Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở công ty xuất nhập khẩu may Anh Vũ

Nếu ta đem so sánh tốc độ tăng của tổng vốn với tốc độ tăng của doanh nghiệp, ta thấy năm 2000 so với năm 1999 doanh thu thuần tăng 45,01% cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ tăng của vốn kinh doanh (5,5%). Như vậy Công ty đã cố gắng rất nhiều trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng của toàn bộ vốn. Doanh lợi vốn kinh doanh năm 2000 cũng tăng lên rõ rệt. Cứ 1 đồng vốn tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra 0,289 đồng lợi nhuận ròng. So với năm 1999 (0,212 đồng) thì đã tăng thêm 0,077 đồng. Về doanh lợi vốn chủ sở hữu: Năm 2000, 1 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra 0,296 đồng lợi nhuận ròng, cao hơn năm 2000 là 0,079 đồng. Như vậy trong năm 2000 hầu như các chỉ tiêu của Công ty đều tăng. Đây là một sự cố gắng của công ty trong việc sử dụng vốn kinh doanh và là một thành tích đáng ghi nhận. Tuy nhiên các chỉ tiêu nay vẫn còn chưa cao, xét về mặt khách quan do giá nguyên vật liệu nhập khẩu cao hơn so với nguyên vật liệu trong nước nên ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty, làm cho lợi nhuận đạt được từ 1 đồng của công ty, làm cho lợi nhuận đạt được từ 1 đồng vốn kinh doanh không cao. Tuy nhiên đó mới chỉ là nhân tố khách quan, những nhân tố chủ quan tồn tại trong công tác tổ chức quản lý và sử dụng vốn đã được phân tích và đánh giá ở phần trên. Vấn đề này đòi hỏi Công ty phải có những giải pháp kịp thời giải quyết những tồn đọng, hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng xấu đến việc sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty.

doc64 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1295 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở công ty xuất nhập khẩu may Anh Vũ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăm kể từ ngày thành lập, hoạt động kinh doanh của Công ty Anh Vũ đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Cụ thể, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong hai năm 1999 - 2000 được thể hiện qua bảng 02: Qua bảng ta thấy tình hình tăng giảm cụ thể của các chỉ tiêu như sau: - Tổng doanh thu năm 2000 tăng so với năm 1999 là 1.732.646.300 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 45,01%. - Tổng lợi nhuận năm 2000 tăng so với năm 1999 là 537.120.350 đồng, ứng với tỉ lệ tăng 43,12%. - Chỉ tiêu nộp Ngân sách năm 2000 tăng so với năm 1999 là 232.645 đồng, tương đương với tỷ lệ tăng 34,25%. Nhìn chung, toàn bộ tình hình hoạt động kinh doanh năm 2000 so với năm 1999 tốt hơn cùng với quy môt tăng lên của doanh nghiệp. Đây là dấu hiệu rất đáng mừng đặc biệt là đối với doanh nghiệp còn non trẻ như Công ty anh Vũ. Để đạt được điều này, Công ty đã không ngừng cải tiến bộ máy quản lý, sử dụng có hiệu quả tình độ chuyên môn của cán bộ quản lý, sử dụng có hiệu quả tình độ chuyên môn của cán bộ quản lý, khai thác tối đa và toàn diện tiềm năng mọi mặt, áp dụng các phương pháp quản lý chi phí một cách chặt chẽ. Từ đó làm giảm chi phí tăng doanh thu, tăng lợi nhuận dẫn đến tăng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn cố định , vốn lưu động nói riêng. Nhận xét cụ thể mối quan hệ tăng giảm giữa các chỉ tiêu chúng ta thấy, lợi nhuận tăng cùng với thu nhập của công nhân viên và khoản nộp Ngân sách cũng tăng lên cho thấy doanh nghiệp đã thực hiện tốt mục tiêu tăng lợi nhuận, nâng cao đời sống cán bọ công nhân viên và tăng thu cho Ngân sách Nhà nước. Nhìn chung, trong thời gian qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tương đối khả quan. Tuy nhiên đây mới chỉ là những chỉ tiêu mang tính tổng hợp, chỉ đánh giá ở mức độ khái quát chứ chưa đi sâu phân tích cụ thể tình hình sử dụng vốn của công ty neen chúng ta chưa thể có những kết luận chính xác được. II. Tình hình tổ chức quản lý, sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty may Anh Vũ. 1. Thực trạng về vốn và nguồn vố của Công ty Anh Vũ năm 2000 Tình hình vốn kinh doanh được thể hiện bằng số liệu của bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2000 (Bảng 03) và nguồn hình thành vốn của Công ty thể hiện qua bảng 04. Bảng 03: Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2000 Đơn vị: Đồng Tài sản Số đầu năm Số cuối kỳ A. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 1.640.095,865 1.788.730.200 I. Vốn bằng tiền 388,073.765 510.400.000 II. Các khoản đầu tư tài chính - - III. Các khoản phải thu 630.729.500 845.250.000 IV. Hàng tồn kho 515.620.700 312.450.200 V. TSLĐ khác 105.672.000 120.630.000 B. TSCĐ và đầu tư dài hạn 1.945.434.375 1.862.073.511 I. TSCĐ 1.945.434.375 1.862.073.511 Tổng tài sản 3.585.530.340 3.650.803.711 Nguồn vốn A. Nợ phải trả 93.985.560 99.295.299 I. Nợ ngắn hạn 93.985.560 99.295.299 II. Nợ dài hạn - - B. Nguồn vốn chủ sở hữu 3,491.544.780 3.551.508.412 I. Nguồn vốn quỹ 1.061.290.971 1.197.926.603 II. Nguồn kinh phí 2.324.581.809 2.353.581.809 Tổng cộng nguồn vốn 3.585.530.340 3,650.803.711 Bảng 04: Nguồn hình thành vốn của Công ty Anh Vũ năm 2000 Nội dung Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng vốn kinh doanh 3.650.803.711 100 I. Theo nguồn hình thành 1. Vốn chủ sở hữu 3.551.508.412 97,3 2. Nợ phải trả Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn 99.295,299 99.295,299 - 2,7 II. Theo thời gian huy động 1. Vốn thường xuyên 3.551.508.412 97,3 Qua hai bảng số liệu ta thấy, tính đến ngày 31/12/2000, vốn sản xuất kinh doanh của Công ty là 3.650.803.711 đồng. Trong đó: VCĐ là: 1.862.073.511 đồng VLĐ là: 1.788.730.200 đồng Và được hình thành từ 2 nguồn cơ bản sau: Nguồn vốn chủ sở hữu: 3.551.508.412 đồng. Nợ phải trả: 99.295.299 đồng Để phân tích rõ thêm nguồn hình thành vốn của Công ty, ta tính toán và đánh giá một số chỉ tiêu của năm 2000: Tổng số nợ 99.295.2999 - Hệ số nợ = = = 0,027 Tổng số tài sản 3.650.803.711 Công ty không chọn phương án vay dài hạn nhằm tận dụng tối đa mọi nguồn vốn trong doanh nghiệp. Vì vậy hệ số nợ dài hạn = 0. Vốn chủ sở hữu trong kỳ - Hệ số vốn chủ sở hữu = Tổng số vốn của doanh nghiệp trong kỳ 3.551.508.412 = = 0,973 3.650.803.711 Từ kết quả tính toán trên ta có thể rút ra một số nhận xét sau: Do hệ số vốn chủ sửo hữu cao (0,973) nên hệ số nợ rất thấp: 0,027, cho thấy khả năng thanh toán nợ của Công ty khá cao, khoản nợ của Công ty lại chỉ mang tính chất tạm thời nên có thể nói tình hình tài chính tương đối lành mạnh. Chính điều này tạo thành ưu thế khi công ty cần vay vốn của các tổ chức kinh tế khác và tạo điều kiện cho công ty từng bước khẳng định thế đứng của mình trên thị trường cũng như trong cạnh tranh. Mặt khác, do nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ tọng tương đối cao trong tổng số vốn nên công ty không lựa chọn hình thức vay dài hạn, vừa phải chịu mức độ rủi ro cao, sử dụng không chủ động, linh hoạt, đồng thời phải lập quỹ trả nợ nên hiệu quả đạt được không cao. Theo số liệu của bảng cân đối kế toán (ngày 31/12/2000) thì: Nợ ngắn hạn chiếm 100% tổng nợ phải trả, trong đó khoản phải trả cho người bán là 12.150.000 đồng, chiếm 12,24% tổng nợ phải trả. Về bình diện chung để xem xét, nếu khoản nợ càng nhỏ phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng cao. Tuy nhiên, trong trường hợp này, đây lại chưa phải la một lợi thế của công ty. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn bán nhanh sản phẩm của mình thì phải chấp nhận hình thức thanh toán chậm, tất nhiên số tiền nợ chỉ nằm trong một giới hạn nhất định. Trong khi đó, số vốn mà Công ty Anh Vũ chiếm dụng được của khách hàng không cao, điều đó một phần do Công ty mới được thành lập, chưa tạo được nhiều mối quan hệ lâu năm với các bạn hàng nên chưa gây được sự tin tưởng tuyệt đối, đồng thời cán bộ làm công tác thương mại cũng chưa phát huy tối đa khả năng sáng tạo của mình trong việc mua sắm nguyên vật liệu, tài sản cố định... Song một phần không nhỏ nữa là do tính đặc thù trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty mà chỉ sản xuất gia công theo đơn đặt hàng nên quá trình bán hàng ngắn hơn do không phải chào bán sản phẩm và chờ tiêu thụ. Vì thế, tiền thu về nhanh hơn, có điều kiện thanh toán cho người bán sớm hơn. Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty chiếm 97,3% trong tổng nguồn vốn, vì thế nó không chỉ tài trợ cho nhu cầu vốn cố định mà còn đáp ứng một phần cho nhu cầu vốn lưu động của Công ty. VLĐ thường xuyên = Nguồn vốn dài hạn - TSCĐ và ĐTDH = 3.551.508.412 - 1.862.073.511 = 1.689.434.901 Như vậy, nguồn vốn dài hạn không chỉ đâu tư đủ cho TSCĐ mà còn dư 1.689.434.901 đồng để đầu tư vào TSLĐ còn thiếu. Nó cho thấy, TSLĐ không chỉ được đầu tư đủ mà còn được đầu tư một cách vững chắc bằng nguồn dài hạn. Bên cạnh đó, một phần không nhỏ VLĐ thường xuyên cũng được tài trợ từ nguồn này càng khẳng định tính lành mạnh của tình hình tài chính của Công ty. Đánh giá một cách tổng quát thf việc tổ chức vốn thực hiện sản xuất kinh doanh của Công ty Anh Vũ là hợp lý, sáng tạo và linh hoạt. Tuy nhiên, chúgn ta chưa thể kết luận được việc sử dụng vốn đó có đảm bảo đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh hay không. Muốn vậy, phải đi vào xem xét tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của công ty. 2. Tình hình tổ chức quản lý và hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty may Anh Vũ: Như đã phân tích và giới thiệu ở phần đầu của chương hoạt động sản xuất kinh doanh hàng may mặc là hoạt động chủ yếu duy nhất cuả công ty trong thời gian qua. Số liệu ở bảng 02 và 03 cho thấy: Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh là: 5.581.834.797 đồng. Lợi nhuận từ hoạt động này là: 1.535.289.793 đồng. Tổng vốn kinh doanh cho hoạt động này là: 3.650.803.711 đồng. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh như thế nào, chúgn ta không chỉ xem xét vốn kinh doanh nói chung mà chúng ta còn phải xem xét vốn cố định và vốn lưu động nói riêng, để có những phương án hữu hiệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 2.1. Tình hình tổ chức quản lý và hiệu quả sử dụng vốn cố định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Anh Vũ: Vốn cố định của Công ty may Anh Vũ ở thời điểm 31/12/2000 là 1.862.073.511 đồng, giảm 83.360.864 đồng so với số vốn cố định ở thời điểm 31/12/1999 (1.945.434,375 đồng), với tỷ lệ giảm 4,28%. Để đánh giá tình hình sử dụng VCĐ của Công ty ta xem kết cấu và sự tăng giảm của TSCĐ qua bảng sau: (Bảng 05) Bảng 05: Tình hình tăng giảm nguyên giá TSCĐ của công ty Anh Vũ năm 2000 Đơn vị: đồng Phân loại TSCĐ Đầu năm Cuối năm Chênh lệch Đầu/ Cuối năm NG TSCĐ % NG TSCĐ % Số tuyệt đối % I. TSCĐ đang dùng 100 100 100 1. TSCĐ dùng trong SXKD 2.324.581.809 2.353.581.809 + 29.000.000 1,25 - Nhà cửa vật kiến trúc 620.000.000 26,7 620.000.000 26,3 0 0 - Máy móc thiết bị 1.334.471.458 57,4 1.363.471.458 57,9 + 29.000.000 2,17 - Phương tiện vận tải 326.453.809 14,1 326.753.809 13,9 0 - - Thiết bị, dụng cụ QL 43.356.542 1,8 43.356.542 1,9 0 - II. TSCĐ chưa cần dùng - - III. TSCĐ không cần dùng chờ thanh lý - - Tổng cộng 2.324.581.809 100 2.353.581.809 100 + 29.000.000 + 1,25 Nhìn vào bảng số liệu ta thấy TSCĐ cuối năm tăng hầu như không đáng kể so với đầu năm, chỉ tăng 29.000.000 đồng ứng với tỷ lệ tăng 1,25%. Điều này chứng tỏ trongnăm qua, công ty không chú trọng đầu tư mua sắm TSCĐ dùng cho sản xuất kinh doanh mà chỉ đầu tư một lượng rất nhỏ để mua sắm thêm máy móc thiết bị. Có thể giải thích bởi hai lý do. Thứ nhất, do mới đi voà hoạt động hơn 2 năm máy móc chưa hoạt động hết công suất nên hầu hết TSCĐ mới khấu hao một lượng nhỏ. Thứ hai, vì là doanh nghiệp mới trên thị trường, chưa có bề dày kinh nghiệm và uy tín cao, chưa kí được nhiều hợp đồng lớn nên chưa phải mở rộng qui mô sản xuất, dẫn đến không có nhu cầu trang bị mới TSCĐ. Để thấy rõ tình hình sử dụng vốn cố định và kết quả đã đạt được ta cần so sánh tốc độ tăng của TSCĐ với tốc độ tăng của doanh thu thuần và lợi nhuận thuần. 5.581.834.797 - Tốc độ tăng doanh thu cuối năm = x 100 3.849.188.497 = 145,01% 1.535.289.793 - Tốc độ tăng lợi nhuận thuần cuối năm = x 100 2.324.581.809 = 143,8% 2.353.581.809 - Tốc độ tăng của TSCĐ cuối năm = x 100 2.324.581.809 = 101,25% Tốc độ tăng của TSCĐ là 101,25% nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần là 145,01% và tốc độ tăng của lợi nhuận thuần là 143,8%. Qua đó ta thấy, mặc dù không đầu tư thêm nhiều vào TSCĐ nhưng kết quả hoạt động của Công ty vẫn được nâng cao, chứng tỏ TSCĐ đã được sử dụng tương đối hợp lý và tiết kiệm. Để đánh giá cụ thể về năng lực hiện còn của TSCĐ, chúng ta cùng xem xét thông qua các chỉ tiêu giá trị còn lại của TSCĐ (bảng 6). Bảng 06: Tình hình nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ năm 2000 Đơn vị: đồng Phân loại TSCĐ Nguyên giá Số tiền đã khấu hao Giá trị còn lại Số tiền % so với nguyên giá I. TSCĐ đang dùng 1. TSCĐ dùng trong SXKD 2.353.581.809 491.508.298 1.862.073.511 79,12 - Nhà cửa vật kiến trúc 620.000.000 144.666.666 475.333.334 76,7 - Máy móc thiết bị 1.363.471.458 312.412.388 1.051.059.070 77,1 - Thiết bị dụng cụ quản lý 43.356.542 12.345.658 30.710.884 70,8 - Phương tiện vận tải 326.453.809 21.783.586 304.970.223 93,3 II. TSCĐ không cần dùng - - - III. TSCĐ không cần dùng chờ thanh lý - - - Tổng cộng 2.353.581.809 491.508.298 1.862.073.511 79,12 Giá trị còn lại của TSCĐ đang dùng là 1.862.073.511 đồng = 79,12% nguyên giá, chứng tỏ TSCĐ của Công ty mới được khấu hao 20,88% nguyên giá. - Nhà cửa kiến trúc giá trị còn lại là 475.333.335 đồng, hệ số hao mòn 23,3%. - Thiết bị dụng cụ quản lý giá trị còn lại là 30.710.884 đồng, hệ số hao mòn 29,2%. - Phương tiện vận tải truyền dẫn giá trị còn lại là 304.970.223 đồng, hệ số hao mòn 6,7%. - Máy móc thiết bị giá trị còn lại là 1.051.059.070 đồng, hệ số hao mòn 22,9%. So với TSCĐ khác (không kể phương tiện vận tải truyền dẫn) thì máy móc thiết bị có hệ số hao mòn thấp nhất chứng tỏ máy móc thiết bị của Công ty còn mới, tính năng sử dụng còn cao, chưa bị lạc hậu. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, cuối năm 2000 nguyên giá của máy móc thiết bị chỉ tăng thêm 29.000.000 đồng. Do đó trong thời gian tới, công ty cần chú trọng đổi mới, đầu tư thêm máy móc thiết bị để nâng cao năng lực sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, trong năm 2000, việc quản lý và sửa chữa TSCĐ cũng được Công ty chú trọng làm tốt. Để bù đắp giá trị TSCĐ bị hao mòn, Công ty đã tiến hành trích khấu hao TSCĐ. Số tiền khấu hao đã trích năm 2000 là 491.508.298 đồng, tăng so với số đã trích khấu hao đầu năm là 112.360.846 đồng (số khấu hoa đầu năm là 379.147.434 đồng). Quỹ này là nguồn tài chính quan trọng để Công ty tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng TSCĐ. Quỹ này cũng được Công ty sử dụng một cách linh hoạt để chi trả tiền lương cho công nhân viên và dùng trong thanh toán... để đáp ứng nhu cầu sản xuất chung của Công ty. Mặt khác, trong năm 2000, công ty đã sửa chữa, nâng cấp 2 phân xưởng may và kho nguyên phụ liệu để tạo điều kiện tốt hơn cho việc bảo quản nguyên liệu, phục vụ tốt hơn cho quá trình sản xuất. Để xem xét tình hình sử dụng VCĐ năm 2000 của Công ty, chúng ta cùng phân tích một số chỉ tiêu sau: - Hiệu suất sử dụng VCĐ: Doanh thu thuần trong kỳ Hiệu suất sử dụng VCĐ = VCĐ bình quân trong kỳ VCĐ đầu năm + VCĐ cuối năm VCĐ bình quân = 2 VCĐ bình quân năm 2000: 202.200.7.175 + 1.945.434.375 Đầu năm = = 1.983.720.775 2 1.945.434.375 + 1.862.073.511 Cuối năm = = 1.903.753.943 2 Hiệu suất sử dụng VCĐ: 3.849.188.497 Đầu năm 2000 = = 1,94 1.983.720.775 5.581.834.797 Cuối năm 2000 = = 2,932 1.903.753.943 Ta thấy, đầu năm 2000, cứ 1 đồng VCĐ bỏ vào sản xuất kinh doanh tại ra 1,94 đồng đoanh thu thuần, cuối năm con số này là 2,932, so với đầu năm đã tăng 0,992 đồng doanh thu thuần/đồng VCĐ. Điều này chứng tỏ rằng Công ty đã đẩy mạnh việc nâng cao hiệu suất sử dụng VCĐ làm tăng năng lao động, sản lượng sản phẩm tăng, doanh thu tăng lên, đă tiết kiệm được vốn huy động vào sản xuất kinh doanh, đây là mặt tích cực của Công ty. Vì vậy Công ty cần phát huy hơn nửa trong việc sử dụng VCĐ ở kỳ tiếp theo. Chỉ tiêu doanh lợi VCĐ: Lợi nhuận ròng trong kỳ Doanh lợi VCĐ = VCĐ bình quân Doanh lợi VCĐ năm 2000 của Công ty như sau : 725.883.201 Đầu năm = = 0,366 1.983.720.775 1.043.997.060 Cuối năm = = 0,548 1.903.753.943 Đầu năm 2000, một đồng VCĐ mang lại cho Công ty 0,366 đồng lợi nhuận ròng, cuối năm, cứ một đồng VCĐ bỏ vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì Công ty thu được j0,548 đồng lợi nhuânh ròng, tức tăng 0,182 đồng so với đầu năm. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng VCĐ cuối năm cao hơn, khoa hoạc hơn, chứng tỏ kết cấu TSCĐ của Công ty hoàn toàn hợp lý, đại đa số TSCĐ được dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh phù hơp với khả năng đặc điểm hoạt động của Công ty. Như vậy, trong thời gian hoạt động hơn 2 năm qua Công ty máy Anh Vũ đã cố gắng sử dụng VCĐ có hiệu quả cao nhất, đó là một nỗ lực rất lớn cần phát huy của Công ty. Mọi chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng VCĐ cuối năm đều cao hơn đầu năm, trong cơ cấu TSCĐ lại không cần dùng chờ thanh lý nên vốn không bị tồn. Tuy nhiên đầu tư mới vào TSCĐ còn chưa cao sẽ là một phần nguyên nhân hạn chế năng lực sản xuất của Công ty. Vì vậy, ngoài sử dụng VCĐ, Công ty cần phải chú trọng đầu tư hơn nữa vào máy móc thiết bị dùng trong sản xuất để tạo điều kiện tái sản xuất theo cả chiều rộng và chiều sâu trong thời gian tới. 2.2 . Tình hình tổ chức quản lý và hiệu quả sử dụng Vl.Đ của Công ty Anh Vũ. Theo số liệu của bảng 02, tại thời điểm 31/12/2000 VLĐ của Công ty là 1.788.730.200 đồng so với cùng thời điểm này năm 1999 là 1.640.095.965 đồng, VLĐ của Công ty đã tăng 148.634.235 đồng, tương ứng tỉ lệ tăng 9,06%. Cơ cấu VLĐ của Công ty được thể hiện qua bảng 07 : Bảng 07 : Bảng phân tích cơ cấu TSLĐ của Công ty Anh Vũ năm 2000. Đơn vị : Đồng Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch / Đầu năm Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % I. Vốn bằng tiền 388.073.765 23,7 510.400.000 28,5 +122.326.235 +31,5 II. Các khoản phải thu 630.729.500 38,5 845.250.000 47,3 +214.520.500 +34 III. Hàng tồn kho 515.620.700 31,4 312.450.200 17,5 -203.170.500 -39,4 IV. TSLĐ khác 105.672.000 6,4 120.630.000 6,7 +14.958.000 +14,2 Tổng cộng 1.640.095.965 100 1.788.730.200 100 +148.634.235 +9,06 * Trong năm 2000, vốn bằng tiền tăng 122.326.235 đồng, với tỷ lệ 31,5 % so với năm 1999, trong đó chủ yếu là tăng tiền gửi ngân hàng : 360,054.800 đồng, tăng 134.731.275 đồng với tỷ lệ tăng 59,8% . Nhưng tiền mặt tại quỹ lại giảm từ 162.750.240 đồng xuống còn 150.345.200 đồng tức là giảm 12,405.040 đồng ứng với tỷ lệ giảm 7,6 %. Năm 2000 quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty mở rộng do đó Công ty đã tăng vốn tiền tệ cuối năm so với đầu năm là 122.326.235 đồng. Duy trì lượng tiền gửi ngân hàng gtạo điều kiện thuận lợi hợn cho Công ty vì Công ty vừa thuận tiện trong việc chi trả nội bộ và khách hàng qua ngân hàng, lại thu được lãi tiền gửi ngân hàng. Do nguyên vật liệu dùng để sản xuất sản phẩm của Công ty phải nhập khẩu 100% vì thế Công ty chủ yếu thanh toán cho người cung cấp qua ngân hàng. Vốn bằng tiền tăng tức là tăng khả năng thanh toán và chủ động trong sản xuất kinh doanh của Công ty. * Các khoản phải thu cuối năm 2000 tăng 214.520.500 đồng, tức là tăng 34% so với đầu năm. Trong đó, phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất. Bảng 08 : Tình hình biến động các khoản phải thu năm 2000 Đơn vị : Đồng Các chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm So sánh tăng giảm ( +/- ) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối % II. Các khoản phải thu 630.729.500 38,5 845.250.000 47,3 +214.520.500 +34 1. Phải thu của khách hàng 535.400.000 645.345.200 +109.945.200 +20,5 2. Trả trước cho người bán 15.600.000 85.848.844 +70.248.844 +450,3 3. Thuế GTGT được khấu trừ 63.084.756 15.350.500 +15.350.500 +24,3 4. Phải thu nội bộ 6.644.744 24.365.800 +17.721.056 +266,7 5. Các khoản phải thu 10.000.000 11.254.900 +1.254.900 +12,6 Các khoản phải thu năm 2000 chiếm tỷ trọng lớn nhất trong VLĐ của Công ty, chiếm 47,3%, trong đó phải thu khách hàng là 645.345.200 đồng, tăng 20,5% so với năm 1999) các khoản phải thu khác tăng 12,6%. Đặc biệt tăng mạnh là trả trước cho người bán : 85.848.844 đồng (tăng 450,3% so với năm 1999) và khoản phải thu nội bộ năm 2000 là 24.365.800 đồng (tăng 266,7%). Vấn đề nổi cộm ở đây là Công ty bị chiếm dụng một lượng vốn tương đối lớn. Thứ nhất phải thu khách hàng tăng cho thấy công ty phải bán chịu nhiều hơn năm trước. Nguyên nhân chính là do khách hàng quen của các hãng liên doanh hoặc các công ty lớn được nợ lâu, không phải thanh toán ngay. Thêm vào đó, Công ty mới bước vào thị trường, bề dày kinh nghiệm chưa cao, chưa thể có đủ năng lực cạnh tranh với các công ty lớn nên nếu Công ty yêu cầu thanh toán ngay hoặc chỉ cho nợ ngắn hạn thì sẽ không khuyến khích việc tiêu thụ để thu hồi vốn. Do đó, công ty phải chấp nhận bán hàng trước và thu tiền sau. Điều này đòi hỏi Công ty cần phải xem xét để có những biện pháp hữu hiệu cho công tác thu hồi nợ, hoặc phải tìm hiểu xem các bạn hàng của mình liệu có tin tưởng và thường xuyên giữ "chữ tín" trong quan hệ mua bán hay không. Thứ hai, mặc dù hai khoản trả trước cho người bán và phải thu nội bộ hiện chiếm tỷ trọng không lớn hớn trong tổng số các khoản phải thu nhưng tỷ lệ tăng của chúng quá lớn lại là điều đáng lưu tâm. Tất nhiên, trả trước cho người bán tăng lên nhằm để giữ mối quan hệ với nhà cung cấp và cũng khẳng định thêm uy tín của mình là điều nên làm. Tuy nhiên, công ty cần điều chỉnh hợp lý khoản trả trước để sao cho vừa giữ mối quan hệ vừa không gây ứ vốn cho doanh nghiệp mình. Đồng thời kết hợp thu hồi ngay các khoản phải thu nội bộ có thể thu để vốn quay vòng có hiệu quả hơn. Bảng 09 : Tình hình biến động các khoản phải trả năm 2000 Đơn vị : Đồng Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm So sánh tăng giảm (+)/ (- ) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối % 1. Phải trả người bán 8.620.400 9,17 12.150.000 12,2 +3.529.600 +40,9 2. Phải trả CNV 10.620.500 11,3 15.300.000 15,4 +4.679.500 +44,1 3. Người mua trả tiền trước - - - 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 74.744.660 79,53 71.845.299 72,4 -2.899.361 -3,9 Tổng cộng 93.985.560 100 99.295.299 100 +5.309.739 +5,6 Số liệu bảng 09 cho biết số vốn lưu động Công ty chiếm dụng của các đối tượng khác. Năm 2000, số tiền Công ty chiếm dụng của người bán tăng 3.529.600 đồng với tốc độ tăng 40,98. Khoản chiếm dụng này không lớn cùng với người mua không trả trước tiền hàng chứng tỏ bạn hàng chưa thật sự tin tưởng vào Công ty. Điều này đã phân tích ở phần (1) nên ở đây không đi sâu nghiên cứu thêm. Khoản phải trả công nhân viên chiếm một tỷ trọng thấp, đây là điều tốt bởi nó chứng Công ty đảm bảo được thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, sự cân đối giữa các khoản phải thu và khoản phải trả là chưa hợp lý . Công ty vẫn để chênh lệch lớn giữa khoản phải thu và khoản phải trả, phải thu lớn hơn phải trả một lượng rất lớn chứng tỏ vốn Công ty bị chiếm dụng nhiều. Mức chênh lệch này có chiều hướng ngày càng tăng là điều không tốt, như vậy vốn của công ty sẽ ứ đọng và không linh hoạt, vậy vốn của công ty sẽ bị ứ đọng và không linh hoạt. Đầu năm 2000 mức chênh lệch này giữa khoản phải thu và khoản phải trả là 536.743.940 đồng nhưng cuối năm chênh lệch này đã lên tới 745.954.701 đồng, chứng tỏ khấu thu nợ Công ty chưa tốt nhu cầu thanh toán và khả năng thanh toán chưa thật hài hoà hợp lý. Vì vậy , công ty cần điều chỉnh sao cho khoản phải thu và phát trả thật hợp lý. Cụ thể cần giảm khoản phải thu đồng thời lợi dụng tín thương mại đối với các nhà cung cấp và người mua từ đó điều chỉnh hợp lý giữa nhu cầu thanh toán và khả năng thanh toán. Mặt khác, các khoản phải thu tăng và chiếm tỷ trọng lớn đã làm cho việc thu hồi vốn của Công ty bị chậm, làm cho nhu cầu vốn lưu động của Công ty tăng. Trong khi đó, VLĐ của Công ty được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu và vay ngắn hạn, nếu Công ty thu hồi được các khoản nợ để tài trợ cho VLĐ thì với chủ sở hữu của Công ty có thể dùng để đầu tư vào lĩnh vực khác thu lợi nhuận nhiều hơn nữa. Để đánh giá khả năng thu hồi vốn của Công ty chúng ta cùng xem xét các chỉ tiêu sau : Số dư bình quân các khoản phải thu Kỳ thu tiền trung bình = Doanh thu thuần 501.249.880 Đầu năm = x 360 = 46,88 ngày 3.849.188.497 737.989.750 Cuối năm = x 360 = 47,6 ngày 5.581.834.797 Như vậy số ngày cần thiết để thu hồi các khoản phải thu của Công ty tăng lên 0,72 ngày. Tuy các khoản phải thu tăng lên 34% và với một lượng tượng đối nhiều 214.520.500 đồng nhưng kỳ thu tiền trung bình tăng lên chưa đến 1 ngày, mặc dù chưa tốt song nó thể hiện sự cố gắng rất lớn của công ty trong công tác thu hồi nợ. * Về hàng tồn kho: Hàng tồn kho của công ty đầu năm chiếm tỷ trọng tương đối lớn (31,4%) trong tổng số VLĐ, thì đến cuối năm chỉ chiếm tỷ trọng 17,5%. Đây có thể nói là nỗ lực không nhỏ của Công ty. Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng VLĐ của Công ty. Cuối năm 2000 vốn hàng tồn kho giảm từ 515.620.700 đồng xuống còn 312.450.200 đồng với tỷ lệ giảm 39,4% (xem bảng 10): Bảng 10: Chi tiết hàng tồn kho năm 2000 Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm So sánh tăng giảm ( +/- ) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối % 1.Nguyên vật liệu tồn kho 75.600.500 4,61 71.240.300 3,99 -4.360.200 -5,8 2. Công cụ dụng cụ trong kho 33.630.700 2,1 16.320.750 0,94 -17.309.950 -51,5 3. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 120.650.900 7,4 180.620.700 10,1 +59.969.800 +49,7 4. Thành phẩm tồn kho 243.600.300 14,9 24.560.300 1,37 -219.040.000 -89,9 5. Hàng hoá tồn kho 42.138.300 2,39 19.708.150 1,1 -22.430.150 -53,2 Tổng cộng 515.620.700 31,4 313.450.200 17,5 -203.170.500 -39,4 Trong đó: Nguyên vật liệu tồn kho giảm 4.360.200 đồng, tức giảm 5,8%; công cụ dụng cụ trong kho giảm 17.309.950 đồng, giảm 51,5%; thành phẩm tồn kho, giảm 219.040.000 đồng, giảm 219.040.000 đồng, giảm 89,9%; hàng hoá tồn kho giảm 22.430.150 đồng, giảm 53,2%. Nhưng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang lại tăng 59.969.800 đồng, tăng 49,7%. Tuy hàng tồn kho cuối năm đã giảm so với đầu năm là 39,4% nhưng công ty dự trữ một lượng hàng hoá tồn kho vẫn còn lớn 312.450.200 đồng. Nguyên vật liệu tồn kho giảm ít, vì vậy vẫn phải tốn một lượng chi phí quản lý số nguyên vật liệu trong kho tránh hư hỏng mất mát hoặc kém phẩm chất. Bên cạnh đó ta có thể thấy, hàng hoá, thành phẩm tồn kho của Công ty vẫn còn cao. Hàng hoá tồn kho và thành phẩm tồn kho cuốu năm lần lượt là 19.708.150 đồng và 24.560.300 đồng. Đây là sản lượng hàng hoá Công ty không tiêu thụ ngay được vì thế lượng vốn lưu động nằm trong khâu này vẫn lớn, không chyển hoá thành tiền được, bị ứ đọng vốn nằm chết, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Nếu công ty giảm được lượng hàng tồn kho xuống thấp hơn nữa mà vẫn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường thì Công ty sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí bảo quản, tiết kiệm được một lượng vốn tài trợ cho nhu cầu VLĐ thường xuyên từ đó lại giảm khoản vay ngắn hạn dùng để tài trợ cho VLĐ và làm giảm lãi suất tiền vay phải trả, góp phần làm tăng lợi nhuận của Công ty. Để xem xét đánh giá hàng tồn kho, người ta xác định hệ số vòng quay của vốn vật tư hàng hoá, nhằm dự tính tốc độ luân chuyển hàng tồn kho và thời gian dự trữ hàng hoá tại kho như thế nào. Giá vốn hàng bán Số vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho bình quân 2.603.515.893 Đầu năm = = 5,1 vòng 510.493.312 3.799.041.843 Cuối năm = = 9,2 vòng 414.035.450 Từ kết qủa tính toán trên ta thấy, vòng quay hàng tồn kho của Công ty cuối năm cao hơn so với đầu năm là 4,1 vòng. Điều này có được là do vốn vật tư hàng hoá tồn kho năm 2000 giảm và doanh thu tăng lên. Điều này thể hiện công việc sản xuất kinh doanh của Công ty có tiến triển, nhìn chung năm 2000 đã tránh được việc dự trữ vật tư hàng hoá quá mức. Như vậy kết cấu VLĐ năm 2000 của Công ty đã có sự thay đổi khá lớn: Tại thời điểm đầu năm, vốn bằng tiền chiếm 23,7%, các khoản phải thu chiếm 38,5%, hàng tồn kho chiếm 31,4%, TSLĐ khác chiếm 6,4%. Đến thời điểm cuối năm, vốn bằng tiền chiếm 28,5%, các khoản phải thu chiếm tới 47,3%; hàng tồn kho chỉ chiếm 17,5% và TSLĐ khác chiếm 6,7%. Sự thay đổi kết cấu VLĐ nhìn chung vẫn gặp phải khó khăn, vốn bằng tiền tuy có tăng lên nhưng đồng thời các khoản phải thu cũng tăng lên, hàng tồn kho tuy có giảm nhưng vẫn lớn làm cho vốn bị ứ đọng. Để thấy rõ được hiệu quả VLĐ của Công ty, chúng ta cần phân tích tiếp thông qua 1 số chỉ tiêu (Bảng 11): Bảng 11: Hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty năm 2000. Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Tăng, giảm (+, -) - Doanh thu thuần 3.849.188.497 5.581.834.797 + 1.732.646.300 - VLĐ bình quân 1.446.808.665 1.714.413.083 + 267.604.418 - Lợi nhuận ròng 725.883.201 1.143.997.060 1. Vòng quan VLĐ 3.849.188.497 1.446.808.665 = 2,66 vòng 5.581.834.797 1.714.413.083 = 3,26 vòng +0,6 vòng 2. Số ngày luân chuyển VLĐ 360 = 135 ngày 2,66 360 = 110 ngày 3,26 - 25 ngày 3. Doanh lợi VLĐ 725.883.201 1.446.808.665 = 0,502 1.043.997.060 1.714.413.083 = 0,609 + 0,107 Để tăng hiệu quả sử dụng VLĐ thì ta phải tăng nhanh vòng quay của VLĐ bằng cách tăng doanh thu thuần và tiết kiệm lượng VLĐ bình quân sử dụng trong kỳ. Qua tính toán ở trên ta thấy cuối năm 2000 doanh thu thuần tăng hơn so với đầu năm là 1.732.646.300 đồng và VLĐ bình quân tăng 267.604.418 đồng. Nhưng do tốc độ tăng của doanh thu thuần lớn hơn tốc độ tăng của VLĐ nên vòng quay của VLđ đã tăng được 0,6 vòng. Vòng quay VLĐ tăng đã làm cho số ngày luân chuyển VLĐ giảm 25 ngày so với đầu năm. Đây là mặt tích cực của Công ty trong năm 2000. Đối với chỉ tiêu doanh lợi VCĐ ta thấy cứ 1 đồng VLĐ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh cuối năm 2000 tạo ra 0,069 đồng lợi nhuận thuần, còn đầu năm 2000 là 0,502 đồng lợi nhuận thuần. Như vậy mức doanh lợi VLĐ mà Công ty đạt được năm sau cao hơn năm trước. 2.3. Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty: Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty đạt được trên cơ sở kết qủa đạt được trong công tác quản lý và sử dụng VCĐ và VLĐ. Có thể xem xét tình hình cụ thể qua bảng sau (bảng 12) Bảng 12: Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh năm 2000 Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Kết quả thực hiện So sánh tăng giảm Đầu năm Cuối năm Số tuyệt đối % - Doanh thu thuần 3.849.188.497 5.581.864.797 + 1.732.646.300 + 45,01 - Lợi nhuận ròng 725.883.201 1.043.997.060 + 318.113.858 + 43,8 - Vốn SX bình quân + VCĐ bình quân + VLĐ bình quân 3.430.529.440 1.983.720.775 1.446.808.665 3.618.167.026 1.903.753.943 1.714.413.083 + 187.637.586 - 79.966.832 + 267.604.418 + 5,5 - 4,03 + 18,5 - Nguồn vốn SX BQ + Nợ phải trả BQ + Vốn chủ sở hữu BQ 3.430.829.440 92.455.469 3.338.073.971 3.618.167.026 96.640.429,5 3.521.526.596,5 + 187.637.586 + 4.184.960,5 + 183.452.625 + 5,5 + 4,5 + 5,5 1. Hệ số vòng quay toàn bộ vốn kinh doanh 3.849.188.497 3.430.529.440 = 1,122 5.581.834.797 3.618.167.026 = 1,543 + 0,421 + 37,5 2. Doanh lợi VKD 725.883.201 3.430.529.440 = 0,212 1.043.997.060 3.618.167.026 = 0,289 + 0,077 + 36,3 3. Doanh lợi vốn chủ sở hữu 725.883.201 3.338.073.971 = 0,217 1.043.997.060 3.521.526.596,5 = 0,296 + 0,079 + 36,4 Vòng quay toàn bộ vốn năm 2000 tăng 0,421 vòng, điều này thể hiện sự cố gắng trong việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm đồng thời giảm tốc độ tăng vốn kinh doanh làm cho vòng quay vốn tăng lên, điều này có lợi cho Công ty là tốc độ thu hồi vốn nhanh, đảm bảo việc tăng chu kỳ sản xuất rút ngắn thời gian luân chuyển của vốn: Nếu ta đem so sánh tốc độ tăng của tổng vốn với tốc độ tăng của doanh nghiệp, ta thấy năm 2000 so với năm 1999 doanh thu thuần tăng 45,01% cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ tăng của vốn kinh doanh (5,5%). Như vậy Công ty đã cố gắng rất nhiều trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng của toàn bộ vốn. Doanh lợi vốn kinh doanh năm 2000 cũng tăng lên rõ rệt. Cứ 1 đồng vốn tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra 0,289 đồng lợi nhuận ròng. So với năm 1999 (0,212 đồng) thì đã tăng thêm 0,077 đồng. Về doanh lợi vốn chủ sở hữu: Năm 2000, 1 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra 0,296 đồng lợi nhuận ròng, cao hơn năm 2000 là 0,079 đồng. Như vậy trong năm 2000 hầu như các chỉ tiêu của Công ty đều tăng. Đây là một sự cố gắng của công ty trong việc sử dụng vốn kinh doanh và là một thành tích đáng ghi nhận. Tuy nhiên các chỉ tiêu nay vẫn còn chưa cao, xét về mặt khách quan do giá nguyên vật liệu nhập khẩu cao hơn so với nguyên vật liệu trong nước nên ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty, làm cho lợi nhuận đạt được từ 1 đồng của công ty, làm cho lợi nhuận đạt được từ 1 đồng vốn kinh doanh không cao. Tuy nhiên đó mới chỉ là nhân tố khách quan, những nhân tố chủ quan tồn tại trong công tác tổ chức quản lý và sử dụng vốn đã được phân tích và đánh giá ở phần trên. Vấn đề này đòi hỏi Công ty phải có những giải pháp kịp thời giải quyết những tồn đọng, hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng xấu đến việc sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty. 3. Những vấn đề đặt ra trong việc sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty Anh Vũ: Như hiện nay có thể nói công ty xuất nhập khẩu may Anh Vũ đã thành công trong việc bố trí cơ cấu và sử dụng vốn hợp lý phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, điều đó được thể hiện bằng việ Công ty làm ăn rất có hiệu quả, đã đạt được những thành tích nhất định như đã nghiên cứu ở phần trên. Mặc dù vậy, trong công tác quản lý và sử dụng vốn vẫn còn những tồn tại cần phải được giải quyết. Mặc dù trong năm Công ty đã đầu tư mua sắm thêm thiết bị máy móc nhưng với một lượng rất nhỏ, không đáng kể nên chưa tạo điều kiện thuận lợi để tái sản xuất mở rộng. Hàng tồn kho vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong vốn lưu động, đặc biệt nguyên vật liệu tồn kho còn cao, làm cho vốn bị ứ đọng do dự trữ vật tư hàng hoá làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Do nhu cầu giao lưu hàng hoá ngày càng tăng nên các khoản phải thu của khách hàng tăng lên mạnh ở Công ty may Anh Vũ. Mặc dù trong năm chưa phát sinh các khoản phải thu khó đòi nhưng nếu để tỷ lệ gia tăng các khoản phải thu cứ tiếp tục như hiện nay thì không có lợi cho Công ty và sẽ ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn, dẫn đến giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Tóm lại, Công ty Anh Vũ trong những năm qua đã cố gắng hết mình, để khẳng định vị trí của mình trên thị trường, đặc biệt trong năm 2000, hiệu quả sử dụng vốn tăng lên. Là một doanh nghiệp làm ăn có lãi và đang từng bước khẳng định chỗ đứng của mình trên thị trường, tuy vậy trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn còn một số khuyết điểm nhất định, đòi hỏi Công ty phải đưa ra những giải pháp khắc phục để việc quản lý và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ngày càng đạt được hiệu quả cao hơn. Chương III Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty xuất nhập khẩu may Anh Vũ I. Những giải pháp đẩy mạnh việc tổ chức và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty Anh Vũ: Qua thực tế xem xét tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tình hình tổ chức và sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Anh Vũ có thể thấy rằng: Là một doanh nghiệp tư nhân tiến hành sản xuất và kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu, trong quá trình hoạt động, Công ty gặp không ít khó khăn về sản xuất, về vốn, thị trường tiêu thụ sản phẩm, sự cạnh trnah gay gắt của các Công ty lớn có bề dày kinh nghiệm, khó khăn về nguyên vật liệu nhập khẩu 100%. Nhưng bằng sự nỗ lực của ban lãnh đạo Công ty, sự cố gắng của toàn thể cán bọ công nhân viên, Công ty đã phát huy khả năng của mình, thể hiện qua sự tăng trưởng về quy mô sản xuất, khối lượng sản xuất tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu và đời sống của cán bộ công nhân viên luôn được cải thiện. Tuy nhiên bên cạnh những thành tích đạt đươc, trong năm qua Công ty còn bộc lộ những vấn đề tồn tại trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng như việc tổ chức và sử dụng vốn kinh doanh. Trong cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt, doanh nghiệp sẽ khồng đạt được kết quả tốt đẹp nếu vẫn tồn tại những mặt yếu kém. Nhiệm vụ của người làm công tác tài chính là phải đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế và khắc phục những tồn tại của doanh nghiệp mình nâng cao hơn nữa hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đặc biệt là hiệu quả sử dụng vốn. Bằng kiến thức lý luận đã được trang bị và từ thực tế của Công ty theo ý nghĩ chủ quan của mình, em xinh mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm góp phần đẩy mạnh việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Anh Vũ. 1. Đối với vốn lưu động: 1.1. Về xử lý vốn trong quá trình thanh toán: Trong thời gian tới, công ty cần tổ chức thanh toán tiền hàng nhanh chóng, đúng chế độ, đúng thời hạn, thu hồi nhanh là biện pháp góp phần thúc đẩy nhanh tiến độ tiêu thụ sản phẩm, tăng nhanh vòng quay của vốn, tạo điều kiện cho bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Thực hiện việc quản lý công nợ, xử lý nhanh các khoản phải thu tránh bị chiếm dụng vốn lớn, nhanh chóng thu hồi các khoản nợ tồn đọng, đề ra các chính sách tín dụng Thương mại hợp lý. Theo dõi chặt chẽ các khoản phải thu để có biện pháp xử lý thích đáng, không cấp Tín dụng Thương mại cho những khách hàng vẫn còn nợ cũ hoặc không có khả năng trả nợ. Khi cấp tín dụng Thương mại công ty cần phải điều tra kỹ về uy tín, khả năng thanh toán nợ của khách hàng và ký kết hợp đồng kinh tế có cơ sở pháp lý chặt chẽ. Để hạn chế tình trạng nợ quá hạn xảy ra, Công ty phải có ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng bán hàng, nếu vượt quá thời hạn thanh toán theo hợp đồng thì Công ty được thu lãi suất tương ứng như lãi suất quá hạn của ngân hàng. 1.2. Tăng cường công tác quản lý vật tư trong quá trình sản xuất. Hiện nay lượng nguyên vật liệu dự trữ trong kho là tương đối cao. Vì vậy trong dự trữ cần phải có kế hoạch định mức sát đúng với thực tế sản xuất để có thể cung cấp nguyên vật liệu kịp thời. Hạn chế thấp nhât dự trữ quá định mức gây ra lãng phí, ứ đọng vốn. Việc xác định mức dự trữ tối ưu cho từng thời điểm cần xem xét cả về nguồn vốn cung cấp và khả năng tiêu thụ, đặc biệt là đối với mặt hàng mang tính thời vụ. 1.3. Tiêt kiệm chi phí lưu thông: Chi phí lưu thông làm giảm lãi thực. Công ty cần đề ra giải pháp quản lý chi phí thật chặt, đặc biệt trong khâu vận chuyển hàng xuất nhập khẩu. Không những thế, cần hạ thấp chi phí giao dịch và các chi phí gián tiếp khác. 1.4. Kế hoạch hoá việc sử dụng vốn: Lập kế hoạch VLĐ hàng năm, cân đối giữa nhu cầu vốn và nguồn tài trợ, xác định nguồn vốn bị thiếu hụt và cách thức bù đắp, xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên, nhu cầu vốn bằng tiền, đề ra cơ cấu hợp lý giữa các khoản mục của vốn lưu động. Hàng năm trên cơ sở số liệu thực hiện của năm trước cùng với kết qủa kiểm tra, phân tích và dự đoán thị trường, phòng kế toán tổng hợp cùng các phòng ban khác xây dựng kế hoạch luân chuyển vố. Dựa trên kế hoạch này để xác định nhu cầu vốn cần thiết cho kinh doanh, từ đó lập kế hoạc vốn, đề ra định mức vốn hợp lý cho từng khâu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đó tiết kiệm được vốn lưu động. Kế hoạch này phải phù hợp với điều kiện thực tế và chiến lược kinh doanh từng thời kỳ. Cần có những điều chỉnh đúng đắn khi thực tế khác quá xa kế hoạch và gây ảnh hưởng xấu. Kế hoạch là căn cứ để đánh giá mức độ đạt được trong việc phát triển vốn và hiệu quả sử dụng vốn. 1.5. Mở rộng thị trường, đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ: Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ nhằm tăng doanh số bán hàng. Doanh số bán hàng là yếu tố quyết định tốc độ luân chuyển vốn và hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Doanh số bán hàng phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố như khối lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ, kết cấu mặt hàng tiêu thụ và giá bán sản phẩm. Để tiêu thụ sản phẩm thì phải có thị trường. Do vậy thị trường tiêu thụ là điều quan tâm đầu tiên của các nhà quản lý doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Có thị trường tiêu thụ rộng lớn, tiêu thụ được nhiều sản phẩm, thu hồi vốn nhanh, có doanh thu, Công ty thực hiện tốt việc chi trả công nhân viên, nộp Ngân sách Nhà nước, trang trải công nợ, Công ty đỡ căng thẳng về tài chính. Vì thế công ty cần tìm hiểu nhu cầu thị trường thật kỹ, phát huy sức mạnh ở những thị trường quen thuộc đồng thời mở rộng tìm kiếm thị trường tiềm năng, tích cực tìm kiếm những đối tác nước ngoài mới để nâng cao kim ngạch xuất khẩu. 2. Về vốn cố định: Vốn CĐ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, do đó có bảo toàn được vốn CĐ hay không quyết định hiệu quả của Công ty. Với điều kiện thực tế của Công ty có thể áp dụng một số giải pháp sau: 2.1. Tăng cường quản lý tài sản về mặt hiện vật: Công tác bảo vệ tốt đảm bảo tài sản không bị thất thoát, hư hỏng. Cần phân loại những tài sản cũ, hư hỏng, chi phí sửa chữa lớn để tiến hành thành lý ngay nhằm thu hồi và tái đầu tư đem lại hiệu quả hơn. Kịp thờ sắp xếp lại việc sử dụng tìa sản, những tài sản không cần thiết hoặc có hiệu suất sử dụng thấp thì đem chuyển nhượng, tránh tình trạng lãng phí, tận dụng tối đa công suất sử dụng TSCĐ. 2.2. Thực hiện tốt công tác đầu tư đổi mới TSCĐ: Sang năm 2001 Công ty sẽ mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng thêm 2 xưởng may và một xưởgn cắt vì vậy trang bị thêm TSCĐ là điều tất yếu. Công ty cần lập ra ban chuyên môn nghiên cứu dây chuyền trong chuyển giao công nghệ, tránh tình trạng nhận về công nghệ lạc hậu với chi phí cao. Cần tạo mối quan hệ tốt và rộng rãi với các đối tác đầu tư để nhận được công nghệ tốt. 2.3. Lựa chọn phương pháp khấu hao và mức khấu hao thích hợp: Hiện nay công ty đang sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Sử dụng phương pháp này có nhiều hạn chế, không phù hợp với điều kiện thực tế của Công ty. Do TSCĐ được đầu tư từ vốnchủ sở hữu nên Công ty nên áp dụng phương pháp khấu hao nhanh theo tỷ lệ giảm dần . Cơ sở của phương pháp này dựa trên cơ sở khoa học phát triển mạnh mẽ, tài sản dễ bị hao mòn vôn hình. Do đó, để hạn chế hao mòn vô hình trong thời gian sử dụng đòi hỏi phải khấu hao nhanh, nhanh chóng thu hồi vốn để trang bị ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất. Mặt khác, khấu hao nhanh là giảm sự tác động của giá cả đối với TSCĐ, giảm đi sự ảnh hưởng do công suất máy móc giảm dần. Tuy nhiên nếu áp dụng phương pháp này, doanh nghiệp phải thận trọng trong chính sách giá cả để cho rá cả của hàng hoá đảm bảo không được quá cao. áp dụng phương pháp khấu hao này trong những năm đầu, chi phí khấu hao trong tổng chi phí sẽ tăng, lợi nhuận có giảm và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường có gặp khó khăn. Song Công ty có thể đảm bảo được lợi nhuận bằng cách tăng sản lượng hay doanh số bán ra, tận dụng hết công suất của TSCĐ. Tất nhiên, khi thí điểm từng bước áp dụng phương pháp khấu hao nhanh, Công ty vẫn cần hoàn thiện phương pháp khấu hao TSCĐ theo những hướng sau: - Điều chỉnh tăng giá trị TSCĐ và tăng tỉ lệ khấu hao cơ bản bằng cách đánh giá lại TSCĐ trong Công ty để nâng giá tị TSCĐ ngang mặt bằng giá chung và đưa tỷ lệ khấu hao vô hình vào tỉ lệ khấu hao cơ bản. - Công ty phải tính đúng, tính đủ số tiền khấu hao cơ bản TSCĐ với mục đích phản ánh đúng kết qủa sản xuất kinh doanh và bảo toàn được vốn cố định. Điều này có nghĩa là Công ty phải tôn trọng nguyên tắc trang trải mọi chi phí. Nếu khi tính đúng, tính đủ khấu hao mà kết quả sản xuất kinh doanh bị lỗ thì Công ty không bảo vệ được sự tồn tại của mình. - Về chế độ sử dụng vốn khấu hao cơ bản cần thật hợp lý. Quỹ khấu hao không chỉ tái sản xuất giản đơn mà còn tái sản xuất mở rộng TSCĐ, sử dụng hợp lý, không lạm dụng gây lãng phí và không hiệu qảu. 3. Một số giải pháp chung: ở trên đã đề cập đến các giải pháp tác động trực tiếp đến việc bảo toàn và sử dụng vốn. Ngoài các biện pháp trực tiếp đó, tất cả các hoạt động trong Công ty đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn. Quan tâm thực hiện tốt đồng bộ các giải pháp này liên quan đến cả vốn lưu động và vốn cố định. 3.1. Nâng cao trình độ lành nghề và ý thức trách nhiệm của người lao động. Trình độ tay nghề và ý thức trách nhiệm của người công nhân càng cao thì việc sử dụng tài sản cố định tốt hơn, ý thức trách nhiệm cao thì việc sử dụng tài sản cố định tốt hơn, ý thức trách nhiệm trong việc bảo quản, sử dụng càng tốt thì mức độ hao mòn TSCĐ sẽ giảm đi, tránh được những hư hỏng và tai nạn bất ngờ. Việc nâng cao ý thức trách nhiệm của người lao động phải kết hợp với bồi dưỡng tay nghề, nghiệp vụ chuyên môn, kết hợp với việc áp dụng các biện pháp kinh tế để kích thích người lao động giữ gìn tốt máy móc thiết bị. 3.2. Khen thưởng kỷ luật: Công ty cần tiến hành thực hiện chế độ khen thưởng kỷ luật. Những cá nhân có kết quả tốt, có nhiều đóng góp cho Công ty nên được động viên khen thưởng thích đáng cả về mặt vật chất và tinh thần nhằm kịp thời động viên khuyến khích và phát huy cái tốt hơn nữa, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh với năng suất cao. Hiện nay Công ty chưa có Quỹ khen thưởng và phúc lợi, vì vậy nên lập quỹ này ngay để có nguồn khen thưởng, đặc biệt là những dịp lễ, tết, cuối năm, cuối kỳ. Cần bám sát, chăm lo đời sống cho người lao động trong Công ty, kịp thời khen thưởng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Ngược lại, những trường hợp vi phạm nội quy, chế độ chính sách, kỷ luật lao động thì cần nghiêm minh xử lý kỷ luật theo đúng mức độ lỗi gây ra, không bao che, lẩn tránh. Nâng cao ý thức tự chủ, tự giác trong toàn bộ cán bộ nhân viên Công ty. 3.3. Phòng ngừa rủi ro kinh doanh: Rủi ro trong sản xuất kinh doanh có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Rủi ro có thể do nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan gây ra làm ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty. Bởi vậy công ty phải tìm cách phòng ngừa hạn chế rủi ro. Trước hết, cần lựa chọn phương án kinh doanh, lựa chọn mặt hàng ít rủi ro nhất, tránh những rủi ro do thị trường mang lại. Cần tổ chức công tác phân tích dẹ đoán những rủi ro có thể gặp để từ đó đề ra biện pháp phòng ngừa hoặc hạn chế thiệt hại. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh cần chủ động phòng ngừa rủi ro mà cụ thể đó là trích lập các quỹ dự phòng tài chính nhằm trang trải những thiệt hại do rủi ro kinh doanh, tránh tình trạng gián đoạn sản xuất. Trích lập các quỹ này một cách linh hoạt phù hợp với tình hình hoạt động của Công ty. Tiến hành kiểm tra thường xuyên các khâu như dự trữ vốn bằng tiền, nguyên nhiên vật liệu, có những phương án khi trường hợp bất thường xấu nhất có thể xảy ra. 3.4. Thực hiện tốt công tác huy động vốn và xây dựng cơ cấu vốn hợp lý: Để làm tốt công tác này cần thực hiện một số giải pháp cơ bản sau: - Khai thác triệt để mọi nguồn vốn của Công ty: Công ty có thể khai thác các nguồn như vay Ngân hàng, liên doanh liên kết hay tự bổ sung vốn. Cần khai thác nguồn vốn tối ưu sao cho luôn đủ vốn với chi phí thấp nhất. Công ty cần tính toán thật cụ thể và chính xác nhu cầu vốn cả về khối lượng, thời hạn và chi phí sao cho căn cứ vào đó để lựa chọn nguồn tài trợ. - Chiếm dụng vốn trong thanh toán: Đây chỉ là giải pháp tạm thời nhưng nếu Công ty biết tận dụng và sử dụng một cách linh hoạt và khoa học sẽ đem lại ích lợn lớn cho Công ty vì đây là nguồn có chi phí rất thấp, qua đó tạo ra mối quan hệ thân thiết với khách hàng. Công ty có thể mua chịu trả chậm khi mua vật tư, hàng hoá của đơn vị bạn hoặc ứng trước một khoản trong hợp đồng mua ban giữa hai bên. Tuy nhiên khả năng chiếm dụng vốn đó của Công ty là rất thấp vì phần lớn nhập khẩu đều thanh toán bằng hình thức L/C, nghĩa là Công ty phải vay ngân hàng để tài trợ cho nhập khẩu và sử dụng các khoản phải thu để thế chấp. - Vay ngân hàng: Mặc dù là khách hàng thường xuyên của Ngân hàng nhưng Công ty không chỉ phát triển bằng vốn Ngân hàng mà chỉ nên coi đó là nguồn tài trợ quan trọng khi cần thiết. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất kinh doanh có nhiều nhu cầu phát sinh, việc mở rộng kinh doanh cần có vốn lớn. Trong khi đó, tín dụng Ngân hàng hiện được coi là một trong những nguồn tín dụng rẻ nhất. Bởi vậy đây là nguồn có khả năng lớn để đáp ứng được nhu cầu của Công ty. Công ty cần phải coi đây là một khả năng tạo vốn có hiệu quả đáp ứng các nhu cầu bổ sung tiền mặt và vốn lưu động trong ngắn hạn trong điều kiện không ngừng nâng cao vốn của Công ty. - Xây dựng cơ cấu vốn hợp lý: Một cơ cấu vốn tối ưu là cơ cấu vốn làm cân bằng tối đa giữa rủi ro và lãi suất, cùng có một khối lượng vốn nhưng có chi phí vốn thấp nhất. Công ty cần cân nhắc kỹ các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn, đó là những rủi ro kinh doanh, thuế thu nhập doanh nghiệp, khả năng huy động và quan điểm cảu người quản lý. Cần lựa chọn cơ cấu vốn phù hợp với từng thời kỳ và mục tiêu của Công ty sao cho chi phí bình quân là thấp nhất. Tất cả các giải pháp trên là không tách rời, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cần phải thực hiện đồng bộ các biện pháp một cách linh hoạt, từ đó sẽ giải quyết tốt vấn đề bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong công ty. II. Một số kiến nghị nhằm tạo điều kiện thực hiện các giải pháp trên: 1. Về phía Nhà nước: Là một doanh nghiệp tư nhân mới bước chân vào thị trường, ngoài các khó khăn chung như đã phân tích ở chương trước, Công ty Anh Vũ còn khó khăn về vốn, đó là không được nguồn ngân sách cấp như các doanh nghiệp Nhà nước nên đồng vốn eo hẹp hơn. Do đó Nhà nước nên có những chính sách ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu cho loại hình của Công ty, đặc biệt là ngành may mặc, một ngành kinh doanh phổ biến nhưng khó cạnh tranh trên thị trường. Để khuyến khích mở rộng sản xuất, Nhà nước nên có những ưu đãi về hạn ngạch xuất khẩu, có thể miễn thuế hoặc giảm thuế trong những năm đầu tái sản xuất mở rộng v.v... 2. Về phía Công ty: Với những giải pháp nhằm đẩy mạnh việc tổ chức và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đã nêu thì về phía Công ty cũng phải có sự hoàn thiện về tổ chức và con người để tạo điều kiện cho việc thực hiện các giải pháp trên. Công ty cần có biện pháp đánh giá về sức lao động một cách công bằng để khuyến khích, xử phạt đúng người, đúng việc, nâng cao trách nhiệm và sự tâm huyêt của cán bộ công nhân viên đối với Công ty. Ngoài ra cũng cần tuyển dụng độ ngũ cán bộ vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực quản lý tài chính cũng như quản lý kinh doanh, phát huy tính sáng tạo, nhanh nhẹn, linh hoạt đối phó với các biến động của thị trường. Kết luận Tổ chức và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh đang là vấn đề mang tính cấp bách, có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay. Trong nền kinh tế thị trường, Công ty xuất nhập khẩu may Anh Vũ cùng tồn tại và cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp khác. Do đó đòi hỏi Công ty phải tích cực chủ động phấn đấu nâng cao hơn nữa hiệu qủa của công tác tổ chức và sử dụng vốn kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn làm cho đồng vốn không ngừng nhân lên, duy trì và phát triển năng lực sản xuất, đồng thời nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên. Trong năm qua, Công ty đã có nhiều cố gắng tích cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty rất có hiệu quả. Tuy nhiên hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu qủa tổ chức sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói riêng vẫn chưa thực sự linh hoạt. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả tổ chức và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh Công ty cần xem xét một số giải pháp mà em đã tình bày ở trên. Trong thời gian thực tập tại Công ty may Anh Vũ, được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn, Ban lãnh đạo Công ty, các cô, chú, anh, chị phòng Tài chính - Kế toán của công ty cùng với sự cố gắng nỗ lực của bản thân, kết hợp lý luận đã học với tình hình thực tế của Công ty em đã mạnh dạn đề ra một số biện pháp chủ yếu để Công ty tham khảo nhằm góp phần đẩy mạnh việc tổ chức và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty. Do trình độ và thời gian nghiên cưú có hạn, nên luận văn của em chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý của các Thầy, Cô, Ban lãnh đạo, các cô chú trong phòng Tài chính - Kế toán và các bạn để luận văn của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0147.doc
Tài liệu liên quan