Đề tài Một số giải pháp nhằm bảo tồn nguồn tài nguyên nhân văn phục vụ việc phát triển du lịch trên địa bàn Hà Tây

Tài nguyên nhân văn có một vai trò to lớn không chỉ đối với sự phát triển du lịch ở Hà Tây mà còn đối với sự phát triển du lịch của cả nước. Giữa nó và du lịch có mối quan hệ tương tác qua lại, gắn bó với nhau mật thiết. Để phát triển du lịch cần phải có tài nguyên nhân văn và để du lịch phát triển thì phải duy trì và bảo tồn tài nguyên nhân văn. Ngược lại, tài nguyên nhân văn cũng sẽ được bảo tồn, phát huy khi du lịch phát triển bền vững. Việc duy trì và bảo tồn các nguồn tài nguyên nhân văn để phục vụ mục đích phát triển du lịch bền vững hiện nay mặc dù đã và đang được thực hiện nhưng vẫn chưa thực sự đủ. Chính quyền và các cơ quan chức năng cần phải tích cực hơn nữa thì mới có thể đảm bảo vừa khai thác tối đa lợi ích cho quốc gia vừa giữ gìn cho thế hệ tương lai.

doc22 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1564 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm bảo tồn nguồn tài nguyên nhân văn phục vụ việc phát triển du lịch trên địa bàn Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Tài nguyên nhân văn là một trong những điều kiện quan trọng để phát triển du lịch, đặc biệt là đối với Việt Nam. Trong Pháp lệnh Du lịch được Quốc hội nước ta thông qua đã nêu rõ: “Nhà nước Việt Nam xác định Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao; phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước”. Như vậy, Pháp lệnh đã thể hiện rõ nội dung cơ bản của du lịch Việt Nam là du lịch văn hoá. Nói cách khác, tài nguyên nhân văn hiện nay đang được coi là đối tượng sáng giá, có ưu thế nổi trội trong quá trình cạnh tranh quốc tế của ngành du lịch Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên nhân văn ở nước ta hiện nay đang bị khai thác một cách không hợp lý để phục vụ cho phát triển du lịch. ở một số nơi, tài nguyên nhân văn không được chú ý nên đang có nguy cơ bị mai một dần. Còn ở những nơi khác, tài nguyên nhân văn lại bị lạm dụng vào mục đích kinh tế làm cho bị quá tải và đang có nguy cơ bị thương mại hoá, làm mất đi giá trị truyền thống quý báu. Trong khi đó, phát triển du lịch bền vững đang là xu hướng chung của toàn cầu. Vì vậy, việc nghiên cứu nguồn tài nguyên nhân văn để khai thác và sử dụng một cách hợp lý, phục vụ mục đích phát triển du lịch bền vững đang là vấn đề cấp thiết ở nước ta hiện nay. Nhận thấy vai trò vô cùng quan trọng của nguồn tài nguyên nhân văn đối với sự phát triển của du lịch nước nhà, em quyết định chọn đề tài này để nghiên cứu làm đề án môn học. Do đề tài có phạm vi rộng, không thể bao quát hết trong một đề án, nên em chọn Hà Tây làm địa bàn nghiên cứu và chỉ nghiên cứu về hai nguồn tài nguyên nhân văn là lễ hội dân gian truyền thống và làng nghề thủ công truyền thống. Do giới hạn về thời gian và kiến thức nên đề án này còn nhiều thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được thông cảm và góp ý của các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn Ths. Trần Thị Minh Hoà đã giúp em hoàn thành đề án này. Sinh viên Nguyễn Hải Hà 1. Tài nguyên nhân văn và mối quan hệ tương tác giữa tài nguyên nhân văn với phát triển du lịch. 1.1. Giới thiệu chung về tài nguyên du lịch nhân văn và vài nét về tài nguyên nhân văn ở Hà Tây. Khi nói đến hoạt động du lịch, người ta thường hay nói đến nguồn tài nguyên du lịch như một điều kiện cần để phát triển du lịch, bao hàm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.Tài nguyên du lịch tự nhiên là các đối tượng, hiện tượng trong môi trường tự nhiên được lôi cuốn vào việc phục vụ cho mục đích du lịch, còn tài nguyên du lịch nhân văn do chính con người tạo ra trong suốt quá trình tồn tại. Khác với tài nguyên du lịch tự nhiên, thường là để thoả mãn các nhu cầu nghỉ dưỡng, thư giãn hay để hoà mình vào với thiên nhiên; tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị về nhận thức nhiều hơn là giá trị giải trí, nó ít phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên, thường tập trung ở các khu vực quần cư và thu hút du khách có nhu cầu nhận thức, nhu cầu hiểu biết về một nền văn hoá hay lịch sử nào đó. Tài nguyên nhân văn bao gồm các giá trị văn hoá, lịch sử, các thành tựu chính trị và kinh tế có ý nghĩa đặc trưng cho sự phát triển của du lịch ở một địa điểm, một vùng hoặc một đất nước. Cụ thể, đó là hệ thống các di tích lịch sử, di tích văn hoá, phong tục tập quán, lễ hội, các món ăn thức uống dân tộc, các loại hình nghệ thuật, các lối sống, nếp sống của các tộc người mang bản sắc độc đáo còn lưu giữ được đến ngày nay. Các di tích lịch sử văn hoá là những bằng chứng trung thành, xác thực, cụ thể nhất về đặc điểm văn hoá của mỗi đất nước, nó chứa đựng tất cả những gì thuộc về truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa trí tuệ, tài năng, giá trị văn hoá nghệ thuật của mỗi quốc gia. Chúng có thể là các di tích văn hoá khảo cổ, di tích lịch sử, di tích văn hoá nghệ thuật (kiến trúc nghệ thuật)… hay còn là các danh lam thắng cảnh tự nhiên hoà quyện cùng với các công trình văn hoá- lịch sử, di tích nhân văn và các hoạt động lễ hội khác.Các hoạt động lễ hội này chủ yếu phản ánh tính cách văn hoá tôn giáo, văn hoá tín ngưỡng trong dân gian, thu hút được nhiều người đến tham quan. Trên thế giới, tài nguyên nhân văn được phân loại theo chiều thời gian lịch sử từ cổ đại, trung đại, cận đại, hiện đại như: văn minh cổ đại Ai Cập với Kim tự tháp nổi tiếng; văn hoá cổ đại Hy Lạp với nhiều thành tựu đặc sắc về văn hoá nghệ thuật, toán học, vật lý,…; văn hoá Phục hưng với những di sản và tên tuổi vĩ đại như Leona Dvinci, Sechpia,… Hoặc được phân theo vùng không gian địa lý như văn hoá Trung Hoa, văn hoá Pháp, văn hoá Đức, văn hoá Trung cận đông, văn hoá Phi châu, văn hoá Phương tây, văn hoá Phương đông,… ở Việt Nam, chúng ta có nguồn tài nguyên nhân văn vô cùng phong phú, độc đáo, đặc sắc để phát triển du lịch, trải dài từ cổ đại đến hiện đại, phân bố trên phạm vi cả nước. Thời cổ đại với các di chỉ đồ đá như Núi Đọ, Hoà Bình, Bắc Sơn, Hạ Long… Di chỉ đồ đồng như Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Đông Sơn,… Bước vào thời kỳ Vua Hùng dựng nước đến nay, đã sản sinh, phát huy và lưu giữ một hệ thống di tích lịch sử – văn hoá, phong tục tập quán lễ hội,… hết sức phong phú đặc sắc như khu Đền Hùng, thành Cổ Loa, đền thờ Hai Bà Trưng, Cố đô Hoa Lư, văn hoá Thăng Long,… Tài nguyên nhân văn của nước ta còn được phân theo từng vùng, mang tính đặc sắc riêng: văn hoá Thăng Long, văn hoá Huế, văn hoá làng bản rẻo cao, văn hoá Tây Bắc, văn hoá Tây Nguyên, văn hoá Khơ me- Nam bộ,… Tất cả tạo thành một tổng thể vừa mang tính thống nhất, vừa có bản sắc riêng độc đáo- là tiềm năng dồi dào để phát triển du lịch. Hà Tây là một tỉnh nằm ở vị trí liền kề thu đô Hà Nội, bao quanh về phía Tây Nam của thủ đô với các cửa ngõ chính qua các quốc lộ 1,6, 32 và đường cao tốc Láng- Hoà Lạc; là mảnh đất có nhiều sự tích và huyền thoại gắn với truyền thống lịch sử của dân tộc Việt Nam; là nơi “ Tụ khí anh hoa”, “Địa linh nhân kiêt” với những địa danh và con người đã đi vào lịch sử của đất nước.Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, Hà Tây đứng thứ 3 trong cả nước về số lượng di tích lịch sử quý giá gắn liền với lịch sử phát triển của dân tộc ( có tới 2.388 di tích văn hoá văn hoá, lịch sử, tôn giáo) trong đó có 12 di tích được Bộ văn hoá thông tin xếp vào loại đặc biệt quan trọng như : chùa Hương có “ Nam thiên đệ nhất động”, chùa Thầy, chùa Tây Phương, chùa Mía, chùa Đậu, chùa Trăm Gian, chùa Trầm, đền thờ Nguyễn Trãi, đền Phùng Hưng, lăng Ngô Quyền, nhà lưu niệm chiếc gậy Trường Sơn( Hoà Xá- ứng Hoà), đền Hát Môn, đình Tây Tằng, đình Mông Phụ,… Đặc biệt, từ xa xưa, núi tản viên có đền Thượng thờ tam vị Thánh Tản Viên, nay có đền thờ Bác Hồ và khu di tích K9,… Hà Tây còn có một kho tàng các lễ hội truyền thống rất đặc trưng cho vùng đồng bằng Bắc bộ Việt Nam. Mỗi lễ hội như một bảo tàng văn hoá sống động thể hiện rõ những nét đặc trưng văn hoá dân tộc như : những nghi lễ tôn thờ các vị thần linh của cư dân nông nghiệp để cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu hay để tôn vinh, tưởng nhớ những vị anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước được tôn làm phúc thần bảo hộ. Lễ hội cũng là dịp để du khách và nhân dân tham gia các trò chơi dân gian như đấu vật, đánh cờ người, thôỉ cơm thi, kéo co, hội thả diều, hội chọi gà,… hay xem các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống như hát dô, hát chèo tầu, múa rối nước, múa rối cạn,… Hà Tây có một số lễ hội nổi bật như: hội chùa Trăm gian, hội chùa Hương, hội chùa Đậu, hội làng Chuông, hội Dô, hội đình Tây Tằng, hội đền Và, hội hát chèo tầu, hội chùa Thầy, hội chùa Tây Phương, hội đền Hát Môn,… Ngoài ra, Hà Tây được mệnh danh là “ đất trăm nghề” với 120 làng nghề cổ truyền( chiếm 10% tổng số làng nghề của toàn quốc) với những sản phẩm đặc sắc và được nhiều người ưa chuộng như lụa Vạn Phúc, nón Chuông, quạt Vác, khảm trai Chuyên Mỹ, hàng mây tre Phú Vinh, đồ mộc Tràng Sơn, Tượng gỗ Sơn Đồng,… Mỗi làng nghề không chỉ là một đơn vị sản xuất mà còn là một cộng đồng văn hoá với đình, chùa, miếu, lễ hội truyền thống. Du khách đến đây không chỉ được xem các nghệ nhân làm nghề, mua sản phẩm mà còn được tham dự các hoạt động xã hội. Như vậy, có thể thấy, Hà Tây có rất nhiều tiềm năng về tài nguyên du lịch nhân văn tạo điều kiện tốt để phát triển loại hình du lịch văn hoá. 1.2. Tác động của tài nguyên nhân văn đối với sự phát triển du lịch. 1.2.1. Những tác động tích cực Trước hết, tài nguyên nhân văn là một trong những điều kiện cần để phát triển du lịch. Nó tạo nên loại hình du lịch văn hoá, làm phong phú thêm cho hoạt động du lịch. Với mức sống ngày càng được nâng cao đáp ứng đủ những nhu cầu sinh lý như ăn mặc, đi lại,… nhu cầu thưởng thức cái đẹp, thư giãn tinh thần, nâng cao hiểu biết xã hội,… cũng trở nên bức thiết đối với mỗi người. Với lượng cầu về du lịch ngày càng tăng cùng với sự phong phú của hệ thống nhu cầu như vậy, cần phải có rất nhiều loại hình du lịch với nhiều sản phẩm đặc sắc thì mới đáp ứng được. Tài nguyên nhân văn đã góp phần làm thoả mãn một phần rất lớn nhu cầu của du khách, thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển. Hơn nữa, chính sự khác nhau giữa tài nguyên nhân văn ở các nơi đã thúc đẩy mọi người đi du lịch để khám phá sự mới lạ của văn hoá địa phương, dân tộc khác. tài nguyên nhân văn chính là những ưu thế mà ngành du lịch một địa phương, một dân tộc có so với những địa phương, dân tộc khác. Khác với một số ngành kinh tế khác, ngành du lịch phải dựa trên và xuyên suốt nền tảng văn hoá dân tộc. Các tài nguyên nhân văn chính là nguồn lực sáng giá, có ưu thế nổi trội trong quá trình cạnh tranh quốc tế của ngành du lịch Việt Nam hiện nay. Nó làm phong phú, đa dạng các chương trình du lịch, thu hút đông đảo nhiều đối tượng khách du lịch đến với các công ty du lịch, tăng doanh thu cho họ. Hoạt động mua bán cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch. Những sản phẩm của tài nguyên nhân văn như là những mặt hàng thủ công truyền thống, những loại hình nghệ thuật dân gian luôn có sức hút ghê gớm đối với du khách, kích thích họ muốn đi du lịch. Như vây, tài nguyên nhân văn không chỉ là một điều kiện để phát triển du lịch mà bản thân nó chứa đựng những yếu tố kích thích, thúc đẩy quá trình phát triển du lịch. 1.2.2. Những tác động tiêu cực. Tài nguyên nhân văn với những giới hạn về không gian, thời gian, sức chứa làm đẩy lùi sự phát triển của du lịch. Điều này làm cho các nhà quản lý, tổ chức khó khăn trong điều phối, kiểm soát. Tài nguyên nhân văn là do con người tạo ra, nó có giới hạn về khả năng đón tiếp khách. Để bảo tồn nguồn tài nguyên này phục vụ mục đích phát triển bền vững, những người tổ chức phải nghiên cứu, đưa ra những giới hạn về lưu lượng khách đón tiếp trong một khoảng thời gian nhất định. Nhiều khi, lượng khách đón tiếp ít hơn lượng khách có nhu cầu đi tham quan. Điều này làm cho doanh thu ngành du lịch giảm, chi phí nghiên cứu, quản lý lại lớn làm cho ngành du lịch hoạt động kém hiệu quả. Ngoài ra, những mặt tiêu cực của tài nguyên nhân văn làm cho du khách giảm bớt sự thiện cảm khi đi du lịch. Có thể lấy ví dụ như việc đi dự các lễ hội, lưu lượng người đông, việc thắp quá nhiều nhang, đốt tiền giấy làm cho nhiều du khách ngạt thở, thậm chí bị châm thủng cả quần áo, từ đó họ có ấn tượng rất xấu về việc đi hội. Hay như sự ô nhiễm môi trường, hệ thống giao thông chật hẹp của các làng nghề làm cho du khách khi đi tham quan cảm thấy mất hết thiện cảm, không yên tâm khi mua những mặt hàng không sạch 1.3. Tác động của việc phát triển du lịch tới nguồn tài nguyên nhân văn. 1.3.1. Những tác động tích cực. Việc phát triển du lịch không chỉ mang lại rất nhiều lợi ích kinh tế cho người dân mà còn góp phần to lớn vào việc bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên nhân văn của đất nước. Trước hết, phải kể đến việc phát triển du lịch mang lại một nguồn thu cho địa phương nơi sở hữu những nguồn tài nguyên nhân văn đó. Một phần của nó sẽ được trích để tái đầu tư và tôn tạo, bảo tồn, giữ gìn các di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh,… Nhờ vậy mà các công trình văn hoá vật thể được bảo tồn và phát triển. Hơn thế nữa, để đạt đựơc mục đích thu hút khách du lịch, các địa phương có ý thức hơn trong việc bảo vệ các di sản văn hoá, khai thác chúng một cách hữu hiệu phục vụ sự phát triển du lịch bền vững. Có thể lấy ví dụ về chùa Hương, đây là nơi diễn ra lễ hội dài nhất Việt Nam, kéo dài từ đầu tháng giêng tới cuối tháng ba âm lịch hàng năm. Mỗi năm, chùa Hương thu hút khoảng nửa triệu khách du lịch từ khắp mọi miền đất nước về đây trẩy hội tạo ra nguồn thu lớn cho địa phương. Để thu hút ngày càng nhiều du khách, ban quản lý, ban tổ chức lễ hội chùa Hương đã đầu tư khơi thông dòng suối Yến, làm cho suối Yến rộng hơn, thuận lợi cho thuyền đò đi lại, rồi tới đây sẽ xây dựng hệ thống cáp treo để phục vụ du khách khỏi nhọc nhằn khi đi từ Thiên Trù lên động chính. Chùa Hương chắc chắn sẽ thu hút ngày càng nhiều khách du lịch hơn nữa trong tương lai. Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu của du khách, nhiều hình thức văn hoá dân gian truyền thống như chèo, múa rối,… và các làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển. Cũng nhờ phát triển du lịch mà người dân nhận thức được sự quý giá của bản sắc văn hoá dân tộc, có ý thức bảo vệ, giữ gìn nó, không chỉ dùng nó để thu hút khách du lịch mà còn biến nó thành nếp sinh hoạt bình thường của mình. Ngoài ra, du lịch còn đem đến cho tài nguyên nhân văn một sắc thái mới, một sức sống mới; đem đến môi trường, điều kiện để tài nguyên nhân văn được phô diễn những giá trị mà nó hàm chứa. Du lịch góp phần phổ biến rộng rãi văn hoá của các địa phương tới mọi miền đất nước, truyền bá văn hoá dân tộc ra thế giới, quảng bá hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế và trong lòng bạn bè thế giới. Du lịch góp phần tạo ra sự giao thoa và đan xen văn hoá, làm giàu kho tàng văn hoá Việt Nam. Đồng thời, thông qua du lịch để kiểm chứng, thẩm định các giá trị của tài nguyên nhân văn từ đó thấy được những điểm mạnh, điểm yếu, những tích cực, tiêu cực để bảo tồn và đổi mới cho phù hợp với thời đại mới. 1.3.2. Những tác động tiêu cực. Một trong những nhu cầu của du khách khi đi du lịch là muốn được thâm nhập vào các hoạt động văn hoá của địa phương. Song, nhiều khi sự thâm nhập với mục đích chính đáng bị lạm dụng và biến thành sự xâm hại, làm cho người dân địa phương thấy khó chịu và bất bình. Điều này có thể thấy qua các lễ hội: với thời gian và không gian hữu hạn của các lễ hội truyền thống thì chỉ phù hợp với điều kiện riêng của các địa phương. Do đó, khi khách du lịch tới đông sẽ làm ảnh hưởng, thay đổi, đôi khi đảo lộn các hoạt động bình thường của địa phương nơi có lễ hội. Du khách với nhiều thành phần khác nhau, có những điều kiện, nhu cầu khác nhau, hoạt động của họ có thể tác động không nhỏ đến tình hình trật tự an toàn xã hội của địa phương nơi có lễ hội. Mặt khác, để phục vụ nhu cầu của khách, vì lợi ích kinh tế to lớn trước mắt nên các hoạt động văn hoá truyền thống được trình diễn một cách thiếu tự nhiên, hoặc chuyên nghiệp hoá hoặc mang ra làm trò cười cho du khách. Trong nhiều trường hợp, do thiếu hiểu biết về nguồn gốc, ý nghĩa của các hành vi trong phong tục tập quán, người ta giải thích một cách sai lệch hoặc thậm chí bậy bạ về nó làm giảm giá trị của văn hoá địa phương. Như vậy, giá trị văn hoá đích thực của một cộng đồng, đáng lý phải được trân trọng thì lại bị đem ra làm trò tiêu khiển, mua vui cho du khách. Giá trị truyền thống dần bị lu mờ do sự lạm dụng vì mục đích kinh tế. Bên cạnh đó, do chạy theo số lượng, không ít mặt hàng truyền thống bị làm sơ sài, thiếu công đoạn và được bán cho khách làm méo mó giá trị chân thực của truyền thống, làm sai lệch hình ảnh của một nền văn hoá bản địa. Một tác động tiêu cực nữa của việc phát triển du lịch đối với tài nguyên nhân văn là sự lai căng văn hoá. Việc đón khách từ những nước giàu làm cho người dân bản xứ, đặc biệt là giới trẻ ngày càng chối bỏ truyền thống và thay đổi cách sông theo mốt của du khách. Có hai yếu tố được coi là nguyên nhân chính của hiện tượng này. Một là trong hoạt động kinh doanh, người dân bản xứ dùng những cái chuẩn của du khách để làm vừa lòng họ, nhằm thu hút được tối đa lợi nhuận cho mình. Thứ hai là tư tưởng ngoại vọng, người dân bản xứ đánh giá cao lối sống của du khách, cho đây là biểu hiện của văn minh, giàu có và bắt chước theo. Điều này thể hiện rõ nhất trong giới trẻ ngày nay. ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến tài nguyên nhân văn còn được thể hiện qua quan hệ giữa du khách và người dân địa phương. Theo thời gian, thái độ của dân cư sở tại đối với du khách thay đổi dần từ tích cực sang tiêu cực. Ban đầu, khi những du khách đầu tiên xuất hiện, người dân địa phương tỏ ra vô cùng nồng nhiệt đón tiếp với tất cả lòng mến khách. Nhưng theo thời gian, sự nồng hậu đón khách giảm dần, thay vào đó là quan hệ buôn bán, đón tiếp theo nghi lễ xã giao. Không chỉ thế, thái độ khó chịu của người dân do sự xuất hiện quá nhiều của du khách đã ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của họ, làm thay đổi tập tục của họ, xâm hại tới những giá trị văn hoá của địa phương họ,… 2. Thực trạng tài nguyên nhân văn và phát triển du lịch văn hoá ở Hà Tây 2.1. Thực trạng tài nguyên nhân văn Hà Tây. 2.1.1. Thực trạng các làng nghề ở Hà Tây. Trên thực tế, hiện nay các làng nghề ở Hà Tây đều phát triển tự phát, chưa có sự quy hoạch và sắp xếp tổ chức hướng dẫn nên đã phát sinh những mâu thuẫn, đặc biệt là vấn đề môi trường. Đến một số làng nghề đã thấy sự báo động về chất lượng môi trường, không khí, đất, nước đều bị ảnh hưởng. Các hộ làm nghề chỉ chăm lo tăng doanh số mặt hàng sản phẩm mặc cho chất tồn đọng, phế thải chất đống, ngổn ngang làm cho môi trường bị ô nhiễm. Nguy cơ ô nhiễm và mất vệ sinh từ các làng nghề đã trở nên bức xúc, trở thành cấp bách và ở nhiều địa phương đã trở nên báo động. Qua số liệu, phân loại cho thấy các dạng ô nhiễm nặng ở làng nghề bao gồm: s ở các làng nghề chế biến thực phẩm chất thải lớn, nguồn nước bị ô nhiễm do các chất CoD, BoD5, SS, H2S đều rất ca. Mùi chua, hôi, từ khu vực sản xuất, lắng đọng qua cống rãnh hệ thống nước thải đã ảnh hưởng đến môi trường. s Các làng nghề cơ kim khí như Phùng Xá ở Thạch Thất, Thanh Thuỳ ở Thanh Oai,… lại bị ảnh hưởng do nước thải từ công đoạn mạ, các bể mạ để sẵn trong các hộ dân cư nên các chất SS, CoD đều rất cao. s Các làng nghề dệt nhuộm như Vạn Phúc ở Hà Đông, Dương Nội, La Phù ở Hoài Đức,… thì ô nhiễm lại do nước thải, tiếng ồn. s Các làng nghề sơn mài, mây, tre, giang đan lại gây ô nhiễm chủ yếu là không khí do mùi của các dung môi sơn,… Ngoài ra, những khó khăn để phát triển du lịch làng nghề chính là do cơ sở hạ tầng như đường giao thông còn kém chất lượng, vào nhiều làng nghề rất khó khăn do đường xá chật hẹp, không có chỗ đỗ cho xe, chất lượng dịch vụ, môi trường tham quan và thị hiếu đón khách còn chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Đặc biệt, môi trường cảnh quan ở các làng nghề có tác động mạnh đến tâm lý của du khách. Nhìn thấy môi trường ô nhiễm, mùi không khí sặc sụa làm cho sự thiện cảm của du khách giảm nhiều. ở các làng nghề không có không gian thử nghiệm cho khách du lịch và không có giới thiệu dịch vụ tư vấn cho khách du lịch nên chưa giữ chân được khách. Du khách không thoải mái khi tham quan hoặc thấy các sản phẩm không sạch được tạo ra từ các làng nghề có vấn đề về môi trường sẽ làm hạn chế phát triển du lịch làng nghề. Làng nghề ở Hà Tây phát triển theo 3 nhóm gồm những làng nghề phát triển tốt; những làng nghề hoạt động cầm chừng, không phát triển được; những làng nghề hoạt động kém, có nguy cơ mai một, mất nghề. Nhóm thứ nhất bao gồm các làng nghề chế biến lương thực thực phẩm( bánh giầy Quán Gánh,…), chế biến gỗ( mộc Chàng Sơn), mây tre đan( Làng mây tre đan Ninh Sở, Phú vinh), khảm trai Chuyên Mỹ,… Đối với nhóm làng nghề này, bên cạnh sự phát triển của các làng nghề thì đã bắt đầu xuất hiện một số yếu tố không lành mạnh. Đó là do chạy theo lợi nhuận, phần lớn sản phẩm làm ra kém về chất lượng do nhiều công đoạn đã bị rút ngắn, nguyên liệu để sản xuất không đảm bảo, làm dối, làm ẩu, ít dùng thợ lành nghề để làm giảm chi phí sản xuất. Những điều này có thể làm cho các làng nghề mai một uy tín, có nguy cơ bị thương mại hoá và dần dần mất đi tính truyền thống của mình. Nhóm thứ hai bao gồm những làng nghề như dệt may( làng lụa Vạn Phúc, La khê- La Cả), làm giấy An Cốc, làng may áo dài truyền thống ở Trạch Xá( Hoà Lâm, ứng Hoà),… Đối với những làng nghề này, hiện nay, số nghệ nhân còn lại không nhiều. ở làng Vạn Phúc, nghề dệt là một nghề dễ học nhưng khó làm, vì vậy, rất ít người muốn kế tục nghề này. Do đó, trong làng bây giờ rất nhiều nhà mở xưởng nhưng lại thuê thợ dệt từ nơi khác đến. Hay như làng nghề may áo dài truyền thống thì những người thợ khi đã lành nghề thì đều rời quê lên các thị xã, thành phố để lập nghiệp vì nghề may áo dài gắn liền với phục vụ nhu cầu của người thành thị, có thu nhập và đời sống cao, vì thế mà nghệ nhân trong làng cứ giảm dần. Những người làm tại nhà cũng không nhiều, chủ yếu là người già, trẻ em còn đang đi học, người đã nghỉ hưu, những người còn gắn bó với ruộng đất. Nguyên nhân của sự vắng thợ lành nghề này cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự kém phát triển của các làng nghề truyền thống. Đầu tiên, phải kể đến là đường giao thông khó khăn như đã kể trên. Vấn đề tiếp theo là vốn đầu tư không có và không có điều kiện để áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, vì thế mà các làng nghề chỉ dừng lại ở các mô hình sản xuất gia đình với quy mô nhỏ lẻ. Nhóm thứ ba bao gồm các làng như làng quạt Vác, ở đây, nghề làm quạt giấy dường như đã lùi vào di vãng, chỉ còn laị 2 nghệ nhân cuối cùng tuổi cũng đã ngoài 80 vẫn trung thành với nghề. Thay vào đó, làng Vác bây giờ chuyển sang làm lồng chim và chẳng còn lâu nữa khi những nghệ nhân cuối cùng của làng trở về với cõi vĩnh hằng cùng tổ tiên thì huyền thoại về những chiếc quạt nan dài tới 90 cm chuốt từ sừng trâu, huyền thoại về những cây quạt có tuổi dài hơn đời người sẽ mãi mãi đi vào dĩ vãng. 2.1.2. Thực trạng các lễ hội ở Hà Tây. Như đã trình bày ở trên, Hà Tây có rất nhiều lễ hội mang đặc trưng của lễ hội truyền thống đồng bằng Bắc bộ Việt Nam. Tuy nhiên, ngoài lễ hội chùa Hương có quy mô lớn, thu hút du khách không chỉ trong nước và quốc tế, các lễ hội khác thường có quy mô nhỏ, chủ yếu ở mức phục vụ nhân dân địa phương và một số du khách từ các vùng lân cận. Nhiều địa phương đã cố gắng làm đẹp cảnh quan, di tích, tổ chức tốt các lễ hội, nhiều lễ hội diễn ra bài bản, công phu, làm hài lòng khách thập phương. Tuy nhiên, do trình độ tổ chức và lực lượng có hạn, người đi hội lại đông, nên nhiều địa phương chưa làm tốt công tác tổ chức, quản lý các lễ hội. Nhiều lễ hội lộn xộn, đắt đỏ hoặc thực phẩm kém an toàn,… gây dư luận bất bình. Không ít lễ hội thiếu vắng các trò chơi, biểu diễn nghệ thuật khiến cho lễ hội trở nên nghèo nàn, buồn tẻ. Thậm chí có nơi không kiểm soát được các hoạt động trong lễ hội, để diễn ra các tiêu cực nhuốm màu “ thương mại hoá” về dịch vụ đi lại, mua sắm, ăn uống, lễ bái như tăng giá bắt chẹt khách, quy định tiền đặt lễ, đặt hòm công đức tràn lan. Nhiều nơi diễn ra công khai các hoạt động mê tín dị đoan như khấn thuê lễ mướn, viết sớ, xóc thẻ, bói toán tử vi, đồng cốt,… Một ví dụ tiêu biểu là tại lễ hội chùa Hương, một lễ hội lớn nhất, được tổ chức khá là công phu, kỹ lưỡng. Vào dịp lễ hội, nơi đây tràn ngập những hàng bán thuốc nam, cây cảnh, rau sắng giả khiến không ít khách du xuân phải bực mình bởi họ vừa mất tiền mua vừa mất công mang về mà không được tác dụng gì. Việc đi thuyền đò trên suối Yến từ lâu đã là sự ám ảnh với du khách bởi nạn bắt chẹt, ép khách. Mặc dù không còn cảnh phải mua thêm vé tại đò nhưng nạn ép tiền bồi dưỡng (bo) sau khi lên bờ trong mùa lễ hội này khá phổ biến. Số tiền bo không phải theo ý khách mà phải được chủ đò chấp nhận. Theo lời kể của sinh viên Nguyễn ánh, trường ĐH Khoa học xã hội nhân văn: “ Nhóm chúng em đi theo một người địa phương, họ đưa được từng người vào bến Đục bằng lượng vé thắng cảnh ít hơn số người. Sau đó, xuống đò rồi thì chúng em phải trả gấp đôi số tiền vé cho người lái đò vì bị doạ là thiếu vé sẽ không được đi tiếp. Lúc ra lại bị ép bo thêm 50.000 đồng, càng thấy bực mình hơn” Đánh trúng vào lòng thành của nhiều con nhang đệ tử, dịch vụ xin tiền vàng, chữ nho tại ban thờ các động Phật Tích, Tiên Sơn,… xuất hiện. Để có một lá tiền vàng, người xin sau đó phải thành tâm lại khoảng 5.000 – 10.000 đồng. Ngoài ra, dịch vụ cho thuê khay đặt lễ, khấn thuê, sóc quẻ, thẻ,… khá lộn xộn, du khách rất dễ bị mất tiền đặt cọc hoặc bỏ thêm tiền nếu không trả giá trước. Tại đây, có tới hàng nghìn quán ăn, sạp bán đồ ăn, đều bán với giá cao gấp 1.5- 2 lần giá trị thực. Thậm chí, nếu không trả giá trước thì có thể phải trả cao gấp 3- 5 lần. Dù rất bất bình và tiếc tiền nhưng du khách vẫn phải rút tiền ra trả chứ không thể đôi co với chủ quán, không những không thay đổi được gì mà có khi còn thiệt về mình. Hay như ở lễ hội chùa Thầy, các hàng lưu niệm, quán ăn được bày bán không theo trật tự. Vẫn còn có cảnh chèo kéo du khách, thái độ bán hàng thô tục, không lịch sự. Các hàng ăn thường đổ rác và thức ăn thừa xuống ao Rồng, gây ô nhiễm môi trường. Theo lời của sư trụ trì chùa- Hoà thượng Thích minh Hiển, cứ vài hôm nhà chùa lại phải cho người vớt rác xung quanh hồ. Các hàng lưu niệm, các quầy bán hương hoa, các bàn bán vé số được bày bán suốt từ đường cái vào đến tận sân chùa, gây mất mỹ quan và làm hẹp đường đi lại, gây cảnh chen lấn, xô đẩy cho người đi dự hội. Những vấn đề trên không chỉ diễn ra ở chùa Hương, chùa Thầy mà hầu như ở tất cả các lễ hội. Chỉ có điều, tuỳ theo quy mô và mức độ chặt chẽ trong tổ chức và quản lý mà những hiện tượng đó diễn ra ít hay nhiều, ảnh hưởng lớn hay nhỏ đến cái nhìn của du khách đối với lễ hội. Bên cạnh những vấn đề trên thì còn nhiều vấn đề gây bức xúc. Một trong những vấn đề cần chú ý mà tác động không nhỏ tới hình ảnh của các lễ hội là việc tự ý tạo dựng các “di tích mới” để thu tiền lễ, hay một số “tổ chức” tự xưng là ban quản lý để bán vé thu tiền bất chính khách trẩy hội. Những hoạt động này đã làm mất đi tính thiêng liêng, văn hoá của lễ hội, đẩy lễ hội rớt xuống mức thấp nhất của đời sống trần tục. Hay như việc học theo cách thức của lễ hội khác làm cho các lễ hội bị “nhất thể hoá”, “đơn điệu hoá”, hầu hết đều na ná nhau, làm thui chột đi tính đa dạng của lễ hội, làm cho du khách sau một vài lần dự hội cảm thấy nhàm chán và không còn hứng thú đi hội nữa. ở một số nơi đang diễn ra xu hướng áp đặt một số mô hình định sẵn, làm cho tính chủ động, sáng tạo của người dân giảm mà thậm chí họ còn bị gạt ra ngoài sinh hoạt văn hoá mà vốn xưa là của họ, do họ và vì họ. chính xu hướng này làm cho lễ hội mang nặng tính hình thức, phô trương, giả tạo mà hệ quả là vừa tác động tiêu cực tới chủ thể văn hoá, vừa khiến cho du khách hiểu sai lệch về nền văn hoá dân tộc. Vấn đề rác thải cũng cần được đề cập đến. Việc thu gom rác thải giữ gìn cảnh quan môi trường chưa được chú trọng. Ngoài chùa Hương, đa số các lễ hội chưa đặt các thùng rác dọc tuyến đường đi, biển báo nhắc nhở mọi người không vứt rác bừa bãi. Do đó mà vào dịp lễ hội, rác thải rải khắp mọi nơi trên mặt đất làm du khách cảm thấy mất vệ sinh, từ đó giảm đi sự thiện cảm của họ đối với lễ hội. Ngoài ra, không thể không nói về tính mùa vụ của lễ hội ở Hà Tây. Hầu hết các lễ hội đều diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn( từ 2-3 ngày) từ sau Tết đến khoảng tháng tháng Ba âm lịch, một vài lễ hội diễn ra vào tháng Tư còn từ tháng Tư trở đi là hầu như không có lễ hội nào tiêu biểu. 2.2. Thực trạng phát triển du lịch văn hoá ở Hà Tây. 2.2.1. Về du lịch làng nghề. Hiện nay, du lịch làng nghề đang được nổi lên và trở thành một định hướng trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Hà Tây. Tỉnh đang tăng cường khai thác thế mạnh du lịch làng nghề thủ công truyền thống thu hút khách du lịch và xúc tiến thương mại gắn với xây dựng cơ sở vật chất, đội ngũ hướng dẫn viên tại các điểm làng nghề phục vụ du lịch và đưa sản phẩm làng nghề thành hàng hoá lưu niệm. Sở Du lịch Hà Tây, khách sạn Sông Nhuệ, Trung tâm tư vấn xúc tiến phát triển du lịch đã mở nhiều tour du lịch làng nghề nhằm đáp ứng nhu cầu sở thích của du khách trong nước và quốc tế như tour du lịch thăm làng lụa Vạn Phúc, làng tượng Sơn Đồng, thăm chùa Thầy, Chùa Tây Phương; hoặc tour du lịch thăm làng khảm trai Chuyên Mỹ, chùa Đậu và thưởng thức bánh dầy Quán Gánh; hoặc du khách có thể chọn những tour du lịch làng nghề mà họ thích. Trung tâm tư vấn xúc tiến phát triển du lịch mới đây đã xây dựng thêm hai tour mới cho du khách quốc tế có nhu cầu hàng ngày, đó là một tour 1 ngày thăm chùa Thầy, chùa Tây Phương, 1 ngày thăm chùa Hương. du khách cũng có thể chọn tour 1 ngày để đi thăm 3 làng nghề mà họ thích. Hà Tây đã có nhiều tour du lịch làng nghề được xây dựng bài bản, có đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp. Hà Tây còn tổ chức Hội du lịch làng nghề truyền thống Hà Tây 2001. Hội gồm phần triển lãm sẽ có một trung tâm trưng bày các sản phẩm đặc sắc nhằm tôn vinh các làng nghề; phần hội chợ dành cho các đơn vị làng nghề giới thiệu về ngành nghề của địa phương mình. Ngoài ra còn có các hoạt động như tổ chức khu vực ẩm thực, chương trình giao lưu gặp gỡ các nghệ nhân, tổ chức giới thiệu và bán các tour du lịch làng nghề,… Tuy nhiên, các tour du lịch làng nghề hiện nay chưa thực sự được các hãng lữ hành chú ý đến. Một phần họ cho rằng du lịch làng nghề sớm muộn cũng dẫn đến sự đơn điệu nhàm chán, người dân làng nghề không hiểu gì về du lịch, đường đi lại thì khó khăn. Mặt khác, để phát triển du lịch làng nghề thì cần có một đội ngũ nghệ nhân giỏi trong làng hiểu biết và sẵn sàng biểu diễn và hướng dẫn khách tham quan về quy trình tạo ra sản phẩm. Chỉ có thế mới hấp dẫn được khách du lịch. Đây cũng là một khó khăn cho việc xây dựng các tour du lịch làng nghề vì cần phải đào tạo những nghệ nhân để họ hiểu về du lịch, hiểu về cách thức làm hài lòng khách du lịch. Ngoài ra, những các làng nghề đang ở trong tình trạng kém phát triển thì thường không thu hút được khách tham quan mà khách chủ yếu tập chung đến những làng đang còn phát triển thịnh vượng. Các tour du lịch chủ yếu tập chung vào những làng này. 2.2.2.Về du lịch lễ hội. Hà Tây có một kho tàng các lễ hội dân gian truyền thống. Đây là đặc điểm hấp dẫn đặc biệt với khách du lịch bởi lẽ: ì lễ hội là biểu hiện sống động của nền văn hoá dân tộc, nó tái hiện lịch sử đất nước, thể hiện triết lý sống, các quan niệm đạo đức, các niềm tin tâm linh,… Nhìn vào lễ hội, có thể hiểu rõ hơn về nét văn hoá của địa phương, dân tộc. ì lễ hội là thước đo sự phát triển của văn hoá dân gian, là nghệ thuật tổng hợp của các loại hinh nghệ thuật dân gian. Trong lễ hội có âm nhạc dan gian, diễn xướng dân gian, các trò chơi dân gian,… Đây là một tiêu chí sống động đánh giá trình độ phát triển văn hoá dân gian của một địa phương, dân tộc. Điều này đặc biệt hấp dẫn khách du lịch văn hoá. ì lễ hội là đặc trưng của văn hoá nông nghiệp, sẽ mất đi khi xã hội công nghiệp hoá xuất hiện. Bởi vậy, du khách đến từ các nước phát triển sẽ thích thú như khi được quay ngược thời gian trở lại với quá khứ. ì lễ hội là biểu hiện của tính cộng đồng, một điều ít được biểu hiện ở xã hội phương tây hiện đại. điều này cũng kích thích sự tò mò của du khách nước ngoài. Nhận biết được những điều này, du lịch Hà Tây cũng đã khai thác đưa lễ hội trở thành một điểm du lịch quan trọng trong các chương trình du lịch. Hiện nay, ngoài lễ hội chùa Hương có quy mô thu hút khách trên phạm vi toàn quốc và quốc tế, các lễ hội khác chỉ mới dừng ở phạm vi địa phương, du lịch vùng. Do đó, Hà Tây đang xúc tiến quảng bá loại hình này như một sản phẩm đặc trưng của tỉnh. Tuy nhiên, do có rất nhiều lễ hội mà lại chủ yếu là lễ hội vừa và nhỏ, thời gian ngắn nên khó hấp dẫn khách du lịch mà việc đưa vào thiết kế chương trình du lịch cũng gặp khó khăn. Vì thế, ngoài những lễ hội lớn như hội chùa Hương, chùa Thầy, Chùa Tây Phương,… thì những lễ hội khác không được các chương trình du lịch đề cập nhiều. Các công ty lữ hành ít có các tour đến các lễ hội này, nó vẫn chỉ chủ yếu thu hút dân địa phương và dân cư một số vùng lân cận. 3. Một số giải pháp nhằm bảo tồn nguồn tài nguyên nhân văn phục vụ việc phát triển du lịch trên địa bàn Hà Tây. 3.1. Giải pháp bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống và phát triển du lịch làng nghề ở Hà Tây. Đối với sự ô nhiễm môi trường ở các làng nghề hiện nay, trước hết, về mặt quản lý Nhà nước, tỉnh Hà Tây cần thực hiện một số biện pháp sau: ì Chọn lựa một số làng nghề tiêu biểu để có quy hoạch hoàn chỉnh ưu tiên về đường giao thông, vệ sinh cống rãnh trong làng, kênh mương dẫn nước thải,… ì Quy hoạch điểm công nghiệp làng nghề, bố trí lại khu sản xuất, khu giới thiệu sản phẩm, tránh được ô nhiễm, đưa các hộ trong làng ra khu mới hợp vệ sinh khắc phục ô nhiễm. Những công đoạn dễ gây ô nhiễm phải bố trí riêng ở cuối khu có phương án xử lý môi trường để không gây ảnh hưởng đến môi trường chung. ì Tăng cường áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường, áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn, công nghệ xử lý chất thải tại cơ sở sản xuất của làng nghề. ì Thiết lập các quy định về bảo vệ môi trường cho các làng nghề có đón khách du lịch trên cơ sở Luật Bảo vệ môi trường. ì Củng cố tổ chức vệ sinh môi trường cùa làng xã, bố trí lao động, thu tiền vệ sinh để thu gom rác thải tồn đọng không để các bãi rác thải trong khu dân cư và dọc 2 bên đường đi lại. Bên cạnh đó, tỉnh cũng cần thực hiện các biện pháp nhằm xúc tiến quảng bá, giới thiệu các làng nghề: ì Từng bước hình thành các chủ hiệu, chủ cửa hàng vừa sản xuất phục vụ khách tham quan vừa giới thiệu, bán sản phẩm đáp ứng yêu cầu và thị hiếu của khách du lịch. ì Tổ chức các hội du lịch làng nghề thường xuyên để đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá cho phát triển du lịch làng nghề truyền thống. ì Tham gia các triển lãm, trưng bày các sản phẩm đặc sắc nhằm tôn vinh các làng nghề, giới thiệu các làng nghề với du khách, kích thích sự ham hiểu biết của họ. ì Giáo dục ý thức cho cộng đồng dân cư có văn hoá giao tiếp và thiện cảm với khách du lịch. ì Tiến hành quảng bá cho các sản phẩm du lịch làng nghề dưới nhiều hình thức, trên các kênh thông tin trong nước và quốc tế ì Đào tạo đội ngũ hướng dân viên tại các điểm du lịch đủ sức thuyết phục khách du lịch Ngoài ra, để phát triển làng nghề, tỉnh cũng nên áp dụng một số biện pháp kết hợp kỹ thuật thủ công với kỹ thuật cơ khí hiện đại hoặc tuỳ điều kiện về cơ sở vật chất mà áp dụng công nghệ cổ truyền với hiện đại để làm tăng năng suất lao động và giảm lao động nặng nhọc. Đồng thời, phải chú ý đầu tư cho giáo dục và đào tạo tay nghề cho người lao động để họ tiếp thu được kỹ thuật tiên tiến kết hợp với thành lập các trung tâm, viện nghiên cứu đề đào tạo nghề một cách có hệ thống mà các cơ sở sản xuất hoặc các địa phương có nhu cầu. 3.2. Giải pháp duy trì và bảo tồn các lễ hội và phát triển du lịch lễ hội ở Hà Tây. Về cách thức tổ chức lễ hội: ì Cần phải theo hướng chính quyền định hướng và hỗ trợ để quần chúng nhân dân chủ động tổ chức sao cho vừa kế thừa những nét đẹp truyền thống vừa tiếp thu những yếu tố mới một cách hợp lý, làm sao để phát huy tính sáng tạo của người dân, làm cho họ thực sự là chủ thể của những sáng tạo văn hoá trong sinh hoạt lễ hội của mình. ì Những nhà tổ chức cần hiểu rõ nét đặc sắc của mỗi lễ hội, làm chỗ dựa để chọn lọc, khôi phục các trò diễn, trò vui đậm đà bản sắc dân tộc với nét riêng của địa phương, đi đôi với các hoạt động văn hoá, thể thao, biểu diễn nghệ thuật mới vui tươi, bổ ích và không gây nhàm chán. ì Chính quyền nơi diễn ra lễ hội phải thật sự quan tâm tổ chức, quản lý tốt các nhu cầu chính đáng của khách, giữ tiếng thơm cho địa phương mình, tránh các hoạt động chỉ nhằm trục lợi nhân lễ hội. tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội, đồng thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các hoạt động buôn thần bán thánh cũng như những tệ nạn khác. Cụ thể, cần phải làm một số việc sau: ì tổ chức lễ hội phải gắn với xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch của các địa phương, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, các cơ sở lưu trú, các loại hình dịch vụ phong phú, đa dạng. ì Tổ chức đánh giá, thẩm định các chương trình lễ hội du lịch một cách tổng thể. Trên cơ sở xác định nội dung chương trình của các lễ hội của các địa phương, từ đó có kế hoạch chỉ đạo thống nhất về thời gian, trình tự tiến hành các hoạt động của lễ hội,… có như thế mới thu hút được khách du lịch. tránh tình trạng chồng chéo, khi thì lễ hội diễn ra ồ ạt, khi thì không có một hoạt động nào. ì Tăng cường các hình thức quảng bá, giới thiệu về lễ hội bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng và sinh động như đầu tư nâng cấp các website, báo, tạp chí,… ì Địa phương nơi tổ chức phải làm tốt công tác chuẩn bị đón khách đến dự lễ hội. ngoài hệ thống nhà nghỉ trên địa bàn, cần nâng cấp một số nhà dân đủ tiêu chuẩn đón và phục vụ khách, hay chuẩn bị lều trại để tổ chức cắm trại ngoài trời khi khách muốn. ì Khai thác có hiệu quả những tiềm lực của địa phương trong phục vụ khách, làm nổi bật nét đặc sắc riêng của các địa phương, đơn vị, tạo ra sắc thái riêng của từng địa phương, thu hút sự quan tâm của du khách. Tránh tình trạng nhiều lễ hội na ná nhau. ì Phối hợp với các ngành chức năng để đảm bảo về y tế, chăm sóc sức khỏe cho du khách. đảm bảo nguồn nước sạch, giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh, chống khủng bố, đảm bảo các qui định về trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an ninh du khách, công tác phòng cháy chữa cháy,… trong kỳ diễn ra lễ hội. ì Tổ chức kiện toàn các dịch vụ phục vụ du khách như trông xe, bán đồ lưu niệm, ăn uống, trò chơi,… kinh doanh du lịch phải tính đến sự phát triển bền vững của địa phương phù hợp với xu thế chung của cả nước. Mặc dù Hà Tây có rất nhiều lễ hội, nhưng hầu hết các lễ hội có quy mô vừa và nhỏ, thu hút khách chủ yếu từ những địa phương lân cận, ít được biết đến, không hấp dẫn đối với khách du lịch. Vì vậy, cần phải tiến hành lựa chọn ra một số lễ hội tiêu biểu, có đặc trưng để từ đó củng cố, nâng cao và phát huy nhưng phải tránh khuynh hướng hiện đại hoá một cách thô thiển. Việc củng cố và nâng cao cần tập trung, xoay quanh đối tượng thờ phụng, điều này làm cho lễ hội có đặc trưng riêng, giảm đơn điệu nhàm chán. Bên cạnh đó, cần phải liên kết những di tích, danh lam thắng cảnh ở một số điểm phụ cận quanh điểm hội chính thành một màng lưới nhằm kéo dài thời gian du lịch, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Sau quá trình lựa chọn, củng cố thì phải phát huy lễ hội mà trong đó vai trò của hướng dẫn viên là số một. Do đó, hướng dẫn viên phải được đào tạo để nắm vững các kiến thức về lễ hội, từ những kiến thức tổng thể, mở rộng về lễ hội và các điểm phụ cận. Kết luận Tài nguyên nhân văn có một vai trò to lớn không chỉ đối với sự phát triển du lịch ở Hà Tây mà còn đối với sự phát triển du lịch của cả nước. Giữa nó và du lịch có mối quan hệ tương tác qua lại, gắn bó với nhau mật thiết. Để phát triển du lịch cần phải có tài nguyên nhân văn và để du lịch phát triển thì phải duy trì và bảo tồn tài nguyên nhân văn. Ngược lại, tài nguyên nhân văn cũng sẽ được bảo tồn, phát huy khi du lịch phát triển bền vững. Việc duy trì và bảo tồn các nguồn tài nguyên nhân văn để phục vụ mục đích phát triển du lịch bền vững hiện nay mặc dù đã và đang được thực hiện nhưng vẫn chưa thực sự đủ. Chính quyền và các cơ quan chức năng cần phải tích cực hơn nữa thì mới có thể đảm bảo vừa khai thác tối đa lợi ích cho quốc gia vừa giữ gìn cho thế hệ tương lai. Danh mục tài liệu tham khảo Cơ quan của tổng cục du lịch Việt Nam- Tạp chí du lịch số 3/2000; số 6/2001; số 12/2002; Dương Văn Sáu, Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch, trường ĐH Văn hoá Hà Nội-2004 Nhập môn khoa học du lịch Nhu cầu của du khách trong quá trình du lịch. Các website: Mục lục Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35700.doc
Tài liệu liên quan