Tiền lương là vấn đề quan trọng trong các quan hệ kinh tế nó có quan hệ ch ặt chẽ và ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình tái sản xuất xã hội, đặc biệt là tái sản xuất sức lao động.
Tiền lương đối với người lao động là nguồn thu nhập quan trọng nuôi sống người công nhân và gia đình anh ta. Tiền lương là động lực thúc đẩy người lao động hăng say làm việc, tăng năng suất lao động làm việc với tinh thần trách nhiệm cao. Tiền lương đối với người lao động là sự khẳng định khả năng lao động và thước đo sức lao động cuả bản thân.
Tiền lương đối với nhà doanh nghiệp, nhà quản lý, người sử dụng lao động là một phần không nhỏ trong chi phí sản xuất. Nhà quản lý dùng tiền lương để khuyến khích người lao động tăng năng suất và làm ra những sản phẩm có chất lượng cao. Tiền lương trả đúng sức lao động sẽ kích thích sản xuất.
62 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1130 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tổ chức quản lý tiền lương tại Cảng Khuyến Lương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c điểm của Cảng ảnh hưởng tới công tác tổ chức quản lý tar lương theo sản phẩm.
2.1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh dịch vụ của Cảng.
Trong cơ chế thị trường, mặc dù là một đơn vị doanh nghiệp nhà nước, do nhà nước cấp vốn với số vốn rất ít ỏi và nằm dưới sự quản lý của Tổng công ty hàng hải Việt Nam nhưng Cảng Khuyến Lương là một đơn vị kinh tế hoạt động kinh doanh độc lập, tự hạch toán độc lập làm sao hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước và đảm bảo kinh doanh dịch vụ có lãi đảm bảo cuộc sống cho cán bộ công nhân viên.
Trong những năm hoạt động kinh doanh dịch vụ vừa qua Cảng đã gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề nguồn hàng và thiết bị đâù tư. Nhưng nhờ sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên của Cảng nên Cảng đã vượt qua và đạt được những kết quả nhất định.
Năm 1999, Cảng hoạt động trong tình hình có một số thuận lợi nhất định, trong đó là nổi lên sản lượng bốc xếp, tấn thông qua tại Cảng vẫn đang và có đà phát triển, đặc biệt việc khai thác và tiêu thụ cát đen được đẩy mạnh, tổ chức đưa người và thiết bị vươn xa ra ngoài khu vực Cảng để khai thác thêm nguồn hàng bốc xếp, doanh thu của Cảng năm 1999 đã đạt hơn 13 tỷ đồng so với năm 1998 là tỷ đồng sau đây là kết quả sản xuất kinh doanh dịch vụ của Cảng trong mấy năm gần đây (biểu 1)
Biểu 1.
2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Cảng.
- Theo QĐ 2030/TCTB ngày 11/10/1985 của Bộ GTVT.
+ Cảng là đơn vị kinh doanh dịch vụ xếp dỡ hàng hoá, đảm bảo an toàn lao động và hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao đáp ứng kịp thời yêu cầu vận chuyển hàng xuất nhập khẩu và hàng nội địa.
+ Giao nhận và bảo quản hàng hoá trong quá trình xếp dỡ vận chuyển và lưu kho bãi chống mất mát hư hỏng và thất lạc.
+ Tổ chức lao động khoa học và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất của Cảng, nâng cao năng suất lao động, giải phóng nhanh các phương tiện vận tải và kho bãi Cảng.
+ Quản lý đại tu sửa chữa cầu bến, luồng lạch phao kê trong phạm vi vận tải và bốc xếp dỡ, thông tin liên lạc và phương tiện khác của Cảng theo đúng qui định và kỹ thuật đảm bảo hoạt động thường xuyên có hiệu quả.
+ Hướng dẫn, kiểm tra việc chấp hành các qui định luật lệ về giao thông vận tải đối với các phương tiện hoạt động trong phạm vi của Cảng làm các thủ tục cần thiết cho phương tiện vận tải ra vào Cảng.
+ Tổ chức phòng cháy, chữa cháy, cấp cứu tai nạn phương tiện vận tải, xếp dỡ, tổ chức điều tra xử lý các vụ tai nạn gây tổn thất cho tài sản của nhà nước xảy ra trong phạm vi quản lý của Cảng.
- Theo quyết định bổ sung ngày 27/4/1992 số 673/TCCB - LĐ của Bộ GTVT.
+ Hạch toán kinh tế độc lập trước xí nghiệp liên hiệp vận tải biển phà sông được thành lập theo QĐ 2030 QĐ/TCCB - LĐ ngày 11/10/1985 ngoài những nhiệm vụ đã được giao, được phép tổ chức đại lý vận tải, vận tải hàng hoá, thường xuyên và các dịch vụ sản xuất kinh doanh tổng hợp khác.
+ Trong quá trình hoạt động Cảng có trách nhiệm thực hiện đúng pháp luật của Nhà nước, các qui định cụ thể của Bộ, các ngành đối với doanh nghiệp Nhà nước.
- Theo QĐ số 428/TCTL ngày 3/9/1997 của Tổng công ty hàng hải Việt Nam.
+ Quản lý xây dựng và mở rộng cơ sở hạ tầng, trên cơ sở thực hiện kế hoạch đầu tư của Tổng công ty hàng hải Việt Nam.
+ Tổ chức bốc xếp, bảo quản hàng hoá, phục vụ các phương tiện đến và đi khỏi Cảng.
+ Tổ chức kinh doanh dịch vụ vận tải chuyển hàng hoá bằng đường thủy, đường bộ.
2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Cảng.
Về tổ chức bộ máy: quản lý của Cảng theo quyết định số 2030/QĐ TCCB ngày 11/10/1985 của Bộ GTVT, bộ máy quản lý gồm 1 giám đốc, 3 phó giám đốc và các thành phần trực thuộc khác.
Qua nhiều năm hoạt động, bộ máy quản lý của Cảng càng tỏ ra cồng kềnh, thiếu năng động, bảo thủ, trì trệ đặc biệt sau khi chuyển sang nền kinh tế thị trường bộ máy quản lý của Cảng càng thể hiện những yếu kém.
Quý IV năm 1997, Tổng công ty hàng hải Việt Nam đã có quyết định số 428/TC - LĐ về việc tổ chức lại Cảng Khuyến Lương. Trong đó mô hình tổ chức bộ máy được xây dựng mới, đội ngũ cán bộ lãnh đạo được củng cố và thay đổi phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.
Mô hình bộ máy quản lý mới đang phát triển hiệu quả trong hoạt động quản trị. Các đơn vị đã tập hợp được trí tuệ, sức lực, cùng chung sức tạo năng lực mới, khí thế mới, tinh thần mới, quản lý mới. Thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của Cảng trong 2 năm qua đạt hiệu quả cao.
Ngày 26/8/1999 Tổng giám đốc xí nghiệp LHVT biển pha sông đã phê duyệt mô hình bộ máy quản lý của Cảng theo sơ đồ sau (trang bên)
1. Giám đốc:
Theo uỷ quyền của Tổng giám đốc XNLHVT Biển pha sông, là người có quyền điều hành cao nhất trong Cảng, là người chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Tổng giám đốc XNLH về mọi hoạt động của Cảng.
2. Phó giám đốc sản xuất: phụ trách theo dõi và tham mưu cho giám đốc Cảng các khu vực:
+ Phòng kế hoạch điều độ.
+ Đội kho hàng
+ Đội cơ giới.
3. Phó giám đốc kỹ thuật: Phụ trách theo dõi và tham mựu cho giám đốc Cảng các khu vực.
+ Phòng kỹ thuật vật tư
+ Xưởng sửa chữa cơ khí
+ Bồi dưỡng nâng cao tay nghề của công nhân
+ An toàn lao động và an toàn thiết bị
4. Phó giám đốc xây dựng cơ bản.
Phụ trách theo dõi và tham mưu cho giám đốc Cảng các khu vực.
+ Phòng bảo vệ đời sống
+ Đội xây dựng cơ bản
* Các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ
- Phòng nhân chính: chịu trách nhiệm tham mưu giúp việc cho giám đốc theo các lĩnh vực nghiệp vụ sau:
ã Lao động tiền lương
ã Tổ chức cán bộ
ã Các loại hình bảo hiểm (xã hội, tai nạn, thiết bị)
ã Bảo hộ lao động và an toàn lao động
- Phòng kế toán tài vụ: chịu trách nhiệm tham mưu giúp việc cho giám đốc theo các lĩnh vực nghiệp vụ sau:
ã Thống kê tài chính
ã Quản lý tài chính
ã Cung cấp số liệu cần thiết cho các phòng ban liên quan trong quản lý kinh doanh của Cảng.
- Phòng kế hoạch điều độ.
Tham mưu giúp việc cho giám đốc theo các lĩnh vực.
ã Kế hoạch sản xuất
ã Điều độ sản xuất
ã Kế hoạch dài hạn, ngắn hạn.
ã Cảng phí, thương vụ
ã Thống kê báo cáo hoạt động sản xuất
ã Xây dựng cơ bản nội bộ.
- Phòng kỹ thuật vật tư:
Tham mưu giúp việc cho giám đốc theo các lĩnh vực.
ã Kỹ thuật công nghệ
ã Cung ứng vật tư nhiên liệu
ã Quản lý thiết bị thủy
ã Thống kê báo cáo tình hình thiết bị vật tư
ã Đại lý xăng dầu.
- Phòng bảo vệ đời sống: Tham mưu giúp việc cho giám đốc.
ã Hành chính quản trị.
ã Hướng dẫn khách hàng đến các phòng ban của cơ quan khi khách hàng đến liên hệ công tác.
ã Bảo vệ, giữ gìn cơ quan cũng như an ninh khu vực.
ã Dân quân tự vệ, quân dự bị, phòng cháy chữa cháy.
ã Y tế, vệ sinh lao động
ã Đời sống, nhà ăn, dịch vụ.
2.4. Đặc điểm lao động của Cảng:
Trong quá trình sản xuất yếu tố con người là đặc biệt quan trọng trong việc quản lý sử dụng lao đoọng và hình thành lực lượng lao động mạnh mẽ, phân công bố trí sử dụng lao động một cách hợp lý đảm bảo mối quan hệ với các yếu tố vật chất khác của quá trình sản xuất để đạt hiệu quả cao.
Tính đến ngày 31 tháng 8 năm 2000, trong tổng số lao động có 76 lao động quản lý (45 người lao động có trình độ đại học chiếm 59,29%).
Vì vậy, có thể nói rằng nhân viên có trình độ đại học trong đội ngũ lao động quản lý là chưa cao. Do đặc trưng của Cảng phải sử dụng khá nhiều lao động phổ thông, nên trình độ lao động nói chung thấp. Tuy nhiên, để có thể tiếp cận và bắt kịp với sự phát triển của khoa học kỹ thuật công nghệ và trình độ quản lý, Cảng cần phải tạo điều kiện cho các nhân viên của mình có thêm cơ hội học tập và nghiên cứu để nâng cao kiến thức của bản thân. Từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Cảng.
Chúng ta có thể xem qua biểu số 2.
Biểu số 2: Báo cáo tình hình lao động năm 2000
Loại lao động
Số lượng (người)
Tỷ trọng (%)
I. Phân theo chức năng
1. Lao động trực tiếp
112
41,48
2. Lao động gián tiếp
28
10,37
3. Lao động phục vụ
82
30,37
4. Lao động làm thuê, nghỉ tự túc
48
17,78
II. Phân theo trình độ
1. Đại học
45
16,67
2. Trung cấp, cao đẳng
26
9,63
3. Cán bộ trình độ PTTH
5
1,85
4. Công nhân kỹ thuật
179
66,3
5. Lao động khác
15
5,55
II. Phân tích thực trạng tổ chức quản lý tiền lương ở Cảng Khuyến Lương.
1. Quỹ tiền lương và tiền lương bình quân.
Mấy năm gần đây đời sống của cán bộ công nhân viên Cảng Khuyến Lương đã dần dần được cải thiện, Cảng đã không ngừng phấn đấu để đạt được kết quả kinh doanh cao nhằm nâng cao đời sống cho công nhân viên, Cảng đã có đường lối đúng nên đã nâng cao được năng suất đông và tiền lương cho công nhân sự chuyển biến đó biểub hiện trong biểu sau:
Biểu số 3: Năng suất lao động và tiền lương bình quân.
Đơn vị tính: 1.000đ
Chỉ tiêu
1999
2000
1999/2000
Số cán bộ công nhân viên (người)
258
270
Số công nhân đạt lao động giỏi (người)
91
120
Tiền lương bình quân (đồng)
700
670
Năng suất lao động bình quân (tháng)
136%
159%
Tốc độ tăng NSLĐ
116%
Tốc độ tăng tiền lương bình quân
-0,96%
Nhìn vào bảng ta thấy năng suất lao động vẫn đảm bảo tăng còn tốc độ tiền lương bình quân giảm 0,04% là do số lượng công nhân năm 2000 tăng hơn năm 1999. Số công nhân đạt lao động giỏi năm 2000 là 120 người tăng 131,9% so với năm 1999 điều này chứng tỏ công nhân ngày càng tích cực lao động sản xuất hăng say với công việc.
2. Việc áp dụng chế độ lương sản phẩm tại Cảng Khuyến Lương.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay bất kể doanh nghiệp nào khi tham gia sản xuất kinh doanh thì phải tính toán các loại nhuận đem lại từ các hợp đồng kinh tế, làm sao phải đảm bảo sản xuất có lãi thì mới làm. Để có được một phần lợi nhuận từ công việc sẽ đưa đến việc phải thanh toán một cách cụ thể các loại chi phí phải bỏ ra để ta một khối lượng snả phẩm. Các chi phí đó bao gồm: vật liệu, nhân công, hao mòn máy móc và các khoản phụ phí khác trong đó chi phí về vật liệu và hao mòn máy móc là hai chi phí bắt buộc cố định phải sử dụng. Còn chi phí nhân công sẽ là ít nhất mà vẫn tạo ra sản phẩm đạt chất lượng do đó người quản lý phải xem xét công việc cho từng công nhân, từng tổ từng nhóm công nhân sao cho phù hợp với trình độ, điều kiện làm việc của họ:
Mỗi công việc có mức độ lao động phức tạp khác nhau và do nhiều công nhân có trình độ lành nghề khác nhau đảm nhận. Vì vậy muốn trả lương theo số lượng và chất lượng lao động thì trước hết phải xác định cấp bậc công việc thật đúng đắn.
Cấp bậc công việc là điểm tựa vững chắc của công tác tổ chức quản lý sản xuất, tổ chức lao động và tổ chức quản lý tiền lương. Đồng thời nó còn là căn cứ để kế hoạch hoá quỹ lương và thực hiện phân công lao động theo tính chất phức tạp công việc khi thực hiện trả lương theo sản phẩm xác định đơn giá tiền lương chính xác hay không phụ thuộc rất nhiều vào mức độ chính xác của cấp bậc công việc đã xác định vì đơn giá được tính trên mức lương cấp bậc của công nhân do đó phải nhận biết rõ cấp bậc công nhân và cấp bậc công việc.
Cấp bậc công nhân là trình độ của người thợ bao gồm kiến thức hiểu biết kỹ năng, kỹ sảo nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm đủ để thực hiện thành thạo các công việc có mức độ phức tạp kỹ thuật tương ứng.
Cấp bậc công việc là mức độ phức tạp của công việc đã được xác định theo một thang phức tạp kỹ thuật của một nghề hoặc một nhóm nghề. Độ phức tạp này biểu hiện trên các yếu tố công nghệ, yếu tố sản xuất được thể hiện cụ thể ở các chức năng lao động và tinh thần trách nhiệm.
Một trong những yêu cầu của tổ chức lao động khoa học là cấp bậc công nhân phù hợp với cấp bậc công việc, việc phân công lao động theo mức độ, phức tạp của công việc vừa sử dụng hợp lý trình độ lành nghề của công nhân vừa tạo điều kiện cho công nhân có thể hoàn thành tốt công việc của mình.
Muốn đạt được điều đó thì việc xác định hình thức lương sản phẩm cho người công nhân là rất cần thiết. Điều này loại bỏ được việc làm, theo công hay theo giờ mà không có hiệu quả, gắn được trách nhiệm của người công nhân vào từng sản phẩm, từng công việc hoàn thành, khuyến khích được người công nhân tìm tòi, sáng tạo cách làm mới sao cho ra đời sản phẩm nhanh nhất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và tiết kiệm nguyên vật liệu theo yêu cầu. Đồng thời qua đó cũng nâng cao tay nghề của người công nhân đưa người công nhân từ tư thế làm việc thụ động, đối phó sang các làm việc sáng tạo, chủ động và có tính tự giác cao.
Hình thức trả lương theo sản phẩm có nhiều cách được áp dụng nhưng từ cách nhìn nhận của Cảng Khuyến Lương, do tính chất phức tạp trong hoạt động sản xuất nên việc thực hiện chế độ trả lương theo sản phẩm được áp dụng cho bộ phận lao động trực tiếp hưởng theo đơn giá khoán.
Ví dụ: Để bốc xếp hàng trên tàu khi đó việc sẽ giao cho tổ bốc xếp tiến hành theo từng công việc như giao khoán cho tổ bốc xếp 1, tổ bốc xếp 2... chẳng hạn bốc xếp 1 tấn hàng sẽ được hưởng 200.000đ/1T.
Hình thức trả lương này có ưu điểm khuyến khích người lao động hoàn thành nhiệm vụ trước thời hạn, đảm bảo khối lượng công việc thông qua hợp đồng giải phóng mặt bằng.
Tuy nhiên việc xác định đơn giá khoán khá phức tạp, nhiều khi khó chính xác. Việc trả lương theo sản phẩm khoán có thể làm cho người lao động bốc xếp không chú ý đến một số việc bộ phận trong quá trình hoàn thành công việc giao khoán.
Do vậy, thay bằng việc xây dựng một đơn giá, tổng hợp chung Cảng Khuyến Lương xây dựng một đơn giá tiền lương cho 5 lĩnh vực hoạt động kinh doanh như khai thác Cảng, nạo vét tận thu cát đen, vận tải, kinh doanh khác và kinh doanh XDCB. Đây là một thành công đáng kể, do đơn giá tiền lương, hao phí lao động cho mỗi loại hình kinh doanh khác xa nhau, khó có thể qui đổi về một đơn giá tổng hợp.
Hàng năm khi lập kế hoạch quỹ tiền lương Cảng Khuyến Lương căn cứ vào:
- Nghị định 28/CP ngày 28 tháng 3 năm 1997 của chính phủ về đổi mới quản lý tiền lương thu nhập trong các doanh nghiệp nhà nước.
- Thông tư số 13 LĐTBXH - TT của BLĐTB và XH về hướng dẫn phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương và quản lý tiền lương trong các doanh nghiệp nhà nước.
- Hướng dẫn và kế hoạch tiền lương năm kế hoạch của xí nghiệp liên hợp.
- Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm kế hoạch và kết quả nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của năm trước.
2.1. Phương pháp xác định kế hoạch quĩ tiền lương căn cứ vào:
+ Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2001
+ Xác định quỹ tiền lương năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương.
ã Xác định mức lương tối thiểu để xây dựng đơn giá tiền lương.
ã Xác định lao động định biên năm 2001
ã Tính toán mức chi phí tiền lương.
ã Tính đơn giá tiền lương
áp dụng công thức:
MV = (đ/1000đ dt)
Trong đó: Q: Mức sản lượng kế hoạch năm (T, m3, m2)
Tth: Hao phí lao động tổng hợp (h - người/T)
Li: Lương cấp bậc bình quân làm ra sản phẩm (đ/h)
ã Xác định quỹ lương theo nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2001.
Quỹ tiền lương kế hoạch năm 2001 được thông qua bảng sau:
Biểu số 4: Bảng kết quả hao phí lao động và đơn giá tiền lương.
xin giao năm 2001
Số
TT
Công nghệ sản xuất
Hao phí LĐ
(h-người/đvsp)
Đơn giá TL
(đ/ddt)
Quỹ tiền lương
1
Khai thác Cảng
1,42
0,43
1.223.317.320
2
Nạo vét tận thu cát đen
0,274
0,246
561.987.000
3
Vận tải bộ
0,464
0,219
265.486.700
4
Vận tải thủy
0,84
0,118
86.434.200
5
Kinh doanh khác
1,6
0,077
70.698.300
Xây dựng cơ bản
26,67
0,115
221.785.600
(*)123.169.000
Cộng
2.552.878.120
2.2. Phương pháp sử dụng quản lý quỹ tiền lương tại Cảng Khuyến Lương.
Trong nhữngnăm gần đây, căn cứ theo quyết định tỷ lệ tiền lương trên doanh thu xí nghiệp liên hợp và Cảng duyệt, Cảng xây dựng quỹ tiền lương thực hiện của đơn vị. Để đảm bảo như đúng tinh thần của công văn số 4320/LĐTBXH tiền lương ngày 29/12/1998 của Bộ lao động thương binh và xã hội về việc hướng dẫn quy chế trả lương trong các doanh nghiệp Nhà nước, để đảm bảo quỹ tiền lương không vượt chi so với quỹ tiền lương được hưởng, dồn chi quỹ tiền lương quá lớn cho năm sau, bước đầu Cảng qui định sử dụng quỹ tiền lương thực hiện như sau:
Chi lương thực tế: 90% tổng quĩ tiền lương.
Quỹ dự phòng cho năm sau: 10% tổng quỹ lương. Nhưng hai năm gần đây (1999 - 2000) tổng quỹ lương của Cảng hầu như sử dụng chi lương cho cán bộ công nhân viên và chi các khoản có tính chất lương là 100% tổng quỹ tiền lương và không để lại quỹ dự phòng cho năm sau. Việc chi toàn bộ quỹ tiền lương thực hiện sẽ đảm bảo được tỷ lệ hoàn thành mức và không bị dồn quỹ tiền lương quá lớn cho năm sau. Tuy nhiên, việc chi hết tổng quỹ tiền lương chưa hẳn khẳng định là việc sử dụng quỹ tiền lương ở Cảng là có hiệu quả.
3. Đầu vào của doanh nghiệp bao gồm tài chính và lao động.
- Nguồn tài chính: Do Nhà nước cấp ban đầu và trải qua quá trình sản xuất kinh doanh có lãi đồng thời Cảng đã khắc phục tình trạng thiếu vốn bằng cách mạnh dạn vay ngân hàng và huy động vốn nhàn rỗi trong CBCNV để đầu tư chiều sâu cho Cảng. Tạo được cân bằng trong cán cân tài chính, đáp ứng kịp thời phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của Cảng.
Trong năm 2000 Cảng đã xây dựng được quy chế nội bộ về công tác tài chính của Cảng. Hàng tháng vào các ngày giao ban đã thông báo thu vốn và sử dụng vốn của các tổ, đội trong Cảng.
Củng cố lại mạng lưới nhân viên ở các phòng ban, các đội và tổ chức tập huấn công tác.
- Về lao động: Nguồn lao động chủ yếu là các cán bộ công nhân viên trong Cảng và sử dụng ký hợp đồng với các lao động bên ngoài.
Năm 2000 Cảng đã củng cố lại bộ máy quản lý từ các phòng ban Cảng đến các tổ, đội. Điều động tăng cường cán bộ cho các phòng, ban để đủ mạnh chỉ đạo và phục vụ sản xuất, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cao hơn.
Cảng, phân công, phân cấp trách nhiệm rõ trong Ban giám đốc để trực tiếp điều hành các lĩnh vực hoạt động trong Cảng, giúp cho các tổ, đội, các bộ phận tuỳ từng lĩnh vực về vật tư, kỹ thuật, an toàn lao động, trang thiết bị công việc và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.
Thực hiện quy hoạch cán bộ, có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn quản lý kinh tế, chính trị, ngoại ngữ, tin học, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao theo tiêu chuẩn hoá cán bộ của Tổng công ty Hàng Hải.
Cảng đã đề ra được những quy chế quản lý cho từng lĩnh vực chuyên môn, như quy chế quản lý lao động, quản lý vật tư, quy chế quản lý tài chính.
Tiếp tục triển khai hoàn chỉnh mô hình cơ cấu tổ, đội mà các năm trước đã thực hiện, trong năm 2000 Cảng đã cử đi đồng chí đi học tin học, 3 đồng chí đi học lớp bồi dưỡng quản lý và 4 đồng chí đang theo học Tại chức ở trường kinh tế. Cũng trong năm 2000 Cảng đã xét nâng bậc lương cho 9 cán bộ và 25 công nhân kỹ thuật.
4. Về đầu ra của Cảng bao gồm toàn bộ kết quả thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Tình hình thực hiện hoạt động kinh doanh năm 1999.
A - Sản lượng
I - Sản lượng 208.727 tấn đạt 69,6%KH
1 - Tấn thông qua tại Cảng.
- Xi măng: 99.478 tấn đạt 55,2%KH
- Than: 30.962 tấn đạt 75% KH
- Thức ăn gia súc: 19.856 tấn
- Hàng khác: 271 tấn
+ Hàng xuất: 7.085 tấn đạt 33% KH
- Phân lân: 7.085 tấn đạt 35,4% KH
2 - Tấn thông qua bến lẻ:14.385 tấn đạt 35,4% KH
- Xi măng: 13.815 tấn
- Hàng khác 570 tấn
II - Tấn bốc xếp 539.644 tấn đạt 110,1% KH
III - Vận tải
1. Vận tải bộ: 42.310 tấn đạt 169% KH
Tấn/km 252.297 tấn đạt 72,1% KH
2. Vận tải thuỷ: 125.901 tấn đạt 209,8% KH
Tấn/km 25.201.200 đạt 210% KH
IV. Kinh doanh cát vàng:
Năm 1997: Nhập: 34.095m3 + tồn 1996(1622m3)
Xuất bán 35.098m3 đạt 68%KH
- Cát đen
Năm 1999: Nhập 222.450m3 + tồn 1996 (164.591m3)
Xuất bán 298.111m3 đạt 198,7%KH
B. Doanh thu 1999: đơn vị tính 1000đ
- Tổng doanh thu: 13.707.212.041đ đạt 147,1%KH
- Doanh thu sản xuất chính: 13.369.912.041 đạt 153,8% KH
- Bốc xếp 2.050.595.575 đạt 76%KH
- Kho hàng 347.026.492 đạt 268% KH
- Phí cầu Cảng 44.264.700
- Vận tải bộ 558.603.914 đạt 124% KH
- Kinh doanh cát 3.314..963.200 đạt 131%
- Thu ngoài kinh doanh cơ bản 337.300.000 đạt 54.1% KH
+ Chi phí khác 13.215.417,1
C - Các chỉ tiêu trích nộp
- Thuế doanh thu 325.298.100 đạt 149,7% KH
- Lỗ (-) Lãi (+)
+ Lãi năm 1999: 166.416.826 đạt 291,2% KH
D. Lao động và thu nhập
- Lao động có đầu năm: 212 người
- Lao động có cuối năm: 258 người
- Thu nhập bình quân (đ/ng/tháng) 704.000đ
Đạt 132,3% KH
- Sang năm 2000 Cảng thực hiện sản xuất kinh doanh:
I. Tấn thông qua: 373.215 tấn đạt 124,4%
+ Tấn, thông qua tại Cảng: 364.315 tấn đạt 130,21% KH
+ Tấn thông qua bến lẻ 8.864 tấn
1. Hàng nhập 364.453 tấn đạt129,09% KH
- Xi măng 84.904 tấn đạt 77,18% KH
- Than 44.973 tấn đạt 90% KH
- Thức ăn gia súc 16.123 tấn 26,87% KH
- Hàng khác 5.724 tấn đạt 57,24% KH
2. Hàng xuất 2.898 tấn đạt 14,50% KH
- Phân lân 2. 520 tấn đạt 16,8% KH
- Hàng khác 378 tấn đạt 7,6 KH
3. Kinh doanh cát:
- Cát vàng + sỏi: 33.324m3 đạt 36,64% KH
Năm 2000: - Cát vàng
Nhập: 29.440 m3 Xuất: 29.792m3
Tồn: 97.619m3
- Cát đen:
Nhập: 248.531,6m3 Xuất 175.805,6m3
Tồn: 1999 - 88.930m3
II - Vận tải:
1 - Vận tải bộ.
Tấn: 56.584 đạt 141,46% so với KH
Tấn/km 371.938 đạt 123,98% so với KH
2 - Vận tải thuỷ
Tấn: 129.254 đạt 143,50% so với KH
Tấn/km 26.429.810 đạt133,48% so với KH
III - Doanh thu năm 2000
Đạt 15.338.773.714 bằng 122,54% so với KH
- Doanh thu 3 x chính (1000đ) 14.463.975 = 125,9% so với KH
+ Bốc xếp: 1.771.152
+ Kho hàng đạt: 693.349
+ Phí cầu bến đạt: 43.989
+ Vận tải thủy đạt: 7. 394.153
+ Vận tải bộ đạt: 2.102.157
- Xây dựng cơ bản (1000đ) 874.798.005 = 87,4% KH
- Thu khác (1000đ) 1. 908.474.365
IV. Các chỉ tiêu phải nộp
- Thuế doan thu: 347.318,937 = 99,23% KH
Năm 2000 Cảng sản xuất kinh doanh có lãi là 53.589.467 đ
- Thu nhập bình quân đầu người/ tháng 668.200đ
Nhìn chung tình hình hoạt động dịch vụ của Cảng trong hai năm 1999 và 2000 là ổn định vàcó sự tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Xem biểu 4.
Biểu số 5:
Chỉ tiêu
1999
2000
Tỷ lệ %
Doanh thu
13.707.212
15.338.773
111,9%
+ Doanh thu sản xuất chính
13.369.912
14.463.975
108,1%
- Bốc xếp
2.050.505
1.77.152
86,3%
- Kho hàng
347.206
693.349
199,7%
- Phí cầu Cảng
44.264
43.989
99%
- Vận tải thủy
7.020.190
7.394.153
105,3%
Vận tải bộ
558.603
500.702
89,6%
- Kinh doanh cát
3.314.963
2.102.157
63%
- Thu khác
+ Thu ngoài kinh doanh cơ bản
337.300
874.798
259,3%
5. Đối với việc thực hiện chế độ chính sách các chế độ bảo hiểm được quy định như sau:
Chế độ trợ cấp ốm đau được áp dụng cho những lao động nghỉ việc vì ốm đau, tai nạn, rủi ro, lao động, nữ có con thứ nhất, thứ hai dưới 72 tháng tuổi bị ốm có xác nhận của cơ quan y tế.
Đối với những người công tác từ 1 - 5 năm hưởng 75% lương cơ bản thời gian nghỉ 3 tháng.
5 - 10 năm được hưởng 80% cơ bản thời gian nghỉ 6 tháng.
10 - 15 năm được hưởng 85% lương cơ bản thời gian nghỉ 9 tháng.
15 - 20 năm được hưởng lương 90% lương cơ bản thời gian nghỉ 6 tháng.
Sau quyết định 202 về tiền lương, quyết định 203 về bảo hiểm xã hội được nhận lương bảo hiểm xã hội với hệ số 2,25. Như vậy lương ốm = lương cơ bản x 2,25% lương hưởng BHXH x thời gian nghỉ chế độ.
Đối với chế độ trợ cấp thai sản, áp dụng cho lao động nữ có thai sinh con thứ nhất, thứ hai. Thời gian nghỉ là 6 tháng và hưởng lương 100% lương.
Mức trợ cấp = 100% (Lcs x 2,25) x 6 tháng.
Chế độ trợ câp tai nạn lao động áp dụng cho những người lao động bị tai nạn lao động trong giờ làm việc, nơi làm việc kể cả làm việc ngoài giờ, bị tai nạn khi đi công vụ được giao, trên đường đi về nơi làm việc.
Trong thời gian nghỉ để điều trị người bị tai nạn lao động được hưởng 100% lương cơ bản, cho đến khi điều trị ổn định xếp loại thương tật.
Mức trợ cấp = 100% Lcb khi nghỉ hưu.
Đối với người lao động đã đủ 30 năm nhưng chưa hết tuổi lao động thì cứ sau mỗi năm công tác sẽ được hưởng 1%Lcb nữa, chế độ tử tuất áp dụng cho những người đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu bị chết.
Kể từ ngày 30/6/1995 Cảng Khuyến Lương đã tiến hành áp dụng chế độ bảo hiểm mới theo nghị định 43CP ngày 22/6/1993 với mức tính bảo hiểm hàng năm là 20% tiền lương thực hiện.
Trong 15% Cảng đóng góp
5% người lao động nộp
Chế độ và mức lương bảo hiểm mới quy định như sau:
Chế độ trợ cấp ốm đau, mức trợ cấp ốm đau trả thay lương 75% mức lương mà người đó đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ. Thời gian nghỉ đối với người làm việc trong điều kiện bình thường là:
30 ngày 1 năm nếu đóng BHXH dưới 15 năm 45 ngày 1 năm nếu đóng BHXH 15 năm trở lên.
Đối với người lao động trong điều kiện nặng nhọc độc hại, nguy hiểm, được nghỉ.
40 ngày 1 năm nếu đóng bảo hiểm dưới 15 năm, 60 ngày 1 năm nếu đóng bảo hiểm trên 15 năm, chế độ trợ cấp thai sản: thời gian nghỉ là 4 tháng, mức trợ cấp được hưởng là 100% lương cơ bản mới theo nghị định 05/CP mà người đó đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ.
Chế độ trợ cấp tai nạn lao động trong thời gian nghỉ việc để điều trị cho đến khi ổn định thương tật được hưởng 100% định mức tiền lương trước khi bị tai nạn và chi phí chữa trị các khoản chi phí này do người sử dụng lao động trả.
Khi thương tận ổn định, người bị tai nạn lao dkdộng được giám định khả năng lao động, tuỳ theo mức độ khả năng suy giảm khả năng lao động để xác định tiền trợ cấp, chế độ hưu trí lương hưu được trả hàng tháng khi có đủ 2 điều kiện là thời gian đóng bảo hiểm xã hội 20 năm trở lên, tuổi đời nam là 60 tuổi, nữ là 55 tuổi.
Người đủ hai điều kiện trên được hưởng lương hưu 55% lương đóng bảo hiểm xã hội tính thêm 2% nhưng tối đa không quá 75% lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân.
Người được hưởng lương hưu một lần là người không có đủ 2 điều kiện trên. Cơ sở để tính trợ cấp hưu một lần căn cứ vào số năm đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp bằng một tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân trước khi nghỉ.
Chế độ cấp tử tuất.
Mức chi phí mai táng = 7 tháng tiền lương tối thiểu áp dụng cho người có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở leen bị chết, người hưởng lương hưu hàng tháng.
Mức tiền tuất hàng tháng cho một thân nhân = 25% mức lương tối thiểu, nhiều nhất không quá 4 thân nhân được hưởng trợ cấp hàng tháng.
Đối với thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tử tuất hàng tháng thì được nhận trợ cấp một lần tính theo số người ăn đã đóng bảo hiểm.
Cứ mỗi năm được trợ cấp bằng 1/2 tháng tiền lương BHXH nhưng không quá, 12 tháng.
Đối với việc thực hiện chế độ chính sách Cảng Khuyến Lương đã nộp bảo hiểm hàng năm đầy đủ, mua bảo hiểm y tế cho 100% cán bộ công nhân viên đi làm lập sổ lao động cho 210 cán bộ công nhân viên và triển khai lập sổ bảo hiểm xã hội cho cán bộ công nhân viên, giải quyết chế độ hưu trí cho các cán bộ đã đủ điều kiện.
Cảng còn tổ chức cho cán bộ công nhân viên đi tham quan nghỉ mát, điều dưỡng không mất tiền và xét trợ cấp khó khăn cho nhiều cán bộ công nhân viên có hoàn cảnh đặc biệt. Ngoài ra Cảng còn tổ chức việc khám sức khoẻ định kỳ cho cán bộ công nhân viên.
Năm 2000 Cảng Khuyến Lương đã xét trợ cấp khó khăn cho 30 cán bộ công nhân viên với số tiền là 4.500.000 đồng, tổ chức mua quà mừng sinh nhật đối với cán bộ công nhân viên bình quân 30 nghìn đồng/ người.
Tổ chức tốt việc thăm hỏi ốm đau, hiếu hỉ và quan tâm tới hoạt động văn hoá thể thao, thưởng cho các cháu con em cán bộ công nhân viên có thành tích trong học tập.
Với đường lối chủ trương đúng đắn của các cán bộ quản lý của Cảng, thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với cán bộ công nhân viên đã khích lệ kịp thời tinh thần tập thể, tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân. Đồng thời khuyến khích được mọi người công nhân hăng say lao động giúp Cảng ngày càng vững mạnh và hoạt động kinh doanh dịch vụ có hiệu quả.
III. Hiệu quả và những tồn tại khi áp dụng lương sản phẩm tại Cảng.
1. Hiệu quả:
Một vài năm gần đây, nhờ đổi mới cơ chế quản lý và thích nghi với môi trường sản xuất kinh doanh cạnh tranh gay gắt, bằng nhiều lỗ lực phấn đấu của tất cả cán bộ công nhân viên trong Cảng, Cảng Khuyến Lương ngày càng khẳng định chỗ đứng của mình trên thị trường và ngày càng phát triển.
Trong các chính sách của mình sau khi ban hành và áp dụng cơ chế khoán Cảng luôn tìm mọi cách để xây dựng một đơn giá tiền lương hợp lý, hạch toán tiền lương hàng tháng theo đúng hao phí lao động, để xác định và đánh giá quỹ tiền lương theo doanh thu.
Việc xây dựng đơn giá tiền lương như vậy đã phân bố khá rõ mức độ đóng góp công sức của từng ngươì lao động, từng bộ phận, thể hiện tính chất công bằng trong tiền lương. Do vậy, đã khuyến khích người lao động nâng cao tính chủ động, sáng tạo trong lao động và nâng cao năng suất lao để để tăng thu nhập chính đáng cho mình. Tiền lương bình quân của một cán bộ công nhân viên năm 1999 là 700.000đ/tháng đến năm 2000 đạt 670.000đ/tháng.
Tóm lại, việc xây dựng đơn giá tiền lương khoán là phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của Cảng. Các quỹ tiền lương, mức lương hàng năm đều phù hợp với kết quả sản xuất kinh doanh, tác động có hiệu quả tới công tác quản lý nói chung và công tác quản lý tiền lương nói riêng.
2. Những tồn tại và khó khăn cần khắc phục khi áp dụng lương sản phẩm tại Cảng.
Việc áp dụng cơ chế khoán có những điểm mạnh như chúng ta đã biết nhưng bên cạnh đó cũng không tránh khỏi những tồn tại.
Khi xây dựng đơn giá tiền lương làm cơ sở để giao khoán cho từng công nghệ kinh doanh sẽ tốn mất nhiều thời gian. Vì vậy phải tiến hành làm trong thời gian lâu dài đòi hỏi cán bộ tiền lương phải tỉ mỉ, chính xác cẩn thận mới làm được. Do đó, trong quá trình xây dựng đã không tránh khỏi những thiếu sót như chưa tính hết hao phí lao động cần thiết hoặc chưa định biên được đúng lao động. Vì thế ảnh hưởng không tốt đến việc thực hiện khối lượng công việc như chi thực tế có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với khối lượng công việc.
Số lượng lao động trong cảng tuy không lớn song chất lượng lao động lại khá phong phú và đa dạng. Lao động ở mọi trình khác nhau và không đồng đều hơn nữa điều kiện làm việc cũng khác nhau. Do đó, khi tính lương cấp bậc bình quân để làm ra sản phẩm để làm cơ sở tính đơn giá tiền lương phải tinhs riêng cho từng loại lao động. Không thể tính đơn giá tiền lương một cách qua loa mà phải mất nhiều thời gian và công sức.
Chính sách về tiền lương của Nhà nước ta liên tục thay đổi để phù hợp với tình hình thị trường cũng là một khó khăn cho việc áp dụng lượng sản phẩm. Vì việc xây dựng quỹ tiền lương ở Cảng tương đối phức tạp, do đó để điều chỉnh cần phải có thời gian nên khi đó có thể người lao động sẽ chịu thiệt thòi vì vẫn phải sử dụng đơn giá cũ. Một bộ phận máy móc, thiết bị, kỹ thuật, công nghệ sản xuất của Cảng hiện nay đã lạc hậu, không đáp ứng với cơ chế cạnh tranh đang diễn ra gay gắt từng ngày từng giờ về chất lượng và giá cả sản phẩm. Vì vậy, hậu quả tất yếu xảy ra là năng suất lao động thấp, chi phí tiền lương và chi phí vật chất để sản xuất ra sản phẩm là cao, đồng thời chất lượng sản phẩm kém làm giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường. Năng suất lao động thấp, chi phí tiền lương cao phần lớn ảnh hưởng đến doanh thu.
Đội ngũ lao động đặc biệt là đối với công nhân trực tiếp làm theo lương sản phẩm phải có sự bố trí sắp xếp lại cho hợp lý và đạt được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Hiện nay việc bố trí công nhân làm việc chưa hợp lý, chỗ thiếu người, chỗ thừa người.
Khi đó để xây dựng quỹ tiền lương năm sau tăng hơn năm trước và đảm bảo tăng tiền lương cho người lao động là một việc làm hết sức khó khăn, vì vậy phải đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động phải nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân.
Phần III
Một số biện pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tổ chức quản lý tiền lương ở Cảng Khuyến Lương
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay các doanh nghiệp luôn luôn củng cố, hoàn thiện để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên không một doanh nghiệp nào dám khẳng định là mình đang hoàn thiện 100%. Vì môi trường kinh doanh luôn luôn thay đổi, do đo các doanh nghiệp cũng phải luôn luôn đổi mới để phù hợp với môi trường kinh doanh. Cảng Khuyến Lương cũng không nằm ngoài trong số đó.
Trong suốt thời gian thực tập tại Cảng Khuyến Lương, với những kiến thức đã thu thập được trong quá trình học tập ở trường, cùng với sự cố gắng trong học hỏi, tìm hiểu, phân tích hoạt động công tác quản lý tiền lương, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa hình thức trả lương theo sản phẩm.
I. Biện pháp nâng cao tiền lương bình quân
1. Hoàn thiện hệ thống định mức lao động
Trong công tác tổ chức quản lý tiền lương việc xây dựng định mức lao động là công tác hết sức quan trọng là căn cứ để xác định số lao động cần thiết (lao động định biên). Nó còn là điều kiện không thể thiếu được trong mọi cơ sở sản xuất đảm bảo hiệu quả cho quá trình sản xuất đồng thời nó cũng là biện pháp quản lý lao động có căn cứ khoa học.
Định mức lao động chính xác là rất cần thiết để có đơn giá tiền lương/ doanh thu hợp lý.
Định mức lao động là xác định la động hao phí quy định để hoàn thiện một đơn vị sản phẩm hoặc khối lượng công việc theo tiêu chuẩn chất lượng trong điều kiện tổ chức, kỹ thuật nhất định.
Việc xây dựng định mức ở Cảng Khuyến Lương là khó kế hoạch vì sản xuất kinh doanh của Cảng mang tính đa dạng, vừa mang tính sản xuất, vừa mang tính dịch vụ và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Với 5 công nghệ kinh doanh thì việc định mức lao động là khó khăn. Vì vậy để làm tốt công tác tổ chức quản lý tiền lương cần phải hoàn thiện định mức lao động nhằm đảm bảo hài hoà giữa các lợi ích khi chuyển sang cơ chế thị trường, ở hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước, vai trò của định mức lao động không được coi trọng. Cảng Khuyến Lương là một doanh nghiệp Nhà nước có quy mô nhỏ nhưng lại hoạt động trên nhiều lĩnh vực kinh doanh mà việc định mức lao động lại rất khó khăn. Vì vậy nên cần tổ chức một ban định mức lao động; Trên cơ sở chính sách tiền lwong của Nhà nước, dựa vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng bộ phận và của toàn Cảng để xây dựng hệ thống đơn giá tiền lương cho từng sản phẩm, từng công việc cụ thể.
Củng cố và đổi mới hoạt động hoạt động định mức lao động trong Cảng, cùng với sự đổi mới nhận thức về vai trò của định mức lao động trong công tác quản lý doanh nghiệp phải bắt đầu từ việc tổ chức lại bộ máy đến xây dựng quy chế định mức trong Cảng. Và sau khi xây dựng định mức cần được vào làm thử trong 1 -3 tháng, nếu mức lao động ở ngoài khoảng (95 -120%) thì phải xem lại việc xây dựng định mức.
Tóm lại Cảng cần có đội ngũ làm công tác định mức có trình độ, am hiểu kỹ thuật, công nghệ trong các lĩnh vực kinh doanh mà Cảng đang hoạt động. Đội ngũ làm công tác định mức lao động cần kiêm nhiệm luôn việc kiểm tra theo dõi việc thực hiện định mức của công nhân, các nguyên nhân khách quan và chủ quan trong quá trình sản xuất như tình hình máy móc, trang thiết bị, tổ chức phục vụ, dẫn đến việc hoàn thành hay không hoàn thành định mức, từ đó phát hiện ra những yếu tố tiên tiến hay lạc hậu trong khi xây dựng định mức mà điều chỉnh cho thích hợp nhằm làm cho hệ thống định mức luôn được hoàn thiện và phù hợp với sự phát triển của Cảng.
2. Hoàn thiện đơn giá trả lương theo sản phẩm.
Đơn giá tiền lương là cơ sở để tính giá trị hàng hoá sức lao động đơn giá có chính xác và đúng đắn.
Để có một đơn giá tiền lương chính xác phải dựa vào hệ thống định mức chính xác.
Đơn giá sản phẩm luôn có sự thay đổi. Do đó để có đượ một bộ đơn giá cố định là điều không thể có. Chính vì điều này mà sự điều chỉnh đơn giá là việc phải tiến hành làm thường xuyên trên cơ sở định mức do Nhà nước ban hành.
Do vậy đơn giá của từng khối lượng công việc sẽ được tính toán vào thời điểm người công nhân nhận khoán trên cơ sở định mức lao động đòi hỏi về kỹ thuật, chất lượng của công việc đó. Tuy vậy việc tính toán đơn giá sản phẩm của từng công nghệ kinh doanh dựa trên cơ sở định mức do Nhà nước ban hành theo từng công việc và có xem xét đến giá cả thị trường.
3. Làm tốt công tác xác định nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
Để có một đơn giá tiền lương hợp lý, chính xác từ đó sẽ có một quỹ tiền lương kế hoạch của Cảng sát với thực tế, để không dồn chi quỹ tiền lương hoặc vượt chi cần phải có một kế hoạch sản xuất kinh doanh tương đối chính xác. Để làm tốt công tác xác định nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, Cảng cần thực hiện một số biện pháp sau.
- Thống kê sản lượng của từng công nghệ kinh doanh ít nhất trong 3 năm gần đây để thấy rõ tốc độ taưng hoặc giảm của sản lượng và thấy rõ xu hướng biến đổi. Với cách thống kê này sẽ cho xác suất chính xác cao hơn so với việc thống kê sản lượng của năm trước.
- Phải căn cứ vào tình hình phát triển kỹ thuật xã hội của những địa bàn mà Cảng đặt địa điểm kinh doanh, điều đó rất quan trọng ảnh hưởng đến sản lượng kinh doanh của Cảng.
- Khảo sát điều kiện thực tế của những vị trí của cơ sở nơi Cảng đặt địa điểm kinh doanh, xu hướng xây dựng ở nơi có địa điểm, sự thay đổi về thị hiếu của khách hàng để xem sự ảnh hưởng này có tác động tích cực hay tiêu cực đến địa điểm kinh doanh.
- Phát phiếu điều tra thăm dò thị hiếu của khách hàng để xác định nhu cầu về những mặt hàng mà cảng kinh doanh.
- Phối hợp chặt chẽ cùng các cơ quan có liên quan như Bộ xây dựng, Bộ giao thông, Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn để xác định xu hướng phát triển xây dựng, xu hướng thời tiết... Từ đó có dự báo đến kế hoạch sản lượng của Cảng.
Sau đó tính tổng lượng tất cả các nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng của Cảng. Từ đó sẽ xác định được sản lượng kinh doanh cho năm kế hoạch. Trên cơ sở kế hoạch sản lượng sẽ có được kế hoạch về doanh thu từ đó việc xây dựng quản lý quỹ tiền lương sẽ chính xác hơn. Với phương pháp này chưa phải là phương pháp tốt nhất song nó cũng góp phần hoàn thiện, nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác tổ chức quản lý tiền lương năm kế hoạch của Cảng.
4. Hoàn thiện việc bố trí sắp xếp lại đội ngũ lao động.
Xác định mức độ phức tạp của từngcôngviệc và phân chia thành 3 mức: đơn giản, trung bình, phức tạp. Từ đó căn cứ vào trình độ tay nghề của số công nhân hiện có để sắp xếp công nhân một cách phù hợp hơn.
Để căn cứ lập phương án bố trí lao động phù hợp với trình độ chuyên môn phải xác định cấp bậc công việc bình quân sản xuất sản phẩm toàn Cảng. Sau khi tính được cấp bậc công việc bình quân dựa vào nhu cầu mức lao động để chọn đúng nghề chuyên môn và đảm bảo sao cho cấp bậc công việc bằng hoặc gần bằng cấp bậc công việc một cách tương ứng.
Việc bố trí được thực hiện trên thực tế bằng cách bố trí xen kẽ giữa người bậc cao và người bậc thấp.
Với cách bố trí như vậy sẽ tạo được sự giúp đỡ giữa người công nhân bậc cao và người công nhân bậc thấp nhằm mục đích nâng cao tay nghề cho người công nhân bậc thấp hơn.
Việc bố trí người không những ở khâu tổ chức mà ngay khi bắt tay vào làm cũng cần có sự bố trí hợp lý.
5. Hoàn thiện tổ chức và phục vụ nơi làm việc.
Về vấn đề tổ chức làm việc tại khu sản xuất kinh doanh được tiến hành rà soát từng công nghệ kinh doanh từ việc bố trí giải phóng mặt bằng bãi cho đến việc bố trí nơi làm việc cho công nhân. Nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho người công nhân làm việc đạt năng suất cao nhất.
Nơi làm việc cần được rà soát lại, phân tích xem xét tình hình tìm ra những cản trở để nguyên vật liệu, để có thể sắp xếp chỗ để hàng đến hoặc trở đi một cách nhanh gọn, cải tạo lại bến, bãi đảm bảo các yếu tố giúp người lao động làm việc thuận lợi nhất.
Về trang bị máy móc thiết bị ở Cảng hầu như là máy cũ. Do đó cần trang bị lại hoặc bảo dưỡng thay thế những máy móc cũ. Trang bị thêm những phương tiện xe vận tải mới, các thiết bị giúp cho công nhân thực hiện quá trình sản xuất với hiệu quả cao như cần trục, máy xúc, máy ủi, tàu hút... hầu như cũ nát phục vụ kém hiệu quả Cảng cần có kế hoạch thay thế lại.
II. Hoàn thiện một số công tác khác có liên quan đến công tác trả lương theo sản phẩm.
1. Cải thiện điều kiện lao động cho người công nhân.
Điều kiện lao động là một yếu tố có tính quyết định trong việc nâng cao năng suất lao động dẫn đến thu nhập cho người lao động sẽ tăng lên. Chính vì vậy việc cải thiện điều kiện lao động là rất cần thiết và thường xuyên phải chú trọng.
Cải thiện điều kiện lao động là một yếu tố nhằm tăng năng suất lao động và bảo vệ sức khoẻ cho người công nhân, để cải thiện điều kiện lao động khắc nghiệt như nhiệt độ cao, tiếng ồn,... cần có biện pháp tích cực về mặt kỹ thuật như sử dụng phương tiện che chắn, trang bị quần áo chống nóng cho công nhân.
Bên cạnh các biện pháp trên cần chú ý đến công tác bảo hộ lao động như: quần áo, găng tay, khẩu trang phải mua sắm đầy đủ, kịp thời phải vận dụng linh hoạt chế độ cấp phát trang bị bảo hộ lao động, đảm bảo sức khoẻ cho người lao động. Với thực tiễn sản xuất của cảng nên sử dụng chế độ cấp phát.s
Quần áo bảo hộ lao động: 6 tháng/1 bộ găng
Găng tay : 1,5 tháng/1đôi
Với việc đáp ứng được điều kiện lao động cho người công nhân như vậy sẽ tạo cho họ khả năng làm việc tốt, vừa đảm bảo an toàn vừa đạt được hiệu quả cao. Do vậy việc nâng cao mức lương thực sự không phải là cấp thiết. Tuy nhiên loại trừ công việc đòi hỏi có tính chất kỹ thuật cao thì việc nâng cao mức lương là điều cần thiết phải làm. Đối với trường hợp này thì việc nâng cao mức trả lương được thực hiện bằng cách nâng đơn giá lao động của một đơn vị sản phẩm lên dựa trên những yêu cầu và đòi hỏi của kỹ thuật. Tất nhiên việc nâng cao này không được lạm dụng một cách quá mức. Vì khi đó sẽ dẫn đến tình trạng bị chênh lệch đơn giá quá mức giữa những công việc có tính chất gần giống nhau.
2. Về kỹ thuật lao động.
Việc áp dụng trả lương theo sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật lao động thực hiện nghiêm ngặt, do vậy cần phải tăng cường hơn kỷ luật lao động. Biến kỷ luật lao động thành kỷ luật tự giác của người lao động. Việc sử dụng thời gian làm việc của người công nhân qua thực tế cho thấy còn lãng phí nhiều do đó các tổ đội, bộ phận kiểm tra đi về đúng giờ tập trung làm việc nâng cao hiệu suất sử dụng thời gian làm việc.
Cần tiến hành xử phạt bằng kinh tế đối với những công nhân không chấp hành tốt kỷ luật lao động.
3. Tăng cường giáo dục tư tưởng ý thức cho người lao động.
Tư tưởng ý thức của người lao động cũng là một nhân tố quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất. Người có ý thức tốt bao giờ cũng hăng say lao động, lao động có hiệu quả về kỹ thuật kỷ luật đạt năng suất cao. Ngược lại người có ý thức kém không những lao động thiếu nhiệt tình, năng suất lao động thấp mà còn có lúc mang nặng tính chất phá hoại. Người công nhân với ý thức lao động kém còn ảnh hưởng xấu tới những người xung quanh.
Trải qua thời kỳ bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường vai trò công tác Đảng - Đoàn có phần nào lơi lỏng vì vậy Cảng cần nâng cao chất lượng của công tác này, một mặt giúp nâng cao ý thức của người lao động, mặt khác Đảng - Đoàn còn là một người đại biểu về quyền lợi cho người lao động.
Chỉ có hăng say lao động nâng cao tay nghề mới có năng suất lao động cao và sẽ có trách nhiệm cao. Ngược lại có trách nhiệm, ổn định người lao động mới gắn bó với Cảng hơn, nhiệt tình tham gia vào lao động. Do vậy, đối với ban lãnh đạo Cảng phải thực sự quan tâm đến mọi người lao động gắn bó mọi người quan tâm giúp đỡ nhau. Những người có khó khăn thực sự về cả vật chất lẫn tinh thần giúp mọi người gắn bó với xí nghiệp hơn, đồng thời có biện pháp giải quyết ngăn chặn kịp thời tất cả những hành vi không tốt, tránh tình trạng lan tràn tâm lý chán nản trong sản xuất.
Đồng thời với những điều đó Cảng càng phải có biện pháp để có thể mở rộng sản xuất, có thể tăng nhanh thêm các mặt hàng không phải là sản phẩm truyền thống của đơn vị mà là nhu cầu của thị trường đang cần và hợp với điều kiện năng suất lao động của Cảng tạo công ăn việc làm, tăng trách nhiệm cho người lao động, làm cho họ thực sự an tâm gắn bó với Cảng.
4. Tổ chức chỉ đạo sản xuất.
Ta biết rằng, tổ chức chỉ đạo sản xuất là nội dung quan trọng nhất đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Cảng. Trong tình hình hiện nay đòi hỏi lãnh đạo Cảng phải đề ra được hướng đi đúng đắn, cải tiến, bổ sung để phù hợp với những biến động của thị trường. Muốn vậy Cảng cần mở rộng hơn nữa quyền tự chủ của các đơn vị thành viên, đặc biệt là trong vấn đề tìm bạn hàng.
Để chỉ đạo sản xuất tốt hơn, Cảng cần nên kế hoạch cụ thể từng giai đoạn theo yêu cầu của khách hàng, xây dựng phương án kinh doanh tổng hợp của Cảng đến năm 2005 về bốc xếp vận tải kết hợp trong dây chuyền. Sau đó có kế hoạch sản xuất cụ thể, Cảng cần tổ chức các yếu tố đầu vào cho thích hợp và phải quản lý giám sát thời gian lao động cuả từng bộ phận công nhân sản xuất, có các biện pháp cụ thể để khuyến khích người công nhân tăng năng suất lao động và tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu. Điều hành sản xuất sao cho các dây truyền đồng bộ nhất. Dựa vào kế hoạch và nhu cầu sản xuất của từng thời điểm nhất định mà cân đối số lượng công nhân giữa các bộ phận sản xuất sao cho đảm bảo sản xuất và tiết kiệm lao động sống.
5. Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ đối với đội ngũ công nhân.
Do sự phát triển nhanh chóng của khoa học - kỹ t huật trong thời đại ngày nay, các công ty cần thiết phải đào tạo lại đội ngũ công nhân lành nghề, am hiểu về kỹ thuật, công nghệ hiện đại. Về đối tượng đào tạo, Cảng nên chọn ra những người trẻ tuổi có trình độ văn hoá, dễ tiếp thu tri thức mới. Nội dung đào tạo nên tập trung chủ yếu vào đào tạo tay nghề và trong lĩnh vực mà Cảng kinh doanh.
III. Một số kiến nghị.
1. Nâng cao chất lượng lao động, đào tạo thêm công nhân kỹ thuật lao động bậc cao và có chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với ngươì lao động giỏi.
2. Hoàn thiện công tác định mức lao động.
3. Sử dụng lao động sao cho cấp bậc công việc phải phù hợp với cấp bậc công nhân để tận dụng được tối đa khả năng của người lao động.
4. Hoàn thiện hơn nữa các hình thức trả lương, quy về một hình thức trả lương tối ưu nhất.
5. Làm tốt công tác xác định nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
6. Tăng cường công tác bồi dưỡng thi nâng cấp, nâng bậc học nghiệp vụ vận tải, và bồi dưỡng cho CBCNV trẻ có tính kế cận trong tương lai và chuyên ngành Đại học Hàng hải, Ngoại ngữ, vi tính.
7. Phấn đấu thu nhập tiền lương cho người lao động theo định mức tiền lương được duyệt.
8. Xây dựng tác phong công nghiệp đảm bảo an toàn lao động.
9. Sử dụng các hình thức kỷ luật phạt hành chính đối với các đơn vị cá nhân, không hoàn thành nhiệm vụ hoặc gây cản trở việc thực hiện nhiệm vụ.
10. Thường xuyên quan tâm đến việc ổn định và nâng cao đời sống của CBCNV.
11. Đầu tư xây dựng những công trình đem lại hiệu quả ngay và cần thiết như kho, bến bãi.
12. Trang bị lại một số máy móc thiết bị đã quá cũ.
Kết luận
Tiền lương là một công cụ kinh tế quan trọng trong nền kinh tế thị trường, là nguồn thu nhập chính của người làm công ăn lương. Làm thế nào để có một chính sách tiền lương hợp lý đủ để tái sản xuất sức lao động, có tác dụng kích thích người lao động làm việc có hiệu quả là một vấn đề vô cùng quan trọng.
Xuất phát từ quan điểm đó, Cảng Khuyến Lương đã coi công tác tiền lương là cơ sở cho việc phát triển sản xuất. Thực tế đã chứng minh rằng sự ổn định cả về đời sống người lao động và sản xuất kinh doanh của Cảng. Sản xuất của Cảng phát triển không ngừng, đời sống cán bộ công nhân viên được đáp ứng thoả đáng và ngày càng được nâng cao. Đó là kết quả của quá trình phấn đấu liên tục, bền bỉ của toàn thể Cảng. Thực tiễn cũng chỉ ra rằng, công tác tiền lương của Cảng cần tiếp tục được hoàn thiện. Điều này không chỉ tuỳ thuộc vào Cảng mà còn tuỳ thuộc vào chính sách tiền lương và các chính sách liên quan đến tiền lương của chính phủ.
Do thời gian và nguồn số liệu có hạn nên chắc chắn đề tài không tránh khỏi những sai sót. Rất mong sự góp ý của các thầy cô giáo, của cán bộ công nhân viên Cảng Khuyến Lương, cùng toàn thể bạn đọc để đề tài này được hoàn thiện.
Tài liệu tham khảo
1. Báo cáo thực hiện nội bộ của Cảng Khuyến Lương
2. Giáo trình Quản lý kinh tế
3. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII
4. Giáo trình kinh tế học Samuelson
5. Điều tiết vĩ mô đối với tiền lương trong điều kiện chuyển sang cơ chế thị trường.
6. Chế độ tiền lương mới quyển I, II, III, IV.
7. Các tài liệu có liên quan đến công tác tiền lương.
Mục lục
Trang
Lời cảm ơn
1
Phần I. Lý luận chung về tiền lương
2
I. Các quan điểm về tiền lương và tổ chức quản lý tiền lương
2
1. Các quan điểm về tiền lương
3
2. Các quan điểm về tổ chức tiền lương
3
3. Những kết luận về tiền lương và tổ chức quản lý tiền lương trong doanh nghiệp
7
4. Vai trò và ý nghĩa của việc tổ chức quản lý hợp lý tiền lương trong doanh nghiệp
7
II. Những nguyên tắc cơ bản và yêu cầu của tiền lương doanh nghiệp. Những văn bản quy định chế độ tiền lương
9
1. Những nguyên tắc cơ bản của tiền lương doanh nghiệp
9
2. Chính sách tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước
10
3. Những yêu cầu của tổ chức quản lý tiền lương
13
III. Các hình thức trả lương
14
1. Các điều kiện áp dụng hình thức trả lương
14
2. Các chế độ trả lương theo sản phẩm
15
IV. Sự cần thiết phải hoàn thiện hình thức tổ chức quản lý trả lương theo sản phẩm
20
1. Tác dụng của lương sản phẩm
20
2. ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý trả lương
22
3. Phương hướng hoàn thiện trả lương sản phẩm
23
Phần II. Thực trạng về công tác quản lý tiền lương ở Cảng
Khuyến Lương
25
I. Những đặc điểm của Cảng ảnh hưởng tới công tác tổ chức quản lý tiền lương
25
1. Quá trình hình thành và phát triển Cảng Khuyến Lương
25
2. Những đặc điểm của Cảng ảnh hưởng tới công tác tổ chức quảnl ý trả lương theo sản phẩm
26
II. Phân tích thực trạng tổ chức quản lý tiền lương ở Cảng Khuyến Lương
33
1. Quỹ tiền lương và tiền lương bình quân
33
2. Việc áp dụng chế độ lương sản phẩm tại Cảng Khuyến Lương
34
3. Đầu vào của doanh nghiệp bao gồm tài chính và lao động
38
4. Về đầu ra của Cảng bao gồm toàn bộ kết quả thực hiện hoạt động sản xuất
39
5. Đối với việc thực hiện chế độ chính sách
43
III. Hiệu quả và những tồn tại khi áp dụng lương sản phẩm tại Cảng
46
1. Hiệu quả
46
2. Những tồn tại và khó khăn cần khắc phục khi áp dụng lương sản phẩm tại Cảng
47
Phần III. Một số biện pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tổ chức quản lý tiền lương ở Cảng Khuyến Lương
49
I. Biện pháp nâng cao tiền lương bình quân
49
1. Hoàn thiện hệ thống định mức
49
2. Hoàn thiện đơn giá trả lương theo sản phẩm
50
3. Làm tốt công tác xác định nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
51
4. Hoàn thiện việc bố trí sắp xếp lại đội ngũ lao động
52
5. Hoàn thiện tổ chức và phục vụ nơi làm việc
52
II. Hoàn thiện một số công tác khác có liên quan đến công tác trả lương theo sản phẩm
53
1. Cải thiện điều kiện lao động người công nhân
53
2. Về kỹ thuật lao động
54
3. Tăng cường giáo dục tư tưởng ý thức cho người lao động
54
4. Tổ chức chỉ đạo sản xuất
55
5. Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ đối với đội ngũ công nhân
55
III. Một số kiến nghị
55
Kết luận
57
Tài liệu tham khảo
58
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4599.doc