Trong một vài năm gần đây, hoạt động đấu thầu xây lắp nhất là đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài, các công trình trọng điểm của Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng trở nên hết sức sôi động. Các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam đã có thể tiếp cận với các hình thức, kinh nghiệm mới, với thực tiễn về kỹ thuật kinh doanh quốc tế và nhiều vấn đề liên quan đến các dự án lớn. Nhưng do vị trí xuất phát thấp, năng lực hạn chế nhiều mặt nên hầu hết các doanh nghiệp xây dựng trong nước phải liên doanh với một nhà thầu quốc tế khi đấu thầu. Mỗi gói thầu có hàng chục liên doanh cạnh tranh quyết liệt với nhau. Để đấu thầu và thắng thầu có hiệu quả thì các doanh nghiệp xây dựng không còn con đường nào khác là phải đưa ra được phương án đấu thầu có hiệu quả nhất, tiết kiệm tối đa nguồn lực nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, tính thẩm mỹ của công trình.
Sau một thời gian thực tập tại Công ty xây dựng 12 - VINACONCO 12 để thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài: "Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu xây lắp ở Công ty xây dựng 12 - VINACONCO 12 " đã giúp em nắm bắt và hiểu biết thêm về hoạt động đấu thầu trong các doanh nghiệp xây dựng nói chung. Đây là điều hết sức quý giá và bổ ích cho bản thân.
60 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1368 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu ở Công ty Xây dựng 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g góp to lớn của công tác đấu thầu của Công ty. Để thấy được điều này chúng ta đi vào tìm hiểu hoạt động đấu thầu của Công ty Xây dựng 12.
2.3.2 Công tác đấu thầu của Công ty VINACONCO 12
Hoạt động đấu thầu của Công ty xây dựng 12 được thực hiện theo 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Quá trình chuẩn bị hồ sơ dự thầu
Giai đoạn 2: Nộp hồ sơ dự thầu
Giai đoạn 3: Ký kết hợp đồng và thi công theo hợp đồng
Quá trình chuẩn bị hồ sơ dự thầu là quá trình quan trọng nhất và tổng hợp nhất quyết định đến việc Công ty có trúng thầu hay không. Giai đoạn này tập hợp phần lớn hoạt động của Công ty về công tác đấu thầu, quá trình này được khởi động khi Công ty nhận được thông báo mời thầu (thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, quảng cáo mời thầu, chỉ định thầu..). Qua quá trình tìm hiểu chủ đầu tư, khảo sát công trình, thị trường giá cả tai địa phương, nếu Công ty xét thấy có đủ năng lực và điều kiện cần thiết để tham gia dự thầu và muốn tham gia dự thầu thì Công ty sẽ mua bộ hồ sơ dự thầu và thực hiện đầy đủ các nội dung trong hồ sơ đó, một hồ sơ dự thầu thông thường bao gồm các phần việc sau đây:
Phần 1: Đơn dự thầu, bảo lãnh dự thầu, giấy bảo đảm cung cấp tín dụng:
Sau khi Công ty VINACONCO 12 quyết định mua hồ sơ dự thầu thì Công ty phải làm đơn dự thầu, trong đơn dự thầu ghi rõ giá dự thầu và chữ ký đóng dấu đại diện nhà thầu kèm theo đơn dự thầu có bảng phụ lục về một số điều kiện chính của hợp đồng như: Số tiền bảo đảm thực hợp đồng, thời hạn thông báo về việc khởi công, độ dài thời gian hoàn thành công trình, thời gian bảo hành.. Trong phần việc này, Công ty phải có giấy bảo lãnh dự thầu của ngân hàng đứng ra bảo lãnh 10% giá trị hợp đồng và ngân hàng này sẽ cam kết bảo đảm cung cấp tín dụng và các dịch vụ theo cam kết trong giấy bảo đảm.
Phần 2: Thông tin chung, quyết định thành lập, đăng ký kinh doanh và giấy phép hành nghề.
Đây là phần có tính chất thông tin chung trong các bộ hồ sơ. Những thông tin này thường không thay đổi đối với các bộ hồ sơ khác nhau. Thông tin chung bao gồm: Tên giao dịch, địa chỉ trụ sở chính, văn phòng đại diện, các quyết định thành lập Công ty, các ngành kinh doanh chính, các đơn vị thành viên và chứng chỉ hành nghề xây dựng. Thông thường phần này đã được tập hợp riêng và đưa vào trong tủ hồ sơ lưu của phòng kế hoạch tổng hợp của Công ty. Khi tham gia dự thầu thì phần này sẽ được photo và trở thành một mục trong hồ sơ dự thầu.
Phần 3: Số liệu tài chính và hồ sơ kinh nghiệm.
Phần này bao gồm: Số liệu về mặt kỹ thuật, số liệu về mặt tài chính và hồ sơ kinh nghiệm. Bên mời thầu sẽ căn cứ vào các chỉ tiêu này để đánh giá cho điểm về mặt kỹ thuật.
Phần 4: Biện pháp thi công.
Trước khi nộp hồ sơ dự thầu thì công ty tư vấn cử cán bộ có đầy đủ năng lực, trình độ kỹ thuật khảo sát thi công để trắc địa, đo đạc.. Sau đó tập hợp các số liệu và đưa ra biện pháp thi công khả thi nhất với mục tiêu đảm bảo chất lượng cao, đúng yêu cầu kỹ thuật theo quy phạm và chỉ tiêu thiết kế kỹ thuật, đảm bảo giao thông và vệ sinh môi trường trong suốt quá trình thi công và thi công đúng tiến độ.
Phần 5: Các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự
Vấn đề an toàn lao động là vấn đề được quan tâm hàng đầu không chỉ đối với ngành xây dựng mà còn đối với tất cả các ngành khác. Do đặc điểm của ngành xây dựng, các sản phẩm được tiến hành sản xuất ngoài trời, chịu nhiều tác động của tự nhiên và việc xây dựng công trình hết sức khó khăn và phức tạp... nên vấn đề an toàn lao động được quan tâm hơn và là một phần không thể thiếu được trong các bộ hồ sơ. Bất kỳ một hình thức thi công nào không đảm bảo an toàn sẽ bị loại bỏ hoặc đình chỉ.
Phần 6: Dự toán giá dự thầu công trình.
Trong công tác lập hồ sơ dự thầu, các phần công việc đều có tầm quan trọng riêng nhưng phần quan trọng nhất vẫn là phần lập giá dự toán công trình theo khối lượng đã bóc tách. Các sản phẩm xây dựng đều mang tính đơn chiếc, phụ thuộc nhiều vào địa điểm xây dựng, vào chủng loại công trình được xây dựng theo từng đề án thiết kế, theo từng đối tượng đặt hàng cụ thể. Vì thế không có một giá chung cho các loại sản phẩm xây dựng mà mỗi công trình đều có một giá riêng, kể cả các công trình áp dụng thiết kế định hình, thiết kế mẫu được xây dựng trong cùng một khu vực, cùng một thời điểm nhất định. Công ty chỉ có thể định giá cho từng bộ phận cấu thành công trình thông qua các định mức đơn giá và quy định tính toán chung. Khi có một công trình xây dựng cụ thể, Công ty phải căn cứ vào các định mức đơn giá, quy định tính toán, khối lượng các bộ phận cấu thành công trình để lập dự toán xây lắp công trình đó. Như vậy, trong xây dựng giá dự toán xây lắp công trình được lập và được phê duyệt theo một trình tự nhất định, hình thành nên giá cả của sản phẩm xây dựng. Sự thống nhất của giá sản phẩm xây dựng như vậy được thể hiện qua sự thống nhất các định mức đơn giá, quy định thiết kế lập dự toán. Việc lập dự toán giá dự thầu công trình được Công ty VINACONCO 12 tính toán theo Thông tư số 01/1999/TT - BXD ngày 16/01/1999, hướng dẫn lập dự toán công trình xây dựng cơ bản theo hình thức luật thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp.
Để hiểu rõ hơn công tác xác định giá dự toán dự thầu của Công ty VINACONCO 12, chúng ta xét một ví dụ dưới đây:
Ví dụ: Tính giá dự toán công trình “Hoàn thiện kết cấu mặt đường bê tông nhà máy thuỷ điện Hàm Thuận - Đa Mi”
Bảng 4: Tính giá dự thầu tổng quát
TT
Công việc xây dựng
Đơn vị
Khối lượng thiết kế
Đơn giá bỏ thầu
Giá bỏ thầu (đồng)
1
Vệ sinh mặt đường cũ trước khi thi công lớp cấp phối đá dăm
M2
290.738,00
235,66
68.515.317,08
2
Bù vênh mặt đường cũ
M3
6.292,14
120.089,20
755.618.058,89
3
Lớp cấp phối đá dăm dày 15 cm
M2
290.738,00
17.928,55
5.212.510.769,90
4
Tưới nhựa lót tiêu chuẩn l/ m2
M2
290.738,00
3.573,89
1.039.065.630,82
5
Bê tông nhựa mặt đường dày 7 cm
M2
153.208,00
47.713,45
7.310.082.247,60
6
Một số công việc phát sinh có khối lượng nhỏ
6.1
Đá hộc xây vữa M100 gia cố rãnh dọc bằng thủ công
M3
279.176,36
6.2
Đắp đất nền đường bằng thủ công
M3
34.019,93
6.3
Đắp đá nền đường bằng máy
M3
119.526,23
6.4
Đào đất nền đường bằng thủ công
M3
27.536,31
Tổng cộng
14.385.792.024,29
(Nguồn: Phòng đấu thầu và quản lý công trường Công ty Vinaconco 12)
Để đơn giản cho việc tính toán tôi xin lấy một ví dụ về hạng mục công trình tính toán “Bê tông nhựa mặt đường dày 7 cm” của công trình “Hoàn chỉnh kết cấu mặt đường bê tông nhựa các đường vận hành”
Bảng 5: Định mức vật liệu cho 1m2 sản xuất bê tông nhựa mặt đường dày 7cm
TT
Thành phần hao phí
Đơn vị
Định mức
1
Đá 1 x 2
M3
0,2410
2
Đá 0,5 x 1
M3
0,1223
3
Nhựa
Kg
55,9700
4
Bột đá
Kg
47,2350
5
Cát vàng
M3
0,2506
(Nguồn: Phòng kế hoạch-kỹ thuật Công ty Vinaconco 12)
Để tính toán giá dự thầu hạng mục công trình “Bê tông nhựa mặt đường dày 7 cm” thì trước tiên ta tính các chi phí để tính ra 1 tấn bê tông nhựa hạt thô, ta có:
Chi phí VL cho 1 tấn bê tông nhựa hạt thô
Đá 1 x 2 = 0,241 x 800.000=19280 đồng
Đá 0,5 x 1 =0,1223 x 82000 = 10028,6 đồng
Nhựa = 55,97 x 2300 = 128731 đồng
Bột đá = 47,235 x 300 = 14170,5 đồng
VL = 19280 +10028,6 + 128731 +14170,5 + 12530 = 184740,1 đồng
Chi phí nhân công bậc 4,5 /7 cho một tấn bê tông nhựa hạt thô :
=0,3 x 15936,92 = 4781,08 đồng
Chi phí máy cho một tấn bê tông nhựa hạt thô:
Trạm trộn 50-60 T = 0,0040816 x 5600000 = 22856,96 đồng
Máy xúc = 0,0064 x 469958 = 3007,73 đồng
Máy ủi = 0,001 x 669348 = 669,35 đồng
Máy khác = 2% x 26534,22 = 570,68 đồng
M = 22857,14 + 3007,73 + 669,35 + 530,68 = 27064,72 đồng
Vậy chi phí trực tiếp
T = VL + NC + M = 184740,1 + 4781,08 + 27064,72= 216585,9 đồng
Dựa vào việc tính các chi phí để sản xuất một tấn bê tông nhựa hạt thô ta tính được chi phí vật liệu để sản xuất ra 1 m2 bê tông nhựa mặt đường dày 7 cm
Chi phí vật liệu để sản xuất 1 m2 bê tông nhựa mặt đường dày 7cm:
= 0,1626 x 216586,08 = 35216,09 đồng
Chi phí nhân công bậc 4/7 để sản xuất ra một m2 bê tông nhựa mặt đường dày 7cm:
= 0,0250 x 14506,34 = 362,66 đồng
Chi phí máy để sản xuất ra một m2 bê tông nhựa mặt đường dày 7cm:
Máy rải = 0,00138 x 3300000 = 4554 đồng
Máy lu 10T = 0,0012 x 288922 = 346,71 đồng
Máy đầm bánh lốp 16T = 0,00064 x 432053 = 276,51 đồng
ô tô chuyển 8,2 km = 0,0033658 x 525740 = 1769,55 đồng
máy khác = 2% x 5177,22 = 103,54 đồng
M= 4554 + 346,71 + 276,51 + 1769,55 = 7050,31 đồng
Chi phí trực tiếp
T= VL + NC + M = 35216,09 + 362,66 + 7050,31 = 42629,87 đồng
Bảng 6: Chi phí chung: Theo bảng phụ lục 2 trong thông tư 01/1999 TT-BXD ngày 16/01/1999 ta có một số định mức chung và thu nhập chịu thuế tính trước.
TT
Loại công trình
Chi phí chung
Thu nhập chịu thuế tính trước
1
Xây dựng công trình dân dụng thông thường
55,0
5,5
2
Xây dựng công trình thuỷ điện
71,0
5,5
3
Xây dựng nền đường, mặt đường bộ
66,0
6,0
4
Xây dựng công trình công nghiệp
67,5
5,5
Như vậy đối với hạng mục công trình này ta sẽ lấy định mức chi phí chung là 66% và định mức thu nhập chịu thuế tính trước là 6%.
áp dụng công thức: C = P x NC = 66% x 362,66 = 239,3556 đồng
Thu nhập chịu thuế tính trước:
áp dụng công thức TL = (T + C) x tỷ lệ quy định
= (42.629,87 + 239,35556 ) x 6% = 2572,15 đồng
Đơn giá xây lắp trước thuế:
Z = (T +C + TL) = 42629,87 + 239,35556 + 2572,15 = 45441,37 đồng
Thuế GTGT đầu ra: VAT = Z x TGTGT = 45441,37 x 0,05 = 2272,0685 đồng
Giá trị dự toán xây lắp sau thuế:
Gx = Z + VAT = 45441,37 + 2272,0685 = 47713,4385 đồng
Với tổng khối lượng hạng mục công trình “Bê tông nhựa mặt đường dày 7cm”:
là 153208 m2 thì giá bỏ thầu
Gxx153208= 47713,4385 x 153208 = 7313515853 đồng
2.4 Một số chỉ tiêu quyết định đến khả năng thắng thầu của VINACONCO 12
Có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá khả năng thắng thầu của Công ty. Dưới đây, tôi xin nêu ra một số chỉ tiêu chính, đây là các chỉ tiêu làm căn cứ cơ bản để chủ đầu tư xét chọn nhà thầu.
2.4.1 Năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty
Công ty VINACONCO 12 là một trong những Công ty hàng đầu của Bộ xây dựng, với các ngành nghề kinh doanh chủ yếu sau:
-Đào đắp và vận chuyển 10-15 triệu m3 đất đá/ năm
- Khoan nổ mìn, phá đá 1.5 - 2 triệu m3 / năm
- Đóng cọc xử lý nền móng 1 triệu m/ năm
- Xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng: 1 triệu m2/ năm
- Thi công đường giao thông, sân bay, bến cảng: 500.000 m2 đường/ năm
- Tư vấn thiết kế xử lý nền móng, thí nghiệm thử tải và các dịch vụ kinh tế kỹ thuật.
- Sản xuất các cấu kiện bê tông đúc sẵn: 1 triệu m3/ năm
- Sửa chữa, đại tu thiết bị xe máy xây dựng: 150 chiếc/ năm
-Kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc thiết bị xây dựng, vật tư phục vụ thay thế và nguyên liệu cho sản xuất vật liệu xây dựng
-Xây dựng các công trình thuỷ lợi: đê, đập, hồ chứa nước và hệ thống tưới tiêu.
- Xây dựng các công trình cấp thoát nước vệ sinh môi trường.
- Kinh doanh và phát triển nhà...
2.4.2 Năng lực tài chính của Công ty
Vốn là yếu tố cần thiết cho mọi quá trình sản xuất kinh doanh trong công tác đấu thầu tiềm lực về tài chính là căn cứ để khẳng định năng lực của Công ty.
Năng lực tài chính của Công ty được thể hiện ở khả năng tài chính tự có, hiệu quả sử dụng vốn, khả năng huy động các nguồn vốn cho phát triển kinh doanh của Công ty. Năng lực tài chính của Công ty được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 7: Năng lực tài chính của công ty VINACONCO 12 (Đơn vị tính : Đồng)
STT
Hạng mục
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
1
Tổng tài sản có
21.410.942.681
33.570.430.638
45.510.975.938
2
Tài sản lưu động
19.374.662.603
27.554.149.982
35.412.376.043
3
Tổng tài sản nợ
21.410.942.681
33.570.430.638
45.510.975.938
4
Doanh thu
39.043.674.256
51.045.192.018
65.161.134.232
5
Lãi trước thuế
1.290.480.500
1.554.491.000
2.150.317.500
6
Lãi sau thuế
967.860.375
1.165.868.250
1.612.738.125
(Nguồn: Phòng kế hoạch-kỹ thuật Công ty XD 12)
2.4.3 Công tác quản lý chất lượng công trình
Chất lượng công trình là một trong 3 yếu tố cơ bản (chất lượng công trình, thời gian thi công công trình, giá dự thầu) được dùng làm căn cứ để bên mời thầu xét chọn nhà thầu. Vì vậy, công tác quản lý chất lượng công trình là rất cần thiết cho mỗi doanh nghiệp xây dựng.
Với việc đặt chất lượng và uy tín của Công ty đi trước một bước, việc quản lý chất lượng công trình của Công ty đã được phân hệ rõ ràng cho các phòng ban từ bản vẽ thi công trên hiện trường, gắn trách nhiệm của các phòng ban với công việc mà phòng ban đảm nhiệm.
Thông qua bản thiết kế thi công cho từng công trình, hạng mục công trình Công ty lên kế hoạch huy động sắp xếp các nguồn lực một cách hợp lý, đảm bảo kịp thời nâng cao chất lượng công trình.
2.4.4: Thời gian tiến độ thi công công trình
Thời gian thi công công trình cũng là một yếu tố quan trọng dùng làm căn cứ để chủ đầu tư xét chọn nhà thầu, đặc biệt đối với các công trình đòi hỏi cần thiết ngay cho việc sử dụng như: các công trình khách sạn, các công trình sản xuất.
Nhận thấy tiến độ thi công là thực sự cần thiết, có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và để đảm bảo thực hiện đúng tiến độ thi công theo hợp đồng, Công ty đã áp dụng việc giao khoán cho các đội trưc tiếp thi công và chịu trách nhiệm về phần công việc mà các đội này thực hiện. Vì vậy, mà chất lượng công trình được đảm bảo và tiến độ thi công công trình nhanh đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư.
2.5 Đánh giá chung về công tác đấu thầu của Công ty
2.5.1 Những kết quả đạt được
Trong những năm qua Nhà nước đã có những chủ trương mới về công tác đấu thầu, bước đầu đã làm không ít các doanh nghiệp, công ty gặp nhiều khó khăn. Nhưng với những chủ trương này Nhà nước đã tạo nên một môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp, công ty trong và ngoài nước, không những thế còn thúc đẩy các doanh nghiệp, công ty trong nước phát huy nội lực, phấn đấu vươn nên trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Là một Công ty trong nước, nhận thức thấy vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế quốc dân nên Công ty đã cố gắng vươn lên trên những khó khăn để đạt được một số thành công nhất định trong hoạt động sản xuất khinh doanh nói chung và trong hoạt động đấu thầu nói riêng.
Với sự cố gắng và vươn lên để khẳng định vị trí của mình trong cơ chế thị trường, Công ty đã có những công trình đạt chất lượng cao, được câp huy chương vàng, tặng cờ đơn vị chất lượng cao.
Bảng 8: Các công trình đạt huy chương vàng và cờ đơn vị chất lượng cao:
STT
Tên công trình
Loại công trình
Bằng huy chương
Năm cấp
1
Trường phổ thông liên hợp Dệt Nam Định
Dân dụng
Huy chương vàng số 114
1991
2
Nhà sản xuất Xí nghiệp may Xuất khẩu thuộc Tổng công ty Dệt may Việt Nam
Công nghiệp
Huy chương vàng số 116
1991
3
Trường kinh tế Kỹ thuật Dệt thuộc Tổng công ty Dệt may Việt Nam
Dân dụng
Bằng chất lượng số 9612030
1996
4
Toà nhà 94 Bà Triệu - Trụ sở Công ty Bảo hiểm Việt Nam
Dân dụng
Huy chương vàng số 467
2000
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Công ty xây dựng 12)
Nhờ có sự cố gắng vượt khó đi lên, mấy năm gần đây các công trình thắng thầu của công ty cũng ngày một được nâng cao.
Bảng 9: Số các công trình đã trúng thầu.
Năm
Số công trình tham gia dự thầu
Số công trình trúng thầu
Tỷ lệ (%)
1998
52
19
36,5
1999
64
22
34,3
2000
72
27
37,5
(Nguồn: Phòng đấu thầu và quản lý công trường Công ty xây dựng 12)
Năm 1998 Công ty trúng thầu 19 công trình, dạy tỷ lệ là 36,5% so với 52 công trình dự thầu. Năm 1999 và năm 2000 tỷ lệ trúng thầu lần lượt là 34,3% và 37,5%. Tỷ lệ trúng thầu của Công ty chưa cao nhưng đây la một nỗ lực đáng kể khi mà Công ty phải cạnh tranh quyết liệt với các công ty trong va ngoài nước.
Tóm lại, về cơ bản Công ty đã có nhiều cố gắng rõ rệt về mặt tổ chức, quản lý, mở rộng quan hệ đối ngoại, tìm kiếm công ăn việc làm. Sự thắng thầu đã đem lại công ăn việc làm đều đặn cho cán bộ công nhân viên khiến cho đời sống, tư tưởng, tình cảm của họ được nâng lên rõ rệt. Những thành công đó cũng tạo ra uy tín cho Công ty và ngày càng xác định được chỗ đứng của Công ty trên thị trường.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Công ty cũng còn gặp không ít khó khăn tồn tại cần phải giải quyết kịp thời để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đưa Công ty phát triển, nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu cảu Công ty, giúp Công ty có khả năng đứng vững và vươn rộng ra thị trường không chỉ trong nước và còn ở nước ngoài.
2.5.2 Những mặt còn tồn tại trong công tác đấu thầu của Công ty
Thứ nhất, thiếu vốn đầu tư, một tình trạng phổ biến ở các công ty trong nước. Hiên nay Công ty chưa có được giải pháp thu hồi vốn nhanh, tạo thêm vòng quay của vốn để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Thứ hai, về trình độ cán bộ công nhân viên của Công ty còn hạn chế nhiều do thiếu những cán bộ trẻ để có thể nắm bắt nhanh công nghệ mới hiện đại, yêu cầu kỹ thuật cao.
Thứ ba, về máy móc thiết bị do đã quá cũ cần nâng cấp và thay thế nhiều để đáp ứng với các công trình đòi hỏi máy móc thiết bị hiện đại mới có thể đáp ứng được nhu cầu xây dựng các công trình có tính chất phức tap và hiện đại.
Thứ tư, về mặt Marketing còn chưa có phòng Marketing riêng để nghiên cứu về đối thủ và tìm hiểu thị trường để có thể cung cấp các thông tin một cách nhanh nhất và chính xác nhất cho cán bộ quản lý theo dõi và điều chỉnh chiến lược cho phù hợp.
2.5.3 Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại trên
Nguyên nhân khách quan
Đấu thầu là công việc còn mới mẻ đối với các công ty, doanh nghiệp Việt nam và đối với Công ty Xây dựng 12 nói riêng. Công ty gặp khó khăn là điều khó tránh khỏi nhất là trong điều kiện cạnh tranh với những nàh thâù nước ngoài nhiều kinh nghiệm.
Mặt khác, do nền kinh tế trong nước vẫn chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế khu vực nên nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước chưa được nhiều. Thêm vào đó, việc áp dụng quy chế đấu thầu mới làm cho tính cạnh tranh của các gói thầu ngày càng khốc liệt. Tất cảc những nguyên nhân này làm ảnh hưởng tới hiệu quả công tác đấu thầu của Công ty.
Nguyên nhân chủ quan
- Số cán bộ chủ chốt có kinh nghiệm chuyên sâu về lĩnh vực đấu thầu còn thiếu, một số cán bộ thích nghi chậm, ảnh hưởng của phong cách làm việc theo cơ chế cũ. Bên cạnh đó là một số Kỹ sư, cử nhân mới tuyển dụng có trình độ nhưng chưa có kinh nghiệm thực tế.
- Công ty còn bị hạn chế nhiều bởi máy móc thiết bị của Công ty đã cũ, lạc hậu và máy móc thiết bị còn quá ít nên không thể đáp ứng đủ và kịp thời cho tình hình thị trường hiện nay.
- Công tác thị trường của Công ty là khâu yếu kém trong công tác đấu thầu. Công tác tiếp thị chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của Công ty, do công tác tiếp thị của Công ty chỉ do cán bộ đi làm công tác tiếp thị khi có dự án cụ thể chứ không làm công tác tiếp thị thường xuyên. Một phần cũng do Công ty chưa có phòng Marketing riêng.
Chương 3
một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác Đấu thầu ở công ty Xây dựng 12
3.1 Một số giải pháp và kiến nghị
Qua thời gian nghiên cứu và thực tập tại Công ty xây dựng 12-VINACONCO 12, tôi đã đi vào tìm hiểu việc thực hiện công tác đấu thầu xây lắp của công ty. Tôi nhận thấy rằng đấu thầu là một hoạt động hết sức cần thiết, quyết định sự tồn tại phát triển hay suy vong của công ty. Vì có thắng thầu cao công ty mới đảm bảo được việc làm thường xuyên cho người lao động, tăng lợi nhuận cho công ty. Hơn nữa thắng thầu càng nhiều công trình thì càng chứng tỏ nhà thầu đó có tiềm lực mạnh về tài chính, kỹ thuật, nhân lực... và sẽ đảm bảo được uy tín và sự phát triển của nhà thầu đó trên thị trường. Sự phát triển, tồn tại hay suy vong phụ thuộc rất lớn vào chính vai trò quyết định của bản thân Công ty. Vai trò đó thể hiện ở chỗ: Thứ nhất, biết khai thác và tận dụng những điều kiện và yếu tố thuận lợi của môi trường bên ngoài. Thứ hai, phải chủ động tạo ra điều kiện, yếu tố cho chính bản thân mình để phát triển. Cả hai mặt này cần phải được phối hợp đồng bộ thì mới tận dụng tối đa nguồn lực, hoạt động đấu thầu mới đạt hiệu quả tối ưu. Để khắc phục những mặt còn tồn tại trong hoạt động đấu thầu cần phải có sự kết hợp chặt chẽ của hai cấp vi mô và vĩ mô.
3.1.1. Đối với Công ty xây dựng 12 - VINACONCO 12
Để nâng cao hiệu quả trong công tác đấu thầu, Công ty phải sử dụng nhiều biện pháp thực hiện ý đồ phát triển của Công ty, thích ứng với thị trường luôn biến động. Dưới đây tôi xin đưa ra một số biện pháp mà theo tôi là quan trọng đối với Công ty trong điều kiện hiện nay:
3.2.1.1. Tăng cường hơn nữa công tác quản trị chất lượng công trình
Chất lượng công trình là một phạm trù phức tạp, biến động theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhận thức và mong muốn chủ quan của con người. Trong xây dựng cơ bản với xu thế phát triển ngày càng cao đòi hỏi chất lượng công trình phải được đảm bảo toàn diện. Vì vậy, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng là một khâu quan trọng trong quản lý xây dựng cơ bản, nhằm làm cho công trình xây dựng thoả mãn tính năng cụ thể phải có về đảm bảo hiệu quả đầu tư, tính ổn định, an toàn, tiện nghi, thẩm mỹ, môi trường, phù hợp với các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm có liên quan.
Do vậy tác quản lý chất lượng công trình của công ty phải được chia nhỏ ra thành các giai đoạn quản lý sau:
- Quản lý chất lượng trong khâu khảo sát, đo đạc, xây dựng.
- Quản lý chất lượng trong khâu thiết kế xây dựng.
- Quản lý chất lượng trong khâu xây lắp.
- Quản lý chất lượng trong khâu bàn giao đưa công trình vào sử dụng.
3.2.1.2. Tăng cường công tác kiểm tra máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu
Chất lượng công trình phụ thuộc rất lớn vào khả năng phục vụ hay tính đồng bộ của máy móc thiết bị và nguyên vật liệu. Máy móc, thiết bị phải thường xuyên được bảo dưỡng, tu bổ, sửa chữa. Việc kiểm tra máy móc, thiết bị phải được thực hiện ngay trước khi bước vào khởi điểm thi công xây lắp công trình, huy động lực lượng máy móc, thiết bị đồng bộ, đủ năng lực phục vụ cho từng công tác xây lắp. Trong quá trình máy hoạt động phải được bảo dưỡng thường xuyên tránh trường hợp máy chết trong khi công việc đang bề bộn, máy này không hoạt động đưa vào trạm bảo dưỡng phải có máy khác thay thế phục vụ ngay.
Việc kiểm tra máy móc, thiết bị phải giao trách nhiệm cụ thể cho từng đội máy, có trách nhiệm bảo dưỡng định kỳ và sửa chữa kịp thời khi máy hỏng hóc, phòng vật tư cơ giới có trách nhiệm quản lý chung tình hình hoạt động của các máy móc, thiết bị của công ty.
Trong xây dựng, nguyên vật liệu chiếm khoảng từ 60% đến 70% giá thành công trình. Do vậy, việc chất lượng công trình có được đảm bảo theo đúng đề án đã thiết kế hay không phụ thuộc vào chất lượng và tính đồng bộ cuả nguyên vật liệu. Hơn nữa, để xây dựng một công trình thì cần rất nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau. Vì thế việc kiểm tra nguyên vật liệu cần phải chi tiết cụ thể cho từng loại vật liệu, kịp thời loại bỏ những vật liệu không còn đủ chất lượng, vật liệu nào còn thiếu so với nhu cầu cần sử dụng, từ đó lên kế hoạch thu mua cho phù hợp. Việc thu mua nguyên vật liệu phải dựa trên nhu cầu đã xác định, nghĩa là dựa trên đề án đã thiết kế và định mức hao phí về nguyên vật liệu. Chất lượng công trình, khả năng cạnh tranh của công ty phụ thuộc vào chất lượng, tính đồng bộ và giá cả của nguyên vật liệu. Bởi vậy, Công ty phải tìm mọi cách sao cho nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng cao nhất, giá rẻ nhất.
Về nguyên tắc, nguyên vật liệu sau khi thu mua về phải được nhập kho. Vì vậy, việc kiểm tra cần phải được giao trách nhiệm cụ thể cho từng bộ phận, cho từng người.
Đối với cán bộ thu mua: phải đảm bảo vật tư mua về đúng số lượng, chất lượng, chủng loại, kịp thời và đồng bộ theo đúng kế hoạch sản xuất trong kỳ. Cán bộ thu mua phải có trách nhiệm quản lý nguyên vật liệu về đến kho công trình.
Đối với cán bộ quản lý kho: đối chiếu số lượng nguyên vật liệu thực nhập về so với số lượng ghi trên hoá đơn, và tiến hành ghi nhận nhập kho, mọi sai sót về số lượng, chất lượng, chủng loại phải báo cáo ngay với cán bộ thu mua để tiến hành lập biên bản kịp thời. Khi nguyên vật liệu ở trong kho phải thường xuyên kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguyên vật liệu như: độ ẩm, bao bì bảo quản... và có biện pháp khắc phục kịp thời. Cán bộ quản lý kho cần phải có sổ nhận ký theo dõi việc xuất nhập thường xuyên.
Khi xuất dùng nguyên vật liệu cần phải kiểm tra một lần nữa, nếu đạt yêu cầu mới bắt đầu đưa vào chế tạo sản phẩm.
Cuối kỳ, cán bộ kỹ thuật kiểm tra thực hiện kế hoạch thu mua, sử dụng nguyên vật liệu có theo đúng kế hoạch không. Nếu có cần có biện pháp khen thưởng thích đáng, nếu không đúng để thấp thoát nhiều cần có biện pháp kỷ luật nghiêm minh.
Như vậy, tăng cường công tác kiểm tra máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu là một nhiệm vụ cần thiết để đảm bảo nâng cao chất lượng công trình, tăng khả năng cạnh tranh đối với các đối thủ trên thị trường.
3.2.1.3. Đầu tư nâng cấp máy móc, thiết bị, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất
Trong tình hình hiện nay công tác đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị là một việc làm hết sức quan trọng nhằm nâng cao chất lượng công trình , tốc độ thi công, tăng uy tín của Công ty , đảm bảo thắng thầu, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh và phục vụ định hướng phát triển lâu dài.
Năng lực thi công xây lắp của Công ty ngày một nâng cao, do vậy việc đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất là một việc làm vô cùng quan trọng.
3.2.1.4 Nâng cao năng lực, trình độ và khả năng tiếp cận các kiến thức mới về kinh tế, khoa học - công nghệ của các cán bộ, công nhân viên của Công ty VINACONCO 12
Đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật và thợ bậc cao của Công ty đã tương đối lớn và đa dạng. Họ là những tài sản quý giá của Công ty. Công ty cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề đào tạo và sử dụng có hiệu quả tài sản này. Bởi lẽ, muốn thắng thầu phải có cán bộ quản lý giỏi, có trình độ chuyên môn tham gia vào ban lập dự án công trình. Khi thắng thầu, muốn đảm bảo thực hiện đúng yêu cầu của hợp đồng, hay nói cách khác, muốn công trình thi công đạt chất lượng cao, theo đúng yêu cầu của chủ đầu tư thì trước tiên Công ty phải có cán bộ quản lý và công nhân lành nghề có khả năng tiếp cận nhanh với đòi hỏi ngày càng cao về mỹ thuật, kỹ thuật, cong nghệ của công trình. Trước mắt, Công ty phải xây dựng kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng lực lượng cán bộ kế cận từ nay đến năm 2005 theo yêu cầu về chất lượng công tác tổ chức cán bộ. Để thực hiện chiến lược này, Công ty phải tuyển chọn thêm môt số cán bộ có trình độ năng lực, chuyên môn cao về các lĩnh vực về xây dựng mặt đường, cầu giao thông, xây dựng cấp thoát nước và môi trường.
Song song với việc tuyển dụng cán bộ mới, Công ty cần đặc biệt chú ý đến công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ trong Công ty. Đặc biệt, đối với hoạt động đấu thầu của công ty, cần nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn của các cán bộ kỹ thuật nhất là trong tính toán giá dự thầu và nâng cao trình độ ngoại ngữ bằng cách thường xuyên cử các cán bộ trong phòng đi bồi dưỡng, tiếp cận các kiến thức mới về quản lý kinh tế.
Ngoài ra, Công ty cần đặc biệt quan tâm đào tạo những công nhân kỹ thuật lành nghề cao để bổ sung cho lĩnh vực mới như lắp máy, thi công điện nước, gia công cơ khí và công nhân vận hành một số máy móc thiết bị có yêu cầu tay nghề cao như công nhân vận hành cẩu, thợ hàn áp lực...
3.2.1.5: Tăng cường hoạt động tạo vốn, thu hồi nhanh vốn đầu tư
Bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng phải chi ra một khoản tiền vốn. Để khoản tiền vốn bỏ ra đầu tư có hiệu quả về mọi mặt: tiền vốn, vật tư, lao động ,máy móc thiết bị...Do đó, vốn là một yếu tố quan trọng quyết định tới hiệu quả đầu tư. Đối với Công ty VINACONCO 12 thiếu vốn lưu động đang là vấn đề hết sức khó khăn, vì thiếu vốn (vốn lưu động) thì sẽ khó đảm bảo được chất lượng và tiến dộ thi công công trình. Do đó vấn đề sử dụng có hiệu quả nguồn vốn lưu động là một điều đáng được quan tâm hàng đầu. Để khắc phục vấn đề này, Công ty ngoài những biện pháp đề ra thì cần phải kết hợp với các biện pháp sau để tăng nguồn vốn:
- Mở rộng, thâm nhập vào các thị trường có vốn đầu tư nước ngoài, một mặt tận dụng được các nguồn vốn nước ngoài, mặt khác, qua đó có thể học hỏi kinh nghiệm về tổ chức quản lý nhân sự, quản lý thi công, quản lý vốn... và mở rộng tầm hiểu biết về các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới.
- Xây dựng mối quan hệ gắn bó lâu dài và tin tưởng lẫn nhau với các đơn vị cung ứng vật tư chính để có thể kéo dài thời gian thanh toán và có thể sử dụng số tiền đó vào việc khác mang tính cấp thiết hơn. Ngoài ra, Công ty nên xây dựng mối quan hệ hợp tác gắn bó lâu dài với các tổ chức tín dụng ngân hàng để có thể có sự trự giúp vốn xây dựng, bảo lãnh và thực hiện cơ chế cho vay nội bọ để tăng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty. Đồng thời, Công ty cũng phải tạo được mối quan hệ với các chủ đầu tư nhằm tạo ra khả năng thanh toán nhanh đúng tiến độ cấp vốn từ đó sẽ tiết kiệm được một số tiền lớn khi vay tiền từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
3.2.1.6: Thành lập phòng marketing nhằm đẩy mạnh khai thác thị trường, khai thác thông tin, xử lý thông tin của đối thủ cạnh tranh, củng cố vị trí của Công ty trên thị trường hiện có, đồng thời xâm nhập vào thị trường mới
Thực tế cho thấy, nước ta mới hơn 15 năm phát triển theo cơ chế thị trường nhưng công tác Marketing đã trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhà kinh doanh. Marketing đã tạo ra chất lượng, hiệu quả, giá cả phục vụ và đáp ứng phù hợp với yêu cầu của thị trường. Tuy nhiên công tác marketing trong xây dựng cơ bản cho đến nay vẫn chưa được định hình một cách cụ thể. Các doanh nghiệp thường tuỳ theo nhận thức của mình mà tổ chức hoạt động marketing. Hiện nay, Công ty xây dựng 12-VINACONCO 12 vẫn chưa có phòng marketing. Vậy, Công ty VINACONCO 12 cần thành lập một phòng marketing để nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và tình hình thị trường để cung cấp các thông tin một cách nhanh nhất, chính xác nhất cho các bộ phận theo dõi, điều chỉnh thực hiện chiến lược kinh doanh của Công ty cho phù hợp với điều kiện của thị trường.
Để nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu thì Công ty VINACONCO 12 phải thực hiện một loạt các hoạt động marketing sau:
a. Chiến lược phân khu, phân loại thị trường và tìm kiếm thị trường.
Việc phân chia thị trường có thể dựa theo các nhân tố sau:
- Theo chủng loại xây dựng có thị trường xây dựng dân dụng, thị trường xây dựng công nghiệp, thị trường xây dựng giao thông, thị trường xây dựng công trình thuỷ lợi...
- Theo nhân tố địa lý có các thị trường xây dựng trong và ngoài nước, thị trường xây dựng thành thị và nông thôn.
- Theo nguồn vốn có vốn ngân sách cấp, vốn tự có, vốn đầu tự của nhà nước.
- Theo tình hình cạnh tranh như thị trường độc quyền, thị trường cạnh tranh hoàn hảo, không hoàn hảo, mức bão hoà của thị trường...
Trên cơ sở phân chia thị trường đó, Công ty định hướng cho mình cần chuẩn bị năng lực xây dựng để thâm nhập vào thị trường nào. Muốn vậy, Công ty cần có một chiến lược thu thập thông tin đầy đủ và kịp thời về các thị trường trên, cần có chiến lược tiếp cận với chủ đầu tư, cần có những thông tin về các đối thủ trong từng thị trường, xác định được thị phần thị trường của mình trong thị trường đó. Hiện nay, Công ty đang có thế mạnh về lĩnh vực xây dựng và lĩnh vực thi công công trình hạ tầng, Công ty cần mạnh dạn tham gia hơn nữa vào một số lĩnh vực mới như xây dựng công trình cầu đường, cầu cảng, điện nước. Có như vậy mới đa dạng hoá ngành nghề và có được cơ hội thắng thầu nhiều hơn.
Các đối thủ cạnh tranh hiện nay của Công ty như: Sông Đà, LICOGI, Trường Sơn.... hiện tại cũng đã nhận thấy tiềm năng của thị trường phía Nam. Họ đã đặt chi nhánh của mình tại thành phố Hồ chí minh và bước đầu thi công nhiều công trình trong khu vực này. Dự doán trong tương lai sẽ có rất nhiều Công ty ngoài Bắc có mặt ở thị trường phía Nam và với một lực lượng đông đảo các công ty xây dựng trên thị trường này thì cạnh tranh sẽ trở nên gay gắt và quyết liệt hơn. Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào các tỉnh phía Nam, các doanh nghiệp xây dựng sẽ không bỏ qua cơ hội thuận lợi này, họ sẽ tìm mọi cách để tăng uy tín, tăng khả năng cạnh tranh nhằm thắng thầu nhiều công trình và chiếm lĩnh thị trường. Căn cứ vào tình hình đó, có thể đưa ra giải pháp sau:
Đưa thêm một số chi nhánh từ Bắc vào Nam hoặc xin Bộ cho phép thành lập, hoặc sát nhập với một số công ty tại khu vực phía Nam để tăng thêm quy mô và khả năng cạnh tranh trong thời gian tới.
b. Chiến lược cạnh tranh:
Những kết quả Công ty đã đạt được trong hoạt động đấu thầu đã khẳng định sự phát triển của Công ty nhưng cũng đặt Công ty trước nhiều thách thức mới, đó là cạnh tranh với đối thủ mạnh trong lĩnh vực này như các công ty của Malaixia, tổng công ty xây dựng só 1- Thành phố HCM... Các đối thủ cạnh tranh này không chỉ mạnh về thiết bị, công nghệ về khả năng đưa ra giá dự thầu thấp mà hơn thế nữa họ có nguồn vốn rất lớn. Chính vì lẽ đó, trong thời gian tới trong chiến lược cạnh tranh của mình Công ty cần xác định rõ ràng đối thủ cạnh tranh trên thị trường phía Nam để đưa ra những phương án cạnh tranh có hiệu quả như phương án cạnh tranh dựa chủ yếu vào giá và kỹ thuật gắn với cạnh tranh trong huy động các nguồn tài chính... để tăng khả năng cạnh tranh trong công tác đấu thầu và giành thắng lợi thì Công ty nên thông qua các chiến lược sau:
- Chiến lược đặt giá thầu thấp nhất:
Theo chiến lược này Công ty phải chú trọng thực hiện chiến lược cạnh tranh đấu thầu dựa chủ yếu vào giá. Sự phối hợp giữa giá dự thầu thấp nhất và chất lượng công trình cao sẽ đam lại cho Công ty chỗ đứng vững trên thị trường nhưng cũng đặt ra cho Công ty không ít những khó khăn vì lợi nhuận thu được không cao trong khi các khoản thuế phải nộp lớn. Tuy việc đặt giá thấp có ảnh hưởng làm giảm lợi nhuận của Công ty nhưng bù lại, cán bộ, và công nhân viên của Công ty có việc làm. Để có mức giá thầu thấp nhất, Công ty cần có những biện pháp để giảm bớt chi phí không cần thiết bằng cách:
Đầu tư mua sắm máy móc thiết bị văn phòng nhằm giảm bớt lao động gián tiếp không cần thiết. Nên liên kết nối mạng vi tính giữa các bộ phận thu thập thông tin tư vấn, lập tiến độ thi công, lập biện pháp thi công, lập dự toán... Để có sự thống nhất giữa các bộ phận này trong quá trình chuẩn bị hồ sơ dự thầu và thuyết minh thầu.
Khi Công ty tham gia đấu thầu ở các tỉnh xa - nơi mà không có các đơn vị thành viên hoặc chi nhánh của Công ty ở đó thì nên tính toán đưa những kỹ sư chỉ đạo thi công và những thợ cả đến đó, còn công nhân có thể thuê ngay ở địa bàn có công trình xây dựng. Như thế sẽ tiết kiệm được nhiều khoản chi phí về ăn, ở, tàu xe... cho công nhân. Hơn nữa, khi thuê lao động ở địa phương sẽ tạo cho họ ý thức trách nhiệm đối với công trình, như vậy vừa có thể tránh được mất mát nguyên vật liệu mà nhân công lại rẻ.
- Chiến lược liên kết để tăng sức cạnh tranh
Công ty Xây dựng 12 là sự liên kết của nhiều chi nhánh. Đồng thời, Công ty cũng tham gia liên kết với các công ty xây dựng khác để tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Việc liên kết này thực sự đem lại hiệu quả bởi các đơn vị tham gia liên kết có thể phát huy tối đa lợi thế của mình.
c. Chiến lược khuyếch trương quảng cáo và giao tiếp
Công ty phải thường xuyên tăng cường công tác quảng cáo giới thiệu sự phát triển và thế mạnh của Công ty trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm tăng thêm uy tín và giới thiệu các sản phẩm của Công ty. Mở rộng hơn nữa các mối quan hệ của Công ty với các cấp có thẩm quyền, tranh thủ sự chỉ đạo, giúp đỡ của cơ quan cấp trên là Tổng công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng – VINACONEX, Bộ xây dựng, Bộ kế hoạch và đầu tư, đồng thời thắt chặt mối quan hệ với các cơ quan chính quyền địa phương nhằm tranh thủ sự giúp đỡ trong quá trình đấu thầu cũng như trong thi công.
Trên thực tế, mỗi một chiến lược Marketing có những tác động khác nhau tới đấu thầu nhưng lại có liên quan với nhau. Việc sử dụng một cách đồng bộ các chính sách Marketing sẽ giúp cho công tác đấu thầu ở Công ty ngày càng có hiệu quả cao hơn. Ngoài ra, Công ty cần phải nghiên cứu đúc rút kinh nghiệm các công trình không trúng thầu để khắc phục cho các công trình tiếp theo và phát huy điểm mạnh của các công trình đã trúng thầu.
3.2.2. Đối với cơ quan quản lý vĩ mô
Các biện pháp xuất phát từ nội tại Công ty là quan trọng song các chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước cũng tác động khá mạnh tới hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động đấu thầu nói riêng của Công ty nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả đem lại lợi ích không những cho bản thân doanh nghiệp mà cho toàn xã hội thì không thể thiếu sự quản lý của nhà nước.
Trong điều kiện thị trường luôn luôn biến động, thị trường xây dựng cơ bản ngày càng trở nên cạnh tranh khốc liệt và mức độ cạnh tranh ngày càng phức tạp. Theo tôi, đảm bảo cạnh tranh có hiệu quả cao là thị trương xây dựng nhà nước cần phải hoàn thiện và thực hiện một số điểm cơ bản sau đây:
3.2.2.1. Hoàn thiện quy chế đấu thầu, tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động
Hiện nay, khối lượng đầu tư của tất cả các ngành trong nền kinh tế quốc dân là rất lớn. nhưng việc sử dụng vốn đầu tư thường không có hiệu quả do những yếu kém hoặc tiêu cực trong khâu quản lý, nên chăng Nhà nước cần ban hành một quy chế đấu thầu cho tất cả các hoạt động đầu tư, đảm bảo tính hiệu quả và tránh được tình trạng lãng phí vốn. Thông qua đấu thầu thì vốn đầu tư có thể sử dụng một cách có hiệu quả nhất là giảm đáng kể lượng vốn đầu tư mà vẫn đảm bảo các yêu cầu của chủ đầu tư.
Nhà nước cần nhanh chóng ban hành các văn bản quy định rõ ràng các chế độ ưu tiên đối với các nhà thầu trong nước. Một thực tế đang tồn tại là hầu hết các công trình có giá trị lớn trong nước như xây dựng các nhà máy, cầu đường... thì đều rơi vào tay các nhà thầu quốc tế lại thuê các nhà thầu trong nước làm thầu phụ với giá thấp hơn nhiều so với giá trúng thầu. Trong khi đó các nhà thầu trong nước có đủ khả năng xây dựng các công trình đó. Điều này không những không đem lại hiệu quả kinh tế cho các đơn vị xây dựng trong nước mà còn gây ra một sự lãng phí vốn đầu tư rất lớn.
Những quy định về giải toả mặt bằng cần được xem xét và sửa đổi và cần được thực hiện một cách nhanh chóng, tạo điều kiện cho các công ty xây dựng rút ngắn thời gian thi công xuống thấp. Đồng thời, Nhà nước cần có những biện pháp hữu hiệu để hỗ trợ công ty thu hồi được những khoản nợ khó đòi, những khoản phải thu đã quá hạn thanh toán. Những việc này sẽ giúp cho Công ty rất lớn trong việc bổ sung và quay vòng vốn một cách hữu hiệu.
Môi trường pháp luật tốt là tiền đề cho sự ổn định xã hội và phát triển kinh tế. một hệ thống pháp luật đầy đủ, chặt chẽ, thống nhất và ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế đất nước từng bước hoà nhập với nền kinh tế thế giới.
Trong nền kinh tế đa thành phần ở nước ta hiện nay, Nhà nước có chủ trương thực hiện chính sách bình đẳng giữa các thành phần kinh tế nhằm tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh làm động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Do vậy, Nhà nước phải không ngừng kiện toàn hệ thống pháp luật, đặc biệt là luật kinh tế để đảm bảo bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Nhà nước cần có luật đầu tư phù hợp để thu hút các công ty nước ngoài tham gia liên doanh với các công ty trong nước nhằm giải quyết một số vấn đề khó khăn trong thời kỳ này là: vốn và công nghệ sản xuất mới.
3.2.2.2. Có chính sách cho vay vốn thông thoáng, mềm dẻo
Trong điều kiện hiện nay,phần lớn các doanh nghiệp Nhà nước đang thiếu vốn kinh doanh , khả năng tích luỹ chưa cao đồng thời lợi nhuận sau thuế còn thấp. Hơn nữa, theo Nghị định 59/CP của Thủ tướng Chính phủ, số tiền thu sử dụng vốn ngân sách Nhà nước được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được trừ vào lợi nhuận sau thuế. Điều đó sẽ làm giảm khả năng tự bổ sung vốn đầu tư của doanh nghiệp. Để giúp các doanh nghiệp nhà nước có điều kiện tích luỹ và bổ sung vốn đầu tư, Nhà nước có thể xem xét bỏ khoản thu này, bên cạnh đó khoản thuế VAT đối với Công ty xây dựng chiếm một số lượng rất lớn làm giảm doanh thu thuần và lợi nhuận của Công ty một cách đáng kể. Việc Nhà nước xem xét và giảm mức thu xuống sẽ giúp Công ty tiết kiệm một số vốn đầu tư cho các năm sau, góp phần giải quyết khó khăn trong việc huy động vốn của Công ty.
Ngoài ra vai trò của Nhà nước trong việc cải cách các thủ tục hành chính sao cho đơn giản, gọn nhẹ không chồng chéo lên nhau nhưng vẫn chặt chẽ, chính xác là rất quan trọng. Nó giúp Công ty thuận lợi hơn trong việc giao dịch, ký kết hợp đồng với khách hàng, giúp cho Công ty có thể giảm các chi phí không cần thiết và chớp được thời cơ kinh doanh một cách kịp thời.
Trên đây, tôi đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả cho công tác đấu thầu ở Công ty xây dựng 12 – VINACONCO 12, đưa ra cách thức để Công ty có thể cạnh tranh được với các dối thủ để thắng thầu, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Để công tác đấu thầu giành thắng lợi việc áp dụng tổng hợp các biện pháp trên là cực kỳ cần thiết vì ở đó các biện pháp có sự liên kết ràng buộc chặt chẽ lẫn nhau.
Kết luận
Trong một vài năm gần đây, hoạt động đấu thầu xây lắp nhất là đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài, các công trình trọng điểm của Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng trở nên hết sức sôi động. Các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam đã có thể tiếp cận với các hình thức, kinh nghiệm mới, với thực tiễn về kỹ thuật kinh doanh quốc tế và nhiều vấn đề liên quan đến các dự án lớn. Nhưng do vị trí xuất phát thấp, năng lực hạn chế nhiều mặt nên hầu hết các doanh nghiệp xây dựng trong nước phải liên doanh với một nhà thầu quốc tế khi đấu thầu. Mỗi gói thầu có hàng chục liên doanh cạnh tranh quyết liệt với nhau. Để đấu thầu và thắng thầu có hiệu quả thì các doanh nghiệp xây dựng không còn con đường nào khác là phải đưa ra được phương án đấu thầu có hiệu quả nhất, tiết kiệm tối đa nguồn lực nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, tính thẩm mỹ của công trình...
Sau một thời gian thực tập tại Công ty xây dựng 12 - VINACONCO 12 để thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài: "Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu xây lắp ở Công ty xây dựng 12 - VINACONCO 12 " đã giúp em nắm bắt và hiểu biết thêm về hoạt động đấu thầu trong các doanh nghiệp xây dựng nói chung. Đây là điều hết sức quý giá và bổ ích cho bản thân.
Luận văn đã phần nào khái quát được những vấn đề lý luận chung về đấu thầu; thực trạng công tác đấu thầu ở Công ty VINACONCO 12 đặc biệt đã nhấn mạnh đến những đặc điểm kinh tế chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động đấu thầu cũng như những nhân tố quyết định khả năng thắng thầu của Công ty VINACONCO 12. Trên cơ sở đó luận văn đưa ra những ý kiến đề xuất góp phần hoàn thiện hoạt động đấu thầu của Công ty VINACONCO 12.
Tài liệu tham khảo
1. GS.TS. Nguyễn Văn Chọn, Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế và quản trị kinh doanh trong xây dựng - Nhà xuất bản xây dựng, 1999.
2. GS. TS Ngô Đình Giao, Giáo trình Quản trị kinh doanh tổng hợp- NXB khoa học và kỹ thuật, 1997
3. Bùi Hoàng Yến, Giáo trình Để thắng thầu các công trình có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam- NXB Xây dựng, 1995.
4.Các báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 1997-2001 của Công ty xây dựng 12 – VINACONCO 12.
5.Báo cáo tài chính 1997-2001 và một số tài liệu khác của Công ty xây dựng 12.
6. Đơn giá xây dựng cơ bản thành phố Hà Nội, NXB xây dựng, 1999.
7.Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số : 88/NĐ-CP ngày 01/09/99 của Chính phủ.
8.Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 52/99/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ,NXB Xây dựng,1999.
9.Giáo trình : Đấu thầu – Lê Quang Huy biên soạn của Trường Đại học Quản lý & Kinh doanh Hà nội
Một số tài liệu tham khảo khác.
Phụ lục
Bảng 3: Năng lực máy móc thiết bị của công ty
TT
Tên thiết bị
nước sản xuất
Công suất
thông số kỹ thuật
số lượng
I
Thiết bị làm đất
1
máy ủi t130 (a10)
Nga
130 (cv)
15,7t
3
2
máy ủi d67f-1
Nhật
155 (cv)
17,1t
3
3
máy đào bánh xích
Komatsu pc 200-6z
Nhật
123 (cv)
1,0m3
2
Katerpillar e200b
Mỹ
155 (cv)
0,4-0,6m3
2
Kobelco sk 200
Nhật
155 (cv)
1,2m3
3
4
máy đào bánh lốp
Komatsu pw100 - 3a
Nhật
125 (cv)
0,4m3
2
Katerpillar 428
Mỹ
65 (cv)
0,25m3
3
5
máy xúc lật bánh lốp
Komatsu wa 150
Nhật
100 (cv)
0,8-1m3
2
6
máy lu bánh lốp
LX (cũ)
110-130 (cv)
16T
3
7
máy lu bánh cứng (bánh thép)
kawasaky
Nhật
92,8 (cv)
12T
2
8
máy đầm rung du – 10
LX (cũ)
8 (cv)
1,4t (2 lần/phút)
3
9
máy đầm rung jv 25-3
Nhật
12,5 (cv)
2,5t (2800v/phút)
3
10
máy san dz31 (d2-557)
LX (cũ)
110 (cv)
12,34 t
2
11
máy san gd 28 ac komatsu
Nhật
75 (cv)
7,5t
2
II
phương tiện vận tải
1
ô tô tự đổ
Kamaz 5511
Nga
210 (cv)
10T
16
zii 555
Nga
150 (cv)
5T
2
ifa w 50
Đức
115 (cv)
5,5T
10
2
ô tô thùng
ifa w50
Đức
115 (cv)
5,5T
4
Isuzu
Nhật
180 (cv)
9T
6
3
tàu đóng cọc t4
Nga, TQ
600T
2
4
xà lan tự hành
Việt Nam
450 (cv)
300T
2
III
Thiết bị xử lý nền móng
1
máy khaon cọc nhồi
sumitomo - soii,mec sd 301
Nhật
150 (cv)
D=2M, H=60M
1
2
búa diezel kobelco k45
Nhật
4,5T
1
3
dàn máy ép cọc thuỷ lực
<=45T
2
4
dàn máy ép cọc thuỷ lực
<=80T
2
5
cần cẩu thuỷ lực bánh lốp
- b38tadano tl 200f
Nhật
225 (cv)
Q=20T, Hmax=26m
1
- kato
Nhật
115 (cv)
Q=15T, Hmax=18m
2
6
ô tô tự hành (cẩu lên + xuống và vận chuyển cọc)
Nhật
9T
2
IV
Thiết bị xây dựng
1
cầu tháp
kb401
Nga
58kw
Q=8T, H = 60m, L=25
2
Potain
Pháp
60kw
Q=5T, H=79,3, L=48m
1
2
cẩu bánh lốp
kc 256h
Nga
150cv
Q=6,3T
1
Tadano 200e
Nhật
125cv
Q=10T
1
3
vận thăng
Đức
Hmax =>18m
2
4
vận thăng
Nhật
Hmax >=50m
3
5
vận thăng
Nhật
Hmax >=50m
2
6
máy trộn bê tông
Dung tích thùng trộn 350 l
Nga + TQ
350l
8
Dung tích thùng trộn 250 l
Nga + TQ
250l
8
7
máy trộn vữa các loại
<=1501
10
8
máy đầu dùi
chạy xăng
Nhật
8
chạy điện
Nga
5
chạy điện
Nhật
8
9
máy đầm bàn
chạy xăng
Nhật
7
chạy điện
Nhật
8
chạy điện
Nga
5
10
máy xoa mặt bt
Nga + Nhật
3
11
máy mài granitô
Nhật
2
12
máy cắt bt
Nhật
4
13
máy đầm đất
đầm cóc
Nhật
8
lu <= 5t
Đức
2
14
máy gia công gỗ
cưa, bào, khoan
1,15-7,5kw
5
15
máy cắt uốn kim loại
cắt uốn thép hình
Nga
2,5kw
4
cắt uốn thép tròn
Nhật
8
16
máy hàn
máy hàn tự phát
KOREA
24kw
2
máy hàn điện
Nhật
10
máy hàn điện
Nga
4
17
máy phát điện
máy phát liên xô
Nga
2
Denyodca 125 pr
Nhật
18
máy bơm
máy bơm diezel
Trung Quốc
72m3/h
10
máy bơm nước áp lực cao
Việt Nam
35-50m3/h
N=7kw, H>=50m
4
máy bơm nước áp lực cao
Đức + Nga
3
19
máy phun sơn
Nga
6
20
cốp pha định hình các kích thước
Việt Nam
3000m2
21
đà giáo thép chữ h
Việt Nam
30 bộ
22
đà giáo thép chữ a
Việt Nam
40 bộ
23
cây chống zek
Việt Nam
1000 cây
24
máy hút cát + bùn
Việt Nam
45m3/h
4
V
Thiết bị cầu và đường
1
máy san galion
Mỹ
12T
4
2
máy lu adu 48
Nga
8T
2
3
máy lu rung demag rw 212d - 2
Đức
12T
6
VI
Thiết bị khai thác đá
1
máy nén khí
pv 10
Nga
180cv
P=8 át;
Q=10m3/min
2
Denyo
Nhật
115cv
P=7át;
Q=10m3/min
1
2
búa khoan
búa khoan
Nga
2
búa khoan
Nhật
4
(Nguồn: Phòng kế hoạch công ty xây dựng 12)
Mục lục
Lời nói đầu
Chương 1. Khái quát chung về hoạt động đấu thầu xây lắp
Trong nền kinh tế thị trường
1.1. Tổng quan về hoạt động xây dựng cơ bản
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm
1.1.1.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
1.1.1.2. Giai đoạn thực hiện đầu tư
1.1.1.3. Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng
1.1.2. Vai trò của hoạt động xây dựng cơ bản đối với nền kinh tế quốc dân
1.2. Hoạt động đấu thầu xây lắp trong nền kinh tế thị trường
1.2.1. Một số khái niệm
1.2.2. Các phương thức đấu thầu và hình thức lựa chọn nhà thầu
1.2.2.1. Các phương thức đấu thầu
1.2.2.2 Các hình thức lựa chọn nhà thầu
1.2.3.2. Các nguyên tắc cần phải tuân thủ trong đấu thầu
1.3. Trình tự tổ chức đấu thầu xây lắp
Chương 2. Thực trạng công tác đấu thầu ở Công ty xây dựng 12 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Vinaconco 12
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
2.1.2. Nhiệm vụ sản xuất của Công ty
2.2. Những đặc điểm KT - KT ảnh hưởng đến hoạt động ĐT ở Công ty XD 12
2.2.1. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty
2.2.1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
2.2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy đấu thầu
2.2.2. Đặc điểm về lao động tiền lương
2.2.3. Đặc điểm về nguyên vật liệu, máy móc thiết bị
2.2.3.1. Đặc điểm về nguyên vật liệu
2.2.3.2. Đặc điểm máy móc thiết bị
2.3. Thực trạng công tác đấu thầu của Công ty trong thời gian qua
2.3.1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong các giai đoạn vừa qua
2.3.2. Công tác đấu thầu của Công ty Vinaconco 12
2.4. Một số chỉ tiêu quyết định đến khả năng thắng thầu của Vinaconco 12
2.4.1. Năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty
2.4.2. Năng lực tài chính của Công ty
2.4.3. Công tác quản lý chất lượng công trình
2.4.4. Thời gian tiến độ thi công công trình
2.5. Đánh giá chung về công tác đấu thầu của Công ty
2.5.1. Những kết quả đạt được
2.5.2. Những mặt còn tồn tại trong công tác đấu thầu của Công ty
2.5.3. Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại trên
Chương 3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động công tác đấu thầu ở Công ty xây dựng 12
3.1. Một số giải pháp và kiến nghị
3.1.1. Đối với Công ty xây dựng 12 - Vinaconco 12
3.2.1.1. Tăng cường hơn nữa công tác quản trị chất lượng công trình
3.2.1.2. Tăng cường công tác kiểm tra máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu
3.2.1.3. Đầu tư nâng cấp máy móc, thiết bị, ứng dụng công nghệ mới vào SX
3.2.1.4. Nâng cao năng lực, trình độ và khả năng tiếp cận các kiến thức mới về kinh tế, khoa học - công nghệ của các CBCN viên của Công ty XD 12
3.2.1.5. Tăng cường hoạt động tạo vốn, thu hồi nhanh vốn đầu tư
3.2.1.6. Thành lập phòng Marketing nhằm đẩy mạnh khai thác thị trường, khai thác thông tin, xử lý thông tin của đối thủ cạnh tranh, củng cố vị trí của Công ty trên thị trường hiện có, đồng thời xâm nhập vào thị trường mới
3.2.2. Đối với cơ quan quản lý vĩ mô
3.2.2.1. Hoàn thiện quy chế đấu thầu, tạo hành lang pháp lý cho các DN HĐ
3.2.2.2. Có chính sách cho vay vốn thông thoáng, mềm dẻo
Kết luận
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- B0109.doc