Đề tài Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý, sử dụng đất đô thị trên địa bàn quận Hai Bà Trưng

Đất đai có một vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, liên quan trực tiếp đến nhiều yếu tố chính trị, văn hoá, kinh tế, xã hội. Vì thế việc nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai là công việc hết sức quan trọng, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp chính quyền, giữa chính quyền với toàn thể nhân dân, ngày càng hoàn thiện chính sách pháp luật, đưa pháp luật đất đai vào đời sống, kiện toàn bộ máy quản lý đảm bảo sự hài hoà trong phát triển kinh tế xã hội, nâng cao hiệu quả hoạt động đi đôi với phát triển bền vững. Quận Hai Bà Trưng là một trong những quận nội thành của Thành phố Hà Nội_đô thị lớn thứ nhì trong cả nước. Quá trình đô thị hoá diễn ra trên địa bàn quận trong nhiều năm qua kéo theo đó là những vấn đề phức tạp nảy sinh trong quá trình phát triển cũng như trong quản lý kinh tế – xã hội. Quan hệ đất đai trên địa bàn quận cũng không phải là một ngoại lệ. Do đó trong thời gian hiện nay và trong thời gian sắp tới áp lực công tác quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn quận là rất lớn. Việc tăng cường công tác quản lý đất đai ở Quận là hết sức phức tạp, đòi hỏi các biện pháp giải quyết thật khéo léo để phát triển toàn diện kinh tế – xã hội của toàn quận.

doc71 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 956 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý, sử dụng đất đô thị trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trong Luật Đất đai mới, các nội dung quản lý nhà nước về đất đai được quy định cụ thể hơn và nhiều mục hơn. Tuy nhiên cần phải có thời gian để đưa Luật Đất đai năm 2003 đi vào cuộc sống. Thực tế là đến năm 2005 khi cả nước thực hiện tổng kiểm kê đất đai thì các nội dung quản lý nhà nước về đất đai mới từng bước được thực hiện. Tại thời điểm này các quận trên toàn thành phố Hà Nội nói chung và quận Hai Bà Trưng nói riêng chưa có kết quả tổng kiểm kê đất đai. Do đó để nghiên cứu và đánh giá việc thực hiện các nội dung quản lý đất đô thị trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, em xin trình bày các nội dung quản lý nhà nước về đất đai mà quận Hai Bà trưng đã thực hiện được theo Luật Đất đai năm 1993. Theo Luật Đất đai năm 1993 của Chính phủ về quản lý đất đô thị, UBND quận Hai Bà Trưng giao cho phòng Địa chính – Nhà đất và Đô thị (nay là phòng Tài nguyên và Môi trường) chịu trách nhiệm cùng UBND Quận quản lý đất trên toàn quận theo 7 nội dung quản lý đất đô thị, đó là các nội dung như sau: + Điều tra, khảo sát, đo đạc lập bản đồ địa chính + Quy hoạch xây dựng đô thị và lập kế hoạch sử dụng đất đô thị + Giao đất, cho thuê đất đô thị + Thu hồi đất + Đăng ký và cấp GCN QSDĐ đô thị + Làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất đô thị + Thanh tra, giải quyết các tranh chấp, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và sử lý các vi phạm về đất đô thị 2.2.1 Điều tra, khảo sát, đo đạc lập bản đồ địa chính Cho đến nay quận Hai Bà Trưng và toàn bộ các phường trên địa bàn quận đã có bản đồ địa giới hành chính được thiết lập theo chỉ thị 364/CT-CP của Chính phủ; và có bản đồ gốc địa chính do Sở Địa chính – Nhà đất Hà Nội thiết lập trong các năm 1996, 1997, 1998. Bản đồ địa giới hành chính quận Hai Bà Trưng đã thể hiện một cách chi tiết, chính xác ranh giới hành chính của các phường trong Quận và của toàn quận Hai Bà Trưng với các quận, huyện bạn. Ngoài ra công tác xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất là một trong những nhiệm vụ thường xuyên được UBND Quận quan tâm chỉ đạo nhằm thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về đất đai. Quận và các phường trong quận đã hoàn thành tốt việc xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2000 theo chỉ thị 24/1999/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất đã được xác lập đúng trên cơ sở hiện trạng đang sử dụng đất thể hiện rõ các yếu tố cần thiết và theo quy định của ngành. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất đã thể hiện toàn bộ hiện trạng sử dụng đất của Quận đến ngày 1/1/2000 theo đúng vị trí, đúng diện tích và đúng loại đất đã được quy định trong Luật Đất đai năm 1993 trên bản đồ tỷ lệ 1/5000. Không những thế Quận đã hoàn thành việc xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất năm 2000 trên địa bàn toàn quận và bản đồ quy hoạch sử dụng đất năm 2000 cho tất cả các phường trong quận. Có thể nói quận Hai Bà Trưng đã thực hiện tốt công tác điều tra, khảo sát, đo đạc lập bản đồ địa chính. Bởi lẽ các cấp lãnh đạo Quận cùng với cán bộ nhân viên trong phòng Địa chính – Nhà đất và Đô thị (nay là phòng Tài nguyên và Môi trường) đã hiểu rõ tầm quan trọng cũng như vai trò của công tác này đối với việc quản lý đất đai trên toàn Quận, đó là: - Giúp nắm chắc tình hình quản lý sử dụng quỹ đất đai tại địa phương. - Làm tài liệu cơ sở phục vụ các yêu cầu cấp bách của công tác quản lý Nhà nước về đất đai và hoàn thiện các chính sách đất đai, quản lý lãnh thổ. - Làm tài liệu cơ bản, thống nhất để lập và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đáp ứng yêu cầu xây dựng chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước và các ngành, các cấp sau năm 2000. - Làm tài liệu để tiến hành công tác chỉnh lý và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo định kỳ hàng năm tiếp theo và 5 năm sau. Còn ở cấp phường, công tác cập nhật biến động đất đai được Quận chỉ đạo thường xuyên và kịp thời nên công tác chỉnh lý biến động bản đồ hiện nay tại Quận được thực hiện khá đầy đủ. Như vậy đến nay về cơ bản Quận đã có hồ sơ quản lý đến từng thửa đất, từng chủ sử dụng và hệ thống hồ sơ này ngày càng hoàn thiện về chất lượng, góp phần đưa công tác quản lý đất đai có cơ sở khoa học. 2.2.2 Quy hoạch xây dựng đô thị và lập kế hoạch sử dụng đất đô thị Địa bàn quận Hai Bà Trưng chia thành 2 vùng: phía bắc bao gồm 9 phường (Phố Huế, Bùi Thị Xuân, Nguyễn Du, Ngô Thì Nhậm, Cầu Dền, Phạm Đình Hổ, Lê Đại Hành, Bách Khoa, Bạch Mai) là khu đô thị cũ đã ổn định. 11 phường còn lại là những phường ven nội trong những năm gần đây tốc độ đô thị hoá phát triển mạnh nên công tác quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch hệ thống đường giao thông, hạ tầng kỹ thuật cơ sở là cần thiết. UBND Thành phố Hà Nội đã giao nhiệm vụ cho quận Hai Bà Trưng thực hiện lập quy hoạch chi tiết 2 phường đang trong tình trạng sử dụng đất chưa ổn định, nhiều biến động, mặt khác cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn thấp kém là quy hoạch chi tiết 1/500 của phường Vĩnh Tuy và Trương Định. Đến nay đã được Sở Quy hoạch kiến trúc phê duyệt nhiệm vụ thiết kế, Sở Xây dựng thẩm định về đơn vị tư vấn, đang trình Thành phố ra quyết định phê duyệt dự án. Quy hoạch chi tiết của 2 phường sẽ là cơ sở để phát triển kinh tế xã hội của 2 phường. Hiện nay UBND Quận đang triển khai lập dự án quy hoạch khu đô thị mới tại phường Vĩnh Tuy với diện tích hơn 8ha để tạo quỹ nhà đất phục vụ công tác di dân giải phóng mặt bằng các dự án đường giao thông và các dự án khác trên địa bàn Quận. Công tác quy hoạch, lập kế hoạch sử dụng đất được thực hiện ở tất cả các địa phương với mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo cơ sở cho việc quản lý, sử dụng đất đai của Nhà nước. Muốn quản lý tốt đất đai thì công cụ không thể thiếu được đó là công tác quy hoạch đất đai. Tuy nhiên quận Hai Bà Trưng hiện nay chưa có quy hoạch chi tiết giúp công tác quản lý ở địa phương. Vì vậy UBND Quận đang chỉ đạo và giao cho các cơ quan chuyên môn phối hợp với Viện Quy hoạch Thành phố thực hiện công tác này trên cơ sở thực tiễn nhu cầu sử dụng đất và quỹ đất hiện có ở địa phương. Đồng thời UBND Quận cũng chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường xây dựng kế hoạch sử dụng đất đô thị trên địa bàn quận giai đoạn 2005 – 2010. Điều này chứng tỏ UBND Quận đã có những quan tâm thích đáng đối với công tác này. Mặc dù công tác quy hoạch sử dụng đất và lập kế hoạch sử dụng đất của quận Hai Bà Trưng còn có những mặt hạn chế nhưng hoạt động quản lý đất đai trên địa bàn quận vẫn đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật và chính sách đất đai của Nhà nước. Bởi lẽ các cấp lãnh đạo Quận đã chỉ đạo và hướng dẫn lãnh đạo phòng cũng như toàn thể cán bộ phòng trong khi thực hiện các nhiệm vụ quản lý đất đai phải luôn luôn bám sát và nắm chắc quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất của Thành phố: đó là quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Thành phố Hà Nội đến năm 2010 theo Quyết định 1447/QĐ-TTg ngày 9/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ. 2.2.3 Giao đất, cho thuê đất đô thị Theo quy định của Luật Đất đai năm 1993 thì việc giao đất thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố. UBND quận Hai Bà Trưng chỉ thực hiện quyết định giao đất của UBND Thành phố Hà Nội. Trong quá trình quản lý đất đai, công tác giao đất ở quận Hai Bà Trưng được tiến hành cho từng loại đất, từng đối tượng sử dụng và dựa vào thực tế quản lý đất của Nhà nước trong thời gian đó. Kết quả của công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn quận Hai Bà Trưng được thể hiện trong biểu 5 + Hộ gia đình cá nhân sử dụng 441,9878ha chiếm 32,55% tổng diện tích đất đã giao toàn quận. + Các tổ chức kinh tế sử dụng 484,4163ha chiếm 35,68% tổng diện tích đất đã giao toàn quận. + Nước ngoài và liên doanh với nước ngoài sử dụng 5,2983ha chiếm 0,39% tổng diện tích đất đã giao toàn quận. + UBND phường quản lý sử dụng 240,0795ha chiếm 17,68% tổng diện tích đất đã giao toàn quận. + Các tổ chức khác sử dụng 185,965ha chiếm 13,70% tổng diện tích đất đã giao toàn quận. Trong công tác giao đất, cho thuê đất tuy nhiệm vụ của Quận chỉ dừng lại ở việc thực hiện các quyết định giao đất của Thành phố nhưng UBND Quận đã làm tốt nhiệm vụ của mình góp phần thực hiện chủ trương của Nhà nước về việc giao đất lâu dài và ổn định cho các hộ gia đình và các tổ chức kinh tế. Không những thế UBND Quận còn nắm được các đối tượng sử dụng cũng như từng loại đất được giao, điều này là rất thuận lợi cho quá trình kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm về sử dụng đất ở đô thị. Biểu 5 : Kết quả công tác giao đất, cho thuê đất của Quận năm 2003 Đơn vị: ha Các loại đất Đất chưa giao cho thuê sử dụng Đất đã giao, cho thuê phần theo dõi đối tượng sử dụng % từng loại so với tổng diện tích đã giao Tổng số Hộ gia đình cá nhân Các tổ chức kinh tế Nước ngoài và liên doanh với nước ngoài UBND quản lý sử dụng Các chức khác 1 2 3 4 5 6 7 I - Đất nông nghiệp 77,5199 6,6496 70,8703 5,71% 1. Đất trồng cây hàng năm 7,3994 0,7939 6,6055 2. Đất vườn tạp 0,4321 0,4312 3. Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 69,6893 5,4245 64,2648 II. Đất chuyên dùng 715,2732 0,9594 325,6290 5,2983 238,5663 144,8202 52,68% 1. Đất xây dựng 387,7065 0,6701 275,1740 5,2983 7,8003 98,7638 2. Đất giao thông 217,6543 10,6715 193,6517 13,3311 3. Đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng 80,1837 0,2831 38,0244 33,6827 8,1935 4. Đất di tích lịch sử văn hoá 7,4527 0,9291 6,5236 5. Đất an ninh quốc phòng 17,2301 0,0059 17,2242 6. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 0,3990 0,0011 0,3979 7. Đất chuyên dùng khác 4,6469 0,0051 1,7591 2,0987 0,7840 III. Đất ở đô thị 562,5851 434,3788 87,6200 40,5863 41,44% IV. Đất chưa sử dụng 2,3687 0,2970 1,5132 0,5585 6,17% 1. Đất bằng chưa sử dụng 0,0091 2,0122 0,2970 1,1567 0,5585 2. Đất có mặt nước chưa sử dụng 0,3565 0,3565 3. Sông, suối 107,5392 Tổng 1.357,7469 441,9878 484,4163 5,2983 240,0795 185,9650 % so với tổng diện tích đã giao 100% 32,55% 35,68% 0,39% 17,68% 13,70% Nguồn: kết quả thống kê đất năm 2003 2.2.4 Thu hồi đất, đền bù và giải phóng mặt bằng Đây là công tác thực hiện các chính sách về đất đai của Nhà nước. Trên địa bàn quận Hai Bà Trưng trong những năm vừa qua công tác này được tiến hành trên hai lĩnh vực lớn. Một là thu hồi đất của chủ sử dụng hợp pháp để xây dựng các công trình công cộng hoặc phục vụ cho mục đích an ninh quốc phòng theo Nghị định 22/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ và tiến hành đền bù cho các chủ sử dụng có đất bị thu hồi. Hai là thu hồi đất của đơn vị, cá nhân được giao đất, cho thuê đất nhưng sử dụng sai mục đích, vi phạm các pháp luật về đất đai. Căn cứ để theo dõi tình hình sử dụng đất của các đơn vị, cá nhân là dựa vào kết quả kê khai theo chỉ thị 245/TTg ngày 22/4/1996 của Thủ tướng Chính phủ. Năm 2003 quận Hai Bà Trưng đã thực hiện xong 4/5 quyết định thu hồi đất với diện tích trên 12.000 m2 và được Thành phố đánh giá là một trong những quận đã làm tốt công tác thu hồi đất. Hiện còn một quyết định thu hồi đất của UBND Thành phố mà Quận đang tiếp tục triển khai thực hiện, xong đang gặp khó khăn do chủ sử dụng đất bị thu hồi không hợp tác, còn khiếu nại, đó là trường hợp của Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương II. Năm 2004 quận Hai Bà Trưng tiếp tục thực hiện Chỉ thị 15/CT-UB ngày 24/4/2001 của UBND Thành phố Hà Nội, đã kiểm tra lập hồ sơ đề nghị Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội và UBND Thành phố Hà Nội thu hồi đất để hoang hoá, sử dụng không đúng mục đích của 4 đơn vị sau: + Thu 1507 m2 đất do HTX nông nghiệp quản lý để hoang hoá tại phường Mai Động (đã bàn giao cho quận Hoàng Mai). + Thu 3806 m2 đất tại 349 Minh Khai phường Vĩnh Tuy do Công ty điện ảnh băng hình Hà Nội quản lý. +Thu 211 m2 đất tại ao tròn Mai Hương phường Bạch Mai do Tổ sản xuất Thành Công sử dụng không có hiệu quả. + Thu 1000 m2 đất tại 28 Đồng Nhân thuộc phường Đồng Nhân do nhà máy rượu quản lý sử dụng không đúng mục đích. Thực hiện Chỉ thị 17/2002/CT-UB và Kế hoạch số 37/KH-UB ngày 30/7/2002 của UBND Thành phố Hà Nội. Ngày 4/9/2002 UBND Quận đã ban hành Kế hoạch số 579/KH-UB để tổ chức triển khai thực hiện chỉ thị 17/2002/CT-UB của thành phố về tăng cường quản lý đất nông nghiệp, lâm nghiệp, kiểm tra xử lý các trường hợp lấn chiếm, sử dụng đất sai mục đích đất nông nghiệp ở các phường trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, bước đầu đã ngăn chặn, chấn chỉnh công tác quản lý đất nông nghiệp chống lấn chiếm và tái lấn chiếm. Tiếp tục đôn đốc các đơn vị khắc phục những tồn tại về sử dụng đất theo Kháng nghị 712/KN-VKSTC của Viện kiểm sát Toà án nhân dân tối cao. Để hoàn thành chỉ tiêu xử lý thu hồi đất cần phải tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ địa chính cơ sở cả về số lượng và chất lượng nhằm đáp ứng kịp thời công tác tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục người dân tự giác thi hành quyền và nghĩa vụ của mình. Công tác tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật, chính sách đất đai trong quần chúng nhân dân phải được đi trước một bước. Đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần thực hiện thành công chỉ thị. Kịp thời phát hiện và có những biện pháp ngăn chặn ngay những vi phạm mới phát sinh. Lập hồ sơ vi phạm đã phát sinh tạo điều kiện lập hồ sơ ban đầu một cách nhanh chóng hiệu quả. Tiếp tục đẩy mạnh việc nghiên cứu, đề xuất các quy trình quy phạm trong xử lý thu hồi đất như việc tổ chức cưỡng chế thu hồi đất; lập dự án sử dụng đất thu hồi trước khi thành phố ra quyết địnhđể việc thi hành quyết định thu hồi đất kịp thời và có hiệu quả, tạo niềm tin và sự đồng tình của dư luận. Cần có biện pháp xử lý nghiêm, kịp thời đối với người đứng đầu tổ chức có hành vi chống đối thi hành quyết định thu hồi đất của cấp có thẩm quyền; đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hành vi chống đối không thi hành đề nghị chuyển cơ quan pháp luật để truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự. * Công tác giải phóng mặt bằng Công tác giải phóng mặt bằng luôn được xem là một công tác phức tạp và khó khăn trong quá trong quá trình thực hiện bởi vì nó liên quan đến chế độ chính sách và quyền lợi của các hộ dân được bồi thường, hỗ trợ. Nhưng với sự chỉ đạo của Thường vụ Quận uỷ, Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng Thành phố và sự phấn đấu của các phòng ban trong quận, năm 2004 quận Hai Bà Trưng đã làm tốt công tác giải phóng mặt bằng. + Những dự án giải phóng mặt bằng do Ban quản lý dự án quận Hai Bà Trưng và các phường, phòng ngành khác gồm 14 dự án như dự án Hồ Thanh Nhàn, Hồ Việt Xô, thoát nước giai đoạn 1, Trung tâm Thể dục thể thao, cụm thủ công nghiệp ngõ 295 Bạch Mai, dự án A3b Trại Găng, dự án xây dựng trụ sở cơ quan hành chính UBND Quận, trường tiểu học Ngô Thì Nhậm Với tổng diện tích đất thu hồi 511.220,7 m2 Trong đó: Diện tích đất nông nghiệp: 8.000 m2 Diện tích đất ở, diện tích chuẩn bị thu hồi: 503.221 m2 Tổng số tiền được đền bù hỗ trợ giải phóng mặt bằng: 29,155 tỷ Tổng số hộ được đền bù là: 80 đơn vị và hộ gia đình Tổng số hộ được tái định cư : 38 hộ + Những dự án do chủ đầu tư khác: gồm có 14 dự án phải thực hiện công tác giải phóng mặt bằng như : Chùa Vân Hồ, nhà ở phía nam Đại Cồ Việt, Trạm cấp phát xăng dầu, xây dựng nhà ở và trụ sở của Bộ xây dựng, cải tạo đường sông Kim Ngưu, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Trường Đại học dân lập, nhà ở 61 Lạc Trung, Công viên Tuổi trẻ, 26 Thi Sách, Hôị chữ thập đỏ Với tổng diện tích đất thu hồi : 368.812,3 m2 Tổng số tiền đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng: 71,825 tỷ Tổng số hộ được đền bù: 157 hộ Tổng số hộ được tái định cư : 133 hộ 2.2.5 Đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Theo số liệu thống kê của Phòng Đăng ký – Thống kê thuộc sở Địa chính – Nhà đất Hà Nội, tính đến cuối tháng 8/2003, quận Hai Bà Trưng có số lượng giấy chứng nhận được cấp cao nhất trên toàn thành phố với 4.037/8.500 giấy. Năm 2004 là năm thực hiện cấp giấy chứng nhận có nhiều khó khăn. Đầu năm Quận tập trung cho công tác bầu cử Đại biểu HĐND 3 cấp nên kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm thấp. Mặt khác Luật Đất đai mới có hiệu lực từ ngày 1/7/2004 trong khi đó các Nghị định, văn bản pháp quy chưa có hướng dẫn để thi hành. Hồ sơ còn tồn đọng nhiều, chưa được hướng dẫn tháo gỡ, nghĩa vụ tài chính của người được cấp giấy chứng nhận thay đổi tạo lên dư luận, đòi hỏi của nhân dân trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở một cách bức xúc. Được sự chỉ đạo của UBND Thành phố Hà Nội, sở Tài nguyên – Môi trường và Nhà đất Hà Nội và sự chỉ đạo chặt chẽ sát sao cuả Thường vụ Quận uỷ, với sự phấn đấu nỗ lực của cán bộ các phòng ban có liên quan và UBND các phường nên công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở của Quận đã hoàn thành vượt kế hoạch Thành phố giao. Đã giải quyết 6621/6000 hồ sơ đạt 111%. Đến nay các hồ sơ theo tờ trình của những năm 2003 trở về trước đã được xử lý, không tồn đọng. Đối với trường hợp đủ điều kiện cấp thì cấp ngay, trường hợp không đủ điều kiện hoặc cần bổ sùng đã thông báo kịp thời cho UBND các phường để thông báo trả lời cho nhân dân biết. Việc lập hồ sơ xét duyệt cấp giấy chứng nhận phần đa mất thời gian thẩm định, kiểm tra bổ sung do hồ sơ nhân dân kê khai đã lâu, biến động nhiều cả về đất và nhà xây dựng trên đất. Trong khi đó, việc cấp giấy chứng nhận phải đảm bảo đúng pháp luật, đúng trình tự, đảm bảo không có tranh chấp khiếu kiện, ổn định ở địa phương. Vì vậy, UBND quận Hai Bà Trưng đang tập trung chỉ đạo các phường tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân tiếp tục kê khai, kê khai lại, kê khai bổ sung để lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận cho nhân dân. 2.2.6 Làm thủ tục chuyển quyền sử dụng và chuyển mục đích sử dụng đất đô thị Với tốc độ đô thị hoá diễn ra ngày càng nhanh như hiện nay thì việc chuyển mục đích sử dụng đất là hết sức bình thường và cần thiết. Chuyển mục đích sử dụng đất là đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất. Trong những năm gần đây quận Hai Bà Trương đã làm tốt công tác thống kê đất đai hàng năm và tổng kiểm kê đất đai 5 năm một lần, vì thế đã quản lý được tình hình sử dụng đất trên địa bàn và quản lý khá tốt việc chuyển mục đích sử dụng đất. Cụ thể của việc chuyển mục đích sử dụng đất diễn ra trên địa bàn quận Hai Bà Trưng năm 2003 như sau: * Đất nông nghiêp: Chuyển 19,2151 ha sang đất chuyên dùng Chuyển 0,2159 ha sang đất ở * Đất chuyên dùng Chuyển 0,1051 ha sang đất ở Bản thân trong đất chuyên dùng cũng có sự chuyển đổi mục đích sử dụng: chuyển 0,4677 ha từ đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng sang đất giao thông. * Đất chưa sử dụng và sông suối Chuyển sang đất chuyên dùng 0,939 ha Chuyển quyền sử dụng đất gồm có 6 hình thức: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất. Các hình thức này diễn ra thường xuyên trên địa bàn Quận. Những hình thức nào thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND quận thì đều được quận tiến hành thực hiện nhưng do cùng một lúc Quận phải thực hiện nhiều nhiệm vụ quản lý nên chưa thể thống kê được số liệu cụ thể. Các đối tượng sử dụng đất trên địa bàn Quận nếu sử dụng đúng mục đích và hợp pháp đều được thực hiện 6 quyền này theo đúng pháp luật hiện hành. Đối với mỗi hình thức chuyển quyền sử dụng đất diễn ra trên địa bàn Quận, các chủ sử dụng đều phải nộp phí theo đúng quy định của Nhà nước và dựa vào bảng giá đất, giá cho thuê đất trên địa bàn Quận. 2.2.7 Công tác thanh tra, giải quyết các tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về đất đô thị Quận Hai Bà Trưng xác định đây là việc chấp hành pháp luật của Nhà nước ttrong quản lý và sử dụng đất. Ngoài ra đây còn là biện pháp quản lý Nhà nước rất quan trọng, nó thể hiện tính công bằng và nghiêm mimh của pháp luật trong quản lý và sử dụng đất đai. Trong năm 2004, tiếp tục Thực hiện Chỉ thị 15/2001/CT-UB ngày 24/4/2001 của UBND Thành phố về việc tăng cường quản lý Nhà nước về đất đai, quận Hai Bà Trưng đã kiểm tra việc sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn quận và phát hiện ra 4 trường hợp đã vi phạm Luật đất đai. Quận đã lập hồ sơ đề nghị Sở Tài nguyên – Môi trường và Nhà đất Hà Nội thu hồi đất để hoang hoá sử dụng không đúng mục đích của 4 đơn vị này. Đó là: + Hợp tác xã nông nghiệp phường Mai Động để hoang hoá 1.507 m2 đất.(Đã bàn giao lại cho quận Hoàng Mai). + Công ty điện ảnh băng hình Hà Nôị đã sử dụng không đúng mục đích 3806 m2 tại 349 Minh Khai phường Vĩnh Tuy. + Tổ sản xuất Thành Công sử dụng không có hiệu quả 211 m2 đất tại ao tròn Mai Hương phường Bạch Mai. + Nhà máy rượu sử dụng không đúng mục đích 1000 m2 đất tại 28 Đồng Nhân. Công tác thanh tra, kiểm tra giải quyết các tranh chấp, đơn thư khiếu nại, khiếu tố, các vấn đề nổi cộm về đất đai được thực hiện thường xuyên trong những năm gần đây với phương châm hoà giải ngay từ cấp phường và cơ sở, đồng thời nhờ có sự hướng dẫn, quan tâm chỉ đạo sâu sắc của Thường vụ Quận Uỷ, UBND quận nên số lượng tranh chấp, khiếu kiện về đất đai đã giảm. Theo số liệu báo cáo của phòng Địa chính - Nhà đất và Đô thị (nay là phòng Tài nguyên và Môi trường), tổng số đơn thư có liên quan đến quyền sử dụng đất nhận được năm 2004 là 23 đơn. Trong đó: + Đã giải quyết được 19 đơn theo thẩm quyền. + Hoà giải thành 3 trường hợp. + Chuyển toà án 1 trường hợp. V- Đánh giá chung về tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn quận Hai Bà Trưng 1. Những kết quả mà quận Hai Bà Trưng đã đạt được Sau 10 năm thành lập ngành địa chính từ năm 1995 đến nay, công tác quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn quận đã từng bước lớn mạnh và đạt được những thành công nhất định. Thực hiện các quy định của Chính phủ và của Thành phố, quận Hai Bà Trưng đã chỉ đạo, triển khai dần từng việc. Đến nay, chính quyền từ quận đến các phường đã nắm được thực trạng từng loại quỹ đất trên địa bàn, thiết lập được các hồ sơ ban đầu về thực trạng nhà đất đưa vào quản lý. Quận đã có số liệu quản lý của mọi quỹ đất của các loại đối tượng đang sử dụng đất trên địa bàn, làm cơ sở thu đúng, thu đủ các khoản thuế và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Đây là nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước. Việc người sử dụng đất phải thực hiện nộp các nghĩa vụ đối với Nhà nước là động lực để phát triển sản xuất, yêu cầu phải sử dụng tiết kiệ đất. Những đất dư thừa Nhà nước bố trí cho các đơn vị khác để tiếp tục mở mang sản xuất. Kết quả kê khai theo Chỉ thị 245/TTg (là kê khai đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất,cho thuê đất) và kê khai nhà ở, đất ở của nhân dân, tình trạng lấn chiến đất công đã được chặn đứng. Việc tranh chấp đất đai trong nhân dân đã giảm rõ rệt. Các cơ quan, xí nghiệp được Nhà nước giao đất, đã không tự ý phân đất, cấp đất, hoặc tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, có ý thức sử dụng tiết đất kiệm, nâng cao trách nhiệm quản lý đất. Trật tự xã hội đang dần được ổn định, đoàn kết nhân dân, đoàn kết anh em, họ tộc lối xóm. Pháp luật của Nhà nước đã đi vào cuộc sống hàng ngày, mọi cá nhân, mọi gia đình, mọi tổ chức đã ý thức được quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất: không được lấn chiếm đất, không được hủy hoại đất, phải sử dụng đất đúng mục đích và làm nghĩa vụ với Nhà nước. Với cơ cấu các loại đất theo cơ cấu mục đích sử dụng và theo đối tượng sử dụng đất đã tiến hành tổng kiểm kê và phân tích các chỉ tiêu cụ thể, trên cơ sở thực hiện có căn cứ pháp lý và phương pháp tiến hành chuẩn xác kết quả tổng kiểm kê đất đai năm 2000 là cơ sở cho chính quyền các cấp hoạch định chiến lược phát triển kinh tế dựa trên tiềm năng thế mạnh từ đất. Từ kết quả đã được xác định phù hợp với thực tế, việc nắm chắc quyền sử dụng đất của chính quyền Quận, phường đã thể hiện vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quản lý sử dụng đất theo đúng chức năng, nhiệm vụ của UBND mỗi cấp. 2. Những tồn tại về quản lý sử dụng đất trên địa bàn quận Hai Bà Trưng * Từ thực trạng sử dụng đất trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, em nhận thấy còn có những tồn tai sau Là Quận nội thành Hà Nội nhưng diện tích đất nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng lớn, diện tích đất này cần phải sớm chuyển đổi sử dụng vào mục đích khác phù hợp với quy hoạch phát triển đô thi để thực hiện chủ trương xóa bỏ các HTX nông nghiệp nội thành. Đất sử dụng cho mục đích giao thông đô thị và đất phục vụ sự nghiệp đào tạo giáo dục còn chiếm tỷ trọng thấp, cần phải mở mang phát triển để đáp ứng nhu cầu mật độ giao thông trong những năm tiếp theo và đáp ứng nhu cầu dạy và học theo quy chuẩn quỹ đất dành cho sự nghiệp giáo dục theo quy chuẩn số m2 trên đầu học sinh của Bộ giáo dục đào tạo. Việc phân bố đất sử dụng của các đơn vị sản xuất kinh doanh còn chiếm tỷ lệ lớn trên địa bàn Quận. Tiến tới xây dựng đô thị sạch, văn minh hiện đại cần phải di chuyển các nhà máy, xí nghiệp ra ngoài phạm vi nội thành Hà Nội, chỉ nên giữ lại đất sử dụng cho các ngàng công nghiệp tinh không ô nhiễm môi trường. Quỹ đất sau khi di chuyển các nhà máy, xí nghiệp ra khỏi nội thành cần ưu tiên cho sự nghiệp giáo dục và các khu công viên vườn hoa, khu vui chơi giải trí công cộng. Đất ở trên địa bàn quận Hai Bà Trưng có tỷ lệ mật độ lớn, Nhà nước cần có chính sách giãn mật độ đối với đất ở, cải thiện từng bước môi trường và điều kiện sống về đất ở cho nhân dân. * Khi đi thực tế xuống địa bàn quận, em thấy rằng: nhiều đơn vị, hộ gia đình xây dựng trái phép lấn đất công (như làm nhà trên phần đất lưu không).Khi kê khai để cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở thì họ chỉ kê khai theo đúng diện tích được cấp hoặc được giao. Phần lấn chiếm họ chấp nhận nộp phạt để tồn tại. Điều đó dẫn đến sự chênh lệch giữa diện tích đất được thống kê với thực tế sử dụng. Vấn đề đặt ra ở đây là công tác quản lý đất đô thị liên quan đến công tác quản trật tự xây dựng đô thị vì vậy phải có sự phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ của các cơ quan chức năng trong việc thực thi pháp luật. Đây là một vấn đề mang tính lịch sử bởi vì trước đây chưa có đội quản lý trật tự xây dựng, việc quản lý xây dựng do công an thực hiện. Có thể nói đây là một tồn tại mang tính lịch sử không chỉ có ở riêng quận Hai Bà Trưng mà còn có ở cả các quận khác trong thành phố Hà Nội mà trách nhiệm không của riêng một tổ chức hay cá nhân nào. Bởi vì do nhu cầu sử dụng đất đai của nhân dân không ngừng tăng, một số người đã tranh thủ sự sơ hở hay thiếu chặt chẽ của luật pháp để phục vụ cho nhu cầu cá nhân của mình. Và cũng cần nói thêm đây là một vấn đề hết sức tế nhị trong công tác quản lý đất đô thị vì thế để khắc phục, phòng chống những việc tương tự xảy ra trong tương lai cần phải có những biện pháp mềm dẻo và linh hoạt như tuyên truyền giáo dục luật pháp trong nhân dân, tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ địa chính các cấp. * Thực hiện công tác kiểm kê, thống kê đất đai thì phải có các tài liệu để làm căn cứ ví dụ lấy bản đồ quy hoạch sử dụng đất làm căn cứ. Nhưng trên thực tế quận Hai Bà Trưng và các phường trong quận vẫn chưa có quy hoạch sử dụng đất cũng như kế hoạch sử dụng đất. Vì vậy các phường gặp khá nhiều khó khăn trong việc triển khai. * Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Hai Bà Trưng đã trải qua nhiều lần nhập, tách phòng vì thế mà cán bộ phòng có những thay đổi nhiều về mặt nhân sự cũng như về mặt phân công nhiệm vụ. Do có sự phân công lại công tác cũng như thuyên chuyển cán bộ sau khi thành lập phòng mới nên phải mất một thời gian để cán bộ tiếp nhận và làm quen với công việc mới. Chương III Giải pháp về công tác quản lý sử dụng đất đô thị trên địa bàn quận Hai Bà Trưng I. Cơ sở của các giải pháp 1. Cơ sở lý luận Đất đô thị là phần diện tích đất có giới hạn được sử dụng để xây dựng các công trình đô thị, như nhà ở, trụ sở các cơ quan hành chính, kinh tế, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị như đường giao thông, mạng lưới điện chiếu sáng, lưới điện sinh hoạt, điện sản xuất, thông tin liên lạc, hệ thống cấp thoát nướcphục vụ các nhu cầu lợi ích công cộng, quốc phòng, an ninh và các mục đích đa dạng khác. Phần diện tích đất có giới hạn đó theo các quy mô khác nhau kết hợp với một số yếu tố cơ cấu dân số và cơ cấu kinh tế được nhà nước quy định phân loại thành đô thị từ loại I đến loại V và loại đặc biệt. Quá trình đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ đặt ra nhu cầu sử dụng đất đô thị ngày càng tăng trong khi khả năng cung diện tích đất đô thị là hữu hạn. Chính vì vậy việc khai thác sử dụng đất đô thị cho hợp lý, đạt hiệu quả kinh tế cao là yêu cầu rất quan trọng. Nó đòi hỏi công tác quản lý sử dụng đất đô thị cũng phải đồng bộ và phù hợp. Vì lý do đó nên cần phải có các giải pháp về quản lý sử dụng đất đô thị. Hiến pháp và Luật Đất đai nước ta khẳng định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước quản lý thống nhất về đất đai theo quy hoạch và kế hoạch. Tuy nhiên Luật Đất đai của chúng ta ra đời vẫn còn có những bất cập cần được tiếp tục hoàn thiện và bổ sung. Do đó chúng ta cần phải có các giải pháp về quản lý sử dụng đất để ngày càng nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về đất đai. 2. Cơ sở thực tiễn của quận Hai Bà Trưng Quận Hai Bà Trưng là một trong 9 quận nội thành của Thủ đô Hà Nội. Quận ra đời từ năm 1981 và là một trong những quận đầu tiên của Thành phố. Trong quá trình phát triển của mình quận đã có những đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của Thành phố. Trong những năm sắp tới cả Thành phố Hà Nội sẽ hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội, chỉ tiêu mà thành phố đặt ra là: xây dựng thành phố phải đảm bảo ổn định, vững chắc an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế, khoa học, công nghệ, văn hoá, xã hội toàn diện, nhanh, hiệu quả, bền vững. Đất đai là một trong những nguồn lực quan trọng cho quá trình phát triển của Hà Nội. Chính vì vậy, công tác quản lý đất đai ở Hà Nội phải có các mục tiêu và định hướng phù hợp với sự phát triển của Thủ đô trong thời gian tới. Các mục tiêu và định hướng đó là: - Xây dựng và phát triển thị trường đất đai chính thức tiến tới hạn chế thị trường không chính thức, ngăn chặn thị trường đầu cơ, đấu tranh nghiêm cấm các hiện tượng tiêu cực, tham ô hối lộ trong công tác quản lý nhằm xử lý tốt các yêu cầu trước mắt và đảm bảo mục tiêu lâu dài là phục vụ sự nghiệp phát triển Thủ đô, cải thiện và nâng cao đời sống cho các tầng lớp dân cư. Quán triệt quan điểm đất đai là công thổ quốc gia, do Nhà nước thống nhất quản lý, kết hợp hài hoà với việc tạo mọi diều kiện thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân chuyển quyền sử dụng đất và các quyền khác (thế chấp, thừa kế, cho thuê) theo luật định. Mở rộng cơ hội cho các công dân và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có đất và sử dụng đất lâu dài cho sản xuất kinh doanh, mở rộng các hình thức kinh doanh đất đai. Đồng thời phát huy vai trò của các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp và cá nhân tham gia thị trường đất đai thông qua các cơ chế về huy động nguồn vốn. Phát triển thị trường đất đai ở Hà Nội cần quán triệt đầy đủ các yếu tố kinh tế cũng như yếu tố lịch sử, truyền thống, tâm lý, bảo đảm tính công khai và nhanh chóng áp dụng phương thức quản lý hiện đại theo quy luật cung cầu có sự quản lý, điều tiết đồng bộ và thống nhất của Nhà nước và thành phố. - Phối hợp đồng bộ việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tăng cường quản lý của các ngành chức năng và vai trò của chính quyền cơ sở với việc lựa chọn một số biện pháp mang tính đột phá để điều chỉnh hữu hiệu quan hệ cung cầu trên thị trường đất đai. - Đẩy mạnh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đô thị và khu vực nông thôn, quyền sở hữu nhà và công trình xây dựng cho các tổ chức để các chủ thể có thể đủ chứng cứ pháp lý khi tham gia giao dịch chính thức trên thị trường nhà đất. Hoàn thiện các công cụ thuế và tài chính phù hợp yêu cầu của quy luật thị trường để thúc đẩy sự vận hành của thị trường bất động sản. Xây dựng hệ thống thông tin về đất đai nhằm cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết cho tổ chức, cá nhân nhằm hạn chế tiến tới xoá bỏ hoạt động đầu cơ. - Công tác quy hoạch chung và chi tiết phải phục vụ cho việc chủ động tạo quỹ đất đảm bảo phục vụ tốt cho công tác giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư góp phần cải tạo và xây dựng đô thị theo hướng đồng bộ, văn minh, hiện đại. Quận Hai Bà Trưng cùng các quận khác và nhân dân toàn thành phố đang từng bước cố gắng nỗ lực thực hiện chỉ tiêu mà thành phố đã vạch ra. Có thể nói rằng định hướng trên chính là cơ sở cho các giải pháp về quản lý sử dụng đất đô thị trên toàn thành phố Hà Nội nói chung và cho Quận Hai Bà Trưng nói riêng II. Giải pháp về quản lý sử dụng đất đô thị 1. Về quy hoạch đô thị và quản lý sử dụng đất Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất là hết sức cần thiết cho cho công tác quản lý đất đai, điều này đã được khẳng định trong Hiến pháp năm 1992 của nước ta: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật”. Hiện nay quận Hai Bà Trưng vẫn chưa có quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. Vì thế Quận cần sớm xây dựng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất để trình UBND Thành phố phê duyệt. Không những thế Quận cũng cần phải có các quy hoạch chi tiết các khu vực phát triển đô thị, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng, quy hoạch không gian đô thị, quy hoạch phát triển công nghiệp đô thị Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội. Công tác xây dựng quy hoạch đô thị và quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội phải đi trước nhưng không tách rời quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất làm cơ sở để thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội. Công bố, công khai các quy hoạch làm cơ sở cho các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân thực hiện. Có quy chế quản lý chặt chẽ quá trình thực hiện quy hoạch để phát hiện những mâu thuẫn, bất hợp lý, có phương án điều chỉnh kịp thời tránh những thiệt hại do quy hoạch không sát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Trong đó, việc chỉ đạo lập và triển khai thực hiện quy hoạch cần phải đảm bảo thống nhất về thời gian, về căn cứ, về nội dung, về chỉ tiêu, về phương pháp để các ngành, các cấp cùng thực hiện đồng bộ. Có sự phân công rõ ràng và có quy chế phối hợp, xử lý liên ngành để nâng cao hiệu quả. Việc xây dựng các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không chạy theo hình thức mà cần phải tập trung, chú trọng vào chất lượng quy hoạch, phù hợp với tình hình thực tế để có thể triển khai và hoàn thành đúng thời hạn. Trong khi lập các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần có một số phương án và so sánh hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường của các phương án. Quy hoạch sử dụng đất của quận Hai Bà Trưng khi xây dựng phải thể hiện chiến lược sử dụng đất của Quận trong 5 năm tới và định hướng sử dụng đất cho những năm tiếp theo. Nó có ý nghĩa quan trọng để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội cả trước mắt và lâu dài. Để quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của Quận đạt hiệu quả cao và phù hợp với quy hoạch của cấp Thành phố, em xin đề xuất một số giải pháp sau: Một là tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai theo Hiến pháp, pháp luật. Nhanh chóng khắc phục những vướng mắt, tồn tại về quản lý đất đai trên toàn quận. Cải tiến phương thức lập hồ sơ địa chính làm cơ sở pháp lý cho việc thực hiện cấp GCN QSD đất trong địa bàn quận. Hai là xây dựng các văn bản pháp quy và chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc hình thành thị trường bất động sản để hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường hiện nay, nhằm tạo điều kiện cho các chủ đầu tư đánh giá đầy đủ các chi phí cần thiết khi lập dự án đầu tư và yên tâm đầu tư thực hiện việc khai thác sử dụng đất có hiệu quả, ổn định lâu dài. Ba là thực hiện tốt chính sách và công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Để làm được điều đó cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội như : Mặt trận Tổ quốc, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binhtham gia tuyên truyền chế độ chính sách và vận động trong nhân dân để hưởng ứng thực hiện. Bốn là tăng cường sự phối hợp giữa Quận với Thành phố và các sở ban ngành trong việc thực hiện pháp luật đất đai. Xây dựng cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ những ách tắc trong quản lý đất đai. Phối hợp với các quận lân cận để thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Năm là áp dụng các biện pháp kích cầu sử dụng đất thông qua các chính sách như hỗ trợ phát triển hạ tầng ngoài hàng rào, ưu tiên hoặc giảm giá thuê đất, phát triển các khu công nghiệp vừa và nhỏ. 2. Về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Để đẩy mạnh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn Quận thời gian tới và quán triệt mục tiêu quản lý Nhà nước về đất đai, Quận cần phải đề nghị với UBND thành phố cải cách hành chính mạnh hơn nữa nhằm giảm bớt thủ tục trong quá trình xét cấp giấy chứng nhận, như đề nghị giảm bớt số lượng người ở Hội đồng xét cấp quận; hoặc trên cơ sở giải quyết cho chậm nộp, đề nghị chưa xét đến thời gian sử dụng đất để tạo điều kiện cho cấp phường phân loại nhanh hồ sơ, đảm bảo đủ hồ sơ xét cấp giấy chứng nhận. Về tổ chức thực hiện, UBND quận có kế hoạch chi tiết về công tác cấp giấy chứng nhận, giao chỉ tiêu kế hoạch cụ thể cho các phường, xã. Tăng cường cán bộ xuống cấp phường kiểm tra, đôn đốc việc phân loại hồ sơ, tháo gỡ vướng mắc ngay tại cơ sở để đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Ban chỉ đạo của quận giao trách nhiệm cho các phòng, ban và các thành viên của ban chỉ đạo chịu trách nhiệm về tiến độ thực hiện tại địa bàn được phân công; đồng thời thường xuyên bám sát địa bàn để nắm tình hình, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và đôn đốc công việc. Trước mắt, Quận Hai Bà Trưng đang tập trung làm trước những trường hợp đã đầy đủ hồ sơ, như những trường hợp nhà, đất tái định cư đã được cấp có thẩm quyền giao đất, nhà hoặc những trường hợp đã mua nhà của các công ty chức năng kinh doanh nhà thì tiến hành hướng dẫn lập hồ sơ để cấp ngay giấy chứng nhận; những trường hợp hồ sơ đã rõ ràng, đầy đủ thì không cần Hội đồng cấp phường, quận xét mà cán bộ phường chịu trách nhiệm trực tiếp trình UBND phường, xã, thị trấn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp giấy chứng nhận. Tập trung chỉ đạo xuyên suốt từ quận đến phường và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, giao ban, kịp thời tháo gỡ khó khăn của từng trường hợp và từng địa bàn cụ thể để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận. Đẩy mạnh dịch vụ hành chính công nhằm phục vụ tốt hơn nữa các yêu cầu của nhân dân. Tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện cung cấp thông tin đại chúng đến các tầng lớp nhân dân và các tổ chức để mọi chủ sử dụng đất đều tham gia thực hiện với tinh thần trách nhiện cao, phối hợp tích cực với chính quyền cơ sở trong quá trình thực hiện để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận. Mặt khác, hy vọng với các chính sách quy định ( đặc biệt là quy định về tài chính) của Luật đất đai mới đã được ban hành năm 2003 sẽ tạo hành lang pháp lý thông thoáng hơn, khuyến khích cho công tác cấp giấy chứng nhận được nhanh hơn. Quản lý chặt chẽ và ổn định tình hình đất đai là một trong những vấn đề bức xúc ở nhiều địa phương, nhất là ở những thành phố lớn. Quận Hai Bà Trưng bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở. Việc đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn Quận là một việc làm cấp thiết và mang tính lâu dài mà UBND Quận đang nỗ lực thực hiện nhằm từng bước đưa công tác quản lý đất đai vào nề nếp và pháp luật. 3. Hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, tổ chức thực hiện tốt hệ thống pháp luật đất đai Quản lý xã hội bằng pháp luật là yêu cầu khách quan, là phương pháp chủ yếu nhằm đảm bảo hiệu lực quản lý Nhà nước. Đất đai có một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội, do vậy quản lý đất đai bằng pháp luật là hết sức cần thiết. Tuy nhiên Luật đất đai của chúng ta còn nhiều bất cập đã làm ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước về đất đai, cho nên việc hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai cũng như hệ thống pháp luật về đất đai là một yêu cầu khách quan và cấp bách. Các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý đất đai là căn cứ để quản lý, sử dụng đất đai theo pháp luật và đảm bảo hiêụ lực quản lý Nhà nước về đất đai. Chúng ta cần tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai, bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống các quy phạm pháp luật về đất đai. Cải tiến hình thức ban hành văn bản, cố gắng đảm bảo mỗi nội dung quản lý Nhà nước được tập trung trong một văn bản, giảm tối đa các văn bản thứ cấp. Nâng cao chất lượng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo tính khoa học, tính thực thi cao và ổn định trong thời gian dài. Quận cần có những chính sách và quy chế cụ thể hoá Luật đất đai nhằm ổn định tình hình sử dụng đất ở và các khu vực đô thị hoá trong tương lai. Cần phải có chính sách nhất quán, ổn định trong đền bù giải phóng mặt bằng, có chế độ đền bù thoả đáng cho người dân khi bị thu hồi đất phục vụ cho các mục đích khác nhau đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 4. Hoàn thiện bộ máy quản lý và nâng cao chất lượng trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước về đất đai Cần tiếp tục rà soát lại các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai để đảm bảo yêu cầu tinh giản bộ máy gọn nhẹ, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về đất đai. Định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cấp, từng ngành theo hướng không chồng chéo, tăng cường phân cấp cho cơ sở. Đặc biệt là nâng cao quyền hạn và trách nhiệm giải quyết công việc cho chính quyền cấp phường trong hệ thống bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai. Quy định rõ chế độ trách nhiệm của từng tổ chức và người đứng đầu tổ chức trong việc giải quyết công việc với tổ chức và cá nhân khác trong quan hệ đất đai. Các công việc có liên quan đến nhiều cơ quan thì phân định rõ cơ quan nào chủ trì giải quyết, phải chịu trách nhiệm về thời gian và kết quả. Tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai, cần có bộ phận nghiên cứu , theo dõi, đánh giá giá trị đất để đề xuất các phương án sử dụng đất có hiệu quả và hợp lý. Hình thành hệ thống thông tin đất đai bao gồm thông tin bản đồ, thông tin thuộc tính đất đai phục vụ cho cải cách, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai và phục vụ điều hành thị trường bất động sản. Đảm bảo điều kiện vật chất cho việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đất đai theo hướng hiện đại, hoàn chỉnh, các nhiệm vụ, các quyết định về quản lý đất đai được ban hành kịp thời, hiệu quả. Tích cực áp dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật tiên tiến vào lĩnh vực quản lý đất đai. Con người là yếu tố quyết định sự thành công cho mỗi tổ chức, vì vậy phải xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước ổn định, chuyên môn hoá, có cơ cấu hợp lý, năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phải có quy hoạch cán bộ dài hạn, ngắn hạn, trên cơ sở đó có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại cán bộ công chức hàng năm, đồng thời với chế độ tuyển dụng công chức theo tiêu chẩn quy định. Đặc biệt cần tập trung đào tạo cán bộ địa chính cấp xã, phường có trình độ Trung cấp chuyên ngành địa chính trở lên. Đi đôi với việc đào tạo là chính sách sắp xếp, sử dụng cán bộ hợp lý, phù hợp với năng lực và vị trí. Cần có chính sách đãi ngộ theo năng lực, chất lượng công vịêc, đảm bảo điều kiện sinh hoạt đời sống của cán bộ công chức để họ yên tâm công tác. 5. Nâng cao vai trò của cộng đồng trong quản lý Nhà nước về đất đai Việc tổ chức thực hiện thành công các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, cũng như pháp luật về đất đai không chỉ phụ thuộc vào cơ quan quản lý Nhà nước mà phần lớn nó phụ thuộc vào ý thức, sự tham gia, sự thực hiện, sự giám sát của cộng đồng. Trong bất kỳ một công tác quản lý nào của cơ quan quản lý Nhà nước đều có sự tham gia của quần chúng. Cho nên cần phải công khai hoá, tăng cường sự tuyên truyền chủ trương, chính sách pháp luật đất đai cho người dân; có các hình thức khuyến khích, tạo điều kiện cho người dân tham gia xây dựng các chủ trương, chính sách về đất đai, đặc biệt là quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; đấu tranh, tố giác các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai và tham gia tích cực hoà giải trong các vụ tranh chấp đất đai. Không những thế cần tổ chức các buổi học tuyên truyền về chính sách, văn bản pháp luật đất đai nhằm nâng cao khả năng hiểu biết các kiến thức cơ bản về đất đai cho người dân ý thức chấp hành luật. Những nhận thức về chính sách đất đai của người dân trong cơ chế thị trường không đầy đủ, không tuân thủ theo quy định của pháp luật, nên đã gây phức tạp trong công tác quản lý. Do đó công tác tuyên truyền sâu rộng pháp luật đất đai đến với người dân là tất yếu và cần thiết. Cụ thể là cộng đồng tham gia vào công tác quy hoạch và giám sát quy hoạch. Công tác này từ trước tới giờ luôn do Nhà nước và các cấp chính quyền có liên quan thực hiện mà không có sự tham gia của cộng đồng, điều này làm xảy ra tình trạng khi công bố quy hoạch thì đã lạc hậu so với thực tế hoặc quy hoạch, kế hoạch được công bố gây nên bất bình trong lòng dân. Thực tế đã xảy ra nhiều trường hợp như vậy, cho nên cần có sự tham gia của cộng đồng dưới nhiều hình thức như góp ý, nêu ý tưởng Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức Nhà nước và chấp hành pháp luật của công dân. Công tác kiểm tra, kiểm soát là nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc thực thi công việc của công chức Nhà nước, nhưng đồng thời cũng nâng cao ý thức, trách nhiệm của công dân. Kiểm tra cần đi liền với khen thưởng và xử lý vi phạm. Tăng cường biện pháp tuyên truyền, thuyết phục nhưng cũng phải kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế nhằm nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về đất đai. Đối với những tổ chức, cá nhân cố tình không chấp hành và vi phạm thì cần áp dụng những biện pháp cưỡng chế thực hiện. III. Kiến nghị Quận đề xuất với Thành phố sớm ban hành các Quyết định, vừa cụ thể hoá Luật Đất đai, vừa góp phần giải quyết một số vấn đề quan trọng về đất đai hiện nay như bồi thường thiệt hại cho các đối tượng khi Nhà nước thu hồi đất đai cho các mục tiêu khác nhau, định giá đất. Quận đề xuất với Thành phố hoàn thiện các chính sách đảm bảo phát triển đồng bộ thị trường bất động sản trong đó có thị trường nhà ở, thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất góp phần khuyến khích phát triển các loại thị trường này. Quận tiếp tục hoàn thiện củng cố các văn bản pháp lý, cơ chế chính sách về đất đai, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về đất đai, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng đất đai Quận đề xuất với Thành phố nên có những biện pháp để đảm bảo tăng cường quản lý Nhà nước về đất đai ở các cấp cơ sở, đặc biệt là phường, xã. Quận đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải được coi là một công cụ quản lý Nhà nước về đất đai, phải được tính toán cụ thể, gắn với phát triển kinh tế-xã hội, đất đai phải được coi là tài nguyên, tư liệu sản xuất đặc biệt, nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của quốc gia nói chung, của Thành phố và của Quận nói riêng. Thành phố thực hiện đổi mới về quy trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy định những chế tài cụ thể trong công tác giám sát, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (về phân công trách nhiệm người giám sát, các chỉ tiêu quản lý, giám sát, quy trình kiểm tra) và sử phạt đối với việc vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phải được công bố công khai để nhân dân biết, thực hiện và kiểm tra theo dõi việc thực hiện, kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu và khả năng sử dụng đất thực tế, khắc phục tình trạng quy hoạch treo. Quận cần có kế hoạch và biện pháp cụ thể để xây dựng bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý đất đai, đảm bảo cho họ có đủ phẩm chất chính trị và trình độ chuyên môn nghiệp vụ để họ có thể hoàn thành tốt nhiêm vụ của ngành cũng như của Quận trong giai đoạn mới. Kết luận Đất đai có một vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, liên quan trực tiếp đến nhiều yếu tố chính trị, văn hoá, kinh tế, xã hội. Vì thế việc nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai là công việc hết sức quan trọng, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp chính quyền, giữa chính quyền với toàn thể nhân dân, ngày càng hoàn thiện chính sách pháp luật, đưa pháp luật đất đai vào đời sống, kiện toàn bộ máy quản lý đảm bảo sự hài hoà trong phát triển kinh tế xã hội, nâng cao hiệu quả hoạt động đi đôi với phát triển bền vững. Quận Hai Bà Trưng là một trong những quận nội thành của Thành phố Hà Nội_đô thị lớn thứ nhì trong cả nước. Quá trình đô thị hoá diễn ra trên địa bàn quận trong nhiều năm qua kéo theo đó là những vấn đề phức tạp nảy sinh trong quá trình phát triển cũng như trong quản lý kinh tế – xã hội. Quan hệ đất đai trên địa bàn quận cũng không phải là một ngoại lệ. Do đó trong thời gian hiện nay và trong thời gian sắp tới áp lực công tác quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn quận là rất lớn. Việc tăng cường công tác quản lý đất đai ở Quận là hết sức phức tạp, đòi hỏi các biện pháp giải quyết thật khéo léo để phát triển toàn diện kinh tế – xã hội của toàn quận. Trong khuôn khổ bài viết chuyên đề thực tập tốt nghiệp này em đã cố gắng tìm hiểu về tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn quận Hai Bà Trưng và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý sử dụng đất trên địa bàn Quận. Tuy nhiên trong thời gian thực tập ngắn cộng với vốn hiểu biết còn nhiều hạn chế nên chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em còn nhiều sai sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo góp ý của thầy. Cuối cùng em xin bày tỏ lòng cảm ơn đối với nhà trường, cơ quan thực tập đã tạo điều kiện tốt cho em trong quá trình thực tập và đặc biệt là tới thầy giáo, Thạc sĩ Lê Thăng Long. Tài liệu tham khảo Giáo trình Quản lý đô thị - NXB thống kê, năm 2003, chủ biên: GS.TS Nguyễn Đình Hương – THS. Nguyễn Hữu Đoàn Giáo trình Kinh tế đô thị - NXB giáo dục, năm 2003, chủ biên: GS.TS Nguyễn Đình Hương – THS. Nguyễn Hữu Đoàn Tạp chí địa chính Tạp chí quản lý nhà nước Tạp chí xây dựng Luật đất đai 1993 Luật đất đai 2003 Báo cáo : Kết quả Tổng kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn quận Hai Bà Trưng Các tài liệu khác có liên quan

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0126.doc
Tài liệu liên quan