Nâng cao chất lượng công tác Marketing trong kinh doanh nhập khẩu. Đó là việc nghiên cứư nhu cầu thị trường nước ngoài để tìm kiếm khách hàng tiềm năng, đáp ứng đựơc yêu cầu của Công ty về chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán và tiến độ giao hàng. Đìêu này sẽ tác động tích đến đầu vào của công ty ảnh hưởng không nhỏ đến kết qủa kinh doanh. Đối với thị trường trong nứơc, Công ty cần tìm hiểu thái độ của khách hàng, cần quảng tiếp thị cho họ biết đựơc chức năng, nhiệm vụ của Công ty, tình hình tài chính, tình hình kinh doanh Để khách hàng biết rõ về Công ty và tiến hành ký kết hợp đồng.
Hiện nay, hình thức tiêu thụ ở Công ty là bán buôn tại cảng và bán buôn chuyển thẳng. Do đó Công ty vẫn chưa triển khai hết những thị trường tiềm năng, thế mạnh chính của Công ty. Công ty nên đa dạng hoá hình thức tiêu thụ, mở rộng mạng lưới bán hàng bằng các hình thức bán lẻ, bán hàng đại lý, bán hàng trả góp, Công ty cần xây dựng các kho hàng để dự trữ hàng hoá.
Cuối năm, căn cứ vào tình hình biến động của giá cả hàng hoá, giá trị hàng hoá trên thị trường và đánh giá khả năng thanh toán của từng khách hàng. Công ty tiến hành lập dự phòng cho những rủi ro có thể xảy ra.
Mặc dù phương thức tiêu thụ hàng nhập khẩu của Công ty phần lớn là bán buôn, vận chuyển thẳng không qua kho song có nhiều trường hợp Công ty vẫn phải nhập kho tạm thời. Vì vậy việc tổ chức bộ phận kho hợp lý là rất quan trọng. Nó không chỉ giúp bảo quản, giữ gìn hàng hoá mà còn giúp ích cho bộ phận kế toán trong vịêc kiểm tra đối chiếu số liệu mà cụ thể là số liệu của kế toán kho. Khi ghi sổ kho: Mã hàng, tên hàng, ngày nhập, xuất, số liệu hợp đồng ngoại, số và ngày tháng của tờ khai hải quan của lô hàng đó. Định kỳ, kế toán đối chiếu giữa sổ kế toán và sổ kho để phát hiện chênh lêch, tìm cách xử lý thích hợp.
61 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1744 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán nhập khẩu hàng hoà và tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu tại Công ty cổ phần XNK kỹ thuật Technimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiền thuê ngoài; Bảng kê trích nộp các khoản theo lương; Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội…
* Hàng tồn kho gồm: Phiếu nhập kho; Phiếu xuất kho; Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá; Bảng kê mua hàng…
* Bán hàng gồm: Hoá đơn bán hàng; bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi…
* Tiền tệ gồm: Phiếu thu; phiếu chi; giấy đề nghị tạm ứng; giấy thanh toán tạm ứng; giấy đề nghị thanh toán; biên lai thu tiền; bảng kiểm kê quỹ…
* Tài sản cố định gồm: Biên bản ghi nhận TSCĐ; Biên bản thanh lý TSCĐ; Biên bản bàn giao TSCĐ sữa chữa lớn hoàn thành; Biên bản đánh giá lại TSCĐ; Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ…
Ngoài ra, công ty còn sử dụng các chứng từ ban hành theo các văn bản pháp luật khác, như: hoá đơn GTGT; phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý…
* Vận dụng chế độ sổ kế toán
Tổ chức kế toán trong một doanh nghiệp cũng như công tác nhập khẩu phải gắn liền với việc nghiên cứu, vận dụng hình thức kế toán phù hợp với quy mô hoạt động kinh doanh của Công ty. Xuất phát từ yêu cầu đó Công ty cổ phần XNK kỹ thuật TECHNIMEX đã vận dụng hình thức sổ nhật ký chung. Đây là hình thức sổ thích hợp với mọi loại hình, quy mô kinh doanh, thuận tiện cho việc vi tính hoá công tác kế toán. Hiện nay Công ty đang sử dụng phần mềm của Bộ Tài Chính. Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc kế toán sẽ tiến hành tổng hợp phân loại. Chứng từ thuộc bộ phận nào thì bộ phận ấy phản ánh vào sổ sách liên quan và nhập số liệu vào chứng từ tương ứng có trong máy vi tính, máy sẽ tự xử lý số liệu và đưa ra thông tin theo yêu cầu được khai báo. Quy trình được thể hiện qua sơ đồ sau:
Chứng từ gốc
Nhập máy tính
Các sổ sách kế toán cần thiết ( Sổ chi tiết, sổ tổng hợp, sổ nhật ký chung)
Báo cáo quyết toán quý, năm
Sơ đồ 3: Quy trình ghi sổ kế toán của Công ty
* Vận dụng hệ thống báo cáo tài chính
Hệ thống báo cáo tài chính Công ty áp dụng theo quyết định số 167/2000- QĐ-BTC ngày 25/10/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán Mẫu số B01- DN
- Báo cáo kết quả kinh doanh Mẫu số B 02- DN
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03- DN
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B09- DN
PHẦN II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ VÀ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU KỸ THUẬT TECHNIMEX
2.1. Đặc điểm chung ảnh hưởng đến công tác kế toán nhập khẩu hàng hoá
Nhập khẩu là một hoạt động kinh doanh ngoại thương, hoạt động kinh tế này rất phức tạp. Các doanh nghiệp được Nhà nước cho phép nhập khẩu hàng hoá của nước ngoài dựa trên các điều kiện thanh toán quốc tế, các thoả thuận trong hợp đồng kinh tế hoặc nghị định thư.
Yêu cầu thức nhất là trước khi đi vào ký kết các hợp đồng kinh tế, kế toán nhập khẩu phải trả lời các câu hỏi: Dung lượng của hàng hoá đó trên thị trường như thế nào? Bạn hàng để ký kết giao dịch là đối tượng nào để khi ký kết các hợp đồng tránh được các thua thiệt về giá cả, chi phí…
Yêu cầu thứ hai là phải nắm vững luật và hợp đồng kinh tế cũng như những thông lệ, luật quốc tế.
Kế toán nhập khẩu phải tổ chức kế toán tổng hợp và chi tiết nghiệp vụ hàng hoá tiêu thụ ngoại thương một cách hợp lý, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp
Phải nắm vững phạm vi và thời điểm xác định là hàng nhập khẩu. Có như vậy kế toán mới có thể đảm bảo ghi chép, phản ánh một cách chính xác, kịp thời nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Nhiệm vụ của kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá
Xuất phát từ đặc điểm kinh doanh nhập khẩu, kế toán nghiệp vụ nhập khẩu phải đảm bảo các nhiệm vụ sau đây:
-Phản ánh, giám sát tình hình kế hoạch nhập khẩu. Đây là nhiệm vụ cơ bản và quan trọng vì từ thông tin này của kế toán, người lãnh đạo có thể nắm được các nghiệp vụ kinh doanh nhập khẩu phát sinh, kiểm tra đánh giá được quá trình thực hiện kế hoạch nhập khẩu hàng hoá.
- Kiểm tra, giám sát tình hình tiêu thụ kịp thời giữa các bên.
- Kiểm tra tình hình chi phí nhập khẩu và sử dụng tiết kiệm các loại vật tư
- Cung cấp số liệu, tài liệu cho công việc hoạt động kinh doanh nhập khẩu, kiểm tra và phân tích các hoạt động về sau
Đặc điểm kinh doanh nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá
Để tiến hành nhập khẩu hàng hoà, công ty phải tiến hàng ký kết các hợp đồng mua bán với nước ngoài thông qua hình thức đàm phán, giao dịch trực tiếp hoặc thông qua các đơn chào hàng cố định, phí công ty căn cứ vào đơn đặt hàng của bên bán, bên uỷ thác. Công ty sẽ tiến hành lập phương án kinh doanh. Sau đó cùng với vịêc đàm phán có kết quả, Công ty tiến hành ký kết các hợp đồng ngoại chính thức. Hợp đồng này phải được ký kết theo đúng nguyên tắc, đúng quy định của pháp luật hiện hành, phải có chữ ký hợp pháp đại diện hai bên. Hợp đồng phải được thể hiện dưới hình thức bằng văn bản tiếng Anh hoặc tiếng Việt.
Theo đó đối với hoạt động nhập khẩu Công ty phải tiến hành các bước sau đây:
Ký kết hợp đồng nhập khẩu
Xin phép giấy nhập khẩu
Mở L/C khi bên báo
Đôn đốc bên bán giao hàng
Thuê tàu
Giao hàng cho đơn vị đặt hàng
Kiểm tra hàng hoá
Nhận hàng
Làm thủ tục hải quan
Làm thủ tục thanh toán
Giải quyết khiếu nại (nếu có)
Mua bảo hiểm hàng hoá
(1)
(2)
Hoạt động nhập khẩu ở công ty được tiến hành theo hai phương thức:
- Nhập khẩu trực tiếp: Có áp dụng ở Công ty ở hai hình thức là:
+ Nhập về sau đó mới bán nhưng điều này rất ít vì căn cứ vào nhu cầu thị trường kỳ trước
+ Nhập hàng về trên cơ sở đã ký kết hợp đồng với khách hàng trong nước, đây là hoạt động chủ yếu của Công ty.
- Nhập khẩu uỷ thác: Đối với phương thức này Công ty tiến hành trên cơ sở ký kết hợp đồng với khách hàng trong nước. Những khách hàng không có đủ điều kiện chuyên môn, đủ tư cách pháp nhân để tiến hành nhập khẩu hàng hoá) gọi là các hợp đồng nội, sau đó nhập hàng về cho họ và hưởng % hoa hồng nhất định gọi là phí uỷ thác ( % hoa hồng chính là doanh thu của Công ty ). Ở công ty mức phí này khoảng từ 1%-3% tuỳ theo giá trị hàng hoá và mức độ phức tạp cũng như quãng đường vận chuyển ( nếu mua theo giá FOB)
Cũng chính vì đặc điểm này mà Công ty thường không có hàng tồn kho và hàng về là Công ty giao cho khách hàng của mình ngay trên cơ sở hai bên đã thanh toán cho nhau. Nếu hợp đồng nội có liên quan đến nhiều hợp đồng ngoại thì để giảm các chi phí liên quan và đảm bảo giao hàng cho khách hàng đúng thời hạn thì Công ty phải lưu trữ hàng hoá trong kho để chờ đủ hàng giao cho khách.
Công ty thường nhập hàng theo giá CIF ( mua hàng tại cảng Việt Nam theo đó giá đã bao gồm cả bảo hiểm và chi phí vận chuỷên) Công ty không phải tiến hành bước (1) và (2), sau đó trên cơ sở hóa đơn chứng từ về hàng hoá Công ty tiến hành thanh toán với khách hàng.
Đôi khi Công ty cũng tiến hành mua theo giá FOX, theo phương thức này Công ty phải mua bảo hiểm hàng hoá và thuê tàu vận chuyển về Việt Nam ( Công ty phải tiến hành cả bứơc (1) và (2)). Mức giá mà Công ty đòi khách hàng của mình bao gồm cả hai loại phí này.
Xuất phát từ hoạt động của mình Công ty có sử dụng 3 phương thức thanh toán chủ yếu:
- Mở L/C
- Chuyển tiền
- Nhờ thu
Trong 3 phương thức này Công ty sử dung phổ biến nhất là phương thức mở L/C
Ở mỗi phương thức Công ty áp dụng những cách thức thích hợp phù hợp với từng loại hợp đồng, loại hàng hoá và theo yêu cầu cũng như sự thoả thuận của đôi bên
2.2. Nội dung kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty
2.2.1. Kế toán nhập khẩu hàng hoá trực tiếp
2.2.1.1. Quá trình luân chuyển chứng từ
Phòng kinh doanh và XNK
Phòng tài chính- kế toán
Giám đốc
Phòng kinh doanh và XNK
Kế toán trưởng
Ngân hàng
Ngân hàng bên bán, công ty
Tiến hành giao hàng
(1)
(2)
(3)
(5)
(4)
(6)
(7)
Sơ đồ 4: Quá trình luân chuyển chứng từ (NKTT)
Phòng kinh doanh và XNK sau khi ký kết hợp đồng nội với khách hàng trong nước thông qua phương thức dự thầu, sẽ tìm kiếm nguồn hàng, đối tác tiến hàng lập phương án kinh doanh, đưa sang phòng tài chính kế toán để xem xét về giá cả và các chi phí liên quan, sau đó sẽ trình giám đốc phê duyêt. Khi được duyệt, phòng kinh doanh và XNK sẽ ký hợp đồng ngoại thương. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm chỉ đạo việc mở C/L, viết đơn xin mở L/C trên cơ sở hợp đồng thương mại đã ký, gửi cho ngân hàng nơi đơn vị thường giao dịch (chủ yếu là ngân hàng ngoại thương Việt Nam). Ngân hàng căn cứ vào đơn xin mở L/C, tiến hàng mở L/C đồng thời dựa trên uy tín của Công ty và mối quan hệ giữa hai bên để xác định khoản tiền ký quỹ. Sau đó, ngân hnàg gửi cho Công ty và ngân hàng phục vụ người bán mỗi bên một bản L/C. Hai bên xem xét, kiểm tra, nếu có điều khoản nào không hợp lý thì sửa đổi. Khi đã chấp nhận thì bên bán sẽ giao hàng
Ngay sau khi giao hàng, bên bán sẽ gửỉ cho Công ty một bộ chứng từ bản copy (ngân hàng giữ bản gốc) gồm:
- Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Vận đơn (Bill of Lading)
- Chứng từ bảo hiểm (Insurance Policy)
- Giấy chứng nhận phẩm chất (Certificate of Quanlity)
- Giấy chứng nhận số lượng, trọng lượng (Certificate of Quantity, Weight note)
- Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)
- Phiếu đóng gói (packing list)
(Tuỳ theo từng hợp đồng mà có thêm các loại chứng từ đặc thù khác)
Công ty xem xét toàn bộ chứng từ, nếu chấp nhận thì báo cho Ngân hnàg mở L/C biết, ngân hàng sẽ tiến hàng thanh toán. Khi giao nhận được thông báo về, phòng kinh doanh và XNK cử nhân viên giao nhận hàng mang bộ chứng từ đến địa điểm nhận hàng, xuất trình cho người chuyên chở hàng hoá và làm các thủ tục hải quan, thủ tục bốc dỡ, kiểm nhận hàng.
2.2.1.2. Hạch toán nghiệp vụ nhẩp khẩu hàng hoá trực tiếp
Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng nhập khẩu. Giá mua hàng nhập khẩu ở Công ty phần lớn là giá CIF. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp Công ty mua theo giá FOB. Khi nhập khẩu, Công ty sử dụng tỷ giá bán ngoại tệ thực tế do ngân hnàg ngoại thương công bố tại thời điểm mở L/C. Đồng thời ghi nhận doanh thu theo tỷ giá thực tế tại thời điểm khách hàng ứng trước tiền nhằm hạn chế tối đa viêc điều chỉnh tỷ giá.
Để minh hoạ cho công tác kế toán nhập khẩu trực tiếp xem ví dụ sau: Quy trình nhập khẩu về một măt hàng: Tủ lạnh sâu
Sau khi ký hợp đồng nội với Tổ chức y tế Thế giới (WHO), ngày 12/08/2007, Công ty đã ký hợp đồng với Công ty NUAIRE INC về vịêc nhập khẩu Tủ lạnh sâu loại -860C, 230V/%)HZ, ILS-DF8517E với tổng giá trị hợp đồng là 6,743.75USD
Ngày 22/08/2007, Công ty đã yêu cầu ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội chuyển số tiền 6.743,75USD bằng phương pháp điện chuỷên tiền (TRR) cho công ty NUAIRE thông qua Ngân hàng CITIUS33 CITIBANK NA, NEW YORK. Tỷ giá ngày chuyển tiền là 16.164 USD/VND. Kế toán ghi:
SỐ tiền chuyển cho người xuất khẩu quy đổi ra tiền Việt Nam bằng
6.743,75USD x16.164=109.005.975
Nợ TK 151 109.005.975
Có TK 1122 109.005.975
Phí chuyển tiền chưa có thuế GTGT 293.340 đồng, thuế GTGT10%. Công ty đã trả bằng TGNH VND. Kế toán ghi:
Nợ TK 641 293.340
Nợ TK 1331 29.334
Có TK 1121 322.647
Ngày 28/11/2007, hàng về, đã làm xong thủ tục hải quan. Khi nhâp khi hàng hoá tại Kho văn phòng đại diện của Công ty tại TPHCM, căn cứ vào tờ khai hải quan, kế toán ghi:
Nợ TK 156 109.005.975
Có TK 151 109.005.975
Đồng thời căn cứ vào thông báo thuế số 21264/TBT, kế toán phản ánh số thuế nhập khẩu phải nộp
Nợ TK 156 6.418.119
Có TK 33332 6.418.119
Trong đó:
- Tỷ giá tính thuế nhập khẩu: 16.174 USD/VND
- Tỷ suất thuế nhập khẩu: 5%
- Trị giá tính thuế nhập khẩu= Trị giá hàng nhập khẩu+ cước phí+ bảo hiểm
= (6.743,75+794,35+20,32)x16.174
= 122.249.885 VND
- Thuế nhập khẩu phải nộp = 122.249.885 x 5% = 6.418.119 VND
Ngày 15/12/2007, Công ty xuất quỹ tiền mặt để trả chi phí nhận hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 641 3.148.958
Nợ TK 1331 92.896
Có TK 1111 3.241.854
Ngày 22/12/2007, căn cứ vào giấy thông báo thuế số 21264/TBT kế toán phản ánh số thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu:
Nợ TK 1331 6.298.206
Có TK 33312
Trong đó:
- Thuế suất thuế GTGT: 5%
- Giá tính thuế GTGT = Trị giá tính thuế nhập khẩu+ Thuế nhập khẩu phải nộp
= 122.249.885 +6.418.119 = 128.668.004VND
Thuế GTGT phải nộp = Giá tính thuế GTGT x Thuê suất thuế GTGT
= 128.668.004 x 5%
= 6.433.400 đồng
Ngày 22/12/2007, Công ty nộp thuế nhập khẩu và thuế GTGT của hàng nhập khẩu bằng TGNH VND
Nợ TK 33332 6.418.119
Có TK 112 6.418.119
Nợ TK 33312 6.433.400
Có TK 112 6.433.400
Ngày 29/12/2007, Công ty thanh toán tiền chi phí vận chuyển cho Công ty Hà Thiên bằng TGNH VND
Nợ TK 641 12.638.109
Có TK 1121 12.638.109
2.2.2. Nội dung kế toán nhập khẩu hàng hoá uỷ thác tại Công ty
2.2.2.1. Quá trình luân chuyển chứng từ
Do có giấy phép nhập khẩu nên Công ty thực hiện nhập khẩu uỷ thác cho các đơn vị có nhu cầu về hàng hoá nhập khẩu nhưng không đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ nhập khẩu
Khi một Công ty có nhu cầu nhập khẩu uỷ thác, Công ty sẽ ký với Công ty này một hợp đồng uỷ thác trong đó nêu rõ tên hàng, đơn giá, quy cách, số lượng, xuất xứ, địa điểm giao hàng, trách nhiệm mỗi bên, phương thức thanh toán, tỷ lệ hoa hồng…
Quá trình nhập khẩu tiếp theo, Công ty thực hiện giống như nhập khẩu trực tiếp, chỉ khác là khi ký quỹ để mở L/C, Công ty chịu trách nhiệm thanh toán giá trị L/C song thực tế là yêu cầu bên giao uỷ thác phải thanh toán giá trị L/C này. Khi bên bán gửi bộ chứng từ hàng hoá sang, Công ty sẽ chuyển bản sao bộ chứng từ đó cho bên uỷ thác. Bên giao uỷ thác phải chuyển tiền vào tài khoản của Công ty ngay sau khi nhận được bản sao bộ chứng từ giao hàng để chi trả nhà xuất khẩu. Khi hàng về, Công ty sẽ báo cho bên giao uỷ thác đến làm thủ tục nhận hàng ngay tại cảng hoặc chuyển về kho tuỳ theo thoả thuận của hai bên trong hợp đồng.
Quá trình luân chuyển chứng từ và các chứng từ liên quan cũng tương tự như hình thức nhập khẩu trực tiếp. Chỉ khác một số chứng từ như: Nhập khẩu uỷ thác không có phương án kinh doanh, không có hợp đồng mua bán trong nước mà có hợp đồng uỷ thác
2.2.2.2 Hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu uỷ thác
Để minh hoạ cho quá trình hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu uỷ thác ta có thể theo dõi cụ thể qua hợp đồng nhập khẩu uỷ thác của Công ty với Công ty TNHH Nam Hoàng. Tổng giá trị hợp đồng 62.172USD
Ngày 23/12/2007, Nam Hoàng chuyển tiền cho Công ty để mở L/C(ký quỹ 20% giá trị hợp đồng). Tỷ giá thực tế của ngân hàng ngoại thương: 16.165USD/VND
Nợ TK 1211 (20%x62.172x 16165 ) 201.002.076
Có TK 3388- NH 201.002.076
Cùng này, Công ty mua 14.434,4 USD của Ngân hàng Ngoại thương, đã nhận được giấy báo Nợ
Nợ TK 1122 201.002.076
Có TK 1121 201.002.076
Ngày 26/08/2007, Công ty gửi số tiền này vào tài khoản ký quỹ mở L/C
Nợ TK 144 201.002.076
Có TK 1122 201.002.076
Ngày 06/09/2007, gửi bản sao bộ chứng từ cho Công ty Nam Hoàng, đồng thời nhận được tiền bên uỷ thác chuyển (80% giá trị hợp đồng còn lại). Tỷ giá thực tế ngày giao dich: 16.167 USD/VND
a) Nợ TK 1121 (80% x 62.172x 16167) 804.107.779
Có TK 3388- NH 804.107.779
b) Nợ TK 1122 804.107.779
Có TK 1121 804.107.779
Ngày 08/09/2007, Công ty thanh toán tiền mua hàng cho người bán
Nợ TK 3388 201002076 + 804107779= 1005109855
C ó TK 144 201002076
C ó TK 1122 804107779
Ngày 15/09/2007, trả phí ngân hàng bằng TGNH: 231550 VND (đã bao gồm cả thuế GTGT)
Nợ TK 642 210500
Nợ TK 1331 21050
Có TK 1121 231500
Ngày 23/09/2007, hàng đến về cửa khẩu, làm xong thủ tục hải quan
Ngày 30/09/2007, Công ty nộp thuế nhập khẩu, thuế GTGT hàng nhập khẩu( thuế suất thuế nhập khẩu 30%, thuế GTGT hàng nhập khẩu 10%). Tỷ giá tính thuế 16170 USD/VND
Nợ TK 3388 30% x 62172 x 16170 = 301596372
Nợ TK 33312 10% x (62172 x 16170 + 301596372= 130691761
Có TK 1121 432288133
Ngày 12/10/2007, giao hàng cho Nam Hoàng, đã ký biên bản giao nhận. Hoa hồng uỷ thác được hưởng 1,1% (đã bao gồm thúê GTGT) tính trên tổng giá trị hàng nhập. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ chi bằng tiền mặt 2368300 VND (đã bao gồm thuế GTGT)
a) Nợ TK 641 2153000
Nợ TK 1331 215300
Có TK 1111 2368300
b) Nợ TK 3388 1005109855 x 1,1,% + 231550+2368300 = 13656058
Có TK 511 1005109852 x 1,1% +210500+2153000= 12414598
Có TK 33311 1241460
Bút toán bù trừ thuế GTGT hàng nhập khẩu đã nộp hộ
Nợ TK 3388 130691761
Có TK 33311 130691761
Nợ TK 33311 130691761
Có TK 1331 130691761
* Ghi sổ
Hàng ngày căn cứ vào hợp đồng ngoại và tờ khai hải quan, kế toán phân loại và tiến hành ghi sổ hàng hoá
Bảng 2: Phiếu nhập kho
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu kỹ thuật Technimex
Số: N-21264
70- Trần Hưng Đạo- Hoàn Kiếm-Hà Nội
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 28/11/2007
` Người nhập hàng: Đinh Ngọc Dũng
Nội dụng: NH 03-05/NUAIRE ( 6743.75USD x 16164)
Kho nhập hàng: Kho văn phòng đại diện Technimex tại TPHCM
STT
Mặt hàng
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
ILS-DF8517E-1: Tủ lạnh sâu bảo quản mẫu -86o C484L
chiếc
1
109005975
109005975
Thuế nhập khẩu
6418119
Cộng tiền hàng
115424094
Bằng chữ: Một trăm mười lăm triệu, bốn trăm hai mươi bốn nghìn, chín mươi tư đồng
Người lập phiếu Người nhập Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc
Bảng 3: Sổ theo dõi hàng nhập
BẢNG THEO DÕI HÀNG NHẬP
Năm 2007
NT ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Ghi Nợ TK 156
Ghi Có các TK
SH
NT
151
33332
…………………..
28/11
N-21264
28/11
Hàng mua về nhập kho
109005975
109005975
28/11
N-21264
28/11
Thuế nhập khẩu
6418119
6418119
Kế toán lập biểu Kế toán trưởng
Bảng 4: Sổ chi tiết hàng hoá
SỔ CHI TIẾT HÀNG HOÁ
Năm 2007
Tên hàng hoá: Tủ lạnh sâu
Đơn vị tính: chiếc
Kho văn phòng đại diện Technimex TPHCM
NT ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Đơn giá
Nhập
Xuất
Tồn
SH
NT
SL
TT
SL
TT
SL
TT
Tồn đầu kỳ
0
0
28/11
N-21264
28/11
Mua hàng nhập kho
151
109005975
1
109005975
Thuế nhập khẩu
33332
6418119
20/12
90739
20/12
Xuất bán cho WHO
632
115424094
1
115424094
Tổng số phát sinh
115424094
115424094
Tồn cuối kỳ
0
0
Kế toán lập biểu Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Bảng 5: Sổ cái tài khoản 156
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu kỹ thuật
70 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
SỔ CÁI
Năm 2007
Tên tài khoản: Hàng hoá
Số hiệu: 156
NT ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TK ĐƯ
Số tiền
Số hiệu
NT
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
0
…………………
28/11
N21264
28/11
Mua hàng nhập kho
151
124.126.380
Thuế nhập khẩu
33332
6.910.169,13
20/12
0090739
20/12
Xuất bán cho WHO
632
131.036.549,1
………………..
Cộng phát sinh
Số dư cuối kỳ
Ngày…tháng…năm...
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, dấu)
Bảng 6: Sổ chi tiết tài khoản 3388
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 3388
Năm 2007
Chứng từ
Diến giải
TK đối ứng
Số phát sinh
Số dư
SH
NT
Nợ
Có
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
0
23/08
Nhận tiền ứng trước của KH
1121
201002076
06/09
Nhận tiền ứng trước của KH
1121
804107779
DU14
08/09
Chuyển tiền cho người bán
144
201002076
1122
804107779
DT333K
30/09
Nộp thuế nhập khẩu hộ KH
1121
301596372
86940
12/10
Doanh thu nhập khẩu uỷ thác
511
12414598
33311
1241459
12/10
Bù trừ thuế đã nộp hộ
3331
130691761
Cộng phát sinh
1451054060
1005109855
Số dư cuối kỳ
445944191
Ngày ….tháng…năm….
Kế toán lập biểu Kế toán trưởng Giám Đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
Bảng 7: Sổ nhật ký chung
NHẬT KÝ CHUNG
Năm 2007
NT ghi sổ
Chứng từ
Diến giải
Số hiệu TK
Số phát sinh
SH
NT
Nợ
Có
….
….
…..
…………..
…
…
…
22/08
DU15
22/08
Nuaire-TT HĐ NH03-05/Nuaire(6743.75USD x 16164) # WHO
Hàng mua đang đi đường
151
109005975
Tiền gửi NH- tiền ngoại tệ
1122
109005975
22/08
DT138C
22/08
NTVN- TT phí chuyển tiền HĐ NH03-05/Nuaire
Chi phí bán hàng
641
293340
Thuế GTGT đựơc khấu trừ
1331
29334
Tiền gửi NH- Tìên Việt Nam
1121
322647
23/08
DI23
23/08
Nhận tiền ứng trước của KH-Nam Cường
TGNH-Tiền Việt Nam
1121
201002076
Phải trả khác
3388
201002076
06/09
DI24
06/09
Nhận tiền ứng trước của KH-Nam Cường
TGNH-Tiền Việt Nam
1121
804107779
Phải trả khác
3388
804107779
08/09
DU14
08/09
Chuyển tiền cho người bán-Diethelm
Phải trả, phải nộp khác
3388
1.005E+09
Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn
144
2.01E+08
TGNH-Tiền ngoại tệ
1122
8.08E+08
….
….
…
……
….
….
…..
30/09
DT333K
30/09
Nộp thuế NK cho KH-Nam Cường
Phải trả , phải nộp khác
3388
301596372
TGNH-Tiền Việt Nam
1121
301596372
12/10
86940
12/10
Doanh thu nhập khẩu uỷ thác
13656058
Phải trả, phải nộp khác
3388
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
511
12414598
Thuế GTGT đầu ra
33311
1241460
12/10
86940
12/10
Bù trừ thuế đã nộp hộ
Phải trả, phải nộp khác
3388
130691761
Thuế GTGT đầu ra
33311
130691761
…
…
…
………..
….
…..
…..
28/11
N-21264
28/11
Hàng về nhập kho (NH03-05/Nuaire)
Hàng hoá
156
109005975
Hàng mua đang đi đường
151
1.09E+08
28/11
N-21264
28/11
HQ-TSN- Thuế nhập khẩu
Hàng hoá
156
6418119
Thuế nhập khẩu
3333
6418119
….
…
….
…………….
…..
…..
….
Kế toán lập biểu Kế toán trưởng Giám Đốc
(Ký,họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
2.3. Nội dung kế toán tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu tại Công ty
* Tài khoản sử dụng
Do đặc điểm kinh doanh chủ yếu là thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học và kỹ thuật, đồng thời Công ty ký hợp đồng ngoại sau khi ký hợp đồng nội nên tiêu thụ hàng hoá phần lớn là theo phương thức bán buôn vận chuyển thẳng có tham gia thanh toán
- TK 131: Phải thu khách hàng ( chi tiết từng khách hàng)
+ TK 1311: Phải thu của khách hàng
+ TK 1312: Khách hàng ứng trước
- TK 511: Doanh thu bán hàng
+ TK 5111: Doanh thu bán hàng hoá
+ TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ
- TK 515: Thu nhập tài chính
- TK 632: Giá vốn hàng bán
* Quy trinh luân chuyển chứng từ bán hàng như sau:
Căn cứ vào hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước, phòng kinh doanh XNK sau khi làm thủ tục nhận hàng tại cửa khẩu, sẽ tổ chức vận chuyển tới địa điểm giao hàng. Kế toán có nhiệm vụ viết hoá đơn (GTGT), lập làm 3 liên: Liên 1 lưu, liên 2: giao cho khách hàng, liên 3: luân chuyển, ghi sổ
Ngoài ra, nếu một hợp đồng nội liên quan đến nhiều hợp đồng ngoại hoặc một hợp đồng ngoại nhưng có thời điểm hàng về không trùng nhau, Công ty sẽ tổ chức nhập kho chờ hàng về đủ mới giao một lần cho khách hoặc cũng có thể giao làm nhiều đợt. Mỗi lần giao, kế toán sẽ ghi nhận doanh thu và giá vốn. Doanh thu của số hàng chưa chuyển đựoc coi là doanh thu chưa thực hiện và giá vốn chính là giá trị hàng tồn của hợp đồng ngoại
Để theo dõi các khoản thanh toán với khách hàng, kế toán Công ty tập hợp các nghiệp vụ phát sinh vào TK 1312- khách hàng ứng trước. Cuối kỳ nếu TK này dư Nợ sẽ kết chuyển sang TK 1311- Phải thu khách hàng
. Công ty mở tài khoản doanh thu bán hàng là tài khoản chính để theo dõi doanh thu bán hàng phục vụ cho việc xác định kết quả. Thời điểm ghi nhận doanh thu là khi giao hàng và chuyển quyến sở hữu cho người mua.
Doanh thu được xác định = Số lượng thực tế x Giá bán
Giá bán được phòng kinh doanh đưa ra căn cứ vào giá hàng hoá nhập về cộng với các chi phí liên quan như: chi phí quản lý điều hành, chi phí cất giữ, bảo quản, chi thuê kho bãi ở cảng, sân bay…
Công ty chuyển giao hàng hoá cho khách hàng trên cơ sở hợp đồng đã ký. Kế toán ghi nhận doanh thu khi việc giao hàng hoàn tất.
Để minh hoạ quá trình tiêu thụ hàng nhập khẩu của Công ty có thể theo dõi qua quá trình tiêu thụ mặt hàng Tủ Lạnh sâu đã nhập ở trên:
Ngày 20/12/2007, Công ty đã chuyển hàng từ Sài Gòn cho Tổ chức y Tế thế giới (WHO). Với đơn giá 137.122.000 đồng/chiếc. Thúê GTGT 5%
Căn cứ vào phiếu xuất kho số X-2012, kế toán phản ánh giá vốn hàng bán
Nợ TK 632 115.242.094
Nợ TK 156 115.242.094
Kế toán ghi nhận doanh thu bán hàng căn cứ vào hoá đơn GTGT số 90739
Nợ TK 1312 143.978.100
Có TK 5111 137.122.000
Có TK 33311 6.856.100
Ngày 29/12/2007. Tổ chức Y tế Thế Giới thanh toán tiền mua hàng cho công ty bằng chuyển khoản qua Ngân hàng.
Nợ TK 1121 143.978.100
Có TK 1312 143.978.100
Bảng 8: Phiếu xuất kho
Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Kỹ Thuật Technimex
70-Trần Hưng Đạo- Hoàn Kiếm- Hà Nội
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 20/12/2007
Người xuất hàng: Đinh Ngọc Dũng
Kho xuất hàng: Kho đại diện văn phòng Technimex tại TPHCM
Nội dung: Xuất bán cho WHO
STT
Mặt hàng
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành Tiền
1
ILS-DF8517E-1: Tủ lạnh sâu bảo quản mẫu 86oC 484L
Chiếc
1
137.122.000
137.122.000
Cộng tiền hàng
137.122.000
Bằng chữ: Một trăm ba mươi bảy triệu, một trăm hai mươi han nghìn đồng
Người nhận hàng Thủ Kho Kế toán Giám Đốc
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên, đóng dấu)
Bảng 9: Sổ Cái tài khoản 632
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu kỹ thuật
70 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
SỔ CÁI
Năm 2007
Tên tài khoản: Giá vốn hàng bán
Số hiệu: 632
NT ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TK ĐƯ
Số tiền
Số hiệu
NT
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
0
…………………………
20/12
0090739
20/12
Xuất bán cho WHO
1561
1.052.685.000
25/12
Hàng chuyển thẳng cho KH
1561
112.981.142
……………
Cộng phát sinh
Số dư cuối kỳ
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Bảng 10: Sổ cái tài khoản 511
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu kỹ thuật
70 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
SỔ CÁI
Năm 2007
Tên tài khoản: Doanh thu bán hàng
Số hiệu: 511
NT ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TK ĐƯ
Số tiền
Số hiệu
NT
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
0
0
…………………………
……
20/12
0090739
12/10
Doanh thu uỷ thác
3388
10.931.755
20/12
DT 120
20/12
Doanh thu bán hàng
131
145.818.417
……………………..
…..
………
…………
Cộng phát sinh
Số dư cuối kỳ
Kế toán lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ VÀ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU KỸ THUẬT TECHNIMEX
3.1. Đánh giá thực trang công tác kế toán nhập khẩu hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu tại Công ty
3.1.1. Đánh giá chung về thực trang kinh doanh tại Công ty
Được thành lập từ năm 1982 khi đất nước bước sang thời kỳ đổi mới, Công ty Cổ phần XNK Kỹ Thuật Technimex đã trải qua những giai đoạn khoa khăn như biết bao doanh nghiệp khác do ảnh hưởng của sự thay đổi chính sách, sự chuyển đổi của nền kinh tế và cũng do chính đặc điểm ngành nghề kinh doanh của đơn vị. Tuy nhiên, cùng với sự nổ lực và cố gắng của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên, công ty đã không ngừng mở rộng hoạt động kinh doanh, đảm bảo việc làm ổn định và nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, hoàn thành nghĩa vụ nộp Ngân sách Nhà nước, dần khẳng định vị trí và uy tín của mình trên thị trường trong nước và quốc tế. Tạo đựoc bề dày kinh nghiệm trong kinh doanh, có định hướng kinh doanh phù hợp với từng thời kỳ.
Là một doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu trong lĩnh vực Kỹ thuật, Công ty có quan hệ ngoại thương với nhiều nước phát triển, có trình độ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trên thế giới như: Nhật, Mỹ, Châu âu, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan…Đây là điều kiện rất thuận lợi để Công ty tiếp thu, trao đổi những kỹ thuật tiến bộ cho bản thân nói riêng và cho đất nước nói chung. Lĩnh vực hoạt động của Công ty hiện nay chủ yếu tập trung vào nhập khảu. Nhưng không dừng lại ở đó, Công ty còn tổ chức kinh doanh dịch vụ chẳng hạn như tư vấn…góp phần tăng doanh thu, tăng lợi nhuận cho đơn vị. Ngoài ra, Công ty có một đội ngũ cán bộ kinh doanh có nhiều kinh nghiệm, trình độ và trách nhiệm trong công tác
Trong những năm gần đây chính sách tập trung nhập khẩu kỹ thuật công nghệ, vật tư phục vụ cho sản xuất hàng tiêu dùng và xuất nhập khẩu của Nhà nước là một thuận lợi lớn đối với Công ty
Nhìn chung hiện nay Công ty Cổ phần XNK Kỹ Thuật Technimex phát triển ổn định và là một trong những Công ty có mức lợi nhuận cao, có uy tín trên trường.
3.1.2. Đánh giá về công tác tổ chức kế toán nhập khẩu hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu tại Công ty
* Về tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
Xuất phát từ đặc điểm kinh doanh và tổ chức hệ thông kinh doanh của mình, Công ty đã chọn hình thức tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung, vừa phân tán. Các đơn vị hạch toán trực thuộc nếu hạch toán riêng thì hàng tháng gửi báo cáo về Công ty. Hình thức này tạo điều kiện kiểm tra, giám sát tại chỗ của kế toán đối với hoạt động của các đơn vị trực thuộc và toàn Công ty, đồng thời hạn chế những khó khăn trong vịêc phân công lao động, chuyên môn hoá công việc, tạo điều kiện nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên kế toán, cũng như có thể trang bị phương tiện tính toán trong công tác kế toán.
Việc bố trí và phân công công vịêc đối với các nhân viên kế toán tại Công ty tương đối phù hợp với khối lượng công việc hiện nay và đáp ứng được yêu câù của quản lý đặt ra. Đội ngũ kế toán viên của Công ty là những người có trách nhiệm trong công tác và không ngừng được đạo tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ. Kế toán trưởng là người có kinh nghiệm trong nghề, có hiểu biết sâu rộng về chế độ tài chính kế toán và thành thạo trong nghiệp vụ ngoại thương. Do vậy, việc tổ chức và chỉ đạo hoạt động bộ máy kế toán của Công ty luôn chính xác, đảm bảo yêu cầu quản lý của Ban lãnh đạo.
Tuy nhiên, việc tổ chức bộ máy kế toán của Công ty vẫn còn những tồn tại cần khắc phục như: Khối lượng công việc ngày càng nhiều trong khi đó số lương nhân viên ít, điều này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả công vịêc
* Về tổ chức công tác kế toán nhập khẩu hàng hoá
- Những thành công đạt được
Hệ thống chứng từ Công ty sử dụng theo đúng mẫu quy định của Bộ Tài Chính và cũng tuân thủ đúng các thủ tục ngoại thương và thông lệ quốc tế. Thông tin về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi chép đầy đủ, kịp thời. Chứng từ được quản lý chặt chẽ, có quy trình luân chuyển tưong đối tốt, được lưu trữ cẩn thận, khi cần có thể tìm và đối chiếu, kiểm tra nhanh chóng.
Hình thức ghi sổ được áp dụng tại Công ty là hình thức ghi sổ nhật ký chung. Hình thức này đơn giản về quy trình hạch toán, khối lượng công việc phân công đều trong tháng. Số lượng sổ phù hợp với quy mô của doanh nghiệp và thuận tiện cho việc áp dụng kế toán máy.
Về hệ thống sổ chi tiết: Công ty có hệ thống sổ chi tiết khá hoàn chỉnh. Kế toán mở sổ theo dõi từng đối tượng, chẳng hạn đối với các khoản phải thu, phải trả: chi tiết theo đối tượng cần thanh toán, với tài khoản tiền gửi bằng ngoại tệ thì chi tiết theo từng loại ngoại tệ và từng ngân hàng nơi đơn vị có quan hệ giao dịch. Cuối tháng, kế toán sẽ tổng hợp chi tiết theo từng khoản mục, làm cơ sỏ để đối chiếu với Sổ Cái. Với hệ thống sổ chi tiết như vậy, quy trình hạch toán của Công ty tỏ ra khá chặt chẽ, khả năng kiểm tra, kiểm soát cao.
Việc áp dụng 100% kế toán máy giúp cho việc ghi chép sổ sách đơn giản hơn rất nhiều, giảm sai sót trong khâu tính toán so với kế toán thủ công. Ngoài ra, nhờ sử dung máy vi tính, viện lọc, tìm kiếm dữ liệu, xử lý thông tin nhanh hơn, chính xác hơn.
Phương pháp xác định giá vốn hàng xuất tại đơn vị đựoc thực hiện trên cơ sở hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước, hàng bán buôn theo từng lô, khi nhập về thường được chuyển giao ngay cho khách hàng. Áp dụng phương pháp tính giá này là đơn giản và chính xác nhất.
Công ty đã thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách Nhà Nước.
- Một số tồn tại trong công tác kế toán nhập khẩu hàng hoá của Công ty
Mặc dù có rất nhìêu ưu điểm, song tổ chức công tác kế toán nhập khẩu hàng hoá tại Công ty Cổ phần XNK Kỹ Thuật Technimex vẫn còn một số tồn tại cần được quan tâm xem xét để tìm ra biện pháp khắc phục nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể là:
Thứ nhất là, trong việc hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp, theo chế độ kế toán hiện hành, khi hàng nhập khẩu đã làm xong thủ tục hải quan, nhưng cuối cùng hàng chưa về tới kho của đơn vị thì ghi Nợ TK 151, nếu đã nhập kho xong thì ghi Nợ TK 1561. Như vậy, bên Nợ của TK 151 chỉ được ghi khi cuối tháng hàng chưa về nhập kho nhưng đã làm xong thủ tục hải quan để xác định quyền sở hữu của doanh nghiệp đối với hàng nhập khẩu. Còn TK 1561 chỉ ghi bên Nợ khi hàng đã kiểm nhận nhập kho, thủ kho đã lập phiếu nhập.
Thực tế tại Công ty cổ phần XNK kỹ thuật Technimex, khi chuyển tiền mua hàng, kế toán đã phản ánh ngay vào bên Nợ TK 151, khi hàng về làm xong thủ tục hải quan thì kết chuỷên sang TK 1561. Cách hạch toán này là không đúng, kế toán đã phản ánh sai nội dung kinh tế của nghiệp vụ. Vịêc chuyển tiền mua hàng xảy ra trước khi nhận đựơc hàng, do đó đây là nghiệp vụ ứng trứoc tiền cho người bán chứ không phải mua hàng trả tiền ngay. Ngoài ra, khi chuyển tiền mua hàng, kế toán căn cứ vào sổ phụ của Ngân hàng để ghi Nợ TK 151. Việc sử dụng chứng từ này cũng sai quy định vì căn cứ để ghi Nợ TK 151 là tờ khai hải quan và bộ chứng từ do bên bán gửi.
Thứ hai là, khi hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ, kế toán không sử dụng TK 007 để theo dõi nguyên tệ các loại, mà chỉ phản ánh ở cột nguyên tệ trên TK 1122 mặc dù nghiệp vụ nhập khẩu sử dụng rất nhiều loại ngoại tệ. Điều này làm giảm khả năng đối chiếu, ra soát tình hình tăng, giảm ngoại tệ hiện doanh nghiệp đang sử dụng.
Thứ ba là, về tỷ giá trong vịêc hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá: Công ty sử dụng tỷ giá thực tế, tỷ giá này phản ánh đúng giá trị thực của hàng hoá, các khoản phải thu, phải trả, doanh thu tiêu thụ…nhưng cũng tương đối phức tạp đối với một doanh nghiệp có nghiệp vụ phát sinh liên quan đến ngoại tệ.
Theo quy định của Bộ Tài Chính, nếu sử dụng tỷ giá thực tế thì mọi nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ đều ghi sổ theo tỷ giá thực tế bình quân liên ngân hàng công bố tại thời điểm phát sinh. Đối với nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp, giá trị hàng tiêu thụ, doanh thu bán hàng đựơc tính theo tỷ giá thực tế tại thời điểm giao hàng cho khách, đã hoàn tất thủ tục giao nhận.
Tại Công ty cổ phần XNK kỹ thuật Technimex, nếu mua hàng không theo phương thức trả trước và bán hàng không có khoản ứng trước của khách thì kế toán phải phản ánh đúng theo chế độ. Ngoài các trường hợp đó, kế toán quy đổi giá trị hàng hoá nhập khẩu theo tỷ giá thực tế ngân hàng ngoại thương công bố tại thời điểm mua ngoại tệ chuyển trước cho người bán hoặc mua ngoại tệ ký quỹ mở L/C (Ký quỹ 100% giá trị L/C). Với nghiệp vụ tiêu thụ, doanh thu được ghi theo tỷ giá tại thời điểm khách hàng chuyển tiền ứng trước hoặc trả trước. Mục đích của việc sử dụng tỷ giá như vậy, nhằm hạn chế tối đa việc điểu chỉnh chênh lệch tỷ giá song lại không phản ánh đúng giá trị thực của doanh thu và giá vốn, làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.
Thứ tư là, kế toán Công ty không sử dụng tài khoản nào để theo dõi hàng nhập khẩu uỷ thác, trong trường hợp Công ty tiếp nhận hàng tại cửa khẩu, đưa về nhập kho hoặc vận chuyển đến cho khách hàng . Toàn bộ giá trị hàng nhập khẩu uỷ thác đểu được phản ánh vào TK 3388 khi hàng về, làm xong thủ tục hải quan. Cách hạch toán này tuy đơn giản, giảm đuợc một số tài khoản trung gian song không rõ ràng dễ nhầm lần. Ngoài ra vịêc ghi nhận giá trị hàng uỷ thác nhập khẩu chỉ ghi Nợ bên TK 3388 khi bên giao uỷ thác đến tận cửa khẩu để nhận hàng. Với cách hạch toán trên, kế toán đã bỏ sót nghiệp vụ.
Thứ năm là, mọi khoản chi phí liên quan đến quá trình thu mua hàng nhập khẩu như chi phí bốc dỡ hàng, phí hải quan, phí vận chuyển đén kho của đơn vị không đựơc hạch toán vào TK 1562 mà tập hợp hết vào TK 641. Điều đó làm cho việc phản ánh giá vốn của doanh nghiệp không chính xác. Bên cạnh đó, các chi phí giao dịch với ngân hàng liên quan đến vịêc nhập khẩu như phí mở L/C, phí chuyển tiền đều phản ánh vào TK 642 mà không đưa vào TK 811. Như vậy không đúng tính chất của nghiệp vụ trong quan hệ thanh toán với ngân hàng.
Đối với nhập khẩu uỷ thác, các khoản chi phí hàng cho nhập khẩu uỷ thác cũng được hạch toán vào TK 641,642 coi đó như chi phí của đơn vị, mặc dù thực chất đây là các khoản mà Công ty chi hộ bên giao uỷ thác. Khi giao hàng, kế toán ghi nhận doanh thu uỷ thác bao gồm: Hoa hồng uỷ thác và các khoản chi phí cho hoạt động nhập khẩu uỷ thác mà Công ty đã trả. Hạch toán theo cách này thực chất là bù trừ giữa các khoản phải thu và khoản đã trả hộ song nó khá dài và ảnh hưởng đến việc phân tích chi phí trong kỳ của doanh nghiệp.
Thứ sáu là, với kế toán tổng hợp, khi hạch toán thuế nhập khẩu và thuế GTGT của hàng nhập khẩu, kế toán căn cứ vào tờ khai hải quan để ghi sổ. Để đơn giản và thuận tiện trong vịêc ghi chép, kế toán thường phản ánh bút toán nộp thuế trước. Đến cuối kỳ, kế toán tổng hợp lại và ghi một lần bút toán tính thuế. Cách ghi này mặc dù giảm được số lần ghi chép trùng lặp song lại nảy sinh những vấn đề như: Khi xác định giá hàng nhập bao gồm: Giá mua + Thuế Nhập khẩu - giảm giá hàng mua (nếu có). Nếu cuối kỳ mới ghi bút toán tính thuế nhập khẩu thì giá hàng nhập khẩu trong kỳ không có thuế. Vì vậy, khi xuất hàng vịêc tính giá vốn lại trở nên phức tạp, khó đối chiếu với hạch toán chi tiết.
Thứ bảy là, Về hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho và nợ phải thu khó đòi: hiện nay công ty chưa áp dụng phương pháp dự phòng giảm giá tài sản, mà đây là phương pháp thể hiện nguyên tắc thận trọng trong kinh doanh. Dự phòng giảm giá tài sản nếu được lập hợp lý sẽ làm tăng chi phí, do vậy tạm thời làm giảm thu nhập ròng của niên độ báo cáo- niên độ lập dự phòng. Tuy nhiên điều đó lại hết sức cần thiết nhất là trong điều kiện giá cả hàng hoá trên thị trường luôn biến động do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, đặc biệt với các loại thiết bị hiện đại. Quá trình lưu chuyển dài sẽ làm giảm giá trị hàng hoá do hao mòn vô hình.
Đối với người mua, việc lập dự phòng phải thu khó đòi cũng là yêu cầu cần xem xét đối với các hợp đồng công ty ký với khách hàng thường có giá trị lớn, hình thức thanh toán chậm cũng nhiều.
Vịêc lập dự phòng đối với hàng hoá và khách hàng giúp cho Công ty có sự chuẩn bị trước những tổn thất lớn có khả năng xảy ra và nếu không gặp các rủi ro đó, Công ty sẽ có lợi hơn.
* Về công tác tổ chức tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu
Là một doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu trong lĩnh vực Kỹ thuật, Công ty có quan hệ ngoại thương với nhiều nước phát triển, có trình độ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trên thế giới như: Nhật, Mỹ, Châu âu, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan…Đây là điều kiện rất thuận lợi để Công ty tiếp thu, trao đổi những kỹ thuật tiến bộ cho bản thân nói riêng và cho đất nước nói chung. Lĩnh vực hoạt động của Công ty hiện nay chủ yếu tập trung vào nhập khảu. Nhưng không dừng lại ở đó, Công ty còn tổ chức kinh doanh dịch vụ chẳng hạn như tư vấn…góp phần tăng doanh thu, tăng lợi nhuận cho đơn vị. Ngoài ra, Công ty có một đội ngũ cán bộ kinh doanh có nhiều kinh nghiệm, trình độ và trách nhiệm trong công tác
Trong những năm gần đây chính sách tập trung nhập khẩu kỹ thuật công nghệ, vật tư phục vụ cho sản xuất hàng tiêu dùng và xuất nhập khẩu của Nhà nước là một thuận lợi lớn đối với Công ty
Nhìn chung hiện nay Công ty Cổ phần XNK Kỹ Thuật Technimex phát triển ổn định và là một trong những Công ty có mức lợi nhuận cao, có uy tín trên trường. Nhưng bên cạnh những thành công trên đây quản lý hoạt động tiêu thụ của Công ty cổ phần XNK kỹ thuật Technimex còn một số tồn tại sau:
Thứ nhất là, Trong công tác tiêu thụ hàng nhập khẩu, Công ty không thực hiện chính sách tiêu thụ. Cụ thể là: Các hình thức giảm giá, chiết khấu cho khách hàng không được áp dụng một cách thường xuyên, nghiệp vụ liên quan đến các hình thức này hầu như không xảy ra. Điều này có thể là do doanh nghiệp đã xác định được trước khách hàng của mình ( nhập khẩu hàng dựa trên các hợp đồng đã ký trong nước) song để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh, thu hút thêm nhiều khách hàng nhất là trong điều kiện cạnh tranh gay gắt trên thị trường hiện nay thì vấn đề này phải được quan tâm một cách thích đáng.
Thứ hai là, thị trường tiêu thụ và hình thức tiêu thụ hàng nhập khẩu của Công ty chủ yếu là ở Hà Nội và các thành phố lớn và chủ yếu là bán buôn. Công ty cũng có một số khách hàng là cá nhân và tổ chức nước ngoài nhưng con số này không nhiều và đó không phải là khách hàng thường xuyên.
Thứ ba là, việc thiếu thông tin từ bên ngoài cũng gây ảnh hưởng nhiều đến việc mở rộng thị trường, tìm kiếm bạn hàng của Công ty, nhiều thương vụ nhập khẩu đã gây ra cho Công ty nhiều tổn thất lớn. Nhà nước cũng chưa có một chính sách hợp lý trong vịêc ổn định nhập khẩu một số mặt hàng nhập khẩu lớn. Điều này gây khó khăn cho hoạt động nhập khẩu nói chung và hoạt động kinh doanh của Công ty nói riêng.
3.2. Định hướng phát triển trong thời gian tới của Công ty
Việt Nam đang tiến hàng các chính sách tự do hoá thương mại để hoà nhạp vào khu vực và trên thế giới như: Tham gia vào khu vực mậu dịch tự do Châu Á (AFTA), hay triển khai hiệp định thương mại Việt- Mỹ đã được ký kết vào năm 2000. Đặc biệt, khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO), hoạt động nhập khẩu sẽ được khuýên khích, mọi thành phần kinh tế sẽ được tham gia nhập khẩu. Cơ chế kinh tế mới sẽ tháo gỡ được những vướng mắc trong thủ tục, giảm phiền hà nhưng theo đó sẽ xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Hoạt động nhập khẩu sẽ được khuyến khích đặc biệt trên phương diện những mặt hàng khoa học kỹ thuật hiện đại, thiết bị đồng bộ chưa sản xuất được.
Thực tế ở Việt Nam cho thấy rất nhiều Công ty đang sử dụng các trang thiết bị, máy móc cũ lạc hậu. Nhiều trường đại học, trường dạy nghề thiếu thiết bị tài liệu cho sinh viên, nhiều bệnh viện thiếu thiết bị. Do vậy, nhu cầu đòi hỏi đổi mới trang thiết bị khoa học kỹ thuật tiên tiến là rất lớn. Đây là lợi thế tiềm năng của Công ty, Công ty cần phải tận dụng khai thác để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình.
Ngoài ra, trong các văn kiện Đảng gần đây, đều dành một vị trí đặc biệt cho ngành công nghệ sinh học. Coi sự phát triển công nghệ sinh học là một hướng đi chính trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước đến năm 2020.
Trên cơ sở định hướng xuất nhập khẩu của Nhà nước trong thời gian tới, cùng với những nghiên cứu thị trường trong nước, khả năng sẵn có của Công ty. Công ty đã định hướng tới mở rộng thị trường sang các tỉnh miền Trung . Công ty đã xây dựng mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể cho các năm tới như sau:
Mục tiêu chung của Công ty trong thời gian tới là: Không ngừng tăng trưởng và phát triển quy mô cũng như hiệu quả kinh doanh nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường và đảm bảo làm ăn có lãi.
Tiếp tục nghiên cứu và phát triển thị trường mới, mở rộng mạng lưới phân phối hàng sang các tỉnh và thành phố trong cả nước. Đồng thời đa dạng hoá các nguồn hàng đáp ứng nhu cầu thị trường và tránh rủi ro biến động thị trường.
Tăng khả năng tiêu thụ hàng hoá nhằm đạt đựoc sự tăng trưởng của doanh thu và lợi nhuận.
Không ngừng nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty cả về vật chất lẫn tinh thần để khuyến khích người lao động hoàn thành tốt công vịêc của mình.
3.3. Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán nhập khẩu hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu tại Công ty
* Giải pháp đối với việc tổ chức bộ máy kế toán
Phải phân công trách nhiệm cho các cán bộ kế toán một cách rõ ràng sao cho mỗi người đảm nhận một phần kế toán riêng, điều này sẽ tạo ra tính tự giác và tinh thần trách nhiệm cao trong công vịêc giúp cho công tác kế toán đạt hiệu quả cao hơn đồng thời vịêc theo dõi, kiểm tra của kế toán trưởng được tiến hành thuận tiện hơn.
Người quản lý đặc biệt là kế toán trưởng phải nắm vững và thực hiện tốt vịêc thi hành các chế độ, thể lệ, các nguyên tắc kế toán hiện hành. Quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác kế toán để nâng cao trình độ và hiệu quả làm việc. Có như vậy mới phát huy khả năng sáng tạo cũng như tinh thần tự giác của kế toán viên trong quá trình làm việc. Điều này đặc biệt quan trọng trong cơ chế thị trường hiện nay.
Phải giao sổ sách chi tiết cho từng người quản lý, riêng các sổ sách tổng hợp do kế toán tổng hợp đảm nhiệm. Kế toán trưởng có nhiệm vụ thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn các cán bộ kế toán khác ghi chép theo đúng quy định. Từ đó tìm ra những hạn chế còn tồn tại và đưa ra các biện pháp khắc phục những hạn chế đó.
* Các giải pháp đối với công tác hạch toán kế toán nhập khẩu hàng hoá
- Thứ nhất là, giải pháp đối với nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp:
Vẫn giữ nguyên cách hạch toán của Công ty, chỉ thay phần sử dụng tỷ giá. Tức là nghiệp vụ chuyển tiền mua hàng không thay đổi, ghi nhận giá trị hàng mua theo tỷ giá thực tế tại thời điểm mua ngoại tệ chuyển tiền. Khi hàng về, hoàn tất thủ tục hải quan, giá trị hàng được ghi theo tỷ giá tại thời điểm đó, chênh lệch tỷ giá đưa vào TK 413
Nợ TK 1561: TG thực tế tại thời điểm làm xong thủ tục hải quan
Nợ (Có) TK 413: Chênh lệch tỷ giá
Có TK 151: Tỷ giá ghi nhận nợ
- Thứ hai là, giải pháp đối với nghiệp vụ nhập khẩu uỷ thác:
Trong trường hợp doanh nghiệp tổ chức tiếp nhận hàng và vận chuyển đến địa điểm giao nhận hàng theo thoả thuận, kế toán có thể theo dõi hàng nhập khẩu uỷ thác theo 2 giải pháp:
+ Giải pháp thứ nhất: Sử dụng TK 002 để hạch toán trị giá hàng nhập khẩu uỷ thác
Khi hàng về kế toán ghi:
Nợ TK 002: Trị giá hàng nhập khẩu uỷ thác
Khi giao cho bên uỷ thác ghi:
Có TK 002: Trị giá hàng nhập khẩu uỷ thác
+ Giải pháp thứ hai: Hạch toán vào TK 151, cách hạch toán này như sau:
Khi nhận hàng tại cửa khẩu:
Nợ TK 151: Tỷ giá ghi nhận Nợ
Nợ TK 635: Lỗ TGHĐ
Có TK 3311: Nếu chưa thanh toán cho người bán
Có TK 1122: Nếu thanh toán ngay cho người bán
Có TK 144: Thanh toán bằng tìên ký quỹ
Có TK 515: Lãi TGHD
Khi giao hàng cho bên uỷ thác, kế toán ghi:
Nợ TK 3388- Tỷ giá ghi nhận nợ
Có TK 151 - Tỷ giá ghi nhận nợ
Thứ ba là. Công ty nên hạch toán các khoản chi phí liên quan đến quá trình thu mua hàng nhập khẩu như sau:
Đối với chi phí thu mua liên quan trong quá trình nhập khẩu trực tiếp như chi phí bốc dỡ, vận chuyển và phí hải quan, phí ngân hàng…Công ty nên hạch toán vào TK 1562:
Nợ TK 1562: Chi phí thu mua
Nợ TK 1331: Thuế GTGT nếu có
Có TK 111, 112
Hạch toán các khoản chi phí Công ty đã chi hộ bên giao uỷ thác (Chi phí ngân hàng, phí hải quan, phí tiếp nhận, vận chuyển hàng nhập khẩu uỷ thác) kế toán nên phản ánh trực tiếp vào bên Nợ TK 3388 để tiện theo dõi
Nợ TK 3388
Có TK 111, 112
Ngoài ra do doanh nghiệp không phản ánh hàng nhập khẩu uỷ thác là thuộc sở hữu của mình, chỉ là hàng hoá nhận giữ hộ nên kế toán không nên phản ánh thuế GTGT hàng nhập khẩu vào TK 33312 mà hạch toán thẳng vào TK 3388, coi đó như một khoản phải thu. Cụ thể, kế toán phản ánh thuế GTGT của hàng nhập khẩu uỷ thác như sau:
Nợ TK 3388
Có TK 111, 112
Thứ năm là, Về sổ chi tiết hàng hoá, Công ty nên lập thêm bảng tổng hợp hàng hoá theo từng loại về tình hình nhập, xuất, tồn của mỗi mặt hàng. Quu
* Giải pháp đối với công tác tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu
Công ty nên áp dụng rộng rãi các hình thức giảm giá, chiết khấu cho khách hàng nhằm thu hút số lượng hàng sẵn sàng tham gia ký kết hợp đồng mua hàng hoá với Công ty, tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, đồng thời duy trì mối quan hệ với các khách hàng thường xuyên.
Nâng cao chất lượng công tác Marketing trong kinh doanh nhập khẩu. Đó là việc nghiên cứư nhu cầu thị trường nước ngoài để tìm kiếm khách hàng tiềm năng, đáp ứng đựơc yêu cầu của Công ty về chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán và tiến độ giao hàng. Đìêu này sẽ tác động tích đến đầu vào của công ty ảnh hưởng không nhỏ đến kết qủa kinh doanh. Đối với thị trường trong nứơc, Công ty cần tìm hiểu thái độ của khách hàng, cần quảng tiếp thị cho họ biết đựơc chức năng, nhiệm vụ của Công ty, tình hình tài chính, tình hình kinh doanh Để khách hàng biết rõ về Công ty và tiến hành ký kết hợp đồng.
Hiện nay, hình thức tiêu thụ ở Công ty là bán buôn tại cảng và bán buôn chuyển thẳng. Do đó Công ty vẫn chưa triển khai hết những thị trường tiềm năng, thế mạnh chính của Công ty. Công ty nên đa dạng hoá hình thức tiêu thụ, mở rộng mạng lưới bán hàng bằng các hình thức bán lẻ, bán hàng đại lý, bán hàng trả góp, Công ty cần xây dựng các kho hàng để dự trữ hàng hoá.
Cuối năm, căn cứ vào tình hình biến động của giá cả hàng hoá, giá trị hàng hoá trên thị trường và đánh giá khả năng thanh toán của từng khách hàng. Công ty tiến hành lập dự phòng cho những rủi ro có thể xảy ra.
Mặc dù phương thức tiêu thụ hàng nhập khẩu của Công ty phần lớn là bán buôn, vận chuyển thẳng không qua kho song có nhiều trường hợp Công ty vẫn phải nhập kho tạm thời. Vì vậy việc tổ chức bộ phận kho hợp lý là rất quan trọng. Nó không chỉ giúp bảo quản, giữ gìn hàng hoá mà còn giúp ích cho bộ phận kế toán trong vịêc kiểm tra đối chiếu số liệu mà cụ thể là số liệu của kế toán kho. Khi ghi sổ kho: Mã hàng, tên hàng, ngày nhập, xuất, số liệu hợp đồng ngoại, số và ngày tháng của tờ khai hải quan của lô hàng đó. Định kỳ, kế toán đối chiếu giữa sổ kế toán và sổ kho để phát hiện chênh lêch, tìm cách xử lý thích hợp.
KẾT LUẬN
Sau quá trình học tập tại trường và thực tập tại Công ty cổ phần XNK kỹ thuật Technimex, em đã được trang bị những kiến thức lý luận cũng như một số kinh nghiệm thực tiễn về nghiệp vụ kinh doanh nhập khẩu hàng hoá. Với những kiến thức đó em đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp với để tài : “ Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán nhập khẩu hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu tại Công ty cổ phần XNK kỹ thuật Technimex”
Trong phạm vi chuyên đề bài viết này em đã tập trung giới thiệu tổng quan về Công ty và phân tích thực trang công tác kế toán nhập khảu hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá tại Công ty. Từ đó chỉ ra những thành tích mà công ty đạt được và cũng chỉ ra một số những hạn chế còn tồn tại . Đưa ra một số giải pháp nhằm giúp Công ty khắc phục những mặt hạn chế còn tồn tại và nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh trong thời gian tới.
Tuy nhiên do trình độ và thời gian thực tế có hạn nên bài viết chắc chắn sẽ không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Vì vậy em xin kính mong nhận đựơc ý kiến đánh giá đóng góp của các thầy cô và các cô chú, anh chị trong Công ty để bài viết của em hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn TH.S Nguyễn Thị Thu Liên và các cô chú, anh chị trong phòng kế toán tài chính cũng như trong toàn Công ty cổ phần XNK kỹ thuật Technimex đã giúp ẹm hoàn thành chuyên đề này.
Sinh viên thực hiên
Bùi Thị Thanh
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp ( PGS.TS. Đặng Thị Loan_ NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân- 2006)
2. Chế độ kế toán doanh nghiệp (quyển 2)-Báo cáo tài chính chứng từ và sổ kế toán sơ đồ kế toán- Bộ Tài Chính
3. Tài liệu tại phòng kế toán tài chính công ty cổ phần xuất nhập khẩu kỹ thuật Technimex
4. WEB: Technimex.com.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24870.doc