Đề tài Một số giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán Vốn đầu tư qua Kho bạc Nhà nước

Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang tập trung hoàn thiện cơ chế chính sách nói chung và trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng nói riêng, nhằm tạo hành lang pháp lý ổn định để phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh những kết quả đạt được thì vấn đề kiểm soát thanh toán vốn đầu tư của hệ thống Kho bạc Nhà nước hiện nay còn nhiều tồn tại cần được kiện toàn mà trước hết phải hoàn thiện Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, tạo điều kiện giải ngân nhanh, thúc đẩy tăng tiến độ thi công công trình, đồng thời góp phần tăng cường quản lý vốn đầu tư, chống thất thoát lãng phí vốn và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư. Chuyên đề “Một số giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư” trong hệ thống Kho bạc Nhà nước đã phân tích thực trạng công tác kiểm soát thanh toán trong thời gian qua, những kết quả cũng như những tồn tại và đề xuất hướng hoàn thiện, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và điều hành, công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, đảm bảo công tác thông tin nhanh, kịp thời và chính xác giúp cho sự chỉ đạo của Bộ Tài chính cũng như Chính phủ được chuẩn xác. Hy vọng những đề xuất này sẽ đóng góp vào việc hoàn chỉnh thêm một bước quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư trong nước và ngoài nước của hệ thống Kho bạc Nhà nước ./.

doc107 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 778 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán Vốn đầu tư qua Kho bạc Nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gay từ năm 2000, KBNN TW đã ban hành các Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư trong nước, Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư ngoài nước, trong quá trình vận hành đã có sửa đổi, chỉnh lý để đơn giản hoá thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian thanh toán, tránh phiền hà cho chủ đầu tư. Chính vì vậy đã tạo sự liên tục, thông suốt cho quá trình thanh toán, tạo hành lang pháp lý cho các KBNN tỉnh, huyện trong kiểm soát thanh toán vốn đầu tư. Trong quá trình kiểm soát thanh toán đã giúp cho các chủ đầu tư hiểu rõ hơn về các chính sách chế độ về quản lý, thanh toán vốn đầu tư, buộc các chủ đầu tư phải thực hiện đầy đủ các bước theo trình tự đầu tư đã quy định, tạo điều kiện cho công tác quản lý đầu tư và xây dựng đi vào nề nếp. Mặt khác qua công tác Kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, đặc biệt đối với các dự án Giao thông nông thôn dự vào cộng đồng, Giảm nghèo các tỉnh phía Bắc, Giảm nghèo các tỉnh miền trung. . . là các dự án đầu tư tới huyện, xã, thôn, bản, do đó đã góp phần năng cao nhận thức, hiểu biết và năng lực của các cán bộ thôn, bản, xã và huyện. 8.2. Về tình hình thanh toán: Hàng năm, trung bình có khoảng 2300 – 4.000 dự án đầu tư bằng nguồn vốn TW và 16.000 dự án đầu tư bằng nguồn vốn địa phương được kiểm soát thanh toán qua Kho bạc Nhà nước. Số vốn thanh toán hàng năm đến thời điểm quyết toán vốn đầu tư như sau (chưa kể số thanh toán cho kế hoạch năm trước kéo dài và thanh toán ứng trước kế hoạch năm sau): * Năm 2000: Ngay trong năm đầu đi vào hoạt động, toàn hệ thống đã kiểm soát thanh toán vốn đầu tư với tổng giá trị: 21.492,632 tỷ đồng, đạt 62,76% so với kế hoạch năm (KH năm là 34.245,217 tỷ đồng), trong đó: - Vốn Trung ương: 12.441,375 tỷ đồng, đạt 67,94% KH năm (KH năm là 18.311,97 tỷ đồng) - Vốn địa phương: 9.051,257 tỷ đồng, đạt 56,8% KH năm (KH năm là 15.933,25 tỷ đồng) Kết quả kiểm soát hồ sơ thanh toán (dự toán, phiếu giá, bảng kê) toàn hệ thống KBNN đã cắt giảm được tổng số 413,045 tỷ đồng (trong đó cắt giảm khi kiểm soát dự toán là 15,045 tỷ đồng; phiếu giá, bảng kê là 398 tỷ đồng). * Năm 2001 đã kiểm soát thanh toán vốn đầu tư với tổng giá trị 30.179 tỷ đồng, đạt 74% so với kế hoạch năm (trong đó vốn Trung ương 11.871 tỷ đồng, đạt 80% KH năm; vốn địa phương 18.308 tỷ đồng, đạt 70% KH năm Kết quả kiểm tra hồ sơ thanh toán (dự toán, phiếu giá, bảng kê) toàn hệ thống KBNN đã cắt giảm được tổng số 363,303 tỷ đồng (trong đó cắt giảm khi kiểm soát dự toán là 21,488 tỷ đồng; phiếu giá, bảng kê là 341,.815 tỷ đồng). * Năm 2002 đã kiểm soát thanh toán 39.123 tỷ đồng, đạt 72,5%/KH năm (trong đó vốn TW 12.762 tỷ đồng, đạt 65,6 %KH năm; vốn địa phương 26.361 tỷ đồng, đạt 76,4%/KH năm). Kết quả kiểm soát hồ sơ thanh toán, KBNN đã từ chối thanh toán 467,199 tỷ đồng, trong đó kiểm tra dự toán 15,262 tỷ đồng; phiếu giá, bảng kê thanh toán 451,937 tỷ đồng. * Năm 2003: Tính đến hết tháng 8 năm 2003, hệ thống KBNN đã kiểm soát thanh toán 18.390 tỷ đồng, đạt 42,4%/KH năm (trong đó Vốn TW 5.509 tỷ đồng, đạt 44,1%/KH; Vốn địa phương 12.881 tỷ đồng, đạt 41,7%/KH) Kết quả kiểm soát hồ sơ thanh toán, KBNN đã từ chối thanh toán hơn 160 tỷ đồng, trong đó kiểm tra dự toán 43,6 tỷ đồng; phiếu giá, bảng kê thanh toán 116,4 tỷ đồng. 9. Tồn tại và nguyên nhân: Ngoài những nguyên nhân đã được phân tích ở các phần trên, còn một số nguyên nhân chính ảnh hưởng hoặc gián tiếp hoặc trực tiếp đến công tác quản lý, thanh, quyết toán vốn đầu tư hiện nay, đó là: 9.1. Nguyên nhân khách quan: - Do cơ chế chính sách thay đổi: Từ năm 1986, thực hiện đường lối đổi mới nền kinh tế của Đảng và Nhà nước ta, qui mô đầu tư XDCB đã được mở rộng và ngày càng phát triển. Chính vì vậy việc thay đổi cơ chế quản lý vốn đầu tư XDCB cho phù hợp với việc chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã trở thành nhiệm vụ cấp bách, song cũng là một quá trình khó khăn phức tạp. Việc sửa đổi, bổ sung liên tục các Nghị định của Chính phủ về Quy chế đầu tư và xây dựng (từ 1982 đến nay đã năm lần thay đổi Nghị định) dẫn đến việc ban hành Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành cũng liên tục phải thay đổi, nhưng thường lại không đồng bộ, không kịp thời, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý vốn đầu tư. - Nhiều nội dung công việc chưa có định mức, đơn giá được cấp cơ thẩm quyền ban hành, nhất là đối với các dự án quy hoạch hoặc các dự án trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, không có cơ sở để KBNN kiểm soát thanh toán vốn cho dự án. - Do công tác điều hành thanh toán vốn: Qua thực tế những năm qua, thường Chính phủ có chủ trương cho phép kéo dài thời hạn thanh toán vốn năm kế hoạch sang năm sau, theo các thời điểm khác nhau, như cho phép thanh toán đến hết tháng 3, hết tháng 4, tháng 6 hoặc thanh toán đến hết năm sau. Chủ trương này nhằm tạo điều kiển để các chủ đầu tư giải ngân hết vốn, hoàn thành kế hoạch năm được giao, góp phần sớm đưa dự án, công trình vào khai thác sử dụng. Tuy nhiên cũng tạo ra tậm lý ỉ lại của các chủ đầu tư, nếu không thanh toán hết trong năm vẫn còn cơ hội để thanh toán tiếp vào năm sau, không sợ mất vốn. Mặt khác cũng gây khó khăn cho việc điều hoà điều chỉnh vốn của những dự án, công trình không có khả năng thanh toán sang cho những dự án, công trình khác đang cần vốn hơn để đẩy nhanh tiến độ thi công. Ví dụ như thời hạn thực hiện, thanh toán vốn đầu tư thuộc kế hoạch năm 2002 và thời điểm khoá sổ quyết toán vốn đầu tư năm 2002 được quy định như sau: Đối tượng Thời hạn thanh toán vốn Thời hạn khoá sổ quyết toán 1. Các dự án đầu tư được giao KH VĐT đầu năm theo QĐ số 196/2001/QĐ-TTg ngày 27/12/2001 Ngày 31/01/2003 Ngày 31/01/2003 2. Các dự án thuộc công văn số 915/VPCP-KHTH ngày 2/03/2003 của Văn phòng Chính phủ Ngày 31/06/2003 hoặc 31/12/2003 Ngày 31/03/2003 3. Các dự án đầu tư bằng nguồn vốn 216 Không thanh toán hết trong năm được chuyển sang năm sau Ngày 30/04/2003 4. Các dự án bổ sung và điều chuyển KH theo QĐ 1117 /QĐ-TTg ngày 25/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 30/04/2003 Ngày 30/04/2003 5. Một số dự án thực hiện theo văn bản hướng dẫn riêng của Chính phủ và của Bộ Tài chính . Ngày 31/03/2003 hoặc 30/04/2003 hoặc 30/06/2003 hoặc 30/09/2003 hoặc 31/12/2003 Ngày 31/03/2003 hoặc 30/04/2003 - Về phía chủ đầu tư: Hiện nay, cả nước có khoảng 4.000 dự án đầu tư do Trung ương quản lý; 16.000 dự án đầu tư do địa phương quản lý. Rất nhiều chủ đầu tư, Ban quản lý dự án vì không chuyên nên từ khâu lập, trình duyệt dự án cho đến việc làm các thủ tục thanh, quyết toán vốn đầu tư theo quy định còn lúng túng và rất chậm; không đảm bảo tiến độ thực hiện kế hoạch đầu tư năm được giao, dẫn đến thay đổi, điều chỉnh kế hoạch liên tục (cả vốn TW và địa phương) làm cho công tác quản lý, kiểm soát thanh toán của Kho bạc Nhà nước nói riêng và các cấp, các ngành nói chung gặp không ít khó khăn trong công tác theo dõi, quản lý và điều hành. - Quy trình kiểm soát thanh toán của Kho bạc Nhà nước chưa phân định rõ phạm vi kiểm tra, mức độ kiểm tra đối với từng đối tượng đầu tư (chỉ định thầu, đấu thầu, . . ), . . 9.2. Nguyên nhân chủ quan: - Thay đổi về tổ chức: Việc chuyển đổi nhiệm vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư từ Tổng cục Đầu tư phát triển sang Kho bạc Nhà nước ít nhiều khó tránh khỏi tồn tại ban đầu từ khâu tổ chức, bố trí lại nhân sự đến khâu bàn giao tài liệu, số liệu. - Năng lực cán bộ: + Trình độ nghiệp vụ của cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư ở Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố, Kho bạc Nhà nước huyện không đồng đều. Lực lượng cán bộ có trình độ kiểm tra việc áp dụng định mức, đơn giá XDCB không được chuyển sang công tác ở Kho bạc Nhà nước, nên hiện nay số lực lượng cán bộ này thiếu rất nhiều. Trong điều kiện chuyển đổi tổ chức, thay đổi cơ chế, số lượng nhân sự còn hạn chế, nhưng lại phải đảm bảo toàn bộ khối lượng công việc rất lớn nên bước đầu gặp nhiều khó khăn. + Nghiên cứu chế độ: Việc nghiên cứu chính sách chế độ còn hạn chế, nghiên cứu chưa được hệ thống và sâu sắc. Trong thực tế Vụ Thanh toán VĐT đã nhận và đã phải trả lời nhiều công văn của một số Kho bạc Nhà nước tỉnh hỏi và đề nghị cho ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn một số vấn đề mà trong chế độ đã quy định rõ. Từ đó quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, có cán bộ vẫn dựa nhiều vào kinh nghiệm và theo nề nếp cũ, chậm nắm bắt những kiến thức mới, cũng như phương pháp làm việc mới cho phù hợp với chủ trương cải cách hành chính hiện nay. 10. Bài học: Qua gần bốn năm hoạt động (2000-2003), bộ máy tổ chức thanh toán vốn đầu tư của hệ thống Kho bạc Nhà nước đã đi vào ổn định và phát triển cả về chất, cả về lượng. Để hướng tới hoàn thiện chính mình, đảm bảo hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao ta có thể tổng hợp, rút ra một số bài học sau: - Kho bạc Nhà nước TW cần thường xuyên phối hợp với các Vụ thuộc Bộ Tài chính, tham mưu cho lãnh đạo Bộ Tài chính soạn thảo cơ chế; giải quyết kịp thời các vướng mắc trong công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư. Trong những trường hợp cần thiết, làm việc trực tiếp hoặc bằng văn bản với các Vụ, Viện của các Bộ, ngành liên quan để cùng giải quyết các vấn đề cần tháo gỡ trong công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư. - Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc TW cần phối hợp chặt chẽ với các sở, ban ngành của tỉnh cùng tháo gỡ vướng mắc để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; chủ động phối, kết hợp với các chủ đầu tư, hưỡng dẫn chủ đầu tư làm các thủ tục thanh toán theo quy định. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao nếu có vướng mắc kịp thời báo cáo với cấp trên (Kho bạc Nhà nước TW, Bộ Tài chính, UBND tỉnh) để xem xét giải quyết. - Thường xuyên nghiên cứu chế độ, học hỏi nâng cao trình độ nghiệp vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, làm việc đạt chất lượng cao, có hiệu quả; tiết kiệm được thời gian và vốn đầu tư cho ngân sách nhà nước. - Tăng cường công tác kiểm tra trên nguyên tắc cấp trên kiểm tra cấp dưới (Kho bạc Nhà nước TW kiểm tra KBNN tỉnh, huyện; Kho bạc Nhà nước tỉnh kiểm tra KBNN huyện) để hướng dẫn, trao đổi nghiệp vụ; phát hiện sai sót để uốn nắn kịp thời, khắc phục hậu quả đáng tiếc (nếu có) xảy ra. - Luôn trau dồi đạo đức bản thân và lương tâm của người công chức để xứng đáng với nhiệm vụ được giao và lòng tin của khách hàng. CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC Mục tiêu chiến lược 10 năm tới Nghị quyết Đại hội Đảng CSVN lần thứ IX đã xác định: “Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại...” Để đạt được mục tiêu đó không thể không giành vốn cho đầu tư phát triển . Nghị quyết Đại hội Đảng CSVN cũng đã dự báo vốn đầu tư phát triển trong thời gian tới đó là: “ Theo tính toán và dự báo ban đầu, khả năng huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển trong 5 năm tới vào khoảng 830-850 nghìn tỷ đồng (theo giá năm 2000), tương đương 59-61 tỷ USD, tăng khoảng 11-12%/năm.. . Trong tổng vốn đầu tư xã hội, đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước chiếm 20-21%”. Với khối lượng vốn đầu tư lớn như vậy nếu không được kiểm soát chặt chẽ dễ gây thất thoát, lãng phí. Do đó vấn đề hoàn thiện và nâng cao hiệu quả kiểm soát thanh toán vốn đầu tư của Kho bạc Nhà nước càng cần được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, công tác này được nâng cao sẽ góp phần hạn chế những sai phạm không đáng có của chủ đầu tư, góp phần giảm thiểu đến mức thấp nhất thất thoát vốn đầu tư của NSNN. Để thực hiện được, cần quán triệt và thực hiện một số giải pháp sau I/. NHỮNG GIẢI PHÁP VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ : 1/ Về Quyết định chủ trương đầu tư: Những năm qua nhiều công trình quan trọng đã hoàn thành đưa vào sử dụng, góp phần không nhỏ trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, như Đường dây tải điện 500 Kv, Đường Bắc Thăng long – Nội bài, Đài phát sóng phát thanh Bắc bộ, Đài phát sóng phát thanh Nam bộ, Quốc lộ 5, nhiều tuyến đường trên Quốc lộ 1A. . . Tuy vậy thực tế cho thấy chủ trương đầu tư được đánh giá là khâu dễ gây thất thoát lãng phí lớn trong đầu tư XDCB. Hai mươi năm qua với 5 Nghị định về quản lý Đầu tư và xây dựng, công tác chuẩn bị đầu tư, trách nhiệm và thẩm quyền của các cấp thẩm định, phê duyệt Quyết định đầu tư luôn được cải tiến, phân định rõ nhằm xác định đúng đắn chủ trương đầu tư cho từng dự án. Vấn đề này đòi hỏi: - Các ngành các cấp và chủ đầu tư cần tuân thủ chặt chẽ những quy định, trình tự XDCB trong Nghị định 52/1999/NĐ-CP, Nghị định số 07/2003/NĐ-CP. Quá trình chuẩn bị đầu tư đóng vai trò hết sức quan trọng và quyết định hiệu quả kinh tế-xã hội của đồng vốn đầu tư sau này. Đặc biệt cần khảo sát kỹ trước khi lập dự án về địa chất, địa hình, thị trường, nguồn nguyên liệu, vệ sinh môi trường, khoa học công nghệ... sẽ tránh được những chỉnh sửa, thay đổi, biến động trong quá trình thực hiện đầu tư. Mặt khác phải gắn trách nhiệm về kinh tế và luật pháp trong trường hợp để vốn đầu tư bị lãng phí đối với người có thẩm quyền phê duyệt các quyết định đó theo Nghị định 38/1998/NĐ- CP và Nghị định 52/1999/NĐ-CP . - Thực hiện nghiêm chỉnh trình trự lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư. Xác định đúng đắn nhóm dự án ( A, B, C ), không được hạ thấp tổng mức vốn của dự án theo cách tạm tính để chốn tránh thủ tục trình duyệt theo quy định. - Các Bộ, địa phương cần căn cứ quy hoạch phát triển của ngành để lập danh mục các dự án hay các mục tiêu dự kiến sẽ phải đầu tư trong từng thời gian, trên cơ sở đó có kế hoạch cân đối nguồn vốn cho từng dự án, từng mục tiêu. - Đội ngũ tư vấn đầu tư và xây dựng phải được quan tâm và đầu tư đúng mức, vì nhờ đội ngũ này mà chất lượng của công tác Chuẩn bị đầu tư không ngừng được năng lên. 2. Về công tác kế hoạch: Công tác kế hoạch thời gian qua đã có nhiều thay đổi tiến bộ, Nhà nước chỉ giao kế hoạch cho các Bộ, Địa phương, ngành và các dự án quan trọng, còn các dự án khác để các Bộ, Địa phương chủ động bố trí. Tuy vậy việc bố trí kế hoạch còn nhược điểm như bố trí chưa tập trung, nhiều dự án ghi kế hoạch khi chưa đủ thủ tục. . . .do đó ảnh hưởng rất lớn đến tình hình thực hiện và giải ngân của dự án, đến người hưởng thụ, đến các nhà thầu, vì có khối lượng thực hiện nhưng không có nguồn vốn đảm bảo, dẫn tới lãng phí tiêu cực, giảm hiệu quả vốn đầu tư.Vì vậy công tác kế hoạch cần được chú trọng hơn nữa về các mặt sau: 2.1. Công tác kế hoạch hoá : - Đồng bộ hoá công tác kế hoạch ở phạm vi quốc gia, cần có kế hoạch ngắn hạn, dài hạn; các kế hoạch 5 năm, 10 năm cần được xây dựng tương đối vững chắc, phù hợp cân đối giữa các vùng các ngành, có vậy kế hoạch hàng năm mới có tính khả thi; mặt khác cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các địa phương thông qua các chương trình phát triển kinh tế-xã hội của Nhà nước. - Chỉ đưa vào kế hoạch đầu tư các dự án đã có đủ thủ tục đầu tư theo quy định ( Quyết định đầu tư, Thiết kế kỹ thuật – Tổng dự toán. . .). - Đối với kế hoạch năm chỉ bố trí kế hoạch đầu tư khi đã xác định chắc chắn khả năng nguồn vốn. - Việc bố trí kế hoạch đầu tư hàng năm tiến tới nguyên tắc bố trí kế hoạch theo dự án được duyệt, bố trí vốn phải tập trung, không dàn trải, đáp ứng tiến độ thi công theo dự án được duyệt, nhằm xoá bỏ tình trạng nợ nần dây dưa giữa các đơn vi, dẫn đến khoanh nợ, đảo nợ, . . đã và đang tồn tại trong thực tế nhiều năm qua. Khắc phục tình trạng này không những là điều kiện đảm bảo đầu tư có hiệu quả, mà còn là giải pháp để lành mạnh hoá, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường. 2.2. Thông báo kế hoạch thanh toán vốn hàng năm : Với chức năng được giao, cơ quan Tài chính phối hợp cùng với cơ quan Kế hoạch trong việc xây dựng kế hoạch đầu tư trung hạn, dài hạn và hàng năm, để báo cáo Chính phủ trình ra Quốc hội phê duyệt, do đó sau khi được Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch đầu tư hàng năm, thì các Bộ, ngành và các địa phương phân khai kế hoạch vốn đầu tư và giao cho các dự án thực hiện. Lúc này việc kiểm tra của cơ quan Tài chính đối với việc phân khai kế hoạch của các Bộ, ngành và địa phương là thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc phân khai có đúng với chủ trương của Nhà nước hay không, bố trí kế hoạch có đúng đối tượng đầu tư hay không, có tập trung vốn cho các dự án trọng điểm, quan trọng của Nhà nước hay không và có đúng với cơ cấu ngành kinh tế mà Chính phủ đã giao hay không. Qua phân tích ở trên thì việc thông báo kế hoạch vốn đầu tư từ cơ quan Tài chính hiện nay còn nhiều bất cập và mang tính hình thức. Do đó để nâng cao hơn nữa vai trò của cơ quan Tài chính trong việc tham gia xây dựng chủ trương đầu tư, tham gia đầy đủ vào việc bố trí kế hoạch đầu tư hàng năm, đồng thời rút ngẵn thời gian thông báo kế hoạch vốn trong nội bộ ngành Tài chính, tạo điều kiện chủ động cho Chủ đầu tư, góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân, mặt khác để phù hợp với phương thức cấp phát thanh toán vốn đầu tư theo dự toán, kiến nghị quy trình thông báo kế hoạch vốn đầu tư như sau : *Đối với các dự án Trung ương quản lý : + Bộ Tài chính (Vụ NSNN) sau khi nhận được chỉ tiêu giao kế hoạch đầu tư năm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo thì sao chụp 01 bản gửi cho Kho bạc Nhà nước TW để làm cơ sở đối chiếu với bản tổng hợp phân khai kế hoạch của các Bộ, ngành. + Các Bộ, ngành Trung ương sau khi giao chỉ tiêu kế hoạch vốn đầu tư năm cho các chủ đầu tư thực hiện sẽ gửi bản tổng hợp phân bổ kế hoạch vốn đầu tư năm cho Kho bạc Nhà nước TW. + Kho bạc Nhà nước TW (Vụ Thanh toán VĐT) thực hiện đối chiếu Bản tổng hợp phân bổ kế hoạch đầu tư của các Bộ, ngành với chỉ tiêu giao kế hoạch của Nhà nước và làm thủ tục thông báo kế hoạch vốn về Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố. Trường hợp phân bổ kế hoạch của các Bộ, ngành không phù hợp với chỉ tiêu giao kế hoạch của Nhà nước, Kho bạc Nhà nước TW có văn bản kiến nghị các Bộ, ngành bố trí lại đảm bảo đúng kế hoạch Nhà nước đã giao. + Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố căn cứ kế hoạch vốn đầu tư được thông báo làm căn cứ để kiểm soát thanh toán vốn cho dự án. Đối với những dự án mở tài khoản thanh toán tại KBNN huyện, KBNN tỉnh, thành phố thực hiện tiếp chuyển thông báo kế hoạch vốn về KBNN huyện. *Đối với dự án thuộc ngân sách địa phương : Kiến nghị bỏ việc thông báo kế hoạch vốn đầu tư của cơ quan Tài chính địa phương (Sở Tài chính, Phòng Tài chính). KBNN căn cứ vào kế hoạch đầu tư của UBND tỉnh, huyện, xã để kiểm soát thanh toán vốn cho các dự án. 3. Về đối tượng các dự án ODA do KBNN kiểm soát: Nghiên cứu bổ sung, sửa đổi Quyết định số 96/2000/QĐ/BTC ngày 12/6/2000 của Bộ Tài chính “Hướng dẫn chi tiết về quy trình và thủ tục rút vốn ODA”, trong đó xác định lại đối tượng các dự án ODA do KBNN thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi cho phù hợp với tình hình hiện nay. Riêng dự án ODA hỗn hợp có một phần ngân sách cấp phát và một phần cho vay lại thì phần ngân sách cấp phát phải được xác định ngay từ khi xây dựng dự án và do KBNN thực hiện kiểm soát chi. Như vậy đối tượng các dự án ODA do KBNN thực hiện kiểm soát bao gồm: - Dự án ODA thuộc ngân sách cấp phát gồm: Dự án hoàn toàn chi đầu tư XDCB; dự án ODA hỗn hợp có một phần chi đầu tư XDCB và một phần chi hành chính sự nghịêp. - Phần ngân sách cấp phát trong các dự án ODA hỗn hợp cả ngân sách cấp phát và ngân sách cho vay lại. 4. Về cơ chế tạm giữ 5% chờ quyết toán : Hiệc nay việc tạm giữ 5% chờ quyết toán được thực hiện trên cơ sở tạm giữ 5% kế hoạch vốn đầu tư hàng năm của dự án (Nghị định số 07/2003/NĐ-CP). Hàng năm KBNN thực hiện chuyển vào tài khoản tạm giữ 5% kế hoạch thanh toán vốn của dự án, từng nội dung tạm giữ do chủ đầu tư đề nghị (Thông tư số 44/2003/TT-BTC) và số vốn tạm giữ này sẽ được thanh toán cho dự án khi có báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án, công trình hoàn thành được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định. Mục đích của việc tạm giữ này là nhằm thúc đẩy công tác quyết toán vốn đầu tư dư án hoàn thành. Tuy nhiên trên thực tế việc quy định tạm giữ dựa trên cơ sở kế hoạch mà không dựa trên cơ sở khối lượng đã thực hiện, do đó không đạt được như mục đích đề ra.Để quy định tạm giữ chờ quyết toán được thực hiện với đầy đủ ý nghĩa cần theo nguyên tắc như sau: - Về lâu dài cần sửa đổi quy định tạm giữ 5% chờ quyết toán trong Nghị định số 07/2003/NĐ-CP của chính phủ và Thông tư số 44/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính theo nguyên tắc tạm giữ theo tỷ lệ nhất định trên cơ sở khối lượng thực hiện, nghiệm thu. - Trong khi chưa sửa đổi các văn bản nói trên, kiến nghị bổ sung, hoàn thiện Thông tư số 44/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính và văn bản hướng dẫn của KBNN TW, cụ thể về một số nội dung như : + Xác định rõ đối tượng tạm gữ và không tạm giữ. Trong đó kiến nghị đối tượng không thực hiện tạm giữ bao gồm: Dự án ODA; dự án được bố trí kế hoạch vốn chuẩn bị đầu tư, vốn chuẩn bị thực hiện dự án; dự án bố trí kế hoạch để mua sắm thiết bị; dự án bố trí kế hoạch để trả nợ vốn vay; dự án bố trí kế hoạch để thu hồi số vốn đã được ứng trước kế hoạch; dự án thuộc chương trình mục tiêu; chương trình 135; 5 triệu ha rừng; dự án đầu tư thuộc nguồn vốn sự nghiệp đã có văn bản hướng dẫn riêng. + Làm rõ quan điểm về tạm giữ 5% chờ quyết toán: Chế độ quy định tạm giữ 5% trên kế hoạch thanh toán vốn đầu tư hàng năm. Về nguyên tắc kế hoạch vốn hàng năm của dự án là được xây dựng trên cơ sở tiến độ thực hiện của dự án và trong phạm vi dự toán, tổng dự toán được duyệt. Do đó số vốn 5% chuyển vào tài khoản tạm giữ chờ quyết toán phải được coi là số vốn đã cấp phát cho dự án, không nên xem một cách đơn thuần chỉ là tạm giữ 5% kế hoạch vốn của dự án. Vì vậy tổng số vốn thanh toán (bao gồm cả 5% chờ quyết toán) không được vượt dự toán, tổng dự toán/tổng mức đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Điều này cũng có nghĩa là trong quá trình tạm giữ 5% theo kế hoạch phải gắn với việc có khối lượng đảm bảo khi dự án, công trình đã đi vào năm cuối, đã thực hiện hết khối lượng theo dự toán, tổng dự toán được duyệt, cụ thể phải tuân theo nguyên tắc: Tổng số vốn đã thanh toán (bao gồm cả tạm giữ 5%) £ Hợp đồng £ Dự toán £ Tổng dự toán/ Tổng mức đầu tư 5. Công tác điều hành thanh toán và khoá số quyết toán vốn đầu tư hàng năm: - Lượng hoá được các đối tượng dự án có tính đặc thù mà không thể thực hiện và thanh toán được trong năm kế hoạch, phải kéo dài thời hạn thực hiện và thanh toán sang năm sau cho phù hợp với thức tế khách quan. Thể chế hoá bằng văn bản cho các đối tượng này để có cơ sở thực hiện, nhằm hạn chế việc điều hành tuỳ tiện. - Thời hạn thanh toán vốn đầu tư theo kế hoạch hàng năm có thể kéo dài sang năm sau tuỳ theo điều kiện từng năm, nhưng thời điểm khoá sổ quyết toán vốn đầu tư hàng năm kiến nghị là hết tháng 01 năm sau, cho phù hợp với quy chế số 10 về cấp phát vốn đầu tư bằng hạn mức kinh phí. Không nên quy định việc khoá sổ quyết toán ở nhiều thời điểm khác nhau ứng với từng nguồn vốn đầu tư, từng đối tượng thanh toán như hiện nay. 6. Kiện toàn tổ chức Ban quản lý dự án : Theo thời gian và trong suốt quá trình hoàn thiện chính sách đầu tư, quyền hạn và trách nhiệm của Chủ đầu tư và Ban QLDA ngày càng được tăng cường và mở rộng. Thực tế hiện nay còn bộc lộ nhược điểm là việc tổ chức Ban quản lý dự án ( Ban QLDA ) chưa gắn trách nhiệm sử dụng, quản lý vốn và tài sản của dự án khi đưa vào khai thác, sử dụng. Ban QLDA là người đại diện cho chủ đầu tư, nhưng lại không phải là chủ đầu tư đích thực, nên thiếu sự ràng buộc về trách nhiệm quản lý tài sản, bảo toàn vốn khi dự án đi vào hoạt động. Các Ban QLDA thường có trụ sở dàn trải khắp nơi và chủ yếu tập trung ở Hà Nội trong khi dự án được triển khai thực hiện ở địa phương khác, dẫn đến tình trạng ách tắc, chậm trễ trong công tác nghiệm thu khối lượng, hoàn thành thủ tục thanh toán vốn đầu tư.. Từ tình hình trên, cần nghiên cứu để chấn chỉnh công tác quản lý của chủ đầu tư theo hướng sau : - Tổ chức lại các Ban Quản lý dự án, đảm bảo chủ đầu tư thực sự gắn với trách nhiệm quản lý vốn đầu tư trong suốt quá trình đầu tư và trong quá trình khai thác sử dụng đến khi dự án kết thúc. - Xác định rõ trách nhiệm cá nhân, quy định rõ tiêu chuẩn nghiệp vụ của chức danh chủ đầu tư. - Quản lý chặt chẽ giá dự toán công trình, thời gian xây dựng công trình. Chỉ tiêu về thời gian xây dựng công trình theo tiến độ được duyệt phải trở thành chỉ tiêu pháp lệnh trong kế hoạch đầu tư hàng năm. - Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng thông qua công tác thẩm định dự án, thiết kế, dự toán, thẩm định phiếu giá trong khâu thanh toán... - Quản lý chặt chẽ việc lựa chọn nhà thầu trong đấu thầu và chỉ định thầu, ban hành cơ chế kiểm tra và ràng buộc trách nhiệm của Ban QLDA trong các hoạt động đấu thầu hoặc thanh quyết toán công trình. - Quy định thời hạn để chủ đầu tư/Ban QLDA gửi hồ sơ, tài liệu thanh toán đến Kho bạc Nhà nước kể từ khi có khối lượng hoàn thành được nghiệm thu. 7/ Về hồ sơ thủ tục thanh toán: Mức độ đầu tư qua các năm tăng lên không ngừng, bình quân mỗi tháng cơ quan cấp vốn phải kiểm soát, thanh toán gần 2.000 tỷ đồng, những tháng cuối năm phải kiểm soát, thanh toán khoảng 3.000 đến 4.000 tỷ đồng. Con số này cho thấy nếu không nhanh chóng giảm bớt thủ tục hành chính trong kiểm soát thanh toán vốn đầu tư thì cơ quan cấp vốn sẽ không đáp ứng được nhu cầu đầu tư không ngừng tăng lên của xã hội, không làm tròn vai trò quan trọng của hệ thống KBNN trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước. Việc đơn giản hoá thủ tục hành chính sẽ cho phép rút ngắn thời gian giải ngân, thời gian thực hiện đầu tư. Thực tế qua công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư thời gian qua đã cho thấy nhiều loại hồ sơ, tài liệu làm căn cứ kiểm soát thanh toán không phù hợp với thực tế. Có loại KBNN không cần kiểm tra, lưu trữ, có loại cần giảm bớt số lượng (số liên) hoặc sửa đổi các chỉ tiêu trong tài liệu đó để công tác giải ngân được nhanh chóng, thuận tiện. Vì vậy đơn giản hoá thủ tục hành chính cần thực hiện theo hướng: - Giảm bớt các hồ sơ, tài liệu khi thanh toán xét thấy không cần thiết hiện nay; sao cho các hồ sơ, tài liệu được quy định phải đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện. Cụ thể : + Vốn Quy hoạch và Chuẩn bị đầu tư: Kiến nghị khi thanh toán, chủ đầu tư không phải gửi đến KBNN Văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép tiến hành công tác Quy hoạch (hoặc chuẩn bị đầu tư), vì các Bộ, Địa phương khi đã ghi vào kế hoạch , nghĩa là đã cho phép tiến hành công tác Quy hoạch hoặc chuẩn bị đầu tư ( Các Bộ đã duyệt; UBND và HĐND đã thông qua ). + Thanh toán thiết bị: Đối với thiết bị nhập khẩu, sau khi có quyết định trúng thầu hay chỉ định thầu, hợp đồng giao thầu giữa chủ đầu tư và đơn vị nhận thầu đã được cơ quan chủ quản kiểm tra phê duyệt theo quy định, do đó KBNN không cần yêu cầu phải gửi văn bản phê duyệt hợp đồng của cấp có thẩm quyền. - Phân định rõ trách nhiệm của các bộ phận liên quan (Kế toán và Thanh toán vốn đầu tư) trên từng chứng từ thanh toán thông qua việc thể hiện các chỉ tiêu trong từng loại chứng từ. - Sửa đổi, hoàn thiện các chứng từ thanh toán vốn đầu tư, trước hết là sửa đổi, hoàn thiện mẫu Phiếu giá/Bảng kê thanh toán vốn đầu tư cùng với phương pháp ghi chép cho phù hợp với cơ chế mới, áp dụng được trong chương trình quản lý, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua mạng vi tính.. 8. Điều hành nguồn vốn đầu tư để thanh toán: Công tác thanh toán vốn đầu tư trong toàn hệ thống KBNN đặt ra yêu cầu là nhanh chóng, kịp thời, đúng đối tượng, muốn vậy cần tạo ra hành lang pháp lý đủ để đáp ứng yêu cầu, phục vụ đắc lực cho công tác quản lý và điều hành toàn hệ thống thực hiện một cách thống nhất, đó là : - Nguồn vốn đầu tư có tính đa dạng : Bao gồm nguồn vốn đầu tư XDCB tập trung, vốn chương trình mục tiêu, vốn CK, vốn Quảng cáo truyền hình, . . . vốn thuộc kế hoạch khác nhau cùng phát sinh trong năm : Như vốn thuộc kế hoạch năm trước kéo dài, vốn thuộc kế hoạch năm nay, vốn ứng năm trước, ứng năm nay, . . Hiện nay việc thanh toán phải tuân theo các nguồn vốn, nghĩa là có vốn mới được thanh toán, nếu nguồn vốn đó không còn số dư, trong khi các nguồn vốn khác vẫn còn mà dự án lại có khối lượng hoàn thành cũng không được thanh toán, như vậy sẽ rất khó khăn. Để chủ động trong khâu thanh toán, kiến nghị KBNN được sử dụng một cách linh hoạt giữa các nguồn vốn nhận được để thanh toán cho dự án (bao gồm hạn mức các nguồn vốn) do ngân sách chuyển sang để chuyển về KBNN các tỉnh theo tổng số (trên cơ sở kế hoạch các nguồn vốn của các dự án Trung ương trên địa bàn), không chia ra theo từng nguồn vốn, khi rút hạn mức vốn để thanh toán và khi quyết toán phải được hạch toán theo từng nguồn vốn. 9. Vấn đề ghi thu-ghi chi vốn đầu tư ngoài nước: Số vốn ngoài nước chưa ghi chi được cho các dự án, Kho bạc Nhà nước TW sẽ tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính biện pháp giải quyết. Kiến nghị nguyên tắc giải quyết như sau: - Những dự án ODA viện trợ không hoàn lại, không có quan hệ thanh toán với KBNN, đề nghị ghi thu-ghi chi qua Bộ, ngành chủ quản. - Những dự án ODA còn lại: Bộ Tài chính (Vụ Tài chính đối ngoại) rà soát xác định chính xác số vốn ngoài nước thực tế đã giải ngân (không tính vốn chuyển từ tài khoản đặc biệt tại Ngân hàng phục vụ Trung ương về tài khoản dự án mở tại Ngân hàng phụ vụ địa phương). Đối với những dự án có phân cấp giải ngân phải phân bổ số vốn ngoài nước đã giải ngân theo từng địa bàn tỉnh, đồng thời ra văn bản thông báo cho các chủ dự án biết, phối hợp với KBNN để thực hiện ghi chi thanh toán vốn ngoài nước cho dự án. II/. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ : Lĩnh vực đầu tư XDCB luôn được coi là lĩnh vực phức tạp, nhiều yếu tố tác động, cơ chế chính sách lại chưa ổn định, trình độ tổ chức, năng lực cán bộ của Ban QLDA còn hạn chế và chưa đồng đều thì vấn đề kiểm soát thanh toán giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Mặt khác, sản phẩm XDCB là sản phẩm đơn chiếc, quy mô lớn, thời gian sản xuất dài, nhiều cơ quan, nhiều người tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm này, nếu không được kiểm soát chặt chẽ dễ gây lãng phí, thất thoát tiền vốn của Nhà nước. Công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư được coi là khâu cuối cùng để đưa tiền ra, nhằm đảm bảo việc thanh toán đúng đối tượng, đúng đơn vị thụ hưởng, đúng theo hợp đồng đã được ký kết, . . . Hoàn thiện quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư là góp phần tiết kiệm vốn đầu tư, chống lãng phí, tiêu cực . . . trong công tác đầu tư XDCB. Do vậy cần được kiện toàn trên các mặt sau : 1. Yêu cầu của công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư (KSTTVĐT) : - Công tác KSTTVĐT phải chấp hành đúng chính sách chế độ hiện hành về quy chế quản lý đầu tư và xây dựng. Đối với dự án ODA, ngoài những quy định trong nước phải tuân theo quy định trong Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam với nhà tài trợ hoặc theo quy định của Luật pháp Quốc tế. - Kiểm soát thanh toán phải tuân theo tiêu chuẩn, chế độ quản lý tài chính hiện hành, tuân theo định mức, đơn giá XDCB được cấp có thẩm quyền ban hành. Đối với những đơn giá chưa được ban hành phải được thoả thuận của Bộ Xây dựng, những nội dung, công việc có tính đặc thù theo quy định phải có đơn giá riêng thì nhất thiết chủ đầu tư phải lập đơn giá riêng được Bộ Xây dựng thoả thuận và phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt - Quy trình kiểm soát thanh toán phải bám sát các nội dung chi của dự án, công trình, các nội dung quy định thật chi tiết, dễ hiểu, dễ thực hiện. - Công tác KSTTVĐT phải đảm bảo đúng thời gian quy định ( tối đa 7 ngày đối với dự án đầu tư trong nước, tối đa 5 ngày đối với dự án có vốn nước ngoài), không gây ách tắc cho quá trình thanh toán, không ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình, và không được gây phiền hà cho các chủ đầu tư. - Xây dựng Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư (trong nước và ngoài nước) phải được cụ thể hoá ở từng bước, từng khâu, phù hợp và áp dụng được với chương trình kiểm soát thanh toán qua mạng vi tính. 2. Xác định phạm vi kiểm soát thanh toán (KSTT): Công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư của KBNN khá phức tạp, kết quả kiểm tra ít nhiều cũng tác động đến uy tín của cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án, dự toán và duyệt quyết toán dự án hoàn thành, ảnh hưởng đến quyền lợi của bản thân chủ đầu tư, quyền lợi của nhà thầu. . . Do đó quy trình KSTTVĐT ( bao gồm cả quy trình kiểm soát vốn trong nước và ngoài nước ) phải được xác định rõ phạm vi KSTTVĐT của Kho bạc Nhà nước. Trình tự đầu tư và xây dựng đặt ra ba giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và giai đoạn kết thúc đầu tư và xây dựng đưa dự án, công trình vào khai thác sử dụng. Ở mỗi giai đoạn đều có các nội dung chi khác nhau mà chủ đầu tư được phép chi tiêu để hoàn thành sản phẩm của từng giai đoạn. Sản phẩm cuối cùng của giai đoạn chuẩn bị đầu tư là báo cáo nghiên cứu khả thi/báo cáo đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt; sản phẩm cuối cùng của giai đoạn thực hiện đầu tư là các dự án, công trình hoàn thành để đưa vào vận hành, khai thác sử dụng; giai đoạn kết thúc xây dựng là toàn bộ dự án, công trình đã kết thúc công việc đầu tư xây dựng và báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các văn bản hiện hành cũng đã quy định quyền hạn và trách nhiệm của các đơn vị liên quan, trong đó chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng công trình đề nghị thanh toán. Nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước là kiểm soát thanh toán, vốn thanh toán đúng mục đích, đúng đối tượng đã được quy định trong báo cáo khả thi/ báo cáo đầu tư và quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền. Các khoản chi được thực hiện theo đúng tiêu chuẩn, chế độ tài chính hiện hành, đúng định mức, đơn giá XDCB. Do đó phạm vi kiểm soát thanh toán của Kho bạc Nhà nước là kiểm soát trong quá trình thanh toán. Có thể khái quát phạm vi kiểm soát thanh toán của Kho bạc Nhà nước được xác định theo biểu đồ sau: CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ THỰC HIỆN ĐẦU TƯ KẾT THÚC ĐẦU TƯ, XÂY DỰNG Xây dựng, mua sắm, lắp đặt thiết bị Lập, thẩm tra phê duyệt BC quyết toán VĐT K/sát, xác định chủ trương đầu tư CHỦ ĐẦU TƯ Đúng mục đích, đối tượng, đúng tiêu chuẩn, chế độ tài chính hiện hành KIỂM Chi phí chuẩn Chi phí thực Chi phí lập, bị đầu tư hiện đầu tư thẩm tra phê duyệt QT SOÁT CỦA KBNN Từ những phân tích trên, phạm vi kiểm soát của Kho bạc Nhà nước được cụ thể hoá ở các việc như: - Kiểm soát hồ sơ, tài liệu của dự án, bao gồm hồ sơ, tài liệu ban đầu và hồ sơ, tài liệu thanh toán theo quy định chủ đầu tư phải gửi đến KBNN. Không thực hiện kiểm tra việc bóc tách khối lượng từ thiết kế. - Kết hợp với kiểm tra thực tế tại hiện trường. Cụ thể phạm vi việc kiểm tra được thực hiện như sau: 2.1.Kiểm tra hồ sơ, tài liệu dự án : Kiểm tra hồ sơ, tài liệu ban đầu: + Kiểm tra sự đầy đủ và tính pháp lý của hồ sơ + Đối với các hạng mục, nội dung công việc không tổ chức đấu thầu mà thanh toán theo dự toán được duyệt: Kiểm tra việc áp dụng định mức, đơn giá trong dự toán được duyệt. Kiểm tra hồ sơ từng lần thanh toán : + Kiểm tra sự đầy dủ và tính pháp lý của hồ sơ + Đối với các khoản chi thanh toán theo dự toán : Kiểm tra, đối chiếu nội dung thanh toán với dự toán được duyệt; Kiểm tra việc áp dụng định mức, đơn giá. + Đối với trường hợp chỉ định thầu có giảm giá : Nội dung kiểm soát được thực hiện như kiểm soát đối với các khoản chi thanh toán theo dự toán được duyệt, giá thanh toán sẽ được khấu trừ theo tỷ lệ giảm giá tương ứng. + Đối với trường hợp chỉ định thầu khoán gọn: Nội dung kiểm soát được thực hiện như đối với trường hợp đấu thầu và thanh toán theo hợp đồng trọn gói + Đối với các khoản chi thanh toán theo hợp đồng trọn gói và hợp đồng EPC: Nếu trong hợp đồng không quy định thêm các điều kiện thanh toán thì khối lượng nghiệm thu theo tiến độ là khối lượng có trong hợp đồng đã ký được tính theo đơn giá trúng thầu, có trong kế hoạch đầu tư năm được giao. Không kiểm tra việc áp dụng định mức, đơn giá hiện hành. Khi có khối lượng phát sinh sẽ kiểm tra đơn giá áp dụng cho khối lượng phát sinh. + Đối với hợp đồng có điều chỉnh giá và hợp đồng EPC mà trong hợp đồng có quy định cụ thể về điều kiện, giới hạn, phạm vi các công việc, hạng mục được điều chỉnh và công thức điều chỉnh thì khối lượng nghiệm thu thanh toán là khối lượng và giá trị nghiệm thu trong hợp đồng đã ký và có trong kế hoạch đầu tư năm được giao. Trường hợp có khối lượng phát sinh tăng hoặc giảm so với khối lượng trong hợp đồng thì khối lượng nghiệm thu thanh toán là khối lượng phù hợp với điều kiện cụ thể quy định trong hợp đồng, được tính theo đơn giá trúng thầu và không vượt giá trị hợp đồng, có trong kế hoạch đầu tư năm được giao. + Tất các các khoản thanh toán theo hợp đồng, trường hợp có khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng phải có văn bản phê duyệt (nếu khối lượng phát sinh được đấu thầu) hoặc dự toán bổ sung được duyệt (nếu khối lượng phát sinh được chỉ định thầu) của cấp có thẩm quyền. 2.2.Kiểm tra thực tế tại hiện trường : Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thanh toán, cán bộ thanh toán phải có kế hoạch kiểm tra tình hình thực hiện công trình, có thể kiểm tra định kỳ hoặc kiểm tra đột xuất nếu có vấn đề gì nghi vấn, do đó việc kiểm tra thực tế ở hiện trường được thực hiện trong hai trường hợp: - Một là nếu phát hiện hồ sơ thanh toán do chủ đầu tư gửi đến có vấn đề gì chưa rõ, còn nghi ngờ, khi đó Bộ phận Thanh toán VĐT báo cáo Lãnh đạo KBNN để tiến hành kiểm tra. Nội dung kiểm tra cần xoay quanh những vấn đề còn chưa rõ, như việc sử dụng vật liệu có đúng với dự toán được duyệt không, có đúng với hồ sơ đề nghị thanh toán không, phát hiện khối lượng chưa làm nhưng vẫn đề nghị thanh toán nhất là vào những thời điểm cuối năm, khối lượng chưa làm chủ yếu là khối lượng nổi có thể phát hiện được mà không cần phải có phương tiện, thiết bị . . . Lập Biên bản nếu phát hiện những sai phạm nói trên và không thanh toán cho những sai phạm đó. - Hai là kiểm tra định kỳ nhằm nắm bắt tình hình diễn biến của dự án, nắm tình hình triển khai thi công, . . .phối hợp với chủ đầu tư để có biện pháp tháo gỡ kịp thời nếu có vướng mắc. Khi kiểm tra chú ý kiểm tra việc sử dụng vốn tạm ứng cấu kiện, bán thành phẩm, . . nếu có. Nguyên tắc của việc kiểm tra là : Việc kiểm tra thực tế tại hiện trường của KBNN chủ yếu nhằm tăng cường vai trò kiểm soát của KBNN trong việc làm rõ những vấn đề chưa rõ trong hồ sơ thanh toán. Chủ đầu tư và các đơn vị liên quan vẫn phải chịu trách nhiệm về các nội dung đề nghị thanh toán sai quy định nếu KBNN không phát hiện được. Khi kiểm tra, KBNN phải báo trước cho chủ đầu tư về mục đích cũng như nội dung kiểm tra, thời gian kiểm tra, không được lợi dụng việc kiểm tra để gây khó khăn, phiền hà, sách nhiễu cho đơn vị được kiểm tra. Sau khi kiểm tra phải có báo cáo kết quả kiểm tra kèm Biên bản kiểm tra nếu có. 3. Trình tự kiểm soát thanh toán và luân chuyển chứng từ: 3.1. Đối với các dự án đầu tư bằng nguồn vốn trong nước: - Việc kiểm soát thanh toán và luân chuyển chứng từ thanh toán vẫn được thực hiện như quy trình hiện tại. Cụ thể là cán bộ thanh toán VĐT trực tiếp nhận hồ sơ, tài liệu thanh toán do chủ đầu tư gửi đến, thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, làm thủ tục thanh toán, trình Lãnh đạo KBNN duyệt, chuyển chứng từ sang kế toán để thanh toán cho đơn vị thụ hưởng. - Bổ sung thêm quy trình luân chuyển chứng từ đối với trường hợp uỷ nhiệm đền bù giải phóng mặt bằng. 3.2. Đối với dự án ODA: - Việc kiểm soát thanh toán và luân chuyển chứng từ được bổ sung thêm trình tự kiểm soát đối với dự án ODA có phân cấp. Những dự án ODA có phân cấp thì tuỳ theo sự phân cấp của dự án mà KBNN nơi đó thực hiện nhiệm vụ kiểm soát, xác nhận giá trị khối lượng hoàn thành để dự án rút vốn ngoài nước theo quy định. - Riêng đối với các gói thầu đấu thầu quốc tế (xây lắp hoặc tư vấn) được thực hiện tại cấp Trung ương, nhưng phần vốn đối ứng được bố trí trong kế hoạch vốn đầu tư ở các tiểu dự án tại địa phương, hoặc các gói thầu mua sắm thiết bị do Ban QLDA TW trực tiếp ký hợp đồng mua sắm, sau đó mới giao thiết bị về cho các Ban QLDA địa phương. Kiến nghị trình tự kiểm soát như sau: + Tại Trung ương: KBNN nơi Ban QLDATW mở tài khoản (hiện nay là Phòng thanh toán VĐTCT liên tỉnh) thực hiện kiểm soát, xác nhận giá trị khối lượng hoàn thành đủ điều kiện thanh toán, trong đó có phân rõ tỷ lệ phần vốn ngoài nước-vốn trong nước theo quy định của dự án. Sau đó chuyển trả Phiếu giá/Bảng kê thanh toán (đã có xác nhận của KBNN ) cho Ban QLDATW để Ban QLDATW gửi về Ban QLDA địa phương. Ban QLDA địa phương làm việc với KBNN địa phương để được giải ngân phần vốn đối ứng theo tỷ lệ quy định. + KBNN địa phương khi nhận được hồ sơ thanh toán (gồm: Phiếu giá/Bảng kê thanh toán có xác nhận của KBNN TW; Giấy rút hạn mức vốn đầu tư) do Ban QL Tiểu dự án gửi đến chỉ kiểm tra lại tính pháp lý của hồ sơ, chứng từ và làm thủ tục thanh toán phần vốn đối ứng cho dự án. Số vốn đối ứng được thanh toán không được vượt kế hoạch năm của tiểu dự án tại địa phương. Trường hợp kế hoạch vốn năm không bố trí phần vốn đối ứng cho dự án thì chủ đầu tư phải làm việc với cấp có thẩm quyền để được bố trí vốn đối ứng để thanh toán. - Thuế GTGT trong giá trị khối lượng hoàn thành được xác định theo nguyên tắc sau: + Có thuế GTGT nếu hạng mục, nội dung công việc không được tài trợ 100% vốn ngoài nước hoặc Hợp đồng ký kết có thuế hoặc trên các hoá đơn, chứng từ mua sắm không xác định được thuế GTGT Þ Giá trị KLHT xác nhận sẽ được phân chia theo tỷ lệ vốn trong nước-vốn ngoài nước được quy định cho hạng mục, nội dung công việc đó. + Không có thuế GTGT nếu hạng mục, nội dung công việc được tài trợ 100% vốn ngoài nước hoặc Hợp đồng ký kết không có thuế hoặc trên các hoá đơn, chứng từ mua sắm có xác định được thuế VAT Þ Giá trị KLHT xác nhận không có thuế GTGT, nhưng phần thuế GTGT phải được ghi riêng để thuận lợi cho chủ đầu tư sử dụng nguồn vốn khác để thanh toán, như thanh toán từ quỹ hoàn thuế, hoặc từ vốn đối ứng ngân sách nếu có bố trí vào kế hoạch năm, hoặc từ nguồn vốn huy động, . . . + KBNN sẽ thanh toán phần vốn đối ứng theo tỷ lệ quy định, bao gồm cả thuế GTGT nếu có bố trí trong kế hoạch vốn đầu tư năm. III/. GIẢI PHÁP VỀ CHẾ ĐỘ THÔNG TIN BÁO CÁO Hiện nay chất lượng thông tin báo cáo thanh toán VĐT còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý, thông tin chưa nắm bắt được kịp thời, đầy đủ, đôi khi số liệu còn thiếu chính xác; kênh cung cấp thông tin nội bộ còn thiếu khoa học; một số biểu mẫu, chỉ tiêu báo cáo chưa đáp ứng được yêu cầu, gây nên tình trạng khối lượng báo cáo thì rất nhiều nhưng hiệu quả khai thác thông tin thấp; một số KBNN chưa chấp hành đầy đủ chế độ báo cáo theo qui định của kho bạc Nhà nước TW. Chính vì vậy cần phải nghiên cứu sửa đổi bổ sung lại chế độ báo cáo, cải tiến lề lối làm việc nhằm nâng cao một bước chất lượng thông tin báo cáo thanh toán VĐT, nâng cao hiệu quả khai thác thông tin là một việc rất cần thiết và phải làm ngay. Cụ thể cần nghiên cứu bổ sung, sửa đổi chế độ thông tin báo cáo thanh toán vốn đầu tư ban hành theo quyết định số 17/2001/QĐ-BTC ngày 27/3/2001 của Bộ Tài chính, văn bản hướng dẫn số 612 KB/TT-VĐT ngày 17/5/2001 của Kho bạc Nhà nước TW theo hướng: 1. Định kỳ hàng tháng, quý, năm: Đối với dự án Trung ương quản lý báo cáo tình hình thanh toán vốn đầu tư chi tiết theo từng nguồn vốn, từng chương (Bộ, ngành) và từng dự án nhóm A. Đối với dự án địa phương quản lý báo cáo chi tiết theo từng nguồn vốn, từng dự án nhóm A. (bỏ chế độ báo cáo hàng quý theo từng dự án, kể cả dự án nhóm C) 2. Bổ sung thêm cột chỉ tiêu “số lượng dự án” và chỉ tiêu “Tạm giữ 5% chờ quyết toán” trong các biểu mẫu báo cáo 3. Bổ sung thêm biểu báo cáo những dự án (đến thời điểm báo cáo) chưa khởi công, chưa được thanh toán vốn. 4. Bổ sung thêm biểu báo cáo tình hình thanh toán đối với những dự án được ứng trước kế hoạc vốn, thu hồi kế hoạch vốn ứng trước. 5. Hoàn thiện lại phương pháp lập biểu báo cáo, phương pháp lấy số liệu báo cáo. IV/. GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU HÀNH : Trước hết cần xác định khâu tổ chức và điều hành là một trong những nội dung rất quan trọng, là tiền đề tạo điều kiện cho công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư toàn thệ thống được thuận lợi, thông suốt. Do đó khâu này cần được tổ chức theo hướng sau : 1/. Về tổ chức : 1.1.Tại Vụ Thanh toán VĐT KBNN TW : Thực hiện theo chế độ chuyên viên, mỗi chuyên viên chịu trách nhiệm trước Vụ về nhiệm vụ được giao, đồng thời Vụ được tổ chức theo nguyên tắc: - Hình thành một số nhóm công tác thực hiện nhiệm vụ chung của Vụ, như nhóm chế độ; nhóm nghiên cứu kinh tế đầu tư; nhóm tổng hợp báo cáo và tổng hợp quyết toán vốn đầu tư hàng năm. Xây dựng cơ chế hoạt động cụ thể cho các nhóm hoạt động. - Mỗi chuyên viên vừa thực hiện nhiệm vụ chuyên quản theo dõi từng Bộ, ngành và theo từng KBNN tỉnh vừa thực hiện một phần nhiệm vụ chung của Vụ (tham gia vào các nhóm công tác) và thực hiện nhiệm vụ đột xuất theo yêu cầu của Vụ. 1.2. Tại Kho bạc Nhà nước tỉnh : Đối với KBNN tỉnh, thành phố đã có bộ phận kiểm tra chuyên trách thì tạm thời giữ nguyên như hiện nay, như KBNN Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Phòng Thanh toán VĐTCT liên tỉnh. Khi xây dựng được chương trình kiểm tra dự toán sẽ chuyển những cán bộ ở bộ phận này sang làm nhiệm vụ kiểm soát thanh toán. Những KBNN có số vốn thanh toán lớn (bao gồm cả vốn ngân sách Trung ương trên địa bàn và vốn ngân sách địa phương), có thể hình thành các phòng thanh toán vốn: Phòng thanh toán vốn Trung ương và Phòng Thanh toán vốn địa phương. 2/. Tổ chức tổng hợp, tích luỹ số liệu, đánh giá rút kinh nghiệm trong công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư. 3/. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho từng cán bộ theo các chuyên đề cụ thể, chú ý đi sâu nghiên cứu kinh tế đầu tư.. Tổ chức giao ban, tập huấn nghiệp vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư. 4/. Ứng dụng tin học : Để đảm bảo cho công tác thông tin báo cáo, công tác kế toán thanh toán vốn đầu tư một cách nhanh chóng, chính xác và kịp thời, đáp ứng yêu cầu quản lý và điều hành toàn hệ thống KBNN được thông suốt có hiệu quả thì vấn đề xây dựng chương trình quản lý bằng tin học càng đòi hỏi cấp bách, cụ thể phải xây dựng được chương trình : - Chương trình quản lý, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư. - Chương trình kiểm tra việc áp dụng định mức, đơn giá trong dự toán. Nguyên tắc xây dựng chương trình và qua chương trình cần làm rõ trách nhiệm giữa các đơn vị trong nội bộ KBNN, cụ thể là giữa bộ phận thanh toán vốn đầu tư và bộ phận kế toán trong vấn đề luân chuyển chứng từ, nhập số liệu, kiểm soát hồ sơ từ khâu kế hoạch vốn, thông báo hạn mức vốn đến việc thanh toán vốn cho dự án. Theo đó bộ phận thanh toán vốn đầu tư chịu trách nhiệm toàn bộ về việc thanh toán vốm đầu tư cho dự án, bộ phận kế toán theo dõi chi tiết từng từng chủ đầu tư theo từng nguồn vốn đầu tư và theo niên độ kế hoạch vốn, đảm bảo thuận tiện cho việc nâng cấp xây dựng chương trình kế toán cho phù hợp, đáp ứng nhiều hơn khi hợp nhất kế toán và thuận lợi khi đối chiếu số liệu giữa hai bộ phận./. KẾT LUẬN Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang tập trung hoàn thiện cơ chế chính sách nói chung và trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng nói riêng, nhằm tạo hành lang pháp lý ổn định để phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh những kết quả đạt được thì vấn đề kiểm soát thanh toán vốn đầu tư của hệ thống Kho bạc Nhà nước hiện nay còn nhiều tồn tại cần được kiện toàn mà trước hết phải hoàn thiện Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, tạo điều kiện giải ngân nhanh, thúc đẩy tăng tiến độ thi công công trình, đồng thời góp phần tăng cường quản lý vốn đầu tư, chống thất thoát lãng phí vốn và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư. Chuyên đề “Một số giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư” trong hệ thống Kho bạc Nhà nước đã phân tích thực trạng công tác kiểm soát thanh toán trong thời gian qua, những kết quả cũng như những tồn tại và đề xuất hướng hoàn thiện, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và điều hành, công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, đảm bảo công tác thông tin nhanh, kịp thời và chính xác giúp cho sự chỉ đạo của Bộ Tài chính cũng như Chính phủ được chuẩn xác. Hy vọng những đề xuất này sẽ đóng góp vào việc hoàn chỉnh thêm một bước quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư trong nước và ngoài nước của hệ thống Kho bạc Nhà nước ./. ---------*---------- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT KBNN: Kho bạc Nhà nước. TTVĐT: Thanh toán Vốn đầu tư. XDCB: Xây dựng cơ bản. VĐT: Vốn đầu tư. NSNN: Ngân sách Nhà nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO Hệ thống các văn bản về hoạt động của KBNN, NXB Tài chính, tháng 3 năm 2006. Luật Ngân sách nhà nước năm 2003. Nghị định 16/2005/ NĐ-CP của Chính Phủ về quản lí đầu tư xây dựng thuộc vốn NSNN. Thông tư 44/2003/TT-BTC ngày 15/3/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lí, thanh toán vốn đầu tư có tính chất đầu tư xây dựng thuộc nguồn vốn NSNN. Kho bạc Nhà nước 15 năm xây dựng và phát triển. NXB Tài chính, 2005. Kho bạc Nhà nước, Tổng kết 5 năm thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, Hà Nội, tháng 12 năm 2004. Báo cáo Thanh toán vốn đầu tư các năm 2003 - 2006. Ban Thanh toán Vốn đầu tư - KBNN. Đề tài nghiên cứu cấp ngành: Kiểm soát thanh toán vốn đầu tư. Ban Thanh toán Vốn đầu tư. KBNN. Vũ Đức Hiệp, Nâng cao hiệu quả kiểm soát chi XDCB qua KBNN. Hà Nội, 2004. Trần Đỡnh Tỵ, Quản lớ tài chớnh cụng, NXB Lao Động, 2003. Vừ Đỡnh Hảo, Quản lí NSNN ở VN và các nước. NXB Khoa học- Kỹ thuật, 1992. Luận văn: Nâng cao chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN. Trần Đức Dũng. TCC44C Tạp chớ Thanh tra Tài chớnh số 39 ( t9/2005), số 50 ( t8/2006). Tạp chớ Tài chớnh số 10 (2001), số 5 (2002), số 4 (2006). Tạp chớ Ngõn quỹ Quốc gia số 28 (t10/2004), cỏc số 33, 35, 36, 37 (2005), cỏc số 42, 45, 47, 52, 53 (2006). DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức hệ thống KBNN. Trang 31. Bảng 2.2: Giỏ trị TSCĐ mới trong các năm. Trang 35. Bảng 2.3: Kết quả thanh toán VĐT XDCB qua các năm. Trang 36. Bảng 2.4: Cơ cấu thất thoát vốn đầu tư. Trang 37. Sơ đồ 2.5: Tổ chức bộ máy kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN.Tr38. Sơ đồ 2.6: quy trỡnh thụng bỏo kế hoạch vốn đầu tư XDCB hàng năm. Trang 41. Bảng 2.7: Cơ cấu nguồn vốn thuộc phạm vi kiểm soát của KBNN. Sơ đồ 2.8: Quy trỡnh kiểm soỏt và luõn chuyển chứng từ thanh toỏn. Trang 58. Bảng 2.9 : Kết quả kiểm tra dự toỏn, Phiếu giỏ thanh toỏn. Trang 60. Bảng 2.10: Kết quả thanh toán vốn đầu tư 10 tỉnh năm 2006.trang 67 MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc9717.doc
Tài liệu liên quan