Đề tài Một số các giải pháp nhằm phát triển sản xuất chè ở Việt Nam từ nay đến năm 2010

- Đầu tư cho công nghệ chế biến, đặc biệt là các cơ sở chế biến nhỏ cho phù hợp với quy mô nông hộ-nông trại của nước ta. Nếu có thể, Nhà nước ban hành một tiêu chuẩn nhà máy chế biến chè, qua đó chỉ cho phép nhập công nghệ và thiết bị chế biến tiên tiến, hiện đại. - Xây dựng các cơ sở hạ tầng cho miền núi trồng chè như đường giao thông, cầu cống, đường điện cao thế, trường học, bệnh viện. để mở mang đời sống văn hoá, kinh tế cho đồng bào miền núi và cũng là để hấp dẫn đồng bào miền núi và thu hút đồng bào miền xuôi lên miền núi làm kinh tế.

doc90 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1361 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số các giải pháp nhằm phát triển sản xuất chè ở Việt Nam từ nay đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4.000 Yên Bái 3.700 Lâm Đồng 6.500 *Nguồn: Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp 1.1.2. Quy hoạch vùng chè đặc sản Trên diện tích đất trồng mới, dự kiến quy hoạch vùng chè đặc sản tại Mộc Châu (Sơn La) 2.000 ha và Than Uyên (Lào Cai), Tam Đường (Lai Châu) 700 ha chuyên trồng các loại giống thuần đặc sản và chè thơm để sản xuất chè đặc sản cao cấp. Về dự kiến sử dụng đất trồng chè mới như sau: Trong tổng số 24.600 ha chè được trồng mới thì trồng trêm đất cũ là 2.000 ha, còn lại bố trí trên đất nương rẫy 12.000 ha, đất vườn 3.020 ha còn các loại đất khác là 1.000 ha. Bảng 12: Bố trí chè trồng mới trên các loại đất Đơn vị: ha Vùng Diện tích trồng mới Trồng trên các loại đất Chè đã thanh lý Đất màu đồi, nương rẫy Đất vườn Đất khác Cả nước 24.600 8.580 12.000 3.020 100 Trung du Miền núi Bắc Bộ 16.200 5.060 8.640 1.900 600 Vùng Duyên hải Miền Trung 4.000 480 2.620 700 200 Vùng Tây Nguyên 4.400 2.450 1.330 420 200 *Nguồn: Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp 1.2. Quy hoạch các cơ sở chế biến Từ việc bố trí sử dụng đất trồng chè của cả nước, qua đánh giá thực trạng các cơ sở chế biến chè có thể thiết lập mạng lưới các cơ sở chế biến gần các vùng trồng chè để thuận lợi cho việc vận chuyển thu mua nguyên liệu. Tập trung quy hoạch ở các tỉnh có diện tích đất trồng chè lớn như trên cả nước như Sơn La, Phú Thọ, Thái Nguyên,... Để nhanh chóng nâng cao sản lượng chè xuất khẩu cần mở rộng cải tạo, thay thế các thiết bị và bổ sung các thiết bị chế biến hiện đại, công nghệ tiên tiến ở các nhà máy mới có thể đạt các mục tiêu giá trị thành phẩm như sau: Chè đặc sản có giá trị 2.500-4.000 USD/tấn, 85% chè đen sản xuất ra đạt chất lượng cao cấp có giá trị 1.500-1.700 USD/tấn, 40% tổng sản phẩm sản xuất ra được bán là chè thành phẩm có bao gói bền đẹp, hấp dẫn người tiêu dùng. Tổ chức các loại sản phẩm chè hoá lỏng với hoa quả, có tác dụng bồi bổ sức khoẻ và giải khát, sản xuất chè thực phẩm để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu, các loại chè hương, chè xanh tiêu thụ trong nước đạt giá trị từ 22-110 triệu đồng/tấn. Cần từng bước chuyển dần từ chè xanh sang chè đen ở các cơ sơ thuộc tỉnh quản lý, cần đa dạng hoá sản phẩm theo thị trường khu vực. Đối với các nhà máy chế biến chè đen, thiết bị của Liên Xô (cũ) cần cải tiến công nghệ làm héo, cải tiến máy vò và phòng lên men chè, thay đổi máy sang thành phẩm và trang bị làm sạch chè thành phẩm. Thống nhất các cơ sở chế biến (quốc doanh TW, quốc doanh ngoài địa phương, tư nhân trong nước, hợp tác liên doanh nước ngoài ...) cho phù hợp với quy mô vùng nguyên liệu. Xây dựng thêm nhà máy chế biến chè mới bằng các thiết bị đồng bộ và hiện đại tại các vùng chè tập trung và mới được mở rộng nhằm đảm bảo chế biến kịp thời nguyên liệu mới được sản xuất ra. Hoàn thiện nhà máy mới với thiết bị song đôi (CTC và OTD) ở Hàm Yên (Tuyên Quang) công suất 12 tấn/ngày và Phú Mãn (Hà Tây). Mở rộng liên doanh với Nhật Bản, Đài Loan và các đối tác khác để đổi mới công nghệ thiết bị từng phần hoặc toàn phần ở các nhà máy hiện có như Liên doanh Phú Tài (Trần Phú- Yên Bái), liên kết sản xuất ở Mộc Châu với Đài Loan... Chú trọng xây dựng các cơ sở chế biến có quy mô nhỏ. Tổ chức các xí nghiệp cổ phần, xí nghiệp liên doanh với các tổ chức kinh tế tư nhân ở trong và ngoài nước. Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng chè chặt chẽ, để giữ uy tín cho thương trường. 2. Giải pháp về vốn Theo tính toán tổng hợp từ nay đến năm 2010, nhu cầu vốn đầu tư cho ngành chè của Việt Nam là 3.714,20 tỷ đồng trong đó cho nông nghiệp (bao gồm trồng mới, chăm sóc và đầu tư thâm canh) là 2.222,60 tỷ đồng và cho công nghiệp chế biến là 951,60 tỷ đồng. Sau đây là bảng tổng nhu cầu vốn đầu tư của ngành chè từ nay đến năm 2010. Bảng 13: Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho ngành chè Đơn vị: tỷ đồng Hạng mục Tổng Giai đoạn 2003-2005 Giai đoạn 2006-2010 Tổng nhu cầu vốn đầu tư 3.174,20 1.492,58 1.681,62 1. Cho nông nghiệp 2.222,60 1.185,14 1.037,46 - Trồng mới và chăm sóc 958,01 623,10 334,91 - Đầu tư thâm canh 1.264,59 562,04 702,55 2. Cho công nghiệp 951,60 307,44 644,16 *Nguồn: Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp Các nguồn vốn đầu tư cần được huy động: - Vốn đầu tư ngân sách Nhà nước hỗ trợ xây dựng các công trình thuỷ lợi đầu mối, nghiên cứu khoa học và công nghệ, khuyến nông chuyển giao tiến bộ khoa học và kỹ thuật mới về cây chè, cho phép Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sử dụng nguồn vốn sự nghiệp, khuyến nông của Bộ nhập các giống chè có năng suất, chất lượng cao, thực hiện di dân giải phóng lòng hồ hỗ trợ việc chế tạo sản xuất máy móc công cụ cơ khí, phục vụ cho việc trồng trọt, sơ chế và chế biến chè. - Vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch Nhà nước, đầu tư cho các dự án cải tạo đổi mới công nghệ, thiết bị và đầu tư mới cho các cơ sở sơ chế và chế biến chè. - Vốn ADB và tín dụng ngân hàng cho các dự án phát triển chè và cây ăn quả. Tổng vốn đầu tư của dự án là 57,6 triệu USD, trong đó ADB cung cấp 40,2 triệu USD. - Vốn nước ngoài bằng các hình thức liên doanh, liên kết, vốn ODA. Ngoài ra cũng cần huy động thêm vốn tự có của người làm chè. Thông thường vốn này là công lao động của người trồng chè được tính bằng 25% tổng vốn trồng mới và chăm sóc. Trên cơ sở đầu tư vốn hợp lý, tính đủ theo các hướng thâm canh Nhà nước cần hỗ trợ đầu tư và tín dụng cụ thể theo từng hạng mục. 2.1. Vốn đầu tư trồng mới và chăm sóc 24.600 ha chè Các vùng trồng chè thường là vùng sâu, vùng xa nên vốn đầu tư cần được lồng ghép vào các chương trình định canh, định cư, ổn định dân cư và chương trình 5 triệu ha rừng. Sáu tỉnh nằm trong dự án phát triển chè và cây ăn quả là: Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái và Lâm Đồng tiếp tục được vay vốn ADB. Dưới đây là cách thức phân bổ vốn và nguồn vốn đầu tư cho trồng mới và chăm sóc cây chè Bảng 14: Vốn và nguồn vốn đầu tư trồng mới, chăm sóc cây chè Địa bàn Diện tích (ha) Vốn đầu tư (tỷ đồng) Tổng Từ vốn trồng rừng Từ vốn định canh, định, cư Từ vốn ổn định dâncư Từ vốn tự có Vay tín dụng và vay vốn ADB Tổng số 24.600 958,01 17,25 44,40 44,40 239,50 612,46 Vùng cao,định canh định cư 16.600 662,01 17,25 40,40 40,40 165,50 390,46 Vùng trung du đồng bằng 8000 296,00 74,00 222,00 *Nguồn: Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp 2.2. Vốn đầu tư chè vườn chè Hiện nay diện tích của các vườn chè hiện có là 91.481 ha trong đó thâm canh chè cao sản là 24.300 ha, thâm canh chè thường là 67.181 ha, cần tổng số vốn là 1.264,59 tỷ đồng. Cách thức phân bổ vốn đầu tư cho vườn chè hiện có như sau: Bảng 15: Nhu cầu đầu tư cho vườn chè hiện có Loại hình thâm canh Diện tích Vốn đầu tư (tỷ đồng) Tổng Giai đoạn 2003-2005 Giai đoạn 2006-2010 Tổng số 91.481 1.264,59 526,04 702,55 Thâm canh chè cao sản 24.300 962,28 427,68 534,60 Thâm canh chè thường 67.181 302,31 134,36 167,95 *Nguồn: Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp Đối với vùng chè thâm canh thuộc 6 tỉnh trong dự án phát triển cây chè và cây ăn quả sẽ được vay vốn ADB thông qua dự án phát triển chè. Còn các vùng chè khác cần tạo điều kiện được vay vốn từ quỹ tín dụng ngân hàng. 2.3. Vốn cho công nghiệp chế biến Vốn định mức cho mỗi tấn công suất đầu tư là 1,22 tỷ đồng thì từ nay đến năm 2010 đầu tư thêm 65 nhà máy để tăng thêm 780 tấn công suất theo tiến độ tăng trưởng nguyên liệu sẽ cần số vốn là 951,6 tỷ đồng. Vốn này nên vay từ nguồn vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch Nhà nước. 3. Giải pháp về khoa học công nghệ 3.1. Giải pháp về giống chè 3.1.1. Cơ cấu giống chè Mục tiêu của ngành chè đến năm 2010 là sẽ có 25-30% chè giống mới bằng cành chất lượng cao. Các giống chè cần được khảo nghiệm và bố trí trồng mới: - Đối với vùng chè có độ cao dưới 500 m so với mực nước biển gồm các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ và một số huyện ở các tỉnh trồng chè đến năm 2010 sẽ trồng mới 9.000 ha bằng các giống PH1, Bát Tiên, Kim Huyên, Yabukita,... để đạt năng suất 12 tấn/ha. - Đối với các vùng chè có độ cao trên 500 m ở các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Tuyên Quang, Yên Bái, Lâm Đồng và các tỉnh khác sẽ trồng mới 13.000 ha với các giống Shan Tuyết thuần chủng và các giống mới như Bát Tiên, Văn Xương, Ô Long, LPD1, LPD2, TRI777. - ở vùng chè tập trung cao sản hiện có 9 tỉnh trọng điểm phát triển chè là Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Phú Thọ và Lâm Đồng với tổng diện tích là 24.300 ha cần tập trung thâm canh cao, trồng dặm và bổ sung 30% diện tích bằng các giống chè thơm như Long Tỉnh 43, Bát Tiên, Yabukita, Ngọc Thuý, Văn Xương,... để nâng cao chất lượng chè xuất khẩu Việt Nam. - ở vùng chè đặc sản Mộc Châu-Sơn La (2000 ha), Than Uyên-Lào Cai và Tam Đường-Lai Châu (700 ha) nên bố trí sản xuất chè có chất lượng cao và chè hữu cơ để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Dự kiến hai vùng này chỉ trồng các giống thuần chủng đặc sản và giống chè thơm để sản xuất chè đặc sản cao cấp với giá bán 2.000-3.000 USD/tấn. Chè đen đặc sản với nguyên liệu trộn phối từ các giống: Shan Tuyết, Bát Tiên, Văn Xương và các giống mới của ấn Độ. Chè xanh đặc sản nên sản xuất riêng rẽ hoặc trộn nguyên liệu của các giống Yabukita, ô Long, Kim Huyên, Ngọc Thuý, Văn Xương và Bát Tuyên. Bằng cách này, Việt Nam sẽ có những sản phẩm chè đặc trưng trên thị trường quốc tế, có thể bán sản phẩm theo xuất xứ và tạo điều kiện nâng cao chất lượng chè vùng khác bằng cách đấu trộn giữa chè vùng cao và vùng thấp. Đến năm 2010, diện tích chè giống mới tổng số sẽ khoảng 32.000 ha, chiếm khoảng 27% tổng diện tích. Tuy nhiên khi bố trí trồng giống mới cần lưu ý đặc điểm sinh thái của một số giống như sau: giống Yabukita của Nhật Bản nên trồng vùng ẩm, độ cao dưới 700 m; giống Bát Tiên của Trung Quốc thích hợp với vùng đất ẩm và cao nhưng phát huy hiệu quả ở vùng trung du; các giống ô Long, Kim Huyên, Ngọc Thuý, Văn Xương của Đài Loan có thể trồng đại trà nhưng thích hợp ở vùng cao. 3.1.2. Xây dựng hệ thống cở sở sản xuất và quản lý chất lượng giống chè Để làm tốt công tác giống chè thì việc sản xuất và quản lý giống chè hết sức quan trọng. Hiện nay ngành chè có Viện nghiên cứu chè thuộc Tổng công ty Chè Việt Nam và trung tâm nghiên cứu chè thuộc Tổng công ty chè ở Lâm Đồng. Đây là hai cơ quan chuyên nghiên cứu phát triển giống chè mới và các lĩnh vực liên quan đến chè. Trong tương lai sẽ nhập thiết bị nuôi cấy mô, làm cơ sở nhân nhanh giống mới. Vì vậy cần đầu tư nâng cấp thiết bị cho hai cơ quan này. Đồng thời lấy các công ty chè thuộc Tổng công ty chè Việt Nam làm hạt nhân để xây dựng các cơ sở sản xuất và khảo nghiệm giống ở các tỉnh, đặc biệt là các tỉnh trọng điểm trồng chè để sản xuất giống ngay tại địa bàn nhằm giảm giá thành. Cũng từ các cơ sở này việc quản lý giống và hướng dẫn kỹ thuật tới người sản xuất sẽ thuận lợi hơn. 3.2. Kỹ thuật canh tác Để nâng cao năng suất và chất lượng chè nguyên liệu thì ngoài giống, các biện pháp canh tác giữ vai trò quan trọng. Qua nghiên cứu, năng suất chè có thể nâng cao nếu khai thác được tiềm năng ở các khâu canh tác sau: Bảng 16: Tiềm năng năng suất các vườn chè Chế độ canh tác Năng suất tăng (%) 1. Đối với các vùng chè hiện có - Trồng dặm và làm trẻ lại 40-70 - áp dụng đúng chu kỳ 20-30 - Bón phân đúng tỷ lệ 8-10 - Hái và tạo tán đứng 15-20 - Biện pháp quản lý dịch hại đúng 10-12 - Biện pháp tưới và giữ ẩm tốt 10-15 2. Đối với vườn chè trồng mới - Chọn giống năng suất cao 50-100 - Phương pháp và mật độ trồng thích hợp 15-20 - Chăm sóc chè kiến thiết cơ bản 30-50 - Quản lý cây bóng mát 25-40 - Quản lý dịch hại và cỏ dại 15-25 - Giữ đất và nước 20-35 *Nguồn: Dự án phát triển chè và cây ăn quả Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch chè, vì vậy các vùng trồng chè cần thực hiện nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật về cả ba khâu trên. Cụ thể: Trồng chè: Phải trồng dặm mỗi khi chè mất khoảng để đảm bảo mật độ đủ 18.000 cây/ha. chè trồng mới được trồng dặm ngay năm đầu sau trồng bằng giống dự phòng 10% và thực hiện liên tục trong thời gian kiến thiết cơ bản. Đốn chè: Phải đốn chè từ 2-4 năm/lần. Có 5 hình đốn chè: đốn tạo hình, đốn phớt, đốn lửng, đốn đau, đốn trẻ lại. Thời vụ đốn là từ giữa tháng 12 đến hết tháng 1, những nơi có sương muối như Mộc Châu thì có thể đốn muộn hơn. Để nâng cao năng suất đốn với chè có mật độ cành lớn đều thì áp dụng đốn máy. Tưới nước cho chè: tưới nước cho chè là biện pháp sẽ làm tăng năng suất và chất lượng cho cây chè. Có nhiều hình thức tưới nước cho chè nhưng phương pháp tưới phun mưa là phương pháp tốt nhất, mang lại hiệu quả cao. Có thể áp dụng hai mô hình tưới sau: - Tưới phun vòi rồng: sử dụng cho quy mô diện tích là 1 ha, dùng bơm nước 2 pha 250-750 W, bơm từ bể hoặc qua hệ thống ống dẫn nhựa hoặc cao su. Đầu ống lắp vòi tưới có người điều khiển di động tưới chè. Mô hình này tốn nhiều công suất, năng suất thấp nhưng vốn đầu tư thấp nên rất thích hợp với nhiều hộ nông dân. - Tưới phun mưa bằng hệ thống bán di động: Dùng bơm nước 2 pha 750-1500 W, bơm nước từ giếng hoặc bể chứa cung cấp cho hệ thống tưới cố định được chôn sâu 30-50 cm. Phần lắp vòi phun nhô cao 1-1,5 m, dưới đổ bê tông cố định. Hình thức này thích hợp ở các công ty chè và các trang trại nông dân. Phòng trừ sâu bệnh: sâu bệnh có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây chè, tuy nhiên việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đối với cây chè phải được thực hiện quản lý đúng quy trình. Bởi vì hiện tượng dư lượng thuốc sâu trên sản phẩm là một trở ngại lớn đối với tiêu thụ sản phẩm chè hiện nay cả ở trong nước và xuất khẩu. Những người trồng chè nên tiếp tục sử dụng phương pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM). Đó là phương pháp đảm bảo hợp lý về kinh tế và bền vững trên cơ sở phối hợp biện pháp trồng trọt, sinh học, di truyền, chọn giống và thuốc hoá học nhằm làm tăng năng suất và ít gây hại môi trường. Ngoài ra, cần tăng chu kỳ hái chè lên 4 tháng/1lần và cải tiến kỹ thuật hái chè. Trồng cây bóng mát theo mật độ 100 cây/ha, thực hiện nông-lâm kết hợp, trồng rừng, trồng cây chắn gió bên vành đai đồi chè để bảo vệ cho chè. Cải tạo đất trồng theo hướng tăng độ mùn và tơi xốp cho đất: thực hiện không bón phân vô cơ làm chai cứng đất, phải bón phân hữu cơ tổng hợp theo hướng cơ cấu đất, tổ chức các xưởng sản xuất phân hữu cơ vô sinh tổng hợp. Kiên quyết chỉ đạo và hướng dẫn các hộ gia đình ủ cỏ, ủ chè lá già quanh gốc để tăng độ mùn với đất. Đưa máy đốn, máy hái và các công cụ làm đất vào canh tác nông nghiệp tại các công ty chè, qua đó phổ biến rộng ra các hộ gia đình. 3.3. Giải pháp về chế biến 3.3.1. Giải pháp về công nghệ chế biến Để đạt được các mục tiêu về sản lượng đầu ra các nhà máy chế biến cần đổi mới trang thiết bị, lắp đặt thêm dây chuyền mới và xây dựng các nhà máy chế biến. Các công nghệ nhập từ Liên Xô và Trung Quốc những năm 1957-1977 đã quá lỗi thời và lạc hậu cho chất lượng sản phẩm tốt làm giảm giá thành và uy tín chè Việt Nam trên thị trường quốc tế. Việc sửa chữa, nâng cấp hàng loạt các máy móc thiết bị cũ và xây lắp thêm các dây chuyền và nhà máy mới, ước tính chi phí cho việc phát triển công nghiệp chế biến riêng của các cơ sở chế biến khoảng 1.000 tỷ đồng. Nguồn vốn này chủ yếu là các nguồn vốn tự có của các đơn vị, vốn vay của các tổ chức tài chính trong nước và quốc tế, vốn liên doanh. Đối với các nhà máy chè chế biến hiện có, từ nay đến năm 2005 nên tiến hành đầu tư, cải tạo, nâng cấp 20% số các cơ sở chế biến công nghiệp (tổng công suất 200 tấn búp tươi/ngày), trong đó có 4 nhà máy Liên Sơn (Yên Bái), Sông Cầu (Thái Nguyên), công ty chè Hà Tĩnh, xí nghiệp chè Kim Anh (Hà Nội) thuộc Tổng công ty chè Việt Nam với tổng công suất 48 tấn búp tươi/ngày để những nhà máy này có sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Những hạng mục, thiết bị cần đầu tư là: bổ sung dàn héo tự nhiên, hiện đại hoá bộ phận ép máy vò, hiện đại hoá phòng lên men, trang bị hệ thống lên men liên tục và làm mát lá chè theo quy trình của Nhật Bản, thay bộ phận phun ẩm bằng phun sương. Hiện đại hoá khâu hút bụi để bảo đảm vệ sinh, thay lò nhiệt đốt than bằng đốt dầu để tăng chất lượng sản phẩm chè. Xây dựng kho bảo quản để lưu giữ chè bán thành phẩm không bị tăng độ ẩm. Từ nay đến năm 2010 xây dựng thêm 180 cơ sở chế biến công suất 12 tấn tươi/ngày với các thiết bị hiện đại, tiên tiến để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao. Để công nghiệp chế biến đạt hiệu quả cao thì cần phải có sự bố trí kết hợp các nhà máy chế biến trong đó lấy các nhà máy có công suất lớn, hiện đại làm trung tâm chịu trách nhiệm chế biến những sản phẩm có chất lượng cao phục vụ chủ yếu cho xuất khẩu. Còn các nhà máy có công suất vừa và nhỏ làm vệ tinh thực hiện sơ chế cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy lớn và chế biến một số sản phẩm tiêu thụ trong nước. ở những vùng xa, vùng sâu nên đầu tư xây dựng các xưởng chế biến công suất 2-6 tấn búp tươi/ngày với công nghệ thiết bị phù hợp và hoàn chỉnh để sản phẩm đạt chất lượng tốt có thể xuất khẩu. Đối với địa bàn quá phức tạp và xa cơ sở chế biến công nghiệp thì trang bị các máy sao, vò cỡ nhỏ từ 50-200 kg tươi/ngày để phục vụ nội tiêu và cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy đấu trộn tinh chế. 3.3.2. Công tác chế tạo phụ tùng và thiết bị chế biến chè Các nhà máy cơ khí chè cần nghiên cứu ra các thiết bị phụ tùng thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị cho phù hợp và tiện lợi với hoàn cảnh Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người Việt Nam vận hành và giảm chi phí ngoại tệ cho việc mua sắm máy móc thiết bị mới. Đầu tư xây dựng nhà máy cơ khí chè công suất 350-500 tấn/năm để có đủ khả năng chế tạo phụ tùng và phần lớn thiết bị lẻ phục vụ cho việc nâng cấp và sửa chữa các nhà máy cũ. Tổ chức việc chế tạo theo hình thức chuyên môn hoá, trong đó có nhà máy cơ khí làm trung tâm và các nhà máy khác làm vệ tinh để giảm giá thành và nâng cao chất lượng chế tạo phụ tùng và thiết bị lẻ. Tổ chức hợp tác để thiết kế tạo theo mẫu các dây chuyền phù hợp với điều kiện nước ta, tiến tới chế tạo hoàn toàn trong nước vào năm 2005. Tổ chức bình tuyển chọn mẫu tốt và thích hợp, đồng thời tổ chức chế tạo các dây chuyền và thiết bị quy mô nhỏ trang bị cho các nhóm và các hộ. Ngoài ra việc đa dạng hoá các loại sản phẩm tổng hợp từ chè cũng rất cần thiết. Cần nghiên cứu và sản xuất các loại chè ướp hương hoa quả, các loại nước chè đóng hộp, các loại kẹo chè, bánh chè, chế biến các loại chè thuốc như chè thanh nhiệt, chè dưỡng lão, chè tam thất, bổ thanh nhiệt và các loại chè thảo mộc khác. Nghiên cứu sản xuất các loại chè uống nhanh, chè đóng túi và đóng hộp các loại phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Bảng 17: Nhu cầu tăng năng lực chế biến công nghiệp do trồng mới và đầu tư thâm canh vùng chè cao sản Đơn vị: Số dây chuyền 12 tấn/ngày Tỉnh/ vùng Tổng số Tăng do thâm canh vùng chè Tăng do trồng mới 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Cả nước 65 6 6 9 4 7 9 12 12 I. Vùng Trung du Miền núi Bắc 45 4 4 8 3 4 6 9 7 Trong đó: 1. Tỉnh Lai Châu 1 1 2. Tỉnh Sơn La 7 1 1 1 1 2 1 3. Tỉnh Thái Nguyên 10 1 1 3 1 1 1 1 1 4. Tỉnh Hà Giang 4 1 1 1 1 5. Tỉnh Lào Cai 2 1 1 6. Tỉnh Yên Bái 4 1 1 1 1 7. Tỉnh Tuyên Quang 5 1 1 1 1 1 8. Tỉnh Phú Thọ 7 1 1 1 1 1 1 1 II. Vùng Duyên hải Miền Trung 8 2 1 2 3 Trong đó 1. Tỉnh Nghệ An 3 1 1 1 2. Tỉnh Hà Tĩnh 2 1 1 III. Vùng Tây Nguyên 12 2 2 1 1 1 2 1 2 Trong đó: Tỉnh Lâm Đồng 11 2 2 1 1 1 2 1 2 *Nguồn: Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp 4. Giải pháp về đào tạo nhân lực Đây là một biện pháp quan trọng ảnh hưởng nhiều đến mục tiêu sản xuất chè đã đề ra. 4.1. Nhu cầu đào tạo đến năm 2010 - Kỹ sư nông nghiệp: Nhu cầu 100 ha cần 1 kỹ sư, số kỹ sư nông nghiệp trong ngành chè hiện có không đáng kể, như vậy sẽ cần khoảng 1.000 kỹ sư. - Kỹ sư chế biến (chỉ tính cho nhà máy mới) và định mức 5 người /nhà máy thì tổng nhu cầu cần: 5 x 65 = 352 (người) - Công nhân kỹ thuật (tính cho nhà máy mới: 25 người/ nhà máy): 25 x 65 = 1.625 (người) - Các nhà máy hiện có với định mức 3 người/ nhà máy: 2 x 174 = 522 (người) - Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý (3 người / nhà máy) tính cho cả nhà máy hiện tại và xây dựng mới: 3 x (174 +65) = 417 (người) - Tập huấn khuyến nông cho khoảng 230.000 người (2 người /ha) 4.2. Hình thức đào tạo Các kỹ sư được các tỉnh cử đi học ở các trường Đại học phải có hợp đồng khi tốt nghiệp trở về địa phương công tác. Mở các lớp bồi dưỡng các cán bộ quản lý ngắn hạn cho các lãnh đạo nhà máy, các lớp bồi dưỡng này do các trường cán bộ quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm. Mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho người trồng chè và chế biến theo phương thức khuyến nông. Công nhân kỹ thuật do các trường công nhân kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đào tạo. Mặt khác, để đảm bảo chiến lược phát triển ngành chè trong dài hạn, Tổng công ty Chè Việt Nam cần phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cử cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn đi học tập hoặc tu nghiệp ở các nước có ngành sản xuất và chế biến chè tiên tiến. Ngoài ra trong các vùng trồng chè thì vùng Trung du Miền núi Bắc Bộ là vùng đất trồng chè không gặp phải sự cạnh tranh của bất kỳ loại cây nào vì cây chè là cây được trồng chính ở đây. Vùng này cũng là một trong các vùng nghèo của đất nước nên việc có đất trồng chè sẽ tạo điều kiện đem lại thu nhập cho người dân ở đây. Dùng mọi biện pháp thu hút người lao động vào làm việc ở các vùng chè nhằm giải quyết việc làm cho người lao động ở trong vùng. 5. Giải pháp về thị trường 5.1. Thị trường trong nước Nhu cầu tiêu dùng chè trong nước ngày càng cao, theo đó chất lượng chè ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn. Xu hướng hiện nay đang có nhu cầu dùng các loại sản phẩm chè có chất lượng cao nhất là các chè đặc sản như chè Shan Tuyết, chè hữu cơ, chè hương và đặc biệt là nhu cầu chè đen cao cấp túi lọc. Vì vậy ngành chè cần tập trung vào loại mặt hàng này, nâng cao chất lượng hơn nữa, cải tiến mẫu mã cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Bên cạnh đó, các mặt hàng chè đen truyền thống đã có tiếng với người tiêu dùng thì cần tiếp tục duy trì chất lượng cao, cải tiến mẫu mã đẹp và giá cả chấp nhận được. Những loại chè đặc sản sống ở vùng sâu, vùng xa, đi đôi với chế biến cần phải hình thành các tổ chức cung cấp sản phẩm cho các thị trường lớn ở đồng bằng. Thị trường nông thôn chiếm gần 80% dân số hầu như còn bỏ ngỏ vì thế cần có biện pháp khuyến khích tiêu dùng ở đây bằng các sản phẩm có chất lượng trung bình, giá cả hợp lý dặc biệt là các loại chè có ướp hương hoa phù hợp với tâm lý tiêu dùng của người nông thôn. Một đặc điểm quan trọng khác của thị trường trong nước là số phụ nữ uống chè còn rất ít kể tại các đô thị, do đó cần có những nghiên cứu về tâm lý tiêu dùng của bộ phận này để đẩy mạnh sản lượng trong nước. Chẳng hạn có thể tăng cường quảng cáo công dụng của chè: làm sảng khoái tiêu dùng, minh mẫn, trẻ lâu. Tiếp tục quảng cáo, tiếp thị và xúc tiến thương mại trong nước. Đây là khâu yếu trong hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay, hiệp hội chè Việt Nam có trung tâm xúc tiến thương mại ngành chè những do kinh phí hạn hẹp nên hoạt động chưa mạnh. Cần tuyên truyền, quảng cáo sâu rộng những lợi ích của việc uống chè. Đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động văn hoá trà hấp dẫn mang tính văn hoá nghệ thuật như thiết lập các mạng lưới văn hoá trà, hội chợ trà (như đã làm năm 2002 tại Công viên Tuổi trẻ). Tiếp cận với thương mại điện tử như mở các Website trên Internet để giới thiệu, quảng cáo và trao đổi tìm bạn hàng. Ngoài ra, cần giao cho Hiệp hội Chè Việt Nam và Tổng công ty Chè Việt Nam phối hợp thành lập một cơ quan duy nhất kiểm tra chất lượng cho toàn bộ sản phẩm chè trong cả nước. Nhập thiết bị kiểm tra nhanh dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên chè nguyên liệu và chè thành phẩm, giúp cho người tiêu dùng yên tâm khi mua các sản phẩm chè. Cương quyết không tiêu thụ các sản phẩm kém chất lượng hoặc bị khuyết tật vệ sinh thực phẩm để đảm bảo uy tín với người tiêu dùng. Bộ Tài Chính kết hợp với ngành chè nhằm thống nhất trên toàn quốc tiêu chuẩn chè búp tươi cùng với giá mua hợp lý. 5.2. Thị trường xuất khẩu Mục tiêu là tiếp tục giữ vững thị trường hiện có, mở ra các thị trường mới. Cần cố gắng xâm nhập vào các thị trường tiêu thụ lớn và có độ ổn định cao đặc biệt là thị trường các nước Hồi giáo có thói quen tiêu thụ các sản phẩm nước uống có ga. Bên cạnh việc đưa ra các sản phẩm chè có chất lượng cao, giá cả hợp lý cần phải tổ chức quảng cáo và xây dựng đội ngũ tiếp thị, chuyên viên thành thạo thị trường, mở các văn phòng đại diện và giới thiệu ở các nước và các vùng. Kinh nghiệm của các nước có giá bán cao cho họ thấy họ có thể dành 10-15% chi phí trong giá thành cho mục đích tiếp thị sản phẩm. Củng cố và mở rộng thị trường nhập khẩu chè trực tiếp của Việt Nam như thị trường Trung Cận Đông. Hàng năm lượng chè của ta xuất khẩu sang thị trường này khoảng 10-20 nghìn tấn. Tuy nhiên hiện nay do tình hình chính sự đang diễn ra ở Irắc nên thị trường xuất khẩu của Việt Nam bị thu hẹp một cách đáng kể bởi vì Irắc là thị trường tiêu thụ chè lớn nhất của nước ta trong năm 2001. Vì vậy, ngành chè cần tích cực mở rộng tìm kiếm thị trường mới thay thế thị trường Irắc. Khôi phục lại thị trường Đông Âu và Nga, tiếp tục mở rộng thị trường chè ở Châu Âu, Châu á, Châu Mỹ, tìm kiếm thêm thị trường ở Châu Phi Tăng cưòng các hình thức liên doanh, liên kết và bao tiêu sản phẩm. Theo số liệu điều tra của Tổ chức Mậu dịch chè thế giới, hiện nay có 8 công ty xuyên quốc gia đang chi phối phần lớn thị trường chè ở nhiều nước sản xuất, nhập khẩu và xuất khẩu chè. Các công ty này có cổ phần tại các công ty sản xuất chè ở nhiều nước sản xuất và xuất khẩu, làm trọn các khâu nhập khẩu, đấu trộn, đóng gói bao bì và tổ chức các kênh hoặc mạng lưới tiêu thụ bán lẻ tại các siêu thị và cửa hàng. Họ có thể cạnh tranh với bất cứ đối thủ nào mơi thâm nhập vào thị trường mà họ đang hiện diện. Hiện nay Nga và Việt Nam đang là các đối tượng và mục tiêu để họ tiến hành thâu tóm các thị trường này. Vì thế trên thực tế, các doanh nghiệp cần có đối sách thích hợp hoặc là liên doanh hợp tác với các công ty đó để học tập kinh nghiệm và có cơ hội tiếp cận thị trường nhanh hơn, xây dựng thị trường ổn định lâu dài và tranh thủ được khả năng tài chính để đổi mới công nghệ ngành chè, hoặc nhanh chóng phát triển những bạn hàng cũ, liên doanh với những nhà phân phối tiêu thụ hàng ở đó như vậy thị trường sẽ sớm ổn định và có thể đầu tư trực tiếp xây dựng các cơ sở đấu trộn bao gói ngay tại các nước đó. Việc này đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải giỏi, có bản lĩnh nghị lực, am hiểu thị trường sở tại để có thể cạnh tranh với các công ty xuyên quốc gia. Củng cố và phát huy vai trò của Hiệp hội khoa học và sản xuất chè Việt Nam trong việc hỗ trợ nghiệp vụ xuất khẩu, ổn định giá cả để tránh mua tranh, bán tranh. Thành lập các trung tâm kiểm tra chất lượng có đủ năng lực kiểm tra sản phẩm chè trước khi đưa ra thị trường xuất khẩu. Trung tâm cần phối hợp với các cơ quan chuyên môn như công ty giám định hàng hoá xuất khẩu (Bộ Thương mại) để ngăn chặn tình trạng chè không đủ tiêu chuẩn lọt ra ngoài thị trường. 6. Giải pháp về chính sách Nhiều tỉnh quan tâm đến phát triển chè, coi chè là một trong những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đã ban hành các chính sách khuến khích sản xuất chè, nhưng việc triển khai còn nhiều hạn chế. Song từ khi có quyết định 43/1999/TTg, các chính sách của nhà nước và các tỉnh về khuyến khích sản xuất chè được thực hiện một cách tích cực hơn. Lãnh đạo các cấp chính quyền và lãnh đạo các doanh nghiệp đã tổ chức rất nhiều đoàn tham quan, trao đổi, hoặc hỏi kinh nghiệm lẫn nhau... Tuy nhiên, để ngành chè tiếp tục phát triển ổn định, đạt năng suất, chất lượng cao thì Chính phủ cũng như lãnh đạo các tỉnh cần tiếp tục đưa ra các chính sách để khuyến khích phát triển sản xuất chè. Cụ thể: 6.1. Chính sách thuế Thuế nông nghiệp đang được thực hiện nộp 12% theo từng hạng mục đất để phát triển ngành chè, đề nghị Nhà nước miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp cho diện tích đất trồng mới ở thời kỳ kiến thiết cơ bản (4-5 năm) và giảm tỷ lệ phải nộp (trong thời kỳ kinh doanh) xuống còn 6-8% vì chè chỉ phát triển ở những vùng xa xôi, hẻo lánh, lại trồng trên địa hình dốc, hiểm trở. Đất khôi phục chè được miễn thuế 3-6 năm. Với các dự án liên doanh với ngoài thuế đất chỉ nên thu 50 USD/ha trong một năm với đất trồng chè và 100 USD/ha trong một năm với đất xây dựng nhà máy chế biến tại chỗ. Với các dự án trồng và chế biến chè xuất khẩu, thuế lợi tức nên áp dụng 100% kể từ khi kinh doanh (sau khi trồng mới 4 năm) và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo khi cây trồng chưa có năng suất cao và ổn định. 6.2. Chính sách vốn Vốn đầu tư trong nước: Nhà nước cần có chính sách ưu đãi về lãi suất và tiền vay cho người trồng chè, trong đó danh mục là: cho người sản xuất chè, công nghiệp chế biến, trồng mới và cho vùng chè đặc sản, đặc biệt. Vốn đầu tư trồng mới theo các dự án được duyệt vay trong thời hạn 15 năm, 7 năm đầu ân hạn, lãi suất bằng lãi suất vốn vay ưu đãi đầu tư theo kế hoạch. Người làm chè phải hoàn trả vốn và lãi trong 8 năm kể từ năm thứ 8 đến hết năm thứ 15. Các ngân hàng Nông nghiệp, ngân hàng người nghèo cho các hộ gia đình làm chè được vay vốn để đầu tư thâm canh vườn chè mức 4,5 triệu đồng/ha với lãi suất đặc biệt đối với người nghèo thông qua các hoá đơn chứng từ mua vật tư, phân bón... Hộ gia đình thế chấp bằng chính vườn chè của mình (có sự xác nhận của chính quyền địa phương); ngân hàng thu hồi vốn sau 18 tháng bằng tiền bán chè búp tươi qua các cơ sở chế biến hoặc chủ thầu nguyên liệu (chủ thầu do các hộ gia đình cử ra và có sự xác nhận của chính quyền địa phương). Các ngân hàng Đầu tư và Phát triển, ngân hàng Nông nghiệp, ngân hàng cho người nghèo, cho các hộ gia đình và các doanh nghiệp làm chè được vay vốn để phục hồi vườn chè với mức 12-15 triệu đồng/ha (để phục hồi trong 3 năm) với lãi suất ưu đãi người nghèo, thế chấp vốn vay bằng vườn chè (đối với hộ gia đình), các doanh nghiệp cho vay thông qua dự án. Thời hạn hoàn trả: 3 năm đầu ân hạn và trả trong 6 năm tiếp theo. Các ngân hàng cho các doanh nghiệp vay vốn đầu tư xây dựng và cải tạo nhà máy chế biến chè theo dự án được duyệt trong 10 năm, 3 năm đầu ân hạn, lãi suất bằng lãi suất vốn ưu đãi dầu tư theo kế hoạch nhà nước, doanh nghiệp hoàn trả vốn và lãi suất trong 7 năm kể từ năm thứ 4 đến năm thứ 10. Việc vay vốn để thâm canh, cải tạo vườn chè và trồng mới chè ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa được áp dụng theo chính sách ở vùng đó. Đầu tư nước ngoài: Nhà nước cần có những sửa đổi và bổ sung trong hệ thống luật đầu tư ngoài nước, cụ thể: coi trồng chè cũng như trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, do đó các công ty liên doanh với nước ngoài, một mặt nên được hưởng như chính sách thuế nêu trên, mặt khác cho phép thời hạn liên doanh tối đa 50 năm. Được phép chủ động nhập vật tư, nguyên liệu giống mới vào công ty. Ngoài ra, đề nghị không khống chè tỷ lệ góp vốn pháp định tối thiểu của phía Nhà nước trong công ty liên doanh. Với vùng chè ở trung du và miền núi, đề nghị Nhà nước có giải pháp kết hợp giữa phát triển chè với các chương trình định canh, định cư, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, di dân và kinh tế mới... 6.3. Chính sách xuất nhập khẩu Mặc dù có thể xuất hiện những công ty tư nhân kinh doanh (sản xuất -chế biến - tiêu thụ) như luật định, đề nghị Nhà nước cần ban hành những chính sách cụ thể về mức độ, địa bàn... hoạt động của các loại công ty. Mặt khác Nhà nước cũng cần có những chính sách ưu tiên xuất nhập khẩu cho những vùng có tiềm năng sản xuất chè cao mà mức sống nhân dân trong vùng còn thấp. 6.4. Chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng Đề nghị Nhà nước quan tâm ưu tiên đầu tư chính sách hạ tầng cho các vùng chè tập trung, phần lớn các vùng chè này đều thuộc Trung du Miền núi Bắc Bộ, đặc biệt trước hết là hệ thống điện, giao thông đi lại, đồng thời là hệ thống thông tin liên lạc, văn hoá xã hội như trường học, bệnh viên, trạm xá, chợ búa... Đề nghị các cơ quan hữu quan cần quan tâm ngay từ nay đến năm 2005. Cần hình thành một số cơ sở tổ chức và cơ sở thiết yếu sau: - Tổ chức một trung tâm đấu trộn chè nhằm nâng cao sự đồng đều các mặt hàng chè Việt Nam, tiến tới tổ chức bán đấu giá chè tại đây. - Xây dựng nhà máy sản xuất các loại bao bì đóng gói chè thành phẩm tại thủ đô Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh. - Xây dựng viện nghiên cứu chè Việt Nam và cần hình thành một trung tâm thực nghiệm khép kín (sản xuất-chế biến) và là nơi cung cấp giống chè tốt cho toàn quốc. - Xây dựng một trung tâm cơ khí để chế tạo phụ tùng thay thế và thiết bị cho chế biến 6.5. Chính sách về chuyển giao kỹ thuật và khuyến nông Người trồng chè được hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hút và chế biến chè. Nhà nước (tỉnh) trả lương cho cán bộ khuyến nông trực tiếp chỉ đạo sản xuất chè (biên chế tại doanh nghiệp) từ khi trồng mới đến khi chè vào kinh doanh định mức khoán 50 ha chè cho cán bộ khuyến nông. Mức lương theo ngạch bậc công chức theo Nhà nước quy định, nếu công tác ở vùng cao thì được hưởng chính sách đối với cán bộ công tác ở vùng cao. Cán bộ khuyến nông ngoài biên chế của doanh nghiệp, nếu địa bàn có nhu cầu sẽ được bố trí và hưởng lương theo chính sách đối với cán bộ khuyến nông của tỉnh. Tỉnh chịu trách nhiệm mở lớp đào tạo tập huấn cán bộ kỹ thuật và quản lý sản xuất chè ở các địa bàn quy hoạch. 6.6. Chính sách thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm Thu mua toàn bộ sản phẩm do người trồng chè sản xuất ra theo giá thoả thuận. Các doanh nghiệp Nhà nước được thực hiện chính sách bảo hiểm giá chè cho người trồng chè. Mức bảo hiểm bằng mức giá thành hợp lý theo thời điểm. Các doanh nghiệp chế biến được vay vốn để xây dựng mới cơ sở chế biến chè với lãi suất đặc biệt ưu đãi. Thời gian hoàn trả vốn vay theo khả năng hoàn vốn của dự án được duyệt. Khuyến khích các hộ vùng sâu, vùng xa phát triển hình thức chế biến thủ công bán cơ giới và cơ giới nhỏ với công nghệ tiên tiến, hiện đại theo chính sách này. Các cơ sở chế biến được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước về phát triển và kinh doanh ở miền núi. Đồng thời với các chính sách nêu trên, các chính sách khác như: tín dụng ngân hàng, bảo hiểm sản xuất, đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học... cũng cần được xem xét cho phù hợp. 7. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý ngành chè Cơ cấu tổ chức là một nhân tố quan trọng góp phần khẳng định hiệu quả sản xuất kinh doanh của một đơn vị kinh tế. Bởi vậy xét cho cùng thì việc tổ chức quản lý các yếu tố sản xuất chính là việc tổ chức và quản lý con người. Do đó hoàn thiện và đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý luôn là vấn đề cấp thiết hàng đầu đặt ra với ngành chè Việt Nam. Công tác tổ chức sẽ đưa tới hiệu quả kinh doanh cao, tạo uy tín trên thị trường, là cơ sở mở rộng và phát triển ngành chè. Ngành chè Việt Nam đã trải qua nhiều lần thay đổi hệ thống tổ chức quản lý cho phù hợp với từng giai doạn phát triển : kể từ năm 1974-1980 thành lập Liên hiệp quản lý các xí nghiệp, đến năm 1983 thành lập Liên hiệp và xí nghiệp công nông nghiệp. Đến năm 1987 có chủ trương liên kết toàn bộ quá trình trồng, chế biến, xuất khẩu và lưu thông sản phẩm. Từ năm 1987 đến nay, sau khi có Nghị quyết 217 của HĐBT và nghị quyết 10 của Bộ Chính trị đã mở ra hướng mới cho ngành nông nghiệp nói chung và ngành chè nói riêng. Tuy nhiên để việc trồng, chế biến, tiêu thụ đạt được hiệu quả kinh tế xã hội ngành chè cần tiếp tục tăng cường hiệu lực quản lý trên phạm vi toàn ngành, hệ thống tổ chức ngành chè cần được sắp xếp lại, chuyển hướng điều hành cho khối chức năng và trực tuyến thông tin. Trước kia 47 đầu mối thuộc 23 nông trường, 18 nhà máy chế biến và 2 xí nghiệp liên hợp công nông nghiệp, nay điều chỉnh thành 29 đơn vị sản xuất và dịch vụ gồm: 23 xí nghiệp nông công nghiệp với quy mô một nông trường và một nhà máy chế biến, và 6 đơn vị dịch vụ gồm công ty xuất nhập khẩu và đầu tư phát triển, công ty dịch vụ sản xuất, nhà máy cơ khí chè, Trung tâm kiểm tra chất lượng sản phẩm, công ty xây lắp và viện nghiên cứu chè. Dưới đây là một số mô hình quản lý cấp cơ sở mà ngành chè đã từng áp dụng: Mô hình loại nhỏ: Trong một tiểu vùng đồng thời có một nông trường và một nhà máy được sát nhập lại thành một xí nghiệp công nông nghiệp, xung quanh có các cơ sở sản xuất làm vệ tinh sản xuất nguyên liệu bán cho xí nghiệp. Mô hình loại lớn: Trong một vùng có nhiều nhà máy, nhiều nông trường như Trần Phú (Yên Bái), Phú Thọ, Vĩnh Phúc,... nên thành lập các xí nghiệp liên hiệp công nông nghiệp chè. Các xí nghiệp này hạch toán độc lập. Mô hình độc lập: Là loại hình giữ theo cách quản lý cũ, nông trường và nhà máy cùng trong một vùng lãnh thổ nhưng độc lập với nhau, mỗi đơn vị hạch toán độc lập với nhau và có tư cách pháp nhân đầy đủ. Thực tế cho thấy cả ba loại hình trên thì loại hình mô hình nhỏ là thích hợp hơn cả. Bởi vì loại chè ở nước ta nằm chủ yếu ở vùng trung du miền núi, địa hình phức tạp nên với quy mô đó dễ dàng quản lý đạt hiệu quả cao. Kết luận và kiến nghị Chè là cây công nghiệp lâu năm đã khẳng định được hiệu quả sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, đặc biệt là vùng Trung du Miền núi Bắc Bộ- nơi có khoảng 300/1.300 xã trồng chè nằm trong vùng đặc biệt khó khăn. Sản xuất chè lên tục tăng trưởng, đặc biệt là trong 3 năm gần đây có bước tăng trưởng mạnh. Nhưng ngành chè nước ta đang đứng trước thách thức tiềm ẩn, đó là sự cạnh tranh quyết liệt của các nước trồng chè và cung ứng chè, cạnh tranh với các sản phẩm nước giải khát và cạnh tranh với chính sản phẩm chè nước ngoài ngay trên thị trường trong nước. Sản phẩm chè gần đây có sự phong phú về chủng loại, mẫu mã do được đầu tư công nghệ chế biến nhưng vẫn còn ở mức lạc hậu so với công nghệ chung của thế giới. Phương án quy hoạch chè đã xác định diện tích chè đến năm 2010 là 116 nghìn ha, sản lượng quy khô đạt 170 nghìn tấn, trong đó xuất khẩu đạt 220 triệu USD. Để đạt được các mục tiêu trên thì phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, đặc biệt là các giải pháp về kỹ thuật thâm canh và công nghệ chế biến thì chất lượng chè của chúng ta sẽ đủ sức mạnh cạnh tranh trên thị trường thế giới. Quá trình hội nhập AFTA của Việt Nam đã đến và quá trình hội nhập WTO đang đến gần, đó là thách thức cũng như cơ hội lớn để ngành chè nước ta vươn lên phát triển ổn định và lâu dài. Hiện nay trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá do Đảng và Nhà nước ta khởi xướng, với chương trình phát triển kinh tế xã hội miền núi, đề nghị Đảng và Nhà nước trong những năm tới cần quan tâm hơn nữa cho phát triển ngành chè, đặc biệt trong các lĩnh vực: - Đầu tư cho nghiên cứu khoa học, chọn tạo giống chè có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng. - Đầu tư cho công nghệ chế biến, đặc biệt là các cơ sở chế biến nhỏ cho phù hợp với quy mô nông hộ-nông trại của nước ta. Nếu có thể, Nhà nước ban hành một tiêu chuẩn nhà máy chế biến chè, qua đó chỉ cho phép nhập công nghệ và thiết bị chế biến tiên tiến, hiện đại. - Xây dựng các cơ sở hạ tầng cho miền núi trồng chè như đường giao thông, cầu cống, đường điện cao thế, trường học, bệnh viện... để mở mang đời sống văn hoá, kinh tế cho đồng bào miền núi và cũng là để hấp dẫn đồng bào miền núi và thu hút đồng bào miền xuôi lên miền núi làm kinh tế. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Tổng quan phát triển chè Việt Nam 2001-2010, Bùi Quang Toản, Nguyễn Cảnh Khâm, Vụ QHKH-Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 2. Cây chè Việt Nam (1997), Đỗ Ngọc Quỹ, Nguyễn Kim Phong, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 3. Quyết định số 43/1999/QĐ-TTg ngày 10/3/1999 về kế hoạch sản xuất chè năm 1999-2000 và định hướng phát triển chè đến năm 2005-2010. 4. Tổng quan phát triển chè Việt Nam đến năm 2010, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 5. Chiến lược phát triển nông nghiệp Việt Nam đến năm 2010, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 6. Dự án phát triển chè và cây ăn quả, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2001). 7. Hiện đại hoá thiết bị và công nghệ chế biến chè, Hiệp hội chè Việt Nam -tháng 4/2002. 8. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các số 1-5/2000, 3-5/2001 và 6-8/2002. 9. Tạp chí Người làm chè các số 7-12/2001 và 1-10/2002. 10. Niên giám thống kê năm 2000, 2001. 11. Luận văn các khoá 38, 39, 40 Mục lục Phụ biểu 1: Diện tích, năng suất, sản lượng chè các tỉnh năm 2002 Tỉnh Tổng diện tích (ha) Diện tích trồng mới (ha) Diện tích kinh doanh (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Cả nước 100.061 10.119 77.541 49,7 385.251 I. Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ 63.964 7.398 46.580 48,5 225.732 Trong đó: 1. Lai Châu 2.342 434 729 58,2 4.240 2. Sơn La 3.205 600 2.115 67,1 14.196 3. Thái Nguyên 13.358 833 11.550 59,2 68.397 4. Hà Giang 12.356 1.448 6.752 30,2 20.394 5. Lào Cai 3.545 1.045 2.010 63,8 12.824 6. Yên Bái 11.407 1.028 8.853 50,8 450.000 7. Tuyên Quang 4.177 747 3.269 51,2 16.728 8. Phú Thọ 8.437 544 7.153 43,7 31.233 II. Vùng Đồng bằng Sông Hồng 3.778 190 3.536 31,3 11.080 Trong đó: 1. Hà Tây 2.200 100 2.050 37,1 7.610 2. Thành phố Hà Nội 640 80 560 24,3 1.359 3. Ninh Bình 500 500 20,0 1.000 III. Duyên Hải miền Trung 8.997 930 5.768 37,7 21.771 Trong đó: 1. Thanh Hoá 300 100 200 20,7 414 2. Nghệ An 5.750 750 3.328 46,5 15.482 3. Hà Tĩnh 717 38 614 39,1 2.398 4. Quảng Nam 1.330 2 876 24,5 2.150 IV. Vùng Tây Nguyên 23.322 1.601 21.657 58,5 126.668 Trong đó: 1. Gia Lai 999 43 924 43,0 3.973 2. Lâm Đồng 22.018 1.500 20.459 59,9 122.549 Phụ biểu 2: Xuất khẩu chè Việt Nam giai đoạn 2000-2002 Đơn vị: Lượng: tấn; Giá trị: 1000 USD Số TT Nước 2000 2001 2002 Lượng Giá trị Lượng Giá trị Lượng Giá trị Tổng kim ngạch 55.660 69.605 68.217 78.406 52.953 53.928 1 Irắc 18.592 30.599 22.569 29.198 3.120 4.250 2 Đài Loan 9.352 11.737 10.021 12.000 13.709 17.183 3 Nga 1.785 2.036 2.321 2.950 4.777 4.401 4 Đức 1.183 1.224 1.283 1.337 2.055 2.209 5 Ba Lan 2.468 1.981 1.978 3.012 2.551 2.139 6 Nhật Bản 1.859 2.946 1.430 1.643 1.223 1.655 7 Singapor 2.055 1.853 1.724 2.014 1.340 1.479 8 Indonesia 1.014 821 1.115 827 1.327 911 9 Trung Quốc 294 316 450 602 500 838 10 Anh 577 473 623 611 827 806 11 Mỹ 452 374 989 806 1.033 790 12 Hồng Kông 589 785 312 576 406 701 13 Hà Lan 883 742 645 712 487 568 14 Canada 1.495 929 13.245 11.210 781 498 15 Thổ Nhĩ Kỳ 157 184 315 356 428 464 16 Pháp 17 36 425 281 17 Các tiểu vương quốc ả-Rập 237 224 126 189 186 248 18 Malaysia 306 136 421 375 458 241 19 Ucraina 129 167 198 238 20 Đan Mạch 51 75 125 145 130 175 21 úc 40 50 44 54 22 Hàn Quốc 30 18 20 35 25 42 23 Italia 15 12 17 25 15 16 24 áo 12 5 10 14 13 16 25 Cộng hoà Séc 9 12 16 17 22 14 26 Thái Lan 63 41 28 14 27 11 27 Ailen 67 80 18 22 28 Bỉ 28 9 29 Bồ Đào Nha 18 24 30 Lào 26 16 31 Niu Dilân 10 9 32 Các nước khác 11.915 11.750 12.491 13.230 14.103 13.981 Phụ biểu 3: Hiện trạng các nhà máy và xưởng chế biến chè công nghiệp chủ yếu Số TT Địa bàn và nhà máy chè Công suất thiết kế (tấn tươi/ngày) Nước chế tạo thiết bị chính Nhu cầu nguyên liệu (tấn tươi/ngày) Năng lực chế biến (tấnsp/năm) Loại sản phẩm xuất khẩu/nội tiêu Tổng công ty chè Việt Nam quản lý Địa phương quản lý Lào Cai 28 4.250 850 1 Nhà máy Sơn La 16 Liên Xô 2.500 500 Xuất khẩu Địa phương 2 Xưởng Phong Hải 6 T.Quốc 1.000 200 Nội tiêu Địa phương 3 Xưởng Thanh Bình 6 T.Quốc 750 150 Nội tiêu Địa phương Yên Bái 143,5 19.000 3.800 4 Nhà máy Trần Phú 42 Liên Xô 6.000 1.200 Xuất khẩu Tổng Công ty 5 Nhà máy Nghĩa Lộ 27 Liên Xô 2.750 550 Xuất khẩu Tổng Công ty 6 Nhà máy Liên Sơn 13,5 Liên Xô 1.500 300 Xuất khẩu Tổng Công ty 7 Nhà máy Yên Bái 27 Liên Xô 2.750 550 Xuất khẩu Địa phương 8 Nhà máy Văn Hưng 16 Liên Xô 2.500 500 Xuất khẩu Địa phương 9 Nhà máy Yên Ninh 6 TQ, VN 1.000 200 Nội tiêu Tổng Công ty 10 Nhà máy Âu Lâu 12 ấn Độ 2.500 500 Xuất khẩu Hà Giang 42 3.500 7.700 11 Xưởng Hà Giang 6 500 100 Nội tiêu Địa phương 12 Xưởng Nậm Tỵ 6 500 100 Nội tiêu Địa phương 13 Xưởng Cao Bồ 6 500 100 Nội tiêu Địa phương 14 Xưởng Phương Tín 6 500 100 Nội tiêu Địa phương 15 Xưởng Thanh Thuỷ 6 500 100 Nội tiêu Địa phương 16 Xưởng Hùng An 6 T.Quốc 500 100 Nội tiêu Địa phương 17 Xưởng Việt Lâm 6 T.Quốc 500 100 Nội tiêu Địa phương Phụ biểu3 (tiếp theo) Số TT Địa bàn và nhà máy chè Công suất thiết kế (tấn tươi/ngày) Nước chế tạo thiết bị chính Nhu cầu nguyên liệu (tấn tươi/ngày) Năng lực chế biến (tấnsp/năm) Loại sản phẩm xuất khẩu/ nội tiêu Tổng công ty chè Việt Nam quản lý Địa phương quản lý Tuyên Quang 91 11.250 2.250 18 Nhà máy Tuyên Quang 48 Liên Xô 7.000 1.400 Xuất khẩu Địa phương 19 Nhà máy Tháng Mười 16 Liên Xô 1.500 300 Xuất khẩu Địa phương 20 Nhà máy Tân Trào 17 Liên Xô 2.750 550 Xuất khẩu Địa phương Phú Thọ 210,5 29.500 5.900 21 Nhà máy Phú Thọ 60 LX, ấn Độ 9.000 1.800 Xuất khẩu Tổng công ty 22 Nhà máy Hạ Hoà 36 ấn Độ 7.500 1.500 Xuất khẩu Tổng công ty 23 Nhà máy Đoan Hùng 27 Liên Xô 2.500 500 Xuất khẩu Tổng công ty 24 Nhà máy Phú Sơn 32 Liên Xô 4.000 800 Xuất khẩu Tổng công ty 25 Nhà máy Thanh Niên 24 Liên Xô 2.500 500 Xuất khẩu Tổng công ty 26 Nhà máy Tân Phú 13,5 Liên Xô 1.500 300 Xuất khẩu Tổng công ty 27 Nhà máy Cẩm Khê 12 ấn Độ 2.000 400 Xuất khẩu Địa phương 28 Xưởng Hương Sơn 6 Việt Nam 500 100 Xuất khẩu Địa phương Thái Nguyên 81,5 12.250 2.450 29 Nhà máy Quân Chu 13,5 Liên Xô 1.500 300 Xuất khẩu Tổng công ty 30 Nhà máy Sông Cầu 16 Nhật 2.000 400 Xuất khẩu Tổng công ty 31 Xưởng Đại Từ 12 TQ, VN 1.500 300 Xuất khẩu Tổng công ty 32 Nhà máy Phú Lương 12 ấn Độ 2.500 500 Xuất khẩu Tổng công ty 33 Nhà máy Định Hoá 12 ấn Độ 1.250 500 Xuất khẩu Tổng công ty 34 Xưởng Quán Vuông 10 TQ, VN 1.000 250 Xuất khẩu Tổng công ty 35 Xưởng Bắc Sơn 6 Đài Loan 1.500 200 Xuất khẩu Tổng công ty Phụ biểu 3 (tiếp theo) Số TT Địa bàn và nhà máy chè Công suất thiết kế (tấn tươi/ngày) Nước chế tạo thiết bị chính Nhu cầu nguyên liệu (tấn tươi/ngày) Năng lực chế biến (tấnsp/năm) Loại sản phẩm xuất khẩu/nội tiêu Tổng công ty chè Việt Nam quản lý Địa phương quản lý Lạng Sơn 12 1.500 300 36 Xưởng Thái Bình 12 Liên Xô 1.500 300 Xuất khẩu Quảng Ninh 6 1.000 200 37 Xưởng Hạ Long 6 Trung Quốc 1.000 200 Nội tiêu Sơn La 78 7.500 1.500 38 Nhà máy Mộc Châu 42 Liên Xô 3.500 700 Xuất khẩu Tổng công ty 39 Nhà máy Tô Hiệu 12 ấn Độ 1.500 300 Xuất khẩu Địa phương 40 Xưởng Chiềng Ve 6 Trung Quốc 500 100 Nội tiêu Địa phương 41 Xưởng Phù Yên 6 Trung Quốc 500 100 Nội tiêu Địa phương 42 Nhà máy Yên Châu 12 ấn Độ 1.500 300 Xuất khẩu Địa phương Lai Châu 12 2.500 500 43 Nhà máy Tam Đường 12 ấn Độ 2.500 500 Xuất khẩu Địa phương Hoà Bình 32 4.000 800 44 Xưởng Cửu Long 10 Trung Quốc 1.500 300 Xuất khẩu Tổng công ty 45 Nhà máy Lương Mỹ 10 Việt Nam 1.000 200 Xuất khẩu 46 Xưởng Cửu Long 6 Việt Nam 750 150 Nội tiêu 47 Xưởng Sông Bôi 6 Việt Nam 750 150 Nội tiêu 48 Nhà máy Lạc Sơn Không sản xuất Phụ biểu3 (tiếp theo) Số TT Địa bàn và nhà máy chè Công suất thiết kế (tấn tươi/ngày) Nước chế tạo thiết bị chính Nhu cầu nguyên liệu (tấn tươi/ngày) Năng lực chế biến (tấnsp/năm) Loại sản phẩm xuất khẩu/nội tiêu Tổng công ty chè Việt Nam quản lý Địa phương quản lý Hà Tây 24 5.000 1.000 49 Xưởng Việt-Mông 12 LX,TQ 2.500 500 Xuất khẩu Tổng công ty 50 Nhà máy Phú Mãn 12 ấn Độ 2.500 500 Xuất khẩu Tổng công ty Thanh Hoá 51 Nhà máy chè Bãi Chành Không sản xuất 52 Nhà máy Yên Mỹ Không sản xuất Nghệ An 74 8.000 1.600 53 Xưởng 3/2 6 500 100 Xuất khẩu Địa phương 54 Xưởng Phủ Quỳ 6 500 100 Xuất khẩu Địa phương 55 Nhà máy Hạnh Lâm 12 ấn Độ 1.500 300 Xuất khẩu Địa phương 56 Xưởng Thanh Mai 6 1000 200 Xuất khẩu Địa phương 57 Nhà máy Bãi Phủ 12 ấn Độ 1.500 300 Xuất khẩu Địa phương 58 Nhà máy Anh Sơn 32 Liên Xô 3.000 600 Xuất khẩu Địa phương Hà Tĩnh 18 1.500 300 59 Xưởng 20/4 6 500 100 Xuất khẩu Tổng công ty 60 Xưởng Tây Sơn 6 500 100 Xuất khẩu Tổng công ty 61 Xưởng 12/9 6 500 100 Xuất khẩu Tổng công ty Phụ biểu 3 (tiếp theo) Số TT Địa bàn và nhà máy chè Công suất thiết kế (tấn tươi/ngày) Nước chế tạo thiết bị chính Nhu cầu nguyên liệu (tấn tươi/ngày) Năng lực chế biến (tấn sp/năm) Loại sản phẩm xuất khẩu/nội tiêu Tổng công ty chè Việt Nam quản lý Địa phương quản lý Tây Nguyên 204,5 26.750 5.350 62 Nhà máy Bảo Lộc 12 Anh 1.500 300 Xuất khẩu Địa phương 63 Nhà máy Bầu Cạn 13,5 Anh 2.000 400 Xuất khẩu Địa phương 64 Nhà máy Cầu Đất 12 Anh 2.000 400 Xuất khẩu Địa phương 65 Nhà máy 19/5 45 Liên Xô 1.500 300 Xuất khẩu Địa phương 66 Nhà máy 11/5 20 Liên Xô 3.500 700 Xuất khẩu Địa phương 67 Nhà máy Biên Hoà 16 Liên Xô 2.500 500 Xuất khẩu Địa phương 68 Nhà máy 28/3 12 LX, Anh 2.000 400 Xuất khẩu Địa phương 69 Nhà máy Lán Tranh 10 1.250 250 Nội tiêu Địa phương 70 Nhà máy Hà Giang 12 2.000 400 Nội tiêu Địa phương 71 Nhà máy 2/9 20 ấn độ 3.500 700 Xuất khẩu Địa phương 72 Nhà máy Minh Giồng 32 ấn Độ, Thái 5.000 1000 Xuất khẩu Địa phương Các thành phố 82 10.500 2.100 73 Nhà máy Kim Anh-Hà Nội 60 Liên Xô, ý 7.500 1.500 XK và NT Tổng công ty 74 Nhà máy Hải Phòng-Hải Phòng 10 Việt Nam 1.500 300 XK và NT Tổng công ty 75 Nhà máy Sài Gòn-TP Hồ Chí Minh 12 Anh, LX 1.500 300 XK và NT Tổng công ty Tổng cộng cả nước 1.129 146.000 29.300 - Xuất khẩu 843,5 108.750 21.750 - Tổng công ty Chè VN quản lý 571,5 76.750 15.350

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docG0012.doc
Tài liệu liên quan