Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động phân tích tài chính tại công ty dược phẩm Trung Ương I

Phân tích tài chính là một công cụ quan trọng luôn được nhà quản lý tài chính quan tâm, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động tài chính nói riêng của các công ty. Qua kết quả phân tích tài chính, nhà quản lý tài chính sẽ đánh giá và thấy được điểm mạnh và điểm yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, từ đó làm cơ sở cho việc hoạch định các chiến lược tài chính trong tương lai. Công ty dược phẩm Trung ương I là một doanh nghiệp Nhà nước, mặt hàng kinh doanh chính của Công ty là thuốc chữa bệnh. Đây là một loại hàng hoá rất quan trọng đối với cuộc sống của con người. Vậy hoạt động kinh doanh của Công ty cần chịu sự kiểm soát chặt chẽ trên tất cả các mặt. Đặc biệt trong thời gian gần đây, với sự xuất hiện của nhiều mặt hàng ngoại, đã gây cản trở đối với hoạt động kinh doanh của Công ty. Để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ và nâng cao năng lực hoạt động kinh doanh, Công ty cần phải làm tốt công tác hoạch định tài chính và tổ chức thực thi những kế hoạch đó. Cụ thể là phải nâng cao chất lượng hoạt động phân tích tài chính tại Công ty. Trên cơ sở kiến thức đã học và những tìm hiểu về hoạt động tài chính của Công ty Dược phẩm Trung ương I, em đã trình bày về hoạt động phân tích tài chính tại Công ty, đã đưa ra những kết quả và hạn chế trong phân tích tài chính cũng như những nguyên nhân dẫn đến hạn chế. Trên cơ sở đó, đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện giai đoạn chuẩn bị cho hoạt động phân tích tài chính; nội dung phân tích tài chính và lập kế hoạch tài chính làm nền tảng để nâng cao chất lượng hoạt động phân tích tài chính tại Công ty; đưa ra một số kiến nghị đối với Nhà nước và cơ quan các cấp, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các giải pháp đã đề ra.

doc86 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1275 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động phân tích tài chính tại công ty dược phẩm Trung Ương I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mặt. ã Cơ cấu nguồn vốn. Bảng 2.5. Cơ cấu nguồn vốn Đơn vị: Phần trăm (%) Nguồn vốn 31/12/1999 31/12/2000 31/12/2001 A. Nợ phải trả 58,46 66,66 70,98 1. Nợ ngắn hạn 58,46 66,37 69,29 2. Nợ dài hạn 0 0,29 1,69 B. Vốn chủ sở hữu 41,45 33,34 29,01 Tổng nguồn vốn 100,00 100,00 100,00 Nợ là nguồn vốn chủ yếu được Công ty sử dụng để tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, tỷ trọng nợ trong tổng nguồn vốn luôn lớn hơn 50% và có xu hướng tăng dần từ năm 1999 đến năm 2001. Nợ của Công ty chủ yếu là nợ ngắn hạn còn nợ dài hạn thì rất ít. Năm 2000 nợ ngắn hạn chiếm 66,37% trong tổng nguồn vốn nhưng nợ dài hạn chỉ có 0,29%. Xu hướng của Công ty là giảm tỷ lệ nợ ngắn hạn và tăng tỷ lệ nợ dài hạn. Ngược lại vốn chủ sở hữu của Công ty đang có xu hướng giảm dần từ 41,45% (năm 1999) xuống 33,34% (năm 2000) và còn 29,01% (năm 2001). Điều này xuất phát từ đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty: mặt hàng kinh doanh của Công ty là một loại hàng hoá đặc biệt liên quan đến tính mạng con người, Công ty chịu sự quản lý trực tiếp của Nhà nước nên vấn đề rủi ro trong kinh doanh là rất nhỏ. Vì thế khi xuất hiện nhu cầu về vốn, Công ty có thể vay ngắn hạn của ngân hàng, các tổ chức tài chính khác hoặc mua chịu từ nhà cung cấp. Biểu đồ 2: Tình hình biến động nguồn vốn. Công ty Dược phẩm Trung ương I thuộc loại hình doanh nghiệp Nhà nước nên phần lớn vốn chủ sở hữu do Nhà nước cấp và một phần nữa được hình thành từ các quỹ. Bảng 2.6 dưới đây cho thấy sự biến động vốn chủ sở hữu của Công ty trong giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2001. Bảng 2.6. Tình hình tăng, giảm vốn chủ sở hữu. Đơn vị: triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 I. Vốn kinh doanh 38.190 39.263 40.476 1. Nhà nước cấp 30.859 30.859 30.859 2. Vốn tự bổ sung 7.331 7.966 9.617 3. Vốn liên doanh 0 438 0 II. Các quỹ 3.303 2.747 2.577 1. Quỹ đầu tư phát triển 2.868 2.634 2.218 2. Quỹ dự phòng tài chính 32 113 359 3. Chênh lệch tỷ giá 403 0 0 III. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 1.269 1.269 1.269 1. Ngân sách cấp 452 452 452 2. Nguồn khác 817 817 817 IV. Quỹ khác 198 519 1.454 1. Quỹ khen thưởng phúc lợi 182 463 1.274 2. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm 16 56 180 Tổng cộng 42.961 43.798 45.778 ã Kết quả hoạt động kinh doanh. Công ty Dược phẩm Trung ương I gần như là một nhà phân phối độc quyền mặt hàng thuốc chữa bệnh trong toàn khu vực miền Bắc. Mạng lưới hoạt động rộng khắp trên các địa bàn từ thành phố đến nông thôn và cả miền núi. Vì thế mà kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty tương đối cao. Bảng 2.7. Kết quả hoạt động kinh doanh. Đơn vị: triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 1. Doanh thu thuần 349.934 437.335 519.554 2. Giá vốn hàng bán 330.723 411.265 486.395 3. Lãi gộp 19.211 26.070 33.159 - Chi phí bán hàng 13.346 15.666 18.335 - Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.320 2.120 2.574 4. Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD 3.435 8.284 12.250 5. Lợi nhuận hoạt động tài chính (1.896) (4.835) (8.484) 6. Lợi nhuận bất thường 652 454 721 7. Lợi nhuận trước thuế 2.301 3.903 4.487 8. Thuế TNDN 736 1.249 1.436 9. Lợi nhuận sau thuế 1.565 2.654 3.051 Doanh thu thuần của Công ty tăng nhanh không ngừng qua các năm, từ 349.934 triệu đồng (năm 1999) lên 437.335 triệu đồng tương đương 24,98 % (năm 2000) và đạt 519.554 triệu đồng (năm 2001) tương đương 48,47 %. Doanh thu hàng năm có xu hướng tăng lên là do nhu cầu về mặt hàng thuốc ngày càng lớn. Chi phí bán hàng của Công ty rất lớn, điều này phù hợp với loại hình doanh nghiệp mà Công ty đang hoạt động, cũng giống như doanh thu, nó có xu hướng tăng dần từ năm 1999 đến năm 2001. Chi phí cho hoạt động tài chính của Công ty rất lớn, lớn hơn cả thu nhập từ hoạt động tài chính nên lợi nhuận từ hoạt động tài chính âm và có xu hướng ngày càng tăng từ 1.896 triệu đồng (năm 1999) đến 4.835 triệu đồng (năm 2000) và 8.484 triệu đồng (năm 2001). Nguyên nhân là do, từ tháng 9/1993 Công ty Dược phẩm Trung ương I liên doanh với Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương II với số vốn góp ban đầu là 1.400 triệu đồng, thu hồi vốn hàng năm qua khoản khấu hao máy trị giá 21 triệu đồng/ năm. Số vốn liên doanh hiện còn đến ngày 31/12/2001 là 1.380 triệu đồng. Liên doanh hoạt động kém hiệu quả dẫn tới lỗ vốn. Một nguyên nhân khác không kém phần quan trọng là do sự chênh lệch tỷ giá đồng ngoại tệ. Mặc dù lợi nhuận hoạt động tài chính của Công ty âm nhưng lợi nhuận trước thuế vẫn lớn hơn 0 và có xu hướng tăng dần theo thời gian, từ 2.301 triệu đồng (năm 1999) lên 3.903 triệu đồng (năm 2000) và 4.487 triệu đồng (năm 2001). Điều này là do lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận hoạt động bất thường cao, vượt quá số lỗ từ hoạt động tài chính. Kết quả hoạt động kinh doanh được thể hiện qua biểu đồ sau: Biểu đồ 3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Hàng năm Công ty thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, thể hiện qua các khoản nộp Nhà nước. ã Phân tích luồng tiền. Công ty tiến hành phân tích luồng tiền dựa vào Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Bảng 2.8. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 I. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động KD 65.196 76.880 176.120 1. Các khoản thu 99.552 109.531 369.531 2. Các khoản chi 34.356 32.651 193.411 II. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư (67) (61) (463) 1. Thu từ hoạt động đầu tư 0 0 6 2. Chi từ hoạt động đầu tư 67 61 469 III. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động TC (61.273) (68.249) (180.738) 1. Thu từ hoạt động tài chính 213 438 736 2. Chi từ hoạt động tài chính 61.486 68.687 181.474 IV. Lưu chuyển tiền tệ thuần trong kỳ 3.856 8.570 (5.081) - Tiền tồn đầu kỳ 1.325 5.181 13.751 - Tiền tồn cuối kỳ 5.181 13.751 8.670 Các khoản thu của Công ty chủ yếu từ hoạt động kinh doanh và có xu hướng tăng dần, từ 99.552 triệu đồng (chiếm 99,79 % các khoản thu ngân quỹ của Công ty năm 1999) lên 109.531 triệu đồng (99,60 % năm 2000) và 369.531 triệu đồng (99,80 % năm 2001). Trong giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2001, Công ty đã chi cho hoạt động tài chính một lượng tiền tương đối lớn từ 61.273 triệu đồng (năm 1999) đến 180.738 triệu đồng (năm 2001). Nhìn chung tình hình tài chính của Công ty được quản lý tương đối tốt, đáp ứng được nhu cầu thanh khoản, tránh được rủi ro. Nhưng lượng tiền mặt trong ngân quỹ còn lớn, nếu có những chính sách để tận dụng được lượng tiền đó thì sẽ giúp cho Công ty tăng được lợi nhuận. 2.2.3.2. Một số chỉ tiêu tài chính được Công ty phân tích. Phân tích khái quát tình hình tài chính của Công ty giúp nhà quản lý tài chính thấy được các nét cơ bản trong “Bức tranh tài chính”, từ đó giúp nhà quản lý hiểu rõ hơn tình hình hoạt động tài chính của Công ty mình. Các nhà phân tích tài chính tại Công ty đã tiến hành phân tích một số chỉ tiêu tài chính đặc trưng như các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh khoản, khả năng hoạt động và khả năng sinh lời. ã Các tỷ lệ phản ánh khả năng thanh khoản. Nguồn vốn tài trợ chủ yếu cho các hoạt động của Công ty là nợ ngắn hạn. Vì thế mà, nhà phân tích tài chính của Công ty rất quan tâm tới nhóm chỉ tiêu này và họ đã tiến hành phân tích hai chỉ tiêu: khả năng thanh toán hiện hành và khả năng thanh toán nhanh. Bảng 2.9. Các tỷ lệ phản ánh khả năng thanh toán. Đơn vị: lần Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Khả năng thanh toán hiện hành 1,63 1,42 1,34 Khả năng thanh toán nhanh 0,84 0,75 0,59 Một cách tổng quát, khả năng thanh toán của Công ty có chiều hướng giảm xuống trong giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2001. Sở dĩ như vậy là do Công ty có chính sách nâng cao cơ sở hạ tầng nên đã dành một khoản lớn cho việc đầu tư vào mạng lưới thông tin nâng cấp tài sản cố định. Khả năng thanh khoản hiện hành của Công ty năm 1999 là 1,63 lần, giảm xuống 1,42 lần năm 2000 và còn 1,34 lần năm 2001. Nhưng nhìn chung, khả năng thanh toán hiện hành vẫn có khả năng đáp ứng được các khoản nợ khi tới hạn. Khả năng thanh toán nhanh luôn lớn hơn 0,5 trong trường hợp nếu tất cả các khoản nợ tới hạn có nhu cầu thanh toán ngay thì Công ty vẫn có khả năng chi trả. Khả năng thanh toán nhanh trong giai đoạn này cao nhất là 0,48 (năm 1999), vẫn nhỏ hơn 1. Điều này cho thấy lượng vốn bằng tiền của Công ty không quá lớn, Công ty sử dụng vốn hiệu quả. Nhìn chung, khả năng thanh toán của Công ty là tương đối khả quan. Nhà quản lý Công ty không phải bận tâm nhiều tới việc hoàn trả các khoản nợ tới hạn. ã Các tỷ lệ phản ánh khả năng hoạt động Nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng từng bộ phận cấu thành nguồn của Công ty. Nhà phân tích tài chính của Công ty đã phân tích nhóm chỉ tiêu này trên một số chỉ tiêu sau: Bảng 2.10. Các tỷ lệ phản ánh khả năng hoạt động. Đơn vị: lần Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Vòng quay dự trữ 7,82 7,91 6,82 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định 93,95 73,28 53,79 Hiểu suất sử dụng tài sản lưu động 3,56 3,56 3,55 Vòng quay dự trữ là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, phản ánh một đồng hàng tồn kho sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Vòng quay dự trự có xu hướng tăng từ 7,82 lần (năm 1999) lên 7,91 lần (năm 2000) nhưng lại giảm xuống 6,82 lần (năm 2001). Năm 2001 vòng quay dự trữ giảm do lượng hàng tồn kho quá lớn (79.186 triệu đồng) so với hai năm trước và doanh thu là 520.200 triệu đồng. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định giảm dần từ năm 1999 đến năm 2000, do tài sản cố định có xu hướng tăng nhanh hơn so với sự tăng của doanh thu (xây dựng cửa hàng 136 Nguyễn Lương Bằng mất 825 triệu đồng, mua máy photo, máy vi tính, máy lắc siêu âm… khoảng 200 triệu đồng) Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động tương đối ổn định qua các năm và nó phản ánh một đồng tài sản lưu động thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Như vậy với một đồng tài sản lưu động, Công ty đưa vào hoạt động thì tạo ra 3,56 đồng doanh thu. ã Các tỷ lệ phản ánh khả năng sinh lời. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời được Công ty đặc biệt quan tâm, nó phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như hiệu quả quản lý của Công ty. Trong nền kinh tế thị trường đặc biệt là sau hiệp định thương mại Việt - Mỹ, Công ty phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh không chỉ trong nước mà còn ở nước ngoài nên hoạt động kinh doanh có hiệu quả là yêu cầu đầu tiên đặt ra cho Công ty. Các tỷ lệ phản ánh khả năng sinh lời của Công ty được nghiên cứu gồm: Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tài sản Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu Bảng 2.11. Các tỷ lệ phản ánh khả năng sinh lời Đơn vị: phần trăm (%) Chỉ tiêu Năm1999 Năm 2000 Năm 2001 Lợi nhuận trước thuế trên doanh thu 0,66 0,89 0,86 Lợi nhuận trước thuế trên tài sản 2,23 2,79 2,84 Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu 3,64 6,06 6,66 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tài sản có chiều hướng tăng dần từ năm 1999 đến năm 2000 và giảm xuống trong năm 2001. Năm 2000 doanh thu tăng so với năm 1999 là 24,9% và lợi nhuận trước thuế tăng 70% so với năm 1999. Do đó tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu tăng từ 0,66% (năm 1999) lên 0,89% (năm 2000) và tỷ suất lợi nhuận trên tài sản tăng từ 2,33% (năm 1999) lên 2,97% (năm 2000). Năm 2001, doanh thu tăng 17,99% so với năm 2000, lợi nhuận tăng 14,9% nhưng tỷ suất trước thuế giảm là do: chi phí tăng nhanh, tỷ giá ngoại tệ biến động (+) 3,8% làm cho chí phí hoạt động tài chính tăng. Mặt khác, kho GSP được đưa vào sử dụng đã làm phát sinh một số chi phí mới như chi phí lãi vay, tiền điện… Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu và đây là chỉ tiêu được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định đầu tư vào doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu có chiều hướng tăng dần từ 3,64% (năm 1999) đến 6,06% (năm 2000) và 6,66% (năm 2001). Điều này cho thấy vốn chủ sở hữu của Công ty được sử dụng ngày càng hiệu quả hơn. Tình hình hoạt động phân tích tài chính của Công ty được thể hiện đầy đủ trên “Thuyết minh báo cáo tài chính”. Dựa vào Thuyết minh báo cáo tài chính của Công ty, nhà quản lý đưa ra các quyết định tài chính. Bảng tổng hợp kết quả phân tích tài chính tại Công ty. Bảng 2.12. Các tỷ lệ tài chính phân tích tại Công ty. Đơn vị: phần trăm (%). Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 1) Khả năng thanh toán - Khả năng thanh toán hiện hành 1,63 1,42 1,34 - Khả năng thanh toán nhanh 0,84 0,75 0,59 2) Khả năng hoạt động - Vòng quay dự trữ 7,82 7,91 6,82 - Hiệu suất sử dụng TSCĐ 93,95 73,28 53,79 - Hiệu suất sử dụng TSLĐ 3,56 3,56 3,55 3) Khả năng sinh lời - Lợi nhuận trước thuế trên doanh thu 0,66 0,89 0,86 - Lợi nhuận trước thuế trên tài sản 2,23 2,97 2,84 - Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu 3,64 6,06 6,66 Nhìn chung, tình hình tài chính của Công ty trong giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2001 là tương đối tốt, Công ty đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, đáp ứng được nhu cầu thanh khoản của Công ty. Hoạt động kinh doanh có hiệu quả, lợi nhuận thu được tương đối lớn không những đáp ứng được nhu cầu tài chính của Công ty mà còn được tích luỹ nhằm mở rộng quy mô sản xuất, đời sống của cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao. Nó được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.13. Tình hình thu nhập của cán bộ công nhân viên. Đơn vị: triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Tổng quỹ tiền lương 4.887,00 6.147,00 7.884,00 Thu nhập khác 303,00 446,00 464,00 Tổng thu nhập 5.189,00 6.493,00 7.778,00 Tiền lương bình quân/tháng 1,60 1,97 2,10 Thu nhập bình quân/tháng 1,70 2,10 2,24 2.2.4. Lập kế hoạch tài chính. Mục tiêu của phân tích tài chính tại Công ty Dược phẩm Trung ương I không chỉ nhằm đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu về tình hình hoạt động tài chính tại Công ty mà còn nhằm đưa ra được một kế hoạch tài chính trong tương lai. Trên cơ sở tình hình tài chính hiện tại, nhà quản lý nhận thấy rằng trong năm 2002 Công ty phải tiếp tục đầu tư nâng cấp và cả đầu tư mới tài sản cố định. Công ty dự kiến giảm lượng hàng tồn kho ở mức 75.196 triệu đồng nhằm giảm chi phí bảo quản Công ty đã đưa ra những biện pháp thu nợ và chính sách tín dụng hợp lý nhằm duy trì tỷ lệ các khoản phải thu ở mức như năm 2001 (35,71% tổng tài sản). Nguồn vốn tài trợ của Công ty vẫn duy trì một tỷ lệ vay nợ cao trên 50% và chủ yếu là vay nợ ngắn hạn. Trong năm 2002, doanh thu dự kiến khoảng từ 560 đến 600 tỷ VNĐ, nộp ngân sách Nhà nước khoảng 23 tỷ VNĐ, lợi nhuận sau thuế của Công ty là 4,5 tỷ VNĐ và thu nhập bình quân phấn đấu đạt 2,5 triệu đồng/ người/ tháng. Một vấn đề mà Công ty đang quan tâm đó là giải quyết nhanh chóng vốn liên doanh giữa Công ty với xí nghiệp Dược phẩm Trung ương I. Giảm chi phí tài chính, nâng cao lợi nhuận sau thuế. 2.3. Đánh giá tình hình hoạt động phân tích tài chính tại Công ty Dược phẩm Trung ương I. Trong những năm qua, hoạt động phân tích tài chính tại Công ty Dược phẩm Trung ương I đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại một số những hạn chế cần phải khắc phục. Kết quả và hạn chế từ hoạt động phân tích tài chính tại Công ty được lần lượt nghiên cứu trong phần này. 2.3.1. Những kết quả đạt được trong hoạt động phân tích tài chính tại Công ty. Phân tích tại Công ty Dược phẩm Trung ương I đã phản ánh tương đối chính xác tình hình tài chính của Công ty trong giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2001, phản ánh được phần nào điểm mạnh và điểm yếu của Công ty. Từ việc đánh giá hiệu quả kinh doanh, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời và khả năng hoạt động đã giúp nhà quản lý lập kế hoạch tài chính ngắn hạn trong tương lai nhằm đưa Công ty ngày càng phát triển tốt hơn. Phân tích tài chính tại Công ty đạt được những kết quả trên là nhờ vào các yếu tố sau: Thứ nhất, Công ty có một hệ thống Phòng ban được tổ chức hợp lý từ trên xuống dưới. Các Phòng ban có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong các hoạt động kinh doanh của Công ty. Đồng thời Công ty có một hệ thống máy vi tính được kết nối với nhau, giúp việc lưu chuyển thông tin được chính xác, nhanh chóng và kịp thời tạo điều kiện cho Phòng Kế toán - Tài chính lập các báo cáo tài chính nhanh và phản ánh đầy đủ tình hình hoạt động của Công ty theo từng quý và từng năm. Thứ hai, cuối mỗi năm Phòng Kế toán - Tài chính đều tiến hành phân tích tài chính, thông qua việc tính toán, so sánh và rút ra nhận xét về các chỉ tiêu tài chính của Công ty, giúp nhà quản lý Công ty nắm được tình hình tài chính của Công ty mình nói riêng và tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty nói chung, từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục những hạn chế trong hoạt động của Công ty. Thứ ba, Công ty Dược phẩm Trung ương I chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Y tế nên hàng năm Công ty phải tiến hành phân tích tài chính, lập báo cáo gửi lên Tổng Công ty. Thứ tư, các báo cáo tài chính và các tư liệu kế toán được lập theo đúng chuẩn mực, quy cách, biểu mẫu chung do Bộ Tài chính ban hành nên việc phân tích tài chính được thuận lợi hơn. Thứ năm, đội ngũ kế toán của Công ty có năng lực, trình độ chuyên môn cao, có trách nhiệm với công việc và với Công ty. Cuối cùng, kết quả phân tích tài chính được sử dụng làm dữ liệu, để các nhà lãnh đạo Công ty đưa ra các quyết định tài chính và nó đã có tác động tích cực tới tình hình hoạt động của Công ty và là cơ sở để Công ty tiếp tục tiến hành nâng cao hoạt động phân tích tài chính trong tương lai. Bên cạnh những kết quả đạt được, phân tích tài chính tại Công ty vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần được khắc phục. 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động phân tích tài chính tại Công ty. 2.3.2.1. Hạn chế trong hoạt động phân tích tài chính. ã Hạn chế về thông tin sử dụng trong hoạt động phân tích tài chính. Thông tin được sử dụng để phân tích tài chính chỉ là những số liệu dựa trên các báo cáo tài chính hàng năm do Phòng Kế toán - Tài chính lập. Còn những thông tin khác liên quan đến Công ty như: tình hình nền kinh tế trong và ngoài nước, hoạt động của Ngành Y tế... chưa được cập nhật và đưa vào sử dụng. Một số thông tin nội bộ cần thiết khác như kế hoạch phát triển ngắn hạn, dài hạn của Công ty và Tổng Công ty… cũng chưa được đề cập tới. Phân tích tài chính chỉ được tiến hành vào cuối năm, dựa trên cơ sở các báo cáo tài chính hàng năm nên đôi khi không phát hiện được kịp thời những hạn chế về tình hình tài chính, trong quy trình hoạt động của Công ty. Các số liệu kế toán chưa được tập hợp nhằm phục vụ cho mục đích phân tích tài chính nên gây khó khăn cho việc xác định một số chỉ tiêu tài chính như: chi phí biến đổi, chi phí cố định… phân tích điểm hoà vốn, đòn bẩy hoạt động. ã Về phương pháp phân tích. Công ty sử dụng phương pháp tỷ lệ để tính toán một số chỉ tiêu tài chính như: khả năng thanh khoản (khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh), khả năng sinh lời (tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tài sản, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu) kết hợp với sử dụng phương pháp so sánh để xem xét xu hướng biến động của từng chỉ tiêu, qua các năm từ 1997 đến 2001. Phương pháp tỷ lệ kết hợp với phương pháp so sánh được Công ty sử dụng để phân tích tình hình tài chính tại Công ty, chỉ phản ánh được xu hướng biến đổi tình hình tài chính qua các năm nhưng không chỉ ra được mối quan hệ giữa các chỉ tiêu và nguyên nhân dẫn tới sự biến đổi đó. ã Về nội dung phân tích. Phân tích khái quát tình hình tài chính của Công ty đã giúp các nhà quản lý nắm được tình hình tăng giảm cơ cấu tài sản, cơ cấu vốn và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty nhưng nhà quản lý chưa thể xác định được tình hình tăng giảm như vậy là hợp lý hay chưa hợp lý. Nếu chưa hợp lý thì tỷ lệ tăng giảm là bao nhiêu? Trong nền kinh tế thị trường, việc đánh giá tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn có vị trí quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của Công ty. Việc Công ty chưa đưa nội dung này vào phân tích là một thiếu sót cần phải khắc phục. Nội dung được Công ty quan tâm nhiều nhất hiện nay là phân tích các chỉ tiêu tài chính. Đánh giá tình hình tài chính của Công ty chỉ dùng các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh khoản, khả năng hoạt động, khả năng sinh lời thì chưa đủ trong mỗi nhóm chỉ tiêu cần tính toán và phân tích một số tỷ lệ khác như các tỷ lệ phản ánh khả năng cân đối vốn của Công ty. Phân tích khả năng cân đối vốn chỉ ra mức độ ổn định và tự chủ tài chính của Công ty cũng như khả năng sử dụng nợ của Công ty, đây là một trong những nội dung rất quan trọng của phân tích tài chính. 2.3.2.2. Nguyên nhân hạn chế. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra những hạn chế trong phân tích tài chính tại Công ty, nhưng trong phần này, chúng tôi chỉ đề cập tới một số nguyên nhân chính như sau: - Phân tích tài chính là một hoạt động còn khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Chính vì vậy, các doanh nghiệp chưa thực sự đánh giá đúng mức tầm quan trọng của phân tích tài chính đối với kết quả hoạt động kinh doanh của mình. Trên thực tế, chưa có doanh nghiệp nào thực hiện phân tích tài chính một cách đầy đủ và chính xác. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp đã tiến hành phân tích tài chính nhưng mới chỉ là đánh giá khái quát về tình hình tài chính của Công ty. Trong điều kiện hiện nay, kết quả phân tích tài chính chỉ là những tư liệu nhằm cung cấp thông tin giúp cho nhà quản lý tài chính tại Công ty đưa ra những quyết định về chiến lược tài chính. - ở Việt Nam, phân tích tài chính chưa được các doanh nghiệp chú trọng tới. Do thị trường tài chính của nước ta vẫn chưa hoàn thiện, đặc biệt là thị trường chứng khoán mới được xây dựng còn rất nhiều hạn chế, chưa tạo được niềm tin đối với các nhà đầu tư. Thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng là địa điểm để các nhà đầu tư mua bán chứng khoán đầu tư vào các doanh nghiệp. Trước khi ra quyết định đầu tư, nhà đầu tư cần phải tìm hiểu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là tình hình tài chính của doanh nghiệp. Do đó cần phải tiến hành phân tích tài chính. Như vậy thị trường tài chính là nhân tố thúc đẩy hoạt động phân tích tài chính phát triển, thị trường tài chính chưa phát triển sẽ dẫn tới hoạt động phân tích tài chính chưa được chú trọng. - Thuốc chữa bệnh là mặt hàng kinh doanh của Công ty, là một loại hàng hoá đặc biệt được Nhà nước trực tiếp quản lý. Kế hoạch tài chính của Công ty chịu ảnh hưởng rất lớn của các chỉ tiêu do cấp trên giao, do vậy kết quả phân tích tài chính tại Công ty chưa thể hiện được vai trò quan trọng của nó trong các quyết định tài chính. - Lợi nhuận được coi là mục tiêu cuối cùng mà mỗi doanh nghiệp hướng tới, phân tích tài chính tại Công ty chú trọng quá nhiều đến khả năng sinh lời, điều đó dẫn đến phân tích tài chính tại Công ty có phần mất cân đối và không đầy đủ. - Trong khi hoạt động của Công ty thay đổi theo từng tháng thì quá trình phân tích tài chính chỉ dựa trên các báo cáo tài chính được lập vào cuối quý và được tổng hợp trong báo cáo tài chính cuối năm của Công ty. Do vậy, phân tích tài chính chưa phản ánh đầy đủ tình hình hoạt động tài chính của Công ty. - Phân tích tài chính được thực hiện bởi nhân viên của Phòng Kế toán - Tài chính, nhưng chưa có một cán bộ nào thực sự có trình độ chuyên môn đảm nhiệm công việc này, nên vẫn còn nhiều hạn chế. Chương 3: Giải pháp nâng cao CHấT LƯợNG hoạt động phân tích tài chính tại Công ty Dược phẩm Trung ương I 3.1. Định hướng phát triển của Công ty Dược phẩm Trung ương I. Để có thể đưa ra được một chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh phù hợp nhất với tình hình hiện tại, Công ty cần phải nghiên cứu những thuận lợi và khó khăn đối với Công ty trong thời gian tới. Nó được thể hiện trên một số nội dung sau: Năm 2002 là một năm có nhiều sự kiện ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của Công ty. Trước hết, nước ta đang trong thời gian tiến tới hoà nhập vào AFTA, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ vừa được ký kết, cùng với sự hoạt động của các Công ty nước ngoài và các doanh nghiệp có 100 % vốn nước ngoài ở Việt Nam, sẽ tạo nên sức ép cạnh tranh đối với Công ty. Nếu nhà quản lý Công ty không có những chính sách phù hợp nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý, hạ giá thành sản phẩm thì sẽ không đứng vững được trên thị trường, dẫn tới kinh doanh kém hiệu quả. Đây là một khó khăn rất lớn mà Công ty phải lưu tâm đến. Không chỉ có các đối thủ cạnh tranh ở bên ngoài, mà ngay cả trong nước Công ty cũng phải đối mặt đối với những trở ngại do các nhà sản xuất trong nước gây lên. Các nhà sản xuất trong nước có xu hướng ngày càng mở rộng thị trường tiêu thụ, nhất là ở các tỉnh lớn, đông dân, có sức mua cao, do vậy thị trường truyền thống của Công ty bị thu hẹp dần, nguồn hàng có nguy cơ giảm dần và bị động cả về số lượng và giá cả. Trong năm 2002, Công ty vẫn phải tiếp tục đầu tư xây dựng nâng cao hệ thống kho tàng, đào tạo đội ngũ nhân viên và cán bộ… Công ty cần phải tìm nguồn vốn thích hợp để tài trợ cho các hoạt động này. Ngoài những khó khăn trên, Công ty cũng có những thuận lợi như: - Một phần lớn số kho của Công ty đã được công nhận đạt GSP, Công ty đang tiến hành tìm hiểu và áp dụng từng phần công tác quản lý chất lượng theo ISO nhằm nâng cao uy tín và tạo khả năng cạnh tranh cho Công ty trên thị trường. - Công ty luôn được Bộ Y tế, Tổng Công ty Dược Việt nam, các ngành chức năng ở Trung ương, Hà Nội quan tâm theo dõi và giúp đỡ về nhiều mặt. Nắm bắt được những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh, Công ty đã đưa ra một số chiến lược phát triển cho riêng mình. Công ty quyết tâm giữ vững và từng bước mở rộng thị trường truyền thống của mình. Nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhà kho, phương tiện, đặc biệt là năng lực quản lý kinh doanh lấy công nghệ thông tin làm điều kiện đột phá, để chiếm lợi thế trong kinh doanh và cạnh tranh với các bạn hàng khác trên một số lĩnh vực sau: - Hoàn thiện việc nâng cấp cải tạo dứt điểm các phần kho B, C vào quý II năm 2002. Tuỳ thuộc vào sự điều chuyển vốn mà Tổng Công ty đã trình Bộ Y tế và Bộ Tài chính, sẽ nâng cấp và sửa chữa lại toàn bộ phòng kỹ thuật kiểm nghiệm theo GLP. - Cố gắng xây dựng thí điểm một cửa hàng theo tiêu chuẩn GPP. - Kiên trì bám sát các mục tiêu kế hoạch của Nhà nước, nắm vững chắc xu hướng và khả năng tiêu thụ thuốc để tranh thủ thời cơ đi trước. - Giữ vững và phát triển thị trường miền núi, chú ý hơn nữa việc cung ứng thuốc cho từng bệnh viện và các Công ty cấp II, đặc biệt các đơn vị sản xuất trong nước để kết hợp hai chiều. - Liên kết toàn diện thí điểm với một Công ty cấp II có sản xuất để rút kinh nghiệm triển khai cho các năm sau. Để thực hiện được mục tiêu trên Công ty đã đề ra một số chỉ tiêu cụ thể sau: ã Phát triển thị trường: - Thị trường cấp II, miền núi: tăng 15%. - Thị trường bệnh viện: tăng 25 %. - Thị trường cung ứng nguyên liệu sản xuất: tăng 15 %. - Thị trường khác: tăng 15 %. - Kim ngạch giải ngân và đầu tư: 10 tỷ đồng. - Bổ sung vốn đầu tư: từ 4 tỷ đến 6 tỷ đồng. ã Đầu tư: - Hoàn thành nâng cấp và làm mới kho B và C đạt GSP. - Hoàn thiện, nâng cấp, cải tạo lại toàn bộ phòng KCS theo tiêu chuẩn GLP. - Xây kho dự trữ Quốc gia nếu Bộ Y tế và Bộ Tài chính cho phép giải ngân trong năm 2002. - Đào tạo bồi dưỡng cán bộ đủ năng lực để đáp ứng với yêu cầu công việc. - Nâng cao và hoàn thiện chương trình quản lý trên mạng về tính xuyên suốt và mở rộng đến tất cả các khâu trong Công ty theo yêu cầu quản lý từng thời điểm. 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phân tích tài chính tại Công ty Dược phẩm Trung ương I. 3.2.1. Hoàn thiện giai đoạn chuẩn bị cho hoạt động phân tích tài chính. Muốn hoạt động phân tích tài chính đạt hiệu quả cao, cần phải làm tốt ngay từ khâu chuẩn bị. Nó bao gồm một số công đoạn như: xác định mục tiêu phân tích, thu thập và xử lý thông tin, lập kế hoạch phân tích. ã Xác định mục tiêu phân tích. Phân tích tài chính nhằm đánh giá thực trạng tài chính của Công ty trong thời gian qua để thấy được điểm mạnh, điểm yếu của hoạt động tài chính và đánh giá khả năng phát triển của Công ty trong tương lai. Trên cơ sở đó, lập kế hoạch tài chính ngắn hạn và xây dựng chiến lược phát triển cho Công ty. ã Thu nhập và xử lý thông tin: Chất lượng phân tích tài chính của Công ty phụ thuộc rất nhiều vào thông tin sử dụng. Thông tin sử dụng dùng để phân tích tài chính phải chính xác, đầy đủ, kịp thời và có tính so sánh. Nó bao gồm hai nguồn thông tin chính: - Nguồn thông tin bên trong Công ty bao gồm các báo cáo tài chính như: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính. Số liệu trên báo cáo tài chính phải phản ánh chính xác tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty, đồng thời cần lập số liệu hàng tháng để theo dõi sự biến động tình hình kinh doanh một cách kịp thời và có giải pháp phù hợp. - Nguồn thông tin quan trọng thứ hai là nguồn thông tin bên ngoài Công ty như: thông tin về môi trường, thị trường kinh doanh cũng như những thông tin về các doanh nghiệp cùng ngành…điều đó là cơ sở cho việc ra quyết định tài chính trong tương lai. Ngoài ra, nhà phân tích tài chính cần quan tâm tới kế hoạch, chỉ tiêu của Tổng Công ty Dược Việt nam đặt ra cho Công ty. ã Lập kế hoạch phân tích: Sau khi đã xác định được mục tiêu phân tích và thu thập đầy đủ thông tin cần thiết, Công ty sẽ tiến hành lập kế hoạch phân tích trên các khía cạnh sau: - Nội dung phân tích. - Phương pháp phân tích. - Thời gian sử dụng. - Nhân viên phân tích. 3.2.2. Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính. Mục tiêu của phân tích tài chính là phản ánh tình hình tài chính của Công ty, đó chính là cơ sở cho việc đề ra các quyết định và lập kế hoạch tài chính trong tương lai. Như vậy, phân tích tài chính tại Công ty Dược phẩm Trung ương I với những nội dung như hiện nay thì chưa đạt được mục tiêu đó. Trong thời gian tới, Công ty nên phân tích theo những nội dung sau: - Phân tích các tỷ lệ tài chính của Công ty theo ba nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán, khả năng cân đối vốn và khả năng sinh lời. - Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn. - Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh. - Sử dụng phương pháp phân tích Dupont để thấy được mối quan hệ giữa các nhân tố trong quá trình vận động của Công ty. 3.2.2.1. Phân tích các tỷ lệ tài chính. Nội dung phân tích các tỷ lệ tài chính của Công ty thực tế chưa được đầy đủ, Công ty cần phải tiến hành phân tích thêm một số chỉ tiêu để kết quả phân tích đạt hiệu quả cao hơn, cụ thể như sau: ã Tỷ lệ về khả năng thanh toán. Hai chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện hành và khả năng thanh toán nhanh chưa phản ánh đầy đủ tình hình thanh khoản của Công ty. Vì vậy, nhà phân tích cần phải xem xét thêm khả năng thanh toán tức thời và vốn lưu động ròng. Bảng 3.1. Các tỷ lệ về khả năng thanh toán. Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Khả năng thanh toán tức thời (lần) 0,086 0,160 0,079 Vốn lưu động ròng (triệu đồng) 37.851 36.684 37.196 Khả năng thanh toán tức thời của Công ty tăng từ 0,086 lần (năm 1999) đến 0,16 lần (năm 2000) nhưng lại giảm xuống 0,079 lần (năm 2001). Điều này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ tức thời của Công ty có xu hướng bị thu hẹp dần. Ngược lại, vốn lưu động ròng của Công ty luôn dương và lớn hơn nợ ngắn hạn trong suốt giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2001. Điều này chứng tỏ toàn bộ tài sản cố định và một phần tài sản lưu động đã được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu và khả năng thanh toán của Công ty là khả quan. Tuy nhiên, cần phải kết hợp với việc phân tích khả năng sinh lời để thấy được quyết định tài trợ này có phù hợp hay không. ã Các tỷ lệ về khả năng cân đối vốn. Công ty là một loại hình doanh nghiệp thương mại, nên phần lớn nguồn vốn tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh là nợ ngắn hạn và vốn chủ sở hữu. Vì vậy, vấn đề cơ cấu vốn ở Công ty không được quan tâm. Tuy nhiên, để nắm bắt được đầy đủ, chính xác tình hình tài chính cần phải tiến hành phân tích khả năng cân đối vốn. Bảng 3.2. Các tỷ lệ về khả năng cân đối vốn. Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Tỷ lệ nợ trên tài sản (hệ số) 0,58 0,67 0,71 Khả năng thanh toán lãI vay(%) 1,67 1,99 1,90 Khả năng tự tài trợ(%) 0,42 0,33 0,29 Tỷ lệ nợ trên tài sản có xu hướng tăng và tỷ lệ khả năng tự tài trợ có xu hướng giảm cho thấy Công ty sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản của mình ngày càng nhiều hơn. Trong khi đó, tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu tăng dần qua các năm cho thấy việc tăng nợ sẽ làm tăng lợi nhuận của Công ty trong giai đoạn này. Khả năng thanh toán lãi vay tăng từ năm 1999 đến năm 2000 và giảm năm 2001. Do năm 2001, Công ty tăng khoản vay dài hạn lên 2.677 triệu đồng đã làm cho tiền trả lãi tăng nhanh hơn so với mức tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, tỷ lệ này luôn lớn hơn 1, điều này cho thấy Công ty hoàn toàn có khả năng hoàn trả lãi vay cho Ngân hàng. ã Các tỷ lệ về khả năng hoạt động. Công ty đã tiến hành phân tích khá hoàn chỉnh nội dung này nhưng để hiểu rõ hơn về khả năng hoạt động của Công ty. Nhà phân tích nên nghiên cứu thêm các chỉ tiêu sau: Bảng 3.3. Các tỷ lệ phản ánh khả năng hoạt động Đơn vị: lần Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Vòng quay toàn bộ vốn 3,39 3,36 3,29 Vòng quay tiền 67,64 32,06 60,00 Kỳ thu tiền bình quân 46,91 42,42 39,01 Chỉ tiêu vòng quay toàn bộ vốn là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh: một đồng vốn được Công ty tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Vòng quay vốn biến động theo chiều giảm dần từ 3,39 vòng/năm (năm 1999) đến 3,36 vòng/năm (năm 2000) và 3,29 vòng/năm (năm 2001). Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của Công ty trong giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2001 ngày càng kém. Vòng quay tiền giảm từ 67,64 vòng/năm (năm 1999) xuống 32,06 vòng/ năm (năm 2000) và tăng 60 vòng/năm (năm 2001). Năm 2000, tỷ lệ vòng quay tiền giảm không phải là do tiền quay vòng chậm và khả năng sinh lời thấp mà do lượng tiền mặt được duy trì quá nhiều (13.751 triệu đồng). Kỳ thu tiền bình quân của Công ty có xu hướng giảm dần qua các năm từ 46,91 lần (năm 1999) xuống 42,42 lần (năm 2000) và còn 39,01 lần (năm 2001). Điều này chứng tỏ vốn của Công ty được lưu thông tốt trong khâu thanh toán, doanh thu tiêu thụ ngày càng gia tăng, Công ty làm ăn có hiệu quả hơn. ã Các tỷ lệ về khả năng sinh lời. Để phản ánh đầy đủ khả năng sinh lời của Công ty ngoài những chỉ tiêu đã phân tích Công ty cần tính và phân tích thêm tỷ lệ doanh lợi tiêu thụ và doanh lợi vốn. Bảng 3.4. Các tỷ lệ về khả năng sinh lời. Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Lợi nhuận sau thuế trên doanh thu 0,0045 0,0061 0,0059 Lợi nhuận trước thuế và lãi trên tài sản 0,0550 0,0600 0,0600 Doanh lợi tiêu thụ phản ánh số lợi nhuận sau thuế có trong một đồng doanh thu. Doanh lợi tiêu thụ của Công ty tăng từ năm 1999 đến năm 2000 và giảm ở năm 2001. Điều này hoàn toàn phù hợp với những kết luận rút ra từ việc phân tích các tỷ lệ lợi nhuận trước thuế trên doanh thu, lợi nhuận trước thuế trên tài sản, lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu ở phần trước. Doanh lợi vốn có chiều hướng tăng dần từ năm 1999 đến năm 2000 và không thay đổi đến năm 2001, phản ánh khả năng sinh lời của một đồng tài sản. Ngoài việc phản ánh khả năng sinh lời của vốn đầu tư, doanh lợi vốn còn cho thấy việc sử dụng nợ của Công ty có tốt hay không. Doanh lợi vốn năm 2000 tăng so với năm 1999 cho thấy việc Công ty tăng sử dụng nợ là hợp lý. Tổng hợp kết quả tính toán các tỷ lệ về khả năng thanh toán, khả năng cân đối vốn, khả năng hoạt động và khả năng sinh lời của Công ty ta có bảng sau: Bảng 3.5. Các tỷ lệ tài chính của Công ty. Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 1. Khả năng thanh toán - Khả năng thanh toán hiện hành 1,63 1,42 1,34 - Khả năng thanh toán nhanh 0,84 0,75 0,59 - Khả năng thanh toán tức thời 0,086 0,16 0,079 - Vốn lưu động ròng (triệu đồng) 37.851 36.384 37.196 2. Khả năng cân đối vốn - Hệ số nợ 0,58 0,67 0,71 - Khả năng thanh toán lãi 1,67 1,99 1,9 - Khả năng tự tài trợ 0,42 0,33 0,29 3. Khả năng hoạt động - Vòng quay dự trữ 7,82 7,91 6,82 - Hiệu suất sử dụng TSCĐ 93,95 73,28 53,79 - Hiệu suất sử dụng TSLĐ 3,56 3,56 3,55 - Vòng quay toàn bộ vốn 3,39 3,36 3,29 - Vòng quay tiền 67,64 32,06 60 - Kỳ thu tiền bình quân 46,91 42,42 39,01 4. Khả năng sinh lời - Lợi nhuận trước thuế trên doanh thu 0,66 0,89 0,86 - Lợi nhuận trước thuế trên tài sản 2,23 2,97 2,84 - Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu 3,64 6,06 6,66 - Lợi nhuận sau thuế trên doanh thu 0,45 0,61 0,59 - Lợi nhuận trước thuế và lãi trên tài sản 5,5 6 6 3.2.2.2. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn là một nội dung quan trọng giúp nhà phân tích thấy được: tiền trong Công ty có nguồn gốc từ đâu và được sử dụng như thế nào trong kỳ. Để tiến hành phân tích, nhà phân tích cần lập bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn qua các năm. Bảng 3.6. Bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2000. Đơn vị: triệu đồng. Tài sản 31/12/00 31/12/01 Sử dụng vốn Tỷ trọng (%) Nguồn vốn Tỷ trọng (%) 1. Tiền 5.181 13.751 8.570 30,68 2. Các khoản phải thu 45.598 51.528 5.930 21,23 3. Hàng tồn kho 44.801 55.767 10.966 21,23 4. Tài sản lưu động khác 2.744 2.827 83 0,29 5. Tài sản cố định 3.730 6.016 2.286 8,18 6. Chứng khoán và đầu tư ngắn hạn 1.380 1.380 7. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 0 102 102 0,37 Nguồn vốn 1. Nợ ngắn hạn 60.473 87.189 26.716 95,63 2. Nợ dài hạn 0 383 384 1,37 3. Vốn chủ sở hữu 42.961 43.798 837 3,00 Tổng cộng 103.434 131.371 27.937 100 27.937 100 Tổng tài sản và tổng nguồn vốn cuối năm 2000 tăng so với năm 1999 là 1.937 triệu đồng. Tổng nguồn vốn khai thác được trong năm 2000 là 27.937 triệu đồng chủ yếu là nợ ngắn hạn (chiếm 95,63% trong tổng nguồn vốn khai thác), vốn chủ sở hữu (chiếm 3% trong tổng nguồn vốn khai thác). Công ty sử dụng vốn vào việc dự trữ hàng tồn kho, mua chứng khoán và đầu tư tài chính ngắn hạn là chủ yếu, ngoài ra còn sử dụng để mua sắm tài sản cố định, xây dựng nhà xưởng… và tiền tăng lên 30,68 % nguồn vốn khai thác được. Bảng 3.7. Bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2001. Đơn vị: triệu đồng. Tài sản 31/12/00 31/12/01 Sử dụng vốn Tỷ trọng (%) Nguồn vốn Tỷ trọng (%) 1. Tiền 13.751 8.670 5.081 15,85 2. Các khoản phải thu 51.528 56.375 4.847 15,12 3. Hàng tồn kho 55.767 79.186 23.419 73,06 4. Tài sản lưu động khác 2.827 2.344 483 1,51 5. Tài sản cố định 6.016 9.670 3.654 11,40 6. Chứng khoán và đầu tư ngắn hạn 1.380 1.380 7. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 102 238 136 0,42 Nguồn vốn 1. Nợ ngắn hạn 87.189 109.379 22.190 69,22 2. Nợ dài hạn 384 2.677 2.293 7,15 3. Vốn chủ sở hữu 43.798 45.807 2.009 6,27 Tổng cộng 131.371 157.863 32.056 100 32.056 100 Cuối năm 2001, tổng tài sản và tổng nguồn vốn tăng 26.492 triệu đồng. Tổng nguồn vốn khai thác được là 32.056 triệu đồng, chủ yếu là từ việc vay ngắn hạn 22.190 triệu đồng (chiếm 69,22% nguồn vốn tăng thêm), nguồn tiền mặt tăng 5.081 triệu đồng (chiếm 15,85% nguồn vốn tăng thêm), trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu tạo thêm 2.009 triệu đồng (chiếm 6,27% nguồn vốn tăng thêm). Sử dụng vốn tập trung vào việc tăng lượng hàng dự trữ lên 23.419 triệu đồng (chiếm 73,06% nguồn tăng thêm), các khoản phải thu 4.847 triệu đồng (15,12% nguồn vốn tăng thêm), tài sản cố định 3.654 triệu đồng (chiếm 11,4% nguồn vốn tăng thêm). Như vậy, nghiên cứu năm 2000 và 2001 cho thấy Công ty đã sử dụng chủ yếu là nợ ngắn hạn để tài trợ cho tài sản cố định. Điều này là phù hợp với tính chất hoạt động kinh doanh của Công ty, đồng thời giúp Công ty tận dụng được lợi thế đòn bẩy tài chính. 3.2.2.3. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh. Nội dung này đòi hỏi Công ty phải phân tích 3 chỉ tiêu: vốn lưu động thường xuyên, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên và vốn lưu động ròng. ã Vốn lưu động thường xuyên là phần chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn và tài sản cố định. Bảng 3.8. Vốn lưu động thường xuyên. Đơn vị: triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 1. Tài sản cố định 3.730 6.016 9.670 2. Vốn chủ sở hữu 42.961 43.798 45.807 3. Vay dài hạn 0 384 2.677 Vốn lưu động thường xuyên 39.231 38.166 38.814 ã Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là phần chênh lệch giữa tài sản lưu động (không kể tiền) và nợ ngắn hạn. Bảng 3.9. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên. Đơn vị: triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 1. Các khoản phải thu 45.598 51.528 56.375 2. Tồn kho 44.801 55.767 79.186 3. Tài sản lưu động khác 2.744 2.827 2.344 4. Nợ ngắn hạn 60.473 87.189 109.379 Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên 32.670 22.933 28.526 ã Vốn lưu động ròng là phần chênh lệch giữa tài sản lưu động và nợ ngắn hạn. Bảng 3.10. Vốn lưu động ròng. Đơn vị: triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 1. Tổng tài sản lưu động 98.324 123.873 146.575 2. Nợ ngắn hạn 60.473 87.189 109.379 3. Vốn lưu động ròng 37.851 36.684 109.379 Vốn lưu động thường xuyên của Công ty đều dương, chứng tỏ toàn bộ tài sản cố định của Công ty được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn. Và vốn lưu động thường xuyên luôn lớn hơn nhu cầu về vốn lưu động, điều này chứng tỏ Công ty vẫn còn thừa vốn khả dụng, ngân quỹ dương. Do vậy, Công ty có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, tình hình tài chính của Công ty tốt. 3.2.2.4. Sử dụng phương pháp phân tích Dupont. Phương pháp phân tích Dupont giúp nhà phân tích đánh giá được mối quan hệ tác động qua lại giữa các chỉ tiêu tài chính đặc trưng của Công ty. Cụ thể, phương pháp phân tích Dupont phản ánh tác động của doanh lợi tiêu thụ, vòng quay toàn bộ vốn và việc sử dụng nợ đối với sự biến động của doanh lợi vốn chủ sở hữu. Do đó, để nâng cao chất lượng phân tích tài chính cần phải sử dụng phương pháp này kết hợp với phương pháp tỷ lệ. Các chỉ tiêu dùng trong phương pháp phân tích Dupont được thể hiện trong bảng sau: Bảng 3.11. Các chỉ tiêu dùng trong phương pháp phân tích Dupont. Chỉ tiêu LNST/D.thu D.Thu/T.sản Hệ số nợ LNST/VCSH (ROE) (1) (2) (3) (4) (5) = (1).(2).(4) Năm 1999 0,0045 3,38 0,58 2,38 0,0364 Năm 2000 0.0061 3,33 0,67 3,03 0,0610 Năm 2001 0,0059 3,29 0,71 3,45 0,0670 Doanh lợi vốn sở hữu năm 2000 tăng so với năm 1999 là do doanh thu tiêu thụ tăng, hệ số sẽ tăng nhanh hơn so với mức độ giảm của vòng quay toàn bộ vốn. Điều này cho thấy việc tăng sử dụng nợ là có lợi cho Công ty. Năm 2001, doanh lợi vốn chủ sở hữu còn cao hơn năm 2000, chủ yếu là do hệ số nợ tăng nhanh, nhanh hơn tốc độ giảm của doanh lợi tiêu thụ và vòng quay vốn. Điều này càng chứng tỏ việc sử dụng nợ của Công ty trong giai đoạn này là rất hợp lý. 3.2.3. Lập kế hoạch tài chính. Kế hoạch tài chính là một chiến lược cực kỳ quan trọng, nó quyết định trực tiếp tới kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Vì vậy, khi lập kế hoạch tài chính không chỉ chỉ dựa vào các chỉ tiêu kế hoạch trên giao, mà còn phải căn cứ vào thực tế hoạt động của Công ty trong thời gian trước cũng như khả năng thực hiện trong thời gian tới. Muốn vậy, nhà quản lý cần phải dựa vào kết quả phân tích tài chính tại Công ty để nắm bắt được tình hình. Kế hoạch tài chính của Công ty hiện nay mới chỉ là những dự tính ngắn hạn (cho năm tiếp theo) cho một số chỉ tiêu như doanh thu, chi phí, lợi nhuận, thu nhập bình quân và số phải nộp Ngân sách Nhà nước. Công ty cần phải xây dựng một kế hoạch dài hạn với các chiến lược phát triển lâu dài trên nhiều lĩnh vực. Đồng thời, Công ty cũng cần xác định các kế hoạch cụ thể, chi tiết về quản lý tài chính ngắn hạn như quản lý ngân quỹ, các khoản phải thu, dự trữ, nợ ngắn hạn. Nguồn vốn tài trợ chủ yếu của Công ty là nợ ngắn hạn nên vấn đề quản lý tài chính ngắn hạn càng có ý nghĩa to lớn. Nhìn chung, tình hình tài chính của Công ty là tương đối tốt và có xu hướng tăng dần qua các năm từ 1999 đến 2001. Công ty kinh doanh có lãi, rủi ro thấp (Công ty có khả năng đáp ứng được các khoản nợ, lợi nhuận lớn). Ngoài ra, để hỗ trợ cho hoạt động phân tích tài chính tại Công ty đạt kết quả cao, cần phải tổ chức tốt công tác kế toán và cần một đội ngũ cán bộ có kiến thức về phân tích tài chính và phải am hiểu tình hình hoạt động của Công ty. Vì vậy, Công ty cần phải có chương trình nhằm nâng cao trình độ của cán bộ phân tích tài chính. 3.3. Một số kiến nghị nhằm thực hiện các giải pháp đề ra. Tiến hành hoạt động phân tích tài chính tại Công ty Dược phẩm Trung ương I hiện còn gặp rất nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân. Bên cạnh một số nguyên nhân có thể khắc phục được, Công ty còn gặp phải một số nguyên nhân nằm ngoài tầm xử lý của Công ty như: thông tin của các doanh nghiệp cùng ngành, các chỉ tiêu của Bộ Y tế giao cho doanh nghiệp còn chưa sát với thực tế… Vì vậy, để hoạt động phân tích tài chính tiến hành được thuận lợi, Công ty cần đưa ra một vài kiến nghị đối với Tổng Công ty và các tổ chức có liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty. - Đối với Công ty, nên xem xét sự thiết lập một dòng thông tin thống nhất giữa các bộ phận có kế hoạch sử dụng vốn và bộ phận đáp ứng yêu cầu về vốn. Cụ thể, phải có sự phối hợp đồng bộ giữa Kế toán - Bộ phận xuất nhập khẩu - Bộ phận quản lý công nợ khách hàng - Bộ phận làm thủ tục vay, trả ngân hàng. Cần nâng cao hơn nữa năng lực của bộ phận kế toán tài chính trong công tác chuẩn bị, triển khai các kế hoạch về tài chính, đảm bảo đáp ứng tốt những kế hoạch kinh doanh hoặc đầu tư của Công ty. Thông tin về các doanh nghiệp cùng ngành cũng là một khó khăn đối với hoạt động phân tích tài chính tại Công ty. Chính phủ, Bộ Tài chính cần nên có quy định yêu cầu các doanh nghiệp phải thực hiện công khai báo cáo tài chính và tiến hành phân tích tài chính báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên. Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành làm cơ sở so sánh đối chiếu để xác định vị thế của doanh nghiệp trong ngành. - Trong thực tế, số liệu trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp chưa hoàn toàn chính xác, gây ra hiện tượng thông tin giả làm cho kết quả phân tích tài chính không phản ánh được chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy, Chính phủ cần phải xây dựng một hệ thống thanh tra các số liệu bởi các Công ty kiểm toán độc lập với doanh nghiệp. Tạo điều kiện cho hoạt động phân tích tài chính được chính xác hơn. - Hiện nay chế độ kế toán Việt nam vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý, số liệu, sổ sách, các thuật ngữ trong báo cáo tài chính còn chưa thống nhất gây khó khăn cho doanh nghiệp. Chính phủ, Bộ Tài chính cần có các quy định cụ thể và phù hợp để hoàn thiện công tác kế toán nhằm cung cấp những thông tin hữu ích cho việc xem xét và ra quyết định quản lý. - Cần có biện pháp phát triển thị trường tài chính để các doanh nghiệp có thể tham gia vào thị trường chứng khoán làm tăng nhu cầu phân tích tài chính doanh nghiệp, giúp các nhà đầu tư đánh giá được tình hình tài chính doanh nghiệp. - Cần xây dựng một hệ thống các quy định pháp luật về công tác quản lý của Công ty. - Đối với Tổng Công ty Dược Việt nam, khi giao chỉ tiêu cần bám sát vào tình hình thực tế của Công ty, cũng như căn cứ vào kết quả phân tích tài chính của Công ty cụ thể từng năm để ra chỉ tiêu cho hợp lý. - Với Bộ Y tế, đề nghị tiếp tục ủng hộ các doanh nghiệp về cơ chế, giải pháp và những nguyên tắc mang tính thực tế trong ngành Dược. Kết luận Phân tích tài chính là một công cụ quan trọng luôn được nhà quản lý tài chính quan tâm, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động tài chính nói riêng của các công ty. Qua kết quả phân tích tài chính, nhà quản lý tài chính sẽ đánh giá và thấy được điểm mạnh và điểm yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, từ đó làm cơ sở cho việc hoạch định các chiến lược tài chính trong tương lai. Công ty dược phẩm Trung ương I là một doanh nghiệp Nhà nước, mặt hàng kinh doanh chính của Công ty là thuốc chữa bệnh. Đây là một loại hàng hoá rất quan trọng đối với cuộc sống của con người. Vậy hoạt động kinh doanh của Công ty cần chịu sự kiểm soát chặt chẽ trên tất cả các mặt. Đặc biệt trong thời gian gần đây, với sự xuất hiện của nhiều mặt hàng ngoại, đã gây cản trở đối với hoạt động kinh doanh của Công ty. Để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ và nâng cao năng lực hoạt động kinh doanh, Công ty cần phải làm tốt công tác hoạch định tài chính và tổ chức thực thi những kế hoạch đó. Cụ thể là phải nâng cao chất lượng hoạt động phân tích tài chính tại Công ty. Trên cơ sở kiến thức đã học và những tìm hiểu về hoạt động tài chính của Công ty Dược phẩm Trung ương I, em đã trình bày về hoạt động phân tích tài chính tại Công ty, đã đưa ra những kết quả và hạn chế trong phân tích tài chính cũng như những nguyên nhân dẫn đến hạn chế. Trên cơ sở đó, đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện giai đoạn chuẩn bị cho hoạt động phân tích tài chính; nội dung phân tích tài chính và lập kế hoạch tài chính làm nền tảng để nâng cao chất lượng hoạt động phân tích tài chính tại Công ty; đưa ra một số kiến nghị đối với Nhà nước và cơ quan các cấp, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các giải pháp đã đề ra. Nhân dịp này, em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa Ngân hàng - Tài chính, đặc biệt tới Thạc sỹ Đặng Ngọc Đức - người đã trực tiếp hướng dẫn em. Cảm ơn các cán bộ trong Công ty Dược phẩm Trung ương I đã tận tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành luận văn này . Em xin chân thành cảm ơn! Tài liệu tham khảo Hệ thống chế độ quản lý tài chính doanh nghiệp - Bộ Tài chính - 1999. Giáo trình tài chính doanh nghiệp - TS Lưu Thị Hương - NXB Giáo dục - 1998. Quản trị tài chính doanh nghiệp - PTS Vũ Duy Hào - Đàm Văn Huệ - Th.S Nguyễn Quang Ninh. NXB Thống kê - 1998. Phân tích tài chính trong doanh nghiệp - Josette Peyrard, NXB Thống kê - 1997. Phân tích tài chính và quản lý giá trị bất động sản, F.Rosenfeld - R.Hanset - R.Sabatceer. Tạp chí tài chính, tạp chí thông tin tài chính Tạp chí ngân hàng. Và một số luận văn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0172.doc
Tài liệu liên quan