Đối với khõu thu mua: Ngoài những sản phẩm sản xuất từ chi nhỏnh thỡ chi nhỏnh cần tăng cường liờn doanh liờn kết chặt chẽ với cỏc đơn vị, tổ chức ở địa phương, để đặt ra cỏc biện phỏp khắc phục nhược điểm của nhau để khai thỏc tốt hơn mỗi bờn.
Khụng chỉ sản xuất sản phẩm thực phẩm mà chi nhỏnh cũn kinh doanh một số mặt hàng thực phẩm khỏc, nờn việc thu mua mặt hàng thực phẩm khỏc chi nhỏnh cú thể cung ứng vốn cho cỏc đơn vị sản xuất khỏc để cú thể cú đầy đủ kịp thời cỏc mặt hàng cần thiết cho những thời điểm tiờu thụ tốt hàng trong năm. Chi nhỏnh cú thể đặt hàng tận gốc trỏnh được tỡnh trạng phải bỏ một khoản chi phớ về hoa hồng cũng như một số chi phớ khỏc, giảm được giỏ vốn, nõng cao hiệu quả đồng vốn và hiệu quả kinh doanh của chi nhỏnh. Song cần chỳ ý quản lý chặt chẽ chi phớ thu mua, khụng để phỏt sinh chi phớ khụng cần thiết, phải kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng, số lượng hàng mua về, đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả.
Trong việc thu mua nguyờn vật liệu của chi nhỏnh cũng cần được quan tõm tớch cực phải cú kế hoạch cụ thể trong cụng tỏc thu mua nguyờn vật liệu, trỏnh tỡnh trạng thiếu nguyờn vật liệu trong quỏ trỡnh hoạt động sản xuất sản phẩm của chi nhỏnh. Thực tế hiện nay tỡnh trạng cạnh tranh trong việc thu mua nguyờn vật liệu trờn thị trường rất lớn vỡ cú rất nhiều đơn vị chế biến, sản suất và kinh doanh mặt hàng thực phẩm như chi nhỏnh, nờn cú kế hoạch trỏnh tỡnh trạng thu mua nguyờn vật liệu ộp giỏ cao ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của chi nhỏnh.
- Khõu bỏn hàng và tiờu thụ sản phẩm: Do đặc điểm sản xuất và kinh doanh sản phẩm của chi nhỏnh, nờn sản phẩm sản xuất của chi nhỏnh phải đảm bạo tuyệt đối về độ an toàn vệ sinh thực phẩm khụng những vậy những sản phẩm này phải đảm bảo về chất lượng, mẫu mó sản phẩm, nhằm tiờu thụ nhanh những sản phẩm sản xuất ra trỏnh tỡnh trạng hàng hoỏ của chi nhỏnh bị tồn kho nhiều gõy ứ đọng vốn và làm chậm vũng quay của vốn. Dữ trũ đúng mực theo nhu cầu thị hiếu của khỏch hàng đó là điều mà ban lónh đạo của chi nhỏnh quan tõm, giảm bớt chi phớ lưu kho, chi phớ bảo quản hàng hoỏ tồn kho vỡ những sản phẩm của chi nhỏnh là những mặt hàng thực phẩm nờn chế độ lưu kho khỏc biệt làm chi phớ bảo quản lưu kho tăng.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở chi nhánh Việt Nam kỹ nghệ súc sản Vissan - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uồn vốn chiếm dụng được nhiều, điều đó chi nhánh cần đặc biệt quan tâm và cố gắng tăng lượng vốn chiếm dụng được này hơn nữa.
Khoản phải trả công nhân viên cũng tăng lên so với đầu năm 129.194.011đ tương ứng với tỷ lệ tăng 56,8 % , các khoản phải trả phải nộp tăng nhưng không đáng kể nhưng cũng chiếm tỷ trọng 5,26 % trong tổng vốn lưu động của chi nhánh.
Thuế và các khoản phải nộp ngân sách giảm 12,54 % tuy vậy khoản vốn này chiếm tỷ trọng bé trong tổng vốn lưu động.
Qua những điều đã phân tích ở trên thì ta thấy được, mặc dú có những chuyển biến tích cực trong lượng vốn chiếm dụng được của chi nhánh nhưng lượng vốn chiếm dụng được của chi nhánh không đáng kể so với lượng vốn mà chi nhánh bị chiếm dụng nên ta thấy trong bảng tuy lượng chiếm dụng có tăng hơn cùng kỳ năm ngoái nhưng vẫn còn âm.
Khoản bị chiếm dụng tăng chủ yếu là do khoản phải thu của khách hàng tăng, khoản phải thu của khách hàng chiếm 29,21% tỷ trọng trong tổng vốn lưu động, tăng 152.920.106đ tương ứng với tỷ lệ tăng 8,36 % đây là khoản bị chiếm dụng lớn trong tổng vốn lưu động của chi nhánh, chi nhánh cần nhanh chóng thu hồi khoản vốn này tránh tình trạng làm thất thoát vốn sản xuất kinh doanh làm chậm vòng quay của vốn. Tuy chi nhánh đã có cố gắng trong việc làm giảm lượng vốn bị chiếm dụng so với cùng kỳ năm ngoái nhưng chi nhánh cần cố gắng hơn nữa tránh tình trạng đã nêu.
Khoản trả trước cho người bán cũng tăng lên mạnh tăng 96.915.106đ tương ứng với tỷ lệ tăng 112 % nhưng rất may khoản bị chiếm dụng này chỉ chiếm 2,71 % trong tổng vốn lưu động.
Phải thu của nội bộ và khoản thu khác chiếm tỷ trọng bé trong tổng vốn lưu động của chi nhánh tuy có tăng nhưng không đáng kể lắm.
Để thấy rõ hơn nữa tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của chi nhánh ta nhìn vào bảng 09, qua bảng 09 ta có thể đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn lưu động của chi nhánh trong hai năm 2002 - 2003
*Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của chi nhánh năm 2003
Ta có thể thấy được chi nhánh đã có những bước tích cực trong việc hiệu quả và sử dụng vốn lưu động của chi nhánh trong hai năm qua.
Qua số liệu tính toán ở bảng 09 cho thấy hiệu quả sử dụng vốn năm 2003 so với năm 2002 tăng lên cụ thể là :
Bảng 09 : ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH QUA HAI NĂM 2002-2003
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2002
Năm 2003
Chênh lệch
Số tuyệt đối
Doanh thu thuần
Lợi nhuận ròng
Vốn lưu động BQ
Số vòng quay VLĐ (1/3)
Luân chuyển VLĐ(360/4)
Hiệu quả sd VLĐ (2/3)
Đồng
Đồng
Đồng
Vòng
Ngày
Đồng
43.104.964.611
605.204.673
6.013.314.150
7,168
50
0,1
46.269.572.434
786.492.046
6.485.329.529
7,135
50,5
0,121
+3.164.607.820
+181.287.373
+472.015.379
-0.03
+0,5
+0,021
Trong năm 2003 số vòng quay của vốn lưu động là 7,135 vòng giảm so với năm 2002 là 0,03 vòng, điều này nói lên trong năm vốn lưu động của chi nhánh quay được 7,135 vòng do tốc độ của doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng vốn lưu động bình quân. Chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động giảm 0,03 vòng do ảnh hưởng của hai nhân tố là tổng mức luân chuyển vốn và vốn lưu động bình quân. Áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn trong phân tích hoạt động kinh tế ta xác định được : Mức độ ảnh hưởng của tổng mức luân chuyển vốn ta tính được tổng mức luân chuyển vốn tăng làm số vòng quay vốn lưu động tăng 0,53 vòng, vốn lưu động bình quân tham gia luân chuyển tăng làm số vòng quay vốn lưu động giảm 0,56 vòng. Tổng hợp hai nhân tố ảnh hưởng trên ta có được: Vòng quay vốn lưu động giảm 0,03 vòng của năm 2003 so với năm 2002.
Nhân tố chính làm chậm tốc luân chuyển vốn lưu động là do số vốn lưu động tham gia luân chuyển tăng lên lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần. Sự tăng lên của vốn lưu động là do nguyên vật liệu tồn kho, thành phẩm tồn kho và hàng hoá tồn kho tăng lên đột biến do chi nhánh đến thời điểm cuối năm cần một lượng lớn nguyên vật liệu để sản xuất phục vụ tiêu dùng cuối năm của nhân dân. Hơn nữa, chi nhánh chưa thanh toán một số hợp động với bạn hàng nên có tình trạng thành phẩm tồn kho tăng lên như vậy.
Kỳ luân chuển của vốn lưu động năm 2003 so với năm 2002 không đổi là bao nhiêu. Nguyên nhân là do vòng quay của vốn giảm không đáng kể so với năm trước. Tức là trong năm 2002 cứ bình quân 50 ngày thì vốn lưu động quay được một vòng, đến năm 2003 tăng lên được nửa ngày tức là cứ bình quân 50,5 ngày thì vốn lưu động bình quân quay được một vòng.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng lên từ 0,1 đồng của năm 2002 tăng lên 0,121 đồng của năm 2003, tức tăng lên 0,021 đồng.
Chỉ tiêu này cho ta biết năm 2003 cứ 1 đồng vốn lưu động bình quân tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh tạo ra 0,121 đồng lợi nhuận ròng. Có được kết quả này là do tốc độ tăng của lợi nhuận ròng nhanh hơn tốc độ tăng của vốn lưu động bình quân, đây là mặt tốt của chi nhánh mà chi nhánh cần phát huy tối đa khả năng này.
Nhìn vào kết quả chung, ta thấy được năm 2003 chi nhánh đã sử dụng vốn có hiệu quả hơn năm 2002 mặc dù có sự giảm sút đa số các chỉ tiêu, song nếu xem xét cái đích cuối cùng mà chi nhánh hướng tới là lợi nhuận thì ta ta thấy được hiệu quả của sử dụng vốn của chi nhánh năm sau tăng hơn năm trước. Đây là điều đáng ghi nhân của chi nhánh trong điều kiên hiện nay, bên cành đó cho dù tăng được hiệu quả sủ dụng vốn của chi nhánh nhưng tình trạng bị chiếm dụng vốn của chi nhánh còn tồn tại khá lớn chi nhánh cần khắc phục tình trạng bị chiếm dụng này, đây cũng là vấn đề mà chi nhánh phải quan tâm khắc phục hơn nữa, dù trong khoảng thời gian không phải một sớm một chiều, chi nhánh tìm biện pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động hơn nữa.
Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh Vissan-Hà nội
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá, về lý luận cũng như thực tiễn đều coi giá trị thặng dư là kết quả của lao động sáng tạo ra, yếu tố vốn kinh doanh bị coi nhẹ. Mặt khác, lại có những quan điểm cho rằng yếu tố vốn bao trùm tất cả, từ đó đồng nhất hiệu quả sử dụng vốn với hiệu quả sản xuất kinh doanh, việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là không caàn thiết vì đã có phân tích hiệu quả kinh doanh. Cũng theo quan điểm này, tiêu chuẩn về hiệu quả sử dụng vốn được xem xét trên cơ sở mức độ thực hiện các chỉ tiêu pháp lệnh, sự tiết kiệm trong chi phí, giá thành sản phẩm, khối lượng giá trị sử dụng mà doanh nghiệp cung cấp cho nền kinh tế. Đây là sự lẫn lộn rất nguy hiểm giữa chỉ tiêu kết quả và chỉ tiêu hiệu quả, làm cho các nhà quản lý đánh giá sai lệch hiệu quả sử dụng vốn, kết quả là doanh nghiệp bị mất, lãng phí vốn và kinh doanh kém hiệu quả.
Chuyển sang nền kinh tế thị trường, mọi quyết định sản xuất đều dựa vào nhu cầu thị trường chứ không phải dựa vào kế hoạch và mệnh lệnh chủ quan của cấp trên nữa. Vì vậy bản chất hiệu quả của vốn kinh doanh là kết quả sản xuất kinh doanh và đáp ứng nhu cầu của thị hiếu người tiêu dùng, mặt khác phải tối thiểu được lượng vốn sử dụng và thời gian sử dụng vốn sản xuất kinh doanh. Như vậy có thể hiểu rằng hiệu quả sử dụng vốn là chỉ tiêu biểu hiện một mặt kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh trình độ quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp trong việc tối đa hoá kết quả lợi ích, tối thiểu hoá lượng vốn và thời gian sử dụng theo các đièu kiện về nguồn lực xác định phù hợp với kết quả kinh doanh, và dựa trên các chỉ tiêu đánh giá ta biết được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của daonh nghiệp.
Thông qua các chỉ tiêu đã phân tích ở phần trên thì ta có được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của chi nhánh. Từ kết quả sản xuất kinh doanh sẽ phản ánh rõ công tác tổ chức và hiệu quả sử dụng vốn của chi nhánh có tốt hay không.
Để thấy rõ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh Vissan-Hà nội ta xem xét một vài chỉ tiêu thể hiện ở bảng 10 (Trang bên) sau :
Qua số liệu bảng 10 ta thấy rằng mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong cạnh tranh trong cơ chế thị trường, song với quyết tâm phấn đấu, tuy là một doanh nghiệp nhỏ nhưng chi nhánh Vissan đã đạt được kết quả khả quan với số lợi nhuận đạt được năm 2003 là 786.492.046đ. Như chúng ta đã biết chi nhánh Vissan là một doanh nghiệp nhỏ thuộc bộ công nghiệp nhẹ được nhà nước cấp vốn, nhưng chỉ cấp vốn một lần từ ngày đầu thành lập chi nhánh cho đến nay, tự thân chi nhánh phải vận động bản thân. Từ khi thành lập tới nay chi nhánh hoàn toàn hạch toán độc lập và tự chủ về vốn cho nên có được kết quả như ngày hôm nay chi nhánh đã phải huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau và chịu nhiều khoản về chi phí về vốn vay rất nhiều, điều đó ảnh hưởng tới lợi nhuận ròng đáng kể. Hơn nữa qua bảng 10 ta thấy chi phí quản lý của chi nhánh trong năm là rất lớn với một chi nhánh nhỏ như vậy mà chi phí quản lý doanh nghiệp của chi nhánh trong năm 2003 rất cao 3.246.408.981đ, mà chúng ta đã biết rằng Lợi nhuận hoạt động kinh doanh phụ thuộc vào một trong yếu tố đó là chi phí quản lý doanh nghiệp, trong những năm tới chi nhánh cần phải quản lý chặt chẽ hơn về khoản chi phí này tránh tình trạng sử dụng chi phí này một cách lãng phí, tốn kém làm giảm hiệu quả đồng vốn sản xuất kinh doanh.
Là một doanh nghiệp nhỏ mà chi nhánh phải chịu những khoản phí về sử dụng vốn lớn sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn và làm giảm lợi nhuận trong năm của chi nhánh. Cho nên, trong những năm tới chi nhánh cần có kiến nghị với cơ quan quản lý cấp trên về vấn đề này, để có thể giảm đi chi phí về sử dụng vốn lớn như hiện nay. Tuy phải chịu những khoản phí về sử dụng vốn lớn như vậy mà chi nhánh Vissan-Hà nội coi nhẹ việc thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, trong năm 2003 chi nhánh đã nộp cho ngân sách nhà nước với số tiền 812.356.324đ tăng hơn so với năm 2002 là 166.066.711đ đó là những cố gắng rất không nhỏ của chi nhánh trong việc thực hiện tốt nghĩa vụ nộp cho ngân sách nhà nước, số phải nộp cho ngân sách nhà nước năm sau luôn luôn lớn hơn số phải nộp cho ngân sách nhà nước năm trước, như vậy nhìn chung chi nhánh đã thực hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước, tồn đọng thuế ít.
* Tổng hợp các chỉ tiêu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh sẽ thấy rõ nét kết quả tổng thể vốn kinh doanh và hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh qua bảng 11 sau:
Bảng 11 : TỔNG HỢP CHỈ TIÊU KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CHI NHÁNH VISSAN-HÀ NỘI
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2002
Năm 2003
Chênh lệch
Vòng quay hàng tồn kho
Kỳ thu tiền bình quân
Vòng quay toàn bộ vốn
Doanh lợi doanh thu
Doanh lợi tổng vốn
Doanh lợi vốn chủ sở hữu
Vòng
Ngày
Vòng
%
%
%
11,19
35
4,06
2,6
10,51
28,17
11,54
32
4,1
3,05
12,54
32,3
+0,35
-3
+0.04
+0,45
+2,03
+4,13
Năm 2002 vòng quay của hàng tồn kho là 11,19 vòng, năm 2003 tốc độ vòng quay của hàng tồn kho là 11,54 ngày, tăng được 0,35 vòng. Tức là trong năm 2003 chi nhánh có số vòng quay hàng tồn kho là 11,54 vòng, điều đó có nghĩa là trong năm 2003 chi nhánh có số ngày quay hàng tồn kho là 360/11,54 = 31 ngày, cũng có nghĩa là khoảng cách giữa 2 lần nhập kho là 31 ngày . Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của chi nhánh là chế biến và sản xuất kinh doanh mặt hàng thực phẩm theo kiểu giản đơn, chế biến liên tục, kép kín với những mẻ lớn và công tác sản xuất được tiến hành theo hướng cơ giới hoá có kết hợp thủ công, chu kỳ sản xuất rất ngắn gắn với mặt hàng là thực phẩm đồ nguội nên số ngày quay hàng tồn kho của chi nhánh phải đảm bảo được số lần quay hàng tồn kho phải tương đối nhanh , nếu vòng quay hàng tồn kho của chi nhánh chậm sẽ làm ảnh hưởng lớn tới những sản phẩm này. Mặc dù vòng quay hàng tồn kho của chi nhánh tăng chưa nhanh nhưng cũng thể hiện sự cố gắng không ngừng của chi nhánh trong công tác tiêu thụ sản phẩm góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động mang lại hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và vốn sản xuất kinh doanh nói chung, vòng quay của hàng tồn kho càng nhành thì càng tốt cho chi nhánh. Mặt khác khi những sản phẩm này hoàn thành thì công tác tiêu thụ sản phẩm của chi nhánh cũng diễn ra nhanh chóng, đó là công tác cung ứng sản phẩm của chi nhánh tốt và có được những bạn hàng rất thường xuyên.
Kỳ thu tiền bình quân của chi nhánh năm 2003 giảm được 3 ngày so với năm 2002 đó là sự cố gắng của chi nhánh trong việc thu hồi lại vốn kinh doanh cho chi nhánh, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn lớn. Kỳ thu tiền bình quân chưa thể kết luận được kết quả tốt hay sấu mà phải xem xét mục tiêu chính sách kinh doanh của chi nhánh.
Vòng quay toàn bộ vốn của chi nhánh hầu như không đổi của năm 2003 so với năm 2002 chỉ tăng lên 0,04 vòng, điều đó chứng tỏ khả năng sử dụng vốn của chi nhánh năm 2003 chưa cao hơn so với năm 2002 là bao.
Lợi nhuận doanh thu và doanh lợi tổng vốn đều tăng so với năm 2002 lần lượt là 0,45 và 2,03 hai chỉ tiêu này tăng là do lợi nhuận ròng của năm 2003 tăng nhanh hơn năm 2002.
Doanh lợi vốn chủ sở hữu năm 2003 là 32,3 tăng 4,13 so với năm 2002. Tức là cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu năm 2003 tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh thì tạo ra được 0,32 đồng lợi nhuận ròng tăng 0,0431 đồng so với năm 2002.
Qua phân tích trên thì ta thấy rằng kết quả hoạt dộng sản xuất kinh doanh của chi nhánh đạt được những kết quả cao, mức tăng trưởng ổn định, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước nộp ngân sách nhà nước năm sau tăng hơn năm trước, thu nhập của cán bộ công nhân viên ổn định và không ngừng tăng trưởng. Mặc dù khoản vay chiếm tỷ lệ lớn nhưng với điều kiện sản xuất kinh doanh của chi nhánh khác biệt với các ngành nghề sản xuất kinh doanh khác nên chi nhánh vẫn có được nguồn tài chính khá vững vàng. Trong năm 2003 nhìn chung tình hình bảo toàn và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của chi nhánh là tốt. Có được những kết quả đó là những cố gắng không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên toàn chi nhánh trong việc phát huy tổ chức bảo toàn và sử dụng vốn có hiệu quả năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được thì chi nhánh còn có những tồn tại :
Vốn sản xuất kinh doanh của chi nhánh chủ yếu là đi vay cho nên chi phí sử dụng vốn vay cao làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của chi nhánh.Tài sản cố định của chi nhánh nhìn chung còn tương đối mới tuy là một thế mạnh của chi nhánh nhưng do vậy khoản trích khấu hao tài sản cố định tương đối tốn kém làm giảm đi lợi nhuận của chi nhánh, nhưng đó cũng là một phần tất yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn lưu động của chi nhánh còn hoạt động chưa mấy hiệu quả số vốn bị chiếm dụng của chi nhánh hàng năm còn tương đối cao, có thể hiểu được lý do này là do chi nhánh vừa sản xuất vừa kinh doanh những mặt hàng thực phẩm khác nhau mà chi nhánh không sản xuất.
Nhìn chung trong năm 2003 chi nhánh Vissan đã có nhiều cố gắng trong việc đẩy nhanh quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Song bên cạnh đó còn những tồn tại cần được ban lãnh đạo của chi nhánh quan tâm hơn nữa. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, chi nhánh cần có những phương hướng và biện pháp giải quyết những tồn tại trên. Một mặt, chi nhánh phải giữ vững khả năng huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, mặt khác phải có những biện pháp tích cực thu hồi những khoản vốn đang bị chiếm dụng, nhất là khoản phải thu của khách hàng và giảm thiểu lượng nguyên vật liệu tồn kho một cách tích cực hơn, đồng thời phải cố gắng khai thác tối đa năng lực của đồng vốn tạm thời chiếm dụng được vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tránh tình trạng ứ đọng vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh. Chi nhánh cũng cần có những giải pháp tăng doanh thu hoạt động từ những nguồn thu khác nhau, kết hợp với việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn vốn kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong những năm tiếp theo.
MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG, BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH Ở CHI NHÁNH VIỆT NAM KỸ NGHỆ SÚC SẢN . VISSAN - HÀ NỘI
Phương hướng sản xuất kinh doanh của chi nhánh trong thời gian tới
Tuy chỉ mới thành lập nhưng chi nhánh Việt nam kỹ nghệ súc sản Vissan – Hà nội vài năm trở lại đây cũng đạt được một số thành công nhất định. Để có được những thành công đó ban lãnh đạo chi nhánh cùng toàn thể công nhân viên trong chi nhánh luôn đạt ra cho mình một số phương hướng :
Tổ chức và sử dụng vốn linh hoạt, sáng tạo, năng động trong công tác quản lý cũng như sản xuất kinh doanh, tránh tình trạng tồn đọng vốn trong khâu sản xuất kinh doanh. Trong quá trình thực hiện sản xuất kinh doanh chi nhánh luôn luôn phải chủ trọng đầu tư số vốn hiện có vào sản xuất kinh doanh, hạn chế tới mức thấp nhất số vốn bị tồn đọng.
Tổ chức tốt quá trình sản xuất, đẩy nhanh công tác tiêu thụ sản phẩm. Trong quá trình sản xuất phải cố gắng phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu của quá trình sản xuất , có những biện pháp khen thưởng kịp thời cho cán bộ công nhân viên để nâng cao tinh thần tự giác cũng như tinh thần trách nhiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tránh thất thoát nguyên vật liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm. Khuyến khích công nhân trong quá trình sản xuất sản phẩm mạnh dạn phát huy những sáng tạo trong cải tiến nhằm đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm. Trong việc tiêu thụ sản phẩm luôn luôn đặt khách hàng lên hàng đầu, lắng nghe những đóng góp tích cực của khách hàng. Thường xuyên có những cuộc triển lãm mặt hàng của chi nhánh tại các hội chợ triển lãm nhằm quảng bá sản phẩm sản xuất của chi nhánh hơn nữa để mặt hàng thực phẩm của chi nhánh đi sâu vào tiềm thức đời sống nhân dân.
Thường xuyên kiểm tra định kỳ và bảo dưỡng máy móc thiết bị để tăng năng lực sản xuất sản phẩm, sửa chữa kịp thời máy móc thiết bị hỏng làm giảm công xuất chạy máy của thiết bị. Xây dựng tiêu hao lao động vật tư một cách khoa học vào thực tế nhằm tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.
Không ngừng mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm của mình, phấn đấu tăng các chỉ tiêu kinh tế theo hướng tích cực nhất. Với những thuận lợi sẵn có của mình phải khai thác triệt để những thuân lợi hiện có đó trong thời gian tới, chi nhánh không ngừng đặt ra những chỉ tiêu kế hoạch dựa trên những thuận lợi đó.
Để đạt được những mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài đó, chi nhánh cần có chiến lược dài hạn và các kế hoạch cụ thể trong từng hoàn cảnh, khai thác triệt để nhũng thuận lợi và hạn chế, khắc phục những tồn tại. Một trong những phương hướng chủ yếu mà chi nhánh xác định hiện nay, cũng như trong thời gian tới là phải không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó có vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh được xem là trọng tâm, là bước đi có tính chất quyết định tới sự thành bại của chi nhánh.
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của chi nhánh Vissan-Hà nội
Phân tích tình hình tổ chức và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của chi nhánh Vissan-Hà nội năm 2003 ta thấy rằng mặc dù vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn song chi nhánh đã từng bước khắc phục và đạt được kết quả tương đối khả quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy có nhiều cố gắng cao trong quá trình sản xuất kinh doanh nhưng vẫn còn một số những tồn tại cần được khắc phục để nâng cao hơn nữa hiệu quả của đồng vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ thực tế đó của chi nhánh, đây là một số đóng góp ý kiến của bản thân tôi trong việc góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở chi nhánh Vissan-Hà nội được rút ra từ tình hình thực tế của chi nhánh và lượng kiến thức đã được học ở nhà trường của tôi.
Chủ động xây dựng kế hoạt tạo vốn và sử dụng vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh
Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu khi một doanh nghiệp bắt đầu quá trình đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh là phải tìm ra biện pháp kiến tạo vốn sản xuất kinh doanh. Không những thế, việc tạo vốn còn có ý nghĩa thiết thực trong việc thể hiện vị trí, uy tín cũng như năng lực hoạt động của doanh nghiệp. Nhất là trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường, vấn đè tìm kiếm nguồn tài trọ cho nhu cầu ngày càng khó khăn hơn, đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng được kế hoạch sản xuất kinh doanh khả thi và phải có tiềm lực tài chính hay uy tín nhất định. Kế hoạch sản xuất kinh doanh có hiệu quả hợp lý sẽ là tiền đề để xây dựng kế hoạch huy động vốn và sử dụng vốn nhằm khai thác và tận dụng triệt để mọi nguồn lực trong và ngoài của chi nhánh. Mạnh dạn huy động vốn đầu tư sản xuất kinh doanh để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng thực phẩm của mọi tầng lớp nhân dân, cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên trong chi nhánh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Cần có những biện pháp khác nhau trong việc huy động vốn cho sản xuất kinh doanh đối với nhiều nguồn vốn khác nhau trong việc huy động đó. Có thể có những giả pháp sau trong việc huy động các nguồn vốn khác nhau :
Đối với nguồn vốn tín dụng : Xây dựng các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch đầu tư có hiệu quả làm cơ sở cho việc vay vốn ngân hàng. Như đã xem xét, khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ đến hạn của chi nhánh còn hạn chế, chi nhánh có thể thanh toán khoản nợ đến hạn và số nợ ngắn hạn bằng số tài sản lưu động của mình. Do vậy, để đảm bảo tài chính lành mạnh, trả lãi và gốc kịp thời hạn phải tăng nhanh khả năng thanh toán, bằng cách giải quyết lượng vật tư hàng hoá còn tồn đọng, chuyển nhanh vốn vật tư hàng hoá sang vốn bằng tiền, và hơn nữa mặt hàng của chi nhánh là thực phẩm chế biến, là những thức ăn nhanh nên nguyên vật liệu của chi nhánh không nên mua vào với lượng lớn tránh tồn đọng nguyên vật liệu làm cho vốn bằng tiền trong thanh toán giảm thiểu. Mặt khác, phải tổ chức tốt công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, trang bị nhiều thiết bị hiện dại cho các xưởng sản xuất và các bộ phận khác tu bổ văn văn phòng thường xuyên, hiện đại hoá cơ sở kinh doanh cũng như cửa hàng tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện để chi nhánh có thể đi vay và vay với lượng tiền lớn của ngân hàng.
Đối với nguồn vốn tạm thời chiếm dụng được : Tận dụng tối đa khả năng từng đồng vốn trong thời gian cho phép, đồng thời phải đảm bảo trả được nợ để tạo lòng tin với bạn hàng, khách hàng, nghĩa vụ đối với Nhà nước. Luôn tôn trọng và giữ chữ tín trong hoạt động sản xuất cũng như kinh doanh.
Đối với nguồn vốn hợp tác kinh doanh : Chi nhánh cần tích cực tìm kiếm các cơ hội làm ăn tốt để thu hút vốn của đối tác và có những biện pháp tích cực trong việc sử dụng vốn có hiệu quả mang lại nhiều lợi nhuận. Hơn nữa chi nhánh cần kêu gọi người đầu tư vào chi nhánh một cách tích cực và thường xuyên hơn.
Ngoài các nguồn vốn bên ngoài chi nhánh ra nguồn vốn bên trong chi nhánh cũng là một phần không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh. Chi nhánh có thể tận dụng triệt để nguồn vốn từ tiền trích khấu hao tài sản hàng năm, lợi nhuận để lại, các khoản dự phòng, từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định…
Việc tạo lập và huy động nguồn vốn rất quan trọng, là tiền đề để cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được thực hiện. Việc lập kế hoạch toàn diện, đồng bộ và sát với thực tế sẽ là cơ sở cho việc tổ chức, sử dụng vốn kinh doanh sao cho mang lại hiệu quả cao. Sau khi tạo lập nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì vấn đề có ý nghiã và quan trọng nhất cần phải làm là đó là vấn đề sử dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Một số biện pháp tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh của chi nhánh Vissan-Hà nội
Việc sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả là một trong những điều kiện tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp . Yêu cầu của nền kinh tế thi trường là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không phải bất cứ giá nào, không phải bán những cái gì mình có mà phải sản xuất và kinh doanh những gì mà thị trường cần và thị trường chấp nhận.
Để đáp ứng yêu cầu đó thì người quản lý phải biết vận dụng vốn một cách tiết kiệm và có hiệu quả. Một mặt phải bảo toàn được vốn, mặt khác phải áp dụng biện pháp quay vòng vốn, nâng cao khả năng sinh lời của đồng vốn kinh doanh.
Bên cạnh các biện pháp tích cực mà chi nhánh đã và đang áp dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh của mình thì chi nhánh nên tham khảo, áp dụng một số biện pháp khác như:
Đầu tư đúng hướng TSCĐ, phát huy tối da công xuất máy móc thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
Trong các doanh nghiệp sản xuất vốn cố định thường chiếm tỷ trọng tương đối lớn tại chi nhánh Vissan cũng không là một ngoại lệ vốn cố định của chi nhánh chiếm 41,92 % trong tổng vốn sản xuất kinh doanh của năm 2003. Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu tham gia một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của chi nhánh. Việc huy động năng lực của tài sản cố định vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo được khối lượng sản phẩn lớn, hạ được giá thành sản phẩm, tiết kiệm được nguyên vật liệu, chi phí sản xuất chung, chi phí nhân công… Tất yếu lợi nhuận được nâng lên do hiệu quả sử dụng vốn cố định tăng.
Năm 2003 chi nhánh Vissan đã nâng cấp và đổi mới một số thiết bị trong quá trình sản xuất kinh doanh, điều đó làm cho chất lượng sản phẩm của chi nhánh tăng lên rõ rệt, tỷ xuất lợi nhuận vốn cố định của chi nhánh tăng tuy rằng mức tăng còn hạn chế, nhưng điều đó thấy rằng vốn cố định có tầm ảnh hưởng như thế nào đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Nhưng chi nhánh phải chú ý, khi đầu tư vào mua sắm tài sản cố định dù ít hay nhiều thì chi nhánh cần lựa chọn những nguồn tài trợ dài hạn vì thế thì chi nhánh tránh được biến động bất lợi về mặt tài chính do nguồn vốn ngắn hạn đem lại, khi đầu tư vào tài sản cố định mà sử dụng các khoản vay ngắn hạn sẽ rất nguy hiểm điều đó làm tăng rủi ro tài chính cho chi nhánh khi có biến động tài chính.
Để khắc phục tình trạng sử dụng các khoản vay ngắn hạn để đầu tư vào tài sản cố định, ngoài những nguồn vốn như khấu hao tài sản cố định, lợi nhuận đẻ lại, nợ dài hạn, trong những năm tới chi nhánh có thể huy động vốn bằng cách vay trung và dài hạn từ cán bộ công nhân viên trong chi nhánh. Đây là một biện pháp tạm thời nhằm giảm sức ép về vốn vay nợ bên ngoài và nhất là giảm bớt những rủi ro có thể sảy ra bất cứ lúc nào trong hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh. Muốn vậy chi nhánh cần giải quyết hài hoà lợi ích của cán bộ công nhân viên trong chi nhánh với lợi ích của chi nhánh thông qua biện pháp như đòn bẩy lợi ích kinh tế là lãi suất tiền vay. Cụ thể : Lãi suất tiền vay của cán bộ công nhân viên có thể cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng và nhỏ hơn lãi xuất tiền vay ngân hàng, ngoài ra còn có thể tuyên dương khen thưởng những cán bộ công nhân viên có tiền gửi trong chi nhánh cao. Điều đó đem lại cho chi nhánh những lợi ích kinh tế rõ rệt.
Đi đôi với việc tăng cường đổi mới TSCĐ trên cơ sở đầu tư đúng hướng, chi nhánh cần chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định hiện có bằng cách :
Tận dụng tối đa công suất tài sản cố định hiện có qua việc huy động hết thời gian làm việc của tài sản cố định vào sản xuất, hạn chế tối đa thời gian ngừng việc của máy móc thiết bị trong quá trình sản xuất. Muốn vậy trong những năm tới chi nhánh tích cực tìm kiếm thêm bạn hàng đồng thời không ngừng tìm cách mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình hơn nữa, tăng được số lượng đơn đạt hàng sẽ làm cho công xuất sản xuất sản phẩm của máy móc thiết bị không bị gián đoạn trong quá trình sản xuất sản phẩm của chi nhánh.
Không những vậy chi nhánh cần phải tăng năng lực tài sản cố định bằng cách thay thế các bộ phận, chi tiết có tính chất quyết định đến chất lượng sản phẩm, hoặc đổi mới máy móc thiết bị dần dần trong quá trình sản xuất sản phẩm của chi nhánh.
Do đặc điểm sản phẩm của chi nhánh là mặt hàng thực phẩm sản xuất theo kiểu giản đơn, chế biến liên tục, khép kín với những mẻ lớn và công tác sản xuất theo hướng cơ giới hoá có kết hợp với thủ công nên máy móc thiết bị sản xuất của chi nhánh phải là những máy móc thiết bị có độ an toàn vệ sinh thực phẩm tuyệt đối, chi nhánh nên tăng cường các biện pháp bảo quản cũng như vệ sinh trang thiết bị sản xuất thường xuyên và liên tục.
Tài sản cố định sau mỗi kỳ sản xuất phần vốn được luân chuyển vào giá trị sản phẩm dần dần tăng lên, song phần vốn đầu tư ban đầu vào TSCĐ lại dần giảm xuống cho đến khi TSCĐ hết thời hạn sử dụng, giá trị của nó được chuyển hết vào giá trị sản phẩm đã sản xuất, từ những đặc điểm luân chuyển trên của vốn cố định nên việc quản lý vốn cố định luôn phải gắn liền với việc quản lý hình thái hiện vật của nó là các TSCĐ của chi nhánh.
Chủ động xây dựng kế hoạch sử dụng vốn và cơ cấu lại nguồn vốn
Từ thực tế tìm hiểu cho thấy, chi nhánh chưa chú trọng công tác kế hoạch hoá - một công cụ đắc lực của quản lý trong cơ chế thị trường. Hầu hết mọi vấn đề huy động và sử dụng vốn chưa được xuất phát từ kế hoạch cụ thể để thực hiện (chỉ có một số chỉ tiêu cơ bản như doanh thu, lợi nhuận, nộp thuế ngân sách…) như vậy thường dẫn đến tình trạng mất cân đối cơ cấu nguồn vốn. Để khắc phục tình trạng này, chi nhánh cần lập kế hoạch hoá cụ thể về huy động và sử dụng nguồn vốn, cần chú trọng những vấn đề sau :
+ Xác định một cách chính xác nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó có biện pháp tổ chức huy động nhằm cung ứng vốn một cách đầy đủ và kịp thời, tránh tình trạng thừa vốn sẽ gây lãng phí hoặc thiếu vốn ảnh hưởng sấu đến nhu cầu vốn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm của chi nhánh.
+ Chủ động lập kế hoạch phân phối và sử dụng vốn đã tạo lập được sao cho có hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhất. Cần đầu tư vào mua sắm, thay đổi máy móc thiết bị sản xuất bao nhiêu, cung ứng thu mua nguyên vật liệu như thế nào cho hợp lý và đầy đủ trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, tránh tình trạng thừa hoặc thiếu nguên vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh vì nguyên vật liệu cũng như sản phẩm của chi nhánh không thể để quá lâu, tất yếu dẫn đến tình trạng phải bảo quản một cách tích cực làm cho chi phí bảo quản nguyên vật liệu tăng lên làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của chi nhánh.
+ Khi thực hiện, chi nhánh cần căn cứ cụ thể vào kế hoạch đã lập để làm cơ sở điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của chi nhánh :
- Trong thực tế, nếu phát sinh thêm nhu cầu vốn, chi nhánh cần chủ động đáp ứng kịp thời, đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh được liên tục không bị gián đoạn.
- Mặt khác, nếu thừa vốn chi nhánh phải có biện pháp xử lý một cách linh hoạt, có thể đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng sản lượng sản xuất sản phẩm hoặc cho vay ngắn hạn, đảm bảo một cách chắc chắn đồng vốn trong sản xuất kinh doanh của chi nhánh luôn luôn sinh lời tránh để tình trạng ứ đọng vốn một cách lãng phí.
Việc lập kế hoạch huy động và sử dụng vốn kinh doanh nhất thiết phải dựa vào sự tính toán, phân tích các chỉ tiêu đã phân tích của kỳ trước làm cơ sở cho những dự kiến về biến động của thị trường, mặt khác phải linh hoạt trong huy động và sử dụng vốn khi có biến động của thi trường, các kế hoạch phải được xác lập sao cho có thể tuy cơ ứng biến khi thi trường có biến động.
Theo phân tích thì nguồn hình thành vốn của chi nhánh chủ yếu từ vốn chủ sở hữu và nợ ngắn hạn nguồn kinh phí cấp cho chi nhánh không có, nên chi nhánh cần có kế hoạch cụ thể cho hai nguồn vốn này tránh tình trạng mất cân đối quá của hai nguồn vốn trên.
Tổ chức tốt công tác thu mua, tiêu thụ sản phẩm, thanh toán tiền hàng và thu hồi công nợ
- Đối với khâu thu mua: Ngoài những sản phẩm sản xuất từ chi nhánh thì chi nhánh cần tăng cường liên doanh liên kết chặt chẽ với các đơn vị, tổ chức ở địa phương, để đặt ra các biện pháp khắc phục nhược điểm của nhau để khai thác tốt hơn mỗi bên.
Không chỉ sản xuất sản phẩm thực phẩm mà chi nhánh còn kinh doanh một số mặt hàng thực phẩm khác, nên việc thu mua mặt hàng thực phẩm khác chi nhánh có thể cung ứng vốn cho các đơn vị sản xuất khác để có thể có đầy đủ kịp thời các mặt hàng cần thiết cho những thời điểm tiêu thụ tốt hàng trong năm. Chi nhánh có thể đặt hàng tận gốc tránh được tình trạng phải bỏ một khoản chi phí về hoa hồng cũng như một số chi phí khác, giảm được giá vốn, nâng cao hiệu quả đồng vốn và hiệu quả kinh doanh của chi nhánh. Song cần chú ý quản lý chặt chẽ chi phí thu mua, không để phát sinh chi phí không cần thiết, phải kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng, số lượng hàng mua về, đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả.
Trong việc thu mua nguyên vật liệu của chi nhánh cũng cần được quan tâm tích cực phải có kế hoạch cụ thể trong công tác thu mua nguyên vật liệu, tránh tình trạng thiếu nguyên vật liệu trong quá trình hoạt động sản xuất sản phẩm của chi nhánh. Thực tế hiện nay tình trạng cạnh tranh trong việc thu mua nguyên vật liệu trên thị trường rất lớn vì có rất nhiều đơn vị chế biến, sản suất và kinh doanh mặt hàng thực phẩm như chi nhánh, nên có kế hoạch tránh tình trạng thu mua nguyên vật liệu ép giá cao ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của chi nhánh.
- Khâu bán hàng và tiêu thụ sản phẩm: Do đặc điểm sản xuất và kinh doanh sản phẩm của chi nhánh, nên sản phẩm sản xuất của chi nhánh phải đảm bạo tuyệt đối về độ an toàn vệ sinh thực phẩm không những vậy những sản phẩm này phải đảm bảo về chất lượng, mẫu mã sản phẩm, nhằm tiêu thụ nhanh những sản phẩm sản xuất ra tránh tình trạng hàng hoá của chi nhánh bị tồn kho nhiều gây ứ đọng vốn và làm chậm vòng quay của vốn. Dữ trũ đúng mực theo nhu cầu thị hiếu của khách hàng đó là điều mà ban lãnh đạo của chi nhánh quan tâm, giảm bớt chi phí lưu kho, chi phí bảo quản hàng hoá tồn kho vì những sản phẩm của chi nhánh là những mặt hàng thực phẩm nên chế độ lưu kho khác biệt làm chi phí bảo quản lưu kho tăng.
Không những vậy, chi nhánh cần đa dạng hoá mẫu mã và chủng loại, tìm kiếm và mở rộng nguồn hàng hơn nữa. Quản lý tốt chi phí bán hàng, không để phát sinh chi phí không hợp lý. Qua thực tế thì thấy rằng trong khâu này còn có một tồn tại đó là phương tiện vận tải của chi nhánh còn hạn chế, trong khi đó nhu cầu về chuyên chở mặt hàng là rất lớn, do đó chi nhánh phải bỏ ra một khoản chi phí về vận tải thuê ngoài, vì vậy chi nhánh cần chú trọng đầu tư vào khâu vận tải hơn nữa để có thể tổ chức thu mua hàng hoá cũng như nguyên vật liệu tiêu dùng, tiết kiệm được vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
- Đối với công tác thanh toán và thu hồi công nợ: Thực trạng hiện nay của chi nhánh, số vốn lưu động bị chiếm dụng của chi nhánh vẫn còn khá lớn điều đó làm ảnh hưởng tới lưu chuyển của đồng vốn lưu động, cụ thể là khoản phải thu của khách hàng còn chiếm rất lớn chiếm 29,21 % trong tổng vốn lưu động tương đương là 1.982.491.535đ của chi nhánh trong năm 2003 chi nhánh nên thu hồi lại khoản này trong thời gian tới tránh tình trạng làm giảm vòng quay của vốn. Biện pháp để khắc phục tình trạng trên có thể là chi nhánh nên quản lý chặt chẽ hơn nữa các khoản công nợ, dùng các biện pháp cần thiết để đảm bảo việc thanh toán được thực hiện đúng hạn, yêu cầu với người mua hàng được ứng một số tiền trước, cam kết thanh toán, không để tình trạng bị chiếm dụng vốn quá lớn. Đối với các khoản bị chiếm dụng khác, chi nhánh cần có biện pháp thu hồi tích cực hơn. Cũng có thể xắp xếp các khoản
phải thu theo đối tượng và thời gian bị chiếm dụng để tiện theo dõi và có biện pháp đôn đốc khách hàng trả tiền.
Tiếp tục tìm kiếm thị trường tăng doanh thu
Dù chi nhánh Vissan-Hà nội là một đơn vị sản xuất kinh doanh mặt hàng thực phẩm tiêu dùng không lớn, nhưng không dừng lại ở thị trường tại địa bàn Hà nội nói riêng và miền bắc nói chung, chi nhánh cần tích cực đầu tư cho công tác tìm kiếm thị trường cả nước và hướng tới suất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài, có được sản phẩm chất lượng và độ an toàn vệ sinh thực phẩm cao chưa có nghĩa là hàng hoá của chi nhánh làm ra có thể tiêu thụ nhanh được do vậy chi nhánh cần xúc tiến các hoạt động tìm kiếm thị trường, giới thiệu sản phẩm của mình đến tận nhà của người tiêu dùng, lắng nghe những ý kiến của khách hàng là điều hết sức quan trọng cần phải làm, ta thấy rằng mức độ tiếp thị sản phẩm của chi nhánh chưa cao, chưa thấy một chương trình quảng cáo sản phẩm hay giới thiệu sản phẩm của chi nhánh trên các phương tiện thông tin đại chúng mà điều đó là rất cần thiết với những sản phẩm chế biến và sản xuất mặt hàng thực phẩm của chi nhánh, cho nên chi nhánh cần nghiên cứu xem xét vấn đề quảng bá sản phẩm của mình một cách tích cực hơn nữa. Như thế thì sản phẩm của chi nhánh sản xuất ra sẽ tiêu thụ được nhiều hơn nữa, từ đó làm cho doanh thu tiêu thụ sản phẩm của chi nhánh tăng lên, lợi nhuận tăng lên và điều tất yếu là hiệu quả sản xuất kinh doanh của chi nhánh tăng lên.
Mặt khác, chi nhánh cần mở thêm một số đại lý giới thiệu sản phẩm ở một số thành phố lớn khác, tìm kiếm thêm các đại lý tiêu thụ sản phẩm, có chế độ hoa hồng hấp dẫn theo số lượng hàng bán ra khi đó đại lý sẽ hướng dẫn khách hàng vào những sản phẩm của chi nhánh. Có những chương trình khuyến mãi thích hợp nhằm hấp dẫn sự tò mò và ham muốn tìm kiếm may mắn của thị hiếu người tiêu dùng.
Tổ chức tốt công tác kế toán và thường xuyên phân tích hoạt động tài chính trong chi nhánh.
Qua tìm hiểu và phân tích tình hình thực tế tại chi nhánh Vissan - Hà nội ta thấy công tác kế toán được tổ chức khá tốt. Phòng Tài chính - Kế toán đã thực hiện tốt vai trò của mình trong việc quản lý vốn, cân đối thu chi tài chính để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Đây là ưu điểm mà chi nhánh mà chi nhánh cần duy trì để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh daonh của mình.
Bên cạnh đó, trong công tác kế toán cần phải thường xuyên phân tích tình hình tài chính của chi nhánh. Sở dĩ phải làm công việc này bởi vì các Báo cáo Tài chính Kế toán như: Bảng cân đối Kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính mới có chỉ rõ kết quả đạt được. Để hiểu được các số liệu đó, xem xét kết quả chi nhánh đạt được những gì, còn tồn tại những vấn đề gì, nguyên nhân của những tồn tại đó là do đâu… thì rõ ràng chi nhánh càn thực hiện phân tích đánh giá tình hình tài chính. Hơn nữa, hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh diễn ra thường xuyên không có tính thời vụ nên chi nhánh cũng phải thường xuyên phân tích để nắm bắt được tình hình cụ thể chung, xử lý kịp thời các vấn đề tài chính đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh đạt hiệu quả cao nhất. Trong những năm qua chi nhánh đã làm tốt vấn đề báo cáo phân tích tình hình tài chính theo năm, nhưng như vậy vẫn chưa thể sát thực với tình hình thực tế, cho nên chi nhánh cần tổ chức phân tích hoạt động tài chính theo quý trong năm điều đó rất phù hợp với tình hình thực tế hơn. Bởi lẽ, nếu phân tích các hoạt động kinh tế đúng đắn, sâu sắc và thường xuyên theo từng quý thì chi nhánh sẽ tìm ra cho mình những phương thức giải quyết các vấn đề tài chính tích cực hơn, nhất là vấn đề vốn kinh doanh một vấn đề có tính tổng quát nhất.
Trên đây là một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở chi nhánh Kỹ nghệ súc sản Vissan - Hà nội, do quá trình Sản xuất kinh doanh là một quá trình vận động liên tục bao gồm nhiều khâu và Vốn kinh doanh cũng không ngừng vận động qua các khâu đó, do vậy chi nhánh nên xem xét và cân nhắc có thể sử dụng tổng hợp các biện pháp trên chắc chắn đem lại kết quả tốt đẹp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, làm cho hiệu quả sử dụng Vốn kinh doanh của chi nhánh được nâng cao như mong muốn của toàn bộ Cán bộ công nhân viên trong toàn chi nhánh.
KẾT LUẬN
Với điều kiện môi trường kinh doanh hiện nay, vấn đề Vốn kinh doanh và việc nâng cao hiệu quả vốn kinh doanh nói chung luôn luôn là vấn đề hết sức cần thiết cho tất cả các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp thường xuyên phải quan tâm một cách tích cực. Việc tổ chức huy động vốn cho sản xuất kinh doanh như thế nào và việc quản lý sử dụng vốn ra sao cho hợp lý luôn là bài toán cho các nhà quản trị trong doanh nghiệp, các nhà quản trị trong doanh nghiệp phải làm sảo phát huy hết tính tối ưu của đồng vốn bỏ ra sao cho có hiệu quả cao nhất, đó thật sự là việc sống còn của mỗi doanh nghiệp trên thị trường.
Từ những thực tế và lý luận chung về Vốn kinh doanh và nâng cao tính hiệu quả của vốn kinh doanh là vấn đề hết sức tổng quát về cả lý luận lẫn thực tiễn trong quá trình tìm hiểu ở chi nhánh Vissan - Hà nội. Do trình độ lý luận và khả năng lĩnh hội thực tế còn nhiều hạn chế, chắc chắn chuyên đề của em còn rất nhiều hạn chế. Em thật sự rất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo, ban lãnh đạo chi nhánh để chuyên đề của em có được sự hoàn thiện hơn.
Thay lời kết, em xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô giáo trong bộ môn Quản Trị Tài chính Doanh Nghiệp, Ban lãnh đạo của các phòng ban trong chi nhánh Vissan- Hà nội, đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy giáo, Tiến sỹ Bạch Đức Hiển đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ hoàn thành chuyên đề này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Quản trị Tài chính doanh nghiệp - Học viện tài chính 2001
Đồng chủ biên: PGS-TS Nguyễn Đình Kiệm
TS Nguyễn Đăng Nam
2. Giáo trình Kế toán tài chính - Học viện tài chính 2001
Đồng chủ biên: PGS-TS Ngô Thế Chi
TS Nguyễn Đình Đỗ
3. Giáo trình Phân tích hoạt động tài chính - Học viện tài chính 2001
Chủ biên: TS Nguyễn Thế Khải
4. Giáo trình Tài Chính Học – Nhà xuất bản Tài chính
5. Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác-Lê nin- Nhà xuất bản Giáo dục
6. Tạp chí tài chính 2003
7. Tạp chí doanh nghiệp 2003
8. Một số luận văn của Khoá trước
9. Một số tài liệu khác
MỤC LỤC
lỜI NÓI ĐẦU 1
KẾT LUẬN 54
Nội dung
Năm 2002
Năm 2003
Chênh lệch
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
I. Tổng vốn sxkd
10.876.085.263
100
11.685.163.895
100
+ 809.078.632
+ 7,44
- Vốn cố định
4.692.375.016
43,14
4.898.215.084
41,92
+ 205.840.068
+,4,39
-Vốn lưu động
6.183.710.247
56,86
6.786.948.811
58,08
+ 603.238.564
+ 9,76
II. Nguồn vốn
1. Theo nguồn hình thành
- Vốn chủ sở hữu
4.135.127.813
38,02
4.640.332.475
39,71
+ 505.204.662
+ 12,22
+ Nguồn vốn quỹ
4.135.127.813
38,02
4.640.332.475
39,71
+ 505.204.662
+ 12,22
+ Nguồn kinh phí
- Nợ dài hạn
6.740.957.450
61,98
7.044.831.420
60,29
+ 303.873.970
+ 4,51
+ Nợ ngắn hạn
5.691.325.136
52,32
6.157.210.592
52,69
+ 465.885.456
+ 8,19
+ Nợ dài hạn
1.045.719.215
9,61
886.381.375
7,59
- 159.337.840
- 15,24
+ Nợ khác
3.913.099
0,05
1.239.453
0,01
- 2.673.646
- 68,33
2. Thời gian huy động
- Vốn thường xuyên
6.537.205.473
60,11
6.947.219.547
59,45
+ 410.014.074
+ 6,27
- Vốn tạm thời
4.338.879.790
39,89
4.737.944.348
40,55
+ 399.064.558
+ 9,20
Bảng 02. NGUỒN HÌNH THÀNH VỐN CỦA CHI NHÁNH VISSAN-HÀ NỘI
ĐVT: Đồng
Bảng 03: SỰ BIẾN ĐỘNG CÁC KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ 2002 – 2003
Nội dung
Năm 2002
Năm 2003
Chênh lệch
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Nợ phải trả
6.740.957.450
100
7.044.831.420
100
+303.873.970
+4,51
I. Nợ ngắn hạn
5.691.325.136
84,42
6.157.210.592
87,4
+465.885.456
+8,19
1. Vay ngắn hạn
4.377.942.413
64,94
4.445.273.156
63,1
+67.330.743
+1,54
- Vay ngân hàng
2.918.628.275
43,29
2.682.572.064
38,08
-236.056.211
-8,1
- Vay CBCNV
1.459.314.138
21,65
1.762.701.092
25,02
+303.386.954
+20,8
2. Nợ dài hạn đến hạn trả
416.184.729.
6,17
306.328.748
4,35
-109.855.981
-26,4
3. Phải trả cho người bán
158.092.364
2,34
470.016.075
6,67
+311.923.711
+197
4. Người mua trả tiền trước
93.236.945
1,38
158.938.597
2,25
+65.701.652
+69
5. Thuế và các khoản phải nộp NN
164.547.158
2,44
143.913.568
2,04
-20.633.590
-12,54
6. Phải trả CNV
227.549.146
3,37
356.743.157
5,06
+129.194.011
+56,8
7. Các khoản PTPN khác
253.772.381
3,78
275.997.291
3,93
+22.224.910
+8,75
II. Nợ dài hạn
1.045.719.215
15,51
886.381.375
12,58
-195.337.840
-15,24
1. Vay dài hạn
1.045.719.215
15,51
886.381.375
12,58
-195.337.840
-15,24
III. Nợ khác
3.913.099
0,07
1.239.453
0,02
-2.673.646
-68,33
1. CF phải trả
3.913.099
0,07
1.239.453
0,02
-2.673.646
-68,33
ĐVT: Đồng
Loại TSCĐ
31/12/2002
31/12/2003
Trong kỳ
Chênh lệch
Nguyên giá
%
Nguyên giá
%
Tăng
Giảm
Số tiền
%
I. TSCĐ đang dùng
6.492.659.256
100
6.882.218.812
100
316.349.556
73.210.000
+389.559.556
+6,01
1. TSCĐ dùng trong SXKD
6.411.659.256
98,8
6.801.218.812
98,8
316.349.556
73.210.000
+389.559.556
+6,07
- Nhà cửa vật kiến trúc
3.419.526.437
52,7
3.611.578.428
52,5
192.051.991
-
+192.051.991
+4,3
- Máy móc thiết bị
2.655.243.571
40,9
2.842.673.652
41,3
114.430.081
73.000.000
+187.430.081
+5,77
- Phương tiện vận tải, truyền dẫn
261.741.594
4,03
264.202.417
3,84
2.460.823
-
+2.460.823
+1,01
- Thiết bị dụng cụ quản lý
75.147.654
1,17
82.764.315
1,16
7.406.661
210.000
+7.616.661
+8,81
2. TS phúc lợi công cộng
0
0
0
0
0
3. TSCĐ vô hình
81.000.000
1,2
81.000.000
1,2
0
0
0
II. TSCĐ chưa cần dùng
III. TSCĐ không cần dùng
Tổng
6.492.659.256
100
6.882.218.812
100
316.349.556
73.210.000
+389.559.556
+6,01
Bảng 04: TÌNH HÌNH TĂNG GIẢM TSCĐ NĂM 2003
ĐVT: Đồng
Bảng 07. TÌNH HÌNH SỦ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH NĂM 2002 – 2003
Nội dung
31/12/2002
31/12/2003
Chênh lệch
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
I. Vốn bằng tiền
464.940.620
7,37
826.827.977
12,17
+361.887.357
+77,8
1. Tiền mặt tại quỹ
75.360.073
1,19
157.682.194
2,32
82.322.121
+109
2. Tiền gửi ngân hàng
389.580.547
6,18
669.145.783
9,85
279.565.236
+71,8
II. Các khoản phải thu
2.065.055.158
33,4
2.323.680.210
34,24
+258.625.052
+12,5
1. Các khoản PT của KH
1.829.571.429
29,6
1.982.491.535
29,21
+152.920.106
+8,36
2. Phải trả trước cho người bán
86.541.364
1,39
183.456.726
2,7
+96.915.362
+112
3. Phải thu nội bộ
5.146.735
0,08
12.163.847
0,18
+7.017.112
+136,3
4. Phải thu khác
143.795.630
2,33
145.568.102
2,15
+1.772.472
+1,23
III. Hàng tồn kho
3.583.921.606
58,1
3.508.320.721
51,7
-75.600.885
-2,11
1. Nguyên vật liệu tồn kho
2.986.601.338
48,41
2.684.257.362
39,57
-302.343.976
-10,02
2. Công cụ dụng cụ trong kho
47.782.338
0,78
68.153.057
1,18
+20.370.719
+42,63
3. Chi phí SX dở dang
-
-
-
4. Thành phẩm tồn kho
397.468.164
6,44
692.761.059
10,02
+295.292.895
+74,3
5. Hàng hóa tồn kho
152.069.766
2,47
63.149.243
0,93
-88.920.523
-58,47
IV. Tài sản lưu dộng khác
69.792.863
1,13
128.119.903
1,89
+58.327.040
+83,6
1. Tạm ứng
18.264.186
0,29
128.119.903
1,89
+109.855.717
+601,4
2. Thế chấp ký quỹ ngắn hạn
51.528.677
0,84
-
-51.528.677
Tổng cộng
6.183.710.247
100
6.786.948.811
100
+603.238.564
+ 9,76
ĐVT: Đồng.
Bảng 07. TÌNH HÌNH SỦ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH NĂM 2002 – 2003
Nội dung
31/12/2002
31/12/2003
Chênh lệch
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
I. Vốn bằng tiền
464.940.620
7,37
826.827.977
12,17
+361.887.357
+77,8
1. Tiền mặt tại quỹ
75.360.073
1,19
157.682.194
2,32
82.322.121
+109
2. Tiền gửi ngân hàng
389.580.547
6,18
669.145.783
9,85
279.565.236
+71,8
II. Các khoản phải thu
2.065.055.158
33,4
2.323.680.210
34,24
+258.625.052
+12,5
1. Các khoản PT của KH
1.829.571.429
29,6
1.982.491.535
29,21
+152.920.106
+8,36
2. Phải trả trước cho người bán
86.541.364
1,39
183.456.726
2,7
+96.915.362
+112
3. Phải thu nội bộ
5.146.735
0,08
12.163.847
0,18
+7.017.112
+136,3
4. Phải thu khác
143.795.630
2,33
145.568.102
2,15
+1.772.472
+1,23
III. Hàng tồn kho
3.583.921.606
58,1
3.508.320.721
51,7
-75.600.885
-2,11
1. Nguyên vật liệu tồn kho
2.986.601.338
48,41
2.684.257.362
39,57
-302.343.976
-10,02
2. Công cụ dụng cụ trong kho
47.782.338
0,78
68.153.057
1,18
+20.370.719
+42,63
3. Chi phí SX dở dang
-
-
-
4. Thành phẩm tồn kho
397.468.164
6,44
692.761.059
10,02
+295.292.895
+74,3
5. Hàng hóa tồn kho
152.069.766
2,47
63.149.243
0,93
-88.920.523
-58,47
IV. Tài sản lưu dộng khác
69.792.863
1,13
128.119.903
1,89
+58.327.040
+83,6
1. Tạm ứng
18.264.186
0,29
128.119.903
1,89
+109.855.717
+601,4
2. Thế chấp ký quỹ ngắn hạn
51.528.677
0,84
-
-51.528.677
Tổng cộng
6.183.710.247
100
6.786.948.811
100
+603.238.564
+ 9,76
ĐVT: Đồng.
Bảng 08: SO SÁNH VỐN CHIẾM DỤNG VÀ BỊ CHIẾM DỤNG CỦA CHI NHÁNH NĂM 2003
ĐVT: Đồng
Nội dung
31/12/2002
31/12/2003
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ trọng trong VLĐ
Số tiền
Tỷ trọng trong VLĐ
Số tiền
%
I. Các khoản phải trả
897.197.994
14,51
1.405.608.688
20,71
+508.410.694
+56,7
1. Phải trả cho người bán
158.092.364
2,57
470.016.075
6,93
+311.923.711
+197
2. Người mua trả tiền trước
93.236.945
1,51
158.938.597
2,34
+65.701.652
+69
3. Thuế và các khoản phải nộp NN
164.547.158
2,66
143.913.568
2,12
-20.633.590
-12,54
4. Phải trả công nhân viên
227.549.146
3,68
356.743.157
5,26
+129.194.011
+56,8
5. Phải trả phải nộp khác
253.772.381
4,09
275.997.291
4,06
+22.224.910
+8,75
II. Các khoản phải thu
2.065.055.158
33,4
2.323.680.210
34,24
+258.625.052
+12,8
1. Phải thu của khách hàng
1.829.571.429
29,6
1.982.491.535
29,21
+152.920.106
+8,36
2. Trả trước cho người bán
86.541.364
1,41
183.456.726
2,71
+96.915.362
+112
3. Phải thu nội bộ
5.146.735
0,08
12.163.847
0,17
+7.017.112
+136,3
4. Phải thu khác
143.795.630
2,31
145.568.102
2,15
+1.772.472
+1,23
Số vốn chiếm dụng được ( I-II )
-1.167.857.164
-18,89
-918.071.522
-13,53
+249.785.642
+43,9
Bảng 10. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH VISSAN
ĐVT : Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Chênh lệch
Số tiền
Tổng doanh thu
43.104.964.611
46.295.219.794
+3.190.255.183
Các khoản giảm trừ
25.647.360
+25.647.360
1. Doanh thu thuần
43.104.964.611
46.269.572.434
+3.164.607.823
2. Giá vốn hàng bán
38.407.702.584
40.925.368.765
+2.517.666.181
3. Lợi nhuận gộp
4.697.262.027
5.344.203.669
+646.941.642
4. Chi phí bán hàng
431.940.447
682.491.574
+250.551.127
5. Chi phí quản lý doanh nghiệp
3.145.682.534
3.246.408.981
+100.726.447
6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD
1.119.639.046
1.415.303.114
+295.664.068
7. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
229.632.174
258.697.164
+29.046.990
8. Tổng lợi nhuận trước thuế
890.006.872
1.156.605.950
+266.599.078
9. Thuế thu nhập doanh nghiệp
284.802.199
370.113.904
+85.311.705
10. Lợi nhuận sau thuế
605.204.673
786.492.046
+181.287.373
=
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- C0168.doc