Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sự dụng vốn ở công ty may Hưng Thịnh – Hà Tây

Do sự phát triển của nền kinh tế thị trường trong lĩnh vực thời trang rất nhanh nên những mẫu mã quần áo hay vải cũng thường xuyên thay đổi để phù hợp với nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng. Năm 1998-1999 Công ty đã mua một số nguyên vật liệu tương đối lớn và phù hợp với thời kỳ đó với giá là 95.000đ/1m. Tại thời điểm đó Công ty đã không tiêu thụ được số vải mà Công ty đã mua là 8.000m vì một lý do tại thời điểm đó giá của loại vải này cao và người tiêu dùng không ưa thích lắm đối với loại vải này. Hơn nữa cũng tại thời điểm đó một lô áo Jaket trượt tuyết sản xuất theo đơn đặt hàng của Nam Triều Tiên, do sơ xuất Công ty đã làm sai quy cách mất 1.300 chiếc với giá theo đơn đặt hàng là 250.000đ/chiếc nên tổng giá trị tồn đọng là 375.000.000đ. cho đến nay loại áo này vẫn không tiêu thụ được, vì với áo trượt tuyết không phù hợp với nhu cầu thị trường Việt Nam. Hơn nữa đây là sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng nên nếu mang đi xuất khẩu ở một thị trường khác là một vấn đề rất khó khăn và khó có thể thực hiện được.

doc71 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1073 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sự dụng vốn ở công ty may Hưng Thịnh – Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ty chưa đạt được như kế hoạch đề ra. Nhìn chung với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng ngày một tăng do mức sống của người dân đã tăng lên do đó có nhiều cơ hội để khai thác thị trường nên chắc chắn trong tương lai gần khi mà máy móc thiết bị được sử dụng hết công suất thì hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty sẽ đạt được như kế hoạch đề ra. 1.2. Qúa trình huy động vốn của công ty. Là một doanh nghiệp nhà nước trong cơ chế thị trường nguồn vốn của công ty gồm có nguồn vốn do ngân sách cấp và nguồn vốn tự bổ xung. Hai nguồn vốn này không thể đáp ứng đủ nhu cầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được diễn ra liên tục và không thể đáp ứng nhu cầu cho việc đầu tư mua sắm máy móc thiết bị được. Chính vì vậy công ty sẽ phải huy động vốn ở bên ngoài. Nguồn vốn tự huy động của công ty chủ yếu là nợ ngân hàng và nợ các nhà cung ứng. Trong hoạt động vay ngân hàng công ty chủ yếu vay ngắn hạn bổ xung vốn lưu động và vay dài hạn để đầu tư cho TSCĐ. Cơ cấu nguồn vốn của công ty được thể hiện ở bảng sau. Bảng 5. Cơ cấu nguồn vốn của công ty Đơn vị tính: 1000đ Năm 1998 1999 2000 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % I. Nợ phải trả 3234710 40,7 3845354 42,8 4484536 45,4 1. Nợ ngắn hạn 2338751 32 1392194 17,73 1499294 15,2 2. Nợ dài hạn 693939 8,7 2233160 25,2 2983262 30,2 II. Vốn chủ sở hữu. 4705499 39,3 5134957 57,2 5389983 54,6 Tổng nguồn vốn 7940209 100 8980311 100 9874541 100 Qua bảng 5 ta thấy lượng vốn vay của công ty luôn xấp xỉ lượng vốn chủ sở hữu. Điều này phản ánh nhu cầu về vốn của công ty là rất lớn. Mặt khác máy móc thiết bị công ty đều nhập từ nước ngoài nên công ty không thể trông chờ vào nguồn vốn tự bổ xung mà phải tìm mọi cách để huy động vốn từ bên ngoài cụ thể: Năm 1999 hệ số nợ là 0,428 Năm 2000 hệ số nợ là 0,454 Như vậy năm 2000 so với năm 1999 hệ số nợ tăng lên 0,026 điều này phán ánh mức độ đi vay của công ty năm 2000 tăng so với năm 1999, đồng thời hệ số này cũng phản ánh mức độ độc lập về tài chính của công ty Hệ số nợ dài hạn năm 1999: 0,252 Hệ số nợ dài hạn năm 2000: 0,302 Hệ số nợ dài hạn phản ánh khả năng hoàn trả của công ty đối với các khoản vay dài hạn, đồng thời nói cũng phản ánh khả năng rủi ro về tài chính có thể xảy ra đối với các khoản vay có thời hạn sử dụng từ một năm trở lên. Hệ số nợ dài hạn năm 2000 tăng so với năm 1999 là 0,03 chứng tỏ công ty đã tích cực đầu tư nhưng phần lớn dựa vào nguồn vốn tự bổ sung và nguồn vốn này luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Qua bảng 3 ta thấy khoản nợ ngắn hạn thường chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong toàn bộ cơ cấu vốn của công ty. Như vậy lượng vốn thực có của công ty không lớn và đầy đủ có thể là nguyên nhân chính giải thích vì sao tỷ lệ may theo hình thức mua nguyên liệu bán thành phẩm của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ. Mặc dù tiềm lực của công ty không phải là lớn song ngoài việc giải quyết công ăn việc làm cho 640 công nhân những năm gần đây công ty cũng đã có những đóng góp quan trọng vào ngân sách nhà nước. 1.3. Tình hình thanh toán của công ty. Để thực hiện sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường, công ty may thêu xuất nhập khẩu Hưng Thịnh cùng các doanh nghiệp nhà nước khác phải nộp thu sử dụng vốn ngân sách cho nhà nước theo Nghị định 22/HĐBT ra năm 1991, khoản thu sử dụng vốn ngân sách của công ty được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh nhưng theo Nghị định 59/CP của Chính phủ ra năm 1996 công ty phải trích từ lợi nhuận sau thuế để nộp thu sử dụng vốn ngân sách cho nhà nước. Việc thực hiện nghĩa vụ của công ty đối với nhà nước thể hiện qua bảng sau. Bảng 6. Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Đơn vị tính: 1000đ Năm 1998 1999 2000 Chỉ tiêu Tổng nộp cho nhà nước 1205434 1506793 4423598 1. Thuế doanh thu 16120 20130 47724 2. Thuế nhập khẩu 739833 3899318 3.Thuế sử dụng vốn ngân sách 350402 438003 216604 4.Thuế lợi tức 163178 206473 189914 5. Nộp khác 81.866 102.332 69.821 Như vậy hàng năm công ty phải trích một khoản khá lớn từ lợi nhuận sau thuế để nộp cho nhà nước về thu sử dụng ngân sách. Mặc dù con số này khá lớn nhưng hàng năm công ty vẫn thanh toán đủ cho nhà nước không nợ nần dây dưa, không có tình trạng trốn thuế. Điều này có lợi cho nhà nước và thể hiện rõ trách nhiệm của công ty. Về khoản thuế doanh thu hiện nay đã được áp dụng luật thuế mới là thuế thu nhập và thuế VAT . Điều này có phần tốt cho công ty ở chỗ thuế sẽ kích thích xuất khẩu vì lúc đó thuế sẽ được khấu trừ. Tuy nhiên do thuế nhập khẩu cao, do đó lượng khách đến đặt hàng sẽ bị hạn chế vì giá sẽ tăng. Tuy nhiên việc áp dụng luật thuế mới này sẽ có nhiều thuận lợi cho công ty cụ thể là: - Nhà nước sẽ quản lý hàng nhập khẩu chặt chẽ hơn tránh tình trạng hàng nhập lậu. - Khi hạch toán tính thuế công ty chỉ phải hạch toán một lần, tránh được tình trạng tính lặp lại nhiều lần. - Do đa số các nước đều áp dụng luật thuế VAT, mà ngành dệt may lại phần lớn may gia công xuất khẩu nên khi hai bên cùng hạch toán tính toán sẽ tránh được sự khác biệt về phương pháp hạch toán. 2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ở công ty may thêu xuất nhập khẩu Hưng Thịnh - Hà Tây. 2.1.Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định. Xem xét, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định là một yêu cầu rất quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh vì vốn cố định luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh. Theo số liệu về cơ cấu vốn ở bảng 2 cho ta thấy TSCĐ các năm của công ty luôn chiếm trên 60% tổng vốn kinh doanh. Điều này nói lên rằng vai trò của tài sản cố định đối với kết quả kinh doanh của công ty là rất lớn. Nhưng thực tế TSCĐ của công ty may thêu xuất nhập khẩu Hưng Thịnh là đã cũ, lạc hậu, một số máy móc thiết bị đã khấu hao gần hết do đó năng suất bị giảm sút. Trong năm 1997 và năm 1998 công ty có đầu tư thêm một máy giác mẫu và nâng cấp, thay thế toàn bộ máy móc thiết bị ở phân xưởng 2. Đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ một cách chính xác là một trong những việc làm quan trọng và cần thiết để tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định từ đó sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Trên thực tế công ty đã dùng các chỉ tiêu sau để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định. - Hiệu suất sử dụng tài sản cố định - Hệ số đảm nhiệm vốn cố định - Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định Đây là 3 chỉ tiêu quan trọng để đánh giá, xem xét một cách khá chính xác tình hình sử dụng vốn cố định của công ty có ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh như thế nào. Trong điều kiện không có mức trung bình ngành ta chỉ có thể đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty theo thời gian (so sánh kết quả trong 2 năm gần đây). Bảng 7: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSCĐcủa công ty năm 1999 - 2000 Đơn vị tính: 1000đ Năm 1999 2000 2000 so với 1999 Chỉ tiêu Số tuyệt đối Số tương đối Doanh thu tiêu thụ 10.290.684 18.146.776 7.856.092 176,34 Vốn cố định bình quân 5.662.031 7.209.811 1.547.780 127,34 Lợi nhuận 450.643 590.640 139.997 131,06 1. Hiệu suất sử dụng TSCĐ 1,82 2,3 0,68 137,36 2. Hệ số đảm nhiệm của VCĐ 0,55 0,4 -0,13 72,7 3.Tỷ suất lợi nhuận của VCĐ 0,08 0,082 0,002 102,5 Qua số liệu bảng trên ta thấy Doanh thu tiêu thụ năm 2000 tăng so với năm 1999 là 7.856.092 đ tức là tưang 76,34%, lợi nhuận năm 2000 tăng so với năm 1999 là 1547780.000đ tương ứng với 27,34% trong khi đó vốn cố định bình quân năm 2000 tăng là 139997.000 tương ứng với 31,06% so với năm 1999 điều này chứng tỏ trong năm 2000 công ty sử dụng TSCĐ có hiệu quả hơn năm 1999 bởi vì mức tăng doanh thu và mức tăng lợi nhuận lớn hơn mức tăng của TSCĐ. * Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định (HVCĐ) - Năm 1999 HVCĐ (99) = Điều này nói lên rằng trong năm 1999 cứ 1 đồng tiền vốn cố định tạo ra được 1,82 đồng doanh thu tiêu thụ - Năm 2000 HVCĐ (2000) = =2,5 Như vậy trong năm 2000 thì cứ 1 đồng tiền vốn cố định tạo ra được 2,5 đồng doanh thu tiêu thụ tăng 0,68 đồng so với năm 1999 nghĩa là vốn cố định được công ty sử dụng trong năm 2000 có hiệu quả hơn năm 1999. * Chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm của VCĐ. - Năm 1999 hệ số đảm nhiệm VCĐ = = 0,33 Nghĩa là trong năm 1999 để tạo ra 1 đồng doanh thu doanh nghiệp cần 0,55 đồng vốn cố định sang năm 2000 thì Hệ số đảm nhiệm VCĐ = = 0,4 Giảm 0,13 đồng tức là giảm 27,3% so với năm 1999 Hiệu quả sử dụng vốn cố định được thể hiện cụ thể qua kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh là lợi nhuận. * Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của VCĐ. - Tỷ suất lợi nhuận VCĐ (1999) = =0.08đ Chỉ tiêu này phản ánh trong năm 1999, 1 đồng vốn cố định mang lại cho công ty 0,08 đồng lợi nhuận Trong năm 2000 - Tỷ suất lợi nhuận VCĐ (2000) = = 0,082 Ta thấy tỷ suất lợi nhuận VCĐ trong năm 2000 tăng so với năm 1999 là 0,002 đồng tương ứng là 2,5% tức là trong năm 2000 một đồng vốn cố định tạo ra 0,082 đồng lợi nhuận. Tuy nhiên xét một cách tổng quát hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty năm sau cao hơn năm trước. Đây là dấu hiệu tốt cho công ty đạt được mục tiêu ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Nguyên nhân chủ yếu của việc tăng hiệu quả sử dụng vốn cố định của năm 2000 so với năm 1999 là do kết quả của việc đầu tư mới 1 máy giác mẫu tự động và đầu tư nâng cấp máy móc thiết bị ở phân xưởng 2. Kết quả đầu tư này phát huy tác dụng chủ yếu vào năm 2000. Việc công ty chú trọng đến việc đổi mới và nâng cấp TSCĐ là kết quả của việc nhận thức được tầm quan trọng của khâu kỹ thuật đối với chất lượng sản phẩm, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng, bảo đảm cho sản phẩm của công ty đủ sức cạnh tranh ở thị trường trong và ngoài nước. Việc sử dụng vốn cố định của công ty có hiệu quả biểu hiện ở việc tăng doanh thu tất nhiên để hiểu đúng hơn tình hình này chúng ta cần xét thêm chỉ tiêu về lượng vốn cố định tiết kiệm được. Qua bảng trên ta thấy lượngVCĐ để tạo ra 1 đồng doanh thu năm 2000 giảm 0,15 đồng so với năm 1999 tức là giảm 27,3%. Nếu cùng với hệ số đảm nhiệm VCĐ như năm 1999 muốn tạo ra mức doanh thu tiêu thụ như năm 2000 thì cần 1 lượng vốn cố định là VCĐ (2000) = 0,53 x 18.146.776.000 = 9980.728.000 đ Nhưng thực tế VCĐ bình quân năm 2000 là 7.209.811.000đ Như vậy công ty đã tiết kiệm được 1 lượng VCĐ là 9.980.728.000 - 7.209.811.000 = 2.770.917.000đ Mặc dù trong 2 năm qua VCĐ của công ty đã được đầu tư đáng kể song để đáp ứng được nhu cầu của thị trường về mặt hàng dệt may xuất khẩu. Về lâu dài công ty phải chú trọng đầu tư thích đáng để đổi mới TSCĐ nhằm không ngừng phát huy hiệu quả của chúng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 2.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty may thêu xuất nhập khẩu Hưng Thịnh - Hà Tây. Vốn lưu động tham gia trực tiếp vào sự hình thành nên thực thể sản phẩm biểu hiện bằng giá trị nguyên vật liệu chính, phụ, tiền lương...... trong giá thành sản xuất tỷ lệ vốn lưu động lớn hơn nhiều so với vốn cố định. Vì thế việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động may thêu xuất nhập khẩu Hưng Thịnh đã áp dụng một số chỉ tiêu sau. Bảng 8: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty Đơn vị tính: 1000đ Năm 1999 2000 So sánh năm 2000 với 1999 Chỉ tiêu Số tuyệt đối Số tương đối Doanh thu - thuế (doanh thu thuần) 10.270.534 18.099.032 7.828.318 176,221 Vốn lưu động bình quân 3383591 3527640 58.532 98,4 Lợi nhuận 450.690 390.640 139.997 131 - Số vòng quay VLĐ 2,864 5,131 2,267 179,15 - Thời gian 1 vòng luân chuyển 126 70 - 56 53,5 - Hệ số đảm nhiệm VLĐ 0,349 0,195 -0,154 55,9 - Tỷ suất lợi nhuận VLĐ 0,125 0,167 0,042 133,6 - Sức sản xuất của VLĐ 2,860 5,13 2,266 179 Qua số liệu bảng 8 cho ta thấy. * Sức sản xuất của vốn lưu động. - Trong năm 1999 ==2,864 Có nghĩa là 1 đồng vốn lưu động sử dụng trong năm 1999 đem lại cho công ty 2,864 doanh thu - thuế - Năm 2000 = =5,13 Trong năm 2000 Công ty đạt 5,13 đồng doanh thu - thuế trên 1 đồng vốn lưu động bỏ ra. Như vậy doanh thu - thuế trên 1 đồng VLĐ năm 2000 so với năm 1999 tăng 2,266 đồng tương ứng với 79,12%. Điều này có nghĩa là sức sản xuất của VLĐ của Công ty tăng lên trong năm 2000, tức là năng suất hoạt động của vốn lưu động tăng lên. Nguyên nhân chủ yếu mang lại kết quả của sức sản xuất của VLĐ tăng lên là do năm 2000 Công ty đã mở rộng thị trường tiêu thụ sang một số nước phát triển như: Đức, Pháp... và mở một số cửa hàng giới thiệu sản phẩm . Kết quả là sản phẩm của Công ty được nhiều khách hàng trong và ngoài nước biết đến, thực hiện được nhiều đơn đặt hàng trong khi vốn lưu động vẫn còn ít. * Về tỷ suất lợi nhuận của VLĐ hay sức sinh lời trong năm 1999 So tỷ suất của VLĐ = Nghĩa là trong năm 1999 1 đồng vốn lưu động đem lại cho Công ty 0,125 đồng lợi nhuận. - Trong năm 2000 tỷ suất lợi nhuận của vốn lưu động là Tăng 0,042 đồng tương ứng là 33% So với năm 1999 đồng thời nó phản ảnh trong năm 2000 1 đồng vốn lưu động tạo ra 0,167đồng lợi nhuận. Qua số liệu bảng 8 ta thấy: Mặc dù lợi nhuận trên một đồng doanh thu giảm, (Lợi nhuận một đồng doanh thu năm 1999 là 0,0144 () năm 2000 là 0,033 đồng () nhưng do tổng lợi nhuận tăng 139997000đ lợi nhuận tăng trong khi VLĐ bình quân lại giảm đã dẫn đến tỷ suất lợi nhuận VLĐ tăng trong năm 2000. Qua hai chỉ tiêu vừa nêu ta thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng lên trong năm 2000. Nhưng để đánh giá tốc độ luân chuyển của VTĐ ta phải xét thêm 1 số chỉ tiêu sau: * Số vòng quay của VLĐ: Chỉ tiêu này nói lên rằng VLĐ đã quay được bao nhiêu vòng trong năm, qua số liệu bảng 8 ta thấy trong năm 2000 VLĐ đã quay được 5,131 vòng = trong khi đó năm 1999 VLĐ chỉ quay được c,864 vòng nghĩa là năm 2000 VLĐ quay nhanh hơn năm 1999 là 2,267 vòng trong khi đó VLĐ bình quân của năm 2000 lại thấp hơn so với năm 1999. Số vòng quay của VLĐ tăng là do ảnh hưởng của doanh thu tăng, cụ thể là doanh thu thuế năm 2000 tăng so với năm 1999 là 7828518000đ doanh thu tăng đã có tác dụng đẩy mạnh tốc độ quay của VLĐ. * Thời gian của một vòng luân chuyển: Tốc độ luân chuyển của VLĐ tăng cũng có nghĩa là thời gian của 1 vòng luân chuyển VLĐ giảm, để thuận tiện cho việc tính toán, người ta tính thời gian của 1 năm phân tích bằng 1 năm thương mại là 360 ngày. Theo số liệu ở bảng 8 cho thấy thời gian của 1 vòng luân chuyển VLĐ năm 1999 là 106 ngày () nhưng đầu năm 2000 thời gian cần thiết để VLĐ quay được 1 vòng là 70 ngày đã giảm 36 ngày so với năm 1999. Như vậy nếu căn cứ vào VLĐ quay được nhiều vòng hơn trong 1 năm tức là VLĐ được sử dụng hiệu quả hơn, triệt để hơn trong năm 2000 so với năm 1999 hay nói một cách khác hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong năm 2000 đạt hiệu quả cao hơn năm 1999. Ngoài 2 chỉ tiêu số vòng quay và thời gian của 1 vòng quay của vốn lưu động đã nêu trên, để đánh giá đúng hiệu quả và mức độ tiết kiệm VLĐ Công ty còn dùng chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm của VLĐ. Năm 2000 để tạo ra một đồng doanh thu - thuế Công ty chỉ phải sử dụng 0,15 đồng VLĐ trong khi đó trong năm 1999 phải sử dụng đến 0,349đ. Như vậy lượng vốn cho Công ty giảm đi 0,154đ tương ứng là 44,1%. Dựa theo hệ số đảm nhiệm VLĐ như năm 1999, trong năm 2000 để đạt được mức doanh thu - thuế là 18099052000đ lượng vốn lưu động cần thiết là : 0,349 x 18099052000 = 6316369100đ trong khi đó trên thực tế trog năm 2000 lương vốn lưu động chỉ cần là 3527059000đ. vậy lượng VLĐ mà Công ty có thể tiết kiệm được là: 62163691000 - 3327059000 = 2789310100đ Qua đây ta thấy rằng hiệu quả sử dụng VLĐ năm 2000 so với năm 1999 tăng là hệ quả của nhiều hoạt động trong năm 1999. Trước hết là việc tăng đầu tư cho TSCĐ gồm đầu tư mới và nâng cấp đã khiến cho chất lượng, mẫu mã sản phẩm tăng lên đáng kể, đặt biệt là sản phẩm áo Jaket 3 lớp. Người tiêu dùng trong và ngoài nước thực sự tin tưởng vào sản phẩm của Công ty. Chính vì vậy nhiều hãng trong và ngoài nước đã ký kết hợp đồng , đơn đặt hàng lâu dài với Công ty. Mặc dù vốn lưu động trong năm 2000 thấp hơn so với năm 1999 nhưng hiệu quả sử dụng lại cao hơn năm 1999 điều này đã làm tăng nhanh doanh thu, lợi nhuận của Công ty trong năm 2000. IV. đánh giá một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của Công ty may thêu xuất nhập khẩu hưng thịnh : 1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá về khả năng thanh toán của Công ty : Bảng 9. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của Công ty Đơn vị tính :1000 đ Năm Chỉ tiêu 1999 2000 Tiền mặt 421.784 401.564 Khoản phải thu 1.465.361 1.474.610 VLĐ bình quân 3.585.591 3.527.059 - Nợ ngắn hạn 1.592.194 1.499.294 - Khả năng thanh toán hiện hành . 2,252 2,325 - Khả năng thanh toán nhanh . 1,185 1,251 Qua bảng 9 ta thấy: Tỷ lệ thanh toán hiện hành của công ty Hưng Thịnh năm 2000 cao hơn so với năm 1999 trong khi tổng VLĐ giảm. Để đạt được điều này lượng VLĐ bình quân của Công ty luôn cần phải lớn hơn so với lượng vốn vay. Mặc dù năm 2000, VLĐ bình quân có giảm nhưng bù vào đó khoản nợ ngắn hạn của công ty cũng giảm đi. Nếu với tỷ lệ thanh toán hiện hành trong năm 1999, công ty phải dùng đến 45% ( = 1.592.194.000/3.527.059.000 ) giá trị TSLĐ để trang trải đủ nợ thì đến năm 2000, để trả đủ nợ ngắn hạn, Công ty phải dùng đến một tỷ lệ cao hơn là 55%. Đây là một vấn đề mà Công ty cần phải quan tâm . Về khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2000 cũng cao hơn năm 1999. Điều này cũng nói lên rằng hoạt động SXKD của công ty đang đà phát triển . Qua 2 chỉ tiêu trên cho ta thấy khả năng thanh toán của công ty đã tốt lên trong năm 2000. Nếu công ty cố giữ ở tỷ lệ này thì công ty sẽ luôn đảm bảo khả năng thanh toán, đem lại uy tín cho công ty. Trong cơ chế cạnh tranh, chữ tín vô cùng quan trọng đối với sự sống còn của công ty. Vì vậy công ty nên cố gắng duy trì và phát huy mặt này . 2. Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động của công ty : Chỉ tiêu này dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn của công ty, nguồn vốn của công ty được dùng để đầu tư cho các loại tài sản khác nhau như TSLĐ, TSCĐ. Do đó, công ty không chỉ quan tâm tới việc đo lường hiệu quả sử dụng tổng nguồn vốn mà còn chú trọng tới hiệu quả của từng bộ phận cấu thành vốn. Kết quả đánh giá của công ty may thêu XNK Hưng Thịnh được thể hiện qua bảng sau : Bảng 10. Bảng chỉ tiêu về tình hình hoạt động của Công ty. Đơn vị tính: 1000 đ Năm Chỉ tiêu 1999 2000 1. Doanh thu tiêu thụ 10.290.684 18.146.776 2. Tiền mặt 421.784 401.564 3. Dự trữ 1.486.184 1.367.384 4. Các khoản phải thu 1.465.361 1.474.601 5. Tổng tài sản hiện có 8.980.311 9.874.541 -Vòng quay tiền mặt 24,4 54,2 - Vòng quay dự trữ 6,9 13,3 - Kỳ thu tiền bình quân 51,26 29,25 - Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 1,146 1,84 Qua bảng 10 ta thấy : Số vòng quay tiền mặt và vòng quay dự trữ tăng lên chứng tỏ việc quản lý tiền mặt và dự trữ năm 2000 hiệu quả hơn năm 1999, Cụ thể là năm 1999 vòng quay của tiền là 24,4 vòng ( = 10.290.684.000/421.784.000 ) nhưng sang năm 2000 vòng quay của tiền đã tăng lên con số là 54,2 vòng/năm (18.146.776.000/ 401.564.000 ) điều đó có nghĩa là tăng 29,8 vòng, tăng hơn 100%. Kỳ thu tiền bình quân theo đó giảm, cụ thể là năm 1999 kỳ thu tiền là 51,26 nhưng sang năm 2000 kỳ thu tiền bình quân đã giảm xuống còn 29,25 Điều đó chứng tỏ công ty thu được tiền nhanh hơn trong khi doanh thu tiêu thụ vẫn tăng nhanh, có nghĩa là thị trường tiêu thụ được mở rộng, hiệu quả kinh doanh cũng tăng lên hay nói cách khác công ty đã ký được nhiều đơn đặt hàng . Hiệu suất sử dụng tổng TS cũng tăng lên đáng kể. Cụ thể 1đ tài sản năm 1999 mang lại 1,146 đ doanh thu thì năm 2000 1đ tài sản mang lại 1,84 đ doanh thu, tăng 60,5%, một con số rất hiệu quả . Đây cũng là một thành công của công ty, đánh dấu chiều hướng phát triển của nó. Nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục duy trì và phát huy thêm thì chắc chắn thị trường tiêu thụ của công ty sẽ được mở rộng hơn nhiều hay nói cách khác, rất nhiều người sẽ sử dụng sản phẩm của công ty . 3. Nhóm chỉ tiêu về khả năng tiêu thụ : Ngoài các nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả từng hoạt động riêng biệt của công ty, chúng ta không thể không đề cập tới nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lãi. Nó phản ánh tổng hợp hiệu quả kinh doanh và hiệu quả quản lý vốn của công ty . Thông qua bảng 11 dưới đây ta thấy rõ hiệu quả sử dụng vốn sản xuất cụ thể là. Bảng 11: chỉ tiêu đánh giá về khả năng sinh lãi của vốn sản xuất năm 1999- 2000 Đơn vị tính : 1000 đ Chỉ tiêu 1999 2000 So sánh năm 1999- 2000 Chênh lệch % 1. Doanh thu 10.290.684 18.146.776 7.856.092 +76,3 2. Lợi nhuận 450.643 590.640 139.997 +31 3. Tổng tài sản hiên có 8.980.311 9.874.541 894.230 +10 4. Chỉ số doanh lợi tiêu thụ sản phẩm 0,044 0,032 -0,012 -2,72 5. Suất hao phí VSX (=3:1 ) 0,873 0,544 -0,329 -37,7 6. Tỷ lệ doanh lợi trên VSX ( = 2:3 ) 0,050 0,060 +0,01 +20 7. Hiệu quả sử dụng VSX (= 1:3 ) 1,146 1,837 +0,691 +60,3 Bảng 11 cho ta thấy : Năm 1999 chỉ số doanh lợi tiêu thụ sản phẩm của công ty là 0,044 nhưng sang năm 2000 chỉ số doanh lợi chỉ còn 0,032 có nghĩa là giảm 0,012 tương ứng với tỷ lệ giảm là 27,27%. Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm có nghĩa là lợi nhuận trên 1 đ doanh thu tiêu thụ giảm. Năm 2000 doanh thu tiêu thụ tăng rất mạnh so với năm 1999, cụ thể tăng 7.568.092.000 đ và tổng lợi nhuận năm 1999 tăng 139.997.000 đ, tương ứng với tỷ lệ tăng là 31% so với năm 1999. Đây là một xu hướng tốt mà công ty cần phát huy: giảm lợi nhuận trên một đồng doanh thu để khuyến khích các doanh nghiệp tới đặt hàng, mở rộng thị trường trong và ngoài nước và kết quả lợi nhuận tăng . Mặt khác theo tổng tài sản có: phản ánh 1đ tài sản có bỏ vào sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu tổng doanh thu . Giả sử hiệu quả sử dụng vốn sản xuất năm 2000 bằng năm 1999 là 1,146. Để đạt được doanh thu năm 2000 là 18.146.776.000 thì phải sử dụng một lượng tài sản là : 15.834.883.000đ . Vậy thực tế tiết kiệm được là : 15.834.883.000 - 9.874.541.000 = 5.960.342.000 đ Suất hao phí vốn năm 1999 là 0,873; sang năm 2000 là 0,544. Vậy để tạo ra 1 đ doanh thu năm 1999 bỏ vào 0,873 đ vốn sản xuất. Vậy năm 2000 tiết kiệm hơn năm 1999 là : 0,873 – 0,544 = 0,329 . Tỷ lệ doanh lợi trên vốn sản xuất : Phản ánh 1 đ vốn sản xuất bỏ vào sản xuất kinh doanh thì đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận . Năm 1999 là 0,050 Năm 2000 là 0,060 Vậy năm 2000 tăng so với năm 1999 là 0,01 đ lợi nhuận trên 1 đ vốn . Nhìn chung với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội như hiện nay, mức sống của người dân tăng lên, đó chính là thị trường để Công ty khai thác. Bởi vậy chắc chắn trong tương lai gần, khi mà năng suất của máy móc được khai thác hết thì hiệu quả hoạtđộng của công ty sẽ đạt đươc như kế hoạch đề ra . Đó là những chỉ tiêu nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động và sử dụng vốn của công ty, sau đây ta sẽ đi xem xét mức khấu hao TSCĐ hàng năm của công ty . 4. Khấu hao TSCĐ: Khấu hao TSCĐ là sự tích luỹ về mặt giá trị, bù đắp giá trị hao mòn của chính tài sản cố định bằng cách chuyển dần giá trị tài sản cố định vào giá thành sản phẩm trong suốt thời gian sử dụng tài sản cố định . Để tính khấu hao chính xác theo yêu cầu phải tính đúng, tính đủ khấu hao, để tạo ra nguồn thay thế và duy trì khả năng sản xuất của tài sản cố định; bảo toàn vốn cố định, việc khấu hao sẽ cho phép hình thành nên nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản để doanh nghiệp thực hiện tái sản xuất giản đơn tài sản cố định . Trong nhưng năm qua, công ty đã thực hiện tốt kế hoạch khấu hao, tính đúng, tính đủ và theo đúng tỷ lệ quy định. Điều này có thể thấy được qua việc thực hiện kế hoạch khấu hao của công ty . Trong thời gian vừa qua công ty thực hiện tính khấu hao theo phương pháp tính khấu hao theo giá trị còn lại. Phương pháp này còn gọi là phương pháp khấu hao kép trên giá trị còn lại. Công thức tính như sau : 2 x giá trị còn lại Mức khâu hao trích hàng năm = Số năm khấu hao Mỗi loại tài sản cố định được quy định số năm khấu hao khác nhau, ở Công ty may Hưng Thịnh, đối với Tài sản cố định dung trong sản xuất số năm khấu hao quy định là 4 năm . Ta xem xét tình hình thực hiện khấu hao của công ty năm 2000 qua bảng 12 . Trong những năm vừa qua công ty đã thực hiện tốt kế hoạch khấu hao tính đúng, tính đủ theo tỷ lệ quy định . Bảng 12. Khấu hao tài sản dùng trong sản xuất Đơn vị tính :1000 đ Năm Khấu hao Thực hiện Còn lại 1 10.736.870 10.736.870 0 2 5.368.435 5.368.435 0 3 2.684.218 2.684.218 0 4 1.342.109 1.342.109 0 Phương pháp này tính khấu hao theo giá trị còn lại bảo đảm thu hồi vốn nhanh đầy đủ, phù hơp với khả năng trang trải chi phí của Công ty. Trên thực tế phương pháp này đang được áp dụng phổ biến. Nhờ có phương pháp tính khấu hao này mà công ty có thể nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm , tăng lợi nhuận. Tuy nhiên nhiều khi do yếu tố trượt giá, TSCĐ hư hởng trước thời hạn, lạc hậu mà quỹ khấu hao không đủ bú đắp, điều náy cũng gây khó khăn lớn cho việc thực hiện nghĩa vụ sản xuất kinh doanh cũng như việc đổi mới TSCĐ. v. Đánh giá chung: Qua việc phân tích, đánh giá, xem xét hiệu quả hoạt động và sử dụng vốn của Công ty may thêu xuất nhập khẩu Hưng Thịnh ta thấy rằng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn của Công ty năm sau luôn đạt hiệu quả cao hơn năm trước. Đây là một dấu hiệu tốt cho sự tồn tại và phát triển của Công ty. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay nhu cầu về mặt hàng may mặc ngày càng tăng ở cả trong và ngoài nước, trong khi doanh thu và lợi nhuận của Công ty còn ở mức thấp. Do đó Công ty cần phải có biện pháp khắc phục những tồn tại đã nêu như dự trữ quá lớn, chưa trú trọng đến việc mở mang thị trường trong nước, về lâu dài Công ty cần có những chiến lược đầu tư phát triển thích đáng để đáp ứng nhu cầu hiện nay của thị trường trong và ngoài nước để có thể đạt được hiệu quả cao hơn 1. Những thành tựu mà Công ty đạt được Trong thời gian qua Công ty đã cố gắng huy động bằng nguồn vốn vay để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty. Mặc dù nguồn vốn cho ngân sách cấp không đáng kể song Công ty đã chủ động vay vốn ngân hàng để đầu tư đổi mới TSCĐ. Mặc dù trong những năm qua tình hình kinh tế đất nước còn gặp nhiều những khó khăn nhưng Công ty đã huy động mọi nguồn vốn để đầu tư cải tiến máy móc thiết bị. Năm 2000 vốn cố định của Công ty tăng so với năm 1999 là 154778000đ. Ngoài ra Công ty còn ký được rất nhiều hợp đồng gia công vừa bảo đảm công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên, làm tăng được hiệu quả sử dụng vốn, vừa học hỏi được kinh nghiệm từ các bạn hàng. Trong nghiên cứu năm qua Công ty đã làm tốt Công ty bảo toàn vốn cố định mà Nhà nước giao và vốn chủ sở hữu. Mặt khác Công ty đã tổ chức và sử dụng vốn một cách linh hoạt và có hiệu quả đồng thời Công ty luôn quán triệt quan điểm “không ngừng sinh sôi nảy nở”. Trong quá trình kinh doanh đã năng động trong việc sử dụng đồng vốn chiếm dụng được hình thành trong quá trình kinh doanh, coi đó như một nguồn tài chính ngắn hạn được sử dụng triệt để trong việc thanh toán phát sinh trong quá trình hoạt động trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc thanh toán. Đầu tư đúng hướng, đúng mục đích, nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng, bố trí cơ cấu vốn hợp lý với đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình là có trên 60% vốn được đầu tư vào TSCĐ trực tiếp nhằm tạo ra doanh thu phù hợp với loại hình kinh doanh của Công ty. 2. Những mặt tồn tại : Công ty đã để một lượng vốn dự trữ tương đối lớn, luôn chiếm trên 30% tổng số TSLĐ, khiến cho vốn luân chuyển chậm, hiệu quả sử dụng vốn thấp. Đặc biệt là lượng dự trữ này phần lớn là hàng tồn kho. Nguyên nhân chính là Công ty đã để một số nguyên vật liệu không phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Với khoản phải thu luôn chiếm trên 40% (Theo bảng 3) TSLĐ điều đó chứng tỏ công tác tổ chức thanh toán của Công ty còn chưa mạnh mẽ, hoạt động không hiệu quả đã gây ra tình trạng vốn kế hoạch thì dư thừa trong khi đó đồng tiền thực tế lại thiếu. Hay nói một cách khác là vốn của Công ty bị chiếm dụng khá lớn Trình độ cán bộ quản lý Công ty chưa cao nên còn nhiều sơ xuất trong công tác quản lý và sử dụng vốn gây ra tình trạng thất thoát làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Công ty chưa chú trọng đến việc mở rộng thị trường trong nước và không đầu tư sản xuất kinh doanh theo hình thức mua nguyên vật liệu bán thành phẩm. Có thể do lúc này lượng vốn của Công ty chưa đủ hoặc là Công ty sợ rủi ro sẽ dẫn đến phá sản. Nhưng với một đơn vị kinh doanh mà lượng vốn vay luôn chiếm dưới 30% thì Công ty nên xây dựng biện pháp sản xuất kinh doanh theo phương thức huy động vốn từ bên ngoài. Mặt hàng của Công ty mặc dù đã có mặt trên thị trường của một số nước phát triển như như Pháp, Đức nhưng Công ty vẫn chưa trực tiếp ký hợp đồng với họ mà còn phải thông qua một đơn vị trung gian khác khiến mức lợi nhuận thu được không cao. Tất nhiên việc khắc phục được các hạn chế đó cần phải có thời gian không thể một sớm một chiều mà khắc phục ngay được. Những tồn tại này một phần là do chưa có một tổ chức tài chính độc lập thuộc ngành đứng ra chuyên làm trách nhiệm thu hut vốn. Trong khi đó việc thu hút vốn của Công ty còn gặp rất nhiều những khó khăn. Chương III Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty may thêu xuất nhập khẩu Hưng Thịnh - Hà Tây. I. Phương hướng phát triển của Công ty từ nay đén năm 2005 1. Những thuận lợi và khó khăn. 1.1. Thuận lợi - Tình hình chính trị, kinh tế trong nước tiếp tục được củng cố, ổn định và phát triển. Hệ thống pháp luật ngày càng được hoà thiện tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút vốn đầu tư và hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Hơn nữa nước ta có nguồn lao động dồi dào, giá nhân công dẻ sẽ rất thuận lợi cho việc thu hút các đơn vị đặt hàng từ nước ngoài và góp phần quan trọng để tăng sức cạnh tranh cho hàng hoá nước ta trên thị trường trong nước và thế giới. - Mặt khác ngành dệt may xuất nhập khẩu vốn là ngành vừa giải quyết được rất nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Hơn nữa nó lại ngành chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm tới sự nghiệp phát triển của ngành dệt may. những lý do này tạo điều kiện thuận lợi về mặt chỉ đạo điều hành việc đổi mới cơ chế chính sách và giao quyền tự chủ cho Công ty. - Về phần mình mấy năm qua Công ty đã cố gắng xây dựng và phát triển, bước đầu đã có những kinh nghiệm trong công tác điều hành và quản lý, huy động nguồn vốn, mở rộng được thị trường, đầu tư một số thiết bị hiẹn đại, chăm lo tới đời sống cán bộ công nhân viên. 1.2. Khó khăn Do có sự cạnh tranh gay gắt ở thị trường trong nước và quốc tế đòi hỏi Công ty muốn cạnh tranh được trên thị trường thì phải đầu tư, nâng cấp thiết bị máy móc hiện đại. Để làm được điều đó Công ty cần phải huy động được một lượng vốn lớn trong khi đó việc huy động các nguồn vốn trong nước đang gặp khó khăn trong khi đó vốn vay chủ yếu là vay ngắn hạn do đó doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thanh toán và hoàn nợ. Doanh nghiệp chưa mở rộng tìm hiểu cho mình được lượng khách hàng cần thiết trong khu vực cho sản phẩm của mình. Đó là sự lãng phí rất lớn. 2. Những phương hướng phát triển của Công ty từ nay đến năm 2005. Công ty dự kiến trong những năm tới sẽ đầu tư mua sắm thay thế những thiết bị hiện đại giúp cho 3 phân xưởng đều có năng xuất lao động đạt 100%. Mở rộng hình thức sản xuất kinh doanh, phát triển mở rộng cả thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt chú ý đến việc mở rộng hình thức sản xuất kinh doanh theo mua nguyên liện bán thành phẩm tới năm 2005 đạt năng xuất 800.000 áo/năm (Với áo Jaket làmchuẩn) phát triển rộng sang thị trường các nước phát triển như Đức, Pháp, Mỹ... Xây dựng gian hàng giới thiẹu sản phẩm của Công ty ở một số thành phố lớn trong nước như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh... Ngoài những mục tiêu nêu trên Công ty sẽ phấn đấu xây dựng thêm phân xưởng nhằm mở rộng quy mô sản xuất của Công ty. Những phương hướng phát triển của Công ty được thể hiện qua bảng sau: Bảng 13: Dự kiến kết quả đạt được thông qua hình thức đầu tư sản xuất theo mua nguyên liệu bán thành phẩm: Vốn đầu tư 2001 – 2005 Đơn vị tính: 1.000đ Năm Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 1. tổng vốn kinh doanh 15260.811 16.920.000 16.782.000 17.072.000 18.230.000 + TSCĐ 8.239.811 8.920.000 9.000.000 9.252.000 10.000.000 + TSLĐ 7.021.000 8.000.000 7.782.000 7.820.000 8.230.000 2. Doanh thu tiêu thụ 19.782.133 21.367.000 24.432.000 27.643.000 29.580.000 3. Tỷ lệ sản phẩm may thương mại 50% 31% 53% 55% 60% Số liệu bảng 13 cho thấy Công ty dự kiến sẽ đầu tư sản xuất theo hình thức mua nguyên liện bán thành phẩm do đó để thực hiện được điều này thì số TSLĐ của Công ty phải tăng lên và có thể nó sẽ chiếm tới gần 50% tổng vốn kinh doanh II/ Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Công ty may thêu xuất nhập khẩu Hưng Thịnh. - Hà Tây 1. Về phía Công ty 1.1. áp dụng chính sách tín dụng thương mại nhằm đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ hàng hoá tăng doanh thu. Chấm dứt thời kỳ các doanh nghiệp Nhà nước sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu pháp lệnh. Có địa chỉ thu mua đầu vào, số lượng mãu mã do Nhà nước quy định và chỉ định địa chỉ tiêu thụ, tức là các doanh nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào sự chỉ đạo của Nhà nước. Ngược lại trong cơ chế thị trường các doanh nghiệp có điều kiện phát huy hết khả năng sáng tạo và linh hoạt của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh tức là doanh nghiệp phải tự mình tìm kiếm nguồn đầu vào, tìm kiếm thị trường cho đầu ra của mình. Đứng trước nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm may mặc ngày càng tăng và đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực này ngày càng nhiều. Công ty may thêu xuất nhập khẩu Hưng Thịnh phải thông qua việc tìm hiểu nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Công ty có thể đưa những sản phẩm có chất lượng, mẫu mã hợp thời trang để trên cơ sở đó xác định số lượng tiêu thụ, nguyên vật liệu cần bao nhiêu để phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Đây cũng là cơ sở để xác định lượng vốn kinh doanh phù hợp. Những năm vừa qua, sản phẩm của Công ty may gia công chiếm tới 80%, còn mang theo hình thức mua nguyên vật liệu bán thành phẩm chỉ chiếm khoảng 20%. Do đó, lượng vốn lưu động của Công ty chỉ chiếm khoảng dưới 40% tổng vốn kinh doanh. Qua bảng 13 (Bảng kế hoạch sản xuất của Công ty) ta thấy: Những năm tới Công ty dự kiến sẽ chú trọng vào hình thức may theo kiểu mua nguyên liệu bán thành phẩm và nó chiếm khoảng 50% tổng sản phẩm sản xuất của Công ty. Để sản xuất được như vậy, lượng tài sản lưu dộng của Công ty phải chiếm khoảng 50% tổng vốn kinh doanh. Hơn nữa, do hiện nay Việt Nam gia nhập ASEAN và Mỹ đã bỏ cấm vận và bình thường hoá quan hệ với Việt Nam, sản phẩm của Công ty phải nhanh chóng chuyển từ nền sản xuất gia công buôn bán thương mại về thành phẩm. Công ty nên tổ chức đặt cơ quan đại diện, cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ lớn. Đẩy mạnh hoạt động mốt để sớm chuyển ngành hàng xuất khẩu theo FOB và sớm hội nhập vào thị trường thế giới. 1.2. Đa dạng hoá cá kênh huy động vốn. - Thực hiện tái đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh từ lợi nhuận để lại. - Lập kế hoạch về khấu hao cơ bản và khấu hao sửa chữa lớn các TSCĐ để xin duyệt và xin cấp kinh phí, để vay ưu đãi hoặc xin được sử dụng các quỹ khấu hao vào tái đầu tư. - Thực hiện vay ngân hàng hàng tháng để bổ sung vốn lưu động. Nhưng với đặc điểm từ trước đến nay Công ty chủ yếu sản xuất theo hình thức gia công nên vốn lưu động không cần nhiều và việc vay ngân hàng lại chủ yếu là vay dài hạn để đầu tư mới hoặc sửa chữa cho TSCĐ. Mục tiêu từ nay tới năm 2005, Công ty sẽ từng bước mạnh dạn vay vốn ngắn hạn ở ngân hàng để đầu tư vào mua nguyên liệu sản xuất. Nếu làm được điều này thì chắc chắn lợi nhuận sẽ đạt được cao hơn. - Hợp tác liên doanh với các đối tác trong và ngoài nước. Hiện nay, Công ty thực hiện gọi vốn theo hình thức này nhưng trong tương lai Công ty có thể gọi vốn ở các đối tác trong và ngoài nước theo hình thức hợp đồng kinh doanh. Đây là hình thức gọi vốn có khả năng đem lại nhiều triển vọng cho sự phát triển mở rộng quy mô kinh doanh và thị trường tiêu thụ cho Công ty trong thời gian tới. - áp dụng hình thức tín dụng thu mua. Đây là hình thức đầu tư mới thích hợp cho những doanh nghiệp thiếu vốn nhưng có nhu cầu đổi mới công nghệ. 1.3. Xử lý nợ đọng Như chúng ta đã biết, do đặc thù kinh doanh nên tôn tại lớn nhất của Công ty là giải quyết những khoản nợ đọng và hàng tồn kho chưa tiêu thụ được. Chính những yếu điểm này đã làm giảm hiệu quả sử dụng vốn ở Công ty. hiện nay khách hàng của Công ty phần lớn là người nước ngoài, chính vì vậy mà việc quản lý những khoản nợ đọng đòi hỏi rất chặt chẽ nhưng lại không làm ảnh hưởng tới uy tín của Công ty. Mặt khác ta thấy - Năm 1999 khoản phải thu của Công ty là 1465361.000đ chiếm 41% tổng TSLĐ. - Năm 2000 khoản phải thu của Công ty là 147461.000đ chiếm 41,7% tổng TSLĐ. Như vậy số khoản phải thu ngày càng tăng lên trong khi Công ty ngày càng có nhu cầu về vốn để đầu tư. để giải quyết vấn đề này công ty cần thực hiện những công việc sau: - Thống kê lại trường hợp nợ của khách hàng để nhằm phân biệt xem khoản thu đó có đòi được hay không và tìm nguyên nhân dẫn tới nợ đọng. - Ngay từ khi ký hợp đồng với khách hàng Công ty phải nắm bắt được các thông tin chủ yếu về khách hàng như khả năng thanh toán của khách hàng đồng thời Công ty cần phải thoả thuận hình thức thanh toán trước với khách hàng và thời hạn thanh toán phải được ghi rõ trong hợp đồng. - Công ty phải kết hợp chặt chẽ với các cơ quan pháp luật để xứr lý các đối tượng thanh toán nợ chậm. 1.4. Cải tiến công tác khấu hao TSCĐ Với đặc điểm của ngành may mặc, máy móc thiết bị đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất của Công ty. Đầu tư vào quá trình sản xuất là đầu tư vào máy móc thiết bị hiện đại đo đó mà tốc độ hao mòn vô hình sẽ nhanh. Vấn đề này đòi hỏi Công ty phải có phương pháp khấu hao phù hợp nhằm đáp ứng được nhu cầu bảo toàn, phát triển vốn đồng thời bảo đảm không có sự biến động trong giá thành sản phẩm. Để đạt được yêu cầu đặt ra, Công ty phải không ngừng mở rộng thị trường để tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh mặt khác Công ty phải cải tiến phương pháp khấu hao TSCĐ sao cho phù hợp với tình hình hiện nay. Trong thời gian qua, theo quyết định 1062 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức khấu hao, thời gian khấu hao của từng nhóm TSCĐ. Theo cách tính khấu hao này, Công ty đang gặp phải một số khó khăn lớn đó là: - Số khấu hao luỹ kế tới năm cuối cùng sẽ không bù đắp giá trị máy móc ban đầu của máy móc. - Do tiến bộ của khoa học kỹ thuật Công ty có một số máy móc có tốc độ hao mòn vô hình lớn. Bởi vậy trong thời gian tới, Công ty cần tiến hanh công tác khấu hao TSCĐ cho phù hợp. Theo quyết định số 1062 của Bộ trưởng Bộ tài chính trong những năm tới, Công ty cần sử dụng phương pháp tính khấu hao theo phương pháp tuyến tính cố đinh Theo phương pháp này, số khấu hao hàng năm được tính theo một tỷ lệ nhân với giá trị còn lại của TSCĐ. Tỷ lệ khấu hao tính theo phương pháp này thường lớn hơn so với tỷ lệ khấu hao tính theo phương pháp tuyến tính cố định. Để khuyến khích khấu hao nhanh , ta áp dụng các hệ số điều chỉnh sau: - Đối với TSCĐ có thời gian sử dụng dưới 4 năm thì tỷ lệ khấu hao bình thường nhân với hệ số 1. - Đối với TSCĐ có thời gian sử dụng từ 6 năm trở lên thì tỷ lệ khấu hao nhân với hệ số 2,5. Ta xét một ví dụ: Một máy cắt tự động giá trị 100.000.000đ đồng thời sử dụng 5 năm, tỷ lệ khấu hao bình thường là 20%, theo phương pháp số dư hệ số 2: 20% x 2 = 40%/năm Bảng tính khấu hao Đơn vị tính: 1000đ Năm Cách tính Khấu hao KH luỹ tiến GTCL 1 1.000.000 x 40% 40.000 40.000 60.000 2 60.000 x 40% 24.000 64.000 36.000 3 36.000 x 40% 14.400 78.400 21.600 4 21.600 x 40% 8.640 87.040 12.960 5 12.960 x 50% 3.184 92.224 7.776 Qua bảng tính ví dụ trên ta thấy hạn chế của phương pháp này là số trích khấu hao luỹ kế tới năm cuối cùng sẽ không bù đắp đủ giá trị ban đầu của máy móc. Để giải quyết tồn tại trên, khi chuyển sang nửa cuối của thời gian phục vụ của TSCĐ, ta có thể sử dụng phương pháp khấu hao tuyến tính cố định. Bằng cách này ta sẽ thu hồi vốn ban đầu. Bảng tính khấu hao Đơn vị tính: 1.000đ Năm Cách tính Khấu hao KH luỹ tiến 1 1.000.000 x 40% 40.000 40.000 2 60.000 x 40% 24.000 64.000 3 36.000 : 3 12.000 76.000 4 36.000 : 3 12.000 88.000 5 36.000 : 3 12.000 100.000 Vậy ta thấy nếu áp dụng phương pháp tính khấu hao này thì tới năm cuối ta sẽ thực hiện xong khấu hao và thu hồi toán bộ vốn đã đầu tư vào máy móc thiết bị. áp dụng vào Công ty may thêu xuất khẩu Hưng Thịnh ta thấy: - TSCĐ của Công ty phần lớn là tài sản trong sản xuất. - Nguyên giá TSCĐ: 9.700.400.000đ - Số năm khấu hao: 5 năm - Tỷ lệ khấu hao: 15%/năm. Bảng thực hiện khấu hao Đơn vị tính: 1000đ Năm Cách tính Khấu hao KH luỹ tiến GTCL 1 9.700.400 x 15% 1.455.060 1.433.060 8.245.340 2 8.245.340 x 15% 1.236.801 2.691.861 7.008.539 3 7.008.339 : 2 3.304.269,5 6.196.130,5 3.504.269,5 4 7.008.339 : 2 3.304.269,5 9.700.400 0 Vậy theo cách tính này Công ty có thể khắc phục được hao mòn và thu hồi được toàn bộ vốn đã đầu tư vào TSCĐ đồng thời cũng tạo điều kiện để tái đầu tư cho TSCĐ. 1.5. Thanh lý, nhượng bán một số hàng còn đang tồn kho của Công ty. Do sự phát triển của nền kinh tế thị trường trong lĩnh vực thời trang rất nhanh nên những mẫu mã quần áo hay vải cũng thường xuyên thay đổi để phù hợp với nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng. Năm 1998-1999 Công ty đã mua một số nguyên vật liệu tương đối lớn và phù hợp với thời kỳ đó với giá là 95.000đ/1m. Tại thời điểm đó Công ty đã không tiêu thụ được số vải mà Công ty đã mua là 8.000m vì một lý do tại thời điểm đó giá của loại vải này cao và người tiêu dùng không ưa thích lắm đối với loại vải này. Hơn nữa cũng tại thời điểm đó một lô áo Jaket trượt tuyết sản xuất theo đơn đặt hàng của Nam Triều Tiên, do sơ xuất Công ty đã làm sai quy cách mất 1.300 chiếc với giá theo đơn đặt hàng là 250.000đ/chiếc nên tổng giá trị tồn đọng là 375.000.000đ. cho đến nay loại áo này vẫn không tiêu thụ được, vì với áo trượt tuyết không phù hợp với nhu cầu thị trường Việt Nam. Hơn nữa đây là sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng nên nếu mang đi xuất khẩu ở một thị trường khác là một vấn đề rất khó khăn và khó có thể thực hiện được. Để giải phóng vốn lưu động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Công ty cần giải quyết hai vấn đề sau: - Thanh lý những TSLĐ tồn kho trên. - Thường xuyên nắm bắt thị trường, tiến hành kiểm tra thường xuyên quá trình sản xuất. Trong đó vấn đề thanh lý hai loại hàng trên là vấn đề có tính cấp bách đối với Công ty bởi vì có giải phóng được những TSLĐ này thì Công ty mới thu hồi được vốn để bổ xung vào vốn lưu động từ đó sẽ phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Bảng danh sách hàng tồn kho mà Công ty cần giải quyết trong năm 2000. Đơn vị tính: 1.000đ Loại hàng tồn kho Giá trị % 1. Nguyên vật liệu (vải) 760.000 53,6 2. áo Jaket (trượt tuyết) 375.000 27,4 3. Dự trữ khác 232.384 17 Tổng 1.367.384 100 Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề này không chỉ riêng một mình Công ty có thể giải quyết được mà phải cần có sự phối hợp của Công ty dệt may và các cơ quan Nhà nước có liên quan. Việc thu hồi vốn với số hàng tồn trên theo yêu cầu tính đúng giá trị của nó là một điều rất khó khăn. Nếu thiếu hụt phải dùng quỹ phát triển kinh doanh để bù đắp, trong khi số sản phẩm trên lại quá lỗi thời. Để giải quyết vấn đề này Công ty phải cần thành lập Hội đồng thanh lý số hàng tồn đọng trên và thành phần của Hội đồng phải bao gồm đại diện của Công ty dệt may. Hội đồng đánh giá lại toàn bộ số sản phẩm trên tính tới thời điểm hiện nay. Phần chênh lệch Hội đồng có thể xem xét bù đắp từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Những sản phẩm áo Jaket, Công ty sẽ tiến hành chữa lại và cùng tổng Công ty tìm cách xuất khẩu hoặc cùng chuyển lô hàng mới theo thoả thuận. Số nguyên liệu còn lại nếu có thể sử dụng được thì Công ty sẽ có thể sử dụng sản xuất theo hình thức mua nguyên liệu bán thành phẩm như kế hoạch đặt ra. Thông qua bảng trên ta thấy hàng tồn kho của Công ty năm 2000 là 1.367.384.000 đây là một con số tương đối lớn so với tổng số vốn lưu động của Công ty. Nếu giải quyết được lượng hàng tồn kho này thì doanh nghiệp có thể bổ xung lượng hàng kể vào vốn lưu động cuả mình thì từ đó sẽ góp phần làm cho doanh thu của Công ty tăng nên đáng kể. Ngoài ra số vốn này Công ty có thể bổ xung để đầu tư đổi mới máy móc thiết bị để nâng cao năng lực sản xuất của Công ty. Từ đó đáp ứng được yêu cầu của hình thức mua nguyên liệu bán thành phẩm như kế hoạch của Công ty đã đặt ra. 2. Về phía Nhà nước. Thực hiện đường lối đổi mới và mở cửa nền kinh tế của Đảng và Nhà nước ta, ngành công nghiệp dệt may đã gặp không ít những khó khăn như về thị trường tiêu thụ, vốn, công nghệ...vì vậy để thích ứng được với cơ chế mới các doanh nghiệp dệt may đã có những thay đổi căn bản từ nhận thức đến hành động, chuyển mạnh từ lề lối làm việc thụ động, ỷ lại sang phương thức làm việc chủ động, năng động, dám nghĩ, dám làm và đã đạt được những thành công nhất định. Đặc biệt từ khi Nhà nước ký hiệp định hàng dệt may với các nước EU năm 1993 và mở rộng thị trường sang các nước công nghiệp phát triển, hàng dệt may của ta đã chiếm lĩnh được lòng tin của khách hàng ở các nước EU. Nhật Bản, các nước Bắc Âu và Bắc Mỹ...do vậy kim ngạch xuất khẩu trong những năm gần đây có mức tăng trưởng bình quân 30%/năm. Cụ thể. Năm 1996 là 1.130 triệu USD Năm 1997 là 1.320 triệu USD Năm 1998 là 1.736 triệu USD Thế nhưng thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam trước khi bước sang thiên niên kỷ mới là không nhỏ hiện tại năng lực sản xuất của ngành còn nhỏ bé, kém xa các nước trong khu vực về quy mô, năng xuất, chất lượng sản phẩm. Hơn nữa việc Việt Nam gia nhập hiệp hội các nước Đông Nam á - ASEAN, tham gia khu vực mậu dịch tự do AFTA, tham gia diễn đàn Châu á, Thái Bình Dương APEC và tiến tới gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, là những cơ hội và thách thức to lớn đối với các ngành kinh tế của Việt Nam nói chung và ngành dệt may nói riêng. Để tạo điều kiện cho ngành dệt may Việt Nam hội nhập vào thị trường thế giới và thích ứng được với tiến trình tự do hoá thương mại thì Nhà nước cần có sự quan tâm một cách thích đáng đối với sự nghiệp phát triển của ngành dệt may bằng cách. - Ngành dệt may phải được ưu tiên phát triển và phải được coi là một trong những ngành kinh tế trọng điểm trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. - Phát triển ngành công nghiệp dệt may theo hướng hiện đại hoá, đa dạng hoá về sản phẩm và hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới. - Phát triển ngành công nghiệp dệt may theo hình thức đa dạng hoá hình thức sở hữu và tập trung vào các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước nhất là các doanh nghiệp may. - Phát triển ngành công nghiệp dệt may phải gắn bó với sự phát triển của ngành nông nghiệp và các ngành kinh tế khác có liên quan. - Nhà nước và Công ty tiếp tục mở rộng thị trường chính phủ và các cơ quan quản lý tích cực đấu tranh giành nhiều quyền hạn ngách đối với nước nhập khẩu và không chế nhập khẩu hàng dệt may bằng hạn ngạch. - Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi để các nhà sản xuất Việt Nam tiếp cận với thị trường nước ngoài để nhằm nắm bắt được thị hiếu cũng như là học tập kinh nghiệm sản xuất của các nước tiên tiến. 3. Về phía ngành dệt may Việt Nam: - Các doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường để xác định sản phẩm mũi nhọn, đẩy mạnh việc đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có, đào tạo nguồn nhân lực, áp dụng các phương pháp quản lý tiên tiến nhằm tăng cả số lượng và chất lượng sản phẩm thì mới có khả năng hợp tác và cạnh tranh có hiệu quả, phải có thông tin dữ liệu để tính toán, xây dựng và triển khai các dự án đầu tư khả thi, sản phẩm làm ra phải có thị trường tiêu thụ, phải thu hồi được vốn và trả được nợ. - Hướng cho các đơn vị dệt là phải đầu tư theo chiều sâu, hình thành một số cụm sản xuất dệt, in nhuộm, hoàn tất các công nghệ hiện đại nhằm đáp ứng được vải may mặc.. - Về lĩnh vực may mặc ngành phải tập trung vào khâu sáng tạo mốt để làm ra những sản phẩm với nhãn hiệu của mình, tăng tỷ trọng hàng mua đứt bán đoạn. Những sản phẩm đã có uy tín phải đầu tư theo hướng chuyên môn hoá, tăng thiết bị chuuyên dụng nhằm làm tăng khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập. - Cần có sự phối hợp giữa các doanh nghiệp may để tạo lập các kênh phân phối trên thị trường chủ yếu bằng cách lập các chi nhánh, văn phòng đại diện tại các nước như Mỹ, Nhật Bản, EU...để phân phối sản phẩm của mình tới người tiêu dùng quốc tế. ở trong nước cần hình thành mạng lưới tiêu thụ sản phẩm như siêu thị, cửa hàng lớn để đảm bảo cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng một cách nhanh chóng, thuận tiện đáng tin cậy. Nếu doanh nghiệp làm tốt điều này thì ngành dệt may sẽ càng nâng cao được hiệu quả hoạt động kinh doanh, làm tăng lợi nhuận, mở rộng quy mô hoạt động và khẳng định được vị trí của mình trên thị trường. Kết luận Vốn là một trong những nhân tố cần thiết đối với sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp trong quá trình phát triển và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thì vốn và các biện pháp thu hồi vốn, nâng cao hiệu quả hoạt động và hiệu quả sử dụng vốn ngày càng trở nên quan trọng, nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Công ty may thuê XNK Hưng Thịnh là một trong những ngành công nghiệp nhẹ của nền kinh tế trong những năm qua, Công ty đã cố gắng thực hiện tốt công tác hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vỗn, giải quyết được công ăn việc làm cho trên 640 lao động và mang lại lợi ích cho những ngành kinh tế khác, tạo đà phát triển trong thời gian tới. Bên cạnh những thành tựu mà Công ty đạt được còn một số vấn đề tồn tại cần giải quyết. Việc nâng cao hiệu quả hoạt động và sử dụng vốn được coi là nhiệm vụ hàng đầu của Công ty trong thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của Th.S Hồ Bích Vân cùng với cán bộ phòng kế toán thống kê Công ty may thêu xuất nhập khẩu Hưng Thịnh- Hà Tây đã giúp em hoàn thành đề tài này .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0096.doc
Tài liệu liên quan