Trong thực tế tỷ lệ nguyên vật liệu hao hụt qua quá trình sản xuất ở các công trường của công ty khá cao: 3 - 4 %. Như vậy là lãng phí nguyên vật liệu, vì vậy để quản lý sát sao hơn khoản chi phí nguyên vật liệu thì cần quản lý chặt chẽ hơn số nguyên vật liệu mua ở đợt cuối cùng vì có thể không sử dụng hết số này
Tại công ty, các công cụ dụng cụ có giá trị lớn, sử dụng cho nhiều kỳ vẫn được hạch toán thẳng vào các tài khoản chi phí của công trình mà công cụ dụng cụ đó được sử dụng lần đầu tiên mà không hạch toán vào tài khoản 142, để phân bổ dần cho nhiều kỳ. Điều này phản ánh không chính xác chi phí phát sinh và không đúng nguyên tắc.
Vì vậy em xin kiến nghị là Công ty cần phải phân bổ theo mức: 50% hay 25% giá trị cho lần sử dụng đầu tiên, còn nếu công cụ dụng cụ sử dụng cho nhiều công trình thì có thể phân bổ theo số lần hay số kỳ sử dụng.
Hiện nay tại phòng kế toán công ty đã ứng dụng phần mềm kế toán, căn cứ vào các hóa đơn, chứng từ mà kế toán các đội, xí nghiệp đưa lên kế toán công ty chỉ cần nhập số liệu vào máy tính, công việc còn lại được máy tính thực hiện cho nên khối lượng công việc của phòng kế toán công ty là rất nhẹ nhàng do đó chưa phát huy hết khả năng vốn có về nhân lực, vật lực, vậy nếu có th
phone bổ lại khối lượng công tác kế toán giữa phòng kế toán công ty và phòng kế toán các đơn vị thì sẽ hợp lý hơn và sẽ nâng cao được chất lượng công việc.
22 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1949 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số đánh giá, nhận xét về hoạt động kế toán tại công ty vinaconex-1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ CễNG TY XÂY DỰNG
SỐ 1- VINACONEX
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
1.1.1 Lịch sử hình thành
Công ty cổ phần xây dựng số 1- Vinaconco 1 là thành viên hạch toán độc lập thuộc tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam – Vinaconex. Hiện nay trụ sở chính của công ty đặt tại nhà D9 – phường Thanh Xuân Bắc – quận Thanh Xuân – Hà Nội
Công ty thành lập năm 1973 với tên gọi ban đầu là công ty xây dựng Mộc Châu trực thuộc Bộ xây dựng. Năm 1977 công ty được đổi tên thành công ty xây dựng số 11 trực thuộc Bộ xây dựng. Năm 1984 chủ tịch hội đồng bộ trưởng ký quyết định số 196/CT đổi tên công ty xây dựng số 11 thành liên hợp xây dựng nhà ở tấm lớn số 1 – trực thuộc bộ xây dựng. Năm 1991 công ty đổi tên thành Liên hợp xây dựng số 1 trực thuộc bộ xây dựng .
Ngày 15/4/1995 Bộ Xây dựng ra quyết định sát nhập Liên hợp Xây dựng số 1 vào tổng công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam-VINACONEX. Kể từ đó công ty có tên giao dịch mới là Công ty cổ phần Xây dựng số 1 – VINACONCO 1. Tên thường gọi là công ty VINACONEX 1 .
Thực hiện chủ trương chung về phát triển kinh tế của đảng và nhà nước ngày 29/8/2003 Bộ trưởng bộ Xây dựng có quyết định số 1173/QĐ-BXD về việc chuyển đổi công ty Xây dựng số 1 doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần Xây dựng số 1.
1.1.2 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
Với những lợi thế của mình và những cố gắng của toàn thể lãnh đạo cán bộ công nhân viên công ty xây dựng số 1 đã có những bước phát triển đáng kể những năm qua. Thương hiệu vinaconex nói chung và vinaconex 1 nói riêng đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường . Điều này được thể hiện bởi chất lượng của các công trình mà công ty thực hiện. ở Hà Nội khi đi mua nhà người tiêu dùng thường chọn các công trình mang thương hiệu Vinaconex. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty xây dựng số 1 được thể hiện qua bảng sau :
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1. Doanh thu
134.812.044.400
131.362.102.000
133.581.627.3001
2. LN trước thuế
2.567.149.900
1.601.441.300
1.880.451.700
3. Nộp ngân sách
641.787.500
512.461.200
613.331.300
4. Ln sau thuế
1.925.362.400
1.088.980.100
1.267.120.400
Hơn 30 năm xây dựng và phát triển, công ty Xây dựng số 1 đã thi công nhiều công trình trên tất cả các lĩnh vực của ngành Xây dựng , ở mọi quy mô đạt tiêu chuẩn chất lượng cao được Bộ Xây dựng tặng thưởng nhiều bằng khen ,huy chương vàng chất lượng, trở thành một trong những doanh nghiệp xây dựng hàng đầu của ngành xây dựng Việt Nam, luôn khẳng định được vị thế của mình trên thương trường và được khách hàng trong và ngoài nước đánh giá cao về năng lực cũng như chất lượng dịch vụ sản phẩm.
1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
1.2.1 Sơ đồ tổ chức công ty
Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý công ty cổ phần
xây dựng số 1
Giám đốc công ty
Phó giám đốc kinh tế
Phó giám đốc
Kỹ thuật
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Nhà máy
Gạch lát
terrazo
Chi nhánh
Thành phố
Hồ chí minh
Phòng
Kỹ thuật
Thi công
Phòng
Kinh tế
Thị trường
Phòng
Tổ chức
Hành chính
Phòng
TàI chính
Kế toán
Phòng
đầu tư
Người quản lý cao nhất, đứng đầu công ty là giám đốc, giữ vai trò chỉ đạo chung và cũng là người chịu trách nhiệm trước nhà nước và tổng công ty về mọi mặt của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, là ngươì đại diện cho quyền lợi của toàn thể cán bộ, công nhân viên của công ty. Để hỗ trợ cho giám đốc có bốn phó giám đốc: phó giám đốc kỹ thuật, phó giám đốc kinh tế và hai phó giám đốc trực tiếp quản lý ở đơn vị trực thuộc
1.2.2. Các phòng ban, chức năng, nhiệm vụ
Phòng kỹ thuật thi công:
Chức năng chủ yếu là kiểm tra và giám sát chất lượng công trình, lập hồ sơ dự thầu .
Phòng kinh doanh thị trường :
Chức năng chính là tiếp thị, tìm việc, lập kế hoạch ngắn hạn và dài hạn cho công ty, thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Phòng tài chính kế toán :
Có chức năng hạch toán tập hợp số liệu, thông tin theo công trình hay hạng mục công trình , các thông tin tài chính liên quan đến mọi hoạt động của công ty nhằm cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ công tác quản lý.
Phòng tổ chức hành chính:
Có chức năng tổ chức lao động trong biên chế điều động công nhân trong công ty và thực hiện các công việc có tính chất phục vụ cho hoạt động quản lý công ty .
Phòng đầu tư :
Có chức năng tham mưu cho giám đốc công ty trong việc ra các quyết định đầu tư và trực tiếp quản lý công tác đầu tư của công ty
1.2.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất
Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngoài một số đặc điểm chung của ngành xây dựng còn có một số đăc điểm riêng như sau :
Việc tổ chức sản xuất tại công ty được thực hiện theo phương thức khoán gọn các công trình, hạng mục công trình, cho các đơn vị trực thuộc (đội, xí nghiệp). Trong giá khoán gọn bao gồm tiền lương, chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ thi công, chi phí chung của bộ phận khoán gọn .
Các xí nghiệp, đội trực thuộc được công ty cho phép thành lập bộ phận quản lý, được dùng lực lượng sản xuất của đơn vị hoặc có thể thuê ngoài nhưng phải đảm bảo tiến độ thi công, an toàn lao động, đảm bảo chất lượng. Các đơn vị phải thực hiện nghĩa vụ nộp các khoản chi phí cấp trên, thuế các loại, làm tròn nghĩa vụ từ khâu đầu đến khâu cuối của quá trình sản xuất thi công. Công ty quy định mức trích nộp đối với các xí nghiệp, đội thi công tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng xí nghiệp, đội và đặc điểm của công trình, hạng muc công trình mà đơn vị thi công
Các xí nghiệp trực thuộc công ty xây dựng số 1 đều chưa có tư cách pháp nhân, vì vậy, công ty phải đảm nhận mọi mối quan hệ đối ngoại với các ban ngành và cơ quan cấp trên. Giữa các xí nghiệp, đội có quan hệ mật thiết với nhau, phụ trợ và bổ sung cho nhau, giúp đỡ nhau trong quá trình hoạt động.
1.3. Đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh
Hiện nay công ty đang hoạt động trên 9 lĩnh vực chính sau :
Xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp, công cộng và xây dựng khác
Sản xuất vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông, ống cấp thoát nước , phụ tùng linh kiện
Thực hiện việc kinh doanh nhà ở, kinh doanh khách sạn và vật liệu xây dựng
Xây dựng các loại đường bộ tới cấp 3, các loại cầu cảng, sân bay vừa và nhỏ
Xây dựng kênh mương, đê kè, trạm bơm thủy lợi vừa và nhỏ các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp
Xây dựng các công trình xử lí chất thải, bảo vệ môi trường loại vừa và nhỏ
Trang trí nội thất, ngoại thất và sân vườn
Làm đại lí máy móc, các loại thiết bị của ngành cho các hãng trong và ngoài nước
Tham gia kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa
Trong các lĩnh vực trên thì công ty cổ phần xây dựng số 1 có truyền thống về xây dựng các công trình công nghiệp dân dụng sản xuất các sản phẩm bê tông đúc sẵn. Điều đó được thể hiện qua doanh thu của những công trình này, nó chiếm trên 80% tổng doanh thu của công ty
Sơ đồ 2 : mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng số 1
Công ty cổ phần
Xây dựng số 1
đội xây dựng số 1
Xi nghiệp
Xây dựng số 1
đội xây dựng số 2
Xí nghiệp
Xây dựng số2
đội xây dựng số 3
Xí nghiệp
Xây dựng số 3
đội xây dựng số 4
Xí nghiệp
Xây dựng số 5
đội xây dựng số 5
Chi nhánh thành phố hồ chí minh
đội xây dựng số 6
đội đIện nước
Nhà máy gạch
Lát terazo
đội xe máy thi công
Khách sạn đá
Nhảy quảng bình
Các bcn công trình
1.4 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây lắp tại công ty
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm là một trong những căn cứ quan trọng để xác định đối tượng tập hợp chi phí. Trên cơ sở đó, xác định đúng đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp và lựa chọn phương pháp tính giá thành phù hợp . Có thể tóm tắt quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây lắp ở công ty như sau:
Sơ đồ 3: Quy trình sản xuất sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng số 1
đào móng
Gia cố nền
Thi công móng
Thi công phần
Khung bê tông
Cốt thép thân
Và máI nhà
Hoàn thiện
Nghiệm thu
Bàn giao
Xây thô
Phần 2
Tổ chức kế toán TẠI VINACONEX-1
2.1. Tổ chức bộ máy kế toán
Hiện nay công ty thực hiện hạch toán sản xuất kinh doanh theo cách thức: trên công ty có phòng kế toán trung tâm bao gồm các bộ phận cơ cấu phù hợp với các khâu công việc, các phần hành kế toán, thực hiện toàn bộ công tác kế toán của công ty. ở các xí nghiệp có các phòng kế toán đơn vị các nhân viên kế toán và nhân viên kinh tế ở các đơn vị, bộ phận phụ thuộc công ty làm nhiêm vụ thu nhận, kiểm tra sơ bộ chứng từ phản ánh các nhiệm vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động của bộ phận đó, ghi sổ theo dõi cho đơn vị mình và định kì hàng tháng gửi chứng từ kế toán về phòng kế toán.
Sơ đồ 4: mô hình tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán trưởng
Phó phòng kiêm kế toán tổng hợp CPSXvà tính giá thành sản phẩm
Thủ
quỹ
Kt tiền mặt
Tiền gửi
Thanh
Toán
Chi phí quản lý
bhyt
Kt
Ngân hàng&
bhxh
Kt
Tscđ
&
theo
dõi
đơn
vị
Kt
Thuế
Kt
Công nợ
Kt
Nguyên
vât liệu
công cụ
dụng cụ
Kế toán
Theo dõi các
đơn vị
Kế toán các xí nghiệp, đơn vị trực thuộc
- Kế toán trưởng: tổ chức xây dựng bộ máy toan công ty, tổ chức hạch toán kế toán, phân công và hướng dẫn nghiệp vụ cho nhân viên phòng kế toán.
Phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: tập hợp phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh, tính giá thành của từng công trình, từng đơn vị và toàn công ty
Thủ quỹ: nhập tiền vào quỹ và xuất tiền theo chứng từ thu chi, xác định số tồn quỹ, tình hình thu chi tiền mặt
Kế toán tiền mặt, tiền lương, thanh toán, chi phí quản lý, bảo hiểm y tế : thực hiện trả lương tạm ứng, thanh toán các chi phí quản lý phục vụ cho sản xuất và công tác của cơ quan, đội ,tổ; thực hiện mua bảo hiểm y tế cho cán bộ công nhân viên
Kế toán ngân hàng, bảo hiêm xã hội: thực hiện các công việc với ngân hàng công ty giao dịch, trích và chi bảo hiêm xã hội
Kế toán tài sản cố định và theo dõi một số đơn vị: theo dõi tình hình các loại tài sản cố định, tính khấu hao tài sản cố định của công ty và các đơn vị, kiêm tra viêc tập hợp chứng từ cua kế toán đơn vị theo dõi, ghi sổ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Kế toán thuế : theo dõi các khoản thuế phát sinh tại công ty
Kê toán công nợ: theo dõi và thanh toán các khoản nợ phải thu và nợ phảI trả của công ty
Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ: ghi chép phản ánh đầy đủ , kịp thời số hiện có và tình hìn luân chuyển vật tư cả về giá trị và hiện vật
Kế toán theo dõi các đơn vị: theo dõi việc tập hợp chứng từ của kế toán các đơn vị, vào sổ kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ; hàng tháng , đối chiếu số dư giữa công ty và các đơn vị trực thuộc phải khớp đúng
2.2 Tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại cụng ty Vinaconex-1
2.2.1 Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty
Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12
Đơn vị tiền tệ sử dụng: đồng Việt Nam ( nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác theo tỷ giá qui đổi của Nhà nước )
Hình thức kế toán: Nhật ký chung
Phương pháp hoạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên
Phương pháp hoạch toán giá trị nguyên vạt liệu xuất kho: Phương pháp bình quân gia quyền
Dựa vào đặc điểm công nghệ , đặc điểm tổ chức quản lý ,tổ chức sản xuất, công ty sử dụng hình thức nhật ký chung với hệ thống sổ sách phù hợp gồm: sổ nhật ký chung; các sổ cái, các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Việc ghi sổ được khái quát theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 5: Trình tự hạch toán kế toán theo hình thức nhật ký chung tại công ty cổ phần Xây Dựng số 1
Chứng từ
kế toán
Sổ quỹ
Sổ Nhật ký chung
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sổ Cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo
tài chính
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
Trình tự ghi sổ : Hàng ngày căn cứ cào các chứng từ được làm căn cứ ghi sổ , kế toán ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ nhật ký chung , đồng thời ghi vào các sổ kế toán chi tiết liên quan. Sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ nhật ký chung ghi vào số cái các tài khoản kế toán phù hợp. Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh.Sau khi kiểm tra số liệu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ kế toán chi tiết ) được dùng để lập các báo cáo tài chính .
2.2.2. Đặc điểm về chứng từ.
Các chứng từ kế toán của công ty thực hiện theo đúng biểu mẫu của bộ tàI chính và tổng cục thống kê quy định áp dụng thống nhất trong cả nước từ ngày 1/1/1996, cùng với các văn bản quy định bổ sung và sửa đổi .
2.2.3. Đặc điểm về tài khoản
Hệ thống tài khoản kế toán mà công ty đang áp dụng đựoc ban hành theo QĐ1864/1998/QĐ-BTC ngày 16/12/1998 của bộ tàI chính cùng với các văn bản quy định bổ sung sửa đổi .
2.2.4 Đặc điểm về BCTC
Hiện nay theo chế độ quy định bắt buộc cuối mỗi quý , mỗi năm công ty lập những báo cáo tài chính sau :
Bảng cân đối kế toán .
Báo cáo kết quả kinh doanh .
Thuyết minh báo cáo tài chính .
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
2.3. Đặc điểm, phân loại một số phần hành kế toan cơ bản tại cong ty Vinaconex-1
2.3.1 K T nguyên vật liệu.
Mỗi lần mua vật tư, sau khi hoàn tất việc nhập kho, hoá đơn và phiếu nhập kho được đưa về phòng kế toán đơn vị. Với phương pháp hạch toán đơn giản coi như không có nguyên vật liệu dư đầu kì và dư cuối kì, mỗi lần mua nguyên vật liệu coi như sử dụng trực tiếp hết luôn nên kế toán không sử dụng tài khoản 152 mà sử dụng luôn tài khoản 621.
Tài khoản sử dụng: TK621
Bên nợ: Trị giá thực tế nguyên vật liệu mua (coi như xuất dùng trực tiếp trong kì) trong kì
Bên có: Kết chuyển trị giá thực tế nguyên vật liệu sử dụng cho hoạt động xây lắp trong kì
TK 621 không có số dư cuối kì
Phương pháp hạch toán:
TK 621 TK 154
TK 111, 112, 331
Vậ liệu mua ngoài Kết chuyển CPNVL
TK 133
Thuế GTGT
TK 141
Quyết toán giá trị khối
Lượng đã tạm ứng
Căn cứ vào hoá đơn mua hàng và phiếu nhập kho kế toán tiến hành định khoản:
Nợ TK 621:
Nợ TK 133:
Có TK 331:
(Hoặc có TK 111, 112 nếu thanh toán luôn)
Sau đó kế toán vào sổ nhật kí chung
Sau khi vào sổ nhật kí chung thì từ sổ nhật kí chung kế toán vào sổ cái các tài khoản liên quan. Nếu chưa thanh toán, kế toán sẽ vào sổ THEO DõI TK 331.
Trong trường hợp thanh toán luôn thì hóa đơn và phiếu nhập kho sẽ được chuyển cho thủ quỹ, thủ quỹ tiến hành thanh toán và chuyển hóa đơn, phiếu nhập kho, phiếu chi cho kế toán, kế toán căn cứ vào các chứng từ này rồi ghi vào sổ nhật ký chung, sau đó vào sổ cái TK 111
Sau khi hoàn tất việc ghi sổ, toàn bộ các hóa đơn chứng từ về nguyên vật liệu sẽ được tập hợp lại, đến cuối tháng kế toán đơn vị nộp toàn bộ lên phòng kế toán công ty. Kế toán công ty căn cứ vào các hóa đơn chứng từ này, nhập số liệu vào máy tính, công việc còn lại sẽ do máy thực hiện, số liệu được nhập vào máy tính sẽ theo trình tự sau:
Sổ nhật ký chung
Cơ sở dữ liệu ban đầu
Nhập dữ liệu vào máy
Sổ cái TK 621
Số liệu sau khi vào sổ cáI TK 621 sẽ được chi tiết cho từng công trình và máy tính sẽ tập hợp chi phí nguyên vật liệu cho riêng từng công trình vào bảng tổng hợp chi phí
2.3.2Kế toán tài sản cố định
Tài sản cố định của doanh nghiệp là trụ sở , nhà kho, trang thiết bị văn phòng và chủ yếu là máy móc thi công.
Công tác hạch toán ban đầu
Chứng từ sử dụng:
- Thẻ tài sản cố định - Biên bản đánh giá lại TSCĐ
- Bảng tính khấu hao TSCĐ - Biên bản thanh lý TSCĐ
- Phiếu theo dõi ca xe máy thi công
- Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành
Tài khoản sử dụng:
TK 211 : Tài sản cố định hữu hình, chi tiết thành các TK cấp hai:
TK 2112 : nhà cửa, vật kiến trúc
TK 2113 : máy móc , thiết bị
TK 2114 : phương tiện vận tải truyền dẫn
TK 2115 : Thiết bị, dụng cụ quảnlý
TK 2118 : tài sản cố định khác
TK 214 : Hao mòn TSCĐ
Phương pháp hạch toán
+ Hạch toán tăng TSCĐ do mua sắm:
TK 111,112,341 TK 211
nguyên
giá
tài
sản
cố
định
tăng
trong
kỳ
SD xxx
thanh toán ngay kể cả phí tổn mới
TK 1332
VAT được khấu trừ
TK 331
trả tiền cho người bán
phải trả người bán
TK 411
nhận cấp phát , tặng thưởng liên doanh
TK 414,431,441
đầu tư bằng vốn chủ sở hữu
TK 111,112,341
các trường hợp tăng khác
+ Hạch toán giảm TSCĐ do nhượng bán , thanh lý:
TK 211 TK 214
nguyờn
giỏá
TSCĐ
Giảm
do
nhượng bỏn
thanh
lý
các khoản
thu liên quan đến
nhượng bán
thanh lý
SD xxx giá trị hao mòn
TK 821
giá trị còn lại
TK 111,112,331
các chi phí liên quan đến
nhượng bán , thanh lý
TK 721 TK 111,112,152..
TK 33311
VAT phải
nộp
+ Hạch toán khấu hao và hao mòn TSCĐ:
TK 214 TK 627
TK 211 641,642
giá trị hao mòn của TSCĐ
trích khấu hao TSCĐ tính
thanh lý, nhượng bán, điều
chuyển, mất mát thiếu hụt chi phí kinh doanh từng kỳ
TK 4313,466
xác định hao mòn của TSCĐ
hình thành từ quỹ phúc lợi
và nguồn kinh phí vào cuối
niên độ
+ Hạch toán tổng quát sửa chữa TSCĐ:
TK 111,152,334 TK 627,642
tập
hợp
chi
phí
sửa
chữa
lớn
kết
chuyển
giá
thành
sửa
chữa
chi phí sửa chữa lặt vặt
tự làm TK 2413 TK 1421
ngoài kế hoạch phân bổ dần
TK 331
TK 335
thuê ngoài trong kế hoạch trích trước
TK 133 TK 211
VAT nâng cấp
chi phí sửa chữa , lặt vặt
Phần 3
MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ, NHẬN XẫT VỀ HOẠT ĐỘNG KẾ TOÁN TẠI CễNG TY VINACONEX-1
3.1 Đánh giá chung
Thời gian thực tập tìm hiểu thực tế về hoạt động sản xuất tại Công ty cổ phần xây dựng số 1 đã mang đến cho em một số nhìn nhận sơ bộ, một số đánh giá chung về tổ chức hoạt động sản xuất của Công ty như sau:
Công ty là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, sở hữu vồn nhà nước chiếm 51% Vốn do CBCNV góp là 49%, là 1 doanh nghiệp lớn với quy mô hoạt động rộng, phân tán trên nhiều tỉnh thành. Bộ máy quản lý của Công ty gọn nhẹ, năng động, hợp lý, các bộ phận chức năng được tổ chức chặt chẽ, phân công phân nhiệm rõ ràng và hoạt động có hiệu quả, mô hình hạch toán khoa học, tiện lợi, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Cùng với quá trình chuyển đổi, trưởng thành của mình, hoạt động sản xuất tại Công ty không ngừng được hoàn thiện nhằm đáp ứng những yêu cầu của thị trường, phù hợp với môi trường kinh tế thời mở cửa.
3.1.1 Ưu điểm
Bộ máy kế toán tổ chức gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo cung cấp kịp thời những yêu cầu cơ bản về thông tin kế toán của Công ty. Đội ngũ cán bộ kế toán có trình độ, năng lực, nhiệt tình, được bố trí hợp lý tạo điều kiện nâng cao trách nhiệm công việc được giao, đáp ứng yêu cầu căn bản về công tác hạch toán kinh doanh nói chung và hạch toán chi phí nguyên vật liệu nói riêng
Hệ thống chứng từ ban đầu được tổ chức tương đối tốt, đảm bảo tính hợp lý, hợp pháp, hợp lệ, đầy đủ theo đúng quy định của Bộ tài chính.
Phương pháp hạch toán kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu cung cấp các thông tin thường xuyên, kịp thời của công tác quản lý tại Công ty.
Công ty áp dụng hình thức sổ nhật ký chung phù hợp với quy mô, loại hình, đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, việc ứng dụng máy vi tính vào phục vụ công tác hạch toán đã tiết kiệm đáng kể thời gian và công sức cho các nhân viên kế toán mà vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin kế toán tài chính, kế toán quản trị, kịp thời đưa ra các thông tin hữu dụng đối với yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và chi phí nguyên vật liệuVới hình thức khoán gọn nên công ty cho phép các đơn vị trực thuộc được tổ chức hạch toán kế toán, điều này đã tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động tập hợp chi phí nguyên vật liệu nói riêng và chi phí sản xuất nói chung được kịp thời, chính xác, và giảm bớt khối lượng công tác kế toán cho phòng kế toán công ty
3.1.2 Nhược điểm
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, cải tiến tích cực như vậy song em nhận thấy công tác kế toán ở Công ty vẫn tồn tại một số nhược điểm, bất cập chưa được chú ý tháo gỡ và sửa chữa gồm:
* Về công tác luân chuyển chứng từ:
Công tác luân chuyển chứng từ giữa các đơn vị trực thuộc với phòng tài chính kế toán công ty vẫn còn sự chậm trễ. Thông thường, các chứng từ phát sinh sẽ được kế toán đơn vị tập hợp và chỉ đến cuối tháng hoặc cuối quý mới được chuyển về phòng tài chính Công ty để vào sổ nhưng có nhiều chứng từ phát sinh trong tháng này, kỳ này thì phải đến tháng sau, kỳ sau mới được gửi lên. Chính sự chậm trễ này đã làm tỷ trọng các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm xây lắp giữa các tháng, các kỳ biến động lớn, phản ánh không đúng, không chính xác chi phí phát sinh trong từng tháng và làm cho các công việc kế toán không hoàn thành đầy đủ, đúng thời hạn và đồng bộ vì khối lượng công việc quá lớn thường bị dồn vào cuối kỳ hạch toán.
* Về chi phí nhân công trực tiếp:
Tất cả các khoản tiền lương, phụ cấp phải trả công nhân thuộc xí nghiệp, đội; tiền công trả cho lao động thuê ngoài đều được hạch toán vào bên có tài khoản 334 mà không được chi tiết theo chế độ kế toán hiện hành quy định.
Các khoản tiền lương, phụ cấp của công nhân điều khiển máy thi công lại được hạch toán vào tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” mà không hạch toán vào tài khoản “Chi phí sử dụng máy thi công” TK 623 (6231).
Công ty vẫn hạch toán các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, tiền ăn ca của công nhân trực tiếp sản xuất thi công, công nhân điều khiển máy vào TK622 như các doanh nghiệp sản xuất khác mà không hạch toán vào TK627 như chế độ quy định.
Các bút toán hạch toán như trên không phù hợp với chế độ kế toán quy định cho các doanh nghiệp xây lắp, làm giảm chi phí sản xuất chung, chi phí sử dụng máy thực tế, tăng chi phí nhân công trực tiếp, làm thay đổi tỷ trọng chi phí và do vậy có thể dẫn đến chênh lệch giữa chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh với dự toán công trình.
3.2 ý kiến đóng góp
Qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần xây dựng số 1 được sự chỉ bảo tận tình của các cô, các chú phòng tài chính kế toán công ty, em đã có điều kiện tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh và thực trạng công tác tổ chức hạch toán kế toán của công ty. Dưới góc độ là một sinh viên thực tập , em xin đưa ra một số ý kiến về phương hướng hoàn thiện những tồn tại trong hạch toán kế toán nói chung và hạch toán chi phí nguyên vật liệu nói riêng như sau:
Về công tác luân chuyển chứng từ:
Công ty nên có biện pháp đôn đốc việc luân chuyển chứng từ từ phía kế toán đội, mà biện pháp tốt nhất đó là thực hiện về mặt tài chính. Xuất phát từ hình thức khoán của Công ty là Công ty tiến hành cho các đội vay tiền với lãi suất thấp để tự lo nguyên vật liệu cho nên để khắc phục những trậm trễ trong việc luân chuyển chứng từ, Công ty cần thực hiện nghiêm túc quy định: các đơn vị phải nộp đầy đủ chứng từ lần này mới được cho vay tiếp.
Trong công tác hạch toán chi phí nguyên vật liệu:
Trong thực tế tỷ lệ nguyên vật liệu hao hụt qua quá trình sản xuất ở các công trường của công ty khá cao: 3 - 4 %. Như vậy là lãng phí nguyên vật liệu, vì vậy để quản lý sát sao hơn khoản chi phí nguyên vật liệu thì cần quản lý chặt chẽ hơn số nguyên vật liệu mua ở đợt cuối cùng vì có thể không sử dụng hết số này
Tại công ty, các công cụ dụng cụ có giá trị lớn, sử dụng cho nhiều kỳ vẫn được hạch toán thẳng vào các tài khoản chi phí của công trình mà công cụ dụng cụ đó được sử dụng lần đầu tiên mà không hạch toán vào tài khoản 142, để phân bổ dần cho nhiều kỳ. Điều này phản ánh không chính xác chi phí phát sinh và không đúng nguyên tắc.
Vì vậy em xin kiến nghị là Công ty cần phải phân bổ theo mức: 50% hay 25% giá trị cho lần sử dụng đầu tiên, còn nếu công cụ dụng cụ sử dụng cho nhiều công trình thì có thể phân bổ theo số lần hay số kỳ sử dụng.
Hiện nay tại phòng kế toán công ty đã ứng dụng phần mềm kế toán, căn cứ vào các hóa đơn, chứng từ mà kế toán các đội, xí nghiệp đưa lên kế toán công ty chỉ cần nhập số liệu vào máy tính, công việc còn lại được máy tính thực hiện cho nên khối lượng công việc của phòng kế toán công ty là rất nhẹ nhàng do đó chưa phát huy hết khả năng vốn có về nhân lực, vật lực, vậy nếu có th
phone bổ lại khối lượng công tác kế toán giữa phòng kế toán công ty và phòng kế toán các đơn vị thì sẽ hợp lý hơn và sẽ nâng cao được chất lượng công việc.
Kết luận
Thời gian thực tập tại công ty đã cho em thấy thực tế công tác kế toán tại một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Thực tế này đã cho em thấy được những điều khác nhau giữa những kiến thức em được học và thực tế áp dụng đồng thời đã củng cố thêm cho kiến thứ còn nhỏ bé của mình, qua đây cũng cho em thấy sự cần thiết của việc kết hợp giữa việc học tập trên nghế nhà trường và đi sâu tìm hiểu thực tế, trong thực tế có những điều không có trong sách vở, do vậy em đã cố gắng đi sâu, tìm hiểu thực tế công tác kế toán tại công ty.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12709.doc