Đây cũng là vấn đề rất quan trọng và cần làm ngay. Đối với những lễ hội, các hoạt động văn hoá ở gần khu trung tâm hoặc ở thàng phố thì không nói làm gì. Nhưng một số nhiều các lễ hội ở vùng ra trung tâm dịch vụ lưu trú và đón khách còn rất nghèo nàn, nhiều nơi không có chỗ cho du khách nghỉ qua đêm, khách phải vào nhà dân ngủ. Hoặc các lễ hội của đồng bào dân tộc thiểu số vì chưa có đường sá thuận tiện nên chưa thể khai thác vào du lịch. Cơ sở hạ tầng và mạng lưới giao thông là một trong những điều kiện cơ bản để phát triển du lịch, đưa du khách đến với tất cả các màu sắc văn hoá dân tộc mình.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp cơ bản nhằm khai thác bản sắc văn hoá dân tộc trong phát triển du lịch Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Hơn bốn nghìn năm văn hiến, lịch sử đất nước ta trải qua nhiều thăng trầm biến cố. Nhiều kẻ thù mưu toan đồng hoá văn hoá Việt Nam để hòng đô hộ nước ta lâu dài. Nhưng nền văn hoá Việt Nam không những được bảo vệ, giữ gìn mà cho ông ta còn biết tiếp thu những tinh hoa văn hoá của các nước khác làm giàu thêm bản sắc văn hoá Việt Nam. Có được một nền văn hoá truyền thống độc đáo, giàu bản sắc như ngày nay là cả một quá trình lao động, sáng tạo và đấu tranh bền bỉ của dân tộc, vừa xây những cái đẹp, cái văn minh, cái tiến bộ, vừa chống cái xấu, cái lạc hậu, phản động, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, bài trừ văn hoá lai căng, vọng ngoại. Quả thật để giữ gìn và phát huy được "cái hồn" của văn hoá dân tộc quả là một cuộc đấu tranh gay gắt. Cuộc đấu tranh đó đã trở thành sống còn, bởi lẽ một dân tộc đánh mất bản sắc dân tộc của văn hoá là dân tộc đó tự đánh mất chính mình.
Đất nước ta mới từ bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường chưa có sự chuẩn bị đầy đủ. Kinh tế thị trường với văn hoá truyền thống đem lại cái được, cái mất, cái thoát khỏi, cái đang bị nhiễm. Đối với du lịch Việt Nam vấn đề khai thác bản sắc văn hoá dân tộc trong sự phát triển du lịch, trong mấy năm gần đây rất được Đảng và Nhà nước quan tâm. Mong muốn của du khách khi thực hiện chuyến du lịch không đơn thuần chỉ ngắm nhìn những danh lam thắng cảnh những di tích cổ, nghe những huyền thoại về đất nước con người thông qua những di tích lịch sử mà còn là nhu cầu hiểu biết về phong tục tập quán, nét sinh hoạt văn hoá truyền thống dân gian cũng như đời sống hiện tại đòi hỏi người làm công tác du lịch phải đáp ứng ngày càng lớn không chỉ bề rộng mà cả bề sâu, phải đưa ra được những sản phẩm du lịch đặc thù mang đậm đà bản sắc văn hoá Việt Nam để thu hút hơn khách du lịch.
ở Việt Nam, vấn đề bản sắc văn hoá dân tộc đang là một vấn đề trao đổi tìm kiếm lời giải đáp. Vì vậy em chọn đề tài: Một số giải pháp cơ bản nhằm khai thác bản sắc văn hoá dân tộc trong phát triển du lịch VN
Bài viết chia làm 3 phần:
Chương I: Bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam.
Chương II: Khai thác bản sắc văn hoá dân tộc trong phát triển du lịch
Việt Nam hiện nay.
Chương III: Một số giải pháp cơ bản nhằm khai thác bản sắc văn hoá
dân tộc trong phát triển du lịch Việt Nam.
Bài viết này chắc chắn sẽ không khỏi sai sót. Mong thầy cô giúp đỡ và bổ sung thêm.
Chương I
Bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam
I-/ Khái niệm và đặc điểm.
1-/ Bản sắc văn hoá là gì ?
Mỗi tộc người đều có một nền văn hoá với một bản sắc riêng được hình thành trong lịch sử và trong mỗi không gian xã hội cụ thể, dù đó là dân tộc đa số hay dân tộc ít người. Các nền văn hoá đều có giá trị theo chức năng xã hội của nó và các nền văn hoá ấy đã làm phong phú thêm cho nền văn minh nhân loại.
Bản sắc văn hoá là những giá trị vật chất và tinh thần đặc thù riêng của một dân tộc, do họ sáng tạo và tích luỹ trong sự tương tác giữa môi trường tự nhiên và xã hội của mình.
Bản sắc văn hoá riêng của từng dân tộc biểu hiện cụ thể và dễ nhận biết sự riêng biệt này. Người ta có thể nhận biết bản sắc dân tộc qua trang phục truyền thống, cách ăn nói, món ăn, thức uống, cách ứng xử, lễ hội, dân ca, âm nhạc dân gian, kiến trúc, mỹ thuật dân gian... Đây cũng chính là sự khác biệt giữa dân tộc này với dân tộc khác.
Bản sắc văn hoá bao gồm hai loại:
- Các giá trị văn hoá vật thể: là các di tích kiến trúc, các phong cảnh thiên nhiên, ... do vị trí địa lý và con người sáng tạo, tích luỹ. Nó có tính đặc thù riêng do mỗi dân tộc sống ở một lãnh thổ riêng điều kiện tự nhiên khác nhau. ý tưởng sáng tạo của mỗi dân tộc cũng khác nhau. ở Việt Nam, kiến trúc chủ yếu là theo kiểu thấp về chiều cao nhưng trải dài trên diện rộng vì thường xuyên chống đỡ với thiên nhiên khắc nghiệt. Các công trình kiến trúc có xu hướng hoà mình vào thiên nhiên ẩn hiện trong thiên nhiên. Ngược lại, ở Mỹ các công trình kiến trúc đồ sộ, to lớn như thách thức với thiên nhiên.
- Các giá trị văn hoá phi vật thể: là âm nhạc, ngôn ngữ, huyền thoại, nghi thức, phong tục tập quán, ... do con người sáng tạo trong quá trình lao động. Âm nhạc Việt Nam dịu dàng tha thiết với cây đàn bầu, ở Tây Âu là những bản nhạc hùng tráng với giàn nhạc gồm nhiều người, nhiều nhạc cụ khác nhau.
Dù vật thể hay phi vật thể thì hai loại hình này gắn bó chặt chẽ với nhau, lồng vào nhau, sự phân biệt chỉ là tương đối. Vì những loại phi vật thể đa số được thể hiện ở những hình thái và trạng thái vật hoá.
2-/ Đặc điểm:
Mỗi dân tộc có một bản sắc văn hoá riêng. Đó là sự sáng tạo và tích luỹ của cả một cộng đồng trong một thời gian dài từ khi xuất hiện những thành viên đầu tiên. Chính vì vậy, nó trở thành bản chất, tính cách của dân tộc truyền từ đời này sang đời khác. Nhưng bản sắc văn hoá dân tộc cũng không phải là yếu tố bất biến. Trải qua nhiều thế hệ, bản sắc văn hoá không ngừng được phát triển và bổ sung những tinh hoa văn hoá của dân tộc khác làm giàu thêm bản sắc văn hoá mình. Mặt khác, nếu không biết giữ gìn thì bản sắc văn hoá của dân tộc đó sẽ dần bị lai tạp. Dân tộc đó sẽ đánh mất bản sắc văn hoá riêng cũng như đánh mất chính mình.
Bản sắc văn hoá dân tộc là niềm tự hào của cả dân tộc. Dù đi đâu, về đâu, trong lòng mỗi người luôn dành cho nó một chỗ quan trọng nhất với cả một tấm lòng thương yêu, trân trọng. Đó là sự hãnh diện với dân tộc khác.
Trong thời đại bùng nổ thông tin, khoa học kỹ thuật, sự bành trướng của một nền kinh tế thương mại đang ngày càng toàn cầu hoá, sự xâm lăng của truyền hình tới mọi hang cùng ngõ hẻm, đã làm thế giới ngày càng trở nên đồng nhất, các dân tộc ngày càng bị mất đi giá trị của riêng mình. Chính trong bối cảnh đó các quốc gia bắt đầu nhìn lại. Họ đang tìm lại chính mình trước khi quá muộn.
II-/ Bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam
1-/ Văn hoá Việt Nam theo thời gian lịch sử:
1.1 Lớp văn hoá bản địa: (Văn hoá thời tiền sử và thời Văn lang Âu lạc)
Theo những kết quả nghiên cứu của những nhà khảo cổ học Việt Nam thì văn hoá núi Đọ (Thanh Hoá) xuất hiện cách đây 30 vạn năm. Trên đất nước Việt Nam đã có bầy người tối cổ sinh sống (thuộc vào thời đại đồ đá cũ).
Cách đây 1 vạn năm có văn hoá Hoà Bình (Thuộc thời đại đồ đá giữa) con người đã làm nông nghiệp và chọn nghề lúa nước sinh sống. Có thể nói rằng: bản sắc văn hoá nước ta hình thành chính từ thời kỳ trồng lúa nước. Mọi tiềm ẩn trong nền văn hoá nước ta chính từ nghề trồng lúa nước mà ra. Bản sắc văn hoá Việt Nam đến nay vẫn mang đậm nền kinh tế nông nghiệp. Các kiến trúc đình, đền, chùa, lăng tẩm, cung điện đều thấp bé, hoa văn uốn lượn, thể hiện cuộc sống nông nghiệp thường xuyên chống chọi với bão lũ, thiên tai. Các lễ hội truyền thống đều mang đậm tín ngưỡng thờ các vị thần thiên nhiên, mong muốn mưa thuận gió hoà để mùa màng tươi tốt.
Sau đó là thời kỳ đồ đá, đồ đồng. Đặc biệt với trống đồng Đông Sơn, mặt trống gồm 9 vòng tròn đồng tâm chạm khắc trang trí, phản ánh toàn bộ cuộc sống thời Văn Lang - Âu Lạc. ở giữa có ngôi sao 5 cánh, có thể nói đây là đỉnh cao của mỹ thuật.
1.2 Giai đoạn thời Bắc thuộc
Đây là thời kỳ mất chủ quyền, độc lập lâu nhất ở nước ta (hơn 1000 năm). Nhân dân ta phải chịu nô lệ, quốc hiệu không có, tiếng nói không được công nhận. Nước ta chỉ là một quận của Trung Quốc. Thời kỳ này cũng chính là thời kỳ đấu tranh gay go nhất để bảo tồn bản sắc văn hoá người Việt. Phong kiến Trung Quốc đồng hoá nước ta bằng cách xoá bỏ văn hoá nước ta, thiết lập trên đất nước ta nhiều thể chế chính trị, một phong tục tập quán, các lễ nghi, phương thức canh tác giống như Trung Hoa. Đạo nho, đạo phật cũng vào nước ta và nó ảnh hưởng tới cả những chế độ phong kiến nước ta sau này.
Đây là thời khủng hoảng mạnh nhất của văn hoá nước ta. Bản sắc văn hoá nhiều lúc tưởng như không còn. Nhưng trải qua 1080 Bắc thuộc không những chúng ta giữ gìn được bản sắc riêng của người Việt Nam mà còn tiếp thu những tinh hoa văn hoá ở Trung Hoa biến thành cái của riêng mình. Điều đó khẳng định sự vững chắc của bản sắc văn hoá Việt Nam và tạo đà cho sự phát triển sau này.
1.3 Kỷ nguyên văn hoá Đại Việt:
Trải qua các triều đại phong kiến, bản sắc văn hoá Việt Nam vẫn được giữ vững mà không ngừng phát triển. Nhiều lễ hội dân gian, phong tục tập quán ra đời. Nó khẳng định nét đặc thù riêng của văn hoá Việt Nam.
1.4 Văn hoá Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ:
Dưới thời Pháp thuộc, nước ta bắt đầu tiếp cận với xu thế mới, công - thương nghiệp tương đối phát triển, tiếp thu văn hoá Tây Âu. Do chính sách đồng hoá của Pháp nhiều nét bản sắc riêng của dân tộc, con người Việt Nam bị mất đi thay vào đó những nét hiện đại hương. Ví dụ như trang phục quần áo bà ba, áo tứ thân bị thay vào đó là quần âu, áo sơ mi... Đó là sự lột xác tất yếu để bản sắc dân tộc đứng vững và không ngừng phát triển. Mặc dù có sự thay đổi nhưng cái bản sắc, cái đặc thù riêng của dân tộc vẫn không thay đổi.
1.5 Xây dựng bản sắc văn hoá dưới thời kỳ mới (từ 1945 đến nay)
Dưới thời kỳ mới, cùng với phát triển kinh tế đi lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta luôn giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, đưa nó lên một tầm cao mới, cái nhìn mới và có lý luận riêng. Có những chế độ, chính sách, pháp lệnh rõ ràng để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam.
Dù dưới thời kỳ nào, chế độ nào thì con người Việt Nam vẫn luôn luôn mang đậm nét Việt Nam. Không một ai, và không một cái gì có thể thay đổi được bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. Và chắc chắn nó sẽ không ngừng được giữ gìn và phát huy hơn.
2-/ Tổng quan về văn hoá Việt Nam
Nước Việt Nam là tổ quốc của đại gia đình các dân tộc anh em gồm 54 thành phần dân tộc khác nhau. Mỗi dân tộc có một nền văn hoá riêng và chúng ta có 54 nền văn hoá mang bản sắc riêng để hình thành một nền văn hoá Việt Nam thống nhất mang tính đa dạng và nhiều màu sắc phong phú, hoành tráng. Văn hoá: Việt (Kinh) là một nền văn hoá từ Bắc đến Nam, từ Trung Du đến Đồng Bằng, vùng ven biển đến hải đảo. Đó là nền văn hoá đa dạng về chất liệu văn hoá địa phương của nó.
Tất cả những nền văn hoá mang bản sắc riêng của các dân tộc Việt Nam đều xuất phát từ nền văn minh nông nghiệp truyền thống, từ những phong tục và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, chiêm ngưỡng những thần linh giúp dân trong cuộc sống, những thần nhân cứu khổ cứu nạn cho con người và đi đầu trong việc khai phá vùng đất mới để mọi người sinh tồn.
Bản sắc văn hoá dân tộc không mất đi những không phải là phạm trù bất biến, nó có sự chuyển hoá nhất định để phù hợp với nhu cầu xã hội mới đang đặt ra. Nền kinh tế du lịch hiện đại ở nhiều nước, nhất là các nước Châu á đã sử dụng và khai thác những bản sắc văn hoá dân tộc ở nước mình để tạo thành những hiện thực du lịch trong tổ chức hiện đại của công nghệ và kỹ thuật tiên tiến. ở Nhật Bản, người ta dễ nhận thấy bản sắc văn hoá Nhật ở các khu phố hiện đại nhất, đặc biệt là trong bao bì của các sản phẩm, hàng hoá, cách trang trí trong các siêu thị, và trung tâm thương mại,....
Bản sắc văn hoá dân tộc là linh hồn của sự phát triển mỗi dân tộc mà chúng ta cần phải đấu tranh giữ gìn và phát huy mạnh mẽ trong mối tương tác với quá trình hiện đại hoá và sự giao lưu, chọn lọc với tất cả các nền văn hoá trên thế giới.
III-/ Khai thác bản sắc văn hoá dân tộc trong phát triển du lịch Việt Nam
1-/ Vì sao phải khai thác bản sắc văn hoá dân tộc trong phát triển du lịch Việt Nam
Du lịch là một ngành kinh doanh mới được chú trọng phát triển trong mấy thập niên gần đây. ở Việt Nam cũng vậy, mặc dù nó ra đời từ năm 1945 nhưng nó chỉ thực sự phát triển và hoạt động đúng chức năng của nó từ năm 1992, khi tổng cục Việt Nam được thành lập lại. Tuy vậy, nó lại chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Đây là một ngành kinh doanh đem lại lợi nhuận lớn. Muốn phát triển được nó ta phải có những chính sách thích hợp.
Muốn phát triển du lịch phải có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng. Phải có những công trình kiến trúc, phong cảnh thiên nhiên to lớn và đẹp thu hút du khách, hoặc phải có những phong tục tập quán, lễ hội... đặc sắc. Nếu chúng ta cũng làm một phép so sánh Việt Nam với các quốc gia phát triển du lịch trên thế giới sẽ thấy: chúng ta không có các kiến trúc hùng vĩ như tháp Ephen ở Pháp, tượng nữ thần tự do ở Mỹ hay Vạn Lý trường thành ở Trung Quốc, ... chúng ta chỉ có một số điểm chú ý như Vịnh Hạ Long, kinh đô Huế, ... được xếp là di sản thế giới. Những cái đó quá ít và nhỏ bé để thu hút khách du lịch. Nhưng bù vào đó chúng ta có một nền văn hoá đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc với những phong tục tập quán, lễ hội, dân gian đặc sắc rất lôi cuốn khác. Vậy tại sao mình không khai thác thế mạnh của mình để kinh doanh du lịch.
Mặt khác, xu hướng của thế giới hiện đại bước vào thế kỷ 21 là xu hướng du lịch sang Châu á với bản sắc văn hoá dân tộc độc đáo.
Vậy, khai thác bản sắc văn hoá dân tộc trong phát triển du lịch Việt Nam là điều tất yếu và cần có những định hướng cụ thể.
2-/ Khai thác bản sắc văn hoá trong kinh doanh du lịch ở Việt Nam như thế nào ?
Muốn phát triển du lịch ở nước ta phải đưa ra những sản phẩm hàng hoá và dịch vụ du lịch đặc trưng riêng. Làm sao khi nói đến du lịch Việt Nam là khách du lịch nhớ tới ngay sản phẩm ấy, cũng như nhắc đến Pháp là nhắc tới tháp Ephen, nhắc tới Hà Lan là nhắc tới hoa hồng, hoa tuy luýp... chúng ta phải lông vào sản phẩm du lịch chúng ta màu sắc hình ảnh, con người Việt Nam, phải tạo được ấn tượng riêng về dân tộc Việt Nam trong khách du lịch. Khách du lịch tới Việt Nam, họ rất thích bộ áo dài, thổ cẩm, tiếng đàn bầu, hoặc nghệ thuật múa rối... Chúng ta phải tạo được những tour du lịch đến các lễ hội dân gian, về các làng quê để khách du lịch tìm hiểu các phong tục tập quán cổ truyền, ... chúng ta cũng phải khai thác lòng mến khách và lịch sử của con người Việt Nam. Những cái đó chính là khai thác bản sắc văn hoá dân tộc trong kinh doanh du lịch Việt Nam.
Khai thác bản sắc văn hoá dân tộc trong phát triển du lịch Việt Nam là một vấn đề mới được quan tâm gần đây vì vậy sẽ không tránh khỏi những thắc mắc, sai lệch. Vì vậy đòi hỏi nhà du lịch phải có cách nhận thức đúng đắn vấn đề sao cho khai thác có hiệu quả mà vẫn giữ gìn được bản sắc dân tộc, du khách có thể tìm hiểu được phong tục tập quán truyền thống mà không đi sâu quá vào lợi nhuận trong kinh doanh, gây được ấn tượng đặc biệt cho du khách và để lại trong họ một cảm nhận sâu sắc về văn hoá và con người Việt Nam.
chương II
khai thác bản sắc văn hoá dân tộc trong phát triển du lịch việt nam hiện nay
I-/ Mối quan hệ giữa bản sắc văn hoá dân tộc và phát triển du lịch Việt Nam:
1-/ Bản sắc văn hoá dân tộc là mục tiêu khai thác của du lịch Việt Nam:
Nguồn tài nguyên du lịch là điều kiện quyết định để phát triển du lịch. Đối với Việt Nam, một nước du lịch chưa phát triển điều này lại càng quan trọng. Trong các nguồn tài nguyên du lịch Việt Nam, có thể nói bản sắc văn hoá dân tộc là nguồn tài nguyên quan trọng nhất. Bởi vì Việt Nam có một nền văn hoá đặc sắc với 54 dân tộc trong những năm gần đây, Việt Nam đã chú ý đến vấn đề này nhưng hiệu quả chưa cao, chưa đạt được như mong muốn. Bằng chứng cụ thể là số lượng khách đến Việt Nam giảm dần từ 1996. Số lượng khách quay lại không nhiều. Phần lớn là khách công vụ, kinh doanh hoặc thăm lại chiến trường xưa. Đa số khách đều nhận xét là con người và bản sắc văn hoá Việt Nam rất thú vị. Đến với Việt Nam họ như đến một chân trời mới với những điều rất lạ như cái cày, con trâu, đàn bầu, nghệ thuật rối nước,... nhưng tất cả những cái đó đều ở dạng kinh doanh đơn lẻ các dịch vụ còn đơn điệu, chưa có sản phẩm du lịch đặc trưng.
Tiềm năng của du lịch văn hoá là sản phẩm đặc trưng, nó quyết định chiến lược phát triển, quyết định chất lượng và hiệu quả của du lịch.
2-/ Vai trò của du lịch đối với văn hóa dân tộc:
Du lịch là phương tiện truyền tải bản sắc văn hoá Việt Nam với các dân tộc trên thế giới. Thật vậy, nếu như trước đây nói đến Việt Nam là nói đến chiến tranh, nói đến một dân tộc nghèo nàn, lạc hậu, trong những năm gần đây quan niệm đó đã dần thay đổi. Họ biết đến Việt Nam như là một nước đang cuộn mình phát triển, nói đến Việt Nam là nói đến tà áo dài thướt tha, là nói đến tiếng đàn bầu trầm bổng, là nghệ thuật múa rối nước đặc sắc, con người Việt Nam nhiệt tình, cởi mở, chan hoà,... mặt khác nhờ du lịch mà phục hồi và phát triển các lễ hội dân gian bị mất hoặc đang lụi tàn, khôi phục làng nghề thủ công truyền thống,... Đặc biệt là nghệ thuật đan mây tre, hàng thủ công mỹ nghệ đem lại giá trị rất cao. Cũng từ sự phát triển du lịch đem lại sự đầu tư, tôn tạo các công trình, kiến trúc di tích cổ như đền thờ, chùa chiền.
II-/ Xu hướng khai thác bản sắc văn hoá dân tộc trong phát triển du lịch:
1-/ Xu hướng chung trên thế giới:
Nhân loại đang có những bước chuyển mình để bước sang thế kỷ 21. Thế kỷ 21 là thế kỷ của toàn cầu hoá, thế kỷ của thông tin, khoa học, công nghệ phát triển. Ngành du lịch cũng không thể đặt mình ngoài vòng xoáy đấy.
Theo các nhà chuyên gia du lịch trên thế giới, thế kỷ 21 là thế kỷ của du lịch Châu á. Điều này do nhiều lý do sau: cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, nhất là từ thập niên 50 trở đi sự hấp dẫn là Châu Âu, và Bắc Mỹ với những ngôi nhà chọc trời, ô tô, sâm banh,... thời đó khách du lịch rất ưa chuộng vùng ven biển Địa Trung Hải, Tây Ban Nha, Italia, Ma rốc, Kenia, Bungari, Rumani, Thổ Nhĩ Kỳ,... nổi tiếng nhất là Hawai, Giơneve. Cuối thập kỷ 70 đến nay cách mạng công nghệ phát triển, con người chán với nhịp sống ồn ào công nghiệp, sợ ô nhiễm môi trường, chán cảnh sống xô bồ ở những trung tâm đô thị, và vì thế hiện nay các đảo vắng, phế tích xưa, các phố phường với những nét đặc trưng phương đông, đang là nơi du khách ưa chuộng, đã và đang trở thành ưu thế mạnh của du lịch. Đối với phương Đông có một cái gì đó bí mật, hấp dẫn. Đó là rất nhiều đền đài nguy nga, lăng tẩm, những món ăn cầu kỳ của phương Đông. Mặt khác tính cạnh tranh và thời vụ trong du lịch văn hoá không cao, không khắc nghiệt và lạnh lùng như ở các ngành khác.
Vì vậy, khai thác bản sắc văn hóa dân tộc trong phát triển du lịch là một điều tất yếu. Một số nước ở Châu á đã thành công trong lĩnh vực mới này là Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore,... ở Hàn Quốc bản sắc văn hoá được giữ gìn ở các chùa Phật, công nên và ở những góc văn hoá dân tộc trong các khách sạn lớn. ở Singapore, dân số 3 triệu người mà mỗi năm đón 7 triệu lượt khách, Thái Lan mỗi năm đón hơn 7 triệu lượt khách quốc tế. Đặc biệt là ở Nhật Bản người ta dễ nhận thấy bản sắc văn hoá Nhật Bản ở những khu phố hiện đại nhất, trong các bao bì của các sản phẩm hàng hoá, cách trang trí trong các trung tâm thương mại, siêu thị, trong sinh hoạt đời thường ở các khu phố vào những ngày cuối tuần hoặc ngày lễ.
2-/ Đối với Việt Nam:
Việt Nam nằm ở khu vực phát triển sôi động nhất của Châu á vì vậy khai thác bản sắc văn hoá dân tộc trong phát triển văn hoá du lịch là một xu thế tất yếu. Kinh nghiệm cho thấy địa phương nào biết khai thác văn hoá truyền thống đích thực của hoạt động du lịch, địa phương đó sẽ phát triển và có doanh thu lớn. chẳng hạn như công ty du lịch Khánh Hoà năm 1995 đã đầu tư và mở rộng đầu tư nhiều hoạt động văn hoá nghệ thuật dân tộc như hàng tuần tổ chức hát quan họ Bắc Ninh, các điệu lý Nam Bộ, ví Dặm, biểu diễn các nhạc cụ dân tộc như đàn Tơ rưng, Krông pút, cồng chiêng,... thu hút càng ngày càng đông khách nước ngoài. Nhờ đó mà doanh thu tăng gấp hai lần năm 1994.
Mặt khác, Việt Nam có một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc là một thế mạnh phát triển du lịch, đưa du lịch Việt Nam sánh vai với các quốc gia khác trên thế giới. Thế kỷ 21 là thế kỷ của du lịch mang bản sắc đậm đà hương vị Việt Nam.
III-/ Thực trạng khai thác bản sắc văn hoá dân tộc trong du lịch ở Việt Nam:
Văn hóa dân tộc Việt Nam ngày càng được bạn bè trên khắp thế giới biết đến, đặc biệt là khi có chính sách mở cửa. Thông qua các hoạt động hợp tác giao lưu văn hoá, nhất là qua các con đường du lịch văn hoá, nghệ thuật dân tộc Việt Nam đã đến được với bạn bè xa gần và họ hết sức ngưỡng mộ yêu thích. Càng ngày, càng nhiều người đến du lịch ở Việt Nam với mục đích tìm hiểu, thưởng thức văn hoá nghệ thuật cổ truyền Việt Nam. Cũng như ở các nước có ngành du lịch phát triển, ở nước ta, văn hoá truyền thống Việt Nam đã trở thành một mục tiêu hấp dẫn của khách du lịch và chính nó là một sản phẩm du lịch.
1-/ Các giá trị văn hoá chủ yếu đang được khai thác trong du lịch Việt Nam
1.1 Giá trị văn hoá vật thể:
Khác với một số nền văn hoá của nhiều quốc gia trên thế giới, văn hoá vật thể Việt Nam không có được bóng dáng uy nghi như của Kim Tự tháp hay sự vững chãi, trường tồn như của Vạn Lý trường thành nhưng nó lại thu hút khách bởi nét uyển chuyển, hài hoà của các công trình kiến trúc, các hình tượng nghệ thuật độc đáo do bàn tay tài hoa của những người thợ tạo nên. Di tích lịch sử văn hoá Việt Nam biểu hiện chất văn hoá của một quốc gia nông nghiệp, có nền "dân gian - huyền thoại" và "tôn giáo - thần bí"
Trải qua năm tháng lịch sử, chúng ta may mắt được cha ông ta để lại cho một số lượng rất lớn các di tích lịch sử. Tiêu biểu là cố đô Huế, phố cổ Hội An, tháp Chàm, Chùa Một Cột, tượng phật chùa Tây Phương, chùa phật tích, đền Hùng, v.v... Đây là nguồn tài nguyên chính để khai thác kinh doanh trong du lịch. Đến với các di tích lịch sử Việt Nam, du khách sẽ được tận hưởng các giá trị văn hoá dân tộc chứa đựng trong đó.
Trong những năm vừa qua, rất nhiều di tích được đầu tư sửa chữa đem lại khai thác. Nó đã góp phần cho du lịch phát triển qua các sản phẩm văn hoá du lịch đầy hấp dẫn. Tất cả các di tích đều có dáng vẻ kiến trúc riêng của thế kỷ trước và hài hoà trong không gian nguyên thuỷ nên đang là nơi thu hút mạnh mẽ nhất khách tham quan trong và ngoài nước. Mỗi di tích góp phần rất lớn trong việc đáp ứng yêu cầu tìm hiểu văn hoá, nâng cao hiểu biết của người nước ngoài đối với Việt Nam, đồng thời góp phần xây dựng ngân sách, tăng thu nhập ngoại tệ cho đất nước. Chính nguồn thu nhập hàng năm mà di tích mang lại cho ngành du lịch nói riêng và cho đất nước nói chung đã khẳng định tiềm năng to lớn của nó. Vì vậy, phải tích luỹ được cơ sở vật chất chi phí cho việc tu sửa, tôn tạo một cách tốt nhất, để ngày càng hấp dẫn, thu hút được nhiều khách tham quan du lịch trong và ngoài nước.
1.2 Giá trị văn hoá phi vật thể.
Du lịch Việt Nam không chỉ thu hút khách Du lịch Việt Nam không chỉ thu hút khách bởi các giá trị văn hoá vật chất mà còn thu hút khách du lịch tới các giá trị văn hoá phi vật chất. Đó là các loại hình nghệ thuật truyền thống như tuồng, chèo, rối nước, hát ru, dân ca quan họ, hát sẩm, ca trù,... hết sức độc đáo, là những nét đầy tính dân gian và huyền thoại của các lễ hội. Và điển hình nhất là những đặc trưng về phong tục tập quán, tâm hồn cốt cách con người Việt Nam. Đây là nguồn tiềm năng du lịch phong phú và được khai thác nhiều nhất trong kinh doanh du lịch.
Trong sinh hoạt văn hoá cổ truyền, những hoạt động ca múa nhạc dân tộc mang bản sắc văn hoá, có tính đặc trưng của mỗi địa phương, mỗi vùng, mỗi dân tộc, đóng vai trò hết sức quan trọng. Chính những buổi biểu diễn ca múa nhạc dân tộc tại những điểm du lịch văn hoá đã thực sự hấp dẫn du khách và giúp họ hiểu hơn về bản sắc văn hoá dân tộc, những tinh hoa nghệ thuật truyền thống Việt Nam. Đến với Hoà Bình, du khách không những được thăm cảnh núi rừng, thăm những bản làng dân tộc giầu lòng mến khách mà còn được thưởng thức những đêm "văn hoá rượu cần" theo tục lệ với trình tự mang đầy ý nghĩa của cuộc sống dân dã. Cùng với những bài hát, lời ca, điệu múa của dân tộc Thái, dân tộc Mường, H' mông, được mắt thấy tai nghe những chiếc khèn phát ra hoà nhịp với điệu múa của chàng trai dân tộc. Hầu hết những nhạc cụ độc đáo, đều gây những bất ngờ thú vị cho du khách.
Hệ thống các giá trị văn hoá phi vật thể của Việt Nam hết sức phong phú, đa dạng. ở miền Bắc, khi có dịp về thăm một làng quê quan họ, hẳn du khách khó mà dứt ra được bởi bên núi non, đồng ruộng, sông, hồ thơ mộng, các liền anh, liền chị mời trầu, hát những làn điệu dân ca nổi tiếng thấm đậm tình người để rồi khi chia tay đầy lưu luyến, ngậm ngùi. Đến với miền Trung với xứ Huế mơ mộng, ngoài vẻ đẹp trầm tĩnh, cổ kính của các công trình kiến trúc, rực rỡ tinh hoa dân tộc, du khách khó mà bỏ qua những điệu múa cung đình truyền thống như lục cúng hoa đăng, nữ tướng luyện trận,... hoặc tựa lưng trên mạn đò thả mình vào những làn điệu, lắng dịu tâm tình, dìu dặt vang vọng trên sông Hương kiều diễm, đậm đà hương sắc trầm tư xứ Huế. Đến với miền Nam, khách du lịch lại có cơ hội du ngoạn trên những dòng kênh rạch, len lỏi trong những miệt vườn đầy hoa trái Nam Bộ, du khách càng cảm nhận hơn vẻ đẹp thiên nhien, nhân văn ở đây qua những điệu lý lời ca bay bổng giữa trời đất mênh mông cỏ cây sông nước. Mỗi miền có một nét đặc thù riêng, trong mỗi miền lại chia thành các vùng với bản sắc của mình. Vì vậy, có thể nói các giá trị văn hoá phi vật thể của Việt Nam là miên man, vô tận. Khách du lịch đến Việt Nam sẽ không bao giờ thưởng thức hết được. Điều đó càng gây sự tò mò thích thú đối với họ, kích thích họ quay lại lần sau.
Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp. Phong tục tập quán cũng bị ảnh hưởng nặng của canh tác nông nghiệp. Mặc dù, nó rất lạc hậu nhưng lại gây những bất ngờ, thú vị cho du khách mỗi khi đến thăm các làng quê Việt Nam. Đối với chúng ta, ai ai cũng biết con trâu, cái cày, người nông dân một nắng hai sương trồng lên cây lúa, nhưng đối với khách nước ngoài đó là một điều rất lạ. Họ chỉ biết máy cày, máy bừa canh tác trên cả một cánh đồng bao la. Nếu được đứng giữa những thửa ruộng nhấp nhô, hít thở bầu không khí trong lành thơm mùi lúa, mùa đất, ngủ trên những chông tre chắc chắn sẽ không kém phần hấp dẫn. Đến đây họ được tắm nước trong những giếng đào, được sử dụng gáo dừa, chum đất nung. Họ cũng được tìm hiểu cảnh con trâu đi trước, cái cày theo sau, những cô gái Việt Nam đội nón thẹn thùng trong bộ quần áo đơn sơ giản dị; cảnh nuôi tằm dệt lụa, làm gốm, sứ, làm hàng thủ công mỹ nghệ với bàn tay khéo léo của con người Việt Nam. Những điều này, chắc rằng du khách chỉ mới được thưởng thức ở Việt Nam. Nếu đem khai thác trong du lịch, nó sẽ góp phần không nhỏ trong sự phát triển toàn ngành.
2-/ Thực trạng khai thác các giá trị văn hoá trong du lịch Việt Nam
2.1 Những mặt đã làm được:
Cùng với sự phát triển du lịch Việt Nam trong những năm qua, các giá trị văn hoá cũng không ngừng được khai thác đem vào phát triển du lịch. Nhiều khi di tích được sửa chữa, nhiều tuyến, điểm du lịch được thành lập. Đặc biệt, từ năm 1992 đến nay, cùng với sự nhạy bén của cơ chế thị trường, các di tích lịch sử, các loại hình nghệ thuật truyền thống được phát huy triệt để vào kinh doanh du lịch ở nước ta. Hầu như, mỗi vùng, mỗi tỉnh, thành phố đều có các khi di tích được bảo vệ, bán vé cho du khách tham quan. Đi kèm đó là biểu diễn nghệ thuật, ca múa nhạc dân tộc để thu hút khách như Văn Miếu, Quốc Tử Giám. Nhiều lễ hội dân gian được phục hồi và phát triển như lễ hội chùa Hương, đền Hùng, lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn, lễ hội Thánh Gióng,...Ngoài những điểm tổ chức bán vé, nhiều nhà hàng, khách sạn cũng tổ chức phục vụ miễn phí trong khoảng thời gian nhất định. Đây cũng là hình thức phục vụ vui chơi giải trí cho khách.
Mặc khác, ngành du lịch Việt Nam dù còn rất non trẻ, khối lượng các tour chưa nhiều, các dịch vụ còn ít nhưng thái đội phục vụ của nhân viên du lịch Việt Nam lại rất tốt, tạo được ấn tượng rất đẹp rất sâu sắc cho khách du lịch quốc tế. Phần lớn khách du lịch với Việt Nam đều đánh giá rất cao về lòng mến mộ, sự phục vụ tận tình, chu đáo của người Việt Nam. Đó là do họ đã hết phát huy truyền thống cởi mở chân tình của dân tộc. Đây là dấu hiệu tốt về sự phát triển du lịch trong tương lai.
Ngoài ra việc thực hiện Nghị định 87/CP của chính phủ chỉ thị 64CT/TW của ban bí thư trung ương Đảng, chỉ thị 814/TTG của thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, thiết lập kỷ cương các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá từ năm 1996 đến nay đã đem lại một số khả quan. Với không khí khẩn trương, nghiêm túc, trong một thời gian ngắn nó đã đem lại cho lễ hội bầu không khí nghiêm trang vốn có, đem lại cho các dịch vụ kinh doanh trong lĩnh vực văn hoá một sự quy củ, trận tự. Người ta không còn thấy đâu cảnh chen lấn, xô đẩy, chèo kéo khách thay vào đó là một đội ngũ bảo vệ, phục vụ có tổ chức, có thái độ đúng mực.
Những mặt làm được tuy còn rất ít nhưng nó đã đủ để phản ánh sự cố gắng vượt bậc của ngành du lịch nước nhà chuyển sang cơ chế thị trường lại chưa được chuẩn bị đầy đủ chắc chắn sẽ không tránh khỏi vấp ngã. Những gì chúng ta đã làm được cũng là tương đối. Trong tương lai, hy vọng chúng ta sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn.
2.2 Tồn tại:
Bên cạnh những gì đã làm được ở trên, du lịch Việt Nam cũng còn rất nhiều tồn tại cần giải quyết. Đó việc tổ chức một số tuyến điểm du lịch đã bị thương mại hoá, làm méo mó nó, lai tạp sẽ đẹp truyền thống vốn có. Đành rằng đã là dịch vụ thì cần khai thác tối đa, nhưng nếu dùng các nhạc cụ độc đáo biểu diễn đôi ba bài cho qua chuyện, cốt chỉ kích thích tính hiếu kỳ, sự tò mò rồi bán những nhạc cụ đó cho khách và coi đó là mục tiêu chính thì thật là tệ hại.
Đi mỗi nơi, du khách đều muốn tìm những cảm giác mới lạ, những thú vị bất ngờ không chỉ từ những địa danh, những di tích thuần tuỳ. Chính những nét văn hoá đặc trưng kia đã ghi dấu ấn quan trọng trong cả cuộc hành trình. Nhưng lựa chọn loại hình nào để phù hợp với nhu cầu, sở thích của khách, giữ gìn được giá trị nghệ thuật là việc cần được cân nhắc giữa núi rừng bạt ngàn hay không gian tĩnh lặng, thanh bình của một miền quê, chắc chắn du khách không thích thú gì khi phải nghe những lời ca, bản nhạc quốc tế ồn ào mà không phải những giai điệu thanh trầm của cây đàn bầu hay tiếng sáo trúc vút lên thánh thót. Hoặc với du khách những buổi biểu diễn nhạc nhẹ, những cuộc hoà nhạc với quy mô lớn với đủ các phương tiện điện tử hiện đại không có gì xa lạ. Từ đó, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam tươi đẹp mới thắm đậm và được lưu giữ mãi mãi trong lòng du khách với sự kính trọng và cảm phục.
Việt Nam có 54 dân tộc với 54 màu sắc văn hoá khác nhau nhưng chỉ mới có văn hoá người kinh là khai thác phổ biến trong du lịch, còn các dân tộc khác đã khai thác nhưng còn rất ít. Văn hoá các dân tộc thiểu số phía Bắc có văn hoá Mường, Thái, văn hoá Tày - Nùng, H' mông, Dao,v.v...Dọc Trường Sơn và Tây Nguyên có văn hoá Khơ Me. Tiềm năng văn hoá các dân tộc thiểu số là rất lớn nhưng việc khai thác nó là rất khó khăn. Do các dân tộc này nằm ở vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại khó khăn. Trong tương lai khi mạng lưới giao thông phát triển đến từng thôn xóm, bản làng thì đây sẽ là nguồn tiềm năng phong phú của du lịch nước ta.
Vấn đề nổi cộm nhất trong du lịch Việt Nam, có lẽ vẫn là công tác tổ chức, quản lý tại các tuyến điểm du lịch là những di tích, công trình nghệ thuật có giá trị cao mà không thể làm mới được, nếu có hư hỏng thì chấp nhận mất mát mà thôi. Mặt khác, đây là những nơi đòi hỏi không khí trang nghiêm, tôn trọng, ngưỡng mộ. Nếu khai thác lộn xộn, không có quy củ thì sẽ làm mất đi giá trị của nó. Từ khi có các chỉ thị của Chính phủ và đặc biệt là pháp lệnh du lịch ra đời gần đây đã chấn chỉnh công tác quản lý, tổ chức, bài trừ các tệ nạn. Nhưng công việc này đòi hỏi phải có thời gian lâu dài chứ không thể ngày một ngày hai, ở nước ta một số nơi vẫn còn hiện tượng chèo kéo khách, nạn ăn xin mà khách quốc tế họ rất sợ, và một số luồng văn hoá độc hại đang hoành hành. Đây là mặt tồn tại rất lớn của du lịch Việt Nam.
Văn hoá Việt Nam phong phú và đa dạng. Khách du lịch đến với Việt Nam, với bản sắc văn hoá dân tộc trong những năm qua là đáng kể. Nhưng từ thực tế ta thấy, ngành du lịch chưa khai thác hết tiềm năng to lớn đó, chưa thực sự đưa khách đến với bản sắc văn hoá độc đáo của người Việt Nam, chưa làm cho họ hiểu hết vẻ đẹp con người, dân tộc Việt Nam. Những gì khai thác được chỉ mới là một phần rất nhỏ trong kho tàng vô tận đó. Nếu biết khai thác đúng lúc đúng chỗ, chắc chắn du lịch Việt Nam sẽ tạo được một ấn tượng đặc biệt cho du khách.
Nhận xét:
Phát triển du lịch bản sắc văn hoá dân tộc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Bản sắc văn hoá là nội lực để du lịch khai thác và ngược lại, lợi nhuận từ du lịch dùng để đầu tư giữ gìn, tôn tạo bản sắc văn hoá. Trong những năm vừa qua, bản sắc văn hoá được khai thác kinh doanh trong du lịch chưa nhiều, chưa xứng đáng với tiềm năng của nó. Sang thế kỷ 21, đây là hướng chính để phát triển du lịch Việt Nam, góp phần đưa du lịch Việt Nam ngang bằng với các quốc gia phát triển trên thế giới.
chương III
Một số giải pháp cơ bản nhằm khai thác bản sắc văn hoá dân tộc trong phát triển du lịch Việt Nam
I-/ Những thành công và tồn tại của du lịch Việt Nam trong những năm qua
Từ thực trạng như chương II đã trình bày, chúng ta có thể rút ra một số điểm thành công và tồn tại của du lịch Việt Nam như sau:
1-/ Thành công:
- Du lịch Việt Nam tăng trưởng với tốc độ khá nhanh từ 500.000 lượt khách năm 1992 lên tới 1,7 triệu khách năm 1997. Điều đó chứng tỏ Việt Nam có một cái gì đó thực sự hấp dẫn du khách, lôi cuốn họ đến với đất nước và con người Việt Nam, chứng tỏ Việt Nam có bản sắc riêng độc đáo khác với các quốc gia trên thế giới mà họ từng đến.
- Các di tích lịch sử được tôn tạo, các làng nghề truyền thống được khơi dậy và đặc biệt các lễ hội dân gian được tổ chức rầm rộ hơn, nó gây sự chú ý và thu hút du khách. Bản sắc văn hoá khai thác trong kinh doanh du lịch tạo được ấn tượng và gây thiện cảm cho khách quốc tế.
- Các cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư khai thác phục vụ khách.
- Nhận thức về đất nước, con người về Việt Nam trên thế giới đã có sự thay đổi. Nếu như trước đây, họ biết đến Việt Nam như là một dân tộc nghèo nàn lạc hậu sau chiến tranh thì nay đó là một quốc gia cởi mở, nhiệt tình với du khách, có một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, và đang nỗ lực cố gắng vươn lên trên bước đường phát triển.
- Du lịch làm tăng thêm ngân sách quốc gia và đầu tư trở lại khôi phục phát triển bản sắc văn hoá Việt Nam.
- Nhiều nét đặc sắc của dân tộc Việt Nam được biết đến như nghệ thuật múa rối nước, đàn bầu, ca trù, ẩm thực, dân ca quan họ, trang phục áo dài, lễ hội đền Hùng, chùa Hương, lễ hội chọi trâu,... Mở rộng sự giao lưu và quan hệ quốc tế.
- Nhiều quan niệm thay đổ: bệnh bảo thủ, thói dựa dẫm, đầu óc gia trưởng, tư tưởng địa phương chủ nghĩa đang dần mất đi.
2-/ Tồn tại:
- Lượng khách có chiều hướng giảm từ năm 1996, đến nay đã tiếp tục tăng nhưng chưa cao.
- Chưa có sản phẩm du lịch đặc trưng, chưa tạo được cái hồn dân tộc cho sản phẩm dịch vụ.
- Du lịch khai thác bản sắc văn hoá dân tộc chỉ mới ở mức bùng nổ tự phát mà chưa có định hướng phát triển rõ ràng, chưa có sự quản lý từ nhà nước.
- Khách du lịch đến Việt Nam đa số chưa quay lại mặc dù họ rất thích văn hoá dân tộc và lòng mến khách của con người Việt Nam bởi vì chúng ta chưa khai thác được bản sắc văn hoá vào kinh doanh du lịch hoặc đã khai thác được nhưng còn lộn xộn, mất trật tự.
- Nhiều di tích lịch sử, phong tục tập quán, lệ hội truyền thống, các nghệ thuật dân gian đang đi vào lãng quên hoặc được khai thác ở mức qua loa dẫn đến tổn hại nghiêm trọng.
- Bản sắc văn hoá đang bị tiêm nhiễm văn hoá lại căng. Đó là lối sống xô bồ, phóng túng, chạy theo lợi nhuận,...gây những ảnh hưởng không nhỏ đến bản sắc dân tộc.
- Vì quan niệm chạy theo lợi nhuận trong khái thác kinh doanh du lịch mà con người mất đi ý thức tôn trọng bản sắc dân tộc cũng như tôn trọng của chính mình.
- Một số nơi, một số lễ hội, điểm du lịch được đầu tư quá mức nhưng có nơi lại bỏ không gây nên sự mất cân đối mà bản sắc văn hoá dân tộc đều là vốn quý như nhau.
- Nhiều buổi biểu diễn múa nhạc, nghệ thuật dân gian cổ truyền còn sơ sài, thiết tính nghệ thuật, thiết cái hồn dân tộc mà chỉ gây sự chú ý tò mò của khách.
3-/ Nguyên nhân:
- Khách quan.
+ Do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á làm suy giảm nền kinh tế nên người dân không có điều kiện đi du lịch nhiều như trước mà khách đến Việt Nam chủ yếu là khách châu á.
+ Trong số khách đến Việt Nam tỷ trọng khách đi công vụ, kinh doanh, tìm lại chiến trướng xưa là chủ yếu nên số lượng quay lại ít và số khách ngày càng giảm.
Nhưng tất cả những nguyên nhân trên không phải là nguyên nhân chính. Nguyên nhân chính là nguyên nhân sau:
- Chủ quan:
+ Việt Nam chưa có sản phẩm du lịch đặc trưng
+ Các dịch vụ còn nghèo nàn đơn điệu.
+ Khách du lịch tới Việt Nam muốn tìm hiệu bản sắc văn hoá dân tộc chứ không phải là thưởng thức các phương tiện, tiện nghi hiện đại, cái mà ở nước ta cũng có.
+ Việt Nam thực sự chưa khai thác hết bản sắc dân tộc mình nhằm tạo thế mạnh kinh doanh phát triển.
+ Các thủ tục pháp lý còn cồng kềnh, phức tạp gây cản trở cho du khách.
+ Một số điểm du lịch còn lộn xộn không đúng với bản chất người Việt Nam hiền lành, yêu hoà hình cởi mở và nhiệt tình với du khách.
II-/ Những giải pháp cơ bản để khai thác bản sắc văn hoá dân tộc trong phát triển du lịch Việt Nam.
Có nhiều hướng, nhiều giải pháp để khắc phục những tồn tại của du lịch Việt Nam trong những năm qua. Một trong những hướng đi là củng cố và lành mạnh hoá khai thác các giá trị văn hoá trong phát triển du lịch Việt Nam. Theo hướng này chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp cơ bản sau:
1-/ Đầu tư, tôn tạo các di tích, khôi phục làng nghề truyền thống, tổ chức tốt các lễ hội.
ở nước ta còn nhiều di tích bị bỏ hoang, cần có sự đầu tư thích đáng không thì một vài năm nữa chúng ta chỉ nghe các huyền thoại qua sách vở. Cũng cần có sự đầu tư sửa chữa một số di tích do khai thác quá mức dẫn đến hư hại một phần như văn miếu, Quốc Tử Giám, đền Bà Chúa Kho,... hoặc cho phục hồi một số di tích bị mật như nhà thờ họ, đền thờ Thánh Hoàng,...Khôi phục một số làng nghề truyền thống như gốm Bát Tràng, chiếu Nga Sơn, làng dệt Nghi Tàm Hà Nội, làng mộc ở Nhĩ Khê - Sơn Tây,... Tổ chức tốt các lễ hội dân gian cần thành lập các ban quản lý, ban tổ chức lễ hội vào mùa lễ hội hằng năm để tránh những hiện tượng xấu. Tổ chức lễ hội theo xu hướng chính là vui chơi giải trí và phục vụ nhu cầu tham quan tìm hiểu của du khách.
2-/ Đầu tư cải tạo cơ sở hạ tầng, mạng lưới giao thông:
Đây cũng là vấn đề rất quan trọng và cần làm ngay. Đối với những lễ hội, các hoạt động văn hoá ở gần khu trung tâm hoặc ở thàng phố thì không nói làm gì. Nhưng một số nhiều các lễ hội ở vùng ra trung tâm dịch vụ lưu trú và đón khách còn rất nghèo nàn, nhiều nơi không có chỗ cho du khách nghỉ qua đêm, khách phải vào nhà dân ngủ. Hoặc các lễ hội của đồng bào dân tộc thiểu số vì chưa có đường sá thuận tiện nên chưa thể khai thác vào du lịch. Cơ sở hạ tầng và mạng lưới giao thông là một trong những điều kiện cơ bản để phát triển du lịch, đưa du khách đến với tất cả các màu sắc văn hoá dân tộc mình.
3-/ Cần có sự phân công và phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, các ban ngành hữu quan.
Điều đáng nói ở đây là thủ tục hành chính ở nước ta còn phức tạp, khó khăn. Dù bản sắc văn hoá dân tộc có đặc biệt lôi cuốn du khách đến đâu đi nữa nhưng khi làm thủ tục đến Việt Nam họ đều phải lắc đầu. Trong mấy năm gần đây, đã có sự thay đổi trong cơ chế nhưng vẫn chưa thể thật thoải mái nhanh gọn vì còn liên quan đến chính trị, liên quan đến sự an nguy quốc gia. Cần có sự phân công và phối hợp giữa du lịch và các ngành công an, xuất nhập cảnh, bộ thương mại, bộ văn hoá thông tin để phân định rõ chức năng mỗi ngành, cùng liên kết hợp tác chặt chẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch phát triển. Khai thác bản sẵc văn hoá để phát triển nhưng phải theo định hướng của nhà nước là giữ gìn và phát huy thêm các giá trị văn hoá.
4-/ Đẩy mạnh công tác tiệp thị, quảng bá, xúc tiến du lịch trong và ngoài nước.
Hiện nay, Việt Nam chưa có các văn phòng đại diện ở nước ngoài nên hoạt động marketing du lịch trên thế giới còn rất kém. Khách quốc tế chỉ biết đến Việt Nam qua các công ty du lịch nước ngoài nên họ còn ngại ngùng khi quyết định đến Việt Nam. Vì vậy cần đầu tư thêm chi phí cho tuyên truyền, quảng bá, đưa hình ảnh, đất nước con người Việt Nam với các giá trị văn hoá dân tộc đến với khách. Có như vậy, mới tạo được sự tò mò, ham muốn khám phá các giá trị văn hoá Việt Nam và quan trọng nhất là thu hút khách.
5-/ Tăng cường giáo dục ý thức trân trọng các giá trị văn hoá dân tộc.
Đưa vấn đề giáo dục ý thức vào các trường đại học cao đẳng, trung học - chuyên nghiệp giúp cho những người chủ tương lai của đất nước nhận thức được tâm quan trọng của vấn đề, khi ra trường học sử dụng được các kiến thức của mình đã được học để bảo vệ tổ quốc, giữ gìn các giá trị nghệ thuật, khai thác bản sắc văn hoá dân tộc phục vụ cho sự phát triển đất nước. Đặc biệt là đội ngũ những người làm du lịch tương lai, phải rèn luyện cho họ ý thức giữ gìn các giá trị văn hoá dân tộc ngay từ đầu trên ghế nhà trường. Giáo dục cho họ ý nghĩa và tiềm năng to lớn của giá trị dân tộc này mà có những phương pháp quản lý và kinh doanh thích hợp.
6-/ Mở các lớp bồi dưỡng, hội nghị, hội thảo, chuyên đề về khai thác bản sắc văn hoá trong phát triển du lịch Việt Nam.
Qua các lớp bồi dưỡng nhằm nâng cao nghiệp vụ, nâng cao ý thức khi khai thác các giá trị văn hoá truyền thống góp phần đưa du lịch phát triển mà không chệch hướng nhà nước đã đề ra. Cũng qua các hội nghị, hội thảo chuyên đề, khai thác bản sắc văn hoá dân tộc được đưa lên thành lý luận, có phương pháp, mục đích rõ ràng. Các nhà du lịch không phải lúng túng khi gặp trở ngại. Mặt khác có thể tuyên truyền sâu rộng, ý thức cho mọi người về bản sắc văn hoá dân tộc trong phát triển du lịch Việt Nam.
7-/ Xây dựng các quy định, các thể chế hoạt động văn hoá, sinh hoạt xã hội theo hướng bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam.
Một vấn đề rất quan trọng là phải giữ gìn, tạo được môi trường tự nhiên xã hội lành mạnh cho du lịch phát triển, giữ gìn phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Du lịch Việt Nam chỉ có thể phát triển theo hướng văn hoá sinh thái môi trường. Cùng với việc nâng cao nhận thức vấn đề này, phải xây dựng các quy định thể chế hoạt động văn hoá, sinh hoạt xã hội theo hướng bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam, đồng thời tăng cường kiểm tra kiểm soát, phát hiện kịp thời xử lý nghiêm minh các vi phạm. Khi chúng ta có môi trường tốt, giữ vững phát triển thuần phong mỹ tục, bảo vệ môi trường tự nhiên; khi mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi tập thể và cả cộng đồng có lòng tự trọng và ý thức về phẩm giá, hành động theo pháp luật, thì du khách, kể cả khách quốc tế đến nước ta, đều phải chấp hành luật pháp và tôn trọng phong tục tập quán của ta, tạo một thông lệ chung lành mạnh. Chẳng hạn, ở Xin-ga-po dân số chỉ có 3 triệu người, mỗi năm đón lượng khách nước ngoài gấp đôi số dân, nhưng ai cũng đều chấp hành luật lệ và quy định của họ, vừa bảo đảm giữ nghiêm pháp luật, vừa tạo an toàn và thoải mái cho khách. Đây là vấn đề mà du lịch nước ta cần nghiên cứu học tập. Hiện nay cả nước đang triển khai chỉ thị 64/CT - Tư Nghị định 87/CP và chỉ thị 814/TTg về việc thiết lập kỷ cương trong các hoạt động văn hoá, bài trừ tệ nạn xã hội với các quy định về quảng cáo, vũ trường, karaoke,...Theo những quy định chung đó, ngành du lịch phải thực hiện rất nghiêm và có những kế hoạch cụ thể để các sản phẩm du lcịh Việt Nam có nội dung văn hoá lành mạnh, mang bản sắc dân tộc.
kết luận
Khai thác bản sắc văn hoá dân tộc trong phát triển du lịch, thực chất, là mang lại những giá trị văn hoá đích thực cho du khách, cống hiến cho du khách những cảm giác bất ngờ thú vị, trình diễn một nét độc đáo Việt Nam. Nhìn lại những gì mà chúng ta đã làm được cũng không phải là ít nhưng nó còn quá nhỏ bé trước tiềm năng to lớn của Việt Nam. Chúng ta phải đi thẳng vào khai thác bản sắc văn hoá Việt Nam. Ví dụ lễ hội thì ở nước nào cũng có, những gì mới lạ hấp dẫn và đặc biệt là phải đem lại giá trị đích thực của văn hoá dân tộc Việt Nam cho du khách là quan trọng hơn lợi nhuận từ du khách. Có như vậy, du lịch Việt Nam mới phát triển mới cạnh tranh được trên thị trường thế giới.
Bước sang thế kỷ 21, du lịch thế giới có xu hướng chuyển sang khu việc châu á - Thái Bình Dương với thể loại du lịch Việt Nam. ở Việt Nam, phát triển du lịch văn hoá là chiều hướng tất yếu, trong đó lấy bản sắc văn hoá dân tộc làm trọng tâm. Điều ấy, đòi hỏi ngay từ bây giờ phải ý thức được cho mỗi người dân và đặc biệt là đội ngũ lao động làm du lịch về bản sắc văn hoá Việt Nam. Cần có những định hướng chung cho những năm tới.
Theo quy luật phát triển thì đời sống kinh tế con người ngày càng no đủ, ngày càng thoả mãn nhiều nhu cầu. Trong tương lai, những phương tiện hiện đại không còn gì là mới lạ, nó trở thành những điều kiện bình thường hằng ngày. Chỉ có những nét sinh hoạt văn hoá mộc mạc đơn sơ nhưng chứa đựng nhiều nét độc đáo mang tính dân dã mới thực sự lôi cuốn hấp dẫn họ. Cũng từ đó, hình ảnh con người, đất nước Việt Nam tốt đẹp mới thắm đậm và được lưu giữ mãi mãi trong lòng du khách với sự kính trọng và cảm phục.
Thay lời kết xin trích lời nhận xét của anh Michaet Keaton cùng 2 người bạn Mỹ trước khi rời Việt Nam: "Đất nước Việt Nam đẹp hơn nhiều những gì chúng tôi tưởng tượng qua sách báo. Đặc biệt là nghệ thuật múa rối nước của các bạn quả là kỳ diệu, ca nhạc dân tộc cũng vậy, từ nhạc cụ tới những giai điệu độc đáo, tuy không hiểu hết nội dung những bài hát dân ca, nhưng từ đó giúp chúng tôi có những cảm nhận đặc biệt về đất nước tuyệt vời của các bạn. Tôi yêu âm nhạc các bạn, hãy giữ lấy những giai điệu này cho đến ngày tận cùng của thế giới"./.
mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- H0044.doc