Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Hãng phim Truyền hình Việt Nam

Ở Việt nam sau 15 năm đổi mới nền kinh tế đã có nhiều chuyển biến quan trọng , đạt được những thành tựu to lớn song chúng ta vẫn là nước nghèo ,mức sống vẫn còn quá thấp so với các nước trong khu vực ,tích tụ và tập trung vốn trong nội bộ nền kinh tế còn quá thấp , tỷ lệ tiết kiệm so với GDP của nước ta cũng còn thấp. Chính vì vậy, với mục tiêu đến năm 2020 Việt nam phải hoàn thành nhiệm vụ CNH-HĐH cải tiến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp, đòi hỏi phải tăng cường đầu tư vào nền kinh tế, tuy nhiên việc sử dụng nguồn vốn ở bên ngoài dù có lớn đến đâu mà không có các nguồn vốn đầu tư từ sự tích luỹ nội tại nền kinh tế thì vốn từ nước ngoài cũng không thể sử dụng có hiệu qủa, mặt khác việc sử dụng vốn trong nước vừa đảm bảo tăng trưởng bền vững, ổn định vừa tránh được sự phụ thuộc vào nước ngoài. Tăng trưởng “dựa vào sức mình” chính là kinh nghiệm và niềm tự haò mà người Nhật là một điển hình nên học tập. Chính vì thế chúng ta cần phải quan tâm đúng mức việc tích tụ, tập trung và sử dụng vốn. Để đẩy nhanh và nâng cao quá trình này ngoài các giải pháp về môi trường vĩ mô của Nhà nước các doanh nghiệp cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các chu chuyển kinh tế - một yếu tố quyết định tăng cường nội lực phục vụ phát triển kinh tế, không chỉ có thế nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư còn đảm bảo sự phát triển nhanh chóng và bền vững làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh cải thiện đời sống nhân dân.

doc94 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 849 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Hãng phim Truyền hình Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trình dự trữ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, giảm thấp tương đối nhu cầu vốn lưu động không cần thiết doanh nghiệp cần tìm ra các biện pháp phù hợp tác động đến các nhân tố ảnh hưởng trên sao cho có hiệu quả nhất. 2.2.3.2.1. Xác định nhu cầu vốn lưu động. Để xác định nhu cầu vốn lưu động hàng năm thì Hãng phim Truyền hình Việt Nam thường sử dụng phương pháp gián tiếp để tính toán tức là dựa vào kết quả thống kê kinh nghiệm về vốn lưu động bình quân năm báo cáo, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch để xác định. Để ước đoán nhanh nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch Hãng căn cứ vào tổng mức luân chuyển vốn và số vòng quay vốn lưu động dự tính năm kế hoạch. Việc dự tính tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch Hãng dựa vào tổng mức luân chuyển vốn của kỳ báo cáo có xét tới khả năng mở rộng quy mô kinh doanh năm kế hoạch. Tương tự số vòng quay vốn lưu động bình quân Hãng dựa vào chie tiêu trung bình ngành là 2,5 vòng/năm. Như vậy nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh năm 2001 của Hãng được tính toán như sau: Vnc = M1 / L1 = 26775 / 2,5 = 10710 (triệu) Như vậy nhu cầu vốn lưu động cần thiết cho kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2001 là 10710 triệu đồng, so với thực tế về mức vốn lưu động năm 2001 là 21417 triệu đồng. Căn cứ vào kế hoạch vốn lưu động này Hãng đã xác định được nhu cầu vốn lưu động cụ thể cho từng khâu như sau: khâu dự trữ sản xuất là 3212.55 triệu chiếm 15%, khâu sản xuất là 3212.55 triệu đồng chiếm 15%, còn lại là khâu lưu thông ứng với 70% trong tổng vốn lưu động kế hoạch. Tuy nhiên nhu cầu vốn sản xuất năm 2001 so với thực tế là hơn 5 tỷ, khâu sản xuất thực tế khoảng 5 tỷ và khâu lưu thông là khoảng hơn 11 tỷ đồng. Cũng như vậy nhu cầu vốn lưu động năm 2002 của Hãng như sau: Vnc = M1 / L1 = 35970 / 2,5 = 14388 (triệu) Nhu cầu vốn lưu động cần thiết cho kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2002 là 14388 triệu đồng trong khi thực tế mức vốn lưu động năm 2002 là 30723 triệu. Nhu cầu vốn lưu động cho các khâu được xác định như sau: khâu dự trữ sản xuất chiếm 20% là 6144.6 triệu đồng, khâu sản xuất chiếm 40% là 12289.2 triệu đông và khâu lưu thông chiếm 40% tương ứng với 12289.2 triệu. Vốn lưu động của Hãng thường chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn. Trong đó vốn bằng tiền chiếm bình quân 25% tổng vốn lưu động. Các khoản phải thu chiếm bình quân 53.2 % tổng vốn lưu động, hàng tồn kho chiếm bình quân 21% tổng vốn lưu động và tài sản lưu đông khác chiếm 0.8%. Ta có thể khái quát tình hình sử dụng vốn lưu động của Hãng qua bảng sau: 2.2.3.2.2. Quản trị vốn bằng tiền. Tiền mặt là một bộ phận quan trọng cấu thành vốn bằng tiền của Hãng. Quản trị vốn tiền mặt trong doanh nghiệp vì vậy là nội dung chủ yếu trong quản trị vốn bằng tiền của Hãng phim. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, Hãng luôn có nhu cầu dự trữ vốn tiền mặt ở một quy mô nhất định. Nhu cầu dự trữ vốn tiền mặt trong Hãng là để đáp ứng yêu cầu giao dịch hàng ngày như mua sắm hàng hoá, vật liệu, thanh toán các khoản chi phí cần thiết. Việc duy trì một mức dự trữ vốn tiền mặt đủ lớn còn tạo điều kiện cho Hãng có cơ hội thu được chiết khấu trên hàng mua trả đúng kỳ hạn, làm tăng hệ số khả năng thanh toán nhanh của Hãng. Do vậy để đánh giá tình hình sử dụng vốn lưu động ta cần biết tình hình vốn bằng tiền của Hãng. So sánh thời điểm các năm, vốn bằng tiền thời điểm năm 2001 tăng so cới năm 2000 là 7,17%, vốn bằng tiền năm 2002 tăng so với năm 2001 tăng 12.240 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 27,83%, trong đó chủ yếu là tiền gửi ngân hàng tăng 10.092 tỷ đồng tăng 12,06%. Sở dĩ có sự tăng lên như vậy do toàn bộ các quỹ của Hãng bao gồm quỹ phát triển sản xuất, quỹ dự trữ và nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản được bổ sung lớn nhưng lại chưa được sử dụng hết. 2.2.3.2.3. Quản trị các khoản phải thu. Trong năm 2001, khoản phải thu của Hãng đã giảm 1 lượng đáng kể ứng với số tuyệt đối là 682 triệu đồng. Lý do là khoản phải thu ở khách hàng năm 2000 chiếm 64,09% các khoản phải thu đã giảm xuống còn 56, 15% ứng với số tuyệt đối là 224 triệu đồng. Điều đó có nghĩa là năm 2001 hoạt động thu hồi khoản phải thu rất có hiệu quả làm giảm khoản vốn mà khách hàng chiếm dụng của Hãng. Tuy nhiên sang năm 2002 các khoản phải thu lại cao hơn năm 2001 nhưng cao hơn không nhiều. Đối với các khoản phải thu nội bộ, trả trước cho người bán và các khoản phải thu khác với mức độ tăng giảm không ảnh hưởng nhiều đến công tác thu hồi của Hãng. 2.2.3.2.4. Quản trị hàng tồn kho. Vốn lưu động ở khâu dự trữ sản xuất mà cụ thể là hàng tồn kho vào thời điểm năm 2000 là 4790 triệu đồng đến thời điểm năm 2001 là 5296 triệu đồng tăng 506 triệu đồng với tỷ lệ 10,56%. Do trong thời điểm hiện nay với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ đã làm thay đổi các loại thiết bị tin học, điện tử, viễn thông. Mà đặc điểm sản xuất kinh doanh của Hãng cần sử dụng nhiều đến các loại máy vi tính, máy quay camera. Đồng thời một số loại công cụ dụng cụ, khi mua về đã trở nên lỗi thời không còn phù hợp với sản xuất, đây cũng là những mặt cần xem xét và có biện pháp xử lý sớm để thu hồi vốn. Tài sản dự trữ là lượng vốn lưu động cần thiết để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành một cách thường xuyên liên tục. Việc xây dựng và đảm bảo dự trữ tốt sẽ nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn. 2.2.3.2.5. Quản trị tài sản lưu động khác. Tài sản lưu động khác chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số vốn lưu động của Hãng. Năm 2000 là 154 triệu đông và hai năm 2001, 2002 đều là 177 triệu đồng. Hãng vẫn luôn quan tâm đến chỉ tiêu này và áp dụng các biện pháp cần thiết để quản lý và sử dụng nó có hiệu quảhơn nữa vì các tài sản này giúp cho Hãng xử lý công việc được linh hoạt và nhanh chóng hơn. Từ sự phân tích trên cho thấy, để quản trị vốn lưu động được tốt thì doanh nghiệp phải quản trị tốt các tài sản lưu động có trong doanh nghiệp. Tại Hãng phim truyền hình Việt Nam, các tài sản này được quản lý và sử dụng khá hợp lýtuy còn một vài thiếu sót vẫn đáp ứng được đầy đủ các yêu câù của Hãng, thực hiện tiết kiệm và hiệu quả trong sử dụng đồng vốn. Qua sự phân tích chung về tình hình tài chính của Hãng chúng ta có thể thấy khả năng hoạt động của Hãng là tương đối tốt và ổn định và trong tương lai Hãng sẽ đạt được một tốc độ tăng trưởng cao. Những điểm mạnh Hãng nên phát huy và khắc phục những hạn chế đang gặp phải để đưa Hãng ngày càng phát triển cao hơn nữa. 2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. 2.3.1. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Hãng là một việc rất cần thiết. Nó là cơ sở để cho các nhà đầu tư, người cung cấp tín dụng cho Hãng quyết định có hay không đầu tư vào Hãng bởi vì nó gắn chặt với lợi ích của họ trong hiện tại và tương lai. Việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn còn là cơ sở quan trọng đánh giá về kết quả hoạt động sản xuất của Hãng cũng như so sánh hiệu quả sử dụng vốn và mức lãi của các Hãng khác. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Hãng ta dùng các chỉ tiêu sau: Doanh thu thuần - Hiệu suất sử dụng VKD = Vốn kinh doanh bình quân Lợi nhuận thuần - Doanh lợi vốn kinh doanh = Vốn kinh doanh bình quân Lợi nhuận thuần - Doanh lợi vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu bình quân Lợi nhuận sau thuế - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = (Vòng quay của doanh thu ) Doanh thu tiêu thụ sản phẩm Lợi nhuận sau thuế - Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh = Vốn kinh doanh Lợi nhuận sau thuế -Tỷ suất lợi nhuận của vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu Doanh thu thuần - Số vòng quay của vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu Kết quả tính toán được cho trong bảng dưới đây: Bảng 8 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Đơn vị tính: triệu đồng. Chỉ tiêu 2001 2002 Doanh thu thuần Lợi nhuận thuần Vốn kinh doanh Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu bình quân Vốn kinh doanh bình quân Lợi nhuận sau thuế Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh (1/6) Doanh lợi vốn kinh doanh (2/6) Doanh lợi vốn chủ sở hữu (2/5) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (7/1) Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh (7/3) Tỷ suất lợi nhuận của vốn chủ sở hữu (7/4) Số vòng quay của vốn chủ sở hữu (1/4) 26775 508 25459 4592 12859 23856.5 282 1.12 0.02 0.04 0.01 0.011 0.061 5.83 45907 1046 35970 5615 16949.5 30714.5 559 1.49 0.03 0.06 0.012 0.0155 0.099 8.17 Từ kết quả trên ta thấy các tỷ suất sinh lợi của Hãng là không cao, mặc dù là doanh thu thuần của Hãng trong hai năm 2001, 2002 đã có sự tăng lên đáng kể nhưng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu chỉ tăng có chút ít, đó là do các chi phí về bán hàng, quản lý doanh nghiệp, chi phí của các hoạt động bất thường và hoạt động tài chính cao, làm giảm lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh cũng không cao trong hai năm 2001, 2002 tỷ suất này đều nhỏ hơn 0.2, điều này cho thấy vốn kinh doanh của Hãng nằm trong khâu dự trữ và chuẩn bị sản xuất cao, không chỉ có vậy mà chi phí đầu vào cho các loại nguyên vật liệu, máy móc thiết bị cũng cao. Muốn nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất Hãng nên có các biện pháp thúc đẩy nhanh hơn vòng quay của hàng tồn kho và giảm chi phí đầu vào. Tuy vậy, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của Hãng ở mức cao hơn, năm 2001 tỷ suất này là 0.061 nhưng sang năm 2002 đã tăng lên là 0.099. Việc sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu của Hãng đã có hiệu quả cao hơn và nó được biểu hiện ngay trong số vòng quay của nguồn vốn chủ sở hữu trong hai năm 2001, 2002. Năm 2001 nguồn vốn chủ sở hữu quay được gần 6 vòng trong năm thì năm 2002 đã tăng lên là 8 vòng trong năm. Hãng cũng nên có các biện pháp để việc sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu đạt hiệu quả cao hơn nữa làm cho các chủ đầu tư và người cung cấp tín dụng cho Hãng tin tưởng đầu tư vào Hãng góp phần làm tăng giá trị tổng sản lượng, doanh thu qua đó nâng cao đời sống vật chất tinh thần của cán bộ, công nhân viên. 2.3.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định. Để đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn cố định ta dùng các chỉ tiêu sau: Doanh thu thuần - Hiệu quả sử dụng vốn cố định = Vốn cố định bình quân Lợi nhuận sau thuế - Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định = Vốn cố định bình quân Vốn cố định bình quân - Hàm lượng vốn cố định = Doanh thu thuần Doanh thu thuần - Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Nguyên giá tài sản cố định bình quân Đây là các chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá xem xét một cách chi tiết chính xác tình hình sử dụng vốn của Hãng. Kết quả tính toán được cho trong bảng dưới đây: Bảng 9 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định Đơn vị tính: triệu đồng. Chỉ tiêu 2001 2002 2002 /2001 Lượng Tương đối Doanh thu thuần Lợi nhuận sau thuế Vốn cố định bình quân Nguyên giá TSCĐ bình quân Hiệu suất sử dụng vốn cố định (1/3) Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định (2/3) Hàm lượng vốn cố định (3/1) Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (1/4) 26775 282 3219 3234.5 8.32 0.088 0.12 8.28 45907 559 4629 4644.5 9.92 0.12 0.1 9.88 1.6 0.032 -0.02 1.6 119 136 83 119 Như bảng số liệu ta có thể thấy hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Hãng ở mức tương đối cao (>8) và không ngừng được nâng cao. Năm 2001 hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Hãng là 8.32 đồng nhưng sang năm 2002 đã tăng lên là 9,92 đồng tăng 1,6 đồng tương đương 119%. Năm 2001 có một kết quả cao như vậy là do trong năm 2001 Hãng đã đầu tư mua sắm thêm nhiều tài sản cố định mới và được khai thác có giá trị vào năm 2002. Năm 2001 một đồng tài sản cố định mang lại 8.32 đồng doanh thu, năm 2002 con số này lại là 9.92 đồng, con số này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của Hãng đã được nâng cao. Còn sức sinh lợi tài sản cố định tăng đều và ổn định, năm 2001 một đồng vốn cố định mang lại 0,088 đồng lợi nhuận,nhưng con số này được tăng lên là 0,12 đồng vào năm 2002. Từ sự phân tích trên ta có thể thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định của Hãng là khá tốt nếu tiếp tục duy trì và phát triển cao hơn nữa thì sẽ mang lại kết quả cao hơn nhiều. 2.3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Vốn lưu động tham gia trực tiếp vào sự hình thành nên thực thể các sản phẩm của Hãng. Đặc biệt hơn, lại kinh doanh sản xuất sản phẩm công ích nên vốn lưu động lại thường sử dụng nhiều hơn. Vì thế việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ta dùng các chỉ tiêu sau: Doanh thu thuần 1. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân Lợi nhuận sau thuế 2. Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân Vốn lưu động bình quân 3. Hàm lượng vốn lưu động = Doanh thu Lợi nhuận thuần 4. Doanh lợi vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân Doanh thu thuần 5. Vòng quay vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân Các chỉ tiêu tính toán được biểu hiện trong bảng sau: Bảng 10 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Đơn vị tính: triệu đồng. Chỉ tiêu 2001 2002 2002 /2001 Lượng Tỷ lệ% 1. Doanh thu thuần 2. Lợi nhuận thuần 3. Lợi nhuận sau thuế 4. Vốn lưu động bình quân 5. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động (1/4) 6. Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động (3/4) 7. Vòng quay vốn lưu động (1/4) 8. Thời gian một vòng VLĐ 9. Hàm lượng VLĐ (4/1) 10. Doanh lợi vốn lưu động (2/4) 26775 508 282 20622 1.298 0.014 1.298 277 0.77 0.025 45907 4016 559 26070 1.76 0.021 1.76 204.5 0.57 0.154 19132 3508 277 5648 0.462 0.007 0.462 -72.5 -0.2 0.129 171 790 198 128 135 150 135 74 74 616 Qua bảng số liệu ta thấy năm 2001 hiệu suất sử dụng vốn cố định bằng 1,298 tức là một đồng vốn lưu động bỏ ra đem lại 1,298 đồng doanh thu, một con số không cao lắm nhưng cũng tạm chấp nhận được, con số này được tăng lên 1,76 đồng vào năm 2002 cao hơn năm 2001 là 0,462 đồng tương đương 135%. Điều này cho thấy việc sử dụng vốn lưu động của Hãng đã đạt được hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên sức sinh lợi của vốn lưu động lại nhỏ, năm 2001 là 0,014 đồng tức là một đồng vốn lưu động bỏ vào kinh doanh chỉ mang lại 0,014 đồng lợi nhuận, sang năm 2002 con số này có tăng lên là 0,021 tương đương 150%, Hãng cần có các biện pháp để giảm các khoản chi phí (chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp) để nâng cao sức sinh lợi của vốn lưu động. Còn thời gian của một vòng luân chuyển vốn lưu động, năm 2001 con số này là 277 ngày, biểu thị tình trạng bị chiếm dụng của Hãng là cao và sang năm 2002 bằng những biện pháp tích cực trong việc thu hồi các khoản phải trả, thời gian của một vòng luân chuyển của Hãng đã giảm được 73 ngày còn 204 ngày. Còn hàm lượng vốn lưu động năm 2001 là 0,77 cho ta biết để có một đồng doanh thu hoàn thành thanh toán cần 0,77 đồng vốn lưu động. Năm 2002 hệ số này là giảm xuống còn 0,57 chứng tỏ việc sử dụng vốn lưu động của Hãng đã đạt hiệu quả cao hơn. Bởi vì hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều. Tóm lại, qua việc phân tích các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Hãng, ta thấy số vốn lưu động đã được khai thác, đưa vào sử dụng tương đối hiệu quả, nhưng do chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp quá cao làm cho hệ số sinh lợi của vốn lưu động giảm, Hãng cần có các biện pháp giảm các chi phí trên để tăng thêm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Trong những năm tới, Hãng nên tìm các biện pháp quản lý vốn khoa học vơí mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, nâng cao chất lượng các phim truyền hình và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Để góp phần hoàn thiện công tác quản trị vốn của Hãng phim Truyền hình Việt Nam em mạnh dạn đề xuất các giải pháp sau: Chương 3 Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở hãng phim truyền hình việt nam. Sau khi đã phân tích về thực trạng tài chính và tình hình sử dụng vốn của Hãng phim trong những năm gần đây, kết quả là khá khả quan. Tuy nhiên với sự phát triển như hiện nay, doanh nghiệp luôn đặt vấn đề huy động và sử dụng vốn lên hàng đầu và tìm các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vì đây là một nhân tố không nhỏ quyết định trực tiếp đến kết quả sản xuất của Hãng. Chính vì vậy, trong chương này em mạnh dạn đưa ra một số ý kiến về việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong Hãng. 3.1 Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn ở Hãng phim truyền hình việt nam. Qua phân tích tình hình sử dụng vốn của Hãng giai đoạn 2000-2002 có thể rút ra một số vấn đề trong việc quản lý sử dụng vốn của Hãng phim như sau: 3.1.1. Những thành tựu đạt được. Hãng phim truyền hình Việt Nam là một đơn vị ra đời muộn, tính đến tháng 12 năm 2002 mới tròn 6 tuổi, bước xuất phát ban đầu thấp, cơ sở vật chất thiếu thốn, trang thiết bị lạc hậu, phương thức sản xuất chưa phù hợp với 1 hãng phim chính quy. Tuy nhiên ngay từ những ngày đầu thành lập, lãnh đạo Hãng đã vạch ra cho mình những bước đi phù hợp với hoàn cảnh thực tế và từ đó đến nay đã vững vàng tồn tại trong bão táp của cơ chế thị trường và không ngừng từng bước phát triển vững chắc. Năm 2002, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng Hãng đã vượt qua tạo sự tăng trưởng mạnh mẽ cùng với sự phát triển của toàn ngành. Trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thị trường, Hãng đã đạt được nhiều kết quả khả quan, các chỉ tiêu quan trọng của các năm đều có sự tăng trưởng khá tốt. Hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng đem lại hiệu quả. Nhìn chung, Hãng đã quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả góp phần bảo toàn, gia tăng vốn và nâng cao khả năng sinh lời. Điều này được thể hiện: - Doanh thu và lợi nhuận của Hãng tăng liên tục, năm sau đều cao hơn năm trước. - Đầu tư tăng, chi phí tăng nhưng tốc độ tăng đầu tư và tăng chi phí nhỏ hơn tốc độ tăng doanh thu nên tổng doanh thu vẫn bù đắp tổng chi phí và có lãi. - Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn qua phân tích ở trên có thể khẳng định tổng quát Hãng sử dụng có hiệu quả. Từ thực tế đó có thể khẳng định phương hướng mở rộng sản xuất kinh doanh, gia tăng đồng vốn trong giai đoạn tiếp theo là hoàn toàn đúng hướng và có cơ sở thực tế. Bỏ vốn ra kinh doanh là phảI bảo toàn được đồng vốn, đem lại hiệu quả và có lãi. Sử dụng vốn tốt, vốn càng tăng nhiều, lãi càng lớn, hiệu quả kinh tế của Hãng và của toàn xã hội đều tăng. Hãng đã tạo được một cơ cấu vốn khá hợp lý. Hàng năm, tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng vốn kinh doanh không ngừng tăng lên từ 53% năm 2000 lên 54.7% năm 2001 và 55.6% năm 2002. Điều này cho thấy Hãng đã có chính sách phù hợp khu tăng cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng vốn kinh doanh làm tăng khả năng thanh toán các khoản vay, giảm chi phí phải trả từ lãi vay và ổn định tình hình tài chính của Hãng. Đối với công tác quản lý và sử dụng vốn cố định và vốn lưu động, Hãng cũng đã thực hiện khá tốt và đạt được những thành tích đáng kể. Có thể nói sự thiếu vốn là trở ngại chung đối với mọi doanh nghiệp và với Hãng phim truyền hình việt nam nói riêng. Song với sự năng động sáng tạo nhạy bén trong kinh doanh cho nên ngoài số vốn do ngân cấp Hãng đã nhanh chóng lập kế hoạch huy động các nguồn vốn kịp thời từ nhiều nguồn khác nhau đảm baỏ cho quá trình kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục và có hiệu quả. Số vòng quay của vốn lưu động năm 2002 tăng lên so với năm 2001 làm tốc độ luân chuyển vốn lưu động cũng tăng lên tuy không lớn nhưng cũng rút ngắn thời gian một vòng luân chuyển vốn lưu động xuống còn 204,5 ngày giảm 72,5 ngày so với năm 2001. Hiệu suất sử dụng vốn luôn ổn định, đầu tư đúng mục đích đã tạo niềm tin cho các đối tác nước ngoài mạnh dạn hợp tác và đầu tư vào Hãng. Trong việc huy động các nguồn vốn phục vụ sản xuất, do Hãng làm ăn có hiệu quả. Đặc biệt thanh toán đủ kịp thời các khoản nợ nên đã tạo lập được uy tín đối với nhà cung cấp, ổn định nguồn vốn, ổn định sản xuất. Tóm lại, với những kết quả toàn diện đã đạt được, Hãng ngày càng phát triển mạnh và đứng vững trên thị trường, vốn của Hãng được bảo toàn và phát triển, doanh thu và lợi nhuận tăng cao, các chương trình phim truyện được sản xuất ra luôn đảm bảo chất lượng cao tạo được uy tín với khán giả. 3.1.2. Những tồn tại cần khắc phục. Mặc dù trong quản lý và sử dụng vốn, Hãng phim Truyền hình Việt nam đã đạt được một số mặt tích cực song cũng còn bộc lộ một số mặt tồn tại và hạn chế làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Hãng. Điều này được thể hiện qua một số điểm sau: Một là, mặc dù hàng năm lượng vốn của Hãng luôn có sự gia tăng nhưng khả năng đáp ứng chưa cao. Một nguyên lý đã được đề cập là, để tiến hành sản xuất kinh doanh thì một một yếu tố không thể thiếu được đó là vốn. Vậy mà Hãng luôn thiếu vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh. Đây là một nguyên nhân làm hạn chế nhiều đến sản xuất kinh doanh của Hãng. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, việc chưa chú trọng nghiên cứu về khả năng đáp ứng của các nguồn vốn làm cho dự kiến đầu tư mở rộng và phát triển sản xuất bị gián đoạn do thiếu vốn hoặc không đủ vốn. Đồng thời sự hạn hẹp về kinh phí cũng là một trong số những nguyên nhân làm cho chất lượng phim của Hãng không đồng đều, một số phim trung bình và dưới trung bình. Hai là, một nhân tố quan trọng và có vai trò quyết định hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Hãng đó là hiệu quả sử dụng vốn cố định. Hiệu quả sử dụng vốn cố định chính là việc khai thác tốt thị trường, sử dụng tối đa dung lượng của máy móc thiết bị và vận hành thiết bị thành thạo xử lý kịp thời các sự cố kỹ thuật. Từ thực tế sử dụng tài sản cố định trong thời gian qua cho thấy hiệu suất sử dụng tài sản cố định chưa cao đạt 3,95 năm 2001 và 4,75 năm 2002. Điều này chứng tỏ hiệu suất chưa được khai thác đến mức tối đa. Trong thời gian tới Hãng cần phải có các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định của mình để mỗi đồng tài sản cố định tra vào hoạt động kinh doanh sẽ tạo ra nhiều đồng doanh thu thuần và lợi nhuận thuần hơn nữa. Ba là, hiện nay việc quản lý tài sản cố định Hãng giao cho các đơn vị thành viên sử dụng và bảo quản. Mỗi đơn vị lại sử dụng loại tài sản cố định khác nhau do đó gây khó khăn cho Hãng trong việc theo dõi quản lý các tài sản này và trong thực tế dễ xảy ra tình trạng sử dụng lãng phí tài sản chưa thực sự khai thác hết công suất. Bốn là, trong công tác quản trị vốn lưu động việc xác định nhu cầu vốn lưu động bằng phương pháp gián tiếp tuy có ưu điểm là nhanh gọn, tiên jlợi song không đảm bảo được độ chính xác cao. Ví dụ như năm 2002Hãng xác định nhu cầu vốn lưu động là 14388 triệu song thực tế vốn lưu động phát sinh lên tới 30723 triệu. Các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng được xác định nhu cầu vốn lưu động chưa có độ chính xác cao. Điều này gây khó khăn cho Hãng trong việc xác định các nguồn tài trợ hợp lý. Việc xác định nhu cầu vốn lưu động theo phương pháp trực tiếp tuy đòi hỏi mất nhiều thời gian, công sức, các số liệu phải thực sự đầy đủ và cụ thể song có độ chính xác cao, giúp cho Hãng đề ra được kế hoạch vốn lưu động một cách chính xác hơn. Năm là, hiện nay hầu hết các phòng ban chức năng và các đơn vị sản xuất đã được trang bị máy vi tính. Song việc khai thác những thiết bị này còn thấp và kém hiệu quả. Nguyên nhân là do Hãng chưa có những kế hoạch bồi dưỡng thật cụ thể, nhân viên các phòng ban ngại đi học tập bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ. Đây là một điểm yếu trong quá trình Hãng thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển khoa học công nghệ. Vốn có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của Hãng phim Truyền hình Việt nam. Để có thể phát triển trong nền kinh tế thị trường, bên cạnh việc tìm cách huy động vốn, doanh nghiệp cần phải sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất. Qua phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng của Hãng cho thấy những kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế trong thực tế sử dụng vốn. Đây chính là cơ sở để tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Hãng phim. 3.2. Định hướng Quản trị vốn của Hãng phim trong những năm tới. Thực hiện chủ trương “Nâng cao chất lượng sản xuất chương trình truyền hình” của Đảng uỷ, Ban Lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam, toàn thể cán bộ công nhân viên trong Hãng đã sôi nổi tham gia các cuộc vận động làm phim hay, tìm kiếm các biện pháp hữu hiệu và chiến lược lâu dài nâng cao khả năng sản xuất và chất lượng phim truyền hình do Hãng sản xuất. Tiếp nối theo bước đi đã chọn, Hãng phim Truyền hình Việt Nam đã đề ra một số chỉ tiêu kế hoạch cho năm 2003 với mục tiêu tận dụng cơ hội và lường trước khó khăn. 1. Chương trình Văn nghệ Chủ nhật: 52 chương trình. 2. Chương trình Gặp nhau cuối tuần: 52 chương trình. 3. Chương trình Gặp nhau cuối năm: 2 chương trình. 4. Phim Việt Nam 70 phút: 10 tập. 5. Phim Việt Nam 50 phút: 26 tập. 6. Phim Cảnh sát hình sự: 26 tập. 7. Phim hợp tác với Thái Lan: 8 tập. 8. Phim hoạt hình: 10 tập. Quan điểm chiến lược trong sử dụng vốn của Hãng phim Truyền Hình Việt Nam là: xây dựng mục tiêu phát triển theo chiến lược phát triển của Ngành, từ đó xây dựng kế hoạch cụ thể về nhu cầu vốn đầu tư hàng năm. Coi trọng nguồn vốn phát triển của Hãng phim, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn theo hướng đảm bảo kết hợp chặt chẽ giữu khai thác triệt để nguồn vốn trong nước với tăng cường huy động vốn nước ngoài, trong đó vốn trong nước giữ vai trò quyết định, vốn nước ngoài giữ vai trò quan trọng. Đầu tư xây dựng phải lấy hiệu quả đồng vốn làm tiêu chuẩn, thực hiện tiết kiệm, trung thực và chống lãng phí trong quản lý đầu tư và xây dựng. Tham gia bắt tay vào các công việc mới như đầu tư tài chính và huy động vốn trong một phạm vi rộng, bao gồm cả việc đầu tư ra nước ngoài. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thông qua điều hoà nguồn vốn giữa các đơn vị thành viên trong Đài Truyền hình Việt nam và đầu tư có hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất việc thất thoát vốn. Giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng vốn, đồng thời dự báo và có phương án đảm bảo tình hình tài chính của Hãng luôn ổn định và lành mạnh. Đẩy mạnh việc hoàn thiện các cơ chế, chính sách tạo sự đồng bộ và tăng thêm tính chủ động sáng tạo. Đào tạo đội ngũ quản lý và các chuyên gia có kiến thức kinh nghiệm trong kinh doanh, tài chính tốt đủ sức phân tích, nghiên cứu, hoạch định và thực thi các kế hoạch tài chính của Hãng. 3.3. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Hãng phim truyền hình việt nam. 3.3.1. Về phía Nhà nước. Đây là một doanh nghiệp Nhà nước vốn thuộc quyền sở hữu của Nhà nước nên việc quyết định mở rộng quy mô sản xuất phụ thuộc nhiều vào Nhà nước. Với khả năng phát triển mạnh như hiện nay, Nhà nước nên cấp bổ sung thêm vốn cho Hãng, có các chính sách quản lý cụ thể tách rời quyền sở hữu của Nhà nước với quyền sử dụng của Hãng để cho Hãng được tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. Đồng thời Nhà nước cần tạo ra một hành lang pháp lý đảm bảo an toàn cho các doanh nghiệp kinh doanh và có chính sách, chương trình hỗ trợ đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn và tay nghề cho công nhân vì trong lĩnh vực này khả năng thực hiện của Hãng là còn yếu. Kết hợp hài hoà khả năng tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh và sự hỗ trợ của Nhà nước là mấu chốt quyết định sự thành công của Hãng trong sản xuất kinh doanh. Không chỉ có thế, Nhà nước cần sớm triển khai việc đánh giá hệ số tín nhiệm đối với các doanh nghiệp để từ đó áp dụng những ưu đãi với mức độ khác nhau đối với từng doanh nghiệp: những doanh nghiệp có hệ số tín nhiệm cao sẽ được ưu tiên vay vốn trước, vay số lượng lớn, trong trường hợp cần thiết, có thể lấy uy tín làm yếu tố đảm bảo vay. Bất kì một dự án vay vốn nào của doanh nghiệp đều phải được xem xét tính hiệu quả và khả năng trả nợ mới được phép triển khai. Tăng cường công tác hoạt động kiểm tra giám sát để kịp thời phát hiện những sai phạm trong việc huy động vốn doanh nghiệp, việc lập đề án, việc sử dụng vốn, việc tích luỹ vốn trả nợ. Cơ quan quản lý doanh nghiệp cần xây dựng những nguyên tắc kiểm tra, kiểm soát thường niên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, chế độ giám sát tình hình sử dụng vốn và huy động vốn tại doanh nghiệp, có ý kiến kịp thời trước sự thay đổi nguồn vốn tại doanh nghiệp, phải gắn quyền lợi và trách nhiệm của cán bộ quản lý doanh nghiệp trước tài sản của Nhà nước như sự thiếu hụt, mất mát. 3.3.2. Về phía Hãng phim Truyền hình Việt nam. Sau một thời gian tìm hiểu, phân tích toàn bộ hoạt động từ việc huy động nguồn tài trợ đến sử dụng vốn kinh doanh tại Hãng phim Truyền hình Việt nam, với nhận thức còn nhiều hạn chế, em xin đề xuất một số ý kiến nhằm góp phần giúp Hãng nâng cao hiệu quả tạo vốn và sử dụng vốn kinh doanh. Từ đó góp phần giúp Hãng bảo toàn và phát triển vốn trong nền kinh tế thị trường luôn luôn biến động. 3.3.2.1. Giải pháp tạo vốn. Trong những năm gần đây, đứng trước những nhu cầu đòi hỏi về vốn thì đây là một nguồn cung cấp vốn quan trọng. Đặc biệt là vào dịp đầu năm ĐàI Truyền hình Việt nam thường giao chỉ tiêu muộn, Hãng phải chủ động vay vốn sản xuất trước một số phim để kịp chiếu trên truyền hình. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng thực chất là nguồn vốn bổ sung chứ không phảI là nguồn thường trực tham gia và hình thành nên vốn lưu động của Hãng. Việc sử dụng vốn vay cả ngắn hạn và dài hạn phù hợp đều có lợi cho Hãng. Nó sẽ góp phần làm giảm khó khăn tạm thời về vốn, giảm một phần chi phí và tăng lợi nhuận. tuy nhiên để huy động được vốn ngân hàng thì doanh nghiệp cũng phải xây dựng các phương án kinh doanh, các dự án đầu tư khả thi trình lên ngân hàng, đồng thời phảI luôn thanh toán các khoản nợ gốc và lãI đúng hạn, xây dựng được lòng tin ở các ngân hàng. Ngoài ra Hãng có thể huy động vốn trong cán bộ công nhân viên. Trong những năm qua, thu nhập của cán bộ công nhân viên trong Hãng ngày càng cao và ổn định. Do đó cán bộ công nhân viên trong Hãng có khả năng đóng góp đầu tư cho Hãng khoản dự trù tiết kiệm, hơn nữa người lao động sẽ rất tin tưởng khi đầu tư trực tiếp vào cơ quan. Hãng có thể sử dụng hình thức phát hành tráI phiếu nội bộ để huy động vốn cho sản xuất kinh doanh đồng thời củng cố mối quan hệ gắn bó giữa cán bộ công nhân viên với Hãng, trực tiếp gắn bó quyền lợi kinh tế của công nhân viên với quyền lợi kinh tế của Hãng. Vốn liên doanh, liên kết cũng có vai trò quan trọng trong việc tạo vốn của Hãng. Đây là hình thức hợp tác mà qua đó các doanh nghiệp không những tăng được vốn cho sản xuất kinh doanh mà còn học tập được kinh nghiệm quản lý, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ máy móc tiên tiến. Liên doanh có thể thực hiện theo hai phương thức chính: - Hợp tác kinh doanh: là hình thức trong đó phía nước ngoàI đầu tư thiết bị công nghệ, vốn sản xuất trong nước là của Việt nam. Lãi hàng năm được chia theo tỷ lệ đóng góp, lãnh đạo Hãng 100% là người Việt Nam, chuyên gia nước ngoài chỉ tham gia với tư cách tư vấn. Tuy nhiên phương thức liên doanh này có quy định thời gian kinh doanh, hết thời hạn phía nước ngoài sẽ tính giá nhượng lại cho phía Việt Nam. - Liên doanh với nước ngoài: thông qua hình thức này chúng ta có được cả vốn và công nghệ. Nhưng trên nguyên tắc chúng ta phải giữ tỷ lệ góp vốn tối thiểu là 50% đối với các doanh nghiệp nhỏ để giữ quyền lãnh đạo. Đối với các doanh nghiệp lớn thì phải đạt tỷ lệ góp vốn tối thiểu 40% mới không bị nước ngoài khống chế. Ngoài các giải pháp tạo vốn trên, doanh nghiệp còn có thể tăng cường sử dụng các quỹ và lợi nhuận để lại tại Hãng. Tuy nhiên số lượng vốn trích lập từ các quỹ này không nhiều nên vẫn cần huy động từ các nguồn khác. Tóm lại, cần phải tạo ra nhiều kênh huy động vốn để đảm bảo nguồn vốn kinh doanh của Hãng. Để có thể huy động vốn từ các nguồn cung ứng trên, Hãng cần phải: - Xây dựng chiến lược huy động vốn phù hợp với thực trạng thị trường và môI trường kinh doanh trong từng thời kỳ. - Tạo niềm tin cho các nơi cung ứng vốn bằng cách nâng cao uy tín của Hãng như: ổn định và hợp lý hoá các chỉ tiêu tài chính, thanh toán các khoản nợ đúng hạn - Xác định tính hiệu quả của việc sử dụng vốn. Đây là yêu cầu không thể thiếu trong các văn bản khi đi vay vốn vì các nhà cung cấp tín dụng rất quan tâm đến vấn đề này để biết được khả năng thu hồi nợ và các xác suất rủi ro từ dự án đầu tư. 3.3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Việc sử dụng vốn kinh doanh là kết quả tổng hợp của tất cả các hoạt động của các bộ phận, phòng ban trực thuộc Hãng, từ công tác lập kế hoạch đến tổ chức thực hiện và quản lý theo dõi các kế hoạch sản xuất kinh doanh của Hãng, nó không chỉ quyết định trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Hãng mà còn quyết định đến sự tồn tại của Hãng. Mục đích của việc sử dụng vốn là đảm bảo tối ưu nhu cầu về vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc cung cấp đủ vốn, kịp thời cho phát triển sản xuất và sử dụng một cách hợp lý tiết kiệm nguồn vốn để đem lại kết quả cao nhất. Để đạt được mục đích đó Hãng nên thực hiện các yêu cầu sau: - Phải đảm bảo sử dụng vốn đúng phương hướng, đúng mục đích và đúng kế hoạch. - Chấp hành đúng quy định và chế độ quản lý lưu thông tiền tệ của Nhà nước. - Hạch toán đầy đủ, chính xác số vốn hiện có và tình hình sử dụng vốn trong Hãng. * Lập phương án kinh doanh hợp lý. Đây là cách để đảm bảo sử dụng vốn đúng phương hướng, đúng mục đích và đúng kế hoạch. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay mọi vấn đề trong sản xuất kinh doanh đều phải được cân nhắc, suy xét cẩn thận thì lập phương án kinh doanh lại càng quan trọng, tuy nhiên nó phải được xây dựng trên cơ sở phân tích kịp thời các thông tin kinh tế và nhu cầu của thị trường. Việc lập phương án kinh doanh được thực hiện tốt sẽ giúp cho mọi hoạt động của Hãng trôi chảy, ăn khớp giữa các khâu hoạt động, tài sản cố định sẽ được sử dụng và khai thác tối đa làm cho hiệu quả sử dụng vốn được tăng lên tạo điều kiện cho Hãng tăng khả năng bảo toàn vốn và phát triển vốn, lợi nhuận sẽ tăng. * Thực hiện nghiêm chỉnh kế hoạch sử dụng vốn kinh doanh. Đây là biện pháp để tổ chức việc quản lý sử dụng vốn đạt hiệu quả. Khi các kế hoạch phương án kinh doanh được đưa ra kèm theo nó sẽ là các kế hoạch về phân bổ và sử dụng vốn, do đó Hãng cần phải nghiêm túc thực hiện theo kế hoạch đó. Muốn thực hiện tốt Hãng cần bố trí những cán bộ giỏi chuyên môn, nghiệp vụ để theo dõi sát công tác sử dụng vốn, các khoản thu chi phát sinh và ngoài việc theo dõi họ phải tổng hợp được các báo cáo về tình hình sử dụng vốn, phân tích các nguyên nhân khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn, phân tích những điểm hợp lý và bất hợp lý để đưa ra những kiến nghị, biện pháp khắc phục, những tồn tại đó kịp thời để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. * Phải thường xuyên tổ chức họp tổng kết về tài sản và tình hình sử dụng vốn của Hãng (có thể theo quý, năm) hạch toán đầy đủ chính xác các nguồn vốn hiện có của Hãng để qua đó có thể thấy được cần phải làm gì để đảm bảo an toàn cho tài chính của Hãng trên cơ sở đó có phương án phân bổ và sử dụng vốn phù hợp. 3.3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. * Quản lý chặt chẽ tài sản cố định. Phần lớn tài sản cố định của Hãng là nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị dụng cụ quản lý được phân rải rác nằm ở các phòng ban, các bộ phận, xưởng trực thuộc Hãng và thường hay phải vận chuyển đi xa theo các đoàn phim nên việc quản lý vốn đối với Hãng là hết sức khó khăn. Vì vậy, Hãng cần phải có các biện pháp quản lý tài sản cố định hợp lý để giảm mất mát, hao mòn trong quá trình vận chuyển, sử dụng, giảm chi phí sửa chữa tài sản cố định, giảm tối thiểu sự chênh lệch giữa giá trị thực tế và giá trị trên sổ sách của Hãng. Nắm được các giá trị thực tế của tài sản cố định người quản lý có thể đưa ra được các quyết định xử lý đúng đắn kịp thời như: điều chỉnh lại phương pháp tính khấu hao hoặc mức khấu hao bởi vì vốn cố định được thu hồi thông qua Hãng tính và trích lập quỹ khấu hao. Khi tính và trích khấu hao cần phải quan tâm không chỉ tình trạng của tài sản cố định, mức độ tham gia của nó vào trong quá trình sản xuất kinh doanh mà còn phải quan tâm đến thời gian sử dụng, nguồn vốn đầu tư trang bị tài sản, thanh lý nhượng bán đổi mới để đổi mới tài sản cố định hoặc hiện đại hoá. Công tác đổi mới sửa chữa có chức năng là duy trì năng lực hoạt động bình thường cho tài sản cố định. Chính vì vậy cần phải lựa chọn giữa sửa chữa lớn và quyết định thanh lý tài sản, vì đôi khi chi phí sửa chữa lớn có thể lớn hơn chi phí thanh lý, và mua sắm và việc sửa chữa cần được xem xét trong hiệu quả kinh tế. * Sử dụng hợp lý quỹ khấu hao cơ bản. Theo chế độ tài chính doanh nghiệp ở nước ta hiện nay, số tiền khấu hao cơ bản tài sản cố định thuộc nguồn vốn Nhà nước được giữ lại doanh nghiệp hình thành quỹ đâù tư xây dựng cơ bản, thuộc nguồn vốn vay được dùng để trả nợ tiền vay đầu tư tài sản cố định. Chính vì vậy, đây là nguồn tài trợ có ý nghĩa quan trọng đối với Hãng. Nó phản ánh độ lớn của các khoản khấu hao, giá trị đổi mới tài sản cố định và phản ánh cả khả năng đầu tư mua sắm tài sản cố định qua đó phản ánh tình hình và năng lực sản xuất kinh doanh của Hãng. Khi tốc độ khấu hao chậm Hãng không thể bắt kịp tốc độ phát triển của khoa học công nghệ bởi tài sản cũ chưa khấu hao hết, nguồn tích luỹ khấu hao thấp không đủ để mua máy móc, thiết bị mới.. Chính vì vậy, Hãng nên đặt ra biện pháp khấu hao nhanh những tài sản có giá trị, công nghệ cao. Việc tính khấu hao để lập quỹ khấu hao phải được cân nhắc cùng với việc sử dụng quỹ đó vào sản xuất kinh doanh, khoản tiền này trong tổng số vốn của Hãng không lớn nhưng nó cần được quản lý chặt chẽ để bảo toàn và phát triển vốn, để đảm bảo Hãng có thể đầu tư mua sắm thiết bị mới. Ngoài ra trong điều kiện của Hãng hiện nay luôn phải đi huy động vốn từ bên ngoài thì việc sử dụng quỹ khấu hao vào kinh doanh là cần thiết hiệu quả sử dụng vốn sẽ được cải thiện. 3.3.2.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Vốn lưu động của Hãng cùng một lúc được phân bố khắp các giai đoạn luân chuyển và biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Do vậy, để quản lý được vốn lưu động Hãng cần phải thường xuyên kiểm tra tình hình, xác định nhu cầu vốn và tình hình tổ chức sử dụng các nguồn vốn, phương thức cấp phát vốn, tình hình chấp hành các nguyên tắc vay trả, các khoản thanh toán công nợ nhằm đảm bảo đủ vốn cho mọi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh không dư thừa, ứ đọng cũng như không thiếu hụt, qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Hãng có thể áp dụng các biện pháp sau: - Xác định đúng nhu cầu vốn lưu động cần thiết cho từng chu kì kinh doanh nhằm huy động hợp lý các nguồn vốn. Nếu tính toán không đúng sẽ gây ra tình trạng thiếu vốn làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của Hãng hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra không suôn sẻ, liên tục hoặc thừa vốn dẫn đến tình trạng lãng phí vốn, chi phí sử dụng vốn tăng lên làm cho tốc độ luân chuyển của vốn bị chậm lại ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Để xác định đúng nhu cầu vốn lưu động, Hãng cần phải xác định theo phương pháp trực tiếp. Hãng phim Truyền hình Việt Nam đã lựa chọn phương pháp gián tiếp để xác định nhu cầu vốn lưu động. Tuy nhiên đối với một doanh nghiệp có vốn lưu động khá lớn đồng thời số vật tư sử dụng không quá nhiều loại vì vậy Hãng nên nghiên cứu áp dụng phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động trực tiếp. Xác định được chính xác nhu cầu vốn lưu động cho Hãng trong năm kế hoạch sẽ lập được kế hoạch cụ thể về các mặt như nguồn trang trải vốn lưu động, kế hoạch vốn lưu động cho từng khâu từ đó sẽ có thể cân đối giữa các mặt thu chi của Hãng ngay từ đầu và áp dụng được các biện pháp giảm thiểu chi phí khác. - Tổ chức tốt quá trình mua sắm vật tư, nguyên vật liệu dự trữ đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời tìm các biện pháp làm giảm giá thành mua vật tư, hạn chế tình trạng ứ đọng quá nhiều gây ra tình trạng ứ đọng vốn lưu động. - Tổ chức tốt quá trình lao động sản xuất tăng cường kỉ luật lao động, ban hành và nghiêm chỉnh thực thi các quy chế về kiểm tra, nghiệm thu số lượng, chất lượng phim ảnh. - Nâng cao uy tín của Hãng đối với các doanh nghiệp trong và ngoài ngành để nhận được nhiều hơn các đơn đặt hàng, sử dụng tối đa các nguồn vốn huy động được đồng thời trong các giao dịch tài chính phải thực hiện tốt khâu thanh toán của khách hàng và giảm các khoản nợ đến hạn hoặc quá hạn chưa đòi được. - Tiết kiệm các khoản chi phí trong quản lý, trong giao dịch nhằm giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận. 3.3.2.5. Giải pháp sử dụng có hiệu quả máy vi tính. Việc tính toán thủ công trên máy tính cầm tay hiện nay vẫn còn tồn tại ở một số phòng ban trong Hãng trong đó có phòng tài vụ. Ngày nay hầu hết các phòng kế toán tài chính của các doanh nghiệp đều sử dụng máy vi tính. Đây là một côngcụ hữu hiệu nhất phục vụ cho công tác kế toán vì nó có các ưu điểm sau: - Tính toán nhanh chóng chính xác. - Xử lý trong một thời gian ngắn khối lượng công việc lớn. - Xem xét được nhanh chóng đầy đủ mọi góc độ cần quan tâm của công tác tài chính kế toán. Để trang bị máy vi tính cho các phòng ban cần một khối lượng vốn khá lớn. Đông thời sau khi trang bị Hãng cần trang bị cho nhân viên cách sử dụng thành thạo máy vi tính và các phần mềm kế toán. Điều này đòi hỏi Hãng phải có các biện pháp thật cụ thể. 3.3.2.6. Tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán. Để có thể thực hiện tốt các giải pháp đã nêu trên, Hãng phải thực hiện nghiêm chỉnh công tác hạch toán kế toán, nhằm đảm bảo việc phân tích các kết quả kinh doanh của Hãng phản ánh trên các bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả kinh doanh và bảng tổng kết tài sản. Qua đó cung cấp những thông tin kịp thơì chính xác và đầy đủ về tình hình tài chính của Hãng trong một ngày, một quý hay một năm để căn cứ vào đó xác định, điều chỉnh kịp thời kế hoạch phương hướng hoạt động của Hãng cho phù hợp với tình hình thực tế, như vậy sẽ hạn chế tối đa sai sót, phát huy được những điểm mạnh của Hãng. Không chỉ có vậy mà thông qua bảng số liệu đó, Hãng nắm được tình hình biến động của vốn sản xuất kinh doanh cũng như tình hình sử dụng vốn của Hãng và kết quả sản xuất kinh doanh của Hãng. Nhờ đó tìm ra được những hạn chế cần khắc phục hay những điểm mạnh cần tiếp tục phát triển, đề ra những giải pháp sử lý kịp thời về tài chính nhằm đảm bảo cho quá trính sản xuất diễn ra được liên tục, ổn định theo phương án kế hoạch sản xuất đã lập ra như: huy động vốn như thế nào? sử dụng đầu tư vào đâu? xử lý vốn thừa và thu hồi các khoản nợ, thanh toán nợ. Tổ chức công tác hạch toán kế toán tốt cũng là một giải pháp quan trọng, là cơ sở để hoạch định các kế hoạch chương trình sử dụng vốn phù hợp, tăng cường công tác quản lý, kiểm soát quá trình sản xuất kinh doanh sử dụng các loại vốn đạt hiệu qủa cao. Vào cuối mỗi quý, Hãng nên tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh của mình: phân tích tài chính, phân tích tình hình sử dụng vốn. Thông qua việc phân tích đánh giá các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn trong kì để tìm ra các yếu tố dẫn đến sự thành công cũng như những vấn đề còn tồn tại để đảm bảo cho các chu kì kinh doanh sau được tiếp tục thành công và đạt hiệu quả cao hơn nữa. 3.2.2.7. Phát huy nhân tố con người. Đây là một nhân tố góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Hãng. Vì vậy Hãng phải có các biện pháp kế hoạch sử dụng nguồn nhân lực một cách hợp lý, sắp xếp vị trí công việc phù hợp với khả năng và trình độ của từng người để có thể khai thác một cách tối ưu năng lực của mỗi người. Hơn nữa, vì sự phát triển lâu dài và bền vững, Hãng cần phát triển đội ngũ cán bộ, công nhân viên có trình độ, tổ chức đào tạo lại kịp thời các cán bộ, công nhân viên theo tốc độ phát triển hiện đại của máy móc thiết bị, chuẩn bị lực lượng để cùng cả ngành Truyền hình tiến quân vào khoa học công nghệ. Muốn vậy, Hãng phải tạo ra một đội ngũ nhân viên có tinh thần tự chủ, ý thức tự lực tự cường có khả năng sáng tạo trong công việc, có ý thức trách nhiệm cao, biết gắn lợi ích của Hãng với lợi ích cá nhân. Hãng nên có các chương trình chính sách đào tạo, nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn và tay nghề cho từng cá nhân, người lao động trên cơ sở chức năng nhiệm vụ và khả năng của từng người. Bên cạnh đó, Hãng nên có chính sách khuyến khích cho cán bộ, công nhân viên tự học với sự hỗ trợ thêm của Hãng. Ngoài ra, việc áp dụng các biện pháp, chính sách mang tính chất hỗ trợ, khuyến khích ý thức và kết quả làm việc của cán bộ, công nhân viên trong Hãng cũng mang lại những kết quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Hãng như huy động việc góp vốn của các thành viên trong Hãng nhờ đó nâng cao hiệu quả lao động và Hãng cũng nên thường xuyên quan tâm đến việc cải thiện điều kiện làm việc nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên tạo dựng niềm tin gắn bó chặt chẽ của họ đối với Hãng. Phát huy được nhân tố con người chính là phát huy được nội lực to lớn trong tổng thể các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Hãng. Trên đây là một số kiến nghị và giải pháp em đưa ra mà Hãng có thể xem xét và áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Hãng. Sự áp dụng đồng bộ các giải pháp đối với mọi nguồn lực như vốn, lao động, khoa học công nghệ là một yếu tố then chốt đem lại sự thành công và phát triển bền vững của Hãng. Do sự hạn chế về thời lượng và kiến thức hiểu biết thực tiễn nên việc phân tích đánh giá các mặt hoạt động tài chính – tạo lập, phân phối, sử dụng các quỹ tiền tệ doanh nghiệp chưa thật sâu sắc, các biện pháp kiến nghị chưa thật đầy đủ và hoàn thiện. Song khi đề xuất các ý kiến này em hy vọng nó sẽ phần nào giúp ích cho Hãng trong công tác quản trị tài chính nhằm nâng cao hiệu quả tạo vốn và sử dụng vốn trong thời gian tới. Tuy nhiên để đạt được một cách tối ưu các hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả sản xuất kinh doanh Hãng vẫn cần phải có những bước chuẩn bị, Nhà nước và các cơ quan quản lý Nhà nước cần có những hoạt động tạo điều kiện thuận lợi để Hãng ngày càng phát triển. Kết luận ở Việt nam sau 15 năm đổi mới nền kinh tế đã có nhiều chuyển biến quan trọng , đạt được những thành tựu to lớn song chúng ta vẫn là nước nghèo ,mức sống vẫn còn quá thấp so với các nước trong khu vực ,tích tụ và tập trung vốn trong nội bộ nền kinh tế còn quá thấp , tỷ lệ tiết kiệm so với GDP của nước ta cũng còn thấp. Chính vì vậy, với mục tiêu đến năm 2020 Việt nam phải hoàn thành nhiệm vụ CNH-HĐH cải tiến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp, đòi hỏi phải tăng cường đầu tư vào nền kinh tế, tuy nhiên việc sử dụng nguồn vốn ở bên ngoài dù có lớn đến đâu mà không có các nguồn vốn đầu tư từ sự tích luỹ nội tại nền kinh tế thì vốn từ nước ngoài cũng không thể sử dụng có hiệu qủa, mặt khác việc sử dụng vốn trong nước vừa đảm bảo tăng trưởng bền vững, ổn định vừa tránh được sự phụ thuộc vào nước ngoài. Tăng trưởng “dựa vào sức mình” chính là kinh nghiệm và niềm tự haò mà người Nhật là một điển hình nên học tập. Chính vì thế chúng ta cần phải quan tâm đúng mức việc tích tụ, tập trung và sử dụng vốn. Để đẩy nhanh và nâng cao quá trình này ngoài các giải pháp về môi trường vĩ mô của Nhà nước các doanh nghiệp cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các chu chuyển kinh tế - một yếu tố quyết định tăng cường nội lực phục vụ phát triển kinh tế, không chỉ có thế nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư còn đảm bảo sự phát triển nhanh chóng và bền vững làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh cải thiện đời sống nhân dân. Trong xu thế phát triển mang tính hoà nhập và toàn cầu hoá hiện nay, vấn đề cạnh tranh để đứng vững trong thị trường là một vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp. Đối với Hãng phim Truyền hình Việt Nam, một doanh nghiệp Nhà nước tuy có sự hỗ trợ nhiều hơn từ phía Nhà nước nhưng Hãng cũng phải tự mình tiến hành và quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh thật tốt thông qua việc quản lý hiệu quả sử dụng vốn để tồn tại và phát triển. Trong phạm vi bài viết, em đã phân tích và đánh giá tình hình sử dụng vốn của Hãng và đưa ra những ý kiến của bản thân về việc nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn. Bài viết đã được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của cô giáo T.S Đặng Hải Lý và các anh chị, cô bác phòng tài vụ Hãng phim Truyền hình Việt nam. Tuy nhiên, với lượng kiến thức hạn hẹp, em không thể phân tích và đánh giá hết được các khía cạnh của vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Kính mong được sự góp ý của các thầy cô. Hà nội tháng 5 năm 2003 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thu Hà Bảng 7 tình hình sử dụng vốn lu động Đơn vị: triệu đồng. Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2001/2002 2002/2001 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % I. Tiền 2175 10.96 3882 18.13 14122 45.96 1707 178 10240 363.8 1. Tiền mặt tại quỹ 229 10.52 702 18.08 850 6.02 473 306.5 148 121.1 2. Tiền gửi ngân hàng 1946 89.48 3180 81.92 13272 93.98 1234 163.4 10092 417.4 II. Các khoản phải thu 12708 64.09 12062 56.15 12092 39.36 -682 94.6 66 100.5 1. Phải thu khách hàng 11198 88.12 10421 86.65 10197 84.33 -777 93.1 -224 97.85 2. Trả trớc ngời bán 648 5.1 635 5.28 823 6.8 -13 98 188 129.6 3. Phải thu nội bộ 23 0.18 27 0.33 31 0.27 4 117.4 4 114.8 4. Phải thu khác 839 6.6 943 7.84 1041 8.6 104 112.4 98 110.4 III. Hàng tồn kho 4790 24.16 5296 24.73 4332 14.1 506 110.6 -964 81.8 1. Nguyên vật liệu tồn kho 325 6.78 531 10.03 248 5.72 206 163.4 -283 46.7 2. Công cụ dụng cụ trong kho 0 0 65 1.22 32 0.74 65 1.22 -33 49.23 3. Chi phí SXKD dở dang 4465 93.22 4700 88.75 4052 93.54 235 105.3 -648 86.21 IV. Tài sản lu động khác 154 0.79 177 0.99 177 0.58 23 114.9 0 100 Tổng cộng 19827 100 21417 100 30723 100 1590 108 93.06 143.45 Tài liệu tham khảo 1 Quản trị tài chính doanh nghiệp - Trường Đại học Tài chính - Kế toán. 2 Quản trị tài chính doanh nghiệp - Trường Đại học Kinh tế quốc dân. 3 Phân tích hoạt động kinh doanh - Trường Đại học Kinh tế quốc dân. 4 Kế toán quản trị - Trường Đại học Kinh tế quốc dân. 5 Kiểm toán báo cáo tài chính - Trường Đại học Tài chính - Kế toán. 6 Tài chính thương nghiệp - Trường Đại học Tài chính kế toán. 7 Bảo toàn và phát triển vốn TG: Nguyễn Công Nghiệp, Phùng Thị Đoan. 8 Quản trị doanh nghiệp PGS-PTS Đồng Thị Thanh Phương, PTS Hồ Tiến Dũng. 9 Lý thuyết tài chính – Bộ tài chính. Nhận xét của Hãng phim Truyền hình Việt Nam Nhận xét của giáo viên hướng dẫn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc9506.doc
Tài liệu liên quan