Đề tài Một số giải pháp nhằm mở rộng tài khoản cá nhân tại sở giao dịch I ngân hàng ngoại thương Việt Nam

Do thời gian có hạn cũng như trình độ lý luận và kiến thức thực tế còn nhiều hạn chế và bất cập,nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót.Tôi rất mong nhận được sự gióp ý của thầy cô, các cán bộ tại sở giao dịch và bạn bè để luận văn này được hoàn thiện hơn

doc73 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1434 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm mở rộng tài khoản cá nhân tại sở giao dịch I ngân hàng ngoại thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VT Vietcombank cà mau Địa chỉ: 4 Lạc Long Quân - Cà Mau -Việt Nam Tel: (84 780) 833 399 - 836 141; Fax: 833 466; Telex: 812 179 VCB MH -VT Quý khách cần biết thêm thông tin, xin vui lòng liên hệ với các chi nhánh của Vietcombank Hệ thống Phòng giao dịch trên các địa bàn 3.1 - Tại Hà Nội: Phòng Giao dịch Vietcombank Địa chỉ: 198 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội Tel: (04) 8 248 921 Phòng Giao dịch Vietcombank Địa chỉ: 120 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội Tel: (04) 8 285 143 Phòng Giao dịch Vietcombank Địa chỉ: 25 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội Tel: (04) 9 433 350 Phòng Giao dịch Vietcombank Địa chỉ: 3 Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 8 234 135 Phòng Giao dịch Vietcombank Địa chỉ: 36 Hàng Bún, Ba Đình, Hà Nội Tel: (04) 7 164 323 Phòng Giao dịch Vietcombank Địa chỉ: 37 Cầu Gỗ, Hoàn Kiếm, Hà Nội Tel: (04) 8 267 879 Phòng Giao dịch Vietcombank Địa chỉ: 11 Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội Tel: (04) 8 283 226 Phòng Giao dịch Vietcombank Địa chỉ: 64 Bạch Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội Tel: (04) 6 270 994 Phòng Giao dịch Vietcombank Địa chỉ: 2 Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội Tel: (04) 8 251 139 - 9 343 472 3.2 - Tại TP. HCM Phòng Giao dịch Vietcombank Địa chỉ: Tp. HCM Tel: (08) 8 359 745 - 8 359 262 Phòng Giao dịch Vietcombank Địa chỉ: Tp. HCM Tel: (08) 8 152 432 - 8 152 433 Phòng Giao dịch Vietcombank Địa chỉ: Khu công nghiệp Vĩnh, phường 5, quận 6, Tp. HCM Tel: (08) 7 501 232 Phòng Giao dịch Vietcombank Địa chỉ: Quận 4 Tp. HCM Tel: (08) 8 254 355 Phòng Giao dịch Vietcombank Địa chỉ: Quận 7 Tp. HCM Tel: (08) 8 966 806 - 8 974 196 3.3 - Tại Sóc Trăng Phòng Giao dịch Vietcombank Tel: (079) 8 21 036 - 823 736 3.4 - Tại Đồng Nai Phòng Giao dịch số 1 Vietcombank Tel: (061) 822 575 Phòng Giao dịch số 2 Vietcombank Tel: (061) 833 432 Phòng Giao dịch số 3 Vietcombank Tel: (061) 892 765 3.5 - Tại Hà Tĩnh Phòng Giao dịch Vietcombank Tel: (039) 821 202 3.6 - Tại Hải Phòng Phòng Giao dịch Vietcombank Tel: (031) 511 150 3.7 - Tại Quảng Ninh Phòng Giao dịch Vietcombank Tel: (033) 882 163 - 882 169 - 881 211 3.8 - Tại Qui Nhơn Phòng Giao dịch Vietcombank Tel: (056) 741 006 - 741 005 3.9 - Tại Pleiku Phòng Giao dịch Vietcombank Tel: (059) 828 594 - 871 685 - 828 593 3.10 - Tại Vũng Tàu Phòng Giao dịch Vietcombank Tel: (064) 837 335 - 837 331 Fax: 812 682 II - Mạng lưới ngoài nước: Tại HongKong: Công ty Tài chính (Vinafico Ltd..) Địa chỉ: 16th floor, Golden Star Building, 20 Lockhard - HongKong Điện thoại: (00852) 28 653 905/8; Facsimile: 28 660 007; Telex: 76 875 VFC HX; Cable: “ Vinafico ” H.K Tại Pháp: Vietcombank Rep. office Paris Địa chỉ: 76 Rue de Richeliew, 75002 Paris - France Điện thoại: (0033) 147 030676; Facsimile: 147 030677 Tại Nga: Vietcombank Rep. office Moscow Địa chỉ: 1st Tverskaya yamskaya, 30 125 047 Moscow - Russia Điện thoại: (007095) 2 513 071; Facsimile: 2 549 955: Telex: 4. 14411 Betop su Tại Singapore: Vietcombank Rep. office Singapore Địa chỉ: 14 Robinson Road, 01-08 Far East Finance Building Singapore 048545 Điện thoại: (0065) 3 237 558; Facsimile: 3 237 559 Về mặt cơ cấu tổ chức , sở giao dịch 1 ngân hàng ngoại thương việt nam có quy mô tương đối lớn với khoảng 800 cán bộ ,công nhân viên chịu sự quản lý của 1 giám đốc và 3 phó giám đốc,với 12 phòng ban đảm nhận những chức năng khác nhau : 1. Phòng kế toán giao dịch. 2. Phòng thanh toán xuất nhập khẩu 3. Phòng thanh toán nhập khẩu 4. Phòng tín dụng 5. Phòng hối đoái 6. Phòng ngân quỹ 7. Phòng kế hoạch kinh doanh 8. Phòng tiết kiệm 9. Phòng thanhtoán thẻ 10.Phòng thanh toán các ngân hàng 11.Phòng vay nợ viên trợ 12.Phòng khách Các dịch vụ của Ngân hàng Ngoại thương Nhận tiền gửi vào tài khoản, tiết kiệm Đồng Việt Nam và ngoại tệ. Phát hành kỳ phiếu bằng ngoại tệ. Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng Đồng Việt Nam và ngoại tệ Chuyển tiền trong và ngoài nước. Thanh toán xuất nhập khẩu (L/C - D/A - D/P ). Nhận mua bán ngay, có kỳ hạn và hoán đổi các loại ngoại tệ mạnh. Bảo lãnh và tái bảo lãnh. Thực hiện nghiệp vụ hối đoái, đổi séc du lịch, nhờ thu... Phát hành thẻ tín dụng Vietcombank - Visa Card, Vietcombank - Master Card (sử dụng trong và ngoài nước). Làm đại lý thanh toán các loại thẻ tín dụng quốc tế như: Visa, Master Card, American Express, JCB. Tham gia hệ thống thanh toán toàn cầu qua hệ thống SWIFT, Money Gram ... Thực hiện nghiệp vụ thuê mua tài chính. Nghiệp vụ mạnh nhất của ngân hàng ngoại thương việt nam Thanh toán quốc tế luôn là một hoạt động mạnh nhất của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, được các bạn hàng, khách hàng trong và ngoài nước tìm đến như một người hỗ trợ đắc lực có hiệu quả từ việc cho vay, tư vấn, thông báo cập nhật các thông tin để tránh rủi ro bằng cách đáp ứng các nhu cầu của khách hàng về vốn, các giao dịch thanh toán với thủ tục đơn giản, nhanh, chính xác và giá cả hấp dẫn nhất. Ngân hàng Ngoại thương đưa ra nhiều loại hình cho vay với các phương thức đa dạng phù hợp với yêu cầu của từng đối tượng khách hàng và từng giai đoạn khác nhau với lãi suất linh hoạt hấp dẫn. Đối với người nhập khẩu: Ngoài vốn vay trực tiếp của NHNT, khách hàng còn có thể vay theo ODA hoặc Hiệp định khung tại các thị trường áo, Bỉ, Đức, Hàn Quốc, Hà Lan, Tây Ban Nha... Đối với người xuất khẩu: NHNT đưa ra nhiều hình thức tài trợ kể từ khi đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu, thu mua hàng xuất khẩu, khi nhận được L/C của nước ngoài hoặc khi có chứng từ xuất khẩu xuất trình tại ngân hàng. Để khuyến khích xuất khẩu hàng trong nước, NHNT còn cấp hạn mức thanh toán L/C với một số ngân hàng đại lý có uy tín trên thế giới và các ngân hàng tại Cộng hoà Liên bang Nga, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam có vốn kịp thời sau khi giao hàng. Để tăng cường khả năng hỗ trợ và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng trong việc thanh toán, NHNT là ngân hàng thương mại Việt Nam đầu tiên đã tham gia hệ thống thanh toán SWIFT (hệ thống viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu) và liên tục nhiều năm qua NHNT luôn được đánh giá là ngân hàng có qui mô sử dụng mạng SWIFT lớn nhất, 4 năm liền (từ năm 1996 đến 1999) được công nhận là ngân hàng có chất lượng thanh toán SWIFT tốt nhất. 1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong một số năm qua Trong những năm gần đây nền kinh tế thế giới có nhiều biến cố lớn như cuộc khủng khoảng tài chính và tiền tệ năm 1997, đồng tiền chung châu âu ra đời, sự cố máy tính, sự sáp nhập của các tập đoàn kinh tế, định chế trong hệ thống tài chính ngân hàng thế giới tiếp tục diễn ra đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam trên các lĩnh vực đầu tư nước ngoài, sản xuất và tiêu thụ hàng hoá nên tốc độ phát triển kinh tế chỉ được duy trì ở mức khiêm tốn. Tuy vậy, cùng với những biện pháp tháo gỡ khó khăn linh hoạt của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì với những cố gắng, nỗ lực lớn lao của mình Ngân hàng Ngoại thương vẫn luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định liên tiếp qua các năm. Mặc dù môi trường kinh doanh có nhiều khó khăn nhưng hoạt động Tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương đã được cải tiến về nhiều mặt nên đảm bảo được chất lượng tốt, các dịch vụ ngân hàng luôn được cải tiến về chất lượng và đa dạng hoá nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Ngoài các hoạt động cho vay thông thường Ngân hàng Ngoại thương đã tăng cường hoạt động qua thị trường liên ngân hàng trong nước và quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, góp phần tăng trưởng lợi nhuận. Trong những năm qua Ngân hàng Ngoại thương luôn phát huy vai trò là một ngân hàng uy tín nhất trong các lĩnh vực tài trợ, thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh và các dịch vụ tài chính, ngân hàng quốc tế, do vậy trong điều kiện cạnh tranh gay gắt Ngân hàng Ngoại thương vẫn giữ vững được thị phần ở mức cao và ổn định. Song song với các hoạt động kinh doanh cụ thể, Ngân hàng Ngoại thương cũng chú trọng đến các hoạt động hỗ trợ kinh doanh khác như phát triển nguồn nhân lực, đầu tư chiều sâu vào công nghệ ngân hàng. Hệ thống ngân hàng bán lẻ (VCB -2010) - một bộ phận của chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng được đưa vào sử dụng từ tháng 9/1999 tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương đã đánh dấu một bước trưởng thành về tầm vóc của Ngân hàng Ngoại thương trên thị trường. Xác định được những khó khăn trước mắt cũng như trong tương lai, nhằm hội nhập với bên ngoài, theo đuổi các chuẩn mực ngân hàng trong khu vực cũng như trên thế giới, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã xây dựng chiến lược phát triển đến năm 2010 với những định hướng lớn và toàn diện bảo đảm cho ngân hàng phát triển lành mạnh, hiệu quả mang lại hiệu quả thiết thực cho khách hàng, bạn hàng cũng như cho Ngân hàng. Vài nét về tình hình tài chính qua các năm (Đơn vị tính: triệu VNĐ) Năm Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 Lợi nhuận/ tổng tài sản có 0.5% 0.55% 0.41% 0.32% Lợi nhuận/ vốn tự có 10.3% 11.47% 9.09% 10.35% Thu nhập cả năm - Tổng thu nhập - Thu lãi - Thu nhập ròng từ lãi - Lợi nhuận trước thuế 1.622.892 1.360.138 183.687 125.605 2.221.064 1.965.811 442.379 185.592 2.023.959 1.828.336 583.173 187.480 2.429.871 2.164.885 712.867 212.385 Các chỉ số khác - Tổng tài sản - Cho vay - Tổng trị giá tiền gửi - Vốn tự có 25.795.204 8.904.810 19.572.620 1.217.639 33.682.728 9.464.955 26.197.354 1.618.248 45.269.564 9.322.018 33.213.221 2.062.533 65.633.108 14.421.355 43.748.348 2.051.580 a.Hoạt động huy động vốn. Tổng nguồn vốn tăng trưởng mạnh và liên tục. Đến cuối tháng 12-2000 tổng nguồn vốn của NHNT đạt 66.618 tỷ VND, tăng 45,3% so với cuối năm 1999. Nếu loại trừ yếu tố tỷ giá tăng thì tổng nguồn vốn vẫn tăng ở mức 41,7%- vượt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra là 25%. Nguồn vốn ngoại tệ không ngừng được mở rộng, đạt 3,395 triệu USD ( tương đương 49.229 tỷ VND), tăng 43,7%, chiếm tỷ trọng tới 74,9% trong tổng nguồn vốn. Nguồn vốn VND đạt 17.389 tỷ đồng, chiếm 25,1% tăng 36,4%. Nguồn vốn huy động từ nền kinh tế ( thị trường 1) của NHNT chiếm tỷ trọng cao so với toàn nghành và so với khối 4 ngân hàng TMQD, chiếm tương ứng khoảng 24.7% và 32.0%( năm 1999 khoảng 23.1% và 29.6%). Vốn điều lệ và các quỹ hiện nay đang ở mức 1.839 tỷ VND, chiếm 2,8% tổng tài sản trong đó vốn nhà nước cấp 1.100 tỷ, còn lại là vốn do NHNT tự bổ xung (chiếm khoảng 40% nguồn này). Nguồn vốn huy động của ngân hàng ngoại thương chiếm đến 85,6% tổng nguồn vốn so với 82,7% của năm 1999. Trong đó nguồn vốn từ thị trường 1 vẫn giữ vai trò chủ đạo, chiếm 71% trong tổng nguồn vốn, nguồn vốn có kì hạn của hai thị trường tăng mạnh- tăng 84,2%, chiếm 58,5% vốn huy động Sự tăng trưởng nguồn vốn mạnh mẽ trong 10 năm qua được thể hiện qua biểu đồ sau: b.Hoạt động tín dụng. Tổng dư nợ cho vay trong năm 2000 đạt 15.634 tỷ VND tăng 36,0% tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng chung của toàn nghành ngân hàng (25%). Doanh số cho vay đạt 38.731 tỷ VND, tăng 35,1%, doanh số thu nợ đạt 34.235 tỷ, tăng 23%. Dư nợ tín dụng thông thường là 14.317% tỷ VND, tăng 41,7%, chiếm 91,6% tổng dư nợ cho vay. Dư nợ cho vay bằng tiền đồng đạt 8.876 tỷ, chiếm tỷ trọng 57,8%, tăng 56,8% so với cuối năm 1999. Trong khi dư nợ cho vay bằng ngoại tệ chỉ tăng18,4%, đạt 375 triệu USD. Cho vay ngắn hạn đạt 11.351 tỷ, tăng 49,6% chiếm tỷ trọng79,3% dư nợ tín dụng thông thường. cho vay trung dài hạn đạt 2.966 tỷ VND, có tốc độ tăng chậm (17,9%) nên đã làm giảm tỷ trọng cho vay TDH xuống chỉ còn 20,7% trong tổng dư nợ tín dụng thông thường. Số dư nợ quá hạn TDH đến cuối năm 2000 là 508 tỷ đồng, chỉ chiếm 3,3% trên tổng dư nợ, giảm so với tỷ lệ 4,0% cuối năm 1999. Các hoạt động xã hội Ngoài việc làm tròn nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước, bình ổn tỷ giá góp phần giữ vững sự phát triển của nền kinh tế khi có biến động mạnh trên thị trường quốc tế, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước, Ngân hàng Ngoại thương đã góp phần không nhỏ trong các hoạt động xã hội, qua đó đã giúp cho mối quan hệ giữa Ngân hàng Ngoại thương với các địa phương ngày thêm gắn bó chặt chẽ đồng thời nó cũng phục vụ có hiệu quả cho chính sách Đền ơn đáp nghĩa của Đảng, Nhà nước, cụ thể: Ngân hàng Ngoại thương góp 200 tỷ Đồng cho Ngân hàng phục vụ người nghèo với lãi suất thấp, dành một phần quỹ phúc lợi ủng hộ trường trẻ em mồ côi, khuyết tật. Nhận phụng dưỡng suốt đời 118 bà mẹ Việt Nam anh hùng với mức 150.000đ/mẹ/tháng. Cấp 62 sổ tiết kiệm trị giá 2.000.000đ/sổ cho các trường hợp chính sách khác. Góp 5 tỷ Đồng để xây nhà Tình nghĩa, nhà Tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược - Củ Chi, xây dựng công viên thiếu nhi tại thành phố Nha Trang. Đóng góp vào quỹ vì trẻ thơ Việt Nam trên 100 triệu đồng hàng năm, tặng quà cho hội người cao tuổi, ủng hộ cán bộ hưu trí Ngân hàng... Luôn tích cực tham gia vào việc đóng góp ủng hộ đồng bào các tỉnh bị thiên tai, lũ lụt. huy động CBCNV trong toàn hệ thống ủng hộ huyện An Lão tỉnh BìnhĐịnh xây dựng trường cấp II cho đồng bào dân tộc thiểu số. 1.4.Những khuyết điểm tồn tại cần khắc phục. a. Mặt hạn chế lớn nhất của ngâng hàng ngoại thương hiện nay là tình trạng nợ khê đọng lớn, nợ quá hạn vượt mức cho phép, chất lượng tín dụng thấp gây đọng vốn lớn trong nền kinh tế. Một bộ phận nợ đã được chính phủ cho khoanh,cho xoá, song thiếu nguồn vốn để tất toán, trrong khi ngân sách nhà nước còn nợ lại ngân hàng, chất lượng tín dụng đang là vấn đề đáng quan tâm mà nguyên nhân phải được nhìn nhận từ hai phía: người cho vay- ngân hàng, người đi vay - doanh nghiệp. b.Tài sản thế chấp , tai sản xiết nợ, tài sản liên quan đến các vụ án do NHNT quản lý chiếm khối lượng rất lớn. Khả năng phát mại, khai thác các tài sản này để thu hồi vốn rất hạn chế và gặp nhiều khó khăn: các tài sản thế chấp, xiết nợ chủ yếu là quyền sử dụng đất và bất động sản chưa hoàn thành thủ tục pháp lý, chưa có khả năng khai thác hoặc khai thác gặp nhiều khó khăn. một số tài sản bị giảm gía nhiều so với giá trị thoả thuận thế chấp ban đầu. Mặc dù ngân hàng đã thành lập bộ phận chuyên trách quản lý và khai thác tài sản xiết nợ ,song khó khăn trong thủ tục pháp lý cộng với tác động của khủng hoảng kinh tế khu vực nên kết quả khai thác tài sản còn thấp. đây đang còn là gánh nặng lớn cho ngân hàng. c.Các hoạt động liên doanh liên kết chưa đem lại hiệu quả hoặc hiệu quả thấp, vốn bị động và rủi ro cao. Thực hiện việc đa dạng hoá các loại hình kinh doanh, NHNT đã tiến hành các hoạt động liên doanh , liên kết liên doanh dưới nhiều hình thức và mua cổ phần taị các công ty. Song do các dự án chưa được thẩm định tốt , chưa sát thực tế.vì vậy sau khi bỏ vốn ra, việc quản lý không được diễn ra thường xuyên dẫn đến hiệu quả thấp và rủi ro cao. 2.Thực trạng hoạt động mở tài khoản và thanh toán qua tài khoản cá nhân tại ngân hàng Nền kinh tế việt nam đã qua hơn một thập niên đổi mới và phát triển đạt những thanh tựu khả quan đưa đất nước ra khỏi cuộc khủng hoảng, tạo lập những cơ hội thực hiện chiến lược công nghiệp hoá trong vài thập kỷ tới.Tình hình tài chính tiền tệ dần dần trở nên ổn định, thu nhập của dân cư không ngừng được cải thiện. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy , nguồn vốn có thể khai thác trong dân cư còn khá tiềm tàng ,lâu dài, mãi mãi : Một số nhà nghiên cứu ước đoán nguồn vốn này xấp xỉ 80% tổng nguồn vốn huy động của toàn bộ hệ thống ngân hàng việt nam đến thời điểm hiện nay.Thực tế phát hành trái phiếu chính phủ và trái phiếu của một số ngân hàng thương mại quốc doanh cho thấy, trong thời gian ngắn đã huy động được hàng ngàn tỷ VND và hàng chục triệu USD từ khu vực dân cư. Vì vậy phát triển tại khoản cá nhân không những làm tăng khả năng thu nạp vốn nhà rỗi từ trong các tầng lớp dân cư, mà còn tạo điều kiện mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt và áp dụng những công cụ thanh toán hiện đại. Cùng với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, thu nhập và đời sống của nhân dân ngày càng được nâng lên.Với bản chất, truyền thống tiết kiệm không tiêu xài hoang phí, luôn cố gắng dành dụm tiền để đề phòng những lúc ốm đau...Làm cho tỷ lệ tích lũy trong dân cư trên GDP tăng dần qua các năm : Năm 1980 chỉ khoảng 3%, năm 1995 là 16,9%, năm 2001 là 25% .Đây là cơ sở kinh tế để tiến hành huy động vốn dưới nhiều hình thức phục vụ cho đầu tư phát triển đất nước và mở rộng thanh toán qua ngân hàng. Hơn thế ,theo thống kê thì lượng ngoại tệ của việt kiều gửi về nước liên tục tăng : năm 1998 là 850 triệu USD, năm 1999 là 1,2 tỷ USD và đến năm 2000 đạt 2 tỷ USD. Ngoài ra phải kể đến nguồn kiều hối chuyển theo đường không chính thức giúp mỗi năm khoảng 1,5- 2 tỷ USD. Những số liệu trên cho thấy, Thị trường tài sản dân cư đang chờ đón những giải pháp mới hiệu quả tiện ích thay cho dạng đơn giản cổ điển ngày càng tỏ ra kém hấp dẫn. phát triển tài khoản cá nhân và dịch vụ thanh toán đa dạng ,phong phú, hiện đại , tiện ích cho dân cư là một định hướng có nhiều hứa hẹn. Nằm ở vị trí trung tâm kinh tế thủ đô Hà Nội cũng như của cả nước việt nam đồng thời là sở giao dịch chính của ngân hàng kinh doanh ngoại tệ mạnh nhất và có uy tín lớn tại việt nam .Sở giao dịch I ngân hàng ngoại thương việt nam là đầu mối thanh toán giữa các đơn vị ngoài quốc doanh, tập thể , tư nhân mở tài khoản tại ngân hàng .Trong thời điểm hiện nay, khi sự tăng trưởng kinh tế thủ đô ngày càng cao và mạnh mẽ thì nhu cầu thanh toán qua ngân hàng trong và ngoài nước sẽ tăng lên. Với những lợi thế sẵn có, sở giao dịch I ngân hàng ngoại thương việt nam đã và đang có những thay đổi nhanh chóng : mở rộng mạng lưới ,hệ thống thanh toán và từng bước hiện đại hoá công nghệ ngân hàng tạo ra cơ sở vật chất, kỹ thuật để thu hút và huy động các nguồn vốn trong thanh toán và tiền gửi của dân cư. Sở giao dịch 1 ngân hàng ngoại thương việt nam sau một số năm thí điểm thăm dò thị trường, một bộ phận dân cư đã mở tài khoản cá nhân, sử dụng séc và thẻ trong thanh toán... nhưng còn ở mức độ dè dặt .Tuy nhiên dịch vụ tiền tệ trong dân cư vẫn rất sôi động và chủ yếu do khu vực tài chính không chính thức đảm nhận. Mặc dù tiềm ẩn nguy rủi ro gây mất ổn định rất lớn, nhưng các tổ chức này đã trở nên cần thiết đối với cuộc sống thường nhật của tầng lớp dân hạng trung và dân ngèo. các khách hàng mà ngân hàng ngoại thương không muốn vươn tới. Từ đó đòi hỏi nhận thức mới để có chiến lược phát triển đúng đắn, đáp ứng yêu cầu trước mắt và tạo cơ sở cho những năm tới. Số liệu về thanh toán không dụng tiền mặt tại sở giao dịch 1 ngân hàng ngoại thương việt nam: phương tiện thanh toán Nam 1999 Nam 2000 Nam 2001 so mon so tien so mon so tien so mon so tien i.thanh toán tiền mặt 155001 10930676 165716 15724833 207145 19176626 qua tài khoản cá nhân 26196.8 713972 28816.48 1029075 37424 1284124 tỷ trọng (%) 16.901 6.532 17.389 6.544 18.067 6.696 ii.thanh toán kdtm 278576 457988226 354586 523456933 437761 646900864 qua tài khoản cá nhân 35528 450195 7159 532119.15 10129 695701 tỷ trọng (%) 12.753 0.098 2.019 0.102 2.314 0.108 1.thanh toán séc 1010 939107 1252 1096868 1955 1252142 qua tài khoản cá nhân 223 3595 350 4602.15 584 6818 tỷ trọng (%) 22.079 0.383 27.955 0.420 29.872 0.545 1b.séc bảo chi 2112 125345 4025 521387 5241 787184 qua tài khoản cá nhân 100 156 70 712 42 1190 tỷ trọng (%) 4.7348 0.1245 1.7391 0.1366 0.8014 0.1512 2.unc-chuyển tiền 227736 450480510 2904799 513928469 380828 634479591 qua tài khoản cá nhân 4012 390821 4956 457138 5872 574109 tỷ trọng (%) 1.762 0.087 0.171 0.089 1.542 0.090 3.unt 6710 21257 8250 27963 10964 35804 qua tài khoản cá nhân 117 23 235 50 329 70 tỷ trọng (%) 1.7437 0.1082 2.8485 0.1788 3.0007 0.1955 4.thanh toán thẻ 30351 55000 45895 69341 8205 109130 qua tài khoản cá nhân 30351 55000 45895 69341 8205 109130 tỷ trọng (%) 100 100 100 100 100 100 5.phương tiện thanh toán khác 12769 6492352 17586 8334292 22250 11024197 qua tài khoản cá nhân 725 756 1092 988 1096 1860 tỷ trọng (%) 5.678 0.012 6.209 0.012 4.926 0.017 iii.tổng giá trị thanh toán 433577 468918902 520302 539181766 644904 666077490 qua tài khoản cá nhân 61724.8 1164167 35975.48 1561194.15 47553 1979825 tỷ trọng (%) 14.236 0.248 6.914 0.290 7.374 0.297 Chỉ Tiêu Số lượng tài khoản năm 1999 Số lượng tài khoản năm 2000 Số lượng tài khoản năm 2001 Số lượng tài khoản cá nhân 7025 8214 9689 Mức độ tăng năm nay so với năm trước 0,173 0,175 Nguyên nhân 1.Mức độ tăng trưởng, phát triển của nền kinh tế. Tại các nước phát triển tới 90% dân số tới 18 tuổi có tài khoản cá nhân tại ngân hàng , có tới 65% trong số này là tài khoản có thể viết séc hoặc dùng thẻ thanh toán.Lý do là thu nhập của người dân cao nhu cầu giao dịch của họ rất lớn nên họ cần thể thức thanh toán nhanh gọn, an toàn, tiên lợi và các thể thức thanh toán của ngân hàng đáp ứng rất tốt những điều đó. Theo kinh nghiệm của nhiều nước ,dịch vụ tiền tệ phát triển dựa trên quá trình đô thị hoá ở mỗi nước. ở việt nam thời kỳ 1991-2000, cơ cấu kinh tế công nông nghiệp đã thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp giảm dần. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP đã giảm từ 40,5% năm 1991 xuống 24,2% năm 2000 và công nghiệp dịch vụ tăng từ 59,5% năm 1991 lên 75,8% năm 2000. Tuy nhiên sự thay đổi cơ cấu theo nghành hầu như không tác động lớn đến cơ cấu lao động và dân cư .Tỷ trọng dân số ở nông thôn và lao động trong nghành nông nghiệp có thay đổi nhưng rất chậm chạp :Trong gần một thập niên, lao động trong nông nghiệp chỉ giảm 5%. Về cơ cấu dân cư giữa thành thị và nông thôn trong thập niên 90 cũng diễn biến với nhịp độ tương tự, tốc độ tăng tỷ trọng dân cư thành thị diễn ra rất chậm chạp. Năm 1990 là 20,5%, năm 1997 là 19,5%, năm 1998 là 20,92% và năm 1999 là 21,34%, qua 9 năm chỉ tăng được trên 1%. Có thể nhân xét rằng, tăng trưởng GDP trong thập niên 90 chủ yếu là tăng vốn ,chưa kéo theo sự thay đổi kết cấu kinh tế và dân cư. Từ thực tế này sẽ thúc đẩy thế phát triển khu vực tư nhân trong vài thập kỷ tới với quy mô nhỏ và vừa. Tình hình xu thế phát triển của khu vực dân cư có thể cho chúng ta dự đoán, trong vài thập kỷ tới dịch vụ ngân hàng chưa có cơ sở để phát triển đại trà nhưng sẽ có những bước tiến khả quan do tiềm năng và cơ hội mới tạo tiền đề, đồng thời do nhu cầu dân cư từ sự tiến bộ kinh tế -xã hội đòi hỏi ngày càng lớn. Đó sẽ là thị trường tiềm năng cho hoạt động cung cấp dịch vụ của ngân hàng ngoại thương . 2. Thu nhập của dân cư không ngừng được cải thiện, trong đó phải kể tới bộ phận dân cư thành thị giàu lên nhanh chóng-Đây là đối tượng tiềm năng để phát triển tài khoản cá nhân-. Tuy nhiên nhìn chung nền kinh tế thì thu nhập trên đầu người của nước ta so với khu vực và thế giới còn thấp,không ổn định. Do đó người dân chưa thực sự thiết tha với các dịch vụ của ngân hàng, thêm vào đó là tâm lý và thói quen dùng tiền mặt trong thanh toán đã ăn sâu vào nếp sống của mỗi người dân việt nam. 3. Trong số những nguyên nhân thì nguyên nhân lớn nhất, nguyên nhân chủ quan có tính quyết định tới sự phát triển của tài khoản cá nhân : Do dịch vụ ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu của mỗi người dân. Trước khi chủ trương mở rộng tài khoản cá nhân và thanh toán không dùng tiền mặt được triển khai ,đã có rất nhiều ý kiến trong đó có cả những nhà hoạt động chính sách không tin tưởng vào triển vọng của nó và họ kể ra rất nhiều lý do : nào là môi trương kinh tế xã hội chưa hội đủ điều kiện, nào là sự phát triển không đồng bộ của môi trường pháp lý, do thu nhập dân cư thấp , nhu cầu sử dụng công cụ thanh toán qua ngân hàng chưa nhiều,trình độ dân trí thấp...nhưng thực tế đó chỉ là những khó khăn mang tính lịch sử, chúng chỉ là những nhân tố khách quan và không có tính quyết định nhất .Chỉ cần chúng ta có những bước đi phù hợp thì nhất định chúng ta sẽ tạo ra những tiền đề, điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ. Nguyên nhân cơ bản nhất là bản thân ngân hàng chưa thực sự vì lợi ích phát triển xã hội, vì sự hoà nhập vào thị trường tài chính quốc tế như mục tiêu của ngân hàng đặt ra trong kinh doanh : “Lấy lợi của nền kinh tế quốc dân, lợi ích của toàn xã hội để đầu tư phát triển ” mà chỉ vì lợi ích trước mắt của bản thân mình. 3.1.Hoạt động Marketing của ngân hàng. Việc chuyển đổi từ thói quen lâu nay của dân chúng chỉ thích sử dụng tiền mặt bằng việc mở tài khoản cá nhân để giao dịch, thanh toán tại các tổ chức tín dụng thông qua các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt, nhất thiết phải có thời gian để dân cư tiếp cận, làm quen dần và thay đổi khi thấy được những tiện ích trong thanh toán như an toàn ,tiên lợi, nhanh chóng, có lợi... Các dịch vụ ngân hàng ngoại thương hiện nay đang ở đang ở trong tư thế sẵn sàng cung cấp cho khách hàng, nhưng chúng ít được biết đến.Người dân kể cả những người có trình độ ,trong đó có cả sinh viên các trường đại học khối kinh tế và một bộ phận nhân viên của ngân hàng ít hiểu biết hoặc hiểu biết rất sơ lược về thẻ, séc ,dịch vụ ATM...điều đó cho thấy ngân hàng ngoại thương chưa có một chiến lược ngắn ,trung và dài hạn trong đó có chiến lược giao tiếp,khuyếch trương ; chiến lược khách hàng; chiến lược sản phẩm đúng hướng và hiệu quả. 3.2.Chất lượng dịch vụ của ngân hàng -Dịch vụ chuyển tiền cá nhân: Mặc dù phí chuyển tiền của ngân hàng thấp hơn của bưu điện nhưng do mạng lưới giao dịch của ngân hàng chỉ tập trung ở một số thành phố lớn trong khi đó mạng lưới của bưu điện rộng khắp cả nước, thêm đó bưu điện lại thông báo tận nhà cho khách hàng, thủ tục đơn giản hơn nên số tiền chuyển qua bưu điện lớn hơn nhiều so với qua ngân hàng. -Thẻ thanh toán Kinh doanh thẻ của SGD đã đạt những thanh tích nổi bật như :tăng trương số lượngphát hành thẻ vietcombank/visa ,vietcombank/Mastercard với trên 3000 thẻ , doanh số sử dụng năm 2001 đạt 109,130 tỷ đồng, gióp phần duy trì vị trí hàng đầu về thanh toán thẻ quốc tế, chiếm 35% thị phần cả nước, mở rộng đợn vị chấp nhận thanh toán thẻ lên 1500 đơn vị tại thành phố Hà Nội; thu phí bình quân mỗi năm đạt 0,7 triệu đôla mỹ gióp vào lợi nhuận chung của toàn hệ thống. Tuy nhiên , hiện nay mới chỉ có một bộ phận nhỏ sử dụng thẻ thanh toán do : đầu tư về nguồn lực cho kinh doanh thẻ còn nhiều hạn chế; Cơ chế điều hànhhoạt động thẻ còn nhiều lúng túng ,bất cập,thiếu sự chỉ đạo điều hành sát sao nhằm đưa ra những giải pháp thiết thực; Công nghệ thẻ và quản lý công nghệ thẻ còn bất cập; Mạng lưới các đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ quá nhỏ bé,chỉ bao gồm các loại dịch vụ chủ yếu cho nhu cầu của người nước ngoài như khách sạn nhà hàng, quầy bán vé máy bay,các cửa hàng tơ lụa...những nơi mà người việt nam hoạ hoằn lắm mới cần tới.Hơn thế nữu ,khi đưa thẻ thanh toán, hầu hết thấy người việt nam , các đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ đều từ chối hoặc năn nỉ trả bằng tiền mặt. Khiến người sử dụng thẻ không còn chỗ để sử dụng. Sở dĩ các đơn vị không mấy mặn mà trong việc thanh toán bằng thẻ vì: -Các giao dịch thanh toán sẽ được ghi có vào tài khoản của họ trong ngân hàng.Thế thì khả năng chốn thuế là rất khó khăn. -Phải trả phí ngân hàng, khoảng 2,5% các doanh nghiệp rất khó chấp nhận thiệt thòi này so với thanh toán bằng tiền mặt : vừa trốn được thuế vừa không mất phí,mặc dù họ biết rằng thanh toán bằng thẻ sẽ giảm được chi phí quản lý tiền ,giảm chi phí nhân công,có thể tăng doanh thu... -Họ có thể bắt ép được khách hàng thanh toán bằng tiền mặt, bằng cách nói: thẻ của anh (chị ) không dùng được( người có thẻ thanh toán không biết được đó chỉ là một cách từ chối thanh toán ).Hoặc họ chấp nhận thanh toán nhưng lại bắt người thanh toán bằng thẻ phải chịu phần phí mà họ phải trả cho ngân hàng ; quy số tiền thanh toán ra đô la để thu lợi trong việc áp dụng tỷ giá thấp... Thêm đó một nguyên nhân hết sức quan trọng là các ngân hàng việt nam chưa có trung tâm thanh toán liên ngân hàng phục vụ thanh toán thẻ, toàn bộ giao dịch thẻ các ngân hàng phải chuyển tới trung tâm thẻ quốc tế để xử lý thanh toán ,kể cả các giao dịch thẻ nội địa sử dụng trong nước. Do đó ngân hàng không thu được toàn bộ phí ,nó chỉ được hưởng từ 0,8-1,3% (trong tổng phí là 2,5%), và rất khó để ngân hàng có thể hạ phí giao dịch. -Dịch vụ ATM: Ngân hàng ngoại thương việt nam là ngân hàng đầu tiên tại việt đầu tiên triển khai dịch vụ ATM ( năm1995), với hai máy tại Hà Nội và Hồ Chí Minh .Tuy nhiên do những bất cập về môi trường công nghệ lúc bấy giờ nên dịch vụ này đã không đạt được kết quả như mong muốn. Trong năm 2002 này ngân hàng ngoại thương dựa lợi thế vốn có của mình như hệ thống ngân hàng bán lẻ đã nối mạng online với hầu hết các chi nhánh cho phép NHNT việt nam triển khai ATM trên khắp cả nước; NHNT đang cung cấp dịch vụ phát hành và thanh toán thể tín dụng quốc tế, điều này cho phép ngân hàng nối mạng trực tuyến với hệ thống thanh toán thẻ quốc tế và cung cấp dịch vụ ATM cho thẻ tín dụng ,thẻ ghi nợ và thẻ ATM quốc tế. Trước mắt ngân hàng sẽ cung cấp các dịch vụ ATM chuẩn như :rút tiền mặt, tra cứu tin tài khoản .Tiến tới sẽ cung cấp các dịch vụ như chuyển tiền cá nhân,thanh toán hoá đơn (Utility payment) và các dich vụ quảng cáo. Tuy nhiên hiện tại, vẫn chưa thấy máy ATM hiện diện tại SDGI cũng như tại các trung tâm thương mại, khu dân cư ... tại Hà Nội và tất cả những tiện ích mà ATM có thể mạng lại cho khách hàng vẫn chỉ là lý thuyết. -Séc cá nhân : Thực tế mở tài khoản cá nhân và sử dụng séc tại SGDI đã không đáp ứng được mong đợi .Chủ tài khoản chủ yếu là chủ các doanh nghiệp tư nhân, một số người làm việc cho liên doanh nước ngoài và một số viên chức của ngân hàng .Đây là con số nhỏ bé so với tiềm năng của thành phố Hà Nội . cho thấy thanh toán séc chưa thực sự đi vào cuộc sống .có thể rút ra mấy nguyên nhân như sau : Phạm vi thanh toán còn hạn hẹp ,chỉ thanh toán được giữa các đơn vị trong cùng một hệ thống ngân hàng hoặc bù trừ trực tiếp trên địa bàn tỉnh thành phố chứ chưa thanh toán được trên phạm vi quốc gia. Hình thức thanh toán chủ yếu là séc bảo chi vì người cung cấp không tin vào người phát hành séc,nên người phát hành phải lưu ký một số tiền trên tài khoản để ngân hàng bảo chi tờ séc.Tuy nhiên hình thức này lại không tiện lợi cho người phát hành. Do đó về nội dung của quy chế phát hành và sử dụng séc cần có những chỉnh sửa nhằm nâng cao trách nhiệm của người phát hành séc và người thụ hưởng. Theo quy định hiện hành thì chủ tài khoản cá nhân không được uỷ quyền toàn bộ cho người thay thế mình giao dịch với ngân hàng nên hạn chế việc mở tài khoản cá nhân. Theo quy định, thì người được hưởng séc cũng phải có tài khoản tại ngân hàng.Đồng thời do ngân hàng quá chú trọng tới tính an toàn cho tờ séc nên thủ tục thanh toán quy định quá chặt chẽ, phức tạp ,hướng dẫn dài dòng,do vậy làm mất đi đặc tính vốn dĩ của nó là thuận tiện trong thanh toán. Thêm vào đó ,việc sử dụng ngân phiếu mệnh giá lớn trong thời gian qua tuy đã giải quyết được một số vấn đề trong thanh toán nhưng nó ngày càng bộc lộ nhiều tiêu cực , nó đã ảnh hưởng không nhỏ tới quy mô thanh toán bằng séc nói riêng và quy mô thanh toán không dùng tiền mạt nói chung. -Thanh toán bằng UNT ít được sử dụng vì thời gian thanh toán kéo dài, đặc biệt khi số dư tài khoản bên thanh toán không đủ . 4. chính sách của nhà nước Về phía nhà nước chưa có giải pháp đồng bộ mang tính pháp lý vừa khuyến khích vừa động viên nhưng vừa có tính hướng dẫn ,bắt buộc một số cá nhân đối tượng, một số lĩnh vực có liên quan thực hiện một bước mở tài khoản và thanh toán qua tài khoản cá nhân tại ngân hàng như nghành thuế, điện, nước, một số đơn vị, cá nhân có mức thu nhập cao và ổn định ..... Thể hiên cụ thể là :Một số nghành như điện nước, bưu chính viễn thông ,thuế...có liên quan tới dịch vụ thanh toán thì chưa tích cực tham gia, hợp tác. Cho nên chưa tạo điều kiện tích cực cho các dịch vụ thanh toán qua tài khoản cá nhân phát triển. Thậm chí một số nghành còn yêu cầu nhân viên tới tận nhà thu tiền trong khi người dân có tài khoản cá nhân tại ngân hàng. Chương III Một số giải pháp thu hút dân cư mở tài khoản và thanh toán qua sở giao dịch I ngân hàng ngoại thưong việt nam. 1.Những định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của NHNT trong thời gian tới. a. Giữ vững thế mạnh hàng đầu về vốn. b.Thực hiện tốt những định hướng về sử dụng vốn. Mở rộng đầu tư đi liền với nâng cao chất lượng tín dụng ,giảm tỷ kệ nợ quá hạn ,khó đòi xuống mức 3% có biện pháp khai thác tài sản thế chấp, xiết nợ… ưu tiên đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, các nghành sản xuất , chế biến hàng xuất khẩu… c. Nâng cao chất lượng các dịch vụ ngân hàng chuyền thống, mở ra nhiều dịch vụ ngân hàng mới phục vụ tốt hơn yêu cầu của khách hàng. d.mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. e.Đổi mới công nghệ. 2.Giải phát mở rộng tài khoản cá nhân Khách hàng mở tài khoản cá nhân nhằm mục đích chủ yếu là thanh toán bằng cách sử dụng những dịch vụ của ngân hàng. Do đó thứ tự ưu tiên của họ là: -Mức độ thuận tiện trong thanh toán. -Tính an toàn trong thanh toán . -Lãi xuất ngân hàng cho số dư có,cũng như phí dịch vụ của ngân hàng. Việc khách hàng gửi tiền vào ngân hàng là nhu cầu khách quan không thể ép buộc , hơn nữa dịch vụ ngân hàng là một sản phẩm phi vật chất ,trừu tượng nên rất khó để đánh giá bằng những chỉ tiêu định lượng mà chỉ có thể đánh giá thông qua việc thoả mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng.Từ đó đòi hỏi ngân hàng cần có những chính sách linh hoạt, mềm dẻo nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Xin đề xuất một số giải pháp sau: 2.1. Thực hiện việc khuyếch trương và đánh bóng sản phẩm của mình Một trong những nguyên nhân khiến khách hàng không tới với ngân hàng là do họ không biết đến các dịch vụ của ngân hàng .Họ chỉ nghĩ đơn giản là ngân hàng là nơi để gửi tiền tiết kiệm. Lý do một phần là dịch vụ của ngân hàng là các sản phẩm không cụ thể và hết sức trừu tượng, để khách hàng hiểu rõ tính năng,công dụng,những ưu việt của sản phẩm mà ngân hàng cung cấp là điều không dễ dang và không thể thực hiên trong một sớm một chiều được,nó phụ thựôc rất nhiều vào nhận thức của dân cư trên địa bàn. Chính vì thế ngân hàng cần tiến hành việc tuyên truyền, quảng cáo các hình thức dịch vụ của mình ,nhằm gợi mở mong muốn sử dụng dịch vụ ngân hàng của công chúng. Ngân hàng cần có sự phối hợp với các nghành truyền thông truyền hình, báo chí xây dựng một chương trình thông tin về các dịch vụ mới của ngân hàng trên truyền hình, trên đài phát thanh .Thông báo cho người dân về đợt khuyến mãi trong việc mở tài khoản cá nhân tại ngân hàng.Trong đó cần phân tích rõ những tiện ích đối với dân chúng và doanh nghiệp trong việc mở tài khoản, đặc biệt là các dịch vụ của ngân hàng liên quan tới việc sử dụng tiền trên tài khoản cá nhân, đơn giản về thủ tục, nhanh chóng và hiệu quả, bảo đảm an toàn tuyệt đối. Ngân hàng nên biên tập, xuất bản những cẩm nang về các dịch vụ của ngân hàng trong có hướng dẫn rõ ràng ,cụ thể quy trình thủ tục sử dụng các dịch vụ đó giúp cho khách hàng lựa chọn được dịch vụ phù hợp với họ. 2.2.Đưa ra các hình thức tài khoản mới dành cho cá nhân -Tài khoản NOW (Negotiable Order of withdrawal) nó là một tài khỏan tiết kiệm nhưng nó khác các tài khoản tiết kiệm khác ở chỗ ,trong khi cụng được hưởng mức lãi suất tiền gửi như nhau,tài khảon NOW có tính chất đặc biệt là cho phép ngườingười sử dụng chuyểntiền hay rút tiền bất cứ lúc nào mà không bị phạt.Nếu séc đựơc viết ra mà tài khoản có thể phát hành séc không đủ tiền thanh toán,ngân hàng vẫn chi trả bằng cách tự động từ tài khoản tiết kiệm sang tài khoản séc để bù trừ. nó giúp hạn chế tối đa việc khách hàng phải tới ngân hàng làm thủ tục. -Tài khoản đa năng :tài khoản này là sự kết hợp các thuân lợi của tài khoản vãng lai và tài khoản tiết kiệm,khách hàng được quyền phát hành séc ,đồng thời số dư đựợc tính một lãi suất hợp lý. Khi khách hàng mở loài tài khoản này khách hàng sẽ được ngân hàng cung cấp cho khách hàng dịch vụ ” trọn gói ”, nó gồm các loại thẻ ghi nợ, thẻ séc , thẻ ATM và cho phép thấu chi. 2.3.Phát triển đa dạng và nâng cao chất lượng các dịch vụ ngân hàng Muốn khuyến khích người dân mở tài khoản ngân hàng ,ngân hàng cần đưa ra những dich vụ tốt, thuận tiện, đa dạng, từ vấn đề nhỏ nhất, như : chổ để xe thuận tiện, bố trí quầy giao dịch, nước uống tới những vấn đề thiết yếu như hệ thống chi trả tự động, dịch vụ chuyển tiền theo yêu cầu nhanh chóng, lời tư vấn hiệu quả thời gian làm việc cả ngày... Ngân hàng đưa ra dịch vụ tốt thực chất là tiết kiệm chi phí cho khách hàng. Nó tác động trực tiếp tới lợi ích nên có tác dụng khuyến khích người dân gửi mở tài khoản tại ngân hàng.Cụ thể là: a -Đối với séc: Ngân hàng cần nghiên cứu đơn giản thủ tục phát hành séc, đối với người thụ hưởng không nhất thiết phải có tài khoản tại ngân hàng. Ngân hàng cần nhanh chóng đưa vào áp dụng séc thanh toán cá nhân có đảm bảo chi trả của ngân hàng ngân hàng. Bởi đây là sản phẩm thanh toán đã tồn tại lâu trong nền kinh tế thị trường.Trong điều kiện hiện nay,mức thu nhập của một bộ phân dân cư đã được nâng cao, thì nhu cầu giao dịch thanh toán cá nhân sẽ ngày càng tăng. Từ một bộ phận dân cư sử dụng séc thanh toán sẽ có ảnh hưởng lan rộng và kích thích nhu cầu thanh toán qua ngân hàng của những bộ phận dân cư khác. Đề nghị cho sử dụng séc vô danh -không ghi họ tên, số hiệu tài khoản người hưởng -nhằm tạo thuận tiện trong việc chuyển nhượng và thanh toán séc. Séc cá nhân dùng trong phạm vi thanh toán địa phương hoặc giữa những ngân hàng tham gia thanh toán bù trừ trực tiếp thì không cần lưu ký tiền trước.Đối với khách hàng uy tín,có những biện pháp bảo đảm phù hợp, ngân hàng có thể áp dụng hình thức thấu chi tạo tự do hơn cho khách hàng . Kiến nghị với chính phủ : sớm ban hành luật về séc trong đó phải có chế tài cho việc phát hành séc quá số dư rõ ràng và đủ liều lượng để răn đe người phát hành séc và giảm bớt rủi ro cho ngân hàng ,tạo điều kiên chi thanh toán séc phát triển. b -Dịch vụ chuyển tiền: Nên tổ chức việc hướng dẫn tận tình cho người chuyển tiền biết và chọn ngân hàng để chuyển tiền nhanh nhất và thuận tiên nhất cho người nhận tiền; Lưu ý khách hàng kiểm tra cẩn thận số chứng minh thư nhân dân của người nhận cũng như địa chủ và số điện thoại người nhận tiền ;Ngân hàng cần chủ động thông báo cho người nhận tiền biết tới lĩnh tiền.Chỉ có như vậy cộng với mức phí thấp,tính an toán cao và sự kết hợp giữa các dịch vụ với nhau (điều mà hiện nay bưu điện không thể làm được) hy vọng ngân hàng sẽ mở rộng được thị phần chuyển tiền cá nhân, đặc biệt là chuyển những món tiền lớn. c -Phát triển và hoàn thiện hơn nữa dịch vụ thẻ tín dụng và dịch vụ ATM. Thẻ ngân hàng được ngân hàng ngoại thương đưa ra thị trường từ năm 1993, nhưng tới thời điểm này nó ít được biết đến hoặc chỉ được biết đến như một sản phẩm công nghệ cao. Trong thời gian trước mắt, ngân hàng nên tập trung phục vụ tốt những đối tượng khách hàng nước ngoài tới việt nam ,các công dân việt nam đi du lịch ,ký kết hợp đồng ở nước ngoài. Xúc tiến việc giới thiệu sản phẩm tới khách hàng chuẩn bị tốt cho tương lai khi cơ sở hạ tầng phục vụ cho thanh toán thẻ tại việt nam hoàn thiện hơn . Kiến nghị với bộ tài chính miễn VAT , thuế tiêu thụ đặc biệt đối hàng hoá bán được khách hàng thanh toán bằng thẻ. Hệ thống ATM khi đi vào hoạt động sẽ khuyến khích khách hàng mở tài khoản cá nhân ,sử dụng thẻ ATM để giao dịch,dần dân thay đổi thói quen ,tạo thói quen mới : sử dụng các phương tiên thanh toán không dùng tiền mặt Dịch vụ ATM có khả năng đáp ứng nhu cầu tiền mặt cho khách hàng ở mọi lúc, mọi nơi .Ngân hàng cần nhanh chóng thực hiên kế hoạch đưa dịch vụ ATM ra thị trường, chủ động tới các siêu thị ,cửa hàng bán buôn bán lẻ hàng hoá, trạm xăng , khu trung tâm, đông dân cư ,trên phố... lắp đặt thêm máy ATM tại nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng thực hiện giao dịch không phụ thuộc vào địa điểm của các chi nhánh ngân hàng và hoạt động 24/24h tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng thẻ thoả mãn các nhu cầu tiền mặt. Kiến nghị với NHNN cần sớm ban hành các quy định về cung cấp dịch vụ ATM ,quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng trong giao dịch ATM, vấn đề quản lý rủi ro, và an toán của máy ATM và nhiều vấn đề khách có liên quan. NHNN cần sớm đưa một trung tâm lý giao dịch ATM để tạo điều kiện kết nối và sử lý chuyển mạch các giao dịch giữa các máy ATM. Trung tâm này sẽ cho phép khai thác tối đa hệ thống ATM và tăng giá trị sử dụng và tính tiện lợi cho khách hàng sử dụng dịch vụ này. d -Thực hiện cung cấp dịch vụ trả lương cán bộ công nhân viên qua tài khoản cá nhân. Hiên nay đã xuất hiện nhu cầu doanh nghiệp nhờ ngân hàng trích tài khoản tiền gửi trả lương cho cán bộ công nhân viên theo danh sách công nhân viên muốn dành một phần tiền lương gửi vào tài khoản cá nhân hoặc công nhân viên có nhu cầu thanh toán một số khoản chi phí điện nước ,bảo hiểm... theo định kỳ. Ngân hàng có thể tiếp cận với các doanh nghiệp này để cung cấp các dịch vụ này tạo thói quen sử dụng dịch vụ của ngân hàng. e -phát triển dịch vụ cho vay đời sống, tổ chức thu nợ hàng tháng từ tài khoản tiền lương cá nhân. Khách hàng mở tài khoản cá nhân ngoài mục đích sử dụng các dịch vụ thanhtoán của ngân hàng còn vị mục đích được ngân hàng cho vay. Theo kế hoạch cho vay,khách hàng được vaymột số tiền nhất định trong trong một thời gian thoả thuậnvà thực hiện thanh toán một khoản cố định gồm lãi và một phần vốn sao cho đến cuối kỳ toàn bộ khoản thanh toán bằng đúng số nợ.tại các nước phát triển cá nhân thương ưu thích việc dụng tiên vay ngân hàng tiêu dùng những hàng hoá lâu bền như xe cộ,đồ đạc trong nhà và việc dùng tiền vay ngân hàng có lãi xuất nhỏ hơn nhiều so với lãi xuất mà họ có được trong việc sử dụng tiền của mình để đầu tư. Ngân hàng cần hướng tới nhứng đối tượng khách hàng như các cán bộ công viên chức “trẻ tuổi ” trong chính ngân hàng mình, CBCVC trong các tổng công ty ,giảng viên trẻ tại các trường đại học ,những người có thu nhập cao ,ổn định. Giúp họ có điều kiện sống tốt hơn, tận hưởng cuộc sống trong khi họ còn đủ trẻ . -Thực hiên nhiêm vụ môi giới , trung gian thanh toán ,hỗ trợ thanh toán trong giao dịch mua bất động sản và các tài sản có giá trị lớn thông qua tài khoản ngân hàng . Ngân hàng là nơi thuận tiện khi làm trung gian than toán cho các giao dịch mua bán nhà đất và tài sản có giá trị lớn, đặc biệt trong thời điểm hiện nay tại Hà Nội . khi tham gia dịch vụ này khách hàng sẽ chủ động hơn trong thanh toán bởi khi cần có thể được ngân hàng cho vay vốn bù đắp thiếu hụt thanh toán ,giúp cho giao dịch có thể diễn ra nhanh chóng ,thuận tiện thông qua tài khoản ngân hàng. Vì vậy đây cũng là một giải pháp thu hút dân cư mở tài khoản qua ngân hàng. 2.3.Thực hiện chính sách ưu đãi dân cư mở tài khoản và thanh toán qua ngân hàng. Trong quan hệ giữa người giửi tiền và ngân hàng (người nhận tiền gửi) thì cả hai đều tìm mọi cách để tối đa hoá lợi ích của mình. Ngân hàng mong muốn trả lãi xuất thấp ,thu phí cao, còn người gửi tiền thì mong muốn nhận lãi suất tiền gửi càng cao càng tốt, phí dịch vụ càng rẻ càng tốt. Vì thế ngân hàng cần tính toán lãi xuất tiền gửi ,phí hợp lý, đảm bảo lới ích cả hai bên. Trong nền kinh tế có lạm phát, lãi xuất tiền gửi cao hơn tỷ lệ lạm phát .Mức cao hơn đó phải đảm bảo một tỷ lệ hợp lý so với tỷ suất lợi nhuận bình quân trong của các nghành kinh tế trong cả nước .Đây là cả một nghệ thuật kinh doanh của ngân hàng thương mại mà ngân hàng nhà nước đã dành quyền chủ động cho tất cả các ngân hàng. Để thu hút dân cư trong thời gian đầu ngân hàng cần có chính sách ưu đãi ,khuyến khích cụ thể như sau: a -Giảm phí hoặc không thu phí dịch vụ thanh toán qua ngân hàng của dân cư trong năm đầu tiên khách hàng mở tài khoản. b -Tăng mức lãi xuất tiền gửi không kỳ hạn của dân cư cao hơn mức áp dụng đối với doanh nghiệp. c -Đối với khách hàng hội đủ điều kiện ngân hàng có thể ưu đãi lãi suất cho vay và rút ngắn thời gian thẩm định khi khách hàng có nhu cầu vay. d -Đề nghị bộ tài chính giảm thuế thu nhập cho cá nhân trong năm đầu tiên mở tài khoản tại ngân hàng. Đối với các đơn vị chấp thanh toán bằng séc,thẻ... của ngân hàng, thì doanh số bán hàng nên được giảm hoặc miễn thuế trong từng thời kỳ nhất định. 2.4 . Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho ngân hàng Yếu tố con người trong hoạt động kinh doanh của bất cứ loại hình doanh nghiệp nào cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng, luôn quyết định sự thành bại của doanh nghiệp đó điều đó càng đúng hơn đối với hoạt động của ngân hàng :khi mà mỗi CBVC dưới con mắt của khách hàng là một hình ảnh thu nhỏ của ngân hàng. sở dĩ như vậy , do về tâm lý khách hàng nào cũng muốn giao dịch với ngân hàng có trụ sở kiên cố, bề thế , có những nhân viên lịch sự hấp dẫn,duyên dáng và dễ mến.Trả lời khách hàng từ tốn, đầy đủ thông tin, dễ hiểu , mạch lạc.Trụ sở kiên cố làm cho khách hàng tin tưởng vào sự an toàn. Nội thất rộng rãi, thoán mát , phong cách giao tiếp tốt sẽ tạo tâm lý hài lòng , thoải mái cho người đến giao dịch. Nó có tác dụng thu hút và tạo nên sự gắn bó giữa khách hàng và ngân hàng. Nhìn nhận một cách khách quan thì CBVC của SGDI có trình độ hơn hẳn một số ngân hàng thương mại tại việt nam ,nhưng để đáp ứng yêu cầu xây dựng thành công hệ thống ngân hàng bán lẻ VCB-2010 ,phát triển những dịch vụ ngân hàng mới ,hiên đại đòi hỏi phải có chính sách đào tạo nhằm cập nhật những kiến thức chuyên môn,nghiệp vụ mới đặc biệt là những CBVC trước đây được đào tạo trong các trường kỹ thuật như bách khoa ,xây dựng...., thêm vào đó công tác tuyển dụng cần được sự quan tâm đúng mức nhằm trẻ hoá đội ngũ cán bộ nhân viên. 3. Kiến nghị đối với chính phủ và ngân hàng nhà nước việt nam Cần hoàn thiện văn bản pháp quy có liên quan tới quyền và trách nhiệm của chủ tài khoản trước pháp luật trong việc sử dụng các công cụ thanh toán, nhất là thanh toán không dùng tiền mặt, đảm bảo tính an toàn tiện lợi trong thanh toán.tạo hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán. Cần nhanh chóng chỉ đạo các nghành như điện lực ,bưu chính viễn thông, nước thuế..triển khai việc thu tiền điện sinh hoạt ,điện thoại.... thông tài khoản cá nhân trong ngân hàng. Nhà nước cần có chế tài bắt buộc các doanh nghiệp và các tổ chức thực hiện chi trả lương cho nhân viên thông qua tài khoản tại ngân hàng,nếu làm được điều này thì chắc chắn ngân sách sẽ có thêm một nguồn thu không nhỏ là thuế thu nhập cá nhân lâu nay vốn rất khó tận dụng do nạn chi trả, thanh toán bằng tiền mặt không tài nào kiểm soát được. Ngân hàng nhà nước nên xúc tiến xây dựng hệ thống thanh toán ngân hàng hiện đại.làm cho hệ thống thanh toán được cải thiện trên diện rộng. Kết luận Trong những năm tới cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của kinh tế Hà Nội, nhận thức của xã hội, công nghệ thông tin, môi trường thương mại... ngày một phát triển và mở rộng, kèm theo đó là môi trường pháp lý cũng sẽ được hoàn thiện hơn.Tất cả nhưng nhân tố đó sẽ là điều kiện rất tốt cho hoạt động kinh doanh của sở giao dịch I ngân hàng ngoài thương phát triển. Hiện nay , Sở giao dịch I ngân hàng ngoài thương đã có hệ thống thanh toán hiện đại, tiên tiến, dịch vụ khá phong phú song quy mô thanh toán và thu nhập từ hoạt động dịch vụ vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của hệ thống ( khách hàng và ngân hàng).Trong thời gian thực tập tại ngân hàng, tôi đã tập trung vào việc tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp nhằm mở rộng tài khoản cá nhân-một nhân tố tạo cơ sở cho sự phát triển hoạt động thanh toán trong thị trường chưa được khai phá là thị trường dân cư-. Do thời gian có hạn cũng như trình độ lý luận và kiến thức thực tế còn nhiều hạn chế và bất cập,nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót.Tôi rất mong nhận được sự gióp ý của thầy cô, các cán bộ tại sở giao dịch và bạn bè để luận văn này được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, Xin chân thành cám ơn TS.Lê Phong Châu và chị Nguyệt cán bộ phòng kế toán giao dịch đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Mục Lục Lời mở đầu Chương I. Những vấn đề cơ bản về thanh toán qua ngân hàng I.Lịch sử hình thành 1.Lịch sử hình thành 2.Vai trò thanh toán qua ngân hàng 3.Một số phương thức thanh toán 3.1.Phương thức thanh toán séc 3.2.Phương thức thanh toán băng UNC 3.3. Phương thức thanh toán băng UNT 3.4. Phương thức thanh toán bằng thư tín dụng II.Phương thức thanh toán qua tài khoản cá nhân 1.Khái quát về tài khoản ngân hàng 1.1.Tài khoản và hệ thống tài khoản của các ngân hàng thương mại việt nam 1.2.Hệ thống tài khoản của ngân hàng ngoại thương việt nam 2. Vai trò của tài khoản cá nhân 2.1.Vai trò đối với cá nhân 2.2.Vai trò đối với ngân hàng 2.3.Vai trò đối với xã hội 3. Quá trình thanh toán trên cơ sở tài khoản cá nhân 3.1.Thủ tục mở tài khoản cá nhân 3.2.Điều hành tài khoản 3.3.Đóng tài khoản 3.4.Hậu quả của việc đóng tài khoản 4.Các yếu tố tác động tới việc mở tài khoản cá nhân 4.1.Mức độ phát triển của nền kinh tế 4.2.Dịch vụ của ngân hàng 4.3.Chính sách ,chủ trương quản lý hoạt động thanh toán trong xã hội. ChươngII. trạng hoạt động mở tài khoản cá Thực nhân và thanh toán qua ngân hàng I.Khái quát về hoạt động của ngân hàng ngoại thương việt nam 1.Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức 1.1.Lịch sử hình thành 1.2.Cơ cấu tổ chức 2.Kết quả kinh doanh trong một số năm qua 2.1.Hoạt động huy động vốn 2.2.Hoạt động tín dụng II.Thực trạng hoạt động mở tài khoản cá nhân 1. Thực trạng mở tài khoản cá nhân,cũng như những kết quả đạt được 2. Những hạn chế và nguyên nhân Chương III. một số giải pháp khuyến khích dân cư mở tài khoản tại sgdi ngân hàng ngoại thương việt nam 1.Định hướng phát triển của ngân hàng ngoại thương việt nam 2. Một số giải pháp 2.1.Thực hiện việc khuyếch trương, đánh bóng sản phẩm của mình 2.2.Đưa ra các hình thức tài khoản mới dành cho cá nhân 2.3.Phát triển đa dạng và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng 2.4.Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho ngân hàng 3.Kiến nghị kết luận tài liệu tham khảo tài liệu tham khảo 1.Báo cáo thương niên ngân hàng ngoại thương việt nam năm 2001 2.Tạp chí vietcombank 3.Tạp chí ngân hàng 4.Ngân hàng thương mại (đhktqdhn) 5.Nghiệp vụ ngân hàng thương mại ( davd cox) 6.Kế toán và sử lý thông tin trong các ngân hàng thương mại (đhktqdhn) 7.Quyết định số 22/QĐ-NH1,Thông tư 08/TT-NH2 ,luật NHNN việt nam và luật các tổ chức tín dụng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0181.doc
Tài liệu liên quan