CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG
I. Một số khái niệm về đầu tư
1. Khái niệm về đầu tư phát triển
1.1. Khái niệm đầu tư
1.2. Khái niệm đầu tư phát triển
2. Đặc điểm của đầu tư phát triển
3. Vai trò của đầu tư phát triển
3.1. Trên giác độ toàn bộ nền kinh tế của đất nước
3.1.1. Đầu tư vừa tác đông đến tổng cung, vừa tác động đến tổng cầu
3.1.2. Đầu tư có tác động hai mặt đến sự ổn định kinh tế
3.1.3. Đầu tư với việc tăng cường khả năng khoa học và công nghệ của đất nước
3.1.4. Đầu tư và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
3.1.5. Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế
3.2. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ
3.3. Đối với các cơ sở vô vị lợi
4. Nguồn vốn của đầu tư phát triển
4.1. Nguồn vốn Nhà nước
4.2. Nguồn vốn từ khu vực tư nhân
4.3. Thị trường vốn
4.4. Nguồn vốn nước ngoài
II. Một số vấn đề lý luận về đầu tư phát triển sắn nguyên liệu
1. Khái quát chung về sắn và các sản phẩm từ sắn
2. Yêu cầu về sinh thái và dinh dưỡng của cây sắn
2.1. Yêu cầu về sinh thái của cây sắn
2.2. Yêu cầu về dinh dưỡng của cây sắn
3. Đặc điểm đầu tư phát triển sắn nguyên liệu
III. Vai trò của đầu tư phát triển sắn nguyên liệu
IV. Nguồn vốn của đầu tư phát triển sắn nguyên liệu
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SẮN NGUYÊN LIỆU
VÙNG TÂY NGUYÊN
I. Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên
1. Điều kiện tự nhiên khí hậu vùng Tây Nguyên
2. Tình hình kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên
II. Thực trạng trồng sắn ở các tỉnh Tây nguyên
1. Về diện tích trồng sắn
2. Về năng suất
3. Sản lượng sắn của các tỉnh Tây Nguyên
4. Hiệu quả kinh tế của cây sắn so với một số loại cây trồng khác ở Tây Nguyên trong cùng điều kiện
III. Thực trạng đầu tư phát triển sắn nguyên liệu vùng Tây Nguyên
1. Đầu tư của Nhà nước cho việc phát triển sắn nguyên liệu
1.1. Đầu tư cho việc lai tạo và phát triển giống
1.2. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực
1.3. Đầu tư nghiên cứu kỹ thuật canh tác
2. Đầu tư của hộ nông dân
2.1. Đầu tư phân bón
2.2. Đầu tư công lao động và chăm sóc
III. Đánh giá kết quả đạt hoạt động đầu tư phát triển sắn nguyên liệu vùng Tây Nguyên
1. Những thành tựu đạt được
2. Khó khăn và tồn tại
CHƯƠNG III
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
SẮN NGUYÊN LIỆU VÙNG TÂY NGUYÊN
I. Cơ hội và thách thức
1. Cơ hội phát triển sắn nguyên liệu vùng Tây Nguyên
2. Những thách thức trong đầu tư phát triển sắn nguyên liệu
II. Định hướng và mục tiêu phát triển
1. Cơ sở cho việc định hướng
2. Định hướng phát triển
3. Mục tiêu phát triển
III. Một số giải pháp đẩy mạnh đầu tư phát triển sắn nguyên liệu vùng Tây Nguyên
1. Nghiên cứu lai tạo những giống sắn phù hợp với điều kiện tự nhiên vùng Tây Nguyên
2. Áp dụng những biện pháp kỹ thuật canh tác sắn thích hợp
3. Giải pháp phục hồi độ phì cho đất
4. Xây dựng cơ sở hạ tầng cho vùng sắn nguyên liệu
5. Phối hợp với các nhà máy xây dựng vùng nguyên liệu ổn định để có cơ sở đầu tư phát triển lâu dài.
6. Giải pháp về chính sách
86 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1925 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp đầu tư phát triển sắn nguyên liệu vùng Tây Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đạt năng suất sắn củ tươi và hiệu quả kinh tế cao nhất. Sử dụng thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm Dual 2,5 lần/ha còn có ưu điểm là ít lệ thuộc vào công thời vụ nên tỷ lệ nông dân lựa chọn phương thức này là cao nhất.Trong bảng dưới ta có các định mức sau:
+ Làm cỏ bằng tay= 400.000đ/ha/lần
+ Dual= 160.000đ/ha.
+Lao động phun thuốc= 160.000đ/ha/lần
+WD= làm cỏ bằng tay 1 lần
+Roundup=100.000đ/ha
+Gramasome= 80.000đ/ha
Bảng 19: CHI PHÍ ĐẦU TƯ CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÒNG TRỪ CỎ DẠI VÀ NĂNG SUẤT SẮN
Phương pháp
Năng suất củ (tấn/ha)
Diễn giải
Tổng chi phí đầu tư
1.Phun Dual (2,5 lần/ha)
31,95
160.000+
560.000
2. WD+Roudup (2 lần/ha)
29,79
400.000+100.000+
820.000
3. Dual (1,5 lần/ha)+Gramasome (2 lần/ha)
28,91
160.000+160.000 +80.000+160.000
800.000
4. Làm cỏ bằng tay 3 lần
28,44
400.000
1.200.000
5. WD+Dual (1,5 lần/ha)
25,85
400.000+160.000+160.000
800.000
6. Dual (1,5 lần/ha)+Roundup (1,5 lần/ha)
25,78
160.000+160.000+100.000+160.000
740.000
(Nguồn:Quy hoạch sắn vùng Tây Nguyên-Thực trạng và giải pháp)
2.2. Đầu tư công lao động chăm sóc
Chi phí đầu tư cho công lao động và chăm sóc thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn đầu tư của hộ nông dân cho cây sắn, khoảng 30- 40%. Điều đó cũng dễ hiểu bởi vì với những vùng sắn rộng lớn như Tây Nguyên thì một hộ gia đình không thể nào chăm sóc và bảo vệ hết được, vì thế họ phải thuê lao động để làm những việc này. Tất cả quá trình từ khi ươm giống đến trồng, chăm sóc bảo vệ và thu hoạch sắn đều phải có chi phí đầu tư cho lao động. Đây là vấn đề thường thấy ở nước ta vì Việt Nam` là một nước đang phát triển nên còn sử dụng lao động tay chân là chính, mức độ tự động hóa chưa cao, vì thế vốn đầu tư cho lao động là rất lớn. Mặt khác, do công việc không mang tính chất thường xuyên và dài hạn mà chỉ theo mùa vụ nên việc thuê lao động cũng mang tính thất thường và không đồng đều, do đó để có thể tổng kết được vốn đầu tư cho công lao động và chăm sóc chúng ta quy về ngày công làm việc và chi phí cho một ngày công là 20.000 đồng/ngày/người. Chi phí đầu tư ở đây chỉ bao gồm chi phí cho việc thuê lao động.
Bảng 20: CHI PHÍ ĐẦU TƯ CHO CÔNG LAO ĐỘNG VÀ CHĂM SÓC
Công việc
Số ngày
Đơn giá (đồng/công)
Thành tiền
1. Công làm đất (công/ha)
5
20.000
100.000
2. Công bảo quản hom giống (công/ha)
5
20.000
100.000
3. Công trồng (công/ha)
10
20.000
200.000
4. Công bón phân (công/ha)
5
20.000
100.000
5. Công làm cỏ (công/ha)
40
20.000
800.000
6. Công thu hoạch (công/ha)
55
20.000
1.100.000
7. Tổng số
120
20.000
2.240.000
(Nguồn: Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp)
Qua bảng trên ta thấy tổng số vốn đầu tư của hộ nông dân cho công lao động và chăm sóc là 2.240.000/ha, trong đó công thu hoạch và công làm cỏ chiếm phần lớn vốn đầu tư. Từ đó ta có bảng chi phí đầu tư của hộ nông dân cho công lao động và chăm sóc của vùng Tây Nguyên như sau:
Bảng 21: CHI PHÍ ĐẦU TƯ CỦA HỘ NÔNG DÂN CHO CÔNG LAO ĐỘNG VÀ CHĂM SÓC VÙNG TÂY NGUYÊN GIAI ĐOẠN 1998- 2002
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
2002
Diện tích
( ha)
31. 000
33.800
38,000
48.220
53. 000
Chi phí/ha
(triệu đồng)
2,24
2,24
2,24
2,24
2,24
Tổng chi phí đầu tư
69440
75712
85120
108012.8
118720
(Nguồn: VIện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp)
III. Đánh giá kết quả đạt hoạt động đầu tư phát triển sắn nguyên liệu vùng Tây Nguyên
1. Những thành tựu đạt được
1.1. Tiến bộ mới về thời vụ thâm canh cây sắn
Cây sắn có thời gian sinh trưởng dài từ 6 tháng đến 18 tháng tuỳ theo điều kiện về thời tiết, đất đai, nguồn nước, đầu tư kỹ thuật và giống. Cây sắn chỉ cho năng suất cao, chất lượng tốt khi chúng ta thu hoạch đúng thời vụ. Cũng vì vậy mà thời vụ sắn dài ngắn khác nhau tuỳ theo tính chất đặc thù của từng địa phương, tỉnh, khu vực. Cây sắn chỉ sinh trưởng và phát triển khi nhiệt độ từ 230C-250C, dưới 100C cây ngừng sinh trưởng, trên 400C cây sinh trưởng chậm. Ở Mađagasca (Châu Phi) người ta thu hoạch sắn sau 18 tháng. Ở miền bắc Việt Nam sắn được thu hoạch sau 10-12 tháng (do nhiệt độ bình quân thấp). Ở miền Nam Việt Nam, sắn được thu hoạch sau 7-9 tháng (do nhiệt độ bình quân cao hơn, phù hợp với đặc điểm, sinh thái của cây sắn).
Ở miền Bắc sắn được trồng vào tháng 3 là thích hợp nhất do có mưa xuân ẩm ướt, thời tiết bắt đầu ấm lên tạo điều kiện tốt cho cây sắn phát triển thân, lá và củ. Nếu trồng muộn vào tháng tư thì thời gian thu hoạch sẽ vào mùa đông lạnh, hạn chế sự phát triển của củ sắn.
Ở Bắc Trung Bộ, cây sắn được trồng vào tháng 1 là thích hợp nhất, nếu trồng sớm gặp mưa lớn sẽ thối hom, chết mầm. Trồng muộn sẽ gặp thời tiết khô rét cây sinh trưởng kém, năng suất, hàm lượng tinh bột giảm.
Ở Nam Trung Bộ, cây sắn được trồng từ tháng 1 đến tháng 3 trong điều kiện nhiệt độ tương đối cao và thường có mưa đủ ẩm. Ở một số nơi trong vùng có thể trồng sớm hơn nhưng cùng thu hoạch vào tháng 9, tháng 10 trước mùa mưa lũ.
Ở các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nguyên sắn được trồng vào cuối mùa khô và đến mùa mưa (cuối tháng 3 và đầu tháng 4) trong điều kiện nhiệt độ ổn định và bắt đầu có mưa. Với nền khí hậu tương đối đồng nhất, thời tiết biến đổi không nhiều trong năm, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, đầu tư cho công tác khuyến nông tốt, đó là những điều kiện thuận lợi để cho cây sắn phát triển.
Trong những năm gần đây, ở Tây Nguyên đã thử nghiệm thành công trồng sắn 2 vụ/ năm là vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu.
Vụ Hè Thu bắt đầu trồng từ tháng 3 – 4, thu hoạch vào tháng 9- 10. Vụ Đông Xuân bắt đầu trồng từ tháng 9-10 và thu hoạch vào tháng 4-6 năm sau. Ngoài ra, nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sắn tại các thời điểm khác nhau trong năm, người nông dân còn tiến hành trồng rải vụ, tuy nhiên diện tích không nhiều.
Tại các tỉnh Tây Nguyên, cây sắn không những được trồng chuyên canh (sắn thuần) mà còn được trồng xen trong các vườn cao su, cà phê ở những năm đầu, khi còn đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản. Để giảm độ suy kiệt của đất, sắn thường được trồng xen với những cây họ đậu như lạc, đậu xanh, đậu tương… theo mô hình 1 hàng đậu + 1 hàng sắn hoặc 2 hàng đậu + 1 hàng sắn. Ngoài ra người ta còn tiến hành trồng luân canh sắn- lạc hoặc đậu tương. Cứ 2-3 vụ sắn lại trồng 1 vụ lạc, sau khi cây lạc phát triển mạnh người ta tiến hành làm đất và vùi toàn bộ để tăng cường dinh dưỡng cho đất.
1.2. Tuyển chọn, lai tạo những giống sắn mới có năng suất và chất lượng cao.
Kết quả của việc đầu tư cho công các chọn tạo và phát triển giống sắn trong 5 năm qua đã đạt được những thành tựu đáng kể và thực sự mang lại hiệu quả cao cho sản xuất. Những giống sắn mới như KM94, KM60, KM95, SM937-26, KM98-1,…(chủ lực là giống KM94) hiện được trồng ít nhất 60.000 ha với năng suất củ tươi vượt 8-10 tấn/ha so với các giống sắn địa phương và hàm lượng tinh bột cao hơn giống cũ 2,7-4,2%. Tại các tỉnh vùng Tây Nguyên nhờ chuyển đổi giống sắn mới và áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác tiến bộ nên năng suất sắn trong những năm qua đã tăng 50-80% trên phạm vi toàn vùng.
Những năm gần đây, nhờ áp dụng giống sắn mới và kỹ thuật canh tác hiện đại, năng suất sắn đã đạt 16-20 tấn/ha đã mang lại lợi nhuận cho các nông hộ, nhiều hộ đã giàu lên nhờ trồng sắn.
Bội thu do trồng sắn mới thay thế giống cũ trong giai đoạn 1995-2000 ước đạt trên 787 tỷ đồng. Nguồn lợi này hơn 50% là trực tiếp nâng cao thu nhập của nông hộ, nửa còn lại đi vào lợi nhuận của các nhà máy chế biến và của những người buôn sắn.
Trong những giống sắn đã chọn tạo, 3 giống sắn KM94, SM937-26 và KM98-1 rất ưu việt về năng suất và chất lượng. Giống sắn KM98-1 là con lai chọn lọc của tổ hợp sắn lai Rayong 1 và Rayong 5 do trung tâm nghiên cứu thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc phối hợp cùng mạng lưới nghiên cứu và khuyến nông giống sắn Việt Nam tuyển chọn. Giống được nông dân ưa chuộng và được Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cho phép khu vực hoá.
Giống sắn KM98-1 có những đặc điểm:
+ Đa dụng: có thể chế biến tinh bột, ăn tươi hoặc làm thức ăn gia súc.
+ Thời gian sinh trưởng 7- 10 tháng.
+ Năng suất củ tươi đạt 32-40 tấn/ha, gần tương đương so với giống sắn KM94, cao hơn rõ rệt so với giống sắn KM60 và HL23.
+ Hàm lượng tinh bột 27,2-28,3%; tỷ lệ chất khô 38,3 %.
+ Cây có tán gọn, chiều cao cây vừa phải (1,2-2m) ít đổ ngã, thân xanh, nhặt mắt, ít phân nhánh, thích hợp trồng dày.
+ Củ đồng đều, dạng củ thuôn láng, thịt củ màu trắng kem, được thi trường ưa chuộng.
+ Sâu bệnh hại ở mức độ nhẹ
+ Khả năng thích ứng rộng, phù hợp đất có dinh dưỡng trung bình đến giàu.
+ Giống sắn KM98-1 bổ sung tốt cho giống sắn chủ lực KM94 để giúp nông dân rãi vụ thu hoạch, đáp ứng nhu cầu thi trường ở những vùng sâu vùng xa.
Bảng 22: SỰ SO SÁNH GIỮA GIỐNG SẮN KM98-1 VỚI CÁC GIỐNG SẮN KM94, KM60 VÀ SẮN ĐỊA PHƯƠNg
Giống
Thời gian sinh trưởng (tháng)
Năng suất sắn khô (tấn/ha)
Năng suất củ tươi (tấn/ha)
Tỷ lệ chất khô (%)
Hàm lượng tinh bột (%)
Chỉ số thu hoạch (%)
KM94
9-11
15,9
39,6
40,2
28,9
58
KM98-1
7-10
14,9
38,4
38,8
27,8
66
KM60
7-10
11,7
30,2
38,7
27,4
56
Địa phương
8-12
8,6
23,7
36,3
25,4
53
(Nguồn : Thực trạng sắn Việt Nam- Định hướng và giải pháp)
1.3. Diện tích và sản lượng sắn tăng nhanh trong những năm qua
Trong những năm gần đây diện tích sắn của vùng Tây Nguyên đã tăng lên nhanh chóng nhờ có sự quy hoạch và đầu tư đúng đắn của các tỉnh trong vùng. Từ năm 1995 đến năm 2002 diện tích sắn của vùng Tây Nguyên đã tăng thêm 21,4 nghìn ha. Tỉnh Kon Tum có diện tích sắn lớn nhất trong vùng, đạt 20,1 nghìn ha và chiếm khoảng 45% diện tích sắn vùng Tây Nguyên.
Bảng 23: DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT VÀ SẢN LƯỢNG SẮN CỦA VÙNG TÂY NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2000-2002
Đơn vị: diện tích ha; năng suất tạ/ha; sản lượng tấn
Tỉnh
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
Tây Nguyên
38.052
92,4
351.476
37.569
101,4
380.922
53.501
133,8
715.713
Kon Tum
15.049
95,2
143.279
15.616
99,8
155.802
20.140
119,3
240.172
Gia Lai
17.720
88,7
157.125
16.483
99,0
163.102
19.607
101,8
199.622
Đăk Lăk
4.005
92,8
37.169
4.425
114,1
50.492
12.628
211,0
266.395
Lâm Đồng
1.278
108,8
13.903
1.045
110,3
11.526
1.126
84,6
9.524
(Nguồn: Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp)
1.4. Hiệu quả đầu tư phát triển sắn nguyên liệu vùng Tây Nguyên
* Hiệu quả tài chính, kinh tế
Sản phẩm từ sắn ngoài việc tiêu dùng nội địa còn có thể xuất khẩu để thu lợi nhuận. Sản phẩm xuất khẩu thường là sắn lát khô và tinh bột sắn. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và một số nước EU.
2. Những hạn chế trong quá trình đầu tư phát triển sắn nguyên liệu vùng Tây Nguyên* Ảnh hưởng của trồng sắn đến môi trường đất
Canh tác sắn trên đất dốc làm đất bị xói mòn mạnh. Khối lượng đất bị xói mòn có thể từ vài chục tấn đến hàng trăm tấn/ha tuỳ thuộc vào độ dốc canh tác, chế độ mưa, mùa vụ thu hoạch và công thức trồng xen. Các kết quả nghiên cứu đều rút ra nhận xét: trồng sắn trên đất dốc lớn hơn 15% có băng chống xói mòn (cốt khí, cỏ Vertiver) lượng đất xói mòn ít hơn so với chỉ trồng xen lạc.
Bảng 24: ẢNH HƯỞNG CỦA TRỒNG SẮN ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT
Mô hình
Lượng đất bị xói mòn (tấn/ha)
1. Sắn thuần
45,2
2. Sắn + lạc
11,57
3. Sắn + lạc + cỏ Vertiver
10,3
4. Sắn + phân bón
13,3
(Nguồn: Quy hoạch phát triển sắn nguyên liệu vùng Tây Nguyên)
Ảnh hưởng lớn nhất của canh tác sắn đến môi trường đất là việc lấy đi từ đất một lượng lớn các chất dinh dưỡng để tạo ra một năng suất sinh vật lớn.Vì vậy trồng sắn, đặc biệt là trồng sắn công nghiệp thì phải trồng xen hoặc bón phân để bảo vệ đất chống xói mòn và tăng độ phì cho đất. Tuy nhiên, ở Tây Nguyên do đời sống của các hộ nông dân còn khó khăn và công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật còn hạn chế nên việc chống xói mòn cho đất nhiều khi còn bị xem nhẹ. Việc đất bị xói mòn và mất chất dinh dưỡng không những làm cho đất ngày càng trở nên khô cằn mà còn ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cây trồng.
* Việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào trồng sắn còn gặp nhiều khó khăn
Tuy đã liên tục áp dụng các biện pháp tiến bộ kỹ thuật- nhất là đưa giống mới vào sản xuất mấy năm nay- nhưng do thiếu đầu tư nên chuyển biến năng suất sắn ở nhiều vùng vẫn chưa rõ nét. Nhiều nơi như huyện Ayun Pa, huyện Kbang của tỉnh Gia Lai năng suất sắn chỉ đạt 75-78 tạ/ha vì ở đây người nông dân chủ yếu độc canh cây sắn, chưa áp dụng các mô hình trồng xen để tăng năng suất cây trồng. Mặt khác những giống sắn mới như KM94, KM98-1, … còn chưa được trồng phổ biến trong toàn vùng. Một số nơi còn trồng giống sắn địa phương HL23 có năng suất, chất lượng thấp.
* Giá cả bấp bênh là một trong những trở ngại lớn nhất làm nản lòng những người có kế hoạch phát triển ổn định cây sắn.
Do chưa có sự quy hoạch thực sự phù hợp nên những người trồng sắn vẫn còn nỗi lo việc sản phẩm đầu ra của mình. Giá sắn trên thị trường chỉ giao động trong khoảng từ 280-350 đồng/kg bán tại gốc, với giá cả như vậy thì nhiều khi không đủ cho chi phí đầu tư của hộ nông dân cho vụ sắn. Nhiều hộ nông dân đã chuyển sang trồng loại cây khác hay chuyển đổi mục đích sử dụng đất của mình. Việc này cũng làm cho sản lượng và diện tích sắn giảm đi đáng kể gây ảnh hưởng không nhỏ đến công cuộc đầu tư phát triển sắn nguyên liệu vùng Tây Nguyên.
* Theo chiều hướng đô thị hoá và sự tiếp tục gia tăng dân số khu vực nông thôn, quỹ đất tiếp tục giảm, đặt các cây trồng trong sự cạnh tranh gay gắt về hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả kinh tế luôn là vấn đề được mọi người quan tâm trong mỗi công cuộc đầu tư. Đặc biệt trong đầu tư cho nông nghiệp vốn là ngành chịu rủi ro cao do phải phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu. Vì thế hiệu quả kinh tế của cây trồng luôn là vấn đề bức xúc đối với các hộ nông dân, mặt khác do hiện nay quỹ đất nông nghiệp đang có xu hướng giảm để nhường chỗ cho việc xây dựng các cơ sở hạ tầng và các công trình kiến trúc, quá trình đô thị hoá đang diễn ra ở khắp mọi nơi đó là quy luật tất yếu của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Diện tích đất giảm sẽ làm cho sự cạnh tranh giữa các cây trồng ngày càng trở nên gay gắt. Bà con nông dân sẽ chọn loại cây trồng nào mà cho năng suất chất lượng tốt, chi phí đầu tư không cao và phải phù hợp với đất đai của mình, do vậy sẽ có nhiều phương án lựa chọn cây trồng nhưng đất để trồng thì lại khan hiếm. Cây sắn ở nước ta được trồng từ lâu đời nhưng số lượng và diện tích đứng sau cây lúa và ngô, do vậy sự cạnh tranh của cây sắn đối với hai loại cây này là rất khó khăn. Với quỹ đất ít ỏi của mình người dân sẽ chọn trồng cây lúa, ngô mà đã quá quen thuộc với người nông dân và bản thân họ cũng có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng loại cây này. Đó cũng là lý do giải thích tại sao Vịêt Nam là nước trồng lúa và xuất khẩu gạo đứng hàng nhất nhì trên thế giới.
* Chưa có nghiên cứu toàn diện để có thể xác định chiến lược phát triển thực sự thích hợp ở vùng Tây Nguyên trên cơ sở tính toán chiều hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Như chúng ta đã biết Tây Nguyên là vùng sắn nguyên liệu có triển vọng lớn của nước ta, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay sắn và các sản phẩm từ sắn đang ngày càng có giá trị không những ở trong nước mà còn xuất khẩu sang các thị trường như Châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản… với lượng tiêu thụ lớn. Vì vậy để có thể đưa ngành sắn từng bước trở thành thế mạnh của Việt Nam nói chung và Tây Nguyên nói riêng thì trước tiên ban lãnh đạo các tỉnh vùng Tây Nguyên phải đề ra được chiến lược đầu tư phát triển sắn cho phù hợp với sự quy hoạch chung của cả nước và xu hướng tiêu dùng của thị trường sắn. Tuy nhiên sự quy hoạch còn chưa toàn diện và chưa có định hướng cụ thể cho sự phát triển do còn gặp nhiều khó khăn: nhiều vùng trồng sắn theo hướng tự phát, tự phát chuyển đổi mục đích sử dụng đất, không nằm trong quy hoạch chung thống nhất. Nếu hiện tượng này tiếp tục xảy ra thì sẽ có nhiều nhà máy sẽ không có nguyên liệu để hoạt động, và nhiều nơi sẽ không biết bán sắn cho ai. Mặt khác, việc phát triển sắn quá mức sẽ kéo theo nhiều vấn đề cần phải giải quyết như: suy giảm độ phì của đất, xói mòn đất dốc, ô nhiễm môi trường trong chế biến.
Chưa có các công nghệ đa dạng bảo quản sau thu hoạch và chế biến các sản phẩm từ sắn để tăng giá trị của sắn cũng như kích thích thị trường gia tăng nhu cầu sử dụng sắn.
CHƯƠNG III
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
SẮN NGUYÊN LIỆU VÙNG TÂY NGUYÊN
I. Cơ hội và thách thức
1. Cơ hội phát triển sắn nguyên liệu vùng Tây Nguyên
Việt Nam hiện sản xuất hàng năm khoảng 2 triệu tấn sắn củ tươi. Sản lượng sắn Việt Nam xếp hàng thứ 5 của Châu Á. Sắn vùng Tây Nguyên có tiềm năng cao về xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Khối lượng sắn xuất khẩu của vùng Tây Nguyên Giai đoạn 1992-1994 khoảng 10.000 tấn/năm, đến năm 1997 đã tăng lên 50.000 tấn, năm 2000 đến nay mỗi năm đạt hơn 70.000 tấn. Mặc dù công nghiệp chế biến sắn của vùng Tây Nguyên hãy còn non trẻ và khối lượng xuất khẩu chưa nhiều nhưng có tiềm năng lớn do thu hút được sự đầu tư nước ngoài trong chế biến tinh bột và bột ngọt từ những năm đầu thập kỷ 1990. Tây Nguyên hiện là vùng tiềm năng của đất nước về chế biến và xuất khẩu tinh bột sắn.
Ở Tây Nguyên, cây sắn đang chuyển đổi nhanh chóng vai trò từ một cây lương thực thành cây công nghiệp. Sắn là nguồn nguyên liệu quan trọng của các nhà máy chế biến tinh bột, các nhà máy chế biến thức ăn gia súc và những xưởng chế biến sắn thủ công mà tổng công suất của tất cả các loại hình chế biến này hiện đạt khoảng một triệu tấn sắn củ tươi/năm. Sắn là cây trồng để bán, đã có thị trường tiêu thụ và trở thành một trong những nguồn thu nhập chính của nhiều nông hộ ở nhiều địa phương vùng Tây Nguyên. Tinh bột sắn là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Sắn có khả năng cạnh tranh cao vì dễ trồng, chịu được đất nghèo dinh dưỡng, chịu đầu tư thấp nhưng vẫn cho lợi nhuận khá. Mặt khác sắn còn là nguồn lương thực và thức ăn gia súc quan trọng của các nông hộ sản xuất nhỏ. Cây sắn thích hợp đối với dự án ứng dụng khoa học công nghệ phát triển kinh tế nông thôn và miền núi. Sắn là cây lương thực không thể thiếu ở vùng đồi núi trong chiến lược an toàn lương thực quốc gia của Chính phủ Việt Nam.
2. Những thách thức trong đầu tư phát triển sắn nguyên liệu
Trong những năm tới, chiến lược sắn toàn cầu sẽ tôn vinh giá trị của cây sắn là một trong những cây lương thực dễ trồng, thích hợp với những vùng đất nghèo và là một cây công nghiệp có triển vọng có khả năng cạnh tranh cao đối với nhiều cây trồng khác. Tuy nhiên việc đầu tư phát triển sắn Việt Nam nói chung và sắn vùng Tây Nguyên nói riêng cũng gặp phải những khó khăn thách thức cần phải khắc phục:
- Thứ nhất: Năng suất sắn còn thấp do sự chuyển đổi giống mới và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản suất sắn chưa rộng rãi. Mặc dù trong những năm gần đây công tác lai tạo phát triển giống sắn đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, những giống sắn như KM94, KM98-1… cho năng suất chất lượng cao nhưng việc phổ biến cho bà con nông dân biết và ứng dụng vẫn còn gặp phải không ít khó khăn, chưa được áp dụng rộng rãi. Nhiều hộ nông dân vẫn trồng những giống sắn địa phương cũ cho hiệu quả không cao và sức sinh trưởng kém, đặc biệt ở Tây Nguyên sắn lại được trồng chủ yếu trên đất dốc nghèo chất dinh dưỡng và không có biện pháp cải tạo độ phì cho đất nên sản lượng một số huyện thuộc tỉnh Gia Lai có xu hướng giảm trong mấy năm gần đây. Mặt khác các địa phương chưa thực sự quan tâm đầu tư đúng mức để phát triển sắn nguyên liệu vốn là thế mạnh của vùng này. Chưa có những chính sách khuyến khích đầu tư cụ thể để các hộ nông dân dựa vào đó tạo ra hướng đi cho mình trong việc trồng, chăm sóc và phát triển cây sắn.
- Thứ hai: Độ phì nhiêu của đất trồng sắn và vấn đề bảo vệ môi trường: Sắn chủ yếu được trồng trên đất dốc, sự rửa trôi và xói mòn mạnh. Khối lượng thân lá và củ sắn khá lớn nên đã lấy đi của đất nhiều dinh dưỡng, quan hệ đến vấn đề bảo vệ môi trường. Nếu trong trồng và canh tác sắn mà không quan tâm đến vấn đề bón phân tăng độ phì cho đất thì đất sẽ bị suy kiệt, không còn độ màu mỡ do đó không thể trồng và canh tác các loại cây khác. Đất đồi núi sẽ trở thành đất trống đồi núi trọc gây ảnh hưởng đến môi trường, mất cân bằng sinh thái tự nhiên. Không những thế từ đó có thể gây nên lũ lớn khi có mưa to vì đất bị xói mòn, rửa trôi không thể ngăn lũ lại được.
- Thứ ba: Lợi nhuận sắn chưa cao và thị trường sắn biến động. Giá sắn lát, sắn viên và tinh bột sắn năm 2000 giảm sút và đạt mức thấp nhất trong 10 năm gần đây. Giá sắn thế giới năm 2001 không khá hơn năm 2000 ngoại trừ giá tinh bột sắn có tăng lên nhưng không đáng kể. Lý do vì giá sắn phụ thuộc rất nhiều vào khối lượng và giá nhập khẩu của EC (khối lượng mua bán sắn toàn thế giới năm 2000 đạt khoảng 5,7 triệu tấn, trong đó có 4,7 triệu tấn sắn lát và sắn viên chủ yếu do Thái Lan xuất sang EC, gần 1 triệu tấn bột sắn và tinh bột sắn được mua bán tại khu vực Châu Á ). Nay sắn lát và sắn viên xuất sang EC bị giảm sút do giá hạt cốc hạ, phí chuyên trở cao, tỷ suất của đồng Euro/USD giảm. Thị trường sắn toàn cầu nhiều biến động quan hệ trực tiếp đến lợi nhuận và sự lựa chọn đầu tư của người nông dân.
II. Định hướng và mục tiêu phát triển
1. Cơ sở cho việc định hướng
- Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc làn thứ IX đã định hướng phát triển nông- lâm- ngư nghiệp và kinh tế nông thôn:
+ Đẩy nhanh công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hoá phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng.
+ Đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, đạt mức tiên tiến trong khu vực về trình độ công nghệ và về thu nhập trên một đơn vị diện tích, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm.
+ Phát triển mạnh công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu, liên kết nông- công nghiệp trên địa bàn vùng và cả nước.
- Chủ trương và chính sách:
+ Các mặt hàng nông sản Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu cần quan tâm khi chuyển đổi: Ngày nay, Việt Nam đang xuất khẩu các mặt hàng nông sản như: gạo, cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, trà, lạc, rau quả các loại… và có thêm 7 loại nông sản có thể tham gia xuất khẩu như dừa, đường, vừng, sắn, măng tre, bột giấy, thịt lợn.
+ Ba vấn đề then chốt để nông nghiệp Việt Nam bước vào thế kỷ 21
Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Lê Huy Ngọ đã nhấn mạnh 3 vấn đề then chốt để nông nghiệp Việt Nam bước vào thế kỷ 21:
Điều chỉnh cơ cấu nông nghiệp để sản xuất hàng hoá chất lượng cao phù hợp với nhu cầu thị trường.
Tập trung vào khoa học công nghệ để sản xuất ra những sản phẩm cạnh tranh cao.
Xúc tiến thị trường tiêu thụ nông sản phẩm
+ Định hướng chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp Việt Nam đến năm 2005 : Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đề ra mục tiêu chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp Việt Nam đến năm 2005 theo hướng tập trung phát triển các sản phẩm thay thế nhập khẩu. Việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất phải có bước đi thích hợp, phù hợp với yêu cầu của thị trường và đảm bảo cơ cấu sản xuất mới cao hơn cơ cấu sản xuất cũ, đảm bảo tính ổn định và bền vững.
- Dự báo về thị trường sắn thế giới.
Hiện nay thị trường thế giới đang có xu hướng sử dụng nhiều hơn nguồn nguyên liệu chế biến từ sắn, đặc biệt là tinh bột, cồn, rượu và các phế phẩm cho chăn nuôi trong khi sản lượng sắn đang hạn chế.
Cũng theo dự báo của FAO trong những năm tới không chỉ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc mà các nước khác như Malayxia, Philippin sẽ tăng đáng kể khối lượng nhập khẩu, nhất là nhập khẩu tinh bột sắn. Ở Trung Quốc đòi hỏi sản xuất đối với tinh bột sắn tăng nhanh. Sản xuất ở miền Nam Trung Quốc không đủ đáp ứng cho nhu cầu nên nhu cầu nhập thêm nguyên liệu từ sắn là rất lớn. Giá tinh bột sắn mấy năm gần đây tăng nhanh từ 210 USD/tấn lên 300 USD/tấn.
Dự báo các nước chính nhập khẩu tinh bột sắn trong những năm tới là:
- Các nước thuộc khối EU : 150.000 tấn/năm
- Đài Loan :350.000 tấn/năm
- Nhật Bản :350.000 tấn/năm
- Singapore : 50.000 tấn/năm
- Hồng Kông : 50.000 tấn/năm
Theo Viện nghiện cứu chính sách thực phẩm Quốc tế (IFPRI), dự báo nhu cầu sắn và các sản phẩm về sắn năm 2004 sẽ tăng liên tục khoảng 1% năm.
- Dự báo thị trường sắn của nước ta
Sản phẩm sắn khô trước đây dùng cho sản xuất thức ăn chăn nuôi là chính với giá dao động trong khoảng 1,2- 1,3 triệu đồng/tấn, gần đây việc xuất khẩu đã được chú ý hơn, riêng trong 3 năm gần đây lượng xuất khẩu sang thi trường Trung Quốc đạt trên 15 triệu USD/năm. Giá xuất khẩu khoảng 70-80 USD/tấn. Mặc dù vậy giá xuất khẩu trên thị trường dao động rất mạnh tuỳ theo thời vụ thu hoạch và nguồn hàng.
Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn xuất khẩu tinh bột sắn cho các nước trong khu vực (chủ yếu là Trung Quốc) với số lượng còn khiêm tốn. Giá bán của các cơ sở chế biến nằm trong khoảng 2,6- 2,8 triệu đồng/tấn nhưng cũng không ổn định, phụ thuộc nhiều vào từng địa phương, thời vụ thu hoạch và thị trường trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu tinh bột sắn cho riêng thị trường Trung Quốc trong 3 năm 2001- 2004 bình quân đạt 11,05 triệu tấn/năm (bằng 70,8 kim ngạch xuất khẩu sắn khô). Dự kiến trong những năm tới nhu cầu sắn của Việt Nam vẫn có khả năng tăng, nhất là thị trường sắn lát khô.
- Thị trường sắn vùng Tây Nguyên
Kết quả điều tra ở các tỉnh Tây Nguyên cho thấy: lượng sắn được tiêu thụ trên địa bàn chiếm khoảng 30% tổng sản lượng sắn xuất ra, trong đó: làm lương thực cho người và thức ăn cho chăn nuôi chiếm 15- 20%, hao hụt trong thu hoạch 10- 15%. Khoảng 70% sản lượng sắn sản xuất ra được tiêu thụ ngoài vùng dưới dạng tinh bột và sắn lát khô. Số liệu tính toán cho thấy:
Bảng 25: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT- CHẾ BIẾN- TIÊU THỤ SẮN
VÙNG TÂY NGUYÊN GIAI ĐOẠN 1998- 2002
Danh mục
Năm
1998
1999
2000
2001
2002
Tốc độ tăng bình quân (%)
1. Diện tích (ha)
30.951
33.817
38.052
37.569
53.501
11,57
2. Năng suất (tạ/ha)
91,2
90,8
92,4
101,4
133,8
7,97
3. Sản lượng (tấn)
282.364
306.974
351.476
380.922
715.713
20,44
4. Khối lượng đưa vào chế biến (tấn)
197.655
214.880
246.030
266.650
501.000
20,44
Trong đó: + Sắn lát khô
150.155
144.880
126.030
56.600
251.000
10,82
+ Tinh bột
47.500
70.000
120.000
210.000
250.000
39,04
5. Khối lượng xuất khẩu
72.800
76.900
82.800
79.350
167.950
18,2
Trong đó: + Sắn lát khô
60.000
58.000
50.400
22.600
100.400
10,85
+ Tinh bột
12.800
18.900
32.400
56.750
67.550
39,47
(Nguồn: Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp)
Số liệu bảng trên cho thấy : Cùng với việc mở rộng diện tích và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật (giống, thâm canh…) tăng năng suất, nên sản lượng sắn từ năm 1998 đến năm 2002 có tốc độ tăng bình quân 20,44%/năm, gấp gần 4 lượng sắn lát khô và tình hình này chắc chắn sẽ còn duy trì trong nhiều năm tới.
- Quỹ đất có thể chuyển sang trồng sắn ở vùng Tây Nguyên
Tây Nguyên hiện có 850 nghìn ha đất trống đồi núi trọc, trong đó có thể khai thác khoảng trên 200.000 ha vào mục tiêu nông nghiệp
Bảng 26: ĐẤT CÓ KHẢ NĂNG MỞ RỘNG TRỒNG SẮN
VÙNG TÂY NGUYÊN
Đơn vị: ha
Tỉnh
Tổng số
Trong đó
Nhóm đất
Loại sử dụng
Xám
Đỏ vàng
Mùn vàng
Chưa sử dụng
Màu và cây trồng khác
1. Gia Lai
10.150
4.000
6.000
150
5.000
5.150
2. Kon Tum
4.600
1.500
3.000
100
4.000
600
3. Đăk Lăk
21.250
5.000
16.250
-
7.500
13.750
4. Lâm Đồng
3.500
-
3.500
-
500
3.000
Tổng số
39.500
10.500
28.750
250
17.000
22.500
(Nguồn: Bộ môn thổ nhưỡng- Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp)
Kết quả đánh giá đất đai cho biết: quỹ đất có thể mở rộng cho trồng sắn nguyên liệu tập trung ở 2 nhóm đất chính là xám và đất đỏ vàng với diện tích khoảng 39.000 ha, trong đó đất xám khoảng 10.000 ha, đất đỏ vàng khoảng 29.000 ha.
Theo số liệu bảng trên ta thấy: diện tích đất có thể mở rộng trồng sắn tập trung nhiều nhất ở tỉnh Đăk Lăk (21.250 ha), sau đó đến tỉnh Gia Lai (10.150 ha), tỉnh Kon Tum (4.600 ha).
Nếu xét theo hiện trạng loại hình sử dụng đất thì 17.000 ha diện tích đất mở rộng nêu trên được lấy từ đất có cỏ và cây lùm bụi hoặc đất có cây lùm bụi và cây gỗ rải rác thuộc đất trống đồi trọc (đất chưa sử dụng) có khả năng nông nghiệp với độ dốc tối đa không quá 15 0, tầng đất mịn dày phổ biến từ 50 đến 70 cm. Hầu hết diện tích này là đất sau nương rẫy đã trải qua một thời gian bỏ hoá nhất định nên độ phì tự nhiên đã bước đầu được phục hồi, hàm lượng lân và kali dễ tiêu thay đổi không theo quy luật song nhìn chung đều ở mức thích hợp với yêu cầu phát triển của cây sắn. 22.500 ha diện tích đất mở rộng được chuyển đổi từ đất hiện đang trồng hoa màu và cây công nghiệp kém hiệu quả (kể cả đất lúa 1 vụ).
Trên thực tế hiện nay ở nhiều địa phương cây sắn đã lấn át nhiều loại cây trồng khác do các tính toán về “hiệu quả” của người nông dân. Ví dụ ở tỉnh Kon Tum (thị xã Kon Tum, huyện Đăk Hà, huyện Đăk Tô); tỉnh Gia Lai (huyện KrôngPa)… hiện nay cây sắn đã lấn át cả diện tích mía đã được quy hoạch.
2. Định hướng phát triển
Với những thuận lợi và khó khăn đặt ra như trên, ban lãnh đạo các tỉnh vùng Tây Nguyên đã đề ra những định hướng phát triển cây sắn của vùng tạo điều kiện cho bà con nông dân có cơ sở để điều chỉnh các kế hoạch của mình cho phù hợp với xu hướng chung của vùng, đưa cây sắn phát triển thành cây công nghiệp thế mạnh:
- Phát huy tối đa lợi thế so sánh của các tỉnh Tây Nguyên, hình thành các vùng chuyên canh sắn tập trung với quy mô thích hợp, phát triển mạnh các dịch vụ hỗ trợ nhằm tạo ra sản lượng cao nhất, từng bước hoàn thiện phân công lao động xã hội trong lĩnh vực trồng và chế biến sắn, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho nông dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.
-Tây Nguyên là nóc nhà của Đông Dương, là đầu nguồn của nhiều con sông và hiện có nhiều nhà máy thuỷ điện đã và đang được xây dựng, vì vậy phát triển các vùng sắn nguyên liệu phải chú trọng đến lựa chọn cơ cấu giống, chế độ canh tác hợp lý chống xói mòn rửa trôi, nước thải trong chế biến sắn phải xử lý tốt. Phát triển vùng sắn nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu phải gắn liền với phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, đặc biệt quan tâm đến nâng cao dân trí, đào tạo cán bộ kỹ thuật để có thể phát triển đồng bộ, lâu bền gắn hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội và phát triển môi trường sinh thái.
- Tập trung quy hoạch vùng nguyên liệu cho các nhà máy đã xây dựng và có điều kiện xử lý tốt ô nhiễm môi trường để ổn định sản xuất, trên quan điểm sử dụng hợp lý quỹ đất đai, sử dụng các giống mới có tiềm năng năng suất cao, ứng dụng các biện pháp canh tác tiến tiến để đạt sản lượng cao nhất.
3. Mục tiêu phát triển
- Đến năm 2005 diện tích sắn trong vùng có khoảng 58.715 ha, với năng suất bình quân đạt 172,8 tạ/ha, sản lượng ước đạt 1 triệu tấn củ tươi, đảm bảo cho các nhà máy chế biến hoạt động liên tục trong 8 tháng, sản xuất ra 165 nghìn tấn tinh bột và các cơ sở thủ công sản xuất ra khoảng 50 nghìn tấn tinh bột (tổng cộng khoảng 215 nghìn tấn tinh bột).
- Đến năm 2010 diện tích sắn trong vùng có khoảng 64.810 ha, với năng suất bình quân đạt 198,1 tạ/ha, sản lượng ước đạt 1,28 triệu tấn củ tươi, đảm bảo cho các nhà máy chế biến hoạt động hết công suất (10 tháng), cùng với các cơ sở sản xuất chế biến thủ công sẽ sản xuất được khoảng 247 nghìn tấn tinh bột.
- Bình quân thu nhập (lãi) trên 1 ha trồng sắn đạt 2,7- 4,5 triệu đồng/ha (trồng thuần), đạt 5,5- 9,5 triệu dồng/ha tuỳ theo mô hình trồng xen.
- Ngoài tiêu dùng trong nước, giá trị xuất khẩu các sản phẩm từ sắn (chủ yếu là tinh bột) đạt 16,45 triệu USD vào năm 2005 và đạt khoảng 23 triệu USD vào năm 2010.
III. Một số giải pháp đẩy mạnh đầu tư phát triển sắn nguyên liệu vùng Tây Nguyên
Nông nghiệp vẫn là hướng phát triển kinh tế quan trọng của nhiều nước Châu Á trong đó có Việt Nam, ngay cả trong xu hướng đô thị hoá. Cây sắn Việt Nam có vai trò cơ bản hỗ trợ cho người nông dân ở những nơi độ phì đất kém và mưa thất thường, đồng thời cũng là cây nguyên liệu chế biến tinh bột và làm thức ăn gia súc. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trong kế hoạch phát triển nông nghiệp đến năm 2010 ưu tiên phát triển lúa, ngô. sắn đồng thời cũng chú trọng những giải pháp để phát triển các loại cây này. Một số giải pháp chính để phát triển cây sắn trong những năm tới là:
Nghiên cứu lai tạo những giống sắn phù hợp với điều kiện tự nhiên vùng Tây Nguyên
Áp dụng những biện pháp kỹ thuật canh tác sắn thích hợp
Giải pháp phục hồi độ phì cho đất
Xây dựng cơ sở hạ tầng cho vùng sắn nguyên liệu
Giải pháp về chính sách
Phối hợp với các nhà máy xây dựng vùng nguyên liệu ổn định để có cơ sở đầu tư phát triển lâu dài
1. Nghiên cứu lai tạo những giống sắn mới phù hợp với điều kiện tự nhiên vùng TâyNguyên.
Phổ biến và nhân nhanh các giống sắn tốt có năng suất củ tươi và hàm lượng tinh bột cao đồng thời xây dựng và hình thành các vùng nguyên liệu sắn tập trung phục vụ cho các nhà máy chế biến và làm thức ăn gia súc. Nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế và thu nhập cho các nông hộ trồng sắn góp phần hiệu quả trong chiến lược an toàn lương thực quốc gia và đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp.
Tiếp tục đánh giá và chọn lọc những giòng sắn lai mới được nhập nội trong Mạng lưới Nghiên cứu và phát triển sắn Châu Á nguồn vật liệu của CIAT/Thái Lan. Trong những năm gần đây các giống sắn KM94, KM98-1 đã chứng tỏ ưu thế vượt trội của mình trong năng suất và chất lượng sắn tạo ra, thích hợp với điều kiện thời tiết của vùng Tây Nguyên nói riêng và các vùng khác nói chung.
Trung tâm khuyến nông, Sở Khoa học và công nghệ các tỉnh cần phối hợp với các cơ quan nghiên cứu khoa học Trung ương như Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Tây Nguyên, Trung tâm giống cây có củ thuộc Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam để nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đối với cây sắn, trong đó tập trung vào các lĩnh vực sau:
Điều tra, sưu tập, bảo quản nguồn gen giống sắn
Nhập nội và tuyển chọn giống sắn
Lai tạo và tuyển chọn giống sắn
Cải tạo giống sắn trên các vùng sinh thái
Tổ chức sản xuất và nhân giống gốc
2. Áp dụng những biện pháp kỹ thuật canh tác sắn thích hợp
- Diện tích trồng sắn của vùng Tây nguyên chiếm tỷ lệ lớn, sắn lại là cây trồng chính của người nông dân vì cây sắn vừa cung cấp 1 phần thức ăn cho chăn nuôi, cho người và còn để bán cho các nhà máy làm nguyên liệu sản xuất. Ở các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk đã có nhiều vùng nguyên liệu sắn tập trung với diện tích lớn và sắn là cây hàng hoá đem lại thu nhập cho nhiều hộ nông dân. Bởi vậy việc nghiên cứu các biện pháp canh tác thích hợp đối với cây sắn cho các tỉnh này là điều cần thiết, không những chỉ tăng năng suất cây trồng, tăng thu nhập cho người nông dân mà còn bảo đảm ổn định tính lâu dài trên nhiều mặt
- Các viện nghiên cứu và phòng nông nghiệp các tỉnh phải cùng nông dân lựa chọn những giải pháp kỹ thuật trồng sắn có hiệu quả cao trên nhiều mặt thông qua kết quả các thực nghiệm tạo mô hình, sự đánh giá và lựa chọn, đồng thời chuyển giao và phát triển những biện pháp kỹ thuật đã được nông dân chấp nhận trên diện rộng.
- Tạo hiện trường về các mô hình canh tác sắn thích hợp trên đất dốc để phục vụ tập huấn và chuyển kỹ thuật cho nông dân tham quan, học tập và trao đổi kinh nghiệm đối với các cá nhân và các tổ chức khoa học.
3. Giải pháp phục hồi độ phì cho đất
Sắn được mệnh danh là cây “lực sĩ” bởi tính thích nghi cao và khả năng huy động dinh dưỡng.Vì vậy giải pháp phục hồi độ phì cho đất trồng sắn hiệu quả nhất là việc ứng dụng các mô hình canh tác sắn bền vững, trong đó 1 số kỹ thuật sau cần được lưu ý:
Kỹ thuật làm đất: Tuỳ theo từng loại đất và địa hình mà lựa chọn kỹ thuật làm đất. Thông thường, đất được dọn sạch cỏ, cày 1-2 lần, sâu 20-25 cm, bừa 1-2 lượt, sau đó lên luống hoặc trồng trực tiếp tuỳ theo điều kiện cụ thể và tập quán canh tác của từng địa phương. Đối với đất có độ dốc cao nên cuốc hốc trồng trực tiếp theo đường đồng mức xen các băng cây cốt khí, anh đào, bình linh hoặccỏ Vertiver để chống xói mòn. Đất có độ dốc thấp hoặc đất bằng nên trồng theo luống, mỗi luống cách nhau 1 m theo đường đồng mức và chỉ nên cày sâu vừa phải để không làm đảo tầng đế cày.
Vùng Tây Nguyên là khởi nguồn của nhiều con sông, là địa bàn hiện đang được đầu tư xây dựng nhiều công trình thuỷ điện và thuỷ lợi, vì vậy việc canh tác cây sắn trên đất dốc phải được đặc biệt quan tâm để hạn chế mức thấp nhất xói mòn và rửa trôi.
Bón phân cho sắn: Sắn có yêu cầu khá cao về các chất dinh dưỡng, đặc biệt là những giống sắn mới có năng suất tiềm năng cao thì năng suất thực thu hầu như tỷ lệ thuận với việc đầu tư phân bón.
Cách bón:
Bón lót toàn bộ phân lân và phân hữu cơ khi trồng
Bón thúc lần 1 (15-20 ngày sau khi trồng): 1/3 lượng đạm + 1/3 phân kali kết hợp với làm cỏ.
Bón thúc lần 2 (35-40 ngày sau khi trồng): 1/3 lượng đạm + 1/3 phân kali kết hợp với làm cỏ.
Bón thúc lần 3 (60-70 ngày sau khi trồng): 1/3 lượng đạm + 1/3 phân kali kết hợp với làm cỏ.
- Khoảng cách và mật độ trồng: Khoảng cách và mật độ trồng tuỳ thuộc theo đất, với nguyên tắc chung là đất tốt trồng thưa, đất xấu trồng mau.
+ Đất tốt: khoảng cách trồng (10.400 cây/ha)
+ Đất trung bình: khoảng cách trồng (12.500 cây/ha)
+ Đất xấu: khoảng cách trồng (16.280 cây/ha) hoặc khoảng cách trồng (15.600 cây/ha).
- Trồng xen: Đất tốt, trồng xen một hàng ngô lai giữa hai hàng sắn, khoảng cách xen cây. Đất trung bình trồng xen hai hàng đậu xanh hoặc lạc giữa hai hàng sắn, khoảng cách xen cây/hốc.
4. Xây dựng cơ sở hạ tầng cho vùng sắn nguyên liệu
Cơ sở hạ tầng là một trong những điều kiện góp phần thúc đẩy cho quá trình phát triển kinh tế- xã hội trên phạm vi từng lãnh thổ nhất định. Phát triển hệ thống và phương tiện giao thông, thông tin liên lạc, mạng lưới điện, nước và các công trình phúc lợi khác sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông trao đổi sản phẩm hàng hoá, đi lại và sinh hoạt, đảm bảo sự ổn định và phát triển lâu bền cho cả vùng. Nhà nước cần tranh thủ các nguồn vốn bảo trợ (ODA) hoặc thực hiện phương trâm Nhà nước và nhân dân cùng làm.
- Giao thông là huyết mạch của nền kinh tế, nó có ý nghĩa rất lớn đối với bất cứ ngành sản xuất nào. Nhìn chung, mạng lưới giao thông đường bộ ở Tây Nguyên phân bố tương đối đồng đều, nhưng đa phần các trục lộ trong từng vùng nông thôn do cấp huyện quản lý đã xuống cấp, nhiều tuyến đường còn nhỏ, thường bị lầy lội, sạt lở vào mùa mưa, bụi bẩn vào mùa khô, gây ô nhiễm và nguy hiểm cho phương tiện và người tham gia giao thông. Vì vậy, hệ thống các tuyến đường giao thông cần được mở thêm (mở rộng và nâng cấp) hợp lý các tuyến đường đến khu công nghiệp và vùng nguyên liệu tập trung, tạo sự giao lưu thông thương giữa các vùng nguyên liệu với các nhà máy chế biến, giữa vùng nông thôn với các trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật.
- Điện: Là vùng đã và sẽ sản sinh ra nhiều điện năng cho đất nước, tuy nhiên: hiện nay nhiều nơi trong vùng chưa có hệ thống điện lưới quốc gia, hệ thống lưới điện chưa đồng bộ, phần nhiều chỉ phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, điện phục vụ cho sản xuất công nghiệp và nông nghiệp chưa cao. Vì vậy cần nâng cấp đường dây tải và trạm biến áp đủ công suất để đáp ứng cho sự phát triển công nghiệp trong từng địa phương. Đây là điều kiện tối cần thiết trong giai đoạn hiện nay để phát triển công nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá.
- Thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp chưa đồng bộ. Trong thời gian qua chỉ mới đầu tư được một số kênh chính, kênh tưới tiêu nội đồng chưa phát triển mạnh, trạm bơm điện chưa đủ cung cấp nước cho những vùng chuyên canh lớn. Vì vậy, cần xây dựng hệ thống kênh mương đảm bảo có thể điều tiết nguồn nước tưới tiêu vào hệ thống kênh mương nội đồng. Mặt khác, kết hợp với điện khí hoá để phát triển hệ thống trạm bơm với quy mô vừa và nhỏ đưa nước vào đồng ruộng có hiệu quả.
- Nước sinh hoạt: Nguồn nước tuy dồi dào nhưng phần lớn là sử dụng trực tiếp, chưa qua lắng lọc, chưa đảm bảo cho sản xuất công nghiệp và đời sống nhân dân. Cần tăng cường nguồn nước sạch cho các vùng nông thôn, đảm bảo cho sinh hoạt của nhân dân và công nghiệp chế biến trên địa bàn nông thôn.
5. Phối hợp với các nhà máy xây dựng vùng nguyên liệu ổn định để có cơ sở đầu tư phát triển lâu dài.
Trong những năm gần đây, việc kết hợp giữa người trồng sắn và nhà máy chế biến sản xuất sắn đã có những bước tiến đáng kể góp phần ổn định và phát triển vùng nguyên liệu sắn vùng Tây Nguyên. Sự tác động qua lại giữa hai chủ thể này đã bổ trợ cho nhau rất tích cực.
Thứ nhất: Sự tác động của nhà máy chế biến sản xuất đến người trồng sắn. Các nhà máy cần có nguyên liệu đầu vào tốt và ổn định để có thể chế biến ra những sản phẩm chất lượng và có sức cạnh tranh cao trên thị trường. Nguyên liệu đầu vào ổn định về chất lượng là yếu tố đầu tiên tạo ra được sản phẩm tốt, vì thế các nhà máy đã giúp đỡ người nông dân trong việc trồng và chăm sóc cây sắn dưới nhiều hình thức khác nhau: cho người dân vay vốn không tính lãi để đầu tư phát triển sắn, giúp nông dân trong việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào canh tác cây sắn... Với những việc làm như vậy nhà máy đã giúp đỡ rất nhiều cho người dân và cũng là cho chính mình. Ngoài ra trong việc thu hoạch và vận chuyển sắn nguyên liệu từ nơi trồng đến nơi chế biến sản xuất cũng phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa hai bên để lưu thông hàng hoá và đảm bảo cho nguyên liệu sắn đủ tiêu chuẩn và chất lượng đạt mức tốt nhất khi đưa vào chế biến.
Thứ hai : đó là sự tác động của người trồng sắn đến nhà máy chế biến. Người nông dân luôn mong muốn sản phẩm của mình làm ra tiêu thụ được với số lượng lớn và giá cao để thu lợi nhuận, từ đó tăng thu nhập cải thiện cuộc sống. Với việc cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến đã tạo ra được nơi tiêu thụ cho sản phẩm cho người nông dân, vì thế họ tích cực đầu tư cho giống, kỹ thuật canh tác, bón phân để tạo ra được sắn loại I tốt nhất cung cấp cho nhà máy để thu lợi cao. Điều đó đã giúp cho vùng sắn nguyên liệu ngày càng phát triển và mở rộng, cho năng suất củ cao hơn, hàm lượng tinh bột nhiều hơn. Ví dụ về nhà máy sản xuất bột ngọt VEDAN một doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài sử dụng sắn làm nguyên liệu đầu vào và đã cùng với nông dân xây dựng phát triển sắn nguyên liệu vùng Tây Nguyên.
VEDAN là doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép ngày 1-8-1991, thời gian hoạt động 50 năm với tổng vốn đầu tư ghi 183,909 triệu USD. VEDAN Việt Nam đã sử dụng các loại nông sản phẩm thông thường và sẵn có dồi dào ở Tây Nguyên như sắn củ tươi, sắn lát khô, bột sắn ướt ...chế biến thành những thực phẩm và sản phẩm công nghệ sinh học cao cấp. Sản phẩm của công ty bao gồm: Mì chính, tinh bột, tinh bột biến tính, sirô đường... VEDAN phát triển sản xuất đã tiêu thụ ngày càng nhiều nông sản phẩm, góp phần thúc đẩy nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng năng suất cây trồng, tăng thu nhập cải thiện đời sống. Công ty đã chủ động phối hợp với các nhà khoa học nông nghiệp giúp nông dân đưa giống sắn mới vào sản xuất, đưa năng suất từ 6 đến 10 tấn/ha lên 25 đến 35 tấn/ha một vụ; sắn lại có hàm lượng tinh bột cao và chất lượng bột cũng tốt hơn. Năm 2001 công ty đã giúp nông dân đưa giống mới KM 98 có năng suất và chất lượng bột cao vào trồng đại trà. Công ty còn cho nông dân vay vốn không lấy lãi để đầu tư trồng sắn và quy định giá sàn mua sắn để nông dân yên tâm trồng sắn. Do vậy, đến nay đông đảo bà con nông dân ở các tỉnh Tây Nguyên đã gắn bó với VEDAN Việt Nam, mở rộng diện tích trồng sắn với diện tích thâm canh nhiều hơn trước.
6. Giải pháp về chính sách
- Chính sách đất đai: Thúc đẩy nhanh việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ổn định lâu dài cho hộ nông dân để họ yên tâm sản xuất, nhất là các hộ sản xuất chuyên canh sắn. Đây cũng là giải pháp để người dân ý thức trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để canh tác sắn bền vững.
Nông dân được sử dụng đất đai như tài sản để thế chấp, góp vốn sản xuất, liên doanh, liên kết... Việc định giá đất phải dựa vào mặt bằng thị trường tạo điều kiện cho nông dân chuyển đổi, chuyển nhượng và vay vốn phát triển sản xuất.
Vùng được quy hoạch thành vùng chuyên canh sản xuất sắn nguyên liệu nhất thiết phải có quỹ đất để luân canh các cây trồng khác, đặc biệt là nhóm cây họ đậu để phục hồi lại độ phì cho đất.
- Chính sách bảo vệ môi trường:
+ Nhà nước (Bộ tài nguyên môi trường) cần ban hành chính sách, đưa ra các chỉ tiêu cụ thể và hỗ trợ một phần kinh phí cho các cơ sở chế biến sắn đầu tư cho việc xử lý môi trường.
+ Người trồng sắn và đặc biệt các cơ sở chế biến sắn phải đóng góp kinh phí vào quỹ bảo vệ môi trường. Mức đóng góp được tính theo sản lượng hàng hoá sản xuất (đặc biệt coi trọng đến phương thức sản xuất) và do UBND tỉnh quyết định theo tư vấn của Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Chính sách đầu tư cho vùng nguyên liệu:
Từng tỉnh từng địa phương cần nghiên cứu và đưa ra các chính sách phù hợp hỗ trợ cho người sản xuất vay vốn để ổn định vùng nguyên liệu cho các cơ sở chế biến. Khuyến khích các tổ chức và cá nhân thâm canh cây sắn có ứng dụng các biện pháp canh tác hợp lý, bảo vệ môi trường sinh thái.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI THEO ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH NĂM 2002 VÙNG TÂY NGUYÊN
Đơn vị: ha
Loại đất
Toàn vùng
Kon Tum
Gia Lai
Đăk Lăk
Lâm Đồng
Tổng diện tích
5.447.450
961.450
1.549.571
1.959.950
967.479
I. Đất nông nghiệp
1.287.840
99.053
383.287
562.900
242.600
1. Đất trồng cây hàng năm
551.574
59.646
195.265
230.744
65.919
a. Đất ruộng lúa, lúa màu
131.132
10.091
45.750
52.613
22.678
b. Đất nương rẫy
160.151
28.749
86.208
44.448
746
c. Đất trồng cây hàng năm khác
260.291
20.806
63.307
133.683
42.495
2. Đất vườn tạp
64.694
6.487
34.284
23.555
368
3. Đất trồng cây lâu năm
663.239
32.244
152.656
303.372
174.967
4. Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
4.744
415
706
3.510
113
5. Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản
3.589
261
376
1.719
1.233
II. Đất lâm nghiệp có rừng
3.016.267
621.271
757.674
1.014.315
623.007
1. Rừng tự nhiên
2.902.612
590.305
729.832
997.865
584.610
a. Đất có rừng sản xuất
1.618.223
308.693
539.251
527.060
243.219
b. Đất có rừng phòng hộ
877.929
205.559
155.556
287.200
229.614
c. Đất có rừng đặc dụng
406.460
76.053
35.025
183.605
111.777
2. Rừng trồng
113.606
30.947
27.842
16.422
38.395
a. Đất có rừng sản xuất
72.124
21.367
18.817
10.316
21.642
b. Đất có rừng phòng hộ
32.947
9.349
8.356
5.801
9.441
c. Đất có rừng đặc dụng
8.535
231
669
305
7.330
3. Đất ươm cây giống
49
19
-
28
2
III. Đất chuyên dùng
147.869
13.207
53.348
59.541
21.773
IV. Đất ở
34.928
3.536
10.563
14.297
6.532
V. Đất CSD, sông, suối, núi đá.
960.546
224.383
344.699
308.897
82.567
(Nguồn: Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp)
Phụ lục 2: QUY HOẠCH ĐẤT TRỒNG SẮN VÙNG TÂY NGUYÊN THEO HUYỆN THỊ ĐẾN NĂM 2010
Đơn vị: ha
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2005
Năm 2010
Toàn vùng
38.052
37.569
53.501
64.265
71.310
I. Kon Tum
15.049
15.616
20.140
19.500
19.700
1. Thị xã Kon tum
3.588
3.819
4.168
3.300
3.300
2. Huyện Đăk Glêi
1.023
959
1.203
550
550
3. Huyện Đăk Tô
2.452
2.971
4.566
5.000
5.000
4. Huyện Đăk Hà
3.522
3.427
3.878
4.200
4.400
5. Các huyện khác
II. Gia Lai
17.720
16.483
19.607
26.250
29.100
1. Thành phố Plêi Ku
189
180
189
150
150
2. Huyện An Khê
4.360
4.131
3.927
5.000
5.000
3. Huyện Kbang
640
767
837
1.000
1.100
4. Huyện Mang Yang
2.448
2.080
2.027
2.800
3.300
5. Các huyện khác
III. Đăk Lăk
4.005
4.425
12.628
17.905
21.460
1. TP Buôn Ma Thuột
60
60
125
100
100
2. Huyện Ea Hleo
166
207
639
800
900
3. Huyện Ea Súp
24
25
18
15
10
4. Huyện Krông Năng
269
300
732
1.100
1.350
5. Các huyện khác
IV. Lâm Đồng
1.278
1.045
1.126
1.060
1.050
1. Huyện Đức Trọng
327
286
386
350
350
2. Huyện Lâm Hà
132
63
65
60
50
3. Huyện Lạc Dương
179
122
195
200
200
4. Huyện Đạ Tẻh
268
333
350
350
350
5. Các huyện khác
(Nguồn : Viện quy hoạch và thiết kế nông nghệp)
Phụ lục 4: DỰ KIẾN DIỆN TÍCH - NĂNG SUẤT - SẢN LƯỢNG SẮN VÙNG TÂY NGUYÊN ĐẾN NĂM 2010
Đơn vị: Diện tích (ha), năng suất (tạ/ha), sản lượng (tấn)
Năm 2002
Năm 2005
Năm 2010
DT
NS
SL
DT
NS
SL
DT
NS
SL
Toàn vùng
53.501
133,8
715.713
58.715
172,8
1.014.550
64.810
198,1
1.284.150
1. Kon Tum
20.140
119,3
240.172
17.600
182,2
320.700
17.800
228,6
407.500
2. Gia Lai
19.607
101,8
199.622
23.650
142,2
336.300
26.250
164,6
432.100
3. Đăk Lăk
12.628
211,0
266.395
16.405
210,8
346.740
19.710
220,1
433.900
4. Lâm Đồng
1.126
90,5
9524
1.060
112,5
10810
1.050
110,4
10650
(Nguồn: Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghệp)
Phụ lục 4: HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ CÁC NHÀ MÁY CHẾ BIẾN SẮN QUY MÔ LỚN CỦA VÙNG TÂY NGUYÊN
Vùng, tỉnh
Số nhà máy
Công suất thiết kế
Cái
% so với toàn quốc
Tấn tinh bột/ngày
% so với toàn quốc
Toàn quốc
46
100,0
3.440
100,0
Vùng Tây Nguyên
9
19,60
510
14,8
1. Gia Lai
2
4.35
100
2,9
2. Đăk Lăk
4
8,7
210
6,1
3. Kon Tum
3
6,55
200
5,8
(Nguồn: Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp)
KẾT LUẬN
Tây Nguyên là vùng có điều kiện thuận lợi cho cây sắn phát triển và cho năng suất cao. Hiện nay, Tây Nguyên đang là vùng có năng suất sắn đứng thứ hai cả nước, biến động về diện tích và năng suất sắn của vùng có ảnh hưởng sâu sắc đến diện tích và năng suất sắn bình quân cả nước. Tây Nguyên hiện có 9 trên tổng số 46 nhà máy chế biến tinh bột sắn của cả nước có công suất >50 tấn sản phẩm/ngày với tổng diện tích công suất thiết kế 510 tấn tinh bột/ngày, chiếm 14,8% tổng công suất các nhà máy trong toàn quốc, các nhà máy hiện nay chưa đủ nguyên liệu cho chế biến vì vậy đây là điều kiện thuận lợi cho nghề trồng sắn trong vùng phát triển.
Để từng bước đưa cây sắn trở thành cây công nghiệp và là thế mạnh của vùng, trước hết các tỉnh vùng Tây Nguyên phải tự mình đổi mới các chính sách và cơ chế sao cho hợp lý và khuyến khích được các hộ nông dân tích cực hơn với việc trồng sắn. Mặt khác, trồng và chế biến sắn đều có tác động tiêu cực đến môi trường, vì vậy cần tổ chức triển khai trên diện rộng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong canh tác và đặc biệt chú trọng đến xử lý nước thải trong chế biến.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC1926.doc