Cùng với sự phát triển của đất nước, đội ngũ báo chí nước nhà hiện nay không ngừng lớn mạnh, trường thành. Bằng những hoạt động quan trọng và thiết thực, báo chí đã khẳng định vai trò của mình trong công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước, xung kích trên mặt trận tư tưởng, mang sức mạnh cổ động và tuyên truyền trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Hoạt động báo chí, đã tạo ra cuộc đua như vũ bão giữa các PTTTĐC. Trong cuộc đua ấy, báo mạng điện tử đã dần khẳng định được vị thế quan trọng và ngày càng không thể thiếu được với nhân dân. Tuy nhiên, gần đây, nó đã bộc lộ không ít sai sót của mình trong việc đưa thông tin đến công chúng. Đó là việc, xuất hiện ngày càng nhiều các thông tin trái chiều trên các tờ báo điện tử, gây hoang mang cho công chúng iếp nhận. Điều này đòi hỏi nội tại các báo phải đứng ra giải quyết, để đưa đến công chúng những thông tin nhanh, nóng và chính xác nhất.
Qua khảo sát và nghiên cứu những thông tin trái chiều trên báomạng điện tử và tiếp nhận của công chúng, tôi rút ra những kết luận như sau:
Thứ nhất, phải khẳng ịnh vai trò to lớn của báo mạng điện tử trong hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng. Trong sự phát triển thông tin như vũ bão ấy, báo điện tử càng ngày càng bộc lộ những tác dụng và tiện ích hơn hẳn các loại hình báo chí truyền thống, dung lượng thông tin lớn vô cùng, tương tác thông tin nhanh, phát hành không bị trở ngại về không gian và thời gian, biên giới quốc gia, thoả mãn nhu cầu thông tin và hưởng thụ văn hoá của nhân dân.
Thứ hai, qua khảo sát bằng bảng hỏi ý kiến của 20 nhân vật có thể thấy, số người đọc báo điện tử chiếm một lượng đông đảo và vẫn tiếp tục tăng mạnh. Tuy nhiên đa số họ vẫn chỉ tiếp nhận thông tin một cách bị động ( báo chí đua thông tin nào thì biết thông tin ấy, ít khi kiểm tra lại thông tin).
Thứ ba, qua khảo sát những thông tin trái chiều trên báo mạng ở 4 phương diện: thông tin sai sự thật ( xét dưới góc đọ nghiệp vụ là vô tình chứ không phải là thông tin với mục đích chông phá); cùng một sự kiện mỗi cơ quan báo chí lại đưa một kiểu khác nhau; thông tin chưa được kiểm định chính xácnhưng các báo vẫn quy kết chụp mũ và vội đưa ra kết luận trước cả chuyên gia; các báo cùng đưa về một sự kiện nhưng đa số các tờ báo đưa tin đều sai do lấy từ báo này copy sang báo kia làm thành hiệu ứng sai dây chuyền. Như vậy, thông tin trên các báo điện tử hiện nay còn mắc quá nhiều lỗi, nhiều thông tin gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến đời sống nhân dân, làm dư luận hoang mang.
Thứ tư, từ ba kết luận đã nêu trên thì việc tìm ra những giải pháp cho thực trạng thông tin trái chiều trên báo mạng hiên nay là rất cấp thiết. Đặc biệt vấn đề bản quyền đối với báo mạng điện tử hiện nay cần phải được xây dựng quy củ, có hệ thống, tạo hành lang vững chắc cho các báo hoạ động tốt. Điều này phải được chính các cơ quan báo chí quan tâm, thảo luận với nhau để đưa ra giải pháp copy và paste bạt mạng của các báo hiện nay. Ngoài ra, chính các nhà báo phải có tinh thần trách nhiệm với chính các thông tin mà mình đưa ra, các thông tin vừa đảm bảo tính chính xác, vừa mang lại lợi ích cho nhân dân và đất nước. Bên cạnh đó, chính công chúng cần học cách chủ động với nguồn in minh tiếp nhận, phải luôn nghi ngờ và kiểm tra thông tin trên báo bằng nhiều cách khác như: so sánh giữa các báo, tìm về thông tin gốc
36 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2174 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp cho tình hình thông tin trên báo mạng điện tử hiện nay và tương lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tôi xin được cảm ơn PGS.TS. Đinh Văn Hường - Trưởng Khoa Báo chí - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN ,người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ chúng tôi hoàn thành niên luận này. Xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp những thông tin có giá trị trong phạm vi nội dung niên luận.
Đặc biệt, chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến các phóng viên, cộng tác viên báo điện tử vietnamnet những người đã gợi mở ý tưởng, góp ý và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi hoàn thành n ội dung trong niên luận này.
Lêi më ®Çu
TÝnh cÊp thiÕt vµ lý do chän ®Ò tµi.
B¸o m¹ng ®iÖn tö lµ ph¬ng tiÖn truyÒn th«ng ®¹i chóng ra ®êi muén h¬n truyÒn h×nh, b¸o in, ph¸t thanh. Tríc ®©y, khi mét sù kiÖn x¶y ra th× “ ph¸t thanh ®a tin, truyÒn h×nh minh ho¹, b¸o in minh ho¹ vµ gi¶i thÝch. Nhng giê ®©y b¸o m¹ng ®iÖn tö cã thÓ ®¶m ®¬ng nhiÖm vô cña c¶ ph¸t thanh, truyÒn h×nh lÉn b¸o in mét c¸ch dÔ dµng. B¸o m¹ng ®iÖn tö trë thµnh kªnh truyÒn th«ng v« cïng hiÖu qu¶, ®Æt c¸c PTTT§C truyÒn thèng vµo mét cuéc ®ua quyÕt liÖt. B¶n th©n nã mang trong m×nh søc m¹nh cña PTTT§C truyÒn thèng, nhng do kÕt hîp víi m¹ng m¸y tÝnh mµ nã cã nhiÒu ®iÓm u viÖt riªng.
B¸o m¹ng ®iÖn tö cã nhiÒu u thÕ vît tréi so víi c¸c PTTT§C kh¸c ë kh¶ n¨ng t¬ng t¸c, t¬ng t¸c qua l¹i gi÷a b¸o chÝ - c«ng chóng vµ gi÷a c«ng chóng víi nhau qua nhiÒu kªnh thu nhËn, t¹o ®iÒu kiÖn thuËn lîi nhÊt t¹o lªn diÔn ®µn b¸o chÝ; kh¶ n¨ng ®a ph¬ng tiÖn; tÝnh thêi sù víi kh¶ n¨ng cËp nhËt th«ng tin nhanh míi, nãng vµ n»m ë t©m ®iÓm – tÝnh thêi sù cña b¸o m¹ng ®iÖn tö ®¹t ®Õn tÝnh phi ®Þnh kú; ngoµi ra b¸o m¹ng ®iÖn tö cßn cã kh¶ n¨ng lu gi÷, t×m kiÕm vµ truy xuÊt th«ng tin nhanh nhÊt.
Tuy nhiªn, cïng víi nh÷ng u viÖt trªn cña b¸o m¹ng ®iÖn tö, th× vÊn ®Ò b¶o ®¶m an toµn th«ng tin vµ chÝnh x¸c th«ng tin trªn b¸o m¹ng ®iÖn tö lµ mèi lo hµng ®Çu. Lµ bé phËn quan träng cña internet, l¹i ph¸t hµnh mét b¶n cho triÖu triÖu ngêi ®äc, do ®ã vÊn ®Ò th«ng tin trªn bao m¹ng ®iÖn tö lµ hÕt søc quan träng.
MÆt kh¸c, b¸o m¹ng ®iÖn tö ®ang ph¶i ch¹y ®ua th«ng tin víi nhau nhÊt lµ vÒ kh¶ n¨ng nhanh nhÊt, nãng nhÊt…do vËy, cã hiÖn tîng nhiÒu th«ng tin ®a kh«ng chÝnh x¸c ( xÐt díi gãc ®é nghiÖp vô lµ v« t×nh chø kh«ng ph¶i lµ th«ng tin chèng ph¸) hoÆc cïng mét sù kiÖn nhng c¸c b¸o ®a theo nhiÒu kiÓu kh¸c nhau,c¸c b¸o cïng ®a vÒ sù kiÖn nhng ®a sè c¸c b¸o ®Òu ®a tin sai do ®Òu copy tõ b¸o nµy sang b¸o nä lµm thµnh hiÖu øng d©y truyÒn, cã thÓ lµ th«ng tin cha ®îc kiÓm ®Þnh chÝnh x¸c nhng c¸c b¸o vÉn chôp mò vµ véi ®a ra kÕt luËn tríc c¶…chuyªn gia! lµm c«ng chóng hoang mang trong viÖc tiÕp nhËn. Bªn c¹nh ®ã, th«ng tin trªn b¸o chÝ trùc tuyÕn cßn ph¶i ®¬ng ®Çu víi sù s©m nhËp cña c¸c nguån th«ng tin xÊu, th«ng tin kh«ng lµnh m¹nh vèn ®Çy rÉy trªn m¹ng internet v× internet lµ vïng trêi tù do tuyÖt ®èi.
NhÊt lµ, b¸o m¹ng ®iÖn tö lµ mét trong nh÷ng ngµnh ®i ®Çu vÒ c«ng nghÖ vµ cËp nhËt. Tuy nhiªn, nã vÉn ph¶i ®øng trong cuéc ch¹y ®ua gay g¾t víi c¸c PTTT§C kh¸c, vµ cã nhiÒu nguy c¬ bÞ chia sÎ c«ng chóng. ChÝnh v× vËy, b¸o m¹ng ®iÖn tö mÆc dï cã nhiÒu u thÕ h¬n h¼n nhng còng ph¶i kh«ng ngõng n©ng cao chÊt lîng th«ng tin, ®¶m b¶o h«ng tin chÝnh x¸c ®Õn hµng triÖu triÖu c«ng chóng lµ yªu cÇu cÇn thiÕt.
LÞch sö nghiªn cøu vÊn ®Ò.
Nh÷ng th«ng tin tr¸i chiÒu trªn m¹ng vµ tiÕp nhËn cña c«ng chóng tëng chõng nh vÊn ®Ò ®¬n gi¶n vµ dÔ hiÓu, nhng kú thùc l¹i lµ vÊn ®Ò Ýt ®îc nghiªn cøu, ®Æc biÖt lµ kh¶o s¸t trªn thùc tÕ. NhÊt lµ trong thêi ®iÓm hiÖn nay, nh÷ng tµi liÖu liªn quan cha nhiÒu, còng cha cã thèng kª ®Çy ®ñ nµo vÒ th«ng tin tr¸i chiÒu trªn b¸o m¹ng ®iÖn tö vµ tiÕp nhËn cña ngêi ®äc.
Qua t×m hiÓu t«i nhËn thÊy cha cã mét ®Ò tµi nµo nghiªn cøu vµ t×m hiÓu cÆn kÏ vÒ nh÷ng th«ng tin tr¸i chiÒu trªn c¸c b¸o m¹ng ®iÖn tö hiÖn nay. ®ã chÝnh lµ ®iÒu ®Æc biÖt th«i thóc t«i thùc hiÖn vµ hoµn thµnh niªn luËn nµy.
3. Môc tiªu vµ nhiÖm vô cña ®Ò tµi.
Thùc hiÖn ®Ò tµi nµy ngêi viÕt nh»m 2 môc tiªu sau:
Mét lµ, kh¶o s¸t thùc tr¹ng nh÷ng th«ng tin tr¸i chiÒu trªn mét sè tê b¸o m¹ng ®iÖn tö vµ tiÕp nhËn cña ngêi ®äc.
Hai lµ, tõ viÖc ph©n tÝch thùc tr¹ng th«ng tin tr¸i chiÒu trªn mét sè tê b¸o m¹ng ®iÖn tö, ®Ò tµi ®a ra nh÷ng nhËn ®Þnh vµ ®Ò xuÊt gi¶i ph¸p nh»m kh¾c phôc tinh tr¹ng ®ã trªn b¸o m¹ng ®iÖn tö.
Hai môc tiªu cèt yÕu trªn ®©y ®Æt ra cho niªn luËn nh÷ng nhiÖm vô cô thÓ sau:
T×m kiÕm, thÈm thÊu c¸c tµi liÖu, lý thuyÕt c¬ b¶n nhÊt vÒ b¸o m¹ng ®iÖn tö ®Ó h×nh thµnh mét “ ph«ng” kiÕn thøc v÷ng vµng lµm c¬ së cho viÖc kh¶o s¸t, ph©n tÝch nh÷ng th«ng tin tr¸i chiÒu.
Kh¶o s¸t, thèng kª nh÷ng th«ng tin tr¸i chiÒu vÒ 10 sù kiÖn tiªu biÓu n¨m 2007 lµm nguyªn liÖu cho viÖc nghiªn cøu.
Ph©n tÝch, chØ ra nh÷ng biÓu hiÖn kh¸c nhau cña viÖc sö dông th«ng tin tr¸i chiÒu vµ ®a ra tiÕp nhËn cña ngêi ®äc qua viÖc kh¶o s¸t 20 ý kiÕn cña c«ng chóng khi gÆp nhng th«ng tin tr¸i chiÒu.
Kh¸i qu¸t, tæng hîp ®Ó rót ra nh÷ng nhËn ®Þnh riªng vµ ®a ra mét sè gi¶i ph¸p cho viÖc h¹n chÕ nh÷ng th«ng tin tr¸i chiÒu trªn b¸o m¹ng ®iÖn tö hiÖn nay vµ c¸ch iÕp nhËn cña c«ng chóng.
Ph¹m vi vµ ®èi tîng nghiªn cøu.
Víi môc tiªu vµ nhiÖm vô nh trªn, niªn luËn cña t«i tËp chung chñ yÕu vµo nghiªn cøu, tæng hîp vµ ®a ra mét sè lý luËn chung vÒ b¸o m¹ng ®iÖn tö. ®Ó nghiªn cøu ®Ò tµi ®îc s©u vµ tËp chung, t«i ®· tiÕn hµnh kh¶o s¸t th«ng tin tr¸i chiÒu cña 10 sù kiÖn tiªu biÓu n¨m 2007 trªn mét sè tê b¸o m¹ng ®iÖn tö. §ång thêi kh¶o s¸t lÊy ý kiÕn cña 20 ngêi( c«ng chóng) khi tiÕp nhËn nh÷ng th«ng tin tr¸i chiÒu.
Ph¬ng ph¸p nghiªn cøu
§Ó hoµn thµnh niªn luËn nµy, t«i ®· tiÕn hµnh nghiªn cøu theo nhiÒu ph¬ng ph¸p. §Ó t×m hiÓu thùc tÕ viÖc sö dông th«ng tin tr¸i chiÒu trªn b¸o m¹ng ®iÖn tö, t«i thùc hiÖn ph¬ng ph¸p kh¶o s¸t, ®iÒu tra b»ng b¶ng hái. T«i ®· x©y dùng vµ ph¸t phiÕu ®iÒu tra cho 20 ®èi tîng lµ nh÷ng c«ng chóng khi tiÕp nhËn nh÷ng th«ng tin tr¸i chiÒu.
Nghiªn cøu kh¶o s¸t trªn v¨n b¶n lµ mét trong nh÷ng ph¬ng ph¸p quan träng trong niªn luËn nµy. Nh÷ng phÇn lý luËn ®îc ®a ra ®· ®îc tæng hîp tõ nhiÒu tµi liÖu cã liªn quan mµ t«i t×m hiÓu ®îc. Tõ ®ã t«i dÔ dµng h¬n trong viÖc kh¶o s¸t thùc tÕ.
T«i tiÕn hµnh ph©n tÝch, tæng hîp tõ nh÷ng kh¶o s¸t thùc tÕ ®Ó ®a ra kÕt luËn cho tõng luËn ®iÓm trong ®Ò tµi nµy.
§Æc biÖt, niªn luËn nµy còng thu thËp ®îc nhiÒu ý kiÕn bæ Ých tõ ph¬ng ph¸p pháng vÊn s©u. §ã lµ cuéc pháng vÊn nh÷ng c«ng chóng trùc tiÕp , tiÕp nhËn nh÷ng th«ng tin tr¸i chiÒu trªn b¸o m¹ng ®iÖn tö.
6. KÕt cÊu cña niªn luËn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, niªn luận gồm 3 chương chính:
Ch¬ng I. mét sè vÊn ®Ò chung vÒ b¸o m¹ng ®iÖn tö
1.1. Kh¸i niÖm chung vÒ b¸o m¹ng ®iÖn tö
1.2. Kh¸i qu¸t b¸o m¹ng ®iÖn tö trªn thÕ giíi.
1.3. Kh¸i qu¸t b¸o m¹ng ®iÖn tö ë ViÖt Nam.
* TiÓu kÕt ch¬ng I.
Ch¬ng II. Thùc tr¹ng th«ng tin trªn b¸o m¹ng ®iÖn tö hiÖn nay
Kh¶o s¸t 10 sù kiÖn vÒ th«ng tin tr¸i chiÒu trªn mét sè tê b¸o ®iÖn tö ViÖt Nam trong n¨m 2007.
Kh¶o s¸t ý kiÕn cña 20 nh©n vËt khi tiÕp nhËn nh÷ng th«ng tin tr¸i chiÒu.
* TiÓu kÕt ch¬ng II.
Ch¬ng III. Mét sè gi¶i ph¸p cho t×nh h×nh th«ng tin trªn b¸o m¹ng ®iÖn tö hiÖn nay vµ t¬ng lai.
. C¸ch ®¸nh gi¸ møc ®é chÝnh x¸c th«ng tin trªn b¸o ®iÖn tö
3.2. Gãc nh×n tÝch cùc cña nhµ b¸o tríc mét nguån tin
. C«ng chóng häc c¸ch nh×n nhËn ®¸nh gi¸ tríc nguån tin.
Nội dung
Chương I. Một số vấn đề chung về báo mạng điện tử.
1.1. khái niệm.
Hiện nay, việc sử dụng thuật ngữ định danh loại hình báo chí mà thông tin được truyền tải và tiếp nhận qua mạng internet vẫn chưa thống nhất và là vấn đề đang được tranh cãi.
Trên thế giới loại hình có nhiều tên gọi khác nhau như online newpaper ( báo chí trên mạng/ trực tuyến), e- journal (electronic journal- báo chí điện tử), e- zine ( electronic magazine- tạp chí điện tử)…
Ở Việt Nam, thuật ngữ báo mạng điện tử được sử dụng khá phổ biến, chẳng hạn báo nhân dân điện tử, lao động điện tử… ngoài ra còn nhiều người gọi chúng bằng cái tên khác như: báo mạng, báo chí internet, báo trực tuyến…
Điều 3, luật báo chí ( luật báo chí năm 1989 được sửa đổi, bổ sung tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá X) quy định: “ báo điện tử là loại hình báo chí được thực hiện trên mạng thông tin máy tính”. Cách hiểu này đã dẫn đến sự xuất hiện các: “ báo điện tử” đối với các tờ báo đưa thông tin lên mạng internet như Nhân Dân, Lao Động, thời báo kinh tế Sài Gòn…hay các trang thông tin của các nhà cung cấp thông tin trên mạng internet như tin nhanh Việt Nam ( VnExpress) của FPT, VASC ORIENT của Công ty Phát triển phần mềm VASC- hiện nay là VietNamNet, VDC Media của công y điện toán và truyền số liệu VDC…
Và cũng từ cách gọi này mà văn bản pháp lý của Bộ Văn hoá- Thông tin cấp cho các bảo trực tuyến đầu tiên ở Việt Nam gọi là “ giấy phép hoạt động báo điện tử”.
Ngoài thuật ngữ “ online newpaper” được sử dụng rộng rãi trên trong các công trình nghiên cứu báo chí học, nhất là trong lĩnh vực truyền thông mới để chỉ các khái niệm cùng đặc tính như: online publíhing ( xuất bản trực tuyến), online media ( phuương tiện truyền thông trực tuyến), online journalist ( nhà báo trực tuyến), online radio( phát thanh trực tuyến), online television ( truyền hình trực tuyến). Để thống nhất, trong niên luận này chúng tôi gọi bằng thuật ngữ báo mạng điện tử.
1.2. Khái quát báo mạng điện tử trên thế giới.
Mạng thông tin toàn cầu (Internet) là một trong những phát minh lớn nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã và đang phát triển mạnh mẽ, rộng khắp, tác động nhiều mặt đến đời sống xã hội của nhân loại. Khái niệm trực tuyến lần đầu tiên được nhắc đểntong những năm 70 của thế kỷ XX để chỉ các dịch vụ cung cấp thông tin qua đường điện thoại hoặc tín hiệu vô tuyến điện là teletext và video text. Teletext ra đời trước, tiếp theo đó là sự ra đời của video text – đây là một bước phát riển của công nghệ teletext. Nó cho phép xem văn bản, hình ảnh trên màn hình tivi hoặc vi tính. Thông tin được truyền tải và thu nhận qua đường điện thoại, cáp hoặc qua mạng vi tính. Video text là tiền thân của công nghệ world wide web(www) là linh hồn của báo chí trực tuyến ( báo mạng điện tử) sau này.
Năm 1995, nhà cung cấp dịch vụ mạng ở Mỹ là Prodigy đã thực hiện bước đột phá vào lĩnh vực này khi tung ra thị trường dịch vụ www. Lập tức, một loạt các tờ báo lớn của Mỹ đã xây dựng website của riêng mình trên mạng như Los Angeles Times, USA ToDay, New York Newsday, San joes, Chicago Tribune…Cũng trong năm này, 11 tờ báo khác của Châu Á cũng xuất hiện trên mạng internet như China daily( Trung Quốc), Utusan ( Malayxia), Asahi Simbun( Nhật Bản)…
Đến nay, với sự phát triển như vũ bão về công nghệ cũng như sự lớn mạnh của các tờ báo, nhu cầu vô cùng của công chúng… thì thật là khó để có thể thống kê hết các tờ báo mạng điện tử trên thế giới, người ta ước tính rằng mỗi tháng có hàng triệu thành viên mới trong mạng toàn cầu. Nhất là khi Blog xuất hiện, có thể nói thế giới truyền thông đang sôi động, phong phú hơn bao giờ hết.
1.3. Khái quát báo mạng điện tử ở Việt Nam.
Chúng ta hoà mạng internet vào năm 1997 và cho đến nay mật độ internet nước ta ngày càng tăng đáng kể. Chúng ta đang cố gắng để ngày càng mở rộng cơ sở hạ tầng.
Trong điều kiện thuận lợi đó, báo mạng điện tử Việt Nam ra đời và có những bước phát triển bắt kịp thế giới. Tháng 2/1998 tờ Quê Hương – cơ quan của Uỷ Ban về người Việt Nam ở nước ngoài được đưa lên mạng internet, trở thành tờ báo điện tử đầu tiên ở Việt Nam. Sự kiện có ý nghĩa mở đường này được ghi nhận như một dấu ấn quan trọng trong lịch sử báo chí nước ta. Từ đây các phương tiện truyền thông đại chúng của nước ta có thêm một thành viên mới, hiện đại và rất hữu ích trong khả năng truyền thông in đến công chúng và thông tin đói ngoại.
Ngày 19/12/1997 mạng thông in điện tử VNN, tiền thân của VASC ORIENT ra đời. Đây là bước chuẩn bị quan trọng cho ngày 2/9/2001, trang chủ www.vnn.vn lần ầu tiển mắt công chúng mang tên VASC ORIENT trên nền mạng VNN. VASC ORIENT phát triển theo hướng thời sự và chuyên sâu, công chúng có thể thu nhận thông tin, thảo luận trao đổi trực tiếp về nội dung vấn đề trong và ngoài nước. Hiện nay lượng truy cập VietNamNet đã lên tới con số trên 2 tỷ/ tháng. Đây là một trong những báo mạng điện tử hàng đầu Việt Nam hiện nay. Và hiện nay đây là tờ báo có nhiều đổi mới khiến nó luôn hấp dẫn và được công chúng hưởng ứng, bàn tròn trực tuyến là ví dụ tiêu biểu. Giao lưu trực tuyến lần đầu tiên ra đời tại toà soạn này, hiện nay ở VietNamNet các chương trình giao lưu trực tuyến được tổ chức thường xuyên đều đặn, hấp dẫn và sinh động.
Như vậy ở Việt Nam hiện nay, báo mạng điện tử trở thành phương tiện công cụ đặc biệt hiệu quả trong việc đưa tiêng nói của Đảng, nhà nước và Việt kiều bè bạn năm châu. Báo mạng điện tử đang cùng các PTTTĐC xây dựng củng cố và hoàn thiện hình ảnh đất nước con người và văn hoá dân tộc Việt Nam trên trường quốc tế.
* Tiểu kết chương I.
Chúng ta có thể khái quát sự phát triển của báo mạng điện tử ở nước ta hiện nay qua trích dẫn của chỉ thị số 52-CT/TW về phát triển và quản lý báo điện tử ở nước ta hiện nay do Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Ngày 22/7/2005.
Báo điện tử có tác dụng và tiện ích hơn hẳn các loại hình báo chí truyền thống, dung lượng thông tin rất lớn, tương tác thông tin nhanh, phát hành không bị trở ngại về không gian, thời gian, biên giới quốc gia. Từ khi ra đời, báo điện tử nước ta đã góp phần quan trọng vào việc phổ biến, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; mở rộng hiệu quả thông tin đối ngoại; nâng cao dân trí và thỏa mãn nhu cầu thông tin, hưởng thụ văn hóa của nhân dân...
Tuy nhiên, các báo điện tử của nước ta còn một số hạn chế, yếu kém. Tính tư tưởng, tính định hướng chính trị, tính chiến đấu, tính khoa học, tính chuyên nghiệp ở một số tờ báo điện tử chưa cao. Một số báo thiếu cân nhắc khi đưa tin, bài về các vấn đề trong nước và thiếu chọn lọc khi khai thác tư liệu, bài viết ở bên ngoài; một số tin, bài chạy theo thị hiếu tầm thường, giật gân, câu khách. Ở một số cơ sở dịch vụ Internet, còn để xảy ra tình trạng lưu hành, phát tán các thông tin phản động, đồi trụy, vu khống, bôi nhọ danh dự cá nhân, gây bất bình trong nhân dân. Chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị ở trong và ngoài nước lợi dụng mạng Internet và báo điện tử để chống phá cách mạng nước ta.
Chương II. Thực trạng thông tin trên báo điện tử hiện nay.
2.1. Khảo sát 10 sự kiện về thông tin trái chiều trên một số tờ báo điện tử Việt Nam trong năm 2007.
* Thông tin sai sự thật ( Xét dưới góc độ nghiệp vụ là vô tình chứ không phải thông tin với mục đích chống phá).
- Vụ diễn viên chính Nhật ký Vàng Anh - Hoàng Thuỳ Linh bị tung “cảnh phòng the” trên mạng.
Trước sự kiện này các báo đua nhau đưa tin, đặc biệt báo Thể thao và Văn hoá có bài: "Diễn viên chính Nhật kí Vàng Anh đóng phim sex", trong trang thể thao văn hoá trong nước, có nêu hiện tượng diễn viên Thuỳ Linh. Trong đó, đặc biệt có nêu 1 dòng rằng đạo diễn Thanh Hải và Khải Anh cũng đã xem đoạn phim này và xác nhận với các thành viên trong đoàn làm phim đó là Thuỳ Linh.
Tác giả bài viết kí tên là Lam Nghi. Khi được triệu anh Thanh Hải và Khải Anh lên gặp Giám đốc Trung tâm sản xuất phim đạo diễn Khải Hưng. Hai anh đều sửng sốt với tin này và đều khẳng định rằng chưa bao giờ tiếp xúc với cô Lam Nghi và chưa bao giờ biết việc này. Lập tức, 2 anh gọi điện đến toà báo và gọi cho cô Lam Nghi. Cô Lam Nghi tên thật là Huyền, là cộng tác viên của báo.
Cô Lam Nghi đã chính thức xin lỗi anh Khải Anh và Thanh Hải. Cô xác nhận cô chưa tiếp xúc với hai đạo diễn này bao giờ, cô cũng chỉ nghe tin và muốn đưa lên cho "hot". Qua hiện tượng này, thấy rằng việc tung tin của những người nổi tiếng, đặc biệt là những thông tin không xác thực rất bất lợi cho nền báo chí nước nhà.
Việc Báo Thể thao Văn hoá đưa tin trên của báo Thể thao Văn hoá là không đúng với luật báo chí. Tôi muốn báo phải có lời xin lỗi chính thức và cải chính - lời của đạo diễn Khải Hưng.
Trong thời điểm này, các thông tin được đưa ra đều không thống nhất, nhiều thông tin sai lệch. Ví dụ như có thông tin Diễn viên chính Nhật kí Vàng Anh đã tự tử hay Hoàng Linh đã tạo điều kiện để quay phim chụp ảnh rồi phát tán lên mạng để gây sự chú ý của công chúng, thu hút bộ phim... Là người trong cuộc, đ ạo diễn Khải Hưng khẳng định, những thông tin trên hoàn toàn sai lạc. Vàng Anh hoàn toàn khoẻ mạnh. Sáng nay, đoàn làm phim vẫn làm việc bình thường và Vàng Anh không có mặt vì đang quay về cảnh của một nhân vật khác.
- Sai theo phản ứng dây chuyền? 15/08/2007 15:25 (GMT + 7) 70 triệu USD nhiều gấp hơn mười lần 100 tỉ đồng, nhưng các báo vẫn cứ nhầm lẫn...
Trong thời gian này, số lượng các công ty, doanh nghiệp Nhật Bản sang Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư tăng lên đáng kể. Đó là một tín hiệu vui cho nền kinh tế nước ta. Trong đó, Tập đoàn Intra đầu tư Dự án phát triển Hồ điều hoà Xương Rồng và Khu đô thị mới tại thành phố Thái Nguyên. Theo các báo đưa tin, ngày 11/8 vừa qua, dự án này đã được khởi công. Tuy nhiên, một điều khiến độc giả băn khoăn là không biết số tiền đầu tư chính xác cho mỗi phần của dự án là bao nhiêu.
Theo trang thông tin điện tử Bộ Xây dựng với tít: Thái Nguyên: Khởi công dự án “Hồ điều hòa Xương Rồng” ngày 14/8/2007.
Theo đó, tổng số tiền đầu tư cho 2 dự án là 100 triệu USD. Trong đó, 30 triệu USD dành cho dự án Hồ điều hòa Xương Rồng, 70 triệu USD dành cho dự án xây dựng Khu đô thị mới. Trước đó, ngày 13/8/2007, cũng trang báo điện tử này đưa tin bài với title: 100 tỷ đồng xây khu đô thị mới ở Thái Nguyên.
- Thông tin ảo, giá trị ảo
Câu chuyện về nhà khoa học gốc Việt Võ Đình Tuấn xếp thứ 43 trong danh sách “100 thiên tài đương thời thế giới” trên báo Tuổi trẻ số ra ngày 30-10-2007 không chỉ gây xôn xao dư luận mà còn đem lại những phản ứng trái chiều. Với những độc giả quen tiếp nhận thông tin một chiều và thụ động, ai cũng vội vã ăn mừng sớm để rồi tự hào rằng, tài trí Việt Nam đã tỏa sáng.
Lâu nay, người ta mới chỉ biết đến mật độ dày đặc của giải thưởng và huy chương của những sinh viên Việt Nam trong những cuộc thi Olympic quốc tế chứ mấy ai đã thấy được sự phát triển rực rỡ của một nhà khoa học gốc Việt đến độ được công nhận là một trong số “100 thiên tài đương thời thế giới”.
Trong những thông tin mang tính bề nổi của bài báo, độc giả thấy nhiều hạt sạn khoa trương, trước tiên là liệu bản danh sách “100 thiên tài đương thời thế giới” có chính xác và Creator Synectics có đủ tư cách để chọn ra danh sách này trong khi chỉ là một công ty tư vấn kinh doanh chuyên tư vấn hỗ trợ cho các công ty, tổ chức liên quan đến phát minh, sáng tạo và các tư tưởng đột phá. Thay vì mời một hội đồng các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành có uy tín ở các lĩnh vực, công ty này đã đề nghị... 4.000 người Anh hiểu biết (?!) đề cử 10 người họ cho là “thiên tài hiện còn sống”. Và vì thế, để hướng tới những giá trị thực, không chỉ cần sự trung thực và bản lĩnh của các nhà khoa học mà còn cần cả những yếu tố đó cho các nhà báo khi đứng giữa xa lộ thông tin.
Cùng một sự kiện nhưng mỗi cơ quan báo chí lại đưa thông tin một kiểu khác nhau.
- Vụ nổ bình bia xảy ra tại Tp.HCM. Tuy nhiên đọc tin thấy có nhiều bất ổn.
Báo Tuổi trẻ viết: "12h10 ngày 19/11, một tiếng nổ kinh hoàng vang lên từ quán bia hơi Kiều- 54 Trịnh Đình Trọng (P.Phú Trung, Q.Tân Phú, TP.HCM). Bồn bia hơi có đường kính 0,60m, cao 1,5m vụt bay lên cao xuyên thủng mái và rơi trên mái nhà của bà Nguyễn Ngọc Hoa cách đó hơn 30m."
Trong khi báo Dân trí lại viết: "Một số người có mặt tại hiện trường cho biết, lúc đó chủ quán bia cùng nhân viên bơm được khoảng 2kg gas vào thùng bia hơi loại 300 lít (cao 2m, rộng 0,8m) thì bất ngờ thùng bia phát nổ, hất những người đứng xung quanh văng ra xa.
Thùng bia bay hất tung mái nhà tôn, phá vỡ cửa kính và một số vật dụng của quán nhậu rồi vút lên độ cao gần 100m.
Trước khi rơi xuống, thùng bia đã ghim thẳng vào và làm sập hoàn toàn phần gác gỗ diện tích 2x3m căn nhà cấp 4 của bà Nguyễn Thị Hoa nằm cách đó chừng 50m đường chim bay. Do sức xuyên quá mạnh của thùng bia khi ập xuống nên một số vật dụng bên trong nhà bà Hoa bị hư hỏng nặng."
Ở đây có sự sai lệch về con số rất lớn. Dễ nhận thấy đây là con số nhận định nên khó chính xác, nhưng rõ ràng cách tiếp cận thông tin của 2 người đưa tin có khác nhau.
Đáng lưu ý hơn là báo Dân trí còn miêu tả vụ việc khá ly kỳ, đến mức phi lí khi khẳng định thùng bia "vút vút lên độ cao gần 100m" rồi hạ cánh "cách đó chừng 50m đường chim bay". Quả là kinh khủng. 100m tức là độ cao bằng khoảng căn nhà hơn 30 tầng, có lẽ thùng bia được gắn tên lửa mới có thể "vút lên" như thế và khoảng cách 50m "bay xa.
- Vênh thông tin: "Chuyện thường ngày ở huyện"? 25/08/2007 13:51 (GMT + 7) Cả ba bài báo trên được đăng trên 3 tờ báo có uy tín, đều được xuất bản vào ngày 24-8, cùng đưa tin về một sự việc. Tất nhiên, ai cũng biết sự việc đó là duy nhất, nhưng thông tin trên các báo thì lại quá khác biệt nhau. Ngày 24-8 các báo có đưa tin về việc Cục Quản lý xuất nhập cảnh phía Nam - Bộ Công an, trao số hộ chiếu đầu tiên cho Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh để chuyển cho người dân qua đường bưu điện. Chỉ với cùng một thông tin đó, đã có sự chênh lệch quá lớn về con số giữa các tờ báo lớn.
Báo Tuổi trẻ ghi rõ Bộ Công an đã chuyển 20 hộ chiếu tới Bưu điện Tp. HCM
Trong khi đó, tờ Người Lao động và Sài Gòn Giải phóng thống nhất con số là 72 trường hợp
Cả ba bài báo trên được đăng trên 3 tờ báo có uy tín, đều được xuất bản vào ngày 24-8, cùng đưa tin về một sự việc. Tất nhiên, ai cũng biết sự việc đó là duy nhất, nhưng thông tin trên các báo thì lại quá khác biệt nhau. Vậy độc giả biết tin báo nào đây?
Thông tin chưa được kiểm định chính xác nhưng các báo vẫn quy kết chụp mũ và vội đưa ra kết luận trước cả…chuyên gia!
- Báo chí quá đà về vụ nước tương có 3-MCPD.
Trong vụ rùm beng về nước tương có 3-MCPD, một số tờ báo đã “cảnh báo” quá mức cần thiết, khiến người tiêu dùng hoang mang.
Thấy ung thư là gán tội cho nước tương
Thực tế thì 3-MCPD là chất cần cảnh báo về khả năng gây ung thư, nhưng chưa có bằng chứng gây ung thư ở người, mà mới chỉ thí nghiệm trên chuột, thỏ. Trong khi đó, bệnh ung thư phát sinh có thể từ rất nhiều tác nhân khác mà thuốc lá là một “thủ phạm” đáng gờm. Thế nhưng, có tờ báo đã không ngần ngại kết rằng các bệnh nhân ung thư đều là nạn nhân của nước tương có 3-MCPD. Với cách nhìn nhận này, những ý kiến trái chiều “bênh vực” cho nhà quản lý hay cơ sở sản xuất ngay lập tức đều bị “phang” lại tới bến.
Cũng trên tờ báo vừa nêu có hẳn một bài khóc thương những bệnh nhân ung thư với ý ám chỉ nước tương là thủ phạm. Bài báo viết: “Một chuyên gia hàng đầu về ung bướu ở Việt Nam nhận định tỉ lệ các loại ung thư trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đang tăng nhanh, trên cả bệnh tim và tai biến não, chủ yếu do tác động của môi trường, thực phẩm, tuổi thọ cao. Như vậy, cũng không quá võ đoán nếu nghĩ đến tác động tiêu cực có thể có của nước tương chứa 3-MCPD trong thời gian vài năm qua. Hãy đến Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM một lần để thấm thía nỗi đau bệnh tật: Người bệnh đi lại lặng lẽ, đứng ngồi vạ vật, nhìn ngó thất thần...”.
Sau đó vài ngày, cũng trên tờ báo này có đăng một phóng sự ảnh tại Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM. Phóng sự ảnh này có lời dẫn: “Hóa chất công nghiệp nói chung và chất 3-MCPD nói riêng trong thực phẩm là những 'thủ phạm' gây ung thư. Hàng chục ngàn người hoặc đã tử vong, hoặc phải điều trị dài ngày trong bệnh viện, di họa cho người thân... Những hình ảnh dưới đây phần nào nói lên tình trạng nhức nhối đó”. Sau đó là loạt ảnh với những dòng chú thích như bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải, bệnh nhân và người thăm nuôi chen chúc, người nuôi bệnh phải nghỉ ở vỉa hè...
Cách sử dụng hình ảnh và chú thích như vừa nêu theo chúng tôi là gán ghép khiên cưỡng. Tình trạng quá tải này không chỉ xảy ra ở Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM mà còn ở nhiều bệnh viện khác. Mà ngay tại Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM, tình trạng quá tải này lúc nào chẳng có, đâu chỉ khi chất 3-MCPD được phát hiện từ năm 2001 thì bệnh viện mới bị quá tải. Với cách đặt vấn đề và thông tin như vậy, người dân không hoảng loạn mới là lạ. Trong chương trình truyền hình trực tiếp Nói và Làm trên kênh HTV9 hôm 3-6, một khán giả điện thoại đến hỏi Bác sĩ Nguyễn Thế Dũng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, rằng: “Ông đã bao giờ đến Bệnh viện Ung bướu để chứng kiến nỗi khổ của bệnh nhân điều trị ung thư chưa?...”. Câu trả lời trấn an dư luận của ông Dũng rằng chưa có cơ sở khoa học xác định chất 3-MCPD gây ung thư cho người, đã nhận được những phản ứng đại loại như “ngụy biện”, “né tránh” trên mặt báo vào sáng hôm sau.
Việc gán ghép theo kiểu “ung thư nào cũng từ nước tương” còn được một số báo khác “hù” người tiêu dùng. Trên một tờ khác, trong bài "Chất 3-MCPD gây biến đổi gene" có đăng một tấm ảnh mấy bệnh nhân “nhí” với dòng chú thích: “Số người mắc bệnh ung thư ruột đang gia tăng”. Dù trong phần chú thích có chua thêm chữ “ảnh có tính minh họa”, nhưng rõ ràng bức ảnh và dòng chú thích vừa nêu không phải là không làm người dân thêm hoang mang.
“Hướng dẫn dư luận” đến... hoảng loạn”.
Để làm “nóng” dư luận, trên mặt báo không thiếu những dòng tít mà bạn đọc chỉ cần liếc qua đã muốn tẩy chay nước tương ngay. Nào là "Biết độc hại nhưng vẫn bán," "Nhà sản xuất cố ý qua mặt người tiêu dùng," nào là "Công nghệ độc hại, quản lý lỏng lẻo: Người dân lãnh đủ"; "Dân thiệt hại vì quản lý yếu kém"; "Nước tương chứa chất gây ung thư: Hầu hết đang để lọt lưới",... Thậm chí, chốn cửa thiền cũng chẳng được yên khi Đài Truyền hình Việt Nam tìm tới phỏng vấn các nhà sư...
Khi cảnh báo về vấn đề này, có lẽ một số đồng nghiệp cũng nhằm đứng về phía lợi ích số đông người tiêu dùng. Thế nhưng báo động đến mức làm hoang mang xã hội thì không nên.
- Vụ bồn nước inox của Công ty Toàn Mỹ có khả năng gây ung thư. Trong vòng chưa đầy ba tháng mà có quá nhiều vụ báo chí la làng về “chất gây ung thư”. Sau vụ nước tương có “chất gây ung thư” không lâu, dư luận lại xôn xao khi một tờ báo thông tin bồn nước inox của Công ty Toàn Mỹ có khả năng gây ung thư.
Dư luận “nóng” đến mức Sở Khoa học Công nghệ Bình Dương phải tổ chức một cuộc họp xung quanh vấn đề này. Trong cuộc họp, các nhà khoa học nhận định thông những thông tin vừa nêu chỉ là tin đồn, chưa có cơ sở khoa học.
Phát ngôn của các nhà khoa học từ cuộc họp trên vẫn không mấy làm dư luận dịu bớt. Phải đến khi có kết quả kiểm tra chất lượng của Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 và Trung tâm kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm thì dư luận mới dịu bớt. Theo đó, hàm lượng mangan của nước chứa trong bồn inox Toàn Mỹ không thay đổi so với mẫu nước trước khi cho vào bồn nước, đảm bảo được các tiêu chuẩn về nước ăn uống theo quy định của Bộ Y tế.
Khi “hung tin” vừa lan ra, mỗi ngày công ty này thiệt hại khoảng một tỷ đồng. Hàng từ các đại lý cứ tới tấp trả về. “Chưa biết đúng sai thế nào, nhưng cứ liên quan đến chữ ung thư là họ sợ rồi”, đại diện Công ty Toàn Mỹ cho biết. Đến nay, Toàn Mỹ đã cứu vãn được về mặt thông tin, nhưng để doanh nghiệp “khỏe mạnh” lại thì không biết đến bao giờ.
- Vụ thông tin "ăn bưởi gây ung thư": Kiểm điểm và phạt tiền một số cơ quan báo chí
Lao Động số 214 Ngày 15/09/2007 Cập nhật: 8:30 AM, 15/09/2007(LĐ) - Ngày 29.8, Văn phòng Chính phủ có công văn số 4854/VPCP-TTBC truyền đạt ý kiến của Thủ tướng về việc giao Bộ Thông tin và Truyền thông kiểm tra, làm rõ và xử lý nghiêm cơ quan báo chí, ban biên tập và phóng viên đã viết và đăng thông tin "ăn nhiều bưởi làm tăng nguy cơ ung thư vú", gây thiệt hại về vật chất cho những người trồng bưởi trong nước.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Thông tin và Truyền thông đã yêu cầu các cơ quan báo chí: Thanh niên, Khuyến học và Dân trí, Khoa học phổ thông và trang tin Thời báo Việt.com của Cty Netnam tổ chức kiểm điểm, xử lý kỷ luật nghiêm khắc đối với những cá nhân có liên quan đến việc cho đăng thông tin nói trên.
Ngày 13.9, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông đã có các quyết định số 596/QĐ-XPHC, 598/QĐ-XPHC, 597/QĐ-XPHC, 599/QĐ-XPHC xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt bằng tiền như sau:
Báo Khuyến học và Dân trí: 15 triệu đồng; báo Thanh niên: 14 triệu đồng; Cty Netnam: 13 triệu đồng; báo Khoa học phổ thông: 12 triệu đồng. Ngoài ra, Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu các cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí tiếp tục xem xét có hình thức xử lý kỷ luật nghiêm minh đối với những cá nhân vi phạm và có báo cáo cho Bộ Thông tin và Truyền thông.
Ngay khi một số tờ báo trong nước đăng thông tin về “ăn bưởi bị ung thư vú”, cả nhà vườn, thương lái và doanh nghiệp kinh doanh bưởi đều méo mặt.
Hậu quả nhãn tiền là tại Đồng bằng sông Cửu Long, giá bưởi đang từ 8.000-10.000 đồng/kg đã bị rớt chỉ còn 1.000 đồng/kg. Dù giá rẻ như bèo nhưng sức tiêu thụ vẫn rất ì ạch. Còn theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tiền Giang, chỉ trong hơn một tháng, người dân trồng bưởi ở tỉnh này bị thiệt hại hơn 100 tỷ đồng!
Các báo cùng đưa về sự kiện nhưng đa số các báo đưa tin đều sai do lấy từ báo này coppy sang báo nọ làm thành hiệu ứng sai dây chuyền.
- Như vậy là 70 triệu USD tương đương với 100 tỷ đồng VN?
Theo tỷ giá hối đoái trên thị trường hiện nay, 1 USD = 16.205 VND (bán ra). Bằng một phép tính đơn giản, chúng ta hoàn toàn có thể tính được rằng 70 triệu USD = 1.134.350.000.000 VNĐ (hơn 1000 tỷ đồng VN). Một sự chênh lệch quá lớn!
Điều đáng nói nữa là tin bài ngày 13/8 của Bộ Xây dựng lấy lại tin của báo Hà Nội mới.
Báo Hà Nội mới điện tử lại lấy tin từ TTXVN:
Vậy giữa 2 thông số trên: 70 triệu và 100 tỉ đồng, con số nào đúng? Việc các báo đồng loạt đưa tin con số 100 tỉ đồng liệu có phải là việc đưa tin sai theo phản ứng dây chuyền? Hay là thông tin trên trang tin của Bộ Xây dựng công bố ban đầu là sai?
Thiết nghĩ, thông tin về các con số đầu tư trong kinh tế là vô cùng quan trọng và đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối.
2.2. Khảo sát ý kiến của 20 nhân vật khi tiếp nhận những thông tin trái triều trên báo điện tử.
Tôi đã tiến hành khảo sát về việc tiếp nhận những thông tin trái triều trên báo điện tử của 20 nhân vật thông quan Bảng hỏi (có phụ lục). Kết quả thu được những số liệu như sau:
Câu 1. Anh/ chị có thường xuyên theo dõi các thông tin trên báo mạng điện tử không?
Có 12 người (60%) thường xuyên theo dõi các thông tin trên báo mạng điện tử.
Có 6 người (30%) có đọc nhưng không thường xuyên.
C ó 2 ng ười không theo dõi thông tin trên mạng.
Câu 2. Anh/chị thường theo dõi thông tin trên mấy tờ báo điện tử?
Có 10 ( 55%) người chỉ theo dõi thông tin ở 1 tờ báo mạng điện tử.
Có 6 ( 33%) ngưòi theo dõi thông tin trên 2 tờ báo mạng điện tử.
Có 2 ( 12%) người theo dõi thông tin trên 2 tờ báo mạng điện tử trở lên.
Câu 3. Khi tiếp nhận những sự kiện trên báo mạng, nhất là những sự kiện đang được nhiều người chú ý đặc biệt, anh/ chị có tin ngay thông tin khi chỉ đọc 1 tờ báo không?
Có 10 (55%) tin ngay.
Có 6 người (33%) nghi ngờ.
Có 2 người (12%) đọc nhiều báo khác nhau rồi tổng hợp để có được thông tin chính xác nhất.
Câu 4. Khi xuất hiện nhiều luồng thông tin trái chiều trên báo mạng hiện nay, anh/ chị thường kiểm tra độ tin cậy bằng cách nào?
Có 16 người (88%) xem thông tin ở các tờ báo khác, và tin vào những tờ báo lớn có uy tín.
Có 2 người ( 12%) kiểm tra các ý kiến phản hồi, các chuyên mục bình luận để biết.
Nhận xét:
Qua khảo sát trên , có thể rút ra nhận xét như sau:
Số lượng người sử dụng báo mạng điện tử hiện nay khá lớn. Tuy nhiên, việc tiếp nhận thông tin của công chúng vẫn còn rất thụ động. Đa số là tin ngay vào các thông tin mà báo chí đưa tin.
Giải pháp cho tình trạng thông tin trái chiều hiện nay trên báo mạng điện tử của bạn đọc vẫn còn rất hạn chế. Điều này, do nhiều nguyên nhân khác nhau như: do thời gian, cũng có thể do thông tin rai chiều ddos không ảnh hưởng đến người đọc, cũng có thể là do chưa tìm ra cách kiểm tra thông tin tốt nhất.
* Tiểu kết chương II.
Qua những khảo sát thông tin trên một số tờ báo mạng điện tử hiện nay và ý kiến của một số công chúng khi tiếp nhận những thông tin trai chiều trên báo mạng điện tử có thể thấy rõ một thực tế: thông tin trên các báo điện tử hiện nay còn mắc quá nhiều lỗi, nhiều thông tin đã gây hậu quả không lường cho nhân dân, ảnh hưởng xấu đến đời sống nhân dân, làm hoảng loạn dư luận. Đặc biệt, chỉ vì chạy theo lợi nhuận và tăng sức cạnh tranh trong cuộc đua tài như vũ báo giữa các tờ báo mạng thì tình trạng copy và paste giữa các báo cần phải đưa ra giải pháp hợp lý về “ bản quyền”. Trong khi đó, người đọc hiện nay vẫn tiếp nhận thông tin một cách thụ động thì các báo mạng điện tử cần phải tự đưa ra giải pháp cho tình trạng thông tin của mình là giải pháp tốt nhất.
Chương III. Một số giải pháp cho tình hình thông tin trên báo mạng điện tử hiện nay và tương lai.
Ở Việt Nam hiện nay, chỉ riêng số người sử dụng Internet ở Việt Nam hiện đạt khoảng gần 16 triệu người, chiếm tới gần 20% dân số. Người đọc báo mạng ngày càng nhiều và trình độ chung của người đọc đã cao hơn hẳn, ý thức của họ về độ chính xác thông tin ngày càng cao. Báo mạng ngày nay đã trở thành một lực lượng truyền thông quan trọng, lấn át báo giấy ở một số khía cạnh. Chính vì vậy, giải pháp cho vấn đề thông tin trên báo mạng điện tử hiện nay và tương lai là hết sức quan trọng.
3.1. Cách đánh giá mức độ chính xác thông tin trên báo mạng điện tử.
Thời đại công nghệ cao như hiện nay, khi cần tìm thêm thông tin cho bài viết, ngoài việc đi gõ cửa khắp nơi thì có thêm một nguồn nhanh chóng: Internet. Tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung... đều có trên mạng. Nhưng không nên tin tất cả những gì bày sẵn đó.
Những người đã quen với kiểu làm việc của thời đại @ thấy rằng họ luôn có một trợ thủ đắc lực, lại được cái hay là phụng sự hết mình mà chẳng đòi tiền công. Chỉ cần gõ vài từ khóa, sử dụng các công cụ tìm kiếm của thế giới như Google, MSN, Altavista, Yahoo hay các công cụ tìm kiếm của Việt Nam như Vinaseek thì trước mắt là hàng triệu trang thông tin. Đương nhiên, cách thức để nhanh chóng tìm ra thông tin mình cần trong cả cái đống khổng lồ đó cũng là một vấn đề, song khó khăn hơn chính là cách thẩm định những nguồn tin vô tư và không mất tiền này. Nếu sử dụng đúng, ta sẽ có một bài viết chững chạc, nhiều thông tin, nếu trích dẫn sai thì bên cạnh những tác động xấu gián tiếp có thể có đối với vấn đề hoặc đối tượng của bài viết, thì kẻ chịu hậu quả trực tiếp chính là... bản thân ta.
Vậy có cách nào để các nhà báo cũng như công chúng biết được thông tin này hay bài viết kia trên mạng là có thể dùng được? Dưới đây là một số chỉ dẫn để kiểm tra:
Dựa vào tên miền (domaiw name).
Một (đường dẫn) tên miền có đuôi .com mà đơn thuần chỉ nhằm vào mục tiêu kiếm lợi nhuận có thể sẽ cung cấp những thông tin định kiến;
Các tên miền có đuôi .org thường được coi là phi lợi nhuận, nhưng lại hô hào cho chủ trương riêng – tuy nhiên có thể có lợi cho một khía cạnh phê bình trong chủ đề của bạn;
Các tên miền có đuôi .edu có thể là website của một trung tâm nghiên cứu, một học viện hay thậm chí của một học sinh – vì thế nên kiểm tra kỹ. Thông thường tên miền có ký hiệu ~ là directory của cá nhân.
Các tên miền là .net thuộc mạng lưới, hệ thống; tên miền là .int thuộc quốc tế và tên miền là .mil thuộc quân sự nên độ tin cậy là cao nhất.
Kiểm tra các yếu tố trên website.
Chủ nhân:
+ Kiểm tra độ tin cậy về người hoặc cơ quan đăng tải tài liệu đó. Ai gửi văn bản đó lên mạng? Họ có nêu rõ danh tính không?
+ Có số điện thoại hay địa chỉ email trên trang Web đó để trực tiếp kiểm tra tính xác thực của thông tin hay không?
+ Cơ quan nào phụ trách website đó? Cũng cần xem kỹ phần giới thiệu trong mục “About Us”.
+ Trên website phải nêu rõ các mục tiêu của tổ chức đó, và những mục tiêu này phải nhất quán với các mục tiêu đăng tải ở các nơi khác. Nói chung phải là một website chi tiết với phong cách và nội dung "có tầm cỡ".+ Phân biệt rõ giữa thông tin và ý kiến riêng của người viết.
+ Nếu website đó trích dẫn thông tin từ nguồn khác thì phải kiểm tra.+ Nếu không thấy số để liên hệ trên trang web này thì dùng phím backspace xóa dần trên đường dẫn cho tới khi tìm được một địa chỉ email hoặc một số điện thoại.
- Tính thời sự, mức độ cập nhật ( updating)
+ Kiểm tra mức độ cập nhật và tính chính xác của tài liệu - cần lưu ý xem tài liệu bị “lạc hậu” tới mức nào.
+ Kiểm tra xem đường link dẫn tới đâu. Nếu nối với các website đáng tin cậy thì đó là một dấu hiệu nữa rằng trang này có giá trị.
Ngoài ra để thẩm định thông tin trên báo mạng điện tử người ta có thể dựa vào một số nguồn khác như:
Dùng cơ sở dự liệu whois database là nơi lưu giữ những thông tin về chủ nhân của tên miền. Chẳng hạn vào trang http//rs.internic.net/cgi – bin/whois.
Hiện nay, có một nguồn khá phong phú để kiểm định thông tin trên báo mạng điện tử đó là các blog. Tuy nhiên nguồn này không đáng tin cậy. Ta nên vào blog của những người nổi tiếng, họ thường là những nhà báo ngoài đời thì thông tin họ đưa ra đáng tin cậy hơn.
Ngoài ra, các diễn đàn báo chí, các chuyên mục ý kiến và bình luận trên các báo như tuần báo VietNamNet chẳng hạn hay nhà báo Việt Nam…là các nguồn khá tin cậy.
Một mục mà ít ai để ý, nhưng lại rất quan trọng để thẩm định thông tin trên báo mạng điện tử, đó chính là mục phản hồi của các báo. Nó vừa cho biết lượng người nhận thông tin vừa thể hiện ý kiến của người tiếp nhận trước thông tin đưa ra trên báo.
Ngoài ra, một vấn đề đáng quan tâm hiện nay là vấn đề copy và paste tràn lan vô tội vạ trên các báo. Làm thế nào một tờ báo, trang tin điện tử ở Việt Nam có thể bảo vệ thành quả của mình, tăng sức cạnh tranh? Cách mà hầu hết các báo làm trong thời gian qua là “Ông cóp của tôi thì tôi cũng cũng cóp lại của ông”. Cuối cùng, chúng ta có một thực trạng rất bát nháo về bản quyền báo điện tử.
Đọc trên trên VNExpress, kiểm tra bản tin gốc trên Tuổi Trẻ, có một số cái “sự vênh.” Thứ nhất là bài lấy lại được biên tập đi chút ít ( để cho câu cú gọn gàng, tạm chấp nhận), thứ nhì là những cái tên viết tắt T., V., B. đã điềm nhiên biến thành Thu, Vân, Bích , nhưng cái tít gốc thì hoàn toàn chẳng có “nỗi nhục” nào cả. Cụ thể, nó là “Thâm nhập những đường dây môi giới lấy chồng ngoại - Bài 1: Đau đớn thay phận đàn bà.”
Cũng tình trạng biên tập bạt mạng như thế, một bài khác trên VNExpress với cái mở ngoặc (theo Lao Động) bên dưới. Tra bản gốc thì chỉ thấy một cái tít trung tính: “Hưng Yên: Xét xử sơ thẩm gần 70 con bạc liên tỉnh” nhưng sau khi biên tập một chút thì nó biến thành “Đánh bạc có gái 'giải đen'.” Cần lưu ý rằng chi tiết bắt “8 trường hợp mua bán dâm” chỉ là một chi tiết trong bài và thực sự trọng tâm chính là con số 116 con bạc bị bắt và 69 kẻ bị ra tòa vì liên quan đến vụ đánh bạc, mua bán dâm.
Một vụ không có “xáo trộn” nhiều về nội dung khi được đăng tải lại nhưng khá buồn cười là tin “Hai lần bị vợ cắt ‘của quí’” trên Tuổi Trẻ được VNExpress biên tập, sau đó VietnamNet... lấy lại một phần tin trên VNExpess nhưng đổi tít thành “Vẫn ổn định sau hai lần bị vợ cắt ’của quý’.” Trong tin này, trên Tuổi Trẻ viết là “18h ngày 9/6” nhưng sang hai báo kia trở thành “Tối 9/6.” Và chắc hai báo kia thấy chữ “của quý” chưa rõ ràng nên sửa luôn thành... “dương vật.” Trước đó không lâu, một bài viết khá dài trên Tiền Phong về chị Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Bắc Mê (Hà Giang) xin sinh con ngoài giá thú khi xuất hiện trên một tờ báo điện tử khác chỉ còn chừng hơn 1/3 nhưng không hề theo dạng bài trích dẫn mà vẫn là mở ngoặc (theo...) ở dưới.
Cắt dán bài của báo khác đã là việc không nên, cắt dán và làm cho sai lệch nội dung (hoặc cách hiểu của độc giả về nội dung) thì lại càng là điều cấm kị trong báo chí. Nhưng điều đó vẫn đang tồn tại và chắc là sẽ vẫn tiếp tục tồn tại nếu bản thân các tờ báo điện tử không tôn trọng những nguyên tắc cơ bản nhất của báo chí, vì lợi ích của độc giả, của các tờ báo khác và của chính mình.
3.2. Góc nhìn tích cực của nhà báo trước một nguồn tin.
Trong quy ước về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của báo chí Việt Nam đã nêu rõ: mục tiêu cao cả của báo chí Việt Nam là phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Nhà báo hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực và hoàn cảnh nào cũng vì lý tưởng phát triển đất nước Việt Nam, thực hiện công bằng xã hội, mọi người đều có điều kiện phát triển toàn diện, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Quy ước còn khẳng định: Báo chí thực hiện quyền thông tin của nhân dân. Sứ mệnh ấy đòi hỏi nhà báo phải luôn luôn khách quan, trung thực, tôn trọng sự thật. Mọi thông tin phải phản ánh sự thật khách quan trong bối cảnh xã hội của nó, không bị xuyên tạc hoặc cường điệu, nhằm cung cấp cho công chúng một hình ảnh chân thật, đúng bản chất và quá trình của sự kiện, tình huông được thông tin, thông quá đó hướng dẫn dư luận.
Tuy nhiên, hiện nay không ít các nhà báo chỉ chạy theo lợi nhuận, đưa tin bài giật gân để câu khách mà quên đi đạo đức của người làm báo, đưa đến độc giả những thông tin sai lệch gây hậu quả khyông tốt đôi khi còn gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của bộ phận nhân dân. Vậy vấn đề đạo đức của nhà báo với góc nhìn tích cực trước nguồn tin khi đưa đến công chúng được thể hiện như thế nào?
Russell Lyne là giảng viên và cố vấn báo chí của Tổ chức Thomson Foundation, một cơ quan đào tạo báo chí danh tiếng của Anh. Trong cuộc trao đổi với ông về nghề và nghiệp, ông đã khẳng đ ịnh: “chính xác” là từ quan trọng nhất trong báo chí.”Và ông đã giải thích rằng:
“Vì chúng ta có trách nhiệm đối với độc giả. Chúng ta là cầu nối mang thông tin đến với họ. Thông tin đó buộc phải đúng. Trong cuộc đời, đôi khi chúng ta buộc phải lựa chọn hoặc nhanh, hoặc chính xác. Nhưng sau những trải nghiệm, tôi cho rằng tính chính xác là quan trọng nhất trong nội dung thông tin, nếu độc giả hiểu sai tin tức, sẽ rất nguy hiểm. Chúng ta là người phải chịu trách nhiệm cao nhất để giữ uy tín cho tờ báo và sự tin tưởng của độc giả.”
Như vậy, góc nhìn tích cực của nhà báo trước một nguồn tin chính là luôn đặt chính xác lên vị trí hàng đầu.
3.3. Công chúng học cách nhìn nhận đánh giá trước nguồn tin.
Ngày nay, khi thông tin bùng nổ thì việc kiểm soát nguồn tin ngày càng khó. Việc đánh giá độ chính xác thông tin trên báo chí, đặc biệt báo mạng cũng vậy. Làm sao biết thông tin mình vừa đọc có chính xác hay không. Lời khuyên là cho bạn là: Bạn hãy là người đọc thông thái!
Khi mà nguồn tin đưa các vấn đề chuyên môn khó hiểu và ngoài tầm thẩm định của bạn thì nên tìm hiểu “tin đầu nguồn” được các báo trích từ đâu và tìm những cơ sở niềm tin nơi nguồn tin được đánh giá bởi các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực đó. Không nên tin vội những bài báo chỉ đưa tin về vấn đề chuyên môn mà không có sự lý giải, bình luận của chuyên gia lĩnh vực
Khi những thông tin không đụng chạm tới những vấn đề chuyên môn thì hãy chịu khó chấp nhận kiểm định thông tin của tờ báo này ở…tờ báo khác! Khi mà những thông tin của 2 hay 3 tờ báo đưa tin khác nhau thì không vội tin mà chờ đợi sự thẩm định lại của cơ quản lý báo chí
Ví dụ cụ thể như báo chí đưa những thông tin sai lệch về chất 3MPCD hay vụ ăn bưởi có khả năng gây ung thư đã được Bộ Văn hóa Thông tin ( Bộ Thông tin Truyền thông) đưa ra những kết luận cuối cùng và có biện pháp xử phạt với những tờ báo đưa những thông tin sai lệch.
Ngoài ra, khi đọc báo điện tử người đọc cần chú đến phần điểm báo của tờ báo đó. Vì nó sẽ khái quát toàn bộ nội dung thông tin cơ bản mà bạn cần. Bạn đọc muốn biết thêm về đọ chính xác của thông tin thì chuyên mục sự kiện của các báo cũng là một chìa khoá quan trọng.
Kết luận
Cùng với sự phát triển của đất nước, đội ngũ báo chí nước nhà hiện nay không ngừng lớn mạnh, trường thành. Bằng những hoạt động quan trọng và thiết thực, báo chí đã khẳng định vai trò của mình trong công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước, xung kích trên mặt trận tư tưởng, mang sức mạnh cổ động và tuyên truyền trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Hoạt động báo chí, đã tạo ra cuộc đua như vũ bão giữa các PTTTĐC. Trong cuộc đua ấy, báo mạng điện tử đã dần khẳng định được vị thế quan trọng và ngày càng không thể thiếu được với nhân dân. Tuy nhiên, gần đây, nó đã bộc lộ không ít sai sót của mình trong việc đưa thông tin đến công chúng. Đó là việc, xuất hiện ngày càng nhiều các thông tin trái chiều trên các tờ báo điện tử, gây hoang mang cho công chúng iếp nhận. Điều này đòi hỏi nội tại các báo phải đứng ra giải quyết, để đưa đến công chúng những thông tin nhanh, nóng và chính xác nhất.
Qua khảo sát và nghiên cứu những thông tin trái chiều trên báomạng điện tử và tiếp nhận của công chúng, tôi rút ra những kết luận như sau:
Thứ nhất, phải khẳng ịnh vai trò to lớn của báo mạng điện tử trong hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng. Trong sự phát triển thông tin như vũ bão ấy, báo điện tử càng ngày càng bộc lộ những tác dụng và tiện ích hơn hẳn các loại hình báo chí truyền thống, dung lượng thông tin lớn vô cùng, tương tác thông tin nhanh, phát hành không bị trở ngại về không gian và thời gian, biên giới quốc gia, thoả mãn nhu cầu thông tin và hưởng thụ văn hoá của nhân dân.
Thứ hai, qua khảo sát bằng bảng hỏi ý kiến của 20 nhân vật có thể thấy, số người đọc báo điện tử chiếm một lượng đông đảo và vẫn tiếp tục tăng mạnh. Tuy nhiên đa số họ vẫn chỉ tiếp nhận thông tin một cách bị động ( báo chí đua thông tin nào thì biết thông tin ấy, ít khi kiểm tra lại thông tin).
Thứ ba, qua khảo sát những thông tin trái chiều trên báo mạng ở 4 phương diện: thông tin sai sự thật ( xét dưới góc đọ nghiệp vụ là vô tình chứ không phải là thông tin với mục đích chông phá); cùng một sự kiện mỗi cơ quan báo chí lại đưa một kiểu khác nhau; thông tin chưa được kiểm định chính xácnhưng các báo vẫn quy kết chụp mũ và vội đưa ra kết luận trước cả chuyên gia; các báo cùng đưa về một sự kiện nhưng đa số các tờ báo đưa tin đều sai do lấy từ báo này copy sang báo kia làm thành hiệu ứng sai dây chuyền. Như vậy, thông tin trên các báo điện tử hiện nay còn mắc quá nhiều lỗi, nhiều thông tin gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến đời sống nhân dân, làm dư luận hoang mang.
Thứ tư, từ ba kết luận đã nêu trên thì việc tìm ra những giải pháp cho thực trạng thông tin trái chiều trên báo mạng hiên nay là rất cấp thiết. Đặc biệt vấn đề bản quyền đối với báo mạng điện tử hiện nay cần phải được xây dựng quy củ, có hệ thống, tạo hành lang vững chắc cho các báo hoạ động tốt. Điều này phải được chính các cơ quan báo chí quan tâm, thảo luận với nhau để đưa ra giải pháp copy và paste bạt mạng của các báo hiện nay. Ngoài ra, chính các nhà báo phải có tinh thần trách nhiệm với chính các thông tin mà mình đưa ra, các thông tin vừa đảm bảo tính chính xác, vừa mang lại lợi ích cho nhân dân và đất nước. Bên cạnh đó, chính công chúng cần học cách chủ động với nguồn in minh tiếp nhận, phải luôn nghi ngờ và kiểm tra thông tin trên báo bằng nhiều cách khác như: so sánh giữa các báo, tìm về thông tin gốc…
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đức Dũng( 2004), Viết báo như thế nào ( NXBVăn hóa thông tin- Hà Nội)2. Nguyễn Văn Đóa (dịch) (2004), Nghề làm báo (NXB thông tấn, Hà Nội)
3. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2004), Cơ sở lí luận báo chí truyền thông (NXB Đại học Quốc gia - Hà Nội)
4. Tập bài giảng Báo chí trực tuyến ( Nguyễn Sơn Minh, Bùi Tiến Dũng, Đỗ Anh Đức)
5. Hướng dẫn cách viết báo (Jean- LucMartin- Lagardette)(NXB Thông Tấn- Hà Nội- 2004)
6. Các thủ thuật làm báo điện tử ( NXB Thông Tấn)
7. Hướng dẫn tìm kiếm trên Internet và viết báo của hang thông tấn AP ( NXB Thông Tấn).
8. Website http:// Nhabaovietnam.com
9. Website http:// Nghebao.com
10. Website http:// . Ttvnol.com Diễn đàn Trái tim Việt Nam, Box “Báo chí Truyền thông”.
11. Website Journalism.com (2004
12. Website báo trực tuyến Dân Trí: Dantri.com.vn
13. Website báo trực tuyến Lao Động : Laodong.com.vn
14. Website báo trực tuyến Tiền Phong:
15. Website báo trực tuyến Vietnamnet: Tuần Việt Nam ( Chuyên trang về Báo chí Truyền thông của báo điện tử Việt Nam Net)
16. Website báo trực tuyến Vnexpress:
17. Và một vài Blog như: Bố Cụ Hưng, Cô Gái Đồ Long…
PHỤ LỤC
Bảng tham khảo ý kiến
Về việc tiếp nhận thông tin trái chiều trên báo mạng điện tử
Để phục vụ cho Niên luận tốt nghiệp về đề tài “Những thông tin trái chiều trên báo mạng điện tử và tiếp nhận của công chúng”, tôi xin phép được tham khảo ý kiến của các anh/chị về vấn đề này bằng một số trắc nghiệm dưới đây. Kính mong sự giúp đỡ của các anh/chị. Xin chân thành cảm ơn!
1. Anh/ chị có thường xuyên theo dõi các thông tin trên báo mạng điện tử không?
¨ Thường xuyên
¨ Có nhưng không thường xuyên.
¨ Không theo dõi
2. Anh/chị thường theo dõi thông tin trên mấy tờ báo điện tử?
¨ 1 tờ
¨ 2 tờ
¨ Trên 2 tờ
3. Khi tiếp nhận những sự kiện trên báo mạng, nhất là những sự kiện đang được nhiều người chú ý đặc biệt, anh/ chị có tin ngay thông tin khi chỉ đọc 1 tờ báo không?
¨ Tin ngay
¨ Nghi ngờ
¨ Ý kiến khác
4. Khi xuất hiện nhiều luồng thông tin trái chiều trên báo mạng hiện nay, anh/ chị thường kiểm tra độ tin cậy bằng cách nào?
¨ Xem thông tin ở các tờ báo khác, và tin vào những tờ báo lớn có uy tin.
¨ Kiểm tra các ý kiến phản hồi, các chuyên mục bình luận để biết.
¨ Ý kiến khác
môc lôc
Trang
Lêi më ®Çu 1
1. TÝnh cÊp thiÕt vµ lý do chän ®Ò tµi 1
2. LÞch sö nghiªn cøu vÊn ®Ò 2
3. Môc tiªu vµ nhiÖm vô cña ®Ò tµi 2
4.Ph¹m vi vµ ®èi tîng nghiªn cøu 3
5. ph¬ng ph¸p 4
6. KÕt cÊu cña niªn luËn 4
Néi dung
Ch¬ng I. mét sè vÊn ®Ò chung vÒ b¸o m¹ng ®iÖn tö 6
1.1. Kh¸i niÖm chung vÒ b¸o m¹ng ®iÖn tö 6
1.2.Kh¸i qu¸t b¸o m¹ng ®iÖn tö trªn thÕ giíi. 7
1.3. Kh¸i qu¸t b¸o m¹ng ®iÖn tö ë ViÖt Nam. 8
* TiÓu kÕt ch¬ng I. 9
Ch¬ng II. Thùc tr¹ng th«ng tin trªn b¸o m¹ng ®iÖn tö hiÖn nay 10
2.1. Kh¶o s¸t 10 sù kiÖn vÒ th«ng tin tr¸i chiÒu trªn mét sè tê b¸o ®iÖn tö ViÖt Nam trong n¨m 2007. 10
2.2. Kh¶o s¸t ý kiÕn cña 20 nh©n vËt khi tiÕp nhËn nh÷ng th«ng tin tr¸i chiÒu. 19
* TiÓu kÕt ch¬ng II. 21
Ch¬ng III. Mét sè gi¶i ph¸p cho t×nh h×nh th«ng tin trªn b¸o m¹ng ®iÖn tö hiÖn nay vµ t¬ng lai. 22
3.1. C¸ch ®¸nh gi¸ møc ®é chÝnh x¸c th«ng tin trªn b¸o ®iÖn tö 22
3.2. Gãc nh×n tÝch cùc cña nhµ b¸o tríc mét nguån tin 26
3.3. C«ng chóng häc c¸ch nh×n nhËn ®¸nh gi¸ tríc nguån tin. 27
KÕt luËn 20
Tµi liÖu tham kh¶o 31
Phô lôc 33
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 14210.DOC