Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư và quản lý đầu tư tại Vietcombank Hà Tĩnh

MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU 1 PHẦN I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG HÀ TĨNH. 3 1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển 3 2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ các phòng ban 5 2.1. Tổ Tổng hợp 5 2.2. Phòng kế toán thanh toán 6 2.3 Tổ kiểm tra nội bộ. 7 2.4 Phòng kinh doanh dịch vụ. 7 2.5 Phòng khách hàng. 8 2.6. Phòng ngân quỹ. 9 2.7. Phòng hành chính nhân sự 9 2.8. Các phòng giao dịch 10 PHẦN II: THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG - TMCP NGOẠI THƯƠNG HÀ TĨNH 12 I. Thực trạng các hoạt động co liên quan đến hoạt động đầu tư và quản lý đầu tư của Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Hà Tĩnh. 12 1. Công tác huy động vốn: 12 2. Sử dụng vốn 14 3. công tác quản lý rủi ro tín dụng : 16 4 . Công tác thẩm định dự án. 21 4.1 các phương pháp thẩm định dự án đầu tư vay vốn 21 4.1.1 Thẩm định theo trình tự 21 4.1.2 Phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu 22 4.2 Nội dung thẩm định dự án đầu tư vay vốn. 23 4.2.1 Thẩm định khách hàng vay vốn 23 4.2.2 Thẩm định dự án đầu tư và nhu cầu của khách hàng 25 5. Công tác đầu tư vào khoa học công nghệ. 30 6. Công tác đầu tư phát triên nguồn nhân lực 31 II. Đánh giá chung về hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Hà Tĩnh. 32 1. Những kết quả chung đã đạt được. 32 1.1 Công tác kiểm tra nội bộ và tiếp dân. 32 1.2 Công tác thống kê, thông tin báo cáo. 33 1.3 Công tác đời sống và phong trào thi đua. 33 2. Khó khăn và vướng mắc. 34 PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG HÀ TĨNH 36 1. Mục tiêu trong năm 2010 36 2. Giải pháp thực hiện chung. 36 3. Giải pháp cụ thể cho các hoạt động đầu tư. 37 3.1 Đối với hoạt động huy động. 37 3.2 Đối với công tác thẩm định dự án. 38 3.3 Một số giải pháp hộ trợ cho các công tác đầu tư khác. 39

doc44 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1915 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư và quản lý đầu tư tại Vietcombank Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ửi, tiền vay, và bảo lãnh của khách hàng Thực hiện các nghiệp vụ về kinh doanh ngoại tệ, chuyển tiền, kiều hối… Thực hiện các nghiệp vụ phát hành thẻ, thanh toán thẻ, séc du lịch… Tổ chức quỹ nghiệp vụ để thực hiện thu phí tiền mặt của khách hàng theo quy trình nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ. Phối hợp với phòng kế toán thanh toán thực hiện công tác quản lý, lưu trữ hệ thống chứng từ theo quy định. Thực hiện chế độ báo cáo , thống kê theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Thực hiện công tác khác theo sự chỉ đạo của ban giám đốc. Phòng khách hàng. là đầu mối giao tiếp với khách đến làm việc, công tác tại chi nhánh. Tìm hiểu, thăm dò nhu cầu khách hàng trong từng giai đoạn.Giới thiệu về các dịch vụ Ngân hàng của NH đến tận tay khách hàng. Hướng dẫn, giải thích và xử lý các vướng mắc của khách hàng chức năng nhiệm vụ chính: Là phòng tham mưu, xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác tín dụng của Chi Nhánh theo đúng chế độ quy định và sự phân cấp, ủy quyền. Chủ trì và phối hợp với các phòng liên quan thực hiện công tác huy động vốn, cân đối và xử lý các nghiệp vụ về vốn giữa các Chi nhánh với TW và Ngân hàng Nhà nước. Tham mưu cho ban giám đốc trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch trích lập, sử dụng quỹ dự phòng rủi ro. Thực hiện hoạt động bảo lãnh theo quy định. Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, thông tin tín dụng theo chức năng, nhiệm vụ của phòng. Lập báo cáo hoạt động kinh doanh của chi nhánh theo quy định kỳ (tháng, quý, năm…) và các báo cáo chuyên đề theo quy định. Tham mưu, đề xuất các biện pháp để thu hồi, xử lý nợ tồn đọng. Thực hiện các nhiệm vụ công tác khác theo sự chỉ đạo, phân công, ủy quyền của Ban Giám đốc . Phòng ngân quỹ. Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ về công tác Ngân Quỹ trong cơ quan Thực hiện việc quản lý kho quỹ (bao gồm cả quỹ ATM, quỹ tại cá phòng nghiệp vụ) Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về công tác Ngân Quỹ theo quy định. Chịu trách nhiệm mua sắp các phương tiện, thiết bị, vật tư phục vụ công tác Ngân Quỹ. Bảo quản các ấn chỉ quan trọng của chi nhánh và các giấy tờ có giá liên quan đến thế chấp, cầm cố. Tham mưu, đề xuất các biện pháp để đảm bảo an toàn tuyệt đối về kho quỹ trong toàn cơ quan… Thực hiện một số nhiệm vụ công tác khác theo sự chỉ đạo của Ban Giám đốc. Phòng hành chính nhân sự Thực hiện việc mua sắm , quản lý , theo dõi tài sản, công cụ lao động, vật tư phục vụ hoạt động chung của cơ quan ( riêng các thiết bị tin học và máy móc, vật tư phục vụ công tác ngân quỹ do các phòng khác thực hiện). Tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch lao động, tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, điều động, nâng lương đối với toàn thể cán bộ, nhân viên trong chi nhánh. Quản lý hồ sơ cán bộ, nhân viên. Tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách về tiền lương, tiền thưởng, ăn ca, bảo hiểm xã hội,… đối với người lao động. Theo dõi và lập các báo cáo về lao động, tiền lương theo quy định. Thực hiện công tác văn thư lưu trữ. Tham mưu và tổ chức thực hiện công tác bảo vệ an toàn tài sản, phòng chống cháy nổ, phòng chống lụt bão tại Chi nhánh. Thực hiện công tác lễ tân, khánh tiết và đảm bảo vệ sinh chung toàn cơ quan. Quản lý và bố trí xe ô tô phục vụ công tác của cơ quan. Phối hợp với các phòng liên quan thực hiện công tác xây dựng cơ bản. Tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc xây dựng và ban hành nội quy, quy chế của cơ quan. Kiểm tra, giám sát việc chấp hành nội quy, quy chế của toàn thể cán bộ, nhân viên và người lao động trong cơ quan. Thay mặt cơ quan ký các giấy tờ giao dịch hành chính đối với cán bộ, nhân viên như: giấy giới thiệu, giấy đi đường. Giấy nghỉ phép… Thực hiện các nhiệm vụ công tác khác theo sự chỉ đạo của Ban Giám đốc. . Các phòng giao dịch - Thực hiện các giao dịch nhận tiền gửi, cho vay… Có thể nhận thấy mô hình tổ chức bộ máy quản trị của ngân hàng là mô hình trực tuyến chức năng. Theo mô hình này, Trưởng phòng các phòng, tổ của Chi nhánh đóng vai trò tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc hình thành các chủ trương và ra các quyết định, kiểm tra và đôn đốc hoạt động của ngân hàng. Mọi quyết định quản lý đều do Ban Giám đốc công bố sau khi đã tham khảo ý kiến của ban tham mưu. Các quyết định quản lý được truyền xuống theo tuyến dọc. Sơ đồ mô hình tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Tĩnh Ban Giám đốc Chi nhánh NHNT Hà Tĩnh PGD Hồng Lĩnh PGD Kì Anh PGD Cẩm Xuyên PGD Tân Giang P. Kinh doanh dịch vụ P. Ngân quỹ P. kế toán thanh toán P.Khách hàng P. Tổng hợp P.Kiểm tra nội bộ P. Hành chính, nhân sự Bộ phận Tin học Bộ phận thanh toán quốc tế Bộ phận kế toán chi tiêu PHẦN II: THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG - TMCP NGOẠI THƯƠNG HÀ TĨNH Thực trạng các hoạt động co liên quan đến hoạt động đầu tư và quản lý đầu tư của Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Hà Tĩnh. 1./ Công tác huy động vốn: Năm 2009 có thể coi là một năm khá thành công đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Tĩnh, khi mà tình hình kinh tế còn đang phức tạp sau khủng hoảng tài chính còn chưa phục hồi hoàn toàn bên cạnh đó trên địa bàn Hà Tĩnh ngày càng suất hiện thêm các Ngân hàng như Ngân hàng đầu tư và phát triển(BIDV), Ngân hàng TMCP Bắc Á, Ngân hàng Techcombank. Cùng với các Ngân hàng truyền thống trên địa bàn đã tạo nên một sự cạnh tranh khốc liệt. Nhưng Ngân hàng TMCP – Ngoại Thương Hà Tĩnh nhưng những thực hiện tốt kế hoạch được giao mà còn tiếp tục mở rộng thêm phòng giao dịch Tân Giang. Tính đến 31/12/2009, tổng huy động nguồn vốn từ khách hàng tăng 36,6% (+344 tỷ đồng) so với 31/12/2008. Trong đó vốn huy động VND chiếm tỷ trọng 68% trong tổng nguồn vốn, tăng 30,9% (+206 tỷ đồng) so với 31/12/2008. Huy động ngoại tệ chiếm tỷ trọng 32% trong tổng nguồn vốn, tăng 50,4% (+138 tỷ đồng) so với 31/12/2008. Bảng 2.1 Số liệu so sánh Tổng nguồn vốn của chi nhánh 2008-2009 §¬n vÞ: TriÖu ®ång ChØ tiªu Thùc hiÖn T¨ng/gi¶m so víi 31/12/2009 31/12/2009 31/12/2008 TuyÖt ®èi +/-% 1. Huy ®éng vèn 1.284.845 940.864 343.981 36,6% TiÒn göi Tæ chøc kinh tÕ 343.964 223.362 120.602 54% TiÒn göi tiÕt kiÖm 927.868 682.545 245.323 35,9% Sè d­ giÊy tê cã gi¸ 13.013 34.957 -21.944 - 62,8% VND 873.705 667.447 206.258 30,9% Ngo¹i tÖ (quy VND) 411.139 273.417 137.722 50,4% 2. Vay vèn trung ­¬ng 829.822 478.538 351.284 73,4% Ng¾n h¹n 715.000 285.000 430.000 150,9% Trung, dµi h¹n (quy VND) 114.822 193.538 -78.716 - 40,7% (nguồn: số liệu từ phòng tổng hợp NH-TMCP Ngoại thương Hà Tĩnh) Nguồn vốn huy động tăng khá là do Chi nhánh đã đưa ra các sản phẩm dịch vụ tiện ích cho khách hàng như: chủ động và linh hoạt trong điều chỉnh lãi suất đối với cá nhân, tổ chức kinh tế cả VND và ngoại tệ, phát hành chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, trung hạn, triển khai chương trình “gửi tiết kiệm tặng bảo hiểm đối với VND và USD”. Ngoài ra, Chi nhánh còn triển khai chương trình huy động “Tiền gửi đặc biệt - đợt 2/2009” đối với khách hàng là tổ chức kinh tế, triển khai sản phẩm “Tiết kiệm linh hoạt lãi thưởng” cho khách hàng cá nhân. Trong năm 2009, Chi nhánh luôn triển khai chương trình khuyến mãi phát hành thẻ Connect24, tăng cường đẩy mạnh quảng bá hình ảnh, mở rộng mạng lưới giao dịch và các sản phẩm dịch vụ một cách tốt nhất đến với từng tổ chức kinh tế, từng người dân trên địa bàn nên nguồn vốn luôn tăng so với năm trước. mặt khác, việc mở thêm 2 phòng giao dịch Tân Giang và Cẩm Xuyên cũng đã góp phần làm tăng nguồn vốn huy động. 2. Sử dụng vốn Năm 2009 nền kinh tế thế giới rơi vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng với sự sụp đổ của hàng loạt ngân hàng, tổ chức tài chính, tập đoàn kinh tế đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam. Nhận định tình hình tài chính trong nước sẽ diễn biến phức tạp gây bất lợi đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh, ban lãnh đạo chi nhánh Hà Tĩnh đã tích cực bám sát chỉ đạo của chính phủ. NHNN Việt Nam, NHNT Việt Nam để khẩn trương triển khai các giải pháp cụ thể linh hoạt: triển khai sớm nhất và hiểu quả trên địa bàn công tác hỗ trợ lãi suất theo quyết định 131 của chính phủ và thông tư 02 của NHNN đến tất cả các khách hàng. Với sự tín nhiệm của khách hàng dành cho chi nhánh nên trong năm 2009 đã phát sinh số lượng khách hàng lớn có quan hệ vay vốn tại chi nhánh, các dự án đồng tài trợ đã phê duyệt năm 2008 chuyển sang giải ngân năm 2009 rất lớn. Như vậy nếu cân đối các khoản giải ngân đã cam kết trước thời điểm 31/10/2009 đồng thời hạn chế tối đa nhu cầu mới của khách hàng và điều chỉnh phần dư nợ hiện tại thì chi nhánh vẫn vượt mức tăng trưởng cho phép. Bảng 2.2 Bảng so sánh tổng dư nợ 2 năm 2008-2009 §¬n vÞ: Tû ®ång ChØ tiªu Thùc hiÖn T¨ng/gi¶m so víi 31/12/2009 31/12/2009 31/12/2008 TuyÖt ®èi +/-% Tæng quy VN§ 1.708.339 1.216.521 491.818 40,4% VND 1.464.575 919.316 545.259 59,3% Ngo¹i tÖ (USD) 243.764 297.205 -53.411 -18% Ng¾n h¹n 845.448 597.542 247.906 41,5% Trung, dµi h¹n 862.891 618.979 243.912 39,4% Tû lÖ nî xÊu 0,94% 2,81% (nguồn: số liệu từ phòng tổng hợp NH-TMCP Ngoại Thương Hà Tĩnh) Tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2009 quy VND ước đạt 1.710 tỷ đồng, tăng 40,6% (+ 493 tỷ VND) so với 31/12/2008. (tổng dư nợ năm 2008 đạt 1.216 tỷ đồng), bằng 100% so với kế hoạch trung ương giao. Dư nợ của chi nhánh tăng mạnh chủ yếu là do việc thực hiện cho vay hỗ trợ lãi suất theo chủ trương của chính phủ và hướng dẫn của NHNN. Tính đến 30/11/2009, dư nợ cho vay theo chương trình hỗ trợ lãi suất của chi nhánh đạt 1721 tỷ đồng Trong đó dư nợ cho vay VND ước đạt 1.481 tỷ đồng tăng 61,1%(+562 tỷ đồng), chiếm tỷ trọng 86,6% trong tổng dư nợ, nhưng dư nợ cho vay USD lại giảm khá mạnh với số dư ước đạt 229 tỷ quy VND giảm 22,9% so với 21/12/2008 (-68 tỷ quy VND) , chiếm tỷ trọng 13,4% trong tổng dư nợ Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Tĩnh đã thực hiện cho vay đối với tất cả các thành phần kinh tế nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội cũng như chủ trương phát triển của tỉnh nhà. Với các hình thức cho vay đa dạng phục vụ cho nhiều nhu cầu, nhiều loại hình khách hàng như: cho vay vốn lưu động cho các phương án sản xuất kinh doanh như: Thương mại, xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất, v.v.. cho vay theo dự án đầu tư phát triển, cho vay tiêu dùng (với gói sản phẩm cho vay cán bộ công nhân viên, sản phẩm cho vay bán lẻ, cho vay cầm cố chứng chỉ có giá…). Trong năm qua với những nỗ lực của tập thể cán bộ Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Tĩnh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như sau: Tính đến 31/12/2009, tổng dư nợ cho vay tăng 40,4% (+492 tỷ đồng) so với 31/12/2008, trong đó dư nợ cho vay VND tăng 59,3% (+545 tỷ đồng) so với 31/12/2008, chiếm tỷ trọng 85,7% trong tổng dư nợ, nhưng dư nợ cho vay USD lại giảm khá mạnh 18% (-53 tỷ quy VND) so với 31/12/2008, tỷ trọng chỉ còn chiếm 14,3% trong tổng dư nợ. Về cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn cũng có sự thay đổi rõ rệt tỷ trọng dư nợ ngắn hạn tăng từ 49,1% lên 49,5% trong tổng dư nợ, tăng 41,5% (+248 tỷ quy VND) so với 31/12/2008. Tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn quy VND chiếm 50,5% trong tổng dư nợ, tăng 39,4% (+244 tỷ quy VND) so với 31/12/2008. 3. công tác quản lý rủi ro tín dụng : Theo số liệu chương trình phân loại nợ tự động nợ quá hạn đến 31/12/2009 là 16 tỷ quy VND, giảm 53,2% (-18 tỷ đồng) so với 31/12/2008, chiếm 0,94% trong tổng dư nợ. Phân loại nợ: Dư nợ nhóm 1 “Nợ đủ tiêu chuẩn”: 1.692 tỷ quy VND, chiếm 99,065% trong tổng dư nợ. Dư nợ nhóm 2 “Nợ cần chú ý”: 3,9 tỷ quy VND, chiếm 0,228% trong tổng dư nợ. Dư nợ nhóm 3 “Nợ dưới tiêu chuẩn”: kết chuyển sang nhóm khác và thu nợ hết. Dư nợ nhóm 4 “Nợ nghi ngờ”: 63 triệu quy VND, chiếm 0,004% trong tổng dư nợ. Dư nợ nhóm 5 “Nợ có khả năng mất vốn”: 12 tỷ quy VND, chiếm 0,703% trong tổng dư nợ. Doanh số cho vay năm 2009 tăng 43,8% (+897 tỷ đồng) so với năm 2008, trong đó doanh số cho vay VND tăng 45,5% (+877 tỷ đồng) so với năm 2008. Doanh số cho vay ngoại tệ tăng 16,1% (+20 tỷ đồng) so với năm 2008. Doanh số cho vay ngắn hạn tăng 44,1% (+787 tỷ đồng) so với năm 2008 và doanh số cho vay trung, dài hạn tăng 41,3% (+109 tỷ đồng) so với năm 2008. Doanh số thu nợ năm 2009 tăng 45,5% (+768 tỷ quy VND) so với năm 2008, trong đó doanh số thu nợ VND tăng 38,8% (+632 tỷ đồng) so với năm 2008. Doanh số thu nợ ngoại tệ tăng 230,1% (+136 tỷ quy VND) so với năm 2008. Doanh số thu nợ ngắn hạn tăng 45,5% (+727 tỷ quy VND) so với năm 2008 và doanh số thu nợ trung, dài hạn tăng 46,3% (+41 tỷ đồng) so với năm 2008. Hoạt động đầu tư tín dụng ngắn hạn, trung dài hạn của Chi nhánh trong năm 2009 chú trọng vào việc cho vay hỗ trợ lãi suất đối với các ngành, các thành phần kinh tế quan trọng như: kinh doanh thương mại; dịch vụ - du lịch; thu mua, chế biến thuỷ sản xuất khẩu; xây dựng cơ bản; thu mua nguyên liệu nhựa và giấy, cho vay đồng tài trợ v.v.. công ty cổ phần xây dựng công trình 475; công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng & thương mại Kiêm Dung; công ty cổ phần muối Hà Tĩnh; công ty cổ phần du lịch Hà Tĩnh; công ty cổ phần sách & thiết bị trường học Hà Tĩnh; công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Hà Tĩnh; công ty khai thác chế biến & xuất khẩu ti tan Hà Tĩnh; công ty cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản nam Hà Tĩnh; công ty cổ phần đầu tư & xây dựng số 1 Hà Tĩnh; công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất nguyên liệu giấy Việt - Nhật; công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Hiệp; công ty cổ phần Sông Đà 9; công ty cổ phần xây lắp & thương mại Hoàng Hà; công ty cổ phần Hà Vinh; chi nhánh FOODINCO Hà Tĩnh; công ty trồng rừng v& sản xuất nguyên liệu giấy HANVIHA; xí nghiệp tư nhân công nghệ & thương mại Đức Dung; công ty trách nhiệm hữu hạn Ngàn Phố; công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng Trung Nam; chi nhánh công ty cổ phần Lạc An Tài Hà Tĩnh; công ty cổ phần gang thép Hà Tĩnh; công ty cổ phần xây dựng tổng hợp 269; công ty cổ phần hoá cốc Hà Tĩnh; công ty cổ phần lương thực Hà Tĩnh; công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng & thương mại Hà Thành .v.v.. Dư nợ cho vay doanh nghiệp tại thời điểm 31/12/2009 là: 1.446 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa là: 817 tỷ đồng, tăng 40% so với năm 2008 đối với cho vay doanh nghiệp và tăng 32% đối với cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa. Dư nợ đối với lĩnh vực phục vụ nông nghiệp nông thôn theo QĐ 67/TTg ngày 30/03/1999 tại thời điểm 31/12/2009 là: 5,92 tỷ đồng. Đối với cho vay thuộc lĩnh vực này Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Tĩnh cho vay không nhiều (do đối tượng và địa bàn hoạt động của Chi nhánh chưa mở rộng đến các khu vực nông nghiệp nông thôn). Đối với lĩnh vực cho vay xuất nhập khẩu: Nhìn chung trong năm qua có những bước khôi phục của nền kinh tế song sự phát triển chưa bền vững và tiềm ẩn nhiều rủi ro, nền kinh tế trong giai đoạn hội nhập nên chịu tác động từ nền kinh tế thế giới, đặc biệt là lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá. Vì vậy hoạt động cho vay với lĩnh vực xuất nhập khẩu của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Tĩnh chỉ đạt: 46,82 tỷ đồng, giảm so với năm 2008 là 8,29 tỷ đồng về số tuyệt đối. Dư nợ đối với người đi xuất khẩu lao động theo QĐ 365/NHNN ngày 13/04/2004 tại thời điểm 31/12/2009 là: 115 triệu đồng. Trong năm qua khách hàng nhu cầu đối với sản phẩm cho vay này phát sinh không nhiều, trong khi một số khách hàng đã đến hạn thanh toán và thanh lý hợp đồng. Hà Tĩnh đang trên đà phát triển hội nhập với sự phát triển chung của cả nước và được sự quan tâm của Chính phủ, các cấp, các ngành và trong năm qua đã có những dự án lớn được triển khai và thực hiện. Đặc biệt là dự án phát triển kinh tế - xã hội lớn của địa phương như: Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê, nhà máy thép liên hợp 4,5 triệu tấn/năm; nhà máy thuỷ điện Ngàn Trươi - Cẩm Trang; xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu phi thuế quan, cảng biển Vũng áng và Cảng nước sâu Sơn Dương tại huyện Kỳ Anh; dự án nhà máy thuỷ điện Nậm Sốt - Hương Sơn; lĩnh vực đầu tư trồng rừng, sản xuất dăm gỗ và xây dựng nhà máy sản xuất dăm gỗ của công ty Hanviha (Công ty 100% vốn nước ngoài);… Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Tĩnh đã thực hiện đầu tư đối với các dự án lớn nhỏ trong tỉnh nói trên và bước đầu đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị thi công trong nguồn vốn hoạt động. Cụ thể như dự án nhà máy thép liên hợp 4,5 triệu tấn/năm của công ty cổ phần Gang thép Hà Tĩnh, Chi nhánh đã thực hiện đầu tư với doanh số năm 2009 đạt 92,31 tỷ đồng, dư nợ tại thời điểm 31/12/2009 là 82,59 tỷ đồng. Dự án nhà máy thuỷ điện Nậm Sốt - Hương Sơn với doanh số cho vay năm 2009 đạt 33,24 tỷ đồng. Dự án xây dựng nhà máy sản xuất dăm gỗ và trồng rừng của công ty Hanviha với doanh số cho vay năm 2009 đạt: 27,9 tỷ đồng, dư nợ tại thời điểm 31/12/2009 là 07 tỷ đồng… Về việc thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay: Chi nhánh thực hiện nghiêm túc các quy định về bảo đảm tiền vay với các hình thức như: Cầm cố (Sổ tiết kiệm và các giấy tờ có giá khác), thế chấp (tài sản là động sản, bất động sản), bảo lãnh (bảo lãnh của bên thứ 3 - Ngân hàng phát triển hoặc các tổ chức khác), bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay (các dự án cho vay đầu tư tài sản như máy móc, thiết bi, dây chuyền sản xuất,…). Tính đến thời điểm 31/12/2009 tổng dư nợ có bảo đảm bằng tài sản là 1.702,45 tỷ đồng với tổng giá trị tài sản bảo đảm là 2.162 tỷ đồng (trong đó tài sản là động sản, bất động sản chiếm 98%, còn lại là chứng từ có giá bằng ngoại tệ USD và EUR). Tỷ lệ dư nợ có tài sản bảo đảm/ tổng dư nợ đạt: 99,66%. Trong năm 2009 Chi nhánh đã thực hiện thu hồi, xử lý nợ xấu nợ tồn đọng tương đối tốt và thu được những kết quả khả quan như sau: thu hồi nợ xấu được 18,78 tỷ đồng, trong đó tập trung chủ yếu ở Công ty CP Xuất nhập khẩu Hà Tĩnh (17,89 tỷ đồng); Thu nợ tồn đọng (đã được xử lý từ quỹ dự phòng rủi ro) là 215 triệu đồng. Trong đó: + Xử lý tài sản bảo đảm thu hồi nợ là: 0 đồng + Nợ được xử lý trích từ nguồn dự phòng rủi ro là: 6 triệu đồng (khách hàng Đặng Hoài Việt) + Nợ được xử lý từ các biện pháp khác: 18,78 tỷ đồng. 4 . Công tác thẩm định dự án. Tại Ngân hàng Ngoại Thương Hà Tĩnh, khi một nhà đầu tư có nhu cầu vay vốn để đầu tư thì Ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định theo quy trình như sau: Tiếp nhận hồ sơ dự án Thực hiện công tác thẩm định. Trong quá trình thẩm định, cán bộ tín dụng phân tích đánh giá dự án trên cơ sở hồ sơ vay vốn theo quy định của Ngân hàng TMCP - Ngoại Thương Việt Nam. Đối với dự án phức tạp đòi hỏi chuyên môn cao về lĩnh vực, ngành nghề của dự án, cán bộ tín dụng tổng hợp ý kiến các cơ quan, đơn vị có liên quan. Trong trường hợp cần thiết, cán bộ tín dụng có thể yêu cầu chủ đầu tư làm rõ một số nội dung hay bổ sung hồ sơ còn thiếu. Lập tờ trình thẩm định cho vay theo dự án đầu tư. Trình người có thẩm quyền ra quyết định đầu tư. Trên cơ sở tờ trình thẩm định, cán bộ tín dụng đề xuất với lãnh đạo phòng ban và trình Giám đốc chi nhánh (hoặc người được uỷ quyền) quyết định dự án có được vay vốn hay không. các phương pháp thẩm định dự án đầu tư vay vốn 4.1.1 Thẩm định theo trình tự Đây là phương pháp thẩm định mà đa số các ngân hàng hiện nay vẫn áp dụng. Thẩm định theo trình tự đi từ tổng quát đến chi tiết. - Thẩm định tổng quát : Sau bước tiếp nhận hồ sơ, cán bộ tín dụng phải kiểm tra tính pháp ly và đầy đủ của hồ sơ dự án vay vốn. Trong trường hợp cần thiết có thể yêu cầu chủ đầu tư bổ sung hoàn tất kịp thời. - Sau đó cán bộ tìm hiểu uy tín người lập dự án. Tiếp theo cán bộ thẩm định tiến hành tiếp xúc với chủ đầu tư và các đơn vị giúp việc của họ để tìm ra sự cần thiết doanh nghiệp đề xuất dự án. - Cuối cùng, cán bộ sẽ xem xét thực tế và tình hình của doanh nghiệp, từ đó đối chiếu và kiểm tra số liệu tình hình tài chính, tình hình sản suất kinh doanh ghi trong hồ sơ dự án để có những điều chỉnh kịp thời. Thẩm định chi tiết : trên cơ sở các dữ liệu thẩm định tổng quát thì bước thẩm định chi tiết được tiến hành bao gồm các nội dung sẽ được phân tích chi tiết ở phần nội dung thẩm định. Đặc biệt trong các nội dung cơ bản được thẩm định nếu một nội dung bị bác bỏ thì không cần thẩm định nội dung tiếp theo. 4.1.2 Phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu Phương pháp này ít được sử dụng hơn do hệ thống các chỉ tiêu chưa được chuẩn hoá. Nó không được sử dụng để thẩm định dự án song lại có vai trò quan trọng trong một số nội dung cụ thể. Căn cứ vào hồ sơ dự án người ta đối chiếu các dữ liệu được lập của dự án với các quy định về pháp luật, hệ thống các tiêu chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật sao cho phù hợp. Ngoài ra, ngân hàng cũn tiến hành trờn cơ sở kinh nghiệm thu thập được trong thực tế để tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể có hướng giải quyết khác nhau mang lại kết quả tối ưu nhất. 4.1.3 Phương pháp phân tích độ nhạy Phương pháp này được sử dụng đặc biệt trong phần thẩm định nội dung tài chính nhằm kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án đầu tư. Bằng cách lựa chọn các yếu tố cơ bản ảnh hưởng lớn tới hiệu quả các chỉ tiêu tài chính và dự đoán chiều hướng xấu đối với dự án. Đánh giá tác động của các yếu tố đó đến hiệu quả tài chính dự án. Từ đó có những nhận xét và đề xuất phù hợp với tình hình. Nội dung thẩm định dự án đầu tư vay vốn. 4.2.1 Thẩm định khách hàng vay vốn Tư cách pháp lý, pháp nhân Đánh giá tư cách pháp lý, pháp nhân của khách hàng vay vốn là điều rất quan trọng. Cán bộ thẩm định cần phải xác định được rừ khách hàng thuộc loại doanh nghiệp nào, thành phần kinh tế nào trên cơ sở đối chiếu với các văn bản pháp luật. Từ đó đánh giá được năng lực pháp lý của chủ thể xin vay vốn. Cuối cùng phải đưa ra được đánh giá về các nội dung: - Các thông tin liên quan đến khách hàng (Tên khách hàng, địa chỉ giao dịch, điện thoại, số tài khoản…). - Quyết định thành lập và Quyết định bổ nhiệm Giám đốc, Kế toán trưởng, Mó số thuế. - Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. - Mô hình tổ chức hoạt động và Bộ máy quản lý. - Chế độ hạch toán: độc lập hay phụ thuộc. - Phân tích uy tín của chủ đầu tư. Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của khách hàng vay vốn Để đánh giá được tình hình sản xuất kinh doanh, pháa ngân hàng căn cứ vào các tài liệu - Bảng cân đối kế toán năm liền kề. - Báo cáo tài chính của Công ty trong liền kề đó kiểm toán. - Thông tin CIC (Trung tâm thông tin tín dụng) liên quan đến khách hàng vay vốn. Trên cơ sở đó, cán bộ tín dụng đưa ra các nhận xét về: - Cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp. - Tốc độ tăng trưởng doanh thu, Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận. - Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp. Trong đó khoản mục nào chiếm tỷ trọng lớn nhất. - Các hệ số tài chính quan trọng + Về khả năng thanh toán + Về khả năng hoạt động + Về khả năng cân đối vốn + Khả năng sử dụng vốn và tài sản Đánh giá quan hệ tín dụng của khách hàng - Xem xét quan hệ tín dụng của khách hàng với NHCT để thấy rõ thái độ của doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ cũng như khả năng hợp tác với các TCTD, bao gồm các nội dung: + Tổng giới hạn tín dụng + Giới hạn cho vay trung dài hạn + Giới hạn cho vay, bảo lãnh và mở L/C ngắn hạn + Giới hạn cho vay đặt cọc - Xem xột quan hệ tín dụng của khách hàng với ngân hàng khác Trên cơ sở xem xét quan hệ tín dụng của khách hàng là một trong các căn cứ đánh giá uy tín của khách hàng đảm bảo khả năng tín dụng (khả năng trả nợ) để thực hiện dự án. 4.2.2 Thẩm định dự án đầu tư và nhu cầu của khách hàng Xem xét các thông tin về dự án Đây là những thông tin cơ bản ban đầu về dự án mà cán bộ tín dụng cần phải xem xét. Trong đó bao gồm các nội dung: - Thông tin cơ bản về dự án như Tên dự án, Chủ đầu tư, Đơn vị QLDA, Địa điểm xây dựng… - Mục đích của dự án: Xem xét và đánh giá mục đích cơ bản hàng đầu của dự án. - Kế hoạch triển khai dự án. - Nhu cầu vốn và Phương án tài trợ: Tổng số vốn dự kiến cần cho đầu tư trên cơ sở hồ sơ dự án được duyệt và cấp phép. Xem xét hồ sơ pháp lý của dự ỏn Về nguyên tắc, dự án phải được lập và đáp ứng đủ các nội dung theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm các hồ sơ cơ bản: - Quyết định cho phép đầu tư của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền. - Quyết định phê duyệt kỹ thuật và tổng dự toán. - Báo cáo nghiên cứu khả thi. - Các hợp đồng nhập khẩu, giao thầu, thoả thuận liên quan. - Và một số hồ sơ khác. Thẩm định sự cần thiết, mục tiêu và của dự án Ở nội dung này cán bộ thẩm định xem xét nhằm xác định các thông tin về sự cần thiết của dự án. Nội dung này nhằm làm rõ ý nghĩa sự ra đời của dự án. Dự án này ra đời sẽ mang lại lợi ích cho những đối tượng nào. Nó có phù hợp với mục tiêu chiến lược phát triển chung của đất nước, vùng, địa phương hay ngành, lĩnh vực liên quan đến dự án. Dự án ra đời có tác động đối với doanh nghiệp như thế nào? Việc lựa chọn thời điểm đầu tư, quy mô đầu tư, địa điểm đầu tư, hình thức đầu tư có phù hợp không? Các phương diện cần thẩm định 1) Thẩm định thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm 2) Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án 3) Thẩm định khía cạnh tổ chức, quản lý thực hiện dự án 4) Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án Thẩm định dự án đầu tư đứng trên quan điểm ngân hàng là xác định khả năng đứng vững về mặt tài chính của dự án thông qua đó đánh giá sự an toàn về vốn mà ngân hàng có thể tài trợ cho dự án. Do dự án được lập mang tính chủ quan của người soạn thảo nên không thể phản ánh được đầy đủ các nhân tố khách quan. Việc kiểm tra lại tính chính xác của thông tin trong hồ sơ dự án là cần thiết đảm bảo khả năng thu hồi vốn của ngân hàng. Trên cơ sở đó, ngân hàng mới có thể quyết định có thể tài trợ vốn cho dự án hay không. Để đảm bảo độ chính xác, cán bộ tín dụng cần rà soát lại tỉ mỉ từng nội dung chi tiết. Thẩm định tài chính dự án đầu tư với các nội dung cụ thể: Thẩm tra mức độ hợp lý của tổng vốn đầu tư và tiến độ bỏ vốn: Tồn tại hai xu hướng gây sai lệch tổng mức đầu tư. Thứ nhất, dự tính tổng vốn đầu tư quá thấp để các chỉ tiêu hiệu quả trở nên thuyết phục hơn, dễ dàng xin tài trợ vốn. Thứ hai, dự tính tổng mức đầu tư quá cao để rút vốn. Đây là hai xu hướng ảnh hưởng làm giảm tính hiệu quả của dự án. Tổng vốn đầu tư được xác định dựa trên công suất thiết kế. Được xác định: Vốn đầu tư = Vốn cố định + Vốn lưu động = Vốn tự có + Vốn đi vay = Chi phí xây dựng + Chi phí thiết bị + Chi phí GPMB + Chi phí QLDA + Chi phí tư vấn đầu tư và xây dựng + Chi phí dự phòng - Đánh giá tính hợp lý và đầy đủ tổng vốn đầu tư. - Kiểm tra tổng vốn đầu tư sát với thực tế làm cơ sở tính toán hiệu quả tài chính và dự kiến khả năng trả nợ. - Kiểm tra tính chính xác trong việc tính toán tổng vốn vốn đầu tư. Xem xét các yếu tố ảnh hưởng như khối lượng công việc phát sinh, thảy đổi tỷ giá hối đoái (trường hợp dự án sử dụng ngoại tệ). - Xem xét, so sánh đối chiếu khi thấy có sự bất hợp lý phải kiểm tra lại. - Kiểm tra kỹ các nội dung: tổng mức vốn đầu tư, khối lượng, định mức, đơn giá, dự toán… - Xem xét tổng vốn lưu động ban đầu hoặc vốn lưu động bổ sung. - Vốn từ các nguồn tài trợ khác nhau kiểm tra cam kết các nhà cung cấp vốn. - Xem xét nhu cầu và tiến độ phân bổ vốn. Thẩm tra nguồn vốn huy động cho dự án. Xem xét đó là vốn tự có, vốn đi vay nước ngoài, ưu đãi, bảo lãnh, thương mại để có thể đánh giá độ an toàn vốn đầu tư, độ an toàn thanh toán… Kiểm tra việc tính toán các khoản chi phí sản xuất hàng năm của dự án. Kiểm tra tính hợp lý của giá bán sản phẩm , doanh thu hàng năm của dự án. Kiểm tra tính chính xác của tỷ suất “r” trong phân tích tài chính dự án. Căn cứ vào chi phí sử dụng của các nguồn vốn huy động. Kiểm tra tính chính xác của “r” do bị ảnh hưởng bởi các yếu tố lạm phát, rủi ro. Đánh giá sự phù hợp của “r” phản ánh chính xác chi phí vốn. LSCK = Chi phí vốn trung bình Thẩm định dòng tiền của dự án. Với các doanh nghiệp lớn phải đánh giá và thực hiện dự án trong nhiều năm, nếu các sai số của dòng tiền không lệch về cùng một hướng và mang tính ngẫu nhiên thì chúng có xu hướng loại trừ nhau. Cho nên cán bộ tín dụng phải kiểm tra tính chính xác và hợp lý của số liệu tính dòng tiền. Kiểm tra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án. NPV – Net Present Value - NPV là Trong đó V – Vốn đầu tư ban đầu Bt – Khoản thu ở năm t Ct – Khoản chi ở năm t i – lãi suất chiết khấu t – thời gian kéo dài dự án Dự án đầu tư độc lập NPV > 0: chấp nhận dự án NPV = 0: tuỳ quan điểm nhà đầu tư NPV < 0: loại bỏ dự án Dự án loại trừ lẫn nhau: chọn dự án nào có NPV cao nhất và NPV cao nhất phải lớn hơn 0. IRR – Internal Rate of Return IRR là tỷ suất chiết khấu mà tại đó lợi nhuận ròng của dự án bằng 0 (NPV=0). Nói cách khác đó là tỷ lệ thu lãi mà tại đó tổng thu dự án bằng tổng chi dự án, tức là giá trị hiện tại của chi phí bằng giá trị hiện tại của doanh thu. - Công thức Nếu i là chi phí bình quân sử dụng vốn hoặc chi phí cơ hội của vốn đầu tư Các dự án độc lập, dự án nào có: IRR > i: dự án được chấp nhận IRR < i: loại bỏ dự án Các dự án loại trừ nhau, nhà đầu tư chọn dự án nào có IRR lớn nhất sao cho IRR của dự án đó lớn hơn i. Tỷ số lợi ích – chi phí B/C (Benefit Cost Ratio) - Chỉ tiêu B/C cho biết tổng thu của dự án có đủ để bù đắp các chi phí phải bỏ ra của dự án hay không và dự án có khả năng sinh lời hay không. B/C > 1: dự án được chấp nhận Chỉ tiêu thời hạn thu hồi vốn T - Thời hạn thu hồi vốn là số năm cần thiết để có thể thu hồi được toàn bộ số vốn đầu tư đó bỏ ra. Ngoài ra để phân tích tài chính dự án cũn sử dụng một số chỉ tiêu như Hệ số hoàn vốn RR (Rate of Return), Chỉ tiêu điểm hoà vốn… Thẩm tra phân tích độ nhạy của dự án. Kiểm tra tính chính xác việc lựa chọn các biến số chủ yếu và những biến số này khi chúng thay đổi ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả dự án. Cán bộ thẩm định nhận xét và đề xuất lên cấp trên có thẩm quyền quyết định có tài trợ vốn cho dự án hay không. Công tác đầu tư vào khoa học công nghệ. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các quy trình ngân hàng là một yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng đến sự thành công của một ngân hàng trong giai đoạn ngày nay. Đặc biệt trong nghiệp vụ thẩm định tài chính dự án, mà ở đó việc tính toán rất khó khăn và phức tạp, trong khi việc tính toán thủ công sẽ tốn nhiều thời gian công sức và nhiều khi không đem lại kết quả như mong muốn, nhưng với việc sử dụng các phần mềm chuyên dụng sẽ khắc phục được những khó khăn trên. Để có thể nhanh chóng hiện đại hoá hệ thống thông tin, ngân hàng nên ưu tiên đầu tư công nghệ thông tin nhằm tự động hoá trong hệ thống thanh toán kế toán tại ngân hàng. Trong thời gian qua Ngân hàng TMCP-Ngoại Thương Hà Tĩnh đã đầu tư nhiều công nghệ mới khá hiện đại phục vụ cho các công tác thường nhật của Chi nhánh. Hiện nay Ban giám đốc đã có những kế hoạch để trong thời gian tới ngân hàng đầu tư hơn nữa các công nghệ mới hiện đại hơn để có thể thu hút được nhiều khách hàng sử dụng các dịch vụ của ngân hàng đặc biệt là dịch vụ thanh toán và chuyển tiền. Qua đó ngân hàng có thể thu hút được nhiều tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, cá nhân, giúp ngân hàng tăng uy tín, củng cố vị trí của mình trong nền kinh tế Công tác đầu tư phát triên nguồn nhân lực Nhân lực là nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại trong cạnh tranh hiện nay, không chỉ trong ngành Ngân hàng mà còn của tất cả các ngành khác. Nắm bắt được yếu tố này cùng với sự chỉ đạo của Ngân hàng TW, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Tĩnh đã từng bước thực hiện công tác đào tạo cán bộ. Ngoài lớp đào tạo cán bộ khi trúng tuyển vào Ngân hàng do Ngân hàng TW thực hiện thì hàng năm Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Tĩnh còn tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn để bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Đó là sự cần thiết để mỗi cán bộ trong Chi nhánh có thể thực hiện tốt vị trí công tác của mình. Ngoại chuyên môn nghiệp vụ, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Tĩnh còn thực hiện công tác bồi dưỡng cán bộ về trình độ chính trị để từ đó giới thiệu cho đảng ủy để kết nạp đảng viên mới. Hiện nay theo thống kê tại Chi nhánh có : Tổng số cán bộ: 114 người Cán bộ mới được tuyển dụng: 09 người Cán bộ được đào tạo ngắn hạn và trung, dài hạn trong năm: 31 người Công tác tuyển dụng và bố trí cán bộ được Đảng Uỷ, lãnh đạo chuyên môn luôn luôn coi trọng, chấp hành nghiêm túc quy chế tuyển dụng, bổ nhiệm, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật. Đến nay Chi nhánh đã có một đội ngũ cán bộ trẻ, tuổi đời bình quân trẻ (29 - 30) với trên 90% là trình độ đại học. Mặc dù khối lượng công việc lớn, số lượng cán bộ còn chưa nhiều, tuổi đời còn trẻ và chưa nhiều kinh nghiệm, nhưng nhờ bố trí đội ngũ cán bộ hợp lý, đảm bảo kín người, kín việc, đội ngũ cán bộ đều nhiệt huyết và có tinh thần trách nhiệm trong công việc nên các chỉ tiêu công tác đều được hoàn thành và vượt kế hoạch mà Ban lãnh đạo đã đề ra. Theo kế hoạch trong thời gian tới, Chi nhánh sẽ tiếp tục mở thêm các phòng giao dịch để tiến tới chiếm lĩnh thị trường bán lẻ. Do đó việc tuyển dụng, đào tạo cán bộ là một trong những vấn đề chính được quan tâm hàng đầu của Chi nhánh. Đánh giá chung về hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Hà Tĩnh. Những kết quả chung đã đạt được. Năm 2009 tổng thu nhập đạt 182,1 tỷ đồng, tăng 16,7% so với năm 2008, tổng chi phí đạt 143,8 tỷ đồng, tăng 5,9% so với năm 2008. Lợi nhuận: lãi 38,3 tỷ đồng, tăng 91,5% so với năm 2008. Công tác kiểm tra nội bộ và tiếp dân. Thực hiện sự chỉ đạo của phòng kiểm tra nội bộ Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, ngay từ đầu năm bộ phận kiểm tra nội bộ của Chi nhánh đã tiến hành xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác hạch toán kế toán và đi sâu kiểm tra công tác tín dụng. Trong năm 2009, Bộ phận kiểm tra nội bộ đã tiến hành kiểm tra công tác quyết toán năm 2008, kiểm tra nội dung hạch toán, chế độ chứng từ, mua sắm và XDCB. Qua kiểm tra công tác quyết toán năm 2008 đã theo đúng sự chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, các chứng từ kế toán đều hợp lệ, việc hạch toán giữa tài khoản chi tiết và tài khoản tổng hợp đều khớp đúng, việc chi tiêu và mua sắm đều theo đúng quy định của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Qua kiểm tra chéo của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã kiểm tra 100% số món và số doanh nghiệp của cho vay hỗ trợ lãi suất. Kiểm tra công tác tín dụng, cùng với phòng Khách hàng rà soát lại việc trích lập và sử dụng dự phòng của Quý 1- 2 - 3/2009. Trong năm 2009, bộ phận kiểm tra nội bộ đã tiến hành kiểm tra công tác tín dụng với nội dung quy trình, thủ tục và hồ sơ cho vay đối với các loại hình kinh tế. Qua kiểm tra phòng Khách hàng đã thực hiện nghiêm túc quy trình nghiệp vụ cho vay, hồ sơ cho vay đầy đủ hợp lệ. Về công tác tiếp dân: nhờ làm tốt công tác khách hàng cũng như tổ chức thực hiện tốt quy chế dân chủ trong cơ quan nên trong năm 2009 không có đơn thư khiếu nại, tố cáo nào Công tác thống kê, thông tin báo cáo. Công tác thống kê, thông tin báo cáo luôn được quan tâm đúng mức. Ngoài việc cố gắng hoàn thành tốt các yêu cầu về thông tin báo cáo theo quy định, theo định kỳ Chi nhánh đã duy trì tốt chế độ hội ý, giao ban, trao đổi thông tin giữa Ban lãnh đạo với các phòng ban và giữa các phòng ban với nhau. Vì vậy, việc điều hành hoạt động kinh doanh của Chi nhánh luôn đảm bảo kịp thời, sát đúng Công tác đời sống và phong trào thi đua. Xây dựng Đảng bộ luôn luôn trong sạch vững mạnh. Chi bộ Đảng uỷ phát huy tốt chức năng lãnh đạo một cách toàn diện đối với hoạt động kinh doanh và các tổ chức đoàn thể quần chúng. Chỉ đạo Công đoàn, Đoàn thanh niên thường xuyên quan tâm, bồi dưỡng các đoàn viên thanh niên xuất sắc bổ sung vào hàng ngũ của Đảng, tăng cường sức chiến đấu cho Đảng. Thường xuyên giáo dục Đoàn viên công đoàn nhận thức đầy đủ mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện quy chế dân chủ. Coi đây là điều kiện để mọi người phát huy tài năng, sáng tạo của mình góp phần vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Thường xuyên tổ chức thực hiện nội quy, quy chế làm việc một cách nghiêm túc, luôn đảm bảo giờ giấc, trang phục làm việc. Tuân thủ và đảm bảo nghiêm ngặt các chế độ thông tin, báo cáo, giữ gìn thông tin nội bộ ngành cũng như thông tin khách hàng. Tạo mọi điều kiện cho CBCNV không ngừng nghiên cứu, học tập, phát huy hết khả năng làm việc của mình trong môi trường hoạt động kinh doanh của một Ngân hàng thương mại cổ phần. Thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa Ban lãnh đạo, Cấp uỷ, Công đoàn. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đảm bảo an toàn vốn, tài sản, không để xảy ra nhầm lẫn, sai sót trong chuyên môn nghiệp vụ cũng như trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Thực hiện tốt phong trào “Thực hành tiết kiệm, Chống tham ô lãng phí, Chống tiêu cực, Chống các tệ nạn xã hội” nhằm góp phần xây dựng cơ quan luôn luôn trong sạch vững mạnh. Khó khăn và vướng mắc. Do đặc tính kinh tế trên địa bàn, hầu hết khách hàng vay vốn đều là khách hàng với quy mô hoạt động nhỏ lẻ, hệ thống tài chính kế toán chưa được chuẩn mực, không thường xuyên cập nhật báo cáo tài chính và độ chính xác trong các thông số tài chính chưa được đảm bảo, các báo cáo tài chính chưa được kiểm toán với số lượng lớn, chính điều này là một trở ngại lớn cho Ngân hàng trong quỏ trình thực hiện thẩm định, xếp hạng tín dụng và kiểm tra cho vay. Hiện nay dư nợ cho vay HTLS chiếm 40% tổng dư nợ của Chi nhánh, bên cạnh một số món cho vay lớn thì hầu hết đều là các món vay nhỏ lẻ (hiện tại có gần 2.000 tài khoản còn số dư) nên số lượng công việc xử lý rất nhiều, thời gian xử lý tác nghiệp lớn. Hiện tại nhu cầu vay vốn trên địa bàn rất lớn, có nhiều dự án đầu tư quy mô lớn đang triển khai tại các khu kinh tế, khu công nghiệp; dự kiến trong năm tới nếu đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng thì tổng dư nợ của Chi nhánh có thể lên tới gần 3.000 tỷ đồng, tuy nhiên khó khăn lớn nhất hiện nay là việc huy động vốn trên địa bàn rất khó khăn. Địa bàn nhỏ, mức thu nhập của dõn cư trung bình trong lúc đó các doanh nghiệp lại không đủ nguồn vốn kinh doanh nên số dư tiền gửi tại ngân hàng không lớn; tình hình cạnh tranh huy động vốn trên địa bàn diễn ra rất gay gắt, các ngân hàng đó đẩy lãi suất huy động gần sát với lãi suất cho vay. Điều này tạo ra một áp lực rất lớn cho Ngân hàng trong quá trình huy động vốn để đảm bảo nguồn vốn đầu vào cho hoạt động kinh doanh. Cuối năm 2009, mặc dù gói kích cầu HTLS vẫn còn hiệu lực giải ngân và nhu cầu vay vốn của khách hàng rất lớn nhưng do bị khống chế về mức trần dư nợ khiến cho Chi nhánh phải nỗ lực để hạn chế cho vay, đặc biệt là đối với các khoản vay đó cam kết giải ngân thì việc hạn chế giải ngân trong giai đoạn cuối năm là điều rất khó cho ngân hàng và tạo ra không ít khó khăn cho khách hàng trong việc thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh. Hiện nay, nhu cầu về ngoại tệ trên địa bàn rất lớn, các khách hàng nhập khẩu hàng hoá và máy móc thiết bị để đầu tư nhà máy như Công ty cổ phần gang thép, công ty cổ phần thuỷ điện Hương Sơn, Công ty TNHH Ngàn Phố ... Vì vậy, Chi nhánh thường xuyên rơi vào tình trạng căng thẳng về ngoại tệ; trong lúc đó số lượng ngoại tệ mua được từ các doanh nghiệp xuất khẩu và dân cư không đủ đáp ứng nhu cầu. Do chênh lệch giữa tỷ giá niêm yết của Ngân hàng và tỷ giá trên thị trường tự do là quá lớn. Có thể nói, hiện tại khả năng cân đối thanh khoản về Ngoại tệ của Chi nhánh chưa được đảm bảo. PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG HÀ TĨNH 1. Mục tiêu trong năm 2010 Đưa tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2010 tăng 30% so với 31/12/2009. Đưa tổng dư nợ đến 31/12/2010 tăng 24% so với 31/12/2009. Đưa lợi nhuận năm 2010 đạt 37 tỷ đồng. Nợ quá hạn đạt thấp hơn 2% so với tổng dư nợ vào cuối năm 2010. 2. Giải pháp thực hiện chung. Tăng cường công tác khách hàng ở cả hai khối bán buôn và bán lẻ, đồng thời duy trì chăm sóc khách hàng cũ, tăng cường tìm kiếm khách hàng mới. Khai thác triệt để những nhóm sản phẩm tiện ích phục vụ công tác huy động vốn một cách linh hoạt. Tăng cường cụng tác thông tin tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng, hình ảnh Vietcombank đến với mọi đối tượng khách hàng. Áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận đối với từng đối tượng khách hàng. Chú trọng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực có tri thức và kỹ năng tốt cho công việc. Nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp kinh doanh năm 2010 của Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN. Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư tín dụng vào các lĩnh vực truyền thống, chiến lược của tỉnh. Bên cạnh đó phải bám sát, theo dõi tình hình hoạt động của các doanh nghiệp và biến động của cuộc khủng hoảng kinh tế để quản lý chặt chẽ khoản tiền mà Chi nhánh đó đầu tư. Hạn chế cho vay lĩnh vực có nhiều rủi ro tiềm ẩn như đầu cơ bất động sản … Nâng cao chất lượng tín dụng, tăng cường công tác quản trị rủi ro, phối hợp kịp thời với VCB Trung Ương và chính quyền địa phương nhằm tháo gỡ kịp thời những khó khăn trong hoạt động tín dụng. Thực hiện tốt các quy định về tỉ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng. Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động ngân hàng, phổ cập kiến thức công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ quản lý và cỏn bộ nghiệp vụ Ngõn hàng, từng bước chuẩn hoá về trình độ công nghệ thông tin đối với cán bộ Ngân hàng Giải pháp cụ thể cho các hoạt động đầu tư. Đối với hoạt động huy động. Tiếp tục đa dạng hoá các hình thức huy động vốn , tăng nhanh nguồn vốn kinh doanh. Đối với hoạt động ngân hàng đa dạng hoá là một trong những biện pháp tăng cường hiệu quả hoạt động và phân tán rủi ro. Đối với hoạt động huy động vốn của ngân hàng đa dạng hoá hình thức huy động vốn sẽ giúp ngân hàng tăng cường hiệu quả huy động vốn vì mỗi công cụ tiền gửi mà ngân hàng đưa ra đều có những đặc điểm riêng nhằm làm cho chúng phù hợp hơn với nhu cầu của các tổ chức kinh tế và dân cư trong việc tiết kiệm và thanh toán. Khi có ít công cụ khách hàng có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận vì nó chưa đem lại thuận lợi hay tiện ích cho khách hàng. Những sản phẩm mới của ngân hàng lại có những đặc điểm riêng phù hợp với một nhóm khách hàng nhất định, làm tăng khả năng lựa chọn của khách ra những sản phẩm mới hàng qua đó ngân hàng có thể tăng nguồn vốn huy động. Áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt. Mỗi ngân hàng có một chiến lược kinh doanh riêng, trong đó chính sách lãi suất là một bộ phận quan trọng. Lãi suất là một bộ phận cấu thành trong phần lớn thu nhập và chi phí. Vì vậy mọi biến động về lãi suất có ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Tại ngân hàng TMCP – Ngoại Thương Hà Tĩnh đã áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt luôn đạt các yêu cầu : + Có thể giúp ngân hàng huy động được đủ nguồn vốn cho hoạt động và đảm bảo cơ cấu vốn hợp lý. + Đảm bảo tính cạnh tranh + Đảm bảo lợi nhuận hợp lý cho ngân hàng + Phù hợp với chính sach lãi suất của NHTƯ và xu hướng thay đổi lãi suất trên thị trường. Đối với công tác thẩm định dự án. - Ngân hàng thường xuyên cập nhật một cách có hệ thống hoá các văn bản pháp luật và cơ chế chính sách liên quan tới công tác thẩm định dự án. Trên cơ sở những quy định đó, hoạt động dễ dàng triển khai đối với nhiều dự án khác nhau, tránh sự mẫu thuẫn trong nội dung thẩm định. - Thực hiện tìm các văn bản hiện hành cho các cán bộ thẩm định cần hiểu đúng và nắm vững phương pháp, nội dung, quy trình để tiến hành một cách khoa học, có hiệu quả. - Thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc đối với bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh vỡ đây là những cơ sở quan trọng để nắm được tình hình hoạt động của doanh nghiệp là khách hàng xin vay vốn. - Sử dụng triệt để các luồng thông tin từ phía doanh nghiệp, cơ quản quản lý Nhà nước, các tổ chức liên quan nhằm làm rừ, đầy đủ và chính xác các nội dung liên quan đến dự án để đảm bảo tính khách quan. Phục vụ công tác thẩm tra độ tin cậy các thông tin do dự án cung cấp. Chỉ khi kết hợp được các luồng thông tin thu thập được công tác thẩm định mới toàn diện. - Hiện đại hoá trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác thẩm định. Như hệ thống máy tính hiện đại, cung cấp các chương trình hỗ trợ chuyên biệt giúp tăng độ chính xác và làm giảm thời gian thực hiện công việc. - Tăng cường đào tạo đội ngũ chuyên viên thẩm định có trình độ, có kinh nghiệp. Thường xuyên mở các chương trình bồi dưỡng đào tạo nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm giữa các cán bộ thẩm định trong hệ thống ngân hàng và giữa các ngân hàng. Có chính sách đói ngộ hợp lý về tiền lương, thưởng… - Rút kinh nghiệm trong quá trình hoạt động thẩm định tại chi nhánh. Xây dựng hướng đi đúng đắn và hướng giải quyết kịp thời trong những tình huống rủi ro để hoàn thiện hơn nữa công tác thẩm định tại chi nhánh. Một số giải pháp hộ trợ cho các công tác đầu tư khác. nâng cao chất lượng sử dụng vốn Tại Ngân hàng TMCP – Ngoại Thương Hà Tĩnh đã nhận định để khai thác và sử dụng tối đa nguồn vốn huy động thì ngân hàng cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vì nó là yếu tố quyết định đến hoạt động huy động vốn. Sử dụng vốn có hiệu quả thì mới kích thích hoạt động huy động vốn, có tạo được vốn thì mới có thể sử dụng vốn và ngược lại. Vì vậy ngân hàng chỉ có thể hoạt động tốt trên cơ sở kết hợp hài hoà giữa huy động vốn và sử dụng vốn. Đẩy mạnh hoạt động tín dụng là một biện pháp để nuôi dưỡng nguồn vốn cho tương lai. Ngân hàng không chỉ quan tâm đến việc hiện nay thu hút được bao nhiêu nguồn vốn mà còn phải tìm cách nuôi dưỡng nguồn vốn cho tương lai. Để đảm bảo nuôi dưỡng nguồn vốn cho tương lai ngân hàng cần làm tốt công tác tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng giúp cho ngân hàng hạn chế rủi ro, đảm bảo thu hồi vốn đúng thời hạn để tiếp tục cho vay. Những thông tin về nhu cầu mở rộng tín dụng cần chính xác để trên cơ sở đó ngân hàng luôn có đủ vốn cho kinh doanh, tránh tác động xấu của việc ứ đọng vốn hoặc thiếu vốn. Để thực hiện được yêu cầu đó chất lượng của công tác thẩm định cũng phải không ngừng được nâng cao . Hiện nay Ngân hàng Ngoại thương Hà Tĩnh mới chỉ thực hiện các nghiệp vụ truyền thống như: cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn, cho vay cầm đồ... Chưa thực hiện các nghiệp vụ: cho vay ứng trước, cho thuê tài chính... Vì vậy ngân hàng nên mở rộng phát triển các ngiệp vụ này để thu hút khách hàng, tăng dư nợ. Mặt khác dư nợ của chi nhánh chủ yếu là dư nợ hộ sản suất, tỷ trọng cho vay với các doanh nghiệp còn rất nhỏ. Nếu chi nhánh tăng trưởng được dư nợ với các doanh nghiệp thì dư nợ của chi nhánh sẽ tăng lên một cách đáng kể. Muốn vậy chi nhánh cần thường xuyên chọn lọc, phân loại khách hàng để từ đó có chính sách, cơ chế tín dụng phù hợp với từng đối tượng khách hàng Mở rộng và cải tiến các dịch vụ Ngày nay các ngân hàng luôn chú ý phát triển các dịch vụ và tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng ngày càng tăng trong tổng thu nhập của ngân hàng. Các dịch vụ của ngân hàng luôn được đổi mới do áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, thông qua hoạt động cung ứng các dịch vụ cho khách hàng ngân hàng sẽ nắm bắt được những thông tin về khách hàng, nguồn vốn của khách hàng, biết được lúc nào khách hàng thừa hay thiếu vốn để có biện pháp giúp đỡ.Trong thời gian tới Ngân hàng TMCP-Ngoại Thương Hà Tĩnh đã có kế hoạch xem xét hoàn thiện và đưa ra các dịch vụ sau: + Phát triển và hoàn thiện dịch vụ thanh toán, chuyển tiền + Dịch vụ tư vấn + Dịch vụ bảo lãnh + Dịch vụ bảo quản giấy tờ, tài sản cho khách hàng.... Nâng cao chất lượng phục vụ, củng cố uy tín khách hàng. Để ngày càng có thể nâng cao chất lượng cũng như uy tín của Chi nhánh. Ban giám đốc chi nhánh đã có những biện pháp như sau : + Luôn giữ chữ tín với khách hàng, đảm boả đủ khả năng thanh toán khi khách hàng có yêu cầu. + Thực hiện tốt quy trình nghiệp vụ, giảm thiểu sai sót, nếu có sai sót phải xử lý kịp thời và bồi thường thoả đáng nếu sai sót gây thiệt hại cho khách hàng. + Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ. + Mở rộng mạng lưới và tăng thời gian giao dịch với khách hàng. + Tăng cườngcông tác tuyên truyền, quảng cáo. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng Trong thời đại ngày nay việc áp dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực ngân hàng đã trở thành vấn đề sống còn và đã làm cho bộ mặt các NHTM thay đổi. Đặc biệt là trong lĩnh vực thanh toán, nếu tốc độ thanh toán nhanh sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, làm tăng hiệu quả kinh doanh của khách hàng, qua đó nâng cao uy tín của ngân hàng. Công tác thanh toán không dùng tiền mặt được thực hiện tốt sẽ thu hút các tổ chức kinh tế, các thành phần dân cư mở tài khoản tiền gửi và thanh toán qua ngân hàng. Ngân hàng làm tốt công tác thanh toán sẽ tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng và mặt khác thu hút được ngày càng nhiều vốn để tiến hành cho vay phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế ngày càng có hiệu quả và tăng lợi nhuận cho ngân hàng. MỤC LỤC Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTA491.DOC
Tài liệu liên quan