Trong lĩnh vực xõy dựng cơ sở hạ tầng: tỡnh trạng hạ tầng giao thụng điện nước, y tế, giỏo dục ở Yờn Bỏi cũn yếu kộm, nhu cầu xõy dựng cũn rất lớn, trong khi nguồn vốn cũn hạn chế. Do đú vốn đầu tư để mua nguyờn vật liệu xõy dựng, cũn huy động thờm ngày cụng của nhõn dõn trong tỉnh tham gia thi cụng xõy dựng cú thể ỏp dụng và huy động được trong tất cả cỏc cụng trỡnh. Trong xõy dựng trường học Yờn Bỏi cũn sử dụng nhiều nguyờn liệu tại chỗ như: gỗ, nứa, cọ cú thể huy động đóng gúp từ dõn. Ngoài ra một số cụng trỡnh giao thụng cú thể cho tư nhõn cựng đầu tư và sau đó cú thể cho thu phớ để hồi vốn.
Từ kinh nghiệm xõy dựng cơ sở hạ tầng trong mấy năm qua đó là phỏt huy sức mạnh tổng hợp của quần chỳng nhõn dõn, do vậy trong những năm tới cần phỏt huy nguồn này. Để làm tốt cụng việc này việc đầu tiờn đó là cần tuyờn truyền giải thớch cho dõn hiểu cỏc lợi ớch do phỏt triển cơ sở hạ tầng (đặc biệt là phỏt triển cơ sở hạ tầng giao thụng vận tải) mang lại. Cú thể thực hiện cụng tỏc này thụng qua cỏc tổ chức đoàn thể trờn địa bàn tỉnh như: hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, đoàn thanh niờn tỉnh. Ngoài ra phũng giao thụng cụng nghiệp tỉnh cần cú ngõn sỏch dành cho việc khen thưởng đối với cỏc bản xó làm tốt cụng tỏc xõy dựng cơ sở hạ tầng ở địa phương mỡnh, đồng thời cần cú cỏn bộ thường xuyờn xuống cỏc địa phương để động viờn khuyến khớch phong trào.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm bảo đảm vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - Xã hội trên địa bàn tỉnh Yên Bái thời kỳ 2006-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ho Yên Bái giải quyết những khó khăn trước mắt về ổn định dân cư, vì tỷ lệ du canh du cư của Yên Bái khá lớn đặc biệt là các dân tộc vùng cao, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các ngành, sẽ tạo điều kiện cho các nguồn vốn khác phát huy tác dụng, tạo việc làm cho người lao động.
Trong thực tế có thể nguồn vốn huy động trong dân có thể gia tăng cao và ngày càng bền vững, song nó phụ thuộc vào sự phát huy tác dụng của nguồn ngân sách, khi mà các công trình y tế, giao thông đi vào hoạt động. Lúc đó người dân ở các vùng xa có thu nhập từ nông lâm nghiệp mới có thể đem ra thị trường trao đổi để có nguồn thu, từ đó tất yếu có phần dành cho đầu tư. Trong thời gian qua, một phần là do người dân chưa biết vị trí sản phẩm của mình làm ra trên thị trường, và nữa là do đường giao thông nên sản phẩm làm ra không có điều kiện bán ra trên thi trường. Như vậy nguồn vốn huy động sẽ là nguồn chính cho phát triển trong tương lai còn hiện tại nguồn ngân sách vẫn là nguồn chủ đạo.
4. Cơ cấu đầu tư theo ngành
Các phân ngành phổ biến nhất hiện nay được áp dụng theo hệ thống tài khoản quốc gia (SNA), theo đó nền kinh tế sẽ được chia thành 3 khu vực.
Khu vực 1: Bao gồm các ngành nông nghiệp , lâm nghiệp, và thuỷ sản.
Khu vực 2: Bao gồm các ngành xây dựng, và công nghiệp
Khu vưc 3: là nhóm các ngành dịch vụ
Trong 5 năm qua lượng vốn đầu tư của tỉnh vào 3 khu vực này như sau:
Bảng 3: Cơ cấu đầu tư theo ngành
Đơn vị
2001
2002
2003
2004
ước 2005
1. Ngành công nghiệp xây dựng
- Vốn đầu tư
- Tỷ trọng
- Tốc độ tăng liên hoàn
tỷ đồng
%
%
214,3
38,8
183
25,9
-14,6
262,7
30,8
43,5
300
29,4
14,2
350
29,7
16,7
2. Ngành Nông lâm nghiệp, thuỷ sản
- Vốn đầu tư
- Tỷ trọng
- Tốc độ tăng liên hoàn
tỷ đồng
%
%
134,5
24,3
98,9
14
-26,5
171,9
20,2
73,9
200
19,6
16,3
250
21,2
25
3. Các ngành thương mại dịch vụ
- Vốn đầu tư
- Tỷ trọng
- Tốc độ tăng liên hoàn
tỷ đồng
%
%
204
36,9
424,1
60,1
108
417,9
40
-1,5
520
51
24,4
580
49,1
11,5
Nguồn: UBND tỉnh Yên Bái báo cáo tổng kết thực hiện kế hoạch 5 năm 2001-2005
Qua bảng ta có sơ bộ đánh giá, Yên Bái tập trung vốn vào ngành thương mại, dịch vụ, trong khi đó ngành nông lâm thủy sản hầu như không được đầu tư nhiều.
Trước hết, trong thời kỳ vừa qua do tốc độ tăng vốn đầu tư vẫn còn thấp và phụ thuộc nguồn bên ngoài nên tốc độ tăng của từng ngành cũng thấp và không ổn định.
Thứ hai, tốc độ tăng cao nhất thuộc về nhóm ngành thương mại dịch vụ năm 2002 tăng 108% so với năm 2001 và năm 2004 tăng 24,4% so với 2003 đây là sự tăng cao song năm 2003 giảm đi 1,5% so với năm 2002. Đứng thứ hai về sự gia tăng là khu vực nhóm các ngành công nghiệp xây dựng, tỷ trọng đầu tư cũng khá lớn, năm 2001 là 38,8%, năm 2003 là 30,8%. Song đây là ngành có tốc độ tương đối cao, năm 2003 tăng 43,5% so với 2002, tuy nhiên do năm 2002 tỷ trọng vốn đầu tư vào ngành thương mại dịch vụ quá lớn nên tốc độ tăng vốn giảm 14,6% so với năm 2001. Khu vực nông lâm nghiệp là ngành kinh tế trọng yếu được đầu tư một lượng vốn cũng khá cao và ổn định qua các năm, tuy nhiên tốc độ gia tăng thấp so với các lĩnh vực khác. Chỉ có năm 2003 tốc độ tăng rất lớn so với năm 2002 là 73,9%, và sau đó có xu hướng giảm dần năm 2004 tăng 16,3% so với năm 2003.
Như vậy, vốn đầu tư trong công nghiệp, xây dựng, thương mại dịch vụ và nông lâm thủy sản có xu hướng tăng về giá trị tuyệt đối. Tuy nhiên ngành nông lâm nghiệp, thủy sản có tốc độ tăng chậm và có xu hướng giảm dần trong cơ cấu vốn đầu tư của tỉnh. Bây giờ chúng ta xem xét từng khu vực để có thể hiểu rõ hơn về cơ cấu trên.
4.1. Ngành công nghiệp và xây dựng
Đây là ngành cũng chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội qua các năm, trừ năm 2002 chỉ chiếm có 25,9%, còn lại các năm hầu hết đều đạt 30% trở lên trong tổng vốn đầu tư, riêng năm 2001 chiếm 38,8%. Nguyên nhân đầu tiên là vốn đầu tư để thực hiện thường rất nhiều so với một dự án thuộc lĩnh vực khác và một đặc điểm riêng đối với các vùng sâu, vùng xa đặc biệt là Yên Bái đó là bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất cho các ngành kinh tế do vậy tỷ trọng vốn đầu tư cho khu vực này cũng khá cao. Trong khu vực này tỷ trọng vốn đầu tư trong công nghiệp có xu hướng tăng lên, tỷ trọng xây dựng giảm xuống.
Xác định phát triển công nghiệp để tạo bước đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh đã chỉ đạo phát triển công nghiệp theo hướng tập trung vào các lĩnh vực chế biến nông lâm, khoáng sản, vật liệu xây dựng…nhằm khai thác tiềm năng lợi thế của tỉnh như : chế biến chè, tinh bột, gỗ, xi măng, cacbonatcanxi…Các doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư theo chiều sâu, mở rộng các dây chuyền sản xuất, tăng quy mô và nâng cao công nghệ sản xuất, liên doanh liên kết để thu hút các nguồn vốn đầu tư, đổi mới phương thức sản xuất, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Với tổng số vốn đầu tư trong 5 năm, tổng số các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã không ngừng tăng lên. Đến nay đã bước đầu hình thành khu công nghiệp phía Nam với một số doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh có hiệu quả như: công ty liên doanh đá vôi Yên Bái - BanPu, công ty liên doanh Yên Hà, công ty cổ phần khoáng sản, công ty cổ phần ván nhân tạo, công ty cổ phần chế biến lâm nông sản thực phẩm…Hiện tỉnh đang tiếp tục thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư, đồng thời tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu công nghiệp và đề nghị chính phủ quyết định công nhận khu công nghiệp này. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn hình thành một số cụm, khu công nghiệp nhỏ như khu công nghiệp Bắc Văn Yên, khu công nghiệp phía Tây, cụm công nghiệp tiểu thủ công nghiệp Đầm Hồng của thành phố Yên Bái.
Ta có:
Bảng 4: một số danh mục dự án đầu tư xây dựng cơ bản về ngành công nghiệp chủ yếu thời kỳ 2001-2005
Đơn vị : triệu đồng
STT
Danh mục dự án
Địa điểm thực hiện
Tổng vốn đầu tư
1
Sản xuất nguyên liệu gốm sứ
TP Yên Bái
85000
2
Sản xuất ván sơi ép
TP Yên Bái
120.000
3
Dự án chế biến gỗ ván dăm
Huyện Trấn Yên
110.000
4
Khai thác chế biến CaCO3
TP Yên Bái
375.000
5
Nhà máy sản xuất giấy để xuất khẩu
Huyện Trấn Yên
4759
6
Làng nghề Yên Bái
Huyện Văn Chấn
3500
7
Đầu tư dây chuyền chế biến đá xuất khẩu
Huyện Trấn Yên
3500
8
Nâng công suất chế biến chè
Huyện Yên Bình
3200
9
Thiết bị chế biến chè thành phẩm
Huyện Lục Yên
2400
10
Dự án khai thác tận thu chế biến đá vôi
Huyện Trấn Yên
11145
11
Dây chuyền sản xuất chế biến gạch Ceranit
Huyện Trấn Yên
55000
12
Dây chuyền sản xuất chè tinh
Huyện Yên Bình
88.000
13
Dây chuyền sản xuất sứ dân dụng
Huyện Trấn Yên
100.000
14
Cải tạo nâng cấp chợ trung tâm các huyện thị
Các huyện , thị
5.500
15
Mở rộng phân xưởng chế biến Cácbonát
Huyện Yên Bình
10.000
16
Sản xuất chế biến tinh dầu quế
Huyện Văn Yên
500
17
Dự án tận thu quặng sắt
Huyện Văn Chấn
2500
Nguồn: Báo cáo tổng kết thực hiện kế hoạch 5 năm 2001 –2005 của tỉnh Yên Bái
Phần đa số vốn đầu tư tập trung cho lĩnh vực xây dựng, các công trình xây dựng chủ yếu là đường giao thông, công trình thủy lợi, các cơ sở vật chất cho ngành y tế giáo dục. Cụ thể vốn đầu tư được sử dụng xây dựng cho một số công trình trọng điểm được hoàn thành trong thời kỳ 2001 - 2005 như sau:
Bảng 5: Một số công trình trọng điểm được hoàn thành trong thời kỳ 2001 - 2005
Đơn vị : triệu đồng
Công trình
Vốn đầu tư
1. Công trình thuộc lĩnh vực GTVT
- Đường xuyên á (quốc lộ 70)
1.800.000
- Quốc lộ 32, 37, 32C
506.000
- Dư án đường giao thông thành phố
80.000
- Đường Yên Thế- Vĩnh Kiên
78.500
- Đường Yên Bái - Khe Sang
71.000
- Đường Hợp Minh - Mỵ
66.000
- Cầu Văn Phú - Phú Lộc
58.585
- Cầu Trái Hút - Đông An
75.000
2. Công trình thuộc ngành giáo dục
- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật các trường PT, CĐ, THCN.
101.978
- Đầu tư xây dựng các trường dạy nghề
19.600
3. Công trình thuộc y tế
- Bệnh viện đa khoa tỉnh
2000
- Trường trung học y tế
1000
- Trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm
1500
- Bệnh viện Yên Bình
3000
- Bệnh viện Trấn Yên
2500
- Bệnh viện Lục Yên
1500
- Phòng khám đa khoa khu vực
2500
Nguồn: Báo cáo tổng kết thực hiện kế hoạch 5 năm 2001- 2005 của tỉnh Yên Bái
Các công trình này đã nâng tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực công nghiệp và xây dựng lên một cách đáng kể. Nhìn vào các công trình trọng điểm nêu trên có thể thấy ngay vốn đầu tư được phân bổ khá lớn vào các công trình thuộc lĩnh vực giao thông vận tải. Các công trình xây dựng trên được thực hiện do nguồn vốn ngân sách và vay ưu đãi, ngoài ra còn có một số phần đóng góp không nhỏ từ việc huy động công lao động của nhân dân cho ngành này, mà không cộng vào phần vốn đầu tư của ngành công nghiệp xây dựng nói trên.
Việc huy động ngày công được thực hiện thông qua xây dựng đường giao thông nông thôn các công trình thủy lợi, sữa chữa trường học, đóng bàn ghế cho học sinh, xây dựng các trạm y tế, ủy ban tỉnh. Như vậy, nếu tính cả phần huy động qua sự đóng góp của dân thì vốn đầu tư này thực chất lại cao hơn. Như đã biết việc vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh tập trung nhiều vào khu vực công nghiệp xây dựng còn được thể hiện qua các chương trình đầu tư của Chính phủ vào tỉnh như chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc 327, chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa…Mà phần lớn những nguồn này dành cho xây dựng cơ sở hạ tầng…Ngoài ra một nguồn vốn không nhỏ của chương trình 135 đã đầu tư toàn bộ cho xây dựng cơ sở hạ tầng cũng góp phần không nhỏ cho sự gia tăng trên.
Ta có thể thấy rằng trong những năm qua đầu tư cho công nghiệp và xây dựng ở Yên Bái đang phát triển theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Các công trình giao thông chủ yếu là mở rộng theo những con đường mòn đã có. Chủ yếu là đường đất với điều kiện là đồi núi và nhu cầu đi lại nhiều những công trình này sẽ bị nhanh chóng sạt lở nếu trong thời gian tới không được đầu tư nâng cấp, mà vốn cho phần này thực sự vẫn còn chưa nhiều. Các công trình khác cũng gần tương tự như vậy, phần lớn là giao cho các đơn vị để thi công không thông qua đấu thầu, thẩm định kỹ càng. Do vậy phân vốn quyết toán trong công trình thường cao hơn so với dự án, thiết kế kỹ thuật không bảo đảm yêu cầu và không phù hợp với điều kiện tự nhiên. Các mặt mạnh của tỉnh là sản phẩm của ngành nông lâm sản, khoáng sản nhưng chưa được đầu tư để khai thác chế biến, nông lâm sản của tỉnh được xuất ra khỏi tỉnh ở dạng thô, đây là một bất lợi lớn của tỉnh như ngành công nghiệp xây dựng còn cần một lượng vốn rất lớn để đầu tư cho cung cấp là vấn đề trong thời gian tới.
Trong những năm qua, tỉnh đã có các giải pháp và chính sách tích cực huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển nên tổng nguồn vốn đầu tư hàng năm liên tục tăng lên, góp phần thúc đẩy nhanh tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp đã làm thay đổi bộ mặt các đô thị và phục vụ tích cực cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân.
4.2. Ngành nông lâm nghiệp, thủy sản.
Đây cũng là một trong những ngành kinh tế chính của tỉnh, do đầu tư vào nhóm ngành này đem lại lợi nhuận thấp và độ rủi ro cao nên lượng vốn đầu tư vào ngành này không được cao. Với tổng lượng vốn đầu tư trong 5 năm là 855,3 tỷ đồng, tuy nhiên có hai lý do chính khiến cho ngành này thu hút được vốn đầu tư là: thứ nhất do dân số Yên Bái chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp, như vậy để nâng cao đời sống nhân dân trước hết phải nâng cao năng suất cây trồng và thứ hai đó là đầu tư vào các ngành vùng có lợi thế so sánh đối với Yên Bái là lâm nghiệp, lâm nghiệp Yên Bái có tiềm năng và điều kiện để phát triển. Tuy nhiên, trong thời kỳ vừa qua nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng vốn đầu tư của ngành đồng thời bảo vệ rừng và trồng rừng cũng được quan tâm khá nhiều.
Trong mấy năm gần đây Yên Bái đã giảm hẳn việc khai thác gỗ Pơmu và năm 2001 thì dừng hẳn song nổi lên là việc trồng và thu mua một số cây như: thảo quả, trám…Nhưng việc đầu tư vào đây là hầu như chưa có thời gian. Trong khi đó đây là loại cây có giá trị kinh tế cao, việc trồng các loại cây này mang lại giá trị gấp rất nhiều lần so với các loại cây trồng khác. Nhưng chỉ được trồng ở các đỉnh núi cao do đó chủ yếu là các dân tộc sống trên vùng cao trồng. Công tác quản lý bảo vệ vốn rừng được thực hiện tốt, đã giao trên 200.000 ha rừng và đất rừng cho hơn 40.000 hộ quản lý và bảo vệ. Trong trồng rừng đã sử dụng các giống cây lâm nghiệp mới như keo lai, bạch đàn mô…ngoài nguồn lực được trung ương cân đối trong dự án 5 triệu ha rừng, tỉnh còn dành một lượng vốn đáng kể để trồng rừng các huyện phía Tây, bình quân mỗi năm trồng mới hàng vạn ha rừng.
Đối nông nghiệp trong thời kỳ vừa qua đã không ngừng được đẩy mạnh đầu tư cho cây giống và phân bón. Năm 2001 đầu tư cho phân bón là 1,88 tỷ đồng (tương đương 1160 tấn) và 4,35 tỷ đồng cho giống cây lương thực (được 255 tấn giống). Sản xuất nông nghiệp tập trung chủ yếu vào cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm và hình thành một số vùng nguyên liệu. Từng bước đầu tư thâm canh, tăng vụ, đưa các loại giống mới có năng suất cao, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tỉnh đã có chính sách khuyến khích phát triển sản xuất như: hỗ trợ đầu tư các loại giống như chè, lúa, ngô…Hỗ trợ chè theo phương pháp thâm canh ở vùng cao, hỗ trợ giống cây lâm nghiệp, hỗ trợ phát triển chăn nuôi…Bên cạnh việc thực hiện các cơ chế chính sách, tỉnh còn quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp như: các công trình thủy lợi, hệ thống kênh tưới tiêu, các trại sản xuất giống lúa lai, cá giống, giống cây lâm nghiệp…
Như vậy trong thời gian qua việc đầu tư cho nông nghiệp đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng nói chung tỷ trọng vẫn giảm qua các năm, năm 2003 là 20,2%, năm 2004 là 19,6%.
Bảng 6: Danh mục các dự án đầu tư cho ngành nông lâm ngư nghiệp thời kỳ 2001 - 2005
Đơn vị: triệu đồng
Danh mục dự án
Địa điểm thực hiện
Tổng vốn đầu tư
1. Nuôi trồng thủy sản và khai thác cá trên hồ Thác Bà
Huyện Yên Bình
75.000
2. Trồng và chế biến tinh dầu quế, bột quế
Huyện Văn Yên
547.500
3. Trồng rừng kinh tế
Các huyện
20.000
4. Dự án chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc
Huyện Trấn Yên
13.970
5. Dự án trồng măng tre bát độ
Huyện Yên Bình
12.056
6. Trồng và chăm sóc chè
TP. Yên Bái
5938
7. Trồng rừng nguyên liệu giấy
Huyện Văn Chấn
17.621
8. Trồng chè shan
Huyện Văn Chấn
8940
9. Trồng rừng kinh tế xuất khẩu
Huyện Văn Yên
2.346
Nguồn: Báo cáo tóm tắt dự án rà soát bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái thời kỳ 2001 - 2005.
Đối với ngành thủy sản, phát huy lợi thế về diện tích mặt nước ao hồ lớn, nguồn thủy sản những năm gần đây đã bắt đầu phát triển, đã được đầu tư cũng khá lớn đặc biệt nhà máy thủy điện Thác Bà là địa điểm lý tưởng để nuôi các loại thủy sản đáp ứng nhu cầu của người dân đồng thời cũng đầu tư xây dựng nhiều nhà máy chế biến thủy sản. Nói chung, tốc độ tăng trưởng tuy đạt cao bình quân 5 năm 2001 - 2005 đạt 28,2%, nhưng sản lượng thủy sản còn rất thấp. Nhiệm vụ của ngành thủy sản trong thời gian qua chủ yếu là hướng dẫn bà con nông dân biết nuôi và đánh bắt cá thịt, tận dụng ao hồ, thực hiện một số dự án nuôi trồng thủy sản như: tồm càng xanh, rô phi đơn tính…
4.3. Ngành thương mại dịch vụ.
Có thể nói ngành thương mại dịch vụ được đầu tư một lượng vốn nhiều nhất trong tất cả các ngành, năm 2003 tới 413 tỷ đồng chiếm 40% tỷ trọng trong các ngành trong năm. Ước đến năm 2005 là 580 tỷ đồng chiếm 49%. Hoạt động thương mại dịch vụ địa bàn đã có bước phát triển, góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Hoạt động lưu thông hàng hóa trên địa bàn phát triển ổn định, thị trường khu vực nông thôn vùng cao có dấu hiệu ngày càng phát triển hơn. Khu vực quốc doanh vẫn tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong lưu thông vật tư hàng hóa thiết yếu. Thực hiện tốt việc thu mua nông lâm sản cho nông dân, việc thực hiện văn minh thương mại đươc coi trọng trong khu vực ngoài quốc doanh đạt được tốc độ phát triển nhanh cả về quy mô, số lượng, và cơ cấu ngành nghề.
Do Yên Bái là tỉnh miền núi có tiềm năng rất lớn về du lịch như: nhà máy thủy điện Thác Bà, bãi đá Lục Yên… qua chương trình du lịch về cội nguồn phối hợp giữa 3 tỉnh Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai phần nào những danh lam thắng cảnh của Yên Bái đã được nhiều khách du lịch biết đến.
Với nguồn vốn đầu tư vào ngành đã đạt được nhiều thành tựu to lớn:
Các dịch vụ thông tin liên lạc những năm qua phát triển tương đối mạnh tiện lợi và nhanh chóng, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển của nền kinh tế và nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của nhân dân. Trong 5 năm ngành bưu điện đã tiến hành đầu tư theo chiều sâu, nâng cao năng lực khai thác và sử dụng các dịch vụ mới: mạng viễn thông nông thôn, mạng các bưu điện tỉnh, mở rộng hệ thống chuyển mạch, tuyến truyền dẫn cáp quang Yên Bái - Trấn Yên - Văn Yên… đã có 7/9 huyện thị, thành phố được phủ sóng điện thoại di động
Đối với các đơn vị kinh doanh vận tải đã không ngừng đầu tư mới các phương tiện giao thông và nâng cao chất lượng phục vụ vận tải. Số lượng và chất lượng các phương tiện vận tải, khối lượng hàng hóa, hành khách vận chuyển và luân chuyển liên tục tăng lên, đáp ứng kịp thời nhu cầu vận tải và đi lại ngày càng cao của mọi thành phần kinh tế và nhân dân.
Trong khi đó tỉnh đã có nhiều giải pháp tăng thu cho ngân sách, song là một tỉnh còn nghèo, các ngành sản xuất chưa phát triển mạnh nên nguồn thu còn hạn hẹp, chủ yếu vẫn phụ thuộc vào trợ cấp từ trung ương.
Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2005 dự kiến đạt 290 tỷ đồng, bình quân 5 năm 2001 - 2005 tăng 18,3%, trong đó: thu từ kinh tế trung ương dự kiến đạt 22 tỷ đồng, tăng bình quân 13,7%; thu từ kinh tế địa phương dự kiến đạt 30 tỷ đồng, tăng bình quân 3,2%; thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 3,2 tỷ đồng, tăng bình quân 33,2%. Mức huy động giá trị tăng thêm vào ngân sách năm 2000 đạt 7,55%, dự kiến năm 2005 tăng lên 9,4%.
Dự kiến chi ngân sách năm 2005 khoảng 1.140,5 tỷ đồng, trong đó: chi cho đầu tư phát triển là 319,2 tỷ đồng, chiếm 28% tổng chi, bình quân 5 năm tăng 14%; chi thường xuyên 623,8 tỷ đồng, bình quân 5 năm tăng 11,1%.
III. Đánh giá chung về việc bảo đảm vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái thời kỳ 2001 - 2005
1. Bảo đảm quy mô vốn đầu tư
Như vậy quy mô vốn đầu tư được đánh giá thông qua chỉ tiêu tổng vốn đầu tư toàn xã hội và tương quan của nó với GDP. Vốn đầu tư trong nước và nước ngoài đã được huy động một cách triệt để. Tuy nhiên có nhiều vấn đề song quan trọng nhất đó là Yên Bái còn nghèo kinh tế chưa có gì nên tích luỹ đầu tư từ nội lực chưa nhiều, chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách cấp phát từ TW, đi vay viện trợ với ưu đãi, do đó còn phụ thuộc vào cả cung cấp yếu tố bên ngoài để quyết định cho lượng vốn đầu tư có thể huy động. Đây là một trở ngại lớn cho việc huy động vốn thời kỳ qua cũng như giai đoạn tới cho hoạt động đầu tư của tỉnh Yên Bái.
2. Bảo đảm vốn đầu tư theo nguồn
Vốn đầu tư tỉnh Yên Bái đã được huy động từ rất nhiều nguồn như vốn ngân sách nhà nước, tín dụng đầu tư, đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn của dân và tư nhân, vốn của doanh nghiệp. Như vậy, Yên Bái đã bao gồm khá đầy đủ các nguồn vốn quan trọng cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Chính vì thế tỉnh cần có nhiều biện pháp nhằm huy động hơn nữa nguồn vốn này. Đầu tư từ ngân sách tỉnh ngày càng ít đi trong khi đó đầu tư từ ngân sách tỉnh luôn bảo đảm sự gia tăng vốn đầu tư của tỉnh trong những năm qua. Đối với nguồn vốn doanh nghiệp cần được chú trọng quan tâm hơn nhằm khuyến khích nâng cao khả năng mang lại nhiều hiệu quả xã hội. Đối với nguồn vốn huy động từ dân và tư nhân đứng thứ hai sau vốn ngân sách và vẫn tiếp tục tăng qua các năm. Trong khi cuộc sống của người dân chưa có nhiều tích luỹ thì vấn đề giành cho đầu tư là một khó khăn lớn cần phải luôn duy trì bảo đảm nguồn vốn này.
Như vậy nguồn vốn huy động sẽ là nguồn chính cho phát triển trong tương lai, còn hiện tại nguồn ngân sách vẫn là nguồn chủ đạo.
3. Bảo đảm vốn đầu tư theo ngành
Trong thời kỳ vừa qua do tốc độ tăng vốn đầu tư còn thấp và phụ thuộc nguồn bên ngoài nên tốc độ tăng của từng ngành cũng thấp và không ổn định.
Như vậy vốn đầu tư trong công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ và nông lầm thuỷ sản có xu hướng tăng về giá trị tuyệt đối, tuy nhiên ngành nông lâm nghiệp, thuỷ sản có tốc độ tăng chậm và có xu hướng giảm dần trong cơ cấu vốn đầu tư của tỉnh.
4. Những mặt tồn tại và nguyên nhân trong quá trình bảo đảm vốn đầu tư ở tỉnh Yên Bái thời kỳ 2001 - 2005
4.1. Những mặt tồn tại
Thứ nhất: Trong khối lượng vốn
Bên cạnh những thành tựu đạt trên, Yên Bái còn đương đầu với nhiều vấn đề lớn và nổi bật nhất ở đây đó là, trong thời kỳ vừa qua vốn đầu tư toàn xã hội Yên Bái nói chung vẫn còn chưa đáp ứng được nhiều nhu câu được đặt ra, cần phải đầu tư một khối lượng vốn lớn hơn nữa vào ngành nông lâm thủy sản nói chung và một số lĩnh văn hóa xã hội nói chung.
Thứ hai: Trong huy động nguồn vốn đầu tư
Các nguồn vốn đến được với Văn Bàn rất đặc biệt là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đến nay hầu như vẫn còn rất nhỏ, thêm vào đó nguồn huy động từ dân còn qúa khiêm tốn, chủ yếu là dựa vào nguồn ngân sách tập trung, song nguồn này cũng chỉ đáp ứng từ ngân sách trung ương vì ngân sách hiện chưa đáp ứng được chi, trong khi đó nhu cầu về vốn của tỉnh ngày một gia tăng, do kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được cải thiện, đồng tiền có xu hướng ngày càng mất giá hơn…
Thứ ba: Trong cơ cấu đầu tư
Mặc dù các ngành đều được đầu tư với lượng vốn ngày càng tăng, nhưng cơ cấu chưa tương xứng cho từng ngành, chủ yếu là đầu tư cho công nghiệp xây dựng, thương mại, dịch vụ công trình phúc lợi, còn đầu tư cho nông lâm nghiệp hầu như không được nhiều chưa tương xứng với nhu cầu chế biến lâm sản, hàng năm khai thác nhưng chủ yếu xuất ra ngoài dưới dạng gỗ tròn, còn không kể đến hàng 1.000 mét song mây khác.
Thứ tư: Trong công tác quản lý và sử dụng vốn đầu tư
Xây dựng cơ bản và các chương trình dự án trên địa bàn nhìn chung chậm phát huy hiệu quả, thời gian khởi công và xây dựng thực tế thường kéo dài hơn rất nhiều so với kế hoạch. Công tác quản lý, lập dự án còn nhiều bất cập, quá trình chuẩn bị dự án cũng như đi vào hoạt động còn nhiều lúng túng, giá quyết toán công trình thường cao hơn nhiều so với dự toán ban đầu
Thứ năm: Trong vấn đề đầu tư theo chiều sâu chưa được chú ý nhiều chủ yếu là đầu tư theo chiều rộng, do đó đầu tư theo chiều sâu cần được quan tâm để phát huy hiệu qủa sử dụng vốn đầu tư. Hiện nay Yên Bái còn khoảng 3200 lao động chưa có việc làm cần được giải quyết, tỷ lệ thất nghiệp ở thành phố là 4,31% nhiều công trình đang rất cần thực hiện nhưng chưa có vốn, đời sống nhân dân các vùng sâu, vùng xa của tỉnh còn nhiều khó khăn tỷ lệ đói nghèo còn cao, nghiện hút ma tuý và và một số hủ tục chưa được xóa bỏ.
4.2. Nguyên nhân tồn tại
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trên của Yên Bái, song những nguyên nhân lớn cần phải kể đến ở đây là:
Thứ nhất, do cơ sơ hạ tầng (đặc biệt là giao thông vận tải còn nghèo nàn lạc hậu) gây khó khăn cho việc vận chuyển hàng hoá cũng như việc đi lại của người dân nơi đây, hầu hết các xã vùng cao việc đi lại chủ yếu là ngựa thồ, người đi bộ. Đây cũng là một nguyên nhân làm gia tăng giá quyết toán các công trình, vì các công trình khi dự toán không tính hết được các yếu tố khó khăn gặp phải khi vận chuyển nguyên vật liệu, các công trình đã đến ngày khởi công mà nguyên vật liệu vẫn chưa đưa vào đến nơi vì lý do đường giao thông, làm chậm tiến độ thi công, xây dựng.
Thứ hai, Yên Bái nằm trong vùng khí hậu rất phực tạp, làm ảnh hưởng khá lớn đến sản xuất nông nghiệp và xây dựng cơ bản, nhiều nơi trong tỉnh sản xuất chủ yếu dưạ vào thiên nhiên do đó sản xuất bấp bênh, năng suất hiệu quả cũng khó ổn định. Địa hình phức tạp, khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt làm cho các công trình xây dựng xong xuống cấp nhanh, thêm vào đó không có chế độ tu sửa thường xuyên nên hiệu quả sử dụng rất thấp. Các công trình khởi công không đúng và kịp tiến độ do đó khi mùa mưa đến lại phải dừng đợi đến mùa khô mới tiếp tục xây dựng được (đối với các công trình đường, cầu giao thông, thuỷ lợi).
Thứ ba, là tỉnh miền núi, vùng cao đội ngũ cán bộ của Yên Bái còn thiếu về số lượng và kém về chất lượng. Hàng năm có hàng chục công trình thuộc phạm vi tỉnh lập và quản lý thực hiện dự án (các dự án nhỏ hơn 500 triệu hoặc được cấp trên uỷ quyền quản lý thực hiện), trong khi đó ban quản lý dự án của tỉnh không đủ người nên không thể kham nổi tất cả công việc lập và quản lý các dự án đó, còn chưa kể đến các công trình ở một số xã phải đi mộ Mặt khác năng lực quản lý điều hành, của các cán bộ còn thiếu trình độ còn thấp, nhiều cán bộ chủ chốt của một số xã, huyện chỉ có trình độ lớp hai, thậm chí còn không biết đọc, điều này đã gây khó khăn lớn cho công tác đầu tư nơi đây. Ngay cả trong ban quản lý dự án tỉnh cũng chỉ có một số kỹ sư bằng cử tuyển và một số trung cấp xây dựng còn lại là bổ sung từ cơ sở khác chưa qua đào tạo, trong điêu hành quản lý còn nhiều lúng túng ngay cả trong thủ tục nghiệm thu, thanh quyết toán công trình.
Thứ năm, Trình độ dân trí còn thấp, tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào vốn nhà nước của nhân dân vùng dự án còn lớn, công tác tuyên truyền phổ biến tạo sức mạnh thực hiện dự án còn hạn chế, làm hiệu qủa dự án chậm được phát huy.
Thứ sáu, Công tác chuẩn bị để thực hiện dự án còn rất nhiều vướng mắc, việc lập đơn giá xây dựng, con giống, giá cây không sát với thực tế nên nhiều khi lại phải đợi trung ương duyệt lại mới thực hiện được. Vốn các dự án được trung ương phê duyệt danh mục đầu tư đến chậm, ví dụ có dự án đáng ra thực hiện trong năm nhưng đến tận tháng 8 mới xong thủ tuc giao vốn quyết định, một số nguồn thì đến tận 30/11 mới thông báo gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện.
Thứ bảy: Công tác quản lý sản xuất còn bộc lộ nhiều nhược điểm.
Việc chỉ đạo kiểm tra kỹ thuật chưa được chặt chẽ (đặc biệt là kiểm tra qui trình khai thác rừng)
Trong những năm vừa qua việc thu mua gỗ Pơmu khoán khai thác cho dân là việc làm cần xem xét lại rút kinh nghiệm cho những năm tới.
Diện tích rừng trồng hàng năm còn ít chưa tương ứng với khối lượng và diện tích khai thác.
Phòng nông lâm nghiệp chưa phát huy hết chức năng quản lý nhà nước về lâm nghiệp, việc này chuyển cho hạt kiểm lâm đảm nhiệm.
PHẦN III:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO ĐẢM VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH YÊN BÁI
THỜI KỲ 2006 - 2010
I. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu về vốn đầu tư từ 2006 - 2010
1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2006 - 2010
Tiếp tục phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nên kinh tế. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tiếp tục phấn đấu đưa tỉnh Yên Bái trở thành tỉnh phát triển trong khu vực, vẫn xác định lấy công nghiệp làm khâu đột phá trong phát triển kinh tế. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và nâng cao trình độ công nghệ trong các ngành sản xuất. Phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo và chất lượng nguồn nhân lực. Khai thác có hiệu quả quan hệ kinh tế đối ngoại. Chủ động và chuẩn bị tốt cho hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đảm bảo yêu cầu phát triển của nền kinh tế - xã hội. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Tiếp tục thực hiện xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho người lao động. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch 5 năm 2001-2005, những khó khăn và thuận lợi khi bước vào xây dựng kế hoạch 5 năm 2006-2010, dự kiến các phương án phát triển của kế hoạch 2006-2010 như sau:
* Phương án cơ bản
Bảng 7:
Chỉ tiêu
đơn vị tính
Thực hiện 2000
ước 2005
Dự kiến 2010
Bình quân 5 năm (%)
2001-2005
2006-2010
1/GTTT (giá CĐ)
Tr. đồng
1.340.136
2.118.370
3.569.580
9,6
11
- Nông lâm nghiệp
Tr. đồng
601.130
785.990
1.017.560
5,5
5,3
- Công nghiệp, xây dựng
Tr. đồng
378.072
724.870
1.555.570
13,9
16,5
- Dịch vụ
Tr. đồng
360.934
607.510
996.450
11
10,4
2/ GTTT (giá TT)
Tr. đồng
1.670.197
3.071.640
6.068.280
3, TNBQ/ người (giá TT)
Tr. đồng
2,41
4,21
7,9
4/ Cơ cấu kinh tế
%
100
100
100
- Nông lâm nghiệp
%
45,75
39
30
- Công nghiệp, xây dựng
%
22,24
28
34
- Dịch vụ
%
32,01
33
35
5/ Vốn ĐTPT 5 năm
Tỷ đồng
2.192,8
5.573
12.000
Đây là phương án phấn đấu ở mức vừa phải. Phương án này sẽ thực hiện trên cơ sở kết hợp việc phát huy các nguồn tiềm năng nội lực với huy động mọi nguồn lực từ bên ngoài như: vốn, kỹ thuật, công nghệ… để phát triển kinh tế - xã hội. Theo phương án này, thu nhập bình quân đầu người năm 2010 tăng gần 3,3 lần so với năm 2000 và 1,9 lần so với năm 2005. Thực hiện theo phương án này là phù hợp với tình trạng kinh tế - xã hội và các điều kiện của tỉnh.
* Phương án cao:
Bảng 8:
Chỉ tiêu
đơn vị tính
Thực hiện 2000
ước 2005
Dự kiến 2010
Bình quân 5 năm (%)
2001-2005
2006-2010
1/GTTT (giá CĐ)
Tr. đồng
1.340.136
2.118.370
3.733.290
9,6
12,0
- Nông lâm nghiệp
Tr. đồng
601.130
786.990
1.027.260
5,5
5,5
- Công nghiệp, xây dựng
Tr. đồng
378.072
724.870
1.589.240
13,9
17,0
- Dịch vụ
Tr. đồng
360.934
607.510
1.116.790
11,0
12,9
2/ GTTT (giá TT)
Tr. đồng
1.670.197
3.071.640
6.364.600
3, TNBQ/ người (giá TT)
Tr. đồng
2,41
4,21
8,24
4/ Cơ cấu kinh tế
%
100
100
100
- Nông lâm nghiệp
%
45,75
39
30
- Công nghiệp, xây dựng
%
22,24
28
35
- Dịch vụ
%
32,01
33
35
5/ Vốn ĐTPT 5 năm
Tỷ đồng
2.192,8
5.573
13.000
Đây là phương án đặt ra để phấn đấu, các mục tiêu được đặt ra ở mức độ cao hơn phương án cơ bản, nếu gặp các điều kiện thuận lợi sẽ thực hiện theo phương án này để huy động tối đa các nguồn lực cho phát triển, rút nhanh khoảng cách chênh lệch so với cả nước. Theo phương án này, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ nhanh hơn: tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp giảm nhanh hơn, tỷ trọng các ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ tăng nhanh hơn. Theo phương án này, thu nhập bình quân đầu người năm 2010 tăng 3,4 lần so với năm 2000 và tăng 1,95 lần so với năm 2005
Qua phân tích các phương án nêu trên, phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển các ngành, lĩnh vực 5 năm 2006-2010 được tính toán theo phương án cơ bản.
Ta có một số chỉ tiêu tổng hợp như sau:
- Dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm 2006 - 2010 đạt 11%, cao hơn 5 năm trước 1,4%. Trong đó:
+ Ngành nông lâm nghiệp tăng 5,3%
+ Ngành công nghiệp và xây dựng tăng 16,5%
+ Ngành dịch vụ tăng 10,4%
- Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, giảm tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ
Năm 2005 Năm 2010
+ Nông lâm nghiệp 39% 31%
+ Công nghiệp, xây dựng 28% 34%
+ Dịch vụ 33% 35%
- Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt khoảng 7,9 triệu đồng
- Tổng vốn đầu tư phát triển 5 năm 2006 - 2010 dự kiến khoảng 12.000 tỷ đồng, tăng 2,15 lần so với 5 năm 2001 - 2005
2. Nhu cầu về vốn đầu tư của tỉnh Yên Bái từ 2006 - 2010
Xuất phát từ tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đặt ra cũng như bảo đảm có một sự phát triển bền vững và ổn định trong tất cả các lĩnh vực thì nhu cầu vốn đầu tư vào tỉnh Yên Bái 5 năm 2006 - 2010 dự kiến khoảng 12.000 tỷ đồng, tăng gấp 2,15 lần so với 5 năm 2001 - 2010.
Ta có tổng số vốn này được phân bổ vào các ngành như sau:
Bảng 9: Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư 5 năm 2006 - 2010
Đơn vị: tỷ đồng
Hạng mục đầu tư
2006 - 2010
Tổng cộng
12000
1. Nông lâm nghiệp
1828,8
2. Công nghiệp
2301,6
3. Xây dựng
499,1
4. Thương mại, KS nhà hàng
650,3
5. Giao thông vận tải, bưu điện
3937,8
6. Quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng
225,1
7. Giáo dục đào tạo
612
8. Y tế, cứu trợ xã hội
396
9. Văn hóa thông tin - TDTT
264
10. Các ngành khác
1285,3
Nguồn: UBND tỉnh Yên Bái, định hướng phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010.
Với tổng nhu cầu vốn đầu tư khoảng 12.000 tỷ đồng như đã nói ở trên thì trong đó:
- Vốn ngân sách nhà nước (gồm ngân sách tập trung, chương trình mục tiêu, ODA, NGO, vốn kiên cố hóa) chiếm 48,2%
- Vốn tín dụng đầu tư chiếm 21,5%
- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 1,25%
- Vốn doanh nghiệp chiếm 4,2%
- Vốn của dân và tư nhân chiếm 24,85%
Sau đây ta sẽ có:
Bảng 10: Nhu cầu vốn cần huy động từ các nguồn
thời kỳ 2006 - 2010
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
2009
2010
Tổng đầu tư toàn xã hội
2.100
2.400
2.500
2.500
2.500
- Vốn trong nước
+ Ngân sách nhà nước
+ Tín dụng đầu tư
+ Doanh nghiệp nhà nước
+ Vốn dân cư
1.958
818
480
60
600
2.232
952
520
100
660
2.300
1.030
530
110
630
2.265
1.069
520
120
556
2.229
1.049
530
114
536
- Vốn ngoài nước
+ FDI
+ ODA
142
10
132
168
20
148
200
30
170
235
40
195
271
50
221
Nguồn: kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010
Như vậy, qua số liệu trên tỉnh Yên Bái cần tiếp tục huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, khuyến khích mọi thành phần kinh tế mạnh dạn đầu tư, đặc biệt là các ngành nghề theo chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh, ưu tiên cho đầu tư phát triển sản xuất và xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông, đảm bảo thuận lợi cho vận tải hàng hóa và hành khách, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, tôn trọng và đảm bảo quyền tự do kinh doanh theo pháp luật, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Các ngân hàng tiếp tục tập trung cho vay vốn với các dự án phát triển sản xuất quan trọng trực tiếp phục vụ mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, để tăng nhanh nguồn vốn tín dụng đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện cho vay đối với tất cả các thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế dễ dàng tiếp cận với các nguồn vốn này theo nguyên tắc lấy hiệu quả kinh tế của các dự án làm tiêu chuẩn của việc cho vay vốn.
Tăng cường và đổi mới công tac quản lý nhà nước về xây dựng, thực hiện nghiêm ngặt. Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng. Nâng cao thẩm quyền và trách nhiệm cá nhân của chủ đầu tư trong quá trình xây dựng công trình. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các chủ đầu tư, các nhà thầu, các ban quản lý dự án để đảm bảo chất lượng công tác quản lý đầu tư và xây dựng. Nâng cao năng lực và trách nhiệm của các tổ chức, đơn vị tư vấn trong các khâu khảo sát, thiết kế và giám sát thi công. Tăng cường kiểm tra giám sát và giám định đầu tư nhằm phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm quy định về quản lý đầu tư và xây dựng, chống thất thoát trong xây dựng cơ bản.
Để khắc phục tình trạng dàn trải và nợ đọng trong đầu tư xây dựng cơ bản, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm được căn cứ vào quy hoạch và kế hoạch 5 năm 2006 - 2010. Nếu các công trình, dự án đầu tư không có trong danh mục đầu tư của các quy hoạch và kế hoạch 5 năm thì sẽ không được bố trí kế hoạch hàng năm.
Ta có:
Bảng 11: Danh mục một số dự án ưu tiên đầu tư thời kỳ 2006 - 2010
Đơn vị: tỷ đồng
TT
Dự án
Vốn đầu tư
Tổng số
5.885,5
I
Nông lâm nghiệp
1.184
1
Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng
250
2
Chương trình 135
250
3
Chương trình hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nhà ở và nước, SH cho đồng bào dân tộc ít người có đời sống khó khăn
161
4
Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường
150
5
Dự án trồng cây gió bầu lấy trầm tại xã tân hợp, huyện Văn Yên
246
6
Dự án trồng hoa công nghệ cao tại xã Tuy Lộc, huyện Trấn Yên
21
7
Dự án xây dựng vùng nguyên liệu dứa Văn Yên
21
8
Dự án chăn nuôi theo phương pháp bán công nghiệp tại các huyện và một số doanh nghiệp
85
II
Công nghiệp
1.840,5
9
Dự án chế biến nước dứa cô đặc
70
10
Dự án chế biến tinh bột sắn xuất khẩu
30
11
Dự án chế biến măng tre xuất khẩu
3
12
Dự án sản xuất bột giấy và giấy Krap
47,5
13
Dự án cải tạo lò nung clinh ke
10
14
Các dự án sản xuất gạch xây dựng
20
15
Các dự án sản xuất xi măng
812
16
Dự án chế biến cao lanh chất lượng cao
4
17
Dự án xây dựng thủy điện Ngòi Hút
170
18
Dự án xây dựng thủy điện An Lương, Suối Quyền
589
19
Dự án điện các xã (50 xã)
15
20
Dự án chế biến Cacbonat canxi
70
III
Dịch vụ
1.021
21
Dự án xây dựng trung tâm khách sạn du lịch DV tổng hợp
10
22
Dự án xây dựng khu du lịch Tân Hương
218
23
Dự án xây dựng trung tâm khách sạn du lịch tổng hợp dịch vụ TM
541
24
Dự án xây dựng khu du lịch và nhà nghỉ sinh thái
210
25
Dự án xây dựng khu thể thao, sân golf
27
26
Dự án xây dựng vườn thú tự nhiên
15
IV
Văn hóa xã hội
1.840
27
Chương trình kiên cố hóa trường lớp học
568
28
Các chương trình mục tiêu quốc gia văn hóa xã hội
1.272
Nguồn: Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010
II. Một số giải pháp nhằm bảo đảm vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Yên Bái thời kỳ 2006 - 2010
1. Tăng cường khả năng huy động vốn
Ngoài những chính sách về luật pháp và thủ tục hành chính mà chính phủ cũng như Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Yên Bái đã thực hiện nhằm tạo môi trường đầu tư thông thoáng, những chính sách khuyến khích về thuế, phí… thì đứng trên giác độ quản lý và thẩm quyền của tỉnh, cần có thêm những biệt pháp sau:
1.1. Đối với nguồn vốn huy động từ nội bộ nền kinh tế
Với dự kiến huy động nguồn vốn từ nội bộ nền kinh tế tỉnh, đây thực sự là một nhiệm vụ nặng nề trong điều kiện nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn hiện nay của tỉnh Yên Bái
Vậy nên cần tập trung mọi khả năng có thể huy động vốn, huy động tiền nhàn rỗi trong dân tài sản và tiềm năng của mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư vào phát triển sản xuất kinh doanh.
Có những chính sách phù hợp để tạo vốn, Yên Bái có tài nguyên rừng rất lớn, như vậy có thể cho khai thác lợi dụng một cách hợp lý để tạo vốn.
Các nguồn vốn được huy động trước tiên tập trung xây dựng các công trình trọng điểm đặc biệt là kết cấu hạ tầng, giao thông điện nước… từ đó các nguồn vốn khác mới có điều kiện để phát huy.
Mở rộng và tận thu ngân sách. Hàng năm, Yên Bái suất ra ngoài hàng chục tấn các sản phẩm của rừng như: măng, trám, các loại nấm… xong hầu như khối lượng sản phẩm này không phải mất tiền đóng thuế. Bên cạnh đó không có sự can thiệp của chính quyền địa phương, do đó tư thương bên ngoài tự do ép giá, đẩy người dân luôn ở thế bị động, vừa gây thiệt hại cho người dân và không có thu cho ngân sách. Bên cạnh đó còn phải kể đến một lượng lớn gỗ vận chuyển trái phép ra khỏi tỉnh… gây thất thu lớn cho ngân sách. Như vậy, tỉnh nên có quy định cụ thể trong việc khai thác các loại sản phẩm đó, tăng cường kiểm tra chặt chẽ việc mua bán vận chuyển các loại hàng hóa này.
1.2. Đối với nguồn vốn huy động từ bên ngoài
Đây là phần thiếu hụt trong tổng vốn đầu tư được huy động từ bên ngoài. Nguồn vốn này hết sức quan trọng vì nguồn tích lũy đầu tư trong huyện còn rất hạn chế. Mặt khác thu hút đầu tư từ bên ngoài còn tạo điều kiện đổi mới công nghệ, đào tạo cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý và bảo vệ thị trường. Trong thời gian qua mặc dù nguồn vốn này chiếm tỷ lệ khá lớn song nguồn huy động còn rất ít, đặc biệt là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Do đó để thu hút nguồn vốn từ bên ngoài cần tạo môi trường thuận lợi, mở rộng liên doanh hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, việc liên doanh chủ yếu theo hướng phát triển khai khoáng và chế biến khoáng sản, trồng và chế biến nông lâm sản phát huy lợi thế của tỉnh.
Xây dựng các dự án đầu tư thích hợp trong phát triển kết cấu hạ tầng (giao thông, điện nước, y tế…) cho các xã vùng cao cụm kinh tế trọng điểm để thu hút nguồn vốn từ ngân sách hoặc nguồn vốn từ viện trợ của các quốc gia và các tổ chức quốc tế.
Xây dựng các dự án bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, rừng thực nghiệm để kêu gọi nguồn vốn ngân sách.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh ngoài vốn đầu tư thực hiện chương trình 135, còn có nguồn vốn đầu tư của các chương trình, dự án khác như: chương trình trung tâm cụm xã, chương trình định canh, định cư, chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục, y tế…đầu tư để trồng rừng, xây dựng các tuyến đường giao thông, các công trình thủy lợi các trường học… do đó để khắc phục tình trạng đầu tư trùng lặp có thể xảy ra, nâng cao hiệu quả và sử dụng nguồn vốn đầu tư cần phải có các kế hoạch lồng ghép các chương trình dự án trên địa bàn, lấy dự án trọng tâm làm trung tâm để xác định quy mô, khối lượng, thời điểm đầu tư các công trình cụ thể.
2. Khuyến khích đầu tư theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm
Trong điều kiện còn hạn chế về nguồn vốn đầu tư, phương châm này đã được Yên Bái đặc biệt quan tâm chú trọng phát triển trong thời gian qua, tuy nhiên mức độ đạt được còn rất khiêm tốn, trong thời gian tới để thực hiện tốt phương châm đó cần thực hiện các giải pháp sau:
- Trong lĩnh vực giáo dục y tế: trong khi nguồn vốn đầu tư của quốc gia còn hạn chế chưa đủ để bù đắp các chi phí để xây dựng trường và mua sắm đồ dùng dậy học, thì nhà nước có thể huy động vốn từ các thành kinh tế tự nhiên, các cơ quan, tổ chức kinh tế trong tỉnh. Thành lập quỹ để tu sửa xây dựng trường lớp từ các gia đình phụ huynh học sinh.
- Trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng: tình trạng hạ tầng giao thông điện nước, y tế, giáo dục ở Yên Bái còn yếu kém, nhu cầu xây dựng còn rất lớn, trong khi nguồn vốn còn hạn chế. Do đó vốn đầu tư để mua nguyên vật liệu xây dựng, còn huy động thêm ngày công của nhân dân trong tỉnh tham gia thi công xây dựng có thể áp dụng và huy động được trong tất cả các công trình. Trong xây dựng trường học Yên Bái còn sử dụng nhiều nguyên liệu tại chỗ như: gỗ, nứa, cọ… có thể huy động đóng góp từ dân. Ngoài ra một số công trình giao thông có thể cho tư nhân cùng đầu tư và sau đó có thể cho thu phí để hồi vốn.
Từ kinh nghiệm xây dựng cơ sở hạ tầng trong mấy năm qua đó là phát huy sức mạnh tổng hợp của quần chúng nhân dân, do vậy trong những năm tới cần phát huy nguồn này. Để làm tốt công việc này việc đầu tiên đó là cần tuyên truyền giải thích cho dân hiểu các lợi ích do phát triển cơ sở hạ tầng (đặc biệt là phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải) mang lại. Có thể thực hiện công tác này thông qua các tổ chức đoàn thể trên địa bàn tỉnh như: hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, đoàn thanh niên tỉnh. Ngoài ra phòng giao thông công nghiệp tỉnh cần có ngân sách dành cho việc khen thưởng đối với các bản xã làm tốt công tác xây dựng cơ sở hạ tầng ở địa phương mình, đồng thời cần có cán bộ thường xuyên xuống các địa phương để động viên khuyến khích phong trào.
3. Cải tiến cơ chế quản lý và sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả
- Các quyết định đầu tư cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung phải dựa trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng.
- Có sự quản lý tập trung về quy hoạch kế hoạch duy trì và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông trong tỉnh.
- Xây dựng hệ thống tổ chức quản lý phù hợp với điều kiện kinh tế của tỉnh.
4. Giải pháp về đầu tư cho một số công trình trọng điểm đặc biệt là hệ thống đường xá
Việc khuyến khích thu hút các nguồn vốn đầu tư đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài nhìn chung phụ thuộc vào sự hình thành môi trường đầu tư. Đó là cơ sở cho các nhà đầu tư lựa chọn cơ hội đầu tư với các hình thức đầu tư thích hợp, trong các lĩnh vực và thời hạn cần thiết để bảo đảm mục đích cao nhất là thu được mức lợi nhuận cao và an toàn đầu tư. Để khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước có thể đưa ra các giải pháp như sau:
- Nghiên cứu để tiến tới thống nhất chính sách đối với đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, xoá bỏ sự phân biệt đối xử về thuế, giá, cước phí đối với đầu tư nước ngoài.
- Đơn giản hoá các thủ tục xét duyệt, cấp giấy phép đầu tư. Thực hiện nguyên tắc “một cửa” trong việc xét duyệt và cấp các loại giấy tờ cần thiết có liên quan đến đầu tư.
- Bảo đảm thống nhất các định chế quản lý đối với các dự án đã đi vào hoạt động để tránh sự bỏ sót hoặc tuỳ tiện trong quản lý nhà nước đối với các dự án đang hoạt động.
- Mở rộng và khuyến khích các tổ chức thực hiện dịch vụ tư vấn đầu tư, dịch vụ quảng cáo, kiểm toán, luật pháp quốc tế.
Đối với hệ thống giao thông đường xá trong quá trình xây dựng cần chú ý thực hịên phương châm sử dụng vật liệu tại chỗ tuy nhiên cần chú trọng áp dụng vật liệu mới và công nghệ mới phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh. Ở những nơi có điều kiện nên thực hiện chủ trương bê tông hoá thay cho nhựa hoá đường giao thông nông thôn khi sản xuất xi măng ngày càng tăng và sử dụng các vật liệu tại chỗ như đá, cát, sỏi.
Các loại quốc lộ, tỉnh lộ và đặc biệt là đường giao thông nông thôn cần sửa chữa, nâng cấp hàng năm rất lớn cả về khối lượng công việc và vốn là một khâu quan trọng trong hệ thống giao thông vận tải của cả nước, do đó phải có bộ máy về quản lý, phải xây dựng, sửa chữa, bảo dưỡng để tăng cường khả năng quản lý và phát triển mạng lưới giao thông đường bộ ở tỉnh. Các sở giao thông vận tải của tỉnh, huyện trong thành phố Yên Bái cần có các bộ phận chuyên trách về từng loại đường giao thông để tham mưu cho UBND tỉnh, huyện. Tại các xã nên có cán bộ chuyên trách có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về xây dựng và quản lý đường giao thông nông thôn.
III. Một số những kiến nghị nhằm bảo đảm vốn đầu tư cho một số công trình trọng điểm của tỉnh
Yên Bái là một tỉnh miền núi không nằm trong vùng trọng điểm kinh tế và là một tỉnh còn gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay một số công trình đã xây dựng nhưng chưa cân đối đủ vốn để thanh toán, nên đề nghị TW tạo điều kiện giúp tỉnh thanh toán một số công trình:
- Đường Yên Thế - Vĩnh Kiên cần 50 tỷ đồng
- Đường Thác Bà - Văn Phú cần 13 tỷ đồng
- Cầu vượt sông Hồng tại Mậu A cần 33 tỷ đồng
- Cầu vượt sông Hồng tại Văn Phú cần 62 tỷ đồng
- Tỉnh hiện còn 2.300 phòng học tạm đề nghị TW giúp đỡ 92 tỷ đồng để thanh toán số phòng học này
- Trên địa bàn tỉnh còn 7 xã chưa có đường ô tô đến được trung tâm, đề nghị TW trợ giúp 35 tỷ đồng cộng với sự đóng góp của nhân dân địa phương để hoàn thành các tuyến đường này gồm các xã: Chế Tạo (Mù Cang Chải); Phình Hồ, Tà Si Láng, Làng Nhì (Trạm Tấu); An Lương, Sùng Đô (Văn Chấn) và Nà Hấu (Văn Yên).
- Là một tỉnh miền núi tiềm năng về rừng còn rất lớn nhưng hiện nay mới khoanh nuôi bảo vệ được 52.000 ha với suất kinh phí hỗ trợ 50.000 đồng/ha, trong khi nhu cầu diện tích rừng phòng hộ cần được khoanh nuôi bảo vệ trên 150.000 ha nữa, vì vậy đề nghị TW nâng suất kinh phí khoanh nuôi bảo vệ rừng lên 100.000 đồng/ha để người lao động ổn định cuộc sống mới yên tâm sống với rừng và bảo vệ rừng.
- Thành phố Yên Bái mới được công nhận đầu năm 2002 có nhu cầu đầu tư cho chỉnh trang đô thị, đề nghị nhà nước đầu tư 10 tỷ đồng để mở rộng một số đường giao thông trong nội thành.
- Nhà nước cần có chính về bảo hiểm các cây trồng, vật nuôi để giảm thiệt hại cho nông dân khi gặp thiên tai hoặc rủi ro về giá cả do biến động của thị trường.
- Đề nghị Bộ công nghiệp: nghiên cứu bổ sung quy hoạch một số mỏ trên địa bàn tỉnh Yên Bái, trong đó có khu mỏ sắt Làng Thảo trữ lượng hàng trăm triệu tấn; sớm phê duyệt dự án quy hoạch thủy điện nhỏ từ 1-50MW; điều chỉnh quy hoạch vùng giấy để có thể đầu tư các dự án chế biến giấy và bột giấy.
- Đề nghị Bộ Công nghiệp xem xét trình chính phủ phê duyệt khu công nghiệp phía Nam vào quy hoạch các khu công nghiệp quốc gia và hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng từ 50-80 tỷ đồng thời kỳ 2006-2010.
- Đề nghị chính phủ sớm ban hành thông tư hướng dẫn nghị định 134/NĐ-CP của chính phủ về công tác khuyến công để có cơ sở thực hiện việc ưu tiên bố trí nguồn kinh phí khuyến công từ 2,5-5 tỷ đồng/năm trong thời kỳ 2006-2010.
- Đề nghị chính phủ sớm phê duyệt tuyến hành lang kinh tế Côn Minh- Hà Nội- Hải Phòng liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng, trong đó có tỉnh Yên Bái.
KẾT LUẬN
“Đầu tư phát triển” là hoạt động vừa mới lại vừa quen thuộc với chúng ta trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Cái cũ của đầu tư phát triển thể hiện ở chỗ chúng ta đã nghiên cứu, tiến hành các công cuộc đầu tư phát triển, cái mới của nó chính là yêu cầu đòi hỏi chúng ta phải luôn luôn tìm tòi, nghiên cứu ứng dụng những giải pháp mới, chính sách mới nhằm thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư của tỉnh.
Bảo đảm vốn đầu tư là một vấn đề phức tạp, đánh giá nó không chỉ phụ thuộc vào phạm vi xem xét mà còn phụ thuộc vào cấp độ quản lý. Đợc sự giúp đỡ của thầy giáo PGS.TS Ngô Thắng Lợi cùng các cô chú ở Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh Yên Bái trong bài viết của mình, em đã đánh giá tình hình hoạt động đầu tư của tỉnh trong thời gian qua, qua đó nhằm đưa ra một số giải pháp nhằm bảo đảm vốn đầu tư trong thời gian tới.
Tuy nhiên, do trình độ bản thân còn hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong ý kiến đóng góp của thầy giáo, các cô chú ở Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Yên Bái để tôi có thể rút ra những kiến thức bổ ích cho quá trình học tập và công tác sau này.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn thầy giáo PGS.TS. Ngô Thắng Lợi, cũng như các thầy cô trong Bộ môn kinh tế phát triển và các cô chú ở Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Yên Bái đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài viết này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình kinh tế đầu tư. TS Nguyễn Bạch Nguyệt - TS. Từ Quang Phương, NXB thống kê, Hà Nội - 2003
2. UBND tỉnh Yên Bái, kế hoạch nhà nước các năm 2001, 2002, 2003, 2004, 2005
3. UBND tỉnh Yên Bái, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư xây dựng tỉnh Yên Bái các năm 2001 - 2005
4. UBND tỉnh Yên Bái, Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện chương trình 327, báo cáo chương trình 135 năm 2001 - 2005
5. Phòng công nghiệp tỉnh Yên Bái, tổng kết thực hiện giao thông nông thôn 2001 - 2005
6. UBND tỉnh Yên Bái, báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2005
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- C0091.doc