồn hàng sau:
- Nguồn hàng thu mua qua đại lý.
- Nguồn hàng ở các công ty, cơ sở sản xuất chế biến.
- Nguồn hàng liên doanh liên kết.
Mở rộng sang các thị trường mới, củng cố và tăng cường quan hệ với các thị trường truyền thống là mục tiêu của Simex. Một trong nhiều cách thức để đạt được mục tiêu trên chính là nâng cao công tác thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu. Để làm được điều đó, công ty cần chú ý tới các vấn đề sau:
+ Lựa chọn các nguồn hàng hợp lý có khả năng về tài chính và năng lực sản xuất, đảm bảo uy tín, thực hiện đầy đủ hợp đồng mua hàng để ký kết.
+ Thiết lập mạng lưới mua hàng cơ động, thuận tiện. Bố trí các kho hàng hợp lý.
+ Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho công tác thu mua, đặc biệt cần bổ sung thêm các phương tiện vận chuyển, các thiết bị nhà kho, thiết bị kiểm nghiệm hàng hoá.
+ Nâng cao hiệu quả công tác kiểm nghiệm chất lượng hàng hoá. Muốn vậy, cần nâng cao trình độ nghiệp vụ cán bộ thu mua, nâng cao trách nhiệm và tạo điều kiện cho người thu mua hoàn thành nhiệm vụ.
3. Nâng cao hiệu quả công tác bán hàng xuất khẩu tại công ty.
Các doanhg nghiệp thương mại nói chung và Simex nói riêng, các hoạt động mua hàng tạo nguồn, nghiên cứu thị trường, nhằm mục đích là bán được hàng. Bán hàng là vấn đề khó khăn nhất trong phần lớn các công việc kinh doanh đối với công ty thương mại, nhưng ít khi mọi người chịu bỏ thời gian ra để hoạch định những chiến lược khả thi sẽ đem lại khảon lợi nhuận lâu dài. Nhiều công ty lại tin rằng của mình sẽ bán được mà không cần một chiến lược bán hàng được tổ chức tốt và đúng thể thức.
Song sẽ không có gì huyền diệu hay bí hiểm trong việc bán hàng cả, với điều kiện việc hoạch định một chiến lược chi tiết đảm bảo phải được tiến hành trước khi bắt đầu chiến lịch bán hàng. Sự hoạch định kế hoạch bán hàng một cách kỹ lượng và chi tiết là điều tới quan trọng đảm bảo cho việc thu nhập thị trường có "bài bản" và phù hợp. Nó phải được kết lập để chỉ dẫn cho công ty và đội ngũ bán hàng, tiếp thị đi theo con đường gắn nhất đến thành công.
Trên cơ sở nắm vững đặc điểm về sách lược bán hàng, Simex có thể đề ra chiến lược bán hàng phù hợp cho mình.
* Tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng.
Vận dụng được sách lược này không ngừng doanh nghiệp có khả năng tăng được doanh số bán hàng mà còn lấy được sự tín nhiệm và thu hút được khách hàng.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc ký kết hợp đồng.
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong quá trình chuyển đưa hàng hoá tới tận tay khách hàng.
- Có các ưu đãi trong quá trình thanh toán, giá cả với những khách hàng truyền thống, khách hàng mua với số lượng lớn và những khách hàng đến với công ty lần đầu.
* Đón nhu cầu khách hàng.
Dựa vào đặc điểm, công dụng của hàng hoá, kết quả nghiên cứu thị trường nước nhập khẩu để nắm bắt chính xác nhu cầu của khách hàng mà công ty có khả năng cung cấp, từ đó thoả mãn nhu cầu của khách hàng.
* Mở rộng mạng lưới phân phối.
Hiện nay, việc bán hàng chủ yếu là khách hàng tìm đến công ty qua các quảng cáo. Vì vậy nhiều lúc công ty rơi vào thế bị động, công ty xem xét cân nhắc các thị trường tiềm năng, lựa chọn thị trường hẫp dẫn mở các văn phòng đại diện nhằm thúc đẩy hơn nữa khả năng bán hàng. Mỗi văn phòng đại diện ở nước ngoài đảm trách nhiệm vụ thu thập thông tin về thị trường, tìm kiếm khách hàng, giao dịch đàm phán, ký kết hợp đồng, tạo điều kiện đưa hàng hoá đến với khách hàng tốt nhất, nhanh nhất.
* Giá là một trong bốn yếu tố mà bất kỳ nhà kinh doanh nào cũng phải quan tâm đến, nhất là trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Định giá bán là một nghệ thuật trong kinh doanh, đề ra các quyết về giá để chiếm được ưu thế trong cạnh tranh là yêu cầu đặt ra với các doanh nghiệp. Sai lầm về giá có thể dẫn tới. Định giá bán cao gây ra tình trạng khó bán hàng, mất khách hàng, giảm khả năng cạnh tranh. Định giá thấp không bù đắp được chi phí, lợi nhuận giảm.
* Xúc tiến bán hàng việc tung ra sản phẩm mới hay mở rộng hơn nữa phạm vi hoạt động đòi hỏi sự đẩy mạnh quảng cáo, sự tiếp xúc với công chúng và sự có mặt trong triễn lãm, hội trợ được lựa chọn cận thận.
- Quảng cáo.
- Hội trợ triển lãm.
- Liên doanh liên kết.
4. Nâng cao sức cạnh tranh hàng xuất khẩu tại công ty.
Việt Nam được đánh giá là một nước có vị trí thuận lợi, có đất đai màu mỡ, khí hậu nhiệt đới gió mùa, rất phủ hợp với việc chồng các cây nông nghiệp và các cây công nghiệp: cà phê, cao su, điều... hơn nữa Việt Nam là một nước có nguồn nhân lực dồi dào, con người Việt Nam cần cù chịu khó, thông minh. Chính vì thế Việt Nam rất có thể trong việc sản xuất và xuất khẩu. Thực hiện tế đã chứng minh bằng việc sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam đứng thứ 4 thế giới và đứng thứ 2 Châu á. Tuy nhiên khả năng cạnh tranh của hàng xuất của Việt Nam cũng như của công ty SIMEX, trong thời gian qua còn thấp.
* Tăng cường đầu tư cho khâu chế biến.
Khâu chế biến là khâu quan trọng quyết định đến chất lượng và giá thành của hàng xuất khẩu. Simex là doanh nghiệp thương mại nên không thể trực tiếp tác động tới khâu chế biến song có thể tác động gián tiếp thông qua các công ty, các cơ sở sản xuất chế biến hàng xuất khẩu. Công ty liên doanh, liên kết cùng với họ để tập trung đưa tiến bộ kỹ thuật vào khâu sau thu hoạch nhằm giảm tổn thất hao hụt sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm. Không chỉ chú trọng công tác chế biến, cần tăng cường hơn nữa công đoạn bảo quản sau khi chế biến cũng như sau khi thu hoạch.
* áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000.
Một doanh nghiệp muốn đứng vững trong hoạt động kinh doanh thì việc liên tục giảm giá thành và cải tiến chất lượng là điều tất yếu không quan tâm. Chính vì vậy, vấn đề chất lượng ngày nay trên thế giới không chỉ được đặt ra ở cấp độ công ty mà còn là mối quan tâm của cả quốc gia. Chất lượng đã và đang trở thành một trong những mục tiêu có tầm chiến lược quan trọng trong các kế hoạch và chương trình phát triển kinh tế của nhiều nước, làm thế nào tăng chất lượng sản phẩm mà lại giảm được giá thành? Chìa khoá của vấn đề là phải thực hiện quản lý chất lượng có hiệu quả vì chất lượng không phải là tự phát nó cần được quản lý.
Bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 và các tiêu chuẩn quản lý chất lượng khác hơn lúc nào hết trở thành mục tiêu thực hiện cấp thiết của các doanh nghiệp Việt Nam. Một doanh nghiệp Việt Nam được tổ chức quốc tế có uy tín cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9000 thì có thể coi như doanh nghiệp đó đã nắm trong tay tấm giấy thông hành để vững bước vào thị trường quốc tế. Con đường để các doanh nghiệp Việt Nam đạt được tiêu chuẩn ISO 9000 là áp dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM.
* Tăng cường hoạt động Marketing
Trong thời gian qua, hoạt động marketing của công ty trong hoạt động xuất khẩu còn chưa phát triển, chính vì thế làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu.
5. Xây dựng và củng cố tiềm lực vô hình của công ty trong hoạt động xuất khẩu.
Tiềm lực vô hình tạo nên sức mạnh trong hoạt động xuất khẩu thông qua khả năng "bán hàng" gián tiếp của doanh nghiệp. Sức mạnh thể hiện ở khả năng ảnh hưởng và tác động đến sự lựa chọn, chấp nhận và quyết định mua hàng của khách hàng.
Vô hình bởi người ta không thể lượng hoá một cách trực tiếp mà phải "đo" qua các tham số trung gian.
Tiềm lực vô hình không tự nhiên mà có tuy có thể hình thành một cách tự nhiên, nhưng nhìn chung tiềm lực vô hình cần được tạo dựng một cách ý thức thông qua các mục tiêu và chiến lược xây dựng tiềm lực vô hình cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có uy tín là doanh nghiệp luôn có vị trí cao và hình ảnh đẹp trong con mắt và ấn tượng của khách hàng. Điều đó có nghĩa là sự tín nhiệm của doanh nghiệp càng cao thì khả năng ký lợi, doanh nghiệp sẽ thuận lợi hơn trong cạnh tranh. Tuy nhiên, tín nhiệm luôn ở trạng thái động của thị trường, nghĩa là nó có thể nhận khách quan và chủ quan, song nguyên nhân chủ quan là yếu tố quyết định. Tiếng lành đồn xa, có được sự tín nhiệm sẽ không ngừng mở rộng được thị trường, đây là cái đích mà nhiều doanh nghiệp đang hướng tới.
Trong những năm qua, Simex đã tạo dựng được một sự tín nhiệm đối với khách hàng. Vì vậy củng cố và nâng cao sự tín nhiệm của mình là bước tiếp theo. Có như vậy công ty mới luôn giữ được hình ảnh đẹp đẽ và lòng tin của khách hàng.
* Tạo dựng và củng cố tín nhiệm về chất lượng sản phẩm. Các sản phẩm có tín nhiệm về chất lượng trên thị trường là những sản phẩm được người tiêu dùng tin tưởng, chỉ cần nói nhãn hiệu của sản phẩm đó là người ta bỏ tiền ra mua không hề hoài nghi về chất lượng.
Simex là một doanh nghiệp thương mại chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu chứ không phải là doanh nghiệp sản xuất, do vậy công ty không thể tự mình tác động trực tiếp vào sản phẩm nhằm cải tiến chất lượng của nó được. vì vậy đáp ứng yêu cầu của khách hàng về chất lượng của sản phẩm đòi hỏi công ty phải có sự khéo léo sáng suốt trong việc lựa chọn nguồn hàng xuất khẩu. Vì khi đó uy tín chất lượng sản phẩm của công ty dựa trên uy tín và chất lượng sản phẩm của nguồn hàng thu mua đã chọn.
* Tạo dựng và củng cố tác động phong kinh doanh.
Trong kinh doanh, doanh nghiệp không chỉ xây dựng tín nhiệm trách chất lượng sản phẩm mà còn phải xây dựng tác phong kinh doanh. Đó là việc tuân thủ thời gian, tuân thủ hợp đồng và có tinh thần trách nhiệm cao trong quan hệ với các bạn hàng ,khách hàng. Công ty sẽ có thêm nhiều bạn hàng và khách hàng nếu công ty có uy tín trong tác phong kinh doanh. Nếu công ty chỉ chú trọng đến chất lượng sản phẩm mà quên không chú ý tới tác phong kinh doanh thì công ty sẽ dần mất khách hàng, thậm chí dẫn tới sự đi xuống của công ty. Một công ty mất hết uy tín thì không có khách hàng muốn quan hệ với họ nữa.
Tạo tín nhiệm về tác phong kinh doanh phải bằng sự chân thành, trung thực có như vậy, công ty sẽ giành được sự tin tưởng của khách hàng, uy tín của công ty ngày càng được củng cố và nâng cao.
6. Nâng cao hiệu quả công tác huy động và sử dụng vốn trong hoạt động xuất khẩu.
Vốn là yêu cầu thiết yếu của tất cả các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp hoạt đông trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Vốn của công ty trong những năm qua được huy động từ các nguồn sau:
- Vốn ngân sách cấp: bao gồm vốn cố định, vốn lưu động, vốn XDCB do ngân sách hoặc vốn có nguồn gốc lợi nhuận để lại, chênh lệch tỷ giá không phải nộp, các vốn vay sau khi đã trả song nợ và lãi suất tiền vay, các quỹ xí nghiệp.
- Vốn liên doanh liên kết.
- Vốn tín dụng gồm: tiền vay ngắn hạn, vay dài hạn ngân hàng hoặc các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Trong những năm qua công ty luôn phải tự cân đối vốn do nguồn vốn quá eo hẹp, nhiều lúc công ty rơi vào thế bị động khi có hợp đồng lớn, qua xem xét tình hình trong công ty cũng như tình hình bên ngoài công ty, có thể thấy được rằng có các nguồn mà công ty có khả năng huy động để tăng cường, mở rộng khả năng tài chính.
7. Hạn chế rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu, công ty thường gặp những rủi ro như: bạn hàng không đủ khả năng thanh toán việc thanh toán chậm, chứng từ bị thiếu sót. Những điều này có thể dẫn tới các tranh chấp, khiếu nại đáng tiếc xảy ra, làm ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu trước mắt cũng như mối quan hệ thương mại lâu dài. Có rất nhiều cách thức để giảm bớt và hạn chế rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu.
- Công ty có thể quyết định không bán với những bạn hàng mà công ty chưa có đủ thông tin về họ, có nhiều mối quan hệ. Những thị trường mà xác suất gặp rủi ro cao.
- Đảm bảo hàng xuất khẩu của công ty không phải tập trung tất cả vào một thị trường mà mỗi sản phẩm có vài ba thị trường trọng điểm và có nhiều thị trường bổ sung.
- Sử dụng công cụ bảo hiểm.
Với những rủi ro xảy ra, doanh nghiệp hạn chế đến mức tối đa những thiệt hại bằng việc thực hiện những bảo hiểm có thể được lựa chọn công ty bảo hiểm có uy tín để quan hệ. Kinh doanh mà không có bảo hiểm thì không phải là làm kinh tế mà chỉ là một cuộc đánh bạc. Không thể coi đồng tiền bảo hiểm như là một thứ có thể cắt xén được. Sai lầm nếu như chi bảo hiểm một cách tuỳ tiện, không tính toán, luôn có các khoản bảo hiểm cho những hoạt động có khả năng gặp rủi ro lớn.
8. Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên.
Trong kinh doanh đặc biệt trong lĩnh vực thương mại dịch vụ con người là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo thành công. Có người đã đặt con người ở vị trí số một, trên cả vốn và tài sản khi đánh giá sức mạnh của một doanh nghiệp. Chính con người với năng lực thật của họ mới lựa chọn đúng được cơ hội và sử dụng các sức mạnh khác một cách có hiệu quả để khai thác và vượt qua cơ hội.
Trong những năm tới công ty cần định ra cho mình, một chương trình nâng cao trình độ nghiệp vụ xuất khẩu cho cán bộ, nhân viên và đào tạo lại những nhân viên trình độ không còn phù hợp với yêu cầu hiện nay.
Người cán bộ phải là người có nhận thức và khả năng vận dụng các qui luật kinh tế, chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước... để có những quyết định phù hợp với yêu cầu đặt ra. Họ phải có tầm nhìn xa trông rộng có bản lĩnh và ý chí, tinh thần dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đương đầu với mọi thử thách. Hơn nữa họ phải có trình độ nghiệp vụ vững vàng, có sự am hiểu về luật pháp, có ý thức ham học hỏi. Một công ty gồm nhiều cán bộ giỏi chắc chắn sẽ có khả năng vượt qua mọi khó khăn, vững vàng đi lên và không ngừng phát triển doanh nghiệp.
Kinh doanh trong cơ chế thị trường cần những người vừa có đức vừa có tài. Người cán bộ quản trị kinh doanh, có vị trí, trách nhiệm càng cao, phạm vi càng rộng thì đòi hỏi càng cao về phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn, người cán bộ phải biết tạo ra bầu không khí đoàn kết, thân mật giữa các thành viên trong công ty. Như vậy, nhân viên trong công ty cố gắng làm hết sức mình vì lợi ích của cá nhân và lợi ích của tập thể.
Trong các năm tới, dự đoán quy mô hoạt động của công ty sẽ tăng, do đó có thể nhu cầu tuyển dụng thêm lao động. Đây là điều kiện quan trọng giúp công ty bổ sung thêm được cán bộ có trình độ cao. Công ty cần có kế hoạch tuyển dụng hợp lý, việc tuyển dụng, lao động thật công minh, với những người có bằng cấp, sức khoẻ tốt, kinh nghiệm, trình độ thật sự.
Nâng cao chất lượng lao động, tạo động lực và sự nhiệt tình cho người lao động, công ty phải quan tâm đích đáng đến lợi ích của công nhân viên. Có vậy, cán bộ công nhân viên mới góp hết sức mình vì công ty.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CỤ THỂ VỀ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT - LÀO.
Các kế hoạch tiếp theo trong hợp tác giữa Việt Nam và Lào trong thời gian tới.
1. Việt Nam và Lào tiếp tục đầu tư vốn để nâng cấp đường 9 và các cảng Cửa Lò, Đà Nẵng bảo đảm thông thường từ Lào đến các cảng miền Trung của Việt Nam. Nâng cấp sửa chữa các tuyến đường 217 (Lang Tra - Na Mèo) phía Việt Nam và đường 6A phía Lào, quốc lộ 43 (Sơn La - Hủa Phàn), quốc lộ 49 (Thừa Thiên Huế - Xalavan), tiếp tục chuẩn bị đầu tư đường 18B (KonTum - Attapu) đường 7 (Nghệ An - Xiêm Khoảng), đường 42 (Lai Châu - phôngxaly). Phía Việt Nam sớm hoàn thành tuyến đường nối từ quốc lộ 1 đến cảng Vũng áng và thiết kế cảng giai đoạn 1 để sớm triển khai xây dựng vào cuối năm 1998.
2. Hai bên tạo mọi điều kiện thuận lợi cho ngành thương mại hai nước, tăng nhanh kim ngạch XNK hàng hoá, khuyến khích trao đổi hàng hoá phục vụ dân cư khu vực biên giới. Bộ thương mại Việt Nam nhanh chóng ban hànhchính sách và mặt hàng cụ thể miễn giảm thuế xuất nhập khẩu qua cửa khẩu và đường biên giới hai nước, phù hợp với các chính sách phía Lào đã ban hành (chỉ thu thuế một lần tại cửa khẩu, mức thuế thấp hơn hiện nay, ưu tiên miễn thuế cho các mặt hàng sản xuất tại 2 nước).
3. Bộ thương mại Việt Nam uỷ ban nhân dân tỉnh sớm hoàn tất các chợ đường biên tại nơi có cửa khẩu và đường biên giới chung với Lào. Xây dựng các trung tâm thương mại ở các thị xã tỉnh lỵ để giới thiệu và bán hàng Việt Nam, đảm bảo chất lượng và giá cả phải chăng. Trước mắt khẩn trương đưa hàng hoá sang bán tại cửa hàng siêu thị LAVINTERSHOP. (Chi nhánh thương mại đầu tiên của Việt Nam mở tại Viêng Chăn). Với ưu đãi của Lào cho phép hàng hoá mang sang chưa tính thuế xuất nhập khẩu, nếu không bán hết mang về không thu thuế.
4. Tích cực xúc tiến mở trung tâm giới thiệu và bán hàng tại SAVANAKHET, và một số tỉnh khác của Lào, nhanh chóng hoàn thành quy chế để đưa khu thương mại đường biển Lao Bảo - Đenxavẳn.
5. Mở rộng thị trường lên các tỉnh bắc Lào, Mianma, Nam Trung Quốc, nâng cấp cửa khẩu Pahang (Sơn La) và cửa khẩu Tây trang (Lai Châu).
6. Trước mặt nhà nước cần có chủ trương trợ cứu vận tải, hỗ trợ một phần lỗ cho doanh nghiệp buôn bán, sản xuất kinh doanh ở Lào, đảm bảo cho sản xuất kinh doanh của họ không bị lỗi thời nhằm tạo ra cho họ một vị thế trên thị trường Lào.
7. Củng cố tổ chức quản lý các cửa khẩu đường biên, thực hiện đúng quy chế biên giới và cửa khẩu được thoả thuận trong nghị định thư 3/8/1997 tại Thừa Thiên Huế, tạo điều kiện đi lại dễ dàng, đồng thời kiểm soát được buôn bán matuý.
8. Ngân hàng nhà nước cần có chính sách ưu đãi đối với các công ty, đơn vị, cá nhân buôn bán và tổ chức sản xuất kinh doanh đầu tư 100% vốn hoặc liên doanh với các công ty; đơn vị cá nhân Lào, vay vốn ưu đãi lãi suất thấp hoặc không lãi để kích thích việc đầu tư sản xuất, buôn bán hàng hoá với Lào. Đồng thời, tổ chức, triển khai hoạt động ngân hàng tín dụng ở các cửa khẩu, sớm thành lập các đại diện chi nhánh ngân hàng ở các trung tâm kinh tế và thương mại của Lào, trước mắt là chi nhánh ngân hàng tại Viêng Chăn để hỗ trợ vốn và giải quyết phương thức thanh toán cho các doanh nghiệp hoạt động.
Qua tình hình trao đổi hàng hoá và một số kế hoạch trong hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Lào trong thời gian tới đã khẳng định giữa hai nước có mối quan hệ đặc biệt và được gắn bó từ lâu đời. Các quan hệ trong thời gian tới đã khẳng định giữa hai nước có mối quan hệ đặc biệt và được gắn bó từ lâu đời. Các quan hệ trong thời gian tới của Việt Nam phần nào đó thể hiện được chiến lược phát triển kinh tế của Lào, là Chính phủ Lào quan hệ mua bán với nhiều nước, không để một nước nào độc quyền, chủ trương dành ưu tiên mở rộng quan hệ thương mại trao đổi hàng hoá với Việt Nam và Trung Quốc, nhằm giảm dần sự lệ thuộc vào hàng hoá Thái Lan, quan hệ ngoại thương giữa Việt Nam và Lào có xu hướng ngày càng tốt đẹp, có hiệu quả và lâu đời.
Kết luận
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8433.doc