Đề tài Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện chiến lược sản phẩm ở nhà máy thuốc lá Thăng long

Một chiến lược sản phẩm được coi là hợp lý và đứng đắn nếu nó xác định được một danh mục những sản phẩm mà doanh nghiệp sẽ đưa vào sản xuất - kinh doanh phù hợp với nhu cầu thị trường, được người tiêu dùng chấp nhận và hoan nghênh, đồng thời phù hợp với khả năng của doanh nghiệp và đem lại hiệu quả kinh tế, giúp họ đạt được các mục tiêu đã đề ra. Với yêu cầu trên, việc xây đựng chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp thoả mãn những yêu cầu sau: - Khi tiến hành xây dựng chiến lược sản phẩm, chỉ đưa vào chiến lược những sản phẩm phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng và được khách hàng chấp nhận ( có thể bao gồm cả những sản phẩm trước mắt chưa có nhu cầu hoặc nhu cầu rất ít nhưng lại có triênr vọng phát triển trong tương lai). - Việc xác định kích thước tập hợp sản phẩm trong xây dựng chiến lược sản phẩm phải đảm bảo phù hợp với khả năng và mục tiêu tổng thể doanh nghiệp đặt ra. - Để mở rộng thị trường, đảm bảo sản xuất kinh doanh liên tục với hiệu quả cao, thì trong chiến lược sản phẩm phải thể hiện được vấn đề cải thiện sản phẩm cũ, phát triển sản phẩm mới. - Khi xây dựng chiến lược sản phẩm, doanh nghiệp phải luôn nghĩ đến việc tiêu thụ sản phẩm, phải dự báo được những khó khăn, ách tắc có thể xẩy ra trong quá trình tiêu thụ sản phẩm để có biện pháp giải quyết kịp thời .

doc70 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 902 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện chiến lược sản phẩm ở nhà máy thuốc lá Thăng long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ay của nhà máy là 27 , cao hơn rất nhiều so với thời kỳ trước. Trong năm 2000 số sản phẩm mới ra đời của nhà máy là 2 sản phẩm tuy ít hơn năm 1999 nhưng hiệu qủa mang lại cao hơn, đóng góp đáng kể vào tổng lượng sản phẩm tiêu thụ của nhà máy. Về công tác triển khai chiến lược. Về tình hình chung. Tình hình thực hiện các mục tiêu chung của Nhà máy trong năm 2000 Chỉ tiêu Đơn vị Thực hiện 1999 Kế hoạnh 2000 Thực hiện 2000 TH2000so với TH 1999 (%) TH 2000 so với TH2000(%) Doanh thu SX tỷ đồng 582,552 595,783 606,756 104% 102% GTTSL Tỷ dồng 530,419 542,700 555,064 105% 102% Sản lượng Triệu bao 202,210 204,000 208,128 103% 102% Lao động Người 1.184 1.190 1.190 103% 100% Nộp NS Tỷ đồng 219,300 229,000 227,024 104% 99% lợi nhuận Tỷ đồng 17,321 16,800 14.500 84% 86% Thu nhập bình quân 1.000 đồng 1.450 1.650 1.750 121% 115% Số lượng mặt hàng mới Mặt hàng 5 3 2 40% 60% Nhìn chung năm 2000 các chỉ tiêu chung của chiến lược đều đạt khá. Sơ với năm 1999, năm 2000 doanh thu sản xuất tăng 104%, tổng giá trị sản lượng tăng 105%, nộp ngân sách tăng 104%, thu nhập bình quân tăng121%. số lượng mặt hàng mới trong năm 2000 là 2 giảm so với năm1999 là 5 tuy nhiên hiệu quả lại mang lại cao hơn. Với những kết quả này chứng tỏ chiến lược sản phẩm của nhà máy đã đi đúng hướng. Ngoài ra, so với kế hoạch năm 2000, hầu như các chỉ tiêu đặt ra đều đạt và vượt kế hoạch....Điều đó chứng công tác nghiên cứu và dự báo của Nhà máy đã xác định đúng hướng biến động của thị trường, đã dự báo đúng nhu cầu trong tương lai cho nên kế hoạch đặt ra khá phù hợp với thực tế đạt được. Tuy nhiên, chỉ tiêu lợi nhuận so với kế hoạch và so với thực hiện năm 1999 đều giảm, điều đó thể hiện sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn và do một số nguyên nhân khách quan sẽ giải thích ở phần sau. Về hoạt động thu mua nguyên vật liệu Loại Đơn vị 1998 1999 KH 2000 TH 2000 Tổng NL trong nước và nước ngoài Tấn 3250,1 3220 2000 2200 Sợi, Vật tư Nhập ngoại sản xuất Vina 755,055 750 750 750 Sợi nhập ngoại sản xuất Dunhill 132,390 150 180 190 Tình hình thu mua mua nguyên liệu của nhà máy năm 2000 đã được thực hiện khá tốt, đảm bảo đầy đủ cho sản xuất. Bên cạnh đó, với chủ trương dùng nguyên liệu trong nước, Nhà máy cũng đã tiến hành trồng thử nghiện 100 Ha giống thuốc mới ở yên bái, lạng sơn... bước đầu đã thu được kết quả tốt. Tuy nhiên, qua các năm 1998.1999,2000 thì tỷ lệ nguyên liệu thuốc nhập ngoại ngày càng tăng làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cuả nhà máy. Ngoài ra, với việc tổng công ty thuốc lá Việt Nam đã thành lập một số xí nghiệp sản xuất phụ liệu nhằm thay thế phụ liệu nhập ngoại với giá thành giảm đi khoảng 5- 10% . Đây là thuận lợi của nhà máy. Hoạt động tiêu thụ. Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ: Chỉ tiêu Đơn vị 1998 1999 KH2000 TH2000 SL sản xuất Triệu bao 190,955 202,210 204,000 208,500 SL tiêu thụ. triệu bao 186,398 201,652 203,092 208,123 Tỷ lệ tiêu thị sản phẩm sản xuất % 97,61 99,72 99,80 99,82 Tình hình tiêu thụ của nhà máy trong năm 2000 khá tốt, hầu hết các chỉ tiêu đề ra đều được thực hiện tốt , tỷ lệ sản phẩm tiêu thụ trên sản phẩm sản xuất đều rất cao qua các năm, điều đó chứng tỏ sự phối hợp giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là rất chặt chẽ. Hơn nữa sản lượng tiêu thụ và sản xuất liên tục tăng trong các năm 1998, 1999, 2000. Ngoài ra, việc mở rộng thị trường tiêu thụ vào các thị trường tiền năng bước đầu đã có tín hiệu tốt, tuy nhiên việc xuất khẩu một số sản phẩm ra thị trường nước ngoài năm 2000 vẫn chưa được thực hiện. Những tồn tại chủ yếu. Yếu tố đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy thực sự không ổn định làm hạn chế những nguồn lực của nhà máy. Những tồn tại chính làm hạn chế nguồn lực của nhà máy đều xuất phát từ những khó khăn cụ thể sau đây: Về nguồn nguyên liệu: Cho đến nay Nhà máy vẫn chưa thực sự chủ động trong lĩnh vực nguyên liệu. Nguyên liệu sản xuất của Nhà máy , chủ yếu là nguyên liệu cho thuốc lá cao cấp vẫn phải nhập ngoại với số lượng lớn, giá cao do phải mua bằng đồng đô la trong khi tỷ giá giữa đồng Việt nam và đồng đôla Mỹ ở mức cao. Chi phí sản xuất cao làm cho giá thành sản phẩm cao theo, vì vậy công tác tiêu thụ gặp rất nhiều khó khăn, lợ nhuận doanh nghiệp liên tục giảm trong những năm gần đây. Về sản phẩm: sản phẩm của nhà máy chưa tập hợp được một cách hoàn chỉnh các yếu tố cấu thành theo yêu cầu của thị trường. Sản phẩm kém hấp dẫn do mẫu mã còn đơn điệu, dập khuôn, khả năng phân biệt giữa các sản phẩm với nhau và với các sản phẩm khác còn chưa rõ ràng. Ngoài ra chính sách bao gói còn chưa thật sự được coi trọng một cách đặc biệt đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín, hình tượng sản phẩm. và hơn nữa những đặc tính kỹ thuật của sản phẩm do nhà máy sản xuất còn chưa cao, không đồng đều và thua kém đối thủ cạnh tranh. Về máy móc thiết bị - công nghệ: đa số máy móc ở phân xưởng bao mềm có thời gian sử dụng quá lâu, thường là đã hết khấu hao và rất hay bị hỏng hóc mặc dầu nhà máy thường xuyên tiến hành kiểm tra bảo dưởng. Có những thời điểm phân xưởng phải sản xuất thủ công trong các khâu đóng kiện. Việc hạn chế nhiều mặt về kỹ thuật sản xuất làm ảnh hưởng xấu đến việc triển khai chiến lược sản phẩm của Nhà máy Về lao động và cơ cấu quản lý: Đọi nũ cán bộ lãnh đạo của nhà có tuối đời khá cao, phần lớn trong khoảng 45-60 tuổi và hầu hết trưỡng thành trong thời kỳ bao cấp. Do vậy khả năng tiếp cận và tổ chức các phương thức quản lý hiện đại còn hạn chế, việc quản lý, điều hành sản xuất dựa trên kinh nghiệm là chủ yếu. đây thực sự là vấn đề nỗi cộm của nhà máy, nó ảnh hưởng nhiều đến chất lượng và hiệu quả công viẹc, hạn chế sự linh hoạt, sức cạnh tranh của nhà máy trên thị trường. Đây cũng là một nguyên nhân cơ bản khiến Nhà máy gặp nhiều khó khăn khi đưa các quan điểm quản lý hiện đại vào áp dụng, việc xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược sản phẩm sẽ có những hạn chế nhất định. Sự biến động phức tạp của thị trường thuốc lá trong nước gây nhiều khó khăn cho hoạt động phân tích môi trường kinh doanh của nhà máy. Nếu đánh giá một cách khách quan thì Nhà máy vẫn chưa làm tốt công tác tiếp thị và nghiên cứu thị trường, dẫn đến kết quả hoạt động kinh doanh chưa thực sự đem lại hiệu quả cao như mong muốn. Có thể thấy rõ điều này qua sự chết yểu của một số sản phẩm có triển vọng, sản lượng tieu thụ không đồng đều và sự suy giảm của một số thị trường tiêu thụ tiền năng...Ví dụ như sản phẩm Cẻnte và Bỉthday ra đời năm 1992 chỉ sống được đến năm 1994 với số lượng tiêu thụ không đáng kể, hay như sản phẩm Elephant ra đời năm 1992 và đã được thị trường chấp nhận nagy từ đầu song đến năm 1995 thị bị tiêu diệt trên thị trường khi đang ở mức tiêu thụ khá cao. ngoài ra, việc tiến hành nghiên cứu phát triển sản phẩm mới của Nhà máy cũng được đặt ra thường xuyên nhưng hiệu quả còn thấp và chưa đều . điều này thể hiện ở sản lượng tiêu thụ thấp ở hầu hết các sản phẩm mới. Đồng thời Nhà mýa chưa sử dụng linh hoạt và hiệu quả các chiến lược bộ phận trong hoạt động thị trường. Bảng dưới đây sẽ thể hiện thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm mới của Nhà máy trong những năm gần đây: (Đơn vị: Bao) STT Tên Sản phẩm 1992 1992 1994 1995 1 Centre 24 568 ------- ------- ------- 2 Bỉthday 11 435 2 330 ------- ------- 3 Elephant 446 127 101 530 171 204 ------- 4 Eva ------- 149 360 1 432 945 ------ Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những tồn tại trong việc xây dựng và triển khai chiến lược sản phẩm của Nhà máy thuốc lá Thăng long. Những nguyên nhân khách quan. Từ phía quản lý vĩ mô của nhà nước. Do có gần 30 năm hoạt động trong cơ chế bao cấp nên có thể nói Nhà máy đã khá "nhàn nhã" trong hoạt động kinh doanh. từ khi bước vào cơ chế mới, Nhà máy đã có những lúng túng trước sự mới mẽ của nền kinh tế thị trường. Trước kia hoạt động của Nhà máy bị giới hạn trong việc sản xuất theo các chỉ tiêu trên giao xuống nên hiện nay Nhà máy vẫn phải đang khắc phục hậu quả trê. Trong khi cơ chế củ còn để lại nhiều dấu ấn và cơ chế mới đang hình thành thì còn nhiều bất hợp lý từ phía Nhà nước đã hạn chế sự cố giắng của Nhà máy. Hơn nữa, Ngành thuốc lá là ngành không được nhà nước khuyến khích phát triển, nguồn vốn từ nhân sách không có, các hình thức quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng đều bị nhà nước cấm,.. .đã gây cho nhà máy rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ phía thị trường. Hiện nay, trên thị trường thuốc lá Việt nam đang có những biến động hết sức phức tạp. Ngoài sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh mới là các liên doanh thuốc lá ở các tỉnh, các địa phương còn có tình trạng nhập lậu thuốc lá ngoại tràn lan không thể kiểm soát nổi.. Diều này gây ảnh hưởng xấu tới ngành công nghiệp thuốc lá nước ta nói chung và Nhà máy thuốc lá Thăng Long nói riêng. Trước tình hình này đòi hỏi Nhà máy phải có hướng xây dựng chiến lược hợp lý trên cơ sở đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu trong sản xuất kinh doanh, đồng thời thời bảo vệ được uy tín của nhà máy. Những nguyên nhân chủ quan. Về nguyên liệu: Ngành thuốc lá hiện nay đang tiến hành sản xuất chủ yếu dựa trên cơ sở nguồn nguyên vật liệu nhâpj ngoại trong khi khả năng của việc phát triển nguồn nguyên liệu trong nước là có thể. Đây là hậu quả của việc quy hoạch thiếu đồng bộ giưa nguyên liệu và sản xuất. Mức thuế đối với các nguyên vật liệu nhập khẩu của ngành thuốc lá cao, dẫn đến giá thu mua nguyên vật liệu cao, giá thành sản xuất bị đẩy cao lên gây trở ngại cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy. Về thị trường: Do các nguyên nhân về kinh tế - xã hội Nhà máy chưa thể khai thác được tiềm năng của những khu vực thị trường có thu nhập thấp. Diều này ảnh hưởng đến công tác thực hiện chiến lược sản phẩm do không xác định được tỷ lệ hợp lý giữa các chủng loại sản phẩm sản xuất ra của Nhà máy. Về sản phẩm: Nhà máy còn thiếu những quan điểm toàn diện về sản phẩm, chưa xác định được vị trí đứng đắn của sản phẩm trên thị trường. Bên cạnh đó Nhà máy chưa thực sự đặt chiến lược sản phẩm trong hoạt động của các chiến lược chung Marketing nên không có sự phối hợp chặt chẽ với các chiến lược bộ phận, ngoài ra hoạt động quảng cáo sản phẩm bị hạn chế từ phía Nhà nước là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng sản phẩm chậm được tiêu thụ. về cơ cấu lao động và cơ cấu quản lý: Nhà máy thiếu một đội ngũ cán bộ và nhân viên nghiên cứu thị trường có năng lực chuyên môn, thiếu một phương pháp nghiên cứu một cách khoa học và chính xác do vậy các thông tin phản hồi đêns chậm và không đầy dủ.. đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng những quyết định quản lý không sát với tình hình thực tế, không đáp ứng được những đòi hỏi thường xuyên của thị trường. Ngoài ra còn là việc tiếp cận với phương thức quản lý mới trong cơ chế mới còn nhiều hạn chế, các lý thuyết về quản lý, về chiến lược sản phẩm chậm được áp dụng và nếu có áp dụng cũng chưa được triệt để. Chương III. Một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện quá trình xây dựng và triển khai chiến lược sản phẩm ở nhà máy Thuốc lá Thăng long. Các phương hướng nhằm hoàn thiện chiến lược sản phẩm của nhà máy Nhà máy thuốc lá Thăng long đã xây dựng cho mình các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn nhằm thực hiện mục tiêu trước mắt và lâu dài. Chiến lược sản phẩm với tư cách là chiến lược bộ phận trong chiến lước chung của doanh nghiệp cũng được Nhà máy xây dựng phương hướng để góp phần thực hiện mục tiêu của nhà máy như tăng thị phần, cũng cố vị trí cạnh tranh, tăng doanh thu, lợi nhuận.... dưới đây là phương hướng hoàn thiện chiến lược sản phẩm của nhà máy thuốc lá Thăng long trong thơì gian tới: Duy trì và phát triển thị trường trong nước: Thị trường trong nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng với vị trí của nhà máy trên thị trường. Thị trường hiện tại của Nhà máy là một số tỉnh miền Bắc và miền Trung. Do đó phương hướng chủ yếu của Nhà máy đối với thị trường trong nước là tiếp tục duy trì phần thị trường hiện tại đồng thời phát triển thị trường ra một số tỉnh miền trung và miền nam. Nhưng do các thị trường Miền trung và miền nam đều đã bị các nhà máy thuốc lá lớn như Nhà máy thuốc lá Sài Gòn, Nhà máy thuốc lá Vĩnh Hội, đồng thời các thị trường này lại không thuận lợi về mặt địa lý nên đòi hỏi nhà máy phải nỗ lực lón hơn trong trong công tác xâm nhập vào thị trường mới này. Điều này cũng đòi hỏi trong công tác xây dựng , triển khai triến lược sản phẩm phải nghiên cứu kỹ về nhu cầu của người tiêu dùng ở thị trường mơí này đồng thời tìm hiểu về các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh đã có trong thị trường này. Duy trì sản phẩm chủ yếu và phát triển sản phẩm mới. Sản phẩm là đối tượng chủ yếu trong chiến lược sản phẩm. Đối với Nhà máy thuốc lá Thăng long thì các sản phẩm chủ yếu có vai trò quan trọng nhất. Chúng đem lại lượng lợi nhuận lớn cho nhà máy. Do vậy, về sản phẩm thì phương hướng của nhà máy là duy trì sản phẩm chủ yếu đồng thời quan tâm tới việc phát triển sản phẩm mới. Xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài: Phương hướng của nhà máy là xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài. Với những tiền năng Nhà máy hiện có và khả năng có được trong tương lai thì nhà máy hoàn toàn có thể tiếp cận được với những công nghệ sản xuất hiện đại cho ra những sản phẩm đạt chất lượng quốc tế. Cùng với sự xuất hiện của dây truyền Dunhill với công suất 24 triệu bao/năm tại nhà máy đã cho thấy những khả năng xuất khẩu sản phẩm của nhà máy ra nước ngoài là có cơ sở thực hiện. Để bước đầu chuaanr bị những tiền đề cần thiết cho phương hướng này, nhà máy cần có sự nghiên cứu xem xét một cách tổng quan về thị trường một số nước trong khu vực, vì đây là những thị trường có nhu cầu cao về thuốc lá. Các yêu cầu về phẩm cấp, chất lượng cũng như bao bì, hình thức thể hiện không quá khắt khe. Hơn nữa là khả năng nghiên cứu về những thị trường này có những thuận lợi như về văn hoá, đặc tính tiêu dùng, mức độ thu nhập tương đương hoặc chênh lệch không nhiều so với trong nước. Nâng cao khả năng cạnh tranh của nhà máy trên thị trường. Với sự biến đổi không ngừng của thị trường thì sức ép cạnh tranh cũng mạnh dần lên. Nếu khả năng cạnh tranh của nhà máy mạnh thị có thể mở rộng được thị trờng cho doanh nghiệp. Phương hướng nhằm tăng sức mạnh của Nhà máy trên thị trường là: Cũng cố thị trường hiện tại: Nhà máy sẽ bảo vệ thị trường hiện tại của mình bằng chiến lược đổi mới thường xuyên về sản phẩm hoặc giá cả. Đồng thời tăng cường chi phí đầu tư cho đa dạng hoá và đổi mới sản phẩm trên cơ sở nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và khoa học thị trường tiêu thụ sản phẩm của nhà máy. Mở rộng thị trường tiêu thụ: Nhà máy sẽ hoàn thiện chính sách khuyêch trương, quảng cáo thông qua hệ thống hơn 40 đại lý tiêu thụ tại khắp các tỉnh và đội nhũ nhân viên tiếp thị của nhà máy. Với một số phương hướng chiến lược sản phẩm trên Nhà máy thuốc lá Thăng long hoàn toàn có khả năng đứng vững và phát triển trong sản xuất kinh doanh. Với phương hướng này, Nhà máy sẽ có cơ sở để hoàn thiện thêm chiến lược sản phẩm của mình. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược sản phẩm ở Nhà máy thuốc lá Thăng long. Để thực hiện được những phương hướng trên , nhà máy đã thực hiện các giải pháp sau: Biện pháp thứ nhất: Nâng cao chất lượng của việc phân tích, đánh giá tiền năng và nguồn lực hiện có để tạo căn cứ cho việc xác định các mục tiêu trong chiến lược sản phẩm Hiệu quả của chiến lược sản phẩm phụ thuộc vào điều kiện ở từng doanh nghiệp cũng như trình độ và khả năng của những quyết định được đưa ra trong doanh nghiệp. Nhà máy cần tự đánh giá mình trên toàn bộ các mặt. Trước hết là về cơ cấu sản phẩm mặt hàng để nhậ xét về các mặt mạnh, yếu của nó. Đồng thời cần xem xét các lĩnh vực khác như tổ chức sản xuất, tài chính, tiếp thị,..bên cạnh đó cần có sự đánh giá chung về quan hệ giữa nhu cầu của thị trường và năng lực công nghệ, các nguồn tài chính của nhà máy. Để thực hiện tốt giải pháp này cần một số yêu cầu sau: Cần phải đánh giá một cách trung thực và khách quan thế và lực của nhà máy. Căn cứ vào những đánh giá đó, trong quá trình xây dựng và triển khai chiến lược sản phẩm phải khắc phục được những điểm yếu và phát huy được những điểm mạnh của nhà máy. Giải pháp này gồm các công việc cụ thể sau: Hình thành phương án bố trí sản xuất hợp lý và thuận tiện. Nhà máy xây dựng lên phương án bố trí sản xuất là để đáp ứng nhu cầu của thị trường đã được xác định. Để phương án bố trí sản xuất sản phẩm được hợp lý và thuận tiện Nhà máy cần đảm bảo các yêu cầu sau: Cơ cấu sản xuất phù hợp với sản phẩm cần sản xuất ra. Sự phù hợp thể hiện ở chỗ chi phí để sản xuất ra sản phẩm ở mức thấp nhất và tiết kiệm thời gian sản xuất. Cơ cấu quản lý cần đảm bảo sự kết hợp chặt chẽ, hài hoà và nhịp nhàng giữa các phòng ban và các bộ phận trong nhà máy, đồng thời phù hợp với yêu cầu của chiến lược sản phẩm. Đầu tư chiều sâu vào khâu nguyên liệu. Nguyên liệu chính của nhà máy thuốc lá Thăng long là lá thuốc lá. Nó là một trong những mặt quan trọng của việc xây dựng và triển khai chiến lược sản phẩm, ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sản phẩm đồng thời là yếu tố quan trọng chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Cho đến nay, nhà máy vẫn chưa thực sự chủ động trong khâu nguyên liệu. Tất cả các nguyên liệu dùng để sản xuất thuốc lá cao cấp đều nhập từ nước ngoài, điều này là do chất lượng nguyên liệu trong nước còn thấp và không thể đáp ứng tiêu chuẩn chất lưoựng của sản phẩm cao cấp.. Do đó về mặt nguyên liệu, biện phấp chính là : Phát triển các khu vực trồng thuốc lá nhằm tạo thế chủ động về nguyên liệu. Để đảm bảo có hiệu quả của biện pháo trên nhà máy cần thực hiện các biện pháp cụ thể sau: Khai thác các điều kiện khí hậu và thế mạnh về diện tích đất đai, như ở cao bằng, lạng sơn, yên bái,.. Nghiên cứu lai ghép các giống thuốc lá cũ và đưa ra các giống mới có năng xuất và chất lượng cao. Đưa các cán bộ kỹ thuật xuống các vùng nguyên liệu thuốc lá nhằm chỉ đạo hướng dẫn người nông dân về các khâu trồng trọt, hái sấy, bảo quản nguyên liệu. Đồng thời cũng phải thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật canh tác và có biện pháp ngăn ngừa sâu bệnh ngay từ đầu. Về mặt vốn, Nhà máy cần có chính sách hỗ trợ về vốn cho người nông dân bằng cách cung cấp trước phân bón, thuốc trừ sâu, giống, vật tư để sản xuất,.. nhằm đảm bảo thuốc lá được gieo trồng theo đúng qui trình kỹ thuật của nhà máy. Tổ chức thu mua toàn bộ số nguyên liệu thuốc lá đã đầu tư cho người nông dân sản xuất ra với giá cả hợp lý. Hết sức tránh việc gây thiệt hại cho họ. Điều này sẽ giúp cho người nông dân yên tâm trong sản xuất, trồng trọt thuốc lá cho nhà máy. Đồng thời thực hiện phương án thu mua nguyên liệu dải vụ trong năm dựa trên cơ sở dự doán đủ để sản xuất theo kế hoạch và có tỷ lệ dự trữ hợp lý. Tiến hành nhập thêm một số giống thuốc lá mới có chất lượng cao của các nước nổi tiếng như Cuba, Zimbabue sua đó tiến hành gieo trồng nhằm thay thế khối lượng nguyên liệu nhập khẩu. Việc đầu tư khoa học kỹ thuật cho việc phát triển các khu vực trồng thuốc lá sẽ tạo ra những nguyên liệu có chất lượng cao và tạo điều kiện cho nhà máy chủ động trong khâu nguyên liệu, có khả năng sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao bằng nguyên liệu nhập ngoại, đồng thời giảm giá thành các loại sản phẩm cao cấp này, đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ. Nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy. Sử dụng có hiệu quả hơn cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc thiết bị hiện có. Căn cứ vào thực tế tình hình sử dụng công cụ máy móc thiết bị của nhà máy hiện nay, Nhà máy có thể áp dụng biện pháp giảm bớt số ngày lao động trong 1 tuần do khả năng sản xuất của nhà máy cao hơn nhiều so với nhu cầu thị trường do đó duy trì chế độ làm việc 6 ngày 1 tuần là chưa khoa học, thể hiện qua việc máy móc thiết bị chưa sử dụng hết công suất gây lãng phí cho nhà máy do đó nếu giảm số ngày làm việc trong 1 tuần sẽ làm cho nhà máy giảm được các loại chi phí đầu vào như điện nướcm chi phí quản lý mà vẫn đảm bảo tiền lương cho cán bộ công nhân viên tạo thêm thời gian cho họ nghỉ ngơi để làm việc có hiệu quả hơn, đông thời nhà máy sẽ có thời gian để tu sữa máy móc thiết bị, đảm bảo cho nhà máy khi hoạt động sẽ đạt các thông số về kỹ thuật thiết kế. Chính vì thế việc ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất trong tình hình hiện nay khoong chỉ nên tập trung nhiều nguồn lực vào mua sắm thiết bị mới, áp dụng những qui trình công nghệ tiên tiến của nước ngoài mà quan trọng hơn là việc tận dụng caỉ tiến những trang thiết bị hiện có của nhà máy, tìm tòi, tự nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật, như vậy sẽ phù hợp hơn với nguồn vốn đầu tư hiện nay của nhà máy trong khi các nguồn lực kỹ thuâtj của Nhà máy chưa được khai thác triệt để. Đẩy mạnh phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật hợp lý hoá sản xuất: Căn cứ vào điều kiện khí hậu ở miền bắc, điều kiện gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng sản phẩm thuốc lá của nhà máy, Nhà máy nên đầu tư thích đáng cho việc cải tiến và đưa vào sử dụng qui trình hấp chân không trong dây truyền chế biến sợi, tăng giảm thuỷ phần, độ ẩm, vì việc này sẽ làm cho chất lượng thuốc lá sản xuất ra sẽ phù hợp với điều kiện khí hậu khắc nghiệt ở nước ta. Nghiên cứu sắp xếp lại hệ thống băng chuyền trong các phân xưởng bao mềm, phân xưởng sợi có thể giảm bớt lao động thủ công và nâng cao năng xuất lao động. Để đẩy mạnh phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật hợp lý hoá sản xuất Nhà máy cần có các biện pháp khuyến khích về lợi ích và tinh thần cho cán bộ phòng kỹ thuật công nghệ cũng như những người có sáng kiến cải tiến ứng dụng maý máy móc thiết bị mới, đồng thời cần tác động làm cho cán bộ công nhân viên biết rằng việc cải tiến, đổi mới công nghệ ở Nhà máy là rất cần thiết, nó mang tính chất sống còn của Nhà máy do đó đội ngũ kỹ thuật của Nhà máy phải luôn hướng ra thị trường tức là phải luôn luôn tìm kiếm và cải tiến máy móc thiết bị của mình phù hợp, sản xuất ra được các sản phẩm mà thị trường cần. Đầu tư trang thiết bị mới, hiện đại hoá trình sản xuất. Để tiến hành đầu tư trang thiết bị mới , hiện đại hoá qui trình sản xuất có hiệu quả thì nhất thiết phải tuân theo các nguyên tắc sau đây: Đầu tư chiều sâu phải gắn liền với khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường hay đầu tư thiết bị để sản xuất ra những sản phẩm theo nhu cầu thị trường. Đồng thời Nhà máy luôn luôn phải xác định công tác tiêu thụ là trọng tâm, là thước đo hiệu quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Đầu tư chiều sâu phải là sự đầu tư đúng hướngtức là đầu tư vào các khâu trọng điểm, then chốt, đồng thời phải được tiến hành kịp thời, đúng lúc để có khả năng tận dụng mọi cơ hội trong kinh doanh. Đầu tư chiều sâu phải có mức độ hiện đại cao để không phải lạc hậu so với thế giớ hay tối thiểu cũng so được với khu vực Đông Nam á. hơn nữa nó cũng không thể vượt xa so với khả năng tài chính của Nhà máy làm giảm tối đa khả năng phân tán các nguồn lực khác. Về lao động và tổ chức quản lý: Mục tiêu về lao động của Nhà máy là cần có một đội ngũ lao động trẻ , năng động sáng tạo. Muốn đạt mục tiêu này Nhà máy cần thực hiện một số biện pháp sau: Tiếp nhận thêm nhiều công nhân và kỹ sư trẻ. Tiến hành đào tạo tại chỗ hoặc gửi đi đào tạo tại các cơ sở cho phù hợp với trình độ tay nghề và trình độ chuyên môn đã đề ra. Sắp xếp và bố trí lại lực lượng lao động trong từng phân xưởng hợp lý hơn đồng thời giảm đến mức tối thiểu đội ngũ lao động gián tiếp nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả trong quản lý. Tóm lại, khi áp dụng một số biện pháp về lao động và tổ chức quản lý thì sẽ tạo điều kiện cho việc xây dựng một chiến lược sản phẩm đạt mức độ hoàn hảo hơn. Tổ chức công tác điều tra nghiên cứu nhu cầu thị trường. Nghiên cứu thị trường là yêu cầu tất yếu khách quan trong quá trình phát triển, tồn tại của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Mặc dù có phòng " Tiêu thụ - Thị trường" song hoạt động của phòng này chủ yếu vẫn tập trung vào công tác tiêu thụ sản phẩm của nhà máy, công tác nghiên cứu thị trường lại chưa được đặt đúng vai trò của nó. Công việc nghiên cứu thị trường lại tập trung chủ yếu vào chào hàng. Cộng với trình độ của các nhân viên còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm và nghiệp vụ Marketing nên thông tin về thị trường sản phẩm của nhà máy vẫn chưa chính xác, không đầy đủ. Kết quả là một số thị trường của nhà máy vẫn chưa chính xác, không đầy đủ. Kết quả là đã ảnh hưởng đến việc triển khai thành công các sản phẩm mới của nhà máy, nhiều loại thuốc khi đưa ra thị trường thì lượng tiêu thụ là rất ít, và hầu như người tiêu dùng không biết đến. Thêm vào đó một số thị trường của nhà máy đã bị suy giảm hoặc triệt tiêu như: Tây Ninh, Long an, Hoà Bình, Quảng Nam,.... Do vậy để tồn tại trong cơ chế thị trường, nhà máy thuốc lá Thăng long cần có những biện pháp có tính chất đột phá trong công tác nghiên cưú nhu cầu thị trường cụ thể là: Có những quy chế cụ thể về việc đào tạo và sử dụng một đội nhũ cán bộ, nhân viên tiếp thị có trình độ cao, có chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực Marketing. Tăng cường đội ngũ này cả về số lượng và chất lượng do thị trường sản phẩm của Nhà máy rộng lớn và phức tạp. Kết hợp hoạt động tiếp cận thị trường như cử cán bộ điều tra, lập thư góp ý, phiếu thăm dò,... Đặc biệt coi trọng việc tham gia vào chương trình triển lãm nhằm giới thiệu chào hàng kết hợp với việc thu nhập các thông tin, yêu cầu từ phía khách hàng. Thiết lập một khoản kinh phí đầu tư thích hợp cho công tác nghiên cứu nhu cầu thị trường nhằm đamr bảo cho công tác nghiên cứu thị trường diễn ra một cách thường xuyên, liên tục. Mục đích của vệic làm này là duy trì tiến tới phat triển thị trường. Hiện nay tỷ lệ thuốc lá cao cấp (Đầu lọc bao cứng) của nhà máy thuốc lá Thăng long đang chiếm một tỷ trọng cao nhất ( trên 35%) trong cơ cấu sản phẩm sản xuất của nhà máy. Các sản phẩm này chủ yếu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khu vực thị trường thành thị, những người có thu nhập cao. Sở dĩ có hiện tượng đó là vì phần lợi nuận thu được từ các sản phẩm cao cấp là rất lớn, trong khi đó giá thành các sản phẩm cấp thấp lại rất nhỏ, thậm chí còn nhỏ hơn cả phần lợn nhuận thu được từ các sản phẩm cao cấp. Với một chiến lược sản phẩm như vậy có thể thu được những cái lợi trước mắt, song xét về lâu dài có thể giây bất lợi cho nhà máy. Bởi vì: Trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay nông thôn là thị trường có yêu cầu không khắt khe lắm về các yếu tố cấu thành sản phẩm. Điều này phù hợp với trình độ kỹ thuật, công nghệ của nhà máy trong giai đoạn hiện nay. Trong xu thế ngày càng phát triển của tình hình xã hội, thu nhập bình quân của các tầng lớp dân cư ở nông thôn đang tăng dần thì việc chiếm được phần thị trường rộng lớn này sẽ là tiền đề vô cùng quan trọng cho việc phát triển các sản phẩm có cấp cao hơn tại khu vực đó trong một tương lai gần. Hơn nữa, một bộ phận to lớn của khu vực thị trường nông thôn đang chuyển dần nhu cầu tiêu dùng sang phía sản phẩm của các nhà máy phía nam. Có thể tìm thấy trong thị hiếu tiêu dùng ở các vùng này các nhãn hiệu thuốc ưu thích như: Dulịch đỏ, bông sen, ...của các nhà máy thuốc lá khác. Để mất hoặc không phát triển được khu vực thị trường nông thôn, thị trường có thu nhập thấp, nhà máy sẽ có vị trí bất lợi trong cạnh tranh. Trước tình hìnhnày, để duy trì và phát triển thị trường trong thời gian tới nhà máy thuốc lá Thăng long cần phải: Có sự đầu tư nghiên cứu rộng và toàn diện hơn nữa nhu cầu tiêu dùng của khu vực thị trường nông thôn, có thu nhập thấp. Bên cạnh việc đẩy mạnh việc đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm cao cấp, tạo nguồn tài chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy, cần có sự cải tiến, hoàn thiện hơn nữa chất lượng, hình thức mẫu mã các loại sản phẩm cấp thấp nhằm đáp ứng được nhu cầu của khu vực thị trường nông thôn. Tạo điều kiện cho việc cũng cố và mở rộng thị trường của nhà máy. Tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị về các vùng nông thôn. Trước hết là các khu vực thị trường có tiềm năng bằng một đội ngũ nhân viên có chuyên môn vàkinh nghiệm trong công tác tiếp thị. Đầu tư đổi mới công nghệ theo phương thức tiến dần từng bước trên cơ sở tận dụng các công nghệ, máy móc thiết bị cũ nhằm khắc phục những hạn chế về tài chính và tránh nâng giá thành các sản phảam vốn đã cao hơn so với thu nhập bình quân của người tiêu dùng ở khu vực này. Một chiến lược sản phẩm hoàn thiện không thể không đề cập đến việc hoàn thiện sản phẩm, bởi sản phẩm là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất, là phương tiện để nhà máy thực hiện được các mục tiêu kinh doanh của mình. Hoàn thiện các đặc tính, yếu tố cấu thành sản phẩm, kết hợp với việc dịch chuyển hợp lý chiến lược sản phẩm của nhà máy để tận dụng những thị trường tiền năng. Trước sức ép của cạnh tranh đòi hỏi các sản phẩm muốn đứng vững phải có chất lượng cao, giá cả phải chăng, mẫu mã, bao bì đa dạng. Bên cạnh đó phải thoả mãn các yêu cầu về tâm lý, tính tiện lợi, dễ sử dụng, bảo quản,... điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm hơn đến sản phẩm. Sản phẩm phải đảm bảo các yếu tố bên trong như các tiêu chuẩn kỹ thuật, các yếu tố bên ngoài như bao gói, nhãn mác,..có như vậy mới đảm bảo được giá trị sử dụng, giá trị cao nhất cho khách hàng. Qua việc phân tích cơ cấu sản phẩm của nhà máy trong thời gian qua cho thấy, tại Nhà máy còn tồn tại rất khó khăn như sức cạnh tranh của sản phẩm chưa cao, không gây được ấn tượng mạnh cho người tiêu dùng và chưa có chỗ đứng chắc chắn trên thị trường. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này rất nhiều, song dưới đây là một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hơn chíên lược sản phẩm của nhà máy. Cũng cố và nâng cao các đặc tính của sản phẩm. ỏ đây tập trung vào duy trì và ngày càng nâng cấp chất lượng sản phẩm nhằm tạo ra sự khác biệt và chiếm ưu thế trong cạnh tranh. Trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu thi trường, nhà máy cần tiến hành thử nghiệm sản phẩm trên tất cả các mặt như hương thơm, độ nặng, độ cháy, mầu sắc của sợi thuốc,...tất cả các yếu tố đó phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động của dây truyền chế biến sợi. Trên cơ sở của từng yếu tố nêu trên, cần tạo ra các gout thuốc phù hợp với từng khu vực thị trường. Một trong những yếu tố dẫn đến sự yếu kém trong cạnh tranh của sản phẩm Nhà máy là chất lượng sản phẩm còn thấp, mang tính chất không đồng đều giữa các loại thuốc, thuốc dễ tắt dở chừng do độ ẩm của sợi thuốc. Vì vậy cần giảm bớt độ ẩm (thuỷ phần ) trong sợi thuốc . Kết hợp với việc giáo dục tinh thần tự giác của công nhân sản xuất trong vấn đề đảm bảo chất lượmg sản phẩm và các yêu cầu kỹ thuật thuốc lá điếu do Tổng công ty thuốc lá Việt nam đề ra. Thực hiện tốt chính sách bao gói sản phẩm. Đây là hoạt động không chỉ nhằm bảo quản tốt hơn sản phẩm mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm, thông tin quảng cáo sản phẩm,...Trong điều kiện hiện nay, Nhà máy nên sử dụng một chính sách bao gói linh hoạt phù hợp với từng loại sản phẩm cũng như với tập quán, thông lệ của người tiêu dùng. Do thời tiết và khí hậu miền Bắc không thuận lợi cho việc sản xuất thuốc lá nên quá trình bảo quản đòi hỏi yêu cầu cao. Để bảo quản tốt chất lượng thuốc lá điếu, Nhà máy nên sử dụng những loại giấy có khả năng chống ẩm cao để bào bao gói. Bên cạnh đó, do việc thể hiện trên bao bì sản phẩm còn đơn điệu, các hoa văn chi tiết trang trí chưa thể hiện được sự hoàn hảo, mà công việc này phụ thuộc rất nhiều vào những nhà thiết kế, hoạ sỹ ở ngoài nhà máy nên trong tình trạng hiện nay, Nhà máy nên có một bộ phận cụ thể phụ trách vấn đề bao gói, tập hợp những người đã đào tạo chuyên môn và có khả năng trong lĩnh vực này, có thể sẽ trở thành một bộ phận của phòng kỹ thuật công nghệ. Xây dựng một chính sách nhãn hiệu phù hợp. Thực tế sản xuất kinh doanh tại Nhà máy thuốc lá Thăng long cho thấy một chính sách nhãn hiệu khác nhau cho các sản phẩm khác nhau là cần thiết và hợp lý. nó cho phép hạn chế rủi ro, khai thác được nhiều phân đoạn thị trường và tăng tính cạnh tranh,... Tuy nhiên cần tạo ra sự khác biệt riêng của Nhà máy, mang tính chất đặc thù để phân biệt với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Thực tế cho thấy sản phẩm của Nhà máy thuốc lá Thăng long chưa nỗi bật trên thị trường. việc thiết kế một biểu tượng đặc trưng là một biện pháp hữu hiệu để tạo ra sự khác biệt giữa sản phẩm của Nhà máy với các cơ sở sản xuất khác . Kết hợp với việc đa dạng hoá mẫu mã, nhãn hiệu sẽ được tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất tiêu thụ của nhà máy. Nghiên cứu triển khai một số dịch vị thích hợp. Trong sản xuất kinh doanh, các dịch vụ về sản phẩm là những hoạt động không thể tính vào giá thành, doanh nghiệp tự nguyện cống hiến cho người tiêu dùng. Khi cạnh tranh diễn ra gay gắt nó sẽ là điểm khác biệt căn bản giữa các nhà cung cấp nhằm thu huts khách hàng,... Thị trường thuốc lá đang có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các cơ sở sản xuất, giữa các hàng nội và hàng ngoại. Để tạo cho mình một uy tín, một hình ảnh mới, nhà máy có thể nghiên cứu áp dụng một số dịch vụ sau: Vận chuyển hàng hoá cho các khách hàng trên cơ sở giá cước thấp hơn giá thị trường, tiến dần đến việc xoá bỏ cước phí vận chuyển đối với khách hàng. Tổ chức chu đáo hơn nữa việc bảo hành,bảo quản chất lượng sản phẩm của nhà máy. Có những ưu đãi cho việc tiêu thụ sản phẩm của nhà máy với số lượng lớn. như triết khấu, tặng quà,... Như vậy nếu thực hiện tốt và đầy đủ, toàn diện những biện pháp trên, tin rằng Nhà máy thuốc lá Thăng long sẽ có được những sản phẩm theo đúng ý tưởng của mình, đáp ứng sát với đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng, tạo được một lợi thế lớn trong cạnh tranh nhằm góp phần cũng cố mở rộng thị trường và có khối lượng tiêu thụ ngày càng lớn. Đẩy mạnh công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm. kiểm tra nghiêm nhặt quy trình công nghệ sản xuất, các khâu chuẩn bị kỹ thuật cho sản xuất. chuẩn bị kỹ thuật cho sản xuất cần phải xác định phương án sản phẩm, nghiên cứu thiết kế sản phẩm, lập quy trình sản xuất sản phẩm, xác định và chuẩn bị các thiết bị, nguyên vật liệu sản xuất. Những công việc này do phòng Kỹ thuật công nghệ chịu trách nhiệm trước khi đưa ra sản xuất sản phẩm. Trong mỗi giai đoạn của qui trình sản xuất sản phẩm, quản đốc, tổ trưởng sản xuất và nhân viên các phân xưởng phải thường xuyên kiểm tra sự chấp hành công nghệ sản xuất của công nhân. hàng năm nhà máy phải tổ chức bồi dưỡng luyện thi cho công nhân. Về nguyên liệu thì đảm bảo cung cấp nguyên liệu đúng qui cách, chất lượng và thời gian cho các phân xưỡng làm việc. Do chất lượng nguyên liệu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của điếu thuốc cho nên nguyên lieẹu khi nhập cần phải kiểm tra chặt chẽ. người làm công tác kiểm tra nguyên liệu phải được đào tạo có kiến thức chuyên môn và nắm vững tieeu chuẩn thu mua, thường xuyên quan sát và phán đoán nhanh chóng chất lượng lô hàng, lấy mẫu đúng qui định, pjân loại chính xác, làm việc có tinh thần trách nhiệm và trung thực trong kiểm tra cương quyết không đưa vào sản xuất những nguyên liệu không đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ thuật đề ra. Hơn nữa cần coi trọng công việc sơ chế nguyên liệu, bảo đảm kịp thời ngay khi mua về, giảm tỷ lệ thuốc mốc và tỷ lệ hao hụt. Tăng cường kiểm tra, thực hiện chế độ khuyến khích lợi ích vật chất một cách thoả đáng đối với những công nhân làm ra sản phẩm tốt, phạt vật chất đối với những công nhân làm ra phế phẩm. thường xuyên kiểm tra chất lượng hoạt động của máy móc thiết bị, giảm tỷ lệ thuốc lá dầu rỗ, kém phẩm chất, giảm độ vụn nát của sợi, nhờ đó mà có thể nâng cao chất lượng điếu thuốc. Trong công tác kiểm tra, cán bộ kỹ thuật kiểm tra cần phải phát hiện, theo dõi và phân tích những nguyên nhân phát sinh ra phế phẩm, phân cấp sản phẩm trước khi tiêu thụ. Nhà máy cần thực hiện chế độ ba kiểm tra, tức là công nhân tự kiểm tra, tổ trưởng tự kiểm tra và cán bộ KCS tự kiểm tra và được tiến hành thường xuyên ở các công đoạn của qui trình sản xuất. ngoài ra cán bộ kiểm tra phải được đào tạo, có chuyên môn nghiệp vụ về kiểm tra, không nên chuyển từ công nhân hoặc cán bộ hiểu biết chút ít về sản phẩm làm công việc kiểm tra. về thiết bị kiểm tra thì yêu cầu các thiết bị đo lường phải đầy đủ và có độ chính xác cao như viêcj cân, đo thuỷ phần, phun hương, phối chế phải đều, các thiết bị phân tích hoá học,..Điều kiện làm việc phải sạch, thoáng mát và đủ sáng. tổ chức thực hiện tốt công việc bảo quản máy móc, thiết bị. việc tu sữa máy móc, thiết bị cần thực hiện đúng định kỳ và theo kế hoạch đã đặt ra. chuẩn bị tốt vật tư, phụ tùng thay thế nhằm đảm bảo cho Nhà máy hoạt động bình thường, giảm thời gian ngừng máy. 4. Xây dựng chiến lược sản phẩm qua việc phân tích chu kỳ sống của các loại thuốc. Mỗi một loại sản phẩm được đưa vào sản xuất đều có một chu kỳ sống của riêng nó, được đánh dấu bằng một loạt những vấn đề không ngừng nảy sinh và những khả năng mới. Trong những năm gần đây, thực trạng tiến hành sản xuất phụ thuộc vào kinh nghiệm chủ quan và những biến động mang tính chất thời điểm của thị trường là chủ yếu nên thực tế nhà máy đã bỏ rơi một số sản phẩm vẫn còn khả năng sinh lợi trong khi lại tiếp tục duy trì sản xuất những sản phẩm khác đã ở giai đoạn cuối của chu kỳ sống, hay không có biện pháp thích hợp để tác động vào các đoạn trong chu kỳ sống của mỗi loại sản phẩm, điển hình là sản phẩm Palat, năm 1996 sản xuất ra với sản lượng 11.480 bao avà năm 1995 là 85.370 bao, trong cả hai năm nhà máy không tiêu thụ được một bao nào, đó cũng thể hiện việc yếu kém trong phân tích chu kỳ sống của sản phẩm để đưa ra những quyết định đúng đắn tránh gây ra những tổn thất cho nhà máy. Dưới đây là việc phân tích chu kỳ sống của một số sản phẩm hiện tại của nhà máy đang tiến hành sản xuất kinh doanh nhằm góp phần tạo điều kiện để nhà máy xây dựng và thực hiện chiến lược sản phẩm một cách hoàn thiện hơn. Đối với những sản phẩm đang ở giai đoạn tăng trưởng, điển hình như: Vinataba, Dunhill, Hoàn Kiếm, Methol, Hồng Hà, Điện Biên bạc,...Hiện nay, những sản phẩm trên có tính chất là những sản phẩm chủ chốt của nhà máy, là nguồn thu lợi nhuận chủ yếu và đây là những sản phẩm có chất lượng và có giá bán tương đối cao đồng thời lại được tiêu thụ với khối lượng lớn và tăng nhanh. Đồ thị biểu diễn mức tiêu thụ của nhóm sản phẩm trong giai đoạn này: Như vậy đối với nhóm sản phẩm này, thì nhà máy cần tìm cách kéo dài giai đoạn phát triển càng lâu càng tốt trước khi có sản phẩm mơí thay thế. Để kéo dai tối đa thời kỳ phát triển nhanh của sản phẩm thì nhà máy cần sử dụng một số biện pháp sau: Kịp thời hạ giá để thu hút thêm số người tiêu dùng. Phổ biến những thông tin về hàng hoá nhằm kích thích tiêu thụ. Xâm nhập vào những khoảng thị trường mới. Sử dụng những kênh phân phối mới. Nâng cao chất lượng sản phẩm mới, cãi tiến mẫu mã, cách bán,... Những sản phẩm đang ở giai đoạn chín muồi (Thăng long, Thủ Đô,..) Những sản phẩm này trong thời gian qua có nhịp độ tăng mức tiêu thụ chậm lại, hay mức độ tăng trưởng bắt đầu chậm lại nhưng lợi nhuận thu về cho nhà máy mang tính ổn định vì khối lượng sản phẩm bán ra có tốc độ đều, giá cả vẫn giữ nguyên hay giảm đi chút ít. Sản phẩm thuốc lá Thăng long, Thủ đô trong gian này tiêu thụ với khối lượng không mấy biến đoọng nhiều, số lượng người tiêu dùng loại thuốc lá này chững lại về số lượng nhưng vẫn được thị trường chấp nhận và sử dụng. Đồ thị biểu diễn mức tiêu thụ của sản phẩm Thăng long, Thủ đô: Như vậy, đối với những loại thuốc lá trong gian đoạn chín muồi thì kinh phí đầu tư cho công việc nghiên cưú, thiết kế thử nghiệm nhằm tạo ra những phương án cải tiến hàng hoá tăng. Do đó nhà máy cần tác động vào hai kĩnh vực, đó là: Cần phải có những cải biến thị trường. Tức là tăng mức tiêu dùng hàng hoá hiện có, tìm kiếm những người sử dụng mới, tìm kiếm những phương pháp khuyến khích người tiêu dùng nhiều hơn. Cần phải cải tiến sản phẩm. Nhà máy nên đầu tư nghiên cứu để cải tiến các đặc tính của mỗi loại thuốc lá như mức chất lượng, bao gói, nhãn hiệu để thu hút người tiêu dùng. Vấn đề cải tiến các đặc tính có mục đích tạo cho các sản phẩm này những tính chất mới, làm cho nó toàn năng hơn, sang trọng hơn và tiện lợi hơn như việc nâng cấp thuốc từ không có đầu lọc lên có đầu lọc , từ thuốc lá bao mềm lên thuốc lá bao cứng, hay ngoài những bao thuốc có 20 điếu còn có các loại thuốc có 10 điếu, 12 điếu. Đối với các sản phẩm đã ở trong giai đoạn này, nhà máy cần gấp rút tiến hành cải tiến hình thức bên ngoài nhằm mục đích tăng sự hấp dẫn của hangf hoá để thu hút người mua, ví sản phẩm cải tiến sẽ có sự mới lạ đối với người tiêu dùng, cho nên cần phải có định kỳ cải tiến cho phù hợp tránh bỏ bi những sản phẩm đang ở giai đoạn naỳ khi chúng còn đem lại lợi nhuận cho nhà máy. Đối với những sản phẩm đang ở giai đoạn suy thoái như: Như đống đa , hồng hà. Cuối cùng thì bất cứ một loại sản phẩm nào cũng bị giảm về mặt tiêu thụ. Sự suy giảm cũng có thể diễn ra chậm, hoặc nhanh chóng, làm cho ban lãnh đạo của nhà máy lúng túng không biết sử lý ra sao. Mức tiêu thụ giảm do nhiều nguyên nhân dẫn đến, trong đó có những thành tựu về công nghệ, sự thay đổi về thị hiếu người tiêu dùng và sự cạnh tranh gay gắt giữa các đối thủ. Khi mức tiêu thụ và lợi nhuận giảm, khi đó nhà máy có hai con đường để lựa chọn là: loại bỏ khỏi danh mục sản phẩm những sản phẩm này và đầu tư vào sản phẩm mới. Hay tiến hành cải tiến sản phẩm để đẩy nó sang chu kỳ khác. Sản phẩm đống Đa đầu lọc và Hồng hà của nhà máy đang bước vào giai đoạn suy thoái . Có thể nhận thấy thông qua đồ thị biểu diễn mức tiêu tiêu thụ trong những năm gần đây như sau: Đối với thuốc lá việc giữ lại trong danh mục của mình những mặt hàng đã bước vào giai đoạn suy thoái có thể là việc làm vô cùng bất lợi cho nhà máy. Sản phẩm làm ra chiếm quá nhiều thời gian của ban lãnh đạo. Thêm vào đó lại đòi hỏi phải điều chỉnh lại giá và đánh giá lại lượng hàng và vật tư tồn kho. Đôi khi nó gây tổn hại cho nhà máy, Ví dụ như loại thuốc lá Palat trong hai năm 1995 , 1996 nhà máy vẫn sản xuất khoảng 1.000..000 bao nhưng không tiêu thụ được một bao nào gây tổn thất to lớn cho nhà máy. Như vậy đối với sản phẩm đã ở giai đoạn suy thoái và lợi nhuận thu lại cho nhà máy không đảm bảo do sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được thì cách tốt nhất để giải quyết là nhà máy nên loại bỏ sản phẩm đó khỏi danh mục hàng hoá để dồn mọi tiền năng và nguồn lực vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Như vậy, để xây dựng và thực hiện một chính sách sản phẩm hoàn chỉnh hơn, thì việc nghiên cứu các giai đoạn sống của sản phẩm trong chu kỳ sống của nó có ý nghĩa to lớn. Nó giúp cho nhà máy có những quyết định chuẩn xác hơn, góp phần làm sản phẩm của nhà máy được thích ứng với thị trường hơn. Đồng thời thồng qua việc phân tích chu kỳ sống của sản phẩm của từng loại thuốc lá thì nhà máy sẽ có từng biện pháp tối ưu để tác động vào từng loại sẩn phẩm, do đó tránh được những tổn thất không đáng có. Kết luận. Vân dụng chiến lược sản phẩm vào hoạt động sản xuất kinh doanh là một trong những phương pháp cơ bản tiếp cận với lý thuyết kinh tế hiện đại. Thực tế đã chứng minh tính hiệu quả của nó không chỉ đối với doanh nghiệp nước ngoài mà còn đối với các doanh nghiệp trong nước. Thực tế qua đánh giá thì nhà máy thuốc lá thăng long bước đầu có được một chiến lược sản phẩm ứng phó khá hữu hiệu với sự chuyển đổi của cơ chế thị trường tuy chưa được hoàn chỉnh , toàn diện. Những nội dung được đề cập đến trong đề tài này nằm trong cố gắng góp phần hoàn thiện hơn chiến lược sản phẩm của nhà máy. Trên cơ sở đó nhằm hạn chế bớt những thiếu sót, tạo tiền đề cho việc xác lập và xây dựng một chiến lược sản phẩm có tính khả thi hơn các giải pháp tập trung vào việc khai thác tối đa nguồn lực của nhà máy, sử dụng kết họp và linh hoạt các lý thuyết chiến lược trong những vấn đề đổi mới, đa dạng hoá sản phẩm,... Để phát triển trên thị trường một cách đồng đều, cân đối, có sự kết hợp nghiên cứu và phân tích một cách đầu đủ về thị trường và các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian, dung lượng đề tài hạn chế về trình độ cũng như nhận thức, lý luận nên dẫn đến việc phân tích đánh giá chưa sâu xắc, các giải pháp chưa thật đầy đủ, hoàn thiện. Song qua đề tài này, em vẫn hi vọng phần nào giúp được cho nhà máy trong nỗ lực vươn lên giữ vị trí hàng đầu của ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá ở Việt Nam, phát triển cùng với nhịp độ tăng trưởng kinh tế của cả nước trong thời gian tới. Lời nói đầu 1 Chương I: Lý luận cơ bản về chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 3 I. Sản phẩm và chiến lược sản phẩm. 3 1. Sản phẩm 3 1.1. Khái niệm. 3 1.2. Các mức độ của sản phẩm. 3 1.3. Phân loại sản phẩm. 4 1.3.1. Căn cứ vào độ bền của sản phẩm: 4 1.3.2. Căn cứ vào đặc tính sử dụng. 4 2. Chiến lược sản phẩm. 5 2.1. Khái niệm. 5 2.2. Nội dung của chiến lược sản phẩm. 5 2.2.1. Chiến lược sản phẩm thiết lập một cơ cấu sản phẩm cho doanh nghiệp. 5 2.2.2. Hoàn thiện sản phẩm, cải tiến các thông số về chất lượng của sản phẩm. 5 2.2.3. Phát triển cơ cấu mặt hàng: 6 2.2.4. Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới. 6 2.2.5. Nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm. 7 3. Vai trò của chiến lược sản phẩm và mối quan hệ của nó với các kế hoạch, chiến lược khác của doanh nghiệp.. 9 4. Một số yêu cầu đối với việc xây dựng chiến lựoc sản phẩm. 10 II. Quá trình quản trị chiến lược sản phẩm. 10 1. Xác định sứ mệnh của doanh nghiệp. 11 1.1. Khái niệm. 11 1.2. Nội dung của bản tuyên ngôn sứ mệnh của doanh nghiệp 11 1.3. Tác dụng của việc xác định sứ mệnh của doanh nghiệp. 12 1.4. Quá trình xác định sứ mệnh. 12 1.5. Những yêu cầu đối với bản tuyên ngôn sứ mệnh 12 2. Phân tích môi trường bên ngoài. 13 2.1. Khái niệm và phân loại. 13 2.2. Nội dung của nghiên cứu môi trường bên ngoài. 14 2.2.1. Thu thập thông tin về môi trường.: 14 2.2.2. Dự báo môi trường kinh doanh. 15 4. Xác định các mục tiêu của chiến lược. 16 5. Hình thành các chiến lược. 16 5.1. Các phương pháp lựu chọn hướng chiến lược. 16 5.1.1. Phương pháp ma trận BCG (Boston Consulting Group) 17 5.1.2. Phương pháp ma trận A.D.Little. 18 5.2. Các cấp chiến lược. 19 5.2.1. Chiến lược sản phẩm xét trên cấp độ doanh nghiệp. 19 5.2.2. Chiến lược sản phẩm trên cấp độ chiến lước cấp kinh doanh - chức năng. 20 6. Thực hiện chiến lược sản phẩm. 21 7. Đánh giá, kiểm tra việc thực hiện chiến lược sản phẩm. 22 Chương II. Thực trạng quá trình quản trị chiến lược sản phẩm ở Nhà máy thuốc lá Thăng long. 24 I. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy thuốc lá Thăng long. 24 2. Các giai đoạn phát triển của nhà máy: 24 II. Thực trạng quá trình quản trị chiến lược sản phẩm ở Nhà máy thuốc lá Thăng long. 26 1. Sứ mệnh. 26 1.1. Về ngành nghề kinh doanh. 26 1.2. Về chức năng, nhiện vụ. 26 1.3. Về quyền hạn. 27 2. Phân tích môi trường bên ngoài. 27 1.1 Môi trường tổng quát (Môi trường KTQD) 27 2.2. Phân tích môi trường Ngành: 27 2.1.1. Dự đoán thị trường: 27 2.1.2. Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh: 28 2.1.3. Mối đe doạ của sản phẩm thay thế. 29 3. Phân tích môi trường bên trong. 30 3.1. Phân tích đặc diểm của sản phẩm ngành thuốc lá. 30 3.2. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban. 30 3.3. Đặc điểm về máy móc thiết bị. 34 3.4. Đặc điểm về nguyên vật liệu. 34 3.5. Đặc điểm về lao động. 35 4. Các mục tiêu của chiến lược sản phẩm của Nhà máy thuốc lá Thăng long trong năm 2001. 36 4.5. Những mục tiêu chung của chiến lược. 36 4.2. Các mục tiêu cụ thể. 36 4.2.1 Với hoạt động thu mua nguyên vật liệu. 36 4.2.2. Đối với hoạt động tiêu thụ. 37 5. Các giải pháp chiến lược mà Nhà máy lựa chọn. 37 5.1. Đa dạng hoá sản phẩm nhằm phục vụ tối đa nhu cầu của người tiêu dùng ở các mảng thị trường khác nhau và với mức thu nhập khác nhau. 37 5.2. Đa dạng hoá sản phẩm kết hợp với chuyên môn hoá sản phẩm để tạo ra sản phẩm có thế mạnh của nhà máy. 39 5.3. Nghiên cứu sản phẩm mới: 42 6. Thực hiện chiến lược sản phẩm. 44 6.1 .Lập kế hoạch thực hiện. 44 6.2. Tổ chức thực hiện. 45 7. Kiểm tra, kiểm soát, điều chỉnh chiến lược. 45 III. Đánh giá việc thực hiện chiến lược sản phẩm ở Nhà máy thuốc lá Thăng long. 45 1. Những kết quả đạt được. 45 1.1. Với hoạt động nghiên cứu thị trường. 45 1.2. Với hoạt động nghiên cứu sản phẩm mới. 46 1.3. Về công tác triển khai chiến lược. 46 1.3.1. Về tình hình chung. 46 1.3.2. Về hoạt động thu mua nguyên vật liệu 47 1.3.3. Hoạt động tiêu thụ. 47 2. Những tồn tại chủ yếu. 48 2.1. Yếu tố đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy thực sự không ổn định làm hạn chế những nguồn lực của nhà máy. 48 2.2. Sự biến động phức tạp của thị trường thuốc lá trong nước gây nhiều khó khăn cho hoạt động phân tích môi trường kinh doanh của nhà máy. 49 3. Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những tồn tại trong việc xây dựng và triển khai chiến lược sản phẩm của Nhà máy thuốc lá Thăng long. 49 3.1. Những nguyên nhân khách quan. 49 3.1.1. Từ phía quản lý vĩ mô của nhà nước. 49 3.1.2. Từ phía thị trường. 50 3.2. Những nguyên nhân chủ quan. 50 Chương III. Một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện quá trình xây dựng và triển khai chiến lược sản phẩm ở nhà máy Thuốc lá Thăng long. 52 I. Các phương hướng nhằm hoàn thiện chiến lược sản phẩm của nhà máy 52 1. Duy trì và phát triển thị trường trong nước: 52 2. Duy trì sản phẩm chủ yếu và phát triển sản phẩm mới. 52 3. Xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài: 52 4. Nâng cao khả năng cạnh tranh của nhà máy trên thị trường. 53 II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược sản phẩm ở Nhà máy thuốc lá Thăng long. 53 1.1. Hình thành phương án bố trí sản xuất hợp lý và thuận tiện. 54 1.2. Đầu tư chiều sâu vào khâu nguyên liệu. 54 1.3. Nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy. 55 1.4. Về lao động và tổ chức quản lý: 57 2. Tổ chức công tác điều tra nghiên cứu nhu cầu thị trường. 57 3. Hoàn thiện các đặc tính, yếu tố cấu thành sản phẩm, kết hợp với việc dịch chuyển hợp lý chiến lược sản phẩm của nhà máy để tận dụng những thị trường tiền năng. 59 1.1. Cũng cố và nâng cao các đặc tính của sản phẩm. 59 3.3. Thực hiện tốt chính sách bao gói sản phẩm. 60 3.4. Xây dựng một chính sách nhãn hiệu phù hợp. 60 3.5. Nghiên cứu triển khai một số dịch vị thích hợp. 61 3.6. Đẩy mạnh công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm. 61 4. Xây dựng chiến lược sản phẩm qua việc phân tích chu kỳ sống của các loại thuốc. 62 Kết luận. 67

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6827.doc
Tài liệu liên quan