Kinh tế nhà nước có vai trò quyết định trong việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, ổn định và phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. DNNN (gồm doanh nghiệp nhà nước giữ 100% vốn và DNNN giữ cổ phần chi phối) phải không ngừng được đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, làm công cụ vật chất quan trọng để Nhà nước đinhj hướng và điều tiết vĩ mô,
41 trang |
Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1448 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước nhằm nâng cao khả năng hội nhập thị trường quốc tế của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ển cả về quy mô và hiệu quả. Thực hiện chủ trương hợp tác đa phương, đa hình thức, chúng ta đã tranh thủ được bằng mọi cách, mọi hình thức sự giúp đỡ của các nước, các tổ chức quốc tế, các chủ doanh nghiệp nước ngoài cho các thành phần kinh tế, mà chủ yếu trước hết được thực hiện trong việc tạo lập thị
trương tiêu thụ, đổi mới công nghệ, phương tiện, phương pháp trong sản xuất
kinh doanh và quản lý; thu hút nguồn vốn của nước ngoài thông qua các hình thức đầu tư liên doanh và hợp tác kinh doanh...
II. Những tồn tại, yếu kém của DNNN hiện nay.
Những tồn tại, yếu kém của DNNN.
Trong việc phát huy vai trò chủ đạo của DNNN còn có những mặt tồn tại. Chưa thực sự làm đòn bẩy để đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế bền vững ổn định; chưa giải quyết được những vấn đề cơ bản về mặt xã hội đang đặt ra; vai trò mở đường, hướng dẫn, giúp đỡ các thành phần kinh tế khác và vai trò đối tác chính của DNNN trong liên doanh còn yếu chưa tạo đầy đủ vật chất để đảm bảo vững chắc những cân đối lớn của nền kinh tế và để Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết và quản lý vĩ mô; tình trạng tham ô lãng phí, tham nhũng trong DNNN còn gia tăng... Đặc biệt khả năng cạnh tranh thấp của các DNNN trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trên thị trường nội địa cũng như thị trường quốc tế.
Những tồn tại trên chưa khắc phục được vì chính bản thân DNNN còn có những yếu kém sau đây:
Thứ nhất, hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của các DNNN còn thấp, chưa tương xứng với điều kiện và lợi thế có được; tốc độ tăng trưởng của DNNN có biểu hiện giảm dần; nợ khó đòi ngày càng lớn; tính năng động của một bộ phận không nhỏ DNNN còn hạn chế. Theo đánh giá chung, số DNNN thực sự kinh doanh có hiệu quả chỉ chiếm khoảng 40%, số doanh nghiệp kinh doanh không có hiệu quả liên tục bị thua lỗ chiếm 20%, còn lại 40% số doanh nghiệp kinh doanh chưa có hiệu quả, khi lỗ khi lãi. Không ít doanh nghiệp xây dựng dự án, kế hoạch không phù hợp với định hướng phát triển chung của ngành, thiếu tính khả thi; việc bảo toàn vốn của không ít doanh nghiệp chưa tốt, còn có tình trạng ăn vào vốn, mất vốn. Những mặt hạn chế trên của các DNNN được thể hiện rất rõ qua tình hình hoạt động kinh doanh của các Tổng công ty nhà nước (Tổng công ty 90, 91). Tính đến tháng 2 năm 2000, cả nước có 17 Tổng công ty 91 và 76 Tổng công ty 90. Trong đó có những lĩnh vực chỉ có 1 Tổng công ty 91 như Bưu chính viễn thông, Dầu khí và Hàng không. Các Tổng công ty nhà nước có 1392 doanh nghiệp thành viên, bằng 24% tổng số doanh nghiệp cả nước, nắm giữ 66% về vốn, 55% về lao động. Trong đó, riêng 17 Tổng công ty 91 có 532 doanh nghiệp thành viên, bằng hơn 10% số DNNN, nắm giữ 56% tổng số vốn kinh doanh và 35% lao động. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của các DNNN, đặc biệt là các công ty 90, 91 còn kém hiệu quả, không đồng đều. Những yếu kém đó được thể hiện qua bảng kết quả kinh doanh của các Tổng công ty 91 dưới đây:
Kết quả kinh doanh của các Tổng công ty 91
(giai đoạn 1996-1999; triệu đồng)
A. Doanh thu:
Tổng công ty
1996
1997
1998
1999
Hàng hải Việt Nam
2. Thép Việt Nam
3. Điện lực Việt Nam
4. CN tàu thuỷ Việt Nam
5. Giấy Việt Nam
6. Cao su Việt Nam
7. Cà phê Việt Nam
8. Than Việt Nam
9. Lương thực miền Nam
10. Xi măng Việt Nam
11. Dầu khí Việt Nam
12. Lương thực miền Bắc
13.Hàng không Việt Nam
14. Thuốc lá Việt Nam
15. Hoá chất Việt Nam
16. Dệt- May Việt Nam
17. Bưu chính viễn thông
Tổng cộng
1.724.210
5.160.120
10.077.899
445.844
1.281.912
2.060.487
1.149.514
3.658.226
9.316.147
6.340.957
3.470.000
1.787.414
5.439.367
4.162.562
3.938.839
4.961.850
7.168.006
72.143.354
2.042.738
5.498.802
12.439.459
454.649
1.644.844
1.857.083
1.700.000
4.254.795
10.727.317
6.499.200
4.423.000
1.643.953
6.067.021
5.030.156
4.545.038
5.360.402
8.272.200
82.460.657
2.386.650
5.786.000
14.868.140
655.090
2.205.477
1.862.487
1.950.000
4.558.177
12.820.938
6.576.761
19.817.000
2.565.594
6.346.000
5.951.083
5.128.125
5.916.926
10.803.600
110.197.988
2.305.784
5.520.000
13.815.000
765.000
2.304.000
1.947.980
1.800.000
4.015.000
12.543.000
5.818.609
30.676.000
3.573.000
6.797.000
5.730.000
5.200.000
6.583.000
13.067.000
122.460.373
Nguồn: Ban Đổi mới và quản lý doanh nghiệp trung ương; trong: Kinh tế xã hội (Trung tâm thông tin, Bộ kế hoạch và đầu tư); Số 30 (663), ngày 11-08-2000, tr.26-27.
B. Lãi trước thuế
Tổng công ty
1996
1997
1998
1999
1. Hàng hải Việt Nam
2. Thép Việt Nam
3. Điện lực Việt Nam
4. CN tàu thuỷ Việt Nam
5. Giấy Việt Nam
6. Cao su Việt Nam
7. Cà phê Việt Nam
8. Than Việt Nam
9. Lương thực miền Nam
10. Xi măng Việt Nam
11. Dầu khí Việt Nam
12. Lương thực miền Bắc
13.Hàng không Việt Nam
14. Thuốc lá Việt Nam
15. Hoá chất Việt Nam
16. Dệt- May Việt Nam
17. Bưu chính viễn thông
Tổng cộng
155.425
-
2.598.551
5.947
33.970
627.759
41.675
107.450
179.606
640.390
2.679.000
31.989
323.830
174.250
167.823
10.766
1.872.987
9.651.318
157.342
-
2.009.575
5.811
56.600
281.247
45.760
137.418
164.391
495.590
2.218.000
37.824
62.483
119.191
160.000
66.996
2.198.744
8.279.972
201.520
27.000
1.690.115
9.178
77.012
87.067
55.000
40.160
298.311
575.114
3.129.000
40.198
-
128.107
201.680
48.419
3.273.000
9.880.881
135.136
49.000
1.950.000
3.981
43.000
143.000
-
8.000
76.000
580.000
5.587.000
80.000
339.000
85.000
130.000
80.000
2.900.000
12.189.117
Nguồn: Ban Đổi mới và quản lý doanh nghiệp trung ương; trong: Kinh tế xã hội (Trung tâm thông tin, Bộ kế hoạch và đầu tư); Số 30 (663), ngày 11-08-2000, tr.26-27.
Qua hai bảng trên ta thấy doanh thu cũng như lãi trước thuế giữa các Tổng công ty 91 là không đồng đều, kinh doanh kém hiệu quả so với năm trước, điển hình là năm1999: số Tổng công ty có doanh thu giảm so với năm 1998 là 8 công ty (chiếm 47,06%), có lãi trước thuế giảm so với năm 1998 là 6 công ty (chiếm35,29%). Trong đó có những Tổng công ty tuy doanh thu có tăng nhưng
lãi trước thuế lại giảm như: Tổng công ty Thép Việt Nam, Điện lực Việt Nam, Bưu chính viễn thông...
Theo số liệu thông kế của Ban Đổi mới và quản lý doanh nghiệp trung ương năm 2001 thì năm 2000 các Tổng công ty 90, 91 nói chung và các Tổng công ty 91 nói riêng đã tăng số Tổng công ty có lãi trước thuế cao hơn so với năm 1999. Tuy nhiên, kết quả đó chưa khắc phục được nhiều những yếu kém của các Tổng công ty
Thứ hai, đầu tư đổi mới công nghệ chậm, trình độ công nghệ lạc hậu đang là cản trở lớn đối với khả năng cạnh tranh và quá trình hội nhập. Theo số liệu của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, thì trừ một số doanh nghiệp có trình độ công nghệ hiện đại hoặc trung bình của Thế giới và Khu vực (sản xuất thiết bị đo điện, lắp ráp điện tử, sản xuất sợi dệt...) còn lại máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất của các DNNN của ta còn lạc hậu so với thế giới và khu vực từ 10 đến 20 năm, thậm chí 30 năm (cơ khí, sản xuất phôi); trình độ cơ khí hoá, tự động hoá dưới 10%, mức độ hao mòn hữu hình từ 30% đến 50%. Hậu quả trực tiếp của tình trạng trên là một số mặt hàng sản xuất trong nước như sắt thép, phân bón, xi măng, kính xây dựng... có mức giá cao hơn giá nhập khẩu từ 20% đến 40%, riêng đường thô cao hơn 70% - 80%. Tính đến nay trong số 237 doanh nghiệp cả nước được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO/9000 thì mới có 132 (55,6%) là DNNN.
Thứ ba, quy mô của DNNN vẫn còn nhỏ, dàn trải, chồng chéo về ngành nghề và tổ chức quản lý. Đến nay cả nước có 5 571 doanh nghiệp với tổng số vốn khoảng 116 000 tỉ đồng, bình quân mỗi doanh nghiệp có gần 21 tỉ đồng; số doanh nghiệp có vốn dưới 5 tỉ đồng chiếm tới 65,4%. DNNN chưa tập trung vào những ngành và lĩnh vực then chốt, trọng yếu của nền kinh tế mà DNNN nhất thiết phải chi phối. Nhiều DNNN cùng loại hoạt động trong tình trạng chồng chéo về ngành nghề kinh doanh, cấp quản lý và trên cùng một địa bàn, tạo ra sự cạnh tranh không đáng có trong chính khu vực DNNN với nhau. Các doanh nghiệp thuộc cùng một ngành kinh tế kỹ thuật rất phân tán, manh mún, trực thuộc nhiều cơ quan quản lý khác nhau. Điển hình là trong các lĩnh vực thương mại, tư vấn, xây dựng. Sự liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp nhà nước với nhau và với doanh nghiệp nhà nước thuộc các thành phần kinh tế khác còn lỏng lẻo và chưa thành nền nếp.
Sự chồng chéo, trùng lặp về ngành nghề, về sản phẩm trong một thị trường còn chưa được phát triển và sức mua của nhân dân chưa cao đã dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, đầu tư dàn trải trong khi nguồn vốn rất hạn hẹp, quan hệ cung cầu luôn không cân đối.
Thứ tư, lao động thiếu việc làm và dôi dư có xu hướng ngày càng tăng là khó khăn lớn, ảnh hưởng đến quá trình đổi mới và phát triển DNNN. theo số liệu của Bộ Lao động Thương binh- Xã hội, hiện nay, số lao động không có việc làm thường xuyên và mất việc làm ở các doanh nghiệp khoảng 20%, có doanh nghiệp lên tới 40%.
Thứ năm, trình độ quản lý của DNNN phần lớn còn yếu kém chưa đáp ứng được yêu cầu của cơ chế thị trường; nhiều cán bộ quản lý chưa được đào tạo, đào tạo lại, chưa đáp ứng được yêu cầu chuyên môn, còn lúng túng trước cơ chế thị trường. Do vậy liên doanh với các chủ đầu tư nước ngoài bị thua thiệt lớn, thậm chí mất vốn. Tuy DNNN liên doanh với nước ngoài có tác dụng thu hút vốn và công nghệ của nước ngoài vào Việt Nam, nhưng mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh xuất khẩu không thực hiện được, vốn của DNNN bị lỗ, tỷ trọng giảm, vì các chủ đầu tư nâng giá đâu vào của thiết bị và vật tư (C1 và C2) lên có loại đầu vào tăng đến 1,5 thậm chí 2 lần. Bằng cách đó nhà đầu tư tăng thu nhập riêng cho họ và không ai kiểm soát được, về thực chất, chủ đầu tư đã lấy vào lợi nhuận thông qua hình thức tăng chi phí đầu vào mà phía Việt Nam không kiểm soát được... Nhìn bề ngoài là lỗ nhưng thực chất là lãi, lãi này chủ đầu tư thu được. Đó là hậu của việc thiếu cơ chế quản lý, kiểm tra, kiểm soát, nhất là về mặt hạch toán và tài chính. Đây là sự thiếu cơ chế bảo đảm chủ quyền của Việt Nam trong liên doanh với nước ngoài.
Thứ sáu, mặt hàng đơn điệu, cơ hàng hoá không hợp lý, năng suất chất lượng hàng hoá thấp, số doanh nghiệp vi phạm pháp luật tăng. Điều đó thể hiện ở chỗ năng suất, chất lượng hàng hoá, hiệu quả còn thấp, giá thành cao nên khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế và khu vực thấp, sản lượng và giá xuất khẩu không cao. Số giám đốc vi phạm pháp luật, chính sách, chế độ qui định của Nhà nước tăng lên, có vụ nghiêm trọng như vụ TAMEXCO, dệt Nam Định... Việc quy định về tính giá trị tài sản, vấn đề công khai tài chính, giao vốn và bảo toàn vốn, tính giá thành, hạch toán còn có mặt chưa hợp lý, còn sơ hở nên dẫn đến tình trạng báo cáo “lỗ giả, lãi giả”, làm cho việc tính toán và đánh giá hiệu quả chưa chính xác. Chính vì kinh doanh hiệu quả thấp nên sức cạnh tranh của DNNN và khả năng tự tái đầu tư yếu.
Thứ bảy, cơ chế chính sách quản lý kinh tế, quản lý DNNN còn nhiều tồn tại, vướng mắc cần tháo gỡ.
- Chính sách tài chính tín dụng tuy đã được sửa đổi, bổ sung, nhưng vẫn còn nhiều điểm chưa phù hợp với loại hình DNNN hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường. Nhà nước chưa tạo đủ điều kiện và chưa đòi hỏi đúng mức để DNNN tự chủ, tự chịu trách nhiệm, năng động trong sản xuất kinh doanh, tích tụ vốn cho
đầu tư và đổi mới công nghệ; chưa xây dựng và phát triển được đồng bộ thị trường vốn để tạo ra sự chu chuyển vốn thông suốt trong toàn xã hội, đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Chính sách thuế tuy đã được sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn còn nhiều bất hợp lý, chưa ổn định, chưa chú trọng đầy đủ đến việc
nuôi dưỡng nguồn thu và phát triển sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tích luỹ vốn. Chế độ kế toán chưa tạo điều kiện và buộc DNNN hạch toán đúng kết quả kinh doanh; phân phối thu nhập chưa tạo được động lực mạnh mẽ cả đối với người quản lý và người lao động. Chính sách tiền lương và phân phối lợi nhuận để lại doanh nghiệp chưa gắn chặt với hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nhiều cơ chế, chính sách tài chính không còn phù hợp với cơ chế thị trường nhưng chưa được sửa đổi, chẳng hạn như: Quỹ dự phòng rủi ro, Quỹ dự phòng thất nghiệp (lấy từ lợi nhuận để lại cho doanh nghiệp), tiền thu sử dụng vốn...
- Về đầu tư, việc phân cấp, giao quyền quyết định đầu tư cho doanh nghiệp chưa rõ ràng và không đầy đủ, không chịu trách nhiệm khi phương án đầu tư không hiệu quả và chưa có cơ chế kiểm soát đầu tư.
- Về quản lý nhà nước, chưa phân định rõ ràng các loại quyền như: quyền quản lý của Nhà nước đối với DNNN; quyền của cơ quan nhà nước với tư cách là chủ sở hữu; quyền của đại diện chủ sở hữu trực tiếp đối với doanh nghiệp; quyền sử dụng vốn và chủ động kinh doanh của doanh nghiệp; còn quá nhiều văn bản pháp qui chồng chéo, thiếu khả thi; cơ chế phá sản doanh nghiệp còn chưa được thực hiện theo luật phá sản doanh nghiệp, bởi cả ba chủ thể đều không tự nguyện đề nghị phá sản (ngân hàng sợ mất vốn; đại diện công nhân viên chức sợ không giải quyết được chế độ đối với công nhân; lãnh đạo doanh nghiệp sợ mất quyền lợi và sợ truy cứu trách nhiệm). Đối với Tổng công ty, mô hình quản lý còn nhiều mặt chưa phù hợp như việc qui định chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng quản trị và của Tổng giám đốc chưa rõ ràng; mối quan hệ của nhiều thành viên đối với các đơn vị thành viên vẫn là hành chính, chưa dựa trên quan hệ tài chính, trách nhiệm và quyền lợi; quan hệ giữa các đơn vị thành viên với nhau còn mang tính ghép nối cơ học.
- Tổ chức, quản lý cán bộ và lao động chưa có chính sách phù hợp. Đối với Tổng công ty nhà nước, cơ chế quyết định nhân sự hiện hành chưa phát huy được trách nhiệm và hiệu lực điều hành quản lý của Tổng giám đốc. Tổng giám đốc không có quyền bổ nhiệm giám đốc thành viên, giám đốc có quyền tuyển dụng lao động không hạn chế, nhưng không có quyền sa thải; Tổng giám đốc, Giám đốc, Hội đồng quản trị không được chủ động bô trí bộ máy doanh nghiệp.
Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại, yếu kém của DNNN hiện nay.
Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại, yếu kém của DNNN trong những năm đổi mới được phân tích cụ thể trên các mặt sau:
2.1. Những mặt yếu và khó khăn của DNNN hiện có so với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác hiện nay là do quá trình lịch sử hình thành và phát triển để lại.
- Nhiều DNNN phải gánh chịu hậu quả do quá trình lịch sử hình thành và phát triển. Cơ sở vật chất nghềo nàn, lạc hậu, giá trị sử dụng của số tài sản, thiết bị thấp nhưng tính giá trị để bảo toàn vốn và khấu hao lớn, ngược lại một số tài sản thiết bị có giá trị không được tính theo giá thị trường nên giá trị vốn còn thấp.
- Chủ sở hữu DNNN là Nhà nước, nhưng phải thông qua nhiều đại diện chủ sở hữu gián tiếp. Chế độ đại diện chủ sở hữu gián tiếp không có trách nhiệm cao, vì phải thông qua nhiều đại diện sở hữu quản lý nhà nước, các đại diện chủ sở hữu như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ quản lý ngành kinh tế kỹ thuật, chủ tịch hội đồng quản trị... So với các tành phần kinh tế khác có chủ sở hữu trực tiếp thì thành phần kinh tế nhà nước có nhiều khó khăn hơn. Do nhiều đại diện quản lý và chủ sở hữu gián tiếp nên tính năng động của kinh tế nhà nước không cao, quyết đoán không cương quyết và kịp thời so với các thành phần kinh tế khác.
2.2. Do những tồn tại, yếu kém trong quản lý nhà nước và việc tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng đối với doanh nghiệp.
- Chưa có chiến lược quy hoạch dài hạn đầy đủ về phát triển các ngành kinh tế, kinh doanh, đặc biệt là quy họach phát triển DNNN trên các vùng kinh tế, khu vực kinh tế trọng điểm trong các ngành kinh tế dịch vụ then chốt, mũi nhọn. Do vậy, hệ thống DNNN chưa có cơ cấu hợp lý, DNNN quận, huyện còn tồn tại về hình thức kéo dài; DNNN chưa có chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp một cách đầy đủ và đúng.
- Chính sách đổi mới công nghệ, phương pháp, phương tiện trong sản xuất kinh doanh và quản lý chậm được thực hiện, nhất là các doanh nghiệp được xây dựng trong thời kỳ bao cấp. Trong những năm đổi mới, công nghệ, thiết bị, phương tiện trong sản xuất kinh doanh và quản lý tuy có hiện đại hơn trước nhưng lại do rất nhiêù nước trên thế giới sản xuất nên khi hư hỏng thì thiếu phụ tùng thay thế, sửa chữa, cải tạo và việc hiện đại hoá gặp nhiều khó khăn. Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê, có tới 51% tài sản cố định đã sử dụng từ 18 năm trở lên, trong đó có 3,2% sử dụng trên 33 năm, chỉ có 5% mới mua từ năm
1990-1993. Mặc dù qua nhiều năm đánh giá lại, giá trị còn lại của tài sản cố định chỉ còn 61% so với nguyên giá; thiết bị của doanh nghiệp lạc hậu từ 2 -3 thế hệ (hoặc 10- 20 năm), có một số ngành lạc hậu từ 3 –5 thế hệ, như đường sắt, đường bộ, đóng tàu. Các DNNN địa phương còn lạc hậu hơn: có tới 74% lao động thủ công, 24% lao động cơ khí và 2% tự động. Công nghệ, thiết bị, phương tiện trong
doanh nghiệp quá lạc hậu nên năng suất thấp, chất lượng sản phẩm kém, giá thành cao, và do đó khă năng cạnh tranh trên thị trường còn yếu.
- Một số chính sách tạo vốn để phát triển doanh nghiệp và kinh doanh chưa hợp lý và đồng bộ. Khi chuyển sang cơ chế kinh tế mới, doanh nghiệp không phải chỉ lo vốn cho một khâu, mà phải lo cho cả ba khâu: vốn cho đầu vào, vốn cho sản xuất, vốn cho tiêu thụ. Tình hình các doanh nghiệp chiếm dụng vốn của nhau là phổ biến và có xu hướng tăng lên; tỷ lệ lợi nhuận để lại cho tái đầu tư của doanh nghiệp còn quá nhỏ bé, số doanh nghiệp bị lỗ, hoà vốn không đủ để nộp thuế sử dụng vốn và tái đầu tư còn nhiều.
Số doanh nghiệp huy động vốn trong dân và cán bộ công nhân viên cho phát triển còn ít. Thực tế đó đã làm cho tài chính của doanh nghiệp thiếu lành mạnh, số “nợ khoanh”, “nợ treo” trong từng thời gian tăng lên do nguyên nhân bất khả kháng chưa được giải quyết dứt điểm, nên số nợ ngày một lớn và kéo dài, làm cho tài chính của doanh nghiệp trở nên phức tạp, không đủ vốn để tái đầu tư và cũng không có khẵ năng để trang bị các dây chuyền công nghệ tiên tiến.
- Hệ thống pháp luật, chính sách cơ chế ban hành và thực hiện chưa cơ bản, còn mang tính chất tình thế, đặc biệt là việc tổ chức thực hiện còn chậm, chưa nghiêm túc nên hiệu lực còn thấp. Sở dĩ như vậy là vì chúng ta mới chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa nên chưa đủ thời gian và kinh nghiệm để xây dựng hệ thống pháp luật, chính sách, cơ chế đồng bộ, có tính khả thi cao; việc hướng dẫn và tổ chức thực hiện chưa kịp thời, nghiêm túc. Một số chính sách vĩ mô chưa ổn định, chưa hợp lý, có văn bản vừa công bố đã phải tạm đình chỉ thực hiện tại một số điều như Nghị định số59/CP ngày 3-10-1996, các văn bản liên Bộ để hướng dẫn và quy định trách nhiệm tổ chức thực hiện chưa kịp thời và đồng bộ. Một số điểm quy định trong pháp luật, pháp lệnh đối với DNNN không thống nhất, chưa hợp lý nhưng chậm sửa đổi... điều đó không những chưa tạo được môi trường kinh doanh ổn định, thuận lợi cho các doanh nghiệp phát huy tính chủ động sáng tạo, mà còn cản trở đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chính sách tài chính của doanh nghiệp chưa hợp lý, còn nặng về thu, thuế suất cao, thuế tính chồng chéo và trùng lặp, thuế chưa khuyến khích tăng quy mô sản xuất và phát triển xuất khẩu, lãi suất cho vay còn cao, thủ tục phiền hà, điều kiện cần để vay là thế chấp tài sản nhưng lại thiếu cơ quan kiểm soát thế chấp. Điều hành chính sách xuất nhập khẩu thông qua cơ chế hạn ngạch thực hiện lộn xộn, thủ tục phiền hà, tốn kém, không kiểm tra và quản
lý chặt chẽ việc xuất nhập khẩu; việc thực hiẹn chính sách chống lậu thuế, chống hàng giả, tham nhũng, thiếu kiên quyết, kém hiệu lực. Chính sách bảo hộ hàng trong nước chưa được thực hiện nghiêm túc, triệt để và thống nhất. Việc quản lý buôn bán giữa các cửa khẩu không chặt chẽ, nên hàng nước ngoài tràn ngập thị trường trong nước đang “bóp chết” một số mặt hàng trong nước. Tổ chức thực
hiện quy chế đấu thầu chưa hợp lý, đang có nhiều tiêu cực, tổn hại đến lợi ích Nhà nước.
- Quy định về trách nhiệm hoạt động cụ thể của từng đại diện chủ sở hữu chưa được thực hiện đầy đủ, đặc biệt là sự phối hợp trong quá trình tổ chức thực hiện các chức năng quản lý nhà nước của các Bộ. Điều đó thể hiện ở chỗ chưa thực hiện đầy đủ, có hiệu lực việc quản lý nhà nước theo chức năng và ngành kinh tế kỹ thuật. Vai trò đại diện chủ sở hữu của Nhà nước đối với DNNN chưa quy định cụ thể rõ ràng nên trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Đến nay chưa có cơ quan nào nắm được đầy đủ, chính xác tình hình và chịu trách nhiệm về hoạt động của doanh nghiệp, quản lý đầy đủ chặt chẽ các khâu trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư vào Việt Nam, vay vốn nước ngoài với sự bảo lãnh của Ngân hàng Thương mại. Số liệu, thông tin để quản lý thiếu thồng nhất, không chính xác, không cập nhật. Chưa có cơ quan và cơ chế quản lý của nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nên dẫn đến buông lỏng kiểm tra, kiểm soát, doanh nghiệp toàn quyền quyết định nâng giá đầu vào. Chính sách ưu đãi về thuế đối với doanh nghiệp nước ngoài so với DNNN chưa hợp lý.
2.3. Do những yếu kém trong hoạt động của chính doanh nghiệp.
- Những yếu kém về đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp:
+ Một bộ phận không nhỏ cán bộ bị thoái hoá, biến chất đã vi phạm chính sách, pháp luật gây thất thoát tài sản, tiền vốn và làm tổn hại cho Nhà nước và tập thể cán bộ công nhân viên.
+ Một số cán bộ cao tuổi, bảo thủ, ỷ lại, thiếu năng động nhưng vẫn giữ các chức vụ quản lý, lãnh đạo quan trọng trong doanh nghiệp.
+ Một số cán bộ quản lý doanh nghiệp thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu kiến thức kinh tế thị trường và kinh doanh, chưa được đào tạo, bồi dưỡng lại nên đã bị thua thiệt trong hợp tác, liên doanh và kinh doanh kém hiệu quả, thậm chí gây lãng phí.
+ Số lượng công nhân trong doanh nghiệp tuy lớn nhưng trình đọ văn hoá, công nghệ còn thấp, đặc biệt là thiếu công nhân lành nghề, một số bộ phận còn
thiếu trách nhiệm, do đó không đáp ứng yêu cầu chất lượng và hạ giá thành, sức cạnh tranh của sản phẩm làm ra yếu và phục vụ nhu cầu công cộng không tốt.
- Công tác tổ chức quản lý và khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh trong một số doanh nghiệp chưa hợp lý, hiệu quả kinh doanh còn thấp:
+ Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp chưa được xác định đầy đủ, chính xác theo sự phát triển của thị trường.
+ Đổi mới công nghệ chậm, tổ chức sản xuất, bố trí xây dựng dây chuyền, sắp xếp cán bộ chủ chốt và công nhân chưa hợp lý.
+ Bộ máy quản lý còn nặng nề, cồng kềnh, số lượng lao động còn dư thừa chưa được giải quyết nên năng suất thấp.
+ Quản lý sử dụng tài sản và tiền vốn hiện có trong doanh nghiệp chưa chặt chẽ, hiệu quả còn thấp, tình trạng thiều vốn tăng lên.
+ Các hình thức tiền lương, tiền thưởng phân phối cho người lao động chưa công bằng còn bình quân, chưa khuyến khích phát triển tài năng và nâng cao năng suất lao động.
+ Công tác kiểm tra, kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp và thủ trưởng của các đơn vị còn bị buông lỏng.
Chương III: Một số giải pháp đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước.
i. Tính tất yếu khách quan của việc đổi mới và phát triển các dnnn ở việt nam trong quá trình hội nhập.
Hội nhập thị trường quốc tế, doanh nghiệp Việt Nam nói chung và DNNN nói riêng phải cạnh tranh với nhiều đối thủ có kinh nghiệm đi trước, có sức mạnh và tiềm lực kinh tế lớn. Để tham gia cạnh tranh có hiệu quả, các DNNN phải được đổi mới, sắp xếp tổ chức lại nhằm đáp ứng yêu cầu bức bách của cạnh tranh và hội nhập quốc tế hiện nay. Yêu cầu này được đặt ra bởi những lý do sau:
Thứ nhất, DNNN là lực lượng nòng cốt, chủ yếu của nền kinh tế quốc dân.
Sau nhiều năm phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, doanh nghiệp nước ta tăng nhanh về số lượng và loại hình với sự tham gia ngày càng nhiều của các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác. DNNN sau nhiều năm đổi mới sắp xếp lại, số lượng doanh nghiệp đã giảm từ 12300 (trước năm 1990) xuống còn 5 571 (năm 2000). Tuy số lượng có giảm xuống nhưng DNNN đã có những chuyển biến quan trọng trong việc thích ứng vơí cơ chế kinh tế mới, tham gia tích cực vào cạnh tranh và hội nhập quốc tế
Cho đến nay, DNNN đang nắm giữ những ngành, những lĩnh vực then chốt, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nắm giữ toàn bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội có tính huyết mạch, đảm nhận các dịch vụ chủ yếu cho nông, lâm, ngư nghiệp, đảm bảo cho sự phát triển của nền kinh tế theo định hướng cảu Nhà nước, góp phần quyết định trong việc đáp ứng các nhu cầu quan trọng của nền kinh tế, tạo việc làm và giải quyết các vấn đề xã hội, hỗ trợ cho sự phát triẻn các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh quốc phòng. Vì vậy, để nâng cao khả năng hội nhập của nền kinh tế Việt Nam thì tất yếu phải nâng cao khả năng cạnh tranh của DNNN đối với thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế. Tất cả cho thấy, DNNN chẳng nhưng có vai trò nòng cốt mà còn giữ vai trò là lực lượng chủ yếu tham gia cạnh tranh quốc tế hiện nay.
Thứ hai, bên cạnh những chuyển biến tích cực, DNNN còn nhiều hạn chế yếu kém, chưa thích ứng kịp với yêu cầu của hội nhập thị trường quốc tế.
Theo nhận định của Ngân hàng Thế giới và ý kiến đánh giá của các nhà phân tích kinh tế đều cho rằng DNNN hiện nay còn nhiều yếu kém, có thể nói là yếu kém nhất. Dưới 2/5 số DNNN ước tính hoạt động có lãi. Một nửa trong số đó bị lỗ, số nợ lớn, tồn đọng từ nhiều năm. Nhóm DNNN yếu kém nhất có số nợ trung bình cao gấp hai lần giá trị vốn nhà nước (gần 50 doanh nghiệp trong số này có số nợ cao gấp nhiều lần giá trị vốn nhà nước). Những yếu kém của DNNN thể hiện trên nhiều mặt như đã trình bày kỹ ở các phần trước. Nhìn chung, DNNN có hiệu quả kinh tế thấp, chưa phát huy được vai trò nòng cốt, chủ đạo đối với nền kinh tế, vai trò là đối tác chính trong liên doanh với các nhà đầu tư nước ngoài, cac thành phần kinh tế khác còn yếu. Phần lớn các DNNN chưa nhận thức đầy đủ về yêu cầu cấp bách của hội nhập thị trường khu vực và quốc tế, chưa có kế hoạch đổi mới mạnh mẽ ở từng doanh nghiệp phù hợp với lộ trình hội nhập, còn thờ ơ, chờ đợi sự bảo trợ của Nhà nước. Nhiều DNNN vẫn coi quá trình hội nhập là công việc của Đảng, của Nhà nước cấp trên. Những yếu kém của DNNN làm giảm sức mạnh của nền kinh tế, cạnh tranh và hội nhập hiệu quả chưa cao.
Từ thực tế đó cho thấy để DNNN luôn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế (đặc biệt là trong quá trình toàn cầu hoá) thì DNNN phải tìm ra hướng đi đúng cho mình để nâng cao khả năng cạnh tranh đáp ứng nhu cầu của quá trình hội nhập.
Thứ ba, đổi mới sắp xếp, tổ chức lại để DNNN thực sự là nòng cốt “đầu tàu” của toàn bộ nền kinh tế đưa đất nước phát triển đi lên, ổn định chính trị, xã hội bảo đảm an ninh quốc phòng.
Là một bộ phận quan trọng tạo nên sức mạnh của nên sức mạnh của kinh tế nhà nước, DNNN chỉ có thể đổi mới, phát triển thành những đơn vị sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao thì mới có thể trở thành “đầu tầu” của toàn bộ nền kinh tế, mới bảo đảm cho kinh tế nhà nước làm tốt vai trò chủ đạo và cùng với kinh tế tập thể phát triển trở thành nền tảng bền vững của nền kinh tế quốc dân, mới giữ được ổn định chính trị, xã hội và an ninh quốc phòng được đảm bảo.
Thứ tư, đổi mới phát triển DNNN đáp ứng yêu cầu hội nhập thị trường quốc tế.
Hội nhập thị trường quốc tế, doanh nghiệp nước ta nói chung và DNNN nói riêng chịu áp lực cạnh tranh lớn cả ở thị trường trong nước và ngoài nước. Đây thực sự là cuộc chiến trong linh vực mới- chiến tranh kinh tế thay cho chiến tranh bằng xe tăng và đại bác. Chiến tranh trong kinh tế là thương trường! Chiến tranh thương mại là trận chiến giành khách hàng. Ai muốn giành quyền kiểm soát thị trường, người đó phải thắng đối thủ về chất lượng, giá cả. Ai nắm được nhu cầu khách hàng, sớm đưa ra được mặt hàng mới, tốt hơn và sử dụng chiến lược tiêu
thụ đúng đắn thì người đó sẽ chiến thắng đối thủ. Cho nên Việt Nam chỉ có thể hội nhập thành công khi có được đội ngũ chién binh – các doanh nghiệp, trong đó lực lượng chính là các DNNN vững mạnh đủ sức tham gia cạnh tranh để giành và giữ thị trường với các đối thủ bên ngoài. Muốn vậy, DNNN phải đổi mới phát triển đi lên để trở thành những đơn vị kinh tế mạnh với cơ cấu tổ chức hợp lý hiện đại, trình độ kinh doanh cao thích ứng với điều kiện cạnh tranh hội nhập thị trường quốc tế.
Đổi mới DNNN là để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế, phát huy vai trò nòng cốt tạo nên sức mạnh để kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tham gia có hiệu quả vào cạnh tranh và hội nhập thị trường quốc tế. Từ đó yêu cầu đổi mới DNNN hướng vào việc lấy hiệu quả hoạt động kinh tế xã hội làm chính để sắp xếp, cơ cấu, tổ chức lại. DNNN chỉ tập trung vào những ngành và lĩnh vực then chốt đúng với yêu cầu phát huy vai trò nòng cốt, gương mẫu đi đầu về ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, bảo đảm phát triển kinh tế đất nước ổn định, bền vững. Trước mắt tỷ trọng DNNN trong cơ cấu kinh tế có thể giảm xuống nhưng tiềm lực kinh tế, sức mạnh, trình độ sản xuất kinh doanh của nó phải được nâng lên, xây dựng và phát triển những doanh nghiệp lớn có tiềm năng sức mạnh đủ để tham gia cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế, phát huy vai trò nòng cốt, nêu gương dẫn dắt các doanh nghiệp của các thành phần kinh tế, chủ động trong từng bước hội nhập thị trường quốc tế, DNNN cần có sự điều chỉnh lớn về cơ cấu, đổi mới mạnh mẽ cơ chế vận hành, tăng cường ứng dụng khoa học- công nghệ, nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh cho ra sản phẩm có sứ cạnh tranh cao. Việc đổi mới toàn bộ hệ thống DNNN phải được xây dựng thành chiến lược, với bước đi chắc chắn và những giải pháp vi mô, vĩ mô toàn diện, đồng bộ, cải cách đổi mới phải đi liền với phát triển ổn định, phù hợp với sức chịu đựng của nền kinh tế, không làm sáo trộn các quan hệ cung cầu, cân đối ngân sách, thất nghiệp trên diện rộng gây khó khăn lớn cho người lao động, có thể dẫn đến mất ổn định xã hội.
II. Một số giải pháp đổi mới và phát triển DNNN trong trình hội nhập.
1. Sắp xếp cơ cấu tổ chức lại DNNN để có chính sách, giải pháp cụ thể cho mỗi loại hình doanh nghiệp.
Sắp xếp tổ chức lại DNNN phải được tiến hành trên cơ sở hoàn thành việc phân loại doanh nghiệp. Có hai loại là: doanh nghiệp công ích và doanh nghiệp
kinh doanh. Doanh nghiệp công ích lấy hiệu quả phục vụ nhiệm vụ chính trị xã hội làm chính. Doanh nghiệp kinh doanh lấy hiệu quả kinh doanh làm thước đo. Trong đó doanh nghiệp kinh doanh cần phân ra thành 3 loại chính với những chính sách giải pháp thích hợp cho mỗi loại. Cụ thể:
- DNNN hoạt động trong những ngành quan trọng, then chốt và những ngành cần thiết mà tư nhân không có khẳ năng làm hoặc chưa muốn đầu tư, Nhà nước cần ưu tiên đầu tư vốn và có chính sách hỗ trợ để phát triển.
- DNNN hoạt động theo cơ chế kinh doanh có quy mô vừa và nhỏ, hoạt động có hiệu quả, có khẳ năng cạnh tranh và triển vọng phát triển, cần đẩy nhanh việc cổ phần hoá. Tuỳ theo tính chất, khả năng thu hút vốn của từng doanh nghiệp mà quy định tỷ lệ cổ phần bán cho người trong và ngoài doanh nghiệp, cá nhân và tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Nhà nước có thể nắm cổ phần chi phối hoặc không chi phối đối với từng trường hợp cụ thể. Đối với loại DNNN hoạt động theo cơ chế kinh doanh, nhà nước cần kiên quyết trong việc xoá bỏ các ưu đãi độ quyền kinh doanh của doanh nghiệp, không xoá nợ giãn nợ, bù lỗ, mà để doanh nghiệp hoàn toàn độc lập, tự do trong sản xuất kinh doanh, bình đẳng với các doanh nghiệp của các thành phần kinh tế khác.
- Các DNNN còn lại là những doanh nghiệp có công nghệ lạc hậu, làm ăn thua lỗ lại không có vai trò quan trọng, cần sắp xếp, sáp nhập hoặc đấu thầu công khai để bán cho thuê, giao khoán kinh doanh cho mọi đối tượng trong và ngoài nước. Biện pháp cuối cùng là tiến hành giải thể hoặc cho phá sản theo quy định của Luật phá sản khi các biện pháp trên không giải quyết được.
2. Sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách
Doanh nghiệp tự chủ quyết định kinh doanh theo quan hệ cung cầu trên thị trường phù hợp với mục tiêu thành lập và điều lệ hoạt động. Xoá bỏ bao cấp đối với doanh nghiệp. Thực hiện chính sách ưu đãi đối với các ngành, vùng, các sản phẩm và dịch vụ cần ưu tiên hoặc khuyến khích phát triển, không phân biệt thành phần kinh tế. Ban hành Luật cạnh tranh để bảo vệ và khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế cạnh tranh, hợp tác bình đẳng trong khuôn khổ pháp luật chung. Đối với DNNN hoạt động trong lĩnh vực độc quyền cần quy định kiểm soát giá và điều tiết lợi nhuận và tổ chức một số DNNN cùng cạnh tranh bình đẳng.
Nhà nước ban hành tiêu chí đánh giá hiệu quả và cơ chế giám sát doanh nghiệp nhà nước.
Đổi mới chế đội kế toán, kiểm soát, chế độ báo cáo, thông tin, thực hiện
công khai hoạt động kinh doanh và tài chính doanh nghiệp.
- Về vốn: doanh nghiệp được tiếp cận và thu hút các nguồn vốn trên thị trường để phát triển kinh doanh; được chủ động xử lý các tài sản dư thừa, vật tư, hàng hoá ứ đọng
Nhà nước có cơ chế để trong 5 năm 2001-2005 cơ bản tạo đủ vốn điều lệ cho doanh nghiệp. Không thu tiền sử dụng vốn ngân sách đi đôi với việc chuyển hình thức cấp vốn sang đầu tư vốn. Thí điểm lập công ty đầu tư tài chính nhà nước để thực hiện đầu tư và quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Nghiên cứu ban hành Luật Sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào kinh doanh.
Doanh nghiệp được tự chủ trong việc phân phối và trích lập các quỹ lợi nhuận để lại theo khung quy định chung. Nhà nước có chính sách đối với những tài sản do doanh nghiệp đầu tư vồn bằng vốn vay và đã trả hết nợ bằng nguồn khấu hao cơ bản và lợi nhuận do chính tài sản đó làm ra theo hướng thực hiện haì hoà các lợi ích, phù hợp với các đặc điểm của từng ngành nghề, lĩnh vực cụ thể, khuyến khích doanh nghiệp tiếp tục tái đầu tư phát triển.
- Về đầu tư: tăng thêm quyền và trách nhiệm của DNNN trong quyết định đầu tư trên cơ sở chiến lược, quy hoạch phát triển được phê duyệt.
- Về đổi mới, hiện đại hoá công nghệ: doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu đãi đối với người có đóng góp vào đổi mới công nghệ mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp; chi phí này được hạch toán vào giá thành sản phẩm. Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ.
- Về lao động, tiền lương: doanh nghiệp quyết định việc tuyển chọ lao động và chịu trách nhiệm giải quyết chế độ với người lao động do mình tuyển dụng không có việc làm bằng các nguồn kinh phí của doanh nghiệp; được tự chủ trong việc trả tiền lương và tiền thưởng trên cơ ở năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Về cán bộ quả lý doanh nghiệp: doanh nghiệp chủ đọng lựa chọn và bố trí cán bộ quản lý theo hướng chủ yếu là thi tuyển; cơ quan nhà nước và tổ chức có thẩm quyền ra quyết định bổ nhiệm cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp. Nhà nước có cơ chế khuyến khích vật chất, tinh thần, đồng thời nâng cao trách nhiệm của cán bộ quản lý doanh nghiệp.
- Về thanh tra, kiểm tra: hàng năm doanh nghiệp phải được kiểm toán, kết quả kiểm tra là căn cứ pháp lý về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Các cơ quan quản lý nhà nước phải có chương trình thanh tra, kiểm tra định kỳ đối với
doanh nghiệp và thông báo trước cho doanh nghiệp. Cơ quan bảo vệ pháp luật chỉ kiểm tra, thanh tra khi doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Các cơ quan thanh tra, kiểm tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thanh tra, kiểm tra.
3. Đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN
Mục tiêu cổ phàn hoá DNNN là nhằm: tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, trong đó có đông đảo người lao động, để sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của Nhà nước, và huy động thêm vốn xã hội vào phát triển sản xuất ,kinh doanh; tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động, có hiệu quả cho DNNN, phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, của cổ đông và tăng cường sự giám sát của xã hội đối với doanh nghiệp; bảo đảm hài hoà lợi ích cảu Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. Cổ phần hoá DNNN không được biến thành tư nhân hoá DNNN.
Đối tượng cổ phần hoá là những DNNN hiện có mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn, không phụ thuộc vào thực trạng kết quả sản xuất kinh doanh.
Hình thức cổ phần hoá gồm: giữ nguyên giá trị doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu để thu hút thêm vốn; bán một phần giá trị hiện có của doanh nghiệp cho các cổ đông; cổ phần hoá đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp; chuyển toàn bộ doanh nghiệp thành công ty cổ phần. Trường hợp cổ phần hoá đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp không được gây khó khăn hoặc gây ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh các bộ phận còn lại của doanh nghiệp.
Tính đến tháng 5 năm 2001, nước ta đã tiến hành cổ phần hoá 642 DNNN, trong đó số doanh nghiệp hoàn thành cổ phần hoá là 502 DNNN và hầu hết các doanh nghiệp này bước đầu làm ăn có hiệu quả, kinh doanh có lãi, các chỉ tiêu về doanh thu, nộp ngân sách, thu nhập của người lao động và giải quyết việc làm đều tăng. Song tiến độ thực hiện cổ phần hoá còn chậm so với yêu cầu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ này, trong đó có những nguyên nhân chủ yếu về nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân viên doanh nghiệp, cơ chế chính sách còn chưa thông thoáng. Vì vậy, để đẩy mạnh việc cổ phần hoá DNNN ngoài việc tăng cường tuyên truyền giáo dục, thuyết phục, nhà nước cần có những biện pháp hành chính đối với cán bộ lãnh đạo cố trì hoãn hoặc không thực hiện việc cổ phần hoá doanh nghiệp mình. Bên cạnh đó, Nhà nước cần sửa đổi, bổ sung Nghị định 44/1998-NĐ/CP nhằm loại bỏ hạn mức tham gia của cá nhân và pháp nhân vào doanh nghiệp cổ phần hoá, đẩy mạnh việc kiểm định, đánh giá tài sản, rút ngắn thời gian thực hiện các dự án cổ phần hoá của các doanh nghiệp. Cơ quan nhà nước cần thực hiện đầy đủ các ưu đãi về mọi mặt đã dành cho các doanh nghiệp cổ phần hoá như cho vay tín dụng, xuất nhập khẩu, chuyển nhượng
tài sản... để các doanh nghiệp này hoạt động bình thường ngay được sau khi cổ phần.
4. Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Tổng công ty nhà nước, hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh.
Tổng công ty nhà nước phải có vốn điều lệ đủ lớn, có thể huy động vốn từ nhiều nguồn, trong đó vốn nhà nước là chủ yếu; thực hiện kinh doanh đa ngành , có ngành chính chuyên sâu; có liên kết giữa các đơn vị thành viên về sản xuất, tài chính, thị trường... ; có trình độ công nghệ và trình độ quả lý tiên tiến, năng xuất lao động cao, chất lượng sản phẩm tốt, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Hoàn thành việc sắp xếp các tổng công ty nhà nước hiện có nhằm tập trung hơn nữa nguồn lực để chi phối được những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế; làm lực lượng chủ lực trong việc bảo đảm các cân đối lớn và ổn định kinh tế vĩ mô; cung ứng những sản phẩm trọng yếu cho nền kinh tế quốc dân và xuất khẩu, đóng góp lớn cho ngân sách; làm nòng cốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả. Những ngành, lĩnh vực, sản phẩm cần tổ chức tổng công ty nhà nước: khai thác, chế biến dầu khí và kinh doanh bán buôn xăng dầu; sản xuất và cung ứng điện; hoá chất và phân bón hoá học...
Thí điểm, rút kinh nghiệm để nhân rộng việc thực hiện chuyển tổng công ty nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ- công ty con, trong đó tổng công ty đầu tư vốn vào các doanh nghiệp thành viên là những công ty trách nhiệm hưũ hạn một chủ (tổng công ty) hoặc là công ty cổ phần mà tổng công ty giữ cổ phần chi phối. Ngoài ra, tổng công ty có thể đầu tư vào các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.
Theo báo cáo của Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp Trung ương, hiện nay cả nước 17 Tổng công ty 91, hơn 76 Tổng công ty 90, với khoảng 2000 DNNN là thành viên, chiếm hơn 90% giá trị tài sản cố định và trên 70% giá trị tài sản lưu động của toàn bộ DNNN. Hầu hết các Tổng công ty lớn đã xây dựng được chiến lược phát triển, bước đầu tập trung được vốn và nguồn lực của các thành viên. Bên cạnh những mặt đã đạt được nêu trên, tổ chức của tổng công ty nhà nước ta hiện nay còn nhiều biểu hiện bất cập. Việc thành lập tổng công ty còn mang nặng tính hành chính chưa phải là kết quả tất yếu của tích tụ và tập trung, thiếu chất keo kết dính, bộ máy quản lý hành chính cồng kềnh kém hiệu quả. Nội dung sở hữu về vốn chưa rõ ràng, vốn của tổng công ty mới chỉ là con số cộng đơn giản, chưa tạo cho tổng công ty có thực lực tài chính mạnh, nguồn kinh phí hoạt động còn phụ thuộc một cách thụ động vào tỷ lệ trích từ kết quả doanh thu của các đơn
vị thành viên, tổng công ty chưa điều tiết được vốn theo yêu cầu và mục tiêu đầu tư chung. Tổng công ty là một đơn vị hành chính trung gian chưa làm được vai trò của bộ máy quản lý và điều hành hoạt động của toàn tổng công ty. Địa vị pháp lý và quyền đại diện chủ sở hữu cung như vai trò, trách nhiệm, quyền hạn giữa Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc chưa rõ ràng. Trong hội đồng quản trị, tổng giám đốc vừa là người quản lý, vừa là người điều hành dẫn đến có sự chồng chéo, bao biện làm thay. Vì vậy, hoạt động của các tổng công ty còn kém hiệu quả.
Việc thành lập các tổng công ty là cần thiết để tiếp tục phát triển cần phải hoàn thiện mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của nó theo mô hình tập đoàn kinh tế, bảo đảm chế độ một đại diện sở hữu, đó là hội đồng quản trị thay cho chế độ hai đại diện cùng sở hữu có như vậy mới nâng cao được vai trò của Hôị đồng quản trị, phân rõ trách nhiệm quản lý và lãnh đạo. Lựa chọn, bố trí cán bộ có năng lực, trình độ, có kiến thức và kinh nghiệm quản lý, quản trị kinh doanh vào Hội đồng quản trị và bộ máy điều hành. Cơ chế hoạt động của Tổng công ty phải được hoàn thiện theo cơ chế tập đoàn, đặc biệt là cơ chế tạo vốn, quản lý vốn và sử dụng vốn có hiệu quả. Cần vận dụng thực hiện “chế độ tham dự” giữa Tổng công ty với các công ty thành viên để tẩp trung và phát huy tối đa sức mạnh về vốn, nhân lực, các nguồn lực khác mà Tổng công ty có. Phát triển một số tổng công ty theo mô hình tập đoàn kinh tế, với sự đa dạng hoá về mặt sở hữu, đa ngành, đa lĩnh vực, trên cơ sở liên doanh, liên kết, sáp nhập giữa các công ty, xí nghiệp xuất phát từ yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của chính bản thân từng doanh nghiệp thành viên để trở thành những tập đoàn kinh tế mạnh tham gia hợp tác, cạnh tranh có hiệu quả với các đối tác nước ngoài ở thị trường trong và ngoài nước.
Thí điểm hình thành tập đoàn kinh tế trong một số lĩnh vực có điều kiện, có thế mạnh, có khẳ năng phát triển để cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả như: dầu khí, viễn thông, điện lực, xây dựng...
5. Triệt để xoá bỏ cơ chế đầu tư xin cho bằng con đường cấp phát, nhà nước đâu tư cho các doanh nghiệp được thực hiện thông qua các công ty đầu tư tài chính của mình.
Các công ty đầu tư nhà nước chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc kinh doanh vốn, bảo toàn và phát triển vốn, chia lãi với doanh nghiệp và chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp theo vốn góp cổ phần. Chấm dứt việc sử dụng vốn nhà nước để bù lỗ, xoá nợ cho DNNN.
Từng bước hình thành vững chắc thị trường chứng khoán, đổi mới và phát triển hệ thống Ngân hàng thương mại, các công ty đầu tư tài chính, phát huy
nguồn vốn xã hội và bên ngoài, theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm.
Khuyến khích các DNNN tham gia thị trường chứng khoán, để có thể tìm được cơ hội đầu tư và thu hút được nhiều vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường (trong nước cũng như nước ngoài). Đó là một vấn đề rất quan trọng mà Nhà nước cần thực hiện nhanh để giảm mức độ phụ thuộc của các DNNN vào Nhà nước.
6. Thực hiện đúng chức năng của nhà nước, không can thiệp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bảo đảm cho doanh nghiệp có đầy đủ các quyền trong kinh doanh theo các qui định của pháp luật.
Nhà nước quản lý doanh nghiệp bằng pháp luật bảo đảm cho các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh theo đúng pháp luật: hoàn thiện hệ thống kiểm toán độc lập, hệ thống thanh tra nhà nước, để đánh giá sát đúng tình hình tài chính của doanh nghiệp và có giải pháp thích hợp, kịp thời trong việc xử lý, tác động đến hoạt động của các DNNN. Đối với các doanh nghiệp cổ phần, Nhà nước tác động vào hoạt động sản xuất kinh doanh không phải bằng quyền lực hành chính mà chỉ với tư cách cổ đông như các cổ đông khác. Những doanh nghiệp có vị trí quan trọng đặc biệt, Nhà nước thông qua cổ phần chi phối hay cổ phần vàng để thực hiện các quyền quyết định của mình khi thấy cần thiết.
Các DNNN kinh doanh cần thực hiện chế độ quản lý công ty (công ty hoá). Đó là việc bảo đảm cho các doanh nghiệp có quyền quyết định phương hớng sản xuất, đầu tư, quyền tổ chức bộ máy, bố trí nhân lực, quyền tiếp cận thị trường, quyền hưởng thụ một phần lợi nhuận... Thực hiện chế độ quản lý công ty theo cơ chế quản lý của công ty cổ phần thông qua đại hội cổ đông, hội đồng quản trị, uỷ ban kiểm soát, giám đốc điều hành để tăng cường vai trò trách nhiệm của lãnh đạo quản lý. Tăng cường hệ thống kiểm toán độc lập, kiểm soát nội bộ của cổ đông và giám sát chặt chẽ của xã hội đối với hoạt động của doanh nghiệp.
7. Cùng với quá trình sắp xếp tổ chức lại, mỗi DNNN cần có sự nỗ lực vươn lên, nâng cao ý thức tự chủ, đổi mới trang thiết bị, hiện đại hoá doanh nghiệp, khả năng dự báo, xây dựng chiến lược sản phẩm, tiếp cận thị trường.
DNNN phải được hiện đại hoá, có trình độ sản xuất kinh doanh cao trở thành đầu đàn về công nghiệp và chất lượng sản phẩm với sức cạnh tranh cao. Đồng thời, DNNN cần tăng cường khả năng dự báo chiến lược, khả năng tiếp thị, giới thiệu sản phẩm mở rộng thị trường ra ngoài nước. Đây là những công việc cấp bách hiện nay của doanh nghiệp. Vì vậy, sự nỗ lực vươn lên, chủ động, sáng
tạo trong sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp là yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh tế cạnh tranh và hội nhập thị trường quốc tế của Việt Nam hiện nay.
8. Đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với DNNN và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của các doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu đôỉ mới, phát triển.
Đổi mới và nâng hiệu lực quản lý nhà nước đối với DNNN đòi hỏi cần phân định rõ chức năng quản lý nhà nước và chức năng quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tập trung vào việc xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý, ban hành cơ chế chính sách, cơ chế quản lý đối với doanh nghiệp; chỉ đạo xây dựng qui hoạch, chiến lược phát triển DNNN; xây dựng qui hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp; tổ chức việc kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp... kiên quyết xoá bỏ chế độ chủ quản và cấp hành chính chủ quản... Quản lý sản xuất kinh doanh là nhiệm vụ của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp thực hiện quản lý sản xuất kinh doanh trên cơ sở pháp lý, sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác. Người lãnh đạo doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm mọi quyết định của mình trong sản xuất kinh doanh. Phân định quyền của cơ quan nhà nước với tư cách là chủ sở hữu và trách nhiệm của người sử dụng vốn Nhà nớc tại các doanh nghiệp.
Cán bộ quản lý doanh nghiệp giữ vai trò quyết định sư thành bại trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, việc kiện toàn và nâng cao năng lực của cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp có ý nghĩa quyết định đối với quá trình đổi mới, phát triển các DNNN. Điều này cũng đặt ra yêu cầu các trung tâm bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý doanh nghiệp phải đổi mới cả nội dung và phương thức đào tạo, bồi dưỡng
Có chính sách khuyến khích nâng cao trách nhiệm của họ, đồng thời phải nghiêm minh trước những biểu hiện tiêu cực, ỷ lại, nhất là đối với đội ngũ cán bộ dược Nhà nước cử làm đại diện phần vốn sở hữu Nhà nước tham gia hội đồng quản trị. Phát huy vai trò lãnh đạo giám sát của tổ chức Đảng trong công ty trên cơ sở đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao tinh thần trách nhiệm đảng viên, ý thức làm chủ của đội ngũ công nhân lao động.
Chính phủ qui định tiêu chuẩn cán bộ quản lý chủ chốt của DNNN; chỉ đạo xây dựng hệ thống đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giám đốc doanh nghiệp.
Chính phủ qui định chế độ đãi ngộ và chế độ trách nhiệm đối với những cán bộ quản lý DNNN theo hướng khuyến khích thoả đáng về vật chất và tinh thần căn cứ mức độ đóng góp vào kết quả hoạt động của doanh nghiệp; đồng thời có
chế tài phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp nhà nước để xử lý những cán bộ quản lý doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả do nguyên nhân chủ quan.
Kết luận
******
Kinh tế nhà nước có vai trò quyết định trong việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, ổn định và phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. DNNN (gồm doanh nghiệp nhà nước giữ 100% vốn và DNNN giữ cổ phần chi phối) phải không ngừng được đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, làm công cụ vật chất quan trọng để Nhà nước đinhj hướng và điều tiết vĩ mô, làm lực lượng nòng cốt, góp phần chủ yếu để kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là chủ lực trong hội nhập kinh tế quốc tế. Việc xem xét, đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước phải có quan điểm toàn diện cả về kinh tế, chính trị, xã hội, trong đó lấy suất sinh lợi trên vốn làm một trong những tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp kinh doanh.
Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập thị trường quốc tế là yêu cầu không chỉ của Nhà nước mà của chính doanh nghiệp. Sự nỗ lực vươn lên của mỗi DNNN sẽ góp phần quyết định đến sự thành công của hội nhập và phát triển kinh tế đất nước. Đây không chỉ dừng lại ở nhận thức mà là hành động. Vì vậy, việc tăng cường đổi mới, sắp xếp tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước phải được thực hiện nhất quán đồng bộ giữa các cấp, các ngành và mọi DNNN hiện nay.
Em hy vọng rằng bài viết này sẽ đóng góp phần nào cho việc tìm hướng đi mới cho các DNNN trong tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới.
Đề án này đã được hoàn thành dưới sự giúp đỡ tận tình của Cô giáo Phan Tố Uyên. Song do sự thiếu hiểu biết về thực tế và lý luận còn ít nên trong quá trình nghiên cứu và trình bày còn nhiều thiếu sót. Em hy vọng nhận được sự chỉ bảo và góp ý của các thầy cô giáo.
Một lần nữa em xin trân thành cảm ơn!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- R0141.doc