Đề tài Một số đặc điểm hình thái, sinh vật học và sinh thái học của mọt đậu (Acanthoscelides obtectus Say) (Bruchidae, Coleoptera)

ĐẶT VẤN ĐỀ Mọt đậu (Acanthoscelides obtectus Say) là một trong những loài mọt gây hại chủ yếu trên hạt cây trồng họ đậu bảo quản sau thu hoạch. Trước đây, trong các tài liệu của Việt Nam, loài mọt này có tên tiếng Việt là mọt đậu nành. Tuy nhiên, trong quá trỡnh nghiờn cứu, chỳng tụi nhận thấy loài mọt này khụng cú khả năng phát triển để hoàn thành vũng đời trên đậu nành. Do đó, trong bài viết này, chúng tôi xin được gọi là mọt đậu kèm theo tên khoa học Acanthoscelides obtectus Say (A. obtectus). Mọt đậu A. obtectus là loài dịch hại phổ biến và gây hại mạnh trên đậu đỗ bảo quản sau thu hoạch ở nhiều nước trên thế giới (Vũ Quốc Trung, 1990). Chỳng có phổ phân bố rất rộng và gây hại chủ yếu trên cây họ đậu. Mọt đậu nành đã có mặt tại 64 quốc gia và ở hầu hết các châu lục trên thế giới (CABI, 2005). Nhưng ở nước ta, do trước năm 2005 mọt đậu A. obtectus là đối tượng KDTV nên có rất ít kết quả nghiên cứu về chúng. Bài viết này bước đầu đề cập đến một số đặc điểm hỡnh thỏi, sinh vật học và sinh thỏi học của mọt đậu A. obtectus ở Việt Nam. ĐỀ TÀI: Một số đặc điểm hình thái, sinh vật học và sinh thái học của mọt đậu (Acanthoscelides obtectus Say) (Bruchidae, Coleoptera)

doc7 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2210 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số đặc điểm hình thái, sinh vật học và sinh thái học của mọt đậu (Acanthoscelides obtectus Say) (Bruchidae, Coleoptera), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số đặc điểm hình thái, sinh vật học và sinh thái học của mọt đậu (Acanthoscelides obtectus Say) (Bruchidae, Coleoptera) SOME MORPHOLOGICAL, BIOLOGICAL AND ECOLOGICAL CHRACTERISTICS OF BEAN WEEVIL Acanthoscelides obtectus Say (Bruchidae, Coleoptera) Nguyễn Quý Dương1, Vũ Quang Cụn2, Đặng Thị Dung3 và CS Abstract Adult of bean weevil has oval shape in dark brown, on the body covered by gold hair. Antenna is filiform with 11 segments. The fragment 5 – 10 is bigger with red-brown color. Female is bigger than male (4.12±0.04 ì 2.05±0.02 mm compare with 3.83±0.04 ì 1.93±0.02 mm). Egg has long oval shape, milky white, average size about 0.64 ì 0.26 mm. Larva has 4 instars and milky white color. First instars have 3 couples thoracic leg and can move for finding food. Other instars are legless, the last instars has biggest size (3.87 ì 2.13 mm). Pupa has varied color, milky white from beginning to dark brown before emergence. Temperature has strong effect to oviposition capacity, egg hatchability as well as to the developmental periods. Within laboratory conditions (20, 25 and 30°C), when temperature increases, the data respective of oviposition capacity, egg hatchability and developmental periods also increase as following: 38.17, 57.31, 62.93 (eggs/female), 30.67, 60.33, 92.33(%) and 64.53, 40.76, 27.78 (days) respectively. Host seed humidity has effect to A. obtectus oviposition capacity as well as their development. At bean seed humidity of 12 – 14%, there is no significant different on oviposition capacity of A. obtectus, but when seed humidity increased, the oviposition capacity of A. obtectus increased too. The number of egg laid by female was about 44.58, 50.92, 55.73, and 74.20 (eggs/female) at 12, 14, 16 and 18% host seed humidity respectively. The similar effect of host seed humidity to bean weevil development, when seed humidity increases, bean weevil development period decreases. At seed humidity of 12, 14, 16 and 18%, the life cycle of A. obtectus was about 37.81, 34.21, 30.29, 29.35days respectively. Key words: bean weevil, Acanthoscelides obtectus, store pests, alien species I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Cục Bảo vệ thực vật 2. Viện Sinh thỏi và Tài nguyờn sinh vật 3. Trường Đại học Nông nghiệp I Mọt đậu (Acanthoscelides obtectus Say) là một trong những loài mọt gây hại chủ yếu trên hạt cây trồng họ đậu bảo quản sau thu hoạch. Trước đây, trong các tài liệu của Việt Nam, loài mọt này có tên tiếng Việt là mọt đậu nành. Tuy nhiên, trong quá trỡnh nghiờn cứu, chỳng tụi nhận thấy loài mọt này khụng cú khả năng phát triển để hoàn thành vũng đời trên đậu nành. Do đó, trong bài viết này, chúng tôi xin được gọi là mọt đậu kèm theo tên khoa học Acanthoscelides obtectus Say (A. obtectus). Mọt đậu A. obtectus là loài dịch hại phổ biến và gây hại mạnh trên đậu đỗ bảo quản sau thu hoạch ở nhiều nước trên thế giới (Vũ Quốc Trung, 1990). Chỳng có phổ phân bố rất rộng và gây hại chủ yếu trên cây họ đậu. Mọt đậu nành đã có mặt tại 64 quốc gia và ở hầu hết các châu lục trên thế giới (CABI, 2005). Nhưng ở nước ta, do trước năm 2005 mọt đậu A. obtectus là đối tượng KDTV nên có rất ít kết quả nghiên cứu về chúng. Bài viết này bước đầu đề cập đến một số đặc điểm hỡnh thỏi, sinh vật học và sinh thỏi học của mọt đậu A. obtectus ở Việt Nam. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thức ăn cho mọt đậu A. obtectus là hạt đậu cô ve trắng được xử lý ở 70°C trong 2h để đảm bảo sạch các pha của mọt, sau đó để trong lồng cách ly 1 tuần cho đậu hút ẩm trở lại rồi mới tiến hành thí nghiệm. Mọt đậu Acanthoscelies obtectus Say (Bruchidae, Coleoptera) thu thập trên thị trường buôn bán đậu đỗ và được nhân nuôi trong phũng thớ nghiệm của Bộ mụn Cụn trựng, Trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội. - Nghiên cứu đặc điểm hỡnh thỏi: Ghộp cỏc cặp trưởng thành 1 ngày tuổi vào hộp mica đó cú hạt đậu cô ve trắng cho giao phối, sau đó thu trứng, quan sát, đo kích thước. Tương tự sau khi trứng nở, quan sát, đo kích thước sâu non tuổi 1. Cho hàng loạt sâu non tuổi 1 vừa nở sang hộp mica đó cú đậu để sâu non đục hạt. Sau khi sâu non tuổi 1 đục vào hạt, mỗi ngày lấy 10 hạt đậu ngâm nước từ 1-2h cho hạt mềm ra. Tách hạt lấy sâu non để đo đếm và quan sát các pha sâu non phát triển bên trong hạt. Tiến hành tách hạt hàng ngày cho đến khi trưởng thành ở phần hạt cũn lại vũ húa. - Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ đến sức sinh sản và tỷ lệ trứng nở của mọt đậu A. obtectus: thí nghiệm được tiến hành ở 3 nhiệt độ 20, 25 và 30°C, độ ẩm 70%. Thả từng cặp mọt đậu A. obtectus 1 ngày tuổi vào hộp chứa đậu cô ve trắng. Hàng ngày thu và đếm số trứng đẻ được ra ngoài. Thí nghiệm theo dừi cho tới khi mọt trưởng thành chết sinh lý với n=20. - Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ đến quá trỡnh phỏt triển của mọt đậu A. obtectus: thí nghiệm được bố trí ở 3 ngưỡng nhiệt độ 20, 25 và 30°C, độ ẩm 70%. Bố trí thí nghiệm theo phương pháp nuôi cá thể với số lượng đủ để theo dừi trong suốt quỏ trỡnh chỳng phỏt triển trong hạt đậu (đậu cô ve trắng). Theo dừi thời gian phát dục của trứng. Sau khi trứng nở và sâu non tuổi 1 đục vào hạt, kết hợp với thí nghiệm nghiên cứu đặc điểm hỡnh thỏi, mỗi ngày lấy 10 hạt đậu có sâu non đục vào trong, ngâm nước 1-2h cho hạt mềm ra. Tách hạt lấy sâu non để quan sát sự phát triển của chúng bên trong hạt. Thí nghiệm thực hiện hàng ngày cho đến khi trưởng thành vũ hóa. - Nghiên cứu ảnh hưởng của thủy phần hạt đậu cô ve đến sức sinh sản của mọt đậu A. obtectus: Thí nghiệm được tiến hành ở 4 mức độ thủy phần hạt: 12±0.3, 14±0.3, 16±0.2, 18±0.3%. Thả từng cặp mọt đậu A. obtectus 1 ngày tuổi vào hộp chứa đậu cô ve. Hàng ngày thu và đếm số trứng đẻ được ra ngoài. Thí nghiệm theo dừi cho tới khi mọt trưởng thành chết sinh lý với n=15. - Nghiên cứu ảnh hưởng của thủy phần hạt đậu cô ve đến quá trỡnh phỏt triển của mọt đậu A. obtectus: Thí nghiệm được tiến hành ở 4 mức độ thủy phần hạt: 12±0.3, 14±0.3, 16±0.2, 18±0.3%. Nuôi cá thể (n ≥30) và theo dừi thời gian phỏt dục của cỏc giai đoạn của mọt đậu A. obtectus. III. KẾT QUẢ NGHIấN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Đặc điểm hỡnh thỏi của mọt đậu A. obtectus Mỗi một loài sinh vật đều có những đặc điểm đặc trưng riêng của chúng. Nghiên cứu hỡnh thỏi của mỗi loài là để cung cấp cho khoa học những thông tin cơ bản, bên cạnh đó, giúp chúng ta nhận biết chớnh xỏc trong quỏ trỡnh điều tra nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu chỉ tiêu này được mô tả dưới đây. * Trứng mọt đậu A. obtectus cú hỡnh bầu dục, một đầu to, một đầu nhỏ màu trắng trong. Chiều dài của trứng khoảng 0.6 - 0.71mm, trung bỡnh 0.64 ± 0.003 mm. Chiều rộng dao động từ 0.2 - 0.31 mm, trung bỡnh 0.26 ± 0.006 mm. Trứng được đẻ đơn, đôi hoặc thành cụm trên bề mặt hạt hoặc bề mặt dụng cụ nhân nuôi (Bảng 1, Hỡnh a, bỡa 2) * Sõu non mọt đậu A. obtectus có 4 tuổi (trải qua 3 lần lột xác), đôi khi chỉ có 2 lần (Vũ Quốc Trung, 1981). Toàn bộ pha sõu non mầu trắng sữa. Sâu non tuổi 1: có 3 đôi chân ngực, kích thước trung bỡnh 0.62 ± 0.003 ì 0.23 ± 0.003 (mm) (Hỡnh b, bỡa 2). Đây là một đặc điểm khác biệt lớn giữa sâu non tuổi 1 của mọt đậu A. obtectus với hầu hết các loài mọt khác thuộc họ Bruchidae. Do có chân nên sâu non tuổi 1 có khả năng di chuyển để tỡm vật chủ. Sau khi sõu non tuổi 1 đục được vào hạt, chúng lột xác chuyển sang tuổi 2 và trở thành dạng không có chân, hỡnh chữ C. Sõu non tuổi 4 đẫy sức có kích thước lớn nhất, trung bỡnh 3.87 ± 0.06 ì 2.13 ± 0.03(mm) (Bảng 1). Tuổi 2: Sau khi đục vào hạt một thời gian, sâu non bắt đầu lột xác chuyển tuổi, kích thước thay đổi, lớn hơn sâu non tuổi 1 một chút, 3 đôi chân ngực tiêu giảm, đầu to hơn thân. Kích thước cơ thể trung bỡnh 1.0±0.05 x 0.61± 0.05(mm) (Bảng 1). Tuổi 3: Kích thước cơ thể của sâu non tuổi 3 có sự thay đổi rất rừ rệt, cơ thể lớn gấp 1.8 – 2 lần so với tuổi 2, trung bỡnh 1.76±0.05 x 1.22± 0.06 (mm) (Bảng 1). Tuổi 4: Sâu non tuổi 4 đẫy sức có kích thước lớn nhất, trung bỡnh 3.87±0.06 ì 2.13±0.03 (mm) (Bảng 1, Hình c, bìa 2). Bảng 1. Kích thước các pha phát dục của mọt đậu mọt đậu A. obtectus (nuôi trên đậu cô ve trắng ở 25°C, độ ẩm 70%). Pha phỏt dục Chỉ tiờu theo dừi Kích thước (mm) Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bỡnh Trứng Dài 0.60 0.71 0.64 ± 0.003 Rộng 0.20 0.31 0.26 ± 0.006 Sõu non Tuổi 1 Dài 0.58 0.65 0.62 ± 0.003 Rộng 0.19 0.28 0.23 ± 0.003 Tuổi 2 Dài 0.70 1.30 1.00 ± 0.05 Rộng 0.35 0.69 0.61 ± 0.05 Tuổi 3 Dài 1.50 2.05 1.76 ± 0.05 Rộng 0.85 1.55 1.22 ± 0.06 Tuổi 4 Dài 3.12 4.20 3.87 ± 0.06 Rộng 1.85 2.55 2.13 ± 0.03 Nhộng Dài 3.70 4.50 4.15 ± 0.04 Rộng 1.75 2.35 2.06 ± 0.02 Trưởng thành đực Dài 3.45 4.35 3.83 ± 0.04 Rộng 1.72 2.07 1.93 ± 0.02 Trưởng thành cỏi Dài 3.80 4.55 4.12 ± 0.04 Rộng 1.90 2.30 2.05 ± 0.02 Ghi chú: Thức ăn - đậu cô ve trắng, nhiệt – ẩm độ 25°C, 70%. * Nhộng mọt đậu A. obtectus có dạng nhộng trần, lúc đầu màu trắng sữa, sau chuyển sang màu trắng ngà rồi chuyển dần sang mầu nâu tối trước khi vũ hóa. Kích thước trung bỡnh 4.15±0.04 ì 2.06±0.02 (mm) (Bảng 1, Hình d, bìa 2). * Trưởng thành mọt đậu A. obtectus hỡnh bầu dục, màu nõu xỉn. Cỏnh cứng khụng che phủ hết bụng. Trờn cỏnh cứng cú hoa văn mầu nâu nhạt. Toàn thân được bao phủ một lớp lông mầu vàng kim. Râu đầu hỡnh chuỗi hạt, cú 11 đốt. Từ đốt râu thứ 5 đến đốt 10 phỡnh to cú mầu nõu đỏ, đốt 11 mầu nâu nhạt. Đốt đùi chân sau rất phát triển. Trên bờ đùi sau có 3 gai, trong đó có 1 gai lớn và 2 gai nhỏ. Đốt bụng cuối cùng của trưởng thành cái thuôn và dài, trong khi đó của trưởng thành đực ngắn hơn. Trưởng thành cái thường có kích thước lớn hơn trưởng thành đực. Chiều dài trung bỡnh của trưởng thành cái là 4.12±0.04mm và chiều rộng là 2.05±0.02, trong khi đó kích thước tương ứng của trưởng thành đực là 3.83±0.04mm và 1.93±0.02mm. Trưởng thành mọt đậu A. obtectus không ăn thêm, sau khi vũ hóa 0.5-2 ngày thỡ đẻ trứng (Bảng 1, Hình e, bìa 2) [5]. 2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng sinh sản và tỷ lệ trứng nở của mọt đậu A. obtectus Đối với côn trùng hại kho nhiệt đới, nhiệt độ tối ưu ở mức 25-35oC, dưới 20oC thường làm giảm tốc độ tăng trưởng quần thể (Bùi Công Hiển, 1995). Khả năng sinh sản cũng như tỷ lệ trứng nở của côn trùng nói chung và của mọt đậu A. obtectus núi riêng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện nhiệt độ môi trường. Kết quả nghiên cứu chỉ tiêu này của mọt đậu A. obtectus ở 3 ngưỡng nhiệt độ 20, 25 và 30°C, ẩm độ 70% được trỡnh bày ở bảng 2. Bảng 2. Khả năng sinh sản và tỷ lệ trứng nở của mọt đậu A. obtectus ở một số ngưỡng nhiệt độ khác nhau Chỉ tiờu theo dừi Nhiệt độ (°C) 20 25 30 Thời gian đẻ trứng (ngày) 7.92 a 6.65 b 5.13 c Số trứng đẻ TB (quả/con cái) 38.17 a 57.31 b 62.93 c Số trứng đẻ TB/ngày (quả/con cái/ngày) 4.85 a 8.55 b 12.55 c Tỷ lệ trứng nở (%) 30.67 a 60.33 b 92.33 c Ghi chú: Thức ăn - đậu cô ve trắng. Ẩm độ 70%. Trong phạm vi cùng hàng, những giá trị có cùng chữ cái thể hiện sự sai khác không có ý nghĩa ở mức ỏ = 0.05 Kết quả nghiên cứu cho thấy nhiệt độ có ảnh hưởng rừ rệt đến thời gian đẻ trứng, số trứng đẻ trên mọt cái cũng như tỷ lệ trứng nở của mọt đậu A. obtectus. Ở nhiệt độ cao, mọt đẻ trứng tập trung, do đó thời gian đẻ trứng ngắn hơn so với ở nhiệt độ thấp hơn. Số lượng trứng đẻ trung bỡnh của một con cỏi cũng cú sự sai khác ở 3 ngưỡng nhiệt độ. Sức đẻ trứng của mọt đậu A. obtectus tăng lên theo mức độ tăng của nhiệt độ từ 20-30°C. Ở 30°C sức đẻ của mọt là cao nhất, đạt trung bỡnh 62.93 quả/con cỏi. Số lượng trứng đẻ trung bỡnh/ngày ở 3 ngưỡng nhiệt độ cũng có sự sai khác. Khi nhiệt độ tăng từ 20-30°C thỡ số lượng trứng đẻ trung bỡnh/ngày cũng tăng lên và đạt cao nhất ở nhiệt độ 30oC là 12.55 quả/con cỏi/ngày (Bảng 2). Tương tự, tỷ lệ trứng nở ở 3 ngưỡng nhiệt độ trên cũng có sự sai khác. Ở 30°C cú tỷ lệ trứng nở cao nhất, đạt 92.33%, trong khi đó ở 20oC tỷ lệ rất thấp chỉ đạt trung bỡnh 30.67% (Bảng 2). Qua kết quả trên cho thấy nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng rất rừ đến sức sinh sản của mọt đậu A. obtectus, trong một giới hạn nhất định, khi nhiệt độ tăng lên thỡ sức sinh sản của mọt đậu A. obtectus cũng tăng lên. 3. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến thời gian phát dục của mọt đậu A. obtectus Thời gian phát dục các pha của côn trùng cũng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố sinh thái, trong đó nhiệt độ môi trường là yếu tố có tác động mạnh nhất. Kết quả nghiên cứu chỉ tiêu này đối với mọt đậu A. obtectus ở 3 ngưỡng nhiệt độ khác nhau được trỡnh bày ở bảng 3. Bảng 3. Thời gian phát dục của mọt đậu A. obtectus ở một số ngưỡng nhiệt độ khác nhau. Pha phỏt dục Thời gian phỏt dục trung bỡnh (ngày) 20°C 25°C 30°C Trứng 7.81 a 6.64 b 4.86 c Giai đoạn trước trưởng thành 62.90 a 39.26 b 26.70 c Trưởng thành tiền đẻ trứng 1.63 a 1.50 a 1.08 b Vũng đời 64.53 a (60-67) 40.76 b (33-51) 27.78 c (23-32) Ghi chú: Giai đoạn trước trưởng thành = Giai đoạn (trứng + sâu non + nhộng). Thức ăn - đậu cô ve trắng. Ẩm độ 70%. Trong phạm vi cùng hàng, những giá trị có cùng chữ cái thể hiện sự sai khác không có ý nghĩa ở mức ỏ = 0.05. Giai đoạn trước trưởng thành của mọt đậu A. obtectus dài hay ngắn sẽ ảnh hưởng tới khả năng phát sinh và gây hại của loài mọt này. Nếu giai đoạn này càng ngắn thỡ mọt đậu A. obtectus phát sinh và gây hại càng nhanh và mạnh trên đậu. Kết quả nghiên cứu (Bảng 3) cho thấy, ở 3 ngưỡng nhiệt độ 20, 25 và 30°C, thời gian của giai đoạn trước trưởng thành có sự sai khác rừ rệt. Khi nhiệt độ tăng lên từ 20 đến 30°C thỡ thời gian phỏt dục của giai đoạn trước trưởng thành càng ngắn lại. Ở 30°C giai đoạn này là ngắn nhất, đạt trung bỡnh là 26.70 ngày. Tương tự vậy, vũng đời của mọt đậu A. obtectus ở 3 ngưỡng nhiệt độ cũng có sự sai khác, khi nhiệt độ tăng lên từ 20 đến 30°C thỡ vũng đời của mọt càng ngắn lại. Ở 20°C, vũng đời của mọt trong khoảng 60-67 ngày, trung bỡnh là 64.53 ngày. Ở 30°C vũng đời của mọt đậu A. obtectus ngắn nhất từ 23-32 ngày, trung bỡnh là 27.78 ngày. So với tài liệu của Vũ Quốc Trung (1981), William, F. (1991), kết quả nghiờn cứu của chỳng tụi là tương đối phù hợp. 4. Ảnh hưởng của thủy phần hạt đến sức sinh sản và thời gian phát dục của mọt đậu A. obtectus Thủy phần hạt cũng là một yếu tố rất quan trọng trong qỳa trỡnh bảo quản nụng sản. Thủy phần hạt thớch hợp nhất cho cỏc loại sõu hại lương thực từ 14.5-18% (Dẫn theo Trần Minh Tâm, 2000). Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thủy phần hạt đậu cô ve tới sức sinh sản của mọt đậu A. obtectus được trỡnh bày ở bảng 4. Bảng 4. Ảnh hưởng của thủy phần hạt thức ăn tới sức sinh sản của mọt đậu A. obtectus Chỉ tiờu theo dừi Cụng thức thớ nghiệm (% thủy phần hạt) 12 ± 0.3 14 ± 0.3 16 ± 0.2 18 ± 0.3 Thời gian đẻ trứng (ngày) 5.25 a 5.20 a 5.21 a 5.27 a Số lượng trứng đẻ trung bỡnh (quả/con cỏi) 44.58 a 50.92 ab 55.73 b 74.20 c Số lượng trứng đẻ trung bỡnh/ngày (quả/con cỏi/ngày) 8.95 a 9.83 ab 10.73 b 14.32 c Ghi chú: Thức ăn - đậu cô ve trắng. Trong phạm vi cùng một hàng, những giỏ trị cú cựng chữ cỏi thể hiện sự sai khỏc khụng cú ý nghĩa ở mức ỏ = 0.05 Kết quả nghiên cứu cho thấy, thời gian đẻ trứng của mọt đậu A. obtectus hầu như khụng chịu sự tỏc động của thủy phần hạt. Song thủy phần hạt của hạt đậu lại có ảnh hưởng rất rừ đến sức sinh sản của mọt A. obtectus. Ở mức thủy phần hạt đậu an toàn (12 ± 0.3%) số lượng trứng đẻ là thấp nhất, trung bỡnh là 44.58 quả và cú sự sai khỏc rừ rệt so với mức thủy phần hạt 16 ± 0.2 và 18 ± 0.3% (55.73 và 74.20 quả/con cỏi). Tương tự, số trứng đẻ trung bỡnh trờn ngày của một cỏ thể cỏi cũng tăng tỷ lệ thuận với sự tăng thủy phần hạt và cú sự sai khỏc rừ rệt so với các mức thủy phần hạt thấp. Ở mức thủy phần hạt an toàn (12 ± 0.3 %), số trứng đẻ trên ngày là thấp nhất (8.95 quả/con cái/ngày), trong khi đó ở mức thủy phần hạt 18 ± 0.3%, số trứng đẻ trên ngày là cao nhất (14.32 quả/con cái/ngày). Tỡm hiểu ảnh hưởng của thủy phần hạt đến thời gian phát dục của mọt đậu A. obtectus, thớ nghiệm nghiên cứu được bố trí và kết quả được thể hiện ở bảng 5. Kết quả bảng 5 cho thấy, thủy phần hạt thức ăn có ảnh hưởng giỏn tiếp đến thời gian phát dục của trứng, thụng qua độ ẩm của môi trường hạt bảo quản. Chỳng ta thấy, thủy phần hạt càng cao, thời gian phỏt dục của trứng càng giảm. Ở cỏc mức thủy phần hạt là 12, 14, 16, 18% thỡ thời gian phỏt dục của trứng tương ứng là 6.64, 6.33, 5.83 và 5.3 ngày. Đối với giai đoạn phỏt dục trước trưởng thành, thủy phần hạt thức ăn có ảnh hưởng rừ rệt và từ đó ảnh hưởng đến vũng đời của mọt đậu A. obtectus. Khi thủy phần hạt tăng lên từ 12-18% thỡ thời gian phỏt dục của giai đoạn trước trưởng thành và vũng đời của mọt đậu A. obtectus giảm xuống. Kết quả cũng chỉ ra rằng ở 2 mức thủy phần hạt là 16 và 18%, sự sai khỏc về thời gian phát dục của giai đoạn trước trưởng thành và vũng đời của mọt đậu A. obtectus là khụng cú ý nghĩa ở mức ỏ = 0.05. Bảng 5. Ảnh hưởng của thủy phần hạt thức ăn đến thời gian phát dục của mọt đậu A. obtectus Pha phỏt dục (ngày) Cụng thức thớ nghiệm (% thủy phần hạt) 12 ± 0.3 14 ± 0.3 16 ± 0.2 18 ± 0.3 Trứng 6.64 a 6.33 ab 5.83 bc 5.3 c Giai đoạn trước trưởng thành 36.33 a 32.67 b 29.09 c 28.14 c Giai đoạn tiền đẻ trứng 1.53 a 1.33 a 1.21 a 1.21 a Vũng đời 37.81 a 34.21 b 30.29 c 29.35 c Ghi chú: Giai đoạn trước trưởng thành (trứng + sâu non + nhộng). Thức ăn - đậu cô ve trắng. Trong phạm vi cùng hàng, những giá trị có cùng chữ cái thể hiện sự sai khác không có ý nghĩa ở mức ỏ = 0.05 IV. KẾT LUẬN Trưởng thành mọt đậu A. obtectus hỡnh bầu dục, màu nõu xỉn. Toàn thõn được phủ một lớp lông mầu vàng kim. Râu đầu hỡnh chuỗi hạt cú 11 đốt, đốt thứ 5 - 10 phỡnh to, mầu nõu đỏ, đốt 11 mầu nâu nhạt. Đốt bụng cuối cùng của trưởng thành cái thuôn và dài. Kích thước trung bỡnh của trưởng thành cái 4.12±0.04 ì 2.05±0.02 mm, trưởng thành đực là 3.83±0.04 ì 1.93±0.02 mm. Trứng hỡnh quả bớ đao màu trắng trong, kích thước trung bỡnh 0.64 ì 0.26 mm. Sâu non có 4 tuổi, mầu trắng sữa. Tuổi 1 có 3 đôi chân ngực, kích thước trung bỡnh 0.62 ì 0.23 mm. Tuổi 2-4 lớn hơn, không chân. Tuổi 4 lúc đẫy sức có kích thước lớn nhất (3.87 ì 2.13 mm). Nhộng trần, màu trắng sữa đến nâu tối, kích thước trung bỡnh 4.15 ì 2.06mm. Nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng rất rừ đến sức sinh sản, tỷ lệ trứng nở và thời gian phát dục của mọt đậu A. obtectus. Trong phạm vi thớ nghiệm (20, 25 và 30°C), yếu tố nhiệt độ tỷ lệ thuận với sức sinh sản, tỷ lệ trứng nở và tỷ lệ nghịch với thời gian phát dục các pha của mọt đậu A. obtectus. Cỏc giỏ trị trung bỡnh về số lượng trứng đẻ, tỷ lệ trứng nở và thời gian phát dục tương ứng là 38.17, 57.31, 62.93 (quả), 30.67, 60.33, 92.33 (%), 64.53, 40.76 và 27.78 (ngày). Thủy phần hạt đậu cô ve có ảnh hưởng đến sức sinh sản và thời gian phát dục của mọt đậu A. obtectus. Trong phạm vi thủy phần hạt từ 12 đến 14%, sức sinh sản của mọt đậu A. obtectus không có sự sai khác, nhưng khi thủy phần hạt tăng lên thỡ sức sinh sản của mọt đậu A. obtectus cũng tăng. Trong phạm vi thủy phần hạt từ 12 - 18%, thời gian phát dục các pha của mọt đậu A. obtectus tỷ lệ nghịch với thủy phần hạt. Cỏc giỏ trị trung bỡnh về số lượng trứng đẻ, tỷ lệ trứng nở và thời gian phát dục tương ứng là 44.58, 50.92, 55.73, 74.20 (quả), 37.81, 34.21, 30.29, 29.35 (ngày) ở cỏc mức thủy phần hạt là 12, 14, 16 và 18%. TÀI LIỆU THAM KHẢO CAB International 2005, Crop Protection Compendium. Bựi Cụng Hiển, 1995. Cụn trựng hại kho. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. Trần Minh Tõm, 2000. Bảo quản và chế biến nụng sản sau thu hoạch. Nhà xuất bản Nụng nghiệp. Vũ Quốc Trung, 1981. Sõu hại nụng sản trong kho và phũng trừ. Nhà xuất bản Nụng nghiệp. Vũ Quốc Trung, 1990, Báo cáo tổng kết đề tài 20A- 02- 03, Viện Cụng nghệ sau thu hoạch, Hà Nội. William F., 1991. Seed Weevils.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số đặc điểm hình thái.doc
Tài liệu liên quan