Tổ chức bộ máy kế toán của chi nhánh khá phù hơp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của ngành xây dựng. Mô hình nửa phân tán, nửa tập trung cũng đã phát huy được hiệu quả. Do đặc điểm của ngành xây dựng các công trình được thi công tại nhiều địa điểm nên công tác kế toán không thể tập trung về cùng một địa điểm để thực hiện. Việc phân chia công tác kế toán theo công trình đảm bảo sự thuận tiện và thống nhất trong khi hạch toán.
Tuy nhiên do khoảng cách giữa các công trình thi công và phòng kế toán khá xa nên các chứng từ nhiều khi không được tập hợp một cách kịp thời dẫn tới việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành công trình nhiều khi còn bị chậm.
Kế toán trưởng cần hướng dẫn cụ thể công tác ghi chép ban đầu, có những quy định rõ ràng về thời gian lập và luân chuyển các chứng từ ở các bộ phận thi công để đảm bảo công tác quản lí và tập hợp chi phí được thực hiện tốt.
38 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1804 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại chi nhánh công ty cổ phần Sông Đà 25 tại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và xu hướng toàn cầu hóa, việc hội nhập và phát triển của nền kinh tế Việt Nam là xu hướng cần thiết và tất yếu. Sự phát triển kinh tế không còn bó hẹp trong phạm vi một nước mà mở rộng trên phạm vi toàn cầu.
Hơn nữa việc Việt Nam gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) càng mở rộng hơn nữa cơ hội tham gia vào nền kinh tế thế giới. Phát triển cơ sở hạ tầng là công việc rất quan trọng góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập nền kinh tế. Trong đó chủ yếu là cơ sở vật chất phục vụ cho một loạt các khu đô thị mới, khu công nghiệp và các dự án xây dựng có quy mô từ vừa đến lớn.
Chi nhánh tại Hà Nội công ty Cổ phần Sông Đà 25 được thành lập ngày 20/03/2004 trực thuộc Công ty Cổ phần Sông Đà 25 của Tổng công ty cổ phần Sông Đà. Chi nhánh chịu trách nhiệm thi công các công trình thuộc địa phận thành phố Hà Nội và một số tỉnh lân cận. Chi nhánh chủ yếu thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi.
Trong thời gian thực tập và tìm hiểu tình hình thực tế của chi nhánh Công ty cổ phần Sông Đà 25 tại Hà Nội, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của Ban Giám Đốc và đặc biệt là phòng kế toán. Cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của cô Nguyễn Thị Mai Anh đã giúp tôi hoàn thành bản báo cáo tổng hợp này. Tuy nhiên do sự hạn chế trong hiểu biết nên những nhận định đưa ra trong bài còn mang tính chủ quan và không tránh khỏi sai sót. Vì vậy tôi mong nhận được sự nhận xét của cô để hoàn thiện bản báo cáo.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 25 TẠI HÀ NỘI.
1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh Công ty cổ phần Sông Đà 25 tại Hà Nội.
Chi nhánh Công ty cổ phần Sông Đà 25 tại Hà Nội trực thuộc Công ty cổ phần Sông Đà 25 của Tổng công ty cổ phần Sông Đà.
Ngày 20/3/2004, Công ty cổ phần Sông Đà 25 quyết định thành lập chi nhánh tại Hà Nội do yêu cầu mở rộng quy mô hoạt động. Từ khi thành lập đến nay chi nhánh chịu trách nhiệm toàn bộ các công trình tại Hà Nội và một số tỉnh lân cận.
Một sô công trình do chi nhánh thực hiện thi công như: Toà nhà HH4 khu đô thị Mỹ Đình Sông Đà; Trạm nghiền Hiệp Phước thuộc DA nhà máy Xi Măng Hạ Long; Khu chung cư CT4, khu đô thị Mỹ Đình,…
Chi nhánh tại Hà Nội của Công ty cổ phần Sông Đà đặt tại phòng 1104, CT4, khu đô thị mới Mỹ Đình, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội.
- ĐT: 043.7853698; FAX: 043.7853698.
- MST: 2800221072_001.
1.2.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh:
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty:
Theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 11312188 do Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 27/10/2003, lĩnh vực kinh doanh của công ty là:
Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi; Hạ tầng kỹ thuật, đường dây tải điện và trạm biến thế là chủ yếu.- Sản xuất kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng; - Đầu tư xây dựng, quản lý vận hành khai thác kinh doanh điện của các nhà máy thuỷ điện; - Đầu tư kinh doanh phát triển nhà; - Khai thác đất, đá, cát, sỏi; Sản xuất vật liệu xây dựng từ đá; Khoan phá nổ mìn công nghiệp; - Lập dự án và quản lý dự án các công trình xây dựng; - Tư vấn lập hồ sơ mời thầu, tư vấn đấu thầu xây dựng.
1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty:
* Về xây dựng nhà:Bước1: Công tác chuẩn bị.
Phương tiện máy móc thi công.
Mặt bằng thi công.
Kho bãi tập kết vật liệu.
Lán trại.
Bước 2: Công tác thi công.
Phần móng.
Phần thô.
Phần hoàn thiện.
*Về thi công xây dựng đường:
Bước 1: Giống công tác thi công xây dựng nhà.
Bước1: Công tác chuẩn bị.
Phương tiện máy móc thi công.
Mặt bằng thi công.
Kho bãi tập kết vật liệu.
Lán trại.
Bước 2: Công tác thi công.
Phần lớp móng đá.
Phần mặt đường bê tông nhựa.
Phần trang thiết bị của đường(cọc tiêu, rào chắn..)
Phần cống.
1.3. Tổ chức bộ máy quản lí hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty:
Các đội xây dựng trực thuộc.
Chi nhánh Công ty cổ phần Sông Đà tại Hà nội trực thuộc công ty CP Sông Đà 25, thuộc tổng công ty Sông Đà. Tổ chức bộ mát được phân cấp rõ rang theo từng phòng,ban:
Giám đốc
PGĐ phụ trách kĩ thuật sản xuất, kinh doanh.
PGĐ phụ trách kế hoạch, thị trường.
PGĐ phụ trách vật tư, thiết bị.
Phòng quản lí kỹ thuật.
Phòng tài chính kế toán.
Phòng tổ chức hành chính.
Phòng đâu tư.
Phòng kinh tê, kế hoạch.
- Giám Đốc (GĐ): là người được HĐQT bổ nhiệm, chỉ đạo mọi hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước cấp trên, trước pháp luật về mọi hoạt động của công ty theo ngành nghề đã đăng kí trong giấy phép đăng kí kinh doanh.
- Phó Giám Đốc: gồm 2 người phụ trách từng mảng công việc theo quy định, đồng thời giải quyết công việc khi Giám Đốc đi vắng và tham mưu cho Giám Đốc về các phương án hoạt động kinh doanh.
- Phòng kinh tế kế hoạch: có trách nhiệm xây dựng kế hoạch sản xuất và cung cấp thông tin kinh tế, tổ chức các hoạt động kinh doanh của công ty một cách thường xuyên, triển khai nhiệm vụ đầu tư và đề xuất với ban giám đốc phương án kinh doanh có lợi nhất. Tham gia kí kết các hợp đồng xây dựng.
- Phòng tài chính kế toán: có chức năng tập hợp các số liệu kinh tế, quản lí toàn bộ công tác tài chính, kế toán quản lí thu hồi vốn, huy động vốn, tập hợp chi phí sản xuất, xác định kết quả kinh doanh, theo dõi tăng giảm tài sản, thanh toán các hợp đồng kinh tế, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về các khoản phải nộp cho Nhà nước.
- Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ bố trí, sắp xếp lại đội ngũ lao động trong công ty về số lượng và trình đội nghiệp vụ từng phòng ban, đảm bảo bố trí lao động hợp lí, khoa học, tính toán tiền lương, thưởng của bộ phận hành chính, theo dõi văn phòng phẩm của công ty.
- Phòng đầu tư: triển khai các nhiệm vụ đầu tư, xây dựng các dự án đầu tư cùng với ban giám đốc và các phòng ban chức năng khác điều hành công tác thi công các công trình một cách thống nhất.
- Các đội xây dựng trực thuộc: tham gia trực tiếp vào xây dựng các công trình.
1.4.Tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của chi nhánh:
- Để thấy được tình hình tài chính của công ty ta phân tích một số chỉ tiêu tài chính trong 3 năm gần đây nhất:
Bảng 1.1: Phân tích các chi tiêu tài chính của chi nhánh: đơn vị: 1.000.000đ)
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2008
Năm 2007
Năm 2009/2007
Năm 2008/2007
tương đối
tuyệt đối (%)
tương đối
tuyệt đối (%)
1.Doanh thu.
65,374
69,142
91,951
-26,577
-28.90
-22,809
-24.81
2.GVHB.
58,084
61,192
83,724
-25,640
-30.62
-22,532
-26.91
3.LN gộp.
7,290
7,950
8,227
-937
-11.39
-277
-3.37
4.DT hđ t/c.
1,277
149
99
1,178
1189.89
50
50.51
5.CP hđ t/c.
2,855
2,732
2,269
586
25.83
463
20.39
6.CPBH.
143
126
220
-77
-35
-94
-42.73
7.CPQLDN.
4,062
2,544
1,978
2,084
105.39
566
28.64
8.TN khác.
580
191
424
156
36.69
-233
-54.99
9.CP khác.
741
195
616
125
20.29
-421
-68.349
10.LN trước thuế.
1,347
2,694
3,668
-2,321
-63.27
-973
-26.54
11.LN sau thuế.
1,186
2,323
3,668
-2,482
-67.66
-1,345
-36.67
12.Tổng TS.
272,708
92,500
84,236
188,472
223.74
8,264
9.81
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh năm 2007, 2008, 2009)
Nhận xét:
Nhìn chung hiệu quả kinh doanh của chi nhánh trong 3 năm gần đây giảm dần.
+ Doanh thu năm 2008 giảm 22,809 triệu đồng so với năm 2007, tương ứng giảm 24.81 %. Doanh thu năm 2009 tiếp tục giảm với lượng lơn hơn, cụ thể giảm 26,577 triệu đồng so với năm 2007, tức là giảm 28.90 %. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể được giải thích bằng sự biến động của nền kinh tế. Cuộc khủng hoảng kinh tế có quy mô rộng toàn cầu cũng không bỏ qua sự ảnh hưởng lên nền công nghiệp xây dựng. Năm 2007 có thể được coi là một năm huy hoàng của nền công nghiệp xây dựng, số lượng các công trình mà các công ty kí hợp đồng rất lớn, các công ty xây dựng không thể thực hiện được hết các hợp đồng trên thị trường. Sang đến năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu lan rộng, số lượng các hợp đồng được kí kết ít đi, tuy nhiên do đặc điểm của ngành xây dựng có thời gian sản xuất sản phẩm dài nên các hợp đồng vẫn còn hiệu lực, doanh thu giảm có thể được giải thích do số lượng các hợp đồng ngắn hạn giảm đi. Năm 2009, đến nửa cuối năm nền kinh tế mới có dấu hiệu phục hồi, vì thế doanh thu trong năm 2009 vẫn tiếp tục giảm đi.
+ Tương tự như vậy, chỉ tiêu giá vốn hàng bán cũng giảm qua các năm. Chỉ tiêu lợi nhuận gộp cũng giảm nhưng tốc độ giảm chậm hơn nhiều so với tốc độ giảm doanh thu.
+ Doanh thu hoạt động tài chính cũng tăng đáng kể trong các năm 2008, 2009 so với năm 2007, tuy nhiên mức tăng chi phí hoạt động tài chính lớn hơn, nguyên nhân là do tỉ lệ lạm phát trong năm 2008 khá cao, lãi suất ngân hàng cũng tăng lên đạt mức kỉ lục (21% năm 2008).
+ Chỉ tiêu chi phi bán hàng đã được tiết kiệm hơn trong năm 2008. Tuy nhiên trong năm 2009, trị số của chỉ tiêu này lại tăng lên so với năm 2008, nhưng vẫn nhỏ hơn nhiều so với năm 2007.
+ Chi phí quản lí doanh nghiệp tăng qua các năm. Năm 2008 tăng 566 triệu đồng so với năm 2007, năm 2009 tăng 2084 triệu đồng so với năm 2007, nguyên nhân do chi nhánh mở rộng sản xuất và do giá cả cac dịch vụ phục vụ cho hoạt động quản li doanh nghiệp tăng lên.
+ Chi phí QLDN ảnh hưởng khá nhiều đến LN trước thuế và do đó cũng ảnh hưởng đến LN sau thuế. Do chi phí QLDN tăng mạnh trong năm 2009 nên lợi nhuận trước thuế giảm 2,321 triệu đồng, tương ứng với 63.27%, LN sau thuế giảm 2,482 triệu đồng (giảm 67.66%) so với năm 2007. Năm 2008, LN trước thuế giảm 973 triệu đồng, tương ứng giảm 26.54%, LN sau thuế giảm 1.345 triệu đồng (giảm 36.67%) so với năm 2007.
+ Một vấn đề khác cần quan tâm đến tại chi nhánh công ty cổ phần Sông Đà 25 tại Hà Nội chính là tình hình tài sản của chi nhánh. Do đặc thù của ngành xây dựng nên lượng tài sản của chi nhánh có giá trị rất lớn. Năm 2008 giá trị TS thay đổi không nhiều so với năm 2007, tổng giá trị TS tăng 8,264 triệu đồng, tức là 9.81%. Trong năm 2009, lượng TS tăng lên đáng kể so với năm 2007, tổng TS tăng 188,472 triệu đồng, tương ứng tăng 233.74%. Tổng TS tăng chủ yếu do chi nhánh đầu tư cho TSCĐ. Chi nhánh đã có sự dầu tư cho TSCĐ để chuẩn bị cho gai đoạn phục hồi của nền kinh tế, thay đổi máy móc, dây chuyền công nghệ để sản xuất hiệu quả hơn.
PHẦN 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỐ PHẦN SÔNG ĐÀ TẠI HÀ NỘI.
2.1.Tổ chức bộ máy kế toán tại chi nhánh:
Căn cứ vào chế độ kế toán ban hành theo QĐ số 1864/1998 QĐ-BTC ngày 16/12/1998. Chế độ kế toán dành riêng cho ngành xây dựng cơ bản. Là đơn vị kinh tế có quy mô sản xuất lớn, số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều, hiện nay chi nhánh lựa chọn mô hình kế toán kiểu nửa tập trung, nửa phân tán, theo phương thức kê khai thường xuyên. Căn cứ vào số liệu phát sinh tại công trình, kế toán đội, xí nghiệp tập hợp chứng từ về hạch toán tại chi nhánh.
Bộ máy kế toán của chi nhánh là tập hợp các cán bộ công nhân viên kế toán của chi nhánh và toàn bộ trang thiết bị phục vụ cho công tác kế toán của chi nhánh.
Để phù hợp với quy mô hoạt động cũng như ngành nghề kinh doanh, chi nhánh cũng áp dụng mô hình nửa tập trung, nửa phân tán như công ty mẹ.
Kế toán trưởng.
Kế toán phó.
Kế toán phó.
Thủ quỹ
Kế toán tiền lương.
Kế toán tiền gửi NH.
Kế toán giá thành, doanh thu.
Kế toán TM, thanh toán
Kế toán các khoản thu khác.
Kế toán VT, TSCĐ.
Kế toán các đội.
- Kế toán trưởng: Kế toán trưởng là thành viên của Ban giám đốc, là người được bổ nhiệm đứng đầu bộ phận kế toán, người chỉ đạo chung và tham mưu chính cho lãnh đạo về tài chính và các chiến lược tài chính, kế toán cho doanh nghiệp. Kế toán trưởng là người hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, điều chỉnh những công việc mà các kế toán viên đã làm sao cho hợp lý nhất (có lợi cho doanh nghiệp mà vẫn hợp pháp).
Kế toán trưởng phụ trách tất cả các nhân viên kế toán như kế toán tài chính, kế toán quản trị, kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết.
Kế toán phó: có nhiệm vụ lập các báo cáo tháng, quý, năm theo quy định của Nhà Nước trên các chứng từ chi tiết.
Thủ quỹ: có nhiệm vụ chi trả các khoản tiền mặt của công ty và ghi chép vào sổ quỹ theo đúng các quy định, quản lí quỹ tiền mặt. Thủ quỹ có nghĩa vụ phải báo cáo những gì được giao cho kế toán trưởng, trừ khi có yêu cầu của Giám Đốc, thủ quỹ không được ủy quyền công việc của mình cho người khác. Thủ quỹ có liên hệ trực tiếp với kế toán tiền mặt thanh toán
Kế toán tiền lương, BHYT, BHXH, KPCĐ: Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu kịp thời, chính xác. Tính và phân bổ chính xác tiền lương và các khoản trích theo lương cho các đối tượng sử dụng. Hướng dẫn, kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế phân xưởng và các phòng ban lương thực hiện đầy đủ theo quyết định. Lập báo cáo về lao động và tiền lương kịp thời, chính xác. Tham gia và phân tích tình hình quản lý, sử dụng lao động cả về số lượng, thời gian, năng suất Phân tích tình hình quản lý, sử dụng quỹ tiền lương, xây dựng phản ánh trả lương hợp lý.
Kế toán tiền gửi ngân hàng: phản ánh chính xác số hiện có và phản ánh kịp thời tình hình biến động của tiền gửi ngân hàng của chi nhánh.
Kế toán giá thành, doanh thu: Phản ánh đầy đủ, kịp thời toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh. Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí vật tư, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công và các chi phí dự toán khác, phát hiện kịp thời các khoản chênh lệch so với định mức, các chi phí khác ngoài kế hoạch, các khoản thiệt hại, mất mát, hư hỏng…trong sản xuất để đề xuất những biện pháp ngăn chặn kịp thời. Tính toán hợp lý giá thành công tác xây lắp, các sản phẩm lao vụ hoàn thành của doanh nghiệp. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp theo từng công trình, hạng mục công trình từng loại sản phẩm lao vụ, vạch ra khả năng và các biện pháp hạ giá thành một cách hợp lý và có hiệu quả. Xác định đúng đắn và bàn giao thanh toán kịp thời khối lượng công tác xây dựng đã hoàn thành. Định kỳ kiểm kê và đánh giá khối lượng thi công dở dang theo nguyên tắc quy định. Đánh giá đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở từng công trình, hạng mục công trình, từng bộ phận thi công tổ đội sản xuất…trong từng thời kỳ nhất định, kịp thời lập báo cáo về chi phí sản xuất, tính giá thành công trình xây lắp, cung cấp chính xác kịp thời các thông tin hữu dụng về chi phí sản xuất và giá thành phục vụ cho yêu cầu quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp.
Căn cứ vào các chứng từ, ghi nhận doanh thu theo các nguyên tắc hợp pháp.
- Kế toán tiền mặt, thanh toán: phản ánh chính xác khoản tiềm mặt hiện có, phản ánh kịp thời các khoản biến động. Đồng thời kế toán tiền mặt, thanh toán cũng cần theo dõi tình hình công nợ của khách hàng một cách chi tiết. Kế toán tiền mặt thanh toán liên quan trực tiếp đến thủ quỹ.
- Kế toán vật tư, TSCĐ: Tổ chức hệ thống chứng từ cần tuân thủ các quy định về mẫu của Bộ Tài chính, thời gian lập, trình tự luân chuyển, bảo quản và lưu trữ chứng từ. Trình tự luân chuyển phải đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cho những người quản lý nguyên vật liệu, bảo đảm sự an toàn cho chứng từ, cập nhật vào sổ kế toán đầy đủ, kịp thời, tránh sự trùng lặp hoặc luân chuyển chứng từ qua những khâu không cần thiết và phải giảm thời gian luân chuyển chứng từ tới mức thấp nhất. Hệ thống tài khoản kế toán vận dụng phải đảm bảo nguyên tắc thống nhất và nguyên tắc thích ứng. Tài khoản tổng hợp của doanh nghiệp xây dựng căn cứ vào chế độ kế toán và thống nhất chung theo chế độ ban hành. Bên cạnh đó các tài khoản chi tiết được xây dựng dựa trên đặc điểm riêng của doanh nghiệp sao cho phù hợp với công tác kế toán của doanh nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công tác kế toán. Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán nguyên vật liệu cũng cần đảm bảo hai nguyên tắc thống nhất và thích ứng, xây dựng đầy đủ các loại sổ bắt buộc do Bộ Tài chính ban hành đồng thời xây dựng các loại sổ phục vụ cho quản lý nguyên vật liệu cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời. Các báo cáo về nguyên vật liệu cũng cần được xây dựng theo đúng chế độ kế toán ban hành, đảm bảo lập đúng kỳ và được chuyển đến các bộ phận chức năng quản lý nguyên vật liệu.
Đồng thời kế toán vật tư, TSCĐ theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ tại chi nhánh và tính đúng khấu hao.
Kế toán vật tư, TSCĐ có liên hệ trực tiếp với kế toán các đội.
-Kế toán các đội: có nhiệm vụ tập hợp các chứng từ gốc, lập bảng kê, tập hợp chi phí sau đó gửi lên cho phòng kế toán.
2.2. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty:
2.2.1. Các chính sách kế toán chung:
Áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 15/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính, chế độ báo cáo tài chính ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20-03-2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính, đã sửa đổi bổ sung theo thông tư 161/2007/TT/BTC ngày 21 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính
- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 năm dương lịch.
Đồng tiền sử dụng trong hạch toán: Việt Nam Đồng (VND).
Chi nhánh tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Phương pháp tính giá NVL, CCDC: phương pháp tính giá thực tế đích danh.
Phương pháp khấu hao áp dụng cho TSCĐ: phương pháp khấu hao theo đường thẳng.
2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán:
*Chi nhánh áp dụng chế độ chứng từ ghi sổ.
Hệ thống chứng từ công ty áp dụng:
- Biên bản nghiệm thu.
- Bảng nghiệm thu KLXLHT.
- Phiếu giá.
- Hóa đơn GTGT.
- Phiếu nhập kho, xuất kho.
- Phiếu thu, phiếu chi.
- Giấy báo nợ, giấy báo có của ngân hàng.
- Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương.
- Giấy tạm ứng tiền, giấy thanh toán tạm ứng nội bộ.
- Giấy đề nghị thanh toán.
- Sổ theo dõi doanh thu.
- Bảng chi phí và tính giá thành sản xuất.
- Báo cáo kiểm kê xác định giá trị XLDD.
Công tác kế toán từ việc lập chứng từ gốc cho đến lập các chứng từ ban đầu đến việc luân chuyển các chứng từ, ghi bảng kê, bảng phân bổ, ghi sổ sách chi tiết để theo dõi các nghiệp vụ phát sinh đến việc vào tổng hợp các TK và lập BCTC đều được các nhân viên kế toán của chi nhánh thực hiện theo đúng chế độ quy định.
2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán của chi nhánh:
Hệ thống tài khoản (TK) nhánh áp dụng theo quyết định số 15/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính, có sửa đổi, bổ sung theo thông tư số 161/2007/TT/BTC ngày 21 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
Do đặc điểm của doanh nghiệp là xây lắp nên hệ thống TK mà chi nhánh áp dụng bao gồm 74 loại TK được đánh số từ 111 đến 911 và 07 TK ngoài bảng được đánh số từ 001 đến 009. Do sử dụng phương pháp KKTX nên chi nhánh không sử dụng TK 611.
Trên cơ sở hệ thống kế toán chung và đặc điểm sản xuất kinh doanh cũng như yêu cầu quản lí của chi nhánh, hiện nay công tác kế toán của chi nhánh sử dụng các TK:
Loại I : TK 111, 112, 121, 131, 133, 136, 139, 141, 142, 151, 152, 153, 154.
Loại II: TK 211, 214.
Loại III: TK 311, 331, 333, 334, 338, 341, 342, 351, 352.
Loại IV: TK 411, 413, 421, 431, 441, 461.
Lo¹iV : TK 511, 515.
Loại VI: TK 621, 622, 627, 642, 635.
Loại VII: TK 711.
Loại VIII : TK 811.
Loại IX : TK 911.
TK ngoài bảng: 001,004,007,008.
Trong tổ chức kế toán của chi nhánh, việc vận dụng các TK kế toán để hạch toán tổng hợp được vận dụng theo chế độ của hệ thống TK kế toán Việt Nam. Riêng việc hạch toán chi tiết các TK công nợ, doanh thu thì được chi nhánh vận dụng để phù hợp với yêu cầu quản lí:
+ Các TK 621, 622, 627, 154 được mở chi tiết theo từng công trình.
+Các TK 131, 331 được mở chi tiết cho từng khách hàng.
2.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán:
Chi nhánh áp dụng hình thức nhật kí chứng từ nên sổ sách của chi nhánh bao gồm:
-Sổ nhật kí chứng từ: được mở hàng tháng cho một số tài khoản có nội dung kinh tế giống nhau có nội dung kinh tế liên quan với nhau theo cấp độ quản lí và lập các bảng cân đối kế toán. Sổ nhật kí chứng từ kết hợp ghi theo thời gian và hệ thống, giữa hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết.
-Sổ cái: Mở cho từng tài khoản tổng hợp và cho cả năm, chi tiết cho từng tháng bao gồm số dư đầu kì và số phát sinh Nợ được tổng hợp từ các chứng từ có liên quan và số phát sinh Có, số dư cuối tháng của từng tài khoản.
-Bảng kê các TK: 214, 334, 338,331,111,112,153, 511
Sổ chi tiết: dùng để theo dõi các đối tượng cần hạch toán chi tiết: sổ chi tiết hàng hóa, sổ chi tiết vật tư hàng hóa, sổ chi tiết phải thu khách hàng, phải trả người bán,…
-Bảng tổng hợp số liệu chi tiết: bảng tổng hợp chi phí, tổng hợp nợ phải thu khách hàng, phải trả người bán,.. cuối kì đối chiếu giữa bảng tổng hợp số liệu chi tiết, sổ cái, sổ nhật kí chứng từ để lập BCTC.
Sổ quỹ: dùng để ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ liên quan đến tiền mặt.
-Bảng phân bổ: Sử dụng với các khoản chi phí thường xuyên, có liên quan tới nhiều đối tượng cần phải phân bổ (tiền lương, vật liệu, khấu hao,…). Các chứng từ gốc trước hết tập trung vào bảng phân bổ, cuối tháng dựa vào bảng phân bổ chuyển sang các bảng kê và nhật kí chứng từ liên quan.
+ Tổ chức hạch toán TM, TGNH, tiền vay (vay ngắn hạn): kế toán sử dụng TK 111, 112, 113, 331, là sổ tổng hợp mở cho cả năm theo niên độ kế toán từ 01/01 đến 31/12 hàng năm.
+ Tổ chức hạch toán TSCĐ: Sử dụng sổ chi tiết, sổ cái TK 211, 214, bảng kê số 1,2 và nhật kí chứng từ số 1,2,3,4.
+ Tổ chức hạch toán NVL, CCDC: kế toán dùng thẻ kho và sổ giao nhận chứng từ, bảng kê Nhập- Xuất- Tồn, số dư.
+ Tổ chức hạch toán lao động, tiền lương, tiền công, kế toán sử dụng bảng phân bổ tiền lương và BHXH, BHYT, bảng phân phối thu nhập, các chứng từ chi tiêu thanh toán và đền bù thiệt hại cho người lao động. NKCT số 1,2,7,10 bảng kê 4,5,6, bảng phân bổ số 1, sổ chi tiết và sổ cái TK 334, 338.
+ Tổ chức hạch toán quá trình mua hàng, bán hàng: các sổ chi tiết và sổ cái TK 131, 331, các chứng từ gốc (hóa đơn bán hàng, hoá đơn GTGT) NKCT số 5,8.
+ Tổ chức hạch toán và tính giá thành công trình: sử dụng sổ chi tiết và sổ cái TK 621, 622, 627, 641, 642, 154.
+ Tổ chức hạch toán tiêu thụ sản phẩm: kế toán sử dụng sổ chi tiết giá vốn, sổ chi tiết doanh thu và sổ cái TK 511, 632, 911
Báo cáo tài chính
Biên bản nghiệm thu gđ XLHT
Biên bản nghiệm thu công việc xd
Bảng nghiệm thu KL XLHT
Bảng thanh toán KL XLHT
Phiếu giá
Hóa đơn GTGT
Sổ theo dõi doanh thu
Báo cáo tài chính.
Báo cáo kiểm kê giá trị XLDD
Chi phí SX và giá thành công trình
Bảng kê có TK214,334, 338
Bảng phân bổ CPQLDN.
Bảng kê nợ TK 642
Bảng kê nợ TK 632
Sổ đăng kí CTGS
Bảng kê có TK 511
CTGS
CTGS
CTGS
Sổ đăng kí CTGS
Sổ cái TK 511
Sổ cái TK 642
Sổ cái TK 632
Sổ cái TK 911
Sổ cái TK 421
Bảng cân đối số phát sinh
Giải thích: Ghi hàng ngày.
Ghi cuối kì.
------> Đối chiếu.
Hàng ngày dựa vào các chứng từ kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng kí chứng từ ghi sổ. Sau đó được ghi vào sổ cái.
Cuối tháng phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ đăng kí chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên sổ Cái. Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh.
Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ Cái được dung để lập báo cáo tài chính.
2.2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán:
Lập BCTC là một công tác quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp, BCTC trình bày một cách tổng quát toàn diện thực trạng tài sản, nguồn vốn, công nợ, tình hình kinh doanh và kết qua hoạt động của mỗi công ty trong kì kế toán. Công việc này được giao cho kế toán tổng hợp xác định kết quả kinh doanh vào cuối mỗi tháng, mỗi quý, mỗi năm. Với số liệu đã tập hợp và báo cáo của các kí trước, kế toán tổng hợp lập các báo cáo theo đúng quy định của Bộ Tài Chính:
- Các loại báo cáo:
+Bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán hay còn gọi là báo cáo tình hình hay báo cáo vị thế tài chính, cho biết tình trạng tài sản của công ty, nợ và vốn cổ đông vào một thời điểm ấn định, thường là lúc cuối tháng.
+Báo cáo KQHĐKD: là báo cáo tổng hợp phản ánh tình hình kinh doanh và tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế và các khoản phải nộp khác của chi nhánh đối với Nhà Nước.
+Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong báo cáo của chi nhánh.
+Thuyết minh BCTC: là bộ phận hợp thành BCTC của chi nhánh, được lập để giải trình và bổ sung thông tin về tình hình kinh doanh và hoạt động của chi nhánh trong kì báo cáo. Nội dung trình bày trong thuyết minh BCTC chưa được trình bày cụ thể trong các báo cáo trước.
- Kì lập các báo cáo: hàng tháng, hàng quý, hàng năm.
- Trách nhiệm lập báo cáo: Các BCTC này được kế toán tổng hợp lập.
- Nơi gửi BCTC: sau khi được lập các BCTC đó được kế toán trưởng kiểm tra, xem xét. Tiếp đó gửi lên HĐQT, BGĐ rồi mới gửi lên các cơ quan quản lí: Cục thuế, Bộ chủ quản, các Ngân hàng nơi chi nhánh có giao dịch.
2.3. Tổ chức kế toán các phần hành cụ thể:
2.3.1. Kế toán mua NVL, CCDC và thanh toán tiền mua hàng:
- Tài khoản sử dụng: TK 152, 153, 133, 111, 112, 331.
- Chứng từ sử dụng: Hợp đồng kinh tế, hóa đơn kiêm phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT, biên bản kiểm nhận, phiếu nhập kho, phiếu chi, giấy báo nợ của Ngân hàng, giấy nhận nợ, giấy thanh toán tạm ứng.
- Sơ đồ hạch toán các phần hành cơ bản:
TK111,112,331 TK 152, 153
(1a)
TK111,112,331
TK133 TK 133
(1b)
(3)
(2a)
TK133
TK 338
TK138
(2b)
(4b)
(4a)
133
TK3332,3333
(5)
Giải thích:
1a. Nhập kho NVL mua ngoài.
1b. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ. kh
2a. Nhập kho số hàng thừa so với hóa đơn.
2b. Trả lại số hàng thừa so với hóa đơn.
3.Giảm giá NVL mua vào, trả lại NVL cho người bán, chiết khấu thương mại.
4a. Người bán không còn hàng thiếu.
4b. Người bán giao tiếp hàng thiếu.
5. Thuế NK, thuế TTĐB NVL nhập khẩu phải nộp Nhà nước.
2.3.2. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành xây lắp:
* Kế toán chi phí NVL trực tiếp:
- Tài khoản sử dụng: 152, 154, 621, 111, 112.
- Chứng từ sử dụng: phiếu xuất kho NVL, bảng phân bổ NVL.
- Sơ đố hạch toán các phần hành cơ bản:
TK 152 TK 621 TK 152
(1)
(3)
TK133
TK111,112,331
TK154
(4)
(2)
TK632
(5)
Giải thích:
1. NVL xuất kho cho thi công xây dựng công trình.
2. Mua NVL sử dụng trực tiếp cho xây dựng công trình, không qua kho.
3. NVL không sử dụng hết, cuối kì nhập lại kho.
4. Cuối kì phân bổ CPNVL trực tiếp.
5. Chi phí NVL vượt trên mức bình thường.
* Kế toán chi phí NC trực tiếp
- Tài khoản sử dụng: 622, 334, 111.
- Chứng từ sử dụng: Hợp đồng giao khoán, biên bản nghiệm thu khối lượng xây dựng hoàn thành, giấy đề nghị thanh toán, phiếu chi.
- Sơ đồ hạch toán các phần hành cơ bản:
TK 334 TK 622 TK 154
(4)
TK 335 TK632
(5)
TK 338
(3)
Giải thích:1. Tiền lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất.
Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất.
Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ.
Phân bổ chi phí NCTT.
Chi phí NCTT vượt trên mức bình thường.
* Kế toán chi phí sử dụng máy thi công:
- Tài khoản sử dụng: 632, 1525, 153, 214, 111, 112, 331.
- Chứng từ sử dụng: phiếu xuất kho nhiên liệu, bảng phân bổ khấu hao, bảng thanh toán lương, giấy đề nghị thanh toán, phiếu chi.
- Sơ đồ hạch toán các phần hành cơ bản.
TK334 TK 623
(1) TK 154
TK133 (6)
TK 152,111. 141
(2)
TK 214
(3)
TK142, 242
(4)
TK 111,112,..
(5)
TK133
Giải thích:
1.Tiền công trả cho công nhân điều khiển máy.
2.NVL, CCDC dùng cho máy thi công.
3.Chi phí khấu hao máy thi công.
4.Phân bổ dần chi phí trả trước.
5.Chi phí, dịch vụ mua ngoài.
6.Chi phí sử dụng máy thi công cho từng công trình.
* Chi phí sản xuất chung:
- Tài khoản sử dụng: 627, 334, 338, 111, 112, 331, 214.
- Chứng từ sử dụng: Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, phiếu xuất kho, bảng trích khấu hao, bảng tính các khoản phải nộp BHXH, BHYT, KPCĐ, phiếu chi.
- Sơ đồ hoạch toán các phần hành cơ bản:
TK334,338 TK627 TK111,112
(1)
(6)
TK152,153
(2)
TK154
TK214
(3) (7)
TK142,242
TK632
(4)
(8)
TK111,112,331
(5)
TK133
Giải thích:
1.Chi phí nhân viên.
2.Chi phí NVL, CCDC.
3.Chi phí khấu hao TSCĐ.
4.Chi phí phân bổ dần.
5.Chi phí dịch vụ mua ngoài.
6.Các khoản giảm chi.
7.Kết chuyển chi phí sản xuất chung.
8.CPSXC cố định không được tính vào giá thành sản xuất mà tính vào giá vốn.
2.3.3. Kế toán chi phí bán hàng và quản lí doanh nghiệp:
* Chi phí bán hàng: Công ty không sử dụng TK 641, chi phí bán hàng được tính chung sau đó được phân bổ cho từng công trình theo tiêu thức doanh thu.
* Chi phí quản lí doanh nghiệp:
- Tài khoản sử dụng: TK 642 (chi tiết cho từng TK từ 6421 đến 6428), 214, 334, 338, 111, 112, 133, 331, 338.
- Chứng từ sử dụng: bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, bảng trích KHTSCĐ, bảng tính các khoản phải nộp BHXH, BHYT, KPCĐ, hóa đơn GTGT,phiếu chi.
- Sơ đồ hạch toán các phần hành cơ bản:
TK133
TK111,112,.. TK642 TK111,112
(1)
(4)
TK334,338 TK911
(2)
(5)
TK 142,242
(3)
Giải thích:
1.Chi phí NVL, CCDC.
2.Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương.
3.Chi phí phân bổ dần.
4.Các khoản giảm thu giảm chi.
5.Kết chuyển chi phí quản lí doanh nghiệp.
2.3.4. Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm:
- Tài khoản sử dụng: 511, 632, 154, 131, 111, 112, 333, 144
- Chứng từ sử dụng: hồ sơ xây dựng, biên bản nghiệm thu hoàn thành giai đoạn, biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng.
- Sơ đồ hạch toán các nghiệp vụ cơ bản:
TK621
TK111,
TK154 TK632 TK911 TK333 112,331
(1)
(4) (6)
TK622
TK511
(2) (5)
TK627
(7)
(3)
Giải thích:
1,2,3. Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
4.Bàn giao công trình xây dựng.
5.Kết chuyển giá vốn hàng bán.
6.Ghi nhận doanh thu khi bàn giao công trình xây dựng.
7.Kết chuyển doanh thu thuần.
2.3.5. Kế toán kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận:
- Tài khoản sử dụng: 911, 511, 632, 711, 642, 635, 811, 421, …
- Chứng từ sử dụng: các chứng từ tự lập.
- Sơ đồ hạch toán các nghiệp vụ chủ yếu:
TK632,641,642 TK911 TK511
(3)
(1)
TK515,711
TK635,811 (4)
(2)
TK421
(5)
(6)
TK3334
(7)
TK413,414,
415,431
(8)
Giải thích:
1.Kết chuyển chi phí.
2.Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính, chi phí hoạt động khác.
3.Kết chuyển doanh thu thuần.
4.Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính, doanh thu khoạt động khác.
5.Doanh nghiệp bị lỗ.
6. Doanh nghiệp có lãi.
7.Thuế TNDN phải nộp.
8.Trích lập các quỹ.
2.3.6. Kế toán các nguồn vốn và các quỹ của doanh nghiệp:
* Kế toán nguồn vốn:
- Tài khoản sử dụng: 411, 441, 111, 112, 152, 153, 211.
- Chứng từ sử dụng: biên bản giao nhận TSCĐ, giấy báo Nợ, giấy báo Có, phiếu thu.
- Sơ đồ hạch toán các nghiệp vụ chủ yếu:
TK111,112,211 TK411,441 TK111,112,211..
(1)
(2)
TK421
(3)
TK414
(4)
Giải thích:
1.Cấp trên thu hồi vốn.
2.Vốn do cấp trên cấp bằng vật tư, hàng hóa, TSCĐ.
3.Bổ sung vốn từ KQHĐKD.
4.Bổ sung vốn bằng quỹ đầu tư phát triển.
* Kế toán các quỹ:
- Tài khoản sử dụng: 414, 415, 431.
- Chứng từ sử dụng:văn bản quy định tỉ lệ được phép trích từ lợi nhuận.
- Sơ đồ hạch toán các nghiệp cụ chủ yếu:
+Quỹ đầu tư phát triển.
TK111,
TK 411 TK414 112,136
(1)
(4)
TK111,112
(2)
TK421
TK111,112,336 (5)
(3)
(6)
(7)
Giải thích:
1.Bổ sung nguồn vốn KD và nguồn vốn ĐTXDCB.
2.Dùng quỹ ĐTPT đầu tư cho hoạt động kinh doanh.
3.Quyết định điều chuyển cho đơn vị khác.
4.Quỹ ĐTPT phải nộp cho đơn vị cấp trên.
5.Quỹ ĐTPT được đơn vị cấp trên cấp.
6.Tạm trích qđỹ ĐTPT từ LN sau thuế.
7.Xác định quỹ được cấp thêm cuối năm.
8.Chênh lệch giữa số tạm trích trong năm lớn hơn số được trích vào cuối năm.
+ Quỹ dự phòng tài chính.
TK111,112
336 TK415 TK111,112,136
(1)
(2)
TK421
(3)
(4)
(5)
Giải thích:
1.Quỹ dự phòng tài chính nộp cho cấp trên.
2.Quỹ dự phòng tài chính được đơn vị cấp trên cấp.
3.Tạm trích lập quỹ dự phòng trong năm.
4.Cuối năm xác định quỹ được trích thêm.
5.Chênh lệch giữa số tạm trích và số được xác định vào cuối năm.
+Quỹ khen thưởng phúc lợi.
TK111,112,
TK334 TK431(4311) 136
(1)
(4)
TK111,112
(2) TK421
(5)
(6)
TK336
(3)
(7)
Giải thích:
1.Tiền thưởng cho công nhân viên chức.
2.Thưởng cho đơn vị, cá nhân bên ngoài đơn vị.
3.Quỹ khen thưởng phải nộp cho đơn vị cấp trên.
4.Quỹ khen thưởng được đơn vị cấp trên cấp.
6.Cuối năm xác định số được trích thêm.
7.Chênh lệch số tạm trích lớn hơn số được xác định cuối năm.
PHẦN 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 25 TẠI HÀ NỘI.
3.1. Đánh giá tổ chức bộ máy kế toán:
Tổ chức bộ máy kế toán của chi nhánh khá phù hơp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của ngành xây dựng. Mô hình nửa phân tán, nửa tập trung cũng đã phát huy được hiệu quả. Do đặc điểm của ngành xây dựng các công trình được thi công tại nhiều địa điểm nên công tác kế toán không thể tập trung về cùng một địa điểm để thực hiện. Việc phân chia công tác kế toán theo công trình đảm bảo sự thuận tiện và thống nhất trong khi hạch toán.
Tuy nhiên do khoảng cách giữa các công trình thi công và phòng kế toán khá xa nên các chứng từ nhiều khi không được tập hợp một cách kịp thời dẫn tới việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành công trình nhiều khi còn bị chậm.
Kế toán trưởng cần hướng dẫn cụ thể công tác ghi chép ban đầu, có những quy định rõ ràng về thời gian lập và luân chuyển các chứng từ ở các bộ phận thi công để đảm bảo công tác quản lí và tập hợp chi phí được thực hiện tốt.
3.2. Đánh giá công tác tổ chức kế toán:
*Ưu điểm:
- Việc sử dụng các chứng từ kế toán là hoàn toàn phù hợp với chi nhánh. Trình tự lập và luân chuyển chứng từ thống nhất đảm bảo sự liên kết giữa các phòng ban, nó được thực hiện một cách đơn giản, gọn nhẹ nhưng hợp lí thể hiện trình sự chặt chẽ trong công tác kế toán của công ty.
- Việc vận dụng các tài khoản kế toán phù hợp với chế độ hiện hành, phù hợp với đặc điểm ngành xây dựng,với yêu cầu quản lí và trình độ nhân viên kế toán của chi nhánh. Việc vận dụng và mở các TK chi tiết phù hợp với yêu cầu cung cấp thông tin và yêu cầu quản trị doanh nghiệp.
- Kế toán NVLCCDC: Đối với ngành xây dựng, trước khi thực hiện công trình cần có bảng thi công xây dựng công trình, trong đó dự toán rõ ràng khối lượng NVL cần dùng. Do đó việc ngừng trệ công tác thi công do thiếu znv, gần như không có, giúp việc thi công tiến triển đúng tiến độ.
Phương pháp tính giá NVL mà chi nhánh áp dụng là phương pháp giá thực tế đích danh, dễ hiểu và rõ ràng.
Kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ: chi nhánh áp dụng nhiều hình thức trả lương như: trả lương khoán, trả lương theo thời gian,…đảm bảo phù hợp và thuận tiện trong việc chia lương cho toàn bộ công nhân viên tại chi nhánh. Chi nhánh cũng có thêm các khoản phụ cấp khác như: PCKV, PCĐH cho công nhân làm việc tại vùng sâu, vùng xa giúp khuyến khích công nhân lao động. Đồng thời họ vẫn được hưởng các chế độ ưu đãi khác theo đúng pháp luật quy định. Chế độ lao động cũng được đảm bảo giúp cán bộ công nhân viên toàn chi nhánh yên tâm trong quá trình công tác
Kế toán TSCĐ: khối lượng TSCĐ của chi nhánh rất lớn sau nhiều năm hoạt động. Chi nhánh áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng giúp việc tính toán khấu hao được đơn giản.Chi nhánh phân bổ khấu hao cho từng công trình giúp việc tính toán và quản lí các công trình được thực hiện một cách rõ ràng và rành mạch, thuận lợi trong việc tập hợp chi phí.
Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm: do chi phí có rất nhiều loại nên chi nhánh áp dụng việc phân loại chi phí theo từng yếu tố thích hợp để thuận tiện trong việc quản lí và tập hợp chi phí cho từng công trình.
Nhược điểm:
Kế toán vốn bằng tiền, khoản phải thu ứng trước: trong xây dựng, công trình được thanh toán tiền khi đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng.Vì thế phần vốn mà công ty sử dụng trong quá trình thi công, ngoài phần vốn tự có, phần lớn là đi vay. Tình trạng khách hàng nợ là tất yếu, do đó khoản phải thu khách hàng tương đối lớn. Sau khi công trình hoàn thành, thời gian thanh toán nợ cũng khá dài làm cho vốn của công ty bị chiếm dụng.
Kế toán NVL, CCDC: mặc dù công tác hạch toán vẫn được tiến hành cụ thể trước khi thi công nhưng việc hap hụt, hỏng hóc vẫn khó tránh khỏi trong quá trình thi công. Để giảm tối đa lượng NVL hỏng hóc, chi nhánh nên áp dụng định mức trong thi công nhằm nâng cao ý thức bảo quản NVL, có chế độ xử phạt rõ ràng và áp dụng một cách triệt để. Hơn nữa đối với các công trình thi công tại vùng sâu vùng xa, giá NVL cao hơn mức bình thường do chi phí vận chuyển lớn và cần có lượng NVL dự trữ nhất định. Chi nhánh áp dụng phương pháp tính gía thực tế đích danh tuy dễ hiểu nhưng khó khăn trong việc tập kết NVL, CCDC, đòi hỏi chi nhánh phải có diện tích nhà kho lớn.
Kế toán tiền lương, BHYT, BHXH, KPCĐ: công nhân nhận lương theo công trình hoàn thành, lương của công nhân không cố định qua mỗi tháng, vì thế bộ phận kế toán cần tính toán và ước lượng chính xác để ứng trước lương cho nhân viên không vượt quá số họ được nhận. Mặt khác do địa bàn hoạt động của công ty lớn, công nhân bao gồm cả những người được thuê theo thời vụ, chính vì vậy việc quản lí công nhân và cấp phát lương tương đối khó khăn.
Kế toán TSCĐ: do việc thi công công trình được thực hiện ở nhiều nơi nên việc vận chuyển máy móc của công ty không phải lúc nào cũng thuận lợi, dẫn đến việc phải thuê ngoài máy móc làm tăng chi phí. Chi nhánh áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng tuy đơn giản, dễ hiểu nhưng thời gian thu hồi vốn lâu.
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành công trình xây dựng: các công trình xây dựng phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khách quan như: thời tiết hay sự biến động giá trên thị trường. Chính vì thế việc phát sinh các khoản chi phí ngoài dự toán là khó tránh khỏi. Chi nhánh cần theo dõi chặt chẽ để đảm bảo tính giá thành một cách chính xác.
Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh: do địa bàn hoạt động của chi nhánh khá rộng nên việc tập hợp số liệu về phòng kế toán để xác định KQKD còn chậm trễ. Việc xác định kết quả kinh doanh chỉ được làm vào cuối năm, tuy nhiên do yêu cầu quản lí, hàng quý chi nhánh vẫn phải tạm tính doanh thu, chi phí của các công trình xây dựng, việc tạm tính này dẫn đến xác định KQKD của các công trình nhiều khi không chính xác.
Các báo cáo tài chính : các báo cáo tài chính được lập theo đúng biểu mẫu, được lập đầy đủ, nộp đúng nơi, đúng thời điểm đảm bảo yêu cầu quản lí của doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập theo phương pháp trực tiếp giúp chi nhánh đánh giá được dòng tiềm trong năm nhưng chưa cho biết dòng tiền tạo ra trong năm từ hoạt động kinh doanh.
KẾT LUẬN:
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển, kế toán được nhiều nhà kinh tế, nhà quản trị coi như một ngôn ngữ kinh doanh, như một nghệ thuật để ghi chép, tổng hợp và phân loại các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh. Tài liệu kế toán được cung cấp không chỉ phục vụ trong nội bộ ngày kế toán mà còn cung cấp thông tin cho các nhà quản trị cũng như các đối tượng khác cần sử dụng thông tin.
Trong thời gian thực tập tại chi nhánh tôi đã tìm hiểu về ngành nghề hoạt động của chi nhánh cũng như hệ thống kế toán tại chi nhánh. Một số nhận xét về ưu nhược điểm của chi nhánh chỉ mang tính chủ quan dựa trên sự hiểu biết hạn chế. Vì vậy tôi mong nhận được sự nhận xét của giáo viên hướng dẫn để hoàn thiện bản báo cáo.
Tôi xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Mai Anh, Ban Giám Đốc chi nhánh Công ty Cổ phần Sông Đà 25 tại Hà Nội và phòng kế toán của chi nhánh đã giúp đỡ tôi hoàn thành bản báo cáo.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25947.doc