LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Con người là yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định sự thành công hay thất bại của một tổ chức. Chính vì vậy, mọi nhà quản lý, điều hành đều đặt mối quan tâm về con người lên hàng đầu trong chiến lược xây dựng và phát triển tổ chức.
Trong vai trò một nhà quản lý, chúng ta hãy thử nhìn lại tổng thể công ty và trả lời những câu hỏi sau : đội ngũ nhân viên có phải là cội nguồn thành công của công ty? Nhân viên của công ty có tận tâm với mục tiêu, công việc của công ty ? Công ty có tạo cơ hội để nhân viên thể hiện năng lực bản thân ? Công việc của nhân viên có mang tính chất thách thức khả năng và tiến triển theo thời gian không? Nhân viên có duy trì được tinh thần và động lực làm việc tích cực ? Nếu tất cả câu trả lời đều là “Có”, điều đó chứng tỏ công ty chúng ta có một triển vọng phát triển rất tốt; ngược lại, nếu đa số câu trả lời đều là “Không”, chúng ta cần phải xem lại công tác quản lý hiệu suất làm việc của nhân viên và việc đánh giá nhân viên.
Nhân tố then chốt liên quan đến thành công trong dài hạn của một tổ chức là khả năng đo lường mức độ thực hiện công việc của nhân viên. Đánh giá nhân viên là một trong những công cụ hữu dụng nhất mà một tổ chức thường sử dụng để duy trì và thúc đẩy hiệu suất công việc và thực hiện quá trình nhằm đạt đến mục tiêu chiến lược của tổ chức. Đánh giá nhân viên đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hành vi mà nhân viên thực hiện trên công việc nhất quán với chiến lược của công ty. Đánh giá thực hiện công việc còn là một công cụ được sử dụng để củng cố giá trị và văn hoá tổ chức. Trong khi tất cả chúng ta đều tập trung vào những tiến trình, thủ tục đánh giá chính thức thì tiến trình quản lý và đánh giá thực hiện công việc thật ra có thể tiến hành theo những cách không chính thức. Hầu hết các nhà quản lý đều giám sát cách thức làm việc của nhân viên và định lượng như thế nào đó để cách thức làm việc của nhân viên phù hợp với những yêu cầu của tổ chức. Họ đã tạo cho nhân viên những ấn tượng về giá trị tương đối của nhân viên đối với tổ chức và tìm kiếm cách thức để tối đa hoá sự đóng góp của từng cá nhân nhân viên. Để việc đánh giá đạt hiệu quả cao, các nhà quản lý thường áp dụng cả hai hình thức đánh giá chính thức và không chính thức.
Với những lợi ích của việc đánh giá nhân viên nêu trên, để đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả và ngày càng phát triển, Viễn thông TP. Hồ Chí Minh không thể không thực hiện đánh giá nhân viên. Tuy nhiên, thực chất công tác đánh giá nhân viên hiện nay tại Viễn thông TP. Hồ Chí Minh còn mang tính chất hình thức và cảm tính. Vì sao việc đánh giá mang tính chất hình thức và cảm tính ? Nguyên nhân cơ bản của tồn tại trên là do chưa xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá nhân viên đặc biệt là nhân viên làm việc tại khối chức năng của Viễn thông Thành phố. Do chưa có hệ thống tiêu chuẩn đánh giá nên việc đánh giá nhân viên không thể chính xác, không hiệu quả, không đạt những mục đích như mong muốn của cấp lãnh đạo tại Viễn thông Thành phố. Từ việc đánh giá nhân viên không chính xác, đã ảnh hưởng hàng loạt vấn đề liên quan đến quản trị nguồn nhân lực như : khen thưởng, tăng lương, đào tạo, đề bạt Chính từ việc đánh giá không chính xác dẫn đến khen thưởng, tăng lương không công bằng, đào tạo không đúng người; việc đề bạt không đạt mục đích phát triển nhân viên, không tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tốt hơn. Do không có hệ thống tiêu chuẩn đánh giá nên khi đánh giá nhân viên, lãnh đạo thường có khuynh hướng bình quân chủ nghĩa để tránh những thắc mắc từ nhân viên, việc đánh giá thường mang tính “dĩ hoà vi quý”. Với cách đánh giá như trên, những nhân viên làm việc không hiệu quả, thiếu trách nhiệm thường tích cực ủng hộ, ngược lại, những nhân viên tích cực làm việc, có trách nhiệm với công việc thường có tâm lý bất mãn vì tất cả đều “như nhau” và chắc chắn sẽ giảm hiệu suất làm việc.
Qua tìm hiểu, tham khảo các đề tài nghiên cứu khoa học trong ngành bưu chính – viễn thông, người viết nhận thấy vấn đề đánh giá nhân viên chưa được nghiên cứu nhiều và chuyên sâu. Một vài đề tài nghiên cứu chỉ đề cập đến nội dung và một vài phương pháp đánh giá. Tuy nhiên, hoạt động đánh giá nhân viên đạt hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều yếu tố : đó là quan điểm đúng của cấp lãnh đạo về đánh giá nhân viên, đó là hệ thống tiêu chuẩn đánh giá chính xác, đó là việc lựa chọn phương pháp đánh giá phù hợp và ngoài ra, người lãnh đạo phải nắm bắt phương pháp đánh giá nhân viên. Do đó, với mục tiêu hoàn thiện hoạt động đánh giá nhân viên tại Viễn thông Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động đánh giá nhân viên tại Viễn thông thành phố Hồ Chí Minh”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Mục đích nghiên cứu nhằm đề xuất những giải pháp sát với thực tế, thiết thực, thật sự mang lại hiệu quả cho công tác đánh giá nhân viên khối chức năng tại Viễn thông Thành phố Hồ Chí Minh.
III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến đánh giá nhân viên. Nguyên nhân làm cho việc đánh giá nhân viên không hiệu quả tại Viễn thông TP. Hồ Chí Minh. Tìm hiểu quan điểm về việc đánh giá nhân viên từ góc độ của nhà lãnh đạo và từ góc độ một người nhân viên. Đề xuất áp dụng một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động đánh giá nhân viên có xét đến yếu tố phù hợp với điều kiện thực tế tại Viễn thông TP. Hồ Chí Minh.
Tất cả những nội dung nêu trên nhằm hướng tới đề xuất những giải pháp khả thi, phù hợp thực tế đồng thời phục vụ cho những khâu khác trong công tác quản trị nguồn nhân lực như : khen thưởng công bằng, tăng lương, đào tạo đúng nhu cầu, đề bạt đúng người đúng việc.
IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài này là vấn đề đánh giá nhân viên tại Viễn thông TP. Hồ Chí Minh. Ngoài ra, để những vấn đề nghiên cứu và những giải pháp đưa ra mang tính khái quát cao, được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau, người viết phỏng vấn, lấy ý kiến một số lãnh đạo và tiếp cận, khảo sát thêm một số đơn vị hoạt động trong lĩnh vực viễn thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
V. PHƯƠNG PHÁP
Nhằm giúp cho nội dung nghiên cứu phong phú, sát thực tế, người viết áp dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như : phương pháp quan sát thực tiễn; phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát; phương pháp thu thập, đọc tài liệu và tổng hợp; phương pháp chuyên gia. Các phương pháp nêu trên giúp người viết tiếp cận vấn đề từ nhiều góc độ : từ lý thuyết đến thực tiễn. Với phương thức tiếp cận vấn đề từ nhiều góc độ, người viết sẽ tránh được những quan điểm đánh giá phiến diện và những giải pháp đề xuất sẽ sát thực tiễn, mang tính khả thi cao.
VI. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Nội dung nghiên cứu sẽ được trình bày thành ba chương :
Chương I : Tổng luận các vấn đề liên quan đến đánh giá nhân viên. Chương II : Hiện trạng của công tác đánh giá nhân viên tại Viễn thông TP. Hồ Chí Minh. Chương III : Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động đánh giá nhân viên tại Viễn thông TP. Hồ Chí Minh.
VII. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Đánh giá nhân viên được thực hiện thông qua rất nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả, giải pháp đưa ra phải xuất phát từ thực tế khách quan, phải phù hợp với điều kiện hiện tại của tổ chức. Với thời gian nghiên cứu có hạn, người viết không mong mỏi đưa ra những giải pháp hoàn thiện tuyệt đối, chỉ đề xuất một vài giải pháp cơ bản, quan trọng, thiết thực cần được áp dụng trong điều kiện hiện tại của Viễn thông TP. Hồ Chí Minh nhằm hoàn thiện công tác đánh giá nhân viên tại Viễn thông TP. Hồ Chí Minh.
Với những giới hạn nêu trên, đề tài nghiên cứu có thể tiếp tục được nghiên cứu chuyên sâu và mở rộng đối tượng áp dụng là lãnh đạo
78 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1910 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động đánh giá nhân viên tại Viễn thông thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiên, nhân viên phải mất thời gian nghiên cứu, tìm
55
hiểu những kiến thức chuyên môn liên quan đến công việc được giao. Thứ hai,
nhân viên cảm thấy không tự tin trong quá trình thực hiện công việc do đây là kiến
thức chuyên môn mới nghiên cứu hoặc vừa làm vừa học. Thứ ba, trong quá trình
phối hợp làm việc, nhân viên sẽ gặp nhiều khó khăn nếu như không nắm vững kiến
thức chuyên môn của công việc.
b. Trình độ tin học
Trong môi trường kinh doanh điện tử (E-Business), trong thế giới phẳng của
tương lai điện tử (E-Future), trình độ tin học là một yêu cầu thứ hai trong tiêu chuẩn
thực hiện công việc của nhân viên. Hiện nay, toàn bộ hoạt động khai thác kinh
doanh tại Viễn thông Thành phố đã được tin học hoá như : đăng ký dịch vụ trực
tuyến, quản lý hồ sơ, mã khách hàng trực tuyến, quản lý mạng ngoại vi trực tuyến
(TFMS), phân công công việc trực tuyến (COS)…… Do đặc điểm hoạt động của
Viễn thông TP. Hồ Chí Minh - một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực viễn thông và
công nghệ thông tin do đó đòi hỏi đội ngũ nhân viên phải sử dụng thông thạo máy
vi tính, có kiến thức cơ bản về một số chương trình phần mềm thông dụng. Do đó,
để thực hiện công việc hiệu quả, khi phân công công việc, lãnh đạo cần lưu ý đến
trình độ tin học của nhân viên đặc biệt là những nhân viên đảm trách các công việc
liên quan nhiều đến việc sử dụng máy vi tính, mạng nội bộ và các chương trình
phần mềm chuyên biệt trong khai thác kinh doanh của Viễn thông Thành phố.
c. Trình độ ngoại ngữ
Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới, trình độ ngoại ngữ là một yêu cầu
không thể thiếu trong tiêu chuẩn thực hiện công việc của nhân viên. Trình độ ngoại
ngữ phục vụ cho việc đọc, nghiên cứu tài liệu nước ngoài; phục vụ cho việc thương
thảo, làm việc với đối tác nước ngoài… Trình độ ngoại ngữ không những của nhân
viên mà của cả lãnh đạo ở một vài Phòng, Ban chức năng tại Viễn thông Thành phố
còn rất kém. Do đó, khi phân công công việc liên quan đến lĩnh vực đối ngoại hoặc
những bộ phận nghiên cứu phát triển, cần sử dụng ngoại ngữ thường xuyên để
nghiên cứu tài liệu, lãnh đạo cần chú ý đến trình độ ngoại ngữ của nhân viên đảm
trách những công việc nêu trên.
• Phân công theo năng lực/kỹ năng
56
Ngoài phân công công việc theo trình độ chuyên môn, phân công công việc
theo năng lực, kỹ năng của nhân viên rất quan trọng. Ngày nay, để làm việc hiệu
quả, nhân viên không phải chỉ cần trình độ, kiến thức mà rất cần những kỹ năng
khác không kèm phần quan trọng. Các kỹ năng “bẩm sinh” của nhân viên sẽ góp
phần nâng cao hiệu quả công việc. Vì vậy, tác giả đề xuất trong phân công công
việc, lãnh đạo cần nghiên cứu các kỹ năng sau để việc phân công hợp lý hơn :
a. Kỹ năng phân tích thông tin
Kỹ năng phân tích thông tin của nhân viên thể hiện ở 4 yếu tố chính sau :
Suy nghĩ tổng quan : đó là khả năng nhân viên có thể đúc kết, rút kinh
nghiệm từ một sự việc để áp dụng vào những vấn đề khác.
Phản hồi nhanh với những cải cách : đó là khả năng nhân viên tiếp cận độc
lập, luôn có ý chí tiến thủ và sẳn sàng thay đổi khi cần thiết.
Độ chính xác trong công việc : đó là khả năng làm việc tỉ mỉ, chính xác, tập
trung đến từng chi tiết của công việc và giảm thiểu những rủi ro do sai sót
trong công việc của nhân viên.
Tính tổ chức cá nhân : đó là khả năng tiếp cận công việc một cách bài bản,
khoa học.
b. Khả năng phản ứng linh hoạt
Khả năng phản ứng linh hoạt của nhân viên thể hiện ở 4 yếu tố chính sau đây :
Khả năng tập trung sáng tạo : khả năng tập trung phát triển các ý tưởng sáng
tạo, tư vấn cho người khác, tìm các giải pháp để giải quyết các vấn đề phát
sinh.
Khả năng phát triển các cơ hội : tìm kiếm những sáng kiến mới với nỗ lực và
sự say mê.
Sự nhận biết một cách có tổ chức : có khả năng lường trước những người
khác sẽ phản ứng như thế nào, luôn tiên phong trong việc xử lý các vấn đề
phát sinh trong công việc.
Khả năng chịu áp lực công việc : đó là khả năng nhấn mạnh đến độ chính
xác, thực hiện các phương pháp đã thiết lập và đảm bảo công việc được thực
hiện theo những phương thức đã hoạch định.
57
c. Kỹ năng tự điều hành công việc
Kỹ năng điều hành là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả công việc
của một nhân viên. Ở cấp nhân viên, kỹ năng điều hành công việc là khả năng nhân
viên tự điều phối công việc của mình sao cho đạt được hiệu quả cao nhất. Một vài
nhân viên không có khả năng tự điều hành công việc do đó, đối với những nhân
viên này, lãnh đạo không nên giao những công việc mang tính chất độc lập xử lý.
Do không có khả năng tự điều hành nên đối với những nhân viên này, lãnh đạo cần
giao công việc với những tiêu chí cụ thể và giám sát việc thực hiện.
d. Kỹ năng ảnh hưởng/thuyết phục
Kỹ năng ảnh hưởng/thuyết phục được thể hiện ở 4 yếu tố sau :
Thu hút sự chú ý : đó là khả năng tạo ảnh hưởng cá nhân đối với người khác,
thu hút sự nhận biết từ người khác.
Thuyết phục để có được sự chấp thuận : đó là khả năng thuyết phục để cấp
trên/đồng nghiệp chấp nhận những tiêu chuẩn/những kỳ vọng đặt ra.
Khả năng lôi cuốn nhóm : đó là khả năng giao tiếp với người khác, có khả
năng trao đổi công việc thường xuyên với đồng nghiệp.
Khả năng ảnh hưởng nhóm : có khả năng góp ý định hướng trong cuộc họp
của nhóm và ảnh hưởng tích cực đến định hướng của cả nhóm.
e. Kỹ năng giao tiếp/tạo mối quan hệ
Đây là kỹ năng ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết công việc của nhân viên.
Một nhân viên có khả năng thuyết phục tốt, có kỹ năng biểu đạt tốt và đặc điểm tính
cách vui vẻ, hoà đồng sẽ tạo được mối quan hệ phối hợp cùng thực hiện công việc
tốt hơn những nhân viên thiếu kỹ năng thuyết phục, diễn đạt ý kiến của cá nhân và
đặc điểm tính cách trầm lặng, ít nói, ít giao tiếp. Đối với những công việc mang
tính phối hợp, liên quan đến nhiều Phòng, Ban chức năng, lãnh đạo cần chú ý
những kỹ năng nêu trên để phân công công việc phù hợp nhằm đạt hiệu quả công
việc cao.
Kỹ năng giao tiếp, tạo mối quan hệ thể hiện ở 4 yếu tố sau :
58
Kỹ năng lãnh đạo : đó là khả năng xác định các nhu cầu, khả năng xác định
mức độ ưu tiên trong thực hiện công việc, khả năng tạo cho mình một cách
điều hành công việc tích cực, chắc chắn.
Kỹ năng định hướng : là khả năng làm chủ hoàn cảnh, có những chính kiến,
quan điểm riêng và khả năng tiếp cận công việc theo phương thức riêng.
Kỹ năng làm chủ bản thân : đó là khả năng làm chủ những cảm xúc cá nhân
và giao tiếp với tính cách ôn hoà, bình tĩnh.
Kỹ năng tạo những mối quan hệ cá nhân : đó là khả năng tìm kiếm những
mối quan hệ bằng hữu, quan hệ cá nhân và sự ủng hộ của cộng đồng xã hội
trong công việc.
f. Khả năng ra quyết định
Ở cấp nhân viên, kỹ năng ra quyết định là khả năng tự quyết định nội dung,
phương pháp làm việc của cá nhân. Ở những vị trí như Tổ Trưởng, Nhóm Trưởng
thường cần những kỹ năng này. Do đó, khi quyết định giao vị trí Tổ Trưởng, Nhóm
Trưởng, lãnh đạo cần chú ý và tìm hiểu kỹ cá nhân sẽ đảm trách vị trí này. Thực tế,
có những trường hợp, phân công không đúng đối tượng nên đã ảnh hưởng công việc
của cả Tổ, Nhóm do người Tổ Trưởng, Nhóm Trưởng không có khả năng ra quyết
định.
Kỹ năng ra quyết định thể hiện qua 4 yếu tố chính sau đây :
Tốc độ phản ứng : thể hiện tính cách luôn khẩn trương, phản ứng nhanh với
những sự việc phát sinh và nhanh chóng hành động.
Tìm kiếm một định hướng : khả năng tìm kiếm được sự định hướng, hướng
dẫn thông qua việc tham khảo thông tin phản hồi từ người khác.
Sự tự tin khi ra quyết định : đó là khả năng thể hiện sự tự tin khi ra quyết
định và giải quyết vấn đề; hoàn toàn tự tin về năng lực bản thân.
Phấn đấu để thành công : đó là khả năng thiết lập tiêu chuẩn trong thực hiện
công việc và đạt thành tích cao, có thể làm gương cho những người khác.
• Phân công theo đặc điểm tính cách
a. Theo đặc điểm tính cách
59
Đặc điểm tính cách là một trong những yếu tố quan trọng, tác động đến việc
phân công công việc của lãnh đạo cũng như hiệu quả công việc của nhân viên. Để
thực hiện phân công công việc theo đặc điểm tính cách đạt hiệu quả, cần tìm hiểu
kết quả nghiên cứu về tính cách của Raymond Cattell qua mô hình “16 Nhân tố
Tính cách” (16 Personality Factors) (xem Phụ lục 2) hoặc nghiên cứu “5 đặc điểm
tính cách lớn” (Big Five Personality Traits - OCEAN) của Goldberg năm 1993
(xem Phụ lục 3).
Mỗi cá nhân khi sinh ra đã có những đặc điểm tính cách riêng, phù hợp với
một loại công việc nào đó. Điều này phải được người lãnh đạo nhận biết và phân
công công việc phù hợp. Ví dụ : một nhân viên có bản tính cáu gắt, hay lý sự
nhưng được phân công chăm sóc khách hàng, giải đáp thắc mắc của khách hàng thì
chắc chắn một ngày nào đó, nhân viên này sẽ bị khiển trách do không kềm chế được
tính nóng nảy đã cãi nhau với khách hàng và làm mất khách hàng của công ty.
b. Theo nhu cầu phát triển cá nhân
Sự phân công theo công việc theo nhu cầu phát triển cá nhân bao hàm tất cả
những vấn đề đã nêu trên đây : đó là sự phân công theo trình độ nghiệp vụ đã được
đào tạo vì nhân viên không thể đào tạo lại từ đầu một lĩnh vực chuyên môn mới
theo yêu cầu của đơn vị; đó là sự phân công công việc theo năng lực thực tế/kỹ
năng và đặc điểm tính cách.
3.2.3. Giải pháp 3 : Thiết lập tiêu chuẩn và hệ thống đánh giá
3.2.3.1. Thiết lập tiêu chuẩn đánh giá
Như đã trình bày nêu trên, nguyên tắc thiết lập tiêu chuẩn đánh giá nhân viên
phải đảm bảo những nguyên tắc cơ bản sau :
Tiêu chuẩn đánh giá phải gắn liền với công việc phân công cho nhân viên và
phải gắn liền với mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.
Tiêu chuẩn đánh giá phải bao quát được mọi khía cạnh của quá trình thực
hiện công việc của nhân viên.
Tiêu chuẩn đánh giá không nên bị đồng nhất hoặc bị làm sai lệch do những
yếu tố khách quan.
60
Tiêu chuẩn đánh giá phải đảm bảo độ tin cậy theo thời gian và đối với tất cả
những người thực hiện đánh giá khác nhau.
Tiêu chuẩn đánh giá phải mang tính khả thi cao, phù hợp thực tế.
Tiêu chuẩn đánh giá kết quả thực hiện được thiết lập căn cứ trên bản mô tả
công việc và mục tiêu đã thống nhất giữa lãnh đạo và nhân viên. Khi xây dựng tiêu
chuẩn đánh giá, cần đảm bảo những qui tắc đã nêu tại Chương I như : qui tắc nhất
quán, qui tắc hạn chế tư lợi, qui tắc chính xác, qui tắc hiệu chỉnh, qui tắc tiêu biểu,
qui tắc đạo đức.
3.2.3.2. Xây dựng chương trình đánh giá
• Nguyên tắc đánh giá : đánh giá công việc, không đánh giá cá nhân.
• Thời điểm đánh giá :
Hiện nay, việc đánh giá thành tích nhân viên tại Viễn thông TP. Hồ Chí Minh
thường thực hiện vào cuối năm. Việc đánh giá vào thời điểm cuối năm thường
không bao quát hết được toàn bộ những công việc và cách xử lý công việc của nhân
viên do đó người lãnh đạo sẽ rơi vào các lỗi trong quá trình đánh giá như : lỗi hào
quang, lỗi thiển cận, lỗi bình quân chủ nghĩa….
Kết quả khảo sát ý kiến “Danh gia nhan vien can thuc hien thuong xuyen trong suot qua
trinh thuc hien cong viec” với tỷ lệ các mức độ từ “Đồng ý nhiều” (mức 5) đến “Hoàn
toàn đồng ý” (mức 7) chiếm : 70,4% (Bảng số 46 - Phụ lục 1 - Kết quả khảo sát).
Vì vậy, việc đánh giá cần được lãnh đạo thực hiện thường xuyên chính thức hoặc
không chính thức trong suốt quá trình thực hiện công việc của nhân viên. Nếu việc
đánh giá được thực hiện thường xuyên sẽ giảm áp lực cho người lãnh đạo trong việc
đánh giá nhân viên vào cuối năm.
• Nội dung đánh giá
Nội dung đánh giá cần được căn cứ trên hệ thống tiêu chuẩn đánh giá đã được
qui định. Tiêu chuẩn đánh giá luôn gắn liền với những mục tiêu chiến lược của
Phòng, Ban, của Viễn thông TP. Hồ Chí Minh.
a. Đánh giá kết quả thực hiện công việc (áp dụng phương pháp đánh giá MBO)
Nội dung đánh giá đầu tiên mà lãnh đạo luôn quan tâm là người nhân viên có
hoànt tất công việc, có đạt được mục tiêu đã đề ra hay không. Những mục tiêu dù
61
định lượng hay định tính đều đã được thống nhất ngay từ đầu giữa lãnh đạo và nhân
viên. Khi đánh giá, lãnh đạo cần bám sát những mục tiêu đã đặt ra để đánh giá. Kết
quả thực hiện công việc có thể là những công việc đã hoạch định, cũng có thể là
những công việc phát sinh. Lãnh đạo cần cân nhắc giữa công việc trong kế hoạch
và công việc phát sinh vì có những trường hợp, công việc phát sinh nhiều hơn công
việc đã hoạch định. Công việc phát sinh đa phần là những công việc mang tính
phối hợp thực hiện và cấp bách do đó nhân viên phải mất nhiều thời gian để thực
hiện. Có những trường hợp, công việc phát sinh mang tính chất quan trọng hơn.
b. Đánh giá kỹ năng xử lý công việc (áp dụng phương pháp BOS)
Tiêu chí đầu tiên lãnh đạo cần đánh giá mức độ hoàn thành công việc của nhân
viên là kết quả công việc. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác hơn, lãnh đạo cần quan
tâm đến yếu tố hiệu quả. Có thể một nhân viên đạt kết quả, mục tiêu đã đề ra nhưng
không đảm bảo về mặt thời gian, chi phí, v…v…. Để đánh giá hiệu quả, lãnh đạo
cần xét đến những yếu tố về thời gian, chi phí, mối quan hệ phối hợp để thực hiện
công việc hay nói cách khác, đó là những “kỹ năng mềm” của nhân viên. Những
“kỹ năng mềm” của nhân viên thường hình thành từ những đặc điểm cá tính của
nhân viên. Ví dụ : nhân viên có đặc tính thận trọng thường thể hiện hai khuynh
hướng làm việc : thứ nhất, tin tưởng, không nghi ngờ, chấp nhận, không điều kiện,
dễ dãi hoặc thứ hai, cảnh giác, nghi ngờ, hoài nghi, không tin tưởng, hay phản đối.
Như vậy, nếu nhân viên thể hiện khuynh hướng thứ nhất, người nhân viên sẽ tạo
được mối quan hệ làm việc tốt nhưng có thể khó đảm bảo về mặt thời gian; nếu
nhân viên thể hiện khuynh hướng thứ hai, người nhân viên khó tạo mối quan hệ
phối hợp tốt do tính hay nghi ngờ, không tin vào đồng nghiệp. Chính vì vậy, ngay
từ đầu, khi phân công công việc, lãnh đạo cần lưu ý đặc điểm tính cách của nhân
viên để phân công công việc phù hợp như vậy sẽ tránh được tình trạng nhân viên
không thực hiện tốt công việc và lãnh đạo đánh giá sai năng lực của nhân viên.
• Hình thức đánh giá :
Tác giả đề xuất chọn hình thức Phỏng vấn đánh giá . Phỏng vấn đánh giá là
phần quan trọng nhất trong toàn bộ tiến trình đánh giá thực hiện công việc. Phỏng
vấn đánh giá sẽ tạo cho lãnh đạo có cơ hội thảo luận với nhân viên về kết quả thực
62
hiện công việc và khám phá những phần có thể cải tiến hoặc phát triển. Đây cũng là
dịp để lãnh đạo xác định rõ hơn thái độ làm việc và những cảm nhận của nhân viên
và như thế sẽ tạo sự giao tiếp giữa lãnh đạo và nhân viên tốt hơn.
Tuy nhiên, lãnh đạo cũng có thể bị quá tải do cố gắng tìm hiểu quá nhiều
những vấn đề liên quan đến thực hiện công việc trong quá khứ của nhân viên và đặt
mục tiêu phát triển trong tương lai. Để hiệu quả, lãnh đạo cần chia buổi phỏng vấn
đánh giá thành hai phần riêng biệt :
Phần 1 : Đánh giá công việc thực hiện.
Phần 2 : Hoạch định phát triển nhân viên.
Hơn nữa, chia buổi phỏng vấn đánh giá thành hai phần riêng biệt sẽ giúp lãnh
đạo tập trung vào các phần việc chính xác. Có thể, người lãnh đạo sẽ gặp khó khăn
trong việc đóng cả hai vai trò : vai trò đánh giá và vai trò tư vấn trong cùng thời
điểm. Tuy nhiên, chia buổi phỏng vấn đánh giá thành hai phần sẽ tăng cường mối
quan hệ giao tiếp giữa lãnh đạo và nhân viên, từ đó giảm bớt sự căng thẳng và đối
phó của nhân viên.
Hình thức phỏng vấn đánh giá được xác định phần lớn tuỳ thuộc phần lớn vào
mục đích phỏng vấn, hệ thống đánh giá mà người phỏng vấn sử dụng và mẫu biểu
đánh giá nhân viên. Đa phần các buổi phỏng vấn đánh giá đều tập trung vào việc
thông tin cho nhân viên biết kết quả thực hiện công việc và hoạch định hướng phát
triển cho nhân viên. Thời gian chuẩn bị trước khi thực hiện buổi phỏng vấn đánh
giá cần khoảng 10 ngày hoặc 2 tuần để cả lãnh đạo và nhân viên đều có đủ thời gian
để chuẩn bị cho phần thảo luận.
• Đối tượng thực hiện đánh giá
Một mô hình đánh giá hiện đang được thực hiện phổ biến tại các tập đoàn có
phạm vi hoạt động toàn cầu là mô hình Đánh giá 360o. Mô hình đánh giá 360o là
mô hình bao gồm đánh giá của cấp trên, của đồng nghiệp, của cấp dưới, của khách
hàng, của nhà cung cấp và của bất kỳ ai có mối quan hệ làm việc với nhân viên.
Tham khảo các tài liệu nghiên cứu về đánh giá nhân viên kết hợp kết quả khảo sát
thực tế, tác giả đề xuất đối tượng thực hiện đánh giá trong chương trình đánh giá
nhân viên tại Viễn thông TP. Hồ Chí Minh như sau :
63
a. Cá nhân tự đánh giá
Kết quả khảo sát cho thấy, đa phần nhân viên ủng hộ việc để cá nhân tự đánh
giá (81,7%) vì để có sự tiến bộ trong công việc, cá nhân phải là người đầu tiên biết
được mình đã làm được gì và chưa làm được gì, phải biết kết quả công việc đạt
được đến mức độ nào và nguyên nhân vì sao họ không thể đạt kết quả, mục tiêu như
mong muốn. Ý kiến nhân viên về việc để đồng nghiệp đánh giá có tỷ lệ thấp do họ
cho rằng đồng nghiệp không thể nắm bắt những công việc do lãnh đạo giao cho
từng cá nhân, không thể nắm bắt mức độ hoàn thành công việc của cá nhân khác và
do sự cạnh tranh, hiềm khích giữa các cá nhân với nhau.
b. Cấp trên đánh giá
Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ 86,7% nhân viên đồng ý việc để lãnh đạo trực
tiếp đánh giá. Điều này cho thấy, vai trò của người lãnh đạo trong đánh giá nhân
viên rất quan trọng, đòi hỏi lãnh đạo phải hiểu rõ những nguyên tắc đánh giá và đặc
biệt phải tránh những lỗi trong quá trình đánh giá như đã nêu trên. Để hạn chế lỗi
chủ quan trong đánh giá, lãnh đạo cần xác định mục tiêu phải xây dựng hệ thống
tiêu chuẩn đánh giá. Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá cụ thể sẽ giảm bớt áp lực trách
nhiệm và cần khắc phục những lỗi chủ quan của lãnh đạo trong quá trình đánh giá.
c. Cấp dưới đánh giá
Cấp dưới đánh giá thường áp dụng cho những đối tượng lãnh đạo có chức vụ,
làm công tác quản lý. Cấp dưới đánh giá sẽ giúp lãnh đạo tiếp nhận những thông
tin phản hồi từ thực tế và có những điều chỉnh kịp thời để công tác quản lý sát với
thực tế, phù hợp với tình hình thực tế.
d. Khách hàng đánh giá
Hình thức đánh giá này thường áp dụng cho những nhân viên thực hiện các
công việc giao dịch, tiếp xúc thường xuyên với khách hàng như : công nhân lắp
máy điện thoại, điện thoại viên, nhân viên tiếp thị, giao dịch viên,…
3.2.4. Giải pháp 4 : Kết hợp nhiều phương pháp đánh giá nhân viên
Cho dù là phương pháp đánh giá ưu việt, vẫn luôn có những hạn chế nhất định
trong những điều kiện nhất định. Kết quả khảo sát ý kiến “Ket hop nhieu phuong phap
danh gia se giup danh gia nang luc cua nhan vien chinh xac” cho thấy mức độ từ “Đồng ý
64
nhiều” (mức 5) đến “Hoàn toàn đồng ý” (mức 7) chiếm : 86,3% (Bảng 26 - Phụ
lục 1 - Kết quả khảo sát). Vì vậy, để có thể nâng cao hiệu quả công tác đánh giá
nhân viên, người lãnh đạo cần kết hợp nhiều phương pháp đánh giá, cụ thể : phương
pháp MBO, phương pháp BOS, phương pháp viết bản nhận xét, phương pháp định
lượng.
Phương pháp MBO là phương pháp được lãnh đạo sử dụng đầu tiên trong việc
đánh giá nhân viên vì mục tiêu đầu tiên là kết quả hoàn thành công việc. Kết quả
khảo sát với tỷ lệ các mức độ từ “Đồng ý nhiều” (mức 5) đến “Hoàn toàn đồng ý”
(mức 7) chiếm : 84% (Bảng 29 - Phụ lục 1 - Kết quả khảo sát) đã cho thấy phương
pháp MBO rất được ưu chuộng. Phương pháp BOS và phương pháp viết bản nhận
xét là những phương pháp được áp dụng tiếp theo để lãnh đạo có thể chọn ra những
nhân viên làm việc hiệu quả, có những thành tích điển hình trong công việc.
Phương pháp định lượng (phân phối trọng số) sẽ giúp lãnh đạo dễ dàng lựa
chọn những nhân viên nổi trội hơn trong số những nhân viên có kết quả thành tích
gần ngang bằng nhau.
Phương pháp viết bản nhận xét chỉ là một phương pháp phụ, được thực hiện
kết hợp với những phương pháp nêu trên. Đây là phương pháp mà lãnh đạo thường
sử dụng để ghi nhận những đặc điểm nổi trội của nhân viên mà những nhân viên
khác không thể có được (xem Phụ lục 9 - Mẫu biểu đánh giá nhân viên đề xuất áp
dụng tại Viễn thông TP. Hồ Chí Minh).
3.2.5. Giải pháp 5 : Áp dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý thực hiện
công việc của nhân viên
Đa phần nhân viên có khuynh hướng không thích bị giám sát quá chặt chẽ. Do
đó, giám sát thực hiện công việc của nhân viên cần có phương pháp và sự khéo léo
của người lãnh đạo để người nhân viên không cảm thấy bị “theo dõi” hoặc bị áp lực.
Một số phương pháp hiệu quả mà các công ty nước ngoài thường sử dụng để giám
sát hoạt động của nhân viên như : qua hoạt động của máy tính cá nhân (phần mềm
PC Anywhere), qua hoạt động Internet (phần mềm Little Brother, Web Monitor),
qua việc sử dụng hệ thống email, qua việc sử dụng thiết bị văn phòng thế hệ mới
65
(máy facisimile, máy photocopy), qua việc sử dụng thẻ điện tử cá nhân, qua việc sử
dụng công nghệ GPS.
Hiện nay, một số doanh nghiệp hợp đồng với các công ty lập trình để thiết kế
những chương trình quản lý phù hợp với đặc điểm hoạt động của đơn vị. Ví dụ :
phần mềm CareerTracker của hãng KENEXA có thể theo dõi và vẽ sơ đồ năng suất
của nhân viên dựa trên hệ thống phân loại và các tiêu chuẩn của Kenexa. Với cơ sở
dữ liệu ghi nhận những thành tích và khả năng chuyên môn của nhân viên, chương
trình phần mềm này có thể đánh giá được nhân viên nào phù hợp nhất với công việc
họ đang cần tuyển dụng cũng như chương trình đào tạo cần thiết cho các nhân viên
đó. Chương trình mang tính khoa học, cho phép lãnh đạo không chỉ nhận ra những
nhân viên có năng suất cao mà còn biết được lý do khiến nhân viên trở thành người
làm việc xuất sắc. Bản thân nhân viên cũng có thể sử dụng những dữ liệu này để
đánh giá con đường sự nghiệp nào là phù hợp nhất đối với mình.
Với xu hướng Quản lý điện tử (E-Management), Viễn thông TP. Hồ Chí Minh
cần nghiên cứu phương pháp quản lý việc thực hiện công việc của nhân viên bằng
các chương trình phần mềm như chương trình CareerTracker của Công ty
KENEXA. Việc ứng dụng các chương trình phần mềm sẽ giúp cho người lãnh đạo
bớt đi những thao tác quản lý thủ công và nhân viên sẽ cảm thấy thoải mái hơn vì
không bị “giám sát”, “theo dõi” một cách quá lộ liễu.
Để thiết lập một Hệ thống Thông tin nguồn Nhân lực (HRIS) và chương trình
quản lý công việc của nhân viên phù hợp, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Phòng
TCCB-LĐ và Công ty Tin học Bưu Điện. Phòng TCCB-LĐ có trách nhiệm xây
dựng mô hình quản lý tổng quát, chuẩn hoá các định nghĩa, dữ liệu cần thu thập.
Công ty Tin học Bưu điện có trách nhiệm mã hoá cấu trúc dữ liệu để đưa vào
chương trình phần mềm quản lý công việc của nhân viên và Hệ thống Thông tin
Nguồn Nhân lực. Mục tiêu của Hệ thống Thông tin Nguồn Nhân lực và chương
trình quản lý thực hiện công việc của nhân viên là xây dựng một cơ sở dữ liệu nhân
viên luôn được cập nhật trực tuyến nhanh chóng, chính xác, phục vụ cho việc trả
lương, khen thưởng, đánh giá, đề bạt và tìm kiếm những ứng viên phù hợp cho
những vị trí công việc đang bị khuyết một cách kịp thời.
66
3.2.6. Giải pháp 6 : Đào tạo phương pháp đánh giá nhân viên cho các cấp lãnh
đạo của Viễn thông TP. Hồ Chí Minh
Một yếu điểm của việc đánh thực hiện công việc của nhân viên tại Viễn thông
TP. Hồ Chí Minh là lãnh đạo các cấp hoặc người giám sát không được tập huấn đầy
đủ và việc phản hồi thông tin cho nhân viên không hiệu quả. Bởi vì lãnh đạo hoặc
người giám sát đó hoàn toàn thiếu những tiêu chuẩn rõ ràng để đánh giá nhân viên
và không phát triển những kỹ năng quan sát và phản hồi thông tin cần thiết, những
đánh giá của họ thường không định hướng cho nhân viên và vô nghĩa. Vì vậy, đào
tạo phương pháp đánh giá cho người lãnh đạo sẽ giúp cải thiện tiến trình đánh giá
và nâng cao hiệu quả đánh giá. Kết quả khảo sát ý kiến “Lanh dao can hoc phuong phap
danh gia nhan vien” cho thấy mức độ từ “Đồng ý nhiều” (mức 5) đến “Hoàn toàn
đồng ý” (mức 7) chiếm : 90,4% (Bảng 25 - Phụ lục 1 - Kết quả khảo sát). Kết quả
này khẳng định : lãnh đạo cần phải được đào tạo về phương pháp đánh giá. Sau đây
là một số nội dung tác giả đề xuất nên đào tạo cho các cấp lãnh đạo để nâng cao
hiệu quả đánh giá nhân viên :
3.2.6.1. Kỹ năng giao tiếp và tiếp nhận phản hồi từ nhân viên
Chương trình đào tạo về đánh giá nhân viên cho lãnh đạo cần cung cấp những
điểm tổng quát về cách xem xét để hoạch định và điều hành buổi phỏng vấn sao cho
nhân viên phản hồi thông tin. Phỏng vấn không những cung cấp cho nhân viên
những hiểu biết nhất định về kết quả đánh giá của họ mà còn cho phép người lãnh
đạo và nhân viên thảo luận về những vấn đề hiện tại và thiết lập mục tiêu cho tương
lai.
Đào tạo những kỹ năng chuyên môn nên tập trung ít nhất 3 lĩnh vực chính sau :
(1) giao tiếp hiệu quả, (2) chẩn đoán những nguyên nhân gốc của các vấn đề về
thực hiện công việc và (3) thiết lập mục tiêu và mục đích.
3.2.6.2. Cách thức tăng cường hiệu suất làm việc của nhân viên
Trong phạm vi nào đó, phỏng vấn đánh giá là cơ sở để xác định những khiếm
khuyết của nhân viên trong xử lý công việc và để hoạch định hướng khắc phục
những khiếm khuyết đó. Đánh giá của lãnh đạo cần tạo sự chú ý của nhân viên đối
với những khiếm khuyết để nhân viên khắc phục, nếu không, khiếm khuyết của
67
nhân viên vẫn tiếp tục tái diễn cho đến khi sự việc tồi tệ hơn. Ngoài ra, sau mỗi kỳ
đánh giá, mục tiêu, nhiệm vụ sẽ thay đổi nhưng cần được xác định rõ và cần có sự
thống nhất giữa lãnh đạo và nhân viên để giúp nhân viên chủ động hơn trong xử lý
công việc, khắc phục những khiếm khuyết của mình. Sau đây là một số nội dung
tác giả đề xuất lãnh đạo cần thực hiện để nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên:
• Xác định nguyên nhân nhân viên thực hiện công việc không hiệu quả
Kết quả khảo sát ý kiến “Lanh dao can biet cach phan tich va tim nguyen nhan vi sao
nhan vien khong hoan thanh cong viec” cho thấy tỷ lệ các mức độ từ “Đồng ý nhiều”
(mức 5) đến “Hoàn toàn đồng ý” (mức 7) chiếm : 89,6% trong đó mức độ “Hoàn
toàn đồng ý” chiếm đến 57,3% (Bảng số 31 - Phụ lục 1 - Kết quả khảo sát).
Thực hiện công việc là một chức năng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố nhưng có
lẽ chủ yếu tập trung vào ba vấn đề liên quan chính yếu sau : năng lực, sự động viên
và môi trường làm việc. Mỗi cá nhân nhân viên đều có những điểm mạnh và điểm
yếu ảnh hưởng nhất định. Nhưng những nhân viên có tài mà ít động viên khuyến
khích thường không có khả năng thành công. Ngoài ra những yếu tố trong môi
trường công việc – kể cả môi trường bên ngoài như cá nhân, gia đình và cộng đồng
– có thể ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cực đến thực hiện công việc của nhân viên.
Những nhà nghiên cứu khuyến nghị lãnh đạo khi chẩn đoán nguyên nhân làm việc
yếu kém của nhân viên nên tập trung vào ba nhân tố nêu trên. Nếu nhân viên thực
hiện công việc không đạt tiêu chuẩn đặt ra, nguyên nhân có thể xuất phát từ vấn đề
kỹ năng của nhân viên (trình độ, năng lực, sự thông thạo kỹ thuật); nếu nguyên
nhân xuất phát từ vấn đề nỗ lực của bản thân (hãy xem lại sự động viên khuyến
khích), và hoặc những vấn đề phát sinh từ điều kiện bên ngoài công việc (điều kiện
phát triển kinh tế thấp, vấn đề thiếu hàng cung ứng, khu vực bán hàng có nhiều khó
khăn). Bất kỳ những vấn đề nào nêu trên đây đều có thể là tác nhân của việc nhân
viên không hoàn thành công việc.
• Chẩn đoán mức độ hoàn thành công việc của nhân viên
Mặc dù hệ thống đánh giá thực hiện công việc có thể cho chúng ta biết nhân
viên nào làm việc không tốt nhưng không thể cho lãnh đạo biết nguyên nhân vì sao.
Như vậy, làm thế nào để giúp người lãnh đạo chẩn đoán đúng nguyên nhân không
68
hoàn thành công việc của nhân viên ? Và cụ thể hơn, làm thế nào lãnh đạo xác định
được nguyên nhân gốc để tìm giải pháp khắc phục, nâng hiệu suất công việc của
nhân viên. Bằng cách sử dụng nhiều cách đo lường khác nhau, lãnh đạo có thể bắt
đầu từ ý tưởng gạch dưới những nguyên nhân làm cho nhân viên không hoàn thành
công việc. Những cách đo lường hành vi xử lý công việc thường ít bị ảnh hưởng
bởi những áp lực bên ngoài. Do vậy khi một nhân viên nào đó đã thực hiện tất cả
phương thức để xử lý công việc nhưng không đạt được kết quả mong muốn thì
người lãnh đạo cần hiểu một cách logic nguyên nhân không hoàn thành công việc là
do là những yếu tố khách quan bên ngoài.
Những cách chẩn đoán khác có thể thực hiện thông qua việc so sánh, đo lường
mức độ thực hiện công việc khác nhau. Lãnh đạo cần xác định rằng chỉ có chẩn
đoán đúng nguyên nhân không hoàn thành công việc thì cả lãnh đạo và nhân viên
mới hy vọng khắc phục được những khiếm khuyết trong việc hoàn thành công việc
của nhân viên.
• Quản lý được nguyên nhân không hoàn thành công việc của nhân viên
Khi đã xác định được nguyên nhân không hoàn thành công việc của nhân viên,
một loạt các hành động sẽ được lãnh đạo hoạch định thực hiện : có thể là việc đào
tạo nhằm bổ sung kiến thức/kỹ năng để thực hiện công việc hiệu quả hơn. Có thể là
luân chuyển công việc hoặc chuyển sang Phòng, Ban khác để nhân viên có cơ hội
trở thành một người nhân viên năng động hơn của công ty. Hoặc một cách khác,
lãnh đạo sẽ chú ý hơn đến cách động viên từng cá nhân nhân viên.
Nếu tình trạng không hoàn thành công việc vẫn tiếp diễn, lúc này, người lãnh
đạo cần luân chuyển nhân viên, kỷ luật hoặc sa thải. Cho dù sử dụng hình thức nào
để giải quyết tình trạng không hoàn thành công việc của nhân viên, người lãnh đạo
cần thực hiện với tinh thần hết sức khách quan, công bằng và cần nhận biết những
cảm nhận của cá nhân nhân viên.
Một điểm lưu ý cuối cùng khi quản lý những vấn đề liên quan đến hoàn thành
công việc : qua tham khảo những kết quả nghiên cứu, tác giả nhận thấy đa phần
lãnh đạo cho rằng nhân viên không hoàn thành công việc là do năng lực hoặc thiếu
sự động viên. Trong khi đó, nhân viên lại thường đổ lỗi cho những nhân tố bên
69
ngoài. Điều này sẽ dẫn đến vòng lẩn quẩn nếu nhưng không biết cách xử lý đúng.
Lãnh đạo cho rằng nhân viên không hoàn thành công việc là do không có động lực
làm việc hoặc không có năng lực và vì vậy, lãnh đạo sẽ chuyển sang thực hiện biện
pháp giám sát chặt hơn hoặc theo dõi để bắt lỗi. Điều này thật sự giảm động lực
làm việc của nhân viên và làm cho nhân viên nản chí. Khi nhìn thấy như vậy, lãnh
đạo lại càng khẳng định thêm nhận định ban đầu của họ là nhân viên không “cầu
tiến”. [19] Hội chứng “chuẩn-bị-cho-thất-bại” này có thể dẫn đến việc “tự biên tự
diễn” của lãnh đạo trong việc đánh giá nhân viên. Đây là những vấn đề lãnh đạo
cần tránh trong quá trình đánh giá nhân viên.
3.2.6.3. Trình bày những lỗi nhà lãnh đạo cần tránh khi đánh giá nhân viên
Kết quả khảo sát ý kiến “Lanh dao can biet va tranh nhung loi chu quan trong qua trinh
danh gia nhan vien” với tỷ lệ các mức độ từ “Đồng ý nhiều” (mức 5) đến “Hoàn toàn
đồng ý” (mức 7) chiếm : 91,4% (Bảng 30 - Phụ lục 1 - Kết quả khảo sát). Điều này
cho thấy hầu hết lãnh đạo tại Viễn thông TP. Hồ Chí Minh đều mắc phải lỗi chủ
quan trong việc đánh giá nhân viên. Đối với ý kiến khảo sát “Lanh dao can tranh tinh
thien vi khi danh gia”, tỷ lệ các mức độ từ “Đồng ý nhiều” (mức 5) đến “Hoàn toàn
đồng ý” (mức 7) chiếm : 92,6% trong đó mức độ “Hoàn toàn đồng ý” chiếm
55,3% (Bảng 32 - Phụ lục 1 - Kết quả khảo sát).
Cho dù sử dụng phương pháp đánh giá nào, đa phần lãnh đạo đều mắc phải
những lỗi trong đánh giá. Chính vì vậy, việc chỉ ra những lỗi thường mắc phải
trong việc đánh giá hoặc chỉ ra những tác hại của những lỗi đó sẽ giúp lãnh đạo các
cấp của Viễn thông TP. Hồ Chí Minh khắc phục, hoàn thiện hoạt động đánh giá
nhân viên từ đó cải thiện mối quan hệ làm việc giữa lãnh đạo và nhân viên.
3.2.6.4. Cách điều hành một buổi Phỏng vấn đánh giá
Chắc chắn sẽ không có một qui tắc chung hướng dẫn cách điều hành một buổi
phỏng vấn đánh giá nên như thế nào. Tuy nhiên, tác giả đề xuất lãnh đạo Viễn
thông TP. Hồ Chí Minh có thể tham khảo một số vấn đề sau đây nhằm tăng cường
sự chấp nhận phản hồi từ nhân viên, tạo sự hài lòng sau buổi phỏng vấn đánh giá
đồng thời giúp lãnh đạo có khả năng thuyết phục nhân viên khắc phục những khiếm
khuyết, thất bại để tiến bộ hơn :
70
• Yêu cầu nhân viên tự đánh giá
Việc yêu cầu nhân viên tự đánh giá trước khi tiến hành phỏng vấn đánh giá rất
hữu ích. Ngay cả khi nếu như thông tin tự đánh giá này không được sử dụng chính
thức, việc tự đánh giá là bước khởi đầu giúp nhân viên suy nghĩ về những thành quả
công việc của mình. Để thực hiện việc tự đánh giá, người lãnh đạo phải đảm bảo
nhân viên nắm bắt rõ những tiêu chuẩn sẽ được sử dụng để đánh giá họ và như vậy
sẽ tránh được sự ngạc nhiên từ nhân viên khi lãnh đạo thực hiện việc đánh giá.
Những nghiên cứu gần đây dẫn chứng cho thấy nhân viên cảm thấy hài lòng
hơn và nhìn nhận hệ thống đánh giá như một công việc mang tính thủ tục khi họ
được tham gia vào tiến trình đánh giá. Khi nhân viên đã tự đánh giá thành quả công
việc của chính mình thì buổi phỏng vấn đánh giá chỉ tập trung vào những kết quả
đánh giá mà lãnh đạo và nhân viên kết luận khác nhau để tìm giải pháp khắc phục.
• Khuyến khích nhân viên cùng tham gia vào buổi phỏng vấn đánh giá
Mục đích chính của phỏng vấn đánh giá thực hiện công việc là nhằm thực hiện
một cuộc đối thoại nhằm giúp nhân viên khắc phục những khiếm khuyết trong thực
hiện công việc. Do đó, chính nhân viên là thành viên cần tham gia tích cực trong
buổi phỏng vấn đánh giá. Lãnh đạo và nhân viên cần xác định những nguyên nhân
cốt lỏi và những khó khăn trong thực hiện công việc để đưa ra những giải pháp khắc
phục cụ thể và hiệu quả. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy sự tham gia của nhân viên
vào quá trình đánh giá đã làm cho nhân viên cảm thấy hài lòng vì họ biết rõ kết quả
đánh giá, làm cho nhân viên cảm thấy việc đánh giá hoàn toàn công bằng và có lợi
cho cá nhân họ từ đó nhân viên sẽ quan tâm hơn đến việc nâng cao hiệu suất làm
việc và khắc phục những khiếm khuyết trong thực hiện công việc. Theo kinh
nghiệm, người lãnh đạo chỉ nên dành 30-35% thời gian của buổi phỏng vấn để trao
đổi. Phần thời gian còn lại, nên lắng nghe nhân viên trả lời các câu hỏi.
• Bày tỏ sự đánh giá cao của lãnh đạo đối với nhân viên
Khen ngợi là một hình thức động viên khuyến khích nhân viên cực kỳ hiệu quả
đặc biệt hiệu quả trong buổi phỏng vấn đánh giá vì nhân viên luôn mong mỏi nhận
được những thông tin phản hồi tích cực. Vì vậy, bắt đầu một buổi phỏng vấn đánh
giá, người lãnh đạo nên bắt đầu bằng cách tỏ ra quan tâm và khen ngợi những gì mà
71
nhân viên đã làm tốt. Bằng cách này, nhân viên sẽ giảm bớt thái độ đối phó và sẽ
cởi mở hơn trong việc trình bày những vấn đề khó khăn trong công việc của họ.
Tuy nhiên, người lãnh đạo nên tránh sử dụng liên tục “kỹ thuật bánh mì kẹp thịt”
quá lộ liễu thể hiện qua việc câu chê xen kẻ câu khen và kết thúc bằng một câu
khen. Cách tiếp cận bằng kỹ thuật nêu trên không mang lại hiệu quả vì nhiều lý do.
Khen ngợi là một báo hiệu cho một lời phê bình sắp đến. Lời nhận xét tích cực tiếp
theo lời phê bình làm cho nhân viên nghĩ rằng sẽ không còn lời phê bình nào nữa.
Nếu lãnh đạo sử dụng biểu đánh giá trong quá trình phỏng vấn đánh giá, có thể
tránh được những vấn đề thường mắc phải khi sử dụng “kỹ thuật bánh mì kẹp thịt”.
• Tối thiểu hoá sự chỉ trích, phê bình
Những nhân viên có mối quan hệ tốt với lãnh đạo có thể lèo lái được những
phê bình của lãnh đạo tốt hơn những người không có mối quan hệ tốt. Tuy nhiên,
ngay cả những nhân viên giỏi chịu đựng phê bình cũng có lúc phản ứng lại. Nếu
nhân viên có quá nhiều vấn đề cần phải khắc phục, lãnh đạo chỉ nên tập trung vào
vài vấn đề mang tính quyết định, ảnh hưởng nhiều nhất đến kết quả công việc. Sau
đây tác giả đề xuất một vài cách thức phê bình mang tính xây dựng :
a. Cân nhắc có thật sự cần thiết phê bình : thái độ quá thất vọng với việc nhân viên
không hoàn thành công việc đôi khi dẫn đến việc phê bình thì ít mà lãnh đạo “xả
giận” thì nhiều. Trước khi phê bình, cần chắc chắn rằng việc phê bình chỉ tập trung
vào những vấn đề lặp đi lặp lại hoặc một hành vi xử lý công việc nào đó chưa được
khắc phục.
b. Không nên cường điệu : ngay cả những lãnh đạo không thích phê bình nhưng khi
bắt đầu phê bình lại có khuynh hướng cường điệu lỗi của nhân viên. Đôi khi chúng
ta cường điệu để tăng sức thuyết phục hoặc để chứng minh cho vấn đề đang đề cập
đến. Hãy cố gắng giữ việc phê bình đơn giản, thực tế, đi vào vấn đề. Tránh dùng
những từ như “luôn luôn”, “hoàn toàn” hoặc “không bao giờ”.
c. Thúc đẩy mục tiêu : lãnh đạo cần định hướng rõ việc khắc phục những khiếm
khuyết trong thực hiện công việc. Việc phê bình cần đi cùng với sự hỗ trợ khắc
phục từ lãnh đạo.
• Thay đổi hành vi xử lý, không thay đổi con người
72
Lãnh đạo thường có khuynh hướng đóng vai trò của một nhà tâm lý, cố gắng
“phác hoạ” nguyên nhân vì sao nhân viên lại hành động như thế. Tuy nhiên khi đối
mặt với những hậu quả do không hoàn thành công việc của nhân viên, người lãnh
đạo cần xác định rõ hậu quả không phải do bản thân người nhân viên mà là những
hành vi thực hiện công việc. Lãnh đạo nên tránh đề nghị thay đổi đặc điểm tính
cách của nhân viên mà nên đề nghị những cách nào đó thích hợp để cải tiến công
việc. Ví dụ, thay vì tập trung vào “tính cách không đáng tin cậy” của cá nhân, lãnh
đạo nên tập trung vào sự việc cụ thể hơn như : nhân viên “đi làm trễ 7 lần trong
tháng này”. Tóm lại, lãnh đạo cần xác định : thay đổi hành vi thực hiện công việc
của nhân viên, không thay đổi tính cách nhân viên.
• Tập trung xử lý các vấn đề tồn tại
Khi chú tâm vào những vấn đề liên quan đến hoàn thành công việc, người ta
thường bị rơi vào “trò chơi quy trách nhiệm” ở đó người lãnh đạo và nhân viên bị
cuốn vào những tranh cãi không dứt về lý do vì sao phát sinh vấn đề. Thông
thường, để giải quyết vấn đề đòi hỏi phải có sự phân tích những nguyên nhân nhưng
tốt nhất là buổi phỏng vấn đánh giá nên hướng vào việc nghĩ ra giải pháp để giải
quyết vấn đề.
• Luôn thể hiện tinh thần hỗ trợ nhân viên
Một trong những kỹ thuật tốt để lôi cuốn nhân viên vào quá trình giải quyết
vấn đề là người lãnh đạo cần đặt câu hỏi “Tôi cần làm gì để hỗ trợ ?”. Nhân viên
thường có khuynh hướng viện dẫn lý do không hoàn thành công việc là do những
khó khăn, vướng mắc có thật hoặc do nhận thức của nhân viên. Ví dụ : thủ tục
hành chính rườm rà, phức tạp hoặc không đủ nguồn lực. Với tính cách gợi mở và
thiện ý hỗ trợ, người lãnh đạo sẽ thể hiện cho nhân viên thấy rằng mình sẽ cố gắng
tháo gỡ những rào chắn bên ngoài và sẽ cùng làm việc với nhân viên để đạt kết quả
cao hơn.
• Thiết lập mục tiêu mới
Vì mục đích của phỏng vấn đánh giá là hoạch định để nâng cao hiệu suất làm
việc do đó việc hướng sự chú ý của nhân viên vào tương lai quan trọng hơn việc tập
trung vào những việc trong quá khứ. Kết quả khảo sát thực tế về ý kiến “Lanh dao
73
can biet cach xac dinh muc tieu cho nhan vien” cho thấy mức độ từ “Đồng ý nhiều” (mức
5) đến “Hoàn toàn đồng ý” (mức 7) chiếm : 88,7% (Bảng 22 - Phụ lục 1 - Kết quả
khảo sát). Tỷ lệ “Hoàn toàn đồng ý” chiếm 53%, một tỷ lệ đồng ý tuyệt đối cao.
Sở dĩ, nhân viên đồng ý với nhận định trên vì hiện tại, đa phần lãnh đạo của Viễn
thông TP. Hồ Chí Minh không biết cách xác định mục tiêu công việc cho nhân viên,
chỉ giao công việc sự vụ, công việc phát sinh. Điều này dẫn đến tâm lý nhân viên
cảm thấy nản chí do không thấy định hướng phát triển nghề nghiệp cá nhân. Kết
quả khảo sát ý kiến “Muc tieu thuc hien cong viec can thong nhat giua lanh dao va nhan vien”
cho thấy mức độ từ “Đồng ý nhiều” (mức 5) đến “Hoàn toàn đồng ý” (mức 7)
chiếm : 87,1% (Bảng 23 - Phụ lục 1 - Kết quả khảo sát). Như vậy, mục tiêu công
việc đặt ra cho nhân viên cần sự thống nhất giữa lãnh đạo và nhân viên, không nên
mang tính chất áp đặt, lãnh đạo cần quan tâm đến việc phân công công việc có phù
hợp với trình độ chuyên môn của nhân viên, quan tâm đến điều kiện làm việc của
nhân viên (phạm vi quyền hạn, trách nhiệm, môi trường làm việc, các hỗ trợ vật
chất cần thiết…). Vì vậy, khi thiết lập mục tiêu mới cho nhân viên, lãnh đạo cần
lưu ý những điểm sau :
Nhấn mạnh những điểm mạnh mà nhân viên cần phát huy tốt hơn là tập
trung vào điểm yếu cần khắc phục.
Tập trung vào những cơ hội để phát triển hiện có phù hợp với công việc và vị
trí hiện tại của nhân viên.
Thu hẹp những kế hoạch phát triển, tập trung vào một vài công việc có thể
hoàn tất trong một khoảng thời gian hợp lý.
Thiết lập kế hoạch hành động cụ thể cho thấy từng mục tiêu sẽ đạt được như
thế nào. Kế hoạch hành động này có thể là một danh sách những người liên
hệ, những nguồn lực và biểu thời gian để theo dõi.
• Giám sát công việc từng ngày
Phản hồi kết quả thực hiện công việc của nhân viên nên là một phần trong
công việc của người lãnh đạo. Sự phản hồi chỉ hữu ích khi cụ thể và đúng thời
điểm. Cách tiếp cận tốt hơn cả là lãnh đạo nên có những buổi trao đổi định kỳ,
74
không chính thức về công việc với nhân viên để theo dõi những vấn đề được đặt ra
trong buổi phỏng vấn đánh giá có được thực hiện như mong muốn.
3.2.6.5. Tiến trình chuẩn bị thực hiện công việc đánh giá nhân viên
• Chuẩn bị : chuẩn bị tất cả những tài liệu, những ghi nhận về thực hiện công
việc, thành tích, sự kiện, báo cáo, v…v… bất kỳ cái gì liên quan đến thực
hiện công việc và thành tích dĩ nhiên là phải bao gồm cả kết quả đánh giá
công việc trước đây và bản mô tả công việc hiện tại. Nếu trong biểu mẫu
đánh giá có phần tự đánh giá hoặc ý kiến phản hồi thì cần đảm bảo những
phần này sẽ được chuyển cho nhân viên được đánh giá trước khi đánh giá
chính thức và phải đảm bảo nhân viên được hướng dẫn cách thức hoàn tất
phần tự đánh giá.
• Thông báo : thông báo cho nhân viên thời điểm và địa điểm thực hiện đánh
giá (có thể thay đổi nếu thấy cần thiết); làm rõ mục đích và cách thức đánh
giá – tạo điều kiện cho nhân viên có cơ hội thu thập dữ liệu, thông tin, kết
quả thành tích và những vấn đề liên quan đến thực hiện công việc. Nếu biểu
mẫu đánh giá không thể hiện được một trình tự đánh giá, người lãnh đạo nên
cung cấp chương trình, nội dung của buổi phỏng vấn đánh giá
• Địa điểm : cần đảm bảo chỗ tổ chức họp để đánh giá đã được chuẩn bị sẳn
và phù hợp – chỗ biệt lập và không bị quấy rầy – sự riêng tư đối với một
điểm để tổ chức đánh giá là hết sức cần thiết.
• Cách bài trí : bài trí phòng và chỗ ngồi cũng là một yếu tố quan trọng cần
chuẩn bị. Cách bài trí là một sự ảnh hưởng đến bầu không khí và trạng thái :
không khí và trạng thái phải được thoải mái và thân mật, giúp gỡ bỏ những
rào cản. Lãnh đạo khi đánh giá, không nên ngồi trên chiếc ghế dành cho Sếp
vì nhân viên sẽ cảm thấy mất tự tin khi bị đặt khiêm nhường ở vị trí đối diện
bên kia bàn. Lãnh đạo phải tạo một bầu không khí thật thoải mái, ngồi
vuông góc với người đối diện – thông thường 90o là lý tưởng – tránh ngồi
trực diện hoặc có vẻ đối đầu.
• Mở đầu : hãy làm cho nhân viên được đánh giá cảm thấy thoải mái – bắt đầu
bằng một câu nói có ý nghĩa tích cực, mỉm cười, nồng ấm và thân thiện. Hãy
75
tạo khung cảnh – giải thích một cách đơn giản những gì sẽ xảy ra – khuyến
khích sự trao đổi càng nhiều càng tốt từ phía nhân viên – hãy nói với nhân
viên đây là cuộc họp của họ, không phải là của lãnh đạo. Xác định thời gian
đặc biệt là thời gian kết thúc. Nếu thuận lợi và phù hợp, bắt đầu bằng thảo
luận về việc nên thực hiện công việc thế nào và tránh đi sâu về nghiệp vụ…..
Hãy hỏi nhân viên cần bổ sung thêm nội dung gì và ghi nhận lại để bổ sung
khi hoàn tất.
• Rà soát công việc và đo lường : rà soát lại tất cả những hoạt động, nhiệm
vụ, mục tiêu và thành tích từng cái một, phân định từng việc rõ ràng – tránh
đi lạc đề hoặc đi vào những quan điểm không cụ thể, mù mờ. Nếu có gì đó
phát sinh không liên quan đến vấn đề đánh giá công việc, người lãnh đạo cần
ghi nhận lại và nói với nhân viên là sẽ đề cập vấn đề này sau (nhưng phải
đảm bảo là lãnh đạo sẽ đề cập lại). Tập trung vào những thông tin chính
xác, đầy đủ, rõ ràng, những chứng cứ rành mạch – tránh phỏng đoán,
chuyện vụn vặt hoặc những ý kiến không cụ thể đặc biệt là những ý kiến về
nhân viên. Khách quan là một yêu cầu khó khăn đối với người lãnh đạo đặc
biệt khi phỏng vấn đánh giá. Người lãnh đạo cần tránh xét đoán nhân viên
theo hình ảnh trong đầu hoặc theo cách nghĩ chủ quan – những thông tin đầy
đủ, chính xác, rõ ràng là nền tảng tốt cho việc thảo luận, tránh những thành
kiến và ý kiến cá nhân. Nếu lãnh đạo không có dữ liệu đáng tin cậy thì
không thể đánh giá và cũng nên hoãn cuộc phỏng vấn đánh giá. Nếu trong
quá trình đánh giá, phát sinh một vấn đề gây tranh cãi, lãnh đạo phải có được
những dữ kiện để tháo gỡ trước khi đi đến quyết định đánh giá cuối cùng
hoặc nếu cần thiết, nên hoãn vào một ngày khác.
• Thống nhất kế hoạch hành động : một kế hoạch tổng quát cần được thống
nhất với nhân viên và kế hoạch đó phải phù hợp với trách nhiệm, phù hợp
với nguyện vọng nghề nghiệp của nhân viên, của Phòng, Ban và những ưu
tiên của tổ chức có tính đến những điểm mạnh, yếu sau khi rà soát lại. Kế
hoạch có thể được thiết lập với kỳ vọng ngắn, trung hoặc dài hạn nhưng quan
trọng nhất là kế hoạch đó phải được thống nhất và thực tế.
76
• Thống nhất những mục tiêu cụ thể : Đối với bất kỳ nhiệm vụ được giao
hay mục tiêu đã được thống nhất cần gắn với những qui tắc SMARTER – cụ
thể, có thể đo lường, thống nhất, thực tế, gắn với thời gian thực hiện, tạo sự
thú vị và dễ ghi nhận. Nếu không, đừng đề cập đến. Mục tiêu dù là cái gì
cũng phải mang lại lợi ích cá nhân và làm cho người thực hiện cảm thấy vui
vẻ cam kết thực hiện. Khi giúp nhân viên phát triển, người lãnh đạo không
nên chỉ giới hạn ở những mục tiêu liên quan đến công việc mặc dù đa phần
các mục tiêu đặt ra đều như vậy.
• Thống nhất về những hỗ trợ cần thiết : đây là những hỗ trợ cần thiết cho
nhân viên để đạt được mục tiêu có thể bao gồm đào tạo dưới nhiều hình thức
(ngoại khoá, hội thảo, nội khoá, huấn luyện, truyền đạt kinh nghiệm, biệt
phái, theo dõi, học từ xa, đọc tài liệu, xem video, dự họp, hội thảo, hướng
dẫn, tài liệu hướng dẫn, hoặc bất kỳ cái gì có liên quan và hữu ích giúp nhân
viên phát triển hướng tới những tiêu chuẩn và nhiệm vụ đã thống nhất).
Lãnh đạo cần xem xét vấn đề đào tạo và phát triển liên quan đến “sự phát
triển toàn diện” ngoài việc phát triển kỹ năng công việc. Có thể đó là thú
tiêu khiển hoặc tài năng mà nhân viên muốn phát triển. Phát triển toàn diện
theo hướng này sẽ mang lại lợi ích cho vai trò của họ, tăng động lực và sự
trung thành đối với doanh nghiệp.
• Gợi ý cho nhân viên trình bày những điểm hoặc có câu hỏi nào khác :
đảm bảo lãnh đạo phải nắm bắt được những vấn đề mà nhân viên trình bày.
• Kết thúc với thái độ tích cực : lãnh đạo cần cảm ơn nhân viên về những
đóng góp của họ trong buổi đánh giá và những nỗ lực của họ trong suốt năm
qua và cam kết sẽ hỗ trợ họ dưới mọi hình thức.
• Ghi nhận những mục tiêu, nội dung công việc chính đã thống nhất giữa
lãnh đạo và nhân viên : việc ghi nhận và xác nhận giữa lãnh đạo và nhân
viên về những mục tiêu và nội dung công việc trong thời gian tới rất cần
thiết. Đây là cơ sở phục vụ cho kỳ đánh giá tiếp theo, đồng thời cũng là cơ
sở giúp cho Phòng TCCB-LĐ xem xét, đào tạo, tăng lương, đề bạt và thực
hiện các chính sách liên quan.
77
KẾT LUẬN
Đánh giá chính xác hiệu quả công việc không phải là một việc đơn giản nhưng
cũng không có nghĩa là không thể thực hiện nếu như lãnh đạo cấp cao và Phòng
TCCB-LĐ của Viễn thông TP. Hồ Chí Minh quyết tâm thực hiện. Để thiết lập được
một hệ thống tiêu chuẩn đánh giá hoàn chỉnh, mang tính khả thi, cần có sự nghiên
cứu đầy đủ, đúng hướng và tham khảo ý kiến của các chuyên gia, “quân sư” trong
lĩnh vực quản trị nguồn nhân lực trong và ngoài nước. Ngoài ra, trong quá trình
thiết lập hệ thống tiêu chuẩn đánh giá cho từng chức danh công việc, cần có sự phối
hợp hỗ trợ từ các Phòng, Ban chức năng chuyên môn nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn
đánh giá không bị khiếm khuyết, có tính bao quát cao và khi áp dụng trong thực tế,
thuận lợi cho lãnh đạo các Phòng, Ban chức năng khi thực hiện và vì thế sẽ mang lại
hiệu quả cao.
Trong thời gian tới, sẽ có sự thay đổi về mặt tổ chức, nhân sự của Viễn thông
TP. Hồ Chí Minh. Do đó, đây cũng là dịp để lãnh đạo cấp cao xem xét, chấn chỉnh
lại việc đánh giá nhân viên. Việc đánh giá nhân viên phải đi vào thực chất, phải tạo
sự tin cậy và động lực làm việc cho nhân viên; cần chấm dứt hình thức đánh giá
chung chung, qua loa cho xong như hiện nay. Từ tiêu chuẩn đến phương pháp, đối
tượng và thời gian thực hiện đánh giá cần được sự đồng thuận giữa nhân viên và
lãnh đạo. Lãnh đạo các Phòng, Ban chức năng cần chấm dứt hình thức đánh giá
theo kiểu “bỏ phiếu” cổ điển, không hiệu quả trước đây vì đây chỉ là cách để né
tránh trách nhiệm đánh giá nhân viên của người lãnh đạo. Lãnh đạo - người giao
việc, phân công công việc cho nhân viên - phải quản lý được nội dung và cách thức
xử lý công việc của nhân viên để đưa ra các nhận định đánh giá hợp tình, hợp lý.
Tiêu chuẩn đánh giá cần được giải thích, hướng dẫn cho nhân viên vì nhân
viên là một nhân tố trong tiến trình đánh giá. Lãnh đạo nên lôi cuốn nhân viên vào
tiến trình đánh giá, như vậy, nhân viên sẽ dễ chấp nhận kết quả đánh giá hơn và sẽ
tạo cho nhân viên cảm nhận sự công bằng trong đánh giá.
Tóm lại, để triển khai thực hiện các vấn đề trên, Viễn thông TP. Hồ Chí Minh
cần tổ chức một Nhóm chuyên trách thực hiện. Nhóm chuyên trách này bao gồm
các chuyên viên chuyên trách về tổ chức lao động và lãnh đạo các phòng, ban chức
78
năng, các công ty trực thuộc Viễn thông TP. Hồ Chí Minh. Nhóm Chuyên trách
này sẽ có nhiệm vụ khảo sát, phân tích công việc, xây dựng bản mô tả công việc.
Trên cơ sở bản mô tả công việc, Phòng TCCB-LĐ xây dựng hệ thống tiêu chuẩn
đánh giá nhân viên và triển khai thực hiện trong Viễn thông TP. Hồ Chí Minh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M7897t s7889 gi7843i php nh7857m hon thi7879n ho7841t 273amp7897.pdf