Đề tài Một số giải pháp để tăng cường huy động và sử dụng các nguồn vốn trong nước

Bên cạnh những giải pháp trên Nhà nước cần phải có chính sách tạo thuận lợi cho việc huy động vốn của các DNNN. Trước hết, Nhà nước cần đưa ra giải pháp tháo gỡ những vướng mắc về tài sản thế chấp, cầm cố và quyền vay vốn của DNNN. Hiện nay, tài sản thế chấp của DNNN nhỏ hơn nhiều so với nhu cầu vay vốn, dẫn đến doanh nghiệp thiếu vốn, ngân hàng thừa vốn không cho vay được. Một mặt, nhà nước cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý để tạo điều kiện cho ngân hàng hoạt động. Mặt khác, ngân hàng nên xem xét đến những yếu tố như năng lực quản trị của doanh nghiệp, khả năng sinh lời cũng như khả năng đối phó với những bất lợi của doanh nghiệp, cuối cùng mới xem xét đến tài sản thế chấp của doanh nghiệp. Nhà nước nên kiểm kê, đánh giá lại tài sản của các DNNN để thấy được thực trạng tài sản hiện nay tại các doanh nghiệp. Đồng thời nhà nước nên dành một tỷ lệ vốn ngân sách để đầu tư thêm vốn điêu lệ cho các DNNN tương xứng với quy mô và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh được giao. Nhà nước cần cải tiến, đơn giản hoá thủ tục cho vay, bãi bỏ chế độ xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quền và xác nhận của cơ quan quản trị vốn khi đưa tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh vay vốn ngân hàng. Nhà nước cũng nên bãi bỏ chế độ công chứng Nhà nước trong mỗi lần vay vốn mà chỉ thực hiện một lần công chứng, chỉ công chứng lại khi doanh nghiệp thay đổi tài sản thế chấp.

doc94 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1392 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp để tăng cường huy động và sử dụng các nguồn vốn trong nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ta được nang lên trên trường quốc tế.”.(1) Theo đó mục tiêu tổng quát của kế hoạch 5 năm 2001-2005 là:” Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế…” với đưa GDP năm 2005 gấp hai lần so với năm 1995, nhịp độ tăng trưởng bình quân hằng năm thời kì 2001-2005 là 7,5%, trong đó nông, lâm, nghư nghiệp tăng 4,3%, công nghiệp và xây dựng tăng 10,8%, dịch vụ tăng 6,2%. Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP đến 2005 dự kiến: tỷ trọng nông, lâm ngư nghiệp 20-21%, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng khoảng 38-39%,tỷ trọng các ngành dịch vụ khoảng 41-42%. Tổng GDP được tạo ra trong 5 năm tới vào khoảng 2.650-2.660 nghìn tỷ đồng(tính theo giá năm 2000), tương đương 190 tỷ USD, tổng quỹ tiêu dùng dự báo khoảng 5,5%/năm, tỷ lệ tích luỹ nội địa sẽ có khả năng nâng lên 28-30%GDP, trong đó lĩnh vực tích luỹ từ ngân sách khoảng 6%GDP, tích luỹ từ khu vực dân cư, doanh nghiệp khoảng 22-24%GDP. Khả năng huy động đưa vào đầu tư khoảng 80% tổng số tích luỹ nội địa trong năm, đó là chưa tính đến nguồn vốn để dành từ thời kì trước. Về khả năng huy động vns nước ngoài khoảng độ từ 18-20 tỷ USD. Trong đó trong 5 năm tới, khả năng thực hiện nguồn vốn ODA khoảng 10-11 tỷ $, đầu tư trực tiếp khoảng 9-10 tỷ $. Ngoài ra còn có khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài khác khoảng 1-2 tỷ $ thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu ra nước ngoài mở thị trường chứng khoán và tìm thêm nguồn vay khác để đầu tư trung và dài hạn. Dự báo khả năng cân đối ngân sách nhà nước,tiếp tục thực hiện một số nguyên tắc cơ bản trong cân đối NSNN: Tỷ lệ huy động bình quân hàng năm là 20-21% GDP, trong đó thuế và phí khoảng 18-19%GDP. Bội chi ngân sách và chỉ số lạm phát được khống chế ở mức hợp lí. Trên cơ sở đó, dự báo cân đối ngân sách 5 năm tới như sau: tổng sản phẩm trong nước 5 năm tới tang 7,5%/năm, thu ngân sách khoảng 620 nghìn tỷ đồng, trong đó thu từ thuế và phí khoảng 560 nghìn tỷ đồng. Tổng chi ngân sách khoảng 720-750 nghìn tỷ đồng, trong đó dự kiến chi đầu tư phát triển chiếm khoảng 25-26%, chi thường xuyên chiếm 57-58%, chi trả nợ trong, ngoài nước chiếm 17-18% tổng chi ngân sách. Cấn cân thanh toán quốc tế được cải thiện, vốn trong nước được tăng cường…và dự kiến là vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoang 830.000-850.000 tỷ đồng trong đó vốn đầu tư bằng NSNN là 20-21%, tức là vào khoảng 166.000-178.000tỷ đồng, đó là một con số rất lớn. Riêng trong năm 2002 này tổng số vốn huy động phải khoảng trên 170.000 tỷ đồng tăng khoảng 14% so với năm 2001, trong đó nguồn vốn trong nước đạt khoảng 103.000 đến 105.000 tỷ đồng, tăng 13,7-15,9 so với năm 2001. Chương trình mục tiêu trong năm năm tới đã đưa ra là : thứ nhất, đầu tư chuyển đổi manh cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất trong các ngành kinh tế, các vùng kinh tế , theo hướng CNH-HĐH, phát huy lợi thế và hiệu quả, tăng sức cạnh tranh của từng nghành, từng sản phẩm và trong toàn bộ nền kinh tế. Mặt khác, tiến trình hội nhập APTA đang tiến gần, nên chúng ta phải từng bước giảm thuế nhập khẩu, buôn bán tự do. Vì vậy, chúng ta phải ưu tiên đầu tư những ngành có lợi thế về tài nguyên, vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên, nhằm khai thác những sản phẩm hàng hoá có chất lượng, giá rẻ, để cạnh tranh với các sản phẩm: cà phê, chè, hạy điều …đầu tư phát triển nền nông nghiệp hàng hoá toàn diện kèm công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản. giải quyết việc làm cho những người đến tuổi lao động một cách có hiệu quả: phất triển ngành nghề giải quyết việc làm tại chỗ, phân công lại lao động giữa các vùng và trong từng vùng bằng cách phát triển những ngành nghề có dung lượng lao động lớn nhằm tanh thủ lợi thế cạnh tranh trong hội nhập kinh tế. đầu tư vào những ngành có suất đầu tư thấp thì hiệu quả cạnh tranh cao…Thứ hai, đàu tư phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, dấp ứng nhu cầu ngaỳ càng cao về ăn, mặc, ở…Thứ ba là, đầu tư xây dựng có chọn lọc và chuẩn bị xây dựng một số cơ sở công nghiệp sản xuất công cụ sản xuất và vật liệu sản xuất như cơ khí chế tạo, dầu khí luyện kim, thép, hoá chất cơ bản. thứ tư là đầu tư hoàn thiện các bước cơ bản về cơ sở hạ tầng, tạo khả năng phát triển trong thời kì tiếp theo. Thứ năm là đầu tư phát triển nguồn nhân lực và các mặt văn hoá, xã hội , tập trung cho đầu tư phát triển công nghệ, giáo dục và đào tạo, phát triển y tế chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân… Với địmh hướng trên và với số vốn đó nó sẽ được phân bổ cho các ngành công nghiệp và xây dựng khoảng 44%, nông-lâm- thuỷ sản 13%, giao thông bưu điện 15%, nhà ở, công trình công cộng, cấp thoát nước, dịch vụ 14%, giáo dục đào tạo khoa học công nghệ, y tế13% và các lĩnh vực khác 7,7%. Về vốn nhà nước thì vốn ngân sách chi cho đầu tư là khoảng 25% trên. thì vốn tín dụng đầu tư phát triển chiếm khoảng 14%, vốn đầu tư DNNN chiếm trên 19% và vốn tư nhân và của dân cư chiếm trên 26%. Trong đó vốn NSNN phân bổ cho nông-lâm- thuỷ sản khoảng 25% so với tổng số vốn, đầu tư vào gia thông , bưu điện khoảng 29%, công nghiệp và xây dựng khoảng 9,5%, lĩnh vực nhà ở, công trình công cộng , cấp nước, dịch vụ khoảng 11%, khoa học công nghệ, điều tra cơ bản , môi trường khoảng 2%, giáo dục và đào tạo khoảng 7,8%, y tế xã hội khoảng 6,5%, văn hoá xã hội, thông tin, thể thao khoảng 3,4% còn lại là các ngành khác. Mục tiêu chiến lược cho nước tatừ nay đến 2010 như sau: + Đưa GDP năm 2010 lên ít nhất gấp đôi năm 2000, nâng cao rõ rệt hiệu quả sức cạnh tranh và hiệu quả của sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng thiết yếu, một phần đáng kể nhu cầu sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu. ổn địng kinh tế vĩ mô…tích luỹ nội bộ đạt trên 30%GDP, nhịp độ xuất khẩu gấp trên 2 lần nhịp đọ tăng GDP. Tỷ trọng trong GDP của nông nghiệp 16-17%, công nghiệp 40-41%, dịch vụ 42-43%, tỷ lệ lao đọng trong nông nghiệp còn khoảng 50%. + Cân đối nguồn vốn trong nước và nguồn vốn ngoài nước, tỷ lệ này là khoảng 2:1, tăng cường huy động vốn trong nước để tăng vốn ngoài nước và ngược lại. + Nâng chỉ số phát triển con người (HDI) của nước ta lên, tốc đọ tăng dân số khoảng 1,1%, giải quyết việc làm ở cả thành thị và nông thôn lên khoảng 85-90%, nâng tỷ lệ lao đông được đào tạo lênkhoảng 40%… + Năng lực về khoa học và công nghệ đủ khả năng ứng dụng các công nghệ hiện đại, tiếp cận trình độ thế giới và tự phát triển một số lĩh vực nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hoá. + Các kết cấu hạ tầng tương đối hàon thiện, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh … + Vai trò chủ đạo kinh tế nhà nước đựơc tăng cường, chi phối các lĩnh vực thên chốt của nền kinh tế, doanh nghiệp nhà nước được đổi mới, phát triển sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Kinh tế ập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đều phát triển mạnh và lâu dài. Kinh tế thị trường định hưóng XHCN được hình thành về cơ bản vận hành thông suốt, có hiệu quả. + phát triển nhanh bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tién bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Phát huy mọi nguồn lực, tiết kiệm chống lãng phí. + Coi phát triển là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng đồng bộ nền tảng cho nước công nghiệp là nhu cầu cấp bách. đẩy mạnh công cuộc đổi mới, tạo động lực giải phóng và phát huy mọi nguồn lực, đổi mới một cách sâu rộng, đồng bộ về kinh tế… + Gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế- xã hội với quốc phồng an ninh. đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong các ngành. Trong ngành nông nghiệp ( kể cả thuỷ sản và lâm nghiệp) tăng bình quân hàng năm từ 4-4,5%. đến năm 2010, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt khoảng 40 triệu tấn. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP khoảng 16-17%, tỷ trọng ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng lên khoảng 25%, thuỷ sản đạt sản lương 3-3,5 triệu tấn( trong đó khoảng 1/3 là sản phẩm nuôi, trồng). Bảo vệ 10 triệu ha rừng tự nhiên, hoàn thành chương trình 5 triệu ha rừng. Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản đạt 9-10 tỷ $, trong đó thuỷ sản đạt khoảng 3,5 tỷ $. Đối với ngành công nghiệp, kể cả xây dựng có nhịp độ tăng trưởng khoảng 10-10,5%/năm, đến năm 2010, công nghiệp và xây dựng chiếm 40-41%GDP và sử dụng 23-24% lao động. Giá trị xuất khẩu công nghiệp chiếm 70-75% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tỷ lệ nội địa hoá trong sản xuất xe cơ giới , máy và thiết bị đạt 60-70%, công nghiệp điên tử thông tin trở thành mũi nhọn… Kết cấu hạ tầng khá hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm an ninh an toàn quốc gia. Phát triển mạnh thương mại- dịch vụ, toàn bộ các hoạt động thương mại dịch vụ tính theo giá trị gia tăng đạt nhịp độ tăng trưởng bình quân 7-8%/năm và đến năm 2010 chiếm 42-43%GDP, 26-27% tổng số lao động. Phát triển kinh tế các vùng phù hợp với tiềm năng của từng vùng, khai thác các lợi thế so sánh như vùng đồng bằng Bắc Bộ thì chuyển dịch mạnh về cơ cấu kinh tế và lao động, đưa lao động nông nghiệp sang các ngành công nghiệp, dịch vụ và đi lập nghiệp ở nơi khác. Hình thành các khu công nghiệp mới, hoàn thiện khu kinh tế trọng điểm…. Đối với vùng Tây Nguyên phát triển theo hướng thâm canh là chính và gắn với thị trường xuất khẩu… Phát triển kinh tế nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu, DNNN phải đủ mạnh để đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế,và cạnh tranh với các tập đoàn kinh tế trong tương lai. Trong khi đó các thành phần kinh tế khác được ưu tiên, bình đẳng để phát triển. Tạo lập đồng bộ các yếu tố thi trường, đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lí của nhà nước. Đổi mới chính sách và kiện toàn hệ thống tài chính tiền tệ. Mở rộng nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp với điều kiện nước ta. Phát triển Giáo Dục và Đào Tạo, Khoa Học và Công Nghệ đáp ứng với nhu cầu của đát nước cũng như tiến kịp với các nước phát triển…. Với những định hướng mục tiêu trên để có thể đạt được thì đòi hỏi phải có vốn đầu tư rất lớn, kể cả nguồn trong nước và nguồn nước ngoài, đặc biệt là phải tìm ra giải pháp cơ bản, hữu hiệu để huy động cũng như sử dụng các nguồn vốn một cách hiệu quả. Nhất là nguồn vốn trong nứơc còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác và sử dụng có hiệu quả, để đạt được mục tiêu lâu dài cũng như những chiến lược quốc gia hiện tại và tương lai. Chương III . một số giải pháp nhằm tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong nước. I. vốn đầu tư từ vốn nhà nước. 1. vốn đầu tư từ ngân sách. Đầu tư từ NSNN là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ khối lượng đầu tư. nó có vị trí rất quan trọng trong việc tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi nhằm đẩy mạnh đầu tư của mọi thành phần kinh tế theo định hướng chung của kế hoạch, pháp luật, đồng thời, trực tiếp tạo ra năng lực sản xuất của một số lĩnh vực quan trọng nhất của nền kinh tế, bảo đảm theo đúng định hướng của chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội. Nguồn NSNN bao gồm nguồn thu trong nước và một số nguồn thu bên ngoài, chủ yếu thông qua vốn ODA và một số ít là vay nợ nước ngoài. để nâng cao hiệu quả đầu tư từ nguồn ngân sách, trong thời gian tới cần tiếp tục hoàn thiện chính sách đầu tư bằng các biện pháp: Về huy động: hình thành nguồn đầu tư trong ngân sách: Hiện nay nguồn đầu tư phát triển trong ngân sách còn qúa ít số với tổng số vốn hiện có, chúng ta còn chi thường xuyên quá nhiều tới 70-80%NSNN, trong khi đó nguồn vốn chi cho đầu tư phát triển chỉ chiếm khoảng 6-7% trong tổng số vốn đầu tư. Trong thời gian tới cần xoá bỏ một só tình trạng bao cấp trong chi ngân sách, tăng cho chi đầu tư phát triển bình quân hàng năm khoảng 14,6% trong tổng chi ngân sách trong GDP là khoảng 24,2%, chiếm khoảng 27% tổng chi ngân sách. Hình thành quỹ đầu tư phát triển trong NSNN, quỹ này sẽ có sự quản lí điều hành chặt chẽ của một ban được thành lập riêng trong các khâu, nhất là kế hoạch duyệt cho đầu tư phát triển… b.hoàn thiện các công cụ thu NSNN: Muốn có quỹ trong NSNN được chi cho đầu tư phát triển được cao hơn nữa thì chúng ta phải thu đúng, thu đủ các khoản thu trong nước: + Trước hết là tiếp tục cải tiến hệ thống thuế: Hoàn thiện nó trên chặng đường hội nhập, với xu thế hiện nay chúng ta chịu không ít áp lực về vấn đề thuế trong những năm tới đây. Với chủ trương hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, Việt Nam đã tham gia và là thành viên APEC và dưa chương trình hành động quốc gia (IAP) để thực hiện tự do hoá thương mại, đồng thời chúng ta cũng đang xúc tiến gia nhập WTO. Đặc biệt là thành viên cghính thức ASEAN, trong đó đã kí kết hiệp ccịnh về thực hiện mậu dịch tự do ASEAN (APTA). Nội dung là áp dụng mức thuế đối với các nước thành viên từ 0-5% điều này không chỉ làm cho NSNN thất thu đi một lượng đáng kể mà làm cho các doanh nghiệp Việt Nam vào một môi trường cạnh tranh khốc liệt. Điều này, bắt buộc chúng ta tiếp tục cải cách hệ thống thuế theo từng bước để phù hợp với điều kiện hiên tại, nhất là 2006 đang đến gần. Thời gian qua chúng ta đã có công cuộc cải cách trong hệ thống thuế góp phần quan trọng trong việc tăng thu NSNN, và góp phần cơ cấu lại nền kinh tế, tham gia tích cực vào công tác khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh và tạo điều kiện và tiền đề cho sự hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Đó là sự áp dụng có hiệu quả và là bộ phận thu quá trọng cho NSNN lâu dài của luật thuế GTGT và thuế TNDN . Việc thực hiện luật thuế GTGT 2 năm qua đóng góp tích cực trong thu thuế, cũng như biểu hiện sự đúng đắn của Chính Phủ trong việc áp dụng luật thuế này. Nhưng, quá trình thực hiện Luật thuế GTGT cũng còn bộc lộ nhiều vướng mắc, muốn tăng thu cho NSNN thì chúng ta phải hoàn thiện hơn nữa lĩnh vực thuế này: trước hết là phương pháp tính thuế, tính thuế khấu trừ và tính thuế trực tiếp còn nhiều bất cập, nhất là việc khấu trừ thuế đầu vào áp dụng cho các công ty, doanh nghiệp lớn. Cán bộ thì sử dụng quá nhiều trong phương pháp tính trực tiếp, gần một nửa số cán bộ thuế, do đó, việc chi phí tương ứng cũng sẽ cao, làm cho thu NSNN chỉ chiếm 10% trong tổng số thuế GTGT. Vì vậy, chúng ta phải điều hành lại trong tính thuế, cho các doanh ghiệp công ty lớn cũng có thể áp dụng tính thuế trực tiếp, các hộ kinh doanh quá nhỏ thì không nên tính thuế. áp dụng phương pháp kê khai tính thuế mới phù hợp hơn như tự hạch toán của từng hộ kinh doanh.. Về mức thuế suất thì nên giảm xuống khoảng 2-3mức là phù hợp, quá nhiều mức thuế se dễ gây ra tiêu cực trong việc xin hạ thấp mức thuế. Nhưng nó phải đảm bảo cho viẹc thu chi và quyền lợi nghĩa vụ của các doanh nghiệp. Trong khi đó, việc quản lí và sử dụng hoá đơn phải chặt chẽ, đừng để tình trạng như hiện nay là việc kinh doanh hoá đơn bằng việc lập các công ty giả, hay việc in hoá đơn bất hợp pháp.. Giải pháp cho hiện nay về vấn đề này là phải có sự nghiên cứu của Bộ Tài Chính về loại giấy in hoá đơn, chứng từ và kí hiệu, mã hiệu của từng hoá đơn, chứng từ để chống in giả, nối mạng về quản lí hoá đơn trên máy vi tính toàn quốc. Nghiêm trị những kể làm hoá đơn bất hợp pháp, các doanh nghiệp phải tự kiểm tra nội bộ, và phải tự hạch toán rõ ràng. Vấn đề hoàn thuế GTGT còn quá phức tạp trong thủ tục nên gây cho tiến độ nộp thuế chậm, gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp có tài sản lớn, trong khi nội tai trong mỗi doanh nghiệp thì vấn đề thuế GTGT có vẻ chưa thích nghi lắm. Điều này Bộ Tài Chính phải có những văn bản mới trong việc cho nộp thuế trước hạn, kiểm tra xử lí sau..Đồng thời phải tối thiểu hoá các thủ tục hành chính sao cho hiệu quả nhất và có sự đồng bộ giữa các văn bản của các bộ. Bên cạnh chúng ta hình thành và phát triển nhóm tư vấn thuế, là một loại hình dịch vụ để các đói tượng chịu thuế có thể hiểu rõ và nhanh nhất vấn đề luật thuế GTGT. đào tạo lại cán bộ thuế cũng như nghiêm phạt những cán bộ tha hoá, tư lợi… để hệ thống thuế này được hoàn thiện hơn. Về thúê TNDN nó không chỉ là sự thay đổi bổ sung và đổi mới thuế lợi tức trước đây mà còn quy định chế độ khuyến khích đầu tư và diều chỉnh lại cơ cấu đầu tư đồng thời tăng thu cho NSNN. Nhưng hiện nay tình trạng luật thuế trong nước thì áp dụng 32% còn đầu tư nước ngoài thì là 25%, điều này vẫn chưa tạo sân chơi bình đẳng do đó chúng ta phải thống nhất một loại thuế. Mặt khác, các doanh nghiệp tự hạch toán sai về doanh thu để trốn lậu thuế, làm thất thu một khoản không ít cho nhà nước. Vì vậy trong thời gian tới chúng ta phải đổi mới chế độ hạch toán sao cho chặt chẽ hơn, nhất là công việc kiểm toán và kế toán của các doanh nghiệp cũng như cán bộ nhà nước… Bên cạnh đó thì thuế xuất, nhập khẩu cũng được quan tâm rất lớn, nhất là trong tiến trình hội nhập này. trong thời gian qua thuế này đóng góp không nhỏ trong thu NSNN, nhưng trong thời gian tới thì chúng ta phải hạ từng mức lãi suất thuế này để vừa làm doanh nghiệp trong nước có quá trình quá độ trong cạnh tranh. Đồng thời xác định từng loại hàng hoá để đánh giá cho chính xác trong việc thu thuế, nhất là thuế xuất khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt. Trong các loại thuế thì chúng ta luôn vướng mắc vấn đề trốn lậu thuế và vấn đề cán bộ thuế nhận hoói lộ để cho các hộ kinh doanh cũng như doanh nghiệp tránh thuế. Đó là vấn đề cần khắc phục trong tương lai và phải nghiêm trị những kẻ vi phạm, đào tạo các cán bộ thu thuế để nâng cao nghiệp vụ sao cho thu thuế hiệu quả. Phí và lệ phí chỉ đóng góp khoảng 5-10% trong thu NSNN nhưng nó góp phần vào trong công cuộc đầu tư do đó chúng ta phải giám sát hơn nữa trong thu phí như phí đường, cầu, phà…không nên thu quá cao như quốc lộ 8 Hà Tĩnh… Trong khi đó hoàn thiện hệ thống chính sách thu chi của nhà nước, phải có sự thống nhất giữa các bộ, các ngành, đừng để như tình trạng vừa qua của Bộ Tài Chính và Bộ KH&ĐT về quản lí và sử dụng vốn NSNN. Trước hết là phân bổ nguồn vốn NSNN sao cho có hiệu quả nhất, phải tăng quy mô đầu tư từ NSNN lên khoảng 30%, phân bổ hợp lí hơn trong việc chi thường xuyên, cắt giảm tỷ lệ này xuống. Trong khi đó phải sử dụng đúng nguồn vốn này, phải lập dự toán rõ ràng và phải bắt chấp hành mệnh lệnh của nhà nước một cách triệt để. Trao quyền tự chủ ngân sách cho chính quyền địa phương, cần phải tăng cường kiểm tra giám sát sử dụng vốn cho đúng mục đích, cụ thể từng khoản mục được chi. Hoàn thiện hệ thống quy trình chi NSNN trực tiếp qua hệ thống Kho Bạc Nhà Nước. Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan phân bổ… Để có được nguồn vốn đầu tư từ NSNN có hiệu quả chúng ta phải tránh thất thoát nguồn vốn này chi cho đầu tư, nhất là lĩnh vực XDCB. Hiện nay tình trạng lãng phí đang diễn ra khắp hầu hết các lĩnh vực, ở trong lĩnh vực đầu tư XDCB, khi quy mô tổng vốn đầu tư đã chiếm gần 30% GDP trong đó NSNN là khoảng 20%,thì lãng phí, thất thoát tới 10%,làm thiệt hại cho nhà nước lên hàng chục ngàn tỷ đồng. Muốn tiết kiệm trong lĩnh vực này chúng ta cần quan tâm giải quyết những vướng mắc trong hoạt động XDCB: Trước hết , khi nghiên cứu các dự án khả thi, cần cân nhắc, tính toán, so sánh kĩ càng của nhiều phương án, để tìm ra dự án có hiệu quả nhất. Ngay trong quá trình lập dự án, đã phải khống chế, ước tính được giá thành tương đối hợp lí nhất, phải căn cứ vào chiến lược, định hướng cũng như quy hoạch tổng thể của từng địa phương, từng vùng, từng điều kiện kinh tế xã hội ở nơi xây dựng công trình, lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp. Phải xem xét đầu ra cũng như đầu vào hợp lí, lựa chọn công nghệ thích hợp, và khảo sát các điều kiện tự nhiên, địa chất của nơi được xây dựng công trình. Xem xét những tác động hiện tại cũng như trong tương lai về ssản phẩm của công trình. Tổ chức đấu thầu xây lắp công trình. Có thể theo từng hạng mục công trình từng hạng mục công trình đựơc thông qua theo đúng quy chế Đấu Thầu đã ban hành. Đồng thời có thể thuê tư vấn hay là một ban thanh tra kiểm tra thường xuyên trong công trình, tránh những tình trạng bớt xén vật liệu để rồi bị ảnh hương ngay sau khi nó mới đi vào hoạt động như ở cầu ở Thanh Hoá. Xoá bỏ tình trạng đầu tư phi kinh tế , để nâng cao hiệu quả của vốn NSNN cấp thì cần phải xem xét rõ các khoản mục, các ngành được đầu tư một cách nhanh nhất, đúng theo định hướng của nhà nước và theo vai trò của nó trong kinh doanh. Sử dụng nhân lực một cách có hiệu quả, đừng để lãng phí quá nhiều về cả chất cũng như số lượng, ở khu vực thành thị hiện nay còn khoảng 7% lực lượng lao động bị thất nghiệp, còn ở nông thôn tỷ lệ sử dụng lao động mới chỉ đạt 70% quỹ thời gian còn lại là không có việc gì làm. Trong khi đó, trong khu vực nhà nước tiền lương bình quân trên đầu người thấp chưa được tính đủ theo trượt giá, bbộ máy thì quá cồng kềnh, cán bộ công nhân viên đi làm thì “như là nơi giải trí”, nên hiệu quả rất thấp, làm cho biên chế quá cồng kềnh, vấn đề chi cho khánh tiết, hội nghị quá lớn, nhất là cán bộ nhà nước tham nhũng, đục khoét trên các lĩnh vực, trong đó lĩnh vực XDCB là được người ta coi như “bữa cố để chén…”, các vụ như Tamexco, Epco, Dệt Nam Định, dự án Mường tè, Giải phóng mặt bằng ở khu lọc dầu Dung Quất…đã làm thiệt hại của nhà nước lên hàng chục ngàn tỷ đồng. Điều này đòi hỏi phải cải cách bộ máy hành chính để bớt chi trong việc chi thường xuyên và tăng lương cho cán bộ . Việc chấn chỉnh lại bộ máy nhà nước là rất quan trọng: điều này đòi hỏi phải có sự kiên quyết của nhà nước nhưng cũng phải có sự cân đối trong lao động, chúng ta nên áp dụng hai cấp kế hoạch ở địa phương là cấp tỉnh và cấp địa phương là cấp xã, bỏ những khâu trung gian không cần thiết, tinh giản biên chế tất cả các tổ chức, cơ quan trong hệ thống chính trị, khắc phục tình trạng “nhà nước hoá” các tổ chức. Đào tạo lại cán bộ cũ, đào thải những cán bộ không có năng lực, nhất là cấp xã, huyện. Hiện nay, năng lực cán bộ ổ địa phương còn quá thấp, nhất là năng lực về pháp lí, chính trị cũng như lãnh đạo quản lí…còn cán bộ ở trung ương thì nhiều người làm không đúng với năng lực của mình, nhiều nhành bộ có thể kết hợp được thì chúng ta nên kết hợp để bộ máy được tinh giảm, có thể cắt bỏ cấp huyện để chỉ còn cấp xã và tỉnh trở lên, vì cấp huyện hiện nay làm việc chỉ như là một cơ quan trung gian không cần thiết… Về chính sách vĩ mô, nhất là luật ngân sách cần nói rõ hơn nữa trách nhiệm của cấp địa phương, phải luôn nghiên cứu bổ sung sao cho phù hợp với từng thời kì, từng giai đoạn, nhưng phải có sự đồng bộ rõ ràng, trong sáng và nhất quán, không nên gi chung chung như điều 1 trong luật ngân sách chẳng hạn” từ cơ quan có thẩm quyền quyết định” mà phải nói rõ cụ thể là cấp nào… Mặt khác, chúng ta phải làm rõ chức năng chủ yếu của vốn đầu tư từ NSNN trong 3 lĩnh vực dưới đây: + Nâng cấp và cải thiện cơ sở hạ tầng kĩ thuật, như hệ thống đường giao thông, bến cảng, sân bay, hệ thống thông tin…nâng cấp và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội, nhất là trong các lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực và bảo đảm xã hội, tạo ra môi trường thuận lợi cho sự đồng đều về cơ hội trong phát triển của mọi thành viên trong xã hội. + Đầu tư một số ngành then chốt, đảm bảo sự điều tiết của nhà nước trong khu vực kinh tế quốc doanh, công trình liên quan đến an ninh, quốc phòng. + Điều chỉnh lại mất cân đối đầu tư giữa các vùng, nhất là các vùng đang còn khó khăn. Từng bước xoá bỏ cơ chế bao cấp trong lĩnh vực cấp phát và quản lí đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước, ở những khâu có điều kiệ tổ chức dùng nhiều nguồn vốn đan xen. Chẳng hạn, ngay trong ngành giao thông, thông tin, điện,…cũng có thể cho các hình thức sở hữu đan xen, cho phép áp dụng có chọn lọc hình thức liên doanh, hình tức BOT với cả nguồn vốn tư nhân trong và ngoài nước. Tăng cường công tác quản lí sau dự án, những dự án dùng vốn nhà nước thường có quy mô rất lớn. Hiện nay, việc thẩm định dự án là tương đối chặt chẽ nhưng việc quản lí sau dự án bị buông lỏng, dẫn tới tình trạng chỉ tiết kiệm danh nghĩa nhưng lại lãng phí trên thực tế, điều này thì chúng ta phải chú ý để công trình phát huy được hiệu quả. Trong khi đó phải sử dụng nhiều cơ chế khác nhau để quản lí nguồn vốn. Với một số nguồn vốn có thể thông qua vay nước ngoài để tăng cường sản xuất… 2. nguồn vốn của DNNN. Một số giải pháp tổng quát Một là:Tiếp tục sắp xếp lại DNNN nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường. Cần xác định chủ sở hữu đích thực đối với những tài sản thuộc DNNN, để việc sử dụng chúng có hiệu quả và tránh lãng phí. Cần tiếp tục đẩy nhanh việc chuyển đổi một số DNNN không thiết yếu sang hình thức đa sở hữu hoặc sang các hình thức kinh tế khác như: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần,....Nhà nước cần tạo môi trường pháp luật và thể chế thuận lợi cho cổ phần hoá DNNN và coi đây là một trong những giải pháp cơ bản để tạo vốn trong các doanh nghiệp. Hai là: thực hiện lên doanh liên kết giữa DNNN với các thành phần kinh tế khác. Nhờ đó có thể thu hút nguồn vốn, trình độ quản trị, công nghệ của những đối tác này. Song nhà nước cần quan tâm hơn đến quyền lợi của DNNN trong liên doanh. Hiện tại, hình thức liên doanh mới được triển khai với các đối tác nước ngoài, nhưng quyền lợi phía bên Việt nam vẫn còn nhỏ, luôn bị đối tác liên doanh chèn ép. Hình thức liên doanh, liên kết giữa DNNN với các thành phần kinh tế khác trong nước chưa phát triển. Đây là vấn đề cần phải được chú trọng trong thời gian tới. Bên cạnh những giải pháp trên Nhà nước cần phải có chính sách tạo thuận lợi cho việc huy động vốn của các DNNN. Trước hết, Nhà nước cần đưa ra giải pháp tháo gỡ những vướng mắc về tài sản thế chấp, cầm cố và quyền vay vốn của DNNN. Hiện nay, tài sản thế chấp của DNNN nhỏ hơn nhiều so với nhu cầu vay vốn, dẫn đến doanh nghiệp thiếu vốn, ngân hàng thừa vốn không cho vay được. Một mặt, nhà nước cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý để tạo điều kiện cho ngân hàng hoạt động. Mặt khác, ngân hàng nên xem xét đến những yếu tố như năng lực quản trị của doanh nghiệp, khả năng sinh lời cũng như khả năng đối phó với những bất lợi của doanh nghiệp, cuối cùng mới xem xét đến tài sản thế chấp của doanh nghiệp. Nhà nước nên kiểm kê, đánh giá lại tài sản của các DNNN để thấy được thực trạng tài sản hiện nay tại các doanh nghiệp. Đồng thời nhà nước nên dành một tỷ lệ vốn ngân sách để đầu tư thêm vốn điêu lệ cho các DNNN tương xứng với quy mô và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh được giao. Nhà nước cần cải tiến, đơn giản hoá thủ tục cho vay, bãi bỏ chế độ xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quền và xác nhận của cơ quan quản trị vốn khi đưa tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh vay vốn ngân hàng. Nhà nước cũng nên bãi bỏ chế độ công chứng Nhà nước trong mỗi lần vay vốn mà chỉ thực hiện một lần công chứng, chỉ công chứng lại khi doanh nghiệp thay đổi tài sản thế chấp. Những giải pháp cụ thể nhằm huy động vốn đầu tư của DNNN Một là: DNNN phải lập kế hoạch sản xuất kinh doanh nói chung, kế hoạch huy động và sử dụng vốn nói riêng ngay từ đầu và phải cụ thể rõ ràng. Có như vậy mới chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra hiệu quả sản xuất kinh doanh cao, tạo ra khả năng tài chính vững mạnh, đây là cơ sở để các chủ nguồn vốn xem xét trước khi ra quyết định cho vay. Doanh nghiệp phải xác định, tính toán lượng VLĐ định mức để phục vụ sản xuất kinh doanh kỳ kế hoạch sát với nhu cầu VLĐ thực tế, để từ đó có biện pháp huy động vốn hợp lý. Hai là: DNNN nên huy động vốn từ chính bản thân doanh nghiệp. Hiện nay, hầu hết các DNNN chỉ chú trọng huy động vốn từ bên ngoài mà quên đi việc huy động từ chính doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nên tăng cường huy động vốn từ cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp, thay cho việc vay ngắn hạn ngân hàng. Một mặt, vay ngắn hạn ngân hàng nhiều làm cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp giảm sút, khả năng tự chủ về vốn thấp. Mặt khác, vay ngắn hạn ngân hàng làm giảm bớt khả năng huy động vốn từ các nguồn khác vì các chủ nguồn vốn luôn xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp trước khi ra quyết định cho vay. Ba là: các DNNN nên nhanh chóng triển khai hình thức tín dụng thuê mua. Trong những năm qua, hầu hết các doanh nghiệp đi vay của các tổ chức tín dụng bằng các hình thức thế chấp, cầm cố và bảo lãnh. Song việc vay vốn để đổi mới công nghệ thì các doanh nghiệp gặp nhiêu khó khăn. Bởi vì, một mặt, nguồn vốn trung và dài hạn của các ngân hàng có hạn. Mặt khác, các DNNN thiếu những điều kiện nhất định về tài sản thế chấp, cầm cố và bảo lãnh. Vì vậy quan điểm thuê máy móc thiết bị đã trở thành xu hướng của nhiều doanh nghiệp. Đây là hình thức khá mới mẻ ở nước ta. Đòi hỏi nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện cơ chế nghiệp vụ thuê mua, xác lập và mở rộng đối tượng tài sản thuê mua, khách hàng thuê mua, cũng như hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành tạo điều kiện thuận lợi cho tín dụng thuê mua hoạt động. Bốn là: các DNNN làm ăn có hiệu quả có thể phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Nhờ đó huy động được các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội một cách nhanh chóng để phát triển sản xuất kinh doanh. Khi doanh nghiệp càng phát triển, làm ăn càng có lãi thì doanh nghiệp càng thu hút được nhiều vốn hơn từ trong dân cư, giúp doanh nghiệp có thể phát hành cổ phiếu liên tục, thúc đẩy lưu thông tiền vốn. Tóm lại: Nếu giải quyết đồng bộ và triệt để những vấn đề nêu trên có lẽ lời giải cho bài toán về vốn của các DNNN sẽ có nhiều khả quan. Đồng thời nó cũng phù hợp với sự vận động của nền kinh tế nước ta trong giai đoạn hiện nay theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho các DNNN + Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ Đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định: Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như hiện nay, tài sản cố định thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ hao mòn vô hình. Do đó, để có cơ sở cho việc tính toán khấu hao thu hồi vốn đầy đủ, doanh nghiệp cần phải giảm thiểu sự chênh lệch giữa giá trị thực tế và giá trị trên sổ sách của tài sản. Muốn vậy, doanh nghiệp phải có kế hoạch và biện pháp đánh giá và đánh giá lại tài sản một cách thường xuyên, chính xác. Nhờ vậy mà doanh nghiệp xác định được giá trị thực của tài sản cố định, từ đó xác định mức khấu hao hợp lý để thu hồi vốn hoặc kịp thời sử lý những tài sản cố định bị mất giá để chống lại sự thất thoát vốn. Nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định: các doanh nghiệp cần tận dụng tối đa công suất của máy móc thiết bị, giảm ttthời gian tác nghiệp, hợp lý hoá dây chuyền công nghệ, đảm bảo nghiêm ngặt chế độ duy tu bảo dưỡng máy móc thiết bị, áp dụng chế độ khuyến khích vật chất và trách nhiệm đối với quản trị và sử dụng tài sản cố định. Đồng thời doanh nghiệp cần tổ chức tốt quá trình sản xuất theo nguyên tắc cân đối, nhịp nhàng và liên tục Kiểm tra tài chính đối với hiệu quả sử dụng VCĐ của doanh nghiệp: Sau mỗi kỳ kế hoạch, nhà quản trị phải tiến hành phân tích, đánh giá tình hình sử dụng tài sản cố định thông qua các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định đầu tư, điều chỉnh lại quy mô, cơ cấu sản xuất cho phù hợp, khai thác được những tiềm năng sẵn có và khắc phục những tồn tại trong quản trị. Ngoài các biện pháp trên, doanh nghiệp có thể sử dụng một số biện pháp khác như sử dụng quỹ khấu hao hợp lý, kịp thời sử lý những máy móc thiết bị lạc hậu, mất giá, giải phóng những máy móc thiết bị không cần dùng, mua bảo hiểm tài sản để đề phòng rủi ro.... + Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ Để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, VLĐ luôn thay đổi giá trị và vận động theo chu kỳ sản xuất từ cung ứng đến sản xuất và lưu thông. Cứ như vậy VLĐ được tiếp tục tuần hoàn và chu chuyển theo chu kỳ sản xuất. Do phương thức vận động có tính chu kỳ như trên, nên để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ các doanh nghiệp cần phải áp dụng các biện pháp sau: w Xác định chính xác VLĐ ở từng khâu luân chuyển. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản trị VLĐ nhằm: - tiết kiệm VLĐ sử dụng trong sản xuất kinh doanh. - thông qua việc xác định VLĐ ở từng khâu để nắm được lượng VLĐ cần phải đi vay, tránh ứ đọng. Đảm bảo đủ VLĐ cần thiết cho sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục, thúc đẩy tốc độ luân chuyển VLĐ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. w Tổ chức khai thác tốt nguồn VLĐ phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Trước hết doanh nghiệp cần phải khai thác triệt để các nguồn vốn nội bộ và các nguồn vốn có thể chiếm dụng một cách thường xuyên (nợ định mức), sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nhất nguồn vốn này. Nếu còn thiếu doanh nghiệp phải tìm đến các nguồn vốn từ bên ngoài như vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng, vốn liên doanh liên kết, vốn phát hành cổ phiếu trái phiếu.... Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần cân nhắc, tính toán, lựa chọn phương thức huy động sao cho chi phí là thấp nhất. w Thường xuyên phân tích tình hình sử dụng VLĐ: Tăng cường việc kiểm tra tài chính đối với việc sử dụng VLĐ, thực hiện công việc này thông qua phân tích một số chỉ tiêu như : Vòng quay VLĐ, sức sinh lợi của VLĐ....Trên cơ sở đó biết được rõ tình hình sử dụng VLĐ trong doanh nghiệp, phát hiện những vướng mắc và sửa đổi kịp thời, nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ. Ngoài các biện pháp nêu trên doanh nghiệp cần áp dụng một số biện pháp tổng hợp như : đẩy mạnh khâu tiêu thụ hàng hoá, sử lý kịp thời những vật tư, hàng hoá chậm luân chuyển để giải phóng vốn. Thường xuyên xác định phần chênh lệch giữa giá mua ban đầu với giá thị trường tại thời điểm kiểm tra tài sản cố định tồn kho để có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả. Thực hiện nghiêm túc, triệt để công tác thanh toán công nợ, chủ động phòng ngừa rủi ro, hạn chế tình trạng chiếm dụng vốn mà từ đó làm phát sinh nhu cầu VLĐ dẫn đến doanh nghiệp phải đi vay ngoài kế hoạch, tăng chi phí vốn mà đáng ra không có. Vốn bị chiếm dụng ngày càng trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp khi trở thành nợ khó đòi, gây thất thoát vốn của doanh nghiệp. Bởi vậy để chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp nên lập các quỹ dự phòng tài chính để có thể bù đắp khi vốn bị thiếu hụt. Tóm lại việc CPH trong thời gian tới là quan trọng nhất trong cả việc huy động cũng như sử dụng nguồn vốn đầu tư của DNNN. Hiện nay đã có khoảng 771 DNNN được CPH, nhất là giai đoạn gần đây tốc độ rất nhanh chóng, huy động được một lượng vốn đáng kể để tăng thêm đầu tư khoảng 3.000 tỷ đồng. Nhưng vẫn còn nhiều vấn đề phải bàn trong DNNN. Khi các doanh nghiệp đang có nhà nước bao cấp chuyển sang tự hạch toán cũng như các khoản thu chi còn nhiều vướng mắc, nhất là các ông chủ cũng như cán bộ phải chịu trách nhiệm toàn bộ về công ty thì không muốn, và chưa thích hợp với phong cách làm việc mới, người lãnh đạo mới chưa phù hợp với năng lực của ông ta… Mặt khác, thủ tục chuyển nhượng từ DNNN sang côg ty cổ phần còn nhiều phức tạp, hải qua nhiều cửa, nhiều cấp nên các doanh nghiệp bị ì ạch trong viẹc chuyển nhượng. Bộ máy vẫn còn nhiều cồng kềnh, trong khi tình trạng lao động dư thừa lại là một nguy cơ cho xã hội, cho mỗi người công nhân. nợ tồn đọng từ trước còn quá nhiều, bây giờ công ty được CPH thì phải gánh chịu… Trong khi các tổng công ty 90,91 vẫn còn một số làm ăn chưa hiệu quả theo đúng vai trò của nó, giải quyết được những vấn đề đó là chúng ta sẽ sử dụng được nguồn vốn cxó hiệu quả cũng như tăng cường huy động vốn. 3. Nguồn vốn qua kênh ngân hàng tín dụng. Hiện nay cơ cấu vốn này trong vốn nhà nước là khoảng 30%, nhưng chi cho đầu tư chỉ khoảng 10% trong tổng số vốn đầu tư, điều này là chưa tương xứng với nguồn lực mà nó có, vậy trong thời gian cần tích cực hơn nữa việc huy đông nguồn vốn này. Về huy động: + Mở rộng các phương thức, hình thức trong ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Hiện nay trên thế giới đã có hình thức thư điện tử áp dụng cho việc gửi tiền của các tư nhân, trong thời gian tới chúng ta cũng nên áp dụng nhanh hình thức này , đồng thời mở rộng việc áp dụng các tài khoản cá nhân, séc cá nhân để việc thanh toán được dễ dàng không gây phiền hà như trước đây, nhưng chúng ta cũng phải chú ý đến tiền mặt hiện có trong các NHTM để thanh toán, đừng để thiếu tiền mặt để thanh toán như vừa qua. Mở rộng các hình thức tiết kiệm như: tiết kiệm xây dựng nhà, tiết kiệm tuổi già, tín dụng tiêu dùng bảo hiểm các loại, hiện nay thị trường bảo hiểm Việt Nam còn quá non trẻ, chưa thực sự là nơi kinh doanh của các tổ chức bảo hiểm. Do đó trong thời gian tới cần mở rộng các hình thức bảo hiểm trong dân. Các hình thức về huy động như cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu…mở rộng hơn nữa và việc gửi một nơi có thể rát tiền nhiều nơi gây thiên cảm cho khách hàng sẽ là giả pháp tốt cho hệ thống ngân hàng tín dụng. + Cải cách mạnh mẽ trong toàn bộ hệ thống ngân hàng, hoàn thiện thị trường tín dụng nhằm đổi mới quan hệ giữa NHTM với các khách hàng và hệ thống NHNN, cũng như ngân hàng nước ngoài. Mở rộng và hoàn thiện thanh toán nội tệ và ngoại liên ngân hàng, giữa toàn bộ hệ thống ngân hàng để có các thủ tục vay và cho vay gọn nhẹ, hiệu quả và nhanh nhất. Chính sách lãi suất ngân hàng và các tổ chức tín dụng phải hợp lí” bắt buộc các ngân hàng phải triệt để tiết kiệm chi phí trong sản xuất- kinh doanh nhằm giảm lãi suất vay, thu hẹp tiến tới thống nhất đồng nội tệ và đồng ngoại tệ, giữa tiền gửi và tiền vay. Thay đổi mức lãi suất theo từng thời hạn của đồng vốn: như lãi suất vay ngắn hạn nhỏ hơn trung hạn, và trung hạn thì lại nhỏ hơn dài hạn, nhưng không được phân biệt lãi suất như hiện nay đối với các doanh nghiệp. Nhà nước không được áp chế lấy cương vị là quản lí để đặt cơ chế lãi suất và ưu tiên lãi suất, phải tự do hoá lãi suất để nó tự điều chỉng theo cung cầu tiền tệ”. Hiện nay lãi suất ngân hàng đã khá thấp nhưng chỉ là ngắn hạn còn trung và dài hạn thì hầu như chưa đánh kể, muốn có nguồn vốn ổn định cho đầu tư cần phải tăng cường đầu tư thêm bằng các giải pháp hữu hiệu để huy động nguồn vốn này: Trong thực tế hiện nay nguồn vốn của các NHTM chủ yếu là huy động thì việc tạo số vốn dư vững chắc là rất quan trọng để tạo tiền đề cho việc vay trung và dài hạn. Lãi suất cũng như các yếu tố thể lệ gửi tiền và thời gian thanh toán có hấp dẫn hay không sẽ tác động không nhỏ tới nguồn vốn này, nhất là năng lực, uy tín cuả NHTM cũng như các tổ chức tín dụng như: về đảm bảo bí mật, về lượng vốn có thể có những phương thức thanh toán, phục vụ… Vấn đề tầm vĩ mô cũng phải chú ý rất nhiều, nó tác động rất lớn tới tâm lí khách hàng gửi cũng như vay. Vậy, chúng ta phải ổn định tỷ giá hối đoái, giữ được lạm phát trong khu có thể kiểm soát được, ổn định chính trị cũng như tạo điều kiện cho canh tranh tự do… + Hoàn thiện và áp dụng có hiệu quả thị trường vốn, nhất là việc hình thành thị trường liên ngân hàng và thị trường chứng khoán. Sau hơn một năm hoạt động thị trường chứng khoán đã có 11 cổ phiếu được niêm iết, huy động được một lượng vốn không nhỏ cho công cuộc đầu tư, nhưng mặt hạn chế của nó đã bị bộc lộ rõ. Thứ nhất, là các doanh nghiệp làm ăn có lãi cũng như quy mô vốn lớn chưa nhiều để tham gia vào thị trường này, thứ hai là, trình độ hiểu biết về thị trường chứng khoán cũng như hiểu rõ quy luật hoạt động của nó còn quá ít, nên người dân cũng như các doanh nghiệp, tổ chức chưa giám đầu tư vào thị trường này. thứ ba là hoạt động của thị trường chứng khoán mới chỉ một thời gian ngắn nhưng tình trạng đầu cơ đã rất nhiều nên làm cho giá các loại cổ phiếu không đánh giá đích thực của nó…khắc phục được những yếu kém đó là hình thành giải pháp để tăng cường huy động vốn. + Đổi mới trang thiết bị hiện đại cho ngành ngân hàng và các tổ chức tín dụng, đưa hệ thống mạng vào ngân hàng, đào tạo lại cán bộ ngân hàng, mở các quầy tiết kiệm sao cho đến từng thôn xóm. Về quản lí và sử dụng nguồn vốn này: Trước hết đó là việc phân bổ nguồn vốn này ra sao? Với lãi suất giao động trên dưới 6% năm như hiện nay vẫn là chưa hợp lí, còn quá cứng nhắc. Nhà nước thì thu trên 90% lợi nhuận của doanh nghiệp, không đảm bảo bình đẳng phân phối lợi nhuận giữa các doanh nghiệp. Nhà nước nên áp dụng lãi suất sử dụng vốn khoảng 3%/năm lúc đó sẽ tăng thêm phần lợi nhuận của NHTM kích thích đầu tư của các NHTM. Vấn đề quỹ dự phòng vẫn còn nhiều chế độ chưa thật “mềm” trong việc xử lí nó như thế nào trong khi vốn tồn đọng có lúc lên tới 30%, quỹ dự phòng10%. Chúng ta nên coi đây là một nguồn vốn, nếu nó tồn đọng quá nhiều thì NHTM có thể gửi, đầu tư cổ phiếu, trái phiếu, hay là các hình thức khác, tăng thêm lợi nhuận cho các tổ chức tín dụng. Nâng cao tỷ lệ vốn lưu động lên, như hiện nay tỷ lệ vốn này chỉ có khoảng 19% trong các doanh nghiệp. Đồng thời các ngân hàng có thể sử dụng vốn để kinh doanh. Trong khi đó phải tiết kiệm tối đa và có hạch toán rõ ràng các khoản đầu tư trang thiết bị mới, đừng để tình trạng mua bình quân một máy vi tính trên 20 triệu đồng trong khi đó trên thị trường loại máy đó chỉ khoảng 4-5 triệu. Một số biện pháp tổng quát cho ngành ngân hàng để tránh những bất cập hiện nay: Thứ nhất, về cơ chế quản lí. Mặc dù ngành ngân hàng đã có luật ngân hàng nhà nước và luật các tổ chức tín dụng, song cả hai luật mới này cũng làm xuất hiện một số nội dung bất cập với xu hướng phát triển của ngân hàng- đặc biệt là những nội dung về vị thế của NHNN, về chức năng, nhiệm vụ của thống đốc và một số quan hệ giữa ngân hàng với các cấp các cấp các ngành trong nền kinh tế quốc dân còn bị gò bó và lệ thuộc rất lớn. Làm cho bộ máy cồng kềnh, điều hành lộn xộn không phân biệt được đâu là lệnh và luật. Ngoài ngành liên quan thì khó kiểm soát hay là chưa thống nhất. Thứ hai, là trình độ công nghệ và năng lực tài chính còn quá kém. Các công nghệ đang chủ yếu là kĩ năng truyền thống. Trong khi năng lực tài chính còn quá nhỏ làm cho tổng năng lực tín dụng cung ứng cho nền kinh tế chưa vượt quá con số 35%GDP so với năng lực trong khu vực là gần 60%…Thứ ba, hiệu quả hoạt động ngân hàng chưa cao, hầu hết các NHTM và các TCTD nước ta đều có mức nợ quá hạn lớn hơn giới hạn cho phép từ 1,5-5lần, lhả năng thanh toán của các tổ chức tín dụng chỉ đạt 60%…khắec phục hiện tượng trên như sát nhậo, đổi mới cơ chế hoạt động … sẽ tạo tiền đề cho huy động cũng như sử dụng các nguồn vốn đầu tư. II. vốn đầu tư từ khu vực tư nhân. đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Là khu vực mấy năm gần đây hoạt động rất có hiệu quả, với những luật khuyến khích đầu tư trong nước ra đời và liên tục được bổ sung, trong khi luật doanh nghiệp đã bắt đầu có hiệu quả, đã làm cho khu vực này hoạt động năng động, tuy là quy mô cũng như năng lực kinh doanh của các nhà đầu tư trong nứơc chưa thật là hiệu quả và cạnh tranh tốt trên thị trường. Trong thời gian tới cần xử lí những vướng mắc năng động, tuy là quy mô cũng như năng lực kinh doanh của các nhà đầu tư trong nứơc chưa thật là hiệu quả và cạnh tranh tốt trên thị trường. Trong thời gian tới cần xử lí những vướng mắc liên quan đến luật khuyến khích đầu tư trong nước: + Vấn đề sử dụng đất đai, cần bảo đảm vừa sử dụng hợp lí và tiết kiệm đất, vừa tạo điều kiện thuận lợi và bình đẳng trong việc giao đất cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và nhân dân làm ăn chân chính theo pháp luật. + Vấn đề thuế và ưu đãi trong việc đầu tư kinh doanh phải đảm bảo việc công bằng, khuyến khích đầu tư theo kế hoạch, quy hoạch, pháp luật và cân đối. Việc huy động vốn cũng như sử dụng nguồn vốn đó trong dân tốt thì chúng ta phải hoàn thiện hệ thống ngân hàng trên bằng các phương tiện đa dạng và linh hoạt. Trong tương lai chúng ta phải đồng bộ luật khuyến khích đầu tư làm thành một bộ luật để cùng khuyến khích cạnh tranh, và bình đẳng. Hiẹn nay chỉ riêng người Việt Nam định cư ở nước ngoài mới có quyền áp dụng bộ luật khuyến khích đầu tư trong nước hoặc bộ luật khuyến khích đầu tư nước ngoài. Việc đan xen các hình thức sở hữu trong lĩnh vực đầu tư theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, mở rộng các dự án công cộng sang cả các dự án sản xuất kinh doanh. Hiện nay các hình thức kinh doanh trong lĩnh vực này khá đa dạng, luật khuyến khích đầu tư mới đã áp dụng cả hình thức công ty TNHH một thành viên, điều này đã làm cho chế độ pháp lí trong việc kinh doanh mở rộng hơn nhiều. Tuy nhiên, các hình thức này vẫn chưa được gọi là kinh doanh bình đẳng, nhất là vay mượn qua hệ thống ngân hàng chưa được ưu tiên như các DNNN, trong thời gian tới chúng ta cần phải khắc phục điều này sẽ tạo thêm sự bìh đẳng trong kinh doanh. Một biện pháp vừa thu hút vốn được tốt vừa sử dụng đó là việc đẩy mạnh CPH các daonh nghiệp, trong đó ưu tiên cho các cán bộ trong xí nghiệp được mua cổ phần, đảm bả lợi ích chính đáng và trách nhiệm xây dựng chung. Mở rông thị trường vốn ra hầu hết các tỉnh thành, nhất là sớm hoàn thành chợ chứng khoán ở Hà Nội. Trong DNNN chúng ta đã CPH được một số công ty nhưng trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì việc CPH đang là một hình thức mới nên cần phải tăng cường nhất là khuyến khích các doanh nghiệp. Trong tương lai, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cần có sự liên kết lai với nhau thành những tập đoàn kinh tế để tập trung vào việc kinh doanh, cạnh tranh có hiệu quả, đây là mô hình phổ biến ở Nhật và Nam Triều Tiên. Đồng thời các hoọ kinh doanh nhỏ phải chuyển hướng kinh doanh sang những lĩnh vực phù hợp và có khả năng cạnh tranh, học hỏi các cách kinh doanh tiến bộ trên thế giới, những kinh nghiệm quý báu từ Trung Quốc… Trong chính sách vĩ mô của nhà nước, nhà nước phải chuẩn bị các danh mục dự án được đầu tư cho cân đối giữa các vùng, các ngành, và lĩnh vực đầu tư, tập trung hoàn thiện và có chính sách đầu tư thích hợp vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Hiện nay trong các khu này, vấn đề thuê đất cũng như các chính sách khuyến khích chưa thật thoả đáng, quá cao so với nhu cầu, do đó trong các khu công nghiệp việc thuê chỉ chiếm trên dưới 25%. Trong thời gian tới chúng ta cần khắc phục hiện tượng này, trong đó khuyến khích các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước đầu tư vào, để chúng ta sử dụng được các khu có hiệu quả nhất. Các chính sách thành lập cững như giải thể phải thông thoáng, nhất là các thủ tục hành chính hiên nay vẫ đang là vấn đề còn phải bàn rất nhiều, chúng ta neen lập một ban riêng trong việc phê duyệt các dự án đầu tư để áp dụng “ một cửa, một dấu” sao cho giảm bớt tối đa thời gian chờ đợi. Những công ty có khả năng kinh doanh thì nên liên kết, liên doanh với các công ty nước ngoài để vừa học hỏi kinh nghiệm, vừa đổi mới công nghệ…kể cả là DNNN. Nhưng chúng ta cũng rất phải chú ý đến việc góp vốn đừng để như tình trạng ở công ty COCACOLA vưà qua. Nguồn vốn trong các hộ gia đình. Theo thống kê, hiên nay Việt Nam có khoảng 15 triệu hộ cá thể, với tiềm năng vốn khoảng là 200.000 tỷ đồng, được cất dữ bằng các hình thức khác nhau. Điều đó, chứng tỏ tiềm năng vốn trong dân đang còn rất lớn, cần phải có những giải pháp để khai thác nguồn vốn này có hiệu quả. Muốn vậy, cần đa dạng hoá các hình thức, các công cụ, các phương tiện tích tụ và tập trung vốn sao cho mọi người dân ở mọi nơi, mọi chỗ đều có cơ hội thuận tiên để đưa đông vốn tiết kiệm của mình vào dòng chảy đầu tư. Nhà nước cần tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho người dân đễ dàng bỏ vốn đầu tư vì họ tin tưởng vào chính sách khuyến khích đầu tư của nhà nước. Cho phép mọi người có thể gửi tiền ở mọi nơi nhưng có thể rút tiền ở bất cứ nơi nào để luân chuyển được đồng vốn được dễ dàng, đặc biệt là phải phát triển và sử dụng mạnh mẽ hình thức thẻ thanh toán, mở rông thị trường nội và ngoại tệ liên ngân hàng, mở rộng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Với các phương pháp như vậy sẽ thu hút được các guồn vốn trong dân vào hệ thống ngân hàng để mọi dòng tiền luôn nằm trong vòng quay liên tục của đầu tư. Điều quan trọng là nhà nước cần có phương hướng tổng thể, đặc biệt là có chính sách khuyến khích các hộ gia dình ở nông thôn, vung sâu, vùng xa mạnh dạn tích tụ và tập trung vốn để bỏ ra đầu tư và sản xuất trên cơ sơ khai thác các loợi thế so sánh của từng vùng. Chẳng hạn, khuyến khích các hộ gia đình phát triển các ngành nghề truyền thống như: thêu,đan, mây tre, nuôi trồng thuỷ sản, đánh bắt cá xa bờ…đồng thời tìm thị trường tiêu thụ không chỉ ở trong nước mà phải mở rộng ra ngoài khu vực và các nước phương tây. phải chuyên môn hoá đồng thơì nâng cấp cơ sở hạ tầng xã hội để tăng thêm nguồn vốn này được khai thác có hiệu quả. Ngoài ra chúng ta phải chú ý đến nguồn vốn đầu tư nước ngoài và đồng bào Việt Kiều để cân đối cũng như tăng nhanh và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. đẩy nhanh quá trình CNH đất nước. Kết luận Hoạt động huy đông và sử dụng vốn trong nước là hoạt động nằm trong chiến lược của quốc gia, có thể còn rất nhiều giải pháp nữa, nhưng ở đây đưa ra một số giải pháp tuy không phải là mới mẻ nhưng rất cần thiết cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Vì trong sự nghiệp phát triển của mỗi quốc gia, vấn đề tài chính luôn gắn chặt với sự phát triển của đất nứơc. Việt Nam chúng ta, tốc độ tăng trưởng công nghiệp nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung trong tương lai tất nhiên vẫn phải dựa vào lượng vốn đầu tư lớn. Chỉ trên cơ sở chỉ có một lượng vốn đầu tư mạnh, nhất là nguồn vốn trong nước . Muốn vậy, các nguồn vốn được tích luỹ và sử dụng trong các doanh nghiệp, dân cư và nhà nước phải được khai thác bằng các giải pháp hữu hiệu nhất để phục vụ cho quá trình phát triển và hội nhập. Là một đề tài rộng lớn, nhưng với thời gian hạn hẹp, và trình độ hiểu biết còn non yếu nên đề tài không thể hoàn chỉnh hay sát thực tế được. Nhưng em hy vọng rằng với một số giải pháp mà em đưa ra sẽ giúp ích được gì đó cho quá trình phát triển đất nước và giúp bản thân em hiểu biết rộng hơn trong việc huy động và sử dụng nguồn vốn cũng như cách nghiên cứu các đề tài về kinh tế. Qua bài viết này em mong các thầy các cô giúp đỡ, chỉ bảo em thêm để có một kiến thức đầy đủ, và sát thực tế hơn. Tài liệu tham khảo Các Mác: Tư Bản, quyển I,II,III. NXB sự thật Hà Nội. 1963. 1975 và 1995 Paul A Samuelson và William A. Nordhaus: Kinh Tế học. Tập 1, 2. Viện Quan hệ Quốc Tế. Hà Nội. 1989 và NXB Chính Trị Quốc Gia. Hà Nội, 1997 Đảng Cộng Sản Việt Nam: Văn Kiện Đại Hội VII. VIII. IX ,NXB Chính Trị Quốc Gia. Hà Nội. 1992, 1996,2001 Chính Sách và Biện Pháp Huy Động Vốn: NXB Chính Trị Quốc Gia. Hà Nội. 1996 Tạp chí: Kinh Tế Phát Triển, Thị Trường Chứng Khoán, Nghiên Cứu Kinh tế, Ngân Hàng, Thị Trường Tài Chính Tiền Tệ, Tài Chính, Kinh Tế Và Dự Báo, Thông Tin Tài Chính, Xây Dựng, Quản Lí Kinh Tế các số năm 1999, 2000, 2001, 2002 Trần xuân Kiên: Tích Tụ và Tập Trung Vốn trong nước. NXB Thống Kê. Hà Nội. 1997 Báo: Thời Báo Kinh Tế, Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, Đầu Tư.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0138.doc