Đề tài Một số giải pháp nâng cao hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Bách Khoa

Phần 1: Khái quát chung về ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Bách Khoa. 1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của chi nhánh: Sự hình thành và phát triển của ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Bách Khoa: Chi nhánh Bách Khoa tiền thân là phòng giao dịch Bách Khoa được Giám đốc ngân hàng NN&PTNT Láng Hạ ra quyết định thành lập số 293/QĐ-NHLH ngày 15/07/2001.Những ngày đầu thành lập, Phòng giao dịch Bách Khoa được chi nhánh Láng Hạ bố trí cho 7 cán bộ nhân viên do đồng chí Trương Minh Hoàng là cán bộ phòng Kế hoạch- kinh doanh chi nhánh Láng Hạ giữ chức vụ trưởng phòng giao dịch. - Ngày 01/08/2001 phòng giao dịch chính thức được thành lập tại trụ sở 51 phố Tạ Quang Bửu- phường Bách Khoa (nay là 40 Lê Thanh Nghị- phường Bách Khoa- Hà Nội) - Qua thời gian khảo sát môi trường kinh doanh tại địa bàn phòng giao dịch Bách Khoa ngân hàng nông nghiệp Láng Hạ nhận thấy: Cần thiết phải nâng cấp để mở rộng các hình thức kinh doanh cho một Ngân hàng hiện đại của Thủ đô bởi lẽ: Nền kinh tế của Thủ đô đang từng bước phát triển vững chắc với mức tăng trưởng khá, mặt khác địa bàn phòng giao dịch đóng trụ sở là nơi tập trung dân cư đông với nhiều trường đại học và bệnh viện lớn. Chính những điều kiện khách quan kể trên và cũng để kịp thời đáp ứng yêu cầu của ngân hàng NN&PTNT Việt Nam trong giai đoạn mới ngày 04/06/2002 chủ tịch hội đồng quản trị ngân hàng NN&PTNT Việt Nam đã ra quyết định số 123/QĐ/HĐQT-TCCB về việc “mở chi nhánh Bách Khoa- chi nhánh cấp 2 loại 5 thuộc chi nhánh ngân hàng NN&PTNT Láng Hạ”. Chi nhánh được thành lập đánh dấu một bước phát triển vượt bậc của phòng giao dịch Bách Khoa trong năm đầu hoạt động. Ngày 20/12/2003 theo quyết định số 22/QĐ/HĐQT-TCCB của chủ tịch hội đồng quản trị ngân hàng NN&PTNT Việt Nam một lần nữa nâng quyết định nâng cấp chi nhánh Bách Khoa từ cấp 2 loại 5 lên cấp 2 loại 4, đợn vị phụ thuộc ngân hàng NN&PTNT Láng Hạ,có con dấu để hoạt động kinh doanh. - Năm 2005 chi nhánh giữ vững, ổn định các mặt hoạt động và mở thêm phòng giao dịch số 9. - Hiện nay trụ sở của chi nhánh Bách Khoa được đặt tại tòa nhà điều hành Tổng công ty chè Việt Nam tại 92- Võ Thị Sáu-Bách Khoa- Hà Nội. 2. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban. -Những ngày đầu thành lập phòng giao dịch Bách Khoa có 7 cán bộ nhân viên(trong đó có 1 hợp đồng bảo vệ): + Trưởng phòng giao dịch + Phó phòng giao dịch + 2 cán bộ kế toán + 1 cán bộ tín dụng + 1 cán bộ ngân quỹ - Qua thời gian 6 năm hoạt động hiện nay số cán bộ nhân viên của chi nhánh đã là cán bộ nhân viên với các phòng ban: + Ban giám đốc:- Giám đốc - Phó giám đốc + Phòng tín dụng: Có nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ kế hoạch kinh doanh ngắn, trung và dài hạn theo định hướng và chiến lược kinh doanh. Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hòa kinh doanh của chi nhánh, tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh. Thẩm định các dự án, phương án vượt quyền của phòng giao dịch, thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh cho phép, thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế trực tiếp theo quy định. Thực hiện công tác huy động vốn, triển khai các dịch vụ theo chỉ tiêu được giao,thực hiện công tác chăm sóc khách hàng của phòng. + Phòng kế toán – ngân quỹ: Trực tiếp hách toán kế toán,hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng NN&PTNT Việt Nam, ngân hàng NN&PTNT Láng Hạ, xây dựng và bảo vệ chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, quỹ tiền lương tại chi nhánh và các phòng giao dịch trực thuộc, thực hiện cung ứng các dịch vụ thanh toán, triển khai nghiệp vụ thẻ, các dịch vụ trên địa bàn . + Phòng hành chính nhân sự: Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của Chi nhánh và có trách nhiệm đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được giám đốc chi nhánh phê duyệt. Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể và giao kết hợp đồng trong hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự liên quan đến người lao động và tài sản của Chi nhánh, trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện các công tác hành chính, văn thư + Phòng giao dịch: Thực hiện các chức năng nhiệm vụ theo quy định của ngân hàng NN&PTNT Việt Nam, ngân hàng NN&PTNT Láng Hạ, huy động vốn nội tệ và ngoại tệ của tổ chức, dân cư, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, thực hiện thu, chi tiền mặt, hạch toán kế toán theo đúng quy trình Hiện nay có 2 phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh Bách Khoa: *Phòng giao dịch số 4- Lò Đúc- Hai Bà Trưng- Hà Nội *Phòng giao dịch số 9- Lê Thanh Nghị- Hai Bà Trưng- Hà Nội

doc15 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1822 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Bách Khoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1: Khái quát chung về ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Bách Khoa. 1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của chi nhánh: Sự hình thành và phát triển của ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Bách Khoa: Chi nhánh Bách Khoa tiền thân là phòng giao dịch Bách Khoa được Giám đốc ngân hàng NN&PTNT Láng Hạ ra quyết định thành lập số 293/QĐ-NHLH ngày 15/07/2001.Những ngày đầu thành lập, Phòng giao dịch Bách Khoa được chi nhánh Láng Hạ bố trí cho 7 cán bộ nhân viên do đồng chí Trương Minh Hoàng là cán bộ phòng Kế hoạch- kinh doanh chi nhánh Láng Hạ giữ chức vụ trưởng phòng giao dịch. - Ngày 01/08/2001 phòng giao dịch chính thức được thành lập tại trụ sở 51 phố Tạ Quang Bửu- phường Bách Khoa (nay là 40 Lê Thanh Nghị- phường Bách Khoa- Hà Nội) - Qua thời gian khảo sát môi trường kinh doanh tại địa bàn phòng giao dịch Bách Khoa ngân hàng nông nghiệp Láng Hạ nhận thấy: Cần thiết phải nâng cấp để mở rộng các hình thức kinh doanh cho một Ngân hàng hiện đại của Thủ đô bởi lẽ: Nền kinh tế của Thủ đô đang từng bước phát triển vững chắc với mức tăng trưởng khá, mặt khác địa bàn phòng giao dịch đóng trụ sở là nơi tập trung dân cư đông với nhiều trường đại học và bệnh viện lớn. Chính những điều kiện khách quan kể trên và cũng để kịp thời đáp ứng yêu cầu của ngân hàng NN&PTNT Việt Nam trong giai đoạn mới ngày 04/06/2002 chủ tịch hội đồng quản trị ngân hàng NN&PTNT Việt Nam đã ra quyết định số 123/QĐ/HĐQT-TCCB về việc “mở chi nhánh Bách Khoa- chi nhánh cấp 2 loại 5 thuộc chi nhánh ngân hàng NN&PTNT Láng Hạ”. Chi nhánh được thành lập đánh dấu một bước phát triển vượt bậc của phòng giao dịch Bách Khoa trong năm đầu hoạt động. Ngày 20/12/2003 theo quyết định số 22/QĐ/HĐQT-TCCB của chủ tịch hội đồng quản trị ngân hàng NN&PTNT Việt Nam một lần nữa nâng quyết định nâng cấp chi nhánh Bách Khoa từ cấp 2 loại 5 lên cấp 2 loại 4, đợn vị phụ thuộc ngân hàng NN&PTNT Láng Hạ,có con dấu để hoạt động kinh doanh. - Năm 2005 chi nhánh giữ vững, ổn định các mặt hoạt động và mở thêm phòng giao dịch số 9. - Hiện nay trụ sở của chi nhánh Bách Khoa được đặt tại tòa nhà điều hành Tổng công ty chè Việt Nam tại 92- Võ Thị Sáu-Bách Khoa- Hà Nội. 2. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban. -Những ngày đầu thành lập phòng giao dịch Bách Khoa có 7 cán bộ nhân viên(trong đó có 1 hợp đồng bảo vệ): + Trưởng phòng giao dịch + Phó phòng giao dịch + 2 cán bộ kế toán + 1 cán bộ tín dụng + 1 cán bộ ngân quỹ - Qua thời gian 6 năm hoạt động hiện nay số cán bộ nhân viên của chi nhánh đã là…..cán bộ nhân viên với các phòng ban: + Ban giám đốc:- Giám đốc - Phó giám đốc + Phòng tín dụng: Có nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ kế hoạch kinh doanh ngắn, trung và dài hạn theo định hướng và chiến lược kinh doanh. Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hòa kinh doanh của chi nhánh, tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh. Thẩm định các dự án, phương án vượt quyền của phòng giao dịch, thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh cho phép, thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế trực tiếp theo quy định. Thực hiện công tác huy động vốn, triển khai các dịch vụ theo chỉ tiêu được giao,thực hiện công tác chăm sóc khách hàng của phòng. + Phòng kế toán – ngân quỹ: Trực tiếp hách toán kế toán,hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng NN&PTNT Việt Nam, ngân hàng NN&PTNT Láng Hạ, xây dựng và bảo vệ chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, quỹ tiền lương tại chi nhánh và các phòng giao dịch trực thuộc, thực hiện cung ứng các dịch vụ thanh toán, triển khai nghiệp vụ thẻ, các dịch vụ trên địa bàn…. + Phòng hành chính nhân sự: Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của Chi nhánh và có trách nhiệm đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được giám đốc chi nhánh phê duyệt. Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể và giao kết hợp đồng trong hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự liên quan đến người lao động và tài sản của Chi nhánh, trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện các công tác hành chính, văn thư… + Phòng giao dịch: Thực hiện các chức năng nhiệm vụ theo quy định của ngân hàng NN&PTNT Việt Nam, ngân hàng NN&PTNT Láng Hạ, huy động vốn nội tệ và ngoại tệ của tổ chức, dân cư, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế,…thực hiện thu, chi tiền mặt, hạch toán kế toán theo đúng quy trình… Hiện nay có 2 phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh Bách Khoa: *Phòng giao dịch số 4- Lò Đúc- Hai Bà Trưng- Hà Nội *Phòng giao dịch số 9- Lê Thanh Nghị- Hai Bà Trưng- Hà Nội Phần 2: Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Bách Khoa: 1.Cơ cấu nguồn vốn Bảng 1 : Cơ cấu nguồn vốn tính đến 31/12/2006 Đơn vị : tỷ đồng Chỉ tiêu Nguồn vốn Tỷ trọng Nội tệ Ngoại tệ Tổng Phân theo thành phần kinh tế 100 -Tiền gửi dân cư 111,2 60 171,2 51 -Tiền gửi các tổ chức kinh tế 143,2 24,5 167,5 49 Phân theo thời gian huy động 100 - Tiền gửi không kỳ hạn 127,9 127,9 38 - Kỳ hạn < 12 tháng 88 88 26 - Kỳ hạn > 12 tháng 123 123 36 Bảng 2 : Cơ cấu nguồn vốn tính đến 31/12/2007 Đơn vị : tỷ đồng Chỉ tiêu Nguồn vốn Tỷ trọng Nội tệ Ngoại tệ Tổng Phân theo thành phần kinh tế 100 -Tiền gửi dân cư 142 72 214 42 -Tiền gửi các tổ chức kinh tế 288 6 294 58 Phân theo thời gian huy động 100 - Tiền gửi không kỳ hạn 160 160 31 - Kỳ hạn <12 tháng 55 55 10,8 - Kỳ hạn > 12 tháng 294 294 58,2 Nhìn chung nguồn vốn huy động của năm sau cao hơn năm trước.Nếu như nguồn vốn năm 2006 đạt 338,5 tỷ thì năm 2007 đạt 508 tỷ. Cơ cấu nguồn vốn qua các năm khá ổn định, tỷ trọng của nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và từ dân cư là tương đối đồng đều. Năm 2006 tổng nguồn vốn nội tệ là 254,2 tỷ chiếm 75%, nguồn ngoại tệ là 84,7 chiếm 25 %, năm 2007: tổng nguồn vốn nội tệ là 430 tỷ chiếm 84,6% nguồn ngoại tệ là 78 chiếm 15,4% tổng nguồn vốn. Năm 2007 nguồn vốn nội tệ tăng so với năm 2006 do ngân hàng có điều chỉnh tăng lãi suất huy động và lãi suất tiền gửi tiết kiệm bậc thang VNĐ, lãi suất huy động tổ chức VNĐ. . Ngân hàng luôn theo sát diễn biến lãi suất thị trường, đảm bảo duy trì tính cạnh tranh để giữ vững và tăng trưởng nguồn vốn. Số tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dài trên 12 tháng của năm 2007 tăng hơn so với năm 2006, nếu như tiền gửi không kỳ hạn năm 2006 là 127,9 tỷ đồng thì năm 2007 tăng lên là 160 tỷ đồng. Tiền gửi có kỳ hạn dài trên 12 tháng năm 2006 là 123 tỷ thì năm 2007 là 294 tỷ điều đó chứng tỏ càng ngày chi nhánh Bách Khoa đã và đang cố gắng tạo được lòng tin của khách hàng. 2.Kết quả kinh doanh của chi nhánh: * Tình hình tài chính của Chi nhánh Bách Khoa: Bảng 3: Kết quả tài chính năm 2006 & 2007 Đơn vị:tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 1. Tổng thu 81,108 107,039 -Thu lãi 79,949 105,602 -Thu dịch vụ 0,754 1,437 -Thu ngoại bảng 0,405 0 2.Tổng chi 73,163 94,609 -Chi trả lãi 12,733 26,167 Trong đó trả phí 56,950 64,794 Chi khác 3,480 3,648 3.Lợi nhuận 7,945 12,430 4.hệ số lương 1,37 lần 1,51 lần Qua bảng số liệu kế quả tài chính của chi nhánh trong 2 năm gần đây ta thấy được tổng lợi nhuận của năm 2007 tăng hơn so với năm 2006 tương đối nhiều (năm 2006:7,945 tỷ; năm 2007: 12,430 tỷ) tăng 4,685 tỷ. Hệ số lương đã tăng từ 1,37 lần năm 2006 lên đến 1,51 lần trong năm 2007.Có được lợi nhuận tăng vượt bậc như vậy tất cả các cán bộ nhân viên trông chi nhánh Bách Khoa đã nỗ lực hết sức mình trong kinh doanh và mở rộng quan hệ với khách hàng. * Một số hoạt động khác + Hoạt động thanh toán Quốc tế và kinh doanh ngoại tệ: Bảng 4: Tình hình thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ Chỉ tiêu Đ.vị Năm 2006 Năm 2007 Số món Giá trị Số món Giá trị Doanh số mở L/C USD 10 5,951,385.87 33 5,951,385.87 Thanh toán biên mậu CNY 8 605,101.67 14 1,308,617.26 Thanh toán nhờ thu USD 2 39,040 2 125,432.50 Thanh toán wU USD 50 80,101.30 115 76,093.42 Doanh số chuyển tiền USD 67 320,738.75 79 320,738.75 Doanh số mua ngoại tệ USD 13,307,818.22 9,702,250.33 Doanh số bán ngoại tệ USD 14,094,345.11 11,286,836.73 Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ là một hoạt động được chi nhánh Bách Khoa quan tâm vì hiện nay trong xu thế hội nhập phát triển của nước ta hiện nay, khoảng cách giữa các nước ngày càng giảm đi. Trong hoạt động này chi nhánh đã đạt được những kết quả khá cao, qua các năm đều có sự gia tăng. Hiện nay chi nhánh đã từng bước triển khai hầu hết các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng Quốc tế: mua bán ngoại tệ, thanh toán biên mậu, thanh toán WU, mở L/C… So sánh năm 2006 và 2007 ta nhận thấy doanh số các hình thức thanh toán khá cân bằng, tuy nhiên thanh toán biên mậu năm 2007 có giá trị cao hơn hẳn gấp đôi so với với năm 2006(năm 2006: 605,101.67, năm 2007: 1,308,617.26), còn doanh số mua bán ngoại tệ của năm 2007 lại nhỏ hơn năm 2006. Nhìn chung hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ đang phát triển mạnh ở chi nhánh Bách Khoa với những mối quan hệ rộng với khách hàng. + Hoạt động thanh toán: - Tổng doanh số thanh toán: Năm 2006 :935 tỷ Năm 2007: 2053 tỷ Doanh số năm 2007 tăng 217% so với năm 2006 Trong đó: Tiền mặt chiếm tỷ trọng : năm 2006 21%/ tổng số thanh toán Năm 2007 17%/tổng số thanh toán Doanh số chuyển tiền điện tử: Năm 2006 là 77% Năm 2007 là 83% tăng so với năm 2006 là 6% - Dịch vụ thẻ ATM: Năm 2006: Tổng số thẻ phát hành 2214 thẻ đạt 143% so với Kế hoạch, tổng số giao dịch trên 3 máy ATM trực thuộc chi nhánh là 16 781 giao dịch. Năm 2007: Tổng số thẻ phát hành 2447 thẻ đạt 204% so với kế hoạch, tổng số gioa dịch trên 3 máy ATM trực thuộc chi nhánh là 54 912 giao dịch tăng nhiều so với năm 2006. Hiện nay dịch vụ thẻ ATM tại chi nhánh đang phát triển mạnh, chi nhánh đã và đang thực hiện trả lương qua tài khoản cho 36 đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước. + Hoạt động ngân quỹ: - Năm 2006: Doanh số thu tiền mặt 111,318 tỷ Doanh số chi tiền mặt 114,491 tỷ Lượng thu- chi bình quân 1 tỷ/ngày - Năm 2007: Doanh số thu tiền mặt 1.627 tỷ = 209% so với năm 2006 Doanh số chi tiền mặt 1.626 tỷ = 210% so với năm 2006 Lượng thu- chi bình quân 4,5 tỷ/ngày Trong quá trình thu, chi tiền mặt bộ phận ngân quỹ đã đảm bảo an toàn cho khách hàng đến giao dịch và cho ngân hàng: đã thu lại nhiều tiền giả, trả lại 33 món- 58 518 000 VNĐ(năm 2006) và 26 món 6 370 000(năm 2007) cho khách hàng. + Công tác bảo lãnh Từ quý II/2006 sau khi được hội đồng quản trị ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam cho phép chi nhánh cấp 2 phát hàng bảo lãnh, đến 31/12 doanh số thực hiện bảo lãnh trong và ngoài nước của chi nhánh đạt số tiền là 99,758 tỷ với 27 món, số dư bảo lãnh đến hết 31/12/2006 là 11,930 tỷ. Đến năm 2007 doanh số thực hiện bảo lãnh trong và ngoài nước của chi nhánh có giảm so với năm 2006 đạt 4,806 tỷ với 20 món. 3.Thực trạng hoạt động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Bách Khoa 3.1: Hoạt động huy động vốn Hoạt động cơ bản chủ yếu của ngân hàng là huy động vốn để cho vay, do vậy công tác huy động vốn của ngân hàng là hoạt động cơ bản để đánh giá sự hiệu quả của các chính sách huy động vốn, cơ cấu vốn huy động. Trong vài năm qua hoạt động huy động vốn của Chi nhánh Bách Khoa vẫn tăng trưởng đều. Tình hình ổn định của đồng vốn thể hiện uy tín của ngân hàng và nỗ lực của ngân hàng trong công tác này, qua chính sách huy động vốn mềm dẻo và linh hoạt, cũng như ngân hàng đã tạo được niềm tin đối với khách hàng. Bảng 5 : Tình hình huy động vốn của chi nhánh Bách Khoa năm 2006& 2007 Đơn vị : tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng nguồn vốn 338,9 100% 508 100% Tiền gửi dân cư 171,2 51% 214 42% Tiền gửi các tổ chức kinh tế 167,7 49% 294 58% Qua bảng số liệu ta nhận thấy cơ cấu nguồn vốn có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Năm 2006 tổng nguồn vốn là 338,9 tỷ tăng so với năm 2005 là 167 tỷ, đạt tốc độ tăng trưởng là 97 %. Trong đó tiền gửi từ các tổ chức kinh tế là 167,7 tỷ chiếm 49% tổng nguồn vốn, tiền gửi từ dân cư là 171,2 tỷ chiếm 51% tổng nguồn vốn. Đến năm 2007 tổng nguồn vốn đã tăng lên 508 tỷ tăng vượt bậc so với năm 2006 theo số liệu cân đối là 169 tỷ tốc độ tăng trưởng đạt 149,8%.Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế và dân cư đều tăng, đặc biệt có sự chuyển dịch giữa tiền gửi của tổ chức kinh tế và dân cư. Nếu như năm 2006 lượng tiền gửi của dân cư lớn hơn của tổ chức kinh tế thì đến năm 2007 lượng tiền gửi của tổ chức kinh tế đã lớn hơn của dân cư.Tiền gửi của dân cư là 214 tỷ chiếm 42% tổng nguồn vốn, tiền gửi của tổ chức kinh tế là 294 tỷ chiếm 58 % tổng nguồn vốn. Để đạt được kết qủa trên, ban lãnh đạo ngân hàng và toàn thể cán bộ công nhân viên đã luôn bám sát chỉ đạo của Ngân hàng Công thương Việt Nam về tăng trưởng nguồn vốn, xác định đây là nhiệm vụ giữ vị trí quan trọng đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng. Ban lãnh đạo đã xây dựng và định hướng được chiến lược trước mắt cũng như lâu dài về phấn đấu tăng trưởng nguồn vốn. 3.2: Hoat động sử dụng vốn Hoạt động sử dụng vốn là hoạt động cơ bản để tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng để bù đắp các chi phí chng và chi phí đầu vào của ngân hàng và dư ra một phần lợi nhuận mà ngân hàng thu được. * Dư nợ: Bảng 4 : Cơ cấu dư nợ của chi nhánh Bách Khoa năm 2006 & 2007 Đợn vị: tỷ đồng TT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % 1 Dự nợ phân theo thành Phần kinh tế a Doanh nghiệp nhà nước 44,1 34,53 89 34 b Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 66,8 52,31 145 55.5 c Hộ sản xuất, cá thể 16,8 13,16 26,7 10,5 2 Dư nợ phân theo thời gian a Cho vay ngắn hạn 105,596 82,6 228,390 87,4 b Cho vay trung và dài hạn 22,114 17,4 32,854 12,6 Nhìn vào bảng cơ cấu dư nợ trong 2 năm 2006 và 2007 ta thấy doanh số cho vay tăng nhanh, tính đến 31/12/2007 đã đạt 261,2 tỷ/223 tỷ đạt 117% kế hoạch năm và so với năm 2006 tăng 133,5 tỷ, tốc độ tăng trưởng là 105%. Năm 2006 doanh số cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn so với cho vay doanh nghiệp trong nước và hộ cá thể đạt 66,8 tỷ với 36 doanh nghiệp, chiếm 52,31% tổng dư nợ đạt tốc độ tăng trưởng là 25% so với năm trước. Dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng tương đối lớn 82,6% so với dư nợ trung, dài hạn 17,4%. Việc đầu tư cho vay trung và dài hạn chủ yếu cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh để trang bị máy móc thi công phục vụ hoạt động kinh doanh, các hộ gia đình mua sắm phương tiện vận tải. Đến năm 2007 sau thời gian nỗ lực không ngừng tìm kiếm, mở rộng thị trường, quan hệ khách hàng chi nhánh đã có những kết quả cao vượt bậc hơn so với năm 2006.. Cho vay doanh nghiệp nhà nước tăng mạnh so với năm 2006 đạt 89 tỷ chiếm 34% tổng dư nợ, tuy nhiên cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn chiếm tỷ trọng lớn như trong năm 2006 đạt 145 tỷ chiếm 55,5% tổng dự nợ, cho vay hộ sản xuất đạt 26,7 tỷ chiếm 10,5 tổng dư nợ. Kết cấu dư nợ tương đối đồng đều hơn năm 2006 giữa cho vay doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh . Cho vay ngắn hạn đạt 228,390 tỷ chiếm 87,4% tổng dư nợ so với năm 2006 tăng 116%, cho vay trung và dài hạn chiếm 12,6% so với năm 2006 tăng 48,6%. * Nợ xấu và nợ quá hạn -Tổng nợ quá hạn đến 31/12/2006 trên cân đối thực tế là 564 triệu chiếm 0,44% tổng dư nợ gồm 3 khách hàng : Công ty TNHH Hoàng Bách 209 triệu, công ty TNHH Việt Đức 105 triệu, hộ gia đình bà Nguyệt 250 triệu.Nợ xấu theo phân loại là 4,042 tỷ chiếm 3,1% tổng dư nợ: công ty TNHH Hoàng Bách do phát sinh nợ quá hạn sau khi đã cơ cấu nợ lần 2. - Năm 2007 nợ xấu của chi nhánh là 6,683 tỷ đồng chiếm 2,5 tổng dư nợ đã giảm so với năm 2006 (chiếm 3,1% tổng dư nợ). Trong đó: công ty TNHH đầu tư Khánh An 216 triệu, Công ty cổ phần Phú Quyền Thế 2,5 tỷ đồng, công ty cổ phần thương mại Hợp Hòa Phát 3,814 tỷ, Hộ gia đình bà Nguyệt 153 triệu. 3.3 Các hình thức huy động vốn: - Tiền gửi tiết kiệm của dân cư: Đây là nguồn tiền quan trọng của ngân hàng, huy động từ nguồn này thu hút tối đa các khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư nhằm phát triển kinh tế, ổn định tiền tệ trong xã hội. Tiền gửi tiết kiệm dân cư năm 2007 có giảm so với năm 2006, nguồn tiền này vẫn chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng nguồn vốn của chi nhánh Bách Khoa. Chi nhánh đã đưa ra mức lãi suất hợp lý nhất là trong tình hình lạm phát tăng cao như hiện nay, tuy nhiên đến năm 2007 chỉ số giá tiêu dung tăng đột biến, đồng tiền VND mất giá hơn nên người dân còn có tâm lý dè dặt khi gửi tiền VND vào ngân hàng. - Tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội: đây là loại nguồn vốn có chi phí huy động thấp nhất do loại tiền giử này nhằm mục tiêu hưởng các tiện ích trong thanh toán chứ không phải nhằm mục đích hưởng lãi. Trên địa bàn có nhiều các doanh nghiệp, công ty cổ phần…và với khả năng tiếp thị của mình chi nhánh Bách Khoa đã huy động được nguồn vốn khá lớn từ các tổ chức kinh tế. Năm 2006 loại tiền gửi này là 167,7 tỷ đồng thì đến năm 2007 đã tăng lên 294 tỷ động và chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng nguồn vốn. - Huy động từ các tổ chức kinh tế khác: Đây là hình thức mang tính chất tạm thời để giải quyết nhu cầu vốn trong ngắn hạn của chi nhánh. Vốn vay chủ yếu là vay ngắn hạn với lãi suất cao hơn lãi suất huy động vốn nhưng thấp hơn phí sử dụng vốn của ngân hàng No&PTNT Việt Nam.Loại vốn này chiếm tỷ trọng nhỏ và không thường xuyên. - Phát hành trái phiếu: đây là hình thức huy động vốn đặc biệt, trái phiếu do ngân hàng No&PTNT Việt nam phát hành, các ngân hàng No&PTNT thành viên chỉ làm đại lý. Tuy nhiên hình thức này ít được sử dụng tại chi nhánh Bách Khoa. - Phát hành kỳ phiếu: Do nhu cầu vốn trung và dài hạn cho đầu tư sản xuất và đổi mới công nghệ là rất cao mà nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm không đủ để đáp ứng nên chi nhánh Bách Khoa đã huy động vốn thong qua phát hành kỳ phiếu. Có những mức lãi suất ưu đãi và nhiều thời hạn khác nhau. Phần 3: Một số giải pháp nâng cao hoạt động huy động vốn của NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Bách Khoa 1. Đánh giá 1.1:Những kết quả đã đạt được Là một chi nhánh mới thành lập, nhưng ngay từ đầu nhờ có sự định hướng đúng đắn của Ban giám đốc cộng với sự nhiệt tình, năng nổ của tập thể cán bộ công nhân viên nên Ngân hàng No&PTNT chi nhánh Bách Khoa đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong lĩnh vực huy động vốn, góp phần đáng kể vào thành tích chung của ngân hàng trong những năm qua. Chi nhánh đã tạo lập được nguồn vốn ổn định và ngày càng tăng trưởng vững chắc.Nguồn vốn huy động đủ giải ngân cho các dự án đầ tư, thỏa mãn nhu cầu vốn đầu tư phát triển và vốn kinh doanh của khách hàng. Trong 2 năm 2006 và 2007 tổng nguồn vốn liên tục tăng nhanh đạt 508 tỷ vào năm 2007. Hầu hết các nguồn vốn đều tăng trưởng ổn định qua các năm. 1.2:Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân - Những vấn đề còn tồn tại: Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong quá trình hoạt động kinh doanh chi nhánh Bách Khoa cũng không tránh khỏi còn một số tồn tại, khó khăn: +Thu phí dịch vụ đạt tỷ lệ 6,8%/tổng thu (đã trừ thu phí điều vốn) tuy nhiên tỷ lệ này vẫn chưa cao. Chủ yếu là các dịch vụ đi cùng với nghiệp vụ tín dụng thanh toán quốc tế. Dịch vụ vãng lai chưa hiệu quả. Nghiệp vụ thẻ tín dụng mới dừng ở mức giới thiệu sản phẩm, chưa triển khai để phát triển. + Công tác tín dụng tăng trưởng mạnh tuy nhiên cơ cấu dư nợ chưa có tín dụng dài hạn. Vẫn còn nợ xấu chiếm 2,5%/tổng dư nợ (năm 2007) +Công tác thanh toán quốc tế do tỷ giá mua- bán ngoại tệ còn chưa cạnh tranh với các ngân hàng trong cùng hệ thống, cho vay ngoại tệ: lãi suất thấp hiệu quả về tài chính chưa cao nên việc phát triển khách hàng và các dịch vụ còn hạn chế. +Một số cán bộ còn hạn chế trong chuyên môn nghiệp vụ,trình độ ngoại ngữ, tin học, sử dụng các sản phẩm mới còn yếu. * Nguyên nhân +Yếu tố giá cả tăng mạnh trong những năm gần đây gây ra tâm lý e ngại gửi tiền VNĐ dài hạn vào hệ thống ngân hàng nói chung và Ngân hàng No&PTNT chi nhánh Bách Khoa nói riêng, dẫn đến việc người dân đầu tư vào bất động sản, hoặc tích trữ dưới dạng USD và vàng. + Các sản phẩm dịch vụ còn đơn điệu, chưa có tính cạnh tranh cao so với các ngân hàng trong nước như Vietcombank, Techcombank; .v.v. +Lãi suất huy động vốn nội tệ có xu hướng liên tục tăng làm tăng chi phí trong hoạt động huy động vốn của Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Bách Khoa + Là chi nhánh mới thành lập nên lực lượng lao động so với tổ chức biên chế còn có những vị trí phải kiêm nhiệm thêm, nhiều vị trí cán bộ có tuổi nghề còn trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều nên trong công tác tiếp thị, giao dịch còn có những hạn chế nhất định. + Tuy nhiên nhìn chung các loại hình huy động vốn tại Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Bách Khoa cũng như ở các ngân hàng thương mại của Việt Nam còn chưa phong phú nên chưa khai thác được tối đa nguồn vốn nhàn rỗi. Dịch vụ ATM tuy phát triển nhưng chưa rộng rãi, không đồng đều trên địa bàn Hà Nội. 2.Giải pháp nâng cao hoạt động huy động vốn của chi nhánh Bách Khoa + Mỗi đối tượng gửi tiền có những đặc điểm khác nhau nên để thoả mãn tốt được nhu cầu của khách hàng, Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Bách Khoa cần phải đa dạng hoá các kỳ hạn gửi tiền, các hình thức gửi tiền cũng như phát triển các công cụ huy động vốn, đặc biệt là các hình thức huy động vốn có khả năng khai thác tốt vốn trung - dài hạn và ngoại tệ. +Đa dạng hóa các hình thức huy động, đa dạng hóa các loại hình, lãi suất... để giữ vững thị phần đã có xâm nhập vào lĩnh vực mới… + Đa dạng hoá các hình thức nhận lãi:Khách hàng gửi tiền với nhiều mục đích khác nhau. Có người gửi chỉ vì mục đích an toàn, có người gửi nhằm mục đích để lấy lãi. Hiện nay đa số các ngân hàng thương mại mới chỉ có hai hình thức trả lãi là trả lãi trước và trả lãi sau. +Ngân hàng không ngừng mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ, áp dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động ngân hàng đảm bảo cho việc chu chuyển vốn nhanh chóng, đưa ra các phương thực thanh toán tiện lợi, nhanh chóng. +Ngân hàng không ngừng hoàn thiện cơ sở vật chất, đưa các thiết bị mới vào sử dụng, nâng cao trình độ và nghiệp vụ ngân hàng của đội ngũ cán bộ nhân viên. 3. Những kến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác huy động vốn tại chi nhánh Bách Khoa 3.1. Đối với Chính phủ * Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô : Đây là vấn đề quan trọng số một để mở rộng huy động vốn. Đối với Việt Nam hiện nay thì những điều kiện cần thiết để tạo nên sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô là : Duy trì ổn định chính trị, ổn định tiền tệ và có chính sách phát triển kinh tế đúng đắn. * Nhà nước cần quan tâm đến lợi ích của các ngân hàng, khuyến khích các ngân hàng thương mại huy động các nguồn vốn trung và dài hạn vì đó là nguồn vốn rất quan trọng. * Từng bước hoàn thiện củng cố môi trường pháp lý lành mạnh, xây dựng luật, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người đầu tư, các doanh nghiệp.... 3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước *Xây dựng hệ thống ngân hàng và các tổ chức tính dụng đủ mạnh về nguồn vốn, vững về bộ máy tổ chức, mạng lưới hoạt động rộng lớn... * NHNN phối hợp với Bộ tài chính hoàn chỉnh khung pháp lý điều chỉnh hoạt động thị trường vốn, tăng cường liên kết giữa thị trường tiền tệ, thị trường vốn và thị trường dịch vụ tài chính. * NHNN cần tăng cường phối hợp tốt với các ngành quản lý quỹ đầu tư nước ngoài, quỹ viện trợ từ các tổ chức Chính phủ và phi chính phủ nước ngoài, nhằm động viên mọi nguồn vốn nước ngoài chảy qua NHTM. * NHNN cần thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước, tăng cương các hoạt động thanh tra, xử lý kịp thời những hành vi, biểu hiện sai trái làm thất thoát vốn của nhà nước. *Trong thời buổi hiện nay NHNN cần phải kiểm soát được sự tự do tăng hạ lãi suất huy động và cho vay vốn của các ngân hàng thương mại. Cần phải kiềm chế để đẩy lùi hiện tượng Đô la hóa, cần phải giữ vứng ổn định giá trị VND ở mức lạm phát thấp, tạo dựng lòng tin cho khách hàng. 3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam * Ngân hàng Công thương sớm điều chỉnh tăng mức lãi suất nhận tiền gửi cho phù hợp với tình hình lạm phát hiện nay. * Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn * Tiếp tục tăng cường tỷ trọng huy động vốn từ dân cư để đảm bảo duy trì nguồn vốn ổn định, tích cực huy động các nguồn vốn trung và dài hạn để đảm bảo cân đối giữa cơ cấu vốn huy động và cho vay. * Tăng cường quảng cáo về thẻ ATM, mở rộng hơn nữa các tiện ích đối với thẻ. * Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo với nội dung phù hợp liên quan tới các mảng hoạt động nghiệp vụ thực tế của ngân hàng qua đó giúp cán bộ nâng cao trình độ nghiệp vụ đặc biệt là đối với cán bộ mới.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbao cao thuc tap.doc
Tài liệu liên quan