Trong thời gian qua chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc đã áp dụng nhiều hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, đã tìm những giải pháp tích cực để cải tiến công tác thanh toán, nâng cao khả năng thích ứng với nhịp độ phát triển của nền kinh tế, đạt tới yêu cầu thanh toán thông suốt, nhanh chóng, chính xác thể hiện vai trò là trung tâm thanh toán của nền kinh tế.
71 trang |
Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1149 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm mở rộng và phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g trong việc tăng cường áp dụng công nghệ hiện đại tăng thêm tiện ích cho Ngân hàng. Ngoài ra Ngân hàng đã áp dụng việc huy động vốn bằng cách phát hành kỳ phiếu, trái phiếu nhiều kỳ hạn nhằm thu hút nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư, tăng thêm nguồn vốn huy động để phục vụ tốt hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
* Công tác sử dụng vốn:
Bám sát được những mục tiêu của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam và phương hướng của chi nhánh với nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên chi nhánh với phương châm phát huy nội lực, phục vụ cao nhất cho đầu tư và phát triển nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng tìm kiếm các dự án mới mở rộng khách hàng theo hướng cả gửi lẫn vay. Tăng cường công tác thẩm định cả tổng thể hoat động tín dụng cũng như từng dự án cụ thể. Vì vậy song song với công tác huy động vốn thì việc sử dụng vốn của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc đã có những kết quả đáng khích lệ. Thực hiện mục tiêu “đi vay để cho vay”. Bước sang hoạt động kinh doanh theo cơ chế như một Ngân hàng thương mại trong môi trường khó khăn đầy thử thách nhưng với quyết tâm cao và sự nhất trí từ ban lãnh đạo đến cán bộ công nhân viên. Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc đã tìm mọi cách, mọi biện pháp để duy trì và mở rộng cho vay đồng thời giảm thiểu được rủi ro tín dụng. Với phương châm lấy hiệu quả kinh doanh của khách hàng làm mục tiêu kinh doanh tổng hợp đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc đã chú trọng mở rộng hoạt động tín dụng trên cở sở tìm hiểu nhu cầu và khả năng thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của khách hàng trong điều kiện an toàn và hiệu quả, đáp ứng tối đa nhu cầu cho khách hàng mới. Do đó công tác sử dụng vốn năm 2003 đã tiếp tục duy trì được tăng trưởng so với năm trước.
Được đánh giá là một trong các Ngân hàng thương mại quốc doanh hàng đầu Vĩnh Phúc ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc đã đáp ứng một khối lượng tín dụng đáng kể phục vụ tốt cho phát triển kinh tế trên địa bàn. Hoạt động tín dụng đầu tư của Ngân hàng năm 2003 so với năm 2002 tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Khối lượng tín dụng năm 2003 tăng 354.207 triệu đồng ( tương ứng 67,07%). Trong đó khối lượng tín dụng trung hạn về tỷ lệ tương đối tăng khá cao 236,55% ( tăng 164.225 triệu đồng).
Chất lượng tín dụng của Ngân hàng cũng được tăng lên đáng kể, tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng năm 2003 là 1,25% tổng dư nợ, giảm rất nhiều so với năm 2002 (tỷ lệ nợ quá hạn năm 2002 là 2% ). Đây là một thành công do đó Ngân hàng cần phát huy hơn nữa.
Tỷ trọng các khoản cho vay cũng có một số thay đổi.
Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng nghiệp vụ cho vay năm 2002__ 2003 của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh phúc:
Tỷ trọng nghiệp vụ cho vay Tỷ trọng nghiệp vụ cho vay
năm2002 năm 2003
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2002-2003
Có được kết quả như vậy là do ngay từ đầu chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc đã đề ra chiến lược sử dụng vốn thích hợp, thực hiện tốt các quy định trong công tác huy động vốn. Mặc dù tốc độ tăng trưởng của tín dụng nhanh như vậy nhưng chi nhánh vẫn luôn quan tâm đến chất lượng hoạt động tín dụng, việc cho vay được chú ý chặt chẽ trong quy trình đảm bảo tính pháp lý, cho vay đúng quy tắc và đảm bảo chất lượng tín dụng.
* Dịch vụ thu phí bảo lãnh:
Bên cạnh nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ, thì chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc tiếp tục mở rộng các dịch vụ Ngân hàng, bên cạnh đó cũng đề ra một số định hướng tăng dịch vụ bảo lãnh nhằm đáp ứng nhu cầu trong sản xuất kinh doanh của Ngân hàng và tăng thu nhập trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng. Trong năm qua doanh số bảo lãnh đạt 2.726 triệu đồng tăng 97,5% so với năm 2002 ( 1.380 triệu đồng ).
* Công tác kho quỹ:
Thấy được tầm quan trọng của công tác thanh toán là góp phần nâng cao tốc độ chu chuyển vốn nền kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, với sự hỗ trợ của các công trình phần mềm kế toán thanh toán trên mạng, công tác kế toán luôn đảm bảo kịp thời, chính xác. Mặc dù khối lượng công việc lớn do các hoạt động của chi nhánh không ngừng mở rộng, nhưng công tác kế toán, kho quỹ có sự phối hợp chặt chẽ đã đảm bảo tuyệt đối an toàn, chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kế toán, thống kê chế độ an toàn kho quỹ góp phần đáng kể vào kết quả kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc.
Tóm lại: Trong năm 2003 tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, điều kiện trng nước gặp khó khăn đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước và cũng như ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại trong cả nước. Mặc dù tình hình kinh tế trong nước và thế giới biến động như vậy nhưng toàn thể cán bộ công nhân viên chi nhánh đã không ngừng phấn đấu để nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như vậy là do Ngân hàng đã có định hướng đúng đắn như mở rộng tiếp thị quảng cáo có trọng tâm trọng điểm, nâng cao chất lượng và thái độ phục vụ khách hàng do đó tạo được lượng tiền gửi , tiền vay lớn ổn định để tăng khối lượng khách hàng đến với Ngân hàng nhằm tạo đà để tiếp tục thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số vấn đề cần phải phấn đấu hơn nữa.
- Việc huy động vốn trung và dài hạn phục vụ cho đầu tư phát triển vẫn còn gặp nhiều khó khăn đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và sự cố gắng hơn nữa của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát tiển Vĩnh Phúc.
- Chưa tìm được nhiều dự án đầu tư có hiệu quả để cho vay phục vụ chủ trương kích cầu của Nhà nước.
Kết quả hoạt động kinh doanh chính vẫn là tín dụng mặc dù các sản phẩm dịch vụ của chi nhánh đã được đa dạng hoá và chú trọng.
Cần chú trọng và có bước đi thích hợp để thu hút khách hàng xuất khẩu nhằm tạo nguồn ngoại tệ ổn định, lâu dài để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn ngoại tệ huy động.
2.2. Thực trạng tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc:
2.2.1. Tình hình chung về thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc:
Chuyển sang hoạt động như một Ngân hàng thương mại, chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc luôn coi trọng công tác thanh toán, luôn ý thức được rằng mọi khách hàng khi thực hiện thanh toán qua Ngân hàng đều mong muốn thanh toán kịp thời chính xác và đảm bảo an toàn tài sản cho mình. Để chất lượng phục vụ khách hàng ngày càng được nâng cao và phấn đấu thực hiện tốt vai trò trung gian thanh toán thì Ngân hàng phải chú trọng đến công tác bồi dưỡng cán bộ thanh toán viên thành thạo nghiệp vụ và nắm chắc quy trình về thánh toán.
Từ khi pháp lệnh Ngân hàng ra đời ( tháng 5/1990 ). Ngân hàng trung ương đã thành lập trung tâm tin học Ngân hàng và trang bị hệ thống máy vi tính từ trung ương đến các chi nhánh Ngân hàng tỉnh, thành phố và một số quận huyện lớn. Tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc cũng đã tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tin học vào hệ thống thanh toán để phục vụ cho công tác thanh toán thay thế cho việc làm thủ công do đó hiệu quả thanh toán đượ nâng cao, thời gian thanh toán rút ngắn được nâng cao, thời gian thanh toán rút ngắn từ đó làm cho khách hàng yên tâm tin tưởng, nâng cao uy tín cho khách hàng. Đến nay chi nhánh liên tục trang bị thêm máy vi tính để đảm ảo phục vụ kinh doanh và chỉ đạo điều hành, đồng thời hoàn chỉnh nối mạng tại hội sở và các chi nhánh huyện.
Tình hình thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc được thực hiện bằng các phương thức thanh toán sau:
- Trong thanh toán chuyển tiền điện tử: Chi nhánh đã thực hiện thanh toán với các Ngân hàng cùng hệ thống bằng mạng vi tính. Điều này đã giải quyết được tình trạng thanh toán liên hàng chậm trễ. Mỗi món hàng nếu thanh toán bằng liên hàng phải mất từ 5-7 ngày ( do phải chuyển tiền bằng thư ) thì nay với phương thức mới đã có thể chuyển được ngay trong ngày. Theo quy trình này việc việc kiểm soát và xử lý của trung tâm kiểm soát diễn ra nhanh gọn và Ngân hàng có thể phát hiện kịp thời các khoản thất lạc…Nhờ vậy thanh toán chính xác, rút ngắn thời gian thanh toán, vốn chu chuyển nhanh.
- Trong phương thức thanh toán bù trừ Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc đã thực hiện thanh toán với các Ngân hàng trên địa bàn Vĩnh Phúc. Trong mỗi ngày làm việc thì thanh toán viên phụ trách khâu thanh toán bù trừ tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc sẽ đi thực hiện thanh toán bù trừ và giao nhận chứng từ trực tiếp 2 phiên ( buổi sáng 9 giờ và buổi chiều 13 giờ 30 ). Tại phiên thanh toán bù trừ, thanh toán viên giao nhận chứng từ trực tiếp với các Ngân hàng thành viên, tai bàn giao dịch thanh toán viên có đủ thẩm quyền sử lý các trường hợp phát sinh ngay tại phiên giao dịch.
Ngoài ra chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc còn tham gia thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước.
Trong thời gian qua doanh số thanh toán tăng lên một cách rõ rệt, nhất là doanh số thanh toán không dùng tiền mặt được thể hiện qua bảng2.2.
Tình hình thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc tăng tương đối cao đó là một kết quả đáng mừng. Việc thanh toán qua Ngân hàng tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc được mở rộng không dừng lại ở thanh toán trên địa bàn mà mở rộng thanh toán ra toàn quốc .Việc thanh toán doanh số tăng lên rõ rệt cụ thể: Năm 2003 thanh toán không dùng tiền mặt với số món là 15.155 trên tổng số món là 22.409 chiếm 68% tổng số món thanh toán chung đạt doanh số 802.760 triệu đồng trên tổng doanh số thanh toán chung là 1.189.472 triệu đồng đạt 67% tổng doanh số thanh toán. Trong khi năm 2002 tổng số món thanh toán chung là 22.507 đạt doanh số là 646.626 triệu đồng trong đó thanh toán không dùng tiền mặt là 13.267 món với doanh số là 437.233 triệu đồng chiếm 68% tổng doanh số thanh toán. Qua số liệu trên ta thấy qua 2 năm về số món thanh toán không dùng tiền mặt tăng 1.888 món tương ứng tăng 365.527 triệu đồng (xem bảng sau)
Bảng 2.2: Tình hình thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Số món
%
Số tiền
%
Số món
%
Số tiền
%
1. Thanh toán bằng tiền mặt
9240
41
209393
32
7254
32
386712
32
2. Thanh toán không dùng tiền mặt
13267
59
437233
68
15155
68
802760
68
3. Thanh toán chung
22507
100
646626
100
22409
100
1189472
100
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2002 – 2003
Tuy doanh số thanh toán không dùng tiền mặt hàng năm có tăng nhưng tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc vẫn còn lớn về số món thanh toán bằng tiền mặt năm 2002 chiếm 41% tổng số món chung đạt doanh số thanh toán là 209.393 triệu đồng chiếm 32% tổng doanh số thanh toán. Năm 2003 với số món thanh toán bằng tiền mặt chiếm 32% tổng số món thanh toán đạt doanh số 368.712 triệu đồng. Qua đây đòi hỏi Ngành Ngân hàng nói chung và Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc nói riêng phải quan tâm nhiều đến việc giảm thấp tỉ lệ thanh toán bằng tiền mặt, để nâng cao hình thức thanh toán không dùng tiền mặt qua Ngân hàng, sử dụng các biện pháp tuyên truyền quảng cáo…để tạo thói quen sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư.
Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc
Tỷ trọng thanh toán năm 2002 Tỷ trọng thanh toán năm 2002
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2002-2003
Qua đó cho ta thấy khối lượng thanh toán qua Ngân hàng ngày càng được mở rộng, được củng cố hoàn thiện và có vai trò quan trọng trong thanh toán.
Có được những kết quả khả quan như vậy là do Ngân hàng có sự chuyển đổi, đổi mới chủ trương chính sách của hệ thống Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, vận dụng kịp thời công nghệ tin học tiên tiến hiện đại trên thế giới vào quy trình thanh toán nâng cao chất lượng trong khâu thanh toán, bên cạnh đó với đội ngũ cán bộ có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt và có tâm huyết với công việc của mình.
Công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc thực hiện tốt một phần cũng nhờ vào công tác tiến bộ hoạt động có hiệu quả, việc chuyển tiền, chuyển khoản diễn ra một cách nhanh chóng, chính xác và kịp thời. Nhờ vậy uy tín của Ngân hàng ngày càng được tăng cao tạo điều kiện mở rộng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong thời gian tới để nâng cao hơn doanh số thanh toán không dùng tiền mặt so với tổng doanh số thanh toán chung của Ngân hàng.
Mặt khác, nhờ thực hiện tốt công tác tiền tệ, kho quỹ nên Ngân hàng luôn duy trì được mức tồn quỹ tiền mặt, đáp ứng nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng nên sự tin tưởng của khách hàng đối vơí Ngân hàng ngày càng tăng. Đây cũng là một trong những nhân tố tạo niềm tin đối với khách hàng giúp thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phát huy hơn nữa vai tò của nó trong nền kinh tế thị trường.
2.2.2. Thực trạng vận dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát tiển Vĩnh Phúc.
Hiện nay chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc sử dụng phương thức chuyển tiền điện tử giữa các Ngân hàng cùng hệ thống thanh toán bù trừ với các Ngân hàng thương mại khác, các tổ chức tín dụng đóng trên địa bàn Vĩnh Phúc và thanh toán qua tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước.
Xét về cơ cấu thanh toán không dùng tiền mặt chủ yếu khách hàng vẫn sử dụng các công cụ truyền thông như uỷ nhiệm chi,còn đối với uỷ nhiêm thu, các loại séc, hình thức thanh toán thư tín dụng trong tỉnh còn đang ít sử dụng, Ngân hàng chỉ thanh toán được số lượng món ít chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt. Khi có nhu cầu thanh toán thì khách hàng thường lựa chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp nhất, vừa đáp ứng tính chính xác an toàn trong thanh toán, vừa nhanh chóng kịp thời nhằm mang lại lợi ích kinh tế. Căn cứ chủ yếu mà khách hàng lựa chọn phương thức thanh toán không dùng tiền mặt là:
+ Quy định cụ thể của mỗi hình thức thanh toán.
+ Điều kiện sản xuất kinh doanh của đơn vị hoặc cá nhân tham gia thanh toán.
+ Mức độ tín nhiệm bạn hàng.
+ Thói quen sử dụng hình thức thanh toán
+ Trình độ cán bộ và trang thiết bị thanh toán không dùng tiền mặt có xu hướng tăng cả về số món và số tiền trên tổng số thanh toán chung được thể hiện qua việc sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc năm 2002 – 2003 như sau.
Qua bảng số liệu 2.2 thì tình hình thanh toán không dùng tiền mặt trong hai năm 2002 – 2003 của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc chủ yếu tập trung vào các hình thức thanh toán: uỷ nhiệm chi - chuyển tiền. Trong năm 2002 doanh số hoạt động là: 437.233 triệu đồng đến năm 2003 đạt 802.760 triệu đồng. Trong các hình thức thanh toán thì uỷ nhiệm chi chiếm tỷ lệ cao nhất hầu như là tuyệt đối. Sở dĩ có được như vậy là do hình thức thanh toán uỷ nhiệm chi thuận tiện, có nhiều ưu điểm hơn các hình thức khác, hơn nữa còn phụ thuộc vào độ tín nhiệm lẫn nhau của các khách hàng, tình hình trang thiết bị kỹ thuật thanh toán của Ngân hàng và một phần cũng do thói sử dụng các hình thức thanh toán cuả khách hàng.
Để phân tích một cách kỹ hơn về các hình thức thanh toán ta cần đi nghiên cứu các nội dung cụ thể của mỗi hình thức thanh toán trên tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc.
2.2.2.1. Uỷ nhiệm chi - chuyển tiền:
* Uỷ nhiệm chi: Đây là hình thức thanh toán được sử dụng phổ biến chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số các hình thức thanh toán tại chi nhánh Ngân hàng. Năm 2003 với số món là 15.155 tương ứng với số tiền là 802.760 triệu đồng. So với năm 2002 thì hình thức thanh toán uỷ nhiệm chi tăng lên một cách rõ rệt.
Bảng 2.3: Hình thức thanh toán uỷ nhiệm chi
Tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc Đơn vị: Triệu đồng
Năm 2002
Năm 2003
Hình thức
Số món
%
Số tiền
%
Số món
%
Số tiền
%
Uỷ nhiệm chi – chuyển tiền
13.267
100
437.233
100
15.155
100
802.760
100
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2002 - 2003
Như vậy qua hai năm 2002 và 2003 doanh số thanh toán bằng uỷ nhiệm chi ngày càng tăng lên, đạt doanh số cao nhất trong tất cả các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Hình thức thanh toán này được khách hàng sử dụng phổ biến nhất là do thủ tục thanh toán nó khá đơn giản, thuận tiện, người mua chỉ cần viết uỷ nhiệm chi tới Ngân hàng mình mở tài khoản, nếu như trên tài khoản của người mua còn đủ số dư để thanh toán thì Ngân hàng sẽ tự làm thủ tục thanh toán cho người bán, người bán không cần thiết phải đến Ngân hàng làm thủ tục thanh toán như các hình thức khác, như vậy thanh toán bằng hình thức này sẽ thuận thiện cho cả hai bên. Hơn nưa do việc thanh toán liên hàng qua mạng vi tính và thanh toán bù trừ trên địa bàn Vĩnh Phúc rất nhanh gọn nên hình thức thanh toán uỷ nhiệm chi trở nên thuận tiện và kịp thời hơn. Chỉ trong vòng từ 1-2 ngày thậm chí vài giờ kể từ khi người mua gởi uỷ nhiệm chi, người bán đã nhận được tiền hàng và cũng có thể không nhận được tiền hàng vì còn phụ thuộc vào bên mua có lập uỷ nhiệm chi để thanh toán hay không. Do vậy hình thức thanh toán này chỉ được áp dụng với các đơn vị có quan hệ thường xuyên và có uy tín với nhau.
Ngoài việc sử dụng để thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ của khách hàng thì bên cạnh đó uỷ nhiệm chi còn được sử dụng để thanh toán những khoản của chính bản thân Ngân hàng như thực hiện nghĩa vụ đối với Ngân sách, chi trả lãi điều hoà vốn…do vậy uỷ nhiệm chi chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc.
* Séc chuyển tiền:
Séc chuyển tiền là hình thức chuyển tiền cho người đại diện đơn vị xin chuyển tiền trực tiếp chuyển để nhận tiền tại Ngân hàng trả chuyển tiền.
Séc chuyển tiền được áp dụng để thanh toán giữa hai Ngân hàng cùng hệ thống. Nếu như thanh toán giữa hai Ngân hàng khác hệ thống thì phải làm thủ tục sang Ngân hàng Nhà nước phát hành séc chuyển tiền.
Để đảm bảo an toàn khi chuyển tiền thì trên tờ séc chuyển tiền phải ghi ký hiệu mật. Nếu quá trình thanh toán sai sót như sai ký hiệu mật thì tra soát ngay Ngân hàng phát hành séc, nhưng nếu nghiêm trọng hơn và tờ séc bị trả lại cho khách hàng thì làm cho thời gian thanh toán lâu hơn rất nhiều, do vậy khách hàng có thể từ chối hình thức thanh toán này vì thời gian lâu sẽ gây chậm trễ trong thanh toán, lãng phí tốn kém cho người sử dụng và có thể mất cơ hội làm ăn của khách hàng. Bởi vậy doanh số thanh toán séc chuyển tiền qua các năm tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc luôn có xu hướng giảm.
Tóm lại, hình thức thanh toán uỷ nhiệm chi là một hình thức thanh toán đơn giản, thuận tiện và kịp thời, do vậy phù hợp với mọi đối tượng khách hàng. Được sử dụng phổ biến nhất và chiếm tỷ lệ cao nhất, hiện nay hình thức này được sử dụng thông qua hai phương thức thanh toán bù trừ và thanh toán điện tử.
2.2.3. Tình hình vận dụng các phương thức thanh giữa các Ngân hàng tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc:
Hiện nay, tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc sử dụng phương thức thanh toán giữa các Ngân hàng là thanh toán bù trừ và thanh toán điện tử, tình hình thực hiện các phương thức sau hai năm hoạt động được thể hiện qua bảng 2.4.
Bảng 2.4: Tình hình áp dụng các phương thức thanh toán giữa các Ngân hàng tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc 2002 – 2003:
Đơn vi: Triệu đồng
Các phương thức thanh toán
Năm 2002
Năm 2003
doanh số
tỷ trọng
doanh số
tỷ trọng
Thanh toán bù trừ
173.422
40
342.174
43
Thanh toán điện tử
263.811
60
460.586
57
Tổng cộng
437.233
100
802.760
100
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2002 - 2003
Trước đây Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc thực hiện thanh toán liên hàng nhưng hiện nay do công nghệ tin học phát triển và việc cung ứng vào hoạt động thanh toán của Ngân hàng là cần thiết, do đó ngân hàng đã chuyển từ quy trình thanh toán thủ công sang chế độ thanh toán điện tử.
Nhìn chung doanh số thanh toán trong năm 2003 tăng lên so với năm 2002 cụ thể cho thấy tổng doanh số thanh toán năm 2002 là: 437.233 triệu đồng và năm 2003 là: 802.760 triệu đồng trong đó thanh toán bù trừ năm 2003 là: 342.174 triệu đồng chiếm 43% tổng doanh số thanh toán tăng hơn so với năm 2002 là: 168.752 triệu đồng, trong khi đó thanh toán điện tử năm 2003 là: 460.586 triệu đồng tăng hơn so với năm 2002 là: 196.755 triệu đồng. Qua số liệu ta thấy tổng số thanh toán tăng. Sở dĩ có sự tăng nhanh thế do tính ưu việt của phương thức và nó phù hợp với tình hình thanh toán và tính chất mỗi món thanh toán. Hơn nữa hệ thống Ngân hàng đầu tư và phát triển để tạo điều kiện thanh toán nhanh, tiện lợi cho khách hàng nên mọi khoản tiền khách hàng chuyển đi tỉnh khác, thành phố trong cùng hệ thống hoặc khác hệ thống nhưng trên địa bàn chuyển đến có chi nhánh Ngân hàng Đầu tư thì đều được chuyển tiền bằng điện tử, sau đó nếu như khác hệ thống với Ngân hàng Đầu tư thì sẽ bù trừ tiếp trên địa bàn đó.
Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng thanh toán giữa các Ngân hàng tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc
Tỷ trọng thanh toán năm 2002 Tỷ trọng thanh toán năm 2003
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2002-2003
Ví dụ: Nếu như khách hàng muốn chuyển tiền từ Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc xuống cho người có tài khoản tại Ngân hàng Công thương Đông Anh thì sẽ chuyển như sau: Ngân hàng đầu tư và phát triển Vĩnh phúc sẽ chuyển tiền bằng phương thức chuyển tiền điện tử xuống Ngân hàng Đầu tư và phát triển Đông Anh, sau đó tới phiên bù trừ thì Ngân hàng Đầu tư và phát triển Đông Anh đi bù trừ với Ngân hàng Công thương Đông Anh.
Mặc dù không thể khẳng được thanh toán bằng phương thức thanh nào là ưu việt nhất, nhưng qua thực tế cho chúng ta thấy ở mỗi phương thức thanh toán đều có những ưu nhược điểm khác nhau.
Thanh toán bù trừ là phương thức thanh toán giữa các Ngân hàng. Tổ chức tín dụng trên cùng địa bàn tỉnh, thành phố, Do quy định phiên giao dịch bù trừ, thành viên tham gia thanh toán, phạm vi các đơn vị thanh toán nên nếu hứng từ ngoài giờ của phiên giao dịch thì phải chờ đến phiên giao dịch sau mới được giải quyết. Nên trong thanh toán bù trừ vẫn còn một số hạn chế đòi hỏi Ngân hàng phải có những giải pháp cụ thể để khắc phục những hạn chế đó để phù hợp với tình hình thanh toán chung.
Thanh toán điện tử là phương thức thanh toán mới thể hiện những nét cơ bản cần có trong thanh toán như thanh toán đơn giản, nhanh chóng, thuận thiện, an toàn và chính xác, nhưng bên cạnh đó còn tồn tại những hạn chế nhất định, quy trình thanh toán đòi hỏi phải được thống nhất chặt chẽ trong cùng hệ thống, vì nếu chỉ một đơn vị thanh toán không thực hiện đối chiếu trong ngày được thì tất cả các đơn vị trong cùng hệ thống phải ngừng thanh toán.
Phương thức thanh toán nào cũng có những ưu điểm và những hạn chế nhất định, nếu như Ngân hàng có những biện pháp cụ thể để khắc phục những tồn tại, phát huy tính ưu việt của mỗi phương thức sẽ tạo đà cho thanh toán không dùng tièn mặt phát triển hơn.
2.2.4. Những mặt tồn tại và nguyên nhân trong thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc.
Qua tìm hiểu về tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc cũng như xem xét về công tác thanh toán không dùng tiền mặt ta thấ luôn có sự tăng trưởng một cách hợp lý, năm sau cao hơn năm trước. Tuy bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì vẫn còn một số cản trở tong công tác mở rộng phát triển công tác thanh toán không dùng tiền mặt. Đánh giá những tồn tại trong công tac thanh toán không dùng tiền mặt thể hiện ở một số điểm sau.
- Cơ sở pháp lý về thanh toán không dùng tiền mặt đã có nhưng vẫn còn hạn chế và chưa đồng bộ. Về quy chế phát hành và sử dụng thẻ chưa có những văn bản mang tính chất hợp pháp lý chính thức, có nhiều nghị định nghị quyết, thông tư nhưng đây là vấn đề con phải bàn thêm.
- Các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt như séc, thư tín dụng … vẫn còn nhiều phức tạp trong thủ tục lập và thanh toán … nên tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc vẫn còn chưa sử dụng nhiều hình thức này. Ngoài ra do thu nhập cá nhân ở nước ta còn thấp, các nguồn thu không đồng đều, không chính thức nen số lượng cá nhân mở tài khoản tuy có tăng nhưng không đáng kể, chủ yếu là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế mở tài khoản tại Ngân hàng để thanh toán. Số tài khoản cá nhân tuy được mở tuy được mở tại Ngân hàng nhưng họ thường sử dụng nó như quyển sổ tiết kiệm không kỳ hạn dùng để rút tiền mặt ra để mua bán do vậy cũng không phát huy được vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt qua tài khoản cá nhân.
Mặt khác do việc duy trì qúa lâu hình htức thanh toán cũ cũng là một yếu tố làm cản trở các hình thức khác phát triển và làm giảm doanh số thanh toán không dùng tiền mặt dẫn đến doanh số thanh toán chung cũng bị ảnh hưởng.
- Một số hình thức thanh toán mới ra đời nhưng chưa được áp dụng phổ biến và rộng rãi. Nhìn chung các thể thức thanh toán phổ biến của nước ta hiện nay vẫn là các hình thức thanh toán truyền thống, khách hàng chưa có thói quen sử dụng các hình thức thanh toán hiện đại một phần do trình độ hiểu biết của khách hàng còn hạn chế nên việc tiếp cận và sử dụng các công cụ thanh toán mới còn chưa được phát triển.
Chương 3
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện thanh toán
Không dùng tiền mặt tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc
3.1.Định hướng phát triển dịch vụ thanh toán tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc:
Bước sang năm 2004 nền kinh tế của đất nước đã duy trì được tốc độ tăng trưởng sau thời kỳ đổi mới, ngành Ngân hàng nói chung và Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc nói riêng đã thực hiện được vai trò của mình trong công tác phục vụ đời sống chính trị xã hội nền kinh tế đất nước. Bám sát định hướng của ngành, đó là:
“ Tiếp tụ tái cơ cấu lại toàn diện Ngân hàng gắn liền với đổi mới và hoạt động theo luật pháp và thông lệ quốc tế; xây dựng Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam theo hướng tập đoàn tài chính đa năng phát triển bền vững theo đòi hỏi của thị trường. Phấn đấu là một trong những Ngân hàng có chất lượng, hiệu quả hoạt động hàng đầu tại Việt Nam, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ, có hiệu quả kinh doanh cao và chủ động hội nhập quốc tế; phát huy vai trò của ngân hàng thương mại Nhà nước thực thi hính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ mọi thành phần kinh tế, góp phần vào sự nghiệp đầu tư phát triển, phát triển kinh tế xã hội và đẩy mạnh công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước”.
Trên cơ sở bám sát định hướng của ngành, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc cố gắng phấn đấu góp phần vào phục vụ tốt nhất nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, bằng cách phục vụ tốt nhất 10 chương trình phát trển kinh té – xã hội theo nghị quyết tỉnh đảng bộ lần thứ XIII đề ra. Với quyết tâm cao của cán bộ công nhân viên cố gắng thực hiện mục tiêu đề ra năm 2004, thực hiện cơ cấu Ngân hàng với phương châm cơ cấu lại và phát triển vững chắc, đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ, lành mạnh và nâng cao năng lực tài chính, tăng lực lượng phục vụ theo cơ chế thị trường, nâng cao hiệu quả kinh doanh, phát triển vững chắc đảm bảo an toàn hệ thống.
Để thúc đẩy nền kinh tế phát triển đồng thời phục vụ tốt nhu cầu thanh toán của khách hàng. Ngành Ngân hàng nói chung và ngành Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc nói riêng phải không ngừng nâng cao chế độ thanh toán không dùng tiền mặt, kỹ thuật thanh toán hiện đại cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế trong giai đoạn tới.
Trong điều kiện hiện nay, giao dịch thanh toán bằng tiền mặt diễn ra khá nhiều, kèm theo các giao dịch về tiền mặt là chi phí in ấn và vận chuyển, kiểm đếm...gây nên chi phí lớn cho Ngân hàng. Trong khi nước ta đang trong thời kỳ thiếu vốn phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước thì vấn đề đặt cho Ngân hàng là phải thu hút tối đa lượng tiền nhàn rỗi đang trôi nổi ngoài lưu thông. Để làm được những điều đó thì Ngân hàng cần phaỉ mở rộng công tác thanh toán không dùng tiền mặt, giảm thiểu số lượng tiền giao dịch từ đó tận dụng tối đa nguồn vốn trong thanh toán phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế.
Nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển, cùng với quá trình phát triển đó thì Ngân hàng phải có những bước tiến mới cho phù hợp. Bên cạnh những khách hàng truyền thống của Ngân hàng là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân mở tài khoản, gửi tiền..., thời gian gần đây Ngân hàng đã hướng tới thu hút khách hàng bằng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư, thử nghiệm một số công cụ thanh toán hiện đại
Bên cạnh những công cụ truyền thống thì việc tiếp tục triển khai thực hiện mở tài khoản cá nhân. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế hàng đầu Việt Nam và trên thực tế cho thấy rằng: Nguồn vốn nhàn rỗi có thể khai thác được trong dân cư còn khá tiềm tàng và lâu dài. Mở tài khoản cá nhân sẽ tạo điều kiện cho việc thanh toán không dùng tiền mặt, áp dụng công cụ thanh toán không dùng tiền mặt, áp dụng các công cụ thanh toán hiện đaị. Bên cạnh đó thì phát triển tài khoản cá nhân sẽ làm tăng khả năng thu nạp vốn nhàn rỗi trong tầng lớp dân cư. Tuy nhiên việc chuyển đổi nhận thức từ thói quen lâu nay của dân chúng chỉ thích sử dùng tiền mặt làm công cụ thanh toán, việc mở tài khoản cá nhân để giao dịch, thanh toán tại Ngân hàng bằng các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt, nhất thiết phải có thời gian để dân cư tiếp cận, làm quen dần và thấy được những tiện ích mới do thanh toán không dùng tiền mặt mang lại như an toàn, nhanh chóng, thuận lợi ...Vì vậy, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc cần có biện pháp khuyến khích mọi người mở tài khoản cá nhân tại Ngân hàng để tập hợp những khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư. Tạo thói quen sử dụng dịch vụ Ngân hàng trong hoạt động giao dịch, mua bán thanh toán, thu hút khách hàng và nâng cao uy tín của chi nhánh Ngân hàng .Mặt khác,Ngân hàng phải thanh toán và hoàn thiện các hình thức thanh toán cho phù hợp như séc, thẻ...để phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế. Phát triển hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng, công nghệ thanh toán đã trở thành định hướng chiến lược chung, với sự tiếp cận ban đầu đã đạt được nhiều thành tích đáng trân trọng, đang được tiếp tục cụ thể hoá bằng các chương trình có khả năng thực thi theo kinh nghiệm của quốc tế. Ngày nay với việc dần hoàn thiện và đưa vào sử dụng rộng rãi các chương trình thanh toán mới kết hợp với công nghệ tin học đã đem lại khá nhiều thành công trong công tác thanh toán. Từ đó phát triển mạnh mẽ các dịch vụ Ngân hàng hiện đại phục vụ các tầng lớp dân cư.
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt:
Trong những năm gần đây, công tác thanh toán không dùng tiền mặt trong Ngân hàng có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực. Cùng với việc đưa ra các hình thức thanh toán mới vào thực nghiệm như séc cá nhân, thẻ thanh toán... thì Ngân hàng còn chú trọng đến việc hoàn thiện và phát triển các hình thức thanh toán truyền thống. Công tác thanh toán không dùng tiền mặt đang được tiếp tục phát huy và giữ vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Để đổi mới và hoàn thiện hơn nữa các hình thức thanh toán, khắc phục những tồn tại trong công tác thanh toán không dùng tiền mặt, và để tăng thu nhập cho Ngân hàng em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần mở rộng và hoàn thiện thêm hình thức thanh toán không dùng tiền mặt qua Ngân hàng.
3.2.1.Đào tạo cán bộ:
Con người là yếu tố quyết định đến thành công trong sự nghiệp phát triển nền kinh tế của đất nước nói chung và của hoạt động kinh doanh Ngân hàng nói riêng. Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại, vai trò của cán bộ Ngân hàng càng có ý nghĩa quan trọng khác với hoạt động khác thì hoạt động kinh doanh Ngân hàng đối tượng kinh doanh chủ yếu là tiền tệ.
Trước tình hình đó Ngân hàng cần phải có chiến lược phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng nhiệm vụ chung của toàn ngành, làm tốt công tác quy hoạch cán bộ, phấn đấu trong thời gian tới có đội ngũ cán bộ vừa có tâm với nghề nghiệp vừa có trình độ hiểu biết nghiệp vụ để tiếp cạn với công nghệ thanh toán hiện đại. Muốn vậy thì trước hết Ngân hàng cần phải thực hiện chính sách tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng cán bộ và sử dụng bố trí nhân lực đủ về số lượng và đảm bảo trình độ để đáp ứng nhiệm vụ cụ thể trong tình hình mới. Đảm bảo việc bố trí, sắp xếp nhân lực theo hướng phát huy tối năng lực sở trường của từng cán bộ, đúng trình độ.
Có chính sách khuyến khích cán bộ tự liên hệ đào tạo, tự học để nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ yên tâm công tác thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ được giao, tác phong giao dịch với khác hàng khoa học lịch sự.
3.2.2. Tiếp tục triển khai chủ trương mở rộng và sử dụng tài khoản cá nhân:
Hiện nay, tại Ngân hàng thì việc mở tài khoản cá nhân đã tăng đáng kể, qua đó Ngân hàng cần có biện pháp kích thích mở tài khoản cá nhân và phải tuyên truyền quảng cáo và hướng dẫn cụ thể để họ biết được tiện ích của việc mở và sử dụng tài khoản cá nhân. Mở và sử dụng tài khoản cá nhân tại Ngân hàng đảm bảo độ an toàn về vốn và không gây lãng phí vốn đối với cá nhân và doanh nghiệp mà còn đem lại lợi nhuận và đáp ứng một phần vốn cho nền kinh tế, về phía Ngân hàng tập trung được mọi nguồn vốn nhàn rỗi để cho vay, tăng sản xuất và đáp ứng nhu cầu vốn cần thiết khác của xã hội, ngoài ra còn làm cho doanh số thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng tăng một cách hợp lý.
3.2.3. Cải tiến các phương thức thanh toán:
Trong hệ thống các Ngân hàng các Ngân hàng cạnh tranh với nhau bằng dịch vụ, phương tiện thanh toán và sự vận dụng một cách linh hoạt kịp thời các phương tiện thanh toán đó. Tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc thì hình thức thanh toán có tồn tại nhưng doanh số và nhu cầu chưa cao. Hiện tại, trong năm nay sẽ đưa các loại séc vaò sử dụng rộng rãi hơn nữa để phát triển hơn nữa các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, thì Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc nên đưa thẻ thanh toán vào thẻ thanh toán đang được thịnh hành ở nhiều nước kể cả các nước đang phát triển.
Khi sử dụng thẻ thanh toán sẽ giúp loại bỏ được khối lượng tiền mặt lưu chuyển trực tiếp trong lưu thông và lợi ích đối với người sử dụng thẻ tiện lợi, gọn nhẹ, an toàn tiết kiệm, nhanh chóng. Gửi tiền vào một nơi rút tiền mặt ra ở nơi khác thông qua hệ thống máy rút tiền tự động, vừa đơn giản, an toàn mà chi phí thấp hơn so với việc phải mang theo tiền mặt.
Trong điều kiện hiện nay có nhiều lý do làm cho việc mở rộng hình thức thanh toán thẻ gặp nhiều khó khăn và hạn chế, rất đông dân chúng vẫn còn mang tập quán quen sử dụng tiền mặt, chưa quen với việc sử dụng tài khoản cá nhân và các phương tiện thanh toán hiện đại qua Ngân hàng, hơn nữa mạng lưới máy đọc thẻ và máy rút tiền còn quá ít.
Để phát triển mạng lưới thanh toán thẻ, cần phải có nhiều biện pháp từ nhiều phía, trước hết phải trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật để phù hợp vớ hình thức thanh toán mới. Hiện nay số lượng Ngân hàng thực hiện dịch vụ thanh toán bằng thẻ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, số lượng các điểm chấp nhận thẻ cũng như máy rút tiền tự động còn quá ít. Do thực tế như vậy nên các Ngân hàng nói chung và Ngân hàng thương mại nói riêng cần phải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng ngay từ đầu để phục vụ cho các giao dịch bằng thẻ trong nước.
Ngoài cơ sở vật chất ban đầu thì công tác tuyên truyền quảng cáo cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển hệ thống thanh toán thẻ. Cho đến nay, chỉ có một ít người hiểu sơ lược về thẻ thanh toán nhưng cũng chỉ ở mức độ khái niệm. Vì vậy làm sao cho tất cả mọi người đều hiểu được của hình thức thanh toán bằng thẻ thay vì lâu nay họ quen sử dụng tiền mặt hay hình thức thanh toán khác. Muốn làm được điều này thì Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng thương mại nên có chủ trương tổ chức các cuộc hội thảo, tuyên truyền mạnh mẽ về hình thức thanh toán này cho mọi người biết và sử dụng nó.
Hiện nay chi nhánh Ngân hàng Đâu tư và phát triển Vĩnh Phúc đã có chủ trương sử dụng máy rút tiền tự động trong một vài tháng tới Ngân hàng nên triển khai sớm nhằm thu hút khách hàng và tăng doanh số thanh toán.
3.2.4. Mở rộng các loại hình dịch vụ Ngân hàng:
Hệ thống dịch vụ Ngân hàng đa dạng phong phú làm cho Ngân hàng thu hút ngày càng nhiều khách hàng, tạo nên thế cạnh tranh của Ngân hàng, đây là một công cụ cạnh tranh không có giới hạn. Đối với chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc doanh thu từ hoạt động này tuy còn khiêm tốn nhưng đã khẳng định được sự đổi mới phong cách hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Để hoạt động dịch vụ sớm trở thành công cụ cạnh tranh trong việc thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho Ngân hàng, ngoài các dịch vụ đã được áp dụng thì Ngân hàng nên tiến hành thêm các dịch vụ như:
- Dịch vụ tư vấn thông tin, dịch vụ tư vấn tài chính, tư vấn pháp luật...
- Mở rộng thêm loại hình dịch vụ Ngân hàng tại nhà ( Home Banking)
- Thị trường chứng khoán ra đời và đi vào hoạt động, thông qua thị trường chứng khoán sẽ đáp ứng được nhu cầu về vốn - vai trò cuủa Ngân hàng rất quan trọng, Ngân hàng có thể tham gia các hoạt động phát hành, đại lý phát hành chứng khoán, trung gian môi giới, trực tiếp đầu tư vào chứng khoán.
- Chuẩn bị cơ sở vật chất cho dịch vụ nhận bảo quản và ký gửi sẽ phát triển trong tương lai không xa.
3.2.5. Giải pháp hiện đại hoá công nghệ thanh toán:
Thanh toán chiếm một khối lượng lớn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, khách hàng đến với Ngân hàng với những yêu cầu và mong muốn khác nhau, dịch vụ của Ngân hàng chưa thể đáp ứng hết tất cả những mong muốn đó, nhưng nguyên tắc hoạt động đòi hỏi dịch vụ của Ngân hàng phải đáp ứng được yêu cầu và thoả mãn mong muốn đó của khách hàng. Những đòi hỏi về nâng cao tốc độ xử lý và đảm bảo chính xác, nhanh chóng trong thanh toán, do vậy hiện đại hoá công nghệ thanh toán trong Ngân hàng đã trở thành cấp thiết trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai. Để có thể tiến tới hiện đại hoá công nghệ thanh toán và từng bước hoà nhập với công nghệ thanh toán theo thông lệ các nước trong khu vực và trên thế giới, nên tập chung vào những mật chủ yếu sau:
- Bằng việc tập trung vốn để đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật, tiến hành thêm máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực thanh toán và đầu tư nâng cấp các chương trình cài đặt, xây dựng các chương trình phần mềm cho việc xử lý, nghiệp vụ thanh toán và bảo mật trong thanh toán, xác lập hệ thống thông tin hoàn chỉnh đồng bộ để phục vụ hoạt động kinh doanh, đảm bảo thanh toán nhanh hóng, chính xác, an toàn, hịêu quả và cung cấp thông tin kịp thời chính xác giúp cho công tác chỉ đạo điều hành hoạt động của Ngân hàng một cách tốt nhất.
- Tổ chức đào tạo và đào tạo lại cán bộ, đồng thời không ngừng nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác thanh toán của Ngân hàng theo nội dung và yêu cầu mới, phù hợp với công nghệ thanh toán hiện đại tăng năng suất lao động.
Với việc áp dụng công nghệ cao trong thanh toán, chi nhánh sẽ ứng dụng tự động hoá để cung cấp cho khách hàng những dịch vụ hiệu quả và tiện ích nhất.
3.2.6. Công tác Marketing:
Công tác Marketing có vai trò quan trọng trong quyết định đến hiệu quả thanh toán và hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
- Ngân hàng phải xác định thị trường hiện tại và thị trường tương lai cho các dịch vụ thanh toán.
- Xác định thị trường cụ thể để phục vụ và xác định được nhu cầu của khách hàng trên đoạn thị trường đó để Ngân hàng có biện pháp phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.
- Quản lý các dịch vụ cũng như thuyết phục khách hàng sử dụng các phương tiện thanh toán để đạt lợi nhuận và kiểm soát được kết quả hoạt động của Ngân hàng khi thực hiện các dịch vụ thanh toán đó.
- Để thực hiện thành công Marketing trong Ngân hàng nói chung và dịch vụ thanh toán nói riêng, đòi hỏi tất cả nhân viên trong Ngân hàng cũng như ban lãnh đạo đều phải tham gia hoạt động này.
Tuy nhiên cũng cần phải có một bộ phận chuyên trách phân tích, tổng hợp để hoạt động Marketing của Ngân hàng đạt hiệu quả cao. Nghiệp vụ này phải được tiến hành đến từng khách hàng. Ngân hàng thực hiện nghiên cứu chu kỳ của khách hàng về nhu cầu dịch vụ thanh toán và dịch vụ khác của Ngân hàng để nhằm nầng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
Tiếp tục nghiên cứu chu kỳ sống của các sản phẩm dịch vụ do Ngân hàng cung cấp giúp công tác kế hoạch hoá sản phẩm, nghiên cứu phát triển sản phẩm dịch vụ mới thích hợp với từng giai đoạn để khai thác tốt nhất thị trường với hiệu quả cao nhất. Ngoài ra tăng cường quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại húng hoặc bằng các tờ rơi để tuyên truyền quảng cáo gây chú ý và tăng uy tín của chi nhánh. Có hiến lược khôi phục lại những khách hàng đã mất hoặc khách hàng tốt nhưng chưa thực sự gắn bó với Ngân hàng.
Thực hiện chính sách khách hàng để duy trì được khách hàng truyền thống và mở rộng khách hàng mới, thực hiện phân loại khách hàng để có các hình thức ưu đãi như về phí dịch vụ thanh toán, ưu đãi về lãi suất và các ưu đãi khác.
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước:
Ngân hàng Nhà nước là nơi ban hành chính sách tiền tệ quốc gia do đó cần có chính sách tiền tệ ổn định để người dân có thể yên tâm khi gửi tiền vào Ngân hàng và thực hiện các phương thức thanh toán.
Ngân hàng Nhà nước ban hành các quy chế quy định cụ thể về các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, trong đó nên quy định rõ hơn về hình thức thanh toán thẻ, nhằm đảm bảo hành lang pháp luật cao hơn, khả thi hơn và thống nhất giữa các Ngân hàng phát hành để hỗ trợ cho ngành Ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho thị trường Ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho thị trường thanh toán, giúp cho các nhu cầu có khả năng thanh toán được thực hiện trong một nền kinh tế đang hướng tới sự năng động và hiệu quả.
Ngân hàng Nhà nước nên có các chính sách chế độ hợp lý đối với các Ngân hàng thương mại. Thực sự trong giai đoạn hiện nay các Ngân hàng thương mại cạnh tranh với nhau rất khốc liệt. Để có thể tồn tại và phát triển được thì các Ngân hàng thương mại phải cố gắng không ngừng trong chiến lược kinh doanh của mình. Ngân hàng Nhà nước là nơi ban hành các văn bản chế độ là cơ quan quản lý các Ngân hàng thương mại cần có các chính sách khen thưởng hoặc nới lỏng chế độ quản lý đối với các Ngân hàng thương mại giúp các Ngân hàng thuận lợi hơn trong hoạt động kinh doanh của mình.
Ngân hàng Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho các Ngân hàng thương mại áp dụng khoa học công nghệ hiện đại có chính sách đào tạo cán bộ công nhân viên có năng lực triển vọng, cử cán bộ nghiệp vụ đi tham quan các các Ngân hàng bạn trong khu vực và trên thế giới... Để Ngân hàng có thể học hỏi và tham gia vào tất cả các lĩnh vực kinh doanh và đặc biệt là sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt mà các nước khác đang áp dụng.
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam:
Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam là cơ quan quản lý trực tiếp chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc, để giúp cho chi nhánh ngày một phát triển, có kế hoạch kinh doanh hiệu quả xứng đáng là một Ngân hàng Đầu tư hàng đầu của tỉnh Vĩnh Phúc.
Trên cơ sở những nghị quyết và quyết định thì Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam nên sớm đưa ra các văn bản chế độ hướng dẫn cụ thể về thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt.
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh toán của toàn hệ thống cũng như chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam cần hỗ trợ chi nhánh về cơ sơ vật chất kỹ thuật đặc biệt trong công nghệ Ngân hàng. Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam cũng nên tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn, trao đổi kinh nghiệm với các Ngân hàng trong và ngoài nước nhằm nâng cao hơn nữa rình độ chuyên môn và cập nhật kịp thời những thông tin công nghệ hiện đại.
Trên cơ sở quán triệt nội lực tối đa của chi nhánh, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam nên bố trí các dự án lớn cho chi nhánh để giúp cho chi nhánh có điều kiện mở rộng các loại hình dịch vụ đồng thời mở rộng tín dụng. Ngoài ra còn giúp cho chi nhánh có điều kiện tiếp xúc với những khách hàng lớn, có triển vọng nhằm đa dạng hoá các loại hình dịch vụ đồng thời mở rộng tín dụng. Ngoài ra còn giúp cho chi nhánh có điều kiện tiếp xúc với những khách hàng lớn, có triển vọng nhằm đa dạng hóa các loại hình dịch vụ và khai thác tối đa nguồn vốn nhàn rỗi của họ.
3.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc:
Mở rộng quan hệ với khách hàng: Khách hàng đang đóng vai trò vô cùng quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của Ngân hàng, nên việc mở rộng quan hệ giao dịch với khách hàng là một vấn đề Ngân hàng còn phải quan tâm và thực hiện phương châm " khách hàng là thượng đế", " vui lòng khách đến vừa lòng khách đi". muốn làm tốt công tác này thì Ngân hàng nên bố trí đội ngũ cán bộ tiếp cận với khách hàng giao dịch để phổ biến, hướng dẫn họ tận tình chu đáo về các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt và các tiện ích do các phương tiện thanh toán này mang lại, dần dần xoá bỏ tâm lý ưa chuộng tiền mặt trong người dân và giúp họ tiếp cận, làm quen với các hình thức thanh toán mới.
Ngân hàng nên phối hợp với các cơ quan chức năng của Nhà nước để thúc đẩy sự chấp nhận các hình thức thanh toán kông dùng tiền mặt một cách rộng rãi trong dân chúng. Đồng thời đòi hỏi pháp luật phải chặt chẽ, cụ thể công bằng và bảo vệ được quyền lợi của khách hàng khi tham gia thanh toán không dùng tiền mặt. Về phía Ngân hàng nếu bị phát hiện sai sót hay vi phạm trong quá trình thanh toán ảnh hưởng đến lợi ích của khách hàng thì phải bồi thường thiệt hại cho khách hàng hoặc nặng hơn thì chịu trách nhiệm trước pháp luật. Có như vậy mới tạo lập được niềm tin cho khách hàng thu hút khách hàng đến với Ngân hàng.
Đối với khách hàng đến giao dịch, cán bộ Ngân hàng tiếp tục đổi mới phong cách giao dịch, tiếp đón khách hàng niềm nở, chu đáo, nhiệt tình tác phong nhanh nhẹn, khoa học làm cho khách hàng thấy hài lòng. Khi khách hàng đã tín nhiệm Ngân hàng thì chính khách hàng là người quảng cáo tuyên truyền tốt nhất và hiệu quả nhất cho Ngân hàng.
Kết luận
Trong thời gian thực tập tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc, em nhận thấy rằng công tác thanh toán qua Ngân hàng đặc biệt là công tác thanh toán không dùng tiền mặt đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế. Một hệ thống Ngân hàng hiện đại cung cấp những dịch vụ thanh toán nhanh chóng, chính xác, an toàn sẽ tạo đièu kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đổi mới hệ thống các dịch vụ do Ngân hàng cung cấp có ý nghĩa to lớn đến đổi mới nền kinh tế đất nước.
Trong thời gian qua chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc đã áp dụng nhiều hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, đã tìm những giải pháp tích cực để cải tiến công tác thanh toán, nâng cao khả năng thích ứng với nhịp độ phát triển của nền kinh tế, đạt tới yêu cầu thanh toán thông suốt, nhanh chóng, chính xác thể hiện vai trò là trung tâm thanh toán của nền kinh tế.
Qua thời gian thực tập tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát tiển Vĩnh Phúc, trên cơ sở những lý luận và thực tiễn, em đã hoàn thành đề tài " một số giải pháp nhằm mở rộng và hoàn thiện thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc". Vì điều kiện và kiến thức còn hạn chế do đó bài khoá luận còn nhiều thiếu sót nhất định, em xin chân thành cảm ơn và mong được sự góp ý của các thày cô giáo và các cán bộ Ngân hàng để bài khoá luận được hoàn chỉnh hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện thuận lợi và chỉ bảo em để em hoàn thành đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn chu đáo và tận tình của cô giáo tiến sĩ Vũ Thị Lợi - Giảng viên khoa Kế toán – Kiểm toán học viện Ngân hàng đã giúp đỡ em nghiên cứu khoa học để em hoàn thành đề tài này.
Tài liệu tham khảo
Lý thuyết kế toán ngân hàng- Nguyễn Đức Long
Hạch toán kế toán và sử lý thông tin trong hệ thống Ngân hàng-Vũ Thiện Thập
Ngân hàng thương mại – Lê Văn Tư.
Quyết định 22- QĐ/NH1 ngày 21/2/1994 của thống đốc Ngân hàng nhà nước ban hành “ Thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt”.
Luật các tổ chức tín dụng
Luật Ngân hàng nhà nước.
7. Tạp chí tiền tệ Ngân hàng.
8. Thời báo ngân hàng.
Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại.
Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính- Federic .Mishkin
Mục lục
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc
Đơn vị: Triệu đồng
Các chỉ tiêu
31/12/2002
31/12/2003
VNĐ
Ngtệ quy đổi
Tổng số
VNĐ
Ngtệ quy đổi
Tổng số
Huy động vốn
466,088
112,804
578,892
628,441
289,724
918,165
I.Tiền gửi
256,390
90,248
346,638
379,898
80,009
459,907
1. Ngắn hạn
252,652
89,929
342,582
375,717
79,704
455,421
Tiền gửi TCKT
64,061
9,725
73,786
82,782
4,635
87,417
Tiền gửi tiết kiệm
101,064
67,462
168,527
140,248
61,446
201,694
Kỳ phiếu, trái phiếu
87,527
12,742
100,269
152,687
13,623
166,310
2.Trung, dài hạn
3,738
319,000
4,057
4,181
305
4,486
II. Vay TCTD
185,698
19,985
205,683
233,543
209,011
442,554
III. Nguồn vốn ODA
24,000
24,000
15,000
15,000
IV. Huy động khác
2,571
2,571
704
704
Sử Dụng Vốn
467,088
113,804
580,892
629,441
296,096
925,537
I. Nghiệp vụ cho vay
424,089
104,058
528,147
529,444
292,910
822,354
1. Cho vay ngắn hạn
268,249
40,161
308,410
329,968
104,360
434,328
2. Cho vay trung hạn
63,368
6,058
69,426
96,992
136,659
233,651
3. Cho vay dài hạn
73,256
57,839
131,095
82,224
52,191
134,415
4. Cho vay đồng tài trợ
16,700
16,700
17,800
17,800
5. Khoanh chờ, sử lý
2,516
2,460
2,460
II. Sử dụng vốn khác
42,999
9,764
52,745
99,970
3,186
103,183
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0004.doc