Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, các quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá gia tảng, tạo điều kiện chợ hình thành và phát triển một nhu cầu trong đời sống nguời dân các dô thị đó là du lịch cuối tuần. Với đà phát triển như hiện nay, du lịch cuối tuần sẽ là một thói quen mới và phổ biến với người dân . Như vậy, nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội phục vụ mục đích phát triển du lịch cuối tuần của Hà Tây là một đòi hỏi thực tế.
Qua nghiên cứu đánh giá thực trạng của du lịch Hà Tây có thể khẳng định Hà Tây với các đặc điểm về địa lý- lịch sử- văn hoá là một thế mạnh cho việc hình thành trung tâm du lịch lớn, có sức thu hút caovà có thể cạnh tranh với các trung tâm du lịch khác. Hà Tây là một trong ít tỉnh thành có tiềm năng phát triển du lịch cuối tuần . tuy nhiên, cần phải đàu tư mở rộng nhiều loại hình du lịch cuối tuần mới thực sự phát triển xứng với tiềm năng đó. vì vậy, cần áp dụng các biện pháp khắc phục những hạn chế còn tồn đọng về cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tâng du lịch, tạo nguồn vốn, nâng cao trình độ quản lý, chất lượng phục vụ, trật tự an toàn nỡĩa hội và bảo vệ môi trường, áp dụng các biện pháp quảng bá du lịch mới đưa Hà Tây thực sự trở thành điểm du lịch cuối tuần lý tưởng.
30 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1524 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp để phát triển du lịch cuối tuần ở Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước: du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển du lịch là một hướng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Toàn Đảng, toàn ngành du lịch đang phấn đấu xây dựng và phát triển du lịch, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế- xã hội với chủ đề trọng tâm:” Việt Nam - Điểm đến của thiên niên kỉ mới”.
Hà Tây, tỉnh có tài nguyên đa dạng và phong phú lại nằm ở vùng lân cận trung tâm du lịch lớn của cả nước đó là thủ đô Hà Nội, đang có tiềm năng du lịch to lớn. Mở ra các loại hình du lịch mới và đặc trưng với chất lượng cao nhằm thu hút ngày càng nhiều khách du lịch đến với Hà Tây.
Là một địa phương tập trung nhiều danh lam thắng cảnh và di tích văn hoá lịch sử. Cho đến nay, Hà Tây có hơn 300 di tích đã được Bộ Văn hoá thông tin xếp hạng, có nhiều danh thắng nổi tiếng như: Ba Vì, Quan Sơn, Đồng Mô, Khoang Sanh - Suối Tiên....”. Hơn nữa, sinh hoạt văn hoá Hà Tây còn mang tính cộng đồng đậm đà bản sắc dân tộc thông qua các lễ hội truyền thống và các làng nghề cổ truyền nổi tiếng. Đó là những tài nguyên du lịch quý giá, là cơ sở để phát triển du lịch văn hoá và du lịch sinh thái đầy hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước. Từ cuối năm 1999, chính phủ đã ban hành chế độ làm việc 40 giờ/tuần. Đến nay, nhiều người lao động được nghỉ hai ngày cuối tuần. Như vậy, số thời gian rỗi tăng lên và người dân có nhiều thời gian cho du lịch cuối tuần. Chính điều này tạo tiền đề cho sự phát triển du lịch cuối tuần, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho dân cư địa phương, khuyến khích và bảo tồn và khai thác có hiệu quả các danh thắng và di tích văn hoá lịch sử, bảo vệ môi trường sinh thái và đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho địa phương về kinh tế, xã hội, văn hoà, nâng cao mức sống người dân.
Nhìn từ góc độ lý luận, du lịch Hà Tây đang đặt ra nhiều cơ hội và thách thức. Vậy, muốn phát triển du lịch cuối tuần, ngành du lịch cùng các ngành các cấp phải làm gi?, làm như thế nào?
Xuất phát từ thực tiễn trên, em chọn đề tài “Một số giải pháp để phát triển du lịch cuối tuần ở Hà Tây”.
Đề tài này bao gồm 3 phần với kết cấu như sau:
Chương I: Tiềm năng và lợi thế của Hà Tây trong việc phát triển du lịch cuối tuần.
Chương II: Thực trạng phát triển du lịch cuối tuần ở Hà Tây.
Chương III: Các giải pháp nhằm phát triển du lịch cuối tuần tại Hà Tây.
chương I: tiềm năng và lợi thế của Hà Tây trong việc phát triển du lịch cuối tuần
1. Điều kiện kinh tế xã hội, chính trị, văn hoá
Nền kinh tế địa phương. Là một tỉnh nông nghiệp đất chật người đông, Hà Tây được đánh giá là một tỉnh nghèo. Tuy thời gian vừa qua toàn tỉnh có nhiều cố gắng trong phát triển kinh tế và đã đạt được một số thành tựu đáng chú ý nhưng những thách thức phía trước còn nhiều.
Theo Báo cáo Tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội - an ninh quốc phòng năm 1994 - 1999 của Hội đồng Nhân dân tỉnh khoá XII, ta có Bảng số liệu về Kinh tế Hà Tây thời kỳ 1994 - 1999 như sau: (Tính theo giá cố định năm 1994)
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
1994
1999
Tốc độ tăng bình quân (%/năm)
1. GDP
tỷ đồng
3207,3
4691
7,9
2. GDP bình quân đầu người
đồng/người
1.332.000
2.572.000
14,2
3.Tổng thu Ngân sách
tỷ đồng
169,7
292,5
15,3
4. Tổng chi ngân sách
tỷ đồng
317,2
603
13,8
5. Tổng sản lượng lương thực quy thóc
vạn tấn
68,1
94,52
6,8
6. Lương thực bình quân đầu người
kg/người
300
395
31,67
7. Giá trị sản xuất công nghiệp
1.172,2
2.476,2
18,6
8. Giá trị sản xuất nông nghiệp
tỷ đồng
2.030,9
3.003,5
8,1
9. Giá trị hàng xuất khẩu
triệu USD
9,7
34,9
29,1
10. Giá trị hàng nhập khẩu
triệu USD
2,3
47
83,1
Đầu tư nước ngoài đến hết năm 1999 có 35 dự án với tổng số vốn đăng ký 568 triệu USD. Một số dự án lớn như Nhà máy bia Đông Nam á, Công ty nước giải khát Cocacola - Ngọc Hồi...
Về sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp những năm gần đây đã có sự tăng trưởng bình quân đáng khích lệ như tốc độ tăng trưởng có nhiều sản phẩm được tạo ra không những đáp ứng đủ nhu cầu trong tỉnh mà còn xuất sang các tỉnh bạn và xuất khẩu bình quân sang các nước. Các sản phẩm công nghiệp cũng góp phần quang trọng cung cấp các vật tư cho du lịch, bảo đẩm sự đa dạng phong phú các sản phẩđược tạo điều kiện thuận lợi cho du khách và ngày càng bảo đảm tính hoàn thiện.
Về nông lâm nghiệp củng có sự thay đổi cả về cơ cấu lẫn hiệu quả như tính từ năm 1993, cơ cấu nông nghiệp của tỉnh là 53,95% thì đến năm 1997 cơ cấu này là 40,4% giá trị sản xuất nông lâm nghiệp tăng từ 2.597,3 tỉ đồng năm 1995 lên 2.800,5 tỉ đồng năm 1997.
Sự đóng góp tích cực của các ngành kinh tế là điều kiện quyết định góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống người dân. Thu nhập bình quân của người dân Hà Tây đã dược tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Năm 1997 thu nhập bình quân ở mức 350.000 đồng/tháng thì năm 2000 đã là 550.000 đồng/tháng. Chính nhờ thu nhập bình quân tăng lên, đời sống dược nâng cao, nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng dược thoả mãn. Trong đó, nhu cầu du lịch cuối tuần cũng ngày càng tăng.
Các điều kiện an toàn đối với du khách là yêu cầu tất yếu cho sự phát triển du lịch và được tỉnh, các đơn vị kinh doanh và nhân dân đảm bảo tốt. Toàn tỉnh không xảy ra các sự kiện lớn ảnh hưởng đến an toàn đối với du khách. Các tệ nạn xã hội như ăn cắp, ăn trộm, ăn xin, lừa đảo, hiện tượng đầu gấu, dân địa phương bắt chẹt khách du lịch...được ngăn ngừa xoá bỏ.
Như vậy về cơ bản tình hình kinh tế của địa phương còn yếu kém chưa thể giúp đỡ, tạo cú hích cho du lịch phát triển nhưng với việc xác định đúng đắn vị thế của ngành du lịch - là ngành kinh tế mũi nhọn thì việc đầu tư, phát triển du lịch đang được các cấp chính quyền, ban ngành trong tỉnh quan tâm.
2. Điều kiện cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch.
Có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và phát triển du lịch. Nó bảo đảm việc đi lại và các dịch vụ cần thiết khác cho du khách .
a. Giao thông vận tải.
Du lịch gắn liền với việc di chuyển của con người do vậy mạng lưới và phương tiện giao thông là vấn đề then chốt. Đặc biệt, đối với du lịch cuối tuần giao thông càng có có ý nghĩa quan trọng vì khách đi nghỉ sẽ tận dụng được nhiều thời gian cho vui chơi giải trí.
Hà Tây có mạng lưới giao thông phát triển khá đồng đều, mật độ khá cao ( 1,39Km/km2). Cho đến nay, tỉnh đã và đang tu bổ, xây dựng các tuyến đường chiến lược góp phần phục vụ mục đích du lịch:
Hà Nội-Hà Đông- Sơn Tây- Ba Vì - Đồng Mô
Chiều dài toàn tuyến 55Km có thể đi bằng hai hướng:
+Hà nội -Hà Đông-Xuân Mai-Sơn Tây- Suối Hai- Ao Vua-Đồng Mô - Hà Đông- Hà Nội.
+ Hà nội -Hà Đông-Xuân Mai-Sơn Tây- Suối Hai- Ao Vua-Ba Vì--Đồng Mô-Xuân Mai-Hà Đông-Hà nội.
Tuýên Hà Nội-Hà Đông –Ba La-Vân Đình-Hương Sơn.
Đây là tuyến du lịch hành hương và lễ hội chính của tỉnh với lượng khách chiếm tới 50% số du khách đến tỉnh đặc biệt trong mùa lễ hội.
Về giao thông đường thuỷ, có tuyến sông Đà, sông Hồng và tuyến sông Đáy với cảng Hồng Vân, Sơn Tây và một vài cảng nhỏ
Khi các sông Đà, sông Hồng được chỉnh tu ổn định, Hà Tây sẽ có thể khai thác các tuyến sông chính:
Tuyến Phà Đen-Sơn Tây-Đá Chông( dọc sông Hồng và sông Đà)
Tuyến du lịch sông Đáy tới chùa Hương và nối với Ninh Bình
b. Thông tin liên lạc
Ngành này đang phát triển từng bước để phục vụ cho các ngành kinh tế, quốc phòng và an ninh. Những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ nhất của bưu điện là đổi mới công nghệ, ngành sử dụng rất nnhiều và đồng bộ những tiến bộ của khoa học kĩ thuật. Bao gồm những thành tựu của khoa học hệ thống đến các thành tựu khoa học sản xuất phần cứng và phần mềm với các chiến lược phát triển viễn thông nông thôn, chiến lược đi thẳng vào hiện đại và số hoá, đã tạo điều kiện cho việc kết nối trong và ngoài nước, phục vụ đắc lực cho phát triển du lịch.
Năm 1991, ngành đã xây dựng các loại tổng đài điện tử tự động ở các tỉnh và huyện.
Năm 1995 hoàn thành chiến lược số hoá, cơ bản xây dựng xong mạng viễn thống số (IDN), 100% số huyện có tổng đài điện tử số và truyền dẫn.
Trong các dịch vụ bưu chính viễn thông của tỉnh có những dịch vụ: chuyển tiền nhanh, bưu phẩm chuyển phát nhanh EMS, PCN.
Theo thống kê, số máy điện thoại của tỉnh năm 19856 có 0,18 máy trên 100 dân. Đến năm 1995-1 máy/100 dân.
Đây là số liệu đáng phấn khởi cề mức sống và mức sử dụng thành tựu khoa học thông tin của người dân. ngoài khu vực thị xã và các cơ quan Nhà nước thì 100% số xã trong tỉnh có máy điện thoại. Tính đến hết năm 1998, toàn tỉnh đã lắp đặt khoảng 29000 máy điện thoại.
c. Mạng lưới điện.
Với địa hình núi non hiểm trở tại một số điểm du lịch nhưng ngành điện đã có nhiều cố gắng đáng ghi nhận như xây dựng đường dây vào chùa Thiên Mụ - Hương Sơn, đường đây 35kv lên đỉnh núi Ba Vì, ngành cũng đang đầu tư nâng cấp hệ thống lưới điện cũ tại các trung tâm, các điểm du lịch cuối tuần, giảm thiểu đến mức thấp nhất các sự cố về điện, giá bán được thực hiện theo đúng quy định của Chính phủ. Ngoài ra tại các điểm du lịch xa trung tâm cũng đã chuẩn bị sẵn nhưng phương án dự phòng như mua sắm các máy phát điện, tự kéo đường dây lên các địa điểm cần thiết.
Cơ sở vật chất của một số ngành khác như Y tế, Công an đều rất thuận lợi với yêu cầu hoàn thành tốt nhiệm vụ chung của ngành mình và phục vụ cho đòi hỏi của ngành du lịch.
3. Tài nguyên du lịch
3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên.
Hà Tây là một trong số ít tỉnh thành có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú và đa dạng. Đây chính là tiền đề cho việc phát triển các loại hình du lịch cuối tuần đáp ứng được những nhu càu khác nhau của du khách.
a. Địa hình.
Lãnh thổ Hà Tây với diện tích2147km2 là vùng chuyển tiếp giữa các núi dãy núi đồ sộ của vùng Tây Bắc và vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nằm ở phía Tây Nam của thủ đô Hà Nội. Dải đất tự nhiên của tỉnh kéo dài theo hướng Tây- Tây Bắc, Đông- Đông Nam chủ yếu là đồng bằng. Địa hình núi chiếm một phần nhỏ ở phía Tây Bắc với đỉnh Ba Vì cao nhất - 1287 m. Phía Nam là các đồi đá đá vôi thấp giáp với đường 21A và các dãy núi đá vôi của Ninh Bình. Có thể nói địa hình của Hà Tây tương đối phức tạp với nhiều dạng khác nhau. Địa hình đồi chủ yếu lại ở phía tây chiếm 1/3 diện tích toàn tỉnh và được phân bố như sau:
Địa hình núi từ 300m trở lên: 17000 ha
Địa hình đồi: 54400 ha
Địa hình đồng bằng ( 1,7 -11m) 144450ha
Trong đó có các dạng địa hình có giá trị du lịch :
Địa hình Karst: dạng địa hình này ở Chương Mỹ, Mỹ Đức..là dạng địa hình với hệ thống hố, phễu, máng, trũng tạo nên những khối đá vôi riêng biệt dạng tháp và tháp cụt cùng nhiều hang động đẹp ( động Hương Tích, Chùa Tiên ,Chảy Tuyết, Hin Đồng) mà tiêu biểu là phía tây huyện Mỹ Đức với hai dãy Hương Sơn và Lương Ngãi chạy theo hướng tây bắc- đông nam.
Địa hình núi + Karst: là khu vực Ba Vì với núi đá phân bố thành cụm nhỏ trong khu vực Núi Che, Xóm Mít, Suối Ma.
Nhìn chung địa hình Hà Tây là tương đối đa dạng. Đây thực sự là nguồn tài nguyên hết sức có giá trị tạo nên cảnh quan thiên nhiên độc đáo có thể diễn ra các hoạt động du lịch cuối tuần .
b. Khí hậu
Hà Tây nằm ở trung tâm đồng bằng bắc bộ do đó khí hậu mang đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa. Từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa hạ, khí hậu ẩm ướt nhiều mưa. Từ tháng 11 đến tháng 4 là mùa đông lạnh. Giữa 2 mùa là thời kì chuyển tiếp tạo cho tạo cho Hà Tây có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông.
Xét theo chiều cao của địa hình Hà Tây có 3 tiểu vùng khí hậu: vùng đồng bằng (tương đối nóng ẩm hơn các vùng khác), vùng đồi (khí hậu lục địa) và vùng núi Ba Vì từ 700 m trở lên( mát mẻ).
Khí hậu Hà Tây tương đối thuận lợi cho hoạt động du lịch. Đáng chú ý hơn cả là khí hậu ở khu vực Ba Vì rất phù hợp cho hoạt động du lịch cuối tuần. Do độ cao nên khí hậu nơi đây luôn mát mẻ, không khí trong lành nhiệt độ trung bình năm 18 độ C.
Mưa là hiện tượng thời tiết gây trở ngại đối với hoạt động du lịch đặc biệt là du lịch cuối tuần vì hoạt động này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Chính vì vậy tại thời điểm du lịch mưa càng ít càng thuận lợi. Lượng mưa ở Hà Tây tập trung vào mùa hè. Tuy nhiên, mưa thường mưa rào, mưa dông trong thời gian ngắn do đó ít ảnh hưởng tới hoạt động du lịch cuối tuần.
c. Tài nguyên nước.
Mạng lưới sông ngòi Hà Tây có mật độ dầy, trung bình 0,66km/km2. gồm nhiều sông lớn như sông Hồng , sông Đà, sông Đáy, sông tích... lượng nước dồi dào180-200 tỉ M3/ năm, chia làm 2 mùa : mùa lũ ( 80% lượng nước) và mùa cạn(20% lượng nước).
Các dòng suối từ các khối núi đổ ra có độ dốc lớn, nước chảy xiết, chảy giữa địa hình núi, khi thì lộ ra ngoài khi thì cắt qua khối đá tạo rlêng cảnh quan đẹp hấp dẫn du khách.
Các hồ Hà Tây có giá trị hơn cả là hồ Đồng Mô và hồ Suối Hai. Theo kết quả điều tra và đánh giá của viện khí tượng thuỷ văn cũng như viện vệ sinh dịch tễ về chất lượng nước tại các hồ này đảm bảo về tiêu chuẩn vệ sinh phục vụ cho nhu cầu du lịch nhất là du lịch cuối tuần như tắm mát, chơi các môn thể thao nước trong hồ vì nước khá sạch, không mùi vị và có lượng oxi hoà tan cao, độ Ph xấp xỉ trung tính.
Cùng với sự phong phú về nước mặt, hệ thống nước ngầm Hà Tây tương đối dồi dào, ở vùng đồng bằng lượng nước ngầm phong phú, ở vùng núi tuy chưa có đầy đủ tài nguyên nhưng qua khảo sát có thể thấy lượng nước ngầm tương đối nhiều.
d. Sinh vật
Đối với du lịch cuối tuần thảm thực vật và thế giới động vật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nó tạo nên môi trờng trong lành, làm tăng vẻ đẹp của thiên nhiên và tạo nên sức hấp dẫn đối với du khách.
Thảm thực vật tự nhiên ở Hà Tây tương đối đa dạng và tập trung ở phía tây- tây nam của tỉnh. Trong rừng có nhiều loại động vât kể cả các loại động vật quý hiếm.
Các khu vực có khả năng khai thác vào hoạt động du lịch gồm rừng quốc gia Ba Vì và khu vực Hương Sơn.
Vườn quốc gia Ba Vì được coi là một phòng tiêu bản sống của nhiều loài động, thực vật. Về động vật, Ba Vì cũng rất đa dạng với chim( 144 loài thuộc 40 họ, 17 bộ trong đó có 6 loài quý hiếm), bò sát( 42 loài thuộc 12 họ, 3 bộ trong đó có 12 loài quý hiếm ), lưỡng cư ( 27 loài, 6 họ, 1 bộ), thú có 44 loài thuộc (23 họ,9 bộ,có 12 loài qúy hiếm)vv..vv.
Khu vực Hương Sơn có hệ động vật khá phong phú. Ngoài thảm thực vật thuỷ sinh nên vùng núi đá vôi có tới 550 loài thuộc 190 họ. Về động vật hoang dã thống kê được 32 loài thú thuộc 17 họ, 7 bộ, 88 loài chim thuộc 37 họ, 15 bộ và 35 loài bò sát thuộc 16 họ,3 bộ.
Các loài nằm trong sách đỏ Việt Nam, Ba Vì có 6 loài chim,12 loài bò sát, 12 loài thú. ở hơng sơn có 4 loài chim, 10 loài bò sát.Tính đang dạng sinh học của hệ sinh thái làm tăng vẻ đẹp và tính hoang sơ của cảnh núi rừng sông nước là nét quyến rũ lớn dối với du khách nhất là người dân thành phố.
4. Tài nguyên du lịch nhân văn.
Trong quá trình lịch sử, Hà Tây vốn nổi tiếng là vùng đất văn hiến thường nằm vị trí tiếp giáp với các trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá quan trọng nhất của đất nước như Cổ Loa, Hoa lư, Thăng Long( Đông Đô- Hà Nội). Cùng với truyền thống của tỉnh, đây là điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu và phát triển những tinh hoa dân tộc cho việc khôi phục các ngành nghề truyền thống..vv..vv. Đặc biệt các di tích lịch sử, kiến trúc thể hiện tài năng của ông cha ta từ xa để lại rất có giá trị đối với du lịch.
a. Di tích lịch sử văn hoá.
Tính đến tháng3/1999, Hà Tây có 326 di tích với mật độ cao 14 di tích/100km2 và được coi là một trong những tỉnh, thành phố có nhiều di tích của cả nước.
Bảng số lượng và mật độ di tích của Hà Tây tính đến năm 1993 phân theo huyện, thị .
STT
Các huyện, thị
Diện tích(Km2)
Số lượng
Mật độ(dt/Km2)
1
Ba Vì
410,28
10
2,4
2
Chương Mỹ
211,84
9
4,2
3
Đan Phượng
76,59
20
26,1
4
Hà Đông
16,47
10
60,7
5
Hoài Đức
124,19
39
31,4
6
Mỹ Đức
226,97
8
3,5
7
Phú Xuyên
170,89
5
2,9
8
Phúc Thọ
113,29
24
21,1
9
Quốc Oai
109,25
6
5,5
10
Sơn Tây
128,47
9
7,0
11
Thạch Thát
104,32
16
15,3
12
Thanh Oai
142,31
36
25,3
13
Thường Tín
130,29
15
11,5
14
Ưng Hoà
183,13
12
6,5
15
Toàn Tỉnh
2147,0
218
10,2
Nguồn:Cục bảo tồn bảo tàng.
Về chất lượng di tích, mỗi di tích đều có sắc thái và dấu ấn lịch sử riêng biệt. Các di tích phần lớn là các công trình nghệ thuật đặc sắc với kiến trúc cổ mang đậm nét của vùng văn hoá sứ Đoài mà hiện nay vẫn được bảo tồn( chùa hương, chùa Thày, chùa Tây Phương...). Nói chung, phần lớn các di tích văn hoá đều được xây dựng tại các nơi có cảnh quan đặc sắc. Nên ở đây có thể kết hợp hoạt động du lich cuối tuần và các hoạt động vui chơi giải trí như ở chùa Thầy, chùa Hương, ...
b. Lễ hội
Hà Tây có nhiều lễ hội trong đó có những lễ hội lớn tiêu biểu cho lễ hội dân gian Việt Nam với một số nghi lễ cổ truyền được duy trì. Các lễ hội đều được diễn ra vào đầu năm mới đến hết tháng giêng. Đặc biệt là lễ hội chùa Hương diễn ra trong suốt 3 tháng đầu xuân từ 15/1-15/3 âm lịch, là lễ hội có sức thu hút rất lớn, hàng năm có tới nửa triệu người dân Việt Nam trên mọi miền đất nước và hàng vạn khách quốc tế về vãn cảnh. Có thể nói, Hương Sơn có giá trị to lớn về tài nguyên du lịch nhân văn và tự nhiên xứng danh là" Nam thiên đệ nhất động" và đã trở thành địa danh du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước.
Ngoài ra, còn có các lễ hội khác như lễ hội chùa Thầy(7/3 âm lịch) là một công trình kiến trúc được xây dựng từ thế kỉ XVII ở Đầm Long Chiểu hay lễ hội Hát Môn Đền thuộc xã Hát Môn huyện Phúc Thọ thờ hai Bà Trưng và còn một số lễ hội khác như hội Đền Và, chùa Mía ( Sơn Tây), chùa Trầm( Chương Mỹ)....
c. Các làng nghề
Hà Tây là quê hương của các làng nghề thủ công nổi tiếng. Các làng nghề thường tập trung ở Hà Đông, Thường Tín, Thanh Oai. Thị xã Hà Đông là nơi quy tụ nhiều ngành nghề truyền thống. Ngoài các làng nghề tơ lụa, thuê ren, thảm trên đất Hà Tây còn có nhiều làng nghề truyền thống về khảm trai, trạm khắc , sơn...
Nghề thủ công truyền thống có sức hấp dẫn lớn bởi họ có thể xem tận mắt các nghệ nhân chế tác và mua hàng lưu niệm nên có thể khai thác cho hoạt động du lịch cuối tuần.
Chương II: Thực trạng phát triển du lịch cuối tuần tại Hà Tây.
1. Nguồn khách:
Tổng số khách đến Hà Tây năm 2000 có 1.232.000 lượt khách trong đó khách quốc tế chỉ là 74.360 lượt như vậy thật quá ít ỏi. Nếu so với Hà Nội có 2.600.000 tổng số khách, 500.400 lượt khách quốc tế hoặc của toàn quốc là 11.500.000 tổng số khách, 2.130.000 lượt khách quốc tế thì là quá nhỏ bé. Trong khi đó chỉ riêng khu vực Chùa Hương đã chiếm tới 32,5% và tập trung phần lớn vào 3 tháng xuân. Nguồn khách có khả năng tham gia hoạt động du lịch cuối tuần của Hà Tây bao gồm các thành phần sau:
a. Khách quốc tế :
Chủ yếu là nguồn khách sống và làm việc tại thủ đô Hà Nội. Đây là nơi tập trung đông nhất các cơ quan đại sứ quán , các văn phòng đại diện nước ngoài, các tổ chức quốc tế , các cơ sở liên doanh liên kết đầu tư nước ngoài. Từ Hà Nội khách du lịch quốc tế có thể đi theo quốc lộ 6 nhất là đường cao tốc Láng -Hoà Lạc tới Hà Tây vì Hà Tây như chúng ta biết có nguồn tài nguyên du lịch phong phú lại cận kề với Thủ Đô.
b. Khách nội địa :
Khách nội địa có thể đến từ nhiều nguồn nhưng nguồn khách từ Hà Nội vẫn giữ vị trí quan trọng bởi Hà Nội là là nơi tập trung các cơ quan đầu não, các trường cao đẳng và đại học, các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề . Hà Nội là chặng dừng chân đầu tiên, chặng dừng cân quan trọng của nhiều du khách( kể cả khách công vụ) trước khi tới các địa danh khác. Những đoàn khách này khi có điều kiện cũng tham gia du lịch ở Hà Tây, tạo cho Hà Tây lượng khách tiềm năng đáng kể. Các đô thị, các khu công nghiệp khác- nơi tập trung đông cán bộ công nhân viên cũng thực hiện du lịch cuối tuần ở Hà Tây. Ngoài ra nguồn khách nội địa từ các thị xã, thị trấn trong tỉnh tuy không nhiều bằng nguồn từ Hà Nội song đây cũng là nguồn khách quan trọng bởi sự thuận tiện đi lại... Cũng phải kể đến nguồn khách từ các tỉnh lân cận như Vĩnh phúc, Hà Nam, Ninh Bình, Hoà Bình, Hưng Yên…
Có thể nói với Hà Tây chỉ cần thu hút 5-10% số khách quốc tế và nội địa từ Hà Nội đến cùng với nguồn khách trong và ngoài tỉnh đi nghỉ cuối tuần là Hà Tây đã có một lượng khách khá lớn.
Bảng cơ cấu khách du lịch:
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
1994
1999
2000
9 tháng đầu năm 2001
1.Tổng lượt khách
Lượt khách
602.100
1.1900
1.232.00
1.244.50
1.1 Khách nội địa
nt
600.000
55.400
74.360
74.388
1.2 Khách quốc tế
nt
2.100
1.134.30
1.157.44
1.170.12
(Nguồn: Sở du lịch Hà Tây )
2. Thực trạng về công tác quản lý
a. Quản lý kinh doanh.
Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong địa bàn hiện nay được tổ chức theo một số loại hình quản lý doanh nghiệp: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp cổ phần...Các doanh nghiệp đều hoạt động theo mô hình quản lý kinh doanh trực tiếp, giám đốc điều hành trực tiếp, chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp . Với mô hình quản lý này, các doanh nghiệp chủ động trong việc xây dựng kế hoạch và điều hành kinh doanh kịp thời phù hợp với nhu cầu phát sinh trong quá trình kinh doanh. Tuy nhiên, công tác quản lý còn nhiều hạn chế. Hầu hết cán bộ quản lý đều không được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ.
Nhìn chung, công tác quản lý hiện nay chưa đạt được sự thống nhất chung của các doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp chỉ tập trung vào việc thực hiện kế hoạch riêng của mình chưa thể hiện tính chuyên môn hoá cao, chưa quan tâm đến chính sách, chiến lược phát triển chung của vùng, của khu du lịch và chung của toàn tỉnh.
b. Quản lý nhà nước
Trong những năm gần đây, công tác quản lý nhà nước đã có những thay đổi, sự phân cấp và xác định chức năng của các cấp ngành đã được cụ thể hơn và dần đi vào nền nếp. Song trên thực tế, cũng còn có sự chồng chéo. Kinh doanh du lịch phải chịu nhiều sự quản lý của cơ quan chức năng như văn hoá thông tin, y tế, công an, thuế, tài chính... Giữa các cơ quan này chưa có sự phối hợp nhịp nhàng đồng bộ nên đôi khi gây chở ngại trong công việc kinh doanh của các doanh nghiệp. Sở du lịch, cơ quan nhà nước quản lý trực tiếp các hoạt động kinh doanh du lịch của tỉnh, kể từ khi thành lập (7/1994) đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng các chương trình chiến lược phát triển chung của du lịch Hà Tây, chỉ đạo cụ thể nhiều hoạt động du lịch trong toàn tỉnh. Sở đã tham mưu và đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, đề án phát triển du lịch tỉnh Hà Tây giai đoạn 2001-2010. Ngành chủ động hướng dẫn các đơn vị trong viêc thực hiện các văn bản pháp luật liên quan. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh. Sở luôn luôn đôn đốc , chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện các chương trình một cách tích cực, đa dạng về hình thức. Sở đã phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng ở trung ương và địa phương thường xuyên giới thiệu các điểm du lịch, các sản phẩm du lịch và những nét văn hoá địa phương với du khách, tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá, giới thiệu du lịch cuói tuần.
Tóm lại, qua sự phân tích thực trạng kinh doanh và công tác quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch Hà Tây có thể thấy được hiệu quả kinh doanh du lịch chịu sự tác động của nhiều yếu tố thuộccác lĩnh vực quản lý kinh doanh và quản lý nhà nước. Để có thể cải thiện được tình hình kinh doanh theo hướng nâng cao hiệu quả cần có sự tham gia của nhiều cấp , nhiều ngành khác nhau từ tỉnh đến cơ sở. Trong đó, cơ quan nhà nước về lĩnh vực du lịch có vai trò quan trọng trong việc định hướng và tạo lập chính sách phát triển. Các doanh nghiệp có vai trò quyết định trong việc phát huy nội lực tìm ra các giải pháp cụ thể cho doanh nghiệp của mình tuỳ thuộc vào điều kiện kinh doanh của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên , mọi giải pháp đều cần nhằm mở rộng thị trường , giữ vững và nâng cao chất lượng dịch vụ thì mới có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch, đồng thời mới đạt kết quả như mình muốn.
3. Cơ sở vật chất kĩ thuật ngành du lịch
a. Cơ sở lưu trú.
Hà Tây hiện có hơn 30 doanh nghiệp kinh doanh du lịch, không có các văn phòng đại diện của các doanh nghiệp du lịch lớn. Có 31 khách sạn, nhà nghỉ với 500 buồng phòng, 950 giường, 2050 chỗ ngồi phục vụ ăn uống và khoảng 2000 chỗ phục vụ hội nghị , hội thảo trong đó mới chỉ có duy nhất Khách sạn Sông Nhuệ được Tổng cục Du lịch xếp hạng 2 sao. Hệ thống cơ sở lưu trú là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch nói chung và du lịch cuối tuần nói riêng. Hầu hết tại các điểm du lịch chưa có nhà nghỉ cho khách , nếu có thì rất tồi, cơ sở thiết bị cũ kĩ, không đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch.
bảng cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch Hà Tây
Hạng mục
Đơn vị
1990
1991
1992
1993
số phòng ngủ.
a. Quốc tế
b. Nội địa
Phòng
141
150
172
190
Phòng
15
15
25
30
Phòng
126
135
147
160
Số phòng ngủ.
a. Quốc tế
b Nội địa
Giường
480
500
532
590
Giường
30
30
32
40
Giường
450
470
500
550
phương tiện vận chuyển
a. ôtô
b. xuồng, ca nô.
Cái
6
8
10
12
Cái
40
45
51
60
Phần lớn các khách sạn hiện có dưới dạng từ nhà khách, nhà nghỉ chuyển sang nên chưa đủ tiêu chuẩn của khách sạn du lịch.
Nhìn chung, cơ sở lưu trú tại các điểm du lịch cuối tuần còn hạn chế về số lượng và chưa đủ tiêu chuẩn chất lượng. Cần xây dựng và nâng cấp các cơ sở lưu trú nhằm thu hút và lưu giữ khách. Tuy nhiên, cũng cần đa dạng hoá các loại hình lưu trú nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách.
b. Cơ sở ăn uống.
Hệ thống khách sạn, nhà hàng tại các điểm du lịch cuối tuần khá nhiều.
Mặc dù hầu hết các điểm du lịch đều có cơ sở ăn uống. Nhưng cửa hàng của người địa phương là chủ yếu. Do vậy, các cơ sở ăn uống tại các điểm du lịch cuối tuần chưa đáp ứng được nhu cầu về chất lượng và quan trọng hơn cả là vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tại các khách sạn nhà hàng đều có các nhà hàng và quầy Bar phục vụ khách du lịch, các khách sạn thường cung cấp cho khách thực đơn đầy đủ và phong phú các món ăn Âu, A. Ngoài ra còn cơ sở các nhà hàng ăn uống riêng biệt với các đặc sản của tỉnh nhà tạo cho du khách cảm giác đặc biệt.
c. Cơ sở vui chơi giải trí .
Các khu vực và hoạt động vui chơi giải trí tại các điểm du lịch tuy có đầu tư như trượt nước, biển nhân tạo tại Khoang Sanh, Ao Vua và có nâng cấp một số công viên, vườn hoa nhưng nhìn chung còn chưa phong phú.
Bên cạnh đó , có sân Golf liên doanh với Thailand và Canada ở khu vực hồ Đồng Mô đã và đang trong bước được khai thác . Trong dự kiến, làng văn hoá các dân tộc Việt Nam xây dựng ở khu vực đồi Mỏ Vịt- Đồng Mô thì sẽ thêm hấp dẫn du khách.
Du lịch cuối tuần là hình thức với nhiều hoạt động thể thao, giải trí ngoài trời do đó đối với hoạt động này cần được đầu tư phát triển mạnh thì mới đem lại hiệu quả cao.
4. Đầu tư:
Từ năm 1996 đến năm 2000, ngành du lịch Hà Tây đã tập trung phối hợp, tham mưu, chỉ đạo xây dựng được 32 quy hoạch, dự án phát triển du lịch , trong đó có 20 dự án , quy hoạch đã được phê duyệt và triển khai hoạt động . Có một số dự án đật hiệu quả bước đầu như: dự án nâng cấp mở rộng sản phẩm du lịch tại Ao Vua, Khoang Xanh, sân golf Đồng Mô, dự án cải tạo khách sạn Sông Nhuệ, khách sạn Nhuệ Giang, dự án xây dựng khách sạn ASEAN( Hoà Lạc)... góp phần tạo lập hành lang pháp lý và tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự phát triển của ngành. Toàn ngành đã có 31 khách sạn, nhà nghỉ với hơn 500 buồng , phòng, 950 giường, 2500 chỗ ngồi phục vụ ăn uống, 2000 chỗ phục vụ hội nghị, hội thảo.
Vào những năm đầu của thập kỉ 90, sau khi hồ Đồng Mô- Ngải Sơn được đưa vào khai thác cho các hoạt động du lịch, nhiều công ty ở trong và ngoài nước đã tìm đến đây để thăm dò khả năng hợp tác đầu tư. Trong số những công ty này , công ty TNHH Thung Lũng Vua Thái Lan( King's Valley Corperation Thailand Ltd) đã được chọn làm đối tác với công ty du lịch Sơn Tây tỉnh Hà Tây để xây dựng dự án " sân Golf quốc tế và khu du lịch tổng hợp". Dự án này có tổng số vốn đầu tư theo giấy phép ban đầu cho dự án là $ 21.500.000
Chương trình phát triển nâng cấp các điểm du lịch cũng được chú trọng thực hiện. Các doanh nghiệp đã và đang tích cực đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng. Trong thời gian qua có nhiều sản phẩm mới được đưa và sử dụng như khu nhà nghỉ, bể bơi mới của Công ty cổ phần du lich Ao Vua, công viên nước của Công ty trách nhiêm hữu hạn Khoang Xanh - Suối Tiên, các dịch vụ vui chơi trên hồ của Công ty du lịch Sơn Tây , Công ty cổ phần du lịch Đồng Mô, sản phẩm du lịch câu cá cùng những sinh hoạt văn hoá dân gian tại Song Phương vườn.
Các dự án này đã góp phần vào việc giải quyết việc làm đời sống ổ định cho hàng ngàn lao động, nâng cao dân trí của cư dân trong vùng, cải tạo môi trường sinh thái làm đẹp thêm cảnh quan trong vùng.
5. Nguồn nhân lực
Đáp ứng tiêu chuẩn này theo thống kê của Sở Du lịch Hà Tây thì hiện nay du lịch cuối tuần có một đội ngũ khoảng 1200 người, trongđó 5% có trình độ đại học, cao đẳng, 54% có trình độ trung cấp, có trình độ tiếng Anh B, C và tiếng Trung Quốc, Nhật.
Lao động phục vụ trong ngành du lịch chiếm 1/6 tổng lao động ở Hà Tây. Đội ngũ nhân viên du lịch cuối tuần có độ tuổi trung bình khá thấp (20-30 tuổi) trong đó 3-4% là cán bộ quản lý, 8-10% là các cán bộ giám sát, còn lại là đội ngũ nhân viên phục vụ trong tất cả các lĩnh vực còn lại của du lịch.
Tóm lại, với đội ngũ lao động như vậy, Du lịch cuối tuần cũng đã đáp ứng được một phần nhu cầu của du khách nhưng chưa đạt được hiệu quả tối đa. Đào tạo và sử dụng đội ngũ lao động này phải có chính sách phù hợp tạo điều kiện phát triển nguồn nhân lực của ngành du lịch trước mắt và lâu dài.
Chương III: Các giải pháp nhằm phát triển du lịch cuối tuần tại Hà Tây
1. Định hướng phát triển
Về định hướng trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2010, tập trung xây dựng các dự án, huy động nguồn vốn của các thành phần kinh tế đầu tư cho du lịch . Tổng bước hình thành các vùng du lịch trọng điểm đó là vùng Ba Vì, Sơn Tây, vùng Hương sơn- Quan Sơn, vùng Hà Đông và phụ cận với đặc điểm tự nhiên và xã hội của từng vùng tạo ra nhiều sản phẩm du lịch mới có tính đặc thù để thu hút được nhiều khách du lịch. Đặc biệt phải phát triển đa dạng hoá các loại hình như: du lịch sinh thái, du lịch lễ hội, du lịch tham quan các di tích lịch sử, văn hoá-cách mạng, đặc biệt là loại hình du lịch cuối tuần.
Nhận thức rõ những lợi thế của mình, những năm qua tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã đề ra những chủ trương, giải pháp để ngành du lịch phát triển. Du lịch cuối tuần luôn luôn được định hướng là một trong những loại hình du lịch quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch ở Hà Tây. Những kết quả bước đầu đáng khích lệ, tạo đà cho việc phát triển những năm sau và từ dó rút ra được nhiều kinh nghiệm bổ ích trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển ngành du lịch trong tỉnh. Tại đại hội đảng bộ tỉnh Hà Tây lần thứ IX đã xác định: ” trong 5 năm tới, phải tăng cường đầu tư phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn…phấn đấu tốc độ tăng về lượng khách và doanh thu trên 15%, tỉ trọng trong nền kinh tế địa phương 15-20%, thu nộp ngân sách 5-10% tổng thu ngân sách địa phương, thu hút lao động ngày càng tăng( trên dưới 10% năm).
2. Giải pháp về vốn
Trong tình hình hiện nay đối với sự phát triển du lịch cuối tuần nói riêng và du lịch nói chung có vai trò hết sức quan trọng. Vốn là nhân tố quan trọng trong việc thực hiện các dự án. Trong thời gian tới, du lịch Hà Tây muốn phát triển cần lượng vốn không nhỏ.
Dự báo vốn đầu tư cho du lịch Hà Tây đến năm 2010.
(theo tỉ giá 1993: 1USD=10.000VND)
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2000
2005
2010
Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho du lịch
Tỉ đồng Việt Nam
770,0
I710,0
2670,0
Triệu USD
77,0
171,0
267,0
Nhu cầu vốn đầu tư cho khách sạn quốc tế
Tỉ đồng Việt Nam
237,0
214,0
183,0
Triệu USD
23,7
21,4
18,3
Nguồn: - Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội Hà Tây đến năm 2010.
- Dự báo của Viện nghiên cứu phts triển du lịch (itdr).
Để có được đủ nguồn vốn đầu tư trên, đảm bảo sự phát triển du lịch cần sử dụng nhiều biện pháp nhằm thu hút vốn đầu tư. Có thể huy động bằng nhiều cách như; vay ngân hàng nước ngoài và vốn ODA, Thu hút vốn đầu tư trong nước, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) hoặc liên doanh với nước ngoài , vốn ngân sách nhà nước. Thông qua việc tăng cường liên doanh, liên kết trên cơ sở đầu tư trong nước để xây dựng các khách sạn, nhà hàng, các trang thết bị, mua sắm các phương tiện vận chuyển….Việc đầu tư này nhằm nâng đần tỉ lệ góp vốn từ phía Việt Nam tại các cơ sở liên doanh với nước ngoài . Bằng nhiều hình thức như khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam liên kết với nhau. Có thể dùng chính sách cổ phần hoá các cơ sở dịch vụ hoạt động kém hiệu quả. Việc cổ phần hoá sẽ tăng khả năng cung cấp vốn đầu tư , hơn nữa bảo đảm cho các cơ sở này hoạt động có hiệu quả hơn.Tập trung giành các nguồn vốn cho đầu tư phát triển du lịch cuối tuần vào các việc như: phát triển cơ sở hạ tầng , cơ sở vật chất kỹ thuật, bảo tồn các di tích lịch sử văn hoá.
3. Các sản phẩm chính.
Với lợi thế của mình, Hà Tây với tài nguyên du lịch phong phú và được phân bố thành các cụm chính là Ba Vì - Suối Hai, Đồng Mô-Nghi Sơn và cụm Hương Sơn. Đây là thuận lợi cho việc hình thành các trung tâm du lịch lớn, sức thu hút khách cao. Do vậy, phát triển du lịch cuối tuần tại các nơi này rất thuận lợi. Có thể phát triển nhiều loại hình du lịch cuối tuần với các loại hình:
du lịch sinh thái
du lịch văn hoá
du lịch kết hợp nghiên cứu khoa học
du lịch nghỉ dưỡng…
Trong đó du lịch sinh thái và du lịch văn hoá là hai loại sàn phẩm chính
a. Du lịch sinh thái:
Đây là loại hình du lịch mới xuất hiện những năm gần đây, nhưng có tốc độ phát triển khá nhanh. Khác với các lại hình du lịch khác, du lịch sinh thái là loại hình du lịch gắn chặt với thiên nhiên, mang yếu tố trách nhiệm với nỗ lực bảo tồn và có sự tham gia và chia sẻ quyền lợi với cộng đồng địa phương. Với Du lịch sinh thái phát triển một mặt thoả mãn được những nhu cầu mới về du lịch, khám phá những cái mới trong lành và hoang dã của các vùng thiên nhiên đa dạng sinh thái của nó. Mặt khác, phát triển du lịch sinh thái giúp cho Hà Tây khai thác có hiệu quả các tài nguyên du lịch bởi tính bền vững của nó.
ý nghĩa quan trọng của du lịch sinh thái ở Hà Tây là sẽ bảo tồn được những giá trị văn hoá, thay đổi tính thời vụ của hoạt động phát triển du lịch cuối tuần, tăng hiểu biết cho du khách và cộng đồng dân cư về sự bảo tồn các tài nguyên du lịch thiên nhiên.
Để phát triển bền vững du lịch sinh thái cần phải có các giải pháp hợp lý về cơ chế chính sách, thị trường, giải pháp về sản phẩm, giải pháp về quy hoạch và quản lý tài ngưyên, giải pháp về đào tạo…
Cần tập trung khai thác du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Ba Vì. Định hướng thu hút thị trường khách du lịch quốc tế . Hiện tại, thị trường khách tham quan, nghiên cứu tại Vườn Quốc gia Ba Vì tới 95% là khách nội địa. Cần thiết xây dựng cơ sở lưu trú phù hợp, thiết kế các Tour đi bộ trong rừng hấp dẫn, xây dựng các sản phẩm đa dạng với tổng loại đối tượng khách. Tuyến cho khách tham quan thông thường, tuyến cho khách nghiên cứu, quan sát động vật, nhge chim hót sáng, quan sát động vật ban đêm… xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên của Vườn nhằm quản lý, hướng dẫn các hoạt động thăm quan của khách phù hợp với các quy định bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, giới thiệu cho khách về các loại động thực vật, tính đa dạng, sự cần thiết phải bảo tồn một số loài, Khai thác du lịch sinh thái tại các khu du lịch sông suói , đặc biệt khu du lịch hồ Suối Hai dưới hình thức du lịch sinh thái tĩnh, tổ chức các hình thức du lịch du thuyền trên lòng hồ, du lịch đảo, câu cá, picnic, tổ chức ăn đặc sản trên đảo. Hiện tại những nơi chưa có quy hoạch nhất thiết phải tổ chức với quy mô nhỏ tránh việc khai thác du lịch mang tính kinh doanh cao dẫn đến việc phát triển loại khách du lịch đại trà.
b. Du lịch văn hoá
Đây là loại du lịch dựa trên bản sắc văn hoá Việt Nam, rất phù hợp cho phát triển du lịch cuối tuần. Là loại hình du lịch có tính bền vững. Trong thời gian qua du lịch Hà Tây được biết đến với điểm du lịch mang tính tâm linh là chùa Hương.
Lượng khách của loại hình du lịch văn hoá ngày càng tăng lên rất nhanh và phần thị trường này được đánh giá có nhiều tiềm năng và sức sống. Cho nên sử dụng, khai thác các di sản văn hoá truyền thống với tư cách là một sản phẩm của văn hoá thực sự là một vấn đề mà ngành du lịch Việt Nam nói chung tỉnh Hà Tây nói riêng cần quan tâm. Việc phục hồi các lễ hội dân gian là điều cần thiết. Phải tu sửa, tôn tạo các di tích lịch sử, phục hồi các làng nghề thủ công truyền thống.
Mặt khác việc khai thác di sản văn hoá truyền thống trong vấn đề phát triển du lịch ở Việt Nam và trên địa bàn tỉnh Hà Tây không chỉ đem lại lợi ích kinh tế mà còn tạo ra khả năng hoà nhập vào xu thế phát triển của cộng đồng, tăng cường củng cố giao lưu văn hoá trong nước và quốc tế, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ gìn giữ những di sản văn hoá dân tộc. Khơi dậy tiềm năng du lịch dồi dào, độc đáo, đặc sắc của một miền đất từng “một thời vang bóng” với những quần thể di tích văn hoá (vật thể và phi vật thể) hoà nhập vào cảnh quan thiên nhiên có tầm cỡ quốc gia nằm trong vùng văn hoá châu thổ sông Hồng.
Do vậy, vấn đề bảo vệ và phát huy các di sản văn hoá phải được kết hợp đồng bộ với những chính sách chung về kinh tế xã hội. Trong đó mối quan hệ giữa các ngành phải chặt chẽ.
Trong thời gian tới, cần lập lại trật tự trong quản lý các khu di tích, thắng cảnh với những giải pháp đồng bộ về quy hoạch kiến trúc, kiểm soát sự tăng dân số, giải quyết tình trạng người lang thang cơ nhỡ, lành mạnh hoá môi trường văn hoá của Hà Tây .
Đồng thời kiện toàn tổ chức các cơ quan quản lý bảo vệ di sản văn hoá trên địa bàn để tập trung kiểm kê, đấnh giá, phân loại và xếp hạng các di tích làm cơ sở xây dựng và triển khai những dự án đầu tư nâng cấp các di sản này bằng nhiều nguồn khác nhau.
4. Phát triển cơ sở hạ tầng và hạ tầng vật chất kĩ thuật phục vụ
Xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật (hệ thống giao thông, điện, nước, thông tin, cơ sở lưu trú, vui chơi giải trí…) từ trong các khu du lịch ra các tuyến du lịch toàn tỉnh tạo sự thuận lợi trong liên kết với các tuyến giao thông trọng điểm nhằm thu hút khách đến các tuyến, khu du lịch của tỉnh nhà. Trong đó, hệ thống giao thông là yếu tố rất quan trọng . Do vậy, cần nâng cấp các tuyến đường trên cơ sở các tuyến có sẵn.
Thực tế cho thấy, hệ thống điện nước, thông tin liên lạc tại các điểm du lịch cuối tuần còn là vấn đề nan giải. Phải xây dựng hệ thống nước sạch đã được sử lý để cung cấp ,bảo đảm nhu cầu sinh hoạt và vệ sinh.
Do thời gian lưu trú đối với du lịch cuối tuần thường không nhiều, thường là một đêm, hệ thống cơ sở lưu trú phải phong phú và bảo đảm chất lượng. Các khách sạn, nhà nghỉ , nhà trọ của tư nhân..đã có đăng kí phải được kiểm tra lại, đình chỉ các hộ kinh doanh không có giấy phép đăng kí. Xây dựng, quy hoạch lại các điểm ăn uống , dẹp bỏ các quán , lều, trại nằm rải rác gây mất mĩ quan, ô nhiễm môi trường.
5. Tuyên truyền quảng bá.
Hầu hết các điểm du lịch , nhà nghỉ, khách sạn ở Hà Tây chưa tập trung đầu tư nhiều cho công tác tuyên truyền quảng bá. Chủ yếu dùng hình thức tờ gấp, tờ rơi, giới thiệu tại chỗ . Vì vậy hình ảnh của các địa diểm du lịch chưa gắn vào tiềm thức của khách du lịch. Tại các trung tâm, điểm du lịch theo mùa vụ, du lịch cuối tuần thì công việc quảng bá tuyên truyền còn rất ít , thậm trí có đơn vị còn chưa xác định được công việc này là việc này là hoạt dộng cần thiết của mình
Để ngày càng thu hút khách du lịch cuối tuần, đòi hỏi hệ thống các khách sạn, địa điểm du lịch cần tăng cường và mở rộng công tác quảng bá , quảng cáo, tuyên truyền nhiều hơn nữa. Đặc biệt theo chiều sâu, vừa mang tính chiến lược lâu dài vừa thực hiện những yêu cầu trước mắt. Sở du lịch Hà Tây cần có một sự chỉ đạo tổ chức cụ thể để thành lập các chương trình quảng cáo chung về sở du lịch Hà Tây trong đó có việc quảng cáo hoạt động của các điểm du lịch cuối tuần. Việc quảng cáo có thể thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau và có sự phối hợp giữa các tổ chức kinh doanh như vậy sẽ có hiệu quả chung rất cao và tiết kiệm chi phí.
Việc quảng cáo nhằm giới thiệu , đưa các sản phẩm du lịch đặc trưng phù hợp với các hoạt động du lịch cuối tuần để khơi đậy , kích thích nhu cầu của người dân. Từ đó, thu hút mọi nguồn khách tới những nơi mà đơn vị kinh doanh du lịch mong muốn.Để thực hiện các mụch đích trên thì các doanh nghiệp có thể dùng các hình thức sau:
- Quảng cáo bằng các tập gấp , tập sách mỏng, áp phích vv..vv.
- Quảng cáo trên các phơng tiện thông tin đậi chúng , báo , tạp chí, tivi, đài...
- Tham gia các hội chợ , tổ chức các hoạt động khuyếch trương...
- Quảng cáo trực tiếp gửi các sản phẩm quảng các đến tận nơi ở của khách du lịch .
6. Phát triển nguồn nhân lực.
Để có thể thúc đẩy du lịch cuối tuần cần có kế hoạch cả ngắn hạn và dài hạn cho việc đào tạo nguồn nhân lực. Coi đó là cơ sở tiềm năng cho phát triển du lịch. Sự phát triển du lịch bền vững đòi hỏi con người có đủ năng lực và phẩm chất để tổ chức, khai thác bảo vệ, tôn tạo sản phẩm, bán sản phẩm du lịch … với mong muốn tăng lượng khách, tập trung khách du lịch cả trong và ngoài nước, tăng hiệu quả kinh doanh du lịch nhiều mặt cần có đủ lực lượng chuyên nghiệp trong ngành. Lực lượng này làm lòng cốt cho các hoạt động kinh doanh du lịch vì được đào tạo, có năng lực, phẩm chất của người làm du lịch.
Cần lập kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ lao động, quản lý nội dung chương trình đào tạo, đề ra tiêu chuẩn nghiệp vụ đối với các chức danh, vị trí, mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng….Phối hợp với các trường đại học, cao đẳng .. đào tạo về du lịch nhằm nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ, nhân viên trong ngành.
Kết luận
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, các quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá gia tảng, tạo điều kiện chợ hình thành và phát triển một nhu cầu trong đời sống nguời dân các dô thị đó là du lịch cuối tuần. Với đà phát triển như hiện nay, du lịch cuối tuần sẽ là một thói quen mới và phổ biến với người dân . Như vậy, nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội phục vụ mục đích phát triển du lịch cuối tuần của Hà Tây là một đòi hỏi thực tế.
Qua nghiên cứu đánh giá thực trạng của du lịch Hà Tây có thể khẳng định Hà Tây với các đặc điểm về địa lý- lịch sử- văn hoá là một thế mạnh cho việc hình thành trung tâm du lịch lớn, có sức thu hút caovà có thể cạnh tranh với các trung tâm du lịch khác. Hà Tây là một trong ít tỉnh thành có tiềm năng phát triển du lịch cuối tuần . tuy nhiên, cần phải đàu tư mở rộng nhiều loại hình du lịch cuối tuần mới thực sự phát triển xứng với tiềm năng đó.. vì vậy, cần áp dụng các biện pháp khắc phục những hạn chế còn tồn đọng về cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tâng du lịch, tạo nguồn vốn, nâng cao trình độ quản lý, chất lượng phục vụ, trật tự an toàn nỡĩa hội và bảo vệ môi trường, áp dụng các biện pháp quảng bá du lịch mới đưa Hà Tây thực sự trở thành điểm du lịch cuối tuần lý tưởng.
Do thời gian có hạn, việc tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề liên quan còn nhiều hạn chế. Do vậy, những giải vấn đề được đưa ra cũng như các giải pháp cũng chỉ là bước đầu, cần tiếp tục nghiên cứu và tìm ra những giải pháp đúng đắn, kịp thời nhằm phát triển du lịch cuối tuần tại Hà Tây phát triển tưpng ứng với tiềm năng của mình.ĩ
Xin cảm ơn cô giáo – Thạc sĩ Trần Thị Hạnh em đã nhiệt tình hướng dẫn em, các bạn Vũ Văn NHích, Hà quốc Thịnh, Trần xuân Nam, Phạm Quốc Tuấn, Vũ Đức Quỳnh lớp Du lịch 40B, và anh Nguyễn Văn Đô- viện nghiên cứu phát triển du lịch đã cung cấp tư liệu trong quá trình thực hiện đề tài này!.
Hà nội 26/11/2001
Tài liệu tham khảo chính
Báo cáo chính trị, nhiệm vụ phương hướng được trình bày trong Du lịch Việt Nam năm 1998, 1999, 2000
Du lịch Việt Nam năm 1998, 1999, 2000
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII
Đinh Gia Khánh-Văn hoá dân gian Việt Nam trong bối cảnh văn hoá Đông Nam á-NXB Khoa học xã hội. 1993.
Phan Kế Bính-Việt Nam phong tục-NXB Văn hoá 1990
Sở văn hoá thông tin Hà Tây - địa chí Hà Tây. NXB Hà Tây .1999.
Trần Nhạn-Du lịch và kinh doanh du lịch. NXB VHTT. 1996.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35168.doc