Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Công ty TNHH Hồng Hà

Như chúng ta đã biết sản phẩm xuất ra nhằm thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu thị trường nên yếu tố thị trường có ảnh hưởng rất nhiều tới việc nâng cao hiệu qủa sản xuất kinh doanh. Đối với Công ty Hồng Hà trong giai đoạn này thì yếu tố thị trường càng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Thị trường sửa chữa, đóng mới, lắp ráp, phục hồi và sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy. Đây là thị trường truyền thống của Công ty. Trong những năm gần đây ngành công nghiệp nặng nói chung và ngành cơ khí nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Nhà nước có chính sách tập trung vào ngành xuất khẩu như: Da giầy, may mặc, nông sản (gạo, cà phê, điều ), hải sản và ít quan tâm phát triển công nghiệp nặng. Vì vậy việc mở rộng thị trường này của Công ty gặp nhiều khó khăn. Mặt khác do nhu cầu thị trường ngày một phức tạp, đòi hỏi ngày càng cao. Đây cũng là trở ngại mà Công ty cần vượt qua.

doc40 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1135 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Công ty TNHH Hồng Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t có rủi ro , đảm bảo sự phát triển bền vững. Ta có bảng số liệu biểu hiện sự tăng, giảm nguồn vốn: Bảng 5: Tốc độ tăng nguồn vốn qua các năm Năm Tốc độ tăng vốn lưu động Tốc độ tăng vốn cố định Chênh lệch (tr.đồng) % Chênh lệch (tr.đồng) % 2004 1197,499 187,67 - 13,864 96,13 2005 506,215 120,0 - 35,121 89,8 2006 668,096 121,71 58,507 118,9 (Nguồn: Phòng Kế toán tài chính - Công ty Hồng Hà) Vốn lưu động có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2004 vốn lưu động là 10.267,569 triệu đồng. Đến năm 2005 thì vốn lưu động là 10.598,048 triệu đồng tức là hơn 330.479 triệu đồng so với năm 2004. Đến năm 2006 thì lượng vốn lưu động giảm 35,389 triệu đồng so với năm 2005, tức là chỉ còn 10.562,659 triệu đồng. 5. Đặc điểm về lao động. Nhân tố lao động có ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Đối với lao động sản xuất nhìn chung nhân tố này ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh thể hiện qua các điểm như trình độ tay nghề (bậc thợ), kinh nghiệm sản xuất (thâm niên công tác) và thái độ làm việc. ở Công ty Hồng Hà hiện nay đội ngũ lao động là một điểm mạnh, chứa đựng một tiềm năng vô cùng lớn, nếu phát huy tốt sẽ là điểm hết sức quan trọng tác động đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Bảng 3: Cơ cấu lao động của Công ty Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2005/2004 (%) 2006/2005 (%) Tổng số lao động 329 342 353 104 103 Chia theo tính chất: + Lao động trực tiếp 251 272 272 109 100 + Lao động gián tiếp 78 70 81 90 116 Chia theo giới tính: + Nam 301 320 332 106 100 + Nữ 28 22 31 80 140 Chia theo trình độ: + Đại học và trên đại học 46 48 49 105 101 + Cao đẳng 34 34 35 100 101 + Trung cấp 24 24 29 100 120 + Phổ thông trung học 225 236 240 105 102 Hiện nay, cuối năm 2006 số lượng cán bộ công nhân viên trong công ty là 353 người. qua 3 năm số lượng lao động biến động không đáng kể , năm 2005 tăng 13 người so 2004 và chủ yếu là tăng lao động trực tiếp sản xuất 21 người , còn lao động gián tiếp lại giảm 8 người do chính sách tinh giản biên chế , nâng cao hiệu quả đội ngũ lao động quản lý. Năm 2006 số lượng lao động tăng 11 người lại chỉ do tăng lao động quản lý từ 70 lên 81 người . Đây là vấn đề hết sức đáng lưu ý bởi vì do kế hoạch kinh doanh có sự đột phá , luân chuyển cán bộ. Doanh nghiệp cần sắp xếp hợp lý để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động quản lý này . Chia theo trình độ quản lý , số lượng lao động ở trình độ trên đại học, đại học, cao đẳng , và trung cấp thay đổi không đáng kể trong 3 năm qua . riêng năm 2006 so 2005 số lượng lao động có trình độ trung cấp đã tăng lên 5 người do cần tăng cường người giám sát quản lý. Năm 2004 Công ty có 251 công nhân sản xuất với cơ cấu bậc thợ như sau: Bảng 3: Cơ cấu bậc thợ của công ty TNHH Hồng Hà năm 2004 Bậc thợ 1/7 2/7 3/7 4/7 5/7 6/7 7/7 Số CN 17 21 33 31 81 68 (Nguồn: Công ty Hồng Hà) Bậc thợ bình quân = ằ 5,36 Số lượng công nhân kỹ thuật, bậc thợ cao trong Công ty chiếm tỷ lệ lớn: Công nhân thợ bậc 5 - 7 là 180 người, chiếm 71,7% tổng số công nhân của Công ty. Công nhân bậc thợ 3-4 là 54 người, chiếm 21,5% tổng số công nhân của Công ty. Như vậy công nhân bậc thợ 3-7 chiếm 93,2% tổng số công nhân của Công ty. Đây là một tỷ lệ khá cao góp phần rất quan trọng trong việc tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Với trình độ cán bộ công nhân viên kỹ thuật cao, nếu Công ty biết bố trí lao động một cách hợp lý thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Chương 2 Thực trạng về hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2004-2006 I – Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm 1. Chỉ tiêu doanh thu của Công ty Sau đây là một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây. Bảng 1: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần đây. TT Chỉ tiêu ĐV 2004 2005 2006 1 Tổng vốn kinh doanh Triệu đồng 15.471,7 15.527,3 15.538,8 2 Doanh thu Triệu đồng 15.922,1 10.474,1 14.743 3 Tổng GTSL (Giá cố định) Triệu đồng 10.981,6 9.300,9 9.970,9 4 Tổng số lao động Người 329 342 353 5 Lợi tức trước thuế Triệu đồng 179,9 -17,9 147,4 6 Thu nhập bình quân 1 người/tháng Ngàn đồng 726 670 774 (Nguồn: Phòng KT-TC Công ty Hồng Hà) Dựa vào bảng số liệu trên, ta thấy hầu hết các chỉ tiêu đều có các xu hướng tăng giảm thất thường từ năm 2004 đến 2006. Tổng vốn kinh doanh năm 2005 bằng 100,4% so với năm 2004. Và năm 2006 có số vốn kinh doanh bằng 100,07% so 2005. Như vậy sự biến động vốn kinh doanh là không đáng kể trong ba năm qua. Doanh thu năm 2005 lại chỉ bằng 65,7% so với năm 2004 , nhưng năm 2006 lại tăng 14.743 triệu tăng 40,7% so 2005. Sự tăng giảm doanh thu lại hết sức thất thường cho thấy hiệu quả kinh doanh của công ty không ổn định Lợi tức năm 2006 bằng 147,4 triệu đồng, tuy lớn hơn năm 2005 (-17,9 triệu đồng) nhưng vẫn thấp hơn năm 2002 (232,8 triệu đồng) và cũng phản ánh một sự thực tình hình kinh doanh của công ty đang trong giai đoạn biến động lớn. 2. Chỉ tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của kinh doanh. Đó là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí. Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của mỗi doanh nghiệp. Tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 7: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty 2004 - 2006. (Đơn vị triệu đồng) TT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1 Tổng doanh thu 15.922,1 10.474,1 14.743,22 2 Các khoản giảm trừ + thuế (VAT) 658,610 229,679 349,763 3 Doanh thu thuần 15.263.489 10.244,447 14.393,46 4 Giá vốn hàng bán 12.480.674 8.100,664 11.810,50 5 Lợi tức gộp 2.782.842 2.143,783 2.582,956 6 Chi phí bán hàng 273,278 161,568 286,749 7 Chi phí quản lý D/nghiệp 2.335,819 2.139,771 2.212,263 8 Lợi nhuận hoạt động kinh doanh 173,745 - 157,780 83,944 10 Lợi nhận hoạt động bất thường 6,758 289,138 63,476 11 Tổng lợi nhuận trước thuế 179,903 131,358 147,420 (Nguồn: Phòng Kế toán tài chính - Công ty TNHH Hồng Hà) Bảng 8: Sự tăng, giảm các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận. (Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2005 so với năm 2004 Năm 2006 so với năm 2005 Tổng doanh thu - 5.447,973 4.269,099 Khoản giảm trừ - 428,931 120,084 Doanh thu thuần - 5.019,042 4.149,015 Giá vốn hàng bán - 4.379,983 3.709,842 Lợi tức gộp -639,059 439,173 Chi phí bán hàng -111,710 125,181 Chi phí quản lý doanh nghiệp -196,048 72,492 Lợi nhuận hoạt động kinh doanh -331,525 241,724 Lợi nhuận bình thường 282,38 - 225,662 Tổng lợi nhuận trước thuế -197,856 16,062 (Nguồn: Phòng Kế toán tài chính - Công ty TNHH Hồng Hà) Lợi nhuận phụ thuộc vào các khoản làm tăng lợi nhuận như doanh thu và các khoản lợi nhuận như giá vốn hàng bán, các loại chi phí. So sánh ta thấy lợi nhuận năm 2005 so với năm 2004 giảm nhưng đến năm 2006 lợi nhuận đã tăng 16,062 triệu đồng so với năm 2005. Điều này là do ảnh hưởng của các nhân tố: - Do doanh thu thay đổi: Doanh thu năm 2005 so với năm 2004 giảm 5447,973 triệu đồng làm lợi nhuận giảm 5447,973 triệu đồng. Doanh thu năm 2006 tăng so với năm 2005 một lượng là 4269,099 triệu đồng làm lợi nhuận năm 2006 so với năm 2005 cũng tăng 4269,099 triệu đồng. - Do khoản giảm trừ (thuế doanh thu, hàng bán bị trả lại, hoa hồng) .Năm 2005 các khoản giảm trừ giảm 428,931 triệu so năm 2004 nhưng 2006 các khoản giảm trừ có dấu hiệu tăng dần - Do giá vốn hàng bán thay đổi: Năm 2005 giá vốn hàng bán có xu hướng giảm nhưng 2006 lại tăng - Do ảnh hưởng của chi phí bán hàng: làm lợi nhuận năm 2005 so với năm 2004 thì tăng 111,710 triệu đồng và lợi nhuận năm 2006 so với năm 2005 lại giảm 125,181 triệu đồng. - Do ảnh hưởng của chi phí quản lý: chi phí năm 2005 so với năm 2004 giảm 196,048 triệu đồng. Chi phí năm 2006 so với năm 2005 giảm 72,492 triệu đồng. - Do ảnh hưởng của thu, chi hoạt động tài chính làm lợi nhuận năm 2005 giảm 51,115 triệu đồng so với năm 2004, lợi nhuận năm 2005 tăng 282,18 so với lợi nhuận năm 2004 và lợi nhuận năm 2006 giảm 225,622 so với lợi nhuận năm 2005. 3. Chi phí – ngân sách. Thực trạng chi phí của Công ty được thể hiện: Bảng 13 : Tình hình chi phí của Công ty năm 2004 - 2006 Năm Tổng chi phí Mức thay đổi Chênh lệch Tỷ lệ % đạt được so với năm trước 2004 15.741,2 440,4 102,88% 2005 10.492,1 -5.250,1 66,65% 2006 14.595,8 4.103,7 139,11% (Nguồn: Phòng Kế toán tài chính - Công ty TNHH Hồng Hà) Nhìn vào bảng trên ta thấy chỉ tiêu tổng chi phí của Công ty thay đổi khá thất thường. Năm 2005 tổng chi phí của Công ty chỉ còn là 10.492,1 triệu đồng nghĩa là đã giảm 5250,1 triệu đồng so với năm 2004 (giảm 33,35%). Nhưng đến năm 2006 thì tổng chi phí của Công ty lại tăng lên 14.595,8 triệu đồng, lớn hơn năm 2005 4103,7 triệu đồng (hay là tăng 39,11%). * Chi phí về nhân công cũng có nhiều biến động. Chi phí về nhân công thay đổi được thể hiện quả quỹ tiền lương của Công ty. Hiện nay quỹ tiền lương của Công ty được hình thành trên cơ sở tổng giá trị sản lượng và tổng quỹ lương kế hoạch (thông thường bằng 15% tổng giá trị sản lượng) Việc thực hiện quỹ tiền lương phụ thuộc nhiều vào giá cả thị trường, khả năng ký kết, giành các hợp đồng của Công ty. Năm 2005 tổng quỹ lương giảm 10,7%, còn năm 2006 tổng quỹ lương lại tăng nhưng không đáng kể 6,5% so 2005. Bảng 9: Tình hình thực hiện kế hoạch nộp ngân sách của Công ty Năm Nộp ngân sách theo kế hoạch (tr.đồng) Nộp ngân sách thực hiện (tr.đồng) Tỷ lệ % thực hiện so với kế hoạch (%) Tỷ lệ % so với mức thực hiện năm trước (%) 2004 358,57 415,24 115,80 127,27 2005 581,74 551,06 94,73 132,71 2006 589,37 699,84 118,74 127,00 (Nguồn: Phòng Kế toán tài chính - Công ty TNHH Hồng Hà) Từ năm 2004 đến năm 2006, tỷ lệ nộp ngân sách thực tế so với kế hoạch của từng năm tăng ngày càng cao. Năm 2004 đạt 115,80%, năm 2005 chỉ đạt 94,73%, năm 2006 vượt mức kế hoạch 18,74%. Tuy 2005 Công ty không hoàn thành kế hoạch nộp Ngân sách nhưng nhìn chung Công ty đã thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước. II – Thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh 1. Hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua các chỉ tiêu tổng hợp 1.1. Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh: Chỉ tiêu này phản ánh trong năm một đồng vốn kinh doanh tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Bảng 15 : Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh ở Công ty từ 2004 đến 2006 Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 - Lợi nhuận (trđ) 179,903 -17.953 147,420 - Vốn kinh doanh (trđ) 15.471,713 15.527,325 15.538,795 - Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh (đ/đ) 0,0116 -0,0012 0,0095 (Nguồn: Phòng Kế toán tài chính - Công ty TNHH Hồng Hà) Ta thấy, năm 2005 có hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh thấp nhất thập chí còn âm (-0,0012). Do vậy, đã phản ánh tình trạng sử dụng vốn kinh doanh kém hiệu quả nhất trong năm 2005. Xu hướng giảm dần từ 2003 đến 2005. Năm 2006 có dấu hiệu phục hồi. 1.2. Hệ số doanh lợi của doanh thu: Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng doanh thu mang lại bao nhiêu lợi nhuận. Bảng 14 : Hệ số doanh lợi của doanh thu của Công ty. Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 - Lợi nhuận (trđ) 179,903 -17.953 147,420 - Doanh thu (trđ) 15.922,099 10.474,126 14.743,225 - Hệ số doanh lợi của doanh thu (đ/đ) 0,0113 -0,0017 0,0100 (Nguồn: Phòng Kế toán tài chính - Công ty TNHH Hồng Hà) - Năm 2005 so với năm 2004, hệ số doanh lợi của doanh thu giảm 0,01300 Do ảnh hưởng của : + Doanh thu thay đổi làm thay đổi hệ số doanh lợi của doanh thu giảm 0,00029 +Lợi nhuận thay đổi làm doanh lợi của doanh thu giảm 0,01329 - Năm 2006 so với năm 2005, hệ số doanh lợi của doanh thu tăng 0,01170 Do ảnh hưởng của: + Doanh thu làm giảm 0,0001 + Lợi nhuận làm tăng 0,01171. Mức doanh lợi của doanh thu thay đổi như vậy phản ánh tình trạng doanh thu tăng nhưng không tiết kiệm được chi phí. Năm 2005, dù doanh thu giảm nhưng không đủ bù đắp lợi nhuận âm để tăng doanh lợi của doanh thu. Đến năm 2006 doanh thu tăng đã làmg giảm doanh lợi của doanh thu nhưng chi phí đã giảm nhiều, lợi nhuận tăng cao nên doanh lợi của doanh thu cao hơn năm 2005. 1.3. Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế = Tổng doanh thu/tổng chi phí Hay H = TR/TC Qua bảng số liệu về tổng doanh thu, tổng chi phí của Công ty từ năm 2004 - 2006 ta có ; H2004 = 1,011 H2005 = 0,998 H2006 = 1,010 Ta thấy, hiệu quả kinh tế của năm 2004 là cao nhất (đạt 1,011), có nghĩa là khi bỏ ra 1 đồng chi phí ta sẽ thu về 1,011 đồng doanh thu. Và hiệu quả kinh tế giảm vào năm 2005 chỉ đạt 0,998; và đến năm 2006 tình hình có khả quan hơn hiệu quả đạt 1,010. Để tăng doanh thu, Công ty cần tăng cường các máy móc thiết bị hiện đại, có đội ngũ lao độngcó tay nghề cao, kỷ luật lao động tốt. Để giảm chi phí, Công ty cần có công tác thu mua, bảo quản, dự trữ nguyên vật liệu hợp lý để tránh bị động trong việc cung ứng các yếu tố đầu vào. Do chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ lệ lớn trong tổng kinh phí sản xuất kinh doanh (65-75%). Vì thế sử dụng có hiệu quả nguyên vật liệu sẽ làm giảm chi phí. 2. Hiệu quả sản xuất kinh doanh bộ phận 2.1. Hiệu quả sử dụng vốn Bảng 16: Thực trạng tình hình sử dụng vốn cố định, vốn lưu động của Công ty TT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Số vòng quay vốn kinh doanh 1,029 0,675 0,949 Số vòng quay vốn CĐ 3,202 3,125 2,963 Số vòng quay vốn LĐ 1,517 0,988 1,396 Hiệu quả sử dụng vốn CĐ 0,036 -0,004 0,030 Hiệu quả sử dụng vốn LĐ 0,017 -0,002 0,014 Số ngày của 1 vòng quay vốn LĐ 237,310 364,259 257,919 Suất hao phí vốn CĐ 0,31 0,47 0,38 (Nguồn: Phòng Kế toán tài chính - Công ty TNHH Hồng Hà) Qua bảng số liệu trên ta thấy: - Lợi nhuận được tạo ra từ một đồng vốn lưu động là: Năm 2004 : 0,017 đồng, giảm so với năm 2003 là 0,006 đồng. Năm 2005 : -0,002 đồng, lại giảm so với năm 2004 là 0,019 đồng. Năm 2006 : 0,014 đồng, đã tăng so với năm 2005 là 0,016 đồng. Số lợi nhuận tạo ra được từ một đồng vốn lưu động của năm 2005 là thấp nhất. Phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty trong năm 2005 còn thấp. Năm 2006 tuy hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng so với năm 2005 nhưng vẫn còn thấp hơn năm 2004. - Lợi nhuận được tạo ra từ một đồng vốn cố định là ; Năm 2004 : 0,036 đồng. Năm 2005 : -0,004 đồng, lại giảm so với năm 2004 là 0,04 đồng. Năm 2006 : 0,030 đồng, đã tăng so với năm 2005 là 0,034 đồng. Hiệu quả sử dụng vốn cố định trong năm 2005 cũng là thấp nhất. Từ năm 2004 đến năm 2005 hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty ngày càng giảm, Công ty sử dụng vốn chưa có hiệu. Đến năm 2006 nhờ có sự cố gắng nỗ lực của toàn Công ty nên Công ty đã tăng được mức doanh lợi của vốn cố định cũng như vốn lưu động, làm tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm 2006 đã có hiệu quả hơn. - Số vòng quay vốn kinh doanh qua các năm đạt được là ; Năm 2004 : 1,029 vòng, xấp xỉ so với năm 2003. Năm 2005 : 0,675 vòng, giảm so với năm 2004 chỉ đạt 0,66 lần. Năm 2006 : 0,949 vòng, tăng 1,405 lần so với năm 2005. Số vòng quay vốn kinh doanh năm 2005 số vòng quay của vốn lưu động thấp nhất. Số vòng quay vốn kinh doanh còn thấp đã làm giảm hiệu quả kinh doanh của Công ty trong những năm qua. - Số vòng quay vốn lưu động còn rất thấp, thể hiện hiệu quả kinh doanh còn kém. Số vòng quay vốn kinh doanh đạt được qua các năm: Năm 2004 : 1,517 vòng Năm 2005 : 0,988 vòng, giảm chỉ bằng 0,65 lần so với năm 2004. Năm 2006 : 1,396 vòng, tăng 1,41 lần so với năm 2005. Số vòng quay vốn lưu động qua các năm tăng, giảm không theo quy luật. Điều này phản ánh năng lực quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của Công ty không tốt. Năm 2005 vẫn là năm trì trệ nhất. - Số vòng quay cố định qua các năm đạt được Năm 2004 : 3,202 vòng. Năm 2005 : 2,125 vòng, giảm so với năm 2004 chỉ đạt 0,66 lần. Năm 2006 : 2,963 vòng, tăng 1,39 lần so với năm 2005. Đến năm 2005, số vòng quay vốn cố định của Công ty giảm so với năm trước, do doanh thu giảm mạnh trong khi vốn cố định của Công ty giảm so với năm trước, do doanh thu giảm mạnh trong khi vốn cố định giảm rất ít. Nhưng đến năm 2006 thì số vòng quay vốn cố định lại tăng do vốn cố định tăng chậm, doanh thu phát triển nhanh. Suất hao phí VCĐ: cho biết để có một đồng doanh thu cần đưa vào sản xuất kinh doanh bao nhiêu đồng nguyên giá. Năm 2004 là: 0,31 Năm 2005 là: 0,47 Năm 2006 là: 0,38 Năm 2005 mức tăng là 0,28 so với năm 2004. Như vậy là để tạo ra một đồng doanh thu thì năm 2005 cần nhiều hơn so với năm 2004 là 0,28 đồng vốn CĐ. Nhưng sang đến năm 2006 thì lại giảm so với năm 2005 là (0,11), vậy là năm 2006 có thể giảm 0,11 đồng nguyên giá VCĐ đã tạo được 1 đồng doanh thu. Giải pháp để tăng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty thời gian qua: - Hoàn thiện phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động kỳ kế hoạch sát với nhu cầu vốn lưu động thực tế của Công ty. Nhu cầu vốn lưu động định mức tính ra phải đủ để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất diễn ra một cách liên tục, nhưng đồng thời thực hiện chế độ tiết kiệm một cách hợp lý. - Để đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài số vốn lưu động hạn chế, Công ty đã huy động vốn từ các nguồn vốn khác: các nguồn tín dụng, vay ngân hàng. Nhờ đó đáp ứng được một phần nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đảm bảo cho quan trọng sản xuất được tiến hành liên tục, đều đặn và hiệu quả sử dụng vốn tăng. 2.2. Hiệu quả sử dụng lao động Thực trạng hiệu quả sử dụng lao động của Công ty thể hiện qua các chỉ tiêu về năng suất lao động, mức sinh lợi bình quân 1 lao động của Công ty được thể hiện qua số liệu dưới đây: Bảng 17: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của Công ty Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1. Tổng sản lượng trđ 10.981,600 9.300,910 9970,930 2. Lợi nhuận trđ 179,903 -17,953 147,420 3. Số lao động người 329,000 342,000 353,000 4. Năng suất lao động trđ/ng 23,718 20,718 24,143 5. Mức sinh lời bình quân lao động trđ/ng 0,390 -0,040 0,360 (Nguồn : Phòng Tài vụ - Công ty TNHH Hồng Hà) Qua số liệu trên ta thấy: + Năng suất lao động bình quân đầu người có xu hướng tăng theo từng năm. Năm 2005, số lượng lao động mặc dù giảm so với năm 2004 nhưng giá trị tổng sản lượng lại giảm mạnh so với năm 2004 (chỉ còn 9300,9 triệu đồng so với 10981,6 triệu đồng năm 2004), do vậy năng suất lao động của năm 2005 giảm so với năm 2004. Năng suất lao động của năm 2006 cao nhất vì: - Tổng sản lượng năm 2006 lớn hơn so với năm 2005. Cụ thể năng suất lao động qua các năm : Năm 2005 giảm 0,87 lần so với năm 2004, năm 2006 tăng 1,16 lần so với năm 2005. + Mức sinh lời bình quân một lao động đạt dược còn ở mức thấp. Mức lợi nhuận bình quân do một lao động tạo ra qua các năm là: Năm 2005 giảm 0,42 triệu đồng/người so với năm 2004, năm 2006 tăng 0,4 triệu đồng/người so với năm 2005. Mức sinh lời bình quân một lao động của Công ty giảm vào năm 2004. Đặc biệt năm 2005 mức sinh lời bình quân một lao động âm. Tuy nhiên năm 2006 mức sinh lời được phục hồi đạt 0,36 triệu đồng/người, nhưng năm 2006 vẫn chưa đạt được bằng năm 2004. Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty chưa tốt. Mức sinh lời bình quân một lao động đạt ở mức như trên phản ánh hiệu quả sử dụng lao động của Công ty thấp. + Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tiền lương: Chỉ tiêu này cho biết một đồng tiền lương đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hiệu suất của tiền lương bằng lợi nhuận/tổng quỹ tiền lương, thưởng. Bảng 18: Tình hình biểu hiện hiệu suất tiền lương của Công ty từ năm 2004 đến 2006 Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tổng quỹ lương (tr đồng) 4.033,656 3.601,920 3.835,944 Lợi nhuận (tr.đồng) 179,903 -17,953 147,420 Hiệu suất tiền lương (đ/đ) 0,0446 -0,0050 0,0384 (Nguồn: Phòng Kế toán tài chính - Công ty TNHH Hồng Hà) Hiệu suất của tiền lương của năm 2005 hiệu suất tiền lương là - 0,005. Sở dĩ như vậy bởi năm 2005 lợi nhuận là - 17,453 triệu đồng. Do tốc độ tăng tổng quỹ lương nhanh hơn tốc độ tăng theo từng năm lợi nhuận. Hiệu suất của tiền lương được biểu hiện qua các năm: - Năm 2004 : 0,0446 - Năm 2005 : -0,005 - Năm 2006 : 0,0384 Hiệu suất sử dụng lao động của Công ty còn thấp hơn, trong thời gian tới Công ty cần có giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Một số giải pháp chủ yếu nên áp dụng : + Đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý cũng nâng cao tay nghề cho công nhân kỹ thuật, đặc biệt là ý thứ về kỷ luật lao động. Nhờ biện pháp này Công ty sẽ nâng cao được chất lượng cũng như số lượng công việc trong một đơn vị thời gian của từng người lao động, qua đó nâng cao năng suất lao động. + Quan tâm đến lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần của người lao động, nhưng phải có cách phân phối tiền lương hợp lý, có chế độ khen thưởng và kỷ luật nghiêm minh, biện pháp này sẽ nâng cao tính kỷ luật cùng niềm hăng say trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và sẽ làm tăng được hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. 2.3. Hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị a. Ưu điểm Trong những năm vừa qua việc sản xuất kinh doanh của công ty tương đối thuận lợi,công ty luôn huy động được số lượng máy móc thiết bị hoạt dộng ở mức độ cao. Cùng với việc này công ty luôn chú trọng sử dụng máy móc thiết bị với công suất cao nhất nhằm giảm thời gian chết,tận dụng khấu hao tăng giá trị đóng góp của máy móc thiết bị vào lợi nhuận. Nhưng một số máy móc thiết bị việc sử dụng cũng mới đạt công suất trung bình như máy khoan, máy mài, bởi lẽ đây là loại máy chỉ hoạt động theo tính chất công đoạn. Biểu 19: Sử Dụng Công Suất Máy Móc Thiết bị Đơn vị tính : % TT Danh mục thiết bị Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1 Thiết bị vận tải 90 % 85 % 85 % 2 Máy khoan 60 % 62 % 64 % 3 Máy mài 65 % 67 % 67 % 4 Máy phay 82 % 84 % 85 % 5 Máy cưa 70 % 68 % 66 % 6 Máy dập 83 % 85 % 87 % 7 Máy cắt tôn 81 % 83 % 80 % 8 Máy sấn tôn 78 % 76 % 80 % 9 Máy búa 61 % 59 % 65 % 10 Máy ép thuỷ lực 82 % 84 % 87 % 11 Máy nến khí 90 % 92 % 87 % 12 Thiết bị khác 93 % 96 % 95 % Trung bình 78 % 78,4 % 79 % (Nguồn: Công ty TNHH Hồng Hà) Nhìn chung qua các năm công suất hoạt động của máy móc thiết bị là ổn định, công ty đã có nhiều cố gắng trong hoạt động tối đa công suất sử dụng máy,dự tính trong năm 2007 công ty đang phấn đấu đạt chỉ tiêu là 82% Với tình hình này và xu thế phát triển của công ty như hiện nay thì việc huy động công suất thiết bị là việc không đáng lo ngại lắm . b. Nhược điểm - Nguồn vốn của công ty đầu tư vào máy móc thiết bị cho các dự án vừa và lớn chưa đủ để đáp ứng công ty phải dựa vào một phần nguồn vốn vay tín dụng với lãi xuất cao, làm hạn chế khả năng đầu tư vào chiều sâu của công ty. - Đối thủ cạnh tranh: Thị trường cơ khí có sức cạnh tranh gay gắt về giá cả quá thấp, lợi nhuận không thể theo ý muốn, đầu tư phải có giới hạn để đảm bảo không thua lỗ và việc giảm đầu tư vào máy móc thiết bị là điêù không thể trách khỏi. - Về mặt sử dụng máy móc thiết bị. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý sử dụng máy móc thiết bị nhưng số lượng, máy móc thiết bị vẫn chưa đồng bộ việc đầu tư cho máy móc thiết bị còn dàn trải, nơi thừa nơi thiếu. Chính vì vậy trong năm 2007 công ty đã có kế hoạch đầu tư theo chiều sâu, chấm dứt tình trạng đầu tư dàn trải trong những năm qua. - Hệ thống tổ chức quản lý thiết bị của công ty đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn tồn tại bất cập là công ty không trực tiếp quản lý hay có kế hoạch sửa chữa, đổi mới thiết bị . Chính điều này làm cho các đội đôi khi không báo cáo một cách trung thực, chích xác năng lực hoạt động của máy móc thiết bị việc sử dụng máy móc thiết bị còn ồ ạt, không bảo quản thường xuyên. Mặt khác còn chịu nhiều ảnh hưởng của tác nhân bên ngoài như thời tiết, khí hậu nên nhiều máy móc thiết bị thi công không đáp ứng được nhu cầu công việc, việc đánh giá chỉ trên trạng thái tĩnh qua chỉ tiêu con số nên việc đầu tư nhiều khi chưa đi sát vào thực tế, không thể hiện qua trạng thái động,phát sinh của nhiều nhân tố bên ngoài nên việc mua sắm đôi khi vì tính bức thiết mà chịu giá cao hoặc khan hiếm trên thị trường, làm ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ thi công các công trình. - Hệ thống máy móc thiết bị của công ty gồm rất nhiều chủng loại khác nhau nên khó đánh giá một cách chính xác mức độ hao mòn cho từng loại máy móc thiết bị trên cơ sở năng lực hoạt động thực tế. Chương 3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Công ty tnhh hồng hà I. Đánh giá chung hoạt động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty 1. Những thành tựu Mặc dù lượng máy móc thiết bị quá cũ kỹ và lạc hậu, năng lực sản suất yếu và gặp những khó khăn khác, nhưng Công ty vẫn nỗ lực duy trì được sản xuất tương đối ổn định, sản phẩm đã đáp ứng được phần nào nhu cầu của khách hàng. Không những thế còn sản xuất được những sản phẩm chất lượng cao. Đời sống cán bộ công nhân viên của Công ty ngày càng được cải thiện. Nhìn chung thu nhập trong những năm qua ngày càng tăng. Điều này tạo động lực tích cực cho công nhân viên và cán bộ của Công ty hoạt động hăng say và có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Công ty cho đến nay đã có được một đội ngũ cán bộ quản lý, và công nhân kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm. Nếu phát huy được năng lực của đội ngũ này Công ty sẽ có điều kiện phát triển. 2. Những tồn tại Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty còn nghèo nàn, lạc hậu, nhiều loại thiết bị đã khấu hao hết, năng lực sản xuất thấp, không đáp ứng được nhu cầu ngày càng thay đổi của thị trường. Các loại máy móc cũ kỹ và lạc hậu và Công ty đang sử dụng không đủ tiêu chuẩn để vận hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Công ty đã mở rộng về chức năng, nhiệm vụ và năng lực sản xuất nhưng tiền vốn lưu động còn ít và sử dụng chưa có hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất nên hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp. Các sản phẩm truyền thống có chất lượng tương đối so với các sản phẩm của nước ngoài đạt tỷ lệ thấp nên không đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Tỷ lệ phế phẩm của Công ty có xu hướng ngày càng tăng (với tốc độ cao) mặc dù Công ty đã có nhiều nỗ lực để hạn chế và khắc phục. Hầu hết các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh như: hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng lao động còn thấp nên hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty chưa tăng cao được. Đội ngũ lao động của Công ty mặc dù có trình độ tay nghề cao nhưng chưa quen với tác phong công nghiệp hoá, ý thức chấp hành kỷ luật lao động kém,tình trạng làm ẩu vẫn diễn ra dẫn đến những sai hỏng không đáng có. Bên cạnh đó trách nhiệm và lợi ích của người lao động chưa đi đôi với nhau. Tỷ lệ lao động gián tiếp của Công ty còn cao, chức năng quyền hạn của mỗi phòng ban và của từng cá nhân chưa được quy định rõ ràng, hợp lý, còn chồng chéo. Cơ cấu tổ hức quản lý sản xuất của Công ty còn chưa hợp lý. Vì thể khả năng phân tích tổng hợp các thông tin về Công ty và thị trường chưa cao, khiến Công ty chưa có khả năng đưa ra các quyết định lớn có lợi lâu dài, nhằm năng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong tương lai. Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại: * Máy móc thiết bị cũ lạc hậu, không được đổi mới, khả năng tài chính của Công ty là có hạn do đó trước mắt Công ty phải thích ứng với lượng máy móc cũ kỹ, lạc hậu đó. * Đại bộ phận cán bộ công nhân viên trong Công ty đều mang nặng dấu ấn của tư duy sản xuất kinh doanh kiểu cũ, ỷ lại, kém năng động, nhạy bén, tính độc lập, tự chủ không cao của cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp. Thêm vào đó việc bố trí, sắp xếp và đổi mới lực lượng trong Công ty đều chưa hiệu quả. + Ngành cơ khí nói chung và sản phẩm của Công ty nói riêng, có thị trường hẹp lại chịu sự cạnh tranh khá gay gắt (của các sản phẩm nước ngoài) nên tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty gặp rất nhiều khó khăn. + Công ty chưa có kế hoạch hợp lý để mở rộng năng lực của máy móc từng bước đổi mới và tiến tới đồng bộ hoá dây chuyền sản xuất, hiện đại hoá máy móc thiệt bị. + Bộ máy quản lý của Công ty hiện tai tuy đã phát huy được một số ưu điểm nhưng nói chung là hết sức cồng kềnh, số lượng lao động gián tiếp chiếm tỷ trọng cao, chức năng, quyền hạn của các phòng ban chồng chéo. + Các cấp lãnh đạo từ phân xưởng đến các phòng ban, Công ty tuy có sự phối hợp chỉ đạo chặt chẽ nhưng đôi khi còn thiếu chủ động, linh hoạt. Trong thực tế mới chỉ chăm lo giải quyết được nhiệm vụ trước mắt mà chưa đề xuất được phương án cho sự phát triển lâu dài phù hợp. + Việc cân đối dự trữ vật tư nguyên liệu còn có lúc, có loại vật tư dự trữ chưa hợp lý. Do dự trữ số lượng vật tư quá sát nên dễ bị động khi nhà cung cấp gặp khó khăn và vì vậy đã ảnh hưởng tới sản xuất. Nhưng cũng có loại lại dự trữ quá nhiều nên gây ứ đọng vốn. + Công tác tiêu thụ sản phẩm, nghiệp vụ về thị trường và marketing đã có nhiều cố gắng nhưng việc chủ động điều tra nghiên cứu thị trường, nắm bắt thông tin phản ảnh chưa sâu, chưa kịp thời, chưa nắm bắt đầy đủ xu hướng của thị trường về mẫu mã, chủng loại, giá cả. +Công tác quản lý kỹ thuật công nghệ đã có tiến bộ hơn nhưng việc đầu tư nghiên cứu sản phẩm mới để thích nghi và cạnh tranh với thị trường hiện nay còn hạn chế. +Việc kiểm tra, xem xét quản lý thiết bị chưa thường xuyên, đôi khi còn để xẩy ra những sự cố trong sản xuất. Việc trung tu, bảo dưỡng, gia công, dự trù phụ tùng thay thế còn chưa kịp thời. +Việc quản lý lao động, chấp hành nội quy, quy chế chưa triệt để. Vẫn còn một số CNV chưa tự giác chấp hành và vẫn còn hiện tượng đi muộn về sớm, bỏ vị trí làm việc... vi phạm nội quy lao động. Khi phân loại chất lượng hàng tháng, một số đơn vị còn hiện tượng nể nang, xuê xoa, chưa nghiêm túc thực hiện. II. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu qủa sản xuất kinh doanh tại Công ty tnhh hồng hà Với thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty , muốn nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình, Công ty nên sử dụng tổng hợp các biện pháp như: - Tăng cường vốn lưu động để phục vụ sản xuất của Công ty. - Đổi mới trang thiết bị và công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Duy trì và mở rộng thị trường của Công ty. - Phát huy và nâng cao tay nghề và ý thức kỷ luật của công nhân. 1. Cung cấp đầy đủ vốn lưu động để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh của Công ty và sử dụng hợp lý nguồn vốn lưu động này. Qua phân tích ở phần I, hiện tại Công ty còn gặp nhiều khó khăn về vốn kinh doanh. Chính sự thiếu hụt này đã làm giảm hiệu quả kinh doanh của Công ty bởi vì Công ty phải đi vay ngắn hạn để có đủ vốn kinh doanh và phải trả lãi ngân hàng cao do đó làm giảm lợi nhuận. Khoản vay ngắn hạn của Công ty ngày càng tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn lưu động của Công ty (Năm 2004: 5222,5 triệu đồng; năm 2005: 4485,4 triệu đồng; năm 2006: 4931,8 4485,4 triệu đồng). Với đặc điểm ngành kinh doanh của Công ty đóng mới, sửa chữa ô tô, sản xuất phụ tùng ô tô nên tất yếu cần nhiều vốn (máy móc để sản xuất, nguyên vật liệu . ), để tiến hành sản xuất. Hơn nữa trong thời gian gần đây. Công ty đang triển khai kế hoạch đổi mới sản phẩm (không chỉ tập trung ở các sản phẩm truyền thống mà còn mở rộng sản xuất sang các sản phẩm khác như: Đóng mới ô tô, sản xuất khung xe máy. Các sản phẩm mới, khó chiếm tới 60% của tổng sản phẩm. Điều này có nghĩa là Công ty vừa phải chế thử, vừa sản xuất các sản phẩm đó vì vậy cần nhiều tiền của, tài sản cho hoạt động sản xuất kinh doanh là điều tất yếu. Trước tình hình đó, Công ty cần khắc phục vấn đề thiếu vốn để cung cấp đủ lượng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm lượng vốn vay ngân hàng với lãi suất cao. Qua đó có thể nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Để khắc phục khó khăn này Công ty cần có biện pháp nhằm huy động và sử dụng vốn có hiệu quả. Trước hết Công ty cần phải làm một số công việc sau: + Xác định tổng khối lượng sản phẩm kỳ kế hoạch qua đó xác định tổng thu và tổng chi. + Tính toán vốn lưu động định mức để phục vụ sản xuất kịp kế hoạch sát với cầu vốn lưu động thực tế. + Sau khi xác định được vốn lưu động định mức để phục vụ sản xuất, Công ty cần có những biện pháp huy động vốn từ nguồn chủ yếu sau: * Nguồn vốn lưu động ban đầu. * Nguồn vốn lưu động tự bổ sung. * Nguồn vốn chiếm dụng (của khách hàng, của người bán ). * Nguồn vốn huy động từ cán bộ công nhân viên của Công ty. Qua phân tích thực trạng ở Công ty ta thấy Công ty nên huy động vốn từ cán bộ công nhân viên của Công ty thay vì việc vay ngắn hạn ngân hàng để tự chủ về vốn. Khoản này sẽ hỗ trợ được một phần cho Công ty trong việc giảm nguồn vốn vay ngắn hạn ngân hàng, đồng thời tạo cho CBCNV có thêm thu nhập Để thực hiện được hình thức huy động vốn từ cán bộ công nhân viên một cách có hiệu quả, Công ty cần bảo đảm thực hiện những công việc sau: + Cán bộ lãnh đạo Công ty nên là người đi đầu, gương mẫu thực hiện góp vốn để cán bộ cấp dưới và công nhân noi theo thực hiện. + Cần có một môi trường nội bộ thuận lợi, cán bộ công nhân viên tin tưởng vào đội ngũ lãnh đạo, tin tưởng vào khả năng phát triển của Công ty và sẵn sàng chung sức gánh vác, chia sẻ trách nhiệm. Hiện tại Công ty đã có một môi trường nội bộ khá tốt, mọi người đoàn kết, cấp dưới nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh của cấp trên. Đây là một thuận lợi để Công ty thực hiện huy động vốn cho kinh doanh. + Công ty phải cải thiện được tình hình kinh doanh hiện nay của mình để người lao động có thể cảm thấy yên tâm, tin tưởng khi góp vốn của mình để Công ty thực hiện hoạt động kinh doanh. + Công ty phải cho cán bộ công nhân viên biết được phương án kinh doanh trong thời gian tới của Công ty để họ có thể tham gia góp ý kiến của mình trong các hoạt động của Công ty và từ đó họ cũng sẽ thấy được trách nhiệm của mình đối với sự tồn tại và phát triển của Công ty. Chỉ khi Công ty đảm bảo được các điều kiện nói trên thì việc tiến hành huy động vốn từ cán bộ công nhân viên mới có hiệu quả và được tiến hành một cách thuận lợi. Ngoài việc huy động vốn có hiệu quả, Công ty phải sử dụng nguồn vốn huy động đó sao cho có hiệu quả, hợp lý không lãng phí. Để sử dụng vốn hợp lý, Công ty cần phải tăng được số vòng quay của vốn lưu động. Số vòng quay của vốn lưu động biểu hiện khả năng tạo doanh thu của vốn lưu động, do đó nó ảnh hưởng mang tính chất quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Trong khi số vòng quay của vốn lưu động trong những năm qua còn thấp (năm 2004: 1,517 vòng/năm; năm 2005: 0,991 vòng/năm; năm 2006: 1,396 vòng/năm). Do vậy vấn đề đặt ra là để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng, Công ty cần tìm ra các biện pháp nhằm đẩy nhanh vòng quay vốn lưu động. Vòng quay vốn lưu động chịu ảnh hưởng của cả ba khâu: sản xuất, dự trữ, lưu thông. Công ty sử dụng vốn lưu động không có hiệu quả chủ yếu ở khâu dự trữ và lưu thông, bị chiếm dụng vốn nhiều. Do vậy, Công ty cần có biện pháp hạn chế lượng vốn lưu động trong khâu dự trữ, lưu thông bị chiếm dụng. Trong điều kiện hiện nay, chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các doanh nghiệp là điều không thể tránh khỏi. Một doanh nghiệp không thể đi chiếm dụng vốn của một doanh nghiệp khác mà không bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng lại vốn của mình. Trong năm 2006 lượng vốn bị chiếm dụng của Công ty là lớn (đầu năm 3675,121 triệu đồng, chiếm 34,6% vốn lưu lượng; cuối năm 3045,986 triệu đồng, chiếm 28,8% vốn lưu động). 2. Đổi mới trang thiết bị và công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Việc đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi doanh nghiệp trong hoạt động nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm, tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu . Nhờ vậy sẽ tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng được thị trường, tăng trưởng nhanh và nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh. Qua việc phân tích, đánh giá năng lực máy móc, thiết bị ở Công ty ta nhận thấy mặc dù số lượng máy móc, thiết bị của công ty hiện nay là tương đối nhiều, đa dạng nhưng phần lớn đã rất cũ kỹ, lạc hậu (đã khấu hao gần 80%). Một số thiết bị mới được đầu tư vừa hạn chế về số lượng vừa thiếu tính đồng bộ nên nhiều sản phẩm xuất ra tồn tại các dạng lỗi kỹ thuật, hao phí nguyên vật liệu rất lớn. Chính vì vậy mà vấn đề nâng cao kỹ thuật, đổi mới công nghệ đang là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu ở công ty. Tuy nhiên việc phát triển công nghệ kỹ thuật đòi hỏi vốn đầu tư lớn, phải có thời gian dài và phải xem xét kỹ ba vấn đề sau: + Công ty phải dự đoán đúng cầu của thị trường cũng như cầu của công ty về các loại máy móc cơ khí mà công ty cần để phát triển, mở rộng sản xuất. Dựa trên dự đoán mức cầu này công ty sẽ đặt ra những mục tiêu cụ thể trong đổi mới công nghệ. + Phải xem xét, lựa chọn công nghệ phù hợp. Cần tránh việc nhập phải các công nghệ lạc hậu, lỗi thời, tân trang lại hay các công nghệ gây ô nhiễm môi trường. + Có giải pháp đúng đắn về huy động và sử dụng vốn. Do đầu tư cho công nghệ là một khoản vốn lớn và quá trình lâu dài, hơn nữa nguồn vốn dành cho đầu tư thay đổi, cải tiến công nghệ của công ty còn rất eo hẹp và khiêm tốn nên cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng, thận trọng việc sử dụng vốn đầu tư cho công nghệ. Qua việc xem xét kỹ 3 vấn đề trên kết hợp với tình hình sản xuất hiện tại của Công ty có thể thực hiện việc đổi mới máy móc, thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất theo các hướng sau: Việc đầu tiên là tiến hành thanh lý các thiết bị không dùng hoặc hiệu quả sử dụng thấp đã tồn kho nhiều năm hoặc tận dụng phụ tùng ở các thiết bị này để giảm chi phí cho phụ tùng thay thế. Tiến hành nâng cấp máy móc thiết bị hiện có để khắc phục tình trạng hỏng hóc, ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất và chất lượng sản phẩm. Công ty nên tập trung, chú trọng vào nhiệm vụ này bởi lẽ đây là phương hướng giải quyết phù hợp nhất với công ty trong thời điểm hiện tại. Với cách giải quyết này thì công ty vẫn có thể cải thiện được chất lượng sản phẩm, tiến trình sản xuất trong khi số vốn cần cho giải pháp này lại không cần với số lượng quá cao. Bên cạnh đó, Công ty cũng cần đầu tư theo chiều sâu, thay đổi công nghệ sản xuất, mua sắm thiết bị mới. Tuy nhiên giải pháp này gặp khá nhiều khó khăn bởi nó đòi hỏi một lượng vốn lớn trong khi số vốn của công ty là có hạn. do vậy công ty phải tiến hành từng bước, từng phần để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường. Công ty cần nghiên cứu, kiểm tra, đánh giá số lượng, chất lượng cũng như khả năng thực tế của từng thiết bị từ đó phân loại máy móc nào trong công đoạn quy trình sản xuất là kém nhất, bộ phận nào ảnh hưởng quan trọng nhất, lớn nhất đến chất lượng sản phẩm làm ra. Tìm xem chỗ nào chưa hợp lý, chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật Qua đó tập trung vào các thiết bị, bộ phận này để bổ sung, thay thế. Hiện nay, các loại máy mài, máy khoan của công ty đã rất cũ kỹ, lạc hậu, hiệu quả sử dụng thấp nên cần phải thay thế. Cần đầu tư 3 máy mài mới và 2 máy khoan mới thay cho các cái cũ. Điều này sẽ góp phần cải thiện, nâng cao năng lực sản xuất của công ty. Với trang thiết bị máy móc kỹ thuật được cải tiến, thay mới thì công ty sẽ tăng được năng suất, chất lượng các sản phẩm của mình. Công ty có thể phấn đấu đạt giá trị sản lượng tối đa ứng với máy móc, thiết bị được đầu tư. Mặt khác khi mua sắm yếu tố đầu vào, công ty cần quan tâm, chú trọng các vấn đề sau: + Về số lượng chủng loại : các thiết bị, lựa chọn là các thiết bị thông dụng, phục vụ được công việc sản xuất máy móc thiết bị cơ khí của công ty. + Về giá trị đầu tư : chọn loại thiết bị đáp ứng được yêu cầu của công ty nhưng phải có giá cả phải chăng để giảm vốn đầu tư ban đầu và sớm hoàn trả vốn vay. + Về sử dụng : yêu cầu thiết bị phải có thao tác đơn giản, tuổi bền sử dụng phù hợp với số vốn đầu tư bỏ ra và có khả năng cung ứng phụ tùng thay thế, sửa chữa. + Về chất lượng: khi mua máy móc thiết bị, đặc biệt là máy của nước ngoài, cần kiểm định chặt chẽ xem chúng có phải là những máy móc thiết bị tiên tiến không, tránh tình trạng nhập về những máy móc thiết bị cũ kỹ, lạc hậu. Cần đào tạo một đội ngũ cán bộ công nhân viên có tay nghề cao có thể sử dụng, bảo dưỡng cũng như sửa chữa tốt máy móc thiết bị. Lập kế hoạch điều phối máy móc để không thể thiếu máy móc phục vụ cho sản xuất của công ty. 3. Tăng cường công tác nghiên cứu và mở rộng thị trường của công ty. Để đảm bảo tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì vấn đề đầu tiên đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải quan tâm là phải nghiên cứu nhằm mở rộng thị trường. Nghiên cứu thị trường ở đây được biểu hiện là nghiên cứu ở cả hai thị trường mua sắm các yếu tố đầu vào và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ tạo ra. Nếu một doanh nghiệp nào đó không có thị trường để tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ tạo ra thì hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ bị gián đoạn hay ngừng trệ và nếu cứ kéo dài thời gian không có thị trường thì doanh nghiệp chắc chắn sẽ rơi vào tình trạng làm ăn thua lỗ, phá sản. Chính vì vậy, muốn mở rộng thị trường của một doanh nghiệp thì đầu tiên cần phải duy trì và giữ vững được thị trường hiện tại của mình và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong tương lai. Doanh nghiệp càng sản xuất được nhiều sản phẩm, tiêu thụ với khối lượng lớn trong thời gian ngắn, số vòng quay của vốn lưu động càng nhanh thì hiệu qủa sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng được nâng cao. Do vậy, nghiên cứu thị trường không chỉ giới hạn ở nghiên cứu thị trường hiện tại mà phải luôn chú ý tới thị trường tương lai của doanh nghiệp mà trước hết là thị trường doanh nghiệp muốn chinh phục. Khi nghiên cứu thị trường các doanh nghiệp thường phải nghiên cứu theo phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu trực tiếp : Phương pháp này sử dụng lực lượng trực tiếp tiếp cận với thị trường nên đòi hỏi nhiều lao động, phương tiện do đó chi phí kinh doanh lớn. Khi áp dụng theo phương pháp này đòi hỏi Công ty phải thực hiện tốt những công việc sau: tổ chức hội nghị vào cuối năm báo cáo, tham gia vào các hội nghị, hội thảo giới thiệu các loại máy cơ khí phục vụ sản xuất, tổ chức phỏng vấn trực tiếp khách hàng về các sản phẩm mà Công ty đã và đang sản xuất. - Phương pháp nghiên cứu gián tiếp: Thông qua các tài liệu, tạp chí về các loại máy móc cơ khí chế tạo sản phẩm của Công ty, các tạp chí sách báo nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế của đất nước cũng như của thế giới để thấy được mức cầu và khả năng cung ứng của các Công ty trên thế giới Nghiên cứu thị trường cần nghiên cứu theo từng lĩnh vực riêng: cầu về hàng hoá dịch vụ và cạnh tranh về hàng hoá dịch vụ Để nghiên cứu thị trường cầu cần phải thực hiện theo các bước sau: + Tổ chức thực hiện công tác điều tra, khảo sát và thu nhập các thông tin về cầu của thị trường đối với các loại sản phẩm, máy móc, thiết bị cơ khí chuyên ngành. + Tiến hành phân tích và xử lý thông tin đã thu thập được về cầu của các loại sản phẩm. + Xác định lượng cầu của thị trường căn cứ vài kết quả của công tác phân tích và xử lý thông tin ở trên. Dựa vào kết quả của việc xác định cầu, Công ty sẽ có các quyết định hợp lý trong việc ký kết hợp đồng với khách hàng và kế hoạch mua các yếu tố đầu vào để phục vụ sản xuất. - Nghiên cứu cạnh tranh của Công ty. Bên cạnh nghiên cứu về thị trường về sản phẩm, Công ty còn phải nghiên cứu về (các đối thủ cạnh tranh): + Nghiên cứu tổ chức thực hiện để xác định được số lượng các đối thủ cạnh tranh. + Chú trọng các nhân tố như thị phần, hình thức của sản phẩm cạnh tranh và đặc biệt là nhân tố chất lượng các phương pháp bán hàng, quảng cáo, thanh toán, tín dụng của các đối thủ cạnh tranh. Qua đó tổng hợp các thông tin về đối thủ cạnh tranh, Công ty sẽ có những kế hoạch, chiếm lược phù hợp để tồn tại và phát triển. Với thực trạng hiện nay của Công ty , việc thành lập bộ phận marketing độc lập có thể giải quyết được công tác tác nghiên cứu thị trường. Đây là một điều hết sức cần thiết. 4. Nâng cao trình độ, ý thức kỷ luật của đội ngũ lao động và tạo động lực cho tập thể, cá nhân người lao động và hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức. Lao động sáng tạo của con người là nhân tố quyết định đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, Công ty cần đầu tư thoả đáng để phát triển quy mô, đào tạo lực lượng lao động. Hiện nay Công ty có 353 cán bộ công nhân viên. Trong đó cán bộ có trình độ đại học chiếm 15,5%tổng số cán bộ công nhân viên, công nhân thợ bậc 7/7 chiếm 27% số công nhân kỹ thuật, lao động gián tiếp chiếm 39,2% tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty, công nhân thợ bậc cao tuy chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số công nhân kỹ thuật của Công ty nhưng ý thức kỷ luật lao động chưa tốt. Do đó Công ty nên giảm bớt một số lao động gián tiếp của Công ty và tiến hành đào tạo, đào tạo lại để nâng cao trình độ chuyên môn và ý thức kỷ luật lao động để nâng cao hiệu quả làm việc của công nhân viên. Chính sách đào tạo cán bộ công nhân viên của Công ty nên theo các hình thức sau: + Đào tạo trong phạm vi trách nhiệm và nhiệm vụ của nhân viên. + Cử cán bộ công nhân viên đi dự các khoá huấn luyện hoặc hội thảo ở các Công ty và các trường đào tạo khi có điều kiện. Việc cử đi học phải làm được quản lý chặt chẽ, có định hướng rõ ràng, cố gắng kế thừa kinh nghiệm của người đi trước. + Tạo nhiều hình thức để khuyến khích người lao động sử dụng thời gian rảnh rỗi để trau dồi kiến thức. Phải mở rộng việc đào tạo cho toàn bộ lao động trong Công ty. Nghĩa là người lao động sẽ có khả năng thích ứng với công việc ở mức cao hơn, tự chủ vững tin trong công việc được giao. Để thực hiện được phương án này hàng năm Công ty tuy phải bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ để đào tạo nhưng Công ty có thể thu được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tốt hơn do trình độ công nhân được nâng cao. Đồng thời khi bỏ ra một khoản chi phí lớn để đào tạo công nhân có tay nghề cao, Công ty có thể giảm bớt được lượng lao động dư thừa do đó tăng được năng suất lao động từ những công nhân có trình độ tay nghề, ý thức kỷ luật cao hơn và giảm bớt được lao động gián tiếp. Để giảm bớt được lượng lao động dư thừa Công ty phải thực hiện một số công việc sau: + Kết hợp đồng thời các biện pháp khác nhau vừa động viên người lao động, vừa kiên quyết giảm số lao động dư thừa. + Bên cạnh việc xác định chính xác đối tượng lao động cần giảm và có chính sách giải quyết giảm lao động dư thừa, Công ty cũng nên hỗ trợ về mặt thu nhập cho những người lao động cần giảm, vẫn đảm bảo về chế độ cho người lao động đến tuổi về hưu để người lao động có thể yên tâm về trước tuổi. Điều này làm Công ty có thể giảm được chi phí tiền lương và người lao động vẫn được hưởng một phần thu nhập và vẫn có thời gian để kiếm thêm thu nhập ngoài xã hội. Để làm được điều này, công ty cần: + Giải thích rõ cho các bộ phận công nhân viên thấy được khó khăn hiện nay của Công ty và sự cần thiết phải giảm bớt lượng lao động dư thừa. + Việc giảm bớt lượng lao động dư thừa phải được tiến hành một cách công khai, công bằng đối với mọi người lao động, đảm bảo chỉ giữ lại những người có năng lực thực sự chứ không phải vì bất cứ lý do nào khác. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức để nâng cao trình độ tay nghề, ý thức kỷ luật lao động và giảm bớt số lao động dư thừa nên thực hiện theo các hướng sau: Thứ nhất : Tổ chức kiểm tra đánh giá lại năng lực và trình độ của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong các phòng ban chức năng của Công ty để xem xét một cách chính xác năng lực của từng người. Thứ hai : Xác định mục tiêu, nhiệm vụ của Công ty trong hiện tại và tương lai để phân tích và tổng hợp nhiệm vụ cho các phòng ban chức năng của Công ty. Thứ ba: Trên cơ sở nhiệm vụ của các phòng ban chức năng đó Công ty sẽ dựa vào năng lực, trình độ của từng người để cơ cấu vào các phòng ban chức năng cần thiết. Thứ tư: Còn lại số lao động gián tiếp dư thừa ra, Công ty có thể tiến hành thuyết phục họ nghỉ việc tự nguyện, chuyển xuống sản xuất trực tiếp, tạo điều kiện cho đi học tập để chuyển nghề Như vậy, nếu cơ cấu bộ máy của Công ty TNHH Hồng Hà gọn nhẹ hơn sẽ hoạt động hiệu quả hơn, tạo điều kiện cho việc xây dựng chính sách chất lượng hợp lý. Tuy nhiên Công ty phải xây dựng được cơ chế hoạt động hợp lý và khoa học thì mới có thể phát huy được hiệu quả của bộ máy quản lý này. Sau khi thay đổi, bộ phận lao động ở các phòng ban chức năng của Công ty giảm đi và gọn nhẹ hơn sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh chung của công ty. kết luận Trong điều kiện Việt Nam đã tham gia tổ chức thương mại thế giới, sức cạnh tranh là vô cùng gay gắt. Mọi doanh nghiệp, mọi tổ chức sản xuất kinh doanh đều đang đứng trước những khó khăn và thử thách lớn trong việc tìm hướng đi để tồn tại và phát triển. Những khó khăn và thử thách này chỉ có thể giải quyết được khi doanh nghiệp chú trọng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Đối với các Công ty thuộc ngành cơ khí nói riêng và ngành công nghiệp nặng nói chung thì tồn tại và phát triển càng gặp khó khăn hơn bao giờ hết. Và Công ty TNHH Hồng Hà không nằm ngoài số đó. Đây là một thời kỳ hết sức khó khăn đối với Công ty. Tuy Công ty đã quan tâm, chú trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh song do còn gặp rất nhiều khó khăn (khách quan và chủ quan) nên nhìn chung hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty chưa cao. Mặc dù vậy, chúng ta không thể không nhắc đến sự cố gắng nỗ lực của Ban lãnh đạo cũng như toàn bộ đội ngũ lao động đã góp phần giúp Công ty từng bước đẩy lùi khó khăn làm cho tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh có nhiều dấu hiệu khả quan trong những năm tới. Đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Công ty TNHH Hồng Hà” là kết quả của quá trình tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng sản xuất của Công ty cũng như sự vận dụng các kiến thức được học vào thực tiễn. Em hy vọng rằng một số giải pháp đưa ra trong luận văn này có thể giúp ích phần nào cho Công ty trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Em cũng rất mong nhận được sự đánh giá, góp ý của các thầy cô và các bạn để hoàn thiện thêm luận văn của mình. Mục lục Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình Quản trị kinh doanh tổng hợp trong các doanh nghiệp 2. Giáo trình Quản lý kinh tế. 3. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Hồng Hà năm 2004, 2005, 2006 4. Thời báo Kinh tế Việt Nam 5. Và một số tài liệu khác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4554.doc
Tài liệu liên quan