Công ty cổ phần là một loại hình đặc trưng của công ty đổi vốn, vốn của công ty được chia nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông. Họ chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số cổ phần mà họ sở hữu. Số lượng thành viên trong công ty: tối thiểu là 7 người.
Vai trò của công ty trong nền kinh tế thị trường:
Trong nền kinh tế thị trường khi nền sản xuất phát triển ở mức độ cao đòi hòi các nhà kinh doanh để sản xuất kinh doanh với qui mô và phạm vi rộng ra khả năng huy động vốn từ nhiều nguồn:
Phát triển các loại.
Kết nạp thêm các thành viên chứng khoán trên thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường luôn tồn tại qui luật cạnh tranh trong đó những người thắng lầ những người trường vốn còn người thua là những người ít vốn. Do vậy cá thành viên trong công ty cổ phần cùng nhau góp vốn để có thể thắng được trong đà cạnh tranh này.
Nền kinh tế thị trường thường có nhiều rủi ro, nó có thể tạo ra cơ hội tiềm ẩn lợi nhuận to lớn thì nó cũng tạo ra sự rủi ro cao. Vì thế chia sẻ rủi ro là một nghệ thuật của các nhầ kinh doanh. Điều này thì công ty đáp ứng được.
Đồng thời với một cơ chế quản lý hết sức mềm dẻo, năng động, linh hoạt, công ty là hình thức doanh nghiệp rất phù hợp và đáp ứng được với sự phát triển của nền kinh tế thị trường.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
19.492 nghìn đồng
Phải trả cho người bán : 363.208 nghìn đồng
Người mua trả tiền trước : 192.883 nghìn đồng
Thuế và các khoản phải nộp : 251.254 nghìn đồng
Phải công nhân viên : 914.405 nghìn đồng
Phải trả nội bộ : 1.438.307 nghìn đồng
Phải trả, phải nộp khác : 69.238 nghìn đồng
Qua số liệu của bảng cân đối kế toán ta thấy sở dĩ nợ ngắn hạn năm 1997 tăng lên là do vay ngăn hạn ngân hàng, khoản phải trả công nhân viên và trả nội bộ tăng lên so với năm 1996 thêm : 576.204 nghìn đồng; 288.511 nghìn đồng.
Qua bảng cân đối kế toán ta thấy cả 3 năm 1995, 1993, 1997 công ty chưa sử dụng đến biện pháp vay dài hạn ngân hàng.
Qua phần phân tích trên ta thấy côn gty đã huy động vốn từ rất nhiều nguồn như sử dụng tiềng lương của công nhân viên chưa đến hạn, sử dụng các khoản phải trả nội bộ, tăng các quỹ,... nhưng có thể tóm gọn thành hai giải pháp chính. Đó là giải pháp tăng vốn tự có và tăng nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp đã áp dụng có hiệu quả.
Bảng 4 dưới đây sẽ cho chúng ta biết tình hình huy đọng vốn được đầu tư vào tài sản cố định và vốn lưu động ra sao.
Bảng 4
Năm
Chỉ tiêu
1995
1996
1997
1. VCSH
2.171.716
3.271.937
3.957.968
2. TSCĐ
1.424.957
1.841.181
1.503.732
Chênh lệch (+ - ) 1 - 2
746.759
1.430.756
2.454.236
Số tương đối (%) 1:2
152,4
144,1
263,2
Năm 1995, là năm doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư vào tài sản cố định là lớn nhưng nguồn vốn chủ sở hữu không những đáp ứng đủ mà còn 746.759 nghìn đồng dùn cho đầu tư vào vốn lưu động.
Năm 1996, Công ty cũng có bổ xung máy móc thiết bị, thiêdt bị quản lý nhng đầu tư vào TSCĐ chỉ có hơn 1/2 còn 1/2 được dùng vào vốn lưu động.
Năm 1997, đầu tư vào TSCĐ giảm, nguồn vốn chủ sở hữu chủ yếu dùng đầu tư vào vốn lưu động (do các khoản thu lớn).
Trong thời gian qua công ty đã áp dụng rất hiệu quả các biện phăp huy động vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc huy động được nguồn vón đã là việc khó khăn nhưng để sử dụng đồng vốn một cách có hiệu quả lại càng khó khăn hơn. PHần dưới đây, chúng ta tiếp tục xem xét tình hình sử dụng vốn kinh doanh tại công ty.
2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Lắp máy và Thí nghiệm Điện cơ :
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác quản lý và sử dụng vốn và tìm mọi cách sao cho đồng vốn được sử dụng một cách có hiệu quả nhất.
Hiệu quả sử dụng vốn là mang lại lợi ích kinh tế cao nhất với một lượng vốn nhất định. Hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp biểu hiện mối quan hệ, so sánh giữa kết quả đầu ra và chi phí đầu vào.
Hiệu quả sử dụng vốn chịu sự tác động của các nhân tố sau :
Môi trường kinh doanh : Chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ của Nhà nước, môi trường ngành, tốc độ cạnh tranh trong ngành, trong nền kinh tế,... đều ảnh hưởng tới tình hình sử dụng vốn của bất kỳ doanh nghiệp, đặc biệt là tính cạnh tranh của nền kinh tế thị trường.
Các khoản phải thu, phải trả của doanh nghiệp : Nếu các khoản phải thu lớn hơn các khoản phải trả thì doanh nghiệp bị các doanh nghiệp, đơn vị khác chiếm dụng vốn. Còn ngược lại, các khoản phải trả mà lơn hơn thì doanh nghiệp đang đi chiếm dụng vốn của các đơn vị khác, cá nhân khác.
Công tác quản lý và sử dụng vốn ở đơn vị được tập thể lãnh đạo coi trọng và đặt vào vị trí hàng đầu đem lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đơn vị căn cứ vào hoạt động của sản xuất kinh doanh cụ thể của mình để triển khai các bước công việc tiếp theo.
Tập thể Ban lãnh đạo công ty luôn xác định hiệu quả kinh doanh là lợi ích đạt được trong quá trình kinh doanh, lợi ích này phải đảm bảo về mặt kinh tế và xã hội.
Tuy nhiên, việc đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế hay xã hội cũng chỉ mang tính tương đối vì ngay một chỉ tiêu nó đã phản ánh hai mạt. Và để tồn tại và phát triển được trong cơ chế thị trường hiện nay. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội được tập thể đơn vị xác định đều quan trọng và cần thiết hơn trong doanh nghiệp Nhà nước (với vai trò hướng dẫn, chỉ đạo các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế) và điều này rất cần thiết bởi vì xã hội càng văn minh thì nhu cầu của con người ngày càng cao, họ có đầy đủ khi ấy người tiêu dùng không chỉ quan tam tới chất lượng sản phẩm mà con người còn quan tâm xem sản phẩm của công ty làm ra có ô nhiễm môi trường hay không? ...
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề rất phức tạp, có quan hệ với tất cả các yếu tố trong quá trình kinh doanh (lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động), nên đơn vị chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi việc sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh có hiệu quả.
Để đánh giá chính xác, cơ sở khoa học có hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống các chỉ tiêu tổng hợp và cá biệt.
2.1. Các chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả vốn kinh doanh :
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trên thực tế có rất nhiều chỉ tiêu khác nhau. Song để cho phù hợp với tình hình cụ thể của doanh nghiệp chúng ta sử dụng các chỉ tiêu sau ;
Bảng 5 : PHân tích khả năng sinh lợi vốn kinh doanh
5a : Chỉ tiêu tổng hợp
Chỉ tiêu năm
DTT
1
LNT
2
LN
3
VKD
4
VCSH
5
Vốn vay
6
Hàm lượng VKD
7=4:1
Hệ số doanh lợi€của VKD
8=3:4
Hiệu suất VKD
9=1:4
Hệ só doanh lợi của DTT
10=3:1
1996
12.951
1.923
1.442,25
52.82,5
2.721,8
2.560,8
0,408
0,273
2,452
0,111
1997
12.132
1.148
861
7.202,5
3.614,9
3.587,5
0,594
0,120
1,684
0,071
5b : Chỉ tiêu cá biệt
Chỉ tiêu
năm
Hàm lượng
11=5:1
Hệ só doanh lợi của VCSH
12=2:5
Hiệu suât VCSH
13=1:5
Hàm lượng vốn vay
14=6:1
Hệ số doanh lợi
15=3:6
HIệu suất vốn vay
16=1:6
1996
0,210
0,707
4,758
0,198
0,563
5,058
1997
0,298
0,318
3,356
0,296
0,24
3,382
Các chỉ tiêu VKD (bao gồm cả VCSH + nợ phải_trả), VCSH vốn vay ở bảng 6 trên được tính bằng trung bình cộng giá trị đầu và giá trị cuối_kỳ. Các chỉ tiêu này cho biết trong năm doanh nghiệp dùng hết bao nhiêu_đồng vốn các lọai.
* Chỉ tiêu_hàm lượng VKD cho biết để thực hiện một đồng doanh thu_thuần đơn vị phải bỏ ra bao nhiêu vốn kinh doanh
Hàm lượng VDK =
Như vậy để thực hiện được một đồng doanh thu thuần năm 1997 doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều vốn hơn năm 1996, cụ thể là : 0,594 - 0,408 = 1,186 đồng vốn.
Năm 1997, công ty phải bỏ ra nhiều vốn để kiếm một doanh thu là sử dụng vốn hiệu quả không cao. Lý do là năm nay hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chủ yếu là lĩnh vực lắp máy do đó đòi hỏi đầu tư vào thiết bị cao. Giá của thiết bị rất đắt (vài trăm triệu trong khi ( đó máy móc thiết bị dùng để thí nghiệm hiệu chỉnh chỉ có vài chục triệu)
* Chỉ tiêu Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh : Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn kinh doanh đem lại mấy đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Hệ số doanh lợi của VKD = (*)
Trong công thức trên, chỉ tiêu lợi nhuận thường làlợi nhuận sau thuế lợi tức, còn vốn kinh doanh là tổng số nguồn vốn (VCSH + công nợ phải trả).
Năm 96 công ty có lợi nhuận trên 1 đồng vốn kinh doanh là 0,273 đồng cao hơn năm 1997 là : 0,273 - 0,120 = 0,153 đồng.
Từ công thức (*) trên và mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng ta có :
Hệ số doanh lợi của VKD =
= Hiệu suất VKD x hệ số doanh lợi của DTT
Từ công thức trên ta thấy hệ số doanh lợi của VKD chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố :
- Nhân tố hiệu suất VKD (hệ số quay còng VKD) : Chỉ tiêu này cho biết với một đồng vốn kinh doanh đồng vốn quay được mấy vòng.
- Nhân tố hệ số doanh lợi của DTT cho biết 1 đồng doanh thu thuần đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Như vậy lợi nhuận của công ty năm 1997 bị giảm 0,153 đồng doanh thu là do :
- Hệ số doanh lợi của DTT thay đổi :
(0,071 - 0,111) x 1,684 = -0,067 đồng
- Do sự thay đổi của số vòng quay của VKD :
(1,684 - 2,452) x 0,071 = - 0,055 vòng.
Qua đó cho thấy, do hệ số doanh lợi của doanh thu thuần giảm nghĩa là do lợi nhuận tính trên 1 đồng doanh thu thuần giảm làm khả năng sinh lời của vốn giảm 0,067 đồng và do số quay của vốn kinh doanh giảm làm khả năng sinh lợi của vốn 0,055 đồng. Kết quả là khả năng sinh lợi của VKD giảm hơn năm 1996 0,153 đồng trên 1 đồng vốn kinh doanh.
Sở dĩ hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh giảm do các khoản phải thu của doanh nghiệp quá cao. Mà không thu hồi được vốn thì không thể quay vòng vốn tái sản xuất được.
* Chỉ tiêu hiệu xuất VKD : cho biết với 1 đồng vốn kinh doanh sẽ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần cho doanh nghiệp. Chỉ tiêu này còn nói riêng trong kỳ kinh doanh đồng vốn quay được bao nhiêu vòng (hệ số quay vòng).
Hiệu suất VKD =
Hiệu suất vốn kinh doanh năm 1996 của công ty đạt hiệu quả cao hơn gần gấp rưỡi năm 1997 với 1 đồng vốn kinh doanh những năm trước tạo ra được nhiều đồng doanh thu thuần hơn năm sau : 2,452-1,684=0,768 đồng tức là quay được nhiều hơn 0,768 vòng. Sở dĩ năm 1996, trở về trở về trước tốc độ quay vòng vốn của công ty cao hơn năm 1997 là do công ty đã có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các bộ phận trực tiếp sản xuất với gián tiếp phục vụ. Công ty đã tổ chức thành một ê kíp có đủ các cán bộ nghiệp vụ bám sát công trường thi công giải quyết các vấn đề phát sinh để thúc đẩy tiến độ thi công thông qua việc động viên công nhân trực tiếp thi công hoàn thành đúng tiến độ. Thúc đẩy nhanh chóng các công viêc nghiệm thu bàn giao khối lượng hoàn thành. Từ đó tổng hợp kinh phí, lập phiếu đề nghị bên A (giao thầu) thanh toán. Do đó tốc độ vòng quay của vốn từ những năm đầu 1990 tăng lên bình quân 3,5-4 lần/năm.
Nhưng đầu năm 1997, công tác thanh toán với khách hàng, bên giao thầu chưa được tốt bằng năm 1996, hơn nữa do các công ty, đơn vị đó cũng gặp khó khăn trong thanh toán nên công ty không thể thu hồi vốn nhanh để quay vòng đầu tư.
Hệ số doanh lợi của DTT : Phản ánh 1 đồng doanh thu thuần đem lại mấy đồng lợi nhuận.
Hệ số doanh lợi của DTT =
Năm 1996, 1 đồng doanh thu thuần đem lại 0,111 đồng lợi nhuận còn năm 1997 chỉ đạt 0,071 đồng, như vậy là năm 196 đem lại nhiều lợi nhuận hơn năm 1997 là :
0,111-0,071 = 0,04 đồng
* Khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu và vốn vay :
NGuồn vốn sinh lợi của doanh nghiệp được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay. Việc phân tích hiệu quả sử dụng của vốn chủ sở hữu và vốn vay cũng được thực hiện như phần phân tích hiệu quả sử dụng VKD và kết quả được thể hiện ở bảng 5b. Đồng thời chúng ta cần phải tìm hỉêu những nhân tố ảnh hưởng cũng như mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu và vốn vay :
- Đánh giá khả năng sinh lợi của VCSH
+ Đánh giá chung khả năng sinh lợi của VCSH thông qua các chỉ tiêu sau :
Hệ số doanh lợi của VCSH = (*)
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng sinh lợi của VCSH càng cao và ngược lại.
So với năm 1996, khả năng sinh lợi của VCSH của đơn vị năm 1997 cao hơn : 0,298-0,210 = 0,088 đồng.
+ Xác định nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu .
Từ công thức trên ta có thể xác định nhân tố ảnh hưởng :
Hệ số doanh lợi của VCSH =
= Hệ số vòng quay của VCSH x Hệ số doanh lợi DTT
Hệ số vòng của VCSH : Phản ánh trong kỳ kinh doanh, vốn chủ sở hữu quay được mấy vòng, số vòng quay của vốn chủ sở hữu càng tăng thì hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu càng tăng.
Nhân tố hệ số doanh lợi của DTT cho biết : 1 đồng doanh thu thuần đem lại mấy đồng lãi ròng. Số lãi đem lại trên 1 đồng doanh thu thuần càng lớn thì hệ số doanh lợi của chủ sở hữu càng tăng.
Năm 1996, khả năng sinh lợi của VCSH cao hơn năm 1997 : 0,707
0,707 - 0,318 = 0,389 đồng.
Sở dĩ khả năng sinh lợi của VCSH năm 1997 bị giảm do sự ảnh hưởng của hai nhân tố : - Do hệ số quay vòng của VCSH (hiệu suất VCSH) :
(3,356 - 4,758) x 0,111 = - 0,156 đồng
- Do hệ số doanh lợi của DTT :
3,356 (0,071 - 0,111) = - 0,134 đồng.
Như vậy là do hệ số quay vòng của VCSH bị giảm 0,156 đồng và do hệ số : lợi nhuận tính trên 1 đồng DTT giảm 0,134 làm cho khả năng sinh lời của VCSH năm 1997 giảm 0,389 đồng.
Ngoài công tác thu hồi vốn thông qua việc thanh toán với các chủ thầu, công ty cũng đã tính toán kỹ lưỡng để sử dụng có hiệu quả đồng vốn. Tính toán kỹ lưỡng mức dự trữ vật tư, thiết bị, công cụ phục vụ cho sản xuất sao cho phù hợp tránh dược sự biến động về giá cả trên thị trường, đảm bảo sự bảo toàn về giá trị của vốn. Kết quả là hàng tồn kho năm 1997 đã giảm hơn so với năm 1996 và năm 1995 từ 22,2% (1996) còn tổng tài sản.*****
- Đánh giá khả năng sinh lợi của vốn :
Hệ số doanh lợi của vốn vay =
Số liệu ở bảng 6b cho biết năm 1997 khả năng sinh lợi của vốn vay của công ty giảm hơn nửa so vơi năm 1996. Năm 1996, khả năng sinh lợi của vốn vay : 0,563 còn năm 1997 : 0,24. Như vậy năm 1997, giảm :
0,24 - 0,563 = - 0,323 đồng.
là do hiệu suất vốn vay (hệ số vòng quay vốn vay) giảm và do hệ số doanh lợi của DTT giảm :
(3,382 - 5,058) x 0,111 = - 0,186 vòng
3,382 x (0,071 - 0,111) = - 0,135 đồng.
Như vậy là do số vòng quay vốn vay giảm 0,186 vòng so với năm 1996 và do lợi nhuận trên 1 đồng DTT giảm 0,135 đồng dẫn đến kết quả là khả năng sinh lợi của vốn vay giảm 0,323 đồng. NHư vậy để thực hiện 1 đồng doanh thu thuần đơn vị phải bỏ ra 0,296 đồng vốn thay vì bỏ ra 0,198 đồng vốn vay như năm 1996.
2.2 Các chỉ tiêu cá biệt đánh giá hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh :
Dựa vào số liệu của bản báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh
Bảng 6 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Chỉ tiêu
196
1997
1. Tổng doanh thu
13.262
12.468
2. Doanh thu thuần
12.951
12.132
3. Lợi tức gộp
3.067
2.265
4. Lợi tức trước thuế
1.923
1.148
5. Lợi tức sau thuế
1.442,25
861
Bảng 7 : Giá trị tài sẩn của đơn vị được sử dụng trong kỳ
(Dựa vào bảng cân đối kế toán)
Đơn vị tính :
TS sử dụng
trong kỳ
1996
1997
Nguồn vốn trung bình sử dụng
1996
1997
Giá trị trung bình TSLD
3.694.750
5.530.075,5
Nợ phải trả
2.560.992,5
3.587.579,5
Nguồn giá bình quân toàn bộ TSCĐ
1.633.069
1.672.456,5
NVCSH
2.721.8265
3.614.952,5
Tổng cộng
5.282.819
7.202.532,0
5.282.819
7.202.532
Ghi chú :
Giá trị TSLĐ đầu năm+cuối năm
- Giá trị trung bình sử dụng trong năm = ---------------------------------
2
GT TSCĐ đầu năm + GT. TSCĐ cuối năm
- Nguyên giá bình quân TSCĐ= --------------------------------------------
2
- Nợ phải trả, NVCSH cũng được tính bằng cách lấy trung bình cộng giá trị đầu năm và giá trị cuối năm.
2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Trong thực tế có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động để phù hợp với điều kiện cụ thể của đơn vị chúng ta sử dụng các chỉ tiêu trong bảng sau :
Bảng 8 : Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Chỉ tiêu năm
DTT
1
LNT
2
Lãi gộp
3
VLĐ bình quân
4
Sức SX của VLĐ
5=1:4
Sức sinh lợi của VLĐ
=2:4 @
6=3:4(b)
Số vòng quay của VLĐ
7=1:4
Thời gian của 1 vòng luân chuyển
8=
Hệ số đăm nhiệm của VLĐ
9=4:1
Hệ số doanh lợi của DTT
10=
1996
12.951
1.923
3.067
3.649,9
3,55
a=0,53
b=0,84
3,55
101,41
0,28
0,111
1997
12.132
1.148
2.265
5.530
2,19
a=0,21
b=0,41
2,19
164,38
0,46
0,071
Ghi chú :
- Tổng DTT = ồđầu tư bán hàng trong kỳ - (ồthuế doanh thu hoặc thuế tiêu thụ đực biệt phải nộp + chiết khấu bán hàng + giảm giá hàng băn + đầu tư hàng bán bị trả lại)
- Thời gian của một kỳ phân tích (1 năm) giả định là 360 ngày.
Vốn lưu động bình quân năm được tính bằng =
Số vốn lưu đọng đầu kỳ + cuối kỳ
= ------------------------------------------------------
2
* Phân tích chung :
ồDTT
- Sức sản xuất của VLĐ = ---------------------
VLĐ bình quân
Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn lưu động đem lại mấy đồng doanh thu thuần, chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn lưu đọng càng cao và ngược lại.
Cụ thể là với 1 đồng vốn lưu đọng năm 1997 tạo ra ít hơn năm 1996 là :
LNT (lãi gộp)
Sức sinh lợi của VLĐ = --------------------------
VLĐ bình quân
Chỉ tiêu này phả ánh 1 đồng vốn lưu động làm ra mấy đồng lợi nhuận thuần hay lãi gộp trong kỳ.
Năm 1997, 1 đồng vốn lưu dộng chỉ tạo ra 0,21 đồng lợi nhuận thuần trong khi đó năm 1996 lại tạo ra 0,53 đồng lợi nhuận thuần, như vậy giảm :
0,21 - 0,53 = 0,32 đồng
Để xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng sinh lợi của VLĐ từ công thức tính "sức sinh lợi" của VLĐ và mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng ta có
Sức sinh lợi của VLĐ =
= Hệ số doanh lợi của DTT x sức sản xuất của VLĐ
= Hệ số doanh lợi của DTT x số vòng quay của VLĐ
So với năm 1996, khả nhưng sinh lợi của VLĐ giảm 0,32 đồng, điều đó là do ảnh hưởng của các nhân tố :
- Do số vòng quay của VLĐ thay đổi :
(2,19 - 3,55) x 0,11 = - 0,151 đồng
- Do hệ số doanh lợi của DTT thay đổi :
2,19 x (0,071 - 0,111) = - 0,088 đồng.
Như vậy là do sức sản xuất của VLĐ và do lợi nhuận trên 1 đồng doanh thu giảm và kết quả là lợi nhuận trên 1 đồng VLĐ bị giảm 0,32 đồng.
Cũng chỉ tiêu đó nhưng tính theo lãi gộp thì năm 1997 sức sinh lợi của VLĐ cũng giảm hơn năm 1996 là : 0,41 - 0,4 = - 0,43 đồng lãi gộp.
Do : - Hệ số quay vòng VLĐ thay đổi : giảm 0,151 đồng
- Hệ số doanh lợi của VLĐ giảm -0,088 đồng.
* Phân tích tốc độ luân chuyển của vốn lưu động :
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động vận động không ngừng thường xuyên qua các giai đoạn của quá trình tái sản xuất (dự trữ - sản xuất - tiêu thụ). Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để xác định tốc độ luân chuyển vốn lưu động, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau :
- Số vòng quay của VLĐ =
Chỉ tiêu này cho biết số vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng quay gia tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng. Chỉ tiêu này còn gọi hệ số luân chuyển cụ thể năm 1997 số vòng quay của VLĐ giảm hơn năm 1996 : 2,19-3,55 = - 1,36 vòng.
Thời gian của kỳ phân tích
- Thời gian của 1 vòng luân chuyển = -----------------------------------
Số vòng quay của VLĐ trong kỳ
Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết để vốn lưu động quay được một vòng. Thời gian của một vòng (kỳ) luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn.
- Thời gian của một vòng luân chuyển 1996 =
- Thời gian của một vòng luân chuyển 1997 =
Như vậy là số ngày cần thiết cho vốn lưu động quay được 1 vòng của năm 1997 nhiều hơn hay nói cách khác là vòng quay của VLĐ chậm hơn năm 1996 :
164,38 - 101,41 = 62,97 ngày
- Hệ số đảm nhiệm của VLĐ =
Hệ số đảm nhiệm của VLĐ cho biết để tạo ra 1 đồng vốn doanh thu thuần doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn lưu động. Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ hiệu qủa sử dụng vốn càng cao.
Năm 1997 cần 0,46 đồng VLĐ để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần nhiều hơn năm 1996 : 0,46 - 0,28 = 0,18 đồng.
Bảng 9 : Các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển
Chỉ tiêu
1996
1997
±
1. Hệ số luân chuyển (số vòng)
3,55
2,19
- 1,36
2. Thời gian của 1 vòng luân chuyển (ngày/vòng)
101,41
164,38
+ 62,97
3. Hệ số dảm nhiệm VLĐ (đồng)
0,28
0,46
+ 0,18
Như vậy là so với năm 1996, só vòng quay giảm 1,36 vòng, thời gian của 1 vòng quay kéo dài thêm 62,97 ngày/vòng và hệ số đảm nhiệm VLĐ tăng thêm 0,18 đồng.
Tốc độ luân chuyển có thể chịu ảnh hưởng của các nguyên nhân sau :
- Vốn lưu động bình quân
- Tình hình thu mua, cung cấp, dự trữ nguyên vật liệu
- Tiến độ sản xuất
- Tốc độ tiêu thụ sản phẩm
- Tình hình thanh toán
Xác định nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ luân chuyển vốn bằng phương pháp loại trừ.
Từ công thức tính toán thời gian của một vòng luân chuyển ta có :
Thời gian của kỳ phân tích -1997
Thời gian của 1 vòng luân chuyển =---------------------------------------
Số vòng quay của VLĐ trong kỳ
Thời gian của kỳ PT x VLĐ bình quân
= -----------------------------------------------
ồDTT
Vậy là tốc độ luân chuyển vốn chịu sự ảnh hưởng của 2 nhân tố :
- Do vốn lưu động thay đổi tới số ngày luân chuyển :
= 153,72 - 101,45 = + 52,27 ngày
- Do tổng số chu chuyển thay đổi ảnh hưởng số ngày luân chuyển :
= 164,095 - 153,718 = + 10,377 ngày
Tổng cộng 10,377 + 52,27 = 62,65 ngày.
Do vốn lưu động tăng thêm, thời gian của 1 vòng luân chuyển kéo dài thêm 52,3 ngày và do doanh thu thuần giảm đã làm tăng thời gian của 1 vòng luân chuyển là 10,4 ngày.
ồDTT kỳ PT (1997)
= ------------------------- x A
thời gian kỳ PT (1997)
Xác định số lượng vốn lãng phí của năm 1997 so với năm 1996 do tốc độ luân chuyển thay đổi :
Số vốn lưu động lãng phí do
thay đổi tốc độ luân chuyển
Thời gian của một vòng luân chuyển kỳ phân gốc (1997)
Thời gian của một vòng luân chuyển kỳ phân tích (1997) -
Trong đó A =
= = 2.122,089 đồng
Số VLĐ lãng phí do thay
đổi tốc độ luân chuyển
Vốn lưu động tăng lên năm 1997, nhưng trong đó tiền mặt tăng nhưng tỷ trọng lại thấp. Mặt khác là do các khoản phải thu tăng lên, như vậy việc thanh toán nợ chưa hết làm cho tốc độ luân chuyển của vốn chậm.
2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
Nếu căn cứ vào tính chất và vai trò tham gia vào quá trình sản xuất, tư liệu sản xuất của doanh nghiệp được chia làm 2 bộ phận là tư liệu lao động và đối tượng lao động. Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu mà nó có đặc điểm cơ bản là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, tình thái vật chất không thay đổi từ chu kỳ sản xuất đầu tiên cho đến khi bị sa thải khỏi quá trình sản xuất. Chính vì nó tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm vì vậy muốn đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải sử dụng vốn nói chung và vốn cố định nói riêng có hiệu quả.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định có nhiều chỉ tiêu nhưng phổ biến là các chỉ tiêu sau :
Bảng 10 : Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ
Đơn vị tính :
chỉ tiêu
năm
DT
DTT
Giá trị ồsản lượng
Lãi gộp
LNT
LN
Nguyên giá bq TSCĐ
Sức sản xuất của TSCĐ
Sức sinh lợi của TSCĐ
Suât hao phí TSCĐ
1
2
3
4
5
6
7
=2:7(a)
8=3:7(b)
=5:7(a)
9=4:7(b)
=7:2(a)
=7:5(b)
10=7:3(c)
1996
13.262
12.951
13550
3.067
1.923
1442,3
1.633
7,93-8,3
1,18-1,88
0,13-0,85-0,12
1997
12.468
12.132
12.760
2.265
1.148
861
1.672,4
7,25-7,63
0,69-1,35
0,14-1,46-0,13
Đánh giá chung hiệu quả sử dụng TSCD chúng ta dựa vào các chỉ tiêu ở bảng trên
ồDTT(hoặc giá trị tổng sản lượng
* Chỉ tiêu sức sản xuất của TSCĐ = ---------------------------------- ----
Nguyên giá bình quân TSCĐ
Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng nguyên giá bình quân TSCD đem lại mấy đồng doang thu thuần (hay gía trị sản lượng)Thực tế cho thấy sức xản xuất của TSCD năm 1997 bị giảm so với trước.năm 1996 1 đồng nguyên giá Bình quân TSCD tạo ra 7,93đồng doang thu thuần và 8,3đồng giá trị tổng sản lượng nhưng sang năm 1997 cũng 1 đồng đó chỉ tạo được 7,25 đồng doang thu thuần như vậy là giảm:7,25-7,93=-0,68đồng doang thu thuần và giảm 7,63-8,3= 0,67 đồng giá trị tổng sản lượng
* Sức sinh lợi của TSCĐ =
Đây là một trong những chỉ tiêu đáng quan tâm nhất. Nó cho biết 1 đồng tài sản cố định dem lại mấy đồng lợi nhuận thuần hay lãi gộp.
Thực tế năm 1997 1 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ chỉ đem lại 0,69 đồng lợi nhuận thuần, thấp hơn năm trước : 0,69 đồng, và cũng chỉ có 1,35 đồng lãi gộp kém hơn năm trước :
1,35 - 1,88= - 0,53 đồng
Để xác định nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến khả năng sinh lợi của TSCĐ trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung của doanh nghiệp chúng ta xem lại công thức :
Sức sinh lợi của TSCĐ =
= Sức sản xuất của TSCĐ theo DTT x Hệ số doanh lợi của DTT
Như vậy khả năng sinh lợi của TSCĐ giảm 0,53 đồng là do 23 nguyên nhân
- Do sức sản xuất của TSCĐ theo doanh thu thay đổi :
(7,25 - 7,93) x 0,071 = - 0,048
- Do hệ số doanh lợi của DTT thay đổi :
(0,071 - 0,111) x 7,25 = - 0,29 đồng
năm 1997, lĩnh vực sản xuất kinh doanh : thí nghiệm hiệu chỉnh giảm. Công ty đặc biệt chú ý phát triển lĩnh vực máy nên đã thanh lý kịp thời các TCSĐ lạc hậu, cũ kỹ, không phù hợp với lĩnh vực lắp máy để đầu tư vào đó. Lợi nhuận trong ngành lắp máy không cao bằng nhiều lĩnh vực hiệu chỉnh do giá máy móc thiết bị đắt. Do vậy mà hiệu quả kinh doanh năm 1997 của công ty không được nâng cao
NgbqTSCĐ
* Suất hao phí TCSĐ = ----------------------------------------------------
DT (hay LNT, hay giá trị tổng sản lượng)
Để có một đồng doanh số hoặc lợi nhuận thuần hay 1 đồng giá trị tổng sản lượng năm 1997 hao phí nhiều giá trị TSCĐ hơn năm trước, cụ thể là :
(0,14 - 0,13) = 0,01 đồng (theo DTT)
(1,46 - 0,85) = 0,61 đồng (theo LNT)
(0,13 - 0,12) = 0,01 đồng (theo tổng giá trị sản lượng):
phần III
Một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh và giải pháp huy động vốn tại công ty:
I. Phương hướng và nhiệm vụ của công ty trong thời gian tới:
Với các doanh nghiệp Nhà nước ra đời và phhát triển trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, khi Nhà nước thực hiện chính sách mới: Thực hiện nền kinh tế hàng hoá thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự quản lý của nhà. Hiện nay tuy đã đứng vững nhưng cũng vấn còn những dấu ấn của thời bao cấp. Để tồn tại và thích ứng được với cơ chế thị trường hiện nay các doanh nghiệp không những phải đề ra được kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh cho đơn vị trong năm mà phải có ndhững định hướng, chính sách kinh doanh mang tính chiến lược.
Với chức năng, nhiệm vụ mới mà Tổng công ty phân cấp, trong thời gian tới công ty lắp máy và thí nghiệm cơ điện quyết tâm thực hiện mục tiêu phát triển mạnh theo huớng: đang dạng hoá là chủ yếu, tái sản xuất phát triển theo chiều sau tăng trưởng bề vững góp phần xây dựng Tổng công ty vững mạnh về mục tiêu đời sống, việc làm của cán bộ công nhân viên.
Năm 1997, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vẫn còn gặp nhiều khó khăn như thiếu vốn, thiếu cán bộ công nhân kỹ thuật, năng lực máy móc thiết bị chưa đủ đáp ứng nhiệm vụ sản xuất. Sang năm 1998 công ty phấn đấu đạt doanh thu: 115%.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ trước mắt và mục tiêu lâu dài đơn vị cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, tăng cường công tác tiếp thị tìm kiếm khai thác thị trường mới, mở rộng quan hệ với các đối tác nước ngoài để có thêm công việc,.
Thứ hai, đầu tư mua sắm thêm phương tiện dụng cụ thi công nâng cao năng suất lao động và chất lượng công trình, giảm giá thành.
Thứ ba, là tiến hành đantg dạng hoá sản phẩm.
Thứ tư, coi trọng công tác xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh.
Thứ năm, chủ động tìm đối tác nước ngoài để tiến hành liên doanh, liên kết để thu hút vốn, công nghệ, trình độ quản lý hiện đại, mở rộng thị trường.
Thứ sau, Tăng cường bồi dưỡng đào tạo kiến thức nghiệp vụ chuyên môn.
Thứ bảy là, Phấn đấu này càng trẻ hoá đội ngũ cán bộ.
Thứ tám là, đảm bảo các chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho cán bộ công nhân viên.
Để làm tốt các nhiệm vụ trên công ty phải đảm bảo huy động đủ số vốn theo nhu cầu, tránh sự nhưng trệ trong sản xuất. Có mức dự trữ tiền hợp lý để đáp ứng kịp thời những lức cần thiết. Sử dụng có hiệu quả đioiòng vốn: đúng kế hoạch đúng mục đích tiết kiệm. Chấp hành đúng qui định và chế độ quản lý lưu thông tiền tệ của Nhà nước. Phải hạch toán đầy đủ chích xác, kịp thời số vốn hiện có và tình hình sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
II. Một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và huy động vốn tại doanh nghiệp.
Trong những năm qua công ty đã rất thành công trong việc huy động vốn, các giải pháp mà doanh nghiệp áp dụng được trình bày ở phần II. Tuy nhiên trong thời gian tới ngoài các biện pháp đã áp dụng, công ty nên áp dụng thêm các biện pháp sau:
1. Vay ngân hàng, các tổ chức tín dụng, công ty tài chính - vay cán bộ công nhân viên:
Để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao, trước tiên cần phải có nguồn tài chính đầy đủ, kịp thời. thời gian qua công ty huy động vốn bằng biện pháp vay ngân hàng chưa nhiều (chỉ có năm 1997, công ty mới vây: 419.491.850đồng) mà chủ yếu là vay cán bộ công nhân viên của công ty. Theo tôi công ty nên tiếp tục áp trong thời gian tới bởi vì vay không phải là vì không có vốn mà chỉ là đáp ứng nhu cầu vốn do thiếu và để chớp lấy cơ hội cho dù phải trả lãi suất nhưng nếu cơ hội kinh doanh đó mang lại lợi nhuận cao hơn lãi suất hơn nữa vốn trong ngân hàng thì có (thời gian qua đã xảy ra tình trạng thừa vốn ở ngân hàng nhưng tại các doanh nghiệp lại thiếu vốn) mặt khác Nhà nước đang và sẽ cải cách các thủ tục vay tạo cơ hội cho các doanh nghiệp.
NGày 31/05/1997, thống đốc ngân hàng Nhà nước Cao Sĩ Khiêm đã ký văn bản số 417/ CVNH 14 về việc hướng dẫn thực hiện các giải pháp cấp bách của chính phủ và thủ tướng chính phủ liên quan tới công tác tín dụng ngân hàng. Theo đó, thống đốc ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại quốc doanh có trách nhiệm triển khai các biện pháp huy động vốn cũng như cho vay vốn theo yêu cầu bảo đảm đủ vốn và kịp thời đối với các ụ án của các doanh nghiệp và hộ sản xuất. Theo nội dung của quyết định trên thì những trường hợp khó khăn phải báo cào kịp thời để được thống đốc xem xét giải quyết. Về các điều kiện vay vốn, công văn của thống đốc có ghi: chính phủ đã quyết định các doanh nghiệp Nhà nước vay vốn của ngân hàng thương mại quốc doanh không phải thế chấp, không giới hạn theo tỷ lệ vốn điều lệ của doanh nghiệp mà căn cứ vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Một số đối tượng thuộc doanh nghiệp Nhà nước được các ngân hàng thương mại quốc doanh cho vay hoặc bảo lãnh đối với một khách hàng theo nhu cầu thực tế không phụ thuộc vào giowis hạn 10% vốn tự có và quĩ dự trữ của một ngân hàng, đó là vay trung hạn và dài hạn của Nhà nước.
Thế nhưng cũng không nên vay quá nhiều bởi vì nếu vốn kinh doanh chủ yếu là vốn vay thì rủi ro rất cao, hoặc là nếu vốn vay mà nhiều hơn vốn tự có thì e ngại là doanh nghiệp không có khả năng trả nợ.
Nhìn chung vay được tiền của ngân hàng cũng không dễ bởi vì về phía các doanh nghiệp; phải cung cấp các thông tin về tình hình tài chính của công ty về phía các ngân hàng: sau một loạt các sự kiẹn như vụ Tamexco, Epco, Tăng Minh Phung, công ty dệt Nam Định, ... các ngân hàng trở nên rất thận trọng dè dặt khi cho vay và tất yếu là thừa tiền ở ngân hàng nhưng lại thiếu vốn sản xuất ở các doanh nghiệp.
Bao giờ cũng vậy, nguồn lực bên trong luôn luôn chủ yếu. Vay cán bộ công nhân là một biện pháp khả thi, có hiệu quả. Hiện nay vay cán bộ công nhân viên trở thành biện pháp huy động vốn được đề cấp tới nhất. Bởi vì nó có nhiều ưu điểm:
- Tránh được nhiều thủ tục phiền hà mất nhiều thời gian (khi đi vay ngân hàng)
-Giám được các khoản chi phí phát sinh không cần thiết.’ - Huy động kịp thời không dềnh dàng, chậm chễ như ngân hàng.
- Tạo mối quan hệ mật thiết giữa Ban lãnh đạo công ty và cán bộ công nhân đồng thời cũng khiến cho công nhân viên hết lòng với công việc và với công ty.
Để biện pháp trên phát huy được hiệu quả, đơn vị cần giải quyết tốt các vấn d dề sau:
- Thời hạn thanh toán phải linh hoạt tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ công nhân viên rút tiền về bất kỳ khi nào cho dù chưa đến hạn để họ giải quyết các công việc gia đình.
- Vấn đề lãi suất: phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Quan tâm tới cả 3 lợi ích : lợi ích của doanh nghiệp (vay được tiền) lợi ích người lao động (tiền lương) và lợi ích của Nhà nước (ngân hàng) khi doanh nghiệp chiếm dụng vốn của họ.
2. Phát hành cổ phiếu, trái phiếu:
Đây là 2 loại cổ phiếu mà các công ty phương Tây sử dụng. Còn ở Trung Quốc thì phổ biến là cổ phiếu A, cổ phiếu B. Còn ở Việt nam theo qui chế tạm thời về việc mua cổ phiếu trong các công ty cổ phần ban hành kèm quyết định số, 529TC/QĐ/TCDN ngày 31/7/1997 của Bộ trưởng tài chính thì cổ phiều có 2 hình thức: cổ phiếu ghi danh và cổ phiếu vô danh.
Cổ phiêuí ghi danh là cổ phiếu có ghi tên người chủ sở hữu trên tờ cổ phiếu. Cổ phiếu ghi danh có 2 loại: cổ phiếu ghi danh không chuyển nhượng và cổ phiếu ghi danh chuyển nhượng có điều kiện (các sáng lập viên).
Cổ phiếu vô danh là cổ phiếu không ghi tên người chủ sở hữu được tự do mua bán chuyển dượng, thừa kế nhưng phải đăng ký vào sổ cổ đông của công ty.
Huy động vốn qua phát hành cổ phiếu phải xem xét đến nguy cơ bị mua lại công ty. Do đó cần tính đến tỷ lệ cổ phần tối thiểu cần duy trì để giữ vững quyền kiểm soát công ty.
Trái phiếu là chứng chỉ ghi nhận nợ có lãi suất cố định trong từng thời kỳ và có qui định thời hạn thanh toán. Một trong những vấn đề cần xem xét trước khi phát hành là lựa chọn trái phiếu nào phù hợp với điều kiện cụ thể của công ty. Trên thị trường tài chính ở nhiều nước hiện nay đang lưu hành một số loại trái phiếu công ty sau:
- Trái phiếu có lãi suất cố định là loại được sử dụng nhiều nhất. Để huy động vốn trên thị trường bằng trái phiếu cần tính đến mức độ hấp dẫn của trái phiếu: lãi suất, uy tín,...
- TRái phiếu có lãi suất thả nổi: Trong điều kiện có mức lạm phát cao và lãi suất thị trường không ổn định thì có thể khai thác tính ưu việt của loại này.
- Trái phiếu có thể thu hồi: loại này phải được qui định ngay khi phát hành để người mua trái phiếu được biết, phải qui định rõ về thời hạn và giá cả.
Trên thực tế nhiều nhà kinh tế Mỹ bàn luận về vấn đề lựa chọn thời điểm phát hành chứng khoán công ty. Điều này là do sự biến động của thị giá cổ phiếu, nhu cầu tài chính và hiệu quả phát hành tác động. Công ty cần xem xét tới sự cân bằng giưã vốn nợ và vốn cổ phần để giữa vững khả năng thanh toán, uy tín tài chính của công ty, khi tỷ lệ nợ có mức thấpd thì công ty có thể pkhát hành trái phiếu (tức là tăng khoản nợ lên) khi có nhu cầu vốn. Còn nếu tỷ lệ nợ cao thì công ty nên phát hành cổ phiếu. Tất nhiên là sự cân bằng nợ - vốn cổ phần chỉ là tương đối.
Việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu như đã trình bày, trong điều kiện hiện nay thì công ty chưa thể áp dụng được nhưng về lâu dài đây là một biện pháp tích cực.
Trong điều kiện hiện nay công ty có thể apks dụng hình thức sau:
Kêu gọi, khuyến khích các cán bộ codong nhân viên trong công ty góp vốn vào mdột lĩnh vực sản xuất kinh doanh nào đó công ty không hưởng theo lãi suất mà hưởng theo lợi nhuận (theo phần đóng góp) hoạt động kinh doanh. Phương pháp này sẽ thu hút được những đối tượng muốn hưởng lãi cao nhưng bản thân họ lại không đứng ra kinh doanh (vì lýd do cá nhân nào đấy chẳng hạn như trình độ,...) họ giám chấp nhận mạo hiểm để lấy lãi cao hơn lãi suất gửi ngân hàng.
3. Liên doanh, liên kết.
Tìm đối tác liên doanh liên kết trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là một chủ trương đúng đắn nhưng để thực hiện được điều này là hết sức khó khăn trong điều kiện hiện nay:
Về môi trường trong nước : Nhà nước ta chủ trương: “lùi và dãn tiến độ thi công các công trình chưa thật cần thiết” theo tinh thần nghị quyết Trung ương 4 của Đảng. Do đó thị trường xây dựng bị thu hẹp.
Về môi trường quốc tế: Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ bắt đầu từ Thái Lan sau đó lan sang các nước Châu á khau như: Maliaxia, Indônexia, Hàn Quốc, Nhật Bản đã ảnh hưởng đến môi trường đầu tư Châu á:
Không chỉ tham gia liên doanh với các công ty nước ngoài, công ty còn liên kết với các doanh nghiệp trong nước, các đơn vị trong ngành xây dựng:
Liên doanh với công ty liên doanh thang máy OTIS -LILAMA và công ty liên doanh kết cấu thép Pos -Lilama.
4. Tài sản cố định thuê tài chính:
Tài sản cố định thuê tài chính là tài sản mà doanh nghiệp đi thuê dài hạn và được bên cho thuê trao quyền sử dụng, quản lý trong thời gian theo hợp đồng ký kết. Tiền thu về đủ để công ty trả tiền thuê và lợi nhuận từ khoản đầu tư đó. Hình thức này rất phổ biến trên thế giới nhưng ở Việt nam xem ra còn rất mới mẻ. Các doanh nghiệp Việt nam mới chỉ quen hình thức mua sắm thiết bị bằng vốn của công ty mình và gần đầy xuất hiện thêm hình thức thanh toán L/C trả chậm.
Trước đây ở Việt nam hầu như chưa có tổ chức nào đứng ra cho thuê tài sản cố định. Nhưng gân đây thì đã có: Công ty cho thuê tài chính ngân hàng công thương Việt nam. Theo quyết định số 53/1998 QD-NH 5 ngày 26-01-1998 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt nam. Giấy phép hoạt động số 04GP-CTCTTC ngày 20-03-1998 do ngân hàng Nhà nước Việt nam cấp. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 112446 ngày 28/03/1998 do sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp. Trụ sở chính:? 18 Phan Đình Phùng - Quận Ba Đình, Hà Nội.
Nội dung hoạt động, cho thuê tài chính với các doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt nam trực tiếp sử dụng tài sản thuê theo mục đích kinh doanh hợp pháp tài sản cho thuê là máy móc thiết bị v à các động sản khác thuộc các ngành kinh tế.
+ Tư vấn cho khách về những hoạt động và dịch vụ có liên quan đến nghiệp vụ cho thuê tài chính.
Theo tôi công ty nên áp dụng hình thức này. Công ty cũng có thể bán gay dây chuyền sản xuất hiện tại và thuê lại nó.,
5. Hoàn thiện chương trình marketing.
Thiết kế hệ thống marketing là lập ra một kế hoạch marketing -mix. Nó giúp công ty dự đoán được nhu cầu của thị trường để từ đó công ty có các kế hoạch kinh doanh cụ thể, dự trữ được mức vốn cần thiết.
Công ty mới thành lập “Ban marketing” theo tôi công ty nên chú trọng vào công tác này.
6. Vốn cố định.
6.1.Quản lý chặt chẽ những tài sản cố định của công ty.
Công ty hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản nên tài sản cố định của đơn vị rất đa dạng, nhiều chủng loại với giá trị tương đối lớn, lại quản trí không tập trung. Do vậy cần có những biện pháp hữu hiệu nhằm làm giảm mất mát, hư hỏng, tăng thời gian sử dụng. Bất kỳ tài sản cố định nào đều trải qua một chu trình nhất định từ lúc mua sắm đến khi bàn giao sử dụng, được sử dụng.
Bộ phận có nhu cầu TSCĐ đề nghị nên Giám đốc. Giám đốc xác nhận cho bộ phận có nhu cầu tài sản cố định sau đó đưa giấy xác nhận nên kế toán trưởng. Kế toán trưởng lệnh chi tiền mua tài sản cố định Giám đốc xác nhận bàn giao TSCĐ.
Khi bàn giao tài sản cố định thì bao giờ gồm: Tên bộ phận nhần, tên tài sản cố định, mã số, ký hiệu nơi sản xuất, ngày tháng nhận, tên người nhận (ký tên) tên người quản lý. Thời gian qua coiong ty đã gia máy móc thiết bị cho các đội sản xuất, giao khoán khổi lượng công việc, chính vì vậy mà việc bảo dưỡng máy móc thiết bị được các đội thực hiện rất tốt. Họ tận dụng công suất của máy móc, tăng năng suất. Việc áp dụng mô hình trên giúp công ty có căn cứ để quản lý, xác định được đơn vị sử dụng, tình hình sử dụng, địa điểm sử dụng từ đó có quyết định thưởng phạt rõ ràng.
6.2. Giảm bớt hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình:
Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định bị hao mòn hư hỏng dần dưới 2 dạng: hoa mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Sự hao mòn tài sản cố định tài khách yếu khách quan. Hoa mòn hưudx hình là hao mòn do doanh nghiệp sử dụng và do môi trường. Hao mòn vô hình là hao mòn xảy ra do tiến bộ khoa học kỹ thuật làm cho tài sản cố định giảm giả hoặc bị lỗi thời. Trong quá trình sản xuất cần nghiên cứu những biện pháp nhằm giảm bớt tổn thất do hao mòn vô hình.
Cần nghiên cứu những biện pháp làm giảm 2 loại hao mòn trên trong quá trình sử dụng như: nâng cao trình độ sử dụng tài sản cố định cả về mặt thời gian và cường độ sử dụng, nâng cao chất lượng, hạ giá thành lắp đặt, tổ chức tốt công tác bảo quản và sửa chữa máy móc thiết bị, nâng cao ý thức kỹ thuật lao động cho công nhân nhằm thu hồi vốn nhan.
Để thu hồi vốn nhanh đơn vị có thể nghiên cứu áp dụng phương pháp khấu hao cố định. Khai thấc sử dụng hết công suaats máy móc thiết bị, giảm chi phí khấu hao trong giá thành, gán trách nhiệm cho từng người, từng đội, từng phòng ban để có ý thức bảo vệ tài sản cố định.
7. Vốn lưu động:
7.1. Quản lý dự trữ:
Trong quá trình luân chuyển của vốn lưu động phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì việc tồn tại vật tư hoạt động , tồn kho là những bước đệm cần thiết cho qúa trình hoạt động bình thường cuẩ doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế dtn không thể tiến hành sản xuất đến đâu mua đến đó mà cần phải có nguyên vật liệu dự trữ. Nguyên vật liệu dự trữ không trực tiếp tạo ra lợi nhuận nhưng nó có vai trò rất lớn để cho quá trình sản xuất kinh doanh tiến hành được bình thường. Do vậy nếu doanh nghiệp dự trữ quá lớn sẽ tốn kém chi phí, ứ đọng vốn, khả năng sinh lời của vốn lưu động kém, số vòng luân chuyển chậm còn nếu dự trữ quá ít sẽ làm cho quá trình sản xuất kinh doanh bị gián đoạn gây ra hàng loạt hậu quả tiếp theo.
7.2. Quản lý tiền mặt:
Công ty có thể áp dụng mô hình Miller - orr để xác định mưc dự trữ tiền an toàn bởi vì sử dụng mô hình này rất này dễ dàng. Gồm các bước sau:
Bước 1: Doanh nghiệp cần xác định giới hạn dưới của cân đối tiền mặt giới hạn dưới cung có thể bằng 0 và cũng có thể lớn hơn 0 để bảo đảm mức an toàn tối thiểu.
Bước 2: Đơn vị cần phải ước tính phương sai của thu chi ngân quỹ.
Bước 3 : Là bước quan sát lãi suất và chi phí giao dịch của mỗi lần mua và bán chứng khoán.
Bước 4 : Tính toán giới hạn trên và mức tiền mặt theo thiết kế đồng thời đưa ra những thông tin để các nhân viên tài chính thực hiện chiến lược kiểm soát theo giới hạn được định bởi mô hình Miller - orr.
8. Cổ phần hoá doanh nghiệp:
Cổ phần hoá doanh nghiệp là một biện pháp tích cực trong việc huy động cũng như sử dụng vốn vì hình thức này giúp doanh nghiệp tập trung được nhân tài vật lực phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Thực chất của cổ phần hoá là nhằm chuyển hình thức kinh doanh một chủ với sự sở hữu Nhà nước toàn phần doanh nghiệp thành công ty trách nhiệm hữuo hạn do nhiều chủ góp vốn và lên đến công ty cổ phần có phát hành cổ phiếu và trái phiếu tậo điều kiện để hình thành thị trường chứng khoán để chuyển phương thức vay mượn từ ngân hàng sang huy động vốn từ thị trường chứng khoán. Tuy nhiên giải pháp cổ phần hoá doanh nghiệp không thể áp dụng trong thời gian hiện tại vào đơn vị do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quảnm giải pháp này sẽ phất huy tác dụng trong một vài năm tới:
Theo quyết định 202 - CP của Thủ tướng chính phủ ngày 8 - 6 - 1992 và theo nghị định số 28/CP ngày 7-5-1996 thì mục tiêu của cổ phần hoá:
- Huy động vốn mới
- Chuyển doanh nghiệp từ vô chủ sang hữu chủ
- Rút bớt vốn trong doanh nghiệp Nhà nước đầu tư vào các ngành kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các xí nghiệp liên doanh mới.
- Nâng cao năng xuất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Tạo điều kiện để người lao động thực sự làm chủ.
Như vậy theo mục cổ phần hoá thì có thể thấy rằng vấn đều hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp Nhà nước cần phải được giải quyết một cách cơ bản sự lựa chọn giải pháp cổ phần hoá là con đường hiệu quả để giải quyết được các vấn đề cơ bản trên đồng thời tạo ra một mô hình doanh nghiệp hữu hiệu trong nền kinh tế thị trường và đáp ứng được các yêu cầu kinh tế hiện đại.
Mô hình công ty cổ phần cho phép thích ứng với những đòi hỏi của sự phát triển nền kinh tế thị trường mà cacs hình thức khác không thể đáp ứng được.
Công ty cổ phần là một loại hình đặc trưng của công ty đổi vốn, vốn của công ty được chia nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông. Họ chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số cổ phần mà họ sở hữu. Số lượng thành viên trong công ty: tối thiểu là 7 người.
Vai trò của công ty trong nền kinh tế thị trường:
Trong nền kinh tế thị trường khi nền sản xuất phát triển ở mức độ cao đòi hòi các nhà kinh doanh để sản xuất kinh doanh với qui mô và phạm vi rộng ra khả năng huy động vốn từ nhiều nguồn:
Phát triển các loại.
Kết nạp thêm các thành viên chứng khoán trên thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường luôn tồn tại qui luật cạnh tranh trong đó những người thắng lầ những người trường vốn còn người thua là những người ít vốn. Do vậy cá thành viên trong công ty cổ phần cùng nhau góp vốn để có thể thắng được trong đà cạnh tranh này.
Nền kinh tế thị trường thường có nhiều rủi ro, nó có thể tạo ra cơ hội tiềm ẩn lợi nhuận to lớn thì nó cũng tạo ra sự rủi ro cao. Vì thế chia sẻ rủi ro là một nghệ thuật của các nhầ kinh doanh. Điều này thì công ty đáp ứng được.
Đồng thời với một cơ chế quản lý hết sức mềm dẻo, năng động, linh hoạt, công ty là hình thức doanh nghiệp rất phù hợp và đáp ứng được với sự phát triển của nền kinh tế thị trường.
III. một số kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước:
Khi một doanh nghiệp nào mà không chịu sự tác động của các nhân tố cuả môi trường kinh doanh. Điều này ảnh hưởng tới khả năng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của đơn vị. Môi trường kinh doanh bao gồm: môi trường bên trong và môi trường bên ngoài. Môi trường bên trong doanh nghiệp là nói tới điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp. Còn nói tới môi trường bên ngoài là những cơ hội, những nguy cơ, rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải.
Trong môi trường bên ngoài thì có môi trường nền kinh tế và môi trường ngành nhưng trong phần này chúng ta chỉ đề câpkj tới nhóim nhân tố nhà nước trong môi trường nền kinh tế.
Nhóm nhân tố nhà nước gồm có: hệ thống luật pháp, chính sách điều tiết vĩ mô của Nhà nước.
1. Hệ thống luật pháp:
Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, tất cả mọi hoạt động kinh doanh dều chị sự quản lý của Nhà nước thông qua hệ thống pháp luật. Đó là các bộ luật, các văn bản pháp luật, văn bản dưới luật có ý nghĩa như là điều kiện để xác lập và ổn định mối quan hệ kinh tế ở tầm vĩ mô, tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động của các đơn vị kinh doanh phù hợp với lợi ích phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của nền kinh tế thị trường và sự hình thành, phát triển của công ty cổ phần. Công ty cổ phần sẽ không thể thực hiện được nếu nhà nước không tạo lập ra môi trường pháp luật càan thiết làm điều kiện và cơ sở cho quá trình này.
Nhìn chung ở các nước phát triển, các luật như: Luật công ty, luật đầu tư trong nước và nước ngoài, luật thương mại, luật lao động và bảo hiểm, luật phá sản, luật doanh nghiệp Nhà nước, luật thị trường chứng khoán, đề đã có từng lâu và ít có sự thay đổi.
ở Việt nam, chính phủ đã ban hành các luật như: Luật doanh nghiệp Nhà nước, luật hợp tác xã, luật doanh nghiệp tư nhân, luật công ty luật phá sản, luật thuế giá trị gia tăng, thjuế thu nhập công ty...
Và mới đây (tháng 4, tháng5) nhà nước đã ban hành pháp lệnh thuế tài nguyên (sửa đổi), quốc hội tiếp tục thông qua luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) và đang trình luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá X.
Đối với vấn đề vốn kinh doanh, môi trường pháp luật ảnh hưởng tới:
- Nhà nước tạo ra môi trường pháp luật, các doanh nghiệp chỉ được hoạt động trong hành lang pháp luật cho phép. Môi trường thuận lợi là tiền đề, là cơ sở để ổn định xã hội. Có ổn định thì hợp tác kinh tế với thế giới mới thuận llợi, và là điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt nam. Các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt nam điều mà họ không yên tâm đó là sự thay đổi, bất ổn định của các văn bản pháp luật. Nói chung điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội không ổn định thì rủi ro trong kinh doanh nhiều thì sẽ ít nhà đầu tư nước ngoài.
- Tạo sự bình đẳng trong kinh doanh. Chỉ kinh doanh trên phương diện bình đẳng thì mới có thể phát triển.
Hiện nay tình trạng hàng nhập lậu tràn lan, hàng gian lận thường mại, hàng giả tràn ngập thị trường gây không ít khó khăn cho các nhà sản xuất trong nước vì vậy chỉ có phápi luật nghiêm minh mới tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh.
Đối với công tác quản lý đầu tư và xây dựng đây là một lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực vì vậy Nhà nước cần tập trung nghiên cứu, nhanh chóng hoàn thiện cơ chế, chính sách về đầu tư xây dựng cơ bản, sửa đổi Nghị định 42/CP, Nghị định 92/CP, Nghị định 43/CP và 93/CP về quản lý đầu tư xây dựng. Ban hành các van bản về quản lýo chất lượng xây dựng, trong đó có bộ quy chuẩn xây dựng Việt nam mới ban hành sắp tới sẽ ban hành quy chế đấu thầu (đang trình chính phủ phê duyệt).
2. Chính sách vĩ mô:
Các chính sách điều tiết vĩ mô của Nhà nước đều tác động, chi phối các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chính sách tiền tệ: là chiến lược về tiền tệ đối nội và đối ngoại trong một thời gian nhất định.
Chính sách điều hoà lưu thông tiền tệ trong nước đảm bảo sự ổn định tiền tệ và kiềm chế đẩy luỳ lạm phát.
Chính sách tiền tệ đối ngoại cùng với chính sách tỷ giá hướng vào mục tiêu phục vụ chính sấch kinh tế đối ngoại.
- Chính sách tỷ giá: đẩy mạnh hàng hoá xuất khẩu, tăng xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ, tăng nguồn lực về thanh toán quốc tế. Chính sách hợp tác đầu tư với nước ngoài, thu hút mạnh vốn đầu tư, tạo khả năng tăng trưởng kinh tế cao và tạo khả năng tăng nguồn thu ngoại tệ.
- Chính sách về tín dụng và thuế;
Sớm hình thành quỹ bảo lãnh tín dụng: Khi thực hiện voíon tín dụng ưu đãi Nhà nước nên giao kế hoạch nưam sớm để các chủ đầu tư chủ động tính toán tìm các nguồn vốn khác cân đối đủ vốn thực hiện các dự án.
3. Các thủ tục hành chính:
Khi hệ thống các luật đã có thì đòi hỏi đi kèm là thủ tục cũng phải nhanh gọn, không phiền hà để không làm mất cơ hội kinh doanh của các nhà dầu tư nươc ngoài và các nhà doanh nghiệp trong nước.
Thủ tục hành chính gọn nhẹ cũng không đồng nghiax với cung cách “một cửa nhiều khoá” hay “cửa hoẹp”. Đây cũng là vấn đề mới phát sinh sau cải cách thủ tục hành chính.
kết luận
Vốn là một yếu tố cần thiết không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh với đề tài : “Một số giải pháp huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh tại công ty lắp máy và thí nghiệm cơ điện” và thời gian có hạn nhưng được sự hướng dẫn của thầy giáo Mai Xuân Được, cùng với sụư giúp đỡ của Ban lãnh đạo và sự chỉ dẫn tận tình của các cô chú ở các phòng ban trong công ty lắp máy và thí nghiệm cơ điện đã giúp tôi hoàn thành đề tài này.
Đây là tác phẩm đầu tay, mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót do thời gian hạn chế; tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các bận sinh viên.
Xin chân thành cảm ơn!
tài liệu tham khảo
1. Lý thuyết hạch toán. Nhà xuất bản thống kê - 1992.
2. Kế toán doanh nghiệp sản xuất - Nhà xuất bản tài chính-1996.
(Đề cường bài giảng)
3. Tài chính doanh nghiệp - PTS Lưu Thị Hương
PTS Dương Đức Lân
4. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh.
Nhà xuất bản giáo dục - 1997.
5. Đề cương bài giảng môn phân tích hoạt động kinh tế trong các doanh nghiệp sản xuất - Nhà xuất bản thống kê - 1995.
6. Tạp chí chứng khoán Việt nam số 1/1997.
7. Tài liệu của khoá đào tạo về quản lý thị trường chứng khoán tại Việt nam - Hà nội ngày 24/2 - 7/3/1997.
Của Ngân hàng Nhà nước Việt nam, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước và công ty tài chính quốc tế.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- C0101.doc