Đề tài Một số các giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân huyện Thanh Miện - Tỉnh Hải Dương

Cuối cùng cháu xin chân thành cám ơn các bác, các chú công tác tại phòng NN&PTNT; Phòng địa chính; Phòng thống kê; Phòng kế hoạch-tài chính- thương nghiệp; Phòng tổ chức-lao động-xã hội; Phòng giao thông-công nghiệp-xây dựng; Ngân hàng NN&PTNT huyện; Chi nhánh ngân hàng phục vụ người nghèo huyện; Xí nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi huyện Thanh Miện; Trạm xuất khẩu nông sản thực phẩm huyện Thanh Miện và tất cả những hộ gia đình đã tiếp xúc, đã giúp đỡ cháu hoàn thành bài viết này.

doc100 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1486 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số các giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân huyện Thanh Miện - Tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớp đất tơi xốp bên trên đã bị lấy đi, buộc họ phải canh tác trên tầng đất thiếu màu mỡ tiếp theo khiến hiệu quả canh tác giảm sút, tạo thành những thửa, những ô ruộng cao thấp khác nhau trông rất không đẹp mắt và gây khó khăn cho công tác thuỷ lợi , cũng như các công việc khác. Vì vậy UBND các xã cần có biện pháp ngăn chặn tình trạng này trong thời gian sắp tới như cưỡng chế, phạt, giải thích... 2- Giải pháp về tín dụng cho hộ nông dân. Cùng với đất đai, vốn sản xuất của các hộ nông dân là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt quan trọng. Vốn không những góp phần quyết định việc đầu tư như thế nào, đầu tư vào đâu của các hộ nông dân mà nó còn quyết định đầu tư với quy mô ra sao? ý thức được tầm quan trọng đó, trong nhứng năm vừa qua việc cung cấp vốn sản xuất cho các hộ nông dân đã được chú ý, quan tâm và còn là biện pháp chủ yếu để phát triển kinh tế hộ nông dân ở Thanh Miện. Tuy nhiên hệ thống cung cấp vốn vay cho các hộ nông dân ở huyện Thanh Miện cho đến nay vẫn còn nhiều khó khăn và tồn tại. Theo em trong thời gian tới nên chú ý đến một số giải pháp sau đây, nhằm hạn chế những khó khăn và tồn tại vấp phải. 2.1-Công tác huy động vốn. Công tác huy động vốn hiện nay đang là sự quan tâm hàng đầu của các tổ chức tín dụng chính thức ở huyện Thanh Miện. ở hầu hết các đơn vị này vấn đề ở chỗ với lãi xuất hiện nay không phải là không có người vay mà là không có đủ vốn cho vay, và chúng ta có đủ cơ sở để nói rằng nếu các tổ chức tín dụng ở Thanh Miện hiện nay có nguồn vốn dồi dào đủ cung cấp cho các nhu cầu cần thiết của các hộ nông dân trong toàn huyện thì thủ tục vay và cho vay sẽ trở nên thực sự dễ dàng và gọn nhẹ. Chính vì vai trò của nguồn vốn trong các tổ chức tín dụng quan trọng như vậy nên nó luôn là vấn đề cần được quan tâm giải quyết hàng đầu. Chúng ta lưu ý rằng,Thanh Miện là một huyện thuộc vùng trung tâm của đồng bằng Sông Hồng với nông nghiệp là nghề chính và luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm nội huyện, tỷ lệ các hộ nông dân chiếm đa phần trong huyện.Do đó món tiền mà các hộ để dành tương đối nhỏ lại phân tán. Vì vậy đã gây ra những khó khăn rất lớn cho công tác huy động vốn của các ngân hàng ở đây. Hiện nay lãi suất áp dụng cho tiền gửi ở ngân hàng nông nghiệp và PTNT huyện Thanh Miện là quá thấp, ở mức 0,3% đến 0,5%/tháng. Thủ tục lại chưa thực sự thông thoáng và thái độ của nhân viên chưa thật hoà nhã đối với những món gửi nhỏ. Chúng ta thử hỏi món gửi của nhân dân nhỏ + lãi suất tiền gửi thấp + thủ tục gưỉ chưa thật làm vừa lòng + Tốn một ít thời gian khi đi gửi + Nỗi lo tính cho những khoản chi tiêu đột xuất sắp tới + tâm lý sợ thua thiệt + tâm lý chưa quen gửi ngân hàng liệu có thúc dục được những người dân đem tiền của họ đi gửi ngân hàng .Em nghĩ là rất khó, vì vậy muốn giải quyết được những vấn đề này, mỗi ngân hàng cần làm theo cách riêng của mình. -Đối với ngân hàng nông nghiệp và PTNT huyện Thanh Miện. Thực hiện cải cách trong công tác huy động nguồn vốn, trong những năm vừa qua ngân hàng nông nghiệp và PTNT huyện Thanh Miện đã có thay đổi tích cực đáng kể như mở thêm các chi nhánh của mình tại các cụm xã trong toàn huyện, cải tiến một phần thủ tục tiền gửi. Do đó trong năm 2000 vừa qua đã huy động được 18,7 tỷ tiền vốn mà chủ yếu từ nguồn gửi tiết kiệm của dân cư (12,7 tỷ). Tuy nhiên do là ngân hàng có vai trò chủ yếu trong công tác huy động vốn ở Thanh Miện vì vậy trong thời gian sắp tới cần chú ý một số giải pháp sau: +Tiếp tục củng cố mạng lưới chi nhánh tại các cụm xã, tăng cường hoạt động của các chi nhánh này, cải tiến lề lối làm việc của nhân viên giúp cho việc gửi tiền của các hộ nhân dân được thuận tiện. Có sự hướng dẫn, giúp đỡ về thủ tục gửi, tủ tục rút tiền và thủ tục lấy tiền lãi cho các hộ nông dân. +Thông qua các chi nhánh của mình cùng các tổ chức,đoàn thể ở nông thôn có kế hoạch phổ biến, tuyên truyền, giải thích những lợi ích thiết thực mà các hộ nông dân sẽ được hưởng khi đem tiền của mình gửi ở ngân hàng.Thông báo những tinh giảm về thủ tục mà ngân hàng đã áp dụng tới những hộ nông dân để họ hiểu rằng họ sẽ được đón tiếp và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công việc gửi , rút tiền và lấy tiền lãi của mình. +Nếu có thể áp dụng đối với những nơi xa hội sở chính hoặc các chi nhánh của ngân hàng, các cán bộ ngân hàng có kế hoạch về tận từng thôn thực hiện công tác huy động vốn của mình theo định kỳ và có thông báo trước. Hoặc các chi nhánh thông qua các chi bộ Đảng, hội nông dân thiết lập một mạng lưới chân dết tại các cụm, cụm dân cư nhằm thu thập những thông tin về tiền gửi. Quy định đến một mức gửi nào đó tại một điểm các cán bộ chi nhánh sẽ xuống làm thủ tục ngay sau khi nhận được thông tin đã đủ mức quy định. Cũng có thể quy định với một mức tiền gửi đủ lớn nào đó các cán bộ ngân hàng sẽ xuống tận hộ để làm thủ tục gửi cho hộ nông dân. +Về lâu dài chúng ta cần có một quy định từ các cấp chính quyền về việc giới hạn tiền lãi xuất ở các tổ chức tín dụng phí chính thức và thực hiện thật nghiêm quy định này có những mức phạt thật thích đáng đối với những người vi phạm. Điều đó sẽ giúp cho những người có tiền từ xưa tới nay quen cho vay nặng lãi đem tiền vào gửi ngân hàng. +Ngân hàng nông nghiệp và PTNT là ngân hàng thuộc hệ thống ngân hàng nhà nước vì vậy lãi xuất tiền gửi khi huy động vốn không thể tuỳ tiện thay đổi được. Tuy nhiên ngân hàng nông nghiệp và PTNT huyện Thanh Miện cũng nên có một chính sách lãi xuất ưu đãi đối với tiền gửi của nhân dân trong khuôn khổ có thể. +Có chế độ khen thưởng đối với những cán bộ huy động được nhiều vốn. -Đối với chi nhánh ngân hàng phục vụ người nghèo huyện Thanh Miện hoạt động chủ yếu dựa trên nguồn vốn cấp từ TW. Năm 2000 vừa qua trong tổng số 11.504 triệu đồng nguồn vốn hoạt động có được thì đã có tới 11.000 triệu là được TW cấp . Ngân hàng phục vụ người nghèo có mô hình tổ chức và quy chế hoạt động riêng, vì vậy vấn đề huy động vốn ở đây không được quan tâm đúng mức trong thời gian vừa qua. Nhưng trong thời gian dài sắp tới, việc đó sẽ phải được cải thiện và công tác huy động vốn cũng sẽ được chú ý ở ngân hàng này. Dó đó trong thời gian sắp tới, chi nhành ngân hàng phục vụ người nghèo huyện Thanh miện nên quan tâm đến một số giải pháp sau đây: +Kết hợp chặt chẽ với ngân hàng NN& PTNT của huyện trong công tác huy động vốn trong địa bàn của huyện. Từ đó có cách thức phân chia trách nhiệm và nguồn vốn huy động được cho từng bên. +Thiết lập một bộ phận chuyên trách đảm nhận vấn đề huy động vốn của ngân hàng, bộ phận này cũng có cách thức hoạt động giống như bộ phận huy động vốn của ngân hàng NN&PTNT. +Do là một tổ cho vay ưu đãi lãi xuất thấp đối với các hộ nông dân nghèo cho nên ngân hàng phục vụ người nghèo không thể tự cân đối nếu cũng huy động vốn với lãi xuất tiền gửi như ngân hàng NN&PTNT hiện nay. Vì vậy cần có sự giúp đỡ về ngân sách từ các cơ quan, các cấp trong toàn huyện, cụ thể trong chỉ tiêu ngân sách hàng năm của mình, các cấp ngân sách nên dành một phần nào đó để bổ sung cho nguồn vốn hoạt động cũng như trợ giúp thêm cho lãi xuất huy động vốn của ngân hàng. -Đối với các quỹ tín dụng nhân dân: Hiện nay trên địa bàn huyện mới có 7 quỹ tín dụng nhân dân được thành lập và đang trong giai đoạn hoạt động thử nghiệm, tuy nhiên các quỹ tín dụng nhân dân này đã phát huy được những ưu điểm của mình, nhất là trong công tác huy động vốn. Trong năm 2000 vừa qua tổng số vốn hoạt động của 7 quỹ tín dụng này là 14.510.024 nghìn đồng-một con số rất lớn đối với các quỹ tín dụng mới trong giai đoạn thử nghiệm, trong đó vốn huy động là 10.842.781 nghìn đồng. Có những quỹ huy động thừa vốn cho vay phải đem gửi các tổ chức tín dụng khác hoặc mua kỳ phiếu của các ngân hàng thương mại. Theo em, trong thời gian tới, cũng cần có một số chú ý về công tác huy động vốn của các quỹ này như sau: +Củng cố, chấn chỉnh hoạt động của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn huyện theo chỉ thị số 05;02 của thống đốc ngân hàng nhà nước; chỉ thị số 57/CT-TV của Bộ chính trị; quyết định số 135 của chính phủ và chỉ thị 28 của Ban thường vụ tỉnh uỷ Hải Dương. Có kế hoạch kiểm tra, giám sát chặt chẽ mọi hoạt động thu, chi, huy động, cho vay, thu hồi nợ của các quỹ tín dụng từ ngân hàng nhà nước tỉnh và các cấp uỷ Đảng, chính quyền của huyện, tránh đổ vỡ như các HTX trước đây. +Trên cơ sở nghiên cứu thực tế, rút kinh nghiệm từ các quỹ tín dụng đã hoạt động mà có kế hoạch mở rộng thêm mạng lưới quỹ tín dụng cũng như số quỹ trên địa bàn huyện từ ngân hàng nhà nước tỉnh. Không ngừng mở rộng địa bàn hoạt động, số thành viên của các quỹ tín dụng trong phạm vi và khuôn khổ cho phép giúp cho công tác huy động vốn được tốt hơn. 2.2- Công tác cho vay vốn . Công tác cho vay vốn đối với các hộ nông dân của các tổ chức tín dụng trong thời gian gần đây ở Thanh Miện đã có nhiều chuyển biến tích cực. Năm 2000, tổng số dư nợ của cả 3 tổ chức tín dụng chính thức trên địa bàn huyện là: 47.861,9 triệu đồng với trên 15000 lượt hộ vay. đã góp phần không nhỏ vào công cuộc xoá đói giảm nghèo trên địa bàn Thanh Miện. Tuy nhiên, đi đối với vấn đề thiếu vốn để cho vay hiện nay là công tác cho vay vốn tới các hộ nông dân còn nhiều khó khăn và tồn tại đòi hỏi cần được giải quyết trong thời gian sắp tới. -Đối tượng vay : Năm 2000 vừa qua, tổng số có trên 15000 lượt hộ vay vốn của các tổ chức tín dụng chính thức, chiếm gần 50% tổng số hộ nông dân có trong địa bàn huyện, đây là một tỷ lệ khá cao đối với một huyện thuộc vùng nông thôn như Thanh Miện.Trong đó cho vay sản xuất đạt 94,6%; cho vay trung hạn đạt 38% và cho vay hộ nghèo đạt 28% tổng số vốn vay.Tuy nhiên chỉ có ngân hàng phục vụ người nghèo làm tốt công tác cho vay đối với những đối tượng có nhu cầu về món vay nhỏ. Với những đối tượng này việc vay vốn của các quỹ tín dụng và ngân hàng NN&PTNT quả là một công việc khó khăn. Họ phải trải qua rất nhiều thủ tục với hàng loạt chi phí phải có, cộng vào đó là thời gian tiêu tốn để có được một món vay ở các ngân hàng này quá nhiều lãi xuất ở ngân hàng là thấp , nhưng nếu cộng cả những chi phí phải bỏ ra để có được món vay nhỏ thì quả là quá cao. Vì vậy những người nông dân có món vay nhỏ và thời hạn cho vay ngắn hạn như ngân hàng áp dụng hiện nay thường tìm tới ngân hàng phục vụ người nghèo hoặc các đơn vị cho vay phi chính thức ở nông thôn, tại đó họ có thể được thoả mãn nhu cầu của mình với chi phí bỏ ra thấp hơn. Để giải quyết tình trạng này, năm qua ngân hàng NN&PTNT đã thiết lập được 83 tổ vay vốn với 4100 hôi viên thông qua hội nông dân nên đã khắc phục được phân nào. Tuy nhiên để giải quyết tốt hơn tình trạng đó, theo em cần chú ý những giải pháp sau: +Ngân hàng NN&PTNT, các quỹ tín dụng nhân dân nên liên kết chặt chẽ với ngân hàng phục vụ người nghèo trong việc thành lập các tổ chức vay theo nhóm đối với các món vay nhỏ hiện nay thông qua hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, đến năm 2000 vừa qua ngân hàng phục vụ người nghèo đã thiết lập được 312 tổ tương trợ và vay vốn và đã hoạt động rất tốt với 6465 hộ tham gia. Đây là tiền đề và là vốn rất quý mà ngân hàng NN&PTNT và các quỹ tín dụng cần khai thác và nắm lấy.Các tổ vay vốn này có thể hoạt động làm đại lý cho cả ngân hàng phục vụ người nghèo; ngân hàng NN&PTNT và các quỹ tín dụng nhân dân. Sự hoạt động tốt của các tổ sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho những hộ có nhu cầu với món vay nhỏ và cả ngân hàng như chi phí của người vay giảm xuống vì thay vì nhiều khoản vay nhỏ là một khoản vay lớn; khả năng nợ quá hạn và không trả nợ được sẽ giảm; sự trợ giúp kỹ thuật được phổ biến và áp dụng được dễ dàng hơn. +Củng cố các nhóm vay vốn hiện có và thành lập, phát triển thêm nhiều nhóm vay vốn nữa ở những nơi, những xã, những thôn chưa có các tổ nhóm này. Khi thành lập các tổ nhóm cần phổ biến hướng dẫn những quy định, nguyên tắc cần chấp hành cùng những kinh nghiệm hoạt động từ những tổ nhóm đã đi vào hoạt động trước đó. Có sự phân công công tác, giám sát, theo dõi sự hoạt động của các tổ nhóm đến từng cán bộ nhân viên của ngân hàng. +Cải cách phương thức cho vay từ phát vay trực tiếp tới tận tay hộ nông dân sang phát vay gián tiếp thông qua các tổ, nhóm. Muốn vậy thì tổ chức của các tổ nhóm này phải thật chặt chẽ, mỗi tổ, nhóm có thể cử 2 đến 3 người tới ngân hàng làm thủ tục vay tiền, sau đó lấy chữ ký của những người vay vào sổ và nộp lại cho ngân hàng. Điều đó sẽ làm giảm chi phí và thuận tiện rất nhiều cho các hộ dân vay vốn. +Các nhân viên ngân hàng cần tạo điều kiện hơn nữa cho các hộ vay. Giúp các hộ nông dân vay vốn được thuận lợi, giảm tới mức tối đa các thủ tục và chi phí không đáng có, tránh phiền hà, gây khó khăn cho những người vay vốn. Các giải pháp này giúp cho các hộ có món vay nhỏ vay được vốn từ các tổ tín dụng chính thức. Cũng có người cho rằng nếu tăng cường cho hộ vay nhỏ thì số vốn dành cho những hộ vay lớn sẽ giảm đi và vay nhỏ hay vay lớn thì cũng như nhau. Theo em thì cho vay với những hộ vay nhỏ hoặc với những hộ vay lớn đều có những lợi ích riêng của nó. Tuy nhiên, với điều kiện hiện nay của huyện Thanh Miện mà số vốn để cho vay còn hạn hẹp số hộ nông dân nghèo còn chiếm tỷ lệ cao thì việc ưu tiên cho những hộ có món vay nhỏ là điều thực sự cần thiết. Ngoài việc hiên nay ngân hàng NN&PTNT và các quỹ tín dụng nhân dân chủ yếu cung cấp vốn cho những hộ có món vay lớn, phần dành cho các hộ vay nhỏ quá ít thì việc đầu tư còn giàn trải; bình xét mức vay thấp, cho vay không đúng mục đích, đúng dự án, không đúng hộ có nhu cầu cấp thiết hơn; tình trạng mất công bằng, tiêu cực trong bình xét, lợi dụng quyền hạn; sự phối hợp giữa đầu tư và chuyển giao kỹ thuật còn lỏng lẻo trong các tổ chức tín dụng còn diễn ra gây nhức nhối trong dư luận cũng như hạn chế việc mở rộng và đầu tư chiều sâu của các hộ nông dân khiến hiệu quả mang lại của các nguồn vốn vay chưa cao. Có những tồn tại này là do những nguyên nhân chủ yếu sau: +Tâm lý của các hộ nông dân không hiểu rõ ý nghĩa của công tác cho vay vốn ưu đãi hộ nghèo, cứ tưởng rằng vay là được lợi, cứ vay rồi sẽ tính sau nên đã có gắng để có thể vay được ở nguồn vốn này, kể cả những hộ không thuộc diện nghèo. Không biết đầu tư vào đâu, đầu tư như thế nào cho có hiệu quả, sợ thua thiệt khi không vay được vốn. +Sự thiếu kinh nghiệm, sự vô tình hoặc hữu ý của các cán bộ có thẩm quyền và các cán bộ ngân hàng trong việc đánh giá các phương án đầu tư. Sự thiếu chuẩn xác trong việc xác định nhu cầu vay vốn của từng hộ ở các cấp có thẩm quyền. +Hiện nay huyện Thanh Miện chưa có được sự quy hoạch thống nhất, rõ ràng về đầu tư trọng điểm, đầu tư theo những dự án ngành, nghề cụ thể, vùng, xã cụ thể. +Sự thiếu chặt chẽ trong công tác kiểm tra, kiểm soát của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Sự thiếu vô tư, công bằng trong kiểm tra, giám sát, chứng thực, bình chọn, giới thiệu của các đoàn thể, các cấp chính quỳên. +Sự phối hợp giữa ngân hàng, tổ chức tín dụng với các đoàn thể, Phòng ban, trung tâm khuyến nông và các UBND xã còn lỏng lẻo, chưa tìm được tiếng nói chung trong việc đầu tư và chuyển giao khoa học kỹ thuật. Vì vậy trong thời gian sắp tới, theo em cần lưu ý một số giải pháp sau: +Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với các khoản vay bằng sự kết hợp giữa ngành ngân hàng với các UBND xã và các tổ chức có liên quan, kịp thời phát hiện những sai trái, những tiêu cực, tìm những biện pháp thích hợp xử lý nghiêm những trường hợp sai phạm. +Có kế hoạch bổ sung những kiến thức cơ bản về đánh giá dự án đầu tư cũng như đánh giá nhu cầu cấp thiết của các hộ nông dân cho các cán bộ chuyên trách. +Có sự phố hợp giữa các tổ chức tín dụng với nhau trong việc cho vay và bình xét cho vay, tránh tình trạng cho vay chồng chéo giữa các dự án và giữa các tổ chức tín dụng. +UBND huyện cần có kế hoach lập bảng quy hoạch cụ thể về các nguồn đầu tư có trọng điểm. Trong thời điểm nào,vào hoàn cảnh nào thì ưu tiên đầu tư vào những loại hộ nào, những ngành nào, những chương trình nào và những xã nào. +Trung tâm khuyến nông, Phòng nông nghiệp&phát triển nông thôn cần phối hợp với các tổ chức tín dụng lập kế hoạch tạo sự trùng khớp trong việc cho vay vốn và chuyển giao khoa học kỹ thuật. Có sự kiểm tra, giám sát, hướng dẫn kịp thời về khoa học công nghệ đối với các hộ vay vốn trong thời gian thực hiện đầu tư. +Nên chăng có sự thử nghiệm và tổ chức chặt chẽ những người cho vay không chính thức làm đại lý cho các tổ chức tín dụng chính thức trên địa bàn huyện. Sự liên kết này sẽ có lợi trong việc đến với người nghèo, những người trung gian với lợi thế dựa trên những mối quan hệ có sẵn và khoảng cách gần sẽ tiện trong việc theo dõi, thu thập tin tức từ người vay cũng như việc quản lý, giám sát khoản vay có hiệu quả. -Món vay và thời hạn vay. Do còn những thiếu sót như đã nêu ở trên nhất là việc cho vay dàn trải cộng với nguồn vốn hạn hẹp đã khiến cho món vay của người nông dân không được lớn. Trung bình mỗi hộ vay tại Ngân hàng NN&PTNT được 5,1396 triệu đồng; vay tại Ngân hàng phục vụ người nghèo 1,3918 triệu đồng và vay tại các quỹ tín dụng được 6,18 triệu đồng. Tuy nhiên đó mới chỉ là con số trung bình, thực tế đã có sự chênh lệch lớn về số tiền vay được giữa các hộ nông dân, lên tới 60 lần. Để cải thiện tình hình này, không có cách nào khác là phải làm tốt công tác huy động vốn, cho vay có trọng điểm, đúng đối tượng, đúng nhu cầu. Hiện nay ở Thanh Miện, những món vay dưới 500 nghìn đồng không còn, tuy nhiên cho hộ nông dân vay ở mức dưới 1.000 nghìn đồng thì cũng không nên bởi như vậy sẽ rất khó khăn cho hộ vì không biết đầu tư như thế nào để có hiệu quả với số tiền như vậy. Các món vay của hộ nông dân hiện nay mới chỉ tồn tại ở dạng nhắn hạn là chủ yếu, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng các tổ chức tín dụng hiện nay ở Thanh Miện mới chỉ nâng được mức cho vay trung hạn lên 38% tổng số vốn vay trong năm 2000 trong khi chỉ tiêu tỉnh giao là từ 44 tới 50%, có nhiều khó khăn dẫn đến tình trạng này: +Số vốn huy động được còn quá khiêm tốn, chưa đủ đáp ứng được nhu cầu vay trung và dài hạn của các hộ nông dân. +Số hộ nông dân có nhu cầu vay vốn từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng quá lớn, khiến ngân hàng phải đáp ứng bằng cách cho vay ngắn hạn. Để giải quyết tình trạng này theo em một lần nữa chúng ta lại phải tăng cường công tác huy động vốn, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm bằng cách thẩm định các dự án, các nhu cầu một cách công bằng, vô tư. Xác định những dự án cần vốn hơn, những dự án cần phát triển trước để có mức cho vay và thời hạn vay thích hợp. Đối với các hộ nghèo, theo em Ngân hàng NN&PTNT nên cho vay từ 2 đến 4 triệu đồng trong vòng 3 năm để phát triển kinh tế của mình. Một vấn đề cũng không kém phần quan trọng mà các tổ chức tín dụng cần quan tâm chú ý đó là thời điểm cho các hộ nông dân vay vốn. Chúng ta đã biết rằng nông nghệp có tính thời vụ vì vậy có tính cấp thiết khác nhau về vốn ở mỗi thời điểm khác nhau trong năm, thường thì ở đầu vụ nhu cầu cấp thiết hơn cuối vụ và lúc thu hoạch. Nhưng hiện nay ở Thanh Miện, các tổ chức tín dụng chưa quan tâm nhiều đến vấn đề này mà thường cho vay dàn trải vào mọi thời điểm trong năm. Điều đó gây rất nhiều khó khăn cho công tác sản xuất của các hộ nông dân, nhiều khi vay được vốn từ Ngân hàng thì đã qua thời vụ hoặc Ngân hàng gọi lên để cho vay thì hộ đã vay của các đơn vị phi chính thức rồi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó, tuy nhiên một nguyên nhân chủ yếu là các tổ chức tín dụng cho vay dựa trên sự huy động vốn của mình, huy động được tiền gửi vào thời điểm nào thì cho vay ngay vào thời điểm đó, không có vốn dự trữ mà tiền gửi tiết kiệm lại dàn trải trong năm. Thêm vào đó là tình trạng nợ đọng, nợ khó đòi cũng gây khó khăn không ít cho các tổ chức tín dụng. Vì vậy theo em nên quan tâm tới một số giải pháp sau: +Tập chung thu dóc nợ, dóc lãi từ các hộ nông dân đã đến hạn trả nợ bằng sự phối hợp với các ban ngành chức năng trong huyện. + Trên cơ sở tính toán kết quả từ những năm trước, dự toán cụ thể những khoản huy động sẽ có. Các tổ chức tín dụng có kế hoạch phối hợp, nhờ sự giúp đỡ từ Kho bạc, cụ thể là hình thức vay tiền từ Kho bạc để đáp ứng đúng vào đầu mỗi thời vụ cho các hộ nông dân. 2.3-Bảo đảm sự hoạt động an toàn của các Quỹ tín dụng nhân dân. Hiện nay, trên địa bàn huyện mới có 7 Quỹ tín dụng đang hoạt động ở giai đoạn thử nghiệm. Nhưng lỗi lo về sự đổ vỡ của các Quỹ tín dụng như các HTX trước kia vẫn còn đó, đòi hỏi một sự kiểm tra giám sát chặt chẽ hơn của các cơ quan chức năng đối với các Quỹ tín dụng này. Theo em, trong gian đoạn hiện nay ở Thanh Miện, để quản lý các Quỹ tín dụng cần thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp sau đây: + Thực hiện đúng, đủ các văn bản, chỉ thị, thông tư, quyết định đã ban hành đối với các Quỹ tín dụng nhân dân. + Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ, đảm bảo yêu cầu giám sát hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân tuân thủ theo quy định của pháp luật, điều lệ và quy định, quy chế đã đề ra, cung cấp thông tin kịp thời, chung thực về hoạt động của các đơn vị cho Ngân hàng Nhà nước.Phối hợp với các cơ quan ban ngành của huyện trong việc kiểm tra. + Hoàn chỉnh hồ sơ cho vay theo quy định, chấn chỉnh công tác tín dụng, thực hiện nghiêm túc quy định về thẩm định vốn vay. Kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. + Có biện pháp giúp đỡ các Quỹ tín dụng, nhất là Quỹ tín dụng Chi Lăng Bắc thu hồi nợ cho vay để có thể đưa tỷ lệ nợ quá hạn tại các Quỹ xuống mức cho phép. Các giải pháp trên đây đối với toàn bộ quá trình tín dụng cho các hộ nông dân cần được thực hiện đồng bộ ngay từ bây giờ. Tránh tình trạng không phát huy được tác dụng của các giải pháp khi không có sự phối hợp giữa chúng với nhau. 3- Giải pháp về thị trường: 3.1-Thị trường sản phẩm đầu vào cho các hộ nông dân. Như chúng ta đã thấy ở phần thực trạng, thị trường các sản phẩm đầu vào cho hộ nông dân ở Thạnh Miện còn nhiều tồn tại cần khắc phục. Nhìn chung nhu cầu có khả năng thanh toán của các hộ nông dân đã được đáp ứng đầy đủ về số lượng một cách dồi dào. Bên cạnh đó thì việc hàng giả, hàng kém chất lượng đã được cung ứng cho các hộ sử dụng; tự ý nâng giá tới mức cao khi khan hiếm; việc hướng dẫn sử dụng đúng loại, đúng thời điểm chưa được quan tâm. Thêm vào đó là tình trạng khuyến cáo sử dụng thuốc trừ cỏ, trừ sâu bừa bãi đã diễn ra gây thiệt hại rất lớn cho bà con nông dân. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là việc thị trường đầu vào hịên nay đang bị thả nổi, thiếu kiểm tra, kiểm soát và quy định của các cấp các ngành có liên quan. Sự thiếu kinh nghiệm và hiểu biết về các sản phẩm mình bán ra của những chủ hộ kinh doanh mặt hàng này. Vì vậy theo em, trong thời gian tới để giải quyết tồn tại đó Thanh Miện phải có những biện pháp thắt chặt hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát, quản lý thị trường này, cụ thể: -UBND huyện cần có kế hoạch giao cho Phòng NN&PTNT kết hợp với số Phòng ban khác của huyện lập danh sách các giống lúa, những loại thuốc trừ sâu bệnh, những loại thuốc trừ cỏ, những loại phân bón nông dân nên sử dụng. Khuyến cáo cho các hộ nông dân biết danh sách này, đặc biệt là đối với các nguồn cung ứng giống lúa. Cần lập danh sách các nguồn cung ứng được phép hoạt động trong thị tường của huyện. Theo em hiện nay, trong các nguồn cung ứng giống lúa ở Thanh Miện có Công ty giống cây trồng TW I-Đông Hưng, Thái Bình và XN giống cây trồng Quỳnh Hưng-Quỳnh Phụ, Thái Bình là có chất lượng giống đảm bảo hơn cả. Qua nhiều năm cung ứng giống lúa vào thị trường Thanh Miện, hai nguồn này chưa để xảy ra một trường hợp đáng tiếc nào về chất lượng các loại giống. Vì vậy nên đặc biệt chú ý khuyến cáo các hộ nông dân biết điều đó. Dựa trên các văn bản của Nhà nước và của sở NN&PTNT tỉnh Hải Dương đã ban hành mà Phòng NN&PTNT lập danh mục những loại thuốc bảo vệ thực vật, những loại phân bón được phép bán cho các hộ nông dân trên địa bàn huyện. Khuyến cáo đến mọi hộ nông dân và những người bán bản danh sách này. -Các cơ quan, ban ngành chức năng của huyện phối hợp với các UBND xã thực hiện đầy đủ việc đăng ký kinh doanh cho những cửa hàng cung ứng đầu vào cho sản xuất nông nghiệp như những hộ kinh doanh khác. Riêng đối với cửa hàng này cần có thêm các thủ tục sau đây: + Thực hiện niêm yết danh sách những giống cây trồng, những loại phân bón, những loại thuốc bảo vệ thực vật nên dùng và được phép lưu hành, sử dụng trên địa bàn huyện do Phòng NN&PTNT đã lập ra. +Thực hiện cho các cửa hàng kinh doanh làm cam kết chỉ cung ứng những mặt hàng có trong danh mục được phép lưu hành như đã niêm yết ở trên. -Các cơ quan chức năng của huyện cần có sự phối hợp với nhau, thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát thường xuyên đối với các cửa hàng. Đặc biệt là đội quản lý thị trường của huyện cần làm tốt hơn nữa chức năng và nhiệm vụ của mình, tăng cường sự kiểm soát đối với các mặt hàng đầu vào trước khi chúng được đưa vào bầy bán trên thị trường huyện. Phối hợp chặt chẽ với chi cục thuế của huyện trong việc kiểm tra giám sát đi đôi với công tác thu thuế trên địa bàn. Hàng tháng lập bảng kê khai cho các hộ kinh doanh về nguồn cung cấp sản phẩm cho các cửa hàng trong thời gian vừa qua để có sự xử lý kịp thời mỗi khi phát hiện hàng giả, hàng kém chất lượng đã được sử dụng. Phối hợp với các cơ quan, đoàn thể tại các xã trong việc giám sát hoạt động của các cửa hàng. Có hình thức sử lý thật nghiêm khắc những trường hợp vi phạm. -Cần có sự hoạt đông thường xuyên của các Phòng ban liên ngành như công an; Phòng NN&PTNT; Trạm bảo vệ thực vật; Trạm thú y;Trung tâm khuyến nông huyện trong việc kiểm tra chất lượng các đầu vào tại các cửa hàng. Kết luận của Phòng ban liên ngành này là cơ sở cho việc cấp phép hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh của các cửa hàng nêu trên. -Phòng NN&PTNT huyện phối hợp với Trạm bảo vệ thực vật, Trạm thú y, Trung tâm khuyến nông huyện mở lớp bồi dưỡng kiến thức cơ bản có liên quan cho các chủ cửa hàng kinh doanh đầu vào của sản xuất nông nghiệp. Trong thời gian ngắn, bồi dưỡng cho họ những kiến thức cơ bản về giống, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón và thời điểm sử dụng những sản phẩm này. -Các tổ tổ chức tín dụng cần có chính sách cho vay vốn ưu đãi với mức vốn đủ lớn tới các HTX dịch vụ nông nghiệp trong huyện. Với số vốn có được các HTX dịch vụ này sẽ có kế hoạch nhập và cung ứng cho các hộ nông dân những đầu vào đảm bảo chất lượng. Trong những năm vừa qua do thiếu vốn kinh doanh lên các HTX đã không thể hoạt động cung ứng đầu vào cho hộ nông dân hoặc chỉ hoạt động cầm chừng. Trong năm 2000 vừa qua chỉ có 8/24 HTX thực hiện dịch vụ này. Điều này đã gây nên tình trạng khó kiểm soát, phó thác cho các hộ tư nhân mặc sức kinh doanh sản phẩm đầu vào như hiện nay. -Phòng NN&PTNT nên tổng kết những kinh nghiệm đã đạt được trong công tác nhân giống lúa tại 6 HTX trong huyện năm 2000 vừa qua. Từ đó có kế hoạch nhân rộng mô hình này ra toàn huyện, giúp vừa chủ động về giống lúa, vừa tiết kiệm được chi phí cho các hộ nông dân. Hiện nay công tác nhân giống lúa lai huyện nhà không thể tự làm được vì vậy cần có kế hoạch chủ động ký kết hợp đồng với một nguồn cung ứng ổn định, đủ tin cậy để cung cấp cho các hộ nông dân. -Trong thời gian tới, UBND huyện nên kiện toàn lại cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty vật tư nông nghiệp huyện cũng như có biện pháp hỗ trợ về vốn và các điều kiện khác nhằm vực dậy công ty và đưa nó hoạt động trở lại.Em tin rằng với quy mô hoạt động, cung ứng và dự trữ to lớn của nó sẽ giúp ổn định lại thị trường sản phẩm đầu vào cho các hộ nông dân cũng như việc ổn định thị trường giá cả các sản phẩm này. Phần nào hạn chế được tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng bày bán và tình trạng tư nhân tự ý nâng giá bán khi thị trường khan hiếm. 3.2-Thị trường sản phẩm đầu ra cho các hộ nông dân. Hiện nay, sản phẩm hàng hoá do các hộ nông dân trong huyện sản xuất ra còn rất ít, vì vậy trong những năm vừa qua thị trường đầu ra cho các sản phẩm của các hộ nông dân thực sự chưa được quan tâm nhiều. Ngoài Tổng kho dự trữ lương thực và trạm lương thực huyện hàng năm mua một phần trong tổng khối lượng thóc bán ra của các hộ nông dân còn Trạm khuất khẩu nông sản thực phẩm của huyện bao tiêu toàn bộ số dưa chuột xuất khẩu; hành; tỏi; ớt hàng hoá mà hộ nông dân bán ra, thì không có một tổ chức nào khác của nhà nước thu mua nông sản hàng hoá của các hộ nông dân trong huyện. Các mặt hàng khác đều do tư nhân thu mua và tự quyết định việc thu mua của mình. Vì vậy mặc dù thị trường đầu ra có sức bán không lớn nhưng các nguồn thu mua đã thể hiện sự không ổn định trong hoạt động của mình, gây thiệt hại rất nhiều cho các hộ nông dân. Trong thời gian sắp tới, khi mà công cuộc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi của huyện diễn ra mạnh mẽ , lượng sản phẩm hàng hoá do các hộ nông dân sản xuất ra sẽ ngày một lớn, và điều này đòi hỏi một sự quan tâm đúng mức của các cấp, các ngành đối với thị trường đầu ra của huyện. Vì vậy trong thời gian tới, theo em cần thực hiện tốt một số giải pháp sau đây: -Hoàn thiện công tác quy hoạch và phát triển các xã, các điểm sản xuất chuyên môn hoá với khối lượng nông sản phẩm sản xuất ra lớn, tạo điều kiện thuận tiện cho công tác thu gom lớn. Tại những nơi này huyện nên khuyến khích, tạo điều kiện để những gia đình có vốn, có đủ điều kiện đầu tư xây mới các cơ sở sơ chế nông phẩm hàng hoá trước khi cung ứng ra thị trường và các điểm chế biến khác. Kinh nghiệm của xã Ngô Quyền về sơ chế nấm ăn cần được phổ biến, nhân rộng, áp dụng vào các mặt hàng khác trên toàn huyện. -UBND huyện nên lập ra một ban chuyên trách về các vấn đề tiêu thụ sản phẩm cho bà con nông dân. Trước mắt ban chuyên trách này cần xem xét, rà soát lại toàn bộ thị trường đầu ra, phân tích đánh giá các nguồn thu mua nông sản phẩm hàng hoá, nguồn thu mua những loại sản phẩm nào đã tương đối ổn định và mặt hàng nào chưa làm được điều đó. Từ đó củng cố, mở rộng các kênh lưu thông đã có, đã làm tốt; tìm kiếm các kênh lưu thông mới cho tất cả các mặt hàng, đặc biệt chú trọng mặt hàng chưa có kênh tiêu thụ ổn định. Hiện nay ở Thanh Miện Trạm xuất khẩu nông sản hàng hoá đảm nhận việc thu mua toàn bộ lượng dưa chuột xuất khẩu; hành; tỏi; ớt hàng hoá do các hộ nông dân sản xuất ra với một điều kiện là phải ký hợp đồng với Trạm, chịu sự hướng dẫn và giám sát về kỹ thuật của Trạm, giống được Trạm cung ứng. Trong vụ đông vừa qua, Trạm mới ký hợp đồng và làm được 128 ha cây trồng các loại nhưng theo lời ông Trạm trưởng thì Trạm có khả năng bao tiêu toàn bộ các sản phẩm này nếu có ký hợp đồng và tuân thủ mọi quy trình kỹ thuật. Như vậy trong các nông sản hàng hoá chỉ có nhãn, vải, gà, lợn sữa là chưa có một thị trường đầu ra ổn định. Theo em mặt hàng nhãn, vải có thể thành lập một hội những người trồng nhãn, vải trong huyện, có sự giúp đỡ của UBND huyện tìm kiếm nguồn thu mua ổn định, đặc biệt là ở vùng chuyên canh Thanh Hà. Trong thời gian xa hơn phải tính chuyện lập những cơ sở chế biến nhãn , vải nhỏ trong huyện tạo nguồn thu mua ổn định cho những người chuyển dịch. Với mặt hàng lợn sữa phải có sự liên kết với cơ sở chế biến tại Ninh Giang, ký hợp đồng cung cấp nguyên liệu cho cơ sở này, tạo một môi trường pháp lý cho đầu ra của hộ nông dân chăn nuôi. Ban chuyên trách không những củng cố các kênh lưu thông đã có, tìm kiếm những kênh lưu thông mới cho những mặt hàng đã chuyển đổi mà còn phải tìm kiếm đầu ra cho những mặt hàng sắp có của huyện. Đánh giá, phân tích các kênh lưu thông này, từ đó tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo công tác chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với yêu cầu của thị trường. -Hiện nay mạng lưới chợ nông thôn ở Thanh Miện đã phát triển khá rầm rộ và rộng khắp nhưng cơ sở hạ tầng ở đây rất kém. Vì vậy để tạo điều kiện cho hàng hoá của các hộ nông dân được trao đổi dễ dàng, UBND các xã cần lập kế hoạch, xin trợ cấp một phần ngân sách từ cấp trên, phần còn lại huy động từ nhân dân sửa sang, xây mới các chợ này cũng như việc củng cố, lành mạnh hoá công tác quản lý các chợ ở nông thôn. -UBND huyện cần tạo điều kiện thuận lợi cả về pháp lý, điều kiện hoạt động cho Trạm xuất khẩu nông sản của huyện, bởi sự hoạt động tốt của Trạm này có tác dụng tích cực đến việc bảo đảm đầu ra cho các sản phẩm cây ngắn ngày của huyện. -Khuyến khích, tạo điều kiện để mọi thành phần kinh tế, mọi gia đình có điều kiện đầu tư vào việc thu mua các sản phẩm hàng hoá cho hộ nông dân trên địa bàn huyện được thành lập và hoạt động có hiệu quả. 4- Giải pháp về chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp được coi là một trong những biện pháp hàng đầu phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Thanh Miện hiện nay. Những cây trồng được đưa vào chuyển đổi gồm 2 loại đó là cây dài ngày như nhãn, vải và cây trồng hàng năm như dưa chuột, ớt,tỏi, hành, rau mầu các loại. Những diện tích cây trồng cần chuyển đổi là một số diện tích lúa và diện tích cây vụ đông. Trong những năm vừa qua, mặc dù đã có sự chỉ đạo sát sao của các cấp, ngành và sự cố gắng của các hộ nông dân như quá trình chuyển dịch vẫn diễn ra hết sức chậm chạp. Đến năm 2000 vừa qua, toàn huyện mới chỉ chuyển đổi được 162,9 ha sang trồng cây lâu năm từ diện tích đất nông nghiệp và trong năm 2000 mới có 236,9 ha cây trồng hàng năm được chuyển đổi từ diện tích cây lúa và 150 ha chuyển đổi trong diện tích cây vụ đông. Có nhiều xã, nhiều địa điểm chưa thực hiện chuyển dịch đối với cây lâu năm. Sở dĩ có sự chậm chạp trong công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở đây là do: -Tâm lý ngại chuyển đổi trong các hộ nông dân, chỉ quen canh tác trên những diện tích cũ và với các cây trồng cũ. Chưa thấy được hiệu quả kinh tế cao có từ việc chuyển đổi. -Một số diện tích chuyển đổi cây lâu năm đã hợp đồng xong với các hộ nhận khoán nhưng chưa hết thơì gian hoặc các hộ chưa có vốn để chuyển đổi. -Sự hiểu biết về giống, kỹ thuật chăm sóc của người nông dân về những cây trồng mới, những cây trồng đưa vào chuyển đổi chưa đầy đủ. Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật cho công tác chuyển đổi cây trồng còn hạn chế. -Thị trường đầu vào, đầu ra cho những sản phẩm chuyển đổi chưa hình thành rõ nét. Gía cả nông sản phẩm trên thị trường còn thấp và không ổn định, gây khó khăn cho công tác tiêu thụ sản phẩm của các hộ. Các HTX dịch vụ nông nghiệp chưa phát huy tốt vai trò của mình trong việc hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho các hộ nông dân. -Chỉ tiêu chuyển đổi cây trồng mới ở mức phát động, chưa trở thành một chỉ tiêu kế hoạch cụ thể giao cho các xã. Các điển hình tiên tiến trong công tác chuyển đổi chưa được phổ biến và nhân rộng. Do đó trong những năm vừa qua diện tích chuyển đổi còn nhỏ, thường xuyên thấp hơn mức kế hoạch do huyện đề ra. Năm 2000 diện tích chuyển đổi cây trồng hàng năm có giá trị kinh tế cao mới chỉ chiếm 73,7% kế hoạch và chỉ bằng 98,3% so với diện tích cùng loại năm 1999. Mục tiêu của huyện trong những năm tới được xác định rõ trong Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX là: đến năm 2005 toàn huyện giữ ổn định từ 6.500 đến 7.000 ha đất trồng lúa, còn lại tập trung chuyển đổi sang lập vườn trồng cây có gía trị kinh tế cao và nuôi thả cá ở những vùng hợp lý từ 100 đến 150 ha/năm. Mở rộng diện tích chuyển đổi cây trồng ngắn ngày từ đất lúa đạt 400 đến 500 ha/năm. Diện tích cây vụ đông phấn đâu từ 2500 dến 3000 ha/năm. Đến năm 2005 đạt sản lượng 1500 tấn cá. Để thúc đẩy nhanh quá trình chyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện. Thực hiện đạt được các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra với hiệu quả cao nhất, theo em trong những năm tới đây, Thanh Miện nên chú ý vào một số công việc sau: -Cần có sự quy hoạch rõ ràng những vùng chuyên canh cây chuyển đổi và những cây chuyển đổi được đưa vào canh tác trên đồng đất của huyện ở nhừng vùng cụ thể, thích hợp. Muốn vậy bộ phận lập kế hoạch và quy hoạch chuyển đổi của huyện phải quan tâm, nghiên cứu mức độ thích ứng của cây trồng đối với từng cánh đồng của những xã cụ thể thông qua sự phân tích cao độ đất nông nghiệp của huyện. Từ đó có sự chỉ đạo những cây trồng nào chuyển đổi được ở những cánh đồng nào, những diện tích nào thì đạt hiệu quả cao nhất. Cụ thể, theo em những cánh đồng thuộc chân cao có cốt đất từ 2,4 trở lên trồng lúa không cho hiệu quả cao như ở Ngô Quyền; Đoàn Kết; Tân Trào; Hồng Quang;Cao Thắng; Lam Sơn có nhiều ưu điểm khi đưa vào chuyển đổi thành cây ăn qủa như nhãn, vải. Những diện tích, những cánh đồng có cao độ đất từ 1,8 trở lên sẽ rất thích hợp cho trồng cây ngắn ngày và những cây chuyển đổi hàng năm như dưa xuất khẩu, ớt, hành, đỗ tương, những chân thấp và triều chũng chúng ta có thể chuyển đổi trồng cây lâu năm. Đặc biệt những diện tích có cao độ đất từ 1,0 trở xuống như có ở Tứ Cường; Ngũ Hùng; Diên Hồng; Thanh Giang chúng ta dành để trồng lúa một vụ và thả cả ở thời gian còn lại trong năm hoặc đào ao thả cá. Mặc dù biết rằng với những cây trồng chuyển đổi cụ thể chỉ thích hợp với những chất đất cụ thể, nhưng tổng quát lại dựa vào cao độ đất ta có thể đánh giá phần nào sự thích hợp giữa chúng. Mặt khác cũng dựa vào cao độ đất ta có thể đánh giá mức độ hiệu quả của việc trồng lúa trên những vùng đất cụ thể. Từ đó có sự chỉ đạo phù hợp với quá trình chuyển đổi cây trồng trong huyện. -Phòng NN&PTNT, trung tâm khuyến nông của huyện cần kết hợp với các trạm ,trại giống cây trồng của cả TW và địa phương nghiên cứu, tìm hiểu, chọn lựa những giống cây trồng đạt năng xuất cao, chất lượng tốt, phù hợp với chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng của huyện, phù hợp với đặc điểm tự nhiên và đồng đất của huyện hướng dẫn bà con nông dân mua và ứng dụng vào sản xuất thực tế. Đặc biệt, hiện nay cần phối hợp với trung tâm khảo kiểm nghiệm giống cây trồng tỉnh Hải Dương, nơi có khá đầy đủ các loại giồng cây trồng phù hợp với chủ trương chuyển đổi, đã được trồng thử nghiệm, kiểm tra phù hợp với đặc điểm sản xuất của Thanh Miện nói riêng và Hải Dương nói chung, có thể cung cấp đầy đủ theo yêu cầu của huyện về số lượng và đảm bảo về chất lượng các loại giống cây trồng. Trước khi đưa về trồng đại trà các loại cây trồng mới, Phòng NN&PTNT cần kết hợp với trung tâm khuyến nông mở những lớp bổ túc kỹ thuật, hướng dẫn quy trình sản xuất các giống cây mới này cho cán bộ kỹ thuật của các xã để các cán bộ này về phổ biến rộng khắp trong xã mình. -Bằng nhiều hình thức khác nhau như mở lớp, thăm thực tế, phát tài liệu ... Trung tâm khuyến nông huyện chuyển giao khoa học kỹ thuật về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, kỹ thuật chăm sóc những cây trồng chủ yếu sẽ đưa về chuyển đổi cho bà con nông dân. Thông qua các HTX dịch vụ nông nghiệp, các đoàn thể như hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên ở cơ sở phổ biến những kiến thức cần thiết, những kinh nghiệm tích luỹ được của chính những hộ nông dân đã làm tốt công tác chuyển đổi ở những vụ trước cho tất cả các hộ . Tổ chức học tập kinh nghiệm, biểu dương và phổ biến những điển hình tiên tiến trong huyện. Từ đó có những hình thức thích hợp tuyên truyền, vận động phân tích cho các hộ nông dân thấy rõ lợi ích cũng như hiệu quả kinh tế sẽ mang lại từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. -UBND huyện chỉ đạo các phòng ban , các tổ chức tín dụng có những hình thức ưu tiên cụ thể về đất đai, vốn, thuế... Cho các dự án chuyển dịch cơ cấu cây trồng của các hộ nông dân. Đặc biệt , hiện nay ở Thanh Miện tình trạng thiếu vốn cho chuyển dịch đang xẩy ra phổ biến. Vì vậy các tổ chức tín dụng nên có sự đánh giá khách quan về các dự án của các hộ nông dân, từ đó có cơ chế cho vay phù hợp. Đối với dự án chuyển đổi thành cây ăn quả lâu năm nên cho vay dài hạn và đầu tư lớn. Cho vay trung và ngắn hạn đối với những dự án chuyển dịch cây hàng năm và cây ngắn ngày. -Hàng năm trên cơ sở nghiên cứu điều kiện thực tế ở từng xã và những khả năng có thể khai thác. Huyện nên có những chỉ tiêu kế hoạch cụ thể giao cho các xã trong việc chuyển đổi cây trồng. Kết hợp với khuyến khích, phát động thì việc giao chỉ tiêu cụ thể sẽ khiến các cán bộ có chức năng tích cực hơn với công việc chuyển đổi cây trồng tại xã mình. -Đến năm 2000 vừa qua, toàn huyện có 11.415 vườn trồng cây ăn quả từ 100m2 trở nên trong đó 10.054 vườn đã được cải tạo và 7.665 vườn đã cho thu hoạch sản phẩm chính. Trong những năm tới huyện nên đôn đốc việc cải tạo nốt số vườn tạp còn lại với cây trồng chính là nhãn, vải, cây trồng xen là cam quýt, táo, quất... dần dần từng bước đưa vườn mới cải tạo vào thu hoạch. -Trung tâm khuyến nông huyện kết hợp với các phòng ban chức năng tích cực thực hiện và phát triển chương trình “nạc hoá đàn lợn” và “sind hoá đàn bò” tới các hộ nông dân. Hướng dẫn bà con chăn nuôi có hiệu quả, nhân rộng những điển hình tiên tiến. -Theo em quá trình chuyển cơ cấu cây trồng ở huyện Thanh Miện phải gắn liền với việc thay đổi chủng loại và cơ cấu các loại cây trồng, đặc biệt là các giống lúa. Bộ giống lúa hiện nay của huyện đã được gieo cấy nhiều năm nên mặc dù trình độ thâm canh của người nông dân tăng cao qua các năm nhưng năng xuất và sản lượng lúa của huyện tăng rất thấp. Lý do của tình trạng này là các hộ nông dân đã gần đạt tới ngưỡng năng xuất cao mà họ có thể đạt được.Vì vậy trong những năm tới đây việc từng bước thay đổi bộ giống lúa là điều cần thiết. Phòng NN&PTNT nên liên kết với các trại giống lúa trong vùng trong việc tuyển chọn những loại giống đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật chăm sóc cao hơn nhưng năng xuất cũng đạt được cao hơn, chất lượng tốt hơn. Cụ thể vụ chiêm xuân nên cấy các giống X21, Xi 23, khảo nghiệm giống 98-30, P4, Q5, Khang dân 18, Lúa lai, Nếp 415, ND1, ND3. Vụ mùa cấy Q5 Khang dân 18, Nếp IR352, lúa lai hai dòng Xi23, NX30, đặc biệt nên nhân rộng diện tích lúa lai hai dòng. Đưa các giống lúa này về trồng thử nghiệm tại các xã, sau đó nhân rộng vào các vụ sau. Khuyến cáo cho các hộ nông dân biết hiệu quả cao hơn từ việc gieo cấy các giống lúa mới này. -Khuyến khích các hộ nông dân chuyển nhượng, chuyển đổi ruộng đất cho nhau, lập thành những khoảng ruộng lớn, thuận tiện cho việc canh tác và chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Dần hình thành những trang trại trồng trọt ở Thanh Miện. -Trên cơ sở quy hoạch những diện tích chuyển đổi cây lâu năm đã lập, UBND huyện cần có kế hoạch trình UBND tỉnh phê duyệt và cho phép, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho những hộ nông dân thực hiện chuyển đổi trên những diện tích này. 5- Phát huy vai trò chủ động tích cực của các hộ nông dân. Ngoài các giải pháp tác động một cách khách quan như đã nêu ở trên thì việc phát huy vai trò chủ động tích cực của chính bản thân các hộ nông dân trên địa bàn toàn huyện, để phát triển kinh tế gia đình mình cũng là một giải pháp tốt nhằm giúp các hộ nông dân tiếp cận với trình độ khoa học mới, làm quen dần với cách thức sản xuất hàng hoá sẽ đến với họ trong tương lai. -Học tập phương pháp lập kế hoạch làm ăn, chuẩn bị các nguồn lực và công nghệ cho sản xuất, cho dịch vụ và thương mại mà mình sẽ thực hiện. Học tập cách làm ăn có hiệu quả thông qua các điển hình tiên tiến trong công cuộc phát triển kinh tế cũng như việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng. -Tiến hành ghi chép, theo dõi bằng tiền mặt việc thu chi của gia đình phục vụ cho sản xuất hay trong tiêu dùng. Từ đó có thể biết được việc sử dụng tiền mặt vào sản xuất, vào sinh hoạt một cách rõ ràng để có kế hoạch cân đối và xác định số dư cần thiết trong mỗi tháng dùng để trả nợ, tích luỹ đầu tư mở rộng sản xuất hoặc gửi tiết kiệm. -Tập hạch toán giá thành sản phẩm từ giản đơn tới đầy đủ, tập phân tích hiệu quả công việc làm ăn sau mỗi vụ, mỗi năm sản xuất. Từ đó có thể nhận biết những khâu công việc nào cần đầu tư, dành nhiều tiền vốn và những khâu công việc nào cần sự đầu tư ít. Giúp xác định được nguồn vốn phải có cho mỗi thời điểm sản xuất cũng như cho cả quá trình sản xuất để có kế hoạch chuẩn bị tương tự vào vụ sau. Cũng qua hạch toán giá thành sản phẩm xác định được những cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao, những cây trồng, vật nuôi cho nguồn thu nhập chủ yếu. Từ đó có kế hoạch sản xuất hiệu quả hơn vào vụ sau và năm sau. -Không ngừng học hỏi, trau dồi kinh nghiệm sản xuất sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là tiếp thu các khoa học tiên tiến, những cách làm ăn hiệu quả, những biện pháp canh tác và chăm sóc cây, con mới cũng như không ngừng nâng cao trình độ thâm canh những cây, con quen thuộc để phục vụ cho việc phát triển kinh tế gia đình mình. -Tăng cường hợp tác trong mọi lĩnh vực của các hộ nông dân. Nhằm tìm kiếm lợi ích thiết thực cho từng thành viên cũng là điều cần thiết. Đồng thời với quá trình thúc đẩy ngành nông nghiệp của huyện phát triển thì việc tích cực thu hút các dự án đầu tư phát triển TTCN với quy mô vừa và nhỏ. Tập trung phát triển chế biến hàng nông sản, thực phẩm theo quy mô gia đình. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các hộ tư nhân đầu tư phát triển TTCN. Mở rộng các ngành nghề, làng nghề truyền thống gắn với thị trường, tạo thêm ngành nghề mới, làng nghề mới, hướng vào sản xuất hàng hoá có chất lượng đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và ngoài nước. Tranh thủ sự giúp đỡ của TW và tỉnh xây dựng một số cơ sở chế biến nông sản thực phẩm, dệt may hoặc giầy dép xuất khẩu. Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ-thương nghiệp, phục vụ cho sản xuất và đời sống, hình thành các khu thương mại tập trung tại thị trấn, thị tứ. Cải tạo nâng cấp, mở rộng số chợ hiện có, xây thêm một số chợ mới ở những địa điểm thuận lợi, tạo điều kiện cho lưu thông hàng hoá. Chú trọng phát triển các loại hình dịch vụ xây dựng, cung ứng vật liệu, vật tư, dịch vụ thuỷ nông, làm đất bằng cơ giới, dịch vụ BVTV, dịch vụ vật tải và chuyển giao tiến bộ khoa học tiến bộ trong khâu sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm. Đổi mới và nâng cao chất lượng dịch vụ thông tin liên lạc ngày càng hiện đại, là những điểm mà Thanh Miện phải đạt được trong những năm tới đây. Sự phát triển đồng bộ của tất cả các ngành Nông nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp-Thương nghiệp-Dịch vụ trên địa bàn huyện sẽ là động lực lớn thúc đẩy sự phát triển của từng ngành, tạo đà cho nền kinh tế Thanh Miện phát triển lên một tầm cao mới tương xứng với đặc điểm và tiềm năng của huyện. Hy vọng rằng trong những năm tới đây, với sự cố gắng, đoàn kết, phát huy dân chủ, tập trung trí tuệ và sức lực của toàn Đảng bộ và nhân dân trong huyện, kinh tế huyện Thanh Miện sẽ đạt được những thành tựu to lớn hơn nữa. Thực hiện thắng lợi những mục tiêu kinh tế-xã hội đã đề ra, góp phần quan trọng đưa Thanh Miện vững bước tiến lên phát triển cùng đất nước. Kết luận Bằng những kiến thức đã được học, kết hợp với sự tìm hiểu, nghiên cứu thực tế tại địa phương, đề tài “Một số giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương” đã tập chung làm rõ: -Những lý luận chung về kinh tế hộ nông dân đó là khái niệm, bản chất, đặc trưng, vai trò, những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hộ; sự phát triển của kinh tế hộ nông dân ở một số nước điển hình trên thế giới. Từ đó có sự nhận thức đúng đắn về kinh tế hộ nông dân trên cơ sở phân tích các khái niệm đã có từ nhiều góc độ, thấy được vai trò to lớn của nó đối với sự tồn tại và phát triển của ngành nông nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung, nhận thức được nhữnh nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế hộ, rút ra được sự tồn tại lâu dài và xu hướng phát triển tất yếu của kinh tế hộ nông dân cũng như những bài học kinh nghiệm từ chính sự phát triển của nó trong thời gian vừa qua. -Những chủ trương-chính sách của Đảng và Nhà nước đối với sự phát triển của kinh tế hộ nông dân thông qua một số văn bản chủ yếu đã ban hành. Thấy được quan điểm của Đảng và Nhà nước, sự định hướng, quan tâm tạo điều kiện và đảm bảo tính pháp lý cho kinh tế hộ nông dân tồn tại và phát triển. -Trên cơ sở khái quát những lợi thế và tiềm năng, những khó khăn và hạn chế của điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế hộ nông dân ở Thanh Miện cũng như tình hình sản xuất của huyện trong một số năm vừa qua, bài viết đã đi sâu phân tích thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân trên các mặt cơ cấu các loại hộ; các yếu tố sản xuất của hộ nông dân; thị trường đầu vào, đầu ra cho hộ; vấn đề chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi và kết quả sản xuất kinh doanh của hộ. Từ đó rút ra nhận xét, đánh giá về những việc đã làm tốt, những việc chưa làm được và những vấn đề tồn tại còn giải quyết trong qúa trình phát triển kinh tế hộ nông dân huyện Thanh Miện cho đến nay. -Trên cơ sở phân tích các quan điểm phát triển của kinh tế hộ nông dân, bám sát các mục tiêu đã được Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX xác định, em đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy hơn nữa những ưu điểm đã đạt được, khắc phục, tháo gỡ dần những vướng mắc, tồn tại có trong quá trình phát triển kinh tế hộ nơi đây đó là: Giải pháp về đất đai; giải pháp về vốn, tín dụng cho các hộ nông dân giải pháp về thị trường; giải pháp về chuyển dịch cơ cấu cây trồng và giải pháp phát huy vai trò chủ động, tích cực của chính bản thân các hộ nông dân. Trong thời gian thực thập và thực hiện bài viết em đã có được sự giúp đỡ rất nhiều từ các phòng, ban và những hộ dân đã tiếp xúc trong toàn huyện. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau mà nguồn số liệu chưa thật đầy đủ và ăn khớp, tình hình thực tế chưa được các cán bộ cơ sở nắm chắc, sâu, sát vì vậy có rất nhiều vấn đề em đã phải tự tìm hiểu và điều tra nhưng do thời gian quá ngắn so với khối lượng công việc phải làm, địa bàn nghiên cứu rộng lên trong phạm vi bài viết này em chỉ mới đề cập đến những điều cơ bản nhất về kinh tế hộ nông dân ở Thanh Miện. Chưa làm rõ được những vấn đề của từng xã, từng vùng cụ thể. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phê bình của các thầy, cô; các bác, các chú, các bạn và tất cả những người quan tâm đến đề tài này để đề tài được hoàn chỉnh hơn. Cuối cùng cháu xin chân thành cám ơn các bác, các chú công tác tại phòng NN&PTNT; Phòng địa chính; Phòng thống kê; Phòng kế hoạch-tài chính- thương nghiệp; Phòng tổ chức-lao động-xã hội; Phòng giao thông-công nghiệp-xây dựng; Ngân hàng NN&PTNT huyện; Chi nhánh ngân hàng phục vụ người nghèo huyện; Xí nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi huyện Thanh Miện; Trạm xuất khẩu nông sản thực phẩm huyện Thanh Miện và tất cả những hộ gia đình đã tiếp xúc, đã giúp đỡ cháu hoàn thành bài viết này. Tài liệu tham khảo: - Dự thảo các văn kiện trình Đại hội IX của Đảng. - Giáo trình “Kinh tế nông nghiệp”-NXB nông nghiệp 1996 - Giáo trình “Quản trị doanh nghiệp Nhà nước”-NXB nông nghiệp 1996. - Tạp chí con số và sự kiện số 3 - 2001. - Tạp chí cộng sản 4 - 1999. - Phát triển kinh tế nông hộ theo hướng SX hàng hoá NXB nông nghiệp - Hà nội 1993. - Kinh tế hộ: NXB khoa học xã hội 1995. - Một số tài liệu khác. Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docG0034.doc
Tài liệu liên quan