Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của các tổng công ty 91

Sửa đổi Luật doanh nghiệp Nhà nước và sửa đổi một cách cơ bản điều lệ mẫu của Tổng công ty Nhà nước ban hành theo NĐ 39/CP ngày 27 tháng 6 năm 1995và các quy định về Hội đồng quản trị. Nghiên cứu xây dựng nghị định về tổ chức và hoạt động mô hình Công ty mẹ - Công ty con, Tập đoàn kinh tế. Nhiều ý kiến cho rằng lý do chủ yếu làm cho các Tổng công ty hiện nay đều có chung một khuôn mẫu mà không đa dạng, mềm dẻo trong tổ chức và không phát huy được tính sáng tạo của các Tổng công ty, là do điều lệ mẫu cứng nhắc, gồm các quy định mẫu nên các Tổng công ty không giám vượt khỏi các quy địnhnày. Đây là vấn đề mới và phức tạp cả về pháp lý và kinh tế. - Nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện hệ thống luật kinh tế như luât Thương mại, nghiên cứu xây dựng Luật về chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp Nhà nước, Luật kiểm soát độc quyền. và tiến tới xây dựng Luật doanh nghiệp chung áp dụng cho mọi doanh nghiệp để xây dựng môi trường kinh doanh ổn định, thuận lợi và bình đẳng phù hợp với cơ chế thị trường. - Nghiên cứu xây dựng đề án thành lập công ty đầu tư tài chínhcủa Nhà nước theo hướng Công ty đầu tư tài chính Nhà nước là một tổ chức tài chính của Nhà nước, có chức năng kinh doanh vốn của Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp nhằm thay đổimqh về vốn Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước, từ cơ chế cấp phát sang cơ chế đầu tư tài chính vào doanh nghiệp nhằm xác lập rõ quyền chủ sở hữu về vốn và quyền sử dụng vốn của doanh nghiệp Nhà nước, chuyển phương thức quản lý kiểu hành chính sang phương thức kinh doanh vốn theo cơ chế thị trường.

doc84 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1227 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của các tổng công ty 91, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c nguồn lực như voón, đất đai, tài nguyên, lao động ...đã được Nhà nước giao các Tổng công ty đã chủ động lại sản xuất kinh doanh, thực hiện vai trò chỉ đạo, định hướng hoạt động của các doanh nghiệp thành viên tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho từng đơn vị, từng bước lành mạnh hoá tình hình tài chính doanh nghiệp, huy động, điều chỉnh vốn nhàn rỗi phục vụ sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn ngân sách cấp hạn hẹp không đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh các tổng công ty đã tận dụng khơi thông các nguồn vốn khác đáp ứng yêu cầu kịp thời cho sản xuất kinh doanh. 1.2. Nguyên nhân. Đạt được những thành tựu trên là nhờ sự nỗ lực tổng hợp nhiều mặt của toàn bộ các tổng công ty, trong tất cả các nỗ lực có ba nguyên nhân sau là những nguyên nhân chủ chốt tạo nên kết quả trên. Tổng công ty đã không ngừng hoàn thiện bộ máy quản trị của mình để tạo ra sự thống nhất trong toàn Tổng công ty. Do các Tổng công ty tập trung điều hành theo quy chế và phát huy sức mạnh của Tổng công ty để giải quyết khó khăn cho đơn vị mình. Do từng bước tiến hành triển khai những vấn đề của toàn ngành mà từng doanh nghiệp không làm được hoặc làm được nhưng hiệu quả thấp. 2. Những tồn tại và nguyên nhân. 2.1. Những tồn tại: Mô hình Tổng công ty Nhà nước trong thời gian qua đã bộc lộ một số mặt còn yếu kém về tổ chức và các mối quan hệ, chức năng và phân cấp hoạt động, cơ chế và quan niệm tài chính và vai trò lãnh đạo của Đảng, đoàn thể hoạt động trong mô hình. Những yếu kém này đã làm chậm quá trìn tích tụ, tập trung vốn, giảm tốc độ tăng trưởng và sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường... Những hạn chế đó cụ thể là: Một là, về công tác tổ chức cán bộ: hầu hết các Tổng công ty được thành lập nhưng thực chất cũng mới là tập hợp các doanh nghiệp Nhà nước độc lập làm các đơn vị thành viên của Tổng công ty. Nhìn chung tổ chức của Tổng công ty còn nhiều vấn đề cần hoàn thiện. Bộ máy quản lý cồng kềnh, lao động dư thừa, năng suất lao động thấp, hiệu quả chưa cao. Việc quyết định bố trí cán bộ chủ chốt của một số Tổng công ty có trương hợp chưa hợp lý, lựa chọn những cán bộ còn thiếu kinh nghiệm hoặc chưa am hiểu sâu sắc ngành kinh tế - kỹ thuật. Hai là, mối quan hệ giữa các doanh nghiệp thành viên trong Tổng công ty còn lỏng lẻo: Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp thành viên trong Tổng công ty chủ yếu mới là quan hệ ghép nối cơ học, là việc tập hợp các doanh nghiệp thành viên được thành lập theo nghị định 388/HĐBT thành các doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty, quan hệ lỏng lẻo thiếu tính gắn kết. Các Tổng công ty sau khi thành lập đều chưa kiên quyết tổ chức, sắp xếp lại một cách tổng thể và cơ bản theo mô hình mới đối với các đơn vị thành viên, làm cho tổ chức Tổng công ty còn nhiều chồng chéo, chưa phát huy hết sức mạnh của một tổ chức doanh nghiệp lớn. Thậm chí các doanh nghiệp thành viên còn cạnh tranh thiếu lành mạnh, không có tinh thần hợp tác, gây thiệt hại lớn đến lợi ích của Nhà nước và của Tổng công ty. Phần lớn các doanh nghiệp thành viên phải đóng góp cho Tổng công ty phí quản lý, tập trung một phần quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi (tương tự mô hình liên hiệp xí nghiệp cũ). Những doanh nghiệp thành viên hoạt động không hiệu quả lại không nhận được sự hỗ trợ tương xứng với mức đóng góp, nhứng doanh nghiệp thành viên yếu kém lại muốn dạ giẫm vào Tổng công ty để tồn tại, điều này đã làm triệt tiêu động lực phát triển của các doanh nghiệp thành viên; mặt khác các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có lãi thì cứ nộp thuế, doanh nghiệp thua lỗ thì mất vốn, không thể bù trừ hỗ trợ cho nhau được đã làm giảm vai trò điêug hoà của Tổng công ty. Các công ty tài chính nằm trong Tổng công ty có quy mô còn nhỏ bé, hoạt động yếu. Việc tuân thủ các quy định của luật các Tổ chức tín dụng như chỉ được nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên, chỉ được phép cho một khách hàng vay không quá 15% vốn tự có, không được thực hiện các nghiệp vụ thanh toán... đã làm các công ty tài chính chưa tận dụng được các nguồn vốn ngắn hạn, tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp thành viên, cúng như chưa đáp ứng được nhu cầu vốn vay cho các đơn vị thành viên và các Tổng công ty đã không thể sử dụng công ty tài chính như một công cụ để điều tiết vốn giữa các doanh nghiệp thành viên. Ba là, mối quan hệ giữa Tổng công ty với các đơn vị thành viên là mối quan hệ hành chính, chưa dựa trên sự ràng buộc về trách nhiệm và quyền lợi: Việc thành lập một số Tổng công ty chỉ gồm các đơn vị liên kết theo chiều ngang (cùng đâu ra sản phẩm), các Tổng công ty chưa thực sự là một thể thống nhất và phát huy sức mạnh tổng hợp của tổ chức kinh doanh có quy mô lớn, chưa khắc phục tình trạng hoạt động rời rạc của các doanh nghiệp thành viên bằng cơ chế, tổ chức và điều hành nhất là về mặt tài chính và nhân sự. Việc Nhà nước giao vốn cho Tổng công ty sau đó Tổng công ty lại giao vốn cho các doanh nghiệp thành viên trên thực tế chỉ mang tính hình thức, trên sản xuất, Tổng công ty không có công cụ để chi phối cho các doanh nghiệp thành viên. Việc điều hoà một phần vốn khấu hao, vốn tích luỹ để tập chung đầu tư cho một số dự án trọng điểm hoặc hỗ trợ cho một số doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn vì hoàn toàn mang tính thương lượng, thoả hiệp với doanh nghiệp thành viên. Điều đó đã ảnh hưởng đến sức mạnh tổng hợp của Tổng công ty. Sự chi phối và giúp đỡ của Tổng công ty đối với các đơn vị thành viên cũng rất hạn chế, chủ yếu mới là giải quyết các thủ tục đầu tư, vay vốn tín dụng... Trong sản xuất kinh doanh, Tổng công ty cũng khó thực hiện sự phân công sản xuất giữa các doanh nghiệp thành viên vì các doanh nghiệp thành viên trực tiếp chịu trách nhiệm nộp các loại thuế, trích lập các quỹ từ lợi nhuận để lại. Thị trường là khâu quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhiều đơn vị thành viên gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, hàng tồn kho luôn vượt quá định mức, bị hàng lậu cạnh tranh gay gắt... song Tổng công ty chưa đủ sức để chủ động trong việc khai thông thị trường cho các đơn vị thành viên. Việc kiểm tra, giám sát công tác quản lý tài chính các doanh nghiệp thành viên của nhiều Tổng công ty chưa được chặt chẽ, nhất là ở những Tổng công ty gồm các doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập, nhiều Tổng công ty không kiểm soát được tình hình. Bốn là, cơ cấu tổ chức quản lý bộc nhiều khiếm khuyết, năng lực đội ngũ cán bộ còn hạn chế: Hội đồng quản trị của Tổng công ty hiện nay chưa phải là đại diện của chủ sở hữu chưa có đủ thực quyền của đại diện chủ sở Nhà nước tại doanh nghiệp theo như tinh thần nghị quyết TW4 (khoá VIII). Luật doanh nghiệp Nhà nước quy định Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý hoạt động của doanh nghiệp. Theo quy định của các văn bản pháp quy thì quyền hạn của Hội đồng quản trị nhiều nhưng chủ yếu là trình lên các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền quyết định. Cơ cấu tổ chức bộ máy cũng như chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị của Tổng công ty theo quy định và thực tế hiện nay chưa thể hiện được vai trò của chủ sở hữu trực tiếp của Nhà nước tại Tổng công ty. Mối quan hệ giữa Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc ở đa số các Tổng công ty là tốt. Tổng giám đốc thực hiện nghiêm túc các nghị quyết của Hội đông quản trị. Hội đồng quản trị không can thiệp sâu vào hoạt động điều hành của Tổng giám đốc. Tuy nhiên, chức năng quản lý của Hội đồng quản trị và chức năng điều hành của Tổng giám đốc chưa được quy định rõ ràng. Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc cung do một cấp đề nghị, cùng do một cấp quyết định bổ nhiệm, cùng ký nhận vốn được Nhà nước giao, cùng sử dụng chung bộ máy, nên không xác định được rành mạnh quyền hạn và trách nhiệm cũng như địa vị pháp lý của mỗi chức danh này. Điều đó đã làm lẫn lộn giữa quản lý và điều hành, phát sinh vướng mắc, chồng chéo, lúng túng trong hoạt động của Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc kết quả là, cá nhân giữ vai trò quyết định, có nơi Chủ tịch Hội đồng quản trị can thiệp sâu vào việc điều hành của Tổng công ty, lấn át vai trò điều hành của Tổng giám đốc. Ngược lại có nơi Tổng giám đốc lại xem nhẹ, làm lu mờ vai trò của Chủ tịch Hội đồng quản trị. Thực tế hiện nay nhiều Tổng công ty trong thời gian dài sau khi thành lập chưa có đủ số lượng thành viên của Hội đồng quản trị, chỉ có một số cán bộ lãnh đạo chủ chốt như Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, uỷ viên hội đồng quản trị kiêm trưởng ban kiểm soát, có Tổng công ty các thành viên kiêm nhiệm lại là cán bộ lãnh đạo của Tổng công ty hoặc doanh nghiệp thành viên và hầu hết không có đủ số chuyên viên giúp việc theo quy định. Các thành viên Hội đồng quản trị của các Tổng công ty chưa được đào tạo để phù hợp với mô hình tổ chức mới. Qua thực tế hoạt động, một số thành viên Hội đồng quản trị không đủ năng lực vì thiếu am hiểu chuyên môn quản lý, chuyên ngành kỹ thuật, chưa gắn bó với hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Việc bố chí cán bộ chủ chốt của một số Tổng công ty chưa hợp lý. Trình độ giữa Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc chênh lệch nhau nên khó phối hợp, khó thuyết phục lẫn nhau và chưa thuyết phục được các doanh nghiệp thành viên, nhất là các doanh nghiệp thành viên giám đốc có trình độ khá. Năm là, quản lý Nhà nước đối với Tổng công ty chưa được cụ thể hoá, chủ trương xoá bỏ bộ chủ quản, cấp hành chính chủ quản chưa được thể hiện bằng cơ chế chính sách cụ thể, khả thi, chưa có hướng dẫn về tổ chức Đảng trong công ty: Luật doanh nghiệp Nhà nước ra đời đến nay đã 6 năm nhưng vẫn chưa có nghị định hướng dẫn về quản lý Nhà nước và thực hiện quyền sở hữu Nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước. Nghị quyết hội nghị TW 4 (khoá VIII) chỉ rõ : Hội đồng quản trị là cơ quan Nhà nước đại diện trực tiếp chủ sở hữu doanh nghiệp, chịu trách nhiệm về việc bảo toàn và phát triển vốn do Nhà nước giao. Tuy nhiên Chính phủ vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể thực hiện chủ trương này. Điều này làm cho các Bộ và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố lúng túng trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp Nhà nước nói chung và các Tổng công ty nói riêng. Các cơ quan Nhà nước can thiệp quá sâu vào quyền tài sản và quyền kinh doanh, quyền bổ nhiệm cán bộ của Tổng công ty. Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu vẫn chưa quản lý doanh nghiệp theo phương thức của chủ đầu tư, vẫn chủ yếu qua hiện vật, quy định rất nhiều khoản chỉ tiêu cho doanh nghiệp, doanh nghiệp chưa được quyền tự quyết về tiền lương, tiền thưởng, sử dụng số lợi nhuận làm ra,... Tình trạng kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng của Nhà nước như thuế, thanh tra, công an... còn chồng chéo không thống nhất 2.2. Nguyên nhân. Nguyên nhân của các bất cập trên là do: - Vấn đề sở hữu vốn của các Tổng công ty. - Mô hình tổ chức hoạt động của các Tổng công ty đều giống nhau theo kiểu trực tuyến-chức năng. - Cơ chế chính sách, hàng lang pháp lý vẫn chưa tạo điều kiện đầy đủ hco các Tổng công ty hoạt động tự chủ và năng động. - Các cơ quan Nhà nước còn can thiệp sâu và trực tiếp đến các doanh nghiệp thành viên, làm lu mờ vai trò của Tổng công ty. - Việc bố trí cán bộ lãnh đạo và quản lý nhiều trường hợp chưa hợp lý. - Một số Tổng công ty được thành lập chưa thực sự gắn với yêu cầu khách quan. - Trình độ cán bộ công nhân viên còn hạn chế, chưa đáp ứng được với yêu cầu mới. Qua phân tích, đánh giá thực trạng của cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của các Tổng công ty 91 ở Việt Nam trong thời gian qua chúng ta thấy nổi lên được những bất cập, yếu kém của mô hình tổ chức này là rất lớn so với những thành quả khiêm tốn mà nó đạt được để đóng góp voà nền kinh tế nước nhà. Với những nhược điểm trên, em xin mạo muội đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của các Tổng công ty 91 như sau: Chương III Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của các Tổng công ty 91 ở việt nam. I. Những giải pháp đối với bản thân các Tổng công ty 91. 1. Giải quyết mối quan hệ giữa Tổng công ty với các đơn vị thành viên. Một thực tế khách quan là cơ chế quản lý trong các Tổng công ty 91 hiện nay là cơ chế hành chính, các Tổng công ty với các đơn vị thành viên hạch toán độc lập đã và đang quản lý tiền vốn và tài sản trong nhiều năm qua. Mọi sự xáo trộn lớn về tổ chức có thể sẽ ảnh hưởng đến hiệu qủa của hoạt động sản xuất kinh doanh.Vì vậy, trên cơ sở mô hình hiện có cách làm hợp lý nhất là các Tổng công ty nên tìm cách thay đổi tình hình tổ chức và quản lý của mình từ hành chính sang cơ chế sở hữu vốn, thiết lập cơ chế chủ sở hữu vốn của Tổng công ty với các đơn vị thành viên. Để làm được điều đó, vấn đề không phải là ở các giải pháp mà phải xuất phát từ các mối quan hệ về kinh tế. Từ quan hệ ràng buộc về tài chính dẫn đến mối quan hệ về tổ chức sản xuất kinh doanh. Do đó, việc "công ty hoá" các mối quan hệ về kinh tế - tài chính giữa các Tổng công ty thành Tập đoàn kinh tế trong tương lai, trong đó nắm vốn trở thành khâu có tính chất quyết định cho sự thành bại của Tập đoàn. Để làm được điều đó các Tổng công ty cần phải: * Thực hiện phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho những công ty hoạt động có hiệu quả cao. Đối với những doanh nghiệp thành viên yếu kém và hoạt động chưa ổn định thì phải có phương án chấn chỉnh, sắp xếp lại, khi tình hình có chuyển biến tốt thì sẽ mở rộng phạm vi phân cấp. Thực tế đã cho thấy quyền lực tập trung - tập quyền chỉ thực sự phù hợp khi quymô sản xuất kinh doanh còn nhỏ, việc giải quyết các vấn đề tập trung còn dễ dàng, nhanh chóng. Còn khi quy mô sản xuất kinh doanh tăng lên, các đầu mối quản lý mở rộng thì tất yếu phải phân cấp, phân quyền. Các Tổng công ty của chúng ta cũng vậy, doanh thu hàng nghìn tỷ đồng, có hàng chục doanh nghiệp thành viên, trong đó có những doanh nghiệp thành viên doanh thu lên đến hàng trăm tỷ đồng, phạm vi hoạt động rộng khắp cả nước và trên thế giới, dođố để taocho các doanh nghiệp thành viên đó hoạt động có hiệu quả thì các Tổng công ty nên phân cấp qủn lý, phân quyền ra quyết định cho các đơn vị thành viên. việc đó phải căn cứ vào tình hình cụ thể của mỗi Tổng công ty trên cơ sở xem xét, pân tích lại các chỉ tiếu sau: - Quy mô của hoạt động sản xuất kinh doanh: Quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh càng lớn thì phân cấp càng mạnh, quyền ra quyết định của các doanh nghiệp thành viên càng lớn. - Năng lực của cấp dưới: đòi hỏi phải đánh giá đúng trình độ, năng lực của cán bộ cấp dưới để phân quyền ra quyết định cho phù hợp. - Khả năng kiểm tra, kiểm soát của Tổng công ty: Việc phân cấp cho các doanh nghiệp thành viên đòi hỏi Tổng công ty phải có biện pháp kiểm soát được, đảm bảo cho việc phát triển đúng định hướng chiến lược của Tổng công ty, nhanh chóng phát hiện ra những sai sót có thể ảnh hưởng đến lợi ích của Tổng công ty. * áp dụng phương pháp quản lý phi tập trung hoá: Tổng công ty nắm giữ, quản lý tập trung những lĩnh vực trọng yếu bảo đảm cho sụ phát triển của toàn Tổng công ty như: tài chính, đầu tư, nghiên cứu triển khai, đào tạo, chiến lược phát triển... Còn lại các doanh nghiệp thành viên chủ động trong việc sản xuất kinh doanh. Kinh nghiệm của các Tập đoàn kinh tế lớn cũng cho thấy điều này. Vào năn 1920 General Motor đã thực hiện quản lý tập trung toàn bộ 6 công ty trực thuộc, kết quả là không kiểm soát được chi phí và hoạt động trở nên không có hiệu quả. Từ năm 1926 công ty thực hiện quản lý phi tập trung, các công ty con trở thành những công ty độc lập về mặt pháp lý. Tập đoàn quản lý tập trung tàon bộ kế hoạch hoá và tài chính, đầu tư, nhờ đó doanh thu và lợi nhuận của GM tăng lên không ngừng, trở thành một công ty hàng đầu của Mỹ và thế giới. * Tuy nhiên phi tập trung hoá quản lý không có nghĩa là buông lơi mọi hoạt động của các doanh nghiệp thành viên và ngược lại các Tổng công ty càan phải thúc đẩy nhanh quá trình liên kết mạng lưới nội bộ: Cần sớm chấm dứt tình trạng phân tán và rời rạc, một yếu tố khoét sâu thêm vào các điểm yếu của các Tổng công ty. Phải hình thành mạng lưới liên kết nội bộ Tổng công ty và giữa một số Tổng công ty để khai thác thế mạnh vốn có của từng doanh nghiệp. Bài học rút ra từ sự phát triển của hầu hết các tập đoàn mạnh như Mitsubishi, Samsung, Petronas,... là sự phát triển dựa trên liên kết mạng lưới nội bộ vững chắc. Sự liên kết về tài chính làm gia tăng các khả năng riêng lẻ của các thành viên theo kiểu “ 1+1=3”. Cấu trúc Công ty mẹ - Công ty con là cần thiết để duy trì tính liên kết hệ thống của một Tập đoàn. 1.1. Chuyển đổi mối quan hệ của Tổng công ty với các đơn vị thành viên theo hướng hình thành Công ty mẹ - Công ty con: Trong tình trạng cơ cấu tổ chức hiện nay của các Tổng công ty 91 ở Việt Nam thì nhất thiết đòi hỏi các doanh nghiệp phải khẩn trương xây dựng đề án xắp xếp lại các doanh nghiệp thành viên, củng cố mối quan hệ giữa Tổng công ty với các đơn vị thành viên theo hướng Công ty mẹ - Công ty con. Trên cơ sở mô hình hiện tại, chuyển các Tổng công ty sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Tổng công ty sẽ là một tổ chức gồm công ty mẹ và các công ty con. Công ty mẹ bao gồm cả các chi nhánh văn phòng đại diện của nó. Về mặt pháp lý, công ty mẹ, công ty con là những chủ thể pháp ly sriêng biệt. Về cơ cấu tổ chức thì công ty mẹ là chủ sở hữu các công ty con, trong những năm trước mắt nó có thể vẫn nắm giữ 100% vốn ở các công ty con, nhưng về lâu dài, cùng với sự phát triển của Tổng công ty theo hướng hình thành các tập đoàn thì các công ty con nên được chuyển đổi hình thức sở hữu với sự tham gia góp vốn của các cá nhân và doanh nghiệp khác. Vốn điều lệ của công ty mẹ sẽ bao gồm không chỉ là số vốn thuộc sở hữu của chính nó đang sử dụng trực tiếp trong hoạt động kinh doanh của công ty mẹ mà gồm cả toàn bộ số vốn do công ty mẹ sở hữu ở công ty con, vốn cổ phần hoặc phần góp vốn của công ty mẹ vào các liên doanh và vào các công ty khác. ở các công ty con, công ty mẹ chỉ sở hữu phần vốn do công ty mẹ nắm giữ với tư cách là chủ đầu tư và mọi khoản lợi tức do số vốn này mang lại chứ không phải tất cả số vốn mà công ty con đang sử dụng. Đối với các công ty con, công ty mẹ chỉ quyết định các vấn đề và được hưởng các lợi ích thuộc về chủ sở hữu như quy định tại luật doanh nghiệp . Như vậy, công ty mẹ (Tổng công ty) quản lý và điều hành các công ty con (doanh nghiệp thành viên) hoàn toàn bằng cơ chế tài chính. Mối quan hệ giữa Tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên sẽ được phân định một cách rành mạch, rõ ràng, vừa đảm bảo tập trung được mọi nguồn lực, tính thống nhất trong việc thực hiện mục tiêu chiến lược chung của Tổng công ty, vừa đảm bảo quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh cho mọi đơn vị thành viên. Các đơn vị thành viên có thể gồm công ty TNHH một thành viên (100% vốn Nhà nước chuyển từ DNNN sang hoặc thành lập mới), công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần mà Tổng công ty giữ cổ phần chi phối, bên cạnh đó có thể có công ty tài chính. Tổng công ty quản lý và điều hành các công ty thành viên thông qua các đại diện của mình trong Hội đồng quản trị (hoặc Hội đồng các thành viên) của các công ty thành viên đó phù hợp với vốn góp của Tổng công ty và điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty thành viên , Tổng công ty không chỉ đạo trực tiếp, can thiệp vào hoạt động của các đơn vị thành viên đó. Mô hình Tổng công ty sẽ được đổi mới chủ yếu theo hướng tạo mối liên kết bền vững về vốn, đầu tư, nhằm phát huy và bảo đảm tính độc lập, tự chủ của các doanh nghiệp thành viên và Tổng công ty, nhưng bảo đảm mối liên kết chặt chẽ về tài chính giữa Tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên. Mô hình này là phù hợp nhất với điều kiện của Việt Nam hiện nay bởi vì thực chất của việc áp dụng mô hình này là để nhằm giải quyết mối quan hệ giữa Tổng công ty với các đơn vị thành viên. * Điều kiện và các loại hình hoặc ngành nghề kinh doanh có thể áp dụng mô hình Công ty mẹ - Công ty con: Để thiết lập được mô hình tổ chức “ Công ty mẹ - Công ty con” trước hết phải xây dựng được công ty mẹ đủ mạnh, sau đó thông qua phương thức đầu tư, góp cổ phần, khống chế cổ phần để hình thành các công ty con và từ đó xây dựng mối quan hệ giữa công ty mẹ với các công ty con. Kinh nghiệm của nước ngoài cho thấy, không có một công thức nhất định nào để xây dựng được những ngành nghề kinh doanh phù hợp với mô hình tổ chức của Công ty mẹ - Công ty con, và trên thế giới mô hình này được áp dụng rộng rãi trong nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau thuộc thành phần kinh tế Nhà nước lẫn thành phần kinh tế tư nhân. Điều quan trọng trong việc quyết định mô hình kinh doanh thích hợp nhất là đề ra được một chiến lược kinh doanh rõ ràng. Tất nhiên, một nhóm công ty có cùng chủ sở hữu hoạt động trong cùng một ngành không những không cạnh tranh, chèn ép nhau mà còn bổ trợ cho nhau thì sẽ thích hợp với mô hình này. Những tập đoàn thành công nhất thường đặt ra các mục tiêu rõ ràng mà vẫn linh hoạt để có thể thích ứng và tuân theo với bất kỳ sự thay đổi cơ bản nào của cơ chế thị trường. Không có yêu cầu về quy mô đối với công ty mẹ cũng như công ty con để trở thành một tập đoàn, và cũng không có giới hạn về số lượng công ty con. Tuy nhiên công ty mẹ nên duy trì một quy mô tới hạn hoặc tối thiểu để hoạt động có hiệu quả. 1.2. Tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp thành viên. Các Tổng công ty cần tăng cường sắp xếp các doanh nghiệp thành viên trong nội bộ Tổng công ty. Việc sắp xếp này không nhất thiết là giảm số lượng các doanh nghiệp thành viên cũng như không nhất thiết tổ chức thành các doanh nghiệp có quy mô lớn. Không nên ghép nối một cách cơ học các doanh nghiệp lại với nhau như cách làm trước đây. Kiên quyết sắp xếp, tổ chức lại những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả và giải thể những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kéo dài. Đẩy nhanh tiến trình thí điểm mô hình Tổng công ty tham gia góp vốn với các doanh nghiệp thành viên, để có căn cứ thực tiễn hoàn thiện cơ chế này và áp dụng rộng rãi trong Tổng công ty. Khẩn trương nghiên cứu, đề xuất quy chế cụ thể đối với các doanh nghiệp thành viên đã cổ phần hoá mà Tổng công ty nắm giữ cổ phần chi phối sẽ tiếp tục là thành viên của Tổng công ty trên mọi lĩnh vực. 2. Tăng cường mối liên kết giữa các đơn vị thành viên Tổng công ty. Sự liên kết chặt chẽ giữa các đơn vị thành viên là điều kiện quan trọng tạo nên sức mạnh của Tổng công ty nói chung và của từng doanh nghiệp thành viên nói riêng. Nếu khắc phục được tình trạng rời rạc của các công ty thành viên hiện nay thì sẽ phát huy được sức mạnh tổng hợp của Tổng công ty, mỗi doanh nghiệp thành viên sẽ tăng cường khả năng sản xuất, cạnh tranh và vì thế vai trò của Tổng công ty cũng được thực hiện. Tóm lại tăng cường mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong nội bộ Tổng công ty cũng chính là tăng cường vai trò của Tổng công ty trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của chúng. Để tăng cường mối liên kết giữa các doanh nghiệp thành viên trong các Tổng công ty cần thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau: - Thứ nhất, mối quan hệ giữa các thành viên chư yếu dựa trên mối quan hệ liên kết về lợi ích kinh tế và được điều khiển bằng các hợp đồng hoặc thoả thuận kinh tế. Những thoả thuận hay hợp đồng kinh tế này là cơ sở cho sự phối hợp hành động phát huy sức mạnh chung của Tổng công ty như một tổ chức thống nhất hùng mạnh. - Thứ hai, từng bước tiến hành phân công chuyên môn hoá giữa các đơn vị thành viên. Chuyên môn hoá sản xuất kinh doanh là tập trung hoạt động của mỗi doanh nghiệp vào việc thừc hiện những công việc cùng loại nhất định. Trong công nghiệp cũng như trong xây dựng, chuyên môn hoá được thực hiệ dưới nhiều hình thức khác nhau: chuyên môn háo sản phẩm là việc tập trung sản xuất của doanh nghiệp vào việc chế tạo một loại sản phẩm hoàn chỉnh; chuyên môn hoá bộ phận và chi tiết của sản phẩm; chuyên môn hoá theo giai đoạn công nghệ chế tạo sản phẩm đó là việc tập trung hoạt động của doanh nghiệp vào việc trực hiện một hoặc một số giai đoạn công nghệ của quá trình chế tạo sản phẩm. Chuyên môn hoá hoạt động của doanh nghiệp ngoài lợi ích như làm tăng năng suất, sản lượng, nâng cao chất lượng, hạ giá thành, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng, kỹ sảo của người lao động... thì nó là chất kết dính tự nhiên các doanh nghiệp lại với nhau do các đơn vị chuyên môn hoá có quan hệ chặt chẽ về công việc và về lợi ích. Hoạt động của công ty này tốt chỉ trên cơ sở công việc của công ty đảm nhận các giai đoạn công nghệ trước và sau nó hoàn thành với chất lượng đảm bảo. chuyên môn hoá cũng loại trừ cạnh tranh lẫn nhau giữa các doanh nghiệp trong nội bộ Tổng công ty, thay vì các doanh nghiệp thành viên đấu thầu với nhau để giành hợp đồng thì lúc này các các doanh nghiệp liên kết với nhau để tranh thầu với công ty khác. Do đặc điểm của các Tổng công ty hoạt động trên địa bàn rộng lớn và do đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành nên chăng các đơn vị chuyên môn hoá theo khu vực để giảm bớt chi phí di chuyển. 3.Các Tổng công ty cần chủ động áp dụng mô hình quản lý mới. Chúng ta nhận thấy, trong các Tổng công ty 91 hiện nay đang thống nhất áp dụng cơ cấu quản trị theo kiểu trực tuyến - chức năng. Những nhược điểm của mô hình này đã làm cho Tổng công ty hoạt động kém hiệu quả, bộ máy quản trị sơ cứng. Do đó mỗi Tổng công ty cần chủ động trong việc học tập và áp dụng những mô hình quản trị khác tiên tiến hơn, phù hợp hơn của các Tập đoàn kinh tế trên thế giới. Cụ thể đó là nên đưa hai mô hình quản trị theo kiếu ma trận và kiểu hỗn hợp vào áp dụng trong các Tổng công ty thay vì mô hình trực tuyến - chức năng đang được sử dụng, mà nó chỉ phù hợp với những doanh nghiệp có quy mô nhất định và môi trường kinh doanh tương đối ổn định. 4. Sửa đổi quy chế làm việc giữa Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc và Ban Kiểm soát. Hội đồng quản trị, đứng đầu là chủ tịch Hội đồng quản trị tạo môi trường thuận lợi cho Tổng giám đốc điều hành có hiệu quả. Tổng giám đốc cần chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong điều hành để thực hiện tốt nghị quyết của Hội đồng quản trị. Ban kiểm soát thông qua hoạt động kiểm soát cần sớm phát hiện cho Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc những tồn tại, yếu kém trong hoạt động của Tổng công ty để Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc có các giải pháp kịp thời, hiệu quả. Các cơ quan này đều phải đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của các tổ chức Đảng cùng cấp như Đảng uỷ, Ban cán sự Đảng của Tổng công ty. Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc điều hành cần chủ động tạo điều kiện phối hợp chặt chẽ với tổ chức công đoàn và đoàn thanh niên công sản Hồ Chí Minh cùng cấp trên cơ sở quy chế và các bản giao ước để thực hiện có hiệu quả mục tiêu sản xuất - kinh doanh và phát triển của Tổng công ty. 5. Cần có chính sách đãi ngộ đối với cán bộ chủ chốt và nhân viên trong Tổng công ty để họ yên tâm hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất. 5.1 Đối với cán bộ chủ chốt: Quyết định 83/QĐ-TTg ngày 15/4/1998 của Thủ Tướng Chính phủ đã đề cập và lượng hoá mức phụ cấp cho các thành viên Hội đồng quản trị . Tuy nhiên cho đến nay nhiều Tổng công ty vẫn chưa có hướng thực hiện, có thể vì lý do sau: Việc các Uỷ viên Hội đồng quản trị được bổ nhiệm từ nhiều nguồn khác nhau, do vậy có sự khác biệt lớn về bậc lương cũng như thang lương, bảng lương khi sắp xếp lại vào một mức theo quyết định 83/TTg gặp không ít khó khăn và bất hợp lý. Vì vậy, để thực hiện tốt quyết định 83/QĐ-TTg cần thực hiện một số biện pháp sau: - Nên áp dụng lương của Uỷ viên Hội đồng quản trị với một thang gồm nhiều bậc, ví dụ lương chuyên môn nghiệp vụ theo nghị định 25/CP có thể kèm theo mức phụ cấp. - Phụ cấp của Uỷ viên Hội đồng quản trị chuyên trách và kiêm nhiệm có thể khác nhau. - Bảng lương đối với các chức danh Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, kế toán trưởng, các trưởng ban cần phân chia thành nhiều bậc hơn nữa để có chính sách đãi ngộ hợp lý. 5.2. Đối với nhân viên: Tiền lương là một trong những hình thức tạo động lực trực tiếp cho người lao động. Có thể cho rằng trong các mặt quản trị của Tổng công ty nội dung quản trị phức tạp nhất khó khăn nhất là vấn đề phân phối. Do vậy, muốn cho các mặt quản trị đi vào nề nếp và đạt hiệu quả cao thì một vấn đề quan trọng là phải có chế độ tiền lương hợp lý. Trong cơ chế thị trường hiện nay, khó khăn mà các doanh nghiệp Nhà nước nói chung và các Tổng công ty 91 nói riêng đang phải đối đầu đó là tình trạng “Lao động giỏi ở các doanh nghiệp Nhà nước chạy sang làm việc cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác”. Trước tình hình đó, Tổng công ty cần phải nhanh chóng xây dựng mức tiền lương trên cơ sở cho phép của Bộ lao động và thương binh xã hội nâng tỷ lệ tiền lương trên doanh thu từ để có thể khuyến khích người lao động yên tâm trong công việc. Song với hoạt động quản trị sao cho chế độ tiền lương hợp lý. Các Tổng công ty cũng cần phải quan tâm đến lợi ích vật chất khác như tiền thưởng. Tạo ra quỹ khen thưởng phúc lợi, dùng quỹ để phân phối và khen thưởng một cách công bằng theo kết quả tạo ra của từng người lao động trong Tổng công ty . Ngoài lợi ích về vật chất thì lợi ích về tinh thần cũng không kém phần quan trọng đó là việc đánh giá đúng khả năng của nhân viên, tổ chức các chuyến du lịch, sinh nhật cho công nhân viên, ... nhằm tạo cho họ sự thoải mái trong công việc. 6. Nâng cao vai trò lãnh đạo của các tổ chức Đảng và vai trò tham gia quản lý của công đoàn trong các Tổng công ty. Thực hiện nghiêm túc và phát huy quyền dân chủ của người lao động trong các Tổng công ty theo chỉ thị của Bộ chính trị, Nghị quyết của Quốc hội, Uỷ Ban thường vụ Quốc hội, các Nghị định, quy chế của Chính phủ bảo đảm cho cán bộ, công nhân biết, bàn, làm và kiểm tra các hoạt động của Tổng công ty. II. Những giải pháp có liên quan đến trách nhiệm của Nhà nước. Tiếp tục sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp. Để tiến tới xây dựng một số Tổng công ty có điều kiện đạt được các yêu cầu cơ bản của Tập đoàn kinh tế mạnh, trước hết Chính phủ phải tổng kết, đánh giá một cách đầy đủ, khách quan hoạt động của các Tổng công ty 91 và mối quan hệ trong Tổng công ty giữa các phòng ban chức năng, giữa Chủ tịch Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát với Tổng giám đốc và các đơn vị thành viên để thấy rõ mặt mạnh, mặt yếu của từng Tổng công ty từ đó có giải pháp và chính sách thoả đáng nhằm tăng cường, củng cố các Tổng công ty có khả năng tiếp tục phát triển; giải thể các đơn vị thành viên và các bộ phận quản lý, điều hành trong Tổng công ty kém hiệu quả. Lựa chọn một số Tổng công ty có ngành trọng điểm của Nhà nước và hoạt động có hiệu quả để thành lập Tập đoàn kinh tế mạnh, số Tổng công ty còn lại chuyển cho Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật quản lý( không phân biệt Tổng công ty 90, 91 mà gọi chung là Tổng công ty) với nguyên tắc tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 các Tổng công ty 91 không đủ vốn pháp định 1000 tỷ đồng tiền Việt Nam như quy định tại Quyết định số 91/TTg, cụ thể có các Tổng công ty sau: * Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (733 tỷ đồng). * Tổng công ty Lương thực Miền Bắc (284 tỷ đồng). * Tổng công ty Lương thực Miền Nam (862 tỷ đồng). * Tổng công ty Cà phê Việt Nam (550 tỷ đồng). *Tổng công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam (248 tỷ đồng). Nếu do tính chất quan trọng trong quản lý kinh tế của Nhà nước hoặc Bộ, Ngành và hoạt động có hiệu quả cần duy trì hoạt động theo mô hình Tổng công ty 91 thì Chính phủ và các Bộ, Ngành chủ quản đó phải bổ sung đủ vốn pháp định. Đồng thời những Tổng công ty tuy có đủ vốn pháp định nhưng không có vai trò quan trọng trong nền kinh tế và hoạt động kém hiệu quả thì kiên quyết chuyển về Bộ chuyên ngành quản lý. 2. Sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách đối với Tổng công ty Nhà nước. Ngoài việc thực hiện cơ chế chính sách chung đối với doanh nghiệp Nhà nước, riêng đối với Tổng công ty Nhà nước, cần sử đổi, bổ sung một số điểm như sau: - Sửa đổi Luật doanh nghiệp Nhà nước và sửa đổi một cách cơ bản điều lệ mẫu của Tổng công ty Nhà nước ban hành theo NĐ 39/CP ngày 27 tháng 6 năm 1995và các quy định về Hội đồng quản trị. Nghiên cứu xây dựng nghị định về tổ chức và hoạt động mô hình Công ty mẹ - Công ty con, Tập đoàn kinh tế. Nhiều ý kiến cho rằng lý do chủ yếu làm cho các Tổng công ty hiện nay đều có chung một khuôn mẫu mà không đa dạng, mềm dẻo trong tổ chức và không phát huy được tính sáng tạo của các Tổng công ty, là do điều lệ mẫu cứng nhắc, gồm các quy định mẫu nên các Tổng công ty không giám vượt khỏi các quy địnhnày. Đây là vấn đề mới và phức tạp cả về pháp lý và kinh tế. - Nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện hệ thống luật kinh tế như luât Thương mại, nghiên cứu xây dựng Luật về chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp Nhà nước, Luật kiểm soát độc quyền... và tiến tới xây dựng Luật doanh nghiệp chung áp dụng cho mọi doanh nghiệp để xây dựng môi trường kinh doanh ổn định, thuận lợi và bình đẳng phù hợp với cơ chế thị trường. - Nghiên cứu xây dựng đề án thành lập công ty đầu tư tài chínhcủa Nhà nước theo hướng Công ty đầu tư tài chính Nhà nước là một tổ chức tài chính của Nhà nước, có chức năng kinh doanh vốn của Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp nhằm thay đổimqh về vốn Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước, từ cơ chế cấp phát sang cơ chế đầu tư tài chính vào doanh nghiệp nhằm xác lập rõ quyền chủ sở hữu về vốn và quyền sử dụng vốn của doanh nghiệp Nhà nước, chuyển phương thức quản lý kiểu hành chính sang phương thức kinh doanh vốn theo cơ chế thị trường. - Về chính sách vốn đối với các Tổng công ty đang hoạt động, cần có biện pháp để từng bước bổ sung đủ vốn điều lệ theo quy định. Xây dựng và ban hành cơ chế bổ sung vốn cho Tổng công ty theo hướng: Nhà nước đầu tư vốn cho Tổng công ty thông qua công ty đầu tư tài chính, Tổng công ty được tự do tiếp cận với các nguồn vốn trên thị trường để đầu tư phát triển. - Hoàn thiện mô hình công ty tài chính trong Tổng công ty Nhà nước. Các Tổng công ty của ta hiện vẫn đang trong tình trạng thiếu vốn, nhất là vốn trung hạn và dài hạn để đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ. Khả năng tích luỹ của các Tổng công ty mới dáp ứng một phần nhu cầu, các Tổng công ty vẫn phải trông chờ vào các nguồn lực từ bên ngoài thông qua các kênh dẫn vốn từ ngân hàng, từ công ty tài chính trong Tổng công ty hoặc qua hình thức phát hành trái phiếu... Do vậy hướng trước mắt các công ty tài chính trong Tổng công ty cần tập trung vào việc huy độngvốn và cho vay trong nội bộ giữa các đơn vị thành viên. Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các công ty tài chính, ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu cơ chế cho phép các công ty tài chính được huy động vốn của dân chúng, xem xét cấp giấy phép hoạt động ngoại hối cho các công ty tài chính, cho phép mở văn phòng đại diện, cho phép làm đầu mối tổ chức cho vay hợp vốn đối với các khoản vay lớn theo dụ án cụ thể cho các đơn vị thành viên... Sớm tổng kết mô hình tổ chức và hoạt động của các công ty tài chính trong các Tổng công ty 91, trên cơ sở đó nghiên cứu hoàn thiện mô hình này trong các Tập đoàn kinh tế của Việt Nam. - Kiểm soát và hạn chế độc quyền: Chúng ta đang chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung - bao cấp sang nền kinh tế thị trường, đòi hỏi phải có cách nhìn nhận, đánh giá đúng đắn về cạnh tranh; Trong cơ chế cũ, cạnh tranh không được thừa nhận, còn trong cơ chế thị trường cạnh tranh là động lực phát triển, tuy nhiên cạnh tranh lại có xu hướng tạo ra độc quyền và độc quyền lại có xu thế thủ tiêu cạnh tranh. Do vậy cần phải xây dựng được chính sách cạnh tranh tích cực như bảo đảm và khuyến khích cạnh tranh bình đẳng, kiểm soát và hạn chế độc quyền, kiểm soát và hạn chế cạnh tranh không lành mạnh. 3. Đồng bộ khung khổ pháp lý cho hoạt động của Tổng công ty. Hoàn chỉnh đồng bộ cơ sở pháp lý quy định về quản lý Nhà nước, đưa các giải pháp đồng bộ về luật pháp, cơ chế chính sách áp dụng trong các Tổng công ty 91. Trước mắt là nghiên cứu trình Quốc hội sửa đổi Luật doanh nghiệp Nhà nước, sửa đổi các văn bản Nhà nước như Nghị định số 39/CP, 27/CP, 50/CP, 38/CP và các chính sách liên quan của Chính phủ, khẩn trương nghiên cứu và áp dụng một số mô hình Tập đoàn kinh tế trong điều kiện Việt Nam. 4. Khẩn trương đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực hợp lý, hiệu quả. Chính phủ cần khẩn trương bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công nhân, đồng thời sắp xếp bố trí nguồn nhân lực này cho phù hợp chức năng, nhiệm vụ để nâng cao hiệu quả hoạt động trong sản xuất - kinh doanh của các Tổng công ty 91 hoặc Tập đoàn kinh tế mạnh. Để thực hiện việc đổi mới quản lý trong các Tổng công ty 91 thì việc lựa chọn các thành viên của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, cơ quan điều hành của Tổng giám đốc phải thực sự là người có đức, có tài, có sức khoẻ, đặc biệt là chủ tịch Hội đồng quản trị, trưởng Ban kiểm soát, Tổng giám đốc. Muốn vậy thực hiện nghiêm túc quy trình thi tuyển, đề bạt cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực để đảm đương được các nhiệm vụ được giao và các cương vị quan trọngtrong Tổng công ty. Chính phủ cần dành một nguồn tài chính thoả đáng trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công nhân; đặc biệt phục vụ việc thi tuyển Tổng giám đốc, giám đốc, công nhân kỹ thuật bậc cao. 5. Củng cố vai trò, cách thức hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Trong khi còn tồn tại cơ chế cũ, chưa có chủ trương chính sách mới thay đổi Quyết định số 91/TTg của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản liên quan đên hoạt động của Tổng công ty thì triệt để thực hiện việc chủ tịch Hội đồng quản trị ký hợp đồng trách nhiệm vật chất với Tổng giám đốc trong việc bảo toànvà phát triển vốn. Để giúp Hội đồng quản trị, cần xây dựng cơ quan văn phòng thường trực đủ mạnh bao gồm một số chuyên gia đầu ngành về các lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật - tài chính - đầu tư. Củng cố và thành lập các cơ quan chức năng, tham mưu của Tổng công ty như các phòng ban, viện nghiên cứu, trung tâm đào tạo... có năng lực để giúp Tổng giám đốc điều hành, thực hiện đúng và có hiệu quả Nghị quyết của Hội đồng quản trị. Bổ sung, sửa đổi, hoàn thiệncn của Ban kiểm soát để Ban kiểm soát có năng lực thực sự giúp cho Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc các Tổng công ty nắm được hoạt động của Tổng công ty và các đơn vị thành viên. Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc hưởng lương theo quy định Nhà nước, đều do Thủ tướng bổ nhiệm, cùng ký nhận vốn, tài sản do Nhà nước giao. Trong khi đó Chủ tịch Hội đồng quản trị thay mặt Nhà nước quản lý, có quyền thuê Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm về sự phát triển của Tổng công ty. Thực tế chủ trương, cơ chế này có tính khả thi thấp và chưa phù hợp thực tế. Nên chăng bỏ Hội đồng quản trị tại các Tổng công ty Nhà nước và giao cho Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật thực hiện chức năng này với tên gọi là Hội đồng quản lý. Hội đồng quản lý bao gồm các cơ quan liên quan như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ tài chính, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Lao động Thương binh và xã hội, ban tổ chức Cán bộ Chính phủ... do một thứ trưởng của Bộ quản lý ngành 91 làm chủ tịch còn các Bộ khác làm uỷ viên. Hội đồng quản lý không chỉ quản lý một Tổng công ty mà có thể quản lý nhiều Tổng công ty có trong Bộ đó. Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về chức năng, nhiệm vụ, điều lệ hoạt động của Ban quản lý này để tránh sự chồng chéo, trùng lặp với chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận khác trong Bộ đó. 6.áp dụng cơ chế thi tuyển Tổng giám đốc. Bỏ cơ chế thí điểm chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc là một người và Chủ tịch Hội đồng quản trị thuê Tổng giám đốc mà chuyển sang cơ chế thi tuyển Tổng giám đốc và P. Tổng giám đốc với các điều kiện sau đây. * Yêu cầu về trình độ và thời gian tham gia công tác lãnh đạo: - Tốt nghiệp đại học chuyên nghành hệ dài hạn hoặc chuyên tu liên quan đến công việc sắp điều hành. - Tốt nghiệp Chính trị cao cấp. - Tốt nghiệp Học viện Hành chính Quốc gia tối thiểu ngạch chuyên viên chính. - ít nhất có 5 năm tuối Đảng. - ít nhất đã 3 năm qua chức vụ P.Tổng giám đốc Tổng công ty hoặc 5 năm Giám đốc công ty. * Các môn thi bắt buộc: - Đề án chiến lược phát triển của Tập đoàn kinh tế hàng năm, 5 năm, 10 năm và 20 năm. - Quản trị doanh nghiệp trình độ đại học (kể cả người đã có bằng). - Ngoại ngữ: Trình độ C tiếng Anh. * Thời gian quá độ: 3 năm đầu lãnh đạo do cơ quan cấp trên cử. * Thời gian tổ chức thi: Sau 3 năm quá độ phải tổ chức thi. * Đối tượng thi: Đợt đầu tiên như đã nêu trên kể cả các Tổng giám đốc, P.Tổng giám đốc đã được cử lãnh đạo trong thời gian quá độ trước đây. * Hội đồng thi: Quốc gia do một P.Thủ tướng làm chủ tịch, các thành viên là các giáo sư, tiến sĩ liên quan đến ngành nghề của Tổng công ty 91 hoặc Tập đoàn kinh tế được thành lập. * Nghuyên tắc tuyển chọn: tối thiểu có 10 người dự thi để chọn 1 Tổng giám đốc. Tổng giám đốc có quyền chọn trong số người dự thi 2 - 3 P.Tổng giám đốc với nguyên tắc theo kết quả điểm thi không đạt dưới mức trung bình. Kết luận Tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp là một trong những hoạt động quan trọng nhất của công tác tổ chức lao động khoa học trong doanh nghiệp. Mục đích của hoạt động này là xây dựng cơ cấu và xác lập cơ chế vận hành của bộ máy quản trị - điều hành trong doanh nghiệp, dựa trên vai trò và chức năng thể chế hóa, trong đó các thành viên thực hiện nhiệm vụ được phân công với sự liên kết hữu cơ bằng những quan hệ tổ chức và điều hành nhằm thực hiện được chức năng quản trị doanh nghiệp. Do đó, tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp chiếm vị trí quan trọng bậc nhất trong sự phát triển của doanh nghiệp. Hiện nay, mô hình tổ chức bộ máy quản trị theo hướng tập đoàn kinh doanh của các Tổng công ty 91 còn nhiều tranh luận. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này tôi đã cố gắng phản ánh một cách chi tiết, trung thực, chính xác về cơ cấu tổ chức bộ máy của các Tổng công ty, với mục đích tìm ra mô hình phù hợp với từng giai đoạn phát triển nhằm nắm bắt được tình hình sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên cũng như đòi hỏi của thị trường. Từ đó, Tổng công ty có thể đảm bảo đời sống của cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty, đồng thời làm cho Tổng công ty đứng vững và phát triển được trong tương lai. Những kiến nghị của tôi dựa trên cơ sở những mặt còn hạn chế của mô hình tổ chức bộ máy quản trị của các Tổng công ty, đó là những ý tưởng nhờ vận dụng những kiến thức lý thuyết đã được trang bị khi còn ngồi trên ghế nhà trường và những tìm hiểu về điều kiện thực tế ở các Tổng công ty 91. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn Cô giáo - Tiến sĩ Ngô Kim Thanh đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thiện chuyên đề này. Tôi cũng chân thành cảm ơn các cô các chú trong Vụ doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tạo điều kiện và hướng dẫn tôi làm quen với thực tế. Do thời gian và trình độ có hạn, chuyên đề thực tập chắc chắn còn nhiều thiếu sót và bất hợp lý. Em rất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo. Tình hình hoạt động của các Tổng công ty 91 TT Tổng công ty Kết quả kinh doanh Doanh thu (tr. đồng) Lãi trước thuế (tr. đồng) 1998 1999 2000 1998 1999 2000 1 Hàng hải VN 2.271.245 2.35.519 2.883.993 175.943 156.767 154.411 2 Thép VN 5.444.966 5.967.000 6.278.694 23.076 433.000 99.315 3 Điện lực VN 13.978.000 14.480.113 16.072.000 1.329.000 2.004.474 2.245.866 4 CHỉC NăNG tầu thuỷ VN 664.239 767.175 992.000 6.165 6.943 10.000 5 Giấy VN 2.165.580 2.252.000 2.261.710 65.851 54.124 51.531 6 Cao su VN 1.803.078 1.659.997 2.219.124 87.275 167.946 319.854 7 Cà phê VN 2.000.000 2.086.547 1.850.000 65.000 17.455 100 8 Than VN 4.047.187 4.137.077 4.398.000 60.000 38.600 8.000 9 Lương thực M.N 10.990.644 13.255.806 8.820.167 168.753 87.447 39.004 10 Xi măng VN 6.278.704 6.340.957 6.985.537 458.598 633.462 649.515 11 Dầu khí VN 31.139.000 57.000.000 2.993.000 4.744.000 11.686.851 12 Lương thực M.B 2.434.150 3.4446.700 3.467.600 40.190 162.700 170.300 13 Hàng không VN 6.797.984 8.124.460 339.611 442.621 14 Thuốc lá VN 5.480.020 5.826.938 6.755.170 102.795 98.315 124.378 15 Hoá chất VN 5.769.000 5.400.000 6.523.514 321.496 205.000 217.868 16 Dệt-mayVN 5.769.053 6.323.853 6.870.210 67.210 58.630 70.493 17 Bưu chính VT 11.439.388 12.813.000 2.868.925 3.268.665 3.457.800 Tổng số 69.092.866 123.678.054 154.315.179 8.833.217 12.056.068 18.747.907 Tài liệu tham khảo. 1. Giáo trình quản trị doanh nghiệp PGS. TS Lê Văn Tâm,. NXB thống kê năm 2000. 2. Giáo trình chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp PGS. TS Nguyễn Thành Độ, TS. Nguyễn Ngọc Huyền 1999. 3. Tổ chức và quản trị Công ty của Vũ Trọng Khải, Lâm Ngọc Điệp - NXB Thống kê 1995. 4. Thành lập và quản lý các tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam của PGS. TS Nguyễn Đình Phan- NXB chính trị Quốc gia. 5. Những vấn đề cốt yếu cuản lý H. Koontz, Vũ Thiếu, Nguyễn Mạnh Quân- NXB khoa học kỹ thuật năm 1994. 6. Luật DNNN/ 7. Nghị Định số 39/ CP, 27/6/1995 của Chính phủ. 8. Nghị định số 50/CP, 28/8/1996 của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể và phá sản DNNN. 9. Quyết định số 91/TTg, 7-3-1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm thành lập TĐKD. 10. Tổng quan về cạnh tranh công nghiệp Việt Nam của tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hợp quốc và Viện chiến lược phát triển thuộc Bộ KH & ĐT. 11. Kỹ sư Trần Thảo " Tình hình hoạt động của các Tổng công ty 91 thuộc Bộ công nghiệp". 12. Kỹ sư Vũ Văn Phú "Đánh giá thực trạng hoạt động của DNNN theo mô hình Tổng công ty 91". 13. Báo cáo tổng kết năm 1999 của Bộ công nghiệp. 14. Tìm hiểu về mô hình tổ chức công ty mẹ, công ty con của TS. Nguyễn Cảnh Nam- tạp chí công nghiệp số 4 /2002. 15. Về tập đoàn kinh tế và mô hình Tổng công ty của Việt Nam của TS. Nguyễn Thị Hồng Thuỷ, tạp chí kinh tế và dự báo . 16. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong các doanh nghiệp Nhà nước. TS. Phan Văn Tuất. 17. Tăng cường năng lực tài chính và CPH trong việc hình thành các tập đoàn kinh doanh Ths. Phạm Quang Trung - Tạp chí Công nghiệp số 18- 1999. 18. Mô hình hoạt động Tổng công ty Nhà nước kết quả và giải pháp - tạp chí kinh tế và dự báo số. 19. Một số vấn đề về hoàn thiện cơ chế quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các Tổng công ty 91 của CVC Lê Trọng Quang - Bộ Kế hoạch và Đầu tư . 20. Các tài liệu tham khác của Vụ doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Mục lục. Trang Lời mở đầu 2 Chương I: Tổng quan về cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp 4 I Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp 4 1. Khái niệm về cơ câú tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp 4 1.1. Khái niệm 4 1.2. Chức năng và phân loại chức năng quản trị doanh nghiệp 5 1.3. Phương pháp xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp 8 1.3. Các mô hình tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp 13 2. Yêu cầu và các nhân tố ảnh hưởng đến bộ máy quản trị doanh nghiệp 19 2.1. Yêu cầu 19 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng 20 II. Căn cứ để hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp 22 1. Các nguyên tắc khi xây dựng bộ máy quản trị doanh nghiệp 22 2. Xác định chức năng cụ thể cần thực hiện 24 2.1. Phân chia chức năng 24 2.2. Phân tích và tổng hợp nhiệm vụ 24 3. Xác định quyền lực, quyền hạn và trách nhiệm 26 3.1. Quyền lực, quyền hạn và trách nhiệm 26 3.2. Mối quan hệ giữa quyền lực - quyền hạn - trách nhiệm 28 III. Sự cần thiết phải hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị trong doanh nghiệp nói chung và trong các Tổng công ty ở Việt Nam nói riêng 29 1. Vai trò của việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị trong doanh nghiệp 29 2. Vài nét về cơ cấu tổ chức của các tập đoàn kinh tế trên thế giới 30 3. Sự cần thiết phải hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị trong các Tổng công ty 31 Chương II. Thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của các Tổng công ty 91 ở Việt Nam 33 I. Quá trình hình thành và phát triển của các Tổng công ty 91 ở Việt Nam 33 1. Bối cảnh hình thành 33 2. Quá trình phát triển của các Tổng công ty 91 ở Việt Nam 33 2.1. Chức năng, nhiệm vụ của các Tổng công ty 91 33 2.2. Quá trình phát triển của các Tổng công ty 91 ở Việt Nam thời gian qua 35 II. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của các Tổng công ty 91 ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức cuả các Tổng công ty 91 37 1. Đặc điểm về quá trình hình thành 37 2. Đặc điểm về quy mô doanh nghiệp 38 3. Đặc điểm về mặt tổ chức 39 4. Đặc điểm về mặt quản lý 40 5. Đặc điểm về sản xuất kinh doanh 41 6. Đặc điểm về công tác đào tạo cán bộ quản trị của các tổng công ty 91 42 III. Thực trạng tổ chức bộ máy quản trị của các Tổng công ty 91 ở Việt Nam 43 1. Tình hình tổ chức bộ máy quản trị của các Tổng công ty 91 ở Việt Nam 43 1.1. Phân tích cơ câú tổ chức bộ máy và phân chia chức năng quản trị của các Tổng công ty 91 43 1.2. Mối quan hệ giữa Tổng công ty 91 với các cơ quan quản lý Nhà nước 50 1.3. Mối quan hệ giữa Tổng công ty với các đơn vị thành viên 51 1.4. Phân tích mối liên hệ về chức năng trong các Tổng công ty 91 52 IV. Đánh giá tổng quát về cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của các Tổng công ty 91 ở Việt Nam 55 1. Thành tựu đạt được và nguyên nhân 55 1.1. Thành tựu đạt được 55 1.2. Nguyên nhân 57 2. Những tồn tại và nguyên nhân 58 2.1. Những tồn tại 58 2.2. Nguyên nhân 62 Chương III. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của các Tổng công ty 91 ở Việt Nam 63 I. Những giải pháp đối với bản thân các Tổng công ty 91 63 1. Giải pháp mối quan hệ giữa Tổng công ty với các đơn vị thành viên 63 1.1. Chuyển đối mối quan hệ của Tổng công ty với các đơn vị thành viên theo hướng hình thành công ty mẹ, công ty con 65 1.2. Tổ chức và sắp xếp lại các doanh nghiệp thành viên 67 2. Tăng cường mối liên kết giữa các đơn vị thành viên của Công ty 67 3. Các Tổng công ty cần chủ động áp dụng mô hình quản lý mới 68 4. Sửa đổi quy chế làm việc giữa Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và Ban kiểm soát 69 5. Cần có chính sách đãi ngộ đối với cán bộ chủ chốt và nhân viên trong Tổng công ty để họ yên tâm hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất 69 5.1. Đối với cán bộ chủ chốt 69 5.2. Đối với nhân viên 70 II. Những giải pháp có liên quan đến trách nhiệm của nhà nước 71 1. Tiếp tục sắp xếp đổi mới doanh nghiệp 71 2. Sửa đổi bô sung cơ chế chính sách đối với Tổng công ty nhà nước 72 3. Đồng bộ công cụ pháp lý cho hoạt động của Tổng công ty 73 4. Khẩn trương đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực hợp lý hiệu quả 73 5. Củng cố vai trò, cách thức hoạt động của hội đồng quản trị và Ban kiểm soát 74 6. áp dụng cơ chế thi tuyển Tổng giám đốc 75 Kết luận 77

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0570.DOC
Tài liệu liên quan