Đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả TTHH tại Công ty Thương Mại Gia Lâm Hà Nội

Sự ảnh hưởng của chất lượng sản phẩm đến quá trình tiêu thụ. Chất lượng sản phẩm là vấn đề cơ bản quyết định khả năng tồn tại và phát triển của Công ty. Sản phẩm hàng hoá của Công ty chỉ được khách hàng chấp nhận mua khi chất lượng của nó được khách hàng tin tưởng. Muốn sản phẩm tiêu thụ được một cách dễ dàng trước tiên phải tính đến tính năng sử dụng hoặc chất lượng của chúng. Ta thấy dù khả năng bán hàng có tốt đến đâu mà chất lượng sản phẩm không đảm bảo, giá cả không hợp lý thì chúng ta cũng không thể bán được hàng. Do vậy chất lượng sản phẩm hàng hoá không những ảnh hưởng đến số lượng sản phẩm tiêu thụ mà còn ảnh hưởng đến uy tín của Công ty với khách hàng. Để có được những sản phẩm có chất lượng cao đòi hỏi Công ty không chỉ quan tam đến quá trình sản xuất, dây truyền sản xuất, con người hay thành phần các nguyên liệu mà muốn có sản phẩm tốt chất lượng cao thì Công ty phải quan tâm ngay từ khâu mua nguyên vật liệu đầu vào vì có nguyên liệu tốt thì mới sản xuất ra thành phẩm tốt được

doc45 trang | Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 757 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả TTHH tại Công ty Thương Mại Gia Lâm Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o quan điểm này hiệu quả thể hiện ở sự so sánh giữa mức thực tế với mức tối đa về sản lượng. Phương pháp này cũng đơn giản nếu có thể xác định được tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và tỷ lệ thất nghiệp thực tế, nhưng thực tiễn tính toán thống kê ở nước ta chưa tính chính xác được tỷ lệ thất nghiệp năm nay và những năm tiếp theo, do vậy thực tế nược ta chưa cho phép áp dụng quan đIểm độc đáo này. Một quan điểm HQKT phù hợp với hiện nay là: nói đến hiệu quả là nói đến tương quan so sánh với kết quả đạt được theo mục tiêu đã xác định với mực chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Bởi vậykhi đánh giá HQKT của một doanh nghiệp phải trải qua hai bước: -Phải so sánh kết quả đạt được với mục tiêu đã xác định. -So sánh kết quả đạt được với mức chi phí bỏ ra để đạt được mục tiêu. Từ các quan niệm trên ta có thể rút ra một quan điểm chung nhất, tổng quát nhất: HQKT là phạm trù phản ánh trình độ, năng lực quản lý, đảm bảo thực hiện có kết quả cao nhữcg nhiệm vụ kinh tế xã hội đặt ra với chi phí nhỏ nhất. -Hiệu quả xã hội:(HQXH) HQKT và HQXH là hai mặt của một vấn đề, do đó khi nói đến HQKT thì phải nói đến HQXH. HQXH là một đại lượng phản ánh mức độ ảnh hưởng của các kết quả đạt được đến xã hội và môi trường. HQXH thường được biểu hiện thông qua mức độ thoả mãn nhu cầu vật chất, tinh thần của nhân dân, cải thiện điều kiện lao động, điều kiện nghỉ ngơi, nâng cao trình độ nhận thức văn minh của người lao động, cải tạo và bảo vệ môi trường. Do đó khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh phải xem xét hai mặt này đồng bộ, trên cơ sở mối quan hệ hữu cơ thống nhất với nhau. HQKT không chỉ đơn thuần là thành quả kinh tế vì trong kết quả và chi phí kinh tế có các nhân tố nhằm đạt HQXH nhất định. Mặt khác HQXH không chỉ là cái đạt được về mặt xã hội mà HQXH tồn tại phụ thuộc vào kết quả và chi phí nảy sinh trong hạot động kinh tế. Tóm lại, đối với bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào muốn đạt được hiệu quả cao thì đều phải đạt được HQKT và HQXH. 2.2.2. Khái niệm hiệu quả TTHH. Trong cơ chế cạnh tranh đầy khắc nghiệt, môi trường kinh doanh của doanh nghiệp luôn biến động đòi hỏi mỗi doanh nghiệp đều phải tự vận động để tìm ra phương án kinh doanh có hiệu quả nhất đặc biệt là hiệu quả của việc TTHH. Vì vậy ngay từ khi sản xuất hàng hoá doanh nghiệp phải tính xem tình hình TTHH như thế nào để đem lại hiệu quả cao nhất. Do đó hiệu quả TTHH là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân lực được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra trong quá trình TTHH của doanh nghiệp. Hiệu quả TTHH được thể hiện dưới hai hình thức: (1) H=K- F (2) H=K/ F H. Hiệu qủa tiêu thụ. K. Kết quả TTHH . F. Chi phí bỏ ra trong quá trình TTHH. ở công thức (1) ta chưa thấy hết được hiệu quả TTHH do còn phụ thuộc vào những yếu tố chi phí trong TTHH. Theo công thức (2) thì nhược điểm trên được khắc phục, vì chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả TTHH càng cao và ngược lại. 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình TTHH ở DNTM. 2.3.1. Nhóm nhân tố khách quan. -Nhân tố thị trường tiêu thụ: Thị trường tiêu thụ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán. Số lượng người mua, người bán nhiều hay ít phản ánh quy mô của thị trường lớn hay nhỏ. Thị trường tieu thụ là vấn đề quan tâm bậc nhất của doanh nghiệp, chỉ cần nhìn vào số lượng hàng hoá bán ra hàng ngày, hàng tháng của doanh nghiệp ta có thể đánh giá đúng mức tầm cỡ, sức phát triển của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp được thị trường tiêu thụ chấp nhận, quy mô sản xuất được duy trì và ngày càng phát triển mở rộng. Ngược lại nếu sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp không được thị trường chấp nhận thì doanh nghiệp có thể ngừng hoạt đông và có khả năng dẫn đến phá sản. Nhân tố giá bán sản phẩm: Giá bán sản phẩm là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc TTHH. Bởi người tiêu dùng sẽ là người quyết định xem xét của một mặt hàng có phù hợp hay không? cho nên khi định giá doanh nghiệp cần xem xét đến những chấp nhận của người tiêu ding về giá và những chấp nhận ấy có ảnh hưởng đến những chấp nhận quyết định mua của khách hàng hay không? giá bán sản phẩm hàng hoá phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm hàng hoá, giá cả trên thị trường, giá cả của đối thủ cạnh tranh vì vậy doanh nghiệp cần xác định giá hợp lý để phù hợp với thị trường TTHH. Nhân tố thu nhập và thị hiếu của người tiêu dùng: Để tiêu thụ hàng hoá, trước khi sản xuât doanh nghiệp cần quan tâm đến thu nhập và thị hiếu của người tiêu dùng. Khi thu nhập tăng thì nhu cầu về hàng hoá cũng tăng theo cả về số lượng và chất lượng. Tập quán, tâm lý, thị hiếu của người tiêu dùng, đặc điểm địa lý dân cư, kết cấu lứa tuổi, giới tính ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua của người tiêu dùngvà số lượng hàng hoá tiêu thụ được của doanh nghiệp. Cho nên doanh nghiệp cần có biện pháp để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, thoả mãn tâm lý khách hàng, đặc biệt là các biện pháp khuyến khích khách hàng mua hàng hoá của doanh nghiệp. Nguồn hàng của doanh nghiệp: Nguồn hàng của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình TTHH của doanh nghiệp . Nguồn hàng đa dạng và phong phú thì người tiêu dùng có thể chọn cho mình loại hàng hoá phù hợp nhất thoả mãn nhất. Nhân tố chính sách của nhà nước: Có ảnh không nhỏ đến hiệu quả TTHH của doanh nghiệp đặc biệt khi có sự thay đổi. Đó là những chính sách thuế, lãi suất ngân hàng, các chính sách quản lý kinh tế 2.3.2. Nhóm nhân tố chủ quan -Nhân tố con người: là yếu tố trung tâm là nguồn gốc của mọi hoạt động vì vậy hiệu quả TTHH phụ thuộc rất nhiều vào số lượngvà trình độ của đội ngũ lao động trong doanh nghiệp. Nhân tố vốn: vốn là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh, quyết định đến sự thành bại trong cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn mở rộng sản xuất kinh doanh cũng như muốn thay đổi thiết bị công nghệ hiện đại để sản xuất ra những sản phẩm hàng hoá thoả mãn được nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng thì cần phải có vốn. 2.4. Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh và đặc điểm của các sản phẩm hàng hoá của công ty. 2.4.1. Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Từ khi hoạt động theo nền kinh tế thị trường Công ty đã mạnh dạndưa ra các biện pháp kinh doanh linh hoạt để thích ứng với từng thời kỳ, luôn bám sát nhu cầu thị trườngcũng như mọi thay đổi của nhà nước trong kinh doanh. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng ngoài việc kinh doanh các mặt hàng như: hàng công nghệ phẩm, vật liệu chất đốt, bách hoá điện máy ngoài ra công ty còn bổ xung thêm vào ngành nghề kinh doanh như kinh doanh nhà nghỉ và ăn uống giải khát, đại lý ký gửi uỷ thấc hàng hoá và kinh doanh vật liệu xây dựng, sản xuất chế biến nước giải khát: nước hoa quả, nước khoáng, bia hơi và rượu vang. Ngoài ra công ty còn kinh doanh thêm một số mặt hàng như: xăng, dầu, ga, kinh doanh xe máy, đại lý bán ô tô và dịch vụ bảo dưỡng xe máy, ô tô. Cùng với việc từng bước đổi mới trong cơ chế kinh doanh, Công ty cũng xác định mục tiêu hoạt động trên ba mặt: sản xuất kinh doanh và dịch vụ, trong đó sản xuất chiếm 15%, kinh doanh là trọng tâm chiếm 80% của tổng doanh thu của toàn Công ty, và 5% là dịch vụ. Phát huy vai trò của thương nghiệp quốc doanh trên thị trường, Công ty không ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Bộ mặt của các cửa hàng được cải tạovà đổi mới đẻ hoà nhập với thị trường theo hướng hiện đại hoá thương mại. 2.4.2. Đặc điểm các sản phẩm hàng hoá của công ty. Sản phẩm hàng hoá của Công ty rất đa dạng và phong phú đòi hỏi Công ty cần có sự kiểm soát chặt chẽ đặc biệt là đối với các mặt hàng như thực phẩm phải đảm bảo chất lượng, có thời hạn sử dụng nhất định đối với nhữmg sản phẩm là thực phẩm công nghệ như rượu, bia, bánh kẹo, đường, sữa, mì chínhVới đặc điểm như vậy đời hỏi Công ty phải luôn đảm bảo đưa ra thị trường được những mặt hàng có chất lượng phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, và được thị trường chấp nhận, từ đó sẽ đảm bảo hoạt động kinh doanh của Công ty có hiệu quả cao. 2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 2.5.1. Chỉ tiêu phản ánh kết quả tiêu thụ Tổng doanh thu: (M) Tổng doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp là số tiền thu được do bán hàng hoá dịch vụ. n ồ i=1 M = Pi * Qi M. Là tổng doanh thu. Pi. Là đơn giá hàng hoá i Qi. Lượng hàng hoá i được tiêu thụ. Chỉ tiêu này phản ánh sự nắm bắt nhu cầu, thị hiếu và khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, phản ánh nghệ thuật bán hàng của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho phép so sánh được kết quả đạt được của từng mặt hàng trong quá trình tiêu thụ. Số lượng hàng hoá tiêu thụ trong năm hoặc trong kỳ: Số lượng hàng hoá = Số lượng tồn + Số lượng sản xuất - Số lượng tồn tiêu thụ trong năm đầu năm trong năm (hoặc mua vào) cuối năm Ưu điểm của chỉ tiêu này là tính toán được cụ thể khối lượng sản phẩm hàng hoá đang tiêu thụ, từng mặt hàng trong quá trình tiêu thụ. Tuy nhiên hình thức biểu hiện này có nhược điểm là không tổng hợp, không so sánh được. Hệ số tiêu thụ: Cho biết mức độ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hàng hoá trong năm hoặc trong kỳ. = Hệ số Khối lượng háng hoá tiêu thụ trong năm tiêu thụ Khối lượng hàng hoá cần tiêu thụ trong năm. Hệ số tiêu thụ càng tiến đến 1 thì quá trình TTHH càng có hiệu quả. -Cơ cấu sản phẩm hàng hoá tiêu thụ theo thị trường. Chỉ tiêu này cho biết mứcc tiêu thụ của từng thị trường so với tổng số lượng hàng hoá tiêu thụ của doanh nghiệp = *100 = = CCSPHHtiêu thụ Khối lượng hàng hoá tiêu thụ trong năm theo thị trường Khối lượng hàng hoá cần tiêu thụ trong năm -Cơ cấu sản phẩm hàng hoá tiêu thụ theo mặt hàng Chỉ tiêu này cho biế vị trí, vai tròvà mức ưa thích của người tiêu dùng đối với từng sản phẩm của doanh nghiệp *100 = CCSPHH tiêu thụ Khối lượng tiêu thụ của một mặt hàng theo mặt hàng Tổng khối lượng hàng hoá được tiêu thụ trong kỳ 2.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả TTHH. Tổng doanh thu trên một đồng chi phí: phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp, nghĩa là trong một thời gian nhất định doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng doanh thu trên một đồng chi phí. H= M/C H. Hiệu quả TTH M. Tổng doanh thu. F. Tổng chi phí. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử rụng các nguồn lực tham gia vào quá trình TTHH càng có hiệu quả và ngược lại. Mức lợi nhuận thu được trên một đồng tổng chi phí: phản ánh mức độ lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trên một đồng tổng chi phí. L H = L. là lợi nhuận sau thuế. F Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả TTHH càng cao và ngược lại. Tỷ suất lợi nhuận: (L’) L L’ = * 100 M Chỉ tiêu này dùng để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là thịnh vượng hay suy thoái, ngoài ra chỉ tiêu này còn phản ánh trong một đồng doanh thu có được mấy đồng lợi nhuận. Lợi nhuận Sức sinh lợi của doanh nghiệp = Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động bình quân tạo ra mấy đồng lợi nhuận. phầniii: đặc đIểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu 3.1. Tình hình cơ bản của Công ty. 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. Tháng 10/ 1955 huyên uỷ, UBND huyện Gia Lâm tạm thời chỉ định thành lập ban quản lý HTX mua bán huyện Gia Lâm do ông Nguyễn Huy Để làm chủ tịchvà bà Đào Thị Quế làm phó chủ tịch, cùng với ba cán bộ của ban vận động tỉnh cử về là các ông Bùi Văn Nghị, Trịnh Lương Khuê và Nguyễn Văn Quân có nhiệm vụ là: vận động và tổ chức nông dân học tập chính sách điều lệ tạm thời về HTX mua bán bắt đầu hoạt động sau khi đã phổ biến song điều lệ chính sách về HTX mua bán và tổ chức với số vốn ban đàu do các xã viên đóng góp là 20150 đồng. đén ngày 01/01/1956 đơn vị có quyết định thành lập có tên là: Ban quản lý HTXmua bán huyện Gia lâm. Địa điểm Thôn Vàng xã Cổ Bi huyện Gia Lâm. Năm 1959 đơn vị được thành lập công đoàn cơ sở đồng chí Trần Tiến được bầu làm thư ký công đoàn đầu tiên của đơn vị, tiếp đó là các tổ chức đoàn thể quần chúng như thanh niên, phụ nữ được thành lập. Cuối năm 1959 văn phòng HTX mua bán được chuyển từ xã Cổ Bi về xã Trâu Quỳ - Gia Lâm là nơi trung tâm gần huyện uỷ- UBND huyện, đồng thời cũng thuận tiện cho việc chỉ đạo các xẫ. Cùng lúc đó ban vận động tỉnh cử bà Vũ Thị Viên về làm chủ tịch thay đồng chí Nguyễn Huy Để. Năm 1960 ban vận động tỉnh chủ trương làm thử việc giao sở mua, bán về cho xã quản lý. Năm 1979 theo quyết định của UBND thành phố cho tách phòng chỉ đạo xã thành lập ban quản lý HTX mua bán huyện chuyên môn hoá công tác chỉ đạo xây dựng HTX mua bán xã. Đại bộ phận đơn vị còn lại được mang tên là: Công ty bán lẻ tổng hợp công nghệ phảm Gia Lâm. Trải qua nhiều thăng trầm của quá trình hoạt động kinh doanh cho đến ngày 19/12/1992 với quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước số 3310/QĐUB của UBND thành phố Hà Nội Công ty Thương Mại Gia Lâm ra đời trên cơ sở trước đó của nó là Công ty bán lẻ tổng hợp công nghệ phẩm Gia Lâm. Đến ngày 27/09/2000 Công ty đã đổi tên thành Công ty Thương Mại Gia Lâm. Đến ngày 26/09/2003 theo quyết định số 5710/QĐUB của UBND thành phố Hà Nội về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thì Công ty Thương Mại Gia Lâm đã đổi tên thành Công ty Cổ Phần Đầu Tư Thương Mại Long Biên 3.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty. Khi mới thành lập và còn là HTX mua bán thì HTX mua bán là một trợ thủ đắc lực cho mậu dịch quốc doanh ở khu vực nông thôn. HTX mua án được thành lập với ba chức năng: + Đại lý mua và bán mậu dịchquốc doanh, là việc nối liền giao lưu hàng hoá giữa nông thôn và thành thị, giữa nông nghiệp với công nghiệp, củng cố vững chắc khối liên minh công nông. + Mua và bán những mặt hàng mậu dịch quốc doanh không kinh doanh. + Tham gia quản lý thị trường cải tạo tiểu thương ở khu vực nông thôn đưa dần họ sang sản xuất nông nghiệp góp phần cải tạo thị trường tự do đi vào lề nếp có tổ chức. Đến ngày 29/08/1979 Công ty bán lẻ tổng hợp công nghệ phẩm Gia Lâm được thành lập với nhiệm vụ chính của Công ty là bán lẻ hàng công nghệ phẩm phục vụ nhu cầu của nhân dân trong huyện. Bước sang thời kỳ đổi mới phương thức hoạt động của Công ty có nhiều thay đổi. Để thích ứng với cơ chế thị trường mở các thành phần kinh tế đều tham gia vào hoạt động mua bán, Công ty đã không ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh với các nhiệm vụ và chức năng sau: +Tổ chức kinh doanh theo đúng ngành, theo đúng pháp luật theo đăng ký kinh doanh số 105734 ngày 03/03/1993 do Chủ tịch hội đồng kinh tế cấp. +Đảm bảo kinh doanh có hiệu qủa . Đáp ứng tốt nhu cầu về tiêu dùng của nhân dân trong và ngoài huyện đồng thời đẩy mạnh công tác TTHH trên thị trường. + Thực hiện phân phối theo lao động, đảm bảo công ăn việc làm cũng như thu nhập cho CBCNV trong công ty. + Từng bước ổn định và mở rộng sản xuất kinh doanh để tồn tại và đứng vững trên thị trường. 3.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty. Tồn tại và phát triển trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước, Công ty đã từng bước tổ chức lại bộ máy quản lý cũng như sắp xếp lại lao động cho phù hợp cới yêu cầu hiện tại, đổi mới các mặt hàng kinh doanh để đảm bảo sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả cao. Trong Công ty mọi hoạt động sản xuất kinh doanh được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám đốc. Giúp việc cho giám đốc là hai phó giám đốc, ngoài ra Công ty còn có một số phòng ban chức năng như: phòng tổ chức hành chính, phòng kế toán tài vụ, phòng kế hoạch nghiệp vụ. Công ty còn có 9 cửa hàng kinh doanh tổng hợp: + Cửa hàng kinh doanh tổng hợp Trâu Quỳ. + Cửa hàng kinh doanh tổng hợp Sài Đồng + Cửa hàng kinh doanh tổng hợp Hương Sen. + Cửa hàng kinh doanh tổng hợp Thanh Am. + Cửa hàng kinh doanh tổng hợp Yên Viên. +Cửa hàng kinh doanh tổng hợp 70 Gia Lâm. + Cửa hàng kinh doanh tổng hợp 71 Gia Lâm. +Cửa hàng kinh doanh tổng hợp 323 Nguyễn Văn Cừ. + Cửa hàng kinh doanh tổng hợp Chợ Gia Lâm. Công ty còn có 3 xưởng sản xuất bia hơi và rượu vang: + Xưởng sản xuất rượu Sài Đồng. + Xưởng sản xuất rượu Trâu Quỳ. + Xưởng sản xuất bia Kim Sơn. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty được thể hiện ở sơ đồ 2: Ban giám đốc Phòng kế hoạch nghiệp vụ Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán tài vụ CH KD TH Chợ Gia Lâm CHKDTH 70 Gia Lâm CH KD TH Trâu Quỳ CH KD TH Hươg Sen CH KD TH Sài Đồng CH KD TH Thanh Am CH KD TH Yên Viên CH KD TH 71 Gia Lâm CHKD TH 323 Nguyễn văn Cừ Sơ đồ 2: Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty. Giám đốc Công ty là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước về vốn, tức là phải có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn, là người đứng đầu Công ty trực tiếp lãnh đạo Công ty và các phòng ban chức năng. Cùng với Giám đốc là hai phó giám đốc là những người giúp việc cho giám đốc lãnh đạo đIều hành Công ty, bao gồm một phó gám đốc quản lý nhân sự, hành chính, một phó giám đốc chịu trách nhiệm về sản xuất kinh doanh của toàn Công ty. Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ tổ chức sắp xếp phân phối lao động, tuyển dụng nguồn nhân lực, giúp Ban giám đốc giải quyết các chính sách chế độ cho CBCNV: chế độ lương, thưởng, bảo hiểm xã hội Phòng kế toán tài vụ: giám sát mọi hoạt động của Công ty trong từng thời điểm kinh doanh, quản lý toàn bộ vốn của toàn Công ty, chịu trách nhiệm tổng hợp các báo cáo quyết toáncủa các cửa hàng, xí nghiệp thuộc Công ty, hướng dẫn các đơn vị thực hiện các nghiệp vụ kế toán, thiết lập sổ sách, chứng từ theo đúng yêu cầu của Bộ tài chính ban hành. Thường xuyên thông tin kinh tế giúp Ban giám đốc quyết định mọi hoạt động kinh tế trong Công ty về mặt tài chính. Phòng kế hoạch nghiệp vụ: làm nhiệm vụ tham mưu cho Ban giám đốc đề ra kế hoạch sản xuất kinh doanh của toàn Công ty và phương án thực hiện kế hoạch đó. Chỉ đạo hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị trong toàn Công ty thực hiện những chủ trương của cấp trên và kế hoạch sản xuất kinh doanh của toàn Công ty đã đề ra. Tiếp cận tìm hiểu nhu cầu tiêu dùng trên thị trường để có kế hoạch ký kết các hợp đồng mua bán hàng hoá với các cơ sở sản xuất, các thành phần kinh tế khác, tạo nguồn hàng cung ứng cho các đơn vị trong Công ty. Đồng thời trực tiếp tham gia kinh doanh, tăng thu nhập, ổn định cải thiện đời sống cho CBCNV trong toàn Công ty. 3.1.4. Tình hình lao động của Công ty. Tình hình lao động của Công ty được thể hiện ở biểu1: Qua biểu1 ta thấy: tổng số lao dộng của toàn Công ty qua 3 năm có xu hướng tăng dần, cụ thể năm 2002 tăng 2,15% so với năm 2001 tương đương với 7 người, năm 2003 tăng 2,41% so với năm 2002 tương đương với 8 người, bình quân trong 3 năm tăng 2,28%, do điều kiện mở rộng quy mô kinh doanh nên Công ty cần tăng cường lao động. Xét về lao động nam của Công ty qua 3 năm có xu hương giảm, năm 2001 và 2002 không có sự thay đổi, năm 2003 giảm 2,35% so với năm 2002 tương đương với 2 người, bình quân trong 3 năm giảm 1,17%. Về lao động nữ của Công ty tăng dần qua 3 năm, năm 2002 tăng 2,92% so với năm 2001 tương đương với 7 người, năm 2003 tăng 4,05% so với năm 2002 tương đương với 10 người, bình quân trong 3 năm tăng 3,4%. Sở dĩ lao động nữ trong Công ty chiếm tỷ trọng lớn hơn, và tăng nên qua các năm so với lao động nam do Công ty là Công ty thương mại hoạt động kinh doanh bán buôn, bán lẻ hàng hoa dịch vụ là chính. Tình hình lao động trực tiếp của Công tỷ trong 3 năm đều tăng, năm 2002 tăng 14,29% so với năm 2001 tương đương với 30 người, năm 2003 tăng 4,58% so với năm 2002 tương đương với 11 người, bình quân trong 3 năm tăng 9,44%. Khi đó lao động gián tiếp của Công ty trong 3 năm đều giảm, năm 2002 giảm 20% so với năm 2001 tương đương với 23 người, năm 2003 giảm 5,26% so với năm 2002 tương đương với 3 người, bình quân trong 3 năm giảm 11,63%. Điều này là do Công ty là đơn vị sản xuất kinh doanh nên nhu cầu về lao động trực tiếp là cần thiết trong sản xuất cũng như trong tiêu thụ hàng hoá. Về trình độ lao động của Công ty, lao động có trình độ cao tăng dần qua các năm. Số người có trình độ đại học năm 2002 tăng 16,67% so với năm 2001 tương đương với 5 người, năm 2003 tăng 14,29% so với năm 2002 tương đương với 5 người, bình quân trong 3 năm tăng 15,48%. Số người có trình độ cao đẳng và trung cấp, công nhân kỹ thuật qua 3 năm đều tăng. Cùng với việc tăng lên của lao động có trình độ là sự giảm đi của lực lượng lao động không qua đào tạo, năm 2002 giảm 7,18% so với năm 2001 tương đương với 8 người, năm 2003 giảm 6,67% so với năm 2002 tương đương với 7 người. Điều này là do sự tiến bộ khoa học kỹ thuật và sự phát triển của nền kinh tế thị trường như hiện nay vì vậy đòi hỏi Công ty ngày càng tăng cường những người có trình độ cũng như về chuyên môn. 3.1.5. Tình hình nguồn vốn của Công ty. Công ty từ khi thành lập đến nay đã trải qua nhièu khó khăn thử thách, với số vốn ban đầu ít ỏi trong suốt những năm hoạt động bằng sự năng động nhiệt tình của ban lãnh đạo cùng toàn thể CBCNV trong Công ty mà hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã đạt được những bước phát triển lớn. Về mắt cơ sở vật chất kỹ thuật hàng năm Công ty đã không ngừng đầu tư cải tạo xây dựng lại, xây dựng mới văn phòng và các cửa hàng, các phân xưởng sản xuất kinh doanh , đầu tư trang thiết bị sản xuất bia, rượu, thay thế quầy tủ, thiết bị bán hàng, thiết bị văn phònghệ thống cửa hàng, nhà sản xuất khang trang sạch đẹp văn minh thương nghiệp. Để đầu tư thêm cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngoài số vốn được Nhà nước cấp công ty còn huy động thêm bằng việc đi vay để tiến hành mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua biểu 2 ta thấy: tổng số vốn của Công ty qua 3 năm đều tăng, năm 2002 tăng 1,91% so với năm 2001 tương đương với 105,495 triệu đồng, năm 2003 tăng 2,18% so với năm 2002 tương đương với 239,615 triệu đồng, bình quân trong 3 năm tổng số vốn của công ty tăng 2,05%. Nếu chia theo tính chất sử dụng: nguồn vốn cố định năm 2001 có 3.144,585 triệu đồng chiếm 29,2% trong tổng số vốn, năm 2003 có 3.172,790 triệu đồng chiếm 28,91% trong tổng số vốn, năm 2003 có 3.194,905 triệu đồng chiếm 28,49% trong tổng số vốn của Công ty, như vậy năm 2002 tăng 0,9% so với năm 2001 tương đương 28,205 triệu đồng, năm 2003 tăng 0,7% so với năm 2002 tương đương với 22,115 triệu đồng. Nguyên nhân của sự tăng là do Công ty đầu tư sửa chữa, cải tạo nâng cấp các cửa hàng, nhà xưởng Nguồn vốn lưu động: năm 2001 có 7.625,430 triệu đồng chiếm 70,8% trong tổng số vốn, năm 2002 có 7.802,720 triệu đồng chiếm 71,09% trong tổng số vốn và tăng 2,32% so với năm 2001 tương đương với 172,290 triệu đồng. Năm 2003 có 7.020,220 triệu đồng chiếm 71,51% trong tổng số vốn và tăng 2,79% so với năm 2002 tương đương với 217,500 triệu đồng. Bình quân trong 3 năm tổng số vốn lưu động của Công ty tăng 2,56%, sự tăng lên của vốn lưu động sẽ giúp cho Công ty chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh . Nếu chia theo nguồn vốn: vốn ngân sách cấp năm 2001 là 5.150,000 triệu đồng chiếm 47,82% trong tổng số vốn, năm 2002 là 5.250,000 triệu đồng chiếm 47,83% trong tổng số vốn, năm 2003 là 5.320,000 triệu đồng chiếm 47,44% triệu đồng trong tổng số vốn. Mặc dù trong 3 năm số vốn do ngân sách cấp đều tăng song tỷ lệ tăng là không đáng kể , điều đó chứng tỏ Công ty đã tự chủ động vay thêm vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn tự bổ xung năm 2003 là 2.670,250 triệu đồng chiếm 23,81% trong tổng số vốn và tăng 4,29% so với năm 2002 (2.560,500 trđ). Bình quân trong 3 năm tăng 4,4%. Nhìn chung với số vốn hiện nay Công ty đã thu được kết quả đáng kể trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Song cũng còn nhiều mục tiêu để Công ty phấn đấu trong những năm tiếp theo. Vì vậy còn có rất nhiều khó khăn cho Công ty trên bước đường tồn tại và phát triển. 3.2. Phươmg pháp nghiên cứu: 3.2.1. Phương pháp duy vật biện chứng: Là phương pháp giúp chúng ta nhận thức đúng đắn về sự tác động của các quy luật tự nhiên kinh tế xã hội tác động đến quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Sử dụng phương pháp này để nhận thức được các mối quan hệ giữa các khâu trong TTHH, thấy được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình TTHH từ đó xác định đúng nguyên nhân, thực trạng và đề ra giải pháp đúng đắn, thiết thực và có hiệu quả. 3.2.2. Phương pháp duy vật lịch sử: Để đánh giá sự vật hiện tượng một cách đầy đủ chính xác chúng ta phải đặt sự vật hiện tượng đó trong mối liên hệ liên quan đến thời đIểm lịch sử cụ thể trong mối liên hệ không gian và thời gian nhất định. 3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu được thu thập từ nguồn sẵn có: từ sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng, niên giám thống kê, các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các báo cáo tàI chính của Công ty, từ đó tổng hợp số liệu cần thiết để phân tích. 3.2.4. Phương pháp sử lý số liệu: 3.2.4.1. Phương pháp phân tích hệ thống: Phương pháp này sử dụng để sử lý, tổng hợp và phân tích các số liệu qua đó giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể hiện tượng sự vật từ các góc độ khác nhau, từ đó đưa ra được những giải pháp cần thiết. 3.2.4.2. Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp này để so sánh các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự để xác định xu hướng mức độ biến động của các chỉ tiêu. Trên cơ sở đánh giá được các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm ra giải pháp tối ưu trong từng trường hợp. Phần iv: Kết quả nghiên cứu 4.1. Kết quả kinh doanh của Công ty. Trong những năm gần đây Công ty Cổ Phần Thương Mại Đầu Tư Long Biên đã khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế thị trường, giữ vai trò là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động có hiệu quả. Để có được hiệu quả đó là do Công ty đã xác định rõ mục tiêu cơ bản của mình trên ba mặt trận: sản xuất-kinh doanh và dịch vụ, trong đó kinh doanh là trọng tâm chiếm 80%, sản xuất chiếm 15% và dịch vụ chiếm 5% trong tổng doanh thu của toàn Công ty. Từ những định hướng đó Công ty đầu tư đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu thị trường nhằm nâng cao chất lượng, số lượng, chủng loại mặt hàng, dần dần hiện đại hoá các thiết bị sản xuất kinh doanh, nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường. Để từng bước ổn định và mở rộng quá trình tiêu thụ hàng hoá của Công ty. Kết quả hoạt động TTHH được thể hiện qua biểu 3. Khi đánh giá kết quả hoạt động TTHH trước hết phải so sanh kết quả đạt được so với mục tiêu đặt ra sau đó mới so sáng với các kỳ trước. Qua biểu 3 cho thấy: tổng doanh thu của Công ty trong ba năm, năm 2001 và năm 2003 tổng doanh thu thực hiện của Công ty hoàn thành vượt mức kế hoạch, cụ thể năm 2001 tổng doanh thu thực hiện là 29.117,380 triệu đồng vượt mức kế hoạch (28.285,000 triệu đồng) là 2,94% tương đương với 832,380 triệu đồng, năm 2003 tổng doanh thu thực hiện là 35.306,340 triệu đồng vượt mức ké hoạch( 34.765,500 triệu đồng ) là 1,56% tương đương với 540,840 triệu đồng. Nguyên nhân là trong hai năm Công ty đã không ngừng mở rộng hoạt động kinh doanh,tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ. Riêng năm 2002 tổng doanh thu thục hiện của Công ty chưa đạt mức kế hoạch đã đề ra chỉ đạt 98,58%,nguyên nhân là do trong năm 2002 chính sách của Nhà nước có nhiều thay đổi, do chi phí thực hiện của Công ty cao hơn chi phí dự kiến là 2.19% tương đương với 536,470 triệu đồng. Về lợi nhuận trước thuế của Công ty trong ba năm: năm 2001 lợi nhuận trước thuế thực tế đạt 850,350 triệu đồng , lợi nhuận trước thuế kế hoạch là 689,200 triệu đồng, so với kế hoạch thực tế Công ty đã vượt chỉ tiêu 23,38% tương đương với số tiền là 161,150 triệu đồng.Năm 2003 lợi nhuận trước thuế thực hiện đạt 1.110,680 triệu đồng vượt mức kế hoạch(1.073,500 triệu đồng) là 3,46% tương đương với 37,180 triệu đồng. Nguyên nhân của việc vượt mức kế hoạch đặt ra là do tổng doanh thu của Công ty qua hai năm đều vượt mức kế dự kiến. Năm 2002 lợi nhuận trước thuế của Công ty là 956,450 triệu đồng không đạt so với mức kế hoạch và chỉ đạt 80,41%, điều này là do tổng doanh thu thực hiện không đạt mục tiêu đề ra trong khi đó chi phí thực hiện lại cao hơn mức chi phí dự kiến. 4.2. Thực trạng tiêu thụ một số mặt hàng của công ty . 4.2.1 Thị trường tiêu thu hàng hoá của Công ty. 4.2.1.1. Đặc điểm về thị trường tiêu thụ. Công ty Cổ Phần - Đầu tư- Thương mại- Long Biên là một công ty thương mại hoạt động buôn bán kinh doanh là chủ yếu vì vậy thị trường tiêu thụ của Công ty rộng khắp trên địa bàn Quận, huyện và các vùng lân cận. 4.2.1.2. Thị trường đầu vào của Công ty. Để tìm hiểu tình hình tiêu thụ hàng hoá của Công ty trước hết là xem xét đến tình hình thu mua- sản xuất một số mặt hàng của Công ty qua biểu 4. Qua biểu 4 cho thấy: lương thực (quy gạo) qua ba năm đều tăng lên, năm 2002 là 75 tấn tăng 7,14% so với năm 2001(70 tấn) tương đương với 5 tấn, năm 2003 là 84 tấn tăng 12% so với năm 2002 tương đương với 9 tấn. Bình quân trong ba năm tăng 9,57%. Thịt lợn, trong ba năm có xu hướng giảm xuống là do giá cả trên thị trường đắt đỏ nên lượng nhập vào của Công ty giảm dần, năm 2002 là 35 tấn giảm 12,5% so với năm 2001(40 tấn) tương đương với 5 tấn, năm 2003 lượng nhập vào là 30 tấn giảm 13,39% so với năm 2002 tương đương với 5 tấn. Các mặt hàng như đường, sữa, bánh kẹo trong ba năm đều tăng, điều này là do giá cả các mặt hàng này trong ba năm đều có xu hướng giảm vì vậy lượng tiêu dùng tăng lên. năm 2002 lượng đường nhập vào là 45 tấn tăng 12,5% so với năm 2001 tương đương với 5 tấn, năm 2003 là 48 tấn tăng 6,67% so với năm 2002 tương đương với 3 tấn, bình quân trong ba năm tăng 9,59%. Sữa năm 2002 tăng 19,05% so với năm 2001 tương đương với 8000 hộp, năm 2003 tăng 8% so với năm 2002 tương đương với 4000 hộp, bình quân trong ba năm tăng 13,53%. Bánh kẹo năm 2002 tăng 14,29% so với năm 2001 tương đương với 5tấn, năm 2003 tăng 12,5% so với năm 2002 tương đương với 5 tấn, bình quân trong ba nam tăng 13,4%. Ngoài ra còn có các mắt hàng cũng đều tăng qua ba năm như giấy vở, dầu hoả, xi măng, than. Trong khi đó các mặt hàng như rượu, thuốc lá, xà phòng trong ba năm đều giảm. Rượu năm 2002 giảm 9,19% so với năm 2001 và năm 2003 giảm 10% so với năm 2002. Xà phòng năm 2002 giảm 6,67% so với năm 2001, năm 2003 giảm 7,14% so với năm 2002. nguyên nhân là do giá cả trên thị trường tăng cao. Thuốc lá năm 2002 giảm 7,69% so với năm 2001, năm 2003 giảm 6,25% so với năm 2002 điều này là do người tiêu dùng đã nhận thấy được tác hại của thuốc lá có ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ, vì thế nhu cầu tiêu dùng thuốc lá ngày càng giảm. Trong các mặt hàng thì than là chiếm tỷ trọng lớn nhất, và là mặt hàng đem lại doanh thu lớn cho Công ty. 4.2.1.3. Tình hình tiêu thụ các mặt hàng của Công ty. Do đặc điểm Công ty là Công ty thương mại vì vậy hoạt động của Công ty chủ yếu là các hoạt động bán buôn, bán lẻ các mặt hàng. Công ty có nhiệm vụ cung cấp hàng hoá đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài huyện. Thị trường tiêu thụ hàng hoá của Công ty được thể hiện ở biểu 5. Qua biểu5 cho thấy doanh thu của các đơn vị trực thuộc Công ty qua ba năm đều tăng. Cụ thể: Cửa hàng kinh doanh tổng hợp Trâu Quỳ: Năm 2001 là 3.506,540 triệu đồng chiếm 12,04% trong tổng doanh thu của Công ty, năm 2002 là 3.985,997 triệu đồng chiếm 12,38% trong tổng doanh thu và tăng 13,67% so với năm 2001 tương đương với 479,457 triệu đồng. Năm 2003 doanh thu là 4.280,765 triệu đồng chiếm 12,12% trong tổng doanh thu và tăng 7,39% so với năm 2002 tương đương với 294,763 triệu đồng. Bình quân trong 3 năm tăng 10,12%. Cửa hàng kinh doanh tổng hợp Hương Sen năm 2001 là 3.350,240 triệu đồng chiếm 11,51% trong tổng doanh thu, năm 2002 là 3.667,868 triệu đồng chiếm 11,39% trong tổng doanh thu và tăng 9,48% so với năm 2001 tương đương với 317,628 triệu đồng, năm 2003 doanh thu là 3.804,556 triệu đồng chiếm 10,78% trong tổng doanh thu và tăng 3,73% so với năm 2002 tương đương với 316,688 triệu đồng. Bình quân 3 năm tăng 6,61%. Cửa hàng kinh doanh tổng hợp Sài Đồng: năm 2001 doanh thu là 2.979,358 triệu đồng chiếm 10,23% tổng doanh thu, năm 2002 là 3.481,750 triệu đồng chiếm 10,82% trong tổng doanh thu và tăng 16,86% so với năm 2001 tương đương với 502,392 triệu đồng, năm 2003 là 3.776,469 triệu đồng chiếm 10,69% trong tổng doanh thu và tăng 8,46% so với năm 2002 tương đương với 294,719 triệu đồng. Bình quân trong 3 năm 12,66%. Cửa hàng kinh doanh tổng hợp Thanh Am: năm 2001 doanh thu la 2.880,970 triệu đồng chiếm 9,89% trong tổng doanh thu, năm 2002 doanh thu là 3.120,550 triệu đồng chiếm 9,69% trong tổng doanh thu và tăng 8,32% so với năm 2001 tương đương với 240,580 triệu đồng. Năm 2003 doanh thu là 3.445,630 triệu đồng chiếm 9,76% trong tổng doanh thu và tăng 10,42 % so với năm 2002 tương đương với 325,080 triệu đồng. Bình quân trong 3 năm tăng9,37%. Cửa hàng kinh doanh tổng hợp Yên Viên: năm 2001 doanh thu là 3.109,150 triệu đồng chiếm 10,68% trong tổng doanh thu, năm 2002 doanh thu là 3.430,298 triệu đồng chiếm 10,67% trong tổng doanh thu và tăng 10,33% so với năm 2001 tương đương với 321,148 triệu đồng. Năm 2003 doanh thu là 3.845,372 triệu đồng chiếm 10,89% trong tổng doanh thu và tăng 12,10% so với năm 2002 tương đương với 415,074 triệu đồng. Bình quân trong 3 năm tăng11,22%. Cửa hàng kinh doanh tổng hợp 70 Gia Lâm: năm 2001 là 3.395,565 triệu đồng chiếm 11,66% trong tổng doanh thu của Công ty, năm 2002 là 3.673,780 triệu đồng chiếm 11,41% trong tổng doanh thu và tăng 8,19% so với năm 2001 tương đương với 278,215 triệu đồng. Năm 2003 doanh thu là 3.850,257 triệu đồng chiếm 10,91% trong tổng doanh thu và tăng 4,80% so với năm 2002 tương đương với 177,477 triệu đồng. Bình quân trong 3 năm tăng 6,5%. Cửa hàng kinh doanh tổng hợp 71 Gia Lâm năm 2001 là 3.230,736 triệu đồng chiếm 11,10% trong tổng doanh thu, năm 2002 là 3.465,335 triệu đồng chiếm 10,77% trong tổng doanh thu và tăng 7,26% so với năm 2001 tương đương với 234,599 triệu đồng, năm 2003 doanh thu là 3.915,561 triệu đồng chiếm 11,09% trong tổng doanh thu và tăng 12,99% so với năm 2002 tương đương với 450,226 triệu đồng. Bình quân 3 năm tăng 0,13%. Cửa hàng kinh doanh tổng hợp 323 Nguỹen Văn Cừ: năm 2001 doanh thu là 3.387,946 triệu đồng chiếm 11,64% tổng doanh thu, năm 2002 là 3.777,910 triệu đồng chiếm 11,74% trong tổng doanh thu và tăng 11,51% so với năm 2001 tương đương với 389,964 triệu đồng , năm 2003 là 4.291,748 triệu đồng chiếm 12,16% trong tổng doanh thu và tăng 13,60% so với năm 2002 tương đương với 513,838 triệu đồng. Bình quân trong 3 năm 12,56%. Cửa hàng kinh doanh tổng hợp Chợ Gia Lâm: năm 2001 doanh là 3.276,875 triệu đồng chiếm 11,25% trong tổng doanh thu, năm 2002 doanh thu là 3.583,482 triệu đồng chiếm 11,13% trong tổng doanh thu và tăng 9,36% so với năm 2001 tương đương với 306,607 triệu đồng. Năm 2003 doanh thu là 4.095,982 triệu đồng chiếm 11,60% trong tổng doanh thu và tăng 14,30 % so với năm 2002 tương đương với 512,500 triệu đồng. Bình quân trong 3 năm tăng 11,83%. 4.1.2: Kênh tiêu thụ các mặt hàng của Công ty. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, mạng lưới kênh tiêu thụ giống như đường dây nối liền giữa doanh nghiệp và cá nhân độc lập hoặc phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào quá trình đưa hàng hoá từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng. Việc tiêu thụ các mặt hàng của Công ty được thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau. Do đặc điểm của thị trường, cũng như đặc điểm của các mặt hàng kinh doanh của Công ty, và để đảm bảo khối lượng hàng hoá tiêu thụ đều đặn và không ngừng tăng lên, Công ty đẫ tiến hành xây dựng các loại kênh tiêu thụ sau: Người tiêu dùng Công ty Công ty C0 Người bán lẻ C1 Người bán buôn C2 Đại lý C3 Sơ đồ3: Các kênh tiêu thụ chính của Công ty. + Kênh tiêu thụ trực tiếp ( C0 ): Sản phẩm của Công ty được bán trực tiếp tới người tiêu dùng cuối cùng không qua trung gian. Ưu điểm là đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hoá, phải đảm bảo sự tiếp cận chặt chẽ giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Nhược điểm của loại kênh tiêu thụ này là chi phí Maketing cao, hạn chế lượng hàng tiêu thụ chỉ phù hợp với sản xuất nhỏ. + Kênh tiêu thụ gián tiếp: sản phẩm của Công ty được bán cho người tiêu dùng cuối cùng phải qua trung gian. Kênh tiêu thụ gián tiếp gồm có: -Kênh cấp 1(C1) là kênh có một khâu trung gian tham gia. Nhờ kênh này mà Công ty được giải phóng khỏi nhiệm vụ lưu thông hàng hoá, tập trung vào sản xuất kinh doanh. Song hàng hoá lưu thông trong kênh này với số lượng không cao, mức chuyên môn hoá chưa cao, mức dự trữ không hợp lý nên chỉ phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. -Kênh cấp 2(C2): là kênh có hai thành phần tham gia, kênh này có quy mô sản xuất hàng hoá lớn, tập trung, thị trường phong phú, quay vòng vốn nhanh. Bởi vậy hiệu quả kinh tế trong tiêu thụ mang lại cao, khả năng thoả mãn trong thị trường lớn. -Kênh tiêu thụ cấp 3(C3): là khâu gồm ba khâu trung gian. Sản phẩm hàng hoá của Công ty được phân phối qua các đại lý, các đại lý lại cung cấp cho người bán buôn, người bán buôn lại cung cấp cho người bán lẻ để bán cho người tiêu dùng cuối cùng.Thông qua hình thức tiêu thụ này Công ty có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng về hàng hoá ngày càng cao của nhân dân trong và ngoài huyện và sản phẩm hàng hoá của Công ty có thể đáp ứng được khắp nơi trên thị trường. Nhờ kênh tiêu thụ này mà Công ty có thể lập kế hoạch tiêu thụ chính xác hơn,thiết lập các mối quan hệ với khách hàng, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để từ đó hoàn thiện sản phẩm của mình, đảm bảo hiệu quả cao trong quá trình lưu thông hàng hoá. 4.1.3. Cơ cấu sản phẩm hàng hoá của Công ty. Do đặc điểm, tính chất hàng hoá của Công ty nên tôi chỉ nghiên cứu cơ cấu sản phẩm hàng hoá của Công ty qua các năm. Cơ cấu sản phẩm hàng hoá của Công ty được thể hiện qua biểu 6: Lương thực(quy gạo) qua ba năm đều tăng năm 2001 là 65 tấn chiếm 92,86% lượng nhập vào, năm 2002 là 72 tấn chiếm 96% lượng nhập vào và tăng 10,77% so với năm 2001 tương đương với 7 tấn, năm 2003 là 80 tấn chiếm 95,24% lượng nhập vào và tăng 11,11% so với năm 2002 tương đương với 8 tấn. bình quân trong ba năm tăng 10,94%. Thịt lợn qua ba năm giảm dần, năm 2002 là30 tấn chiếm 85,71% tổng lượng nhập vào và giảm 14,29% so với năm 2001 tương đương với 5 tấn, năm 2003 là 25 tấn giảm 16,67% so với năm 2002 tương đương với 5 tấn. bình quân trong ba năm giảm 5,48%. Trong khi thịt lợn giảm thì các mặt hàng như đường, sữa, bánh kẹo qua ba năm đều tăng, cụ thể năm 2002 số lượng đường tiêu thụ là 35 tấn và tăng 16,67% so với năm 2001 tương đương với 5 tấn, năm 2003 là 40 tấn tăng 14,29% so với năm 2002 tương đương với tấn, bình quân trong ba năm lượng đường tiêu thụ tăng 15,48%. Sữa, năm 2002 lượng tiêu thụ là 45 tấn tăng 18,42% so với năm 2001, năm 2003 là 50 tấn tăng 11,11% tương đương với tấn, bình quân trong ba năm tăng 14,77%. Bánh kẹo, năm 2002 là 32 tấn tăng 14,28% so với năm 2001 tương đương với 4 tấn, năm 2003 là 35 tấn tăng 9,38% so với năm 2002 tương đương với 3 tấn, bình quân trong ba năm tăng 11,83. Điều này là do giá cả trên thị trường có xu hướng giảm, và do mức sống của người tiêu dùng ngày càng được nâng cao do đó mức tiêu dùng cũng tăng. Mặt hàng rượu qua ba năm đều giảm, năm 2002 lượng tiêu thụ là 45.000 chai giảm 4,25% so với năm 2001 tương đương với 2.000 chai, năm 2003 là 40.000 chai giảm 11,11% so với năm 2002 tương dương với 5.000 chai, bình quân trong ba năm giảm 7,68%. Nguyên nhân là do giá tăng và chịu ảnh hưởng của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Thuốc lá qua ba năm đều giảm, năm 2002 là 43.000 bao giảm 4,44% so với năm 2001 tương đương với 2.000 bao, năm 2003 là 40.000 bao giảm 6,98% so với năm 2002 tương đương 3.000 bao, bình quân trong ba năm giảm 5,71%. Nguyên nhân do Công ty đã giảm lượng nhập vào để đầu tư vào kinh doanh các mặt hàng khác, và do người dân đã phần nào ý thức được tác hại của thuốc lá có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ vì vậy nhu cầu hút thuốc lá có xu hướng giảm. Xà phòng, năm 2002 là 55 tấn giảm 11,29% so với năm 2001 tương đương với 7 tấn, năm 2003 là 50 tấn giảm 9,19% so với năm 2002.bình quân trong ba năm giảm 10,19%. Điều này là do sự cạnh tranh của các loại xà phòng khác trên thị trường. Ngoài các mặt hàng kể trên thì các mặt hàng như: dầu hoả, xi măng, than cơ cấu tiêu thụ đều được tăng lên qua các năm. Dầu hoả năm 2002 tăng 9,09% so với năm 2001 tương đương với 5.000 lít, năm 2003 tăng 5% so với năm 2002 tương đương với 3.000 lít. Xi măng năm 2002 tăng 11,67% so với năm 2001 , năm 2003 tăng 16,42% so với năm 2002. Than năm 2002 tăng 2,94% so với năm 2001, năm 2003 tăng 8,57% so với năm 2002. 4.1.4. Tình hình biến động giá cả các mặt hàng tiêu thụ của Công ty. Giá cả có vai trò rất quan trọng trong sản xuất kinh doanh , nó ảnh hưrất lớn tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Đặc biệt hơn nó ảnh hưởng trực tiếp tới công tác tiêu thụ các mặt hàng của Công ty. Giá cả là yếu tố quyết định mủn phẩm hàng hoá của Công ty đối với người tiêu dùng, thể hiện sự cạnh tranh lợi mích kinh tế giữa các doanh nghiệp trên thị trường. Giá cả các loại sản phẩm hàng hoá của Công ty được thể hiện qua biểu 7 Qua biểu7 cho ta thấy tình hình biến động giá cả các mặt hàng của Công ty qua ba năm như sau: Năm 2002 giá gạo là 3.500 đồng/ kg tăng ?????? so với năm 2001 tương đương với 300 đồng/kg, năm 2003 giá là 3.800 đồng/kg tăng ???? so với năm 2002 tương đương với300 đồng/kg. Thịt lợn năm 2002 giá là 13.750 đồng/kg tăng ????? so với năm 2001 tương đương với 250 đồng/kg, năm 2003 giá là 14.500 đồng/kg tăng ???? so với năm 2002 tương đương với 750 đồng/kg. Giá cả các mặt hàng như: đường, sữa, bánh kẹo, thuốc lá, xà phòng biến động thất thường trong ba năm. Đường năm 2002 giá là 5.500 đồng/kg giảm ?????? so với năm 2001 tương đương với 500 đồng/kg, năm 2003 giá là 6.500 đồng/kg tăng ??? so với năm 2002 tương đương với 1.000 đồng/kg. Sữa năm 2002 giá là 6.500 đồng/kg giảm??? so với năm 2001 tương đương với 300 đồng/hộp, năm 2003 giá là 7000 đồng/hộp tăng ???? so với năm 2002 tương đương với 500 đồng/hộp. Bánh kẹo năm 2002 giá là 12.000 đồng/kg giảm ????? so với năm 2001 tương ứng với 500 đồng/kg, năm 2003 giá là 12.800 tăng???? so với năm 2002 tương đương với 800 đồng/kg. Thuốc lá năm 2002 giảm ??? so với năm 2001 tương đương vơi 100 đồng/bao, năm 2003 lại tăng lên ??? so với năm 2002 tương ứng với 50 đồng/bao. Xà phòng năm 2002 giá là 12.000 đồng/kg tăng ??? so với năm 2001 tương ứng với 800 đồng/kg, năm 2003 giá là 11.800 đồng/kg giảm ??? so với năm 2002 tương ứng với 200 đồng/kg. Ngoài các mặt hàng có giá biến động thất thường thì các mặt hàng có giá cả đều tăng lên qua ba năm như: rượu, dầu hoả, xi măng, than, cụ thể: năm 2002 giá rượu là 9.450 đồng/chai tăng ????? so với năm 2001 tương ứng với 150 đồng/chai, năm 2003 giá là 9500 đồng tăng ????? so với năm 2002 tương ứng với 50 đồng/chai. Dầu hoả năm 2002 giá tăng ???? so với năm 2001 tương ứng với 500 đồng/lít, năm 2003 tăng ???? so với năm 2002 tương ứng với 500 đồng/lít. Xi măng năm 2002 tăng ???? với năm 2001 tương ứng với 200 đồng/kg, năm 2003 tăng ???? so với năm 2002 tương ứng với 200 đồng/kg. Than năm 2002 tăng ???? tương ứng với 250 đồng/kg so với năm 2001, năm 2003 tăng 350 đồng/kg tương đương với ???? so với năm 2002. 4.3. Đánh giá hiệu quả của công tác ở Công ty. 4.3.1. Hiệu quả TTHH qua chỉ tiêu tổng doanh thu trên một đồng tổng chi phí và tổng lợi nhuận trên một đồng tổng chi phí. Đây là những chỉ tiêu phản ánh tổng quát hiệu quả tiêu thụ hàng hoá của Công ty và nó được thể hiện ở biểu8. Qua biểu8 cho thấy: +Chỉ tiêu tổng doanh thu trên một đồng tổng chi phí: Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng tổng chi phí bỏ ra thì Công ty thu được bao nhiêu đồng tổng doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả TTHH càng cao. Cụ thể: Năm 2001, Công ty thu được 1,03 đồng tổng doanh thu khi bỏ ra một đồng tổng chi phí Năm 2002, Công ty thu được 1,0306 đồng tổng doanh thu khi bỏ ra một đồng tổng chi phí, so với năm 2001thì cùng bỏ ra một đồng tổng chi phí nhưng năm 2002 thu được nhiều lợi nhuận hơn tương ứng với 0,0006 đồng tổng doanh thu. Năm 2003, Công ty thu được 1,0173 đồng tổng doanh thu khi bỏ ra một đồng tổng chi phí giảm 0.0127 đồng tổng doanh thu so với năm 2002. Như vậy ta thấy rằng tổng doanh thu của Công ty thu được trên một đồng tổng chi phí bỏ ra trong ba năm không ổn định điều này có nghĩa là hiệu quả TTHH của Công ty chưa tốt. +Chỉ tiêu chỉ suất sinh lợi của giá trị tổng chi phí: Chỉ tiêu này cho ta biết số lợi nhuận mà Công ty thu được từ một đồng tổng chi phí mà Công ty bỏ ra. Mức sinh lợi càng cao tức là hiệu quả TTHH càng cao. năm 2001, với 1000 đồng tổng chi phí, Công ty thu được 20,4 đồng lợi nhuận. Năm 2002, với 1000 đồng tổng chi phí, Công ty thu được 20,8 đồng lợi nhuận, so với năm 2001 Công ty thu được nhiều hơn 0,4 đồng lợi nhuận Năm 2003, với 1000 đồng tổng chi phí, Công ty thu được 21,8 đồng lợi nhuận, so với năm 2001 Công ty thu được nhiều hơn 1,8 đồng lợi nhuận. Điều này cho thấy trong ba năm lợi nhuận mà Công ty thu được trên 1000 đồng tổng chi phí đều có tăng nhưng tỷ lệ tăng lên là quá nhỏ so với đồng chi phí bỏ ra, do đó hiệu quả TTHH của Công ty là chưa cao. 4.3.2. Hiệu quả TTHH qua chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của Công ty. Tại mỗi thời điểm khác nhau thì doanh nghiệp có thể có nhiều quan điểm đánh giá khác nhau, nhưng các mục tiêu này đều có mục tiêu chung đó là mức tăng lợi nhuận hàng năm để đảm bảo tính ổn định và pphát triển doanh nghiệp. ở chỉ tiêu này phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là thịnh vượng hay suy thoái, ngoài ra chỉ tiêu này còn cho biết trong một đồng tổng doanh thu, Công ty thu được mấy đồng lợi nhuận. Cụ thể được thể hiện ở biểu9: Năm 2001 lợi nhuận sau thuế của Công ty là 578,238 triệu đồng, năm 2002 là 650,380 triệu đồng và tăng 12,48% so với năm 2001 tương đương với 72,142 triệu đồng. Năm 2003 là 755,262 triệu đồng tăng 16,12% so với năm 2002 tương đương với 104,876 triệu đồng. Để làm rõ vấn đề hiệu quả TTHH của Công ty cần xem xét chỉ tiêu quan trọng là chỉ tiêu tỷ xuất lơị nhuận hay số lợi nhuận mà Công ty đạt được trong 100 đồng tổng doanh thu. Năm 2001 trong 100 đồng tổng doanh thu, Công ty thu được 1,98 đồng lợi nhuận. Năm 2002 trong 100 đồng tổng doanh thu Công ty thu dược 2,02 đồng lợi nhuận và tăng 0,04 đồng lợi nhuận so với năm 2001. Năm 2003 trong 100 đồng tổng doanh thu, Công ty thu được 2,14 đồng lợi nhuận và tăng 0,12 đồng lợi nhuận so với năm 2002. Qua số liệu thể hiện ở biểu cho thấy tỷ suất lợi nhuận của Công ty trong ba năm có xu hướng tăng lên đó là do tốc độ tăng của lợi nhuận cao hơn tốc độ tăng của tổng doanh thu, song với tỷ lệ tăng lên này còn chưa cao so với mức doanh thu mà Công ty thu được. 4.3.3. Hiệu quả TTHH qua chỉ tiêu sức sinh lợi của Công ty. Chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng vốn lưu động thì Công ty thu được mấy đồng lợi nhuận. Qua biểu 10 cho thấy vốn lưu động bình quân trong ba năm tăng lên đáng kể, năm 2002 vốn lưu động của công ty là 7.802,720 triệu đồng chiếm 71,09% trong tổng số vốn bình quân và tăng 2,32% so với năm 2001 tương đương với 177,290 triệu đồng. Năm 2003 là 8.020,220 triệu đồng chiếm 71,51% trong tổng số vốn bình quân và tăng 2,79% so với năm 2002 tương đương với 215,500 triệu đồng. Vốn lưu động của Công ty tăng là do Công ty huy động vốn để mua, dự trữ hàng hoá để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, mặt khác do Công ty huy động tài sản lưu động phục vụ cho quá trình TTHH. Từ việc tăng lên của vốn lưu động trong tổng số vốn qua ba năm thì sức sinh lợi của Công ty qua ba năm cũng tăng lên, cụ thể: Năm 2001, với 1000 đồng vốn lưu động đưa vào kinh doanh thì Công ty thu được 76 đồng lợi nhuận. Năm 2002, với 1000 đồng vốn lưu động thì Công ty thu được 83 đồng lợi nhuận, và tăng 7 đồng lợi nhuận so với năm 2001. Năm 2003, với 1000 đồng vốn lưu động đưa vào kinh doanh thì Công ty thu được 94 đồng lợi nhuận, tăng 11 đồng lợi nhuận so với năm 2002. Sự tăng lên này cho thấy hiệu quả TTHH của Công ty trong ba năm là có xu hướng tăng, song để tồn tại và đứng vững trên thị trường trong thời gian dài đòi hỏi Công ty không ngừng phải nỗ lực trong những năm tiếp theo. 4.3. Các chính sách yểm trợ hoạt động TTHH của Công ty. 4.4. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trìnhTTHH của Công ty. 4.4.1. Những nguyên nhân chủ quan. 4.4.1.1. Chính sách sản phẩm của Công ty. + Sự ảnh hưởng của chất lượng sản phẩm đến quá trình tiêu thụ. Chất lượng sản phẩm là vấn đề cơ bản quyết định khả năng tồn tại và phát triển của Công ty. Sản phẩm hàng hoá của Công ty chỉ được khách hàng chấp nhận mua khi chất lượng của nó được khách hàng tin tưởng. Muốn sản phẩm tiêu thụ được một cách dễ dàng trước tiên phải tính đến tính năng sử dụng hoặc chất lượng của chúng. Ta thấy dù khả năng bán hàng có tốt đến đâu mà chất lượng sản phẩm không đảm bảo, giá cả không hợp lý thì chúng ta cũng không thể bán được hàng. Do vậy chất lượng sản phẩm hàng hoá không những ảnh hưởng đến số lượng sản phẩm tiêu thụ mà còn ảnh hưởng đến uy tín của Công ty với khách hàng. Để có được những sản phẩm có chất lượng cao đòi hỏi Công ty không chỉ quan tam đến quá trình sản xuất, dây truyền sản xuất, con người hay thành phần các nguyên liệu mà muốn có sản phẩm tốt chất lượng cao thì Công ty phải quan tâm ngay từ khâu mua nguyên vật liệu đầu vào vì có nguyên liệu tốt thì mới sản xuất ra thành phẩm tốt được. Về chất lượng sản phẩm hàng hoá của Công ty: sản phẩm hàng hoá của Công ty rất đa dạng và phong phú vì vậy để đảm bảo chất lượng tất cả các mặt hàng đều tốt thì điều này đang còn là vấn đề cần được Công ty quan tâm hơn nữa, làm được điều này thì các sản phẩm của Công ty sẽ được người tiêu dùng trong tỉnh và ngoài tỉnh tin dùng. Hiệu quả tiêu thụ hàng hoá được nâng cao. + Sự ảnh hưởng của chủng loại đến hiệu quả TTHH của Công ty: Đa dạng hoá chủng loại các mặt hàng sản phẩm sẽ tránh được cho Công ty những rủi ro trong sản xuất kinh doanh, giúp cho Công ty tăng được khả năng mở rộng thị trường nhờ vào việc thu hút thêm khách hàng mục tiêu. Hiện nay tại Công ty có hơn 100 mặt hàng được tiêu thụ trên thị trường hà nội. Trong đó các mặt hàng được Công ty sản xuất chiếm 15% còn lại các mặt hàng khác do Công ty làm đại lý tiêu thụ, nhờ có sự đa dạng về chủng loại sản phẩm hàng hoá mà Công ty có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng. Ngày nay yêu cầu của khách hàng đối với các loại sản phẩm không còn đơn giản là tốt , mà họ yêu cầu phải đẹp, tiện dụng. Vì vậy đòi hỏi Công ty không ngừng phải thay đổi mẫu mã chủng loại phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, điều này sẽ giúp cho Công ty có thể nâng cao hiệu quả TTHH. + Sự ảnh hưởng của giá cả đến quá trình TTHH của Công ty:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQT2027.doc
Tài liệu liên quan