Việc bố trí cơ cấu vốn trong doanh nghiệp cần phải có một tỷ trọng hợp lý để nhằm phát huy hết tác dụng và tránh lãng phí nguồn lực cho doanh nghiệp do không được sử dụng.
Bên cạnh đó thì trình độ tổ chức quản lý của các doanh nghiệp ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, gây nên tình trạng lãng phí nguòn vốn do làm ăn bị thô lỗ kéo dài.
+ Các nhân tố khách quan: Bao gồm ngành nghề sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các chính sách kinh tế của Nhà nước, môi trường kinh doanh, mức độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân . . .
39 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1161 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần chè Hùng An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần chè Hùng An" để phân tích và có những nhận xét khái quát cũng như trong khả năng có thể xin có những kiến nghị về các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty, hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ vào công việc quản trị tài chính của Công ty. Song do kiến thức còn nhiều hạn chế nên đề tài này của em chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết, mong các thầy cô giáo và các anh chị trong Công ty tham gia đóng góp để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Xin trân thành cảm ơn !
Chương I: Cơ sở lý luận về vốn lưu động và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vồn lưu động
1.1. Tổng quan về vốn lưu động của doanh nghiệp:
1.1.1. Khái niệm về vốn lưu động:
Không giống với tư liệu lao động, đối tượng lao động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất, đến chu kỳ sau lại phải sử dụng các đối tượng khác. Phần lớn các đối tượng lao động thông qua quá trình chế biến để hợp thành thực thể sản phẩm như: Bông thành sợi, cát thành thủy tinh . . ., một số khác bị mất đi như các loại nhiên liệu. Bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng cần phải có các đối tượng lao động. Lượng tiền ứng trước để thoả mãn nhu cầu về các đối tượng lao động gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp. Tài sản lưu động là những tài sản ngắn hạn thường xuyên luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, tài sản lưu động được thể hiện ở các bộ phận tiền mặt, các chứng khoán thanh khoản cao, phải thu và dự chữ tồn kho. Giá trị các loại tài sản lưu động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường chiếm tỉ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của chúng. Quản lý và sử dụng hợp lý các loại tài sản lưu động có ảnh hưởng rất lớn tới việc hoàn thành trách nhiệm chung của doanh nghiệp.
Vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị ngay sau một lần tuần hoàn liên tục và hoàn thành một vòng tuần hoàn sau khi kết thúc một chu kỳ kinh doanh.
Hay nói cách khác, vốn lưu động là giá trị còn lại của vốn kinh doanh sau khi đã trừ đi phần tài trợ cho tài sản cố định và được xác định theo công thức:
Vốn lưu động = Vốn kinh doanh - Vốn cố định
= Vốn kinh doanh - Tài sản cố định
1.1.2. Phân loại vốn lưu động:
Để cho việc quản lý và sử dụng vốn lưu động đạt hiệu quả cao, người ta cần phải tiến hành phân loại vốn lưu động cho từng doanh nghiệp: Tuỳ thuộc vào đặc điểm ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà có các cách lựa chọn các tiêu thức phân loại khác nhau. Cụ thể có các cách phân loại chủ yếu sau:
* Phân loại dựa theo vai trò của vốn lưu động:
Dựa theo tiêu thức này thì vốn lưu động của doanh nghiệp được chia làm 3 loại:
+ Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: Đây là lượng vốn lưu động cần thiết nhằm hình thành các khoản dự trữ về vật tư, hàng hoá đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được liên tục.
Cụ thể đó là các khoản: Nguyên, nhiên vật liệu chính, công cụ, dụng cụ, phụ tùng thay thế . . .
+ Vốn lưu động trong khâu sản xuất: Là lượng vốn lưu động được dùng kể từ khi bắt đầu xuất vật tư cho sản xuất cho đến khi tạo ra sản phẩm, gồm có: Bán thành phẩm, sản phẩm dở dang, các khoản trả trước . . .
+ Vốn lưu động trong khâu lưu thông: Là lượng vốn lưu động được dùng từ khi nhập thành phẩm vào kho cho đến khi tiêu thụ hết sản phẩm và thụ được tiền bán hàng hoá về. Bao gồm: Vốn bằng tiền, giá trị sản phẩm, các khoản phải thu, các khoản tạm ứng . . .
* Phân loại vốn lưu động dựa theo hình thức biểu hiểu của vốn lưu động: Theo cách này thì vốn lưu động được chia làm 2 loại chính:
+ Vật tư hàng hoá tồn kho: Là hình thức thể hiện bằng hiện vật cụ thể của vốn lưu động như: Nguyên nhiên vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm . . .
+ Tiền và các khoản tương đương tiền: Gồm có tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản tiền đang chuyển . . .
* Phân loại theo thời gian sử dụng vốn lưu động:
Dựa theo cách này thì vốn lưu động được chia thành 2 loại là:
+ Nguồn vốn lưu động thường xuyên: đây là nguồn vốn có tính chất ổn định để tạo nên tài sản lưu động thường xuyên cần thiết.
+ Nguồn vốn lưu động tạm thời: Đây là nguồn vốn lưu động có thời hạn sử dụng dưới 1 năm, mục đích để đáp ứng những nhu cầu có tính chất tạm thời ngắn hạn đối với vốn lưu động phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nguồn này gồm: Các khoản vay ngắn hạn ngân hàng, nợ ngắn hạn . . .
1.1.3. Đặc điểm của vốn lưu động trong doanh nghiệp:
- Vốn lưu động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh: Phần lớn các đối tượng lao động trải qua các công đoạn sản xuất để trở thành sản phẩm, còn một phần khác lại bị mất đi trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Vốn lưu động được luân chuyển toàn bộ một lần giá trị vào giá trị sản phẩm và được hoàn trả lại toàn bộ sau khi doanh nghiệp tiêu thụ được sản phẩm, hàng hoá dịch vụ và thu được tiền bán hàng.
- Vốn lưu động tuần hoàn liên tục và kết thúc một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động luôn thay đổi hình thức thể hiện, vì vậy ở một thời điểm nhất định vốn lưu động của doanh nghiệp cùng tồn tại dưới các hình thức khác nhau như: Hàng hoá dự trữ, vật tư, tiền gửi ngân hàng . . . cơ cấu của chúng phụ thuộc rất lớn vào hình thức mua bán, thanh toán, trả nợ của doanh nghiệp.
Vốn lưu động thường biến động nhanh (số vòng quay) và tăng giảm thất thường về nhu cầu sử dụng: thiếu khi mua nhiều hàng hoá, nhất là hàng hoá có tính thời vụ, thừa khi đã bán được hàng hoá dịch vụ. Như vậy để làm cân bằng nhu cầu về vốn lưu động thì các doanh nghiệp phải có quan hệ với các tổ chức tín dụng để vay mượn, thanh toán và gửi tiền.
Đối với các doanh nghiệp chỉ có hoạt động thương mại mua bán đơn thuần thì vốn lưu động vận động qua 2 giai đoạn: T - H (mua) và H - T' (bán).
Đối với các doanh nghiệp có các hoạt động sản xuất kinh doanh thì vốn lưu động vận động qua 3 giai đoạn:
Sức lao động
T - H . . . sản xuất . . . H - T'
Tư liệu sản xuất
- Giai đoạn 1: Tiền chuyển thành sức lao động và tư liệu sản xuất để chuẩn bị cho quá trình sản xuất.
- Giai đoạn 2: Tư liệu sản xuất kết hợp với sức lao động tạo thành hàng hoá: Đây là quá trình sản xuất của doanh nghiệp.
- Giai đoạn 3: Tiêu thụ sản phẩm và thu tiền từ việc bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ.
Rút ngắn quãng đường từ T - T' bằng cách giảm bớt thời gian lưu hành của hàng hoá vật tư, tức là phải tăng nhanh việc tiêu thụ sản phẩm.
Phương thức quản lý vốn lưu động là theo định mức và làm sao cho chi phí của vốn lưu động trên sản phẩm là thấp nhất, có như thế thì quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.
1.1.4. Vai trò của vốn lưu động đối với doanh nghiệp:
- Trước hết vốn là yếu tố không thể thiếu để mọi doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Vốn lưu động giúp cho doanh nghiệp thay đổi chiến lược sản xuất kinh doanh một cách dễ dàng, tăng khả năng đáp ứng các nhu cầu của thị trường cho doanh nghiệp.
- Quy mô của sản xuất kinh doanh phụ thuộc rất lớn vào quy mô của vốn lưu động, điều này làm tăng năng lực cạnh tranh về tài chính cho doanh nghiệp, và nó cũng tạo nhiều cơ hội cho doanh nghiệp hơn.
- Nhờ vào vốn lưu động mà quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục, từ việc mua sắm vật tư, tiến hành sản xuất đến việc tiêu thụ sản phẩm và thu hồi tiền.
- Bên cạnh việc đảm bảo cho sản xuất kinh doanh thì vốn lưu động còn giúp doanh nghiệp có đủ điều kiện để ứng dụng các khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá dịch vụ, đáp ứng nhanh và tốt nhất cho thị trường .
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vồn lưu động trong doanh nghiệp:
Trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần và nhất là xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước ta như hiện nay thì môi trường kinh doanh đa dạng và phức tạp là điều tất yếu, có ảnh hưởng rất lớn tới các doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của doanh nghiệp chịu rất nhiều ảnh hưởng từ các yếu tố khách quan, chủ quan, tích cực cũng như tiêu cực làm bất lợi cho doanh nghiệp. Do vậy việc quản trị tài chính của doanh nghiệp là hết sức quan trọng, đòi hỏi phải có năng lực để phân tích, nhận biết, dự báo mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới việc sử dụng vốn đối với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Các nhân tố ảnh hưởng tới vốn lưu động gồm:
+ Các nhân tố chủ quan: Bao gồm các nhân tố trong nội bộ doanh nghiệp, đó là việc phân chia vốn cho các bộ phận, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và các hoạt động sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp.
Cụ thể: Đó là các nhân tố:
+ Lựa chọn phương án đầu tư: Doanh nghiệp phải cân nhắc chi phí bỏ ra, rủi ro gặp phải và khả năng sinh lời của dự án. Nếu doanh nghiệp đầu tư sản xuất các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường tăng khả năng cạnh tranh thì sẽ tăng được khả năng tiêu thụ, tăng vòng quay của vốn lưu động và ngược lại.
+ Xác định nhu cầu vốn lưu động phải xác định chính xác nhu cầu về vốn lưu động để tránh tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh, gây ảnh hưởng không tốt tới quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vồn lưu động của doanh nghiệp.
+ Trình độ quản lý: Nếu trình độ quản lý của doanh nghiệp mà yếu kém thì sẽ dẫn đến thất thoát vật tư hàng hoá trong quá trình mua sắm, sự trữ, tiêu thụ sản phẩm, dẫn đến việc lãng phí nguồn vốn lưu động, hiệu quả sử dụng vốn thấp
Việc bố trí cơ cấu vốn trong doanh nghiệp cần phải có một tỷ trọng hợp lý để nhằm phát huy hết tác dụng và tránh lãng phí nguồn lực cho doanh nghiệp do không được sử dụng.
Bên cạnh đó thì trình độ tổ chức quản lý của các doanh nghiệp ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, gây nên tình trạng lãng phí nguòn vốn do làm ăn bị thô lỗ kéo dài.
+ Các nhân tố khách quan: Bao gồm ngành nghề sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các chính sách kinh tế của Nhà nước, môi trường kinh doanh, mức độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân . . .
Cụ thể:
+ Sự ổn định của nền kinh tế: Nền kinh tế của đất nước có ổn định hay không ảnh hưởng rất lớn tới khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, từ đó nó cũng có ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng và tốc độ luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp.
+ Giá cả thị trường, lãi suất, thuế: Các yếu tố này ảnh hưởng đến chi phí đầu vào và doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, tác động đến lợi nhuận cũng như nguồn bổ sung vốn lưu động cho doanh nghiệp. Sự biến động cả lãi suất gây ảnh hưởng tới chi phí sử dụng vốn, khả năng lựa chọn các nguồn vốn tài trợ cho doanh nghiệp.
+ Sự cạnh tranh trên thương trường: Đây là yếu tố quan trọng nhất tác động mạnh mẽ đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, tuỳ thuộc vào việc sản phẩm của doanh nghiệp có thoả mãn được nhu câu cầu của thị trường hay không, có khả năng cạnh tranh về giá cả và chất lượng hay không.. Qua đó, nó có tác động đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động của doanh nghiệp nói riêng.
+ Hoạt động của thị trường tài chính và các trung gian tài chính cũng ảnh hưởng không nhỏ tới doanh nghiệp: Khi thị trường tài chính phát triển, thì doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn phương thức huy động vốn cho mình như phát hành cổ phiếu, trái phiếu, thuê mua tài chính . . . Doanh nghiệp cũng có thể vay vốn từ ngân hàng với các điều kiện thuận lợi hơn. Đây là những điều kiện giúp doanh nghiệp có khả năng huy động vốn tốt hơn, hiệu quả sử dụng vốn lưu động vì thế được nâng cao.
Các yếu tố này có ảnh hưởng lớn tới doanh nghiệp như: Việc mở rộng quy mô sản xuất, liên doanh liên kết, đa dạng hoá các sản phẩm hàng hoá dịch vụ . . .
Trên đây là các nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp. Chính vì vậy cho nên trong việc quản lý vốn lưu động, luôn đòi hỏi các nhà quản lý doanh nghiệp cần phải nghiên cứu xem xét thật cẩn thận các phương án sử dụng nguồn vốn sao cho có hiệu quả cao nhất.
1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vồn lưu động:
1.3.1. Khái niệm về hiệu quả sử dụng vón lưu động:
Tất cả mọi hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh bao giờ cũng nhằm mục tiêu là đem lại hiệu quả cho nhà đầu tư. Lượng vồn bỏ ra của nhà đầu tư được gọi là sử dụng có hiệu quả khi giá trị của nó đem lại cho nhà đầu tư lớn hơn so với giá trị vốn ban đầu sau khi đã quy về cùng một thời điểm. Hay nói một cách khác là doanh nghiệp sẽ đạt được những mục tiêu mà họ đã đề ra trong kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình khi đã bỏ ra một lượng vốn ban đầu nào đó.
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
* Vòng quay dự trữ hàng tồn kho: Đây là chỉ tiêu phẩn ánh số lần luân chuyển hàng tồn kho trong một thời kỳ nhất định, nó giúp cho các nhà quản lý xác định tương đối chính xác mức độ dự trữ vật tư hàng hoá cho một chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Vòng quay Giá vốn hàng bán
=
dự trữ hàng tồn kho Tồn kho bình quân trong kỳ
Tồn kho bình quân trong kỳ là số bình quân của vật tư hàng hoá dự trữ của đầu kỳ và cuối kỳ.
* Kỳ thu tiền bình quân: Chỉ tiêu này cho ta biết số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu. Nếu chỉ tiêu này càng nhỏ thì chứng tỏ việc quản lý, sử dụng tài sản lưu động có hiệu quả cao.
Kỳ thu tiền Tổng số ngày trong kỳ
=
bình quân Vòng quay khoản phải thu trong kỳ
Vòng quay khoản Doanh thu bán hàng trong kỳ
=
phải thu trong kỳ Các khoản phải thu bình quân
Các khoản phải thu bình quân là trung bình cộng của các khoản phải thu ở đầu kỳ và cuối kỳ.
* Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động (hay còn gọi là vòng quay tài sản lưu động):
Nó cho biết mỗi một đơn vị tài sản lưu động được sử dụng trong kỳ sản xuất kinh doanh đem lại cho doanh nghiệp bao nhiêu doanh thu thuần.
Chỉ tiêu này càng lớn, chứng tỏ hiệu suất sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp càng cao.
Vòng quay vốn Doanh thu thuần trong kỳ
=
lưu động trong kỳ Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Vốn lưu động bình quân trong kỳ là trung bình cộng của vốn lưu động có ở đầu kỳ và cuối kỳ.
Thông thường thì kỳ tính vòng quay tài sản lưu động là một năm, khi đó công thức tính tài sản lưu động sử dụng bình quân trong kỳ sẽ là:
Vốn lưu động sử dụng Tổng số vốn lưu động sử dụng bình quân
các quý trong năm
=
bình quân trong năm Số quý trong năm
* Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động:
Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời của vốn lưu động: Có nghĩa là khi một đơn vị tài sản lưu động được sử dụng thì sẽ đem lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế.
Hiệu quả sử dụng Lợi nhuận sau thuế
=
vốn lưu động trong kỳ Tài sản lưu động sử dụng bình quân trong kỳ
* Mức đảm nhiệm vốn lưu động:
Chỉ tiêu này cho biết để doanh nghiệp đạt được một đơn vị doanh thu thì cần phải sử dụng bao nhiêu % đơn vị tài sản lưu động.
Chỉ tiêu này tỷ lệ nghịch với hiệu quả kinh tế.
Cụ thể:
Mức độ đảm nhiệm Vốn lưu động sửu dụng bình quân trong kỳ
=
vốn lưu động Doanh thu thuần
* Các chỉ tiêu khác:
- Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn = Tài sản lưu động
Tổng nợ ngắn hạn
- Hệ số thanh toán nhanh = Vốn bằng tiền + các khoản phải thu
Tổng nợ ngắn hạn
- Hệ số thanh toán tức thời = Vốn bằng tiền
Nợ đến hạn
1.4. Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp:
1.4.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
Để tồn tại và phát triển trong điều kiện kinh doanh phức tạp như hiện nay, thì đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải có các phương án quản lý, sử dụng vốn lưu động một cách hợp lý nhất vì:
- Vốn là điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất để cho doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh, việc sử dụng vốn có hiệu quả là yếu tố quyết định hàng đầu trong sự phát triển và tăng trưởng của doanh nghiệp:
- Vốn lưu động khi được dùng cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà đem lại hiệu quả kinh tế cao thì chứng tỏ rằng năng lực sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp càng lớn.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vồn lưu động đồng nghĩa với việc đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động.
- Việc sử dụng có hiệu quả vốn lưu động góp phần cải thiện tình hình thanh toán của doanh nghiệp.
1.4.2. Các biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vồn lưu động:
Để đảm bảo lượng vồn lưu động cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thì trước hết doanh nghiệp phải xác định được số vốn llưu động thừa, thiếu.
Cụ thể:
Vốn lưu động thừa (thiếu) = Vốn lưu động thực có - Vốn lưu động nhu cầu
Trong trường hợp doanh nghiệp thừa vốn lưu động thì có thể dùng vào các mục đích khác như: Cho vay ngắn hạn, đầu tư chứng khoán . . .
Ngược lại nếu doanh nghiệp thiếu vốn lưu động thì phải có kế hoạch để huy động đảm bảo kịp thời nhu cầu về vốn lưu động cho doanh nghiệp mình.
Doanh nghiệp có thể huy động vốn lưu động từ nhiều nguồn khác nhau. Sau đây là các mô hình tài trợ vốn lưu động mà các doanh nghiệp có thể áp dụng:
Mô hình 1: Tài trợ vốn lưu động thường xuyên bằng nguồn vốn dài hạn và vốn lưu động tạm thời bằng nguồn vốn tạm thời.
Ưu điểm: Chi phí phù hợp, ít gặp phải rủi ro.
Nhược điểm: Không linh hoạt trong cơ cấu tổ chức của nguồn vốn.
Mô hình 2: Tài trợ vốn lưu động thường xuyên và một phần vốn lưu động tạm thời bằng nguồn vốn dài hạn.
Ưu điểm: Rủi ro thấp, an toàn hơn.
Nhược điểm: Chi phí cao không phù hợp.
Mô hình 3: Tài trợ toàn bộ vốn lưu động bằng nguồn ngắn hạn.
Ưu điểm: Chi phí thấp, tăng được tính linh hoạt.
Nhược điểm: Rủi ro cao hơn so với 2 mô hình trên.
Tuỳ vào đặc điểm của từng doanh nghiệp mà mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn cho mình một phương thức tài trợ hợp lý, hiệu quả nhất.
Bên cạnh việc lựa chọn cho doanh nghiệp mình một phương thức tài trợ hợp lý thì việc quản lý các khoản phải thu, quản lý tiền mặt và quản lý hàng tồn kho là những biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng vồn lưu động.
* Quản lý các khoản phải thu:
Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay thì việc mua chịu, bán chịu là không thể thiếu. Việc bán chịu sẽ giúp cho doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm dễ dàng và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, nhưng nếu tỷ trọng của các khoản phải thu quá lớn so với tổng số vốn lưu động thì sẽ gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Việc quản lý tốt các khoản phải thu đồng nghĩa với việc hạn chế tối đa lượng vốn lưu động bị chiếm dụng, giảm số ngày thu tiền, tăng vòng quay của vốn lưu động, giảm chi phí quản lý thu hồi nợ . . .
Các biện pháp chính để giúp doanh nghiệp quản lý tốt các khoản phải thu là:
+ Phân tích, phân loại các khoản nợ quá hạn có biện pháp sử lý thích hợp như: Gia hạn, xoá một phần nợ, nhờ pháp luật can thiệp, . . .
+ Khi ký kết các hợp đồng bán hàng cần phải có sự ràng buộc chặt chẽ như: Nếu quá hạn thanh toán thì phải chịu lãi, chịu phạt . . .
+ Phòng ngừa rủi ro bằng cách: Đặt cọc, tìm hiểu lựa chọn khách hàng . . .
+ Thường xuyên đôn đốc thu hồi nợ.
* Quản lý tiền mặt:
Tiền mặt là một bộ phận quan trọng không thể thiếu được, nó tạo nên vốn bằng tiền của doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh tất cả mọi doanh nghiệp luôn có nhu cầu nhất định về dự trữ tiền mặt.
Mục đích của việc dự trữ tiền mặt của các doanh nghiệp là để đảm bảo cho việc thanh toán, đáp ứng cho các nhu cầu giao dịch hàng ngày như: Mua sắm hàng hoá, nguyên nhiên vật liệu . . . Ngoài ra dự trữ tiền mặt là để dự phòng cho các nhu cầu bất thường về vốn và các cơ hội kinh doanh khác.
Tuỳ vào điều kiện và đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp mà các doanh nghiệp có thể đưa ra các mức dự trữ tiền mặt khác nhau. Thông thường các doanh nghiệp thường áp dụng mô hình quản lý tièn mặt do Miller và Orr xây dựng.
H - Giới hạn trên của cân đối
tiền mặt
d Z - Mức tồn quỹ tối ưu
L - Giới hạn dưới của dự trữ
tiền mặt
0 (Thời gian)
Qua đồ thị ta thấy mức giao động tiền mặt lên xuống không dự đoán được, mà nhu cầu về tiền mặt của các doanh nghiệp là hoàn toàn khác nhau, cho nên dựa vào mô hình của Miller - Orr cho biết: Nếu doanh nghiệp luôn duy trì được một mức cân dối tiền mặt như thiết kế thi sẽ giảm được chi phí giao dịch và lãi suất.
Cụ thể: Khi mức tồn quỹ của doanh nghiệp dao động giữa H và L của dự trữ tiền mặt nhưng chưa chạm vào giới hạn nào cả thì doanh nghiệp chưa thực hiện các biện pháp tác động nào. Khi mức tồn quỹ đạt tới giới hạn trên của cân đối tiền mặt thì doanh nghiệp sẽ dùng toàn bộ phần tiền H - Z để mua các chứng khoán có tính lỏng cao để thu lợi nhuận, và như vậy mức tồn quỹ sẽ trở về Z.
Nếu như mức tồn quỹ đạt tới giới hạn dưới của dự trữ tiền mặt thì doanh nghiệp phải bán đi một lượng chứng khoán đã đầu tư có giá trị là Z - L để thu tiền về và ngân quỹ lại trở về mức Z.
3
Công thức:
3.Cb.Vb
d = 3.
4.i
Trong đó: Cb là chi phí giao dịch mỗi lần mua bán chứng khoán.
i là lãi suất của các chứng khoán đầu tư.
Vb là phương sai của dòng tiền mặt ròng hàng ngày.
(Vb = Thu ngân quỹ - Chi ngân quỹ).
Tuy nhiên trong thực tế tuỳ vào nhu cầu tiền mặt của từng doanh nghiệp mà việc mua bán các chứng khoán phải được tính toán thật kỹ lưỡng.
* Quản lý hàng tồn kho:
Việc dự trữ hàng hoá vật tư trong các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh là cực kỳ quan trong vì nó có ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, nó đảm bảo cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp được liên tục, không bị gián đoạn.
Về bản chất thì việc quản lý hàng tồn kho là để giảm bớt các chi phí về dự trữ tài sản mà vẫn đảm bảo cho sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường. Chính vì vậy cho nên việc tính toán một mức dự trữ sao cho phù hợp với đặc điểm doanh nghiệp mình là một yêu cầu rất quan trọng. Để làm tốt việc này thì doanh nghiệp cần phải xác định được số lượng vật tư, hàng hoá tối ưu cho mỗi lần đặt hàng mà vẫn đảm bảo sản xuất. Bên cạnh đó thì việc quản lý tốt về chất lượng hàng hoá dự trữ cũng rất quan trọng, không để bị hư hỏng, mất mát . . .
Các doanh nghiệp có thể áp dụng mô hình EOQ cho mỗi lần đặt hàng.
Cụ thể:
2.D.C2
Q* =
C1
Trong đó: Q* là mức dự trữ tối ưu.
D là tổng nhu cầu về hàng hoá vật tư cần sử dụng.
C1 là chi phí lưu kho hàng hoá vật tư.
C2 là chi phí cho một lần đặt hàng.
Tuỳ vào từng loại hàng hoá vật tư cần dự trữ mà có các yếu tố ảnh hưởng khác nhau.
Cụ thể:
- Nếu tồn kho dự trữ là bán thành phẩm, sản phẩm dở dang thì các yếu tố ảnh hưởng là:
+ Thời gian sản xuất sản phẩm.
+ Trình độ quản lý của doanh nghiệp.
+ Yêu cầu kỹ thuật công nghệ trong chế biến.
- Nếu tồn kho là nguyên nhiên vật liệu thì các yếu tố ảnh hưởng là:
+ Quy mô sản xuất và nhu cầu dự trữ của doanh nghiệp.
+ Thời gian giao hàng.
+ Khả năng đáp ứng của thị trường.
+ Giá cả của nguyên nhiên vật liệu . . .
- Nếu tồn kho là sản phẩm thì các yếu tố ảnh hưởng là:
+ Hợp đồng bán hàng của doanh nghiệp.
+ Chu kỳ sống của sản phẩm.
+ Sự kết hợp giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Tóm lại nếu thực hiện tốt việc quản lý vốn tồn kho thì doanh nghiệp sẽ tăng được khả năng sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế mà không cần tăng về vốn lưu động. Chính vì thế để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động thì doanh nghiệp phải cho những biện pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả quản lý vốn tồn kho dự trữ.
Một doanh nghiệp được gọi là sử dụng có hiệu quả vốn lưu động làm cơ sở để thực hiện mục tiêu của sản xuất kinh doanh là tiết kiệm và hiệu quả. Trên cơ sở đó để doanh nghiệp có thể tự chủ về tài chính, tăng khả năng cạnh tranh của mình. Việc rút ngắn vòng quay của vốn lưu động giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được vốn lưu động, tăng đầu tư cho tái sản xuất, chính vì vậy cho nên việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là rất cần thiết đối với tất cả mọi doanh nghiệp.
Vốn lưu động được phân bổ trên khắp mọi giai đoạn sản xuất và được thể hiện dưới các hình thức khác nhau. Vì thế việc quản lý vốn lưu động là phải diễn ra thường xuyên, xác định chính xác nhu cầu về vốn, các khoản nợ . . . Để đảm bảo đủ vốn cho tất cả các khâu sản xuất
Muốn làm tốt được việc đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải biết khai thác các lợi thế khách quan, hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực từ bên ngoài, liên tục tăng doanh số bán hàng, tổ chức quản lý và sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm.
Căn cứ theo những phân tích đó, có thể đưa ra một số biện pháp cơ bản để nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp như sau:
Một là: Xác định chính xác nhu cầu về vốn lưu động trong từng công đoạn luân chuyển, để tiết kiệm vốn lưu động và không để bị khan hiếm, thiếu hụt vốn lưu động, ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Hai là: Đẩy nhanh tốc độ luôn chuyển vốn trong sản xuất để làm tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, rút ngắn thời gian sản xuất bằng cách áp dụng kho học kỹ thuật công nghệ mới, tránh thất thoát lãng phí trong sản xuất.
Ba là: Tăng tốc độ trong việc lưu thông hàng hoá và dịch vụ.
Vòng quay của vốn lưu động phụ thuộc rất nhiều vào cách tổ chức việc cung cấp và tiêu thụ. Để làm tốt việc này thì doanh nghiệp phải có kế hoạch mua vật tư hàng hoá cho thật phù hợp với kế hoạch sản xuất của mình. Bên cạnh đó thì việc đẩy nhanh việc thu hồi các khoản nợ cũng rất cần thiết nhằm đảm bảo nguồn vốn cho doan nghiệp.
Trên đây là một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vồn lưu động của doanh nghiệp. Mặt dù vậy mỗi doanh nghiệp lại có những được điểm khác nhau cho nên mỗi doanh nghiệp cần căn cứ vào kế hoạch chung để đưa ra cho mình những biện pháp cụ thể, hợp lý để nhằm đẩy mạnh công tác tổ chức quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại doanh nghiệp mình.
Chương II: Thực trạng công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần chè Hùng An
2.1. Khái quát về Công ty cổ phần chè Hùng An:
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần chè Hùng An:
Công ty cổ phần chè Hùng An là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập tháng 10 năm 1973. Trải qua 35 năm xây dựng và phát triển cùng với các giai đoạn lich sử của đất nước, tới nay Công ty cũng đã qua nhiều lần thay đổi tên gọi và hình thức quản lý khác nhau.
Tiền thân của Công ty là khu kinh tế mới của tỉnh. Đến tháng 10 năm 1973 thì Công ty mới được thành lập. Sau đó theo đề nghị của uỷ ban tỉnh, Thủ tướng chính phủ ra quyết định số: 232/TTg ngày 27/ 05/ 1976 chính thức trở thành nông trường quốc doanh Hùng An. Khi đó nông trường có nhiệm vụ vừa trồng trọt, vừa chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Trong quá trình chuyển đổi cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước, Công ty chè Hùng An được thành lập theo quy chế: Thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước, theo quyết định số: 578/QĐ - UB ngày 15/1/1994 của UBND tỉnh Hà Giang.
Năm 2005 là năm bản lề, đánh dấu bước chuyển mình lớn của Công ty. Thực hiện chủ trương chuyển đổi, sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, được sự chỉ đạo và giúp đỡ của UBND tỉnh Hà Giang mà trực tiếp là ban đổi mới doanh nghiệp của tỉnh, Công ty chè Hùng An đã thực hiện thành công việc cổ phần hoá doanh nghiệp và chính thức đi vào hoạt động theo mô hình của Công ty cổ phần từ tháng 7/2005.
Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần chè Hùng An - Hà Giang.
Tên tiếng Anh: HUNG AN TEA JOINT STOCK COMPANY
Địa chỉ: Xã Hùng An - huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang.
Điện thoại: 0219.892.803
Fax: 0219.892.598
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 1003000015 do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Giang cấp ngày 01/07/2005.
Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần.
Vốn điều lệ: 6.400.000.000đ.
Ngành nghề kinh doanh: Trồng, chăm sóc, chế biến kinh doanh, dịch vụ các sản phẩm chè .
Hiện nay Công ty có 392 cổ đông và cũng là lao động chính của Công ty, được chia thành 06 đội trồng, chăm sóc và thu hái chè và 01 nhà máy chế biến chè.
Tổng diện tích đất tự nhiên của Công ty là: 554,32 ha trong đó có 255,83 ha là đất chuyên canh cây chè, với sản lượng 2000 tấn chè búp tươi/ năm , với năm suất bình quân 80 tạ/ ha.
Phương châm hoạt động của doanh nghiệp là: Tăng cường đầu tư thâm canh tăng năng suất của vườn chè hiện có, mở rộng sản xuất chế biến, thu mua tiêu thụ sản phẩm chè của nông dân trong vùng, dần dần thay thế máy móc thiết bị hiện đại, đa dạng hoá sản phẩm mà đặc biệt là ưu tiên cho chất lượng sản phẩm. Với mục tiêu: "Sản xuất sạch hơn" và nâng cao đời sống cho các cổ đông, những người đã gắn bó cả đời mình với Công ty.
Từ những ngày đầu thành lập, Công ty là một trong những đơn vị chủ đạo của ngành nông nghiệp tỉnh Hà Giang, đồng thời là nơi chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân trong vùng, áp dụng khoa học kỹ thuật cùng với kinh nghiệp thực tế vào trông, chăm sóc chế biến kinh doanh chè có hiệu quả.
Qua các thời kỳ khác nhau, Công ty đã khắc phục khó khăn phấn đấu vươn lên, luôn giữ được "chữ tín" thông qua chất lượng sản phẩm của mình. Từ đó giúp công ty thực hiện tốt luật lao động và hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ đóng góp với Nhà nước.
Bảng 1: Tổng doanh thu của doanh nghiệp trong 3 năm (2005 - 2007).
ĐVT: VNĐ
Năm
Chỉ tiêu
2005
% thực hiện
2006
% thực hiện
2007
% thực hiện
Tổng doanh thu
7.046.426.412
100%
8.274.413.358
117,4%
10.345.923.162
125%
Tổng nộp ngân sách Nhà nước
290.700.007
100%
313.954.260
108%
413.406.563
131,7%
(Nguồn: Phòng kế toán tài vụ Công ty)
Để ghi nhận các thành tích trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua các thời kỳ, Đảng, Nhà nước và UBND tỉnh Hà Giang đã tặng thưởng cho Công ty các doanh hiệu:
Huân chương lao động hạng 3 năm 1988.
Huân chương lao động hạng 2 năm 1997.
Cờ thi đua của chính phủ tặng đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua năm 1998.
Cờ thi đua xuất sắc của UBND tỉnh Hà Giang năm 1999.
Huy chương vàng hội chợ triển lãm Quốc tế hàng công nghiệp Việt Nam năm 1996.
Huy chương vàng Tuần lễ xanh Quốc tế Việt Nam năm 2003.
Cúp cành chè vàng lễ hội văn hoá trà năm 2007.
Cúp vàng thương hiệu cạnh tranh năm 2008.
Và rất nhiều bằng khen của các Bộ, ban ngành của tỉnh và các đoàn thể trên các lĩnh vực hoạt động mà cán bộ công nhân viên của Công ty đã đạt được.
2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần chè Hùng An:
Trong mọi đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh, việc tổ chức bộ máy quản lý luôn đóng một vai trò quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc điều hành sản xuất và giám sát toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và kết quả thành bại của doanh nghiệp trên thương trường. Việc phân cấp bộ máy quản lý phụ thuộc vào quy mô, loại hình doanh nghiệp và nhu cầu quản lý cũng như chiến lược kinh doanh của từng doanh nghiệp, tránh lãng phí nguồn lực và để hoạt động đạt kết quả cao nhất.
Kể từ tháng 7/2005, khi đi vào hoạt động theo mô hình của Công ty cổ phần, Công ty đã thực hiện một cuộc cải cách lớn về bộ máy quản lý. Kể từ năm 2005 trở về trước, khi còn là doanh nghiệp Nhà nước do tồn tại của cơ chế cũ và của thời bao cấp để lại, cho nên bộ máy quản lý của Công ty rất cồng kềnh (68 người) hoạt động không hiệu quả, dân đến việc chi phí quản lý rất lớn.
Từ khi cổ phần hoá, lãnh đạo Công ty đã thực hiện việc tinh giảm cán bộ, sắp xếp công việc theo năng lực của cán bộ, nhân viên. Bên cạnh đó các vị trí chủ chốt cũng được kiêm nhiệm, bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng. Kiểu tổ chức này rất phù hợp với tình hình thực tế của Công ty hiện nay, nó gắn cán bộ công nhân viên của Công ty với chức năng và nhiệm vụ của họ, khắc phục sự tách dời của một cá nhân ra khỏi công việc của họ, đồng thời các nhiệm vụ, mệnh lệnh sản xuất được chuyển từ lãnh đạo xuống cấp dưới một cách dễ dàng, nhanh chóng, các cán bộ có liên quan đến một công việc nào đó của Công ty cũng có sự thống nhất với nhau khi đưa ra các quyết định của mình.
* Bộ máy tổ chức của Công ty:
Tổng số cán bộ quản lý, hành chính hiện nay còn lại 28 người, chia làm 3 phòng chức năng, 1 nhà máy chế biến và 6 đội sản xuất cụ thể như sau:
Ban lãnh đạo: Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Bí thư Đảng uỷ Công ty.
Khối văn phòng: Phòng tổ chức hành chính.
Phòng kế toán tài vụ.
Phòng kế hoạch kỹ thuật.
Khối sản xuất gồm: 1 nhà máy chế biến chè búp tươi và 6 đội sản xuất nông nghiệp.
Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Đại hội đồng cổ đông
Ban kiểm soát
Hội đồng quản trị
Ban Giám đốc
Nhà máy chế biến chè
6 đội sản xuất nông nghiệp
P. Kế hoạch kỹ thuật
P. Tài vụ kế toán
P. Tổ chức hành chính
Quan hệ trực tiếp
Quan hệ gián tiếp
Nhìn vào sơ đồ trên ta có thể thấy chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban như sau:
Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có quyền quyết định cao nhất trong Công ty, có nhiệm vụ thông qua định hướng phát triển của Công ty, quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần . . .
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty, chịu trách nhiệm trước đại hội đồng cổ đông và chịu sự kiểm soát của đại hội đồng cổ đông về toàn bộ hoạt động quản lý của mình.
+ Hoạt động của các phòng ban:
* Ban giám đốc gồm có 1 giám đốc và 2 phó giám đốc.
Ban giám đốc thực hiện chức năng điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty.
* Ban kiểm soát: Giám sát hội đồng quản trị, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý và công tác kế toán.
* Phòng tổ chức hành chính: Tuyển dụng sắp xếp lao động, thực hiện các quy chế về tiền công tiền lương, chế độ chính sách BHYT, BHXH.
* Phòng tài vụ kế toán: Tổ chức công tác hạch toán cho Công ty theo đúng pháp lệnh kế toán của Nhà nước, tham mưu cho Ban giám đốc về công tác tài chính, lập kế hoạch tài chính và thanh quyết toán sản phẩm . . .
* Phòng kế hoạch kỹ thuật: Xây dựng các kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, cung cấp vật tư phục vụ sản xuất, xây dựng các kế hoạch trung và dài hạn.
* Nhà máy chế biến: Tiếp nhận nguyên vật liệu đầu vào, sản xuất chế biến các mặt hàng chè khô đảm bảo chất lượng, quy cách mẫu mã theo đơn đặt hàng của khách hàng.
* 6 đội nông nghiệp: Trồng, quản lý, chăm sóc, thu hái 255,83 ha chè chuyên canh, cung cấp nguyên liệu đúng yêu cầu kỹ thuật cả về chất lượng và số lượng theo đúng kế hoạch sản xuất của Công ty.
Sau khi thực hiện thành công việc cổ phần hoá, toàn thể CBCNV trong Công ty đều rất phấn khởi vì từ này họ đã thực sự là những người chủ sở hữu của Công ty. Họ là những người đã công tác lâu năm tại Công ty, có kinh nghiệm lãnh đạo, có tinh thần đoàn kết thống nhất, có kỷ luật có kỹ thuật nên sau 3 hoạt động theo mô hình của Công ty cổ phần, doanh thu năm sau cao hơn năm trước đời sống của công nhân viên dần được nâng cao. Sản phẩm sản xuất ra đều được tiêu thụ hết và tạo được chỗ đứng trong ngành sản xuất chè của Việt Nam. Theo đánh giá của UBND tỉnh Hà Giang thì Công ty cổ phần chè Hùng An là một doanh nghiệp thành công điển hình trong việc thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Bên cạnh việc làm tốt công tác sản xuất kinh doanh của mình thì nhiều năm liền, Đảng bộ Công ty cổ phần chè Hùng An đều được công nhận là Đảng bộ trong sạch, vững mạnh.
Với 53 Đảng viên chính thức, 8 chi bộ trực thuộc, bí thư Đảng uỷ Công ty là Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Công ty, Bí thư chi bộ là các đồng chí đội trưởng, quản đốc, đã tạo thành một thể thống nhất giữa chính quyền và Đảng nên các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết của tỉnh uỷ, huyện uỷ, Đảng bộ Công ty đều được triển khai một cách rất kịp thời và có hiệu quả tới các chi bộ và từ đó các đ/c Đảng viên là các hạt nhân để tuyên truyền, phổ biến cho toàn thể CNV trong Công ty.
Gần đây trong đợt phát động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Đảng bộ Công ty đã tổ chức tìm hiểu, học tập và thi kể chuyện về tấm gương đạo đức của Bác Hồ và đã dành được giải ba của huyện uỷ Bắc Quang.
2.1.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần chè Hùng An trong 3 năm (2005 - 2007).
Trong sản xuất nông nghiệp nói chung, kinh doanh sản xuất chè nói riêng thì sự phụ thuộc vào yếu tố khí hậu thời tiết là rất lớn, bên cạnh đó là sự lên giá của các yếu tố đầu vào như: Vật tư nông nghiệp, than, củi, điện . . . cũng là những tác nhân làm tăng giá thành sản phẩm.
Trong những năm gần đây thi trường chè trong nước và quốc tế có nhiều biến động lớn, ngành chè Hà Giang và Công ty cổ phần chè Hùng An cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó. Bên cạnh đó còn có sự cạnh tranh mạnh mẽ trong nội bộ ngành, vì thế việc sản xuất kinh doanh của Công ty gặp nhiều khó khăn, từ đó đòi hỏi lãnh đạo Công ty phải có những kế hoạch, định hướng phát triển sản xuất cho Công ty mình.
* Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần chè Hùng An giai đoạn 2005 - 2007:
Năm 2005 là năm công ty thực hiện cổ phần hoá. Bước đầu tất cả cán bộ công nhân viên của Công ty đều chưa hiểu rõ thực chất của việc cổ phần hoá, bộ máy quản lý có nhiều sáo trộn. Nhưng nhờ có sự giúp đỡ của ban đổi mới doanh nghiệp tỉnh, ban lãnh đạo công ty đã kết hợp với các đoàn thể như: Công đoàn, đoàn thanh niên, phụ nữ . . . tổ chức tuyên truyền, đi thăm các mô hình ở các tỉnh bạn để cho CBCNV hiểu rõ về cổ phần hoá là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Từ đó tất cả CBCNV trong Công ty đã hiểu rõ và phấn khởi mua hết cổ phần của Công ty, tham gia bầu ban lãnh đạo công ty, đoàn kết nhất trí thi đua sản xuất hoàn thành vượt mức kế hoạch. Trong 3 năm đầu hoạt động của Công ty, doanh thu năm sau cao hơn năm trước, đời sống của các cổ đông dần được cải thiện. Từ đó tạo được lòng tin đối với Đảng và Nhà nước cũng như đối với Công ty.
Bảng 2: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần chè Hùng An trong 3 năm (2005 - 2007).
(Nguồn: Phòng tài vụ kế toán)
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
ĐVT
1. Tổng sản lượng búp chè tươi
1944887
1924724
2011417
Kg
2. Tổng sản phẩm chè khô
407457
408758
430645
Kg
3. Hệ số tiêu thụ nguyên liệu/ sản phẩm
4,77
4,70
4,67
Kg
4. Tổng doanh thu
7,046
8,274
10,345
Tỷ
5. Tổng chi phí:
Giá vốn hàng bán
Chi phí
6,981
6,227
753,795
8,144
7,367
776,640
10,020
9,180
839,757
Tỷ
Tỷ
Triệu
6. Lợi nhuận trước thuế
65
130
325
Triệu
7. Tỷ suất lợi nhuận / doanh thu
0,92
1,6
3,15
%
8. Nộp ngân sách Nhà nước:
Thuế
BHYT, BHXH
1,347
313
1,034
1,482
431
1,051
Tỷ
Triệu
Tỷ
9. Thu nhập bình quân
0,65
0,75
1,066
Triệu
Qua bảng 2 ta thấy: Sản lượng chè búp tươi và chè khô của Công ty tăng chậm qua các năm, đặc biệt là năm 2006 ít hơn năm 2005 vì các lý do khách quan như: Thời tiết, sâu bệnh . . . nhưng hệ số tiêu thụ nguyên liệu lại giảm dần, qua đó ta thấy Công ty đã có nhiều cải tiến trong công tác chế biến sản xuất, thay thế dần các máy móc thiết bị đã cũ, lạc hậu bằng các thế hệ máy mới hoạt động có hiệu quả hơn, cho nên doanh thu năm sau cao hơn năm trước. Nhưng chi phí của Công ty vẫn còn cao do phải sử dụng nhiều công nhân chế biến và giá cả của các nhiên liệu đầu vào như: Than, củi, điện . . . còn cao do đó lợi nhuận của Công ty chưa cao, đời sống của người lao động tuy có được cải thiện nhưng chưa đáng kể.
Có thể những thành quả đạt được kể trên của Công ty cổ phần chè Hùng An là chưa đáng kể so với quy mô của doanh nghiệp những nó cũng nói lên phần nào sự cố gắng nỗ lực trong công tác quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh của lãnh đạo, cũng như toàn thể CBCNV trong Công ty.
2.2. Thực trạng nguồn vốn lưu động của Công ty:
2.2.1. Nguồn hình thành và quy mô vốn:
2.2.2. Tình hình tổ chức nguồn vốn lưu động của Công ty:
Vốn là yếu tố đầu tiên quan trọng của mọi quá trình sản xuất, việc sử dụng vốn có hiệu quả là một trong những yếu tố quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Khi đã có vốn trong tay, thì yêu cầu người chủ doanh nghiệp phải sử dụng có mục đích để nâng cao hiệu quả của số vốn đó.
Bên cạnh đó, hiệu quả sử dụng vốn lưu động thể hiện trình độ, chất lượng của công tác quản lý, sử dụng vốn trọng hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Qua 3 năm hoạt động theo mô hình của công ty cổ phần, việc quản lý vốn lưuu động của công ty do phòng kế toán tài vụ, kế hoạch kỹ thuật đảm nhiệm. Các phòng ban này đã lập kế hoạch lưu chuyển hàng hoá, dự trù vật tư, cân đối nhu cầu tiêu thụ sản phẩm, quản lý nguồn vốn phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ trình lên HĐQT và BGĐ để ra các quyết định sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.
Ngày nay Công ty có thể đứng vững và phát triển được như vậy phần lớn là do BGĐ có khả năng quản trị tốt mà đặc biệt là quản lý có hiệu quả nguồn vốn lưu động. Bởi vì nếu quản lý không tốt vốn lưu động sẽ dẫn tới tình trạng công ty bị phá sản hoặc giải thể, nhất là sau khi mới thực hiện cổ phần hoá, mọi cái đều mới mẻ và có nhiều sáo trộn. Để đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty, ta xem xét khái quát qua bảng cân đối kế toán và một số chỉ tiêu khác của công ty:
Bảng 3: Bảng cân đối kế toán của công ty
tại thời điểm 31/ 12/ 2005, 2006, 2007
(Nguồn: Phòng tài vụ kế toán)
ĐVT: VNĐ
Tài sản
31/ 12/ 2005
31/ 12/ 2006
31/ 12/ 2007
A. Tài sản ngắn hạn
1. Tiền và các khoản tương đương tiền.
2. Các khoản phải thu
3. Hàng tồn kho
4. Tài sản ngắn hạn khác
B. Tài sản dài hạn
1. Các khoản phải thu dài hạn
2. Tài sản cố định
- Tài sản cố định hữu hình
+ Nguyên giá
+ Hao mòn luỹ kế
- Tài sản cố định vô hình
3. Tài sản dài hạn khác
3.018.830.200
1.110.089.710
543.884.820
1.266.740.200
98.115.470
5.648.363.593
1.045.137.420
4.603.226.173
4.603.226.173
9.611.896.461
5.008.670.288
2.637.170.090
1.328.457.698
921.425.651
272.965.188
114.321.583
6.135.954.052
1.885.721.313
4.250.232.739
4.250.232.739
9.719.643.539
5.469.410.800
3.358.976.840
1.570.218.423
329.930.946
1.378.407.300
80.420.171
5.987.378.622
1.353.612.481
4.633.766.141
4.633.766.141
10.009.817.433
5.376.051.289
Tổng tài sản
8.667.193.793
8.809.124.142
9.346.355.462
Nguồn vốn
A. Nợ phải trả:
I - Nợ ngắn hạn:
1. Vay và nợ ngắn hạn
2. Phải trả người bán
3. Người mua trả tiền trước
4. Thuế và các khoản phải nộp
5. Các khoản phải trả phải nộp khác
II - Nợ dài hạn:
1. Vay và nợ dài hạn
B. Vốn chủ sở hữu
1. Vốn chủ sở hữu
2. Nguồn kinh phí và quỹ khác
1.208.971.137
1.208.971.137
400.000.000
200.000.000
608.971.137
7.458.222.656
6.449.871.193
1.008.351.463
312.148.912
312.148.912
100.000.000
82.000.000
130.148.912
8.496.975.230
6.574.578.632
1.922.387.598
1.210.976.847
1.210.976.847
135.000.000
185.000.000
890.976.847
8.135.378.615
6.781.953.217
1.353.425.398
Tổng nguồn vốn
8.667.193.793
8.809.124.142
9.346.355.462
Bảng 4: Vốn lưu động của Công ty qua các năm (2005 - 2007).
ĐVT: VNĐ
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
1, Vốn kinh doanh
2, Vốn cố định.
8.667.193.793
4.603.226.173
8.809.124.142
4.250.232.739
9.346.355.462
4.633.766.141
Vốn lưu động
4.063.967.620
4.558.891.403
4.712.589.321
Bảng 5: Vốn lưu động thường xuyên của công ty:
ĐVT: VNĐ
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
1, Tài sản dài hạn
2, Vốn chủ sở hữu
5.648.363.593
7.458.222.656
6.135.954.052
8.496.975.230
5.987.378.622
8.135.378.615
Vốn lưu động thường xuyên
1.809.859.063
2.361.021.178
2.147.999.993
Bảng 6: Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của công ty
ĐVT: VNĐ
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
1, Khoản phải thu
2, Hàng tồn kho
3, Nợ ngắn hạn
543.884.820
1.266.740.200
1.208.971.137
921.425.651
272.965.158
312.148.912
329.930.946
1.378.407.300
1.210.976.847
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên
601.653.883
882.241.897
497.361.399
Bảng 7: Vốn bằng tiền của công ty.
ĐVT: VNĐ
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
1, VLĐ thường xuyên
2, Nhu cầu VLĐ
thường xuyên
1.809.859.063
601.653.883
2.361.021.178
882.241.897
2.147.999.993
497.361.399
Vốn bằng tiền
1.208.205.180
1.478.779.281
1.650.638.594
Qua bảng cân đối kế toán và các bảng ở trên ta thấy:
Tài sản của công ty tăng dần qua các năm, do công ty đã dần thay thế các máy móc thiết bị cũ bằng các thế hệ máy mới, phục vụ cho việc đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Bên cạnh đó thì nguồn vốn chủ sở hữu của công ty cũng được bổ xung từ nguồn lợi nhuận giữ lại. Nhìn chung câông ty đã sử dụng vốn chủ sở hữu để dầu tư vào tài sản cố định, các nguồn vốn vay ngắn hạn dùng để tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Tổng tài sản dài hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn, vì chủ yếu là tài sản cố định do đặc điểm của công ty là vừa sản xuất vừa kinh doanh. Vốn lưu động của công ty tăng dần qua các năm, điều này chứng tỏ việc sản xuất kinh doanh của công ty đang trên đà phát triển.
Vốn lưu động thường xuyên năm 2007 giảm hơn năm 2006 những đều dương có nghĩa là công ty vẫn đảm bảo tài trợ cho tài sản cố định bằng nguồn vốn dài hạn.
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên đều dương: Điều này chứng tỏ công ty có đủ nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho các hoạt động ngắn hạn.
Vốn bằng tiền luôn dương, năm sau cao hơn năm trước chứng tỏ công ty có đủ vốn lưu động để dùng cho các mục tiêu ngắn hạn.
Với các phân tích ở trên thì công ty nên hạn chế vay ngắn hạn để tài trợ cho chu kỳ sản xuát kinh doanh, nhằm tránh lãng phí nguồn vốn.
Sau khi đánh giá tổng quát về nguồn vốn, chúng ta lại tiếp tục xem xét , đánh giá kết cấu vốn lưu động: Gồm tỷ trọng của các thành phần tiền mặt, khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản lưu động khác.
Bảng 8: Kết cấu vốn lưu động của Công ty
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Lượng
%
Lượng
%
Lượng
%
1, Tiền và các khoản tương đương tiền
2, Khoản phải thu
3, Hàng tồn kho
4. Tài sản lưu động khác
1.110.089.710
543.884.820
1.266.740.200
98.115.470
27,3
13,4
31,2
2,41
1.328.457.698
921.425.651
272.965.158
114.321.583
29,1
20,2
6,0
2,5
1.570.218.423
329.930.946
1.378.407.300
80.420.171
33,3
7
29
1,7
Qua bảng trên ta thấy: Cơ cấu vốn lưu động của công ty là tương đối thích hợp, hàng tồn kho năm 2005 chiếm 31,2% và năm 2006 là 6% nhưng đến năm 2007 lại tăng lên 29%. Qua đó ta thấy việc tiêu thụ sản phẩm và dự trữ vật tư nguyên nhiên vật liệu của công ty không được ổn định, còn phụ thuộc nhiều vào thị trường. Nhưng cơ cấu vốn lưu động đã dịch chuyển từ hàng tồn kho sang tiền mặt và các khoản phải thu giảm trung bình 8,3% trong tổng vốn lưu động.
Như vậy cơ cấu vốn lưu động của công ty đang phát triển theo xu hướng tốt lên, tính thanh khoản của tài sản ngày càng được nâng cao, do công ty đã chú trọng đến công tác quản lý hàng tồn kho và thu hồi công nợ.
2.2.3. Quản lý vốn lưu động của công ty
* Quản lý hàng tồn kho:
Trong quá trình luân chuyển của vốn lưu động phục vụ cho sản xuất kinh doanh thì việc dự trữ hàng hoá vật tư là một yêu cầu quan trọng cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp được liên tục. Trong nền kinh tế thị trường nhưu hiện nay thì công ty không thể vừa sản xuất đến đâu thì lại vật tư nguyên liệu đến đó, mà phải luôn có vật liệu dự trữ. Vấn đề là dự trữ với quy mô sao cho phù hợp với đặc điểm và yêu cầu sản xuất của doanh nghiệp mình.
Bảng 9: Chỉ tiêu đánh giá hàng tồn kho:
Năm
Chỉ tiêu
ĐVT
2005
2006
2007
1, Hàng tồn kho
2, Tỷ trọng HTK/VLĐ
3, Vòng quay HTK
4, Số ngày luân chuyển HTK
VNĐ
%
Vòng
Ngày
1.266.740.200
31
4,9
73,5
272.965.158
6
27
13,3
1.378.407.300
29
7
51,4
Qua bảng 9 ta thấy: hàng tồn kho năm 2005 là 1.266.740.200 đồng chiếm 31% vốn lưu động nhưng đến năm 2006 giảm xuống chỉ còn 272.965.158 đồng chiếm 6% nhưng lại tăng lên 29% trong năm 2007 chứng tỏ năm 2007 công ty đã sử dụng vốn lưu động kém hiệu quả hơn so với năm 2006 (do tiêu thụ sản phẩm chậm vì các biến động trên thị trường trong nước và quốc tế), điều này đòi hỏi lãnh đạo công ty phải có những giải pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm như: Nâng cao chất lượng sản phẩm, có các chính sách cắt hoa hồng cho các đại lý tiêu thụ . . .
Để đánh giá hiệu quả quản lý hàng tồn kho tốt hay chưa tốt chúng ta lại xem xét các chỉ tiêu sau:
Năm 2005: Tồn kho quay được 4,9 vòng nhưng năm 2006 vòng quay tăng lên 27 vòng sau đó lại giảm xuống còn 7 vòng trong năm 2007. Điều này chứng tỏ năm 2006 công ty sử dụng vốn lưu động là có hiệu quả nhất. Số ngày luân chuyển hàng tồn kho có tiến bộ hơn những vẫn chậm và chủ yếu rơi vào năm 2006.
* Quản lý công nợ phải thu:
Bảng 10: Chỉ tiêu đánh giá khoản phải thu:
Chỉ tiêu
Năm
ĐVT
2005
2006
2007
Doanh thu thuần
Tỷ VNĐ
7,046
8,274
10,345
Khoản phải thu
Tỷ VNĐ
0,543
0,921
1,378
Vòng quay khoản phải thu
Vòng
13
9
7,5
Kỳ thu tiền bình quân
Ngày
27,7
40
48
2.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty cổ phần chè Hùng An:
2.3.1. Về khả năng thanh toán:
Bảng 11: Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán:
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Thanh toán hiện tại
3,4
14,6
3,9
Thanh toán nhanh
1,44
7,7
1,63
Thanh toán tức thời
0,9
4,2
1,3
2.3.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
Bảng 12: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ:
Năm
Chỉ tiêu
ĐVT
2005
2006
2007
Vòng quay VLĐ
Vòng
1,7
1,8
2,2
Số ngày luân chuyển VLĐ
Ngày
211,7
200
163,6
Hệ số đảm nhiệm VLĐ
0,57
0,55
0,46
Tỷ suất lợi nhuận VLĐ
0,016
0,029
0,069
Chương III:
Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần chè Hùng An
3.1. Định hướng phát triển của công ty:
Trên cơ sở những thành quả đã đạt được trong 3 năm đầu chuyển đổi doanh nghiệp, ban lãnh đạo công ty cổ phần chè Hùng An đã xây dựng những kế hoạch, phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh trong nửa cuối nhiệm kỳ đầu (2005 - 2010) và đã được đại hội đồng cổ đông thông qua như sau:
* Tăng cường công tác tuyên truyền giao dục tư tưởng đạo đức chính trị cho tất cả cán bộ công nhân viên trong công ty để họ yên tâm công tác trong môi trường mới.
* Chú trọng đến nông nghiệp: Áp dụng công nghệ sinh học vào việc bảo vệ và chăm sóc vườn chè, đảm bảo cung cấp đủ nguồn nhiên liệu sạch để phục vụ chế biến theo phương châm: "sản xuất sạch hơn".
* Liên doanh liên kết với Hồng Kông mở một nhà máy dệt len giải quyết việc làm và tạo thu nhập cho con em công nhân và nhân dân trong vùng (tất cả mọi thủ tục công ty đã gửi lên UBND tỉnh Hà Giang và đã được chấp nhận)
* Nâng cấp nhà xưởng và thiết bị máy móc để phù hợp với tiêu chuẩn của ISO 9000 và ISO 14000, tạo điều kiện cho việc liên doanh liên kết trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay.
* Đa dang hoá sản phẩm để tránh bị khách hàng áp đặt giá bán.
* Xây dựng một phòng marketing mang tính chuyên nghiệp phục vụ cho việc tiêu thụ sản phẩm , tăng doanh số bán hàng cho công ty.
* Phấn đấu đến năm 2010 thu nhập bình quân của công nhân sản xuất trực tiếp đạt 1.800.000 đ một tháng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TH2553.doc